Vietnamville http://www.vietnamville.ca

CSVN sợ gì không dám đòi lại Hoàng Sa ?
21.01.2019

Kỷ niệm 45 năm Hải chiến Hoàng Sa và nhận diện kẻ thù của dân tộc Việt Nam
Mẹ Nấm (Danlambao)- Cách đây hơn nửa thế kỷ, Thống tướng Douglas MacArthur của Hoa Kỳ đã để lại một câu nói bất hủ:"Old soldiers never die, they just fade away" -Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhạt đi

Tuy nhiên, tại Việt Nam, có những người lính trẻ đã chết, cái chết của họ không chỉ mờ nhạt đi mà còn bị xoá mờ chứng tích, bị chôn vào quên lãng. Đó là những người lính Việt Nam đã hy sinh vì Tổ quốc để bảo vệ núi rừng và biển đảo của tổ tiên.

Nhiều năm trước, không thể tìm thấy những thông tin lịch sử trung thực của những cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Cộng: hải chiến Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, chiến tranh biên giới phía Bắc 1979... Các nỗ lực tổ chức những hoạt động tưởng niệm đều bị ngăn chặn hoặc phá rối. 

Ai đứng đằng sau những chỉ thị ấy?

Vài năm trở lại đây, đài truyền hình quốc gia VTV và báo chí lề đảng đã được phép nhắc về Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988... và nhiều người đã xem chỉ thị được mở miệng đó là một sự thay đổi của đảng Cộng Sản. 

Riêng tôi thì không.

Đã có nhiều nhà báo viết về sự kiểm duyệt thông tin liên quan đến Trung Cộng, đã có thông tin cho thấy sự thoả thuận kiểm duyệt nội dung cấp cao và trong nhiều năm qua Ban Tuyên giáo đã thực hiện rất đúng chỉ thị đó. 

Với sự lãnh đạo độc tài, đảng Cộng Sản Việt Nam đã tự cho mình quyền được viết lại lịch sử và ban phát quyền được nói cho toàn xã hội. Đó là tội ác! Bởi không một cá nhân, không một đảng phái chính trị hay thế lực nào có thể giẫm đạp lên lịch sử.

Những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc là những anh hùng. Họ đã chọn những cái chết bi tráng. Nhưng chắc không có đau đớn nào bằng cái chết của sự thật về những cái chết bi tráng đó. Đảng cộng sản VN trong nhiều năm tháng bằng mọi cách đã xoá đi những vết tích anh hùng của dân tộc trong khi luôn ra sức ca tụng những anh hùng không có thật và thần thánh hoá những tên lãnh đạo bán nước. 

Và có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới có chuyện anh hùng bị phân biệt đối xử một cách rạch ròi. Sự xếp loại không tuỳ thuộc vào những người đã nằm xuống vì đại nghĩa, vào xương máu của họ đã đổ ra như thế nào. Nó tuỳ thuộc vào mức độ còng lưng của những kẻ làm ông trời con ở phương Nam nhưng nhiệt tình cúi đầu vái lạy thiên triều phương bắc.

Ở Việt Nam, các anh hùng có được ghi nhớ hay không?!

Điều này tùy thuộc vào ý muốn và mệnh lệnh của kẻ thù đã bắn những viên đạn xâm lăng vào họ.

19/1/1974 - 19/1/2019, kỷ niệm 45 năm hải chiến Hoàng Sa, vẫn còn nhiều người trẻ lầm lẫn các khái niệm lịch sử. Họ vẫn nuôi sự thù hận với những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã ngã xuống bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là tội ác. Lẽ ra nếu muốn “giáo dục” những thế hệ sinh sau năm 1975 về lòng yêu nước hiệu quả, đảng Cộng sản VN không được chọn cách lãng quên. Bởi người Việt dù sống ở chế độ nào cũng cần phải ghi ơn những người lính đã hy sinh vì Tổ quốc. Người trẻ sẽ sống có trách nhiệm, có tinh thần tự cường và nhận thức đúng đắn với lịch sử hơn nếu sự thật không bị chôn vùi.

Tuy nhiên, làm sao có được một ý chí giáo dục lòng yêu nước từ một tập đoàn bán nước!?

Không thể ghi nhận quyền được mở miệng của báo chí hôm nay về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, bởi đã đến lúc phải minh bạch trách nhiệm của đảng Cộng Sản trước nhân dân trong việc nhận diện kẻ thù. 

Tổ tiên đã dạy: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện bỏ đi được."Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Hoàng Sa - Trường Sa... đã lần lượt bị lấn chiếm.

Và những ai cố tình chối bỏ lịch sử, viết lại lịch sử, tránh gọi tên kẻ thù, ngăn chặn, dập tắt mọi nỗ lực tưởng niệm các anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc chính là kẻ thù của dân tộc Việt Nam. 


19.01.2019


Hoàng Sa Việt Nam

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Tôi bồi hồi xúc động tưởng như muốn khóc khi nhìn ảnh Trạm Không gian Quốc tế bay ngang qua Quần đảo Hoàng Sa. Phi thuyền con thoi Atlantis của Hoa Kỳ chụp bức ảnh này vào ngày 18 tháng Chín năm 2000. (1) Hoàng sa ở phía trên trái của ảnh trông như những chuỗi ngọc tạo hóa đã ưu ái ban cho Việt Nam. Những chuỗi ngọc đẹp và mỏng manh nhìn từ không gian ấy giờ đây bị Trung Cộng giày vò tàn nhẫn sau khi chúng đã cướp đoạt trắng trợn từ tay Việt Nam Cộng Hòa cách đây đúng 45 năm.

Hoàng Sa cát vàng ngày nào giờ là những giọt nước mắt nhỏ vào lòng bao trái tim yêu nước người Việt. Cách đây vài năm những giọt nước mất khóc cho phần đất quê hương ngoài biển cả đã phải kìm lại và ẩn kín dưới những hàng chữ viết tắt HS-TS-VN viết vội vàng, âm thầm và lén lút trên tường hẻm, trên thành cầu trong bóng đêm. Và cái giá cho sáu chữ hoa ấy là những năm dài sau song sắt cho biết bao người viết thôi thúc bởi lòng yêu nước. Mật mã ấy của lòng yêu nước mà đã gìn giữ Hoàng Sa từ ngàn xưa giờ càng công khai hơn trên mạng, ngoài đời, và đặc biệt trên đường phố dưới những bước chân và tiếng thét dâng trào gần đây: Hoàng Sa Việt Nam, Hoàng Sa Việt Nam, Hoàng Sa Việt Nam... 

Hôm nay gặp nhau trên đường phố Lạng Sơn, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Cà Mau người Việt chào nhau bằng câu "Hoàng Sa Việt Nam" và chia tay bằng câu "Sang năm đến Hoàng Sa." 

Hôm nay trên khắp thế giới người Việt quen thân nên nhắc tới Hoàng Sa. Mà nếu không quen thì ta cũng nên nhìn vào mắt đồng bào mình và nhủ thầm rằng "Hoàng Sa là của chúng ta. Nhớ nhé." 

Nhìn từ không gian, Hoàng Sa dưới những đám mây lững lờ trôi là nơi an nghỉ muôn đời của những người con dâng mình cho sơn hà, và biển cả của Việt Nam.Nhưng họ không chìm dưới biển sâu và trong lòng người. Họ hòa tan vào sóng biển vỗ vào những bờ cát vàng Hoàng Sa như vẫn còn muốn tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ các đảo ngọc của tổ quốc. Nhưng hôm nay, nếu hiển linh, các anh hãy ngưng nhiệm vụ mà trở về quê hương để chứng kiến tình yêu những chuỗi ngọc ấy trong biết bao ánh mắt rưng rưng của đồng bào hôm nay. 



Việt Nam cần lấy lại Hoàng Sa

Dân VN phải đòi lại Hoàng Sa


Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), đã khẳng định như trên vào chiều 19/1, tại buổi gặp mặt 12 nhân chứng từng sống và làm việc trên quần đảo Hoàng Sa.

"Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của nước ta nhưng Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm trái phép. Các thế hệ người Việt sẽ cương quyết đòi lại quần đảo này", ông Võ Ngọc Đồng nói.

Ông Đồng nói rằng nhiều năm qua UBND huyện Hoàng Sa, Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng đã sưu tầm được rất nhiều tài liệu, bản đồ của các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước nói về Hoàng Sa. Tất cả các tài liệu này đều chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thời chiến tranh, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã khai thác, sử dụng quần đảo này. Tuy nhiên, đến ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã nổ súng xâm chiếm đảo.

Là một trong số 12 nhân chứng Hoàng Sa hiện diện tại buổi gặp mặt, ông Trần Hòa (ngụ Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) kể tháng 10/1973, khi đó ông mới đôi mươi, đã không nề hà khó khăn để ra Hoàng Sa làm y tá. Trong 3 tháng làm nhiệm vụ, ông nhớ rõ có lần biển động, một tàu cá Trung Quốc không kịp vào bờ đã tấp vào đảo trú ngụ trong đêm.

Chiếc tàu này sau đó bị bão biển đánh chìm, các ngư dân được cứu giúp lên đảo. Ông Hòa và những người lính địa phương, nhân viên khí tượng giữ đảo nhường cơm xẻ áo cho các ngư dân Trung Quốc, dù lương thực trong 3 tháng đã được tính toán chi li vừa đủ.

"Anh em chấp nhận nhịn đói để cưu mang ngư dân nước họ. Thế mà sau đó gần 3 tháng, phía Trung Quốc lại đưa quân lên đảo xua đuổi chúng tôi, rồi ngang nhiên chiếm giữ quần đảo này", ông Hòa kể.

Một nhân chứng khác nhớ lại, vào ngày 18/1/1974 đội của ông lên tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) về đất liền thì phát hiện tàu chiến Trung Quốc đang xâm phạm phía nam đảo Hoàng Sa. Lúc này, tàu HQ-16 chặn đường, buộc tàu Trung Quốc rút lui.

Sau đó, 6 người trên HQ-16 được yêu cầu xuống xuồng trở lại đảo. Đến rạng sáng 19/1/1974, khi mọi người vào đến đảo thì phía Trung Quốc bắt đầu dội pháo và đổ bộ lính, bắt hết lực lượng Việt Nam Cộng hòa.

"Bây giờ Hoàng Sa là của Việt Nam thì cả thế giới đều biết cả rồi. Nhưng họ không chịu trả lại cho chúng ta là điều đáng buồn. Chúng tôi còn sống ở đây và sẽ luôn nói với con cháu là sẽ tìm mọi cách để đòi lại quần đảo Hoàng Sa", nhân chứng Trần Văn Chương (ngụ quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), nói.

Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, cho biết từ năm 2014 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa đã làm "nóng" trên tất cả các diễn đàn đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tuy nhiên, theo ông Ngữ, trách nhiệm đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không chỉ dừng lại trên mặt trận truyền thông, sưu tập, tổng hợp các bằng chứng để khẳng định chủ quyền, mà cần phải biến thành hành động.

"Bước tiếp theo là phải đưa các bằng chứng đó ra để đấu tranh pháp lý, đấu tranh ngoại giao, tiến tới đòi lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc", ông Ngữ nói.

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng, cho biết hai năm qua Đà Nẵng đã đưa lịch sử Hoàng Sa vào chương trình giáo dục trong các cấp học. Vị này kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa lịch sử Hoàng Sa vào sách giáo khoa để giáo dục cho các thế hệ trẻ. 

"Chúng ta sẽ không bao giờ được phép quên ngày Hoàng Sa thất thủ. Phải nói với con cháu mai sau nhớ mãi sự kiện này. Mười năm, 50 năm hoặc 100 năm sau, nhất định chúng ta phải đòi lại chủ quyền quần đảo thiêng liêng này", ông Tiếng nhấn mạnh.

Huyện Hoàng Sa phải có dân

Ông Đặng Công Ngữ nói rằng việc TP Đà Nẵng bổ nhiệm chức danh Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa là minh chứng cho quyết tâm đòi lại chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, theo ông, Nhà nước cần phải cho phép huyện này có dân.

"Trước mắt, khi Hoàng Sa đang rơi vào tay nước khác thì chúng ta nên lấy dân ở một số phường thuộc quận Sơn Trà nhập khẩu vào huyện Hoàng Sa", ông Ngữ kiến nghị.

Vị này cũng mong muốn chính quyền Đà Nẵng sớm thành lập Hiệp hội nghề cá Hoàng Sa để các ngư dân đùm bọc, hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa.

Có thể lấy lại Hoàng Sa?


 Nhân dịp kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa vào giữa tháng 1 vừa rồi, chúng ta thấy hai hình ảnh trái ngược nhau: Trong khi ở hải ngoại, cộng đồng người Việt tổ chức các buổi lễ tưởng niệm một cách long trọng ở nhiều địa phương khác nhau, ở trong nước, ngược lại, ngoài vài buổi họp mặt và một số cuộc biểu tình nho nhỏ, chủ yếu ở Sài Gòn và Hà Nội, do dân chúng tổ chức, về phía chính quyền, chỉ có im lặng. Không những im lặng, họ còn phá rối và trấn áp các cuộc xuống đường biểu dương lòng yêu nước của một số trí thức và thanh niên. Trước đó, chính quyền thành phố Đà Nẵng hứa sẽ tổ chức một buổi thắp nến truy điệu những người đã hy sinh trong trận chiến chống lại Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974 nhưng cuối cùng, cũng huỷ bỏ.


Nhìn rộng hơn, trong nhiều năm qua, liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, có hai thái độ khác nhau: Một, về phía chính quyền, người ta hoàn toàn né tránh; nếu phải phát biểu, chỉ phát biểu một cách dè dặt, ấp úng, chung chung, không gắn liền với một mục tiêu và một chiến lược nào cả. Hai, về phía đối lập, từ trong nước ra đến hải ngoại, không ít người đặt vấn đề: cần phải chiếm lại Hoàng Sa hoặc bằng giải pháp quân sự hoặc qua con đường pháp lý, với sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc.

Theo tôi, cả hai thái độ ấy đều sai.

Trước hết, thành thực mà nói, ở vị thế của một nước nhỏ; không những nhỏ mà còn yếu, không có cách gì chúng ta có thể lấy lại được Hoàng Sa từ trong tay Trung Quốc.

Về phương diện pháp lý, dù chúng ta có cả hàng ngàn trang tài liệu lịch sử chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam từ cả mấy trăm năm trước, chúng ta cũng không thể thuyết phục được Trung Quốc và thế giới. Tất cả các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên thế giới lâu nay chỉ có thể được giải quyết bằng tương quan lực lượng, chủ yếu là lực lượng quân sự. Không có cơ quan nào, kể cả Liên Hiệp Quốc, có thể ra lệnh cho quốc gia này trả lại vùng đất đã chiếm đóng cho một quốc gia khác, nhất là khi quốc gia chiếm đóng lại là một quốc gia lớn và, đặc biệt, mạnh. Trong lịch sử, Liên Hiệp Quốc chỉ có khả năng can thiệp vào các cuộc tranh chấp của các quốc gia nhỏ và yếu, chịu nhiều lệ thuộc từ bên ngoài.

Về phương diện quân sự, ai cũng thấy rõ một điều: Việt Nam không phải là đối thủ của Trung Quốc. Tương quan lực lượng giữa hai nước không giống thời 1979, lúc Trung Quốc còn nghèo và yếu và lúc Việt Nam còn nhận được sự trợ giúp khá nhiệt tình của Liên Xô vốn, thời ấy, còn là một trong hai siêu cường quốc lớn nhất thế giới.

Hơn nữa, nên lưu ý: chiến tranh trên biển khác hẳn chiến tranh trên đất liền. Đánh nhau trên đất liền, ngoài vũ khí, còn nhiều yếu tố khác chi phối kết quả, ví dụ, chiến thuật, lòng dũng cảm, và quan trọng nhất, thời gian cũng như sự đoàn kết của mọi người, với nó, người ta có thể phát động chiến tranh nhân dân. Hình thức chiến tranh nhân dân ấy không thể áp dụng trên biển. Không thể đánh du kích trên biển. Trên biển, yếu tố chủ đạo để dẫn đến thắng lợi chỉ có một: vũ khí. Mà vũ khí thì, dù Việt Nam có đổ ra bao nhiêu tiền để mua, cũng không thể địch lại Trung Quốc. Trong hoàn cảnh hiện nay, nếu xung đột quân sự xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, để có thể chiến thắng, Việt Nam chỉ có một cách duy nhất: kéo cuộc chiến ấy vào đất liền. Chứ không phải trên các hòn đảo xa xôi ngoài Biển Đông.

Không thể chiếm lại được Hoàng Sa, nhưng chọn thái độ im lặng và né tránh như cái điều chính quyền Việt Nam hiện nay đang làm cũng là sai.

Sai, thứ nhất, đối với Trung Quốc, sự im lặng hay né tránh của Việt Nam là một món quà tuyệt hảo dành cho Trung Quốc, vốn chỉ muốn lần khân kéo dài để đặt thế giới vào cái thế đã rồi, kiểu cứt trâu lâu hóa bùn, theo cách nói dân gian của Việt Nam. Với thời gian, sự chiếm đóng của Trung Quốc trên Hoàng Sa trở thành một sự kiện lịch sử, một điều có vẻ như hiển nhiên, đương nhiên, không thể đảo ngược được.

Sai, thứ hai, đối với quốc tế, việc im lặng hay né tránh của chính quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa đồng nghĩa với việc thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo ấy, và cùng với nó, trên một phần của Biển Đông. Sự thừa nhận, dù một cách mặc nhiên ấy, sẽ khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trên hai mặt trận khác: Một, chống lại con đường lưỡi bò do Trung Quốc áp đặt; và hai, hình thành những liên minh quốc tế có khả năng chống trả lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Sai, thứ ba, đối với dân chúng Việt Nam, việc im lặng hay né tránh ấy dễ tạo ấn tượng xấu là chính quyền hoặc bán nước hoặc nhu nhược và bất lực trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Cả ba trường hợp ấy đều làm hoen ố hình ảnh của nhà cầm quyền; với sự hoen ố ấy, họ mất dần vai trò lãnh đạo, và từ đó, tính chính đáng của chế độ. Trong lịch sử, không có chế độ nào tồn tại được lâu dài khi tính chính đáng ấy bị mất cả. Vấn đề chỉ là thời gian.

Bởi vậy, đối diện với vấn đề Hoàng Sa, người Việt nói chung, đối diện với một nghịch lý: Một mặt, không thể chiếm lại, ít nhất trong điều kiện hiện nay hoặc vài thập niên trước mắt; mặt khác, lại không thể im lặng hay né tránh vấn đề ấy.

Cuối cùng, lựa chọn khả thi duy nhất là: trong lúc vẫn duy trì hòa bình, người Việt vẫn phải tiếp tục lên tiếng trên mọi phương tiện và ở mọi phạm vi, từ quốc nội đến quốc tế. Việc lên tiếng ấy có nhiều cái lợi:

Một, nó nuôi dưỡng lòng yêu nước và ý thức về chủ quyền của dân chúng. Trong ý nghĩa này, Hoàng Sa không còn là một quần đảo nhỏ xíu và xa lắc nữa mà là một biểu tượng của lãnh thổ và của lịch sử: Ngay cả khi không hoặc chưa thể lấy lại được, nó vẫn tiếp tục là một ám ảnh trong lương tâm mọi người, một món nợ không ai được quên.

Hai, nó là cơ hội để đoàn kết dân chúng trong cả nước. Lâu nay, nói đến đoàn kết, người ta thường chỉ chú ý đến việc tuyên truyền mà quên đi một số điều kiện căn bản: một cộng đồng hay một dân tộc chỉ có thể đoàn kết trên nền tảng một ký ức (memory) chung, một tưởng tượng (imagination) chung và và một tự sự (narrative) chung. Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là ký ức. Việc bảo vệ và tái chiếm Hoàng Sa là một tưởng tượng. Toàn bộ các câu chuyện liên quan đến những ký ức và những tưởng tượng ấy là một tự sự. Tự sự ấy, một mặt, tạo nên tính chính đáng của chế độ; mặt khác, làm cho mọi người, vốn thuộc những thành phần, giới tính, giai cấp và địa phương khác nhau, gần lại với nhau hơn. Sự gần gũi và đoàn kết ấy chính là sức mạnh của một dân tộc.

Ba, với, chỉ với, những tự sự ấy, Việt Nam mới có thể tạo được một bản sắc trên trường quốc tế, để, mọi người, khi nhìn về Việt Nam, biết rõ Việt Nam đang muốn gì và đang làm gì. Bản sắc ấy chính là điều kiện thiết yếu để tạo nên tình hữu nghị và mọi liên minh cần thiết. Không có tình bạn nào được xây dựng trên sự dao động hay nhạt nhòa về bản sắc cả. Từ mấy năm nay, Việt Nam đang nỗ lực hình thành các đối tác chiến lược với nhiều quốc gia trên thế giới. Tham vọng ấy chỉ có thể trở thành một hiện thực, từ đó, sức mạnh cho Việt Nam nếu, và chỉ nếu, khi Việt Nam có một thái độ và cùng với nó, một tự sự bảo vệ và xây dựng đất nước rõ ràng.

Chủ quyền trên Hoàng Sa và trận hải chiến năm 1974 đã thuộc về quá khứ. Nhưng nó vẫn là một vấn đề thời sự, mãi mãi là một vấn đề thời sự, đồng thời là một thách thức lớn đối với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
  • 16x9 Image

    Nguyễn Hưng Quốc

    Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

Cơ hội đòi lại Hoàng Sa 
Chiến Lược Mỹ Thay Đổi Như Thế Nào Ở Biển Đông?

Nguyễn Quang Duy
 

Theo Hồi ký của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người trực tiếp chỉ huy hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974:

“… việc tấn công lực lượng Trung Cộng là hoàn toàn do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lịnh, không có sự đồng ý của Hoa Kỳ và không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ dù là nhân đạo tối thiểu như vớt người trôi trên biển cả.”

Sau 45 năm chiến lược Á Châu Thái Bình Dương của Mỹ đã hoàn toàn thay đổi.

Tưởng niệm 45 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa là cơ hội tìm hiểu về chiến lược Biển Đông của Mỹ để từ đó rút ra bài học.

Vì sao Trung cộng không chiếm được Trường Sa?

Theo Phó Đề Đốc Thoại thiệt hại phía Việt Nam Cộng Hòa đã nặng, nhưng phía Trung cộng vì bị tấn công nên thiệt hại nặng hơn.

Soái hạm Kronstad 274 bị chìm. Đô đốc Phương Quang Kính, tư lịnh phó Hạm Đội Nam Hải và hầu hết bộ tham mưu đều tử trận.

Hộ tống hạm Kronstad 271 và hai Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng.

Cùng lúc đó 17 chiến hạm Trung cộng tiến xuống Biển Đông đã phải dừng lại bảo vệ Hoàng Sa tránh nguy cơ Việt Nam Cộng Hòa phản công chiếm lại.

Nếu không bị tấn công, không bị thiệt hại các chiến hạm Trung cộng có thể đã tiếp tục tấn công Trường Sa và chiếm đóng Biển Đông cho đến ngày nay.

Ngày 25/1/1974, Đô đốc Thomas H. Moorer tường trình với Ngoại Trưởng Henry Kissiger như sau:

Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng này.”

Mỹ rút khỏi Eo Biển Đài Loan…

Tháng 7/1971, đang thăm Pakistan, Kissinger vờ cáo bệnh, chuyển hướng bay thẳng đến Bắc Kinh hội đàm mật với Chu Ân Lai.

Khi Kissinger về lại Mỹ, Tổng Thống Richard Nixon công khai tuyên bố không chống lại đơn Trung cộng xin gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Mỹ chính thức xem Đài Loan như một phần của Trung cộng, tháng 10/1971 Mỹ rút Hạm Đội khỏi eo biển Đài Loan.

Tháng 2/1972, Tổng Thống Richard Nixon chính thức thăm Trung cộng tuyên bố sẽ rút khỏi các căn cứ tại Đài Loan.

Ngày 2/1/1979 Bắc Kinh và Washington chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 15/5/1972, Mỹ trao quần đảo Senkaku cho Nhật rút khỏi vùng tranh chấp giữa Nhật, Trung cộng và Đài Loan.

Mỹ nhường Biển Đông cho Trung cộng…

Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết Mỹ rút quân, Trung cộng chiếm Hoàng Sa, miền Nam lọt vào tay cộng sản, chiến tranh giữa ba đảng Cộng sản Việt Nam, Trung cộng và Campuchia bùng nổ.

Ngày 3/11/1978, Việt Nam ký hiệp ước với Liên Xô, theo Điều 6 nếu “…một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước.”

Ngày 17/2/1979, Trung cộng vượt biên giới phía Bắc tấn công Việt Nam, Liên Xô án binh bất động.

Năm 1978, Liên Xô chính thức thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ hải quân cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Ngày 14/3/1987, Trung cộng cho tàu chiến tấn công và chiếm bãi đá Gạc Ma.

Hải quân Liên Xô đóng tại Cam Ranh, cách Gạc Ma chừng 3 trăm hải lý không hề can thiệp hay lên tiếng.

Các bản đồ Liên Xô, sau năm 1950 đều công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung cộng.

Vào năm 1996 Bắc Kinh tự vẽ những đường cơ sở thẳng kết nối 28 điểm trên quần đảo Hoàng Sa, tự xem là lãnh hải Trung cộng. Đồng thời tuyên bố yêu sách về phạm vi 12 hải lý trên lãnh hải Hoàng Sa.

Còn Trường Sa gồm cả trăm đảo, bãi đá và cồn san hô nằm rải rác trên một vùng biển khoảng hơn 160.000 km2, nên rất khó cho Việt Nam quan sát và kiểm soát.

Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 18/1/2019 loan báo phóng thành công một vệ tinh vào quỹ đạo trái đất từ một bệ phóng ở Nhật Bản với mục tiêu quan sát vùng duyên hải của Biển Đông.

Hiện nay, Trung cộng đã chiếm 7 bãi đá và xây một số đảo nhân tạo, gồm:

1.Biến đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn;

2.Biến đá Vành Khăn thành đảo nhân tạo có diện tích lớn nhất trên Biển Đông với phi trường có bãi đáp cho các phi cơ chiến đấu;

3.Biến đá Xu Bi thành đảo nhân tạo lớn thứ hai trên Biển Đông;

4.Cải tạo bãi Châu Viên;

5.Xây đảo tại đá Gạc Ma;

6.Xây cất tại bãi đá Ga Ven và đá Lạc;

7.Bồi đắp đá Tư Nghĩa; và

8.Cắm cờ trên 10 cụm đá khác trong quần đảo Trường Sa.

Tháng 5/2009, Trung cộng gửi Công hàm cho Liên Hiệp Quốc, tuyên bố chủ quyền Biển Đông được định bởi Đường chín đoạn bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa, bãi Macclesfield và bãi Scarborough.

Mỹ rút khỏi Philippines

Tài liệu giải mật cho biết vào ngày 31/1/1974 Bộ Ngoại giao Mỹ họp bàn về Hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Philippines nếu có tranh chấp xảy ra tại Biển Đông, Ngoại trưởng Kissinger nói rõ "Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ."

Ngày 24/11/1992, Quân đội Mỹ rút khỏi căn cứ vịnh Subic và căn cứ không quân Clark.

Tháng 2/1995, Trung cộng điều bảy tàu chiến đến đá Vành Khăn, bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines.

Tháng 4/2012, Trung cộng tiếp tục lấn chiếm bãi cạn Scarborough.

Ngày 22/1/2013 Philippines kiện Trung cộng về “chủ quyền Đường lưỡi bò” tại Tòa Trọng tài thường trực.

Ngày 12/7/2016, Tòa tuyên bố Philippines thắng kiện Trung cộng không có các quyền lịch sử dựa trên bản đồ đường chín đoạn và việc xây các đảo nhân tạo là trái phép gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển.

Mỹ quay lại Biển Đông…

Cuối năm 1991, Liên Xô tan vỡ. Nga chuyển Cam Ranh thành nơi thám thính và theo dõi hoạt động của Trung cộng trên Biển Đông, chiến cụ và quân đội được rút về Nga.

Năm 2002, Nga hoàn toàn rút khỏi Cam Ranh.

Từ năm 1992, Mỹ đề nghị các nước trong khu vực để Mỹ kiểm soát eo biển Maclacca.

Mỹ chuyển Bộ Tư lệnh Châu Á - Thái Bình Dương đến Singapore, viện trợ quân sự và hỗ trợ đào tạo cho sỹ quan quân đội các nước trong vùng.

Mỹ tăng cường lực lượng không quân tại đảo Guam, Hawai và tại Yokousuka ở Nhật.

Bộ Tư lệnh quân đoàn 1 lục quân Mỹ được chuyển từ Mỹ đến căn cứ Kanagwa ở Nhật và tăng cường sức mạnh quân sự tại Nhật và Nam Hàn.

Ngày 10/5/1995, lần đầu tiên Mỹ đưa ra lập trường về Biển Đông: (1) tự do hàng hải là lợi ích cơ bản của Mỹ; (2) tàu chiến và máy bay Mỹ toàn quyền qua lại Biển Đông; (3) Mỹ có lợi ích vĩnh cửu trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, và (4) Mỹ kêu gọi các bên liên quan dùng ngoại giao giải quyết tranh chấp.

Mỹ gia tăng sự hiện diện trên Biển Đông, thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung với các quốc gia trong vùng.

Ngày 1/4/2001, máy bay thám thính EP-3 của Mỹ đang trên đường trở về căn cứ Okinawa thì bị 2 chiếc J-8II của Trung cộng chặn đường gây chiến buộc phải hạ cánh xuống phi trường quân sự Linh Thuỷ ở Hải Nam.

Mỹ sau đó điều quân đến đóng tại căn cứ gần với Đài Loan hơn để dễ dàng hành động khi bị tấn công.

Tháng 10/2005, Mỹ đã thỏa thuận với Nhật Bản xây dựng căn cứ không quân mới trên đảo Okinawa gần với Đài Loan.

Năm 2007-08, Trung cộng làm áp lực buộc hai công ty Mỹ Chevron và ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam.

Đến tháng 3/2009, Trung cộng ngăn cản tàu khảo sát hải quân và tàu USNS Impeccable trong phạm vi 75 hải lý tính từ đảo Hải Nam khiến Mỹ lo ngại về tự do hàng hải.

Tháng 10/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố chiến lược xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương nhằm duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ.

Mỹ gia tăng quân số tại các căn cứ trong vùng, thương lượng với Thái Lan và Philippines để mở lại các căn cứ U Tapao, Subic và căn cứ không quân Clark, sẵn sàng đối phó hải quân Trung cộng tại Biển Đông.

Tháng 11/2013, Trung cộng tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông.

Ngày 03/12/2014, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết H. Res-714 nhằm kiềm chế Trung cộng thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông và trên Biển Đông.

Chiến lược đối đầu Trung cộng…

Tại Tokyo Nhật Bản ngày 04/02/2017 Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson Tillerson cho biết Mỹ không để Trung cộng kiểm soát Biển Đông, Mỹ sẽ buộc Trung cộng dừng quân sự hóa Biển Đông, dừng xây dựng trên đảo nhân tạo, đồng thời chặn đường không cho Trung cộng tiếp cận các đảo nhân tạo.

Ngày 31/12/2018, Tổng Thống Donald Trump ban hành Đạo Luật Sáng kiến Tái Bảo Đảm Châu Á (ARIA), đã được cả lưỡng đảng và lưỡng viện Quốc Hội Mỹ thông qua.

Lần đầu tiên một Đạo luật vạch ra một chiến lược toàn diện cho Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đạo luật ARIA bao gồm chiến lược ngoại giao, kinh tế, quân sự và chính trị đối với các quốc gia trong vùng.

Đạo luật nhấn mạnh đến Đối Tác An Ninh gồm Ba Quốc Gia Mỹ-Nhật-Hàn và Đối Thoại An Ninh gồm Bốn Quốc Gia Mỹ-Úc-Nhật-Ấn.

Với Đài Loan, đạo luật đòi hỏi chính phủ phải thực hiện các cam kết chuyển giao phương tiện quốc phòng và tăng cường quan hệ.

Đạo Luật nêu rõ các thách thức do Trung cộng gây ra tại Biển Đông, mối đe dọa vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Hàn và các tổ chức khủng bố quốc tế.

Đạo Luật nhấn mạnh các giá trị về tự do dân chủ, tự do báo chí, quyền con người, nhà nước thượng tôn pháp luật… và đặc biệt nêu rõ lo ngại về vi phạm quyền tự do tại Trung cộng, Cam Bốt, Bắc Triều tiên, Miến Điện, Lào và Việt Nam.

Biển Đông nổi sóng…

Ngày 2/1/2019, kỷ niệm 40 năm ngày phổ biến “Thư gửi đồng bào Đài Loan”, Tập Cận Bình nhắc nhở việc thống nhất ôn hòa trên cơ sở một quốc gia hai thể chế, đồng thời cho biết: “Trung cộng có quyền sử dụng vũ lực để thống nhất”.

Ngày 4/1/2019, tại Hội nghị quân sự ở Bắc Kinh, Tập Cận Bình tuyên bố Trung cộng phải sẵn sàng đối phó với hành động gây chiến của Mỹ ở Biển Đông.

Ngày 7/1/2019, Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr cho biết tàu khu trục USS McCampbell đã tiến hành tuần tra tự do hàng hải, đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Phú Lâm, đảo Cù Mộc và đảo Lincoln.

Cô Rachel McMarr cho biết sứ mệnh tuần tra nhằm thách thức yêu sách chủ quyền sai trái của Trung cộng trên Biển Đông, đồng thời bảo đảm khả năng tiếp cận với các tuyến đường biển theo luật pháp quốc tế.

Ngày 31/12/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson loan báo kế hoạch xây một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á và một ở vùng biển Caribbe.

Ngay 16/1/2019, hải quân Mỹ và Anh thông báo vừa tập trận chung chống lại việc Trung cộng bồi đắp các đảo và tiến hành xây dựng các căn cứ quân sự tại Biển Đông.

Tháng 12/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố Pháp sẽ gửi hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đến Biển Đông với lực lượng mạnh chưa từng có vào tháng 01/2019.

Đài Loan ngày 17/1/2019 tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật, mô phỏng một cuộc xâm lược của các lực lượng vũ trang Trung cộng.

Kết luận

Vì quyền lợi nước Mỹ, lập trường của Mỹ thay đổi một cách rõ ràng từ không dính líu, không can thiệp, rút khỏi Hoàng Sa, Trường Sa, rồi Biển Đông 45 năm về trước.

Đến năm 1995, Mỹ xác định quyền tự do hàng hải qua lại Biển Đông và lợi ích của Mỹ trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Nay bằng Đạo Luật ARIA 2018 Mỹ bắt đầu triển khai chiến lược đối đầu với chủ nghĩa bành trướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.

Mới đầu năm 2019, các tàu chiến Mỹ, Anh, Pháp, Úc công khai thách thức quyền kiểm soát Biển Đông và hứa hẹn một năm 2019 đầy bão tố.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 15/1/2019, cho biết “Việt Nam là nước sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông” và “Không chỉ Việt Nam, mà nhiều nước khác sẽ phải xem xét làm thế nào để điều hướng tình hình”.

Tại hội nghị thượng đỉnh thường niên ASEAN ngày 15/11/2018, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết các nước Đông Nam Á buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung cộng vì khó có thể dung hòa tầm nhìn của hai đối thủ.

Đứng về phía Mỹ thì phải chọn những giá trị chung tự do bầu cử, tự do báo chí, nhà nước thượng tôn pháp luật, phải thay đổi thể chế, phải tôn trọng quyền dân.

Còn chọn Trung cộng là tự dâng biển, dâng đất ông cha để lại cho ngoại bang.

Quá khứ tranh giành quyền lực đã đưa đất nước vào chiến tranh, để Trung cộng lấn biển, lấn đất là bài học vô cùng đắt giá Việt Nam phải trả.

Chủ động thích ứng với hoàn cảnh mới là cách hành xử sáng suốt đặt quyền lợi của đất nước của dân tộc lên trên.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

19/1/2019

Hoàng Sa trong trí nhớ người Việt

Hình: Internet

Lão Tạ (Facebook Lão Tạ)

Vào ngày này của 45 năm về trước Trung Quốc đưa quân đánh chiếm phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa, do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý hợp pháp, trước sự làm ngơ của Hoa Kỳ.

  Miền Bắc giữ im lặng, vì há miệng mắc quai.Trong thời kỳ căng thẳng sau chiến tranh biên giới đẫm máu 1979, sự kiện Hoàng Sa được đưa vào sách trắng của Bộ ngoại giao, tố cáo việc Trung Quốc lợi dụng Việt Nam đang có chiến tranh, đánh chiếm Hoàng Sa như một bước đệm trong âm mưu thôn tính và nô dịch toàn cõi Đông Dương. Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, danh từ Hoàng Sa hoàn toàn biến mất trên báo chí chính thống của Việt Nam. Cho đến trước khi vấn đề Hoàng Sa được rụt rè đưa trở lại, hầu như người dân Việt Nam không hay biết gì mấy về phần lãnh thổ này. Thông tin về Hoàng Sa bị kiểm soát chặt chẽ đến mức ông Hữu Thọ, khi làm tổng biên tập báo Nhân Dân, trong một bài in trên báo, sơ suất để lọt hai chữ Hoàng Sa, liền bị ông Đỗ Mười gọi lên quạt cho một trận. Nguyên văn lời kể của ông Hữu Thọ tại trường Viết văn Nguyễn Du: “Cụ Mười đọc báo, gầm lên bảo: Thằng Thọ làm hỏng hết đại sự rồi! Rồi cụ lôi cổ tôi lên quạt cho một trận”.

Chính thể này đã mắc sai lầm quá lâu trong việc tuyên truyền cho người dân về phần lãnh thổ có tên là Hoàng Sa. Trong khi Trung Quốc thì tận dụng mọi cơ hội để nhét vào đầu hơn một tỷ dân của họ về cái gọi là “chuỗi ngọc trai của đất mẹ Trung Hoa vĩ đại”, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Một học sinh cấp ba của Trung Quốc cũng sẵn sàng bảo Việt Nam và một số nước đang ngày đêm hút trộm dầu của Trung Quốc! Vì họ được học như vậy, rằng thế hệ trẻ Trung Quốc có nghĩa vụ phải thu hồi các lãnh thổ ấy về cho đất mẹ Trung Hoa! Thậm chí họ đã đặt hẳn cả thời hạn, nghe nói là nhiệm vụ đó phải hoàn tất trước năm 2049?

Không thể phủ nhận việc công khai tuyên truyền về biển đảo của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, đã thấy chút dấu hiệu của “bản lĩnh dân tộc”. Nhưng mọi việc vẫn cứ như gà mắc tóc, ấm ớ và không rõ ràng. Những phản ứng yếu ớt, đơn điệu, nhàm chán của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao trong mấy chục năm qua mỗi khi nhắc đến chủ quyền lãnh thổ trước một gây hấn nào đó của Trung Quốc ngoài biển Đông, là một bằng chứng. Tôi không thấy tí gì gọi là sự khôn ngoan chính trị trong những phát ngôn ấy, trái lại, nó chỉ chứng tỏ một sự bạc nhược là có thật. Nguy hại hơn, những tuyên bố kiểu như vậy khiến dư luận mất dần sự chú ý về một vấn đề rõ ràng là vô cùng lớn mà họ không thể đứng ngoài cuộc. Người dân có quyền nghĩ, có vẻ như Nhà nước đã buông xuôi, nói thì cứ nói, đòi thì cứ đòi, khẳng định thì cứ khẳng định, nhưng thực chất là đã chấp nhận an bài!?

Rất may cho dân tộc này là vào lúc nước sôi lửa bỏng, đã kịp có một phong trào dân sự rộng lớn, được hình thành và kết nối thông qua mạng xã hội. Hoàng Sa trở lại mạnh mẽ, làm nhức nhối tâm thức cộng đồng, là nhờ ở phong trào này. Mạng xã hội cần phải tiếp tục nói không mệt mỏi cho người dân rằng Hoàng Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể thương lượng, hiện vẫn còn bị ngoại bang tàn bạo chiếm đóng. Cần phải cho các thế hệ người Việt ghi nhớ điều này, một cách rõ ràng và chính xác về bản chất. Chỉ trên cái nền tảng sự thật ấy của hiện tình đất nước, mới có thể đề ra được các sách lược thông minh và đúng hướng trong việc gắn kết chặt chẽ với ai thì có lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ. Nếu chúng ta, vì kém cỏi đành thoái thác nhiệm vụ to lớn ấy cho thế hệ tương lai, thì đừng tiếp tục bịt tai, bịt mắt, bịt miệng họ?

Thấy gì quanh vụ báo VN nói TQ 'cưỡng chiếm Hoàng Sa'?

huy đứcBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionÔng Tâm Chánh tiết lộ báo Sài Gòn Tiếp Thị được lệnh phải ngưng đăng hai bài sau của ký sự "Biên giới tháng Hai" của tác giả Huy Đức

Hôm 17/1, làng báo Việt Nam ngạc nhiên trước việc báo Thanh Niên đăng bài "45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông".Bài viết của tác giả Khánh An mở đầu với câu: "Trung Quốc đã có hàng loạt hành động phi pháp để phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông kể từ khi ngang ngược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam."

"Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19/1/1974 sau khi đã chiếm cụm phía Đông hồi thập niên 1950," bài báo viết.

Giọng điệu mạnh mẽ của bài viết nói trên có thể được xem là chỉ dấu của việc báo chí Việt Nam từ nay có thể nhắc tên "Trung Quốc" khi viết bài kỷ niệm 40 năm chiến tranh Biên giới Việt-Trung vào tháng tới, thay vì né tránh như mọi năm hay không?Ông Tâm Chánh, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, chia sẻ nhận định của mình với BBC hôm 17/1, qua cuộc phỏng vấn dưới đây:

Nhà báo từng chiến đấu ở Campuchia nói gì?

‘Phải nới rộng không gian quản lý báo chí’

Báo VN sửa lời phát ngôn Chủ tịch Quang

Báo Tuổi Trẻ trước 'Đêm trước Đổi mới lần hai'

'Ngày này năm 79 là ngày tôi lên biên giới'

BBC: Dường như Ban Tuyên giáo năm nay có chỉ thị khác khi báo Thanh Niên đăng bài "45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam..."? Ông ngạc nhiên hay thấy bình thường khi đọc bài này?

Nhà báo Tâm Chánh: Thực ra theo chỗ tôi được biết, những nước cờ như vậy đã được nghe nói chuẩn bị từ rất sớm. Trong Đảng từ lâu cũng đã có ý kiến phạm vi áp dụng "4 tốt 16 chữ vàng" với đồng chí láng giềng, phân biệt rõ việc Đảng với việc nước.

Nhưng có lẽ những ý kiến có cả ở lãnh đạo cấp cao ấy chưa đủ sự ảnh hưởng, chưa đủ chiếm thế đa số nên lép vế trong Đảng. Chính trị Việt Nam luôn là một cuộc vận động để đạt đến quyền lực áp đặt quan điểm chính thống trong đảng và xã hội.

trung quốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười dân Lạng Sơn, gồm phụ nữ, trẻ em chạy khỏi thị xã hôm 23/2/1979 sau khi quân Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới của Việt Nam

BBC:Trong 10 năm qua, ông đã thấy có những thay đổi gì về cách Ban Tuyên giáo chỉ thị báo chí khi viết về cuộc chiến với Trung Quốc, về ngày 17/2?

Nhà báo Tâm Chánh: Sự thay đổi căn bản thì… không có. Vẫn là một quy trình: Ban Tuyên giáo chủ trì cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, lực lượng an ninh chuyên trách của Bộ Công an tổ chức một lực lượng cộng tác viên chuyên đọc báo, nhận xét về những nội dung xuất hiện trên báo chí.

Thường là cách thức tiếp cận và đánh giá cũ kỹ, không thuyết phục với giới báo chí nhưng họ phải chấp hành.

Thông tin đối ngoại là một lĩnh vực hầu như được chỉ đạo sát sao, tới mức phải đăng ở vị trí nào, độ lớn của bài vở…

Nhưng cũng có một chuyển biến thực sự đáng kinh ngạc là hầu như Ban Tuyên giáo không thể thực hiện quy trình như vậy với báo chí.

Mạng xã hội đã hình thành một môi trường thông tin mới mẻ, nhanh chóng, đa dạng và tự do hơn hệ thống báo chí hiện thời nhiều lần, mà người dân lại được tiếp cận hầu như miễn phí.

Nhiều trang cá nhân trên mạng xã hội có sự tín nhiệm cao của cộng đồng, bởi không bị kiểm điểm xử lý, lại có những tiếp cận, tác nghiệp độc đáo. Ngày càng có nhiều các chuyên gia uy tín, những nhân vật có ảnh hưởng "chơi" mạng xã hội cung cấp những thông tin sâu sắc, nóng bỏng, đa diện tạo thành những điểm tựa suy nghĩ cho người đọc trong thời buổi đa dạng thông tin hiện nay.

BBC: Được biết ông viết trên trang cá nhân: "Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh không cho báo chí đăng tin về cuộc chiến biên giới". Vậy theo ông, ai sẽ giải thích và sẽ giải thích thế nào?

Nhà báo Tâm Chánh: Tôi rất mong các nhà báo đang là đại biểu Quốc hội chất vấn bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, các ủy viên Trung ương Đảng là nhà báo có thể chất vấn lãnh đạo Đảng về nội dung này. Và đại hội Đảng sắp tới ở các cấp phải chất vấn Ban Tuyên giáo về cũng cách lãnh đạo báo chí và đặc biệt là về việc thực hiện thỏa thuận cấp cao liên quan đến thông tin, tuyên truyền về cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979, cũng như các xung đột, và chạm với người hàng xóm phía Bắc này.

Tôi nghĩ ở cấp cao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo và cao nhất là tổng bí thư phải có trách nhiệm trả lời những chất vấn này.

trung quốcBản quyền hình ảnhMARK RALSTON/AFP/GETTY IMAGES
Image captionNghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Malipo. Các nguồn của Trung Quốc được AFP trích dẫn nói ít nhất 26.000 quân Trung Quốc bị giết sau bốn tuần giao tranh ở Việt Nam

BBC: Giả sử 10 năm trước, khi còn là tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông cương quyết đăng trọn ba kỳ của ký sự "Biên giới tháng Hai" do tác giả Huy Đức viết thì hệ lụy gì sẽ xảy ra?

Nhà báo Tâm Chánh: Đương nhiên là tôi sẽ bị phế chức. Tờ báo có thể bị đóng cửa ngay lập tức. Vì trong thực tế, báo chí trong nước đang được điều hành chủ yếu bới các qui định của Đảng.

Các đảng viên hoạt động báo chi phải tuân thủ quy định về thông tin nhạy cảm, hay được gọi nôm na bằng số của văn bản này là Quy định 157 của Ban Bí thư. Đây là bùa "phế võ công" các tổng biên tập có hiệu lực lập tức và hầu như có thể vận dụng trong hầu hết các trường hợp được coi là "nhạy cảm". Thông tin về Trung Quốc được coi là món nhạy cảm trong nhiều năm vừa qua.

BBC:Khi đặt ra những câu hỏi trên trang cá nhân: "Ai đục bia mộ liệt sĩ chống Trung Quốc theo khẩu vị chính trị của lãnh đạo? Ai đã để diễn ra tình cảnh hoang tàn, lạnh lẽo ở các nghĩa trang liệt sĩ dọc tuyến biên giới phía Bắc?", ông có kỳ vọng được trả lời?

Nhà báo Tâm Chánh: Chính trị Việt Nam chuyển động theo cách như tôi nói ở trên luôn cần đến công luận như một áp lực.

Dư luận xã hội được hình thành và tìm đến được nghị trình chính trị có thể tạo được thay đổi phải đi qua cánh cửa công khai. Tôi không nghĩ những người lãnh đạo hiện thời sẽ trả lời không nể mặt mũi tiền bối là những lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm về các chỉ đạo hay chung hơn là chủ trương này.

Nhưng tôi hy vọng nhiều đảng viên sẽ hiểu, sử dụng đúng đắn quyền và trách nhiệm của mình. Cũng như vậy, người dân biết mình có quyền yêu cầu chứ không phải xin được cung cấp thông tin rằng một nội dung không phải là quy phạm pháp luật, chỉ là một biện pháp chính trị thỏa thuận giữa hai đảng cầm quyền có bắt buộc được nhân dân tuân thủ hay không.

Cuộc chiến 1979: Góc nhìn của Trung Quốc

2/1979: Chiến tranh 'không phải là lựa chọn tốt nhất'

Đâu là nguyên nhân cuộc chiến Việt-Trung 1979?

Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân 'rầm rộ'

'Vụ án Xét lại chống Đảng' lên báo Việt Nam

BBC: Vậy thì theo ông, đến bao giờ, báo chí Việt Nam không còn khái niệm "nhạy cảm" khi viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc, lịch sử như thời gian qua?

Nhà báo Tâm Chánh: Tôi không thể biết được chính xác là lúc nào. Nhìn vào những vấn đề được coi là nhạy cảm thì một nền chính trị khỏe mạnh không thể yếu ớt như vậy.

Tôi nghĩ sự tham gia của người dân vào việc nước, việc xã hội càng nhiều, càng đông thì chắc chắn sẽ chữa được cái bệnh như cảm nhiệt này. Bởi sự tham gia đó một mặt buộc lãnh đạo quốc gia phải tôn trọng pháp luật, một mặt chủ quyền quốc gia được ủy quyền một cách thận trọng và chính xác hơn.

BBC:Ông có những dự báo gì về tình hình báo chí tại Việt Nam trong thời gian tới?

Nhà báo Tâm Chánh: Ở Việt Nam, dự báo được hiểu như kỳ vọng của người dự báo. Tôi hy vọng người dân biết dùng quyền tiếp cận thông tin của mình mà luật tiếp cận thông tin đã quy định để có nhiều hơn nữa những bài báo duy trì và lôi cuốn ngày một nhiều hơn sự tham gia chính trị của người dân. Tôi nghĩ đó cũng là đất sống cho một nền báo chí chuyên nghiệp.



I. Nhập đề: 

Ngày 19 tháng 1, 2019 vừa qua, mùa tưởng niệm trận chiến anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa bắt đầu. Báo chí hải ngoại loan tin như: “Một số tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng lần đầu tiên sau 45 năm đã dùng từ “cưỡng chiếm” đối với Trung Quốc khi nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19 Tháng Giêng, 1974. (Người Việt)” 

Tiếp theo đó, nhiều thức giả bình luận về lý do tại sao CSVN lại thay đổi chính sách kiểm duyệt đề tài nhạy cảm này. 

Tuy nhiên có một điều chúng ta có thể khẳng định là, lịch sử đương đại cho thấy, nhiều đảng CS trên thế giới vẫn có khả năng tiếp tục tồn tại, sau khi chế độ CS toàn trị cáo chung, như tại Nga Sô và một số quốc gia Đông Âu, dưới tên nguyên thủy hoặc dưới một tên mới. 

Xác xuất rất cao là ngay cả sau khi tiến trình dân chủ hóa hoàn tất tại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba thì các đảng CS liên hệ vẫn có khả năng sinh tồn như một chính đảng trong lịch sử, kể cả một đảng tàn ác như CS Bắc Triều Tiên. 

Chỉ duy nhất đảng CSVN sẽ không thể tồn tại. Lý do đơn giản là vì trừ đảng CSVN, không có đảng CS nào công khai và hèn hạ bán nước để sinh tồn cả. 

Đây cũng là nỗi kinh hoàng của Bộ Chính Trị và cũng là lý do tại sao đảng CSVN thà chết chứ không bao giờ gia nhập tiến trình dân chủ hóa đất nước. 

Trong những vùng đất và lãnh hải đảng CSVN bán cho CSTQ thì Hoàng Sa và Trường Sa (Gạc Ma) là hiển nhiên nhất. 

Hậu quả hành động bán nước của đảng CSVN di họa thật lâu dài cho toàn dân tộc. Câu hỏi trên vành môi của mọi công dân Việt Nam là gì? 

Đó là chừng nào chúng ta mới lấy lại được những vùng đất và lãnh hải bị bán đứng cho CSTQ? 

Câu trả lời thứ nhất là nếu chúng ta hùng mạnh hơn TQ cả về kinh tế lẫn quân sự thì chúng ta sẽ lấy lại bằng sức mạnh. 

Xác xuất này quá thấp và sẽ không xảy ra. 

Thế thì trên phương diện pháp lý, có xác xuất cao hơn hay không? 

Câu trả lời sẽ phức tạp và tôi xin cố gắng như sau. 

II. Trên phưong diện pháp lý: 

Mặc dầu hệ thống luật pháp, nhất là nền luật pháp của Tây Phương, kể cả Công Pháp Quốc Tế, rất phức tạp. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì cũng chỉ có 6 yếu tố quan trọng nhất liên hệ, khi giải quyết một sự tranh chấp giữa người và người hoặc quốc gia này và quốc gia kia: 

1. Con người làm trọng tài hoặc quan tòa (mediator, arbitrator or judge) 
2. Những định chế pháp lý (Legal institutions) 
3. Những nguyên tắc pháp lý (legal principles) 
4. Những sự kiện liên hệ (relevant facts) 
5. Phong thái của mỗi bên (the conduct of each party) 
6. Sức mạnh (kể cả tài chánh lẫn vũ lực) của mổi bên (relative strength of the parties) 

Trong cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, khả năng đòi lại HoàngSa và Trường Sa phần lớn lệ thuộc vào các yếu tố trên. 

1. Một người hoặc nhiều người làm trọng tài hoặc quan tòa: 

Những con người này trước hết, theo luật pháp Tây Phương, đều được quan niệm là những con “người biết phải chăng” (reasonable persons) Quan điểm thế nào là “a reasonable person” là căn bản của luật pháp tây phương. Ðịnh nghĩa của quan điểm này như sau: 

“Một người biết phải chăng là một người có thể hành xử khả năng chú tâm, hiểu biết, thông minh và phán xét mà xã hội đòi hỏi nơi một thành viên của mình để từ đó bảo vệ cho quyền lợi của chính mình cũng như của tha nhân trong xã hội.”(Trích WikiAnswers) 

Muốn dung hòa quyền lợi của mình và của tha nhân, để giữ quân bình trong xã hội, một reasonable person không bao giờ cứng nhắc và quá chấp nguyên tắc. 

2. Những định chế có thể giúp giải quyết sự tranh chấp gồm có: 

Theo nhiều bình luận gia quốc tế, sự tranh chấp giữa các quốc gia trong “South China Sea” có thể được giải quyết qua các phương thức sau đây: 

a. Mời một nhóm người có uy tín quốc tế (Imminent persons group) để giúp các bên hòa giải. 

b. Mời một đệ tam nhân được cả hai bên tôn trọng và đồng thuận đứng ra làm trọng tài hòa giải (Third Party mediation). 

c. Ðưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế để xử (The International Court of Justice). 

d. Ðưa ra Tổ ChứcLòng Ðại Dương Quốc Tế để thương thảo và giải quyết (The International Seabed Authority). 

e. Đưa ra Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) tại The Hague. 

Thực ra, các bình luận gia nêu trên chỉ nói một cách vô thưởng vô phạt. Thực tế thì phương thức pháp lý nào nêu trên (trừ các Tòa Án Quốc Tế) cũng bất lợi cho chúng ta cả. Lý do là vì HS &TS là của chúng ta. Bây giờ có kẻ cướp vào đoạt lấy rồi lại đưa ra thương thuyết ngang hàng với chúng ta, làm sao gọi là công bằng cho được? 

Tuy nhiên ngay cả Tòa Án Công Lý Quốc Tế cũng chưa chắc đã thuận lợi cho chúng ta vì phong thái hành xử vô cùng phi lý của đảng CSVN như sẽ chứng minh sau. 

Trên bình diện chính trị thì vấn đề này phải được chính phủ Việt Nam nêu ra trong Hội Ðồng Bảo An LHQ và trong Ðại Hội Ðồng LHQ. Tuy nhiên, CSVN không muốn làm phiền lòng quan thầy TQ. Ðồng thời TQ lại là Ủy Viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ với quyền phủ quyết tuyệt đối. Thế của Việt Nam không thể nào bằng thế của TQ. 

3. Những nguyên tắc pháp lý: 

Các nguyên tắc pháp lý được cô đọng trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (The United Nations Convention o­n Law of the Sea). Bao gồm các nguyên tắc sau đây: 

Nội thủy (internal waters): vùng biển nằm bên trong lằng thủy triều xuống thấp nhất thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia ven biển. 

Lãnh hải (Territorial waters): vùng biển chạy ra 12 hải lý. Các quốc gia ven biển có chủ quyền. Tuy nhiên tàu bè quốc tế được quyền đi qua (right of innocent passage) 

Vùng kinh tế đặc quyền (Exclusive economic zone): ra 200 hải lý tính từ lằng thủy triều xuống thấp nhất. Các quốc gia ven biển có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên như đánh cá, dầu hỏa, khoáng sản v.v… 

Thềm lục địa (continental shelf): Ðược định nghĩa như vùng biển 200 hải lý tính từ lằng thủy triều xuống thấp nhất, hoặc sự nối tiếp tự nhiên của thềm lục địa (nằm dưới biển) kéo dài cho đến bìa bên ngoài của thềm lục địa, cái nào dài nhất (whichever is greater), tuy nhiên không thể đi xa hơn 350 hải lý hoặc 100 hải lý ngoài 2,500 thước isobath. Các quốc gia ven biển có đặc quyền khai thác khoán sản (minerals & non-living material) từ tầng dưới (sub-soil) của thềm lục địa (continental shelf). 

Phi Luật Tân đã chiến thắng vẻ vang CSTQ vào ngày 12 tháng 7, 2016 tại Tòa Trọng Tài Thường Trực, một phần lớn căn cứ trên công ước này và tính ngụy biện của chủ thuyết Đường Lưỡi Bò của TQ tại Biển Đông bị hoàn toàn hủy diệt trên pháp lý. 

4. Những sự kiện liên hệ (relevant facts): 

a. Ðịa dư & địa lý: 

* Biển Nam Hải (the South Sea) còn gọi là biển Nam Trung Quốc (The South China Sea) 

* Hoàng Sa cách Trung Quốc khoảng 270 hải lý, cách Việt Nam 155 hải lý. 

* Trường Sa cách Trung Quốc khoảng 750 hải lý, cách Việt Nam 220 hải lý. 

b. Lịch sử: 

Từ 1816 thời Gia Long, nước Việt Nam đã có hải đội Hoàng Sa và Trường Sa. 

Khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam vào năm 1884 cũng đã xác nhận chủ quyền của Pháp qua chủ quyền Việt Nam (bia chủ quyền dựng năm 1938).

5. Phong thái của mỗi bên (conduct of each party) 

Sau đây là phong thái và hành xử của các phe nhóm Việt Nam và TQ liên hệ: 

a. Văn thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Ðồng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) gởi cho Thủ Tướng Chu Ân Lai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa. 

b. Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt) trong các năm 1956-66 đã xát quyết chủ quyền của Việt Nam. Ghi chú Hoàng Sa và Trường Sa được Pháp nhượng lại cho VNCH sau hiêp định Geneve 1954, không phải nhường cho Bắc Việt. 

c. 1945 Trung Hoa xâm chiếm một số đảo thuộc HoàngSa. 

d. 1958 CSVN công nhận chủ quyền Trung Quốc tại 2 quần đảo. 

e. 1974 Hải Quân Trung Quốc đánh chiến toàn bộ Hoàng Sa bằng vũ lực. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng chiến đấu. CSVN lặng thinh chấp nhận sự chiếm đóng của TQ. Chính Phủ VNCH đã mạnh mẽ chính thức phản đối trước Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên lúc đó VNCH chỉ là quan sát viên, chưa phải là thành viên của LHQ nên không có hiệu quả. Ngày hôm nay, CSVN là ủy viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An LHQ. Ðến nay chưa thấy CSVN xử dụng tư cách này để bảo vệ HoàngSa và Trường Sa. 

f. 1992 TQ chiếm bãi dầu khí Vạn An của Trường Sa, CSVN im lặng. 

g. 2000 Trong hiệp Ước Vịnh Bắc Việt, CSVN nhượng Trung Quốc khỏang 21,000 cây số vuông lãnh hải. 

h. 2/12/07 TQ thanh lập thanh phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để chính thức quản trị Hoàng Sa và Trường Sa như là lãnh thổ của TQ. 

i. Tháng 12, 2007, thanh niên Việt Nam rầm rộ biểu tình trong nước. Ðồng bào hải ngoại phản đối mạnh mẽ. CSVN im lặng chấp nhận và ngăn chận thanh niên và đồng bào phản kháng vì sợ mất lòng TQ. 

6. Sức mạnh của mỗi bên (relative strength of the parties): 

Trung quốc đang trên đà phát triển và xây dựng bá quyền. Việt Nam là một nước nhỏ hơn và uy thế trên trường quốc tế thua xa Trung Quốc. 

Một sự thật phũ phàng là ngay cả trên bình diện công pháp quốc tế, kẻ có sức mạnh có nhiều quyền quyết định và ảnh hưởng hơn kẻ yếu. Câu nói trong thơ ngụ ngôn của Lafontaine: “la raison du plus fort est toujours la meilleure” (Cái lý của kẻ mạnh luôn luôn thắng) rất đáng lưu ý. 

III. Kết Luận - Khả năng lấy lại: 

Mặc dầu những nguyên tắc pháp lý và những sự kiện liên hệ đem lại cho chúng ta nhiều lợi điểm, tuy nhiên chúng ta vô cùng bất lợi vì những điểm sau đây: 

1. Những người phân xử dù là những con người biết phải chăng, họ cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt. Họ phải dung hòa quyền lợi và thậm chí còn phải nương theo kẻ mạnh để phân xử. Thêm vào đó, mặc dù những từ ngữ như South China Sea không có nghĩa là “cả vùng biển đó là của Trung Quốc”. Cũng như Japan Sea không có nghĩa là của Nhật Bổn, hoặc English Channel không có nghĩa là của Anh Quốc. Tuy nhiên dùng danh từ như thế có ảnh hưởng tâm lý trên con người. 

2. Sự bất hạnh của dân tộc ta là CSVN từ thủa xa xưa đã quá sùng bái CSTQ như là một bật thầy, đã vay nợ TQ quá nhiều và bây giờ đang nương tựa TQ để bám víu độc quyền chính trị. Trong quá khứ họ đã nhân nhượng, và những chỉ dẫn bây giờ cho thấy họ chấp nhận mất chủ quyền trên lãnh thổ tổ tiên miễn là giữ được độc quyền chính trị. 

Phong thái như thế của CSVN sẽ đem lại nhiều bất lợi pháp lý cho dân tộc, khi hai bên tranh tụng. 

3. Có thể nói rằng những phản ứng của CSVN, trên phương diện pháp lý, đã đặt tổ quốc Việt Nam vào vị trí nhục nhã tương tự với một phụ nữ bị cưỡng dâm, mà không bày tỏ sự kháng cự nào. Trong trường hợp của CSVN vào thời Phạm Văn Ðồng (1958) còn bày tỏ sự đồng thuận nữa. Qua các hiệp ước sau đó về lãnh thổ và lãnh hải, lại nhường thêm đất đai và vùng biển, cũng như hợp tác thêm trên các vùng biển TQ chiếm được của dân tộc Việt Nam. Có khác nào một phụ nữ đã bị hiếp dâm, không phản kháng rồi sau đó lại hợp tác sống chung với kẻ đã cưỡng bức mình. Một nạn nhân như thế làm sao có thể yêu cầu tòa án, gồm những người “biết phải chăng” như trên, can thiệp để trả lại công lý và danh dự cho mình được? 

Ðất nước và dân tộc Việt Nam tuyệt đối không có trách nhiệm trả lại món nợ lớn lao CSVN vay mượn từ CSTQ, nhất là bằng danh dự và sự vẹn toàn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam. Nếu có phải trả thì CSVN phải tự mình trả lấy. 

Dĩ nhiên hàng ngũ lãnh đạo hiện nay trong đảng rất am tường một chân lý bất di bất dịch của lịch sử. Ðó là một tập đoàn cắt đất, cắt biển để đem dâng cho ngoại bang sẽ không còn chỗ đứng tương lai trong lòng dân tộc. Tuy nhiên các lãnh tụ này sẵn sàn hủy diệt tương lai của các thế hệ trẻ của chính đảng CSVN, miễn là trong thời gian ngắn hạn trước mắt, họ có thể bám víu quyền lực và đục khoét quyền lợi cho cá nhân mà thôi. Tương lai của đảng không phải là ưu tiên của họ. 

Thêm vào đó TQ có đủ sức mạnh quân sự để uy hiếp và đủ sức mạnh tài chính để mua chuộc cả đồng minh lẫn đối thủ. Chính vì thế khả năng lấy lại của dân tộc Việt Nam rất cam go. TQ có dư tiền mua nguyên cả Bộ Chính Trị hoặc Trung Ương Ðảng Bộ CSVN dễ dàng. 

Việt Nam cần phải lập tức tách rời TQ, xích lại gần với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương. Xây dựng lại quân đội (nhất là Hải Quân và Không Quân) trang bị bằng vũ khí hiện đại nhất của Hoa Kỳ vì vũ khí của Hoa Kỳ phẩm chất cao hơn của Nga Sô hoặc Trung Quốc), xây dựng một chủ thuyết quân sự mới với mục tiêu rõ rệt là chống lại ngoại thù phương Bắc. Vì có biên giới chung với kẻ thù nguy hiểm như thế, chúng ta phải suy nghĩ đến sự kiện Việt Nam sở hữu hàng không mẫu hạm và võ khí nguyên tử. Chỉ có một nước Việt Nam hùng mạnh về kinh tế, uy lực về quân sự và có nhiều đồng minh tây phương như thế, TQ mới không còn ý định xâm lấn bờ cõi Việt Nam. 

- Đây nguyên thủy là Bài thuyết trình cuả LS Đào Tăng Dực trong buổi Hội luận Paltalk ngày 22 tháng 12 năm 2007 tại diễn đàn “MatTruongSaHoangSaPhaiLamGi” 

CSVN THUA MIÊN!

Vi Anh


Mới đây, ngày 4/1/2019, CSVN rầm rộ tổ chức 40 năm chiến thắng chống Khmer Đỏ ở Campuchia [CPC]. Nhưng khảo sử cận đại và phân tích hiện tình tương quan giữa nhà cầm quyền CPC với CSVN và CSTQ, thì rõ ràng là CSVN đã thua Hun Sen con ngựa thành Troy, nội tuyến chiến lược của TC.

Khi CSVN tung quân xâm chiếm CPC dưới danh nghĩa chống Khmer Đỏ xúi Thổ Dậy giết dân VN ở ven biên giới Tây Nam của VN, thì có khoảng 25.000 bộ đội CSVN Việt đã chết ở CPC từ tháng 12/1978 đến tháng 9/1989. Nếu tính luôn bộ đội CSVN chết ở biên giới Miền Bắc do Đặng Tiểu Bình bên ngoài gọi là ‘dạy cho VN một bài học’ chớ thực chất là gián tiếp giải vây cho Khmer Đỏ, thì theo tướng Hoàng Kiền, có cả 120.000  bộ đội đã chết ở hai mặt trận chống TC và tay sai của TC là Khmer Đỏ.

Đó là chưa nói số bộ đội CSVN bị thương tật tạo thành gánh nặng cho chế độ CSVN suốt đời người thương phế binh. TC rất gian ác, đã dùng một loại mìn con cóc, do TC chế tạo, không gây chết người nhưng cắt đứt luôn cả hai chân, tạo thành  người  tàn phế, chế độ phải trợ cấp nuôi dưỡng suốt cả đời những thương phế binh này. 

Nhưng mưu sâu kế độc cấp quốc gia của TC thể hiện là Hun Sen. CS Hà nội thời mới gồm thâu được cả nước VN, Lê Duẫn vua CS ở Miền Bắc và Lê đức Thọ như Phó Vương hay Nhiếp chính ở Miền Nam thân Liên xô mà Liên xô thì mâu thuẫn với TC của Mao Trạch Đông. TC lúc bấy giờ lại thân với Mỹ. CS Hà nội lúc ấy bên ngoài viện lẽ bảo vệ bờ cõi VN, nhưng bên trong là đánh Paul Pot đồng minh của TC, biến Miên thành ‘thuộc địa kiểu mới” của CSVN.

Hun Sen là người Việt gốc Miên ở Miền Nam ban đầu theo Paul Pot, lực lượng sống nhờ và hoàn toàn lệ thuộc CS Mao Trạch Đông. Hun Sen ly khai Paul Pot trở thành sĩ quan của Quân Đội CSVN. Hun Sen là người gốc Khmer Thủy Chân Lạp (Miền Tây Nam  Việt). Chính CSVN đưa Hun Sen lên làm người cầm đầu nhà cầm quyền do CSVN dựng lên ở Miên. CSVN  dựng Hun Sen lên làm Thủ Tướng Miên suốt 40 năm trời. Và CSVN cũng ‘bố trí’ rất nhiều cán bộ, đảng viên CSVN vào Đảng Nhà Nước của Hun Sen. Để “trường kỳ mai phục” trong quân đội, lực lượng an ninh, tình báo của Miên, tất cả vào quốc tịch Miên, nói tiếng Miên, lập gia đình với phụ nữ Miên khi CSVN phải rút quân về do áp lực của quốc tế.

Nhưng dưới áp lực của quốc tế nhứt là của các nước có ký Hiệp ước Paris, và do hoàn cảnh sống còn của chế độ, CS Hà Nội cần mở cửa kinh tế để tự cứu, Liên Hiệp Quốc buộc CS Hà Nội phải rút quân. Từ năm 1991, Liên Hiệp Quốc đóng vai trò giám sát Cam Bốt, mong mỏi giúp cho Cam Bốt hồi sinh, đưa Cam Bốt vào tiến trình cải tiến dân chủ sau nhiều năm bị Khmer Đỏ diệt chủng và bị VC xâm thực. Do kêu gọi của LHQ, hàng năm các nước viện trợ cho Miên rất hào phóng. Thế giới lấp lỗ trống khiếm hụt ngân sách Cam Bốt nhiều năm. Nhiều năm Mỹ cấp viện 550 triệu Mỹ kim. Trong hơn 15 năm LHQ giám sát Cam Bốt, Thủ Tướng người Việt gốc Miên là Hun Sen nắm chặt cán lẫn lưỡi nhà cầm quyền Miên. Ông là vị thủ tướng mà thâm niên cai trị Miên lâu dài có thể so với Thủ Tướng Chu Ân Lai ở Trung Cộng, và Thủ Tướng Phạm văn Đồng ở VNCS .

Khi TC bành trướng chiếm Biển Đông, con ngựa Thành Troy của TC là Hun Sen ra mặt ủng hộ quan thầy TC, ra mặt làm nội tuyến cho TC trong hàng ngũ CSVN, phản bội CSVN để theo TC. TC vô nước cho con gà nhà Hun Sen. TC “phóng tài hoá thu nhân tâm”, sử dụng Hun Sen như lính đánh thuê cho TQ trong tổ chức ASEAN. Miên của Hun sen trong các hội nghị ASEAN, hành động như “thổ dậy” ở Miền Tây Nam VN. Nhớ trong hội nghị ASEAN ở Nam Vang năm 2012, dù VNCS  và Phi luật tân tranh thủ tối đa đưa vấn đề TC tranh chấp Biển Đông vào nghị trình cuộc họp, và thông cáo chung, Miên của Hun Sen phùng mang, trợn mắt, vỗ bàn, xô ghế, la hét kiên quyết  như Thổ “phất xạ” giơ cây phản kéo thẳng ra như cây đao, chống lại VN và một số nước muốn đưa vào thông cáo chung hành động TC xâm lấn Biển Đông, trong đó VN là nước tranh thủ mạnh nhứt. Nhưng trước hành vi bạo ngược binh vực TC của Miên, và do nguyên tắc đồng thuận của ASEAN, ASEAN phải bác bỏ thông cáo chung. Đó là một thất bại «chưa từng thấy trong suốt 45 năm tồn tại của ASEAN», thất bại vì Miên của Hun Sen quyết liệt, bạo ngược chống đối.

Một thất bại chánh trị quá lớn cho CS Hà nội. CS Hà nội đau như bị thiến. CS Hà nội đã chết rất nhiều đảng viên, cán bộ và bộ đội khi kéo quân từ VN qua đánh đuổi Khmer Đỏ, đưa Hun Sen lên làm Thủ Tướng và sau đó phải rút về vì áp lực của Liên Hiệp Quốc. Bây giờ Hun Sen theo TC, phản bội CSVN, làm tay sai cho TC, hại CSVN, phá ASEAN không đạt được vấn đề Biển Đông bị TC xâm lấn.

So với TC chẳng chết cán bộ đảng viên, chết lính, chỉ tốn một số tiền viện trợ, đầu tư khai thác tài nguyên của Miên mà bây giờ biến Hun Sen trở thành tay sai cầm cây “chày gạc” kề bên hông VNCS, sẵn sàng “cáp duồn” như lúc “Thổ dậy” ở Miền Tây VN.

Hai là TC biến CSVN thành chư hầu nếu không muốn nói là thuộc địa kiểu mới. Hầu hết các công trường của VN trong nước VN là do nhà thầu và công nhân TC được thầu và thực hiện. Đa số những thành phố ven biển như Đà Nẵng, TC mượn tên mua đất cất nhà, cất xưởng. Không ai biết có bao nhiêu công nhân TQ qua làm ở VN. Hàng hoá, cây trái thượng vàng hạ cám ở VN đa số là  made in China. Thậm chí ở Camau là nơi nuôi vịt nhiều mà hột vịt muối ăn cháo cũng made in China. Tổng Bí Thư Đảng CSVN cũng bắt chước rập khuông TC thời Tập Cận Bình, dàn dựng mình thành Chủ Tịch Nước, Tổng Bí Thư Đảng và Chủ Tịch Quân Uỷ Trung Ương sau khi dùng chiêu bài chống tham nhũng ám hại cho đối thủ chết hay vào tù mọt gông.

Còn lãnh thổ VN thì các tỉnh giáp giới với TC, CSVN cho mướn đất giáp giới với TC cả 90 năm như nhượng địa cho TC. CSVN mở cửa cho người Tàu qua lại VN không cần chiếu khán nhập cảnh. Còn Biển Đông thì TC tuyên bố thuộc chủ quyền 90%. Hai quần đảo Hoàng sa Trường sa bị TC chiếm cứ, xâm lấn, quân sự hoá khỏang 90%. Tàu TQ cướp bóc, bắn giết ngư dân VN thì phát ngôn viên ngoại giao CSVN không dám nói tên TQ mà gọi là “tàu lạ”.

Thế mà TC chưa vừa lòng, TC còn sai Đảng CSVN làm luật để chiếm ba đặc khu hiểm yếu về an ninh quốc phòng của VN: đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh) ở phía Bắc; cảng nước sâu Vũng Áng Formosa (Hà Tĩnh) và đặc khu Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) ở miền Trung và đặc khu Phú Quốc (Kiên Giang) ở Miền Nam. Dân chúng VN chống đối mạnh, biểu tình hàng 100 ngàn người  khắp các thành phố lớn trong nước và hải ngoại, nên Tổng Trọng lùi một bước, có thể để chờ thời cơ dân chúng VN xuất kỳ bất ý sẽ bảo Quốc Hội CS đảng cử dân bầu biểu quyết thông qua./.(VA)

CSVN nhận Hồ Chí Minh là người sáng lập đảng CSVN, là cha già dân tộc và là lãnh tụ kiệt xuất

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Kiệt xuất ở cái chỗ thế chân Nguyễn Ái Quốc chết tại nhà tù Hồng Kông một cách tài tình và dẫn dắt dân tộc VN từ một quốc gia riêng biệt với lịch sử 4000 năm văn hiến, 1000 năm chống giặc phương Bắc, 100 năm chống Pháp và hơn 20 năm nội chiến từng ngày, sau khi đã thống nhất 2 miền Nam Bắc lại 2 tay dâng ngược cho Tàu Cộng. 

Đấy đúng là "con hơn cha thì nhà tróc gốc", HCM chỉ ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ăn đu đủ khỏi cần thìa ký công hàm công nhận Hoàng Sa - Trường Sa là của Tàu Cộng nhưng trên đất liền vẫn còn nguyên chưa suy suyển mét đất nào; thời Lê Duẫn tuy là "Ta đánh đây là đánh cho Liên Sô và đánh cho Trung Quốc" nhưng cũng chưa mất đất liền; tới thời Lê Khả Phiêu qua thăm Tàu Cộng bị gài độ mỹ nhân kế ngủ với Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) có thai với Phiêu mà Phiêu không hề hay biết, bẵng đi một thời gian dài Phiêu qua Tàu để nhận đứa con rơi mà Tàu cộng đã âm thầm nuôi để 2 cha con Phiêu nhận nhau, hết đường chối cãi chùi mép cũng không còn kịp và Tàu Cộng ép Phiêu phải ký 720 Km dọc biên giới phía Bắc trong đó có Ải Nam Quan và 1/2 thác Bản Giốc cho Tàu Cộng, trót ngậm hột thị nên Phiêu đành cắn răng ký rồi ra về trong lòng vẫn canh cánh sợ Tàu Cộng không giữ lời hứa thì không biết phải giấu mặt vào đâu. Ải Nam Quan đã chính thức bị xoá sổ từ tháng 12 năm 1999. 

Tới thời Nguyễn Văn Linh sau khi khối Liên Sô tan rã, vì sợ nước cờ Domino sẽ kéo CSVN sụp đổ theo nên Nguyễn Văn Linh lại kéo bầu đoàn qua Tàu Cộng xin hoá giải những bất đồng giữa 2 bên từ thời Lê Duẫn và xin được bảo kê cho khỏi mất đảng như Linh đã từng phát biểu: "Thà mất nước còn hơn mất đảng". Sau đó y đã ký kết với Tàu Cộng hiệp định Thành Đô mà giờ đây chúng ta vẫn còn mơ hồ không biết y đã đặt viết ký gì trong đó. 

Tới thời Nguyễn Phú Trọng thì bộ mặt con cháu Mạc Đặng Dung và Lê Chiêu Thống đã thể hiện rõ nét, hết cắt chỗ này cho thuê đến cắt chỗ nọ cho thuê như Bô Xít Tây Nguyên, Formosa Hà Tĩnh, sau này chẳng những thế mà còn cho thuê 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, xả trạm Hải Quan cho Tàu Cộng ra vào thoải mái không cần mảnh giấy lận lưng. 

Mới đây sân bay Vân Đồn đã mở cửa đón lượt khách Tàu Cộng ghé VN. Sân bay Cam Ranh ngày nào cũng chật cứng từ ngày cho Tàu Cộng tự do đi lại trên đất nước VN mà lại dưới quyền điều khiển của Tàu Cộng như ngày hôm nay. 

Giặc đang tràn lan trên quê hương nhưng CSVN lại nhận giặc là bạn 4 tốt 16 chữ vàng. Chúng đang âm thầm huỷ diệt dân VN bằng những thực phẩm có hoá chất độc hại chết người mà hằng ngày những thực phẩm này ùn ùn được chở vào VN không ai được phép kiểm tra, tría ngược lại phía VN chở ngược qua Tàu Cộng thì phải xin giấy tờ thủ tục nhiêu khê, phải chứng mình được nguồn gốc các loại thực phẩm đó mới được chở vào đất của Tàu Cộng. 

CSVN một lũ hết khôn dồn dại, chúng ăn phải bả của cha già dân tộc của chúng, nhưng cha già của chúng chỉ giao Hoàng Sa - Trường Sa cho Tàu Cộng còn chúng thì láu cá hơn cha già của chúng, hết cắt chỗ này, đến cắt chỗ kia kể cả nếu cần bán hết Tổ Quốc cho giặc chúng nó cũng bán, như thế là "Con hơn cha thì nhà tróc gốc", nước nhà đã bị chúng bán sạch và chúng chấp nhận tróc gốc để trở thành những đứa con hoang và làm công dân hạng 3 cho Tàu Cộng để giữ cái ghế quyền lực và khối tài sản ăn cướp được qua những phi vụ cướp đất của dân. 

Ông cha ta đã giữ nước suốt chiều dài lịch sử để còn tồn tại mảnh đất mang hình chữ "S" này. Csvn chỉ chưa đầy 100 năm đã 2 tay dâng biển đảo, Tổ Quốc cho giặc trong khi vẫn hãnh diện là cái đảng quang vinh là cái đảng lắm anh hùng cứ ra ngõ là gặp anh hùng mà giặc tràn vào nhà thì cúi mặt làm ngơ cho chúng muốn tác oai tác quái sao cũng được miễn yên thân là sẽ mãi mãi ngậm miệng ăn tiền. 

Quân đội nhân dân chỉ để bảo vệ cái đảng thổ tả từ từ bán nước cho Tàu Cộng, cúi đầu làm tay sai cho giặc, nhưng cứ mỗi năm tới ngày 30/04 thì lại hè nhau nhai đi nhai lại ngày cướp được miền Nam rồi tự sướng với nhau mà không biết nhục là gì khi phải luồn cúi Tàu Cộng như bây giờ. 

VN tôi, một nỗi nhục muôn đời không rửa nổi, một dân tộc đang và sắp bị diệt vong và cái đảng có cái tên dài thòng sẽ chẳng những mất gốc mà còn tróc gốc và tự diệt khi Tổ Quốc không còn là của người Việt nữa. 

30.01.2019


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7309

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca