Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Vườn rau Lộc Hưng bị CSVN cướp phá tan hoang
09.01.2019

CTV Danlambao - Sáng sớm ngày 8/1/2019, nhà cầm quyền CSVN tiếp tục huy động lực lượng đông đảo kéo đến cướp phá nhà cửa trên khu đất vườn rau thuộc giáo xứ Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, Sài Gòn.


Khung cảnh tan hoang tại vườn rau Lộc Hưng khi bị CSVN cướp phá ngày 8/1/2019. 
Ảnh: LM Lê Ngọc Thanh


Vườn rau Lộc Hưng cũng là nơi trú ngụ của hàng chục Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và các cựu tù nhân lương tâm không nơi nương tựa.

Tương tự như sự kiện hôm 4/1, hàng trăm công an đã phong tỏa và chốt chặn mọi ngả đường dẫn vào khu vực vườn rau Lộc Hưng trong cuộc cướp phá diễn ra vào sáng nay, ngày 8/1/2019.

Theo thông tin cập nhật từ facebook Tin Mừng Cho Người Nghèo, anh Cao Hà Trực - một trong những người đấu tranh kiên cường cho khu đất đã bị bắt đi vào sáng cùng ngày. 

Một bé gái thẫn thờ nhìn cảnh nhà cửa mình bị đập phá. 
Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo


Sau khi cắt điện và internet trên toàn khu vực, xuất hiện hàng trăm tên an ninh thường phục đeo khẩu trang che kín mặt đổ xô đi lùng sục bắt bớ. Các Thương phế binh VNCH đang tá túc tại đây – có người bị cụt chân và không thể đi lại được, nhưng vẫn bị bọn chúng xông vào phòng trọ và cưỡng chế ra ngoài, rồi bỏ mặc các ông bơ vơ giữa trưa nắng.

Chỉ trong phút chốc, nơi tá túc của các Thương phế binh VNCH cùng hàng chục căn nhà trong khu vực đã bị đập phá tan hoang.

Trong số đó còn có ngôi nhà của gia đình cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên và Huỳnh Anh Tú. Vợ chồng anh Tú, chị Nghiên đã dùng tiền tích góp, vay mượn để mua đất và xây cất một căn nhà nhỏ tại khu vực vườn rau Lộc Hưng. Chưa kịp dọn vào ở ngày nào thì nay ngôi nhà của gia đình cựu tù nhân lương tâm này chỉ còn một đống đổ nát.

Đến trưa cùng ngày, căn phòng trọ mà anh Huỳnh Anh Tú tá túc suốt nhiều năm qua cũng bị phá nốt. Hai vợ chồng cùng cô con gái một tuổi phút chốc trắng tay, không chống nương thân.


Trên facebook cá nhân, Phạm Thanh Nghiên chia sẻ:

"16 giờ 25 phút ngày 8/1/2019, nhà cầm quyền cộng sản đã chính thức đập căn nhà mới xây của tôi.
Anh Tú vừa gọi cho tôi nghe tiéng đập phá của chúng.

Tôi không muốn anh chứng kiến. Nhưng, rất bình thản, anh nói : 

- Không, anh phải tận mắt chứng kiến.

Tôm ơi, từ hôm nay ba người nhà mình đã chính thức thành dân oan, chính thức tay trắng.

Ba mẹ có lỗi với con."

Khi bản tin này đang được cập nhật, máy ủi, máy xúc vẫn đang tiếp tục cày nát nhà cửa trên khu đất vườn rau Lộc Hưng. Nhiều dấu hiệu cho thấy vụ cướp phá sẽ kéo dài đến đêm. 

Chứng kiến toàn bộ vụ việc, người ta chỉ có thể gói gọn trong hai chữ "Tàn Độc". Nguyễn Thiện Nhân đã ghi dấu tội ác trong nhiệm kỳ bí thư của mình với vụ cướp phá vườn rau Lộc Hưng, giống hệt với hai người tiền nhiệm của ông ta trước đó là Lê Thanh Hải và Đinh La Thăng. Bản chất cướp của CSVN là không bao giờ thay đổi.

08.01.2019

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Vườn rau Lộc Hưng: Ai là nạn nhân vụ cưỡng chế?

Toàn bộ khu vực vườn rau Lộc Hưng khoảng 48.000m2 đã bị phá hủy hoàn toàn.
Image captionĐến sáng 9/1, toàn bộ khu vực vườn rau Lộc Hưng khoảng 48.000m2 đã bị phá hủy hoàn toàn.

Từ 1954, Vườn rau Lộc Hưng đã là nơi trú ngụ của bao nhiêu gia đình, bao nhiêu thế hệ từ Bắc vào Nam khai hoang sinh sống.

Sau 1975, khu vườn nằm tiếp giáp Quận 3, Quận 10, Quận Phú Nhuận và Quận Bình Tân này là nơi cư ngụ của hàng trăm người, hầu hết là những người thu nhập thấp, sinh viên nghèo, những cựu tù nhân lương tâm và các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.

Nhưng đến 2019, vườn rau xanh tươi chỉ còn là một đống hoang tàn.

"Sáng nay [9/1] ra đó thì cảm giác rất là đau xót. Không phải xót của, xót tài sản, bất động sản mà là... vì nhờ nó mình mới trưởng thành tới ngày hôm nay. Bao nhiêu kỷ niệm ký ức đều gắn với vườn rau. Nên không có lời nào để diễn tả cả cái xúc khi thấy cảnh hoang toàn sau đợt cưỡng chế của nhà cầm quyền," một người dân nói với BBC.

Ai là nạn nhân của vụ cưỡng chế đẫm nước mắt này? Những ai, sau đêm 8/1 thành người vô gia cư, chịu cảnh màn trời chiếu đất?

Ý kiến một luật sư về vụ Vườn rau Lộc Hưng

Vườn rau Lộc Hưng 'tan hoang sau cưỡng chế'

Vườn rau Lộc Hưng bị 'bế quan tỏa cảng'

Gia đình cựu tù chính trị anh Tú, chị Nghiên

"Ba mẹ có lỗi với con, Tôm ơi!"

"Cuối cùng nước mắt cũng trào ra khi thu gom những món đồ chơi của con gái bé bỏng. Đồ đạc trong nhà có thể có thứ ba quên, nhưng đồ chơi của bé ba nhớ từng thứ một."

Anh Tú xin lỗi con gái 13 tháng chưa biết đọc trên trang Facebook cá nhân hôm 8/1 sau khi tổ ấm của họ bị biến thành bình điạ.

Hai vợ chồng cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên là một trong những gia đình sinh sống ở khu Vườn rau Lộc Hưng.

Anh Huỳnh Anh Tú từng 14 năm vào tù vì "âm mưu lật đổ chính quyền" năm 1999, chị Phạm Thanh Nghiên thì 4 năm tù vì "Tuyên truyền chống phá nhà nước", những tội danh mà các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam cho là áp đặt khiên cưỡng.

Ra tù, anh chị sống nương tựa vào nhau. Anh Tú bị chính quyền từ chối cấp giấy tờ nhân thân, không có giấy tờ để đi lại, tìm kiếm việc làm.

Anh Huỳnh Anh Tú và chị Phạm Thanh NghiênBản quyền hình ảnhPHAM THANH NGHIEN/FACEBOOK
Image captionAnh Huỳnh Anh Tú và chị Phạm Thanh Nghiên và bé Tôm

"Anh ấy sống lưu đày trên chính đất nước mình," một người bạn của gia đình cho BBC biết.

Sau nhiều năm trời hai vợ chồng tù nhân lương tâm tích cóp dành dụm, vay mượn để xây lên một căn nhà cấp 4, dự định tân gia vào ngày 6/1, thì đến 8/1, chiếc cần cẩu đã chạm đến nóc ngôi nhà mới xây của hai người.

"Bé Tôm (con của anh Tú, chị Nghiên) bị hen suyễn trong khi bị cắt hết điện nước nên mọi người phải lao vào để đưa chị Nghiên, bé Tôm ra ngoài. Anh Tú thì cố thủ trong nhà để bảo vệ tài sản," người bạn của gia đình kể.

Không lâu sau đó, anh Tú cũng bị lôi ra ngoài, chứng kiến tổ ấm của mình thành đống gạch vụn.

18 thương phế binh VNCH

Cũng nương náu ở vườn rau này là ông Võ Hồng Sơn, 71 tuổi, thuộc tiểu đoàn nhảy dù Việt Nam Cộng Hòa, một trong khoảng 80 thương phế binh VNCH "mồ côi" ở Sài Gòn.

"Sau năm 1975, Sài Gòn thất thủ, nó bắt tụi tôi đi cải tạo ở Tống Lê Chân. Sáu tháng sau, tôi gần chết rồi thì nó mới cho về. Rồi cũng sống bụi đời, nay đây mai đó, sau này được Dòng Chúa cứu thế, Cha Vinh Sơn mới tìm mấy người như tụi tôi, nuôi nấng, thuốc men. Tụi tôi mạnh khỏe cũng là nhờ mấy cha."

Có khoảng 80 thương phế binh VNCH "mồ côi" tức không gia đình, không người thân, không nơi nương tựa tại TP HCMBản quyền hình ảnhANNA TRANG TMCNN
Image captionCó khoảng 80 thương phế binh VNCH "mồ côi" tức không gia đình, không người thân, không nơi nương tựa tại TP HCM

Năm 2014, ông may mắn được các linh mục Dòng Chúa Cứu thế, thuê nhà trọ trong khu Vườn rau, tạm cưu mang ông và một số cụ thương phế binh, hầu hết tay chân không lành lặn, sức khỏe cũng suy kiệt vì hàng chục năm lang thang, bơ vơ trên đất Sài thành.

Đến giữa 2018, với chút kinh phí nhỏ, nhà thờ đã xây lên một ngôi nhà tình thương cho 18 thương phế binh mang tên Nhà thương phế binh đơn thân, rộng khoảng 220m2, với 6 phòng, mỗi phòng 4 người.

"Chúng tôi ước mơ để làm sao xây đủ cho 80 ông, nhưng không có điều kiện và không gian nên mới chỉ làm khoảng đất nhỏ này," Linh mục Lê Ngọc Thanh cho BBC biết.

Họ sống bình yên trong một cộng đồng nhỏ, dựa vào nhau tìm những niềm vui cho những năm cuối cùng còn lại của cuộc đời.

Nhưng đến rạng sáng 8/1, mọi thứ đã khác.

"Tôi đang đi bán vé số thì mấy ổng gọi điện thoại kêu về dọn đồ. Tôi về thì thấy cỡ một trăm người hình sự, áo xanh áo đỏ, vô trấn áp, bảo tụi tôi ra ngoài, bắt tụi tôi khiêng đồ ra," ông Sơn kể.

"Chúng tôi kêu chúng tôi cụt chân, cụt tay không bê được, nên tụi nó vào tụi nó lấy đồ rồi quăng ra một góc. Tụi nó bắt tụi tôi ngồi đó phơi nắng đến trưa rồi bắt chúng tôi lên xe du lịch, về phường, nó bảo cho mỗi người hai triệu."

Vườn rau Lộc Hưng là nhà của 18 thương phế binh VNCH "mồ côi", hầu hết đều không còn khả năng lao độngBản quyền hình ảnhANNA TRANG TMCNN
Image captionVườn rau Lộc Hưng là nhà của 18 thương phế binh VNCH "mồ côi", hầu hết đều không còn khả năng lao động

"Nghe nói sẽ đưa tụi tôi về trung tâm xã hội nên tụi tôi sợ quá nên trốn về. Còn mấy ông cụt tay, cụt chân, chống nạng không trốn được, vẫn còn ở lại đó."

"Làm ơn, có ai giúp đưa mấy ổng ra," ông Sơn nói.

Ông Trác, 70 tuổi, từng ở trong lực lượng bộ binh VNCH, cho biết sáng 8/1 ông đang đi sửa xe, nên không biết nhà thương phế binh bị đập phá.

"Mình ở trong tình trạng thế này, đã quá khổ rồi, nhưng mình thấp cổ bé họng. Chưa thấy ai như nhà nước này, ai chết thì ráng chịu."

"Ngày mai tôi đâu có biết ngủ chỗ nào đâu," ông Trác nói trong một live-stream trên Facebook.

Giới sinh viên nghèo và dân bán vé số

Một chủ đất tại khu vườn rau Lộc Hưng cho BBC biết, ngoài những cựu tù nhân lương tâm, các thương phế binh VNCH - còn lại ở đây hầu hết là những sinh viên nghèo ở trọ và những người thu nhập thấp, những người không có giấy tờ, không có nơi nương tựa.

Khi có thông tin về cuộc cưỡng chế, nhiều người thuê trọ cũng tìm cách dọn ra ngoài.

"Người thuê trọ họ đành phải bỏ đi, nhưng chủ nhà trọ cũng hiểu được và thông cảm cho họ. Xung quanh vườn rau nó như một cuộc chạy loạn, người bê cái này, người vác cái kia.

"Nhiều gia đình không có điều kiện xây nhà, mà họ sinh sống lâu năm, họ dựng những căn chòi, sau này tích cóp xây những căn nhà nho nhỏ, cho nên giờ họ không có nơi nào để ở nữa nên họ rất là căm phẫn."

Một người dân sinh sống ở khu vườn rau Lộc HưngBản quyền hình ảnhPAUL LOC/FACEBOOK
Image captionNgười dân sinh sống ở khu vườn rau Lộc Hưng tụ tập cầu nguyện sau đợt cưỡng chế đầu tiên hôm 4/1

Còn đối với những người mất đất, chủ đất, thì "họ cảm thấy rất là uất ức, họ nói chính quyền làm thế này là quá độc ác".

"Chưa nói đến chuyện quy hoạch đúng sai ở đây nhưng ngay lập tức cưỡng chế toàn bộ như vậy trong thời điểm trước Tết thì họ trở tay không kịp."

"Mảnh đất gắn liền từ thời ông nội di cư vô, rồi cha mẹ rồi mình lớn lên gắn liền với nó. Nó vừa là ký ức vừa là tương lai của mình, gia đình và cả tình cảm sự yêu thương gói gọn trong đó," một chủ đất quay trở lại Vườn rau Lộc Hưng sáng 9/1 nói cho BBC biết.

Phía chính quyền cho đến nay vẫn không đối thoại hay công bố văn bản chính thức gì với người dân.

Một số đại diện người dân vẫn quyết tâm cùng một số luật sư để làm đơn đi đến các cơ quan chức năng.

Sáng 9/1, những gì còn sót lại của vườn rau Lộc Hưng chỉ là đống sắt vụn, và nước mắt của những con người nghèo khó gắn bó với mảnh đất này từ bao nhiêu năm qua.

BBC đã tìm cách liên hệ với Chủ tịch UBND Quận Tân Bình, và Chủ tịch UBND Phường 6, nhưng đều không được


Người Nha Trang có thể làm gì với những tập đoàn phá hoại môi trường?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Từ năm 2016 đến năm 2018, Nha Trang (Khánh Hoà) liên tục hứng chịu lũ lụt. Thành phố ven biển vốn yên ả, hiền hoà nay chìm ngập trong nước chỉ sau vài trận mưa to. Đã có người chết vì sai phạm từ các dự án du lịch nghỉ dưỡng được cấp phép vô tội vạ. Lụt ngay trên đảo, giữa biển là hậu quả tất yếu do xẻ núi, bạt đồi, phá rừng, san lấp biển. Họ - những người có quyền chức, có tiền của đã phá hoại môi trường tự nhiên ra sao?

Xét về vị trí địa lý Nha Trang vốn được các dãy đồi, núi bao bọc vòng quanh thành phố. Đây được xem là một trong những yếu tố chắn gió, tạo sự yên bình cho thành phố biển hàng chục năm qua. Nhưng hiện nay, với sự cấp phép vô tội vạ các dự án du lịch, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp đã phá nát sự bảo bọc của thiên nhiên.

Dự án biệt thự đồi Marina Hill (thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang) gây sạt lở uy hiếp tính mạng của người dân (1).

Dự án nhà ở cao cấp Hoàng Phú bị vỡ hồ chứa nước trên núi khiến 4 người trong một gia đình tử vong (2). Và còn gần chục dự án khác đã và đang báo chí nhắc đến.

Phía Bắc thành phố, khu vực Hòn Rùa với dự án “nghiên cứu trồng rừng” đang róc sạch cây xanh để xây resort. Bờ biển Hòn Chồng đang bị bồi lấp không thương tiếc bởi dự án Công viên văn hoá giải trí Nha Trang Sao. Hòn Đỏ - vốn được xem là cù lao xanh với ngôi chùa Từ Tôn nằm ven bờ nay cũng lọt vào tầm ngắm của các doanh nhân chuyên làm giàu từ resort (3).

Đáng kể  tên nhất trong số những chủ đầu tư huỷ hoại cảnh quan Nha Trang là tập đoàn VinGroup - chủ đầu tư Vinpear Land. Đây là tập đoàn nhận được nhiều ưu ái nhất tỉnh Khánh Hoà trong việc đầu tư xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Với chỉ đạo từ Bộ Chính trị, cộng với sự tham lam, ngu dốt của nhiều lãnh đạo tỉnh, khu vực đảo Hòn Tre gần như trở thành cứ địa bất khả xâm phạm của VinGroup. 

Từ trước đến giờ, khó có thể tìm thấy các thông tin tiêu cực về VinGroup trên báo đảng, bởi đội ngũ truyền thông của tập đoàn này làm việc rất hiệu quả bằng các hợp đồng quảng cáo khổng lồ được ký kết với hầu hết các báo từ trung ương đến địa phương. Đơn cử như đài Truyền hình Quốc gia VTV, báo Tài Nguyên Môi Trường - cơ quan ngôn luận của Bộ TNMT đến báo Khánh Hoà... tất cả đều im lặng.

Tháng 11/2018 sau một đợt mưa kéo dài, khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp VinPearl chìm trong mưa lũ. Trên trang Du lịch Nha Trang có chia sẻ một số hình ảnh lũ lụt tại Vinpearl Nha Trang.

Nguồn hình : Page Du lịch Nha Trang 
Nguồn hình : Page Du lịch Nha Trang 
Nguồn hình : Page Du lịch Nha Trang 
Nguồn hình : Page Du lịch Nha Trang 
Nguồn hình : Page Du lịch Nha Trang 
Vốn quen với việc bịt miệng truyền thông, VinGroup đã cử người liên hệ “nhờ vả”, “nhắc nhở” admin Page Du lịch Nha Trang hạ hình, gỡ bài. Trong quá khứ, đã từng xảy ra việc VinGroup nhờ công an “làm việc” để một Facebooker phải hạ bài đăng của mình về việc thú chết ở Safari Phú Quốc.
 Ảnh chụp màn hình Facebook Page Du lịch Nha Trang

VinGroup đã sử dụng đồng tiền để mua sự im lặng, để sai khiến những người có quyền lực bảo kê cho mình. Cứ như vậy, họ nghiễm nhiên tàn phá môi trường, làm giàu từ cảnh quan thiên nhiên vốn là của chung của mọi người dân.

Là người Nha Trang chúng ta nên làm gì với các tập đoàn như VinGroup?

Tôi nghĩ, đã đến lúc hãy mở chiến dịch, kêu gọi sự đoàn kết và chung tay điểm mặt những thủ phạm phá hoại môi trường để không chỉ người dân Việt Nam biết đến sự xấu xa của các tập đoàn và cả thế giới cũng cần phải biết để quay lưng với các dịch vụ của họ.

08.01.2019

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7302

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca