Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Cướp của giết người từ Bắc tới Nam, thêm 2 hiệp sĩ bị đâm chết tại thành Hồ
13.05.2018

Dân trí - Liên quan đến vụ nhóm trộm đâm các hiệp sĩ khi bị phát hiện đang trộm cắp xe SH của người dân, theo thông tin phóng viên Dân trí ghi nhận được, đến rạng sáng 14/5, đã có thêm 1 nạn nhân tử vong, nâng số người chết trong vụ việc này lên 3 người.

Vụ trộm đâm chết hiệp sĩ: Thêm 1 người tử vong

 >> 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong khi bắt trộm

Đến rạng sáng 14/5, người dân sống tại khu vực xảy ra vụ trộm xe máy táo tợn trên đường Cách Mạng Tháng 8 vẫn còn bàng hoàng, xôn xao trước sự việc.

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, 45 tuổi bán hàng gần hiện trường giọng còn run run kể lại sự việc: “Tôi nghe tiếng hô cướp cướp nên chạy ra xem thì thấy 2 nhóm đánh nhau. Tôi không biết ai là cướp, ai là hiệp sĩ nữa. Sau đó chỉ thấy nhiều người bị thương bê bết máu. Một người nguy kịch nằm dưới đường”.

“Lúc 2 bên giằng co, bất ngờ 1 thanh niên cầm hung khí đâm tới tấp khiến nhiều người bị thương. Tôi thấy 1 xe chở 2 người bỏ chạy, rồi có xe đuổi theo” – bà Oanh, 45 tuổi kể.

Ngoài ra, những người tham gia giao thông thấy đám đông đâm chết phía trước cũng hoảng sợ tấp xe vào lề đường không dám chạy qua đoạn này.

“Tôi cùng 1 anh công an chặn xe taxi lại để đưa nạn nhân đi cấp cứu. Nạn nhân người đầy máu và trong tình trạng nguy kịch. Lúc đó tôi cũng sợ lắm, nhưng cứu người là trên hết” – bà Oanh chia sẻ.

Còn nhân chứng khoảng 28 tuổi, sống đối diện hiện trường kể: “Tôi ngồi trong nhà nghe tiếng truy hô lớn lắm, tưởng là va chạm xe rồi đánh nhau. Tôi chạy ra thấy một người đang giằng co, kéo 1 xe máy lại nhưng không được. Nhìn xung quanh thì thấy một số người đã nằm gục dưới đường, đầy máu”.

Một trong số nạn nhân được đưa đi bệnh viện cấp cứu
Một trong số nạn nhân được đưa đi bệnh viện cấp cứu
Lực lượng chức năng phân luồng giao thông qua hiện trường
Lực lượng chức năng phân luồng giao thông qua hiện trường
 Công an khám nghiệm hiện trường
Công an khám nghiệm hiện trường

Theo quan sát, hiện trường vụ việc xảy ra cách trụ sở Công an phường 10, quận 3 khoảng 5-6 căn nhà. Theo người dân, thời điểm 2 bên giằng co, ngăn chặn vụ trộm không có lực lượng chức năng tiếp ứng kịp thời.

Như Dân trí đã thông tin. khoảng 20h 13/5, anh Phương (32 tuổi) đậu xe máy SH trước cửa hàng thời trang trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận 3, TPHCM) để vào mua đồ.

Lúc này, băng trộm khoảng 4 tên xuất hiện bẻ khoá trộm chiếc xe máy của anh Phương. Trong lúc băng trộm chuẩn bị dắt xe đi thì nhóm hiệp sĩ xuất hiện, lao vào khống chế băng trộm.

Bị phát hiện, các đối tượng chống trả, dùng hung khí tấn công khiến 3 người tử vong. Hiện công an đang khẩn trương, điều tra truy xét các đối tượng.

Trương Nhân



Lời khai lạnh lùng của hai 'đạo chích' thời đại HCM đâm chết các hiệp sĩ

TTO - Hai 'đạo chích' từng thực hiện nhiều vụ 'đá nóng' (trộm xe gắn máy) và hiểu nhau tới mức không cần bàn bạc, chỉ rủ 'đi chơi' là hiểu và thực hiện nhuần nhuyễn trộm xe, đâm người để tẩu thoát.

Ngày 18-5, nguồn tin của Tuổi Trẻ o­nline cho biết Cơ quan điều tra đã làm việc và ghi lời khai của ba bị can trong vụ án trộm cắp tài sản, giết người và che giấu tội phạm xảy ra tối 13-5 vừa qua khiến dư luận cả nước chấn động. 

Lời khai ban đầu của các bị can trong vụ án này khiến nhiều người phải giật mình nhìn lại về nạn trộm cắp và sự liều lĩnh, tàn ác của không ít đối tượng khi bị người dân, công an truy đuổi.

Lời khai lạnh lùng của hai đạo chích đâm chết các hiệp sĩ - Ảnh 1.

Hai bị can Phú (trái) và Tài khi bị bắt - Ảnh: TTO


Đi trộm cũng là nghề thời XHCN

Lời khai ban đầu của Nguyễn Tấn Tài (còn gọi là Tài "mụn", 24 tuổi, ngụ quận 12) cho thấy vào lúc sau 18h ngày 13-5, khi Tài đang ở nhà trọ cùng vợ tại ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM, mở điện thoại kiểm tra thì thấy cuộc gọi nhỡ của Nguyễn Hoàng Châu Phú (24 tuổi, cùng ngụ huyện Hóc Môn) nên gọi lại. 

Nhận cuộc gọi, Phú chỉ hỏi: "Điện thoại rủ bạn đi làm mà không thấy bạn bắt máy. Bạn đi làm không, tôi tới rước!".

Do đã làm ăn với nhau quen rơ, và cũng đang cần tiền, Tài đồng ý "đi làm" với Phú. 

Khoảng 10 phút sau, Phú chạy xe Yamaha Exciter tới trước nhà trọ để rước Tài đi. Khi Phú tới rước, Tài thấy Phú đeo một túi nhỏ phía trước, hiểu ý nhau nên Tài mở ra để "lấy hàng". 

"Hàng" ở đây là hai con dao, ba đoản trợ lực và một cái gạc (tên gọi một dụng cụ chuyên dùng mà các băng nhóm trộm dùng để phá khóa, trộm xe). 

Tài cầm lấy túi đeo người này, rút hai con dao ra, một con đưa cho Phú đút vào túi quần, còn một con tự tay mình đút vào túi quần bên phải rồi ngồi phía sau xe để Phú điều khiển đi "săn hàng".

Hành trình đi "săn hàng" của Phú và Tài mụn bắt đầu từ nhà trọ của Tài di chuyển trên đường Song Hành nối từ H.Hóc Môn tới Q.12, sau đó vào đường Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12) đi vào Quốc lộ 22 hướng về đường Trường Chinh, Cộng Hòa, Cách Mạng Tháng Tám, vào đường Bắc Hải (Q.12, Tân Bình, Q.3, Q.10). 

Đi một vòng kéo dài hơn 10km nhưng chưa tìm được "mồi", Phú và Tài mụn quay lại đường Cách Mạng Tháng Tám. 

Ngồi phía sau, Tài phát hiện một chiếc Honda Wave, đã xuống xe, tiến lại gần định "đá" chiếc xe này nhưng bị người dân nghi ngờ nên giả bộ gọi điện thoại rồi bỏ lên xe của Phú tiếp tục di chuyển.

Dao có tính sát thương lớn, mang sẵn thiết bị phá sóng

Kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và thu giữ tang vật trong vụ án đã xác định hai con dao mà Phú, Tài sử dụng có khả năng Ddsát thương cực kỳ lớn.

Đó là loại dao bấm rộng khoảng 2,5 cm, dài 20cm, một bên rất sắc, một bên là răng cưa, mũi nhọn. Đây là loại hung khí khi đâm vào cơ thể sẽ rất sâu, rút ra thì tạo ra các vết thương hở rộng làm mất máu nhanh.

Ngoài ra, các đối tượng cũng chuẩn bị sẵn thiết bị phá sóng định vị để nếu trộm các xe có thiết bị định vị thì sẽ vô hiệu hóa, đưa về "lò mổ xe" an toàn.

Hai "đạo chích" chuyên nghiệp này tiếp tục di chuyển trên một số tuyến đường thuộc Q.3 và Q.10, nhưng chưa tìm được xe nào ưng ý để trộm nên lại quay lại đường Cách Mạng Tháng Tám, hướng từ trung tâm về Q.Tân Bình thì Tài chọn chiếc xe Honda SH dựng trước cửa tiệm thời trang để chuẩn bị ra tay.

Cản trở là đâm!

Phát hiện "mồi ngon", Phú điều khiển xe chở Tài đi vượt qua cửa tiệm để quan sát trước, thấy khả năng "đá" chắc thắng mới quay xe vòng lại, để Tài đi bộ từ phía sau lên giả bộ ngơ ngác nhìn quanh tìm đồ rồi bí mật tiến sát, dùng đoản, gạc bẻ khóa chỉ trong vài giây rồi dắt xe hướng về phía trung tâm TP chuẩn bị nổ máy chạy. 

Bất ngờ từ phía sau, một chiếc xe Honda Wave (do nhóm hiệp sĩ điều khiển) tông thẳng vào đuôi xe và tri hô: "Cướp xe! Cướp xe!". 

Gần như ngay cùng lúc, hai chiếc xe gắn máy khác cũng lao thẳng vào chiếc xe SH mà Tài vừa trộm, khiến chiếc xe té ngang vào trong, Tài cũng té nằm xuống theo.

Vừa té xuống, Tài thấy nhóm hiệp sĩ lao vào khống chế, nắm tay của Tài định bẻ ra sau, Tài giằng co thì bị một người dùng gậy ba khúc đánh. 

Tài đưa tay phải vào túi quần, rút con dao bấm ra và đâm liên tiếp vào nách (điểm cực nguy hiểm, dễ mất máu và không có khả năng phản xạ) hai người gần nhất để "mở đường máu" thoát thân chạy về phía Phú đang đứng bên kia đường chờ tẩu thoát. 

Vừa thoát khỏi nhóm người lao vào bắt mình, Tài chạy về phía Phú thì thấy Phú đang bị một nhóm người kéo xe từ phía sau lại, không cho chạy trốn. 

Vừa chạy tới, Tài lại vung dao đâm tiếp một người kéo đuôi xe của Phú mạnh nhất khiến những người xung quanh giật mình, buông tay thì Tài nhảy lên xe Phú và tẩu thoát về hướng trung tâm TP.

Thoát khỏi nhóm hiệp sĩ vây bắt mình, Phú và Tài chạy về hướng Cách Mạng Tháng Tám rồi vào đường tháng 3-2, vòng sang Lý Thường Kiệt và theo cung đường cũ về nhà trọ của Tài ở Hóc Môn. 

Sau khi về tới nhà, Phú và Tài vẫn ăn chơi như bình thường. Sau đó ít phút, Phú và Tài mượn điện thoại của vợ Tài, thấy các báo thông tin về nhóm hiệp sĩ có hai người tử vong nên bàn nhau bỏ trốn. 

Tài tới nhà Ngô Văn Hùng (32 tuổi, ngụ Q. Gò Vấp) - một người quen có chơi chung để lẩn trốn, chờ cơ hội kiếm tiền và chạy trốn xa hơn.

Theo lời khai và xác minh ban đầu thì Hùng chưa có tiền án như một số thông tin đã đưa, cũng không liên quan tới vụ trộm nhưng có biết Tài, Phú đi trộm. 

Ngay trong đêm, Phú bị cơ quan công an triệu tập và Tài bị bắt sau đó.

Có tình tiết chỉ ra tài mụn không phải là sát thủ

Le Nguyen (Danlambao) - Điều tra viên công an cộng sản thì “sính” thi đua lập thành tích, còn cơ quan điều tra bộ công an thì “sính” đoạt thành tích phá án nhanh nhất, giỏi nhất thế giới. Cũng vì “sính” thành tích ảo nên công an Hồ Chí Minh bất chấp mọi thủ đoạn ma giáo, từ dụ cung, mớm cung, ép cung cho đến tra khảo, nhục hình tàn bạo vô nhân tính như thời trung cổ để buộc nghi phạm nhận tội không do mình gây ra!

Thủ đoạn nêu trên là một trong nhiều nguyên nhân phát sinh ra các vụ án oan sai nghiêm trọng. Trong quá khứ cho đến hiện tại, có một số án tử hình đã được giải oan như vụ Hàn Đức Long ở Bắc Giang, Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh, Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, Bùi Minh Hải ở Đồng Nai, Trần Văn Chiến ở Tiền Giang, Nguyễn Minh Hùng ở Tây Ninh... và một số tử tội đang kêu oan như vụ Hồ Duy Hải ở Long An, nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng...

Thế thì có bao nhiêu án tử hình cho người bị kết án oan đã thi hành án và họ không còn cơ hội giải oan cho mình? Thật sự không ai biết con số tử tội đã thi hành án tử hình oan sai là bao nhiêu nhưng có khả năng số lượng tử hình không đúng người là không nhỏ!

Lẽ thường phạm tội phải bị luật pháp trừng trị đúng tội, đúng pháp luật là đương nhiên, không có chi cho người lương thiện bận lòng. Thế nhưng “dưới chế độ dối trá này, chuyện gì cũng có thể xảy ra!” Đó là câu kết trên mạng xã hội do một Facebooker ẩn danh gửi đến cư dân mạng xã hội về vụ án đặc biệt nghiêm trọng cướp đi mạng sống của 1 người dân thường, 2 hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh và làm trọng thương 3 hiệp sĩ khác.

Dòng trạng thái của Facebooker ẩn danh như là thông điệp gửi đến những người yêu chuộng công lý và sự thật, có nội dung như sau: 

“Tài Mụn là ai?

Tui cũng không biết Tài mụn là ai. Nhưng xem một cái clip về vụ 2 hiệp sĩ đường phố bị “Tài mụn” đâm chết, tui có vài nhận xét:

1. Tên cướp giết người là một sát thủ máu lạnh, giết người không gớm tay. Nó giống như tên giết người chuyên nghiệp trong bộ phim xưa “Trên Từng Cây Số”!

2. Nó là tay chơi dao chuyên nghiệp, hiệp sĩ đường phố dưới cơ nó nhiều. Nó mang dép chạy lẹt xẹt giữa đường phố, tìm các hiệp sĩ đường phố mà lụi nhanh chóng và dễ dàng như lụi bao cát. Trong 13 giây nó đâm 5 hiệp sĩ đường phố mà không gặp một kháng cự nào.

3. Nó nhỏ con và gầy ốm. Tài mụn cao hơn tên sát thủ nhiều.

4. Nó biết rõ mặt ai là hiệp sĩ đường phố theo dõi nó. Nó hành động một mình, đâm 5 người xong nó nhét dao vào lưng quần, dắt xe tẩu thoát chẳng có đồng bọn nào chở đi!

5. Công an thành Hồ dưới áp lực phải bắt tên sát thủ này gấp, một tên sát thủ như vậy không dễ bị bắt. Tin về chuyện bắt nó được công an thổi phồng là nó có súng và công an huy động cả 100 người.

Thành ra chưa chắc Tài mụn là tên sát thủ. Dưới chế độ dối trá này, Chuyện gì cũng có thể xảy ra!”

Đọc thông điệp của một Facebooker ẩn danh trên trang mạng xã hội cá nhân và đọc các thông tin liên quan đến vụ án đặc biệt nghiêm trọng do lãnh đạo công an Hồ Chí Minh trực tiếp tham gia điều tra và lãnh đạo có thẩm quyền công bố thông tin trên hệ thống truyền thông nhà nước. Đi vào phân tích các mảng thông tin riêng lẻ liên quan đến vụ án, không khó để cho chúng ta thấy có nhiều điểm bất hợp lý, chưa chuyên nghiệp trong công tác điều tra để kết luận Tài mụn là sát thủ gây án (?)

Để thấy những điểm bất hợp lý trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này nằm ở đâu, chúng ta cùng nhau lần lượt tham khảo các thông tin chính thức của lãnh đạo công an Hồ Chí Minh công bố trên báo chí lề đảng như sau: 

“Theo thông tin ban đầu, khoảng 20h30 tối 13/5, nhóm hiệp sĩ Tân Bình gồm 8 thành viên gồm các anh:

- Trần Văn Hoàng 52 tuổi, trú quận Tân Bình, là trưởng nhóm. 

-Nguyễn Hoàng Nam 29 tuổi, quận Gò Vấp.

- Nguyễn Văn Thôi 42 tuổi, tỉnh Bình Định, trú quận Tân Bình.

-Nguyễn Đăng Khôi (?)

- Nguyễn Đức Huy 22 tuổi, quận Tân Phú.

- Đinh Phú Quý 22 tuổi, ngụ huyện Củ Chi.

- Đinh Văn Tài 27 tuổi, ngụ quận 10.

-Lê Văn Tuyên 24 tuổi, ngụ Thanh Hóa, trú quận 1. 

Phục kích bắt quả tang 1 nhóm gồm 4 đối tượng đang trộm xe máy SH tại 1 cửa hàng thời trang trên đường Cách Mạng Tháng Tám, P.10, Q.3.

Ngay lập tức nhóm hiệp sĩ Tân Bình tổ chức vây bắt nhưng nhóm trộm tháo chạy thoát thân trên nhiều xe gắn máy. 

Rượt đuổi vài trăm mét, nhóm hiệp sĩ Tân Bình đã đuổi kịp, Tài mụn rút hung khí tấn công khiến 5 hiệp sĩ bị thương tích, trong đó hiệp sĩ Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Hoàng Nam bị thương tích nặng và tử vong sau đó.

Gây án xong, nhóm đá xế đã nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường về hướng ngã 6 Dân Chủ..” 

Đọc nhiều nguồn thông tin, cụ thể là nguồn thông tin chính thức của truyền thông lề đảng về vụ án hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh bị đâm gục, chúng ta thấy có một số tình tiết chưa thuyết phục, cần mổ xẻ làm rõ như:

1) Tài dùng dao tấn công khiến 5 thành viên nhóm "hiệp sĩ" trọng thương. Gây án xong, cả 2 lên xe tẩu thoát về hướng ngã 6 Dân Chủ. Như thế nhóm đá xế này có tới 4 người chứ không chỉ có Nguyễn Tấn Tài, Nguyễn Hoàng Châu Phú trực tiếp gây trọng án và Ngô Văn Hùng liên quan tội che giấu tội phạm (?)

- Vậy câu hỏi cần đặt ra là nếu chỉ có hai đối tượng Tài, Phú gây án thì không có khả năng đi trộm xe, vì 2 người không thể lái thêm xe ăn trộm là 3 xe. Nếu có 4 đối tượng trực tiếp thực hiện vụ án trộm cắp tài sản và giết người, sao chỉ bắt khởi tố 2 đối tượng có liên quan, một đối tượng che giấu tội phạm còn 2 đối tượng kia đâu không bắt giữ khởi tố? 

2) Về việc bắt giữ điều tra Ngô Văn Hùng che giấu tội phạm có khai rằng: “Đêm 13/5, Tài mụn gây án xong thì điện thoại cho Hùng kể lại toàn bộ sự việc và mong bạn tù "cứu" mình. Hùng không báo cho công an mà nói Tài mụn tới nhà mình ở con hẻm nằm trên đường Phạm Văn Chiêu để ẩn náu”

- Vậy cơ quan điều tra không trích xuất cuộc gọi kể lại toàn bộ sự việc gây án của Tài mụn với Hùng? Không trưng ra bằng chứng cuộc gọi và trong lúc lấy lời khai có luật sư của Hùng ở đó không?... Tất cả đều không thì rất có khả năng Ngô Văn Hùng bị mớm cung, ép cung để nói theo kịch bản của cơ quan điều tra dàn dựng? 

3) Tối 13/5, Tài mụn cùng với Nguyễn Hoàng Châu Phú điều khiển xe máy hiệu Exciter màu đỏ thủ theo dao rảo quanh nhiều con phố ở TP.HCM để trộm cắp.

Rạng sáng 14/5, Tài “mụn” gọi điện cho Hùng xin ở nhờ vài ngày. Khoảng 15 phút sau, gã này chạy chiếc xe Exciter màu xanh đến nhà Ngô Văn Hùng ở Phạm Văn Chiêu, Gò Vấp.

- Vậy, Nguyễn Hoàng Châu Phú có chiếc Exciter màu đỏ đi gây án và Tài mụn có chiếc xe màu xanh chạy tới nhà trọ của Ngô Văn Hùng. Thề thì tại sao cơ quan điều tra không khám nghiệm chiếc xe Exiter màu đỏ của Phú là phương tiện sử dụng gây án mà khám nghiệm vết máu trên xe tang vật màu xanh của Tài? Có máu không mà khám?

Cơ quan điều tra khám nghiệm vết máu trên xe tang vật. Ảnh: Quốc Thắng.

4) Hai trong số 8 thành viên săn bắt cướp Hồ Chí Minh bị đâm gục 5 còn lại 3, là Đinh Văn Tài, Lê Văn Tuyên và ai nữa sao phóng viên các báo đài không phỏng vấn để vụ án được rộng đường trong công tác điều tra?

- Vậy có phải Tài, luyện và một hiệp sĩ không được nhắc tới, không được phỏng vấn là nút thắt then chốt để tháo mở những khuất tất đằng sau vụ án đặc biệt nghiêm trọng của hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh? 

Qua thông tin của Facebooker ẩn danh và thông tin của lãnh đạo cơ quan điều tra Hồ Chí Minh trên báo chí lề đảng để lộ nhiều tình tiết, rất có khả năng không phải là cuộc đụng độ của băng trộm xe với “hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh” mà là nội bộ hiệp sĩ săn bắt cướp thanh toán nhau để giành danh vị soái ca trên địa bàn Hồ Chí Minh. Từ các điểm khả nghi dưới đây:

- Có 3 nạn nhân bị đâm chết gồm 2 hiệp sĩ và một dân thường. Dân thường tham gia bắt cướp bị đâm chết sao không nhắc đến tên tuổi và “tuyên dương công trạng?” Không những thế mà người dân thường bị chết này còn không được nhắc tới trong chiến dịch quyên góp tiền rầm rộ của Nguyễn Sin cho các hiệp sĩ chết lẫn bị thương?

- Có phải dân thường đó thuộc băng đảng đâm chết hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh, là cảnh sát hình sự, có liên quan đến lãnh đạo công an Hồ Chí Minh nên được lệnh miệng “lờ đi?”

- Trần Văn Hoàng trưởng nhóm có 20 năm kinh nghiệm săn bắt cướp Hồ Chí Minh, không dễ gì bị đâm nếu đối thủ không sử dụng hung khí chuyên nghiệp. Chỉ với 13 giây sát thủ đã loại 5 hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh ra khỏi vòng chiến? Tài mụn chác là không có cửa rồi...

- Có 8 thành viên của đội hiệp sĩ săn bắt cướp nhưng báo chỉ kể ra 7 tên. Người thứ 8 là ai? Có phải là Nguyễn Đăng khôi không?

- Có 2 hiệp sĩ bị đâm chết theo thông tin ban đầu là Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Đăng Khôi nhưng bản tin sau nói là Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Văn Thôi. Vậy, Nguyễn Đăng Khôi là dân thường hay hiệp sĩ bị đâm chết và tại sao báo chí phớt lờ không nhắc đến Nguyễn Đăng Khôi?... 

Sự thật án mạng xảy ra, có phải là hiệp sĩ săn bắt cướp đụng độ với băng đảng trộm xe hay đó là các hiệp sĩ Hồ Chí Minh ghét nhau tiếng gáy, tranh giành danh hiệu hiệp sĩ mà thanh toán nhau? 

Người dân có quyền nghi ngờ động cơ bất chính trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này vì trong việc điều tra bắt Tài Mụn có nhiều tình tiết bỏ sót... Và dưới chế độ dối trá này, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Do đó chúng ta cần quan sát bao quát và nhìn vấn đề rộng hơn chuyện hiệp sĩ săn bắt băng đảng trộm, cướp Hồ Chí Minh...

Tóm lại gây ra tội thì phải bị luật pháp trừng trị thích đáng nhằm trả lại công bằng cho xã hội. Thế nhưng, Tài mụn có phải là sát thủ đâm chết hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh không thì cần điều tra, làm rõ? 

Qua phân tích khách quan các thông tin, các tình tiết trưng dẫn ở trên rất có khả năng Tài mụn chỉ là nạn nhân thế thân để cho công an Hồ Chí Minh khép lại vụ án đặc biệt nghiêm trọng của Hiệp Sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh (?)

Cũng nên nói thêm về Nguyễn Tấn Tài, Tài mụn. Cha mẹ ly thân, Tài mụn về sống với bà nội ở 18 thôn vườn trầu Hốc Môn được mệnh danh là “đất thép thành đồng”. Tài mụn ít học, thiếu thốn tình cảm và giáo dục như nhiều gia đình khác. Tài sống cuộc sống trầm lặng, kín đáo nhiều hàng xóm không biết Tài đến khi truyền thông đăng hình sát thủ lên truyền hình, báo chí thì hàng xóm mới biết bà Ba bán xôi, là nội của Tài mụn ở cạnh nhà mình.

Trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, phóng viên có hỏi, bà Ba trả lời rằng: “ Giờ tôi chẳng biết nói gì cả, tôi không nghĩ thằng Tài lại làm ra chuyện tày trời như vậy!” 

Bà nội Tài không nghĩ Tài làm ra chuyện tày trời như vậy bởi vì Tài mụn làm gì có võ công thượng thừa đến độ dù bất ngờ bị nhóm hiệp sĩ dạn dày săn bắt cướp Hồ Chí Minh, với trưởng nhóm Trần Văn Hoàng có hơn 20 năm kinh nghiệm săn bắt cướp tông xe vào mà vẫn đủ bản lãnh rút dao chống trả, lạnh lùng hạ gục 5 hiệp sĩ trong vòng 13 giây. 

Sự thật, muốn biết Tài mụn có phải là sát thủ hay không thì chỉ cần xem xét vết thương chí tử gây chết người, là biết người sử dụng dao có chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp. Nếu nhận thấy vết thương gây chết người là do người chơi dao chuyên nghiệp thì tìm xem Tài mụn có học võ nghệ và học sử dụng hung khí ở đâu không? Như thế sẽ thuyết phục, chuyên nghiệp, khoa học hơn trong kết luận Tài mụn là sát thủ gây án!... 



Thư gởi các anh "hiệp sĩ đường phố" còn sống

Nguyễn Ngọc Trác (Danlambao) - Không phải cái loại "đạo đức Hồ Chí Minh". Thú thật, tôi đã rướm lệ khi nhìn thấy những gương mặt thất thần, tê tái của những người mẹ, người vợ, người yêu của các anh được "báo nhà nước" gọi là "hiệp sĩ đường phố", khi họ nhận hung tin người thân yêu đã chết!

Từ trạng thái buồn bã đó, tôi chuyển qua lo sợ. Vô cùng lo sợ, khi nghe cậu bé mới lên mười - con của một người "hiệp sĩ đường phố" đã chết nói với phóng viên [1]: "Lớn lên con sẽ đi bắt cướp giống cha".

Tôi hỏi thật nhé - những "hiệp sĩ đường phố" còn sống - các anh có đồng tình với suy nghĩ của cậu bé không??? Câu trả lời, chỉ là có hoặc không. Nếu các anh trả lời là "có" thì... nói thật, các anh có tiếp tục bị thương tật hay thần chết cầm lưỡi hái xén qua các anh, tôi thấy cũng xứng đáng lắm! Có thể các anh sẽ chửi tôi tơi bời. Nhưng đó là sự thật trong lòng tôi, đang nghĩ về những cái chết đầy ám ảnh. Những cái chết mà nhiều người xem là dại dột! 

Tôi tội nghiệp các anh. Và tôi thương những người phụ nữ ruột rà cùng đứa bé như chú chim non ướt lạnh trong "cơn mưa đời" nặng hạt!

Lời nói của cậu bé thật sự ám ảnh tôi mấy hôm nay. Có lẽ, những suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ trước cái chết bất đắc kỳ tử của cha mình, khiến nhiều người ngậm ngùi, cay đắng và lo âu...

Hồi còn nhỏ, tôi say mê truyện chưởng và phim kiếm hiệp với hình ảnh các anh hùng "thế thiên hành đạo". Sau lớn dần, tôi biết, dù những nhân vật đó đẹp lồng lộng và thánh thiện, nhưng nó chỉ là nỗi vỗ về cho những người dân nghèo trơ trọi, vốn không có một nơi nào tin cậy để bám víu đòi công bằng của cái thuở "hồng hoang", xã hội không có được nền quản trị quốc gia bằng những định chế pháp lý văn minh từ học thuyết "tam quyền phân lập". Cũng có khi, những hình ảnh đó chỉ làm cho cho nhân cách con người được "gia cố" thêm chút xíu, một chút xíu thôi! Nó không thể thay thế cho một nền tảng giáo dục nhân bản & khai phóng và một nền văn hóa thẩm mỹ & thanh cao, cùng một đức tin Tôn giáo thẫm đẫm lòng nhân ái. 

Rất đau đớn, bởi các giá trị này đã lụi tàn trong 43 năm qua! Nó lụi tàn một cách liên tục và có hệ thống, do nhà cầm quyền CSVN gây ra! Đó là sự thật với chùa chiền, nhà thờ bị đập phá; với các tác phẩm nhân bản và những nhạc phẩm dạy con người hướng thiện đã bị tiêu hủy; với tình thầy trò, nghĩa bằng hữu đang hồi rữa nát! Vâng! Từ lâu. Lâu lắm. Lâu như cái thuở "trời đất tối tăm" với những bước chân "cùng anh tiến quân trên đường dài" mà Nguyễn Viết Xuân cũng vì ngộ nhận, khi trút cả tuổi thanh xuân lao vào chiến cuộc, như những thanh niên miền Bắc của ngày xưa...

Tất nhiên, người ta không gọi Nguyễn Viết Xuân, Lê Anh Xuân hay Nguyễn Văn Trỗi là "hiệp sĩ đường phố" như họ gọi các anh. Có lẽ vì những con người đó là người Cộng Sản! Chính xác hơn, họ bị người Cộng Sản chiêu dụ và lạc lối... Duy, các anh và họ hình như giống nhau ở điểm "lạc lối" đó! Những Xuân, những Trỗi bị bơm "silicon" và các anh cũng đang bị như vậy. Hãy nhớ, "silicon" lưu lại trong người không bao giờ tan và nó gây biến chứng trầm trọng. Những bằng khen các anh đang cầm, chút tiền các anh đang nhận đó chính là những thứ "silicon" giả tạo, các anh ạ!

"Ông" Nguyễn Thiện Nhân - một người Cộng Sản cao cấp đang muốn trang bị áo giáp cho các anh (!) Có cần thiết vậy không, trong khi "ông" Nguyễn Phú Trọng gọi lực lượng công an là "thanh kiếm và lá chắn", nhưng là để bảo vệ cho bọn quan tham và bán nước, chúng ăn ngon ngủ yên trên nỗi thống khổ của đồng bào! Tôi nói láo ư?

Hãy nhìn kìa! Các "ông" Dương Chí Dũng và em trai Dương Tự Trọng được nâng niu với "danh gia vọng tộc đất cảng"! Hãy nhìn nữa! Các "ông" Lê Thanh Hải và con trai Lê Trương Hải Hiếu với "gia đình trâm anh thế phiệt". Muốn mửa! Thử hỏi, tài sản ngút ngàn của những "ông" này ở đâu mà có? Chẳng lẽ không phải từ một phần, dù nhỏ nhoi như hạt cát, do các anh góp lại để làm nên những "nền móng" biệt phủ lâu đài nguy nga đồ sộ, trải dài khắp cõi Việt Nam - gầy guộc và đang chết lần chết mòn sao?!

Áo giáp ư?! Thật chua chát! Cần gì nữa! Chính các anh đã là một thứ "áo giáp sống"! Một thứ áo giáp bằng xương bằng thịt của mẹ cha cho; một thứ áo giáp bằng những cái hôn trìu mến và nồng nàn của vợ và người yêu; một thứ áo giáp bằng những vòng tay ân cần bám quanh cổ cha của những đứa bé reo mừng mỗi khi thấy cha về nhà trong... an toàn! Nay vụt mất...

Và người ta đang lấy mốc thời gian "13 giây" để chạy trốn lương tri làm người; để chối bỏ trách nhiệm của cái thứ lưu manh côn đồ đầu bạc - Phan Anh Minh - Phó giám đốc CATPHCM - từng phát ngôn mất dạy "việc nhỏ như cái móng tay" khi đàn em hắn ta gây khó dễ và đòi bỏ tù một người dân lương thiện vì mở quán café "Xin Chào"!

Tôi không còn lý lẽ gì để phân tích về pháp luật, về cái thứ "nhà nước pháp quyền XHCN", về cái nòi "Hồ Chí Minh học", về cái giống "lãng mạn cách mạng" hay "anh hùng cách mạng" của người Cộng Sản, vì nhiều tác giả đã làm công việc đó rồi.

***

Các anh yêu cái thiện và ghét cái ác? Tôi tin. Các anh bảo vệ cái tốt và tiễu trừ cái xấu? Tôi cũng tin. Vì lẽ đó, tôi không thể nào tin, các anh không biết một chút gì hiện tình đất nước hôm nay - đang bao quanh các anh, với họa ngoại xâm Tàu Cộng từ hàng triệu biểu hiện; với tham nhũng đầy nhóc từ "ông to" đến "ông nhỏ", chúng phá hoại hết tất cả những gì đang tồn tại trên mảnh đất bẹp dúm này. Từ formosa đến bauxite; từ dân oan mất đất đến công an giết người vô tội vạ; từ thầy cô bại hoại nhân cách đến học trò hư đốn; vân vân và vân vân...

Chẳng lẽ các anh không hề biết một chút gì về "con nhỏ" nhà báo Đoan Trang bị đánh què cả hai chân chỉ vì "nó" đòi Quyền Con Người? Tất nhiên, "nó" đòi cho "nó" và cho cả các anh nữa đó! Chẳng lẽ các anh không hề hay "thằng nhỏ" Nguyễn Viết Dũng" bị kết án 7 năm tù về tội "tuyên truyền chống nhà nước" chỉ vì "nó" đòi quyền tự do lập hội, như các anh đang có "hội hiệp sĩ đường phố" vậy đó! Chẳng lẽ các anh không hề màng "thằng nhỏ" Hoàng Bình, bị bọn cướp đánh bầm mặt, sưng mũi, tím mắt chỉ vì "nó" đòi giúp dân kiện "ông" Formosa ra tòa để giành lại lợi ích cho hàng trăm ngàn người dân miền Trung khốn khổ?

Chẳng lẽ các anh không biết "con nhỏ" Phạm Thanh Nghiên, ốm tong ốm teo, chỉ với 38kg thịt và xương, ngồi tọa khán tại nhà với khẩu hiệu "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" và lên án công hàm bán nước của Phạm văn Đồng hồi năm 1958, dâng biển đảo cho Tàu Cộng mà "nó" phải nhận lãnh 4 năm tù giam cùng 3 năm quản chế? Chẳng lẽ các anh không hay "thằng nhỏ" Trần Huỳnh Duy Thức chỉ vì khao khát một Việt Nam phú cường bằng "não của nó" (chứ không phải ăn cắp trí tuệ của bất kỳ ai như "các ông": Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Đức Tồn...) mà phải "chung đủ" 16 năm tù và 5 năm quản chế oan nghiệt? Chằng lẽ các anh không màng "con nhỏ" Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay "con nhỏ" Trần Thị Nga, cũng vì đòi Quyền Con Người cho "tụi nó" và cho cả các anh nữa đó! Hai "con nhỏ" này, "đứa" thì nhận án 10 năm, "đứa" thì 9 năm và "tụi nó" bỏ lại nhà tổng cộng là 4 đứa con... "siêu nhỏ" (!)

Chẳng lẽ các anh không biết một chút xíu nào sao?!

***

Nếu các anh không biết gì, thì tôi giới thiệu cho các anh hay:

"Ông" Nguyễn Việt Sin nói [2]: "Đã cán mốc 2.300.000.000 đồng, đến 17 giờ chiều nay buổi quyên góp sẽ kết thúc. Sáng mai em sẽ đón gia đình anh Thôi vào TP HCM và rút hết toàn bộ số tiền ra để cân nhắc chia đều cho 2 gia đình rồi sau đó khoá tài khoản ngân hàng, không nhận thêm nữa". 

Tôi không hiểu "ông" Sin dùng chữ "cân nhắc" đối với số tiền quyên góp là gì? Chỉ biết, ngày 13/5/2018, "ông" Sin viết như thế này:

[...] Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng, đàn ông hơn nhau ở cái thẻ Đảng, tôi đây cũng đang phấn đấu vào Đảng, chứ có không phải đầu đường xó chợ như các anh chị thấy trước đây [...] Còn về bọn phản động, tôi ghét vãi lồn ra, ghét vì tư duy bọn nó chưa đúng đắng chứ không phải ghét đến mức thù hằng và dắt anh em đi đánh bọn nó. Ông cha tôi đã đổ máu vì đất nước này, tôi là thế hệ đi sau nên có trách nhiệm giữ gìn, muốn kiếm tiền thì tôi kinh doanh và hợp tác làm ăn cùng mấy ông anh, chứ đâu có kiếm tiền theo kiểu lên mạng đăng bài đấu tố phe cánh như các anh chị nghĩ. Tù như chơi.

Tôi tin, sau chuyến quyên góp đại thành công này, "ông" Nguyễn Việt Sin nhất định sẽ "đang theo đĩ".

Nếu các anh "hiệp sĩ" còn sống cần thêm thông tin về những "tên phản động", hãy ghé qua facebook của "thằng nhỏ" Nguyễn Văn Hải - blogger Điếu Cày, xem thêm những "hậu cảnh" của đồng đội các anh, trong đó "thằng nhỏ" Điếu Cày viết hôm 15/5/2018:

"Chân dung hiệp sĩ ĐP Sin Việt Nguyễn đã về đội của Phan Hùng, từng phối hợp với an ninh chặn cửa, trấn áp người nhà Điếu Cày".

Cuối cùng, tôi muốn chuyển vài lời thơ tự chế đến các anh "hiệp sĩ đường phố" mà tôi "ăn trộm" của Tố Hữu:

Có những phút làm nên "giả sử"
Có cái chết hóa thành chết thử
Có những lời ca tụng tới trời mây
Có những phường lố bịch bám quanh anh!

*

Chú thích:





Ai là sát thủ đâm gục hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh?

Le Nguyen (Danlambao) - Đảng, nhà nước csVN chưa hề công bố lực lượng công an, an ninh của chúng có bao nhiêu triệu người nhưng theo tài liệu của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế do ông Carl Thayer, giáo sư Học Viện Quốc Phòng Úc nghiên cứu, công bố thì lực lượng công an, mât vụ, tình báo chính ngạch có thẻ ngành cùng với dân phòng và bán quân sự của csVN, có hơn 6 triệu công an viên. Quân số công an bao gồm: cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, công an mạng, công an khu vực, điều tra viên, cảnh sát kinh tế, cảnh sát văn hóa tư tưởng, cai tù, lực lượng bảo vệ yếu nhân, hành chánh, tiếp liệu...

Nếu ước tính của chuyên gia Carl Thayer đưa ra là đúng thì cứ khoảng 15 người dân là có một người của lực lượng công an. Với số quân này thì công an Việt Nam thuộc vào loại đông đảo, hùng hậu nhất khu vực và cả thế giới. Qua quan sát bộ máy tổ chức công an, không khó để thấy nó rườm rà, cồng kềnh vô cùng phức tạp với hàng chục cục, tổng cục, vụ, viện,… ở trung ương và hệ thống sở công an tại 64 tỉnh thành, phủ trùm khắp cả nước.

Thế thì với lực lượng hùng hậu, đông đảo với quân số áp đảo thế giới thì công an csVN có bất lực, kém hiệu quả trong công tác trị an hay sao mà cần đến quần chúng tự phát tụ tập thành đội hiệp sĩ săn bắt cướp thay cho công an? 

Qua những gì tay nghe mắt thấy về đội ngũ “thanh gươm lá chắn” của csVN, chắc chắn là đội ngũ công an csVN không hẳn bất lực, kém hiệu quả đến độ phải cần đến quần chúng tự phát săn bắt cướp, đối đầu tội phạm mà do bản chất của công an Việt Nam “còn đảng còn mình” học tập thấm nhuần tư tưởng cờ gian bạc lận, điếm đàng đánh bạc bằng tiền của người khác. Nói cách khác là con đường thăng quan tiến chức, đi lên đỉnh cao quyền lực của lực lượng công an khi xưa hay ngày nay đều bằng máu của người khác!

Điển hình đội ngũ hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh là một trong nhiều chiêu trò lưu manh “sử dụng máu của người dân” để chúng thi đua lập chiến công dâng lên bác đảng và máu của 5 hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh, là công cụ cho công an Hồ Chí Minh khai thác làm cơ sở chứng minh, hiện thực hóa câu nói của ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền:

“ Cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh.”

Để xem cơ quan điều tra Việt Nam giỏi như thế nào chúng ta cùng kiểm điểm, tổng kết các thông tin chính thức về công tác điều tra vụ án 5 hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh bị băng đảng tội phạm đâm gục ở thành Hồ thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng được công bố công khai trên các phương tiện truyền thông lề đảng và các thông tin trên các trang mạng xã hội, các trang báo lề dân:

“- Ngay trong đêm vụ án cả trăm trinh sát Công an TP HCM phối hợp Công an quận 3 trích xuất toàn bộ camera an ninh các tuyến đường xung quanh khu vực. 

Lực lượng chức năng cũng làm việc với hàng loạt người liên quan và từ các lời khai, hình ảnh thu thập được Trung tá Trần Thị Kim Lý, phó trưởng công an quận 3 trích xuất cả những bị can trong các vụ án khác... tìm tung tích thủ phạm... đã xác định nhiều nghi can... 

Đồng chí Kim Lý đã nhiều ngày không gặp con đã khoanh vùng, tìm ra kẻ tình nghi đâm chết các hiệp sĩ là Nguyễn Tấn Tài, Tài mụn 24 tuổi ngụ Gò Vấp từng liên quan đến các vụ trộm cướp khác và để làm rõ, bà Kim Lý trích xuất hàng loạt bị can, bị án, từng biết Tài để xét hỏi, tìm ra thủ đoạn và địa bàn hoạt động của hắn dần dần được nữ trung tá xác minh...

...Báo cáo cho lãnh đạo thành phố, thượng tá Nguyễn Đăng Nam, trưởng phòng cảnh sát hình sự cho biết, hôm qua 14/5 lực lượng chức năng đã triệu tập nghi can Nguyễn Hoàng Châu Phú 24 tuổi, ngụ Hóc Môn, về cơ quan điều tra. Tuy nhiên, hắn phủ nhận hành vi, cho rằng bị oan và chứng minh ngoại phạm trong khoảng thời gian xảy ra vụ án.

Cơ quan điều tra khám nghiệm vết máu trên xe tang vật. Ảnh: Quốc Thắng.

Vừa thu thập chứng cứ buộc tội Phú, các trinh sát vừa lần theo dấu vết kẻ gây án. Khuya 14/5, phát hiện Tài đang trốn trong căn phòng trọ ở đường Phạm Văn Chiêu phường 9, quận Gò Vấp, hàng chục cảnh sát tinh nhuệ bao vây khu vực bắt Tài.

Qua quá trình đi cung điều tra Tài thừa nhận, khoảng 18h hôm trước Tài và Phú rủ nhau đi "đá xế", chúng chạy xe Exciter đảo quanh nhiều tuyến đường, hung khí giấu trong người. Đến đường Cách Mạng Tháng 8 quận 3 phát hiện xe SH trước một căn nhà, Tài xuống bẻ khóa lấy trộm. Khi bị nhóm hiệp sĩ vây bắt, Tài rút dao chống trả. Sau khi gây ra án mạng, Tài bỏ trốn.

Sáng 15/5, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liêm đến Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP HCM khen thưởng, động viên lực lượng đã nhanh chóng bắt được 2 nghi can đâm chết 2 hiệp sĩ và làm 3 người trọng thương...”

Chỉ vỏn vẹn hai ngày mà công an Hồ Chí Minh đã bắt được nghi phạm đâm gục 5 hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng, quả là cơ quan điều tra csVN “giỏi nhất thế giới!” Thế nhưng, đi sâu vào phân tích thông tin chính thức của công an Hồ Chí Minh đưa ra trên các phương tiện truyền thông lề đảng, lộ ra nhiều tình tiết cảm tính mang tính quy chụp hơn là nghiệp vụ điều tra khoa học đối với tội phạm hình sự. Cụ thể như: 

- Trinh sát Công an TP HCM phối hợp Công an quận 3 trích xuất toàn bộ camera an ninh các tuyến đường xung quanh khu vực.

-Bà trung tá bà Kim Lý trích xuất hàng loạt bị can, bị án, từng biết Tài để xét hỏi, tìm ra thủ đoạn và địa bàn hoạt động của hắn dần dần được nữ trung tá xác minh...

-Ngày 14/05 lực lượng chức năng đã triệu tập nghi can Nguyễn Hoàng Châu Phú 24 tuổi, ngụ Hóc Môn, về cơ quan điều tra nhưng Phú phủ nhận hành vi, cho rằng bị oan và chứng minh ngoại phạm trong khoảng thời gian xảy ra vụ án.

-Khuya 14/5, phát hiện Tài đang trốn trong căn phòng trọ ở đường Phạm Văn Chiêu phường 9, quận Gò Vấp, hàng chục cảnh sát tinh nhuệ bao vây khu vực bắt Tài.

-Tài thừa nhận, khoảng 18h hôm trước Tài và Phú rủ nhau đi "đá xế", chúng chạy xe Exciter đảo quanh nhiều tuyến đường, hung khí giấu trong người...”

Qua các thông tin công khai trên báo chí, không thấy cơ quan điều tra công an Hồ Chí Minh trưng ra những bằng chứng để kết luận Tài, Phú là sát thủ như xe sử dụng gây án, hung khí đâm gục các hiệp sĩ Hồ Chí Minh và nhân chứng, chứng kiến trong đêm xảy ra trọng án nghiêm trọng của tội phạm Hồ Chí Minh. Nhất là sao không công khai các camera trích xuất diễn biến “13 giây định mệnh” cho người dân giám sát, xác minh, nhận diện tội phạm?

Bên cạnh đó câu chuyện Lỗ Hoài Phương phóng viên đài truyền công an nhân dân (ANTV) chủ nhân của chiếc SH là nguyên nhân gây ra vụ việc đã có thái độ “thách thức” dư luận xã hội với bức ảnh và dòng trạng thái trên Facebook cá nhân: 

“Đó là chuyện của tao, mấy thằng đó chết không liên quan tao, OK?” 

Ngoài ra còn có một Stt ngắn của một facebooker trên trang mạng xã hội có chứng kiến vụ án mạng, có xem trích xuất camera của lực lượng công an điều tra và góp ý như sau, hiện Stt này đã gỡ bỏ: 

“Tài Mụn là ai?

Tui cũng không biết Tài mụn là ai. Nhưng xem một cái clip về vụ 2 hiệp sĩ đường phố bị “Tài mụn” đâm chết, tui có vài nhận xét:

1. Tên cướp giết người là một sát thủ máu lạnh, giết người không gớm tay. Nó giống như tên giết người chuyên nghiệp trong bộ phim xưa “Trên Từng Cây Số”!

2. Nó là tay chơi dao chuyên nghiệp, hiệp sĩ đường phố dưới cơ nó nhiều. Nó mang dép chạy lẹt xẹt giữa đường phố, tìm các hiệp sĩ đường phố mà lụi nhanh chóng và dễ dàng như lụi bao cát. Trong 13 giây nó đâm 5 hiệp sĩ đường phố mà không gặp một kháng cự nào.

3. Nó nhỏ con và gầy ốm. Tài mụn cao hơn tên sát thủ nhiều.

4. Nó biết rõ mặt ai là hiệp sĩ đường phố theo dõi nó. Nó hành động một mình, đâm 5 người xong nó nhét dao vào lưng quần, dắt xe tẩu thoát chẳng có đồng bọn nào chở đi!

5. Công an thành hồ dưới áp lực phải bắt tên sát thủ này gấp, một tên sát thủ như vậy không dễ bị bắt. Tin về chuyện bắt nó được công an thổi phồng là nó có súng và công an huy động cả 100 người.

Thành ra chưa chắc Tài mụn là tên sát thủ. Dưới chế độ dối trá này, Chuyện gì cũng có thể xảy ra!”

Đọc nội dung Stt không khó cho chúng ta nhận ra, chủ nhân của dòng trạng thái này dù cố gắng diễn tả mình là người ngoại cuộc nhưng lại là người nắm giữ chìa khóa mở ra sự thật đàng sau cái chết của 2 hiệp sĩ và 3 bị trọng thương, khi cố tình chỉ ra là mình có xem clip 2 hiệp sĩ bị đâm chết và nhận thấy sát thủ nhỏ con gầy ốm còn Tài mụn to cao hơn tên sát thủ nhiều...Rồi chốt lại “Dưới chế độ dối trá này, chuyện gì cũng có thể xảy ra!”

Vậy, nhân vật bí mật đưa ra thông tin này là ai? Có phải là người của cơ quan điều tra công an Hồ Chí Minh hay đó chính là Lỗ Hoài Phương phóng viên truyền hình Công An Nhân Dân, người có mặt tại hiện trường thu vào ống kính lúc sát thủ có máu lạnh ra tay? 

Biết đâu sát thủ có nghiệp vụ xuất sắc, với 13 giây đâm gục 5 hiệp sĩ săn bắt cướp Hồ Chí Minh được đào tạo từ trường đại học công an nhân dân nên nó hành động một mình, đâm năm người xong, nhét dao vào lưng quần, dắt xe tẩu thoát chẳng có đồng bọn nào chở đi! 

Cũng có thể sát thủ này là tay chân thân tín của lãnh đạo ngành công an nên họ muốn vụ án đặc biệt nghiêm trọng hạ màn càng sớm càng tốt và Tài mụn có khả năng là vật thế thân cho trò chơi cờ gian bạc lận, điếm đàng của băng đảng Mafia giết người cướp của, ngậm máu phun người csVN. 



Tội phạm lộng hành: Công an TPHCM ở đâu?

TP - Bất chấp những nỗ lực của công an thành phố, tình trạng cướp giật sẵn sàng chống trả, xâm hại những người cố gắng bảo vệ tài sản của mình, tấn công với những người truy bắt ngày càng manh động và lộng hành. Vì sao?

Công an TPHCM khám nghiệm chiếc xe máy gây án của nghi phạm.
Công an TPHCM khám nghiệm chiếc xe máy gây án của nghi phạm.

Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TPHCM cho biết, hiện vẫn còn nhiều vụ cướp giật có tính chất rất nguy hiểm nhưng không mới.

Theo thống kê của Công an TPHCM, số liệu cướp giật có lúc tăng, có lúc giảm nhưng xu hướng chung trên tổng thể là đang dần giảm và việc giảm này đang rất khó khăn.

Ông Minh ví dụ, cách đây hàng chục năm, thậm chí trước ngày giải phóng Sài Gòn có cướp vũ trang. Những năm gần đây về cơ bản Công an TPHCM nói rằng loại trừ thì không thể nhưng đã giảm rất đáng kể cướp có vũ trang.

Tội phạm lộng hành: Công an TPHCM ở đâu? - ảnh 1

Vụ hiệp sĩ thương vong: Có trách nhiệm của lực lượng chức năng?

“Việc đến hiện trường chậm trễ như vậy, để xảy ra hậu quả như vậy, tôi cho rằng đây là sự tắc trách của lực lượng chức năng”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nói về vụ án đặc biệt nghiêm trọng ở Sài Gòn làm 5 hiệp sĩ thương vong.

Cướp giật sẵn sàng xâm hại những người cố gắng bảo vệ tài sản của mình, chống trả những người truy bắt thì tính chất nguy hiểm là không mới. Như cách đây vài năm có những vụ cướp chặt tay ở cầu Phú Mỹ, hay ở đường Cộng Hòa đâm chết nạn nhân khi truy đuổi cướp.

Một trong những nguyên nhân mà theo ông Minh là hiện nay tỷ lệ người nghiện ma túy gây án chiếm rất lớn, lên đến 50%, thậm chí còn cao hơn nếu thống kê đầy đủ. Tình trạng lạm dụng ma túy tổng hợp ở các khu vui chơi giải trí, dịch vụ nhạy cảm như vũ trường, quán bar…vẫn còn phức tạp.

Ngoài ra, thực trạng người nhập cư vao thành phố rất lớn, việc quản lý tạm vắng, tạm trú gặp nhiều khó khăn. Công an TPHCM dù được đầu tư trang bị ngày càng tốt hơn, hiện đại hơn nhưng phải đối mặt với yêu cầu tinh giảm biên chế. Hiện tỷ lệ cảnh sát khu vực trên tổng dân số đang là gánh nặng.

Hình sự đặc nhiệm ở đâu?

Trước câu hỏi của PV Tiền Phong về việc “Công an TPHCM đã thành lập thí điểm Đội hình sự đặc nhiệm hướng Nam, qua hơn 1 năm hoạt động nhưng tình hình cướp giật vẫn còn phức tạp, trộm cướp càng táo tợn hơn. Công an TPHCM đã có đánh giá thế nào về mô hình này và hướng sắp tới ra sao?”, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TPHCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự được thành lập hơn 1 năm rồi đang tổng kết mô hình. Mô hình tập trung về Phòng hình sự quản lý như ở cụm hướng Nam thì Phòng hình sự CA TPHCM và 2 đội (Đội hình sự đặc nhiệm và Đội Hình sự đặc nhiệm hướng Nam) đánh giá có hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, ông Minh cho biết, hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về mô hình này. Công an 5 quận huyện trong cụm mà Đội hình sự đặc nhiệm hướng Nam hoạt động đang “kêu quá”. “Họ nói mất tổ hình sự đặc nhiệm cho nên có nhiều yêu cầu không có lực lượng để giải quyết. Bên nào đúng, bên nào sai và hiệu quả thế nào thì vẫn phải chờ Công an TPHCM sơ kết 1 năm thí điểm mới có câu trả lời”, ông Minh thông tin.

Thiếu tướng Phan Anh Minh cũng cho biết: “Mô hình tổ chức thì Bộ Công an đã được Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết 22 về việc tổ chức lại bộ máy của công an. Cho nên việc này vượt qua thẩm quyền trả lời của tôi”.

Trở lại tình hình tội phạm ngày càng manh động ở TPHCM, Thiếu tướng Phan Anh Minh nhìn nhận: “Tôi thừa nhận rằng, tình hình trật tự an toàn xã hội ở thành phố có nhiều việc cần phải tiếp tục giải quyết và phải giải quyết triệt để hơn. Để giải quyết triệt để thì chúng ta phải giải quyết căn cơ nhiều vấn đề nguyên nhân phát sinh tội phạm, còn trấn áp chỉ có giải quyết phần ngọn thôi. Công an TPHCM nhận thức không phải đổ trách nhiệm mà cần có sự đồng thuận, nhìn nhận rõ hơn”.

“Nhiệm vụ giải quyết tội phạm là của công an. Nhưng chỉ ngành Công an không thể làm tốt được mà cần phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị”, ông Minh nói.

Trước vấn đề đặt ra về năng lực của lực lượng công an, Thiếu tướng Phan Anh Minh cho rằng, về nguyên tắc, người dân có trách nhiệm tự bảo vệ tài sản và quyền lợi của của chính mình. Nhà nước có trách nhiệm bồi dưỡng và hỗ trợ cho người dân thực hiện quyền tự vệ của mình đúng pháp luật.

“Chúng ta đang thực hiện tinh giảm biên chế, không thể xây dựng một mô hình mà Nhà nước có thể bảo vệ hoàn toàn được. Chừng nào chúng ta tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản thì mới nghĩ đến việc loại trừ hoàn toàn tội phạm”, ông Minh nói.

Theo vị lãnh đạo Công an TPHCM, công an luôn cần sự hỗ trợ, kể cả bằng hành động và bằng thông tin của người dân.

“Hiệp sĩ”  sẽ được bảo vệ?

Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TPHCM cho rằng, hậu quả hai “hiệp sĩ” bị đâm chết, 4 người bị thương khi bắt trộm là bài học đau xót. Đến nay tại TPHCM, mô hình “hiệp sĩ” đường phố vẫn chưa được công nhận chính thức. Mô hình này vẫn chưa có hành lang pháp lý quy định tiêu chuẩn, quy chế hoạt động cho mô hình này thế nào.

Do đó, các mô hình “hiệp sĩ” đường phố còn nhiều bất cập bên cạnh nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả, làm nhiều việc nghĩa được công an, chính quyền và người dân ghi nhận, khen thưởng xứng đáng.

Trong khi hiện nay, các “hiệp sĩ” phải tự vệ khi bắt trộm cướp nhưng nếu họ sử dụng công cụ hỗ trợ thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hoặc họ có vi phạm khác thì cũng phải xử lý theo quy định như mọi công dân khác.

“Không phải ai muốn trở thành “hiệp sĩ” đều được. Ít nhất, về mặt sức khỏe, đạo đức, tư chất phải xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng. “Hiệp sĩ” phải được bồi dưỡng về pháp luật, phải hiểu mình được phép làm gì, được trang bị những gì,… Do vậy, cần phải có quy chế thì mới giải quyết được và Công an TPHCM đang nghiên cứu, hoàn chỉnh quy chế này”, thiếu tướng Minh nói.

Lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ

Thiếu tướng Phan An Minh, cho biết, Công an TPHCM đang lập hồ sơ để đề nghị công nhận liệt sĩ với hai “hiệp sĩ” Nguyễn Hoàng Nam (29 tuổi, ngụ Gò Vấp) và Nguyễn Văn Thôi (42 tuổi, quê Bình Định).

Tội phạm lộng hành: Công an TPHCM ở đâu? - ảnh 2Thiếu tướng Phan An Minh.
Ngoài ra, đối với người thân, gia đình các “hiệp sĩ” đã mất và bị thương sẽ được thành phố hỗ trợ chính sách một cách xứng đáng.

Đâm chết 2 “hiệp sĩ” chỉ trong 13 giây

Thượng tá Nguyễn Đăng Nam, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TPHCM cho biết, hai nghi can Nguyễn Hoàng Châu Phú (24 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) và Nguyễn Tấn Tài (24 tuổi, còn gọi Tài “Mụn”, ngụ quận 12) bị bắt giữ đã khai nhận đâm nhóm “hiệp sĩ” khi bị bắt quả tang trộm xe SH vào đêm 13/5.

Công an TPHCM cho biết, qua trích xuất camera cho thấy, thời gian hai nghi can này rút dao tấn công các “hiệp sĩ”  chỉ diễn ra trong 13 giây.

Tội phạm lộng hành: Công an TPHCM ở đâu? - ảnh 3Hai nghi can trong vụ án bị bắt.

Hai nghi can này khai nhận, khoảng 18h tối 13/5, cả hai rủ nhau đi trộm xe máy. Khi đến một cửa hàng trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 3) thì trộm xe máy SH đang đậu trên vỉa hè. Lúc này, nhóm trộm bị nhóm “hiệp sĩ” Trần Văn Hoàng theo dõi, phát hiện nên vây bắt. Nghi can Tài rút dao đâm các “hiệp sĩ”  để cả hai cùng tẩu thoát.

VĂN MINH - NGÔ BÌNH


"Hiệp sĩ" bị cướp đâm chết, CA từ chối ứng cứu vì bận... canh đất cưỡng chế

Truy bắt tội phạm là trách nhiệm của “hiệp sĩ” hay của côn an?

CTV Danlambao - Một vụ án mạng nghiêm trọng khiến 5 người thương vong vừa xảy ra tại thành Hồ. Sự việc xảy ra khoảng 20 giờ 30 ngày 13/5, một nhóm thành viên của nhóm “hiệp sĩ” Tân Bình phát hiện 4 tên trộm xe máy trên đoạn đường CMT8, khu vực phường 10, quận 3. Nhóm “hiệp sĩ” lập tức tiếp cận và truy bắt những tên trộm, không may chúng mang theo hung khí và tấn công khiến 2 “hiệp sĩ” tử vong và 3 người còn lại bị thương rất nặng.


Hiện trường vụ án xảy ra cách trụ sở côn an phường 10, quận 3 khoảng 20 mét nhưng người dân nơi đây cho biết, họ không thấy có lực lượng chức năng nào tiếp ứng kịp thời. Dù trước ki xảy ra án mạng, một số nhân chứng nói rằng 2 bên (nhóm “hiệp sĩ” và băng trộm) đã giằng co một lúc. 

Đặc biệt một số trang Facebook cá nhân chia sẽ rộng rãi thông tin “công an phường 10 quận 3 từ chối giúp đỡ khi nhận được cầu cứu của người dân” về việc các “hiệp sĩ Tân Bình bị băng cướp đâm thương vong.

Đại diện côn an phường 10, quận 3 “lý giải” việc côn an viên từ chối tiếp ứng vụ việc với lý do: “thời điểm đó chỉ có cán bộ công an phường và tổ dân phố làm nhiệm vụ canh gác nghĩa trang, không phải là trụ sở công an phường”. Khu vực nghĩa trang Hồi Giáo số 360C CMT8 là nơi mới bị nhà cầm quyền thành Hồ cưỡng chế cách đây không lâu, cũng là nơi cách vụ án nói trên không xa.

"Nghĩa trang này đang nằm trong diện giải tỏa mặt bằng của TP nên Công an quận 3 cử cán bộ công an quận và tổ dân phố đến canh giữ. Do không thể tự tiện rời bỏ mục tiêu nên cán bộ công an quận có yêu cầu tổ dân phố đưa người dân đến trụ sở Công an phường 10 trình báo. Trụ sở công an gần hiện trường nên khi xảy ra vụ việc, lực lượng công an lập tức đến phong tỏa hiện trường, phối hợp với Công an quận 3 và Công an TP.HCM điều tra, truy bắt hung thủ" - đại diện Công an phường 10 cho biết. 

Thông tin về việc một số “hiệp sĩ đường phố” ở thành Hồ bị đâm chết khi truy đuổi băng trộm xe SH khiến dư luận vừa cảm thương, vừa phẫn nộ, vừa tức giận… Thương cảm vì những cái chết của 2 “hiệp sĩ” và thương tích nặng của những “hiệp sĩ” may mắn thoát khỏi tử thần sau khi bị đâm. Phẫn nộ vì những tên trộm xe máy quá hung hăng, tàn ác. Tức giận vì sự vô trách nhiệm của những kẻ mang sắc phục côn an nhưng lại thoái thác trách nhiệm trước sự hung hãn của băng trộm.

Thiết nghĩ những cái chết và thương vong của 5 công dân trên quả thật không xứng đáng. Họ ra đi khi trực tiếp tham gia truy bắt thành phần gây tội ác trong xã hội vì lý tưởng mong muốn xã hội được bình yên với sự đóng góp của họ. Nhưng thử hỏi những người “hiệp sĩ” có khả năng như thế nào khi trực diện đối kháng với những tên trộm cắp, cướp của giết người hung hãn khi chúng bị truy đuổi? Thử hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự hy sinh của họ?

Trong khi những kẻ ăn lương bằng tiền thuế của nhân dân, khoác trên mình màu áo công an nhân dân nhưng lại đi bảo vệ “hiện trường” của vụ cưỡng chế nghĩa trang Hồi Giáo. Chính công an nhân dân là những kẻ bảo vệ cho quan chức cầm quyền cưỡng chế khu dất của những người Hồi Giáo được chôn cất. Nhưng công an nhân dân mặc kệ nhân dân bị cướp, bị giết dù vụ việc có xảy ra ngay trước mắt. “Công an nhân dân” không thể rời bỏ “mục tiêu” là đống đổ nát, hoang tàn sau vụ cưỡng chế.

danlambaovn.blogspot.com

Nhân chứng bàng hoàng kể lại giây phút hiệp sĩ bị đâm chết ở Sài Gòn

TPO - Thấy nhóm trộm xe máy manh động dùng hung khí tấn công lại các hiệp sĩ đường phố, nhiều người dân chỉ dám đứng cách xa hiện trường theo dõi và cầu cứu công an.

Hiện trường vụ án.
Hiện trường vụ án.

Đến rạng sáng nay 14/5, các đơn vị nghiệp vụ công an TPHCM mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án nhóm hiệp sĩ bị trộm xe máy dùng hung khí tấn công làm 3 người chết (trong đó có 1 người dân thường), 4 người bị thương.

Theo các nhân chứng kể lại, khoảng hơn 20h tối 13/5, một thanh niên chạy xe máy hiệu SH đến một cửa hàng bán đồ thời trang trên đường Cách Mạng Tháng 8, phường 10, quận 3, TPHCM dựng xe bên ngoài để vào mua đồ.

Nhân chứng bàng hoàng kể lại giây phút hiệp sĩ bị đâm chết ở Sài Gòn - ảnh 1Lực lượng chức năng phong toả hiện trường, điều tra vụ việc.

Một lúc sau, một nhóm trộm đến bẻ khoá tính lấy trộm chiếc xe máy của nạn nhân. Ngay lúc này, nhóm hiệp sĩ quận Tân Bình lao vào áp sát, tìm cách khống chế. Tuy nhiên, nhóm trộm chống trả quyết liệt rồi rút hung khí tấn công khiến một người gục xuống đường.

Bà Oanh, người dân bán bánh mì gần hiện trường cho hay, thời điểm trên bà đang bán bánh mì thì nghe tiếng ồn ào và có tiếng hô “cướp, cướp”. Nhìn ra đường bà hoảng hồn khi thấy hai nhóm người đang đánh nhau như phim hành động.

Lúc này, hai nhóm đánh nhau chạy ra giữa đường, nhiều người đi đường phải dừng lại cách cả chục mét mà không dám chạy qua khu vực. Nhiều người dân sống hai bên đường cũng hốt hoảng chạy vào nhà đóng cửa.

Nhân chứng bàng hoàng kể lại giây phút hiệp sĩ bị đâm chết ở Sài Gòn - ảnh 2Nhiều người dân hiếu kỳ đứng hai bên đường theo dõi công an làm việc.

“Hai nhóm đánh nhau loạn xạ, chạy ra giữa đường. Lúc đó người dân đứng xa nhìn mà không ai dám vô can ngăn vì mấy tên trộm có hung khí. Đến khi chúng bỏ chạy thì người dân mới dám đến hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu”, bà Oanh nói.  Cũng theo bà Oanh, sau khi gây án, nhóm trộm 4 người chia thành 2 hướng tháo chạy. Trong đó, hai tên chạy xe máy Exciter 150 tháo chạy về hướng ngã 6 Dân Chủ tẩu thoát.

“Đánh nhau một lúc tôi thấy có người thì bị thương ở tay, người ôm bụng, người thì leo lên xe chuẩn bị chạy nhưng không kịp rồi ngã xuống đường. Tôi chạy lại thì thấy máu chảy nhiều quá, tôi đỡ ông đó nằm xuống rồi chạy lại trụ sở công an phường gần đó cầu cứu”, bà Oanh cho hay.

Nhân chứng bàng hoàng kể lại giây phút hiệp sĩ bị đâm chết ở Sài Gòn - ảnh 3Nhân chứng kể lại thời điểm xảy ra vụ án.

Cũng như bà Oanh, anh N. (28 tuổi) sống gần hiện trường cho biết, trong khi anh đang làm việc trong tiệm thì nghe tiếng hô hào ở ngoài đường nên ra xem thì thấy hai nhóm đang đánh nhau loạn xạ.

“Tiếng la hét, đuổi đánh nhau ngay giữa đường, trước trụ sở công an nhưng không ai dám vào can ngăn. Người đi đường, người dân hai bên đường phải dạt sang một bên để lại khoảng đường rộng để hai bên đánh lộn”, anh N. nói.

Nhân chứng bàng hoàng kể lại giây phút hiệp sĩ bị đâm chết ở Sài Gòn - ảnh 4Bà Oanh tả cảnh lúc một người bị đâm gục xuống đường.

Anh N. cho hay, sau khi đâm gục 4 người, nhóm thanh niên chia thành 2 xe máy rồi tẩu thoát khỏi hiện trường. Khi người dân chạy đến hỗ trợ đưa các nạn nhân đi cấp cứu thì mới biết đó là các hiệp sĩ đường phố.

“Lúc đó đáng sợ lắm, có người thì nằm gục trên đường, người thì đứng, ngồi với nhiều vết thương, người bê bết máu. Lúc đó nhiều người dân chạy đến tìm cách đưa các nạn nhân đi cấp cứu và công an cũng đến hỗ trợ”, anh N. cho hay. NGÔ BÌNH – ĐÌNH DU 

Lục Vân Tiên, hiệp sĩ thời nay: Ai bảo vệ ?

TP - Hiện nay tại TPHCM xuất hiện nhiều mô hình “hiệp sĩ đường phố” hoạt động săn bắt cướp,... Tuy nhiên các mô hình này đều tự phát, xuất phát từ thấy chuyện bất bình, ra tay nghĩa hiệp, chưa được tổ chức, quản lý và hỗ trợ.

“Hiệp sĩ đường phố” TPHCM trong một lần bắt giữ hai đối tượng cướp giật tài sản ở quận 10, TPHCM.
“Hiệp sĩ đường phố” TPHCM trong một lần bắt giữ hai đối tượng cướp giật tài sản ở quận 10, TPHCM.

Qua sự việc 2 “hiệp sĩ” của nhóm “hiệp sĩ” Trần Văn Hoàng bị đâm chết khi truy bắt trộm xe máy, “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến mong muốn các “hiệp sĩ” săn bắt cướp ở TPHCM được sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn từ các cơ quan chức năng để anh em có động lực phấn đấu, cống hiến cho xã hội.

Nỗi lòng “hiệp sĩ”

 “Hiệp sĩ” Minh Tiến nói: Hàng chục năm qua, tôi cùng đồng đội phải bỏ tiền túi lang thang khắp các nẻo đường để chống lại cái ác. Sự cực nhọc và hi sinh thì xã hội đã thấy và ghi nhận. Mong muốn anh em được chính quyền mở những buổi huấn luyện võ thuật, truyền đạt kinh nghiệm và cung cấp dụng cụ hỗ trợ. Vì nhiều lúc đối tượng chống trả, anh em chỉ ngoài hai bàn tay trắng, còn tự ý dùng cụng cụ hỗ trợ như còng số 8, hung khí trấn áp đối tượng nếu gây thương vong thì vi phạm pháp luật”.

“Hiệp sĩ” Lâm Hiếu Long, đội trưởng Đội săn bắt cướp TPHCM cho biết, hiện nay các đối tượng trộm cắp, cướp giật manh động, sử dụng hung khí, hàng nóng, xe độ đi gây án nên các “hiệp sĩ” gặp khó khi truy bắt, gặp nhiều nguy hiểm hơn. Anh Long mong muốn cơ quan chức năng hỗ trợ để các nhóm “hiệp sĩ đường phố” hoạt động hiệu quả hơn như có thể đào tạo về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, hỗ trợ công cụ,…

Hoạt động sôi nổi trong những năm gần đây, “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải (trưởng nhóm “hiệp sĩ” Bình Dương) cho biết: “Xét trên bình diện chung thì anh em “hiệp sĩ” ở Bình Dương được chính quyền hỗ trợ tốt hơn các nơi khác. Mỗi tháng chúng tôi được công an tỉnh, chính quyền cung cấp một ít kinh phí, xăng, có những buổi huấn luyện võ thuật…

Chúng tôi hoạt động có sự giám sát của công an sở tại. Nhiều vụ đối tượng manh động, nguy hiểm, anh em kết hợp với lực lượng công an. Sáu năm qua, các “hiệp sĩ” Bình Dương cũng được võ sư Lê Hoàng Mai - Trưởng CLB võ Aikido quận Tân Bình (TPHCM) huấn luyện miễn phí”.

“Khi hay tin về vụ việc 2 “hiệp sĩ” chết và 4 người bị thương, anh em chúng tôi rất buồn, nhưng không có nghĩa là dừng lại công việc mà chúng tôi đã chọn. Tôi cũng đã trấn an anh em trong nhóm phải mạnh mẽ hơn để góp phần bảo vệ bình yên cho người dân”, “hiệp sĩ” Hải nói.

Thiếu hành lang pháp lý

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, hiện nay mô hình “hiệp sĩ đường phố” tại TPHCM hình thành trên cơ sở tự nguyện, tự phát của các thành viên trong nhóm, chưa có cơ sở pháp lý về mô hình này. Thành phố khuyến khích mô hình này như một mô hình phong trào toàn dân phòng chống tội phạm, khi người dân, các “hiệp sĩ” có thành tích bắt trộm cướp… thì động viên, khen thưởng.

Trao đổi với Tiền Phong, đại tá Huỳnh Ngọc Phương, nguyên Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (V28, Bộ Công an), cho biết, hiện nay cả nước chỉ có tỉnh Bình Dương là có mô hình “Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm” hoạt động có tổ chức, có quy định chức năng, quyền hạn và được chính quyền địa phương công nhận, quản lý bằng các quyết định.

Theo ông Phương, hiện nay luật cũng chưa quy định cơ chế, chức năng, quyền hạn, chính sách cho lực lượng “hiệp sĩ đường phố”. Đây là mô hình “đẻ” ra từ thực tiễn của địa phương. Các nhóm “hiệp sĩ đường phố” tại TPHCM thì trước nay chưa có cơ chế thành lập, quản lý mà chỉ hoạt động tự phát.

Tuy nhiên, đại tá Phương cho rằng, mô hình “hiệp sĩ đường phố” tại TPHCM cũng nên đưa vào diện cần có cơ chế quản lý. Nhưng việc này còn tùy vào tình hình địa phương. Do đó, có địa phương triển khai được như ở Bình Dương, còn lại nhiều nơi chưa triển khai được, trong đó có TPHCM.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TPHCM) ủng hộ mô hình này dưới dạng câu lạc bộ tự nguyện.

 “Nhưng cá nhân tôi cho rằng không nên khuyến khích. Tôi mong muốn các mô hình “hiệp sĩ đường phố” sẽ không phát triển thêm hoặc sẽ dần giải tán. Thay vào đó cảnh sát phải tuần tra, kiểm soát ngày đêm để đảm bảo an ninh”, luật sư Chánh nói.

Còn luật sư Lê Quang Vũ, Phó trưởng văn phòng luật sư Người nghèo, cho rằng mô hình “hiệp sĩ đường phố” không cần thiết hợp pháp hóa thành một lực lượng như bảo vệ dân phố. Hiện nay, để bảo vệ trật tự trị an, ngoài công an còn có lực lượng bảo vệ dân phố theo nghị định 38CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ.

Đã bắt giữ một nghi can

Ngày 14/5, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Bình Chánh trước kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM đã đề nghị đại biểu Ngô Minh Châu, thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an TPHCM thông tin nhanh về vụ trộm xe máy đặc biệt nghiêm trọng vừa diễn ra làm 2 người chết.

Theo thiếu tướng Ngô Minh Châu, vụ trọng án xảy ra trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3). Nhóm trộm xe gồm 4 đối tượng trang bị hung khí đi xe máy dọc các tuyến đường trung tâm để tìm kiếm nạn nhân. Hành vi của các đối tượng lọt vào tầm ngắm của các “hiệp sĩ” đường phố. 

Nhóm “hiệp sĩ” đường phố có 7 người lặng lẽ bám theo các đối tượng khả nghi. Đến đường Cách Mạng Tháng Tám thì một đối tượng nhảy xuống xe tiến đến chiếc xe Honda Sh đậu trên lề và nhanh chóng sử dụng đoản để mở khóa. Ngay lập tức các “hiệp sĩ” ập đến khống chế.

Các đối tượng đã chống trả quyết liệt. Một đối tượng rút dao tự chế đâm liên tiếp làm hai “hiệp sĩ” tử vong; 3 “hiệp sĩ” bị thương nặng. Sau khi gây án, các đối tượng đã bỏ trốn. 

Chiều 14/5, nguồn tin của Tiền Phong cho biết công an quận 3 đang làm việc với một nghi phạm có liên quan đến vụ án.

Theo công an quận 3, qua trích xuất camera an ninh trong khu vực cũng như lấy lời khai nhân chứng, công an đã xác định được một nghi can có nghi vấn liên quan đến vụ án và đã bắt giữ.

Theo luật sư Phạm Minh Tâm - Trưởng văn phòng luật sư Phạm Minh Tâm (Đoàn luật sư TPHCM), về lâu dài, nếu xét thấy cần thiết lãnh đạo TPHCM nên có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, thừa nhận lực lượng “hiệp sĩ” như là lực lượng an ninh nhân dân, bổ trợ cho các lực lượng công an trong việc truy bắt tội phạm, đồng thời, tái lập lực lượng săn bắt cướp hoạt động trên tất cả các quận huyện. Nếu được công nhận, lúc đó “hiệp sĩ” sẽ được trang bị công cụ hỗ trợ và huấn luyện mang tính chuyên nghiệp để chống lại kẻ xấu và bảo vệ bản thân.

Chiều 14/5, tại trụ sở Ban đại diện báo Tiền Phong, đại diện Công ty CP đầu tư Lạc Hồng đã chuyển 100 triệu đồng để thông qua báo trao tặng 5 “hiệp sĩ” thương vong trong quá trình truy bắt nhóm trộm xe tối 13/5. Chiều qua, đại diện báo Tiền Phong tại TPHCM đã đến thăm hỏi và trao 20 triệu đồng cho gia đình “hiệp sĩ” Nguyễn Hoàng Nam ở xã Suối Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Chủ tịch UBND TPHCM: Sẽ có biện pháp bảo vệ “hiệp sĩ”

Đến thăm các “hiệp sĩ” trong vụ cướp táo tợn vào tối 13/5 bị thương, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TPHCM đã gửi lời cảm ơn đến tập thể anh em “hiệp sĩ đường phố” Sài Gòn với những nghĩa cử cao đẹp, đã không quản nguy hiểm, xả thân bảo vệ tài sản, bảo vệ bình yên cho nhân dân thành phố.

“Nếu như trong tình huống vừa qua, các anh em hiệp sĩ được trang bị, bảo hộ thì đã không có người phải chết, có người bị thương nặng như vậy. Tôi sẽ làm việc với công an thành phố để tìm giải pháp bảo vệ anh em “hiệp sĩ”. Không có lý do gì mà chúng ta không có biện pháp bảo vệ anh em”, ông Nguyễn Thành Phong nói.

Trao đổi với Tiền Phong chiều qua, đại diện BV Thống Nhất TPHCM và bệnh viện Nhân dân 115, nơi 3 “hiệp sĩ” Đinh Phú Quý, Nguyễn Đức Huy và Trần Văn Hoàng đang điều trị cho biết, hiện tại 3 “hiệp sĩ” đã qua cơn nguy kịch. Hầu hết các bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng nặng, trong đó bệnh nhân Quý bị mất nhiều máu do vết chém gây đứt động mạch. Bệnh nhân Huy bị đâm thủng phổi, tràn khí lồng ngực và bệnh nhân Trần Văn Hoàng bị đa chấn thương, vết dao đâm sâu 20cm gây lòi ruột.

Hỗ trợ áo giáp cho “hiệp sĩ”

Chiều 14/5, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn công tác của Thành ủy đến thăm, chia sẻ động viên các “hiệp sĩ” Đinh Phú Quý, Nguyễn Đức Huy và Trần Văn Hoàng đang điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất và Nhân dân 115 TPHCM.

 “Thay mặt lãnh đạo TP, chúng tôi rất cám ơn anh và các em trong nhóm của hiệp sĩ Tân Bình. Chúng tôi suy nghĩ là anh em bảo vệ bình yên khu phố nhưng không có công cụ nào trong người, nên sắp tới phải làm sao để vận động mỗi người phải có áo giáp, chứ tay không mà gặp tội phạm có vũ khí thì rất nguy hiểm. TPHCM hiện có hơn 100 hiệp sĩ, TP sẽ vận động các mạnh thường quân hỗ trợ áo giáp cho các hiệp sĩ trong thời gian tới” - Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói.

Hai 'hiệp sĩ' Sài Gòn bỏ mạng vì bắt cướp trong khi công an lo đàn áp dân lành

Sài Gòn, hiệp sỹBản quyền hình ảnhVTV
Image captionHiện trường vụ 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết ở Sài Gòn đêm 13/4

Việc hai 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết khi cố ngăn chặn một nhóm trộm xe máy làm dấy lên câu hỏi về năng lực của chính quyền trong việc bảo vệ người dân.

Tình trạng đôi khi thiếu an ninh trật tự ở Sài Gòn khiến nhiều nhóm 'hiệp sĩ đường phố' hoạt động tự phát nhiều năm dù không vũ khí tự vệ, không lương, không giấy phép hoạt động.

Theo truyền thông Việt Nam, nhóm 'hiệp sĩ' quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh bị nhóm trộm tấn công bằng hung khí trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận Ba) sau khi bị nhóm 'hiệp sĩ' phát hiện đang cố ăn trộm chiếc xe máy SH của người dân đậu bên đường đêm 13/5.

Người Việt ‘đầu bảng về phạm pháp’ tại Nhật

Việt Nam công nhận 'quyền im lặng'?

VN đang có 'bước tiến tốt, tích cực' trong chống tham nhũng

Ba 'hiệp sĩ" khác bị thương phải nhập viện, trong đó một người trọng thương, theo báo Tuổi Trẻ.

Hai 'hiệp sĩ' tử vong được xác định tên Nguyễn Hoàng Nam, 1989 và Nguyễn Văn Thôi, sinh năm 1976, quê Bình Định.

Trong sáng 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có Công điện gửi UBND TP Hồ Chí Minh và Bộ Công an, chia buồn cùng gia đình các nạn nhân, đồng thời chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng, theo báo chinhphu.vn.

Ông Trương Hòa Bình cũng "biểu dương nhóm 'hiệp sĩ' đã sẵn sàng hy sinh thân mình, góp phần bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố."

Hiện sự việc đang được công an quận Ba và các phòng nghiệp vụ của công an TP Hồ Chí Minh điều tra, báo Tuổi Trẻ cho hay.

'Tự phát'

Sài Gòn, hiệp sỹBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười dân đặt câu hỏi về tính hiệu quả của lực lượng công an, cảnh sát Việt Nam sau vụ hai hiệp sĩ đường phố tử vong ngày 13/5

Từ TP Hồ Chí Minh, ông Lâm Hiếu Long, thành viên của Đội Hiệp sĩ TP Hồ Chí Minh nói với BBC ngày 14/5 qua điện thoại rằng ông 'rất đau lòng', nhưng 'không bỏ cuộc'.

"Tôi rất đau lòng vì đều là anh em của mình. Trước đây họ làm chung trong nhóm nhưng mới tách ra hoạt động riêng. Tôi nghĩ rằng tội phạm ngày càng manh động. Mình đã lường trước rồi nhưng không ngờ chúng lại lại táo bạo như vậy", ông Long nói.

"Chúng tôi không lo sợ vì sợ thì đâu làm được nữa. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục làm, làm mạnh hơn."

Theo ông Long, nhóm của ông thành lập tự phát, gồm bảy người, hoạt động từ năm 2010. Công việc của nhóm là phát hiện đối tượng nghi vấn ngoài đường, theo dõi, truy đuổi và bắt giữ khi đối tượng ra tay 'thực hiện hành vi xấu'.

Nhóm không có thời gian hoạt động cụ thể mà có thể đi ngoài đường từ 5-8 tiếng một ngày.

Được hỏi về vấn đề giấy phép hoạt động, ông Long cho biết đã xin UBND TP Hồ Chí Minh từ 5 - 6 năm trước nhưng không có phản hồi.

"Chúng tôi muốn được hỗ trợ cung cấp một số dụng cụ để việc trấn áp tội phạm được an toàn hơn thôi. Chứ giấy phép ở đây chỉ là một tờ giấy của chính quyền để xác nhận chúng tôi là ai và công việc là gì. Vì nếu tham gia bắt cướp mà chỉ mang danh một 'người dân' bình thường thì rất khó."

"Họ có cấp [giấy phép] hay không thì không cần thiết. Họ có không cấp thì chúng tôi vẫn hoạt động vì đây là giúp người, thực hiện theo đúng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và mọi người dân đều có trách nhiệm thực hiện," Hiệp sĩ đường phố từ TP Hồ Chí Minh cho BBC hay.

Ông Long cũng cho hay nhóm của ông hoạt động tám năm nay theo kiểu 'tay không bắt cướp' do 'pháp luật không cho phép mang theo vũ khí'.

Các 'hiệp sĩ' chỉ phòng thân bằng cách mang theo khúc côn 'kiểu để đi học võ', hoặc 'dùng bàn ghế bên đường để chống trả'.

'Không vụ lợi'

Như mọi nhóm 'hiệp sĩ đường phố khác', nhóm của ông Long hoạt động không lương. Mỗi người đều có một nghề riêng để nuôi sống gia đình.

Ông Long nói tiêu chí hoạt động của nhóm là "Không vụ lợi và đoàn kết".

Trả lời câu hỏi vì sao làm việc này khi đã có lực lượng cảnh sát, công an của nhà nước, lãnh thuế của người dân để làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự cho dân. Ông Long ngập ngừng:

"Cái này khó trả lời. Có số điện thoại đường dây nóng một ngày báo mất xe rất nhiều. Nhưng có khi đến công an phường trình báo thì lại nhận được câu trả lời là tài sản mình thì mình giữ chứ sao lại để mất ở đây."

"Nhiều khi [công an] chưa thực sự trấn át tội phạm một cách triệt để nên anh em phải hỗ trợ thôi chứ biết làm sao bây giờ."

"Nói không làm thì không được. Nếu ai cũng không làm thì làm sao xã hội bình yên được," ông Long nói với phóng viên BBC ngày 14/5.

Cũng theo ông Long, từ vụ việc hai 'hiệp sỹ đường phố' tử vong ngày 13/5, nhóm của ông đã họp bàn để 'chấn chỉnh đội ngũ' và rút kinh nghiệm. "Không áp sát đối tượng quá, không để chúng chạy thoát và tri hô để bà con hỗ trợ", ông Long cho biết về bài học rút ra.

Nhà nước 'bất lực'?

Sau cái chết của 'hai hiệp sỹ đường phố', mạng xã hội tràn ngập các ý kiến trái chiều.

Phần đông ủng hộ công việc và sự hi sinh của các 'hiệp sỹ vì dân'. Nhưng cũng có không ít chỉ trích sự thiếu chuyên nghiệp của họ và cho rằng 'nhà nước bất lực trong việc bảo vệ nhân dân'.

Trên Facebook của nhóm Hiệp sỹ TP Hồ Chí Minh, một bạn đọc tên Nguyễn Trí Hiển bình luận: "Nhìn anh nằm đó lạnh lẽo giữa dòng người, máu chảy thành dòng mà mình thấy nghẹn ngào quá, xót xa quá."

"Không được trang bị công cụ hỗ trợ nhiều, cũng không có vũ khí quân dụng, nghiệp vụ không được đào tạo đầy đủ, chỉ anh em trong câu lạc bộ sinh hoạt rồi hỗ trợ nhau..."

"Hiệp sĩ trong quá trình truy bắt tội phạm lỡ gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm hình sự lẫn dân sự. Tội phạm trả thù thì cũng phải tự mình gánh chịu. Trong trường hợp này anh nằm xuống trong lúc bảo vệ sự bình yên trong thành phố thì anh sẽ được gì."

Nhà văn Nguyễn Viện chia sẻ trên Facebook cá nhân: "Chúng ta cần những người nghĩa hiệp như Lục Vân Tiên, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Nhưng chúng ta dứt khoát không cần những 'hiệp sĩ' đêm đêm tuần tra ngoài đường. Sự tồn tại của những hiệp sĩ này chỉ chứng tỏ rằng nhà nước bất lực trong việc bảo vệ an ninh cho dân chúng, cũng có nghĩa là nỗi nhục của các cơ quan chức năng."

Cây bút tự do Bổn Đình Nguyễn, "khâm phục và ủng hộ hành động ra tay giúp đỡ người hoạn nạn, nhưng phản đối thành lập tổ chức phái sinh để săn bắt cướp khi hoàn toàn thất thế trước bọn chúng!"

Nhà báo Phạm Trung Tuyến viết trên Facebook rằng ông "thương tiếc những người đàn ông dũng cảm!" Nhưng "họ sẽ không được ghi công như liệt sĩ, và đồng đội của họ thậm chí có thể gặp rắc rối pháp lý."

Luật sư Lê Công Định thì chia sẻ trên trang cá nhân rằng ông "chưa thấy ở nước nào có "hiệp sĩ đường phố", nên càng chưa thấy hiệp sĩ nào mất mạng vì một chiếc xe gắn máy vô nghĩa."

"Trong khi những người không nhận một xu nào từ tiền thuế của dân thì lại đánh đổi mạng sống và rủi ro cho gia đình mình vì trật tự xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân, còn lực lượng hùng hậu ngốn thuế mỗi ngày thì chỉ biết ... ung dung điều tra sau khi có kẻ chết thay mình."

"Một lực lượng vũ trang đến tận răng, ăn đến ngập mặt như thế, chỉ có thể gọi là: ăn hại!", luật sư Định viết.

Hiệp sĩ đường phố: Anh hùng hay nạn nhân?

Khách mời Luật sư Lê Công Định bình luận về hệ lụy pháp lý của các hình thức hiệp sĩ đường phố ở TP HCM
Image captionKhách mời Luật sư Lê Công Định bình luận về hệ lụy pháp lý của các hình thức hiệp sĩ đường phố ở TP HCM

Vụ bắt trộm xe ở TP HCM hôm 13/5 đã làm gây xôn xao dư luận, và làm nổ ra nhiều cuộc tranh cãi về sự hình thành của các nhóm săn bắt cướp - hay còn gọi là hiệp sĩ đường phố.

Nhiều người tỏ lòng thương tiếc với hai "hiệp sĩ" đã thiệt mạng là anh Nguyễn Hoàng Nam và anh Nguyễn Văn Thôi, nhưng cũng không ít người cho rằng các hiệp sĩ nên nghỉ ngơi, để công việc liều lĩnh, nguy hiểm cho lực lượng an ninh, công an, lực lượng có trách nhiệm giải quyết các vụ việc như thế này.

Bàn tròn Thảo luận Thứ Năm hôm 17/5, phóng viên Thùy Linh cùng các khách mời là các hiệp sĩ đường phố, luật sư Lê Công Định và nhà văn kiêm võ sư Đoàn Bảo Châu thảo luận về chủ đề này.

Các bạn xem lại toàn bộ thảo luận trên trang Facebook của BBC.

'Vì cái tâm muốn giúp xã hội'

Hiệp sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Đội phó Đội Săn Bắp Cướp Tân Bình, đội trực tiếp liên quan đến vụ việc hôm 13/5 cho biết sự ra đi của anh Nam và anh Thôi là "sự mất mát to lớn" đối với đội và gia đình các hiệp sĩ.

Theo anh Nghĩa, Đội SBC Tân Bình đã hoạt động gần 10 năm nay, chủ yếu tập trung vào địa bàn quận Tân Bình và quận Tân Phú.

Khi được hỏi, có một số ý kiến cho rằng các hiệp sĩ nên dừng lại công việc săn bắt cướp vì đây là nhiệm vụ của công an, anh Nghĩa trả lời:

"Đây đúng là công việc của cơ quan công an. Tuy nhiên, hiện tại công an không đủ nhân lực toả đi tất cả các đường phố để sẵn sàng truy bắt các đối tượng. Do đó, nhóm hiệp sĩ đường phố được thành lập nhằm phối hợp và hỗ trợ lực lượng công an giảm bớt các tệ nạn xã hội."

Sài Gòn, hiệp sỹBản quyền hình ảnhVTV
Image captionHiện trường vụ 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết ở Sài Gòn đêm 13/4

Hiệp sĩ Lê Văn Tuyên, người trực tiếp tham gia vụ bắt cướp ngày 13/5 cũng tham gia chia sẻ với BBC:

Anh Tuyên nói anh không quan tâm đến những bình luận cho rằng hiệp sĩ đường phố là công việc "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng".

Đối với anh đây là công việc vì "cái tâm muốn giúp đỡ giữ gìn trật tự xã hội" mặc dù bản thân đã bị bể xương bánh chè do ngã xe máy trong một lần truy bắt đối tượng.

Vì lý do đó, ông Tuyên bỏ nghề bảo vệ mà tiếp tục sống bằng nghề làm bánh và đang tìm một việc mới.

Ông Tuyên cũng mong nhưng chưa bao giờ nghĩ tới việc được hỗ trợ tài chính hay phương tiện từ chính quyền địa phương.

Ông tin rằng cần thông cảm cho chính quyền và nhân viên chính quyền ở một số quận huyện rất nhiệt tình khi có thông báo (bắt cướp) đã "bỏ ngay công việc ra hỗ trợ".

"Có các anh công an rất nhiệt tình."

Ông Tuyên cũng thừa nhận so với công an thì các nhóm 'hiệp sĩ' chỉ là người dân, còn công an là người trong ngành.

Theo ông, chưa chắc các hiệp sĩ đã muốn chính quyền hỗ trợ vì mỗi nhóm có một cách nghĩ khác nhau về chuyện này.

Ông chia sẻ thêm rằng trong quá trình truy bắt đối tượng nếu các hiệp sĩ đâm vào người khác và gây thương tích thì họ phải tự chịu trách nhiệm.

Có trường hợp phải dừng xe và đưa họ vào bệnh viện và giải thích đàng hoàng.

Bàn về vụ việc này, luật sư Lê Công Định cho biết:

"Giữa một xã hội vô cảm, tinh thần của các hiệp sĩ là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, điều này cho thấy xã hội của chúng ta ngày càng loạn lạc và chính quyền ngày càng bất lực trong việc xử lý và duy trì trật tự công cộng."

Theo luật sư Lê Công Định, "Xét về phương diện pháp lý, hiệp sĩ cũng chỉ là những công dân bình thường, không có quyền sử dụng vũ lực để tấn công bất kì ai, kể cả trong trường hợp phải khống chế tội phạm.

"Đây là nhiệm vụ của các lực lượng chức năng theo pháp luật quy định. Do đó, sự hiện hữu và hành động của các tổ chức hiệp sĩ là trái với luật pháp."

Đoàn Bảo ChâuBản quyền hình ảnhFACEBOOK
Image captionÔng Đoàn Bảo Châu (bìa phải) từ Hà Nội bình luận với phóng viên Thùy Linh về hai hiệp sĩ tử nạn ở TP.HCM

"Nếu các hiệp sĩ gây thiệt hại về tài sản và con người kể cả đối với các đối tượng đang vi phạm pháp luật, thì đó cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ có những người đang thi hành công vụ như công an mới được phép sử dụng vũ lực một cách hạn chế để khống chế các hành vi phạm tội."

Khi công an đánh bạc và bảo kê

'Ưu, khuyết' công an VN được nêu tại hội nghị toàn quốc

Công an VN 'sẵn sàng hy sinh bảo vệ Đảng'

"Còn người dân thường như các hiệp sĩ đường phố thì hoàn toàn không có thẩm quyền để làm những điều tương tự. Do đó, nếu họ gây thiệt hại cho người khác thì họ phải chịu trách nhiệm pháp luật cho hành vi của mình", luật sư Lê Công Định nhấn mạnh.

Bình luận về việc ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành uỷ TP.HCM nói cần phải trang bị áo giáp cho các hiệp sĩ, luật sư Lê Công Định cho biết ông rất ngạc nhiên khi nghe điều này.

"Khi nói như vậy ông Nguyễn Thiện Nhân đã mặc nhiên thừa nhận rằng cơ quan chức năng Việt Nam hoàn toàn bất lực và xã hội Việt Nam loạn lạc đến mức khuyến khích người dân phải tự vệ và tự bảo vệ nhau để chống lại các hành vi phạm tội. Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân tự đi tìm công lý cho chính mình,"

Mặc dù rất cảm kích trước hành động hiệp nghĩa của các hiệp sĩ, Luật sư Lê Công Định khuyên các hiệp sĩ không nên tiếp tục công việc nguy hiểm này vì việc duy trì và bảo vệ trật tự công cộng thuộc trách nhiệm của cơ quan công an.

Đồng tình với quan điểm của luật sư Lê Công Định, nhà văn Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội cho biết đây là công việc rủi ro và không được hỗ trợ về mặt pháp lý.

Phóng viên Thùy Linh hỏi Vậy thì người dân không nên can thiệp khi thấy sự bất bình nữa hay sao?

"Không phải vậy. Người dân quan tâm có thể đuổi kẻ trộm, vây bắt cướp khi thấy sự việc xảy ra là tốt, nhưng còn việc chủ động hàng đêm đi săn bắt cướp là việc của công an," ông Châu nói.

Theo ông Châu, hiện có khoảng 100 hiệp sĩ hoạt động trên địa bàn TP.HCM. Con số này là rất nhỏ so với lực lượng công an được đào tạọ chính quy, có chuyên môn và trách nhiệm của họ là bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

Cảnh sát VNBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCảnh sát Việt Nam và phương tiện xe máy trong dịp bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng cuối 2017 - hình chỉ có tính minh họa

"Nếu công an nói họ thiếu người thì đó chỉ là sự nguỵ biện", ông Châu nói.

Ông Đoàn Bảo Châu cũng tin rằng có nhiều chiến sĩ công an trẻ tuổi khao khát được xã hội công nhận cần được giao nhiệm vụ săn bắt cướp.

Đó cũng là cơ hội để họ thể hiện và thăng tiến từ vị trí thấp khi mới vào ngành công an.

Tuy thế, theo báo Việt Nam, quan chức ngành công an TP.HCM nói sự việc hôm 13/5 diễn quá nhanh, chỉ có 13 giây, nên công an không kịp can thiệp.

'Vừa là nạn nhân vừa là anh hùng'

Vậy các hiệp sĩ đường phố là nạn nhân hay là anh hùng của xã hộiPhóng viên Thùy Linh hỏi.

Nhà văn Đoàn Bảo Châu nói họ chính vừa là nạn nhân và vừa anh hùng.

"Các hiệp sĩ là nạn nhân vì cơ quan công an, cụ thể là Công an TP.HCM đã không làm tốt chức năng của mình, khiến người dân phải ra đường bắt cướp. Tuy nhiên, các hiệp sĩ là anh hùng trong lòng người dân."

Nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng không đồng tình với việc các lãnh đạo TP.HCM hứa hẹn trang bị áo giáp cho các hiệp sĩ.

"Rõ ràng săn bắt cướp là nhiệm vụ của cơ quan công an nhưng tôi không hiểu tại sao các lãnh đạo lại động viên người dân đi làm công việc của chính quyền". Điều này đồng nghĩa với việc đẩy người dân ra làm 'lá chắn' sống".

Theo ông Châu biết thì thành viên các nhóm làm hiệp sĩ đều nghèo, làm các việc có thu nhập thấp và nếu có chuyện gì thì gia đình họ phải gánh chịu.

Mặc dù đánh giá cao lòng dũng cảm của các hiệp sĩ, nhà văn Đoàn Bảo Châu đề nghị nên giải tán các đội hiệp sĩ đường phố vì hậu quả đã quá rõ ràng, sau khi có hai hiệp sĩ tử vong:

"Chúng ta không nên khuyến khích sự tồn tại và công việc của các hiệp sĩ vì như vậy là trái pháp luật và rất nhiều rủi ro có thể xảy ra."

Ông cho rằng nếu để tình trạng này tiếp tục, không thể tránh khỏi chuyện có người trong các nhóm hiệp sĩ sẽ "lợi dụng sự tranh tối tranh sáng" để đánh người chẳng hạn, và sẽ chỉ tạo ra nhiều vấn đề trong tương lai.

Thời thế sinh anh hùng

Phân tích của phóng viên Thùy Linh theo những gì nghe được từ các khách và dư luận:

Thời thế sinh anh hùng - Xã hội hỗn loạn bất ổn dẫn đến sự xuất hiện của những hiệp sĩ đường phố, nhưng đó chỉ là một biện pháp tạm thời. Qua câu chuyện trên, có thể thấy những vị hiệp sĩ đường phố này, từ người hùng họ lại trở thành nạn nhân. Thay vì trang bị áo giáp, có lẽ chính quyền nên dùng số tiền đó để đào tạo và trang bị lực lượng công an để những sự việc đau lòng này không thể tiếp tục xảy ra.

Và chính quyền cần phải xem lại mình khi người dân phải tự đứng lên bảo vệ lẫn nhau, tự xử lý lẫn nhau. Người dân nên hỗ trợ chính quyền truy bắt tội phạm, nhưng họ đáng ra không phải mạo hiểm tính mạng, đổ máu để làm điều này.

Thiết nghĩ tất cả những hành động hô hoán khi có cướp, ngáng đường kẻ trộm, hay gọi điện thoại báo cảnh sát đều là những hành động rất anh hùng, và rất là cần thiết trong một xã hội đầy sự hoài nghị, lãnh đạm nhưng trách nhiệm của người dân - chúng ta chỉ nên dừng lại ở đó mà thôi.

Phải chăng đây là lời cảnh tỉnh cho chính quyền? Và là cơ hội cho lực lượng công an? Buộc phải cải thiện để hoàn thành đúng nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự cũa xã hội.

Họp báo vụ 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong tại Sài Gòn

Dân trí Sau khi các trinh sát vây bắt được nghi can thứ 2 trong vụ đâm trộm đâm chết 2 "hiệp sĩ" đường phố và 3 người bị thương, Công an TP.HCM đã tổ chức họp báo, cung cấp thông tin liên quan đến vụ trọng án này.
 >> Vụ 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong khi bắt trộm: Cảnh sát vây bắt nghi can thứ 2
 >> Vụ 2 hiệp sĩ bị chém tử vong: Bắt được 1 nghi can
 >> Hai hiệp sĩ ngã xuống, bỏ lại bao lời hứa dang dở với người thân

 Lúc 23h đêm 14/5, các trinh sát đã bắt giữ nghi can thứ 2 trong vụ trọng án trộm đâm 5 hiệp sĩ thương vong tại Sài Gòn.

Lúc 23h đêm 14/5, các trinh sát đã bắt giữ nghi can thứ 2 trong vụ trọng án trộm đâm 5 "hiệp sĩ" thương vong tại Sài Gòn.

Sáng 15/5, Công an TP HCM đã tổ chức họp báo nhanh thông tin về vụ nhóm trộm xe SH đã dùng hung khí đâm 2 “hiệp sĩ” đường phố tử vong, 3 hiệp sĩ khác bị thương trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 3, TP HCM) vào tối 13/5.

 Cơ quan công an đang tổ chức họp báo thông tin về vụ án

Cơ quan công an đang tổ chức họp báo thông tin về vụ án

Sau khi vụ trọng án gây chấn động dư luận xảy ra, Công an TP.HCM đã khẩn trương vào cuộc và truy bắt được nghi can Nguyễn Tấn Tài (24 tuổi, còn gọi Tài "Mụn", ngụ quận 12, TP.HCM) và một người tên Phú. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan CSĐT đã xác định được Phú là người có liên quan trực tiếp đến vụ án nên chiều 14/5 (một ngày sau vụ án), các trinh sát đã đưa Phú về trụ sở làm việc.

Qua đấu tranh, lực lượng chức năng tiếp tục xác định được nghi can thứ 2 của vụ trọng án là Nguyễn Tấn Tài. Ngay lập tức, những trinh sát dày dặn kinh nghiệm được giao nhiệm vụ tiếp cận nơi Tài đang lẩn trốn là căn nhà ở địa bàn phường 9 (quận Gò Vấp). Khoảnng 23h đêm 14/5, Tài bị bắt sau khi cố thủ và đang cố leo lên mái nhà bỏ trốn. Hiện cả 2 nghi can đang bị tạm giữ tại PC45 Công an TP.HCM để điều tra.

Trước đó, tối 13/5, nhóm hiệp sĩ Tân Bình (TPHCM) gồm 7 người do ông Trần Văn Hoàng (52 tuổi), làm trưởng nhóm tiến hành tuần tra bắt cướp.

Khi cả nhóm đi đến đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận 3) thì phát hiện 2 thanh niên đi xe máy hiệu Exiter có biểu hiện trộm chiếc xe SH của người dân để trước cửa hàng thời trang.

 Hiện trường vụ trọng án khiến 2 người chết, 3 người bị thương.

Hiện trường vụ trọng án khiến 2 người chết, 3 người bị thương.

Nhóm hiệp sĩ lao vào khống chế thì bị các đối tượng rút dao chống trả, đâm chém liên tiếp khiến anh Nguyễn Hoàng Nam (29 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) và anh Nguyễn Văn Thôi (42 tuổi, ngụ tỉnh Bình Định, tạm trú quận Tân Bình, TPHCM) tử vong.

Ngoài ra, 3 hiệp sĩ khác trong nhóm cũng bị thương gồm: ông Trần Văn Hoàng, Nguyễn Đức Huy (24 tuổi, ngụ quận Tân Phú) và Đinh Phú Quý (22 tuổi, ngụ huyện Củ Chi); hiện cả 3 người đang được cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện nhân dân 115. 

Người Bình Định đau thương tiễn biệt 'hiệp sĩ' Thôi 'cà lăm'

Nhiều người ở quê nhà Bình Định đến chia buồn, tiễn đưa 'hiệp sĩ' Nguyễn Văn Thôi đã rất khâm phục, tự hào khi nghe kể về công việc săn bắt cướp của anh.
Con trai và vợ (đã li hôn) của anh Thôi tại đám tang /// ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Con trai và vợ (đã li hôn) của anh Thôi tại đám tang
ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Ngày 15.5, nhiều người đã đến nhà để chia buồn với gia đình, tiễn biệt “hiệp sĩ" Nguyễn Văn Thôi (42 tuổi, người bị sát hại trong lúc truy bắt nhóm đối tượng trộm một xe máy SH trên đường Cách Mạng Tháng Tám, P.10, Q.3, TP.HCM) vào tối 13.5.
Thi thể của anh Thôi đưa đưa về đến nhà ở thôn Chánh Khoan Tây, xã Mỹ Lợi (H.Phù Mỹ, Bình Định) vào rạng sáng 15.5. Đến hơn 7 giờ sáng cùng ngày, ngôi nhà của ông Nguyễn Bỉ (cha ruột anh Thôi) đã chật cứng người.
Chứng kiến bà Nguyễn Thị Ô (mẹ ruột anh Thôi), chị Nguyễn Thị Thanh Dung (vợ đã li hôn của anh Thôi) và đặc biệt là cháu Nguyễn Thành Đạt (con anh Thôi) ngồi khóc bên quan tài, nhiều người không cầm được nước mắt.
“Khi nghe thằng Thôi nói nó tham gia đội bắt cướp, vợ chồng tôi sợ lắm, nhiều lần khuyên can vì nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó không nói năng gì cả mà chỉ nói là giúp những người dân bị trộm cướp. Ai ngờ, sự việc lại đến như thế này…”, bà Ô nức nở.
Người Bình Định đau thương tiễn biệt 'hiệp sĩ' Thôi 'cà lăm' - ảnh 1
Người Bình Định đau thương tiễn biệt 'hiệp sĩ' Thôi 'cà lăm' - ảnh 2
Mẹ và cha anh Thôi
ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Theo bà Nguyễn Thị Bảy (ở gần nhà anh Thôi), hai ngày qua, nhiều người ở xã Mỹ Lợi đã xôn xao về cái chết của “hiệp sĩ” Thôi. Thông tin về nhóm “hiệp sĩ” của anh Thôi được bà con kể lại cho nhau nghe, truyền tay nhau điện thoại để đọc thông tin về các anh trên báo điện tử.
“Từ thời niên thiếu, Thôi là đứa hiền lành, tốt tính. Cách đây hai năm, nó về thăm quê, rồi đem khoe cái giấy khen bắt cướp, ai cũng mừng cho nó nhưng cũng lo vì thấy việc đó rất nguy hiểm. Tối 13.5, nghe tin Thôi bị đâm chết trong lúc bắt cướp, ai cũng bàng hoàng, xót thương. Nhưng chúng tôi cũng tự hào vì quê hương có người con như Thôi”, bà Bảy nói.
Đội “hiệp sĩ” săn bắt cướp ở TP.HCM cũng cử 2 thành viên đi theo xe đưa thi thể anh Thôi về quê để phụ giúp gia đình trong lúc tang gia. Nhiều người dự đám tang rất cảm phục khi nghe anh Đỗ Công Tường (28 tuổi, ở Q.Tân Phú, TP.HCM), thành viên nhóm săn bắt cướp TP.HCM kể chuyện về anh Thôi.
Người Bình Định đau thương tiễn biệt 'hiệp sĩ' Thôi 'cà lăm' - ảnh 3
Nhiều người đến dự đám tang của anh Thôi
Người Bình Định đau thương tiễn biệt 'hiệp sĩ' Thôi 'cà lăm' - ảnh 4
Bằng khen của UBND Q.Tân Bình tặng anh Thôi vào năm 2015
ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Anh Tường cho biết bản thân đã tham gia nhóm “hiệp sĩ” bắt cướp hơn 7 năm qua, còn anh Thôi cũng đã tham gia hơn 3 năm nay. Bình thường, anh Thôi là người hiền lành, hòa đồng, không để mất lòng anh em trong nhóm hay với người ngoài.
Các “hiệp sĩ” ngày thường làm nhiều công việc để mưu sinh như: chạy xe ôm, bốc vác, lái xe tải… Tối đến, anh em lại tập trung đi tuần đến gần 12 giờ đêm mới về nhà. Thậm chí, có đêm bắt được cướp, còn phải làm giấy tờ, trình báo công an đến sáng hôm sau mới xong.
“Theo nhóm “hiệp sĩ” bắt cướp phải là người thực tâm muốn giúp người khác, đam mê với công việc của mình thì mới làm được. Anh Thôi là người như vậy. Xảy ra chuyện với anh Thôi, anh em chúng tôi rất buồn, xót thương nhưng vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình”, anh Tường nói.
Người Bình Định đau thương tiễn biệt 'hiệp sĩ' Thôi 'cà lăm' - ảnh 5

Hiệp sĩ là thanh niên tự nguyện chống cướp không ăn lương chết vong mạng không được giúp đỡ, hy sinh mạng sống để cho công an yên tâm tham nhũng và đánh đập dân lành

KHI CÔNG AN GIẾT DÂN TRỞ THÀNH VẤN NẠN QUỐC GIA THỜI ĐẠI HCM XHCN

Công an giết dân đã quá trở nên phổ biến tại Việt Nam đến nỗi lưu trữ Google cho thấy một con số đáng sốc khi gõ cụm từ liên quan việc công an đàn áp và giết dân lành, tìm kiếm với từ khóa công an giết người lên đến 1,650,000 results (0.69 seconds), với từ khóa công an nhân dân giết dân lên đến 2,860,000 results (0.52 seconds).

Dân chỉ biết bức xúc và phản ứng một cách bột phát để rồi nạn nhân lại bị biến thành thủ phạm bằng những thủ thuật của cộng sản Hà Nội. Nhờ các phương tiện truyền thông thời nay mà xã hội phơi bày được những tội ác của chế độ cộng sản, đặc biệt là thành phần công an trị đã, đang đàn áp, giết chóc dân tình một cách tỏ tường hơn.

Chỉ trong mấy ngày đầu năm 2017 đã xảy ra những vụ công an đánh và giết dân dẫn đến thương tích và tử vong. Trong vụ các sĩ quan công an tại Bình Định đánh chết một công dân tên Phạm Đăng Toàn, sinh năm 1988 lại một lần nữa cho thấy sự man rợ của công an và sự dối trá vô nhân tính của cả hệ thống cầm quyền lẫn báo chí.

Một video clip gốc được đăng tải trên mạng xã hội phơi bày cụ thể về sự thật anh Toàn bị hai sĩ quan công an đánh đập dẫn đến tử vong, nhưng sau đó thì cơ quan có thẩm quyền kết luận anh Toàn do chạy mà dẫn đến tử vong, được sự truyên truyền dối trá của báo chí khiến cho tâm lý xã hội bị hoang mang, công lý theo đó mà bị chôn vùi thậm chí bị đảo ngược.

Trước đây có biết bao vụ công an giết dân chỉ nằm trong tiềm thức của người dân chứng kiến chứ không được lưu lại sự kiện. Nhưng từ khi có internet và sự khôn ngoan hơn của người dân đã dần đưa các vụ việc ra ánh sáng.

Từ những vụ công an giết người tại Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Yên… được lưu trữ trên Google những năm gần đây hay từ chính những thống kê từ Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm 226 trường hợp tử vong trong các trại tạm giữ, tạm giam trên cả nước trong vỏn vẹn 3 năm.

Tuy nhiên tất cả các vụ án công an giết dân ngoài xã hội hay nạn nhân bị tử vong trong trại tạm giam do bị tra tấn nhực hình đều được cộng sản xảo ngụy bằng những lý do vô cùng phi lý và vô nhân tính.

Có thể sự dối trá lừa lọc của cộng sản ngày nay dần bị bóc trần, người dân đã mất hẳn niềm tin vào nhưng chứng cứ ngụy tạo của cộng sản để che lấp tội ác của họ. Nhưng phản ứng của người dân như thế nào để bảo vệ tính mạng của mình trước bạo lực khát máu từ cộng sản? Đó là một câu hỏi lớn cần người dân tỉnh thức và khôn ngoan tìm những giải pháp để giải quyết vấn nạn này.

Sinh mạng con người là vô giá và cao quý, không thể dửng dưng nhìn nhận những cái chết giống như một con số thống kê như vậy. Người dân Việt Nam có được an toàn tính mạng trong bối cảnh xã hội bị công an trị sẵn sằng giết chết con người?

Thực vây, nếu cái mạng của ta mà không giữ được thì các quyền tự do dân sự, quyền con người trở nên vô nghĩa. Đó là lý do tại sao con người phải luôn luôn đấu tranh đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho chính mình.

Chúng ta đang sống ở một xã hội ngày càng trở nên nguy hiểm hơn bởi tư duy cai trị khát máu từ cộng sản. Khi công an giết dân trở thành vấn nạn quốc gia thì nhân dân cả nước cần phải làm gì để tự bảo vệ và cứu lấy chính mình?

Phản kháng bằng vũ khí trước sự đàn áp của chính quyền là điều không chính đáng, trừ khi thoả mãn được các điều kiện sau đây: 1/ có sự xâm phạm các quyền căn bản của con người cách chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài; 2/ đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả; 3/ phản kháng như thế sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn; 4/ có hy vọng thành công với những lý do vững chắc; 5/ theo lý trí, không thể dự kiến một giải pháp nào hay hơn”.


Image result for vấn nạn công an giết dân


Để thực hiện những hành động phản kháng quyết liệt và bạo lưc người dân sẽ trở thành phản động dưới mắt chính quyền và cuộc chiến tranh giành quyển lực chắc chắn sẽ bùng nổ, lúc ấy dù muốn hay không máu sẽ đổ và cách mạng hình thành.

Vì vậy, sử dụng vũ khí được coi như giải pháp sau cùng để chấm dứt “một chế độ độc tài công khai và kéo dài, gây thiệt hại lớn cho các quyền căn bản của con người và làm tổn thất nghiêm trọng cho ích chung của đất nước”. Để bảo vệ chính mình và để thay đổi đất nước cần phải hành động từ mỗi người dân.

Hà Nội 04.01.2017Image may contain: o­ne or more people and textTâm Ngọc


Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất'

Một người dân Thủ Thiêm khóc nghẹn trong cuộc họp với đại biểu Quốc Hội quận 2, TP Hồ Chí Minh chiều 9/5Bản quyền hình ảnhJUN TRAN
Image captionMột người dân Thủ Thiêm khóc nghẹn trong cuộc họp với đại biểu Quốc Hội quận 2, TP Hồ Chí Minh chiều 9/5

Nhiều ý kiến cho rằng trong vụ Thủ Thiêm không chỉ tài sản, sinh kế, yên bình, tương lai, hy vọng, uy tín, mà niềm tin cũng đã bị đánh mất.

Chiều ngày 9/5, buổi tiếp xúc cử tri trở thành buổi đối thoại giữa người dân Thủ Thiêm, quận 2, TP Hồ Chí Minh với các đại biểu Quốc hội.

Buổi làm việc kéo dài hơn bảy tiếng dường như không đủ để người dân Thủ Thiêm mất đất bày tỏ uất ức dồn nén hàng chục năm qua.

Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị TƯ7 và chuyện đất đai Thủ Thiêm

Mất hay không có bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm?

Vì sao cần tìm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm?

'Kiểm điểm trách nhiệm' ông Tất Thành Cang

Thủ Thiêm: Hòn ngọc bị đánh cắp?

Những hình ảnh người dân khóc lóc, ngất xỉu trong buổi họp tràn ngập truyền thông trong nước chiều 9/5.

Ranh giới quy hoạch dự án, công tác bồi thường, bố trí tái định cư có nhiều bất cập, chậm giải quyết đơn thư khiếu nại… là những vấn đề được người dân Thủ Thiêm đưa ra, báo chí trong nước đưa tin.

Những vấn đề này dân Thủ Thiêm cho hay đã khiếu nại hơn 20 năm qua, nhưng đây là "lần đầu tiên chính quyền lắng nghe", theo VnExpress.

'Dân mất, chính quyền cũng mất'

"Quá nhiều, gần như là tất cả", cây bút Hương Quỳnh viết trên Facebook cá nhân.

Một người dân nhắc đến việc cựu chủ tịch TP Hồ Chí Minh, ông Võ Viết Thanh, từng nói rằng ông đau lòng khi "xem cảnh giải tỏa", tưởng như vừa qua một trận B.52".

Người dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các Đại biểu Quốc Hội ngày 9/5Bản quyền hình ảnhJUN TRAN
Image captionNgười dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các Đại biểu Quốc Hội ngày 9/5

Người khác nói ông Thanh nói vậy là "chưa hiểu hết" vì bom B.52 có dội xuống thì sau đó họ vẫn có thể "bới gạch vụn để cắm lên một mái lều", còn sau khi quận 2 giải tỏa thì họ "không còn đất, không còn nhà", "lang thang, vất vưởng".

Facebooker Hương Quỳnh thuật lại buổi tiếp xúc cử tri với hàng chục người 'bật dậy kêu khóc phẫn nộ'. Nhà của họ "ở ngoài ranh giới quy hoạch" nhưng lại bị giải tỏa, với giá bồi thường 18 triệu đồng/m2 so với giá thị trường 200 triệu/m2.

"Hàng chục người khóc nghẹn khi kể câu chuyện của mình". Họ đề nghị "thanh tra lại toàn bộ quá trình qui hoạch, chỉnh sửa qui hoạch, xây dựng, đấu thầu, giải tỏa và cưỡng chế ở Thủ Thiêm", nhưng không được để thành phố làm, vì "không thể tin tưởng". "Những điều oan sai đã diễn ra ở Thủ Thiêm này, đi tù không đủ để đền tội."

"Ngồi nghe những người đàn ông, đàn bà nối nhau thuyết trình việc riêng việc chung, văn bản, quyết định, bản đồ, sơ đồ rành rẽ hơn một luật sư, chợt nghe xót ruột. Bao nhiêu tâm sức, thời gian, mồ hôi, nước mắt, tiền bạc và máu của họ đã đổ để trở thành luật sư cho chính mình."

"Tuy nhiên, mất nhiều không chỉ là người dân, mà chính quyền cũng đã và đang mất. Rất nhiều. Cũng gần như tất cả", cây bút Hương Quỳnh kết luận.

Nhạc sỹ Tuấn Khanh chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng ông nhớ đến những giọt nước mắt cô đơn của thầy Thích Không Tánh trên đống đổ nát của chùa Liên Trì khi xem hình ảnh người dân Thủ Thiêm 'uất ức khóc'.

"Lòng tham và cái ác đã nhuộm đỏ mảnh đất đó, không khác gì kiểu Bắc Kinh tiêu diệt tín ngưỡng trong thời cách mạng văn hóa, Taleban trong thời chiếm đóng Afghanistan", ông Tuấn Khanh viết.

Một người dân ngất xỉu trong cuộc họp ngày 9/5Bản quyền hình ảnhJUN TRAN
Image captionMột người dân ngất xỉu trong cuộc họp ngày 9/5

Facebooker Bùi Thị Bích Hậu đăng hình ảnh bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đang chất vấn đại biểu Quốc Hội "trong nỗi đau đớn, uất ức vì hơn 3.000 m2 đất chỉ được đền bù 150.000 đồng, bằng tiền mua ba tô phở", kèm bình luận "Mong lò của cụ Tổng tới nơi nhanh nhanh giúp dân."

Vạch mặt chỉ tên

Không chỉ trên mạng xã hội, báo chính thống của nhà nước Việt Nam dường như cũng không ngại đăng những chỉ trích mạnh miệng.

Báo Giáo dục Việt Nam có loạt bài "Phác thảo chân dung những kẻ hại nước, hại dân", trong đó nêu đích danh một số quan chức liên quan đến vụ Thủ Thiêm.

"Coi thường kỷ cương phép nước, xem mình như "vua con" cai quản một cõi, bỏ qua (hay dung túng?) cho hành vi vượt quyền của lãnh đạo thành phố... có phải chỉ là biểu hiện "hại dân" hay cũng là "hại nước?"

Báo này đặt câu hỏi trong bài viết ngày 10/5: "Ông Lê Thanh Hải ở đâu khi Khu đô thị Thủ Thiêm… dậy sóng?". Trong đó tường thuật toàn bộ quá trình tái định cư khu đô thị Thủ Thiêm, từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho tới những biến động những năm gần đây liên quan đến việc chỉnh sửa quy hoạch, thất lạc bản đồ.

Người dân Thủ Thiêm mang bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tới chất vấn đại biểu Quốc Hội trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 9/5Bản quyền hình ảnhJUN TRAN
Image captionNgười dân Thủ Thiêm mang bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tới chất vấn đại biểu Quốc Hội trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 9/5

Cũng tờ báo này khẳng định "Khu đô thị Thủ Thiêm từng co giãn theo ý chí của ai đó" trong một bài viết khác ngày 7/5, trong đó 'làm rõ vấn đề' tấm bản đồ Thủ Thiêm 1996 bị cho là 'thất lạc' nhưng thực ra là 'có dấu hiệu bị thủ tiêu'.

Quan tâm của người dân

Theo truyền thông Việt Nam, có ba vấn đề chính người dân Thủ Thiêm muốn làm rõ, gồm địa giới của dự án; chính sách đền bù giải tỏa, tái định cư; và khiếu nại chậm được các cơ quan tiếp nhận, giải quyết.

Ngoài ra, trong buộc họp ngày 9/5, người dân Thủ Thiêm còn nêu ra ba mối quan tâm chính khác, gồm:

"Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) tỉ lệ 1/5.000 kèm theo quyết định số 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án này nhưng đến nay còn giá trị?"

thủ thiêmBản quyền hình ảnhJUN TRAN
Image captionDân Thủ Thiêm bám trụ không đi, sống tạm bợ khổ sở mấy chục năm nay

"Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được điều chỉnh qua các thời kỳ đã làm thay đổi nhiều khu chức năng, cơ cấu sử dụng đất so với ý định ban đầu."

"Bốn trục đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm có tổng chiều dài gần 12km được đầu tư với chi phí hơn 12 nghìn tỷ đồng."

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc Hội, người tiếp xúc với cử tri Thủ Thiêm ngày 9/5, thừa nhận rằng, "chưa làm tròn trách nhiệm", theo Infornet.

Bà cũng nói sẽ "tiếp tục đồng hành cùng nhân dân". "Ai làm sai, cấp nào làm sai khi thanh tra có kết luận thì phải chịu trách nhiệm trước dân", báo Vietnamnet trích lời bà Tâm.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm dù được phê duyệt quy hoạch đã gần 20 năm, kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế, di dời khoảng 15.000 hộ dân, chi gần 30.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư, nhưng tới nay vẫn chưa thành hình, theo Zing.vn

Cuộc sống khó khăn của những người dân bám trụ lại Thủ Thiêm, ngay sát bên những khu chung cư cao cấpBản quyền hình ảnhJUN TRAN
Image captionDân Thủ Thiêm bám trụ không đi, sống tạm bợ khổ sở mấy chục năm nay

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.6893

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca