Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Người Việt lừa đảo: Cựu giám đốc thể thao gốc Việt của Microsoft bị tố cáo ăn cắp $1.5 triệu
19.10.2018

SEATTLE - Anh Jeff Trần đã bị mất chức giám đốc ban quảng cáo và liên minh thể thao tại đại công ty nhu liệu điện toán Microsoft. Các công tố viên liên bang nói rằng anh đã mưu toan lấy cắp hơn $1.5 triệu Mỹ kim của công ty, bằng cách tạo ra những hóa đơn gian lận và bán những tấm vé Super Bowl được phân phát cho các nhân viên của Microsoft.

Jeff Trần trên sân của đội Seattle Seahawks (Microsoft photo)



Jeff Trần đã bị truy tố vào ngày thứ Tư, 17 tháng 10, 2018 về những tội danh xảy ra trong năm 2017, khi mà anh bị công ty sa thải sau khi họ khám phá sự gian lận.

Jeff Trần có nhiệm vụ trông coi quan hệ quảng cáo của Microsoft ty với hiệp hội football NFL, trong đó có việc cổ động cho các huấn luyện viên những máy tablet Microsoft Surface ở bên lề sân trong các trận đấu. Anh cũng quản lý các sản phẩm khác của Microsoft khác liên quan đến việc quảng cáo Microsoft trong các môn thể thao.

Theo các công tố viên cho biết, Jeff Trần lợi dụng chức vụ để tạo ra những hóa đơn giả mạo từ các công ty thứ ba, sau đó chuyển tiền từ Microsoft thông qua các công ty này vào các trương mục ngân hàng của anh.
Theo hồ sơ khởi tố, Jeff Trần bắt đầu kế hoạch biển thủ trong tháng Giêng 2017. Lúc đó anh chặn một xấp vé dự giải Super Bowl dành cho các nhân viên của Microsoft. Anh có nhiệm vụ trông coi mối quan hệ của Microsoft với NFL, và theo hồ sơ điều tra, Jeff Trần nói rằng anh sẽ đích thân giao vé cho các quản lý công ty. Thế nhưng thay vì vậy, anh đã bán khoảng 60 tấm vé cho một người môi giới với giá $200,000. Sau đó anh kiếm thêm $12,400 bằng cách bán một số vé cho một nhân viên của Microsoft. Người này tưởng rằng Jeff Trần đã bỏ tiền túi ra để mua những tấm vé đó.

Mấy tháng sau đó, Jeff Trần thực hiện một âm mưu khấm khá hơn. Anh thuyết phục một công ty cố vấn gửi cho Microsoft một hóa đơn $775,000, thay mặt cho một nhà cung cấp vô danh (và không có thực). Anh dọa chấm dứt mối quan hệ của Microsoft với công ty này nếu công ty từ chối gởi hóa đơn. Số tiền đó được Microsoft thanh toán và được chuyển vào trương mục ngân hàng của Jeff Trần.

Anh đã dùng lại mưu kế đó trong tháng Bảy, đòi một hóa đơn $670,000, và nói rằng anh dự định đòi thêm $500,000 trong tương lai. Lần này công ty cố vấn sanh nghi và báo động cho Microsoft, và công ty đã hỏi Jeff về số tiền đó. Jeff Trần nói rằng anh chưa bao giờ nhìn thấy hóa đơn ấy, và anh đã xóa những bản tin nhắn với công ty viết hóa đơn. Thế nhưng khi Microsoft đã trưng ra bằng chứng, Jeff nói rằng máy của anh đã bị “tin tặc tấn công.” Cuối cùng anh phải trả lại $775,000 cho Microsoft.

Vào năm 2013, Microsoft ký một thỏa thuận bảo trợ với NFL trị giá $400 triệu. Qua hợp đồng này, Microsoft cung cấp máy tablet Surface cho các huấn luyện viên sử dụng thay cho những tấm bảng viết tay. Ban đầu máy Surface này gặp phải một số trục trặc vì huấn luyện viên đứng bên lề trận đấu NFL thường quen viết trên bảng cầm tay với giấy trắng mực đen, họ lúng túng khi dùng máy điện toán. Một trở ngại khác là họ quen miệng gọi máy là iPad thay vì Surface. Máy kia là từ hãng đối thủ của Microsoft. Vào cuối năm 2017, NFL đã ký lại hợp đồng với Microsoft, chứng tỏ máy đã bắt đầu quen thuộc với các huấn luyện viên. Hợp đồng này được ký mà không có sự tham gia của Jeff Trần, vì anh đã bị sa thải trước đó.

Cựu giám đốc tiếp thị thể thao của Microsoft đã bị buộc tội cố gắng để tham gia khoảng 1,5 triệu đô la từ công ty và ăn cắp hơn 60 vé Super Bowl dành cho nhân viên của Microsoft. Jeff Trần đã bị truy tố ngày hôm qua sau một cuộc điều tra của FBI, và anh ta đang phải đối mặt với năm tội gian lận bằng dây, có hình phạt lên đến 20 năm tù giam.

Bản cáo trạng cáo buộc rằng Trần bắt đầu kế hoạch tham ô của mình vào tháng 1 năm 2017 khi anh chặn một khối vé Super Bowl dành cho nhân viên của Microsoft. Trần giám sát mối quan hệ của Microsoft với NFL, và, theo hồ sơ, Trần tuyên bố anh sẽ tự mình giao vé cho các nhà quản lý công ty. Thay vào đó, anh ta bán khoảng 60 chiếc cho một nhà môi giới với giá 200.000 đô la. Sau đó, anh kiếm thêm 12.400 đô la bằng cách bán một số vé cho một nhân viên của Microsoft, người nghĩ rằng Tran đã mua chúng bằng tiền của anh ta.

Trần bị cáo buộc đã kiếm được 200.000 đô la bán lại hơn 60 vé

Vài tháng sau, Trần bị cáo buộc nở một kế hoạch sinh lợi hơn. Ông đã thuyết phục một công ty tư vấn gửi cho Microsoft một hóa đơn 775.000 đô la thay mặt cho một nhà cung cấp vô danh (và hư cấu), đe dọa chấm dứt mối quan hệ của Microsoft với công ty nếu nó từ chối. Số tiền đã được chuyển vào tài khoản ngân hàng của ông Trần.

Trần được cho là đã thử cùng một gambit vào tháng 7, yêu cầu một hóa đơn trị giá 670.000 đô la và nói rằng anh ta dự định yêu cầu thêm 500.000 đô la trong tương lai. Lần này, công ty tư vấn đã trở nên nghi ngờ và cảnh báo với Microsoft, người đã hỏi Trần về tiền bạc. Trần cho biết anh chưa bao giờ nhìn thấy hóa đơn, xóa tin nhắn văn bản buộc tội, và - sau khi được trình bày bằng chứng - cho biết anh đã bị "tấn công". Cuối cùng, anh đã trả lại 775.000 đô la cho Microsoft.

Microsoft đã không phản ứng ngay lập tức với một email yêu cầu bình luận, nhưng công ty đã nói với SeattlePI rằng nó đã chấm dứt Trần và cảnh báo thực thi pháp luật một khi nó trở nên nhận thức được sự tham ô.

Trước khi bị sa thải, Trần đã giúp quản lý một mối quan hệ đối tác lâu năm khiến Microsoft Surface trở thành “viên chính thức” của NFL. Thỏa thuận được báo cáo có giá 400 triệu đô la của Microsoft, và nó chạm vào một số va chạm trên đường, như những người chơi thể thao gọi Surface là iPad. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã được gia hạn thêm một năm vào tháng 12 năm 2017, có lẽ không có sự giám sát của Trần.


Anh sẽ bị luận tội tại Tòa Án Địa Hạt Liên Bang ở Seattle vào cuối tháng 10 này. Jeff Trần có thể bị buộc năm tội danh gian lận bằng phương tiện điện tử, với hình phạt lên tới 20 năm tù giam

VN:  Đất nước của lừa bịp cho du khách
Chuyện du khách bị lừa khi đi du lịch không phải là chuyện xưa nay hiếm, lợi dụng sự bất đồng ngôn ngữ, cùng với những hình thức - chiêu trò "độc" mà rất nhiều du khách nước ngoài và Việt Nam đã rơi vào trường hợp "dở khóc - dở cười" khiến cả chuyến đi trở thành một cơn ác mộng.
nhung vu lua dao kinh dien khi di du lich o dong nam a'Giải cứu' gia đình du khách Tây Ban Nha bị lừa đi du lịch vịnh Hạ Long

Mới đây, một vụ việc về 5 du khách có quốc tịch Tây Ban Nha đặt tàu nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long thông qua trang Expedia.es - Một trang đăng ký dịch vụ du lịch trực tuyến của Tây Ban Nha với giá 640 Euro cho 5 người.

Thế nhưng, khi đến nơi tìm kiếm cả cảng tàu, nhóm khách này không hề thấy con tàu nào có tên Paragon Cruise như trong tour đã đặt mua. May mắn sau đó, gia đình này được ông Nguyễn Duy Phú, chủ tàu Pelican gần đó mời cả gia đình nghỉ đêm miễn phí với hành trình 2 ngày 1 đêm.

Hành động đẹp này đã nhận được sự cảm kích, để lại ấn tượng, hình ảnh tốt đẹp về du lịch cũng như con người Hạ Long đối với 5 du khách nói trên cũng như những người chứng kiến sự việc.

nhung vu lua dao kinh dien khi di du lich o dong nam a
Đoàn khách người Tây Ban Nha bị lừa chuyến du lịch nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long. (Ảnh: VOV)

Trước đó, một nhóm du khách người Australia cũng từng bị lừa khi mua tour tham quan Vịnh Hạ Long khi bỏ ra 100 USD để được đi thăm vịnh Hạ Long bằng tàu mà toilet, điều hòa hỏng, phòng đầy gián, cứt chuột và ăn mì mốc.

Chuyện du khách bị lừa khi đi du lịch không phải là chuyện xưa nay hiếm, lợi dụng sự bất đồng ngôn ngữ, cùng với những hình thức - chiêu trò "độc" mà rất nhiều du khách nước ngoài và Việt Nam đã rơi vào trường hợp "dở khóc - dở cười" khiến cả chuyến đi trở thành một cơn ác mộng.

Có thể kể đến một số vụ điển hình nhất diễn ra tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian qua như:

Dùng tiền “âm phủ” trả lại cho khách

Vào khoảng giữa tháng 7, trên mạng xã hội facebook lan truyền video clip với nội dung 2 du khách quốc tịch Tây Ban Nha đã sử dụng 3 đồng tiền âm phủ để trả cho tài xế taxi, hai vị khách mới biết đây là tiền giả, không thể sử dụng.

Lúc này, 2 du khách mới ngã ngửa đồng thời lý giải về số tiền âm phủ này. Theo họ, số tiền âm phủ họ sử dụng là do trước đó được lái xích lô “thối lại”. Tuy nhiên, sau khi điều tra thì đối tượng trả lại tiền âm phủ được xác định là 1 lái xe taxi chứ không phải lái xe xích lô như thông tin đăng tải trên mạng trước đó.

nhung vu lua dao kinh dien khi di du lich o dong nam a
Số tiền âm phủ mà du khách Tây Ban Nha đã bị lừa sau khi sử dụng dịch vụ taxi tại Việt Nam. (Ảnh cắt từ clip).

Công ty du lịch bị tố cáo lừa tiền tỷ của khách hàng

Nhiều khách hàng đến tận trụ sở của Golux ở TP HCM để đòi lại tiền mua tour nhưng không gặp được giám đốc, còn công ty thì đóng cửa.

Cách đây vài ngày, nhiều người đã gửi đơn tố cáo lên Sở Du lịch TP HCM và Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46) Công an TP HCM, về việc công ty Golux (phường Tân Định, quận 1) thu tiền của khách hàng nhưng không tổ chức tour đúng thời gian quy định.

Khách hàng tố Golux lừa tiền tỷ

Ông Huy, khách hàng của công ty cho biết: "Trước đây tôi từng đi tour của họ vài lần, không có vấn đề gì nên đã mua thêm tour đi Singapore - Indonesia – Malaysia, giá 9,5 triệu đồng một người. Tour dự kiến khởi hành ngày 9/8, đi 6 ngày 5 đêm. Tuy nhiên đến sát ngày khởi hành, Golux lại thông báo dời tour qua tháng 9 mà không có thời gian và lý do cụ thể".

Ông Huy yêu cầu được trả lại tiền nhưng công ty lại hứa hết lần này đến lần khác. Khi đến công ty để lấy lại tiền, ông Huy mới phát hiện có rất nhiều người rơi vào tình trạng như ông.

Nhiều khách hàng tìm đến trụ sở của Golux để đòi lại tiền nhưng công ty đã đóng cửa.

Nhiều khách hàng tìm đến trụ sở của Golux để đòi lại tiền nhưng công ty đã đóng cửa.

"Từ đầu tháng tôi đã đến trụ sở Golux bốn lần nhưng chưa gặp được người đại diện. Công ty thường xuyên đóng cửa, gọi điện không liên lạc được", một khách hàng mua tour đi châu Âu bức xúc.

Ông Nguyễn Thành Nam, người mua tour cho đoàn đi Mỹ đã đóng gần 966 triệu đồng, tuy nhiên, công ty đã không khởi hành đúng thời gian cam kết. "Công ty nói sẽ xin visa để khởi hành từ ngày 3 - 9/9, chúng tôi tạm thời chấp nhận đề nghị này. Nếu không được khởi hành như cam kết, chúng tôi sẽ tiếp tục tố cáo”, ông Nam cho biết.

Công ty hoạt động du lịch không giấy phép

Sáng 14/8, đoàn thanh tra của Sở Du lịch TP HCM đã xuống trụ sở Golux để kiểm tra nhưng công ty đã đóng cửa, đại diện doanh nghiệp không xuất hiện. 

Ông Nguyễn Minh Lý, Phó Chánh thanh tra Sở Du lịch cho biết: “Tháng 8/2017, công ty TNHH Thương mại và dịch vụ quảng cáo Golux đã bị xử phạt hành chính 45 triệu đồng. Mặc dù không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, công ty vẫn công khai rao bán tour nước ngoài”. Golux bị đình chỉ hoạt động cho đến khi có giấy phép lại nhưng vẫn âm thầm bán các tour trực tuyến.

Đoàn thanh tra Sở Du lịch TP HCM lập biên bản về tình trạng hoạt động của Golux.

Đoàn thanh tra Sở Du lịch TP HCM lập biên bản về tình trạng hoạt động của công ty này.

"Lần này, công ty Golux tiếp tục vi phạm, còn chiếm đoạt tiền của khách hàng đã mua tour nên chúng tôi sẽ quyết liệt để xử lý dứt điểm", ông Lý cho biết đơn vị sẽ chuyển hồ sơ sự việc sang Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị ngăn chặn hoạt động trang mạng của công ty này. Đồng thời, Sở Du lịch sẽ đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư rút giấy phép kinh doanh của công ty.

"15/8 sẽ đóng cửa văn phòng Golux"

Đại diện chủ tòa nhà, nơi công ty Golux đặt văn phòng cho biết họ đã thuê văn phòng ở đây được hai năm, hợp đồng còn một năm. Hiện công ty chưa thanh toán tiền thuê mặt bằng tháng này. "Ngày mai, chúng tôi sẽ tiến hành niêm phong, đóng cửa theo quy định trong hợp đồng", đơn vị cho thuê nói.

Vị này cho biết thêm, trong hai năm hoạt động, đây không phải lần đầu tiên khách hàng tìm đến công ty để đòi tiền. Thời gian gần đây công ty không hoạt động thường xuyên, trưa 13/8 giám đốc công ty xuất hiện tại văn phòng để làm việc với khách hàng sau đó không thấy nữa.

Khách hàng phải cẩn trọng khi mua tour o­nline

Đại diện Sở Du lịch TP HCM cho biết trong thời gian cơ quan chức năng tiến hành điều tra, khách hàng của công ty có thể làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng nếu không được công ty giải quyết thỏa đáng.

Sở Du Lịch cũng sẽ làm việc với các đơn vị liên quan để ngăn chặn các hoạt động bán hàng trực tuyến của công ty, tránh có thêm người bị lừa. "Khách hàng cũng phải hết sức cẩn thận khi mua các sản phẩm du lịch trên mạng. Chúng tôi khuyến cáo người dân nên lựa chọn những công ty uy tín. Trước khi mua tour nên tham khảo thông tin trên trang web của Sở Du lịch hoặc các trạm thông tin".

Lãnh đạo Sở Du lịch TP HCM cho biết sắp tới sẽ đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra, rà soát lại các công ty lữ hành kinh doanh không phép, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng. Hoạt động này nhằm tránh phát sinh tình trạng đình chỉ hoạt động ở quận này, họ lại mở chi nhánh ở quận khác, tên khác để lừa khách hàng.

Thiên An

Loay hoay xử lý công ty du lịch lừa đảo

SGGP 

Cách nay vài ngày, nhiều khách hàng cho biết đã có đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo về việc bị Công ty CP Dịch vụ du lịch Sài Gòn Chợ Lớn (tên tiếng Anh: Saigon Cholon Tourist, văn phòng trên đường Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận, TPHCM) lừa tiền mua tour.

Loay hoay xử lý công ty du lịch lừa đảo

Năm 2017, công ty này cũng từng bị Thanh tra Sở Du lịch TPHCM nhắc nhở vì chây ì, nợ tiền khách hàng. Đáng chú ý, logo và tên gọi Saigon Cholon Tourist của công ty này cũng khá giống tên của một thương hiệu du lịch nổi tiếng ở TPHCM.

Vụ việc trên dấy lên mối lo ngại về các công ty lữ hành làm ăn “chụp giựt”, trong bối cảnh Công ty Golux lừa gần 5 tỷ đồng của khách mua tour vẫn chưa được giải quyết.

Theo anh Đỗ Trịnh Đình Luật (ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai), ngày 6-8, anh tình cờ đọc thông tin và biết công ty nói trên có bán tour đi Hàn Quốc. Do vậy, anh Luật đăng ký mua tour cho 2 chị gái với giá gần 29 triệu đồng. Thế nhưng, trước khi khởi hành (ngày 13-8) khoảng 5 giờ, đại diện Saigon Cholon Tourist yêu cầu anh Luật đóng tiền ký quỹ 200 triệu đồng, với lý do Lãnh sự quán Hàn Quốc yêu cầu bổ sung gấp.
Theo đó, nếu không đóng tiền, khách hàng sẽ bị hủy tour. Nghe vậy, anh Luật vội mượn tiền đóng ký quỹ, nhưng 1 tháng trôi qua vẫn chưa nhận lại được 200 triệu đồng như cam kết của công ty.
“Tôi lên công ty này đã 5 lần nhưng chỉ nhận được lời hứa suông. Trước đó, đại diện công ty có hứa trả, rồi khất lần, sau đó nói rằng công ty không còn khả năng trả nợ. Đỉnh điểm vụ việc là nhiều khách hàng cùng kéo tới Saigon Cholon Tourist yêu cầu trả tiền tour nhưng công ty đóng cửa”, anh Đỗ Trịnh Đình Luật phản ánh.
Hiện có nhiều khách hàng khác ngụ tại các tỉnh Kon Tum, Tiền Giang… cũng bị lừa tương tự như trường hợp của anh Luật. 
Để tìm hướng xử lý các doanh nghiệp lừa đảo, Sở Du lịch TPHCM khẳng định đang tăng cường phối hợp với cơ quan chuyên trách địa phương (phòng kinh tế, công an quận…) nhằm thu thập thông tin 2 chiều; thậm chí chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để khởi tố nếu doanh nghiệp vi phạm.
Thêm nữa, Sở Du lịch TP cũng thông tin về việc sẽ đề xuất Tổng cục Du lịch thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phong tỏa tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp…
Song song đó, Sở Du lịch TP khuyến cáo khách hàng, trước khi đặt mua tour nên tìm hiểu rõ về công ty, giá bán tour so với các thương hiệu khác, nếu thấy giá rẻ phải nghi ngờ ngay. Kế đến, thường xuyên cập nhật trang web của Sở Du lịch TP, số điện thoại tổng đài, trạm thông tin du lịch… để tìm hiểu thông tin, hạn chế rủi ro khi mua tour. 
Thực sự, các vụ việc lừa đảo như trên không mới. Doanh nghiệp vi phạm, có dấu hiệu lừa đảo vẫn dùng chiêu bài cũ rích, nhưng vẫn thu hút được nhiều “con mồi”. Bằng chứng, ngay khi báo chí phản ánh rầm rộ về tình trạng lừa đảo, chỉ đích danh các công ty nói trên thì cùng thời gian đó, nhiều khách hàng vẫn tiếp tục đặt tiền mua tour từ doanh nghiệp vi phạm (có người bị hại đã phản ánh với phóng viên).
Nhiều chuyên gia du lịch bức xúc, luật pháp nước ta hiện tại quá lỏng lẻo, các cơ quan chuyên trách chưa thực sự làm hết trách nhiệm. TPHCM đang có hàng ngàn doanh nghiệp lữ hành hoạt động, nhưng nhân sự thanh tra ngành du lịch chỉ có vài người. Điều này cho thấy sẽ rất khó làm hết việc, nếu như không nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý doanh nghiệp lữ hành.
Ngoài ra, các quy định về cấp phép thành lập doanh nghiệp mới khá dễ dàng, nên doanh nghiệp lừa đảo nơi này có thể “ôm” tiền người bị hại chạy sang nơi khác lập doanh nghiệp mới, tiếp tục lừa đảo khách hàng mới. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, đây chính là mối họa cho ngành du lịch Việt Nam.

GIA HÂN

Những vụ lừa đảo, chặt chém khách nước ngoài khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt du khách quốc tế

Emdep.vn - Từ đầu năm 2018 đến nay, không ít những vụ lừa đảo, chặt chém du khách nước ngoài khiến hình ảnh du lịch Việt Nam bị “mất điểm”.

Lái xe xích lô lừa trả tiền “âm phủ” cho khách nước ngoài

Những vụ lừa đảo, chặt chém khách nước ngoài khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt du khách quốc tế

Mới đây, mạng xã hội dậy sóng bởi sự việc một lái xe xích lô ở Hà Nội lừa trả lại tiền “âm phủ” cho 2 du khách người Pháp. Theo đó, trên một vài diễn đàn lớn kể lại sự việc một du khách nam và nữ quốc tịch Pháp được một người lái xích lô mời đi xe với giá 600.000/tiếng. Sau khi hoàn thành chuyến đi, vị khách nước ngoài này đưa 1 triệu 500 nghìn cho tài xế xích lô, nhưng tài xế này trả lại hai vị khách du lịch này 3 tờ tiền trị giá 900.000 nhưng là vàng mã (1 tờ 500.000, 2 tờ 200.000). Sáng hôm sau, khi lấy tiền đó trả tiền taxi thì mới phát hiện ra mình bị lừa.

Những vụ lừa đảo, chặt chém khách nước ngoài khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt du khách quốc tế

Sự việc khiến nhiều người bất bình và phần nào làm mất đi hình ảnh đẹp của du lịch Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Hiện, thông qua clip được 2 vị khách chia sẻ, sở du lịch Hà Nội đang truy tìm người lái xích lô để có hình thức xử lý đích đáng.

Khách Australia mua tour Hạ Long nhưng bị lừa lên tàu kém chất lượng sang thăm Cát Bà

Gần đây một số trang báo điện tử của Úc như 9news.com.au; news.com.au có phản ánh của bà Lynne Ryan du khách quốc tịch Úc về trải nghiệm tham quan ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên những gì bà nhận được không đúng với cam kết tiêu chuẩn mà tour du lịch đưa ra ban đầu.

Những vụ lừa đảo, chặt chém khách nước ngoài khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt du khách quốc tế

Những vụ lừa đảo, chặt chém khách nước ngoài khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt du khách quốc tế

Cụ thể, bà mua tour du lịch để nghỉ dưỡng trên Vịnh Hạ Long nhưng lại bị đưa lên tàu kém chất lượng để thăm quan đảo Cát Bà (Hải Phòng). Tàu du lịch chất lượng khá kém, phòng có gián, nhà vệ sinh bị tắc.

Các cơ quan quản lý sau khi nhận được phản ánh đã vào cuộc và xử lý những cơ quan, đơn vị sai phạm.

Liên kết “chặt chém” khách nước ngoài ở phố cổ

Đầu năm 2018 nổi lên vụ việc những người bán hàng rong ở phố cổ Hà Nội cấu kết với nhau nhằm “chặt chém” một vài du khách nước ngoài. Theo đó, một nhóm người gồm các nam thanh niên đánh giày và người phụ nữ bán bánh rán đã liên kết cùng nhau chèo kéo ép khách nước ngoài đánh giày. Sau đó một người phụ nữ bán bánh rán sẽ chạy tới, bỏ bánh rán vào trong túi bóng cho khách Tây rồi đòi 4 cái bánh rán 80.000 đồng. Mặc cho vị khách không chấp nhận nhóm người này vẫn ép buộc khách phải lấy bằng được.

Những vụ lừa đảo, chặt chém khách nước ngoài khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt du khách quốc tế

Sự việc được chia sẻ khiến nhiều người ngán ngẩm, thậm chí xấu hổ bởi bên cạnh những người luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ vẫn có những "con sâu làm rầu nồi canh", khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế.

Moon (tổng hợp)

Khách Tây chia sẻ các lần bị lừa ở Việt Nam

Blogger du lịch, Jayne Gorman, bị lái xe xích lô đòi gấp 10 lần giá thỏa thuận, mua phải tour du lịch 'ma'.

Chuyến du lịch Việt Nam đầu tiên của Jayne Gorman vào năm 2007, và cô đã gặp liên tiếp các trò lừa đảo. Năm 2013, Jayne quay lại Việt Nam và ngỡ rằng mình có nhiều kinh nghiệm hơn để không mắc lừa. Nhưng rồi cô nhận ra, mình đã quá ngây thơ.

Tất nhiên những việc mà cô dính vào không quá nghiêm trọng và không cần đến các công ty bảo hiểm du lịch, nhưng chúng gây ra rất nhiều phiền toái có thể phá hỏng chuyến đi. Cô đã chia sẻ những trải nghiệm của mình trên trang Skyscanner Australia.

"Xe buýt của bạn vừa rời đi rồi"

Ngay từ chương trình đầu tiên, Jayne đã dính cú lừa khi du ngoạn ở một vùng quê thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đang định bắt xe bus về TP HCM, cô cùng bạn đồng hành gặp một người lái xích lô. Người này nói rằng trạm xe đã đóng cửa, chiếc xe cuối cùng đã rời đi. Jayne tin rằng người này đang nói dối, nên yêu cầu chở đến bến xe bus.

Jayne Gorman từng đến Việt Nam 2 lần. Ảnh: Instagram.

Jayne Gorman từng đến Việt Nam 2 lần. Ảnh: Instagram.

Tuy nhiên, người này lại chở họ đến chỗ bạn của mình - người có một chiếc xe bus mini. Thời điểm đó đã quá muộn, nên hai du khách đành lên chiếc xe nhỏ tồi tàn. Họ phải đi mất 6 tiếng mới tới được thành phố. Jayne không vui vì thời gian di chuyển lâu hơn và cũng tốn nhiều tiền hơn.

"Khách sạn của bạn tệ lắm"

Đến Hà Nội vào năm 2013, khi đang ngồi taxi đến gần khách sạn đã đặt, người lái xe bỗng bảo Jayne: "Khách sạn cô đặt chán lắm". Tuy nhiên, cô từng có kinh nghiệm tương tự tại Campuchia nên không bị mắc lừa. Nhưng người tài xế vẫn cố tìm cách đưa Jayne đến một địa chỉ khác mà anh ta giới thiệu là tốt hơn.

Lời khuyên mà nữ blogger này đưa ra chính là: nên giữ nguyên chính kiến của mình, đến thẳng khách sạn đã đặt. Tuy nhiên, trước khi vào ở, các du khách cũng nên kiểm tra lại phòng vì nhỡ đâu người lái xe nói thật.

Jayne đã học được cách trả giá khi mua bán đồ tại Việt Nam. Ảnh: Skyscanner.

Jayne đã học được cách trả giá khi mua bán đồ tại Việt Nam. Ảnh: Skyscanner.

"Bạn nghe nhầm giá rồi"

Jayne từng rất sốc khi bị một người lái xe xích lô đòi số tiền cao gấp 10 lần thỏa thuận ban đầu. Anh ta khăng khăng rằng cô đã nghe nhầm, dù trước đó Jayne đã xác nhận lại nhiều lần số tiền đó rồi mới lên xe. Khi cô kiên quyết trả đúng số tiền như ban đầu, người này đã gọi một số đồng bọn để đi theo cô vào chợ. Với Jayne, kỷ niệm đó thật đáng sợ. Cô đã thoát khỏi đám người này sau khi vẫy một chiếc taxi và trở về khách sạn an toàn.

"Dù sao đi nữa, ngồi xích lô ở Việt Nam cũng là một cách để ngắm phố phường rất thú vị và rẻ nữa. Bạn chỉ cần luôn nhớ rằng có thể mình sẽ phải trả nhiều hơn một chút", Jayne viết.

Tour du lịch "ma"

Chuyến đi đầu tiên của cô đến Việt Nam đã kết thúc một cách đáng buồn y như lúc bắt đầu. Jayne định dành cả ngày cuối cùng để đến thăm địa đạo Củ Chi và đã đặt vé tại một đại lý ngẫu nhiên ở gần khách sạn. Cuối cùng, sau hơn một giờ chờ đợi ở cửa khách sạn, cô và bạn bè nhận ra rằng sẽ chẳng có ai đến đón cả. Mọi người đã rất thất vọng. Bài học nữ du khách rút ra là thay vì tiết kiệm một vài đô la ở các đại lý ít tên tuổi, cô khuyên mọi người nên đăng ký thông qua khách sạn hoặc một nhà điều hành trực tuyến có uy tín, đồng thời giữ liên hệ thường xuyên.

Đặng Trường


    URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7196

    © Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca