Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Cách trị chứng mất ngủ - Tài xế xe Ambluance bị đứng tim, bệnh nhân phải bò lên lái xe cấp cứu đến bệnh viện
16.12.2018

2 phương pháp giúp bạn NGỦ NGAY chỉ trong 120 giây bất kể ngày đêm địa điểm, có 1 là của quân đội Mỹ.
Làm cách nào để đặt lưng xuống mà ngủ được luôn là chuyện hết sức nan giải. Nhưng với hai bí kíp này thì mọi chuyện đều có cách giải quyết.

Giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta. Nhưng trong cái thế giới sống nhanh, gấp với quá nhiều yếu tố gây xao nhãng, việc có thể đi ngủ đúng giờ thực sự không đơn giản. Lắm khi chúng ta cứ nằm thao thức mãi chẳng thể ngủ, dù đã leo lên giường đắp chăn từ trước đó vài giờ đồng hồ rồi..

Khi không thể ngủ đúng giấc mà vẫn phải dậy đúng giờ, hệ quả gây ra là bạn sẽ bị thiếu ngủ. Khoa học đã chứng minh khi con người thiếu ngủ, não bộ sẽ không thể làm việc hiệu quả, năng suất lao động giảm đi, chất lượng công việc tụt xuống.

Tóm lại, việc ngủ sao cho đúng giờ và nhanh chóng là điều cần thiết. Nhưng câu chuyện là làm thế nào?

Bí kíp ngủ của quân đội Mỹ

Gần đây, rất nhiều người đang chia sẻ một bí kíp được cho là đến từ quân đội Mỹ, về cách để binh lính chìm vào giấc ngủ chỉ trong vòng 120s, dù đang ở bất kỳ đâu.


Tin mừng ở đây là không giống như đa số “tin vịt” trôi nổi trên mạng, đó lại là một bí kíp có thực. Nó được nêu ra trong cuốn sách “Relax and Win: Championship Performance”, do tác giả Sharon Ackman xuất bản vào năm 1981. Trong đó, Ackman có đưa ra rất nhiều lời khuyên về cách nghỉ ngơi, cách nhanh chóng đi vào giấc ngủ… vốn đã được quân đội Mỹ thực hiện từ rất lâu.,

“Trường huấn luyện dự bị phi công của Hải quân Mỹ đã phát triển thành công phương pháp cho phép bạn ngủ được trong vòng dưới 2 phút, bất kể ngày đêm và hoàn cảnh,” – trích trong sách của Ackman.

“Sau 6 tuần luyện tập, 96% phi công tham gia có thể ngủ trong vòng 2 phút. Kể cả khi họ mới uống cafe, hoặc có tiếng súng máy đang nổ ầm ầm bên cạnh.”

Theo Ackman, mấu chốt của phương pháp này thì cực kỳ quen thuộc, đó là phải làm sao để “đầu óc trống rỗng”.

Yên tâm, một phương pháp được hải quân Mỹ áp dụng không thể chỉ có lý thuyết suông. Để đầu óc trống rỗng, trong 10s đầu tiên hãy thực hiện các bước sau theo trình tự.

Nhắm mắt, thả lỏng, thư giãn cơ mặt.

Thả lỏng, thư giãn cơ vai và cánh tay.

Thở vào, thở ra, và thả lỏng cơ ngực.

Thả lỏng đôi chân.

Trong 10s tiếp theo, bạn bắt đầu tìm cách thả lỏng tâm trí. Hãy tưởng tượng mình đang ở một căn phòng tối đen như mực, thư giãn trên một chiếc sofa êm ái. Nếu thấy khó khăn, hãy lẩm nhẩm liên tục trong đầu 2 chữ khẩu quyết: “không nghĩ”, lặp đi lặp lại.

Toàn bộ quá trình này được thực hiện trong vòng 90 – 120s, và nếu bạn thực hiện đúng thì khả năng ngủ được là rất cao. Theo Ackman, phương pháp này được các binh lính sử dụng, và nó cực kỳ hữu hiệu trong các tình huống căng thẳng trên chiến trường – nơi mọi thời khắc nghỉ ngơi đều là đáng quý.

Phương pháp 4 – 7 – 8 giúp bạn ngủ trong 60s

Tiến sĩ Andrew Weil – một chuyên gia về giấc ngủ rất nổi tiếng người Mỹ đã sáng tạo ra một phương pháp có thể giúp bạn ngủ cực nhanh, chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút.

Ông gọi nó là phương pháp 4-7-8. Cụ thể, phương pháp này gồm 5 bước sau:

Thở ra, hoặc thổi hơi ra hoàn toàn bằng miệng. Lưu ý: phải thở mạnh, tạo thành tiếng. Đầu lưỡi đặt đằng sau răng hàm trên.

Đóng miệng, hít nhẹ nhàng bằng miệng, đếm thầm trong đầu đến 4.

Nín thở, đếm đến 7.

Lại thở mạnh ra thành tiếng, đếm đến 8.

Đóng miệng, hít nhẹ nhàng, lặp lại toàn bộ quá trình thêm 3 lần nữa.

Theo tiến sĩ Weil, nếu như thực hiện đúng, một người mắc bệnh mất ngủ kinh niên cũng có thể an giấc rất nhanh chóng. Và bí kíp ở đây đơn giản chỉ nằm ở cách chúng ta hít thở mà thôi. Nó được đúc rút từ một bài tập thở cổ xưa của Ấn Độ tên pranayama, hiện vẫn được áp dụng trong yoga ngày nay.

Bạn thích cách nào hơn? Hãy thử và cho chúng tớ biết đâu là cách hiệu quả nhé.

Theo phụ nữ gia đình


Hãy dành vài phút để biết cách cứu người bị đột quỵ

Đột quỵ hay bị hiểu nhầm là cảm gió, có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân hoặc để lại di chứng liệt. Nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ và sơ cứu đúng cách có thể cứu tính mạng bệnh nhân, không để lại di chứng.


Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP.HCM (phải)
Đột quỵ là gì?

Theo thống kê, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có hơn 50% tử vong. Trong khoảng vài năm trở lại đây, số người bị đột quỵ ngày càng gia tăng, nhất là ở độ tuổi 40 – 50 tuổi, trở thành mối lo ngại cho xã hội.

Theo TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP.HCM: Đột quỵ là tình trạng ngưng trệ cấp máu cho não do hai nguyên nhân gây ra là vỡ mạch máu não và tắc nghẽn mạch máu não.


Khi đó tế bào não bị cắt nguồn nuôi làm tế bào não ngưng hoạt động, kéo theo chức năng dây thần kinh do tế bào não điều khiển bị ngưng trệ.

Ví dụ dây thần kinh đó điều khiển vấn đề yếu liệt thì bệnh nhân sẽ có biểu hiện yếu liệt, dây thần kinh đó biểu hiện điều khiển giọng nói thì khi đột quỵ bệnh nhân sẽ không nói chuyện bình thường được.

Ba dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh nhân bị đột quỵ

1. Khi bị đột quỵ, khuôn mặt bênh nhân sẽ bị méo, xệ một bên. Có thể nói bệnh nhân cười thử để nhìn rõ hơn tình trạng này.

2. Tay chân bệnh nhân bị yếu, liệt. Khi nói bệnh nhân đưa tay hoặc chân lên thì một bên tay, chân bị rơi xuống, không thể đưa tay, chân lên được.

3. Bệnh nhân có dấu hiệu nói đớ, không thành tiếng hoặc nói các từ vô nghĩa.

Theo TS.BS Trần Chí Cường, khi người nhà phát hiện bệnh nhân có những biểu hiện bị đột quỵ thì cần có những bước sơ cứu cho bệnh nhân bước sau:

– Đầu tiên là kiểm tra đường thở của bệnh nhân, xem bệnh nhân có còn thở hay không để tiến hành khai thông đường thở.

Trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở do bị hít sặc đồ ăn thì chúng ta phải nhanh chóng móc đồ ăn ra. Đặc biệt với người lớn tuổi hay sử dụng răng giả, nếu hít phải răng giả dẫn đến tắc nghẽn cần nhanh chóng móc răng giả ra.

Khi bị tắc nghẽn đường thở trong vòng 4 phút bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng ngưng thở khiến não bị tổn thương hoàn toàn. Nếu như vậy, bệnh nhân có được cứu sống đi nữa thì có khả năng sẽ rơi vào trạng thái đời sống thực vật.

– Thứ 2, cần quan sát xung quanh xem bệnh nhân có bị gãy xương do té ngã hay không, nếu có chảy máu thì phải băng ép, cầm máu tạm thời.

– Thứ 3, nếu bệnh nhân đã an toàn không bị tắc nghẽn đường thở, không chảy máu thì sờ những vị trí mạch quan trọng như mạch cảnh ở cỗ, mạch bẹn xem mạch có đập hay không, nếu đập bình thường tiến hành để bệnh nhân nằm tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở và gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Bác sĩ khuyến cáo: tuyệt đối không nặn chanh, cạo gió, cho thuốc vào miệng bệnh nhân trong lúc bệnh nhân đang hôn mê. Những hành động này không giúp ích được gì để cứu chữa bệnh nhân đang đột quỵ mà vô tình còn làm cho tình trạng của bệnh nhân trở nên nguy hiểm hơn, thậm chí dẫn đến tử vong nếu bệnh nhân hít sặc đồ ăn, thuốc, chanh.

Theo Báo Thanh Niên


Chuyện thật như đùa: Tài xế xe cứu thương lên cơn đau tim, nạn nhân đi cấp cứu trở thành lái xe bất đắc dĩ


Mới đây, một sự việc hi hữu, không biết là “nên khóc hay nên cười” có liên quan đến xe cấp cứu đã xảy ra tại New York, Mỹ.

Theo đó, vào ngày thứ Hai (9/12) vừa qua, một chiếc xe cứu thương của bệnh viện Bellevue (Mỹ) đã được điều đến hiện trường một vụ tai nạn xảy ra trước đó để đưa nạn nhân đến bệnh viện. Mọi chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như tài xế lái xe cấp cứu không đột nhiên cảm thấy tức ngực, và nói với nạn nhân rằng khó có thể tiếp tục lái xe.


Chuyện thật như đùa: Tài xế xe cứu thương lên cơn đau tim, nạn nhân đi cấp cứu trở thành lái xe bất đắc dĩ

Được biết, khi xe đang di chuyển đến đường Madison, tài xế lái xe của bệnh viện – David Schwartz đã cảm thấy nhói ở ngực trái. Nhận thấy có chuyện chẳng lành, anh đã nhờ người điều khiển xe gắn máy bị nạn trước đó giữ vô lăng thay xe cứu thương thay cho mình, đúng lúc này anh đã bất tỉnh nhân sự.

Sau đó, nạn nhân vụ tai nạn đã tiếp tục lái xe cấp cứu bệnh viện gần nhất với khuôn mặt đầy máu. Ngay khi đến cổng tiếp nhận bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đã tức tốc mang băng ca ra đón nạn nhân tai nạn.


Tuy nhiên, khi bắt gặp tình cảnh trớ trêu này, họ cũng không biết chuyện gì đã xảy ra. “Tại sao một người với khuôn mặt đầy máu lại cầm vô lăng, trong khi người của bệnh viện lại đang nằm gần kề?”, “vậy ai mới là người cần săn sóc đặc biệt?”.

Chỉ tội cho nạn nhân vụ tai nạn, anh chàng phải giải thích từ đầu tới cuối sự việc, cho biết bản thân mình phải cầm lái để tránh gây tai nạn khi nhân viên y tế bị lên cơn đau tim đột xuất lúc đang lái xe trở về bệnh viện.

Cuối cùng đội ngũ nhân viên của bệnh viện lập tức đưa cả hai người vào phòng cấp cứu. Rất may là cả người bị nạn lẫn nhân viên lái xe đều được hỗ trợ kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch. Sau đó, các nhân viên bệnh viện, nhân viên y tế của đội lái xe cấp cứu, gia đình và bạn bè của người lái cũng đã gởi lời cảm ơn đến nạn nhân vụ tai nạn vì nhờ anh mà người lái xe cấp cứu mới có thể sống sót thần kỳ.

Duy Huỳnh

Những thay đổi nhỏ giúp bạn có giấc ngủ ngon

Không nên ăn vặt trên giường, hãy đeo mặt nạ ngủ hoặc nghe nhạc ít nhất 30 phút, bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn.

Những thói quen trước không tốt trước khi ngủ là nguyên nhân khiến bạn trằn trọc cả đêm, theo Reader's Digest.

Dừng ăn vặt trên giường

Theo bác sĩ Robert I. Danoff, ăn uống trong phòng ngủ, đặc biệt là ngay trước khi đi ngủ là nguyên nhân gây khó ngủ. Đồ ăn nhẹ chứa đầy muối làm bạn khát nước và uống nhiều nước hơn. Nạp vào cơ thể nhiều chất lỏng khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều.

Uống caffeine trong vòng 4 tiếng trước khi ngủ khiến bạn bị tỉnh táo hoặc thức giấc giữa chừng. Caffeine còn khiến bạn lo lắng và bồn chồn. Ngoài ra, ăn trước khi đi ngủ là một trong nhiều thói quen xấu dẫn đến tăng cân, béo phì. 

Nghe nhạc

Các nhà nghiên cứu ở Hong Kong phát hiện những người nghe nhạc với nhịp độ nhất định từ 60 đến 80 nhịp mỗi phút, trong 30 đến 45 phút trước khi ngủ mỗi đêm giúp ngủ nhanh, ngủ sâu và thoải mái hơn vào buổi sáng.

Tư thế ngủ

Khi cơ thể nằm đúng tư thế với một cột sống thẳng hàng, giúp hệ thống cơ xương và thần kinh ít bị xoắn, đẩy và kéo. Khi bạn muốn thay đổi vị trí nằm, có thể dùng gối và kê hợp lý để nằm thoải mái mà không ảnh hưởng đến cột sống.

Nghĩ về chuyện khác

Nếu bạn muốn ngủ nhanh hơn, hãy nghĩ về công việc khác, theo chuyên gia tư vấn sức khỏe Sujay Kansagra. Hầu hết thời gian ngủ là quá trình không tự nguyện, không tốn công sức nhưng nếu quá lo lắng sẽ gây ra chứng mất ngủ. Bạn nên nghĩ về việc khác để giảm bớt sự lo lắng, tâm trí thư giãn và dễ đi ngủ hơn. 

Không ngủ cùng thú cưng

Mark Congfuhrer, giám đốc trung tâm y tế ở Los Angeles, cho biết các cử động và hơi thở của thú cưng có thể gây mất tập trung và làm gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, người bị dị ứng với thú cưng có thể bị tăng các triệu chứng dị ứng như sổ mũi hoặc nghẹt mũi gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

Đeo nút tai hoặc mặt nạ ngủ

Tiếng ồn ngẫu nhiên có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Tránh xem tivi hoặc màn hình máy tính trong vài giờ trước khi đi ngủ vì chúng phát ra tần số ánh sáng cao hơn tương tự như ánh sáng ban ngày. Màn chắn sáng và mặt nạ ngủ là rất cần thiết nếu bạn nghi ngờ ánh sáng là nguyên nhân gây mất ngủ.

Viết nhật ký

Liệt kê công việc cần giải quyết là cách giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Ảnh: Readers Digest

Liệt kê công việc cần giải quyết là cách giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Ảnh: Reader's Digest

Một gợi ý của tiến sĩ Kansagra là bạn viết ra một danh sách các nhiệm vụ công việc hoặc bất cứ điều gì đang làm bạn tỉnh táo. Bạn có thể ngăn mình khỏi suy nghĩ quá mức ngay trước khi đi ngủ, bác sĩ Kansagra nói. 



URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7286

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca