Vietnamville http://www.vietnamville.ca

CSVN trên đường học hỏi luât pháp quốc tế: Vụ Trịnh Vĩnh Bình "là một bài học cho chính phủ VN
01.09.2017


Nhà báo tài chính Phan Thế Hải nhận định chính phủ VN phải rút ra một số bài học từ sau vụ kiện thế kỷ với doanh nhân Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình.Trước đó, hôm 30/8 tại buổi họp báo chính phủ thường niên, Việt Nam lần đầu tiên thừa nhận bị doanh nhân Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình kiện 1,25 tỷ đôla.

Trịnh Vĩnh BìnhTrịnh Vĩnh BìnhBản quyền hình ảnhAFP
Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời khỏi một phiên tòa xét xử cuối tháng Tám
Phó thủ tướng Mai Tiến Dũng không nói rõ chi tiết của vụ kiện nhưng thừa nhận: "Đây là vấn đề bảo hộ đầu tư. Một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện chính phủ, chứ không phải kiện địa phương đấy."Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện VN đòi 1,25 tỷ USD.
Trịnh Vĩnh Bình: 'Tôi đã bị hàm oan'
"Quan điểm của chính phủ, thủ tướng là sẽ tạo môi trường, kinh doanh bình đẳng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện tòa quốc tế đang xem xét với việc tranh chấp vi phạm thỏa thuận nên chúng ta phải đợi thôi," ông Mai Tiến Dũng kết luận.1976: Vượt biên đến Hà Lan1980s: Trở thành doanh nhân thành đạt tại Hà Lan và được mệnh danh 'vua chả giò'1990: Trở về Việt Nam đầu tư1996: Bị chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu kết tội "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai", bị tịch thu tài sản, đất đaiTừng bị tạm giam và quản chế .1999: Bị kết án 11 năm tù.2000: Vượt biên sang Campuchia, trở về Hà Lan khi được tại ngoại2005: Kiện trước Tòa Trọng tài Quốc tế Stockhom2006: Thỏa thuận ngoài tòa với chính phủ Việt Nam tại Singapore2015: Kiện chính phủ Việt Nam tại Tòa trọng tài Quốc tế lần hai2017: Tòa Trọng tài Quốc tế xét xử tại Paris

Qua vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, nhà báo Thế Hải cho rằng người nước ngoài cũng sẽ hiểu Việt Nam hơn - "một quốc gia với một nền pháp quyền vị thành niên. Luật lệ nhiều nhưng hiểu biết về luật lệ rất hạn chế."Đồng thời, người Việt Nam cũng sẽ hiểu hơn về luật pháp nước ngoài.Qua vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, nhà báo Thế Hải cho rằng người nước ngoài cũng sẽ hiểu Việt Nam hơn - "một quốc gia với một nền pháp quyền vị thành niên. Luật lệ nhiều nhưng hiểu biết về luật lệ rất hạn chế."Đồng thời, người Việt Nam cũng sẽ hiểu hơn về luật pháp nước ngoài."Họ sẽ hiểu hơn rằng nhà nước được làm gì và không được làm gì với công dân của mình, hơn thế là với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài."

Bài học cho chính phủ Việt Nam
Cũng theo nhà báo Thế Hải, chính phủ Việt Nam nên rút ra ba bài học sau:"Bài học thứ nhất theo tôi đó là về nhà nước pháp quyền. Nhà nước chỉ có thể ứng xử với công dân, với các pháp nhân thông qua các chứng lý mà họ thu thập được, thông qua các hành vi của họ chứ không phải là thông qua sự ngụy tạo của một nhóm lợi ích nào đó. Hơn thế là việc phải tôn trọng luật pháp, ứng xử theo các chuẩn mực của luật pháp."Bài học thứ hai là minh bạch thông tin: Giờ đây với sự phát triển của mạng xã hội, mọi thông tin đều có cơ hội đến với công chúng. Dân chúng biết, các nhà đầu tư trong nước biết, nước ngoài biết, anh không thể ngụy tạo, không thể tạo dựng chứng lý để khép tội cho ai đó khi họ không có tội.

"Bài học thứ ba là sự chân thành trong hợp tác. Muốn phát triển, việc mở cửa, thu hút đầu tư phải thật thà, chân thành, không thủ đoạn, không theo kiểu: Trên rải thảm, dưới rải đinh. Khi không chân thành, người ta sẽ không đến với anh, hoặc nếu đến họ đều ứng xử với mình theo cách đó."

Từ vụ kiện Hà Nội của ông Trịnh Vĩnh Bình

Trần Phong Vũ

12-7-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại – Ảnh: N.L/ báo TN

Sau khi cộng sản xâm chiếm miền Nam, ông Trịnh Vĩnh Bình đã cùng với hàng triệu đồng bào liều mình bỏ nước đi tị nạn. Năm 1976, gia đình ông được bảo trợ qua định cư ở Hà Lan. Với sáng kiến công nghệ hóa việc chế biến chả giò một món ăn khoái khẩu của người Việt Nam, và cũng được nhiều người ngoại quốc ưa chuộng, chỉ trong vòng không đầy mười năm sau, gia đình ông Trịnh đã trở thành triệu phú.Trong một bài tổng hợp của tác giả Huỳnh Bá Hải post trên mạng vừa qua, người ta được biết, khoảng giữa thập niên 80, trước tình trạng khó khăn về kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam miễn cưỡng phải mở cửa kêu gọi quốc tế đầu tư, trong đó bao hàm cả người Việt tị nạn ở hải ngoại. Vì tâm tình lúc nào cũng hướng về quê hương và cũng vì tin tưởng nơi thiện chí của nhà cầm quyền Hà Nội, ông Trịnh Vĩnh Bình đã đem tiền về Việt Nam làm ăn. Vì cần có đất để mở cơ xưởng, ông nhờ thân nhân đứng tên giúp vì theo luật rừng của chế độ, cho đến nay đất đai vẫn thuộc “sở hữu toàn dân” một định nghĩa mơ hồ để không cho tư nhân làm chủ và trên thực tế tất cả điền sản công tư đều do đảng và nhà nước thủ đắc.

Nhờ sự cần mẫn và biết áp dụng những phương thức kinh doanh khoa học, tân tiến trong thế giới tự do, chỉ trong vòng một thập niên sau, công việc làm ăn của gia đình ông đã đạt được thành công lớn. Ông làm chủ một tài sản tổng cộng khoảng 30 triệu Mỷ kim, gồm hệ thống cơ xưởng, bất động sản với hàng trăm mẫu đất và hàng chục dinh cơ. Động lòng tham, giới hữu quyền để lộ nguyên hình của những kẻ lưu manh, chuyên nghề cướp của hại người lương thiện. Chúng chỉ thị cho Công an Bà Rịa, Vũng Tàu thiết lập vi bằng gian dối để khởi tố bị can và tạm giam ông Bình với tội danh “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” cùng với tội “đưa hối lộ”.

Năm 1998, ông Bình bị tòa sơ thẩm kết án 13 năm tù ở với hai tội danh kể trên. Ông kháng án và một năm sau, tòa Phúc Thẩm giảm án hai năm, tức còn 11 năm, mặc dù luật sư của ông đã chứng minh tội “vi phạm các quy định quản lý và bảo vệ đất đai” không có điểm nào trong luật lệ về việc nhờ người thân đứng tên giùm là có tội. Riêng tội “đưa hối lộ”, những quan chức đảng tố giác ông Bình đưa hối lộ trước đó để có bằng cớ truy tố ông, nhưng khi ra tòa vì e ngại có thể bị ‘phản đòn’ nên đã chối là không hề nhận hối lộ.

Dù vậy, ngoài 11 năm tù ở, toàn bộ tài sản của ông Bình đã bị Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu tịch thu, nói là nhập vào công quỹ đảng, trong khi thực tế là để chia nhau bỏ túi.

Trước tình trạng oan khốc ấy, ông Bình vận dụng mọi phương thế, kể cả tiền bạc, để ra tù trước thời hạn. Tiếp theo đó là những ngày tháng lẩn trốn đầy gian lao, nguy hiểm vì đương sự bị công an, mật vụ lần mò tìm tòi tông tích nhằm thủ tiêu diệt khẩu. Sau khi tìm được manh mối vượt biên qua Campuchia, ông Trịnh trở lại quốc gia định cư là Hà Lan. Từ đấy ông âm thầm tham vấn với các luật sư nhằm thiết lập hồ sơ với ý định làm sáng tỏ nội vụ.

Năm 2005 ông nạp đơn kiện đảng và nhà nước CSVN tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Stockholm, Thụy điển, đòi bồi thường 100 triệu Mỹ kim. Trong đơn kiện, ông Bình viện dẫn các quy ước của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994, để tiến hành khởi kiện và ông chứng minh bản án hình sự kết tội ông tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu tài sản của ông. Và như vậy họ đã vi phạm thỏa thuận tại Hiệp định nêu trên và phải bồi thường đền bù thiệt hại cho ông. Phiên tòa quốc tế khi ấy dự định sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển).

Vẫn theo bài viết của ông Huỳnh Bá Hải thì phía Việt Nam vì biết trước sẽ thua kiện nên quyết định chọn giải pháp điều đình bên ngoài phiên tòa. Tháng 9 năm 2005, việc hòa giải đạt được kết quả với những cam kết sau đây:

Thứ nhất: Phía Việt Nam có các nghĩa vụ:

1.- Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu MK là tiền chi phí đi kiện. Ngân khoản này phía VN phải thanh toán nội trong năm 2005.

2.- Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012.

3.- Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.

Thứ hai: Phía ông Trịnh Vĩnh Bình chỉ có nghĩa vụ duy nhất là giữ kín cam kết mật nói trên không được tiết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào với hậu ý “bất thành văn” là giữ thể diện cho chế độ và cũng để tránh tạo tiền lệ không hay cho Hà Nội.

Bản Cam kết hòa giải này có sự chứng kiến của Trung tâm trọng tài Thương mại Stockholm và Văn phòng Thừa Phát Lại xác lập vi bằng.

Trong suốt những năm qua, dư luận trong và ngoải nước không hề nghe biết về chuyện cam kết cũng như tiến trình việc thi hành cam kết giữa đôi bên ra sao. Cho tới những ngày gần đây, nhờ rò rỉ thông tin trên các trang mạng, mọi việc vỡ lở và người ta lại có thêm một bằng chứng cụ thể cho thấy thái độ lọc lừa, gian giối cố hữu của đảng và nhà nước cộng sản. Và đấy cũng là lý do tháng giêng năm 2015, một lần nữa ông Bình lại thiết lập hồ sơ kiện nhà cầm quyền CSVN. Lần này ông chọn Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye, Hà Lan.

Hồ sơ vụ kiện ghi nhận:

* Phía ông Trịnh Vĩnh Bình hoàn toàn tuân thủ cam kết không tiết lộ bất cứ điều gì cho các cơ quan truyền thông về chuyện Hà Nội xin hòa giải.

* Phía Việt Nam, theo ghi nhận của báo điện tử Thanh Niên, Chính phủ Việt Nam đã miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Trịnh Vĩnh Bình, và cho ông được tự do về nước. Về số tiền 15 triệu MK bồi thường cho ông Bình cũng đã xong, dù chậm trễ vì mãi đến năm 2014 mới trả hết và ông Bình cũng không đòi tiền lãi từ năm 2005 đến 2014. Riêng các bất động sản là 02 xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất, đoàn xe vận tải 12 chiếc, căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú- Vũng Tàu và nhiều bất động sản ở các tỉnh thành khác .v.v… phía bị cáo là Hà Nội chưa hề thực hiện lời cam kết hoàn trả cho bên nguyên. Theo dư luận bàn tán thì có thể các quan chức tham nhũng đã trót tẩu tán để chia nhau bỏ túi rồi.

Do sự bội ước trên đây, tháng giêng năm ngoái, ông Bình quyết định khởi kiện. Một trùng hợp hy hữu mang nhiều ý nghĩa là Tòa án Quốc Tế đã chính thức gửi lệnh thông báo vụ kiện này đến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hôm 30-4-2015, trùng với ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm miền nam mà bên nguyên là một người tị nạn Việt Nam hiện mang quốc tịch Hà Lan.

Nội dung hồ sơ kiện của ông Trịnh đòi chính phủ Việt Nam và các cá nhân, cơ quan liên hệ trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa/Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ Mỹ kim vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.

Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovski. Đó là Hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ. Điểm thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này từng tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khodorkovski. Theo nhận định của các giới am tường về luật lệ quốc tế thì trong vụ kiện lần thứ hai này, cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan và với án lệ có sẵn, khả năng phía Việt Nam thua kiện rất cao.

Đặc biệt vì hiện nay không bị ràng buộc bởi cam kết giữ im lặng, ông Trịnh hứa sẽ dùng 90% số tiền nhận được từ vụ kiện, trừ chi phí cho vụ án, để dùng vào các công tác từ thiện, hoạt động nhân đạo, hỗ trợ (bao gồm tư vấn và tiền bạc) giúp các nạn nhân lấy lại công lý hoặc, tiếp tay các dân oan thấp cổ bé miệng bị Hà Nội cướp trắng đất đai, sản nghiệp kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường.

Nguồn tin cho hay, ông Bình được Tòa án Quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, có thể vì sợ ông sẽ bị ám toán. Vì thế mới đây ông tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý được sáng tỏ.

Được biết trong những ngày tới các cơ quan truyền thông Hà Lan và EURO-zone sẽ thông báo tình tiết vụ kiện hy hữu này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo người Việt ở hải ngoại cân nhắc trước khi quyết định về Việt Nam đầu tư làm ăn. Cũng có tin cho biết nhà cầm quyền Hà Nội đã thuê một tổ hợp LS nổi tiếng của Pháp để bào chữa trong vụ bị ông Trịnh kiện trước Tòa án Quốc tế La Haye.

Vụ kiện này chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều pha sôi nổi. Trong tình trạng đảng và nhà nước CSVN đang bị tứ bề thọ địch: vì chuyện đấu đá nội bộ; vỉ dịch tham nhũng đã đến mức báo động đỏ; vì tình trạng kinh tế/xã hội xuống dốc; vì phải đối phó với phong trào chống đối của quần chúng đã lên tới cao điểm do hệ quả giây chuyền của thảm họa cá chết mà tập đoàn Formosa cấu kết với các nhóm lợi ích trong guồng máy cầm quyền gây ra…..; vụ kiện do ông Trịnh Vĩnh Bình khởi tố lần này trước tòa án quốc tế chắc chắn sẽ khiến chế độ phải đối mặt với không ít khó khăn về nhiều phương diện, kể cả những xáo trộn về mặt chính trị.

Điều cần ghi nhận: trong vụ kiện của ông Trịnh, phía bị cáo không phải là cá nhân hay một đoàn thể, tổ hợp, mà là một chính phủ, một chế độ -chế độ mệnh danh Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam- . Điều này có nhiều khả năng trở thành tiền lệ cho những nạn nhân thảm họa cá chết ở Hà Tĩnh không những có quyền đưa Formosa và các phe phái liên hệ ra tòa –không phải chỉ giới hạn ở tòa địa phương mà là tòa án quốc tế- và hơn thế còn có thể đặt gánh nặng trách nhiệm liên đới cho guồng máy cầm quyền Hà Nội.

Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi tạm gác ra một bên mọi yếu tố khác.

Mục tiêu người viết tập chú vào trường hợp hi hữu của ông Trịnh để xét về khả năng thắng thế của vụ kiện tổ hợp gang thép Formosa, sau khi đạt thắng lợi trong bước đầu dồn Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Kỳ Anh phải nhận đơn khiếu kiện một lần của 506 nạn nhân dưới sự hướng dẫn của Lm Đặng Hữu Nam buổi trưa 27-9-2016 vừa qua. Thắng lợi này sẽ dẫn tới bước thứ hai: nâng cấp vụ kiện thế kỷ này ra Tóa án Quốc tế.

Lần đầu, quyền khiếu kiện mặc nhiên thành hiện thực

* Một tiền lệ mới vừa được mở ra

Khi dư luận mới bàn tán về vấn đề các nạn nhân vụ cá chết ở Vũng Áng sẽ kiện thủ phạm vụ xả thải độc chất gây hủy hoại môi trường sinh thái, có người bi quan cho rằng chuyện này khó có thể xảy ra. Người ta nêu ra khá nhiều trở ngại. Từ nguyên tắc tố tụng tới những khía cạnh phức tạp về phương diện luật pháp. Trước và trên hết là vì hệ thống cai trị độc tài, độc đảng của Hà Nội, trong đó cả ba cơ chế hành pháp, lập pháp và tư pháp đều do Bộ Chính Trị cộng đảng nắm giữ. Vì tâm lý sợ đám đông, thích xé lẻ, rào cản thứ nhất họ đặt ra là tòa án chỉ chấp nhận kiện cá nhân, dứt khoát không nhận kiện tập thể.

Có điều xu thế, cảnh ngộ và ý thức người dân ngày nay đã đổi khác.

Trong bài viết trình bày diễn tiến và sự thành công trong bước đầu khởi kiện Formosa của các nạn nhân giáo xứ Phú Yên, người viết đã nhắc lại quan điểm của LS Lê Quốc Quân trong cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự do. Theo ông, đây là một bước tiến mới, tạo tiền lệ phá vỡ lối mòn bóp nghẹt quyền tự do khiếu kiện do Hà Nội quen áp đặt lên người dân hơn nửa thế kỷ qua. Theo LS Lê Quốc Quân, tuy vẫn bị gò bó trong phạm vi cá nhân, nhưng với con số nhiều trăm người đi kiện một lần, nhất là không ai khác, chính đại diện chế độ tại địa phương, nơi xảy ra thảm nạn hủy hoại môi trường sinh thái, đã phải chấp nhận đơn khiếu kiện của 506 nạn nhân, là một thành công lớn.

*Thế nhân dân trước nỗi khốn cùng của kẻ bị nạn

Trước những tiếng kêu gào thảm thiết của các nạn nhân, đồng bào trong và ngoài nước đã có những phản ứng cụ thể. Để chuẩn bị, báo chí và các cơ quan truyền thông trên mạng, những tuyên ngôn của giới trí thức, các tổ chức xã hội dân sự, các tôn giáo nhất loạt lên tiếng tích cực yểm trơ. Điều cần nhấn mạnh là những nỗ lực này không chỉ giới hạn trong việc gom góp tiền bạc trợ giúp cấp thời hàng trăm ngàn gia đình ngư phủ bốn tỉnh miền Trung đang lâm cảnh đói cơm, thiếu áo, con cái phải bỏ học hiện nay. Quan trọng hơn, đông đảo đồng bào quốc nội và tập thể người Việt tị nạn ở nước ngoài còn có những quyết định trợ giúp về mặt pháp lý cho các nạn nhân trong ý định khởi tố những kẻ ác đã gây hiểm họa phá hoại môi trường biển ra trước pháp luật.

Trong những cuộc biểu tình với sự tham dự của hàng chục ngàn người bộc phát ở các tỉnh xảy ra hiểm họa cá chết hàng loạt, nhất là cuộc tuần hành của ba, bốn chục ngàn giáo dân ở Tam Tòa, người ta đọc được những biểu ngữ và nghe được những lời hô nói lên tất cả tâm tình và sự phẫn nộ đòi hỏi công lý phải được thực thi của đồng bào đối trước hoàn cảnh đau thương của các nạn nhân. Nội dung những biểu ngữ và khẩu hiệu quy vào ba điểm: (a) Quyết liệt đòi truy tố tổ hợp Formosa và những kẻ đồng lõa ra trước pháp luật. (b) Buộc Formosa phải bồi thường xứng đáng, đồng thời trả lại môi trường trong lành của biển cho ngư dân. (c) Trục xuất vĩnh viễn tổ hợp này khỏi lảnh thổ Việt Nam. Hôm 30-8-2016, 21 tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập ở quốc nội đã công bố một Tâm Thư khẩn thiết kêu gọi đồng bào trong, ngoài nước tích cực đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cả triệu nạn nhân hủy hoại môi trường do kẻ ác gây ra.

Trong khi ấy, hầu hết các cộng đồng người Việt tị nạn trên khắp thế giới, từ Âu châu, Úc châu tới Bắc Mỹ đã có những cuộc xuống đường, những đêm thắp nến cầu nguyện liên tục, bày tỏ tình liên đới, hiệp thông với đồng bảo trong nước.

* Những yếu tố cơ hữu

Ngoài sự lên tiếng mạnh mẽ, nhất loạt của đồng bào trong, ngoài nước tạo nên thế nhân dân đàng sau vụ án, những chứng cứ cụ thể về tội ác cố ý của tổ hợp Formosa, với sự đồng lõa của đảng và nhà nước CSVN trong mưu toan xả thải những chất cực độc xuống lòng biển Vũng Áng, không chỉ gây nên thảm họa biển chết, cá chết và cả người chết mà còn di lụy cho nhiếu thế hệ kế tiếp, là yếu tố quan trọng và vững chắc để hỗ trợ cho vụ kiện. Đây là một yếu tố nằm trong quyền dân sự của các nạn nhân, không chỉ riêng cho những gia đình ngư dân trực tiếp hiện nay mà còn bao gồm cả các thế hệ công dân trẻ mai ngày nếu không kịp thời khắc phục sự lây lan của chất thải.

Nhấn mạnh tầm mức rộng lớn về hậu quả vụ hủy hoại môi trương biển Vũng Áng và những yếu tố cơ bản thuộc quyền dân sự trước luật pháp, Tâm Thư của các tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập viết:

“Formosa đã gây thiệt hại cho hàng triệu con người làm những nghề liên quan đến biển: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, dịch vụ tàu thuyền ngư nghiệp, du lịch sinh thái duyên hải. So với hơn 60 tỷ đôla mà công ty British Petroleum đã phải trả cho các nạn nhân vụ tràn dầu ở vịnh Mexico năm 2010, số tiền bồi thường 500 triệu đôla (=11 ngàn tỷ đồng VN) của Formosa hoàn toàn nực cười, chẳng thấm vào đâu, kiểu bố thí cho nạn nhân, khiến người dân cảm thấy bị lăng nhục. Ngay cả quốc tế, như Quỹ Ethecon tại Đức (công tố của Formosa) và chính phủ Đài Loan (quê hương của Formosa) cũng phê phán rằng như thế là vô cùng ít ỏi.

Đang khi đó, chính phủ VN tự tiện đoạt quyền của các nạn nhân để đón nhận số tiền ấy và chi dùng, phân phối nó cách tùy tiện. Trong thực tế, việc hỗ trợ ngư dân (chưa nói đến các ngành nghề khác) đã chẳng tới đâu (trung bình vài chục ký gạo mỗi người và vài triệu đồng mỗi hộ). Việc nhà nước thu mua hải sản đánh bắt xa bờ cũng chỉ là hứa cuội. Vô số người dân 4 tỉnh miền Trung phải tha phương cầu thực. Hôm 10-08-2016 lại có tin động trời cho hay: Formosa được Tổng cục Thuế dự kiến miễn thuế và hoàn thuế với số tiền hơn 10.450 tỷ đồng (chủ yếu do bị thiệt hại từ sự cố biểu tình ngày 13-5-2014 lúc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển và thềm lục địa VN). Điều này khiến dư luận càng thêm công phẫn và các nạn nhân càng thêm ngao ngán.”

Chính những lời tố cáo cùng những phát giác sau đây của 21 tổ chứ XHDS độc lập ở quốc nội đã cung ứng những dữ kiện cụ thể, vững chắc, đầy tính thuyết phục về phương diện luật pháp hỗ trợ cho các nạn nhân khi thiết lập hồ sơ khiếu kiện trước Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Kỳ Anh hôm 27-9 vừa qua:

“Với việc đặt ống xả thải ngầm dưới biển, để xảy ra sự cố mất điện nhiều ngày, đẩy vào đại dương hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn khối nước thải sinh hóa, giết chết tôm cá hàng loạt từ tầng mặt xuống đáy sâu, tiêu diệt các rặng san hô thuộc 4 tỉnh miền Trung, Formosa quả đã phạm tội ác đối với môi trường. Từ đó gây nạn đói, cảnh thất nghiệp, nhiễm độc thức ăn, tổn hại sức khỏe cho dân Việt trong hiện tại lẫn tương lai, thành thử phải bị truy tố. Chính Quỹ Ethecon cũng cho rằng: “Những kẻ chịu trách nhiệm của Formosa phải bị đưa ra tòa và xét xử thích đáng. Tội ác về môi trường phải được điều tra triệt để, từ phía tập đoàn cũng như từ phía chính phủ… một sự bồi thường công minh và tương xứng phải được bảo đảm, cũng như sự trừng phạt thích đáng những kẻ chịu trách nhiệm, phải được thực thi”. (Thông cáo báo chí ngày 16-08-2016)

Chi tiết sau đây trong Tâm Thư kể trên, hỗ trợ cấp thời cho vụ kiện sơ khởi lúc này của 506 bà con Phú Yên và hàng ngàn, hàng vạn nạn nhân trong tương lai nhằm vào tổ hợp Formosa giới hạn trong hệ thống tư pháp địa phương. Xa hơn nó còn tăng thêm khả năng đẩy vụ kiện này lên tầm vóc quốc tế. Đầu tiên nó vạch trần những vướng mắc mờ ám của nhà cầm quyền Hà Nội đối với tập đoàn Formosa khiến một mặt họ bao che cho hành vi phạm pháp của thủ phạm. Mặt khác, họ còn cúi mặt từ chối đề nghị của nhiều chính phủ tiên tiến muốn tiếp tay trong việc thử nghiệm để tìm ra các loại độc chất trong nước biển, trong các loại tôm cá chết, nhất là người chết!

“… Chính Quỹ bảo vệ Biển của Đức trong Thông cáo báo chí ngày 26-07-2016 đã  cho biết chuyên gia của họ (được mời riêng tư chỉ để góp ý cho báo cáo soạn sẵn của Viện Hàn lâm Khoa học VN) không được phép lấy mẫu chất độc để nghiên cứu. Mới đây, ngày 22-08-2016, tại Quảng Trị, bộ Tài nguyên Môi trường đã tổ chức hội nghị công bố rằng sau khi quan trắc môi trường, nay bộ xác nhận biển 4 tỉnh Miền Trung đang tự làm sạch, nước biển đã đạt quy chuẩn để tắm và nuôi trồng thủy sản!?!”

Về điểm này người ta chưa quên trường hợp giới truyền thông Đài Loan đã gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng an ninh địa phương gây ra khi các nhà báo của họ tới Vũng Áng tác nghiệp để tìm hiểu về hành vi gây hại môi trường biển với mục tiêu thực hiện một loạt phóng sự về chuyện này như họ từng làm để tố giác tội ác của Formosa trong quá khứ. Quan trọng hơn nữa là trường hợp bà Tô Thị Phần, một Dân Biểu Đài Loan và cũng là một nhà đấu tranh bảo vệ môi trường nổi tiếng tại đảo quốc này bị an ninh Hà Nội cản trở khi xuống phi trường Nội Bài không cho bà lên máy bay đi tiếp tới Vũng Áng để tự mình mở cuộc điều tra về hành vi xả thải độc tố xuống biển của tổ hợp Formosa. Sau đó bà phải tìm mọi cách dùng đường bộ, nhưng khi tới nơi lại bị bọn công an mặc thường phục ngăn chặn không cho bà tự do hành động.

Tâm Thư viết tiếp:

“Công luận cho rằng chỉ quan trắc môi trường, nghĩa là chỉ theo dõi chứ chưa có hoạt động thanh tẩy thì không thể nào vùng biển đó tự sạch được trong thời gian mấy tháng. Khi vịnh Minamata ở tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) bị nhiễm thủy ngân, phenol và cyanur vào nửa đầu thế kỷ XX, chính phủ Nhật phải mất 40 năm ra sức nạo vét lòng biển với gần 50 tỷ yen mới dám tuyên bố đã làm sạch biển. (Đọc chương kế)

– Những việc cần làm

Trước hết, cần nói ngay để tránh ngộ nhận. Tất cả những gì được trình bày ở đây là do sự thôi thúc từ ý thức công dân và trách nhiệm của người cầm bút trước sự tồn vong của đất nước, cụ thể là tình trạng đau thương thống khổ của đồng bào nạn nhân thảm họa cá chết, người chết ở bốn tỉnh miền Trung. Cá nhân người viết tự biết mình không đủ kiến thức chuyên môn về phương diện pháp lý, nhất là công pháp quốc tế. Do đó, bài viết này chỉ là những gợi ý sơ khởi nhân đọc những tài liệu liên quan tới trường hợp ông Trịnh Vĩnh Bình, một người tị nạn định cư ở Hà Lan kiện đảng và nhà nước CSVN để đòi bồi thường cho những thiệt hại mà gia đình ông phải gánh chịu.

Trong hoàn cảnh hiện nay, vì thấy trước những trở ngại chưa thể vượt qua trong vấn đề vận động phương tiện để đưa kẻ ác ra tòa quốc tế, bước đầu các nạn nhân bốn tỉnh miền Trung chỉ giới hạn vụ kiện trong phạm vi địa phương. Tuy vậy, dư luận trong và ngoài nước đều tỏ ý mong mỏi vụ kiện sẽ sớm được đưa ra tòa án quốc tế. Trong lời kêu gọi khẩn thiết gửi đồng bào của LM Đặng Hữu Nam trước và sau ngày 26 & 27-9-2016 khi hướng dẫn đồng bào nạn nhân nạp hồ sơ kiện Formosa ở thị xã Kỳ Anh, ông cũng không loại bỏ việc nâng cấp vụ kiện này ra ngoài phạm vi tòa án trong nước. (Phải chăng vì cùng chia sè dự kiến này của LM Nam, ĐC Nguyễn Thái Hợp hồi trung tuần tháng 5-2017 đã cùng một phái đoàn gồm các chuyên gia và giáo sĩ, trong số có LM Trần Đình Lai -quản xứ Đông Yên, Hà Tĩnh- qua Na Uy, Bỉ và Genève, Thụy sĩ nhằm vận động dư luận quốc tế quan tâm tới biến cố hủy hoại trầm trọng môi trường biển của Formosa?)

– Đôi điều góp ý

Theo thiển ý có mấy chuyện cấp bách sau đây cần thực hiện:

Trước hết, cần đẩy mạnh cuộc vận động các giới đồng bào trong ngoài nước –kể cả những cá nhân, tổ chức trên thế giới- đóng góp tài chánh cho quỹ yểm trợ pháp lý trong vụ kiện thế kỷ này. Căn cứ vào những khoản chi phí linh tinh mà LM Đặng Hữu Nam phải lo để có thể hoàn tất việc đưa đón 600 nạn nhân trên đoạn đường mấy trăm cây số đi nạp hồ sơ khiếu kiện ở thị xã Kỳ Anh hôm rồi đủ để mọi người hình dung ra những ngân khoản to lớn cần có, nếu mai ngày phải nhờ tới sự can thiệp của hệ thống pháp lý quốc tế.

Thứ hai, sưu tầm những chứng tích, tài liệu liên quan tới tất cả những vụ xâm phạm môi trường sinh thái –cách riêng môi trường biển- trên thế giới dẫn tới những thảm họa tương tự mà các ngư dân Việt Nam đang phải đối diện, bao gồm trường hợp công ty hóa chất Chisso gây ra ở vịnh Minamata, Nhật Bản thế kỷ trước. Đây là những chứng liệu cụ thể, cần thiết để đưa vào hồ sơ pháp lý vu kiện về thảm họa môi trường biển hiện nay.

Thứ ba, vận động để mời gọi sự tiếp tay của những luật sư thiện chí trong ngoài nước am tường luật lệ quốc tế, có nhiều kinh nghiệm để giúp nghiên cứu sâu xa những khía cạnh có thể áp dụng trong vụ kiện tổ hợp gang thép Formosa ra tòa quốc tế.

Thứ tư, dựa vào lời ông Trịnh Vĩnh Bình hứa nếu thắng kiện lần này sẽ hỗ trợ các nạn nhân gặp khó khăn về tiền bạc trong các vụ tranh tụng với đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, người viết nêu câu hỏi: liệu trong vụ kiện Formosa và những kẻ đồng lõa đã gây hệ quả tại hại trầm trọng cho môi trưởng biển Vũng Áng, bên nguyên có nên tiếp xúc với ông Trịnh để tìm sự giúp đỡ không?

Bài viết trích từ chương 33 của tác giả, chưa xuất bản

Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về vụ kiện CSVN ra Tòa Trọng tài Quốc tế lần 2 (phần 1)

FB Hoa Mai

Nguyễn Hoàng Mơ

10-7-2017

Kính thưa quý độc giả,

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet

Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996. Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia, ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.

Trong thời gian đó, ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhờ Tập đoàn luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington và sau đó thuê Tổ hợp Luật sư KING & SPALDING LLP làm đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã thuê một công ty luật sư nổi tiếng của Pháp để đại diện cho họ trong vụ kiện này.

Khi thấy ông Trịnh Vĩnh Bình có khả năng thắng kiện, Nhà cầm quyền Việt Nam đã “đi đêm” với ông. Sau đó, hai bên đã thoả thuận với nhau:

– Ông Trịnh Vĩnh Bình đồng ý bãi nại;

– Nhà cầm quyền Việt Nam hứa sẽ bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15.000.000 USD (mười lăm triệu USD), đồng thời sẽ trả lại tất cả những tài sản mà họ đã tước đoạt của ông”.

Kết quả là: Ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhận được số tiền trên. Nhưng Nhà Cầm Quyền Việt Nam hoàn toàn không trả lại tài sản cho ông Bình như đã hứa.

Vì vậy, ông Trịnh Vĩnh Bình lại một lần nữa phải thưa Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, theo quy chế UNCITRAL (The United Nations Commission o­n International Trade Law), trụ sở đặt tại La Haye – Hoà Lan. Phiên toà lần này sẽ xử tại Paris, vào ngày 21/8/2017 và có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Sau đây là cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình do Nguyễn Hoàng Mơ (NHM) thực hiện:

NHM: Chúng tôi vừa được tin ông đã nhờ Tổ hợp Luật sư KING & SPALDING LLP kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế và vụ án sẽ được xét xử tại Paris ngày 21/8/2017, tin này có đúng không, thưa ông?

Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Tin đó hoàn toàn chính xác!

NHM: Trước đây, chúng tôi từng nghe nói, việc tranh tụng cũng đã được đưa lên kiện ở Toà Án Trọng Tài Quốc tế ở Stockholm – Thuỵ Điển. Nhưng trước khi xử thì giữa Nhà cầm quyền Việt Nam và ông đã đi đến thoả thuận và ông đã bãi nại. Như vậy, vì lí do nào đã khiến ông kiện Nhà cầm quyền Việt Nam trở lại ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Đúng như thế! Trước đây khi vụ án sắp được xử ở Thuỵ Điển, khoảng 10 ngày trước ngày xử, Nhà cầm quyền Việt Nam và tôi đã kí một thoả thuận để hoà giải, tức là giải quyết ngoài toà.

Lúc đó, Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đã sắp xếp phiên xử từ ngày 5 đến 12 tháng 12/2006. Nhưng về phía Việt Nam, họ đã đưa ra cam kết sẽ trả lại toàn bộ tài sản, nếu tôi đồng ý yêu cầu ngưng phiên xử, đồng thời Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ trả một khoản phí để trang trải cho những chi phí mà tôi đeo đuổi vụ kiện đó. Khi hai phía đã kí kết vào bản Thoả Thuận, tôi đã yêu cầu Toà Án Trọng Tài Quốc Tế ngưng phiên xử.

Sau đó, tôi trở về Việt Nam. Nhưng hơn 7 năm qua, tôi vẫn chưa nhận lại được tài sản như Nhà cầm quyền Việt Nam đã cam kết.

NHM: Vì Nhà cầm quyền Việt Nam không tôn trọng cam kết nên bây giờ ông lại phải kiện Họ lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế? Ông đã dựa vào cơ sở nào để kiện lần thứ hai ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Để trả lời câu hỏi này của phóng viên, tôi xin trích đoạn 1 và 21 trong Bản Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật Sư KING & SPALDING LLP đại diện:

Đoạn 1: Các Nguyên đơn đã giải thích trong Đơn Khởi kiện của mình về câu chuyện không thể hiểu được của ông Trịnh Vĩnh Bình, sau hai thập kỷ bị ngược đãi trong bàn tay của các cơ quan của Việt Nam. Sự nghiêm trọng và vô pháp luật trong hành vi của Việt Nam thực sự có tính chất Kafka. Điều này bao gồm các cáo buộc hình sự được ngụy tạo; sự truy tố sai lệch và có động cơ chính trị; tra tấn liên tục trong khi bị giam giữ; vi phạm một cách rõ ràng đối với quyền yêu cầu được xét xử đúng pháp luật; “phiên tòa dàn dựng” tại một tòa án kiểu chuột túi mà trên thực tế đã bị kết án trước hàng tháng bởi lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ, tiếp nối bởi bản án phúc thẩm có giá trị chung thẩm khó hiểu (“Bản án”) khiến cho việc giải thích các căn cứ pháp lý trong việc kết án ông Trịnh không thể thực hiện được; và việc Nhà nước thu giữ tài sản của ông, lấy cớ là thi hành Bản án, mà đỉnh điểm là việc thu giữ trên 50 bất động sản (“Tài sản”) và các tài sản khác mà hiện nay có trị giá trên 250 triệu USD. Về cốt lõi, căn cứ của tranh chấp này nằm tại hành vi của Việt Nam liên quan đến bản án hình sự oan sai của ông Trịnh, cũng như việc chiếm đoạt tài sản của ông, xảy ra sau đó.

Đoạn 21: Phán quyết trong Vụ kiện Trọng tài Thứ nhất không có hiệu lực ngăn cản bởi vì phán quyết này chỉ đơn thuần là phán quyết chấm dứt theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển. Các bên đồng ý rằng các phán quyết theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển không có hiệu lực theo quy định bản án đã tuyên. Ngược lại với lý lẽ của Việt Nam, Phán quyết không phải là một phán quyết có hiệu lực ngăn chặn theo Mục 27(2) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển bởi vì các phán quyết theo đạo luật đó phải đồng thời được yêu cầu bởi các bên và có các điều khoản được thỏa thuận về giải quyết [tranh chấp]. Cả hai điều này đều không xảy ra: các bên không yêu cầu bất kỳ phán quyết nào, phán quyết cuối cùng được đưa ra (theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài Thứ nhất, không phải các bên) không bao gồm các điều khoản được thỏa thuận (ngược lại, các bên không thể thỏa thuận về các điều khoản), và Phán quyết không bao gồm các điều khoản của Thỏa Thuận Singapore (vẫn bí mật và chưa được xem bởi Hội đồng Trọng tài Thứ nhất, theo yêu cầu riêng của Việt Nam).

NHM: Trước đây ông đòi số tiền bồi thường, nghe đâu khoảng 150 triệu USD, còn lần này thì con số sẽ là bao nhiêu ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi chưa có thể nói con số chính xác là bao nhiêu, nhưng một điều chắc chắn là lần này con số sẽ cao hơn, thậm chí là nhiều lần.

NHM: Ông có thể cho biết con số phỏng đoán được không ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Được chứ! Số tiền được phỏng đoán trên 1,5 tỉ USD, gồm cả bồi thường tài sản lẫn bồi thường giam giữ người, vi phạm luật Quốc tế.

NHM: Căn cứ vào những khía cạnh nào để ông đòi bồi thường cao?

Trịnh Vĩnh Bình: Căn cứ vào việc Nhà cầm quyền Việt Nam không thực hiện cam kết như đã thoả thuận, mà chỉ muốn lừa tôi để đạt được mục đích là ngưng phiên xử tại Stockholm. Nhưng sau đó, họ đã không tuân thủ cam kết. Như vậy, tôi sẽ có thể đòi bồi thường những tổn thất của giai đoạn trước và cộng thêm những thiệt hại từ ngày đó đến nay và có thể còn nhiều mục mà tôi chưa tiện tiết lộ.

Để làm sáng tỏ câu trả lời của tôi, tôi xin trích dẫn đoạn 653 trong Bản Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật Sư KING & SPALDING LLP đại diện:

* Đoạn 653: Tóm lại, khi sáu nhóm hành vi kể trên của Việt Nam được xem xét cùng nhau thì hành vi của Việt Nam liên quan đến vụ án hình sự của ông Trịnh có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp quốc tế. Đơn giản là không có bất kỳ một cách lý giải hay biện minh nào cho hàng loạt vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp mà các Cơ quan Tư pháp và Hành pháp của Việt Nam gây ra đối với ông Trịnh. Ngoài ra, nhiều việc làm trong mỗi nhóm hành vi liệt kê trên đây cũng cấu thành nên những hành vi từ chối xét xử công bằng độc lập và riêng rẽ. Sau cùng, mỗi hành vi riêng lẻ thuộc một trong số sáu nhóm này tự bản thân nó đều cấu thành hành vi từ chối xét xử công bằng hoặc nếu không cũng là các hành vi vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp theo nguyên tắc FET.

NHM: Thưa ông, vụ kiện này sẽ có lợi gì cho những người đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ, vi phạm nhân quyền?

Trịnh Vĩnh Bình: Theo tôi, vụ kiện này sẽ tạo tiền lệ đòi Nhà cầm quyền Việt Nam bồi thường cho những vụ giam giữ, vi phạm đến quyền con người, đến tài sản của người dân. Chỉ tính từ tháng 4/1975 đến nay đã có khoảng 1 triệu người bị giam giữ không minh bạch. Nếu số người này tập hợp lại kiện thì Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ như thế nào?

NHM: Ông có thể nói rõ hơn suy nghĩ của ông về vụ kiện này?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi muốn nói rõ thêm, vụ kiện này không chỉ mang tính hình sự mà nó còn mang tính chế tài về kinh tế. Về khía cạnh này, tôi thấy chúng ta phải nhìn sự việc ở cả hai mặt của vấn đề:

a- Việc tôi đòi bồi thường những tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra là rất đương nhiên và cần thiết;

b- Cũng phải để Nhà cầm quyền Việt Nam trả giá cho hậu quả của việc họ tịch thu trái phép, chiếm lấy tài sản của người dân bừa bãi (ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến tải sản của tôi) và cả việc họ bắt giữ người tuỳ tiện – mà từ trước đến nay, các cơ quan tư pháp, hành pháp Việt Nam dù có làm sai trái, vi phạm pháp luật – nhưng hiếm khi bị chế tài. Vì nạn Huyện binh Huyện, Phủ binh Phủ, nạn cửa quyền ở Việt Nam nên thường xuyên đã có những hành vi như: vượt quyền hạn; vi phạm pháp luật; xâm phạm đến quyền con người; đến tài sản nhân dân ở Việt Nam. Những hành vi trái nguyên tắc này cần phải được xử lí thích đáng. Cho nên nếu vụ việc này được đưa ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế thì dù cho chính phủ của một nước siêu cường đi nữa cũng vẫn bị phán quyết, một khi họ làm sai. Và như vậy, đích thực là bài học đích đáng, khá cần thiết, cho tình trạng “có pháp luật cũng như không có pháp luật” ở Việt Nam hiện nay.

NHM: Khi đọc những bài báo, những phóng sự trước đây từ những năm 1998 – 2006, một phần đã được đưa lên mạng, chúng tôi thấy dư luận trong lẫn ngoài nước, phần lớn mong muốn ông thắng kiện. Cũng có người cho rằng việc ông thắng thua chưa phải là việc quan trọng hàng đầu. Điều quan trọng nhất ở đây vẫn là ông dám phơi bày, dám đưa ra công luận sự gian trá và thiếu minh bạch của Nhà cầm quyền Việt Nam. Họ nói một đàng làm một nẻo!
Ông có ý kiến gì về việc này ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi đồng ý với cả hai nguồn phản ánh của dư luận. Nếu tôi thắng kiện, như đã trình bày trong phần phỏng vấn trước:

a- Tôi đòi lại những thiệt hại, tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra;

b- Từ những vụ kiện như vậy, cho nhà nước Việt Nam thấy được hậu quả của việc họ bắt bớ, tịch thu và xâm chiếm tài sản của người dân vô tội như thường xảy ra hằng ngày ở Việt Nam hiện nay. Rồi cũng có ngày, họ sẽ phải trả cái giá cho hành vi bá quyền, ngang ngược và độc ác đó!
Một khi Nhà cầm quyền Việt Nam đã có tiền lệ bị đưa ra Toà Án Quốc Tế, sẽ mở màn cho nhiều người dân bị oan trái, bị ức hiếp tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Nhà cầm quyền Việt Nam chưa thấy được, chưa ý thức đến, chưa gặp thì đúng hơn sức mạnh của sự tập hợp vừa kể, chưa nói đến sự binh vực và hỗ trợ của người Việt hải ngoại. Hiện nay, có gần 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, trong số đó, không ít người Việt đã tham gia vào dòng chính, giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền từ cấp thành phố, tiểu bang lên đến liên bang và nắm trong tay một sức mạnh tài chánh không nhỏ.

Chúng ta có thể xem lại, đã nhiều năm Nhà cầm quyền Việt Nam làm bao nhiêu việc sai trái, bức hiếp dân, chiếm đoạt tài sản của dân, mặc dù có tiếng nói của quốc tế. Thế nhưng tiếng nói là tiếng nói, can thiệp là can thiệp, Nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn trơ như đá!
Nhưng bây giờ thì khác, một khi bị thua kiện, bị đóng phạt một số tiền lớn, mà càng lớn thì càng hay, Nhà Cầm Quyền Việt Nam sẽ phải tự kiềm chế, tự điều chỉnh guồng máy công quyền, bằng không thì hậu quả như tôi đã nói trên, sẽ khôn lường!

NHM: Vậy thì người dân trong nước, làm thế nào tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam, khi bị oan trái, thưa ông?

Trịnh Vĩnh Bình: Trên đời này, câu hỏi nào cũng sẽ có câu trả lời. Khó khăn cách mấy cũng sẽ có cách giải quyết!

Câu hỏi này, tôi xin nhường cho các vị trong ngành luật giải thích, sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, vấn đề toàn cầu hoá, ngày càng rõ. Bên cạnh đó là sự đòi hỏi về nhân quyền, minh bạch ngày càng quyết liệt. Để có thêm tư liệu tham khảo, kính mời quý vị độc giả vào trang web, tìm “Netherlands-Vietnam BIT, Trinh Vinh Binh”, hoặc bằng tiếng Việt “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” (thời gian sau này, những trang web này bị ngăn chặn một phần ở Việt Nam). Trong những trang web này, có nhiều tư liệu tham khảo liên quan đến câu hỏi trên. Hi vọng trong lần phỏng vấn tới tôi sẽ trả lời rõ ràng hơn về câu hỏi này.

NHM: Chúng tôi xin được đặt câu hỏi cuối cùng: Giả sử ông thắng kiện, với số tiền lớn như vậy, ông sẽ sử dụng như thế nào ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Như trong phiên xử trước, tôi có một tâm nguyện: trường hợp tôi được thắng kiện, tôi sẽ sử dụng 90% số tiền được bồi thường cho mục đích từ thiện, không ngoại trừ giúp đỡ những nạn nhân bị bức hại trong nước (theo nghĩa rộng).

NHM: Thay mặt nhóm phóng viên theo dõi vụ án – Nguyễn Hoàng Mơ, Phan Bá Việt, Lê Viết Thông, Nguyễn Hoàng Hà và Nguyễn Văn Toàn – chúng tôi xin chân thành cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình và xin hẹn quý độc giả trong cuộc phỏng vấn tiếp theo.

Nguyễn Hoàng Mơ


Phiên tòa kéo dài bảy ngày đã chấm dứt với sự chờ đợi của nhiều người. Một thỏa thuận đã đạt được, kết quả tuy không được tiết lộ nhưng phần thắng chắc chắn nghiêng về phía ông Bình, sự chiến thắng biểu lộ rõ ràng qua nét mặt hân hoan, cử chỉ đưa cao hai tay của ông.

Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Cộng Sản Việt Nam: Ai thắng, ai thua?

Thạch Đạt Lang

28-8-2017

Hai vụ kiện qua hai thế kỷ. Trong vụ kiện lần thứ hai này, ông Trịnh Vĩnh Bình, một thương gia gốc Việt tại Hòa Lan kiện chính phủ CHXHCNVN ra Tòa Trọng tài Quốc tế, với số tiền đòi bồi thường thiệt hại lên tới 1,25 tỉ USD, sau một tuần lễ đàm phán đã chấm dứt. Ông Bình bước ra khỏi tòa, nhìn chung quanh, ánh mắt sáng rỡ, mặt mày hớn hở, tươi cười, hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay xòe ra, dấu hiệu của chữ V chiến thắng (Victory). Trong một video clip, người ta nghe rõ giọng một nữ phóng viên chạy theo hỏi ông Bình nhiều lần, kết quả vụ kiện ra sao, nhưng ông Bình im lặng không trả lời, chỉ tươi cười vẫy tay.Cũng có người cho rằng hành động đưa cao hai tay của ông Bình có thể là dấu hiệu của sự thua trận, bó tay với chính phủ CSVN, nhưng người viết không tin điều này. Nếu bị tòa án xét xử bất lợi, hay vì thiên vị thua kiện, sự biểu lộ cảm xúc trên mặt của Trịnh Vĩnh Bình sẽ là phẫn nộ, thay vì hân hoan. Ông Bình sẽ bước ra khỏi tòa với vẻ mặt bực bội, có thái độ giận dữ và (có thể) chửi thề, văng tục hoặc ít nhất phân bua với những phóng viên, ký giả đang làm nhiệm vụ quanh đó.

Sau 7 ngày đàm phán, ông Bình và chính phủ Cộng sản VN đã đạt đươc thỏa thuận để chánh án không phải đưa ra phán quyết. Trong bản thỏa thuận này, chắc chắn phải có một điều khoản mà Cộng sản Hà Nội đòi cho bằng được. Đó là Trịnh Vĩnh Bình phải giữ im lặng hoàn toàn về vụ kiện, không được phép nói gì thêm, không được công bố số tiền bồi thường với bất cứ ai.

Tương tự như vụ kiện của bác sĩ David Đào với United Airlines, bác sĩ Đào không được bình luận hay nói gì về vụ kiện, số tiền bồi thường.., có thể ông Bình cũng không được phép tuyên bố điều gì về diễn tiến cũng như kết quả phiên tòa. Nếu có điều khoản thỏa thuận như vậy, mà ông Bình vi phạm, ông sẽ mất toi số tiền bồi thường, bởi theo nhận định của người viết, tiết lộ điều này sẽ làm bỉ mặt chế độ CSVN, đồng thời gây căm phẫn trong dân chúng, những người biết rằng tiền bồi thường cho ông Bình sẽ lấy từ tiền thuế của dân, điều mà chế độ CSVN hoàn toàn không muốn cho dân biết. Không biết điều khoản phải giữ im lặng về kết quả vụ kiện sẽ kéo dài bao lâu?

Khi Trịnh Vĩnh Bình im lặng, không tiết lộ gì thêm với báo chí, truyền thông hải ngoại về vụ kiện thì liệu CSVN có dám cho báo chí, truyền hình trong nước huyên hoang, khoác lác đưa tin trái với sự thật về vụ kiện không? Chắc chắn là không. Nếu buộc phải đưa tin, báo chí lề phải sẽ chỉ được phép nói chung chung, mơ hồ về kết quả vụ kiện, thí dụ như hai bên đã đạt được một thỏa thuận làm hài lòng ông Bình cũng như chính phủ CSVN. Nhưng liệu ai có thể cấm được một hay vài tên bút nô xé lẻ như Vũ Hương của báo Văn Nghệ thành Hồ trong vụ Trịnh Xuân Thanh, viết bài chửi đổng, sỉ nhục Trịnh Vĩnh Bình?

Người Việt trong nước, cũng như người Việt hải ngoại theo dõi vụ kiện một cách hào hứng, sôi nổi, có lẽ cũng chỉ kém vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh một sợi tóc. Có thể nói, ngoại trừ đám lãnh đạo chế độ, cán bộ, đảng viên ĐCS, đám công an, dư luận viên… hầu hết người dân VN đều mong cho Trịnh Vĩnh Bình thắng. Tại sao?

Chẳng có gì khó hiểu, sự mong muốn này không chỉ phát xuất từ sự căm ghét chế độ CSVN chuyên ức hiếp dân, mà họ còn muốn thấy luật pháp thắng luật rừng, muốn nhìn thấy lẽ phải thắng bất công. Hơn nữa, sự chiến thắng này sẽ trở thành án lệ, từ nay những người dân thấp cổ, bé miệng, có thể kiện chính phủ CSVN ra tòa quốc tế, bởi hàng trăm ngàn vụ án oan ức, mà người dân đã kiện tụng bao nhiêu năm qua, không hề được xét xử công bằng, bởi công lý có lẽ chưa từng hiện diện trên mảnh đất Việt Nam.

Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện là một cái tát mạnh vào khuôn mặt lấm lem của chế độ, chỉ giỏi dùng bạo lực, dùi cui, còng số 8, luật rừng để cai trị dân. Câu hỏi được đặt ra là: CSVN sẽ học được gì qua bài học này? Không học được gì hết!

Sẽ chẳng có người nào trong Bộ Chính trị, Trung ương Đảng CSVN hay hàng tứ trụ như Trọng, Phúc, Quang, Ngân can đảm đứng ra chịu trách nhiệm, trả lời về những tai tiếng hay tốn kém tài chánh cho vụ kiện, bởi đảng lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối”, nhưng đảng không chịu trách nhiệm bất kỳ sai sót nào!

Hơn nữa, khi Trịnh Vĩnh Bình kiện CSVN lần đầu tiên năm 2003, những người như Trọng, Quang, Ngân, Phúc hay các ủy viên trong BCT chưa nắm quyền, còn những kẻ chủ trương, trực tiếp ra lệnh bắt giữ, kết án, tịch thu tài sản của Bình, bây giờ đã hạ cánh an toàn. Số tài sản ăn cướp được của Trịnh Vĩnh Bình lọt vào tay những kẻ này, đã được chúng chia chác, còn số nợ phải trả do thua kiện trong hai vụ ông Bình kiện chính phủ CSVN thì ai trả đây?

Theo thông tin ông Bình tiết lộ với công chúng, số tiền mà chính phủ CSVN phải bồi thường cho Bình trong lần bị kiện đầu tiên là 15 triệu. Riêng lần bị kiện thứ hai này, có thể số tiền mà CSVN sẽ bồi thường không tới 1,25 tỉ USD như ông Bình và luật sư của ông đòi, nhưng số tiền đó cộng với án phí chắc chắn không nhỏ, ít nhất cũng phải vài trăm triệu Mỹ kim. Trong một vụ kiện, khi luật sư đưa ra con số 1,25 tỉ USD, dự đoán họ chỉ chấp nhận hòa giải ở con số tối thiểu 20%, tức 250 triệu. Ai sẽ phải trả số tiền này? Tất nhiên là chính phủ CSVN, nhưng chính phủ CSVN lấy tiền ở đâu để thanh toán nếu không lấy từ tiền thuế do dân đóng, tiền từ bán tài nguyên của đất nước?

Chế độ CSVN lần này sẽ không thể tiếp tục ca bài tình lờ như trước. Trịnh Vĩnh Binh chắc chắn sẽ nhận được bồi thường trong thời gian sắp tới. Về mặt pháp lý và tâm lý, cộng sản Hà Nội đã thua vụ kiện gây nhiều tai tiếng này nhưng sẽ chẳng có ai trong đảng CSVN lên tiếng bày tỏ sự ân hận hoặc hối tiếc về vụ kiện bởi vì người thua thật sự trong vụ kiện, gánh chịu hậu quả, thiệt hại trực tiếp là người dân Việt Nam, những người không thể lên tiếng, chứ không phải đảng hay chế độ CS Hà Nội.

Người dân Việt Nam sẽ phải còng lưng đóng thêm đủ các thứ thuế, phí để lấy tiền cho những đảng viên, cán bộ, lãnh đạo đất nước vừa tham nhũng vừa tiêu xài hoang phí vào những chuyện có thể tránh được, như hai vụ kiện nói trên, mà họ đã thua.

Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình, dân Việt Nam sắp mất 1.25 tỷ USD vì sự ngu dốt tráo trở của CSVN

< iframe name="f34889482310458" width="480px" height="1000px" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" title="fb:like Facebook Social Plugin" src="https://www.facebook.com/v2.8/plugins/like.php?action=like&app_id=1803444393205342&channel=http%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2Fr%2F0sTQzbapM8j.js%3Fversion%3D42%23cb%3Df11b4cfa0e8ce4%26domain%3Dwww.viendongdaily.com%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.viendongdaily.com%252Ffd9bea85e300d4%26relation%3Dparent.parent&container_width=0&href=http%3A%2F%2Fwww.viendongdaily.com%2Fhau-vu-an-trinh-vinh-binh-dan-viet-nam-sap-mat-125-ty-usd-vi-y4Fr5XnM.html&layout=standard&locale=vi_VN&sdk=joey&share=true&show_faces=true&size=small&width=480" class="" style="margin: 0px; padding: 0px; border-width: initial; border-style: none; position: absolute; visibility: visible; width: 480px; height: 28px;">< /iframe>
Bài FB BÙI AN
Kêu gọi Việt Kiều mang đô la về nước đầu tư, thấy làm ăn được thì lập mưu để cướp trắng, đó là tất cả những gì mà nhà nước CSVN thường làm từ trước tới nay. Nay Trịnh Vĩnh Bình được cho là chiến thắng trong vụ kiện lần 2 lên tòa án quốc tế La Haye ở Hà Lan để đòi CSVN trả và bồi thường 1.25 tỷ USD cho những gì họ đã cướp trắng của ông
Doanh nhân quốc tịch Hà Lan gốc Việt, Trịnh Vĩnh Bình
Doanh nhân quốc tịch Hà Lan gốc Việt, Trịnh Vĩnh Bình (google images)


Ông Trịnh Vĩnh Bình, người Việt vượt biên đến Hà Lan năm 1976. Từ một thuyền nhân trở thành một doanh gia tại Hà Lan với danh hiệu “vua chả giò Hà Lan”.

Trở về nước năm 1990, mang theo 3 triệu USD để đầu tư.

Sau 6 năm, công việc kinh doanh rất thành công, tài sản lúc đó khoảng 30 triệu USD.

Vì lúc đó luật chưa cho người nước ngoài đứng tên đất đai và ông Bình phải nhờ người thân tín đứng tên giúp. Bất ngờ, ông bị nhà nước Việt Nam ghép vào tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” 

Bị tịch thu toàn bộ tài sản và đất đai, ông Bình cũng phải ngồi tù tạm giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị kết án 11 năm tù.

Năm 2000, trong lúc được tại ngoại, ông vượt biên sang Campuchia, trở về Hà Lan. Về lại Hà Lan, ngay lập tức ông thuê tổ hợp luật sư lừng danh của Mỹ là Covington & Burling, chính thức khởi kiện Chính phủ Việt Nam.
Ông Bình đưa đơn kiện tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Thụy Điển, kiện nhà nước Việt Nam "vi phạm luật đầu tư, chiếm đoạt tài sản" và ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường trên 150 triệu đô la thiệt hại.
Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình trong một buổi họp ký kết giao kèo hợp tác đầu tư với chính phủ CSVN hồi ấy (google images)


Vụ kiện này dự kiến sẽ được xử vào tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, trước khi vụ kiện được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Stockholm thì nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006.

Theo thỏa thuận này, nhà nước Việt Nam chấp thuận, bồi thường các chi phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa, xóa án đã tuyên trước đây cho ông Trịnh Vĩnh Bình, trả lại toàn bộ tài sản và tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại Việt Nam đầu tư, và ông Bình không được tiết lộ gì về thỏa thuận này.

Tuy nhiên, bên phía Việt Nam đã không thực hiện đúng như lời cam kết là trả lại tài sản cho ông. Vì tài sản bị tịch thu đã được tẩu tán, sang tên, đổi chủ hết, không thu hồi được.

Khu đất vàng Nhà Hàng Gành Hào ở Vũng Tàu, trước đây là của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, đã bị cướp và nay do một cán bộ tham gia vụ cướp đó đứng tên làm chủ. (google images)


Vì thế, năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai. Lần này, ông bình thuê Tổ hợp luật sư cũng nổi tiếng không kém của Mỹ là King & Spalding LLP, kiện chính phủ Việt Nam tại Tòa án Quốc tế La Haye, đòi bồi thường 1,25 tỷ USD.

Ngày 21/8/2017, phiên tòa chính thức bắt đầu và đến hiện tại là 28/8, đã gần như kết thúc. Người ta thấy ông Bình rạng rỡ sau phiên tòa dù chưa có phán quyết cuối cùng.

Vấn đề là nếu ông Bình thắng kiện, Tòa trọng tài Quốc tế sẽ xiết nợ chính phủ VN bằng cách nào?

Trong quá khứ, một chiếc máy bay của VNA từng bị giữ lại tại Pháp, đến khi chính phủ VN trả nợ vì thua kiện trong một vụ kiện quốc tế khác thì mới trả lại máy bay cho VNA.

Theo đó, tòa án có thể yêu cầu 130 quốc gia trên toàn cầu, những nước chấp nhận quyền tài phán của tòa, đóng băng tài sản để "xiết nợ" 1,25 tỷ USD nếu chính quyền VN bị thua kiện.


Lời kết: Đây là một bài học cho đồng bào hải ngoại chúng ta, chờ tin vào lời ngọt ngào của CSVN để mang tiền về mà đầu tư, rồi sẽ có kết cục không khác Trịnh Vĩnh Bình. Lời của tổng thống Thiệu vẫn còn đó: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm

Tổng cục II và vụ án Trịnh Vĩnh Bình

Theo Đàn Chim Việt  

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình lại tiếp tục được khởi động trở lại tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris hứa hẹn nhiều kịch tính, Dân Luận xin được giới thiệu tới bạn đọc một bài viết cách đây đã 12 năm được phổ biến trên trang Đàn Chim Việt để mọi người có thêm một góc nhìn về vai trò của Tổng cục II trong vụ án Kinh Tế này, từ vụ kiện 100,000,000 USD năm xưa giờ đã lên tới 1 tỉ USD, theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể nó sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tạo bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt.


4365568c-de32-423c-81ac-eb6843e5d999.jpeg
Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

Gần đây [2005], việc ông Trịnh Vĩnh Bình thưa kiện Chính phủ Việt Nam ra một Tòa án Quốc tế đã làm xôn xao dư luận ở Hải ngoại. Vụ kiện này là một vụ án chưa từng có trong lịch sử Việt Nam và có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là số tiền bồi thường quá lớn đối với một đất nước nghèo khó như Việt Nam:

100,000,000 USD.

Thật ra, trong những cuộc họp giao ban của khối an ninh vào khoảng cuối năm 2002 thì người ta đã phổ biến thông tin rằng ông Trịnh Vĩnh Bình đang tìm cách thưa kiện Chính phủ Việt Nam rồi. Song, vì thái độ vô trách nhiệm, coi thường pháp luật, coi thường dư luận quốc tế, cộng với sự chủ quan, lúng túng của bộ máy an ninh, của lãnh đạo cộng sản nên họ đã để sự việc diễn biến đến nghiêm trọng như ngày hôm nay. Tuy nhiên, điều đáng buồn là dư luận trong nước lại rất ít người biết đến vụ việc này, do sự chỉ đạo bưng bít thông tin của Ban Tư tưởng Văn hóa, Ðảng Cộng Sản Việt Nam, mới chỉ có hai, ba tờ báo là “dám” nhắc đến vụ án này một cách “qua quít”, sao chép giống hệt nhau, cùng với mấy ông luật sư trả lời một cách “không có đầu, không có cuối”.

Nhà nước Cộng Sản Việt Nam, mà tất nhiên là do Ðảng Cộng Sản cầm quyền lãnh đạo, đã rất lo ngại vụ việc này bị phanh phui như một vụ án nghiêm trọng và đặc biệt điển hình để tố cáo chế độ cộng sản ở nhiều mặt khác nhau. Với Quốc tế và giới doanh nhân (xin nhấn mạnh ở đây là giới doanh nhân nói chung, ở cả trong và ngoài nước chứ không riêng gì Việt kiều hay doanh nghiệp nước ngoài như một số bài báo nêu ra, vì ở Việt Nam chưa hề có “một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp” như lời mời gọi của giới lãnh đạo cộng sản vẫn hô hào, bất kể doanh nghiệp nào không phải là doanh nghiệp nhà nước (là “con bò sữa”, là chỗ làm tiền và rửa tiền của Mafia cộng sản) đều gặp phải rất nhiều rắc rối do chính quyền gây ra) đây là một vụ án điển hình nhất được tố cáo và sẽ đưa ra xét xử công khai trước Quốc tế, sẽ là một bằng chứng sống động nhất cho Thế giới biết đến sự cưỡng bức trắng trợn, sự bất chấp luật pháp, vi phạm nhân quyền của bộ máy an ninh cộng sản, chính quyền cộng sản. Ðặc biệt đây là một sự kiện hi hữu, không thể lý giải được: Một tội phạm đào thoát đang chịu hình phạt bị kết án 11 năm tù – có nghĩa là một kẻ đang bị một chính phủ truy nã – lại dám công khai đứng ra kiện chính phủ đó trước Tòa án Quốc tế. Nhưng quan trọng hơn là đối với số đông quần chúng nhân dân, chính quyền cộng sản đang rất lo sợ dư luận nhân dân sẽ biết rõ sự việc này, và đặc biệt nếu chính phủ Việt Nam sẽ bị xử thua ở phiên tòa năm sau thì vụ án này sẽ gây ra một sự bất bình lớn trong dân chúng, nếu toàn bộ sự thật được phơi bày có thể sẽ gây ra một làn sóng phản ứng mạnh mẽ mà sẽ khó đoán trước được hậu quả như thế nào.

Sau khi đã đọc và nghe kỹ hầu hết các bài viết và phỏng vấn ở Hải ngoại có liên quan đến vụ án, tôi xin gửi đến quý độc giả (thính giả) và đặc biệt là ông Trịnh Vĩnh Bình thêm một số chi tiết mà tôi khẳng định là yếu tố quyết định vụ án. Với cương vị là một người trong cuộc, tôi xin đảm bảo rằng những thông tin mình đưa ra là chính xác 100% (điều này hy vọng sẽ được ông Trịnh Vĩnh Bình xác nhận), đồng thời cũng cung cấp thêm một số thông tin mà có thể do ở một góc độ khác ông Trịnh Vĩnh Bình không được biết, hoặc vì một vài lí do nào đó mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã không tiết lộ, với mục đích làm rõ hơn những ẩn khuất trong vụ án này và để dư luận trong ngoài nước sẽ được biết đến, quan tâm đến vụ án này hơn nữa; qua đó quần chúng nhân dân, đồng bào Việt Nam ở Hải ngoại và trong nước sẽ cùng lên tiếng tố cáo những bất công, bưng bít, vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền của chế độ Cộng Sản Việt Nam.

Cần trở lại vụ án Công ty cổ phần Bình Châu (cũng gọi là vụ án Bình – Hà Lan) ở những năm 1998-1999, đã được báo chí Việt Nam viết đến rất nhiều, cũng không ít bài báo viết có sự phân tích, mổ xẻ về tính pháp lý của vụ án, bênh vực “bị cáo” Trịnh Vĩnh Bình. Do có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau nên vụ án được dư luận trong nước quan tâm nhiều. Thế nhưng, sự quan tâm đấy cũng chỉ đơn thuần coi như một vụ án kinh tế, có “dính dáng” đến Việt kiều, đến đầu tư nước ngoài. Rất ít ai được biết đến vụ án là đã có những yếu tố chính trị, thậm chí cái yếu tố ấy đã có tính quyết định toàn bộ vụ án. Về nội dung này tôi không nghĩ là ông Trịnh Vĩnh Bình đã không hề biết gì. Gần đây, khi trả lời phỏng vấn báo chí ông Trịnh Vĩnh Bình cũng đã không cung cấp thêm thông tin gì mới hơn, có thể ông cần phải giữ thái độ thận trọng cần thiết, cũng có thể ông chưa được biết chính xác. Tôi xin công khai chi tiết này dưới đây, để độc giả có thể hiểu được bản chất của sự việc và qua đó các bên liên quan sẽ tìm ra những phương pháp hành sử tốt nhất trong những công việc tiếp theo của vụ án mà ông Trịnh Vĩnh Bình đang theo kiện chính phủ Việt Nam.

Những nguyên nhân chính mà ông Trịnh Vĩnh Bình đưa ra (cũng đã được ông Trọng Kim, chủ bút tờ báo Ngày Nay ở Houston, Texas – Hoa Kỳ cho biết thêm) là do ông Bình đã có một sự đối đầu với cơ quan công an tỉnh Bà rịa – Vũng tàu, cụ thể là ông Ngô Chí Ðan, trưởng phòng an ninh điều tra (PA24) và ông Phạm Văn Phương – anh vợ ông Ngô Chí Ðan – chức danh phó Tổng giám đốc công ty liên doanh Vicarent.

Sự việc này cần phải diễn giải chi tiết thêm thì độc giả mới có thể hình dung được. Tại địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì gần như ai ai cũng đều biết đến ông Ngô Chí Ðan, với cương vị trưởng phòng an ninh điều tra, phó thủ trưởng cơ quan điều tra liên tục mười mấy năm liền, và là một con người khét tiếng với các vụ án quan trọng. Thế nhưng còn nổi tiếng và “tài ba” hơn nhiều lại chính là ông Phạm Văn Phương, anh vợ của Ngô Chí Ðan, với những quan hệ mà những người dân thường chỉ nghe thấy thôi cũng đã phải “rùng mình”, từ Tổng bí thư (xin nói rõ là Tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải bí thư xã, bí thư huyện nhé) đến Thủ tướng, phó Thủ tướng Chính phủ, còn cỡ như Bộ trưởng, Thứ trưởng thì ông Phương có thể quen biết vài chục vị. Chỉ qua việc ông ta đã từng hạ “nốc ao” cả Chủ tịch tỉnh và đưa một vị khác lên thay chức chủ tịch tỉnh, rồi vào ủy viên Trung ương Ðảng Cộng Sản là đủ biết uy lực của ông Phương lớn đến thế nào (riêng sự việc này tôi xin gửi thông tin đến độc giả ở một bài viết khác). Thế nhưng, sau này chính anh em ông Ngô Chí Ðan và Phạm Văn Phương cũng lại phải ra hầu Tòa trong một vụ án khác, mà ông Ngô Chí Ðan đã bị kỷ luật, tước danh hiệu công an, Phạm Văn Phương thì chịu bản án 27 năm tù giam. Thật ra, trong vụ án đó anh em ông Phương, ông Ðan cũng chỉ là con mồi của bộ máy an ninh cộng sản, con mồi của chính cái bẫy mà mình đã giăng ra, và tôi cũng xin khẳng định rằng vụ án đó cũng lại chính là hệ lụy của vụ án Trịnh Vĩnh Bình mà chúng ta đang nói đến hôm nay, vì lí do đó tôi lại phải xin hẹn với độc giả trong một bài viết khác sẽ được nói rõ thêm về vụ án này (độc giả ở Hải ngoại có thể tìm xem về “vụ án Phương Vicarent” trên các trang pháp luật của các báo điện tử tại Việt Nam, còn ở Việt Nam thì chắc là ai cũng đều biết đến vụ án ấy cả). Vì xã hội Việt Nam đã hoàn toàn bị Ðảng cộng sản cưỡng bức thông tin, bưng bít thông tin; chế độ Ðảng trị độc tài can thiệp vào tất cả bê bối kinh tế và chính trị nhằm che dấu tội lỗi của mình, lo sợ sự phản ứng giận dữ của quần chúng, nhằm đảm bảo sự độc tài thống trị của mình, nên người dân không được biết về thế lực thật sự của ông Phạm Văn Phương cùng những hành động tội lỗi của ông ta mà thật ra “tập đoàn Mafia Năm Cam” so ra với ông Phương cũng chỉ bằng hạt cát.

Quay trở lại vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình, thật không may cho ông Trịnh Vĩnh Bình là: Thời điểm mà ông Trịnh Vĩnh Bình vào Việt Nam đầu tư là thời điểm mà ông Phạm Văn Phương và vây cánh của ông ta đang rất mạnh. Tất cả các doanh nghiệp vào đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu đều phải nhờ vả hoặc đến “ra mắt” ông Phương, phải chịu sự điều khiển của ông ta, hoặc ít ra cũng phải “cống nộp” tiền bạc cho ông ta. Ông Trịnh Vĩnh Bình vì là người ở Hà Lan đến, cộng thêm sự tự tin là về đầu tư trên quê hương mình nên đã không sớm có sự hiểu biết đó. Nguyên nhân mà ông Trịnh Vĩnh Bình hiểu ra rằng sự khó chịu và đối đầu với ông Phạm Văn Phương đã gây ra cho ông bao nhiêu khó khăn, vất vả sau này, từ đổ vỡ trong kinh doanh, rồi tù tội, trắng tay về kinh tế, rồi phải đào thoát, tính mạng nguy hiểm đến thế nào, và cuối cùng là vụ kiện chính phủ Việt Nam mà ngày hôm nay ông đang theo đuổi. Về xuất phát cơ bản thì đúng là như vậy, nhưng sự thật đằng sau đó có ý nghĩa quyết định vụ án đấy là lí do chính trị, bàn tay của Tổng cục II, Bộ quốc phòng.

Ngay sau khi ông Phương và bè cánh của ông Phương đã lên một “kế hoạch” hãm hại ông Trịnh Vĩnh Bình, người ta chưa hề nghĩ đến sẽ có một hậu quả xấu như thế (tôi chắc là ngay cả chính ông Phương cũng chưa định liệu trước được một hậu quả như vậy.) Bởi vì bản chất của Phương chỉ là một kẻ giang hồ, mượn oai thế và uy lực để bức hiếp kẻ yếu, tống tiền, trục lợi. Về con đường “quan lộ”, với cái gốc là lái xe, không một mảnh bằng cấp, không trình độ ngoại ngữ, Phương không thể “mảy may” nghĩ tới. Và Phương cũng không nghĩ ra được rằng con mồi của mình (ông Trịnh Vĩnh Bình) lại liên quan đến các yếu tố chính trị cơ hội khác. Ngô Chí Ðan, dù là trưởng phòng an ninh điều tra, phòng có uy quyền nhất trong lực lượng công an cộng sản (cơ quan điều tra là cơ quan duy nhất được phép ra lệnh triệu tập và bắt người), là cơ quan theo dõi mọi hoạt động an ninh có liên quan đến yếu tố nước ngoài, thế nhưng Ngô Chí Ðan cũng không hề có thông tin và âm mưu hãm hại ông Trịnh Vĩnh Bình là có liên quan đến các yếu tố chính trị (ngoài việc biết ông Trịnh Vĩnh Bình là thành viên Ðảng dân chủ tự do Hà Lan). Việc Phương và Ðan mưu hại thật ra cũng chỉ là một màn kịch tống tiền, Phương và Ðan chưa nghĩ ra được Trịnh Vĩnh Bình sẽ trở thành một miếng mồi thơm hơn để có thể trục lợi những âm mưu khác, Phương và Ðan cũng không thể nghĩ ra rằng việc hãm hại Trịnh Vĩnh Bình có thể để lại một hệ lụy khôn lường (cho chính cả bản thân mình và cho cả chính phủ Việt Nam) đến ngày hôm nay.

Mọi việc không chỉ đơn giản như vậy. Chắc rằng, tất cả những người có một chút am hiểu về bộ máy an ninh của cộng sản đều biết rằng: Mọi công dân nước ngoài khi vào hoạt động, làm ăn tại Việt Nam cũng đều bị một sự giám sát vô hình của cơ quan an ninh cộng sản. Ðặc biệt như trường hợp của ông Trịnh Vĩnh Bình, một thành viên của Ðảng dân chủ tự do Hà Lan, ngoài các bộ phận nghiệp vụ của Bộ công an ra thì không thể nào Tổng cục II – Bộ quốc phòng lại có thể “quên” được. Do vậy, giai đoạn mà mạng lưới Mafia của Phạm Văn Phương đang tìm cách hãm hại ông Trịnh Vĩnh Bình ở thời điểm quan trọng, quyết định nhất thì chính là lúc lộ diện vai trò của Tổng cục II. Lúc đó, Phương và Ðan đều có phần lúng túng (dù là không bất ngờ) vì kế hoạch của mình có thể bị bại lộ hoặc phải thay đổi, lúc này bọn chúng phải tính đến việc phải phối hợp với Tổng cục II để hướng sự việc sang một chiều hướng khác. Do phối hợp với Tổng cục II nên nhiều yếu tố mới đã xuất hiện, từ đó sự việc trở nên phức tạp và ngoài tầm kiểm soát của Phương – Ðan, nhưng cũng lại mở ra một âm mưu mới táo bạo hơn, có lợi hơn cho Phương – Ðan (âm mưu hạ bệ ông Nguyễn Trọng Minh, chủ tịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sau vụ án này.)

Ðây là yếu tố quyết định của vụ án này, và cũng chính từ Tổng cục II đã phát ra nhiều thông tin đặc biệt rất bất lợi đến ông Trịnh Vĩnh Bình (đến bây giờ cũng khó khẳng định được những thông tin này là thật hay “dỏm” như những thông tin mà Tổng cục II đưa ra về ông Võ Nguyên Giáp và các lãnh đạo cao cấp khác ?) Những diễn biến dưới đây , tôi cũng xin để trả lời cho nguyên nhân tại sao mà ông Trọng Kim, chủ bút tờ báo Ngày Nay ở Houston, Texas – Hoa Kỳ, không biết được tại sao mà ngay cả khi đã có bút phê của thủ tướng chính phủ Việt Nam – Phan Văn Khải – rồi mà bên Bộ công an họ vẫn ra lệnh khởi tố, bắt giam ông Trịnh Vĩnh Bình (xin xem thêm trong phỏng vấn ngày 15/5/2005 của Ðài RFA, BBC hoặc các trang Web: www.ykien.netwww.doi-thoai. com, www.danchimviet. com …) Và qua đây tôi cũng xin làm rõ một số chữ viết tắt (mà theo tôi là không cần thiết), và một số điều chưa rõ trong “Thư gửi đồng bào cả nước” của tác giả Nguyễn Thiện Tâm đăng trên rất nhiều báo chí Hải ngoại thời gian gần đây, ở phần nói về vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình (xin đọc trên trang Web: www.vnn-news. com ra ngày 18/5/2005). Việc này ông Trọng Kim cho rằng: Là do thế lực và vây cánh của thứ trưởng Bộ công an – Nguyễn Khánh Toàn – quá mạnh. Thực chất, không phải là như vậy, mặc dù tôi cũng khẳng định rằng ông Phương – Ðan có quan hệ rất thân thiết với ông Nguyễn Khánh Toàn (thậm chí việc ông Nguyễn Khánh Toàn mất ghế Bộ trưởng công an sau này cũng do vụ án “Phương Vicarent” mà liên lụy), thế nhưng lúc đấy ông Lê Minh Hương là Bộ trưởng – Ủy viên Bộ chính trị, quyền lực rất mạnh nếu muốn làm cũng không thể làm được gì, đấy chính bởi vì đã có bàn tay của Tổng cục II – Bộ quốc phòng dính vào, thậm chí là quyết định toàn bộ vụ án.

Rất ít khi có một vụ án kinh tế mà lại phức tạp như vụ án này. Cần phải nói rõ thêm, về vụ án này đã có mấy chục cá nhân liên quan được cơ quan công an thẩm vấn, điều tra. Trong số các bị cáo, ngoài ông Trịnh Vĩnh Bình là bị cáo chính, còn một nhân vật cũng được rất nhiều người biết đến, đấy chính là ông Lê Quang Luyện, tiến sĩ hóa học, đã từng là thư ký riêng của Chủ tịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; gia đình bà Hương, vợ ông Luyện, lại có quan hệ với bà phó chủ tịch nước Việt Nam lúc đó là Nguyễn Thị Bình và ông Nguyễn Mạnh Cầm (lúc đó mới chỉ là Bộ trưởng Bộ ngoại giao). Từ đó đã nảy sinh ra rất nhiều mối quan hệ, nhiều sức ép từ nhiều phía. Bằng con đường ngoại giao, chính phủ Hà Lan đã có công hàm cho chính phủ Việt Nam. Thường vụ Bộ chính trị Việt Nam đã phải họp mở rộng bốn lần về vụ án này. Theo quan điểm ngoại giao, ông Phan Văn Khải và bà Nguyễn Thị Bình (đã từng là bộ trưởng ngoại giao và trưởng phái đoàn đàm phán của CPLTCHMN Việt Nam tại Paris) đề nghị đình chỉ vụ án và giải oan cho ông Trịnh Vĩnh Bình. Ngược lại, ý kiến của ông Lê Khả Phiêu, Lê Minh Hương và đặc biệt người tỏ ra quyết liệt, gay gắt nhất là ông Phạm Thế Duyệt (người mà tác giả Nguyễn Thiện Tâm viết tắt là PTD, còn ba người kia nữa là ông Châu Văn Mẫn – giám đốc công an tỉnh Bà rịa – Vũng tàu, Lê Văn Dỹ – bí thư tỉnh ủy, sau này bị khiển trách và đưa ra làm Phó Ban kinh tế Trung ương, và Phạm Văn Phương) là phải kiên quyết xử lý. Nhưng từng ý kiến của các vị Ủy viên Bộ chính trị ấy đều không có tính quyết định bằng các chứng cứ của Tổng cục II đưa ra, họ khẳng định rằng Trịnh Vĩnh Bình vào Việt Nam là để hoạt động gián điệp, núp dưới cái “vỏ” doanh nhân. Tổng cục II đã đưa ra hàng loạt những ghi chép theo dõi về các hoạt động của ông Trịnh Vĩnh Bình, một trong những mục tiêu của Trịnh Vĩnh Bình là mua chuộc các cán bộ cao cấp nhất, mà cụ thể Tổng cục II đưa ra dẫn chứng về một cuộc sắp đặt của ông Trịnh Vĩnh Bình tiếp xúc ông Phan Văn Khải, cũng như việc ông Trịnh Vĩnh Bình đã dùng tiền hối lộ (mà theo tổng cục II là để mua chuộc, khống chế) ông Nguyễn Trọng Minh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà rịa – Vũng tàu (sau này ông Minh cũng bị mất chức Chủ tịch vì vụ việc này) (người viết chỉ đưa ra các chi tiết theo các tài liệu có được, điều này chắc chắn ông Trịnh Vĩnh Bình là người biết rõ nhất và là đúng sai như thế nào ?) Về phía bà Nguyễn Thị Bình và ông Nguyễn Mạnh Cầm cũng được Tổng cục II cho biết những mối quan hệ và tiếp xúc với gia đình ông Lê Quang Luyện, do vậy ông Khải, ông Cầm và bà Bình gần như “chết cứng”, không thể nói được gì nữa. Vậy là từ một âm mưu tống tiền rồi chuyển thành một vụ án kinh tế, một vụ án kinh tế lại được biến ra thành một vụ án chính trị. Bộ chính trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã phải trực tiếp chỉ đạo vụ án. Tuy nhiên, cả phía an ninh quân đội và công an đều cho rằng họ đã “bắt non” ông Trịnh Vĩnh Bình, vì vậy họ phải xử theo một vụ án kinh tế (chứ không phải là “hình sự hóa quan hệ kinh tế” như ông Trịnh Vĩnh Bình đã trả lời phỏng vấn báo chí). Vậy là việc ông Trịnh Vĩnh Bình bị kết án là việc không thể tránh khỏi và là một “vở kịch” đã được Tổng cục II viết sẵn rồi, các công việc thủ tục pháp lí tiếp theo chỉ còn mang tính chất hợp pháp hóa cho cái “vở kịch” đó thôi.

Nhưng sau khi ông Trịnh Vĩnh Bình đã bị kết án và bắt giam rồi thì lại xảy ra một “tấn tuồng” khá vụng về của cơ quan an ninh Việt Nam và “tấn tuồng” ấy đã để lại hậu quả đến hôm nay. Ðấy chính là việc “để thoát” ông Trịnh Vĩnh Bình, cần xem lại các báo chí Việt Nam viết về sự kiện đó, các báo đưa tin: “Trịnh Vĩnh Bình đã bỏ trốn khi cơ quan công an di lí từ Tân Sơn Nhất ra Nội Bài – Hà Nội” (đào thoát trên máy bay mới lạ chứ! Thật là một “trò hề” quá vụng về!) Việc này, gần đây tất cả các bài báo và trả lời phỏng vấn của ông Trịnh Vĩnh Bình đều không đề cập đến. Có thể vì lí do nào đó mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã né tránh điều này, chỉ duy nhất hai lần ông Trịnh Vĩnh Bình và ông Trọng Kim nhắc đến sự việc này với từ “đào thoát” mà không nói gì thêm. Tôi chắc chắn rằng ông Trịnh Vĩnh Bình có thể viết sách bán được về cái vụ “đào thoát” của mình. Tôi cũng đề nghị ông Trịnh Vĩnh Bình cần công khai tất cả những chi tiết này, vì nó sẽ có lợi hơn cho ông. Theo một thông tin tuyệt mật được phía Bộ công an tiết lộ thì âm mưu đào thoát của ông Trịnh Vĩnh Bình lại là một kế hoạch được thỏa thuận ngầm của Tổng cục II. Rất may khi ông Trịnh Vĩnh Bình đã nghĩ là: “Sau một thời gian tôi được tại ngoại, tôi cảm thấy là có nguy cơ tôi sẽ bị bắt lại và đưa vào tù và có thể tôi sẽ bị chết. Do đó, với hoàn cảnh đó, tôi phải đào thoát khỏi Việt Nam.” Bởi vì, theo kế hoạch đó của Tổng cục II, việc họ bắt và xử ông là không có cơ sở, trái với luật pháp Quốc tế và Việt Nam. Do vậy, các Chính phủ và tổ chức Quốc tế sẽ can thiệp và nếu sự việc vỡ lở lúc đó sẽ dẫn đến những hậu quả lớn hơn trên trường Quốc tế. Vậy thì, cách tốt nhất là họ để ông “đào thoát” và sau đó sẽ tìm cách thủ tiêu ông, lúc đó sẽ chẳng có ai phải chịu trách nhiệm về vụ án của ông cũng như mạng sống của ông nữa. Nếu có một tổ chức điều tra Quốc tế nào đó có thể điều tra ra thì đấy cũng chỉ như một vụ án hình sự thanh toán lẫn nhau của các băng nhóm giang hồ mà thôi. Những linh tính đã mách bảo cho ông Trịnh Vĩnh Bình và cứu ông thoát khỏi cái chết trong tay của Tổng cục II. Phải chăng, đây là một trong những trường hợp may mắn khá hi hữu, hay là khi ông Trịnh Vĩnh Bình tiết lộ rõ mọi chuyện thì người ta sẽ lại được thấy thêm những bộ mặt phản trắc trong nội bộ Tổng cục II?

Từ vụ án này người ta lại thấy bản chất cực kỳ thâm độc của cơ quan An ninh cộng sản – Tổng cục II. Nhưng hơn tất cả là người ta nhận thấy sức mạnh ghê gớm của nó, nó có thể điều hành tất cả các vị trí, chức vụ cao nhất trong Ðảng, trong Chính phủ, kể cả các ủy viên Bộ chính trị. Nó có thể can thiệp vào mọi công việc và quyết định mọi sự việc theo ý mình. Sau vụ này cũng cần phải nói thêm là viên trung tá phụ trách Tổng cục II ở Bà Rịa – Vũng Tàu là Võ Minh Thắng (biệt hiệu là Thắng “què”) đã được phong quân hàm lên chức thượng tá.

Cuối cùng, điều gì cần rút ra sau vụ án này Dù ông Trịnh Vĩnh Bình có thắng hay thua trong vụ án này thì nhiều bài học rất xót xa cũng đã và sẽ được rút ra từ các bên, mà những nguyên nhân của nó lại chính xuất phát từ cơ quan an ninh – Tổng cục II, Bộ quốc phòng Việt Nam, một cơ quan đã gây ra quá nhiều vụ án, tai tiếng từ quá khứ và hiện tại rồi sẽ ảnh hưởng đến tương lai của cả dân tộc. Nhà nước Việt Nam thì bị tai tiếng, mất uy tín trên trường Quốc tế. Chính quyền Việt Nam thì bị mất đi một số cán bộ do bị họ chụp mũ, vu khống, cưỡng bức. Các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp, những người không thể tự mình có thể đối phó với thế lực của họ thì bị tù đày, oan ức, sạt nghiệp và không ít người bị thủ tiêu, bức tử. Và điều gì nữa sẽ xảy ra nếu ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ thắng kiện trong vụ kiện sắp tới (mà cá nhân tôi tin chắc rằng ông ta sẽ thắng kiện)? Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng đã khẳng định rằng số tài sản ban đầu mà ông đầu tư vào Việt Nam chỉ tổng cộng trên dưới 4 triệu Mỹ kim; tất nhiên con số 100 triệu Mỹ kim của ông Bình và luật sư của ông đưa ra yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải bồi thường cũng phải rất có cơ sở, vậy số tiền chênh lệch lên đến 96 triệu đô la Mỹ, có nghĩa là phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ gấp 24 lần giá trị ban đầu. Một trăm triệu đô la Mỹ, đâu phải là một khoản tiền nhỏ? Một khoản tiền rất lớn đối với mọi quốc gia, và đối với Việt Nam lại càng là một số tiền khổng lồ. Ở Việt Nam, với số tiền đó có thể xây dựng được hơn 200 trường học khang trang, hiện đại; khoảng 30 bệnh viện lớn. Số tiền đó có thể giúp cho khoảng 160,000 hộ gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo. Và nếu chia đầu người 82 triệu dân Việt Nam phải gánh chịu thì già trẻ, lớn bé mỗi người đều phải đóng góp gần 20,000 đồng mới đủ để trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình, chưa tính được án phí sẽ là bao nhiêu nữa.

Thật là khủng khiếp. Thật là đáng căm giận! Số tiền đó ai sẽ phải trả? Chính phủ Việt Nam ư? Chẳng có Ngân sách quốc gia nào cả, đấy chính là tài sản của nhân dân Việt Nam đó. Tất cả một đồng bạc nào của đất nước Việt Nam cũng đều do nhân dân lao động làm ra và đóng góp cả. Hết vụ kiện của ông Letard kiện Liên đoàn bóng đá Việt Nam số tiền 197,000 Mỹ kim, rồi lại đến vụ hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airline bị kiện bồi thường khoảng 5 triệu đô la Mỹ, rồi lại đến vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình sắp tới đây. Ðảng Cộng Sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam sẽ lấy đâu ra tiền để bồi thường những khoản tiền đấy (dù chỉ là chi phí theo hầu kiện và án phí)? Ðảng Cộng Sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam làm gì có “của hồi môn” nào để lại mà tự gánh chịu thiệt hại? Tất nhiên những đồng tiền ấy là của NHÂN DÂN rồi! Thế thì, ai cho phép Ðảng Cộng Sản Việt Nam được tự ý sử dụng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân như vậy? Ai cho phép Ðảng Cộng Sản Việt Nam dùng mồ hôi của người lao động để đóng cái khoản “tiền ngu” cho mình như thế? Tại sao báo chí Việt Nam và những ông luật gia, luật sư lại chỉ nói đến việc ấy một cách vô cảm, vô trách nhiệm như là một “bài học kinh nghiệm”? Nhân dân Việt Nam đâu có cần và đâu có làm ra những “bài học kinh nghiệm” đó ?

Hay phải chăng những đồng tiền đó không phải là mồ hôi, nước mắt của nhân Việt Nam? Hoàn toàn không thể như vậy được, chẳng qua là do người dân không được biết sự thật đó thôi. Nhân dân Việt Nam cần phải biết sự thật! Những nhà hoạt động dân chủ, những người có khả năng và phương tiện để tuyên truyền đến dân chúng, cùng tất cả những người dân yêu nước Việt Nam, phải vạch rõ những sự thật này cho mỗi người dân trong nước được biết đến. Trách nhiệm là của tất cả mọi người, nếu chúng ta không muốn nhìn thấy bất công, nếu chúng ta không muốn đất nước và nhân dân phải chịu thiệt hại, nếu chúng ta không muốn lại tái diễn những sự kiện tương tự, chúng ta phải có trách nhiệm thông báo và giải thích rõ những sự kiện này đến mỗi người dân lao động Việt Nam? Tại sao các tổ chức đối lập ở Hải ngoại không lên tiếng đấu tranh với Chính phủ Việt Nam về những sự kiện này? Phải chăng là họ không cảm thấy thương xót cho tài sản, mồ hôi nước mắt của đồng bào mình đã bị Nhà nước cộng sản xâm phạm? Tại sao những nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước không lên tiếng đấu tranh với một sự việc quá rõ ràng và không thể bưng bít được (so với vụ án Tổng cục II mà lâu nay vẫn tốn nhiều giấy mực nói đến)? Phải chăng các nhà hoạt động dân chủ cho rằng vụ việc này không liên quan đến đấu tranh dân chủ, không thiệt hại đến đồng bào và cá nhân mình? Còn chờ gì nữa? Ðã đến lúc cần phải tự cảnh tỉnh và tự vấn mình!!

Bài viết này tôi cũng xin gửi đến toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong nước và Hải ngoại để chúng ta được biết thêm sự thật đằng sau bức màn đen tối của chế độ cộng sản Việt Nam. Tôi xin nhờ đến các cơ quan đài, báo Việt Nam ở Hải ngoại và đài, báo quốc tế có quan tâm đến sự việc này giúp tôi chuyển bài viết này đến đồng bào Việt Nam ở trong nước và trên khắp Thế giới. Tôi cũng rất mong sẽ nhận được những ý kiến của ông Trịnh Vĩnh Bình để khẳng định thêm tính trung thực về những tư liệu mà tôi đưa ra, đồng thời cũng rất mong muốn rằng ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ cho các cơ quan báo chí và đồng bào Việt Nam được biết thêm những chi tiết về cuộc “đào thoát” của mình, cùng những thủ đoạn đen tối của cơ quan an ninh cộng sản đã áp dụng đối với ông. Tôi cũng sẽ xin cung cấp thêm những thông tin riêng mà mình đang có liên quan đến vụ án mà ông đang theo đuổi, nếu ông thấy cần thiết.

Xin hẹn trở lại với độc giả ở một bài viết sau, nói về hậu quả của vụ án Bình Châu (Trịnh Vĩnh Bình) đã để lại cho gia đình ông Phạm Văn Phương và Ngô Chí Ðan, cũng chính là một vụ bê bối chính trị trong bộ máy cộng sản được ém nhẹm, ngụy trang dưới cái vỏ “kinh tế” để lừa bịp che mắt nhân dân.

Bà Rịa-Vũng Tàu 

Trần Quốc Hoàn


Vụ án Trịnh Vĩnh Bình (những ai muốn về VN làm ăn, nên đọc vụ án này)

Trúc Giang


– Một vụ án rất hấp dẫn!!!

Trên nói dưới không nghe
Điển hình cho tình trạng nầy là vụ án của Trịnh Vĩnh Bình.
Ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hoà Lan gốc Việt, theo mời gọi của đảng CS, đã đem tiền về VN đầu tư. Việc kinh doanh phát đạt, bị công an địa phương hãm hại để cướp tài sản.
Năm 1996, ông Trịnh Vĩnh Bình (TVB) bị bắt giam ở phòng cảnh sát điều tra PA-42 do trung tá Ngô Chí Đan làm trưởng phòng.
Gia đình khiếu nại và sự can thiệp mạnh mẽ của nước Hoà Lan.
Ngày 13-5-1998, sau khi xem hồ sơ, Thủ tướng Phan Văn Khải phê và gởi qua bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, nguyên văn như sau:
“Anh (chỉ ông Hương) chỉ đạo cho công an Bà Rịa-Vủng Tàu xem lại trường hợp của Trịnh Vĩnh Bình. Thủ tướng Hoà Lan đã đặt vấn đề. Tôi đã hỏi trực tiếp một số đồng chí lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vủng Tàu, anh Bình không có lỗi đến mức phải xử. Do anh dựa vào người trong nước, bị họ lừa gạt, làm bậy”. (Bút phê của Phan Văn Khải) Lê Minh Hương chuyển bút phê của Thủ tướng Khải xuống cho thứ trưởng công an Nguyễn Khánh Toàn, đề nghị giải quyết theo chỉ thị của ông Khải.
Câu chuyện tưởng như được giải quyết theo lịnh của Thủ tướng Khải, là không đưa ra toà xét xử, nhưng không ngờ, Trịnh Vĩnh Bình lại bị đưa ra Toà án Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vủng Tàu (BR/VT) và bị kêu án 13 năm tù, đóng phạt 480 lượng vàng (Do khám xét công ty tịch thu) và tịch thu toàn bộ tài sản về tội “kinh doanh bất hợp pháp” (trốn thuế) và tội lo hối lộ.
Trịnh Vĩnh Bình kháng án.
Nhưng có điều lạ là TVB không bị giam, mà vẫn tại ngoại, thư thả ở nhà.
Đó là việc mà Phan Văn Khải gọi là “Trên nói dưới không nghe”. Nếu như Nguyễn Khánh Toàn nghe lịnh cấp trên là Bộ trưởng Lê Minh Hương và Thủ tướng Khải, thì đâu có xảy ra cảnh CSVN bị mất mặt và mất tiền sau đó.
Nguyên do là Nguyễn Khánh Toàn đã binh vực đàn em là trung tá Ngô Chí Đan, trưởng phòng cảnh sát điều tra BR/VT. Mà cũng có thể đàn em nầy là tay kinh tài của xếp trên hổng chừng.
Vụ án trở nên phức tạp vì có nhiều cơ quan nhảy vào để binh vực che chở cho nhau. Những âm mưu được dàn dựng, hồ sơ ngụy tạo, biến vụ kiện kinh tế thành vụ kiện chính trị, làm cho những người cho rằng TVB là vô tội, như Phan Văn Khải, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Mạnh Cầm đành phải bó tay. Cuối cùng, công an địa phương, trung tá Ngô Chí Đan, đàn em của Nguyễn Khánh Toàn, thắng trận. Phép vua thua lệ làng.

1* Vụ án Trịnh Vĩnh Bình
1.1. Kinh doanh của ông Trịnh Vĩnh Bình
Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947 tại Sóc Trăng. Năm 1976, vượt biên qua định cư ở Hoà Lan với hai bàn tay trắng. Ông tiếp tục học và tốt nghiệp đại học. Được báo chí Hoà Lan ca ngợi là một người thành công trong hội nhập, và thành công trong kinh doanh. Báo chí gọi là “Ông vua chả giò”. Ông tham gia đảng chính trị Dân Chủ Tự Do, là đảng cầm quyền cuối thập niên 1980 ở Hòa Lan.
Đầu năm 1990, TVB tháp tùng đoàn doanh nghiệp Hòa Lan, đến VN thăm dò khả năng đầu tư.
Ông quyết định đóng cửa công ty chả giò ở Hòa Lan, đem 2,328,250 Mỹ kim tiền mặt, và 96 kí vàng về đầu tư ở VN.
Thành lập công ty Tín Thành ở Sài Gòn, xuất cảng nông, thủy sản. Công ty Bình Châu có nhà máy hải sản đông lạnh ở Vủng Tàu. Mua một số nhà đất ở Sài Gòn và BR/VT để phục vụ sản xuất. Xử dụng số vốn rất lớn trên 200 hecta đất ở Bà Rịa để trồng rừng, nghiên cứu việc nuôi tôm.
Xây dựng cơ sở biến chế thủy hải sản xuất cảng, với sản lượng 35% trên tổng số đánh bắt ở BR/VT. Xây khách sạn 10 tầng.
Sau 8 năm thành công trong kinh doanh, tài sản lên tới 6 tỷ đồng VN.
1.2. Năm 1996 bị bắt
Năm 1996 bị bắt và ra toà năm 1998.
Trịnh Vĩnh Bình trả lời phỏng vấn của đài RFA như sau:
“Công ty tôi có một số anh em cấu kết nhau, ăn cắp một số tiền ước lượng mấy trăm ngàn đô la qua nhiều năm tháng. Sau khi bị phát hiện, họ sợ bị tù tội nên dùng tiền bạc đút lót cho công an địa phương, phòng đó là PA-42, phòng cảnh sát điều tra Vủng Tàu. Đó là giám đốc, phó giám đốc và trưởng phòng tài chánh của tôi, thành một hệ thống ăn cắp. Bên công an nhận hối lộ, tìm cách bao che. Họ ra tay trước. Chụp mủ công ty tôi trốn thuế, khám xét công ty và bắt giam tôi.
Việt kiều về nước không được quyền mua nhà đất, cho nên phải nhờ thân nhân đứng tên. Một số người bà con lật lọng, tráo trở, giật tiền, tôi ở trong trường hợp đó.
1.3. Lòng tham của cán bộ Cộng sản
Trịnh Vĩnh Bình nói tiếp: “Thấy Việt kiều về nước làm ăn phát đạt nên họ có ý cướp giật. Tôi không quen đút lót, làm ăn chân chính, cho nên trở thành nạn nhân. Ở VN, khi Việt kiều làm ăn phát đạt thì bị chính quyền địa phương gây khó dễ để đòi tiền. Đây là vụ án mà tôi bị hàm oan. Qua một thơi gian dài, gia đình tôi, bản thân tôi và một số người binh vực công lý, đã gởi nhiều đơn khiếu nại khắp nơi, nhưng không được cứu xét. Cuối cùng, tôi phải dựa vào Hiệp Ước thương mại giữa VN và Hòa Lan, đưa vụ tranh chấp ra Toà án Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Quốc.
Sau một thời gian tại ngoại, tôi rất lo ngại cho mạng sống của mình, có thể bị bắt và bị giết, cho nên tôi phải đào thoát khỏi VN.” (Trả lời phỏng vấn đài RFA) Thật vậy, thời đó, ngay cả người dân, hễ thấy Việt kiều thì có ý “chặt đẹp” trong việc mua bán bình thường. Một tô bún bò ở chợ An Đông, một trái dừa xiêm bán cho Việt kiều thì giá cao hơn bán cho người trong nước. Một trái dừa là một trái dừa mà giả cả khác nhau tùy theo người mua là ai.
1.4. Báo Cộng sản kết tội Trịnh Vĩnh Bình Xin trích nguyên văn bài báo:
“Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947 tại Sóc Trăng. Năm 1976 vượt biên qua Hòa Lan.
Tính đến tháng 8 năm 1998, TVB nhập cảnh VN 63 lần, mỗi lần như thế mang theo vàng và đô la, tổng cộng 2,328,250 đô la và 96 kí vàng. Lập công ty Tín Thành mua bán nông hải sản.
Nhờ Trịnh Hiền Thanh chạy lo hộ khẩu cho mẹ vợ là bà Nguyễn Thị Thi, cho các em vợ là Phạm Thị Huệ, Phạm Thị Bé, Phạm Thị Tuyết Hằng về cư ngụ tại hộ, thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Nhưng có thêm hai hộ khẩu nữa ở thành phố Hồ Chí Minh và tại huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vủng Tàu.
Vợ chồng của đứa cháu gái là Trịnh Mộng Kiều và Triệu Văn Dữ và cà Trịnh Hiền Thanh cũng có tên trong hộ khẩu ở Vủng Tàu, với mục đích đứng tên mua nhà cửa và bất động sản. TVB nhận đất trồng rừng theo chương trình 327 của chính phủ.
Trịnh Vĩnh Bình nắm trong tay 11 căn nhà, 114 nền nhà và 2,847,745 mét vuông đất.
Năm 1992, TVB chỉ đạo cho nhân viên đưa hối lộ 510 triệu đồng cho Tạ Quang Luyện, cán bộ phụ trách Nhà Đất tỉnh BR-VT.
Ngày 11-12-1998, Tòa Án Nhân Dân BR/VT phạt TVB 13 năm tù giam, nhưng cho Bình được tại ngoại. TVB kháng án. (Tù giam nhưng tại ngoại) Trong khi TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử, thì TVB chạy vào nhà thương Chợ Rẫy xin cứu cấp vì cao huyết áp.
Qua chi tiết trong hồ sơ, Tòa phúc thẩm TP/HCM phạt 11 năm tù giam, tịch thu toàn bộ tài sản, tổng cộng 6.1 tỷ đồng và 480 lượng vàng.
Lợi dụng vẫn còn được tại ngoại, TVB bỏ trốn.
Đầu tháng 4 năm 2005, TVB chính thức nạp đơn lên Toà án Quốc tế đòi bồi thường 100 triệu đô la.
Đó không phải là đơn thuần của một vụ kiện tụng, mà có ý đồ gây hoang mang cho những người đã, đang và sẽ đầu tư vào VN. Một luật sư tuyên bố “Trịnh Vĩnh Bình bị tội bỏ trốn, về mặt pháp lý, VN cần phải phát hành lệnh truy nả và yêu cầu dẫn độ TVB về VN thi hành bản án” (Trích báo trong nước)

2* Phản ứng của chính phủ Hoà Lan
Năm 1996, Trịnh Vĩnh Bình bị bắt giam. Năm 1998 đem ra xử.
Đầu năm 2000, chính phủ Hoà Lan (HL) phổ biến một tập tài liệu 752 trang về vụ án của TVB. Người tích cực vận động cho TVB là GS J.J.C.
Voorhoever, là một trong 18 thành viên của Hội đồng Chính phủ Hoà Lan.
Cựu Bộ trưởng Quốc Phòng HL, cụu chủ tịch đảng Dân Chủ Tự Do mà TVB là một đảng viên.
– Thủ tướng HL, Wim Kok và Bộ trưởng Ngoại giao Van Aartsen gởi thơ trực tiếp cho Chủ tịch nước Trần Đức Lương yêu cầu giải quyết vụ án TVB. Đồng thời, triệu tập đại sứ CSVN là Đinh Hoàng Thắng đến Bộ Ngoại giao để phản đối.
– Cắt viện trợ phát triển và nhân đạo cho VN.
– Trong năm 2000, có 8 phái đoàn CSVN đến thăm HL. Đã bị tiếp đón lạnh nhạt và bị chất vấn tơi bời về vụ án TVB. Các phái đoàn của Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An (QH), Phan Văn Khải, Nguyễn Dy Niên (NG), Nguyễn Đình Bin… đều bị chất vấn và chống đối. Báo chí nổi giận gọi họ là “Những khách không mời mà đến”. Tệ hại hơn nữa, công khai loan tin họ là “Những con vẹt chỉ biết nói mà không biết nghe”. Trong khi đó, báo chí VN thì cho rằng các chuyến công du thành công mỹ mãn.
– Bà Margareeth de Boer, Chủ tịch Ủy Ban Ngoại giao Hạ viện HL dẫn đầu một phái đoàn sang VN, trực tiếp gặp Bộ trưởng NG Nguyễn Dy Niên. Bà Boer nhấn mạnh “Vì quyền lợi của hai nước, vụ án TVB phải được giải quyết tức khắc”.
Kết quả, Hoà Lan chỉ nhận được một công hàm của Bộ Ngoại giao CSVN, thông báo với nội dung là “Bắt đúng người, xử đúng tội, áp dụng đúng luật pháp”.
Thật là hết ý kiến.
Sự khác biệt về quan điểm giữa VN và Hoà Lan đưa đến bế tắc.
CSVN cho rằng, TVB là công dân VN. Vụ án là việc nội bộ, và HL đã xen vào công việc nội bộ của VN.
Trái lại, Hoà Lan coi vụ án là một vi phạm vào Hiệp ước Thương mại mà hai nước đã ký năm 1994. Trong đó bao gồm những khoản cho phép thân nhân trong nước được tham gia dưới hình thức là những công ty con, còn gọi là “đầu tư đội nón”.
Ngày 4-11-2001, tại Đại hội Đảng Bộ Vũng Tàu, Trung Ương đảng cho rằng vụ Trịnh Vĩnh Bình là một vụ xử sai lầm, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, vì thế, cấp trên thi hành kỷ luật đảng bộ Vủng Tàu. *(Đây là bằng chứng mà TVB nắm lấy) Ở Hoà Lan, một luận án tiến sĩ đệ nạp tại Đại học Luật Khoa Den Haag, trình bày rõ ràng trường hợp đầu tư của TVB, dựa theo Hiệp Ước Thương mại giữa hai nước VN và HL ký kết năm 1994. Luận án được in thành sách với 3 thứ tiếng, Hoà Lan, Anh và Pháp. Một bản tiếng Việt được phát hành sau đó.
Luận án nêu rõ luật rừng ở VN, sự lộng hành của Công an VN, phép vua thua lệ làng, cuối cùng đưa người đầu tư đến tù tội và bị tịch thu tài sản.

3* Thế giới lên án Cộng Sản Việt Nam
Vụ án TVB gây sôi nổi khắp thế giới.
Ngày 28-3-2005, nghị sĩ Jules Maaten, Quốc Hội Liên Âu (EU), từ Brussels cho biết, vụ án TVB đã gây hoang mang trong giới đầu tư ở châu Âu. Vụ án là một tác động tiêu cực đến quan hệ giữa EU và VN.
Tháng 6 năm 2005, khi Phan Văn Khải sang thăm Hoa Kỳ, kêu gọi ngoại quốc và người Việt đầu tư vào VN, thì các cơ quan truyền thông đồng loạt loan tin về CSVN âm mưu chiếm đoạt tài sản của Việt kiều Hòa Lan Trịnh Vĩnh Bình. Đài RFA (Mỹ), đài RFI (Pháp), đài BBC (Anh) đều phổ biến bài phỏng vấn ông TVB về trường hợp nạp đơn kiện CSVN tại Toà Án QT đòi bồi thường 100 triệu đô la.
Tờ báo Ngày Nay đăng một loạt tài liệu mà nhà báo Trọng Kim đã thu thập trong thời gian 10 năm về âm mưu của CSVN trong việc cướp đoạt tài sản TVB.
Dư luận nhận thấy đầu tư vào VN là một việc bấp bênh do cái thành tích lật lọng, tráo trở của CSVN. Đồng thời nhắc lại những vụ án để làm bằng chứng. Đó là vụ án của Luật sư người Ý Manizio Liberato, kiện sự lật lọng của VNAirlines và phán quyết của Toà án buộc phía VN phải bồi thường 6.5 triệu dô la cho nguyên cáo. CSVN không chịu bồi thường, tưởng đâu không có ai dám vào VN đòi tiền. Tức thời, Toà án ra phán quyết phong toả tất cả những chương mục của VN Airlines trên toàn châu Âu, và nếu VN không bồi thường, thì một án lịnh cho một ngân hàng xuất triền ra bồi thường cho nguyên cáo Manizio Liberato. CSVN chịu thua.
Vừa nhục vừa đau hơn bị bò đá vào dế.

4* Trịnh Vĩnh Bình vô tội
Ngày 4-12-1996, một thân nhân của TVB là Trịnh Hiền Thanh vu cáo TVB đưa hối lộ, khiến cho TVB bị bắt giam. Việc vu cáo nằm trong âm mưu của công an BR/VT.
Đến ngày 24-6-2002, Trịnh Hiền Thanh thú nhận bằng văn bản là y đã vu cáo cho TVB. Hiền Thanh chết vài năm sau đó do bịnh tiểu đường.
Qua bút phê của Phan Văn Khải cũng là một bằng chứng cụ thể TVB không có tội. Qua lời phát biểu của bà Nguyễn Thị Bình, Phó chủ tịch nước, tại QH và qua Trung Ương đảng tuyên bố thi hành kỷ luật đảng bộ Vủng Tàu và qua lời xác nhận của Ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên với các quan chức Hoà Lan, là vụ án có nhiều sai trái. Tất cả đều chứng tỏ TVB vô tội. Đó là những bằng chứng mà TVB sẽ xử dụng tại Tòa án QT, để chứng minh rằng mình vô tội, và đòi bồi thường 100 triệu USD.

5* Vụ án kinh tế biến thành vụ án chính trị Phòng cảnh sát điều tra PA-42 do trung tá Ngô Chí Đan làm trưởng phòng, đã nhận hối lộ và cũng thừa cơ hội đó, thực hiện âm mưu cướp tài sản của TVB. Thế lực của Ngô Chí Đan rất mạnh, và có ô dù ở trên bao che, cho nên thường tống tiền các doanh nhân, cụ thể là trong vụ án Phương Vicarrent, đã tống tiền 100,000 đô la . Ngô Chí Đan bị cách chức, tước danh hiệu Công an nhân dân.
Trung tá Ngô Chí Đan và anh vợ là Phạm Văn Phương đã trở thành 2 “ông trùm” ở địa phương. Vì TVB không biết luật giang hồ ở BR/VT, đã không “thần phục”, không làm lễ ra mắt ông trùm, không “cống nạp”, cho nên đã trở thành nạn nhân, bị tù và tịch thu tài sản.
Trong xã hội VN, làm ăn lương thiện thì bị nạn là thế. Cũng đừng ỷ lại vào việc cống nạp cho cấp trên là đủ. Phải nhớ qui luật, phép vua thua lệ làng mới tồn tại an toàn được.
Trung tá Ngô Chí Đan là đàn em của Thứ trưởng CA Nguyễn Khánh Toàn, ngoài ra, từ Tổng bí thư đảng cho đến những chức vụ lãnh đạo, Ngô Chí Đan quen lớn trên vài chục người.
Một bí mật ít người biết đến là, khi một Việt kiều về nước đầu tư, làm ăn, đều bị bí mật giám sát chặt chẽ của an ninh CS.
Ban đầu chỉ là một vụ có mục đích tống tiền, xét công ty và nhà để lấy vàng và tiền mặt, nhưng vì áp lực bên trên khá mạnh, cho nên vụ án kinh tế đã biến thành vụ án chính trị.
Bắt đầu, TVB là một đảng viên của đảng Dân Chủ Tự Do của Hoà Lan, do đó, TVB bị ghép vào tội làm gián điệp. Những bằng chứng được ngụy tạo, kế hoạch được dàn dựng, khiến cho những người cho rằng TVB vô tội như Phan Văn Khải, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Dy Niên, Nguyễn Mạnh Cầm đều lạnh cẳng, thụt lùi, rút cổ.
Những chứng cớ được ngụy tạo như việc TVB đã gặp Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch UBND tỉnh BR/VT Nguyễn Trọng Minh, để móc nối, lôi kéo, mua chuộc làm gián điệp. Thật sự, có việc gặp gở, đưa tiền, nhưng đó không phải là gián điệp, mà là một hình thức “bôi trơn” phong bì để làm ăn dễ dàng. Nhưng rất tiếc là TVB không biết bôi trơn ở địa phương, cho nên mới ra nông nổi.
Bị nắm cái tẩy, cho nên Phan Văn Khải không dám tiếp tục can thiệp nữa. Trong vụ TVB, Nguyễn Trọng Minh bị mất chức Chủ tịch UBND tỉnh BR/VT.

6* Bí mật bao trùm quanh vụ đào thoát
Bí mật bao trùm chung quanh việc TVB đào thoát khỏi VN. Một người bị kết án 11 năm tù giam mà làm thế nào để lên phi cơ bay về Hoà Lan cho được?
Theo lời giải thích của một người trong nước, mang tên là Trần Quốc Hoàn, thì Tổng Cục 2 của Bộ Quốc Phòng do Đặng Vũ Chính và con rể là Nguyễn Chí Vịnh đã tham gia việc bắt giam và tịch thu tài sản của TVB.
Vì nhận thấy việc bắt giam không có cơ sở, trái luật pháp quốc tế và luật VN cho nên sợ quốc tế xen vào, làm ra to chuyện sẽ có hậu quả xấu trên trường QT, cho nên tạo cơ hội để cho TVB trốn thoát, rồi sau đó thanh toán bằng một vụ án do các băng đảng thanh toán lẫn nhau, thì nhà nước không chịu trách nhiệm.
Công việc gián điệp của Tổng Cục 2 là việc bí mật không có thể kiểm chứng.
Nhưng mới đây, ngày 7-4-2011, Trưởng cục thi hành án dân sự tỉnh BR/VT tên Trần Văn Mười cùng 2 tên Lê Huy Hoàng và Hoàng Anh Linh bị bắt giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ba người bị bắt đã vi phạm nghiêm trọng trong vụ án Trịnh Vĩnh Bình, “dẫn đến việc khiếu kiện dài dài”.
Nhóm từ “Dẫn đến khiếu kiện dài dài” có thể hiểu là việc để cho TVB đào thoát mới có khiếu kiện dài dài. Bài báo không nêu đích danh lý do nào khiến cho 3 người bắt, nhưng đã nêu một trường hợp tương tự là 3 người đã ngâm bản án hơn 2 năm, không thi hành phán quyết của toà án.
Cũng tương tự như TVB bị kếu án 13 năm tù giam mà vẫn nằm nhà thoải mái.
Thế nhưng cũng có điều lạ khó hiểu, là tại sao vụ việc xảy ra từ 1998 cho đến nay là 13 năm, 3 đương sự mới bị bắt? Luật rừng của CSVN thật là khó hiểu, vì thế mới gọi là rừng.

7* Kiện ra Toà án Quốc Tế
Ngày 15-10-2003, vụ án bước sang giai đoạn mới, vượt ra khỏi phạm vi hai nước VN và HL, ông Trịnh Vĩnh Bình đã chính thức nhờ Tổ hợp Luật sư Covington Burling, có trụ sở ở Anh và Hoa Kỳ, đứng ra kiện nhà cầm quyền VN đòi bồi thường 100 triệu đô la Mỹ, trong khi số vốn đầu tư mang về VN khoảng 4 triệu.
Phụ trách vụ án, Tổ hợp Covington Burling có 1 luật sư đứng tòa, 3 luật sư lo hồ sơ, 2 thông dịch viên, 2 thư ký. Riêng TVB có một luật sư VN phụ trách liên lạc giữa TVB với Tổ hợp luật sư Mỹ. Ông TVB ký quỹ 150 ngàn USD.
Đầu tiên, luật sư Thomas Johnson, đại diện cho TVB gởi thơ cho Viện trưởng Viện Kiểm Sát ND Tối Cao VN là Hà Minh Trí, đề nghị dàn xếp giữa hai bên.
Nổ lực dàn xếp kéo dài gần 2 năm không có kết quả.
Tháng 5 năm 2004, TVB chính thức nạp đơn lên Toà Án QT thuộc Liên Hiệp Quốc. Toà án thụ lý và sẽ mở phiên tòa xét xử tại Stockholm, Thủ đô Thụy Điển vào cuối năm 2005. Tòa nầy gồm 3 thẩm phán, một người Thụy Điển, một người gốc Mỹ và một gốc Pháp.
Phía CSVN, cũng đã ký quỹ 150 ngàn USD để nhờ Tổ hợp luật sư Pháp Glide Loyrette Rouel, có văn phòng tại Hà Nội. Việc nầy chứng tỏ CSVN chấp nhận việc bồi thường 100 triệu USD cho TVB, nếu bị thua kiện.
Toà Án QT thông báo sẽ mở ra xét xử từ ngày 4-12-2005 đến 12-12-2005.
Ba tuần lễ trước phiên xử, Tổ hợp luật sư Mỹ thấy chắc ăn, cho nên tăng số tiền đòi bồi thường lên thành 150 triệu USD. Viện dẫn lý do là dựa theo giá mới.
7.1. Việt Nam bắt buộc phải tham dự phiên toà CSVN là bị cáo, nếu không tham dự phiên toà thì bị mất quyền tự bào chữa. Nếu vắng mặt thì bị xử khiếm diện và buộc phải tuân theo phán quyết của toà án.
Do kinh nghiệm lần trước, vụ một luật sư người Ý, ông Manizio Liberato kiện hảng hàng không VNAirlines, phía VN thua kiện mà không chịu bồi thường, tưởng rằng không có ai dám vào VN đòi tiền, cho nên tất cả các chương mục của VNAirlines ở các ngân hàng châu Âu bị phong toả để trả tiền bồi thường.
7.2. Toà Án Quốc Tế tạm hoãn.
Đáng lẻ Toà sẽ mở phiên xử từ ngày 4-12-2005 đến 12-12-2005, nhưng Toà tuyên bố tạm hoãn, vì lý do hai bên thỏa thuận dàn xếp bên ngoài Tòa.
7.3. Thế mạnh của Trịnh Vĩnh Bình
7.3.1. Đúng thời cơ
Đó là cuối năm 2006, VN có thể được gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (World Trade Organization=WTO) là cơ hội để được tham gia vào sinh hoạt của nền Kinh tế Thị trường tự do của chế độ tư bản. Vì kinh tế quốc doanh XHCN của Cộng Sản không ai thèm giao dịch và bị tư bản chèn ép về tội bán phá giá. Từ đó, VN sẽ có điều kiện dễ dàng ký những Hiệp ước thương mại với các quốc gia khác, mà VN rất muốn, gọi là mở cửa, hội nhập.
VN rất cần có nguồn vốn, cho nên kêu gọi ngoại quốc đầu tư do đó, phải từ bỏ bớt thói quen ngang tàng bướng bỉnh cố hữu. Đành phải chịu nhượng bộ, đó là thời cơ thuận lợi cho vụ án của TVB.
7.3.2. Trịnh Vĩnh Bình vô tội
Chính những văn bản và tài liệu chính thức của các quan chức VN đã xác nhận TVB vô tội. Cụ thể là bút phê của Thủ tướng Khải. Chính Ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên thừa nhận với quan chức Hòa Lan “Có sự sai sót trong vụ án TVB và hứa sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra lại”.
CSVN muốn dàn xếp bên ngoài Toà án, vì ở đó, số tiền bồi thường có thể được giữ bí mật. Hơn nữa, bị Toà án xử có tội, và ra lịnh phạt tiền bồi thường thì mất mặt quá. VN muốn còn chút đỉnh thể diện để mạnh dạn kêu gọi hùn hạp làm ăn. Nếu bản án được loan truyền khắp thế giới thì còn mặt mũi gì nữa.
Ông Trịnh Vĩnh Bình đã giữ lời hứa với nhà cầm quyền VN là không tiết lộ số tiền mà VN bồi thường, nhưng không dưới 100 triệu. Bởi vì, khi thân chủ đã uỷ quyền cho luật sư đại diện cho mình, thì từ lúc đó, thân chủ phải đứng ngoài tiến trình tranh tụng. Tổ hợp luật sư Mỹ đâu có chịu bị mất tiền khi đang ở thế thượng phong.
Đối với VN, ở thời gian đó, 100 triệu là số tiền to lớn của một nước nghèo chưa phát triển. 100 triêu có thể xây 200 trường trung học khang trang hiện đại, hoặc 30 bịnh viện lớn hay giúp cho 160,000 hộ gia đình thoát ra cảnh đói nghèo. Và nếu đem chia đầu người của 82 triệu dân, thì già trẻ bé lớn, mỗi đầu người phải đóng 20,000 đồng VN để bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình. Đó là chưa kể án phí hàng trăm ngàn đô la mà bên thua kiện phải trả.

8* Kết
Trong bộ máy nhà nước, nhiều trường hợp trên nói dưới không nghe, không ai nể ai, vì ai cũng có gốc bự hoặc chức vụ trong đảng.
Thủ tướng không được quyền chọn bộ trưởng, thứ trưởng, cho nội các của mình, mà cũng không được cách chức bộ trưởng hay thứ trưởng. Tất cả các chức vụ đều do Ban Tổ Chức đảng điều động, bổ nhiệm. Trong quân đội, chính ủy có quyền lớn hơn chỉ huy trưởng đơn vị.
Khi mà trên nói dưới không nghe, thì mệnh lệnh chỉ huy không còn được nghiêm chỉnh thi hành, đưa đến tình trạng không còn tôn ti trật tự, và luật pháp cũng không được chấp hành nghiêm minh nữa. Phép vua thua lệ làng là tình trạng vô luật pháp.
Hiện tượng nầy đưa đến tệ nạn bè phái, phe nhóm, ô dù, bao che, và ăn hối lộ. Đấu đá, thanh trừng nhau cũng chỉ vì cố bám lấy quyền lực, địa vị.
Đấu đá nhau nhiều khi khốc liệt, chơi nhau cạn tàu ráo máng, như trường hợp đệ nhất công thần, đại tướng Võ Nguyên Giáp, bị đì từng bước, cuối cùng bị cô lập, nói không ai nghe, viết thơ thỉnh nguyện chả ai trả lời.


Trúc Giang

Đăng bởi Ha Tran o­n Thursday, August 24, 2017 | 24.8.17


Trong những ngày này, dư luận ở khắp nơi đặc biệt là người Việt năm Châu đang hướng về một vụ kiện mang tầm quốc tế giữa nguyên đơn là doanh nhân người Hà Lan gốc Việt ông Trịnh Vĩnh Bình và bị đơn là Chính phủ Cộng sản Việt Nam (CSVN), hiện phiên xử đang diễn ra tại Paris (Pháp) kéo dài từ ngày 21/08 đến ngày 31/08/217. Câu hỏi đặt ra là liệu vụ kiện này nó tác động như thế nào đến hiện tình đất nước Việt Nam?…

Nhà báo Tường Yên, nhân vật trong bài viết (ảnh; facebook Lữ Thị Tường Yên)
Ngoại trừ những bài báo hiếm hoi được đăng tải trước đây thì trong những ngày này tại Việt Nam với hơn 850 cơ quan báo chí in, hơn 650 tạp chí và hơn 200 trang thông tin điện tử lại không có một dòng thông tin về vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ CSVN ra Tòa án quốc tế. Và phiên xử hiện đang diễn ra tại Paris, thủ đô nước Pháp dự kiến kéo dài từ ngày 21/08 đến ngày 31/08/2017 kết thúc. Vì lẽ này mà đông đảo người dân Việt Nam ở trong nước nếu không tìm hiểu từ các trang báo “lề trái” hoặc báo đài Việt Ngữ quốc tế thì hoàn toàn mù mịt thông tin, mơ hồ về vụ kiện và sẽ không biết chính xác phiên xử diễn ra như thế nào?
Chia sẻ với Cali Today, nhà báo Tường Yên và cũng là nhà hoạt động Nhân quyền người Hà Lan gốc Việt cho biết đã có mặt tại Paris vào sáng ngày 21/08, cùng với một số người Việt ở vài nơi tụ họp về tổ chức biểu tình và làm truyền thông trực tiếp phiên xử ở bên ngoài trụ sở Tòa Trọng tài quốc tế số 112 Ave Kleber -75016 Paris. Những biểu ngữ mà người biểu tình đem đến không chỉ hướng về cá nhân ông Trịnh Vĩnh Bình mà còn hướng về Việt Nam. Những bài hát; “Anh là Ai”, “Dậy mà đi!” hoặc “Trả Lại Cho Dân” bằng lời Việt ngân vang giữa đường phố Paris khiến không khí vốn hào hứng càng thêm hào hứng, như có một niềm tin là vụ kiện này sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội Việt Nam như lời chia sẻ của nhà bào Tường Yên:
“Những bản nhạc “Dậy mà đi” “Ai là Ai?” “Trả Lại Cho Dân”…nhiều người hát theo những bài này. Tôi nghĩ vụ kiện này như cho người ta một làn gió mới, một sức mạnh niềm tin là người dân Việt Nam sẽ thay đổi và có thể thay đổi”
Một số người Việt tụ tập biểu tình phía đối diện Tòa trọng tài quốc tế Paris, thời điểm diễn ra phiên xử (ảnh; Facebook Phạm Văn Thành)
Cali Today điểm sơ lại vụ kiện: Ông Trịnh Vĩnh Bình (SN1947) là một doanh nhân Hà Lan gốc Việt. Năm 1976, ông vượt biên sang tị nạn tại Hà Lan và thành công với việc kinh doanh sản phẩm chả giò nên có biệt danh “Vua Giò Chả”. Vào năm 1987, tin tưởng vào tiếng gọi của CSVN nên ông Bình đem tiền bạc, sản nghiệp về Việt Nam đầu tư vào các ngành kinh doanh: bất động sản, du lịch, sản xuất…ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Sài Gòn. Trong vòng chưa đầy 10 năm, tức là từ năm 1987 đến 1996, công việc làm ăn của ông Bình lên như “diều gặp gió”, nâng số tài sản lên gần gấp 8 lần so với số vốn ban đầu. Tuy nhiên, ngay sau đó tai họa ập xuống, ông Bình bị Công an Bà Rịa- Vũng Tàu bắt giam và truy tố với cáo buộc “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và “đưa hối lộ”.
Năm 1998, Tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Ông Bình sau đó kháng cáo, vào năm 1999 Tòa phúc thẩm tối cao tại Sài Gòn tuyên giảm hình phạt xuống 11 năm tù dành cho ông Bình. Nhiều tài sản của ông Bình sau đó bị Ủy ban tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu, bán đấu giá.
Được sự giúp đỡ của Chính phủ Hà Lan, ông Bình được tại ngoại để chấp hành hình phạt và sau đó ông Bình đã thành công trong việc tìm đường đào thoát ra khỏi Việt Nam.
Năm 2003, viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994, ông Bình đã nhờ tổ hợp luật sư nổi tiếng Covington Burling ở Washington (Hoa Kỳ) nộp đơn kiện Chính phủ CSVN ra một Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư, đặt tại Stockholm (Thụy Điển). Phiên xử quốc tế dự định là sẽ bắt dầu vào tháng 12/2005 tại Stockholm nhưng sau đó phải dừng vì phía ông Bình và phía đại diện Chính phủ CSVN đã có những thỏa thuận bên ngoài. Theo đó, Chính phủ CSVN đồng ý xóa án cho ông Bình, bồi thường 15 triệu USD và trả lại toàn bộ tài sản đã lấy của ông Bình. Đổi lại, ông Bình phải rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận trên.Năm 2006, Chính phủ CSVN miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Bình và cho ông được phép trở lại Việt Nam.
Năm 2012, các ông Trần Văn Mười, Lê Minh Huy Hoàng và Hoàng Anh Linh nguyên là những nhân viên Cục Thi hành án dân sự ở Bà Rịa- Vũng Tàu và cũng là những người dính vào vụ án Trịnh Vĩnh Bình bị bắt và sau đó bị Tòa án tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên án bằng với thời gian tạm giam.
Trải qua mấy năm không thấy Chính phủ CSVN thực hiện đúng cam kết với những gì đã thỏa thuận ở bên ngoài phiên xử vào năm 2003, nên tháng 01/2015, ông Bình tiếp tục đệ đơn kiện Chính phủ CSVN lần hai ra Tòa án quốc tế.
doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình (ảnh; thông tin văn hóa Blogger)
Ngày 21/08/2017, Tòa án quốc tế đưa vụ án ra xét xử tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình và bị đơn là Chính phủ CSVN, số tiền bồi thường tối thiểu là 1,25 tỷ USD mà ông Bình đưa ra vì lý do bị oan ức. Được biết, tổ hợp luật sư giúp pháp lý cho ông Bình trong phiên xử lần này là văn phòng luật sư King & Spalding LLP một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ.
Theo nhà báo Tường Yên, vụ kiện không chỉ mang tính “thắng-thua” giữa ông Trịnh Vĩnh Bình với Chính phủ CSVN mà đối với Chính phủ CSVN nó còn ảnh hưởng rất lớn đến phương diện ngoại giao quốc tế. Cũng phải nói thêm, vào tháng 07/2017 vừa qua, Chính phủ CSVN đã bị Chính phủ Đức “trút cơn thịnh nộ” khi có hành vi cho mật vụ đột nhập vào nước Đức bắt một người Việt đang xin tỵ nạn là ông Trịnh Xuân Thanh đem về Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm luật pháp nước Đức mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, nay thêm vụ kiện của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình liên quan đến pháp luật Hà Lan. Rõ ràng, kết quả vụ kiện dù có như thế nào thì trong bối cảnh ngoại giao quốc tế, Chính phủ CSVN đang bị ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ và đồng thời nó cũng sẽ mở ra những tiền lệ khác ngay trong chính đất nước Việt Nam.
“Ảnh hưởng tới Việt Nam thì nhiều mặt lắm; thứ nhất là ảnh hưởng tới giới kinh doanh, họ sẽ mượn cái này như một tiền lệ để đi kiện Chính phủ CSVN mà điều này theo tôi tìm hiểu là có nhiều người đã bị Chính phủ CSVN lường gạt mà họ không dám đứng ra kiện như ông Trịnh Vĩnh Bình, hoặc là họ nghĩ họ quá bé nhỏ, bị phá sản tiền mất tật mang thì họ đâu còn sức đâu để kiện Chính phủ CSVN ra quốc tế…”- Lời của nhà báo Tường Yên.
Nếu nói về những người dân bị cướp đất thì ông Trịnh Vĩnh Bình nói đúng ra cũng là một người bị cướp đất như bao dân oan Việt Nam, có khác chăng ông là dân oan người Hà Lan gốc Việt. Còn nói về những người bị bỏ tù oan sai, bị xâm phạm nhân quyền như những Tù nhân lương tâm ở Việt Nam thì ông Bình cũng là người từng bị CSVN bỏ tù oan sai. Vì vậy, theo nhà báo Tường Yên những người bị cướp đất, bị xâm phạm nhân quyền ở Việt Nam có thể tận dụng những gì có được từ vụ án ông Trịnh Vĩnh Bình mà mạnh mẽ, khi có điều kiện cần thiết thì kiện Chính phủ CSVN ra Tòa án quốc tế để bảo vệ chính mình. Sâu xa hơn, vụ kiện này nó còn…
“Cho người ta thêm niềm hứng khởi mới để mà tiếp tục chiến đấu nếu phán quyết mà bất lợi cho Chính phủ CSVN thì Chính phủ CSVN sẽ kiệt quệ về tài chính, đẩy sự bất mãn của người dân hoặc người nằm trong bộ máy công quyền đặc biệt là người chỉ phục vụ vì quyền lợi chứ không phải vì lý tưởng, một khi Chính phủ CSVN phá sản thì họ sẽ bất mãn. Lúc này cuộc đấu tranh sẽ thuận lợi hơn khi có sự phối hợp trong ngoài.”- Nhà báo Tường Yên nói.Hiện tại căn cứ vào những tài liệu có được từ vụ kiện thì đông đảo dư luận đều quả quyết là ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ thắng Chính phủ CSVN. Và nếu như thế thì dư luận đặt hỏi ngược lại là liệu Chính phủ CSVN có thực thi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế đưa ra khi bản thân bị thua kiện hay không?
Nhà báo Tường Yên kết lời, Tòa trọng tài quốc tế có thể ra chế tài tước đoạt tài sản của Chính phủ CSVN đã đầu tư ở nước ngoài hòng bắt Chính phủ CSVN phải tuân thủ phán quyết. Ngoài ra, nhà báo Tường Yên chia sẻ thêm:
“Tôi nghĩ là Tòa trọng tài quốc tế là Tòa tối cao rồi họ không thể đi chổ nào để phản kháng về quyết định này được nữa. Thành ra tôi nghĩ họ sẽ cùng đường, không còn con đường nào để chạy được nữa.”
Paris tháng Tám mùa thu năm nào cũng với những hàng cây ven đường, khu rừng Blouson nổi tiếng rực vàng ánh nắng, chiếu nhẹ trên những xa lộ. Paris vẫn luôn lãng mạn trong từng thi thơ, ca khúc. Song. Paris năm 2017 còn là nơi có phán quyết định mệnh liên quan đến một nước có tên Việt Nam. /.
Thiên Hà

Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ VN - Kỳ cuối: Hai chữ 'hợp lý' trị giá tỷ đô

https://www.youtube.com/watch?v=ME1UcUxf95s
Aug 22, 2017 - Uploaded by VOA Tiếng Việt
Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ VN - Kỳ cuối: Hai chữ 'hợp lý' trị giá tỷ đô ... Vụán Trịnh Vĩnh Bình, từ vụ việc mang tính ...

Trực tiếp phiên toà Trịnh Vĩnh Bình kiện CSVN ra Toà Án trọng Quốc ...

https://www.youtube.com/watch?v=8Tx73C-p6S0
Aug 21, 2017 - Uploaded by Người Đưa Tin TV
Trực tiếp phiên toà Trịnh Vĩnh Bình kiện CSVN ra Toà Án trọng Quốc Tế

Thừa thắng xông lên kiện CSVN: BPSOS công bố chương trình công dân Mỹ gốc Việt và toàn thể người Việt trên thế giới đòi tài sản bị  bị CSVN cướp đoạt

August 31, 2017


Hôm nay, BPSOS công bố chương trình “Công Dân Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”, gọi tắt là “Đòi Tài Sản”, với 2 mục tiêu chính:

(1)    Đòi hỏi chính quyền Việt Nam bồi thường các tài sản đã tịch thu của người dân miền Nam sau tháng 4 1975 và của những người dân miền Bắc di cư năm 1954 mà nay họ hay con cháu của họ là công dân Hoa Kỳ;

(2)    Đẩy lùi nạn cưỡng chế đất đai đang tạo nên thảm cảnh “dân oan” ở Việt Nam.

Năm 2013, BPSOS lên tiếng giải thích kế hoạch đòi tài sản và đã nhận được gần 100 hồ sơ đến từ nhiều tiểu bang và trong những hoàn cảnh rất đa dạng. Số hồ sơ này đã giúp chúng tôi tìm hiểu các hình thức cưỡng đoạt tài sản bởi chính quyền Việt Nam và thăm dò chính sách của Hành Pháp Obama. Nay chúng tôi xét thấy sẽ thuận lợi hơn để thực hiện chương trình đòi tài sản dưới Hành Pháp Trump.

Chúng tôi chủ trương dùng luật pháp và hệ thống chính trị Hoa Kỳ, chứ không quan tâm đến chính sách của chính quyền Việt Nam. Luật Hoa Kỳ có những điều khoản bảo vệ tài sản và lợi ích của công dân. Tháng 6 vừa qua chúng tôi thuê 2 hãng luật nhiều kinh nghiệm để tư vấn và tiếp sức vận động chính sách. Đầu tháng 8, chúng tôi ký hợp đồng với hãng luật thứ 3 để nghiên cứu việc thực hiện vụ kiện tại các toà án Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ có loạt bài giải thích về từng điều khoản và cách để khai thác, và đã thiết lập trang mạng để mọi người dễ truy cập: doitaisan.org.

Với thông báo này, chúng tôi bắt đầu tiếp nhận hồ sơ một cách rộng rãi. Quý Vị nào muốn tham gia, xin điền mẫu đơn đính kèm và gửi về: taisan@bpsos.org. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng từng hồ sơ và sẽ thông báo riêng với từng người về bước kế tiếp.

Nếu cần thêm thông tin, xin liên lạc qua email: taisan@bpsos.org hay qua điện thoại: 703-538-2190

Mẫu Đơn Thông Tin Sơ Khởi


Chương Trình Đòi Tài Sản

Ngày: __________________

Xin điền mẫu đơn này đầy đủ và chính xác ở mức có thể. Nếu có tài liệu hay văn kiện liên quan thì xin gửi kèm. Mọi thông tin sẽ được bảo mật. Xin gửi về: taisan@bpsos.org.

Những thông tin trong đây sẽ giúp chúng tôi thẩm định trường hợp của Quý Vị để xem có phù hợp với chương trình Đòi Tài Sản của chúng tôi hay không.  Khi nhận mẫu đơn này từ Quý Vị thì không có nghĩa là chúng tôi đã nhận hồ sơ của Quý Vị vào chương trình. Chúng tôi sẽ thông báo với Quý Vị kết quả thẩm định sau khi nghiên cứu hồ sơ kỹ lưỡng.

Những câu hỏi nào Quý Vị không hiểu rõ hay không biết câu trả lời, xin ghi “không rõ”. Chúng tôi sẽ liên lạc để hỏi thêm.

Trong đơn này, “bất động sản” bao gồm nhà và đất.

  1. 1. Thông tin cá nhân

Tên họ:

Địa Chỉ:

Ngày sinh:

Nơi sinh:

Địa chỉ email:

Điện thoại:

Di động: _________________ Nhà: ______________ Sở làm: _______________

Cách tiện nhất để liên lạc với Quý Vị:

  1. 2. Thông tin bối cảnh
  1. Quý vị có là công dân Mỹ?
  1. Nếu là công dân Mỹ,
  1. Ngày nhập tịch:
  1. Gia đình của Quý Vị có bất động sản bị tịch thu bởi chính quyền Việt Nam không?
  1. Nếu có, xin cho biết bị tịch thu vào thời điểm nào và trong hoàn cảnh nào:
  1. Ai là người đứng tên bất động sản khi nó bị tịch thu?
  1. Nếu Quý Vị không là chủ nhân của bất động sản thì Quý Vị quan hệ như thế nào với chủ nhân của nó?
  1. Quý vị có những giấy tờ gì để chứng minh quyền sở hữu bất động sản không?

Nếu có, thì xin gửi kèm bản sao của giấy tờ ấy.

  1. Chính Quý Vị hay có ai khác trong gia đình Quý Vị đã nhận bồi thường cho việc tịch thu ấy?

Nếu có, xin cho biết trong hoàn cảnh nào và mức bồi thường là bao nhiêu:

  1. Hiện nay Quý Vị đã có luật sư nào đại diện cho việc đòi bất động sản không?

Nếu có, xin cho biết tên và thông tin liên lạc của luật sư:

  1. 3. Tình trạng bất động sản
  1. Nếu ở trong Nam, địa chỉ của bất động sản trước ngày 30 tháng 4, 1975:

Nếu ở ngoài Bắc, địa chỉ của bất động sản trước năm 1954:

Địa chỉ hiện nay, nếu biết:

  1. Bất động sản được Quý Vị dùng cho mục đích gì trước khi bị tịch thu?
  1. Cách nào bất động sản ấy trở thành tài sản của gia đình của Quý Vị?
  1. Quý Vị hay có ai trong gia đình Quý Vị bán hoặc cho đi toàn phần hay một phần của bất động sản ấy?
  1. Nếu không phải là sở hữu chủ nguyên thuỷ, xin cho biết cách nào Quý Vị trở thành sở hữu chủ:
  1. Có bao giờ bất động sản ấy được định giá? 

a. Nếu có, thì năm nào và bao nhiêu? Ai là người định gia?

  1. Khi bất động sản bị tịch thu, sở hữu chủ có nhận được thông báo của chính quyền?
  1. Nếu có, xin gửi bản sao của thông báo ấy.
  1. Nếu không, cách nào và lúc nào Quý Vị biết là bất động sản ấy bị tịch thu?
  1. Quý Vị có biết bất động sản ấy đang được sử dụng như thế nào, và bởi ai?

10.  Có ai trong gia đình Quý Vị đã về Việt Nam sau khi bất động sản ấy bị tịch thu?

  1. Nếu có, xin cho biết là người ấy có tìm cách để đòi lại bất động sản?
  2. i.         Xin cho biết tên họ người ấy và quan hệ ra sao với Quý Vị:
  1. ii.         Người ấy về Việt Nam năm nào?
  1. iii.         Kết quả ra sao?

11.  Có điều gì Quý Vị muốn chia sẻ thêm về trường hợp của mình?

Theo machsongmedia


Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Khai thác luật Hoa Kỳ – Kỳ 1

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Trong những ngày qua, dư luận người Việt ở trong và ngoài nước theo dõi sát việc hội đồng trọng tài được triệu tập ở Paris, Pháp để xét đơn khiếu nại của Ông Trịnh Vĩnh Bình, đòi chính quyền Việt Nam bồi thường 1.25 tỉ Mỹ kim. Bất luận kết cục ra sao, vụ này chứng minh rằng khi bị lôi ra sân chơi quốc tế, chế độ cộng sản ở Việt Nam không thể tuỳ tiện như trên sân nhà. Ông Bình đã dùng tư cách công dân Hoà Lan để lôi chính quyền Việt Nam vào thủ tục trọng tài.

Ở Hoa Kỳ hiện có nhiều nghìn, thậm chí nhiều chục nghìn, hồ sơ với căn cứ pháp lý mạnh hơn trường hợp của Ông Bình. Trong 4 năm qua chúng tôi đã nghiên cứu khoảng 100 hồ sơ như vậy và tháng 6 vừa rồi triển khai chương trình công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản. Chương trình này gồm 3 mũi nhọn chính để khai thác luật và hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Chương trình này áp dụng cho các tài sản của công dân Hoa Kỳ đã bị cưỡng đoạt bất hợp pháp bởi chính quyền Việt Nam từ năm 1954 cho đến nay.

Mũi nhọn thứ nhất là kiện chính quyền Việt Nam ra toà án liên bang và tiểu bang Hoa Kỳ.

Thông thường, một công dân ở quốc gia này không thể kiện một chính quyền của quốc khác. Tuy nhiên, luật Hoa Kỳ có một biệt lệ. Luật Foreign Sovereign Immunity Act (FSIA), ban hành năm 1976, cho phép công dân Hoa Kỳ kiện chính quyền ngoại quốc trong trường hợp bị tước đoạt tài sản không bồi thường, và người đứng đơn kiện không nhất thiết phải có quốc tịch Hoa Kỳ vào thời điểm tài sản bị tước đoạt.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, số trường hợp công dân Mỹ gốc Việt có thể khai thác luật này để kiện chính quyền Việt Nam có thể lên đến 20 nghìn. Trong đó có những người bị tịch thu các tài sản mà họ để lại ở miền Bắc khi di cư vào Nam năm 1954, và những người bị tịch thu tài sản sau tháng 4 1975. Ngoài ra, một số cộng đồng tôn giáo cũng có thể đứng đơn kiện – chúng tôi sẽ giải thích điểm nay trong một bài khác.

Thay vì dùng lý để giải thích, tôi sẽ minh hoạ Luật FSIA qua vụ kiện Altmann v. Republic of Austria, xảy ra cách đây không lâu.

Bà Maria Altmann sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Áo vào đầu thế kỷ trước. Chú của Bà là một chủ ngân hàng giàu có. Năm 1938, chính quyền Đức Quốc Xã ở Áo tịch thu 6 bức tranh mà người chú đặt hàng với danh hoạ Gustav Klimt. Ít lâu sau, vợ chồng người chú chạy thoát sang Thuỵ Sĩ. Bà Maria cùng với vị hôn phu chạy thoát đến được Hoa Kỳ. Khi Đức thua trận đệ nhị thế chiến và phải rút quân, họ giao các bức tranh này lại cho chính quyền Áo. Vì vợ chồng người chú không con cái, khi họ chết đi Bà Maria đương nhiên thừa hưởng gia tài, trong đó có các bức tranh của Klimt.

Năm 1999 Bà Maria, lúc ấy 83 tuổi, được một nhà báo người Áo và một luật sư trẻ người Mỹ gợi ý kiện chính quyền Áo để đòi các bức tranh Klimt. Họ tận tình giúp Bà làm đơn kiện ra toà Liên Bang ở California. Luật sư đại diện chính quyền Áo yêu cầu toà huỷ vụ kiện, lập luận rằng hành vi tịch thu xảy ra trước khi Luật FSIA ra đời. Năm 2004, Tối Cao Pháp Viện bác bỏ lập luận này, phán xét rằng Luật FSIA có tính hồi tố vô thời hạn, rồi giao cho toà dưới tiến hành xử kiện.

Biết chắc sẽ thua, chính quyền Áo đề nghị giải quyết theo thể thức trọng tài để giảm thiệt hại. Bà Maria cũng đồng ý vì e không còn sống bao lâu để đeo đuổi vụ kiện có thể kéo dài hàng chục năm.

Năm 2006, Hội Đồng Trọng Tài độc lập được triệu tập tại thủ đô Áo. Họ phán quyết rằng chính quyền Áo phải trả các bức tranh Klimt cho Bà Maria, trị giá tổng cộng lúc ấy là 325 triệu Mỹ kim. Bà bán chúng cho một bảo tàng viện ở New York và tặng phần lớn tài sản kếch xù có được vào cuối đời cho các tổ chức từ thiện. 5 năm sau chiến thắng lịch sử này, Bà Maria qua đời ở tuổi 95. Vụ kiện của Bà Maria được Hollywood đóng thành phim (Woman in Gold, xem: https://youtu.be/h_VMwJDz4HU), chưa kể nhiều bộ phim tài liệu như Stealing Klimt và The Rape of Europa.

Các điểm có thể rút tỉa từ vụ kiện theo Luật FSIA này gồm có: (1) Bà Maria không là công dân Mỹ khi các bức tranh Klimt bị Đức Quốc Xã tước đoạt; (2) lúc ấy Bà Maria cũng không là sở hữu chủ của các bức tranh này mà mãi sau này mới được thừa kế chúng; (3) việc tước đoạt xảy ra gần 40 năm trước khi Luật FSIA được ban hành; (4) chính quyền Áo không là thủ phạm tước đoạt mà tiếp nhận các bức tranh này từ chính quyền Đức. Đây là những điểm mạnh của Luật FSIA; chúng mở rộng cánh cửa tư pháp cho rất nhiều hồ sơ đòi bồi thường của người Mỹ gốc Việt, vượt xa phạm vi của thủ tục trọng tài trong trường hợp của Ông Trịnh Vĩnh Bình.

BPSOS đã ký hợp đồng với một nhóm luật sư chuyên về tranh chấp tài sản quốc tế để thảo đơn kiện chính quyền Việt Nam. Trong số nguyên đơn có một số là cựu giáo dân của Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng; cách đây 7 năm, chính quyền Đà Nẵng đã dùng bạo lực để cưỡng đoạt tài sản của họ. Chúng tôi nhắc đến các hồ sơ Cồn Dầu ở đây vì cũng những hồ sơ này sẽ được dùng làm ví dụ khi trình bày các mũi nhọn khác. Điểm này cho thấy là, để tăng triển vọng thành công, một hồ sơ có thể được dùng trong cả 2 hoặc 3 mũi nhọn cùng lúc.

Bên cạnh những điểm mạnh đã nêu, con đường kiện ra toà có một số điểm bất lợi: (1) một vụ kiện có thể kéo dài cả chục năm; (2) tốn kém nhiều; (3) dù thắng kiện thì việc truy thu tiền bồi thường sẽ không đơn giản nếu chính quyền bị thua kiện không hợp tác.

Trong bài sau, chúng tôi sẽ trình bày một số cách để gia giảm những hạn chế này. Chúng tôi cũng sẽ trình bày một vụ kiện thành công nhắm vào 2 công ty quốc doanh của Việt Nam cách đây gần 20 năm mà BPSOS đã dự phần.

Theo Machsongmedia

Gián điệp mạng TQ 'gia tăng tấn công VN'

Hội thảo An ninh mạng 2017 ngày 25/8 tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.Bản quyền hình ảnhTHANHNIEN.VN
Image captionHội thảo An ninh mạng 2017 ngày 25/8 tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Gián điệp mạng làm việc cho chính phủ Trung Quốc đang mở rộng các cuộc tấn công vào các quan chức và doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm căng thẳng trên biển Đông đang leo thang.

Công ty an ninh mạng Hoa Kỳ, FireEye nói với hãng tin Reuters rằng các cuộc tấn công đã xảy ra trong những tuần gần đây cho thấy họ bắt đầu nhắm vào lĩnh vực thương mại đầy tiềm năng ở Việt Nam và cố gắng thu thập nguồn thông tin rộng lớn ở đó.

Bộ Công an Việt Nam vào tuần trước cho biết chỉ nửa năm 2017 cả nước có hơn 4600 trang thông tin có tên miền quốc gia bị tin tặc tấn công hoặc chiếm quyền điều khiển, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số này, có 148 trang web thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước, nơi tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng mà tin tặc có thể khai thác và chiếm đoạt.

Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, nói tại Hội thảo An ninh Mạng rằng vụ tấn công vào ngành hàng không của Việt Nam ngày 29.7.2016 gây tổn hại về vật chất và uy tín đối với ngành hàng không và cả môi trường an toàn và ổn định nói chung.

Tướng Thuận nói tin tặc, trong cuộc tấn công đó, đã chiếm đoạt 91,7 MB dữ liệu với nhiều thông tin nhạy cảm, làm ngưng trệ gần 100 chuyến bay, chiếm quyền điều khiển giao diện màn hình hiển thị tại các sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong các đợt tấn công này, màn hình của sân bay đã bị chèn nội dung đả kích Việt Nam và Philippines, một hành động được xem là trả đũa sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Manila kiện Bắc Kinh về chủ quyền đường 'chín đoạn' ở Biển Đông.

Tin tặc TQ tấn công Việt Nam trước APEC?

FireEye: Tin tặc từ VN 'tấn công Philippines'

Đội tin tặc APT32 tung hoành ở VN?

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng được Reuters dẫn lời nói rằng các cuộc tấn công trên mạng sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng theo luật pháp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nói rằng Trung Quốc phản đối tất cả hành động xâm nhập mạng bất hợp pháp hoặc ăn cắp bí mật và cũng phản đối bất cứ cáo buộc chống lại bất cứ quốc gia nào mà không có bằng chứng.

Trần Đại QuangBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChủ tịch Trần Đại Quang (trái) vừa lên tiếng kêu gọi tăng cường kiểm soát mạng chặt chẽ hơn để chống lại các cuộc tấn công mạng

FireEye cho biết các cuộc tấn công Việt Nam liên quan đến hình thức gửi tài liệu bằng tiếng Việt cho người dùng và yêu cầu các thông tin tài chính. Khi người dùng mở các tư liệu này, mã độc sẽ xâm nhập vào máy tính và gửi lại các thông tin cho gián điệp mạng, dẫn đến khả năng gián điệp mạng có thể thâm nhập vào cả hệ thống.

FireEye đã phát hiện ra sự liên hệ giữa các cuộc tấn công với một nhóm tin tặc gọi là Conimes. Nhóm này tập trung vào Đông Nam Á, nhưng mục tiêu chính là Việt Nam và đặc biệt là từ khi căng thẳng biển Đông leo thang, ông Read nói.

Tuy nhiên ông không thể nói chính xác những thông tin nào đã bị thu thập, theo Reuters.

Trước đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã kêu gọi tăng cường kiểm soát mạng chặt chẽ hơn để chống lại các cuộc tấn công mạng.

Và để ngăn chặn các "hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ... tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước," theo báo Tuổi Trẻ.

Ông Read nói những vụ tấn công mà họ phát hiện ra ở Việt Nam tương đối đơn giản và nhắm vào người dùng có phiên bản Microsoft Word trước năm 2012.

"Họ đang sử dụng các kỹ thuật tương đối đơn giản bởi vì có vẻ kỹ thuật này là hiệu quả," ông nói.

Trước đó, BuzzfeedNews dẫn lời giới quan sát cảnh báo rằng một nhóm tin tặc được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn dường như đang tấn công giới chức Việt Nam với các mã độc trong email để giành lợi thế trong các cuộc đàm phán mậu dịch.


TƯỜNG THUẬT BUỔI ĐIỀU TRẦN VỀ LUẬT CHẾ TÀI CÁC QUAN ...

https://www.youtube.com/watch?v=euUIieRJvOA
Jul 2, 2017 - Uploaded by Việt Nam Thân Yêu Lạc Hồng
Vận động chế tài giới chức chính quyền Việt Nam: đã bắt đầu Ts. Nguyễn ... 2017 http://machsongmedia.com

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.6567

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca