Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Triều Tiên chính là con chốt của TQ và Nga để đe dọa Mỹ
01.07.2017

Triều Tiên cải tiến hệ thống phóng hỏa tiễn nguyên tửAIEA : Chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên bước sang giai đoạn mới (RFI,)
Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây đã tăng gấp đôi diện tích các cơ sở làm giàu uranium. AFP ngày 21/03/2017 đưa tin người đứng đầu Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (AIEA) đã cảnh báo như trên, cho biết chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng đã bước sang "một giai đoạn mới".

atome1

Triều Tiên khoe khí tài quân sự trong lễ duyệt binh lịch sử


Triều Tiên trở thành “công xưởng” sản xuất hàng dệt may Trung

Dân trí Sau khi Trung Quốc dừng nhập khẩu than từ Triều Tiên theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, ngành công nghiệp dệt may của Bình Nhưỡng đã trở thành ngành đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc.

 Công nhân dệt may Triều Tiên (Ảnh minh họa: AP)

Công nhân dệt may Triều Tiên (Ảnh minh họa: AP)

SCMP đưa tin ngày 21/8, dựa vào dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, dệt may đã vượt than đá trở thành mặt hàng Triều Tiên xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc vào quý 2/2017 sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng.

Trong tổng kim ngạch 385,2 triệu USD Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc trong quý này, ngành dệt may chiếm 38%, tương đương 147,5 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu may mặc của Bắc Kinh sang Bình Nhưỡng ước đạt 35 triệu USD.

Trung Quốc đã nhập khẩu 68 triệu USD mặt hàng hải sản của Triều Tiên trong quý 2 trước khi Trung Quốc tiến hành ngừng nhập khẩu mặt hàng này vào ngày 15/8. Dữ liệu từ báo cáo cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng trong kim ngạch xuất khẩu than đá của Triều Tiên. Vào quý 1, doanh thu từ than đá ước đạt 220,6 triệu USD chiếm 43%, tuy nhiên sang đến quý 2, khoản này đã giảm xuống bằng 0.

Hồi tháng 2, Trung Quốc đã tuyên bố tạm ngừng nhập than từ Triều Tiên đến hết năm, dẫn đến sự tụt giảm nghiêm trọng nguồn ngoại tệ đổ vào Triều Tiên. Vào ngày 15/8, Trung Quốc tiếp tục nối dài bản danh sách cấm nhập khẩu với các mặt hàng khoáng sản và thủy hải sản theo lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc ban hành do Triều Tiên liên tiếp thử 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi tháng 7.

Các chuyên gia cho rằng, lệnh trừng phạt mới nhất sẽ khiến dệt may trở thành mặt hàng chính, mang lại nguồn ngoại tệ cao nhất cho Triều Tiên trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.

Justin Hastings, chuyên gia quan hệ quốc tế đến từ đại học Sydney, Australia cho biết các công ty Trung Quốc đang hưởng lợi từ việc hợp tác sản xuất hàng dệt may với Triều Tiên.

“Dệt may là ngành có giá trị gia tăng thấp, không áp lực về mặt thời gian vì vậy ngành này rất lý tưởng cho công nhân Triều Tiên với mức lương thấp và khả năng làm việc không cao. Các công ty Trung Quốc đã hưởng lợi từ điều này để sản xuất quần áo với chi phí thấp sau đó xuất khẩu ngược trở lại Trung Quốc”, ông Hastings cho biết.

“Hàng may mặc được sản xuất ở các công ty liên doanh Trung - Triều hoặc công ty Triều Tiên theo hợp đồng với các công ty Trung Quốc. Sau đó các công ty Trung Quốc nhập khẩu lại để bán tại Trung Quốc hoặc những nơi khác”, ông Hastings chia sẻ thêm.

Ông Hwang Jae-ho, chuyên gia phân tích an ninh khu vực tại Đại học ngoại ngữ Hankuk, Seoul, Hàn Quốc cho rằng giao thương ngành hàng dệt may Trung - Triều có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc nhằm vào Bình Nhưỡng.

Ông Hwang cũng nhận định: “Việc Trung Quốc nhanh chóng ngừng nhập khẩu khoáng sản và thủy hải sản từ Triều Tiên không có ý gây tổn hại đến nền kinh tế Bình Nhưỡng, đó chỉ là động thái cho Washington thấy rằng Bắc Kinh không hài lòng với Bình Nhưỡng”.

Đức HoànVũ Hoàng


Tên lửa Triều Tiên bắt nguồn từ đâu?

Trước thế bị kiềm tỏa sau Chiến tranh lạnh, Triều Tiên vẫn đạt được nhiều bước tiến trong chương trình vũ khí của nước này thông qua mạng lưới quan hệ bí mật ở nước ngoài.


Triều Tiên ngày càng đẩy mạnh đầu tư phát triển tên lửa. Ảnh: GETTY
Triều Tiên ngày càng đẩy mạnh đầu tư phát triển tên lửa. Ảnh: GETTY

Những tân binh đình đám

Trong khi đó, vẫn có một số vũ khí hiện nay cho thấy sự trái ngược hoàn toàn với bộ sưu tập vũ khí già cỗi của Triều Tiên. Đó là các tên lửa đạn đạo được Triều Tiên tin tưởng đầu tư mạnh trong những năm gần đây…

Theo tờ Nikkei (Nhật), Triều Tiên hiện sở hữu khoảng 1.000 tên lửa trong kho vũ khí của nước này. Đơn cử, tên lửa tầm ngắn Scud đã có thể tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc trong khi tên lửa Rodong có thể chạm đất Nhật Bản. Đối với vùng lãnh thổ Guam của Mỹ, chỉ một tên lửa tầm trung Musudan cũng đã có thể là mối đe dọa tiềm ẩn.

Trong số những tân binh được chế tạo nhờ công nghệ nước ngoài, có một loại được cho là bản sao của tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 của Nga. Loại tên lửa này có tầm bắn 130 km với khả năng mang một đầu đạn nặng 145 kg và bay sát các đỉnh sóng trên mặt nước lâu nhất có thể để không bị phát hiện. Được dẫn đường bằng radar chủ động, loại tên lửa này cũng có biệt danh Harpoonski vì trông bề ngoài khá giống tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ.

Mặc dù Kh-35 được phát triển trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng loại tên lửa này vẫn không được đưa vào biên chế trong quân đội Liên Xô. Đến năm 2003, biến thể Kh-35 Uran mới được hải quân Nga đưa vào sử dụng. Tên lửa này lần đầu tiên xuất hiện tại Triều Tiên vào tháng 6-2014 khi được Bình Nhưỡng đưa vào một video tuyên truyền. Trong đoạn phim, một tên lửa giống hệt Uran đã được phóng từ một tàu chiến mặc dù phần cứng gắn trên tàu dường như khác với phần cứng của Nga. Đến ngày 8-6-2017, Triều Tiên đã phóng một loạt bốn tên lửa Kh-35 từ bờ biển phía Đông nước này trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.

Một loại vũ khí khác của Triều Tiên cũng khiến thế giới ngỡ ngàng, đó là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa Pongae-5 (hay thường được các cơ quan tình báo Mỹ gọi là KN- 06). Loại tên lửa này có hình dáng giống với tên lửa S-300 của Nga hay HQ-9 của Trung Quốc. Nguồn gốc bí ẩn của Pongae-5 khiến việc đánh giá năng lực của loại vũ khí này phần nào gặp trở ngại.

Pongae-5 được cho là cũng có một radar mảng pha tương tự loại FLAP LID được dùng cho S-300, làm nhiệm vụ phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực. Triều Tiên hôm 24-5 vừa qua đã tiến hành phóng thử Pongae-5. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thời điểm đó tuyên bố các khuyết điểm trước đây của hệ thống này đã hoàn toàn được khắc phục và hệ thống hiện sẵn sàng hoạt động.

Cuối cùng, một loại vũ khí khác của Triều Tiên cũng gây sự chú ý, đó là hệ thống pháo phản lực phóng loạt mới KN-09. Hệ thống này gồm tám ống phóng chở trên xe tải quân sự HOWO 6 × 6. Sự xuất hiện của các cánh điều chỉnh trên mũi rốc két cho thấy mỗi rốc két có thể được dẫn đường chính xác bằng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc hoặc GLONASS của Nga.

Ai là “nhà hảo tâm”?

Theo Washington Post, nhiều bộ phận quan trọng của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên không được chế tạo nội địa mà hiện được cung cấp bởi các công ty nước ngoài. Giới chuyên gia quân sự đã đưa ra ba giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của những tân binh này.

Giả thuyết đầu tiên là Triều Tiên có thể đã liên hệ được với các nhà khoa học quân sự từng làm việc cho Liên Xô và dùng tiền thuê họ làm việc cho Bình Nhưỡng. Triều Tiên khó có thể làm được điều này vào những năm 1990 do kinh tế nước này vào thời điểm đó khá chật vật. Tuy nhiên, với sức bật kinh tế ngày một lên mặc dù chậm, nước này có thể đã có đủ nguồn lực để làm được điều đó. Khả năng Triều Tiên sử dụng hình thức này đặc biệt đúng với trường hợp tên lửa Uran và Pongae-5.

Một giả thuyết khác, đó là Triều Tiên đã sở hữu được công nghệ quân sự này thông qua một bên thứ ba. Về việc chuyển giao công nghệ gián tiếp, giới chuyên gia cho rằng các tên lửa chống hạm Uran có thể đến từ chính quyền quân sự trước đây của Myanmar. Với việc sở hữu loại tên lửa này của Nga cùng quan hệ rất thân thiết với Bình Nhưỡng, Myanmar có thể đã chuyển giao công nghệ cho Triều Tiên. Ngoài Myanmar, bên thứ ba khác trong trường hợp này có thể là Iran.

Cũng liên quan tới giả thuyết này, loại tên lửa Pongae-5 có thể được chế tạo dựa trên công nghệ của tên lửa S-300 đang được triển khai tại Syria. Trong khi đó, hệ thống tên lửa phóng loạt KN-09 có khả năng được chế tạo dựa trên hệ thống A-100 của Trung Quốc. Pakistan, quốc gia từng dính nhiều bê bối làm ăn ngầm với Triều Tiên, lại là nước từng mua hệ thống này.

Giả thuyết cuối cùng, đó là những vũ khí mà Triều Tiên đang nắm trong tay do chính Nga và Trung Quốc bí mật cung cấp. Giả thuyết này gây nhiều tranh cãi hơn vì cả Moscow và Bắc Kinh đều ngưng bán vũ khí cho Triều Tiên trong thời gian dài. Đồng thời, việc bán vũ khí cho một quốc gia luôn sẵn sàng có chiến tranh với Hàn Quốc và Mỹ là điều nguy hiểm về mặt chính trị.

National Interest bình luận: Có thể nói dù bị bao vây bốn phương tám hướng, Triều Tiên vẫn cho thấy nước này luôn biết cách đạt được những điều mình muốn. Việc sản xuất được các vũ khí hiện đại là bằng chứng cho thấy Triều Tiên có đủ nhân lực, vật lực và tài lực để thực hiện “tôn chỉ” đảm bảo sự sống còn của quốc gia.

Triều Tiên đẩy mạnh phát triển tên lửa

Báo Diplomat đầu tháng 5 năm nay cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đang xây ít nhất năm đảo nhân tạo trên biển Hoàng Hải, gần địa điểm thử tên lửa Sohae. Tờ báo cho biết Triều Tiên đã xây dựng các đảo nhân tạo này trong vòng ít nhất năm năm qua, được cho là để phục vụ mục đích phóng tên lửa.

Theo CNN, tính từ đầu năm nay tới ngày 8-6, Triều Tiên đã phóng tổng cộng 16 tên lửa trong 10 vụ thử. Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, cuối tháng 5 vừa qua còn tuyên bố Bình Nhưỡng hiện sẵn sàng phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tấn công Mỹ bất cứ khi nào lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un, ra lệnh. Tuy nhiên, John Schilling, chuyên gia tên lửa của trang 38 North, cho rằng Triều Tiên phải ít nhất tới năm 2020 thì mới có thể phát triển xong ICBM có khả năng chạm lục địa Mỵ


Thực dụng hay thực tiễn có tên Donald Trump

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Những gì tổng thống Donald Trump đang làm trong thế giới ngoại giao hiện đại giữa các siêu cường, chính là đặc trưng tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng đó đã giúp Trump chiếm thế thượng phong áp đảo đối với mọi đối thủ có mặt trong G20 - 7/2017 tại Hamburg.

Nhưng điều đáng nói là việc Trump có thể đã làm thất bại mọi thủ đoạn theo kiểu khôn lỏi, ma mãnh vốn vẫn giúp Trung Quốc vượt mọi thứ rào cản, vượt lên mọi đối thủ. Đó là thủ đoạn tạo ra sự đã rồi nhỏ giọt, dừng lại trước khi gây ra khủng hoảng, và mỗi sự đã rồi là một bước nhảy lên phía trước và để đối thủ lại phía sau.

Có vẻ như tổng thống Trump đã bắt được cái tẩy đó của Trung Quốc. Trên hồ sơ Bắc Hàn, Trung Quốc biến thủ đoạn đó thành trò chơi “bước nửa bước”. Trước mỗi đe dọa áp lực của Mỹ, Trung Quốc lại xăm xắn hành động, làm như hăng hái hưởng ứng, nhưng chỉ bắt đầu rồi dừng trước khi hành động gây tác dụng thực, đợi một áp lực mới để lại hăng hái bước nửa bước mới. Mục đích là không để Mỹ phát khùng, nhưng không để cái gì Mỹ muốn thành thật.

Trung Quốc tuyên bố cắt nhập khẩu than của Bắc Hàn, và một vài chuyến tầu chở than phải quay đầu, nhưng quý I/22017, lượng than nhập khẩu từ Bắc Hàn đã tăng 40% so với cùng kỳ. Trung Quốc tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động thương mại, nhưng, theo Reuters, xe ô tô loại sang, xe chở khách, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm quá cảnh biên giới Trung cộng - Bắc Hàn vẫn không giảm tốc độ. Trung Quốc tuyên bố ngưng mọi liên hệ quân sự với Bắc Hàn, nhưng không có gì xảy ra trên thực tế. Mật độ và cường độ các lần thử tên lửa chỉ mỗi ngày một tăng. Người ta không giải thích được bằng cách nào, Bắc Hàn đạt được tốc độ phát triển kỹ thuật tên lửa nhanh như vậy. Nhà máy của Bắc Hàn có trang bị như thế nào để có thể sản xuất các mẫu mới với những tổ hợp kỹ thuật mới phức tạp trong một thời gian ngắn kỷ lục…

Trung Quốc đang chơi trò ú tim với Mỹ? Bắc Hàn sẽ phải có vũ khí bắn tới mọi nơi trên đất Mỹ và sẽ buộc Mỹ phải nhượng bộ hoặc chịu thiệt hại khi cuộc chiến xảy ra? Đó chính là mục tiêu của chính Trung Quốc, không phải của Bắc Hàn. Chế độ Bắc Hàn không thể bị tiêu diệt và có sứ mệnh phải làm vật thiêu thân cho cuộc chiến Trung Mỹ. Trump thừa biết như vậy. Bắc Hàn là một phần của Trung Quốc. Những gì trông thấy và nghe thấy chỉ là trò diễn. Nhưng cái thời Trung Quốc thôi miên thiên hạ đã qua rồi.

Đấy là chưa kể cả Nga lẫn Trung Quốc đều chơi con bài Bắc Hàn với vai một anh Chí Phèo.

Ông Rex Tillerson nói: “...Trung Quốc đã có hành động đáng kể và sau đó tôi nghĩ, vì nhiều lý do khác nhau họ tạm dừng hành động thêm, sau đó họ làm tiếp một số bước rồi lại tạm dừng.”

Ngôn ngữ ngoại giao là loại ngôn ngữ có thể phải đăng được trên thông tin đại chúng. Còn hiểu được thì phải nhìn được phía sau ngôn ngữ đó.

Trump đã bỏ ngoài tai những gì Trung Quốc tuyên bố miệng và mặc nhiên coi như Trung Quốc luôn ủng hộ các sáng kiến của Mỹ nhằm chấm dứt nguy cơ hạt nhân của Bắc Hàn. Trump đang thực thi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và Trung Quốc có bổn phận ủng hộ.

Trump đưa hạm đội và máy bay ném bom tập trận chung với Hàn Quốc và Nhật bản, Trump ném bom cảnh cáo vào một vị trí giả định trên đất Bắc Hàn, Trump trừng phạt các công ty, ngân hàng và các cá nhân làm ăn với bắc Bắc Hàn, Trump cho tầu đi xuyên khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại đảo Hoàng Sa, Trump bán cho Đài Loan lượng vũ khí trị giá 1,4 tỷ đô la. Trump sẽ không dừng việc lắp đặt THADD tại Nam Hàn...

Trung Quốc đau hơn hoạn, nhưng Tập vẫn phải nhũn nhặn và “hòa nhã” khi gặp mặt Trump tại G20. Có lẽ trong lịch sử ngoại giao, Trung Quốc chưa bao giờ rơi vào tình huống khó xử như hiện nay. Với lối chơi siêu thủ đoạn, với các nước khác, nhất là các nước nhược tiểu quang vùng Đông Nam Á, Trung Quốc đã quen với sự quy phục và đã quen xử sự theo lối trịch thượng.

Trump đã hành động theo cách thức mà Tôn Tử gọi là “ tương kế tựu kế”, dùng chính thủ đoạn “nửa bước” của Trung Quốc để buộc Trung Quốc chấp nhận việc đã rồi do Mỹ hành động. Dù là nửa bước, cũng là đi cùng một chiều, không có lý gì phản đối, và không thể phản đối.

Cùng một lúc, Trump buộc Trung Quốc phải đối phó với cả ba hồ sơ: Đường lưỡi bò, Đài Loan và Bắc Hàn. Trên cả ba hồ sơ, Trung Quốc đều bị trói vào mà đánh, đau mà không kêu được.

Có căn cứ để có thể tin được rằng “đường lưỡi bò” đang vuột khỏi tay Trung Quốc, nếu không bằng chiến tranh. Trung Quốc chỉ thích ăn cướp, nhưng sợ chiến tranh, và Trung Quốc chưa bao giờ thắng bất cứ cuộc chiến tranh nào.

Hà Nội hoàn toàn có thể hưởng lợi từ hành động của Mỹ, miễn là đừng có giở trò khôn vặt. Cái khôn vặt theo kiểu ma-cô đã không còn đất sống nữa rồi.

Bởi vì, nếu cái tẩy của Trung Quốc không qua được mắt của Trump, thì cái tẩy của cộng sản Việt Nam không thể có may mắn. Sự lèo lá lươn lẹo nào cũng chỉ thắng ván mà không thể thắng trận.

Cái thời làm bạn với tất cả, luồn lách cóp nhặt những rơi vãi do sơ ý giữa những sự hỗn độn của thế giới qua rồi. Đó là lối tư duy của một thằng ăn mày, khố rách áo ôm, không giúp một người đàng hoàng ngẩng mặt lên được.

Cần phải xác định bạn và thù. Cái khốn nạn sẽ gắn liền thành một khối giữa cái “Hợp tác với kẻ thù” và “Cảnh giác với bạn bè”. Đã chơi với bạn thì “còn cái xà lỏn” cũng chơi. Với kẻ thù thì chỉ có rào giậu cho kín. Vấn đề là tìm được bạn.

Chế độ đến rồi đi, chỉ có đất nước và dân tộc còn lại. Hợp tác với kẻ thù, tưởng giữ được chế độ, nhưng khi đất nước không còn, dân tộc không còn, thì chế độ bám vào đâu để tồn tại?

11.07.2017


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.6462

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca