Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Tưởng niệm 30-04: Giaỉ phóng kinh hoàng tại miền Nam
28.04.2019

TIẾN SỸ LÊ HIỂN DƯƠNG, CỰU HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP: “GIẢI PHÓNG” NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM.

proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-gJAkEh6M6EU%2FVOHoRtUZCKI%2FAAAAAAAANRQ%2FWLGH9R7H_jA%2Fs1600%2FTi%25E1%25BA%25BFn%252BS%25E1%25BB%25B9%252BL%25C3%258A%252BHI%25E1%25BB%2582N%252BD%25C6%25AF%25C6%25A0NG.png&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*
Tiến Sĩ LÊ HIỂN DƯƠNG

Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2019, tức là 2019 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên… Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế.

Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…

Video: “GIẢI PHÓNG” NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…

Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…
Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!
Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…
Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:
Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”
Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…
Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho một nhóm quan phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh …
Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.
Tiến Sỹ Lê Hiển Dương – Cựu Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp

Đồng Tháp ngày 16 tháng 2 năm 2015

PHẢN HỒI BÀI VIẾT CỦA TS LÊ HIỂN DƯƠNG VỀ “GIẢI PHÓNG MIỀN NAM”

Kính chào ông Lê Hiển Dương – Tiến sĩ, 
Cựu Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp,
TS+LE+HIEN+DUONG.JPG
Thưa Ông, bài báo ngày đầu năm 2012 vô tình tôi được đọc là bài “GIẢI PHÓNG” Nỗi kinh hoàng của người dân Nam Việt, bài viết này là của Ông. Bài được đăng trên Hải ngoại phiếm đàm o­nline ngày 05/01/2012, cuối bài viết có ghi trọn vẹn tên tác giả cùng học vị và chức vụ. Học vị cùng chức vụ và nhất là qua bài viết của ông, cho tôi biết ông đã một thời là cán bộ giáo dục của nhà nước cộng sản hiện thời Việt Xã Nghĩa, còn tôi cũng xin vài dòng được nói về mình. Tôi một người tù mà các người cộng sản chiến thắng, gọi xách mé là sĩ quan Ngụy của 36 năm trước, trên bước đường tù biệt xứ đã hai lần, tôi đươc hân hạnh đi ngang qua thành phố Vinh của ông. Khi chúng tôi đọc xong bài của ông viết, tôi biết ông là người như thế nào, những gì ông suy nghĩ khiến chúng tôi mến ông, và thấy cần phải viết vài dòng xin được thưa chuyện cùng ông, những dòng chữ đậm là tôi xin phép ông được ghi lại những gì ông đã viết.

114_HaiPhong1954.jpg
Không giấu gì ông, ban đầu sau khi đọc xong bài ông viết, tôi định cho nó qua, nhưng câu kết của ông như níu tôi lại, khiến tôi thấy nên nói chuyên với ông thì quí hơn, vì mấy khi ta gặp được người như ông. Ông Dương ạ câu kết ông viết Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này. Câu này làm tôi thấy chúng ta tuy là kẻ Nam người Bắc, nhưng vô tình lại chung phận là nạn nhân, nạn nhân của kẻ bợm, chúng sống bằng sự lừa lọc dối trá, sự trí trá đó khiến biết bao người “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa”.
Đó là phần không may cho dân miền Bắc, còn miền Nam như ông thấy đó và ông đã viết “là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc!”. Để rồi những kẻ bợm CS đó chúng đoạt lấy tất cả, những gi của người dân hai miền Nam-Bắc nước ta, từ cơ bản quyền làm người đến của cải vật chất, chúng dìm đời sống người dân cả nước xuống tận bùn đen, còn sự tồn vong của đất nước thì đang trong tình trạng treo chỉ mành. Trong những cái chúng cướp đoạt của đất nước, có cả 16 tấn vàng là số vàng thuộc tài sản quốc gia, mà chính phủ VNCH để lại, chúng đã chia chác nhau số vàng này, và cái tận cùng bỉ ổi là chúng lại tuyên truyền là chính quyền miền nam đã lấy số vàng đó. Nhưng nay tất cả người dân VN đều biết như ông viết, kẻ lấy số vàng 16 tấn không ai khác hơn là 16 tên chóp bu bộ chính trị CSVN “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… nhưng tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi…”, Cám ơn ông thật nhiều Ông Lê Hiểu Dương ạ, sự thực cuối cùng vẫn là sự thực.

TGCT2.jpg
Sau ngày 30 tháng 04 năm 75, trước khi chúng tôi bị đưa ra miền bắc để lưu đày, các “ông cộng sản” đã nói với chúng tôi về thiên đường cộng sản xã hội chủ nghĩa miền bắc như sau: Miền Bắc XHCN không có người nghèo kẻ giàu, không có nhà cao tầng, và cũng không có nhà lá, tất cả đều nhà gạch giống như nhau, ý nói kiểu nhà cư xá hay chung cư,- Không có kẻ rách rưới, mà kẻ khác thì dư thừa tơ lụa, tất cả đều bận kaki Nam định thoải mái. Miền bắc XHCN vật chất thì nhiều vô kể, không thiếu một thứ gì, còn trong Nam toàn thể dân chúng, và ngay cả trong trại, tất cả mọi người phải sống trong khó khăn thiếu thốn, đó là do tàn dư của chế độ tư bản Mỹ Ngụy để lại, rồi đây miền Bắc sẽ chi viện cho miền Nam(?). Nghe nói vậy cũng có nhiều anh em tù tin, xã hội cộng sản mà, tất cả đều bình đẳng, cái ăn, cái mặc, cái ở đều như nhau, chủ thuyết của Mác Lê, chả mong muốn xây dựng một nhà nước, một xã hội theo mô hình như thế là gì (!).
uniform_left.jpg

Nhưng cũng như ông nói, ông nhận ra sự thật khi vào nam,“Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh”. Thì sự thật phũ phàng cũng đến với chúng tôi, khi chúng tôi vượt qua cầu Hiền Lương, trên bước đường lưu đày lên mạn ngược, lần đó qua cầu Hiền Lương là vào khoảng 10 giờ sáng, đây đất Đồng Hới nào thấy đâu nhà gạch, Quảng Bình quê ta nào thấy đâu giàu đẹp. Cả một vùng xác xơ đều khắp với những mái tranh vách đất tiêu điều, dọc đường thỉnh thoảng một vài ngôi nhà xây, đấy là những nhà gạch duy nhất mà chúng tôi thấy, nhìn kiểu dáng kiến trúc cho thấy chúng đã có từ thời Pháp. Cái nhiều mà chúng tôi thấy được trên chuyến đi là khẩu hiệu, suốt chuyến đi hai bên đường không biết cơ man nào là khẩu hiệu, đều là khẩu hiệu màu đỏ máu, chữ vàng, to có nhỏ có, dài có ngắn có, ca ngợi hết lời tình hữu nghị Việt Hoa, như răng với môi, như anh với em, tình đồng chí đời đời bền vững. Ngoài ra cũng không ít những cái suy tôn họ Hồ, họ Mao, Các Mác, Lê Nin, tất cả các chữ dao to búa lớn như vĩ đại, vô địch, quang vinh.v.v…đều được đem ra dùng tối đa.

Starved_Vietnamese_man,_1966.JPEG

Cũng ngay trong lần đầu diện kiến dung nhan thiên đường cộng sản đó. Xe vừa vào tới Đồng Hới, thì đậu tập trung chờ lịnh bên đường, tình cờ giờ tan trường, những trẻ học trò tò mò đứng nhìn đoàn xe bít bùng. Học sinh là mầm non đất nước, tương lai của cả một dân tộc, mà dường như những đứa trẻ này, thiếu ăn như lủ tù chúng tôi hay sao?, mà nhìn chúng gầy và xanh quá, quần áo chúng luộm thuộm rách rưới. Vậy mà chúng lại đang sống trong cái thiên đường XHCN, do đảng cộng sản quang vinh tể trị… cái khăn quàng màu máu trên cổ chúng, nói thêm một điều nữa, Chúng là cháu ngoan họ Hồ. Chúng đang học tập và theo gương Bác vĩ đại của chúng, nhưng không hiểu lý do gì mà nhìn chúng thảm quá, như phường ốm đói. Đấy ông Dương thấy không, tôi có khác mấy chi ông khi ông đặt chân vào miền Nam như ông nói, “Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!”.
Ông Lê Hiển Dương mến, quê ông là Vinh, quê ngoại tôi cũng là Vinh, nhưng tôi không sống ở đó, tôi chỉ được cái hân hạnh đi ngang qua thành phố Vinh hai lần, năm 1975 trong lúc chuyển tù từ nam ra bắc. Và năm 1981 sau khi TQ đánh vùng phía bắc sáu tỉnh biên giới, chúng tôi đựơc di dần vào trong, chuyến xuôi nam bất đắc dĩ, mà nhà nước cộng sản không muốn tí nào, tôi biết chắc như thế. Họ muốn chúng tôi phải vùi thân nơi núi rừng tây bắc họ mới vui, lý do gì thì ông thừa biết phải không ông Dương, những gì ông nói ra cho thấy ông rất thành thật, vì những gì ông làm cho chúng tôi tại Vinh. Thì tại các nơi khác người dân nơi ấy cũng làm theo một cách như ông, vì đó là chính sách chung của Đảng, ông ném đá thì họ cũng ném đá, thậm chí có người xấn xổ nhổ nước bọt vào chúng tôi. Thoạt đầu thì chúng tôi khó chịu vì sự lỗ mãng của họ, nhưng khi thấy những nụ cười đểu của bọn cán binh áp tải, thì chúng tôi nhận ra ngay đấy là những gì người dân bị “make up”, hoàn cảnh chúng tôi lúc đó, không khác gì cảnh trong những thước phim tài liệu “đấu tố” cải cách ruộng đất năm nào.

TGCT.jpg
Ông nói “những tháng tiếp theo đó, chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn, bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần, chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo, vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp, chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương, để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa, để khi đoàn xe tù đi ngang qua, là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước…Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng, vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…”
TGCT1.jpg
Nay đã hơn ba mươi sáu năm, sau ngày oan nghiệt của vận nước, muốn hay không muốn chúng ta cũng phải thấy, Nam hay Bắc đều là nạn nhân của bọn cộng sản vong nô, chúng tôi không trách ông đâu Ông Dương ạ. Thứ nhất vì cái thành thật của ông làm chúng tôi mến, thứ đến là đã có người xin lỗi chúng tôi thay cho ông rồi, những người làm việc tạ lỗi với chúng tôi là những người nghèo bán hàng rong tại nhà ga thành phố Vinh của ông. Chúng tôi cảm được cái ray rứt trong lòng ông qua câu ông viết “Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học…”.Nên chúng tôi xin mạn phép gởi đến ông một đoạn ký sau đây để ông đọc, mà thấy được rằng cái thật luôn tỏa sáng và làm rung động lòng người, cũng tựa như cái thật của ông đã làm cho chúng tôi mếm.
XUÔI NAM….
…Ðoàn tàu vẫn tiếp tục lăn bánh, hướng về nam với rộn rã của tiếng bánh xe gõ nhịp trên đường ray, tấm bảng cắm bên đường cho thấy ga kế tiếp là nhà ga Vinh. Thành phố Vinh là quê ngoại của Mẹ tôi, thuở còn nhỏ Mẹ theo Ngoại nhiều lần về Vinh. Nhận xét về quê của mẹ sau bao nhiêu năm nhìn lại, trong lần ra bắc thăm nuôi tôi, Mẹ bùi ngùi nói không có gì thay đổi, tất cả vẫn như xưa, có chăng là mọi vật cũ đi theo thời gian mà thôi. Còn tôi tuy biết Vinh là quê ngoại, nhưng trong tôi, sau năm 75 trong chuyến lưu đày ra xứ bắc, tôi cũng đã qua đây vào một đêm, nhưng tình cảm lần đầu tiên đó, không phải thứ tình cảm bồi hồi nao nao, khi đi qua chốn mà mình biết đó là quê mẹ.

Ðêm đó qua đây lúc trời đã tối, nhà ga tỉnh lẻ, tôi nhìn qua vách xe, trong ánh sáng vàng đèn trứng vịt mù mờ, vài người bán hàng rong hỏi vọng vào trong xe, mời chúng tôi mua bánh. Vài anh tù vô tình trả lời họ, và thế là sau khi họ biết chúng tôi là tù miền nam, thì những viên đá nhặt từ đường ray ném tới tấp vào thùng xe, kèm theo lời chửi thô tục, nghe đâu có vài anh tù ở xe phía trước vì tò mò, thò đầu ra khỏi tấm bạt để nhìn cho rỏ, đã nhận ngay viên đá củ đậu vào đầu, máu ra ướt áo. Cán bộ sau đó qua sự việc này để mà lên lớp chúng tôi, anh ta nói do thấu triệt chính sách khoan hồng nhân đạo, mà đảng đã giáo dục, nên nhân dân chỉ ném đá mà thôi, nếu không có đảng dạy, thì nhân dân đã cắt cổ chúng tôi rồi(?).
Ðoàn xe từ từ vào ga, kinh nghiệm của lần ra, nay lần về phải cẩn trọng, chúng tôi không muốn ăn đá củ đậu. Chúng tôi giữ im lặng, không trả lời bất cứ tiếng mời mua hàng, hay tiếng gõ vào thành tàu của người mua đồ cũ… Bánh mật… mía… chuối… ai mua không?… Quần áo cũ… đồ cũ… ai bán không?… khung cảnh nhà ga ồn hẳn lên, với lời rao của kẻ mua người bán, và đặc biệt là trong toa càng lặng tiếng, thì người mua kẻ bán đứng dưới đường ray càng gào to.
Bổng quản chế áp tải tù, chúng được lịnh cho phép nghỉ giải lao, chúng í ới gọi nhau vào nhà ga để chè lá, thấy thế các người mua bán rong, vội ùa đến gần con tầu hơn, áp sát miệng vào khe hở thành toa mà rao to. Một anh mua đồ cũ, vô tình rao đúng chỗ của anh Khanh “mù” ngồi, anh Khanh xuất thân võ bị Ðàlạt và cận nặng, nên anh em thêm chữ mù sau tên anh mà gọi cho vui. Máu tếu nổi lên anh Khanh hỏi: -Có bộ đồ tù rách mua không?… Một bất ngờ và ngỡ ngàng đến với chúng tôi, thay vì là câu chửi thề, hay chuyện gì đó như ném đá, để đáp lại câu nói của anh Khanh như chúng tôi nghĩ, thì lại là tiếng reo vui thật to: -Tầu chở tù về Nam bà con ơi… sau đó qua các khe hở của vách tầu… chuối, mía được nhét vào cho chúng tôi, thật tôi không tin những gì tôi thấy. Bấy giờ buổi sáng trời vừa nắng lên khoảng chín giờ sáng, đâu phải đêm đen đâu mà không thấy những gì đang diễn ra trước mắt mình. Từ khe hở ngay chỗ tôi, tôi cũng được một cái bánh mật, bánh còn ấm nóng, đây là bánh của người dân quê xứ Nghệ, làm từ bột trộn với đường mật, gói lá chuối xong đem hấp hay luộc, đường mật mà trong nam ta gọi là đường chảy hay đường thùng.
Ăn bánh mật hơi giống như ăn bánh ếch trong nam, không ngon bằng bánh ếch, vì nó không có nhân. Nhưng quí vị ạ, miếng bánh mà tôi đưa vào miệng , tôi ngậm nó mà nghe ngọt tận tâm can, tôi không muốn nuốt vì sợ mất, mất những gì đang đến với tôi trong suy nghĩ, trong cảm xúc. Tới đây chắc quí vị nghĩ là tôi càn rở ăn nói lung tung chăng, không đâu, cảm xúc đang trào dâng trong tôi, thật ngọt ngào và ấm áp lắm. Ngày nào cộng sản tuyên truyền, gọi chúng tôi là lính đánh thuê, chúng tôi là dã thú, ăn gan uống máu người. Ðưa chúng tôi ra Bắc, chúng thật an tâm, chúng tôi mà trốn trại ư?, tai mắt nhân dân, sẽ giúp chúng bắt chúng tôi lại dễ dàng, nhưng sau đó chúng biết chúng lầm, dưới ánh mặt trời làm sao chúng che đậy mãi cái gian manh của chúng.
Và hôm nay theo thời gian, đã xóa sạch những gì cộng sản bôi bẩn chúng tôi. Từ ngay trong lòng người dân, người dân của phần đất Xô Viết Nghệ Tỉnh, mà cộng sản cai trị giáo dục họ từ những năm đầu họ Hồ du nhập chủ thuyết cộng sản vào Việt nam. Nay chúng tôi đã có chỗ, chổ chúng tôi là trong lòng những người dân nghèo bán rong, người mua đồ cũ, họ chia sẻ cho chúng tôi những gì họ có, trong nhà ga này, nhà ga Vinh, quê ngoại tôi, mà hơn năm năm về trước, họ ném vào chúng tôi bằng những viên đá xanh, to bằng nắm tay, mà họ nhặt từ đường ray. Những gì cộng sản tuyên truyền, nhồi sọ người dân quê Ngoại tôi, hay nói chung là cả miền Bắc, nay đã bị cái thật đánh gục.
Chuyến xuôi nam này, quả đúng với câu niềm vui nối tiếp niềm vui, hôm nay người dân ga Vinh họ chuyền qua khe hở vách toa tàu, những lóng mía, những quả chuối lẻ, cùng bánh mật, những thứ này là vốn liếng của kẻ nghèo, mua bán hàng rong trong sân ga. Bằng chính rổ cơm của gia đình, họ đãi chúng tôi, những người tù miền nam, mà chính quyền cộng sản gọi là Ngụy. Nguyên do đâu sự việc này xảy đến?. Lý do gì mà tình cảm, của những người nghèo cùng khổ này, dành cho chúng tôi?. Chúng tôi chưa từng gặp họ, họ ở lại Bắc, chúng tôi xuôi Nam, bao giờ biết găp lại?, rổ hàng của họ ít ỏi lắm, mỗi người chỉ dăm quả chuối, dăm lọn mía, ít bánh mật. Cái gì đã thôi thúc, khiến họ cho đi?, phải là một cái gì đó mãnh liệt lắm. Gần sáu năm trong nhà tù cộng sản tại miền bắc, trong khoảng thời gian này tôi đã nhìn thấy quá nhiều biến đổi từ mọi phía, mọi lãnh vực, từ người dân đến cán binh, cán bộ cộng sản. Những sắt máu giáo điều không còn giá trị đối với mọi người, những son những phấn tô lục chuốc hồng, cho chế độ XHCN đã lã chã rơi, lộ nguyên trạng những gì bọn chúng cố dấu. Một câu nói trong Kinh Thánh: “Những gì của César hãy trả lại cho César” thật đúng cho cả hai bên, cho chúng tôi và cho cả cộng sản.
Bọn cán bộ áp tải đã trở lại, con tàu kéo còi từ từ chuyển bánh, qua khe hở tôi dõi nhìn, những người mua bán hàng rong trong sân ga, cho đến mãi khi không còn nhìn thấy cả họ lẫn nhà ga. Trời vào trưa nắng thật đẹp, mây có che thì chỉ một lúc nào thôi, sau đó trời vẫn lại rực rỡ như xưa….

VIỆT NHÂN


Những người góp tâm huyết cho ngày 30 tháng 4/1975

Nguyễn Thị Cỏ May (Danlambao) -  Ngày 30 tháng 4 là xương máu của cả 10 triêu nhân dân Việt Nam đã đổ trong suốt 30 năm dài. Trong thành quả đó, tưởng cũng đừng quên thành tích đóng góp không nhỏ của một bộ phận nhân dân có đời sống ưu đãi và nhất là họ không phải phơi mình trên lửa đạn. Đó là “thành phần thứ ba”. Có khi được gọi là “Lực lượng thứ ba”. Hay “Phản chiến” vì họ yêu hòa bình, kêu gọi hòa bình và chỉ kêu gọi phía Miền Nam ngưng chiến để có hòa bình tuy chiến tranh do Miền Bắc, với sự yểm trợ hùng hậu của cả khối cộng sản, đem vào Miền Nam. Những người thuộc “Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba” hay “Phản chiến” không phải ở Miền Bắc tới, mà họ là con em của Miền Nam, được Miền Nam nuôi dưỡng, cho ăn học, cả ra ngoại quốc du học,...

Sau gần nửa thế kỷ “thắng cuộc”, đất nước về một mối xã hội chủ nghĩa, những điều họ tranh đấu đòi hỏi ngay trước như dân chủ, tự do, xã hội công bằng, người không bóc lột người, no cơm ấm áo, không có bóng dáng ngoại bang,... thì ngày nay, những thứ đó đang phơi bày nhan nhản khắp nơi trên đất nước. Với mức độ trầm trọng hơn cả vạn lần. Nhưng những người yêu nước ấy giờ đây đang ở đâu? Không thấy họ tranh đấu cho những điều mà ngày trước họ đã đòi hỏi quyết liệt? 

Thành phần thứ ba 

“Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba” ra đời trong hoàn cảnh nào, không rõ ràng lắm.Theo ký giả Pomonti của nhật báo Le Monde, “Thành phần thứ ba” xuất hiên năm 1960 sau khi Nhóm Caravelle đưa ra bản Tuyên ngôn với 18 nhân sĩ ký tên đòi hỏi ông Diệm cải tổ đường lối cai trị, chấm dứt tình trạng độc tài gia đình trị. Sau đó thì xuất hiện phong trào quần chúng nổi lên chống chế độ Ngô Đình Diệm độc tài, kỳ thị tôn giáo. Nhưng theo ký giả Decornoy của Le Monde thì vào cuối năm 1969, có một phong trào quần chúng xuất hiện ở Sài Gòn chống chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, đòi hòa bình, đi theo chủ trương “Hòa giải dân tộc” của Tướng Dương Văn Minh. 

“Thành phần thứ ba” gồm một số Dân biểu như Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Lý Quí Chung, Dương Văn Ba, Ngô Công Đức; Sinh viên có Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Hũu Thái,...; trí thức có Bà Ngô Bá Thành,...; tu sĩ có Ni sư Huỳnh Liên,... Linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ,... 

Năm 1971, Sài Gòn tổ chức bầu cử Quốc hội. Nguyễn Hũu Thái được Mặt trận Giải phóng Miền Nam bí mật móc nối đề nghị ra tranh cử với lập trường “hòa bình đứng giữa” chuẩn bị cho thành phần thứ ba khi có Chính phủ 3 thành phần theo Hiệp định Paris tuy lúc đó Hội nghị Paris chưa kết thúc. 

“Thành phần thứ ba” trở thành một danh xưng chính thức từ lúc Hà Nội đưa ra tại hòa đàm Paris đề nghị thành lập một chính phủ liên hiệp gồm 3 thành phần. 

Nhưng nên hiểu thành phần thứ ba của Hà Nội đề cập không hàm ý có phong trào sinh viên, Dân biểu, trí thức, tu sĩ tranh đấu sôi nổi ở Sài Gòn đòi hòa bình. Hòa giải hòa hợp dân tộc vừa xuất hiện và hoạt động đó. 

Chính phủ VNCH trước sau vẫn cương quyết phủ nhận thành phần thứ ba. Năm 1972, Hà Nội chính thức lên tiếng bênh vực phong trào này. 

Chẳng những phủ nhận “Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba”, chính phủ Sài Gòn cũng từ chối có một chính phủ liên hiệp 3 thành phần như phía việt cộng đòi hỏi. Tuy nhiên, khi “Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình” ký kết tháng giêng 1973 thì có điều 12 qui định thành lập một “Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm 3 thành phần ngang nhau”. 

Hà Nội coi trọng thành phần thứ ba như là một yếu tố giúp họ thắng lợi bằng chính trị: “Việc thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc ở miền Nam là chìa khóa dẫn đến hòa bình, và lực lượng thứ ba là một thành phần không thể thiếu được của giải pháp này...” (Phạm Văn Đồng trả lời nhà báo pháp Jean Lacouture, Etudes vietnamiennes, Paris). 

Để làm áp lực ở hòa đàm Paris, Hà Nội cho thành lập Chính phủ cách mạng Lâm thời. Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình của Chính phủ Cách mạng Lâm thời đưa ra đề nghị “8 điểm” có đề cập thành lập một chính phủ liên hiệp lâm thời gồm 3 thành phần: những người của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời, những người yêu chuộng hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ trong chính quyền Sài Gòn, và những nhân vật của các lực lượng chính trị và tôn giáo, trong hay ngoài nước, có lập trường ủng hộ hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ phản ánh các khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam về hòa bình, độc lập, trung lập, dân chủ, và hòa giải, hòa hợp dân tộc. 

Tiếp theo, vào cuối 1973, rầm rộ xuất hiện ở Sài Gòn những phong trào đều do Hà Nội thổi lên như: 

- Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống (Bà Ngô Bá Thành sáng lập). 

- Phong trào Thi hành Hiệp Định Paris. 

- Mặt trận Nhân dân Cứu đói (Tổ chức lớn nhất ở miền Nam với sự tham gia của các nhóm Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo và Cao Đài. Linh mục Phan Khắc Từ là một trong 3 phó chủ tịch.) 

- Mặt trận các Tôn giáo vì Hòa bình, Hòa hợp, và Hòa giải (Dương Văn Minh sáng lập). 

- Lực lượng Hòa hợp Hòa giải Dân tộc (Một tổ chức Phật giáo do Vũ Văn Mẫu lãnh đạo). 

- Tổ chức Nhân dân đòi Thi hành Hiệp định Paris (Ngô Bá Thành sáng lập). 

- Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất Bản (Dân biểu Nguyễn Văn Binh, anh vợ Ngô Công Đức đứng đầu). 

- Ủy ban đòi trả tự do cho tù Chính trị của Lực lượng thứ ba. 

- Ủy ban bảo vệ quyền lợi người lao động (Linh mục Phan Khắc Từ lãnh đạo). 

- Nhóm các Nhà Lập Pháp Tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Hòa bình. 

Nhưng hiện tượng quần chúng này chỉ là những đòi hỏi giai đoạn của người cộng sản để chờ đợi đạt trọn vẹn mục tiêu cuối cùng. Đó là ngày 30 tháng 4/1975. 

Giải phóng và thống nhất dân tộc 

Sáng ngày 1 tháng 5/1975, tại Sài Gòn có cuộc diễn binh lớn do Hà Nội tổ chức để ăn mừng Đại thắng mùa xuân. Bộ trưởng Tư pháp Trương Như Tảng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời ngồi trên khán đài danh dự coi diễn binh, chờ hoài không thấy Đoàn Quân giải phóng đi qua, bèn nghiêng qua hỏi một sĩ quan Quân đội nhân dân. Vị sĩ quan này trả lời rất vui vẻ “Ủa anh không biết sao? Quân đội ta đã thống nhất tối hôm qua rồi kia mà!” (Trương Nhu Tảng kể lại lúc tỵ nạn ở Paris). 

Qua ngày 2 tháng 5/1975, chính quyền mới ra lệnh giải tán tất cả các tổ chức chính trị, xã hội, Văn hóa, tôn giáo,… được thành lập dưới chế độ cũ. Còn các tổ chức mới thành lập để chống Mỹ Ngụy cứu nước đều bị hoặc tự giải tán, hoặc sáp nhập vào các tổ chức chính thức của Hà Nội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ Giải phóng, cả Chính phủ cách mạng Lâm thời, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, các cơ sở vật chất ở hải ngoại,…đều không còn vết tích! 

Điều đáng ngạc nhiên là việc giải tán không có một lời phản đối hay than phiền nào của những người trong các tổ chức đó hết cả, mặc dầu họ đã từng can trường đương đầu với chế độ cũ, không hề sợ sệt dùi cui, hơi cay, tù đày. 

Với một não trạng như vậy thì ngày nay, trước đất nước bị đảng cộng sản ác ôn cai trị, đảng viên tùy theo địa vị, chia nhau cướp đất bán, cướp của dân làm giàu, khủng bố những người lương thiện yêu nước, đem sáp nhập đất nước vào với nước Tàu để giữ đảng, giữ quyền, những người đó đều im lặng là phải! Hay họ đã chết hết rồi tuy có người chưa kịp chôn? 

Không thể có “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản 

Khi nói “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản không có gì khác hơn là nói “Hòa giải và Hòa hợp” với Thiện và Ác. Hoặc nói “tư tưởng Dân chủ Tự do Nhân quyền” có thể hòa giải và hòa hợp với “Chủ nghĩa lý luận không có con người và chủ nghĩa vô nhân bản” (Trần Đức Thảo nói chuyện ở Paris trước khi chết) được không? 

Mà cộng sản ở Việt Nam không ai khác hơn là Hồ Chí Minh, người từng tuyên bố luôn tin tưởng tuyệt đối ở bác Xít và bác Mao là hai người không thể sai lầm nên đã học tập nhuần nhuyễn tư tưởng của Mao. Xin trích vài nét nổi bật trong tư tưởng chính trị của Mao : 

“Làm chính trị như làm chiến tranh. Không thể có xây dựng nếu không có phá bỏ, hủy diệt. 

Tần Thỷ Hoàng không có gì ghê gớm cho lắm vì hắn chỉ chôn sống có 460 nho sĩ. Chúng ta sẽ chôn sống ít lắm cũng phải 46 000 trí thức tiểu tư sản. 

Phải thực hiện vườn không, nhà trống triệt để về vật chất và tinh thần. Mỗi người phải như một tờ giấy trắng, không được quyền sở hữu tài sản, nhà đất, và không được có kiến thức, tri thức.Tất cả phải thành “không”, sạch bách! Những người dân như vậy mới thông minh” (M.H.Bernard, Mao Tsé-toung , 1893-1976 , VOIX , Paris 2003). 

Mao chủ trương chính trị độc tài tuyệt đối như vậy để duy trì chế độ lâu dài. Bởi Lê-nin dạy rõ “Một chế độ sẵn sàng thực thi khủng bố vô giới hạn thì không thể nào bị lật đổ (Simon LEYS , Essais sur la Chine , Robert Laffont , Paris 1998, trg 4.) 

Phải có Dân chủ mới hòa giải và hòa hợp được 

Cho tới nay, Hà Nội chỉ kêu gọi mọi người về dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nên họ nói rỏ là “Hoà hợp, Hòa giải dân tộc”. Họ chưa bao giờ nói “Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”. 

Về lịch sử, Văn hóa, những kiến trúc cổ ở Sài Gòn bị phá để bán địa điểm cho doanh nhân ngoại quốc xây cơ sở mới. Hà Nội không cần thấy người dân Sài gòn thương tiếc đó là một phần ký ức đời sống của họ bị Hà Nội thêm một lần nữa cướp mất. Họ không thể thấy đó là chương trình phát triển đô thị. Không chỉ riêng với Miền Nam, mà với cả Miền Bắc, người cộng sản cũng chủ trương che dấu hoặc thay đổi sự thật lịch sử. Những trận đánh Gạc Ma, chiến tranh biên giới hoàn toàn không có trong sách giáo khoa ngày nay. Thậm chí những đồng đội của nạn nhân làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ hi sinh vì lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc, cũng bị công an đàn áp, bắt bớ. Chỉ để làm hài lòng quân tàu cướp nước. Nên những người trẻ ngày nay chỉ còn tìm kiếm qua thông tin trên mạng về những sự kiện đó, để họ cùng nhau trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về sự thật và lịch sử dân tộc. 

Không thừa nhận lịch sử thì làm sao hòa giải và hòa hợp dân tộc được? 

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, trả lời đài BBC, cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến hoà giải hoà hợp dân tộc, đó là thừa nhận lịch sử, như thẳng thắng thừa nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hoà: “Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp. Các nhà nghiên cứu, làm sử đặt ra vấn đề là phải thừa nhận Việt Nam Cộng hoà là một thực thể. Trong giai đoạn đó có một thực thể, trong đó có vấn đề đối nội đối ngoại, có những điểm tốt, không tốt, lịch sử phải khách quan. Ví dụ như trong vấn đề Hoàng Sa, phải chấp nhận là Việt Nam Cộng hoà đã có trách nhiệm, và Hoa Kỳ cũng đã có phản ứng. Mà khi có phản ứng tức là Trung Quốc đã xâm lược. Đó là một điều phải khẳng định”. 

Nên thấy bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, thì mới có thể hoài giải và hoà hợp được. 

Một hiện tượng việt kiều yêu nước ở Paris 

Ông Nguyễn Ngọc Giao học Chu Văn An, đậu tú Tài hạng Ưu, và gia đình có quan hệ quan trọng với chính phủ VNCH, được học bổng du học ở Pháp, ở lại Pháp luôn, dạy toán ở Đại học Paris 7 và theo Việt kiều yêu nước. Với Thông hành VNCH có hiệu lực dài hạn, ông hoạt động chết bỏ phục vụ Hà Nội vì ông nhận thấy “thực chất các chế độ VNCH” và “tính chất chiến tranh giành độc lập, thống nhất” của cuộc chiến từ 1946-1975 là những “sự thật khách quan, phủ nhận nó không phải thuộc về lý trí, mà nằm trong lãnh vực tâm lý, tâm thần”. Phải chăng ý của ông muốn nới chỉ có những người điên hay ba trợn mới nhìn nhận những điều đó? 

Một trí thức lớn như Ông Nguyễn Ngọc Giao, suốt 50 năm dài giữ tình yêu và cả tinh thần ngoan ngoản với đảng như giữ chính con ngươi của mình, thế mà khi nhà có tang, ông xin về Việt Nam dự tang lễ lại bị từ chối. Ông đưa ra cả thư của Võ Văn Kiệt trước đó mời ông về Việt Nam, cũng bị từ chối. Lý do? Phải chăng chỉ vì tháng 1 năm 1990, ông ký chung với 34 nhà trí thức việt kiều khác bức Tâm Thư đưa ra 3 điều thỉnh nguyện: 

- Thực sự tách rời các định chế của Nhà nước ra khỏi bộ máy đảng để cho Nhà nước thu hồi trọn vẹn những quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của mình, và để cho không một ai cũng như không một tổ chức nào có thể đứng trên và chi phối Nhà nước. 

- Thiết lập một nền dân chủ đa nguyên, thật sự nảo đảm an toàn cá nhân và các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, lập đảng. .. 

- Ngay trước mắt, mở ra cuộc đối thoại thành tâm với toàn xã hội, để toàn dân bàn định một cương lĩnh hành động và đề ra những biện pháp cấp bách đặt nền tảng cho một chế độ thật sự lấy dân làm gốc. 

Hay vì quan hệ gia đình của ông với Chính phủ Đệ I VNCH? 

Nhưng nay, ông nhận định tiếp cuộc chiến mà Hà Nội nói là “giải phóng, giành độc lập, thống nhất dân tộc” còn có 1 chiều kích khác nữa, “chiều kích nội chiến”, không muốn nói thêm 1 chiều kích thứ ba là “chiều kích chiến tranh ủy nhiệm” trong bối cảnh chiến tranh lạnh 1947-1991. 

Nói về tính chất nội chiến của cuộc chiến, ông khẳng định nó “phát sinh từ chính sách mao-ít của đảng cộng sản Việt Nam từ 1950, đặc biệt từ cuộc Cải cách ruộng đất 1953-1956, loại trừ các thành phần trung phú nông, tiểu tư sản, trí thức,... ra khỏi hàng ngũ nhân dân”. 

Theo ông, ngày nào, những người thiện chí ở mọi bên không nhìn thấy rõ và trọn vẹn cuộc chiến thì đối thoại, hòa hợp, hòa giải đều trở thành ảo vọng. 

Ngày nay, sau “50 năm mắc dịch”- 50 năm làm thông dịch cho Hà Nội - một thành tích ông kể lại với nhiều vuốt ve, nâng niu, lần đầu tiên ông nhìn thẳng chế độ Hà Nội là “kỳ thị, độc tài, tham nhũng, bất lực”. Nhưng vẫn chưa thấy ở ông có một sáng suốt hơn cái thông minh xuất sắc về toán học của ông để khả dĩ đề xuất một thái độ tích cực hơn là chỉ tỏ ra tiếc cho những người lãnh đạo cộng sản quên hết lịch sử của chính mình! (50 năm mắc dịch, Diễn Đàn, Paris, 21-03-2018) 



Những giờ cuối cùng trước "giải phóng miền Nam" 30/4/1975

Dân trí Những hình ảnh đã cho thấy các diễn biến dồn dập trong những giờ cuối cùng trước khi miền Nam được giải phóng vào ngày 30/4/1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam. 
>>Góc nhìn báo giới nước ngoài về Chiến thắng 30/4/1975 
>>Sài Gòn ngày 30/4 qua hồi ức sống động của nhà báo Anh

 Sát thời điểm 30/4/1975, nhận thấy nguy cơ chính quyền Sài Gòn sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, những người Mỹ cuối cùng và một số người dân miền Nam đã tìm cách di tản.

Sát thời điểm 30/4/1975, nhận thấy nguy cơ chính quyền Sài Gòn sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, những người Mỹ cuối cùng và một số người dân miền Nam đã tìm cách di tản.

 Thời điểm đó, khoảng 100 trực thăng của quân đội Mỹ đã sơ tán khoảng 7.000 người khỏi Sài Gòn trong vòng 24 giờ đồng hồ. Trong ảnh: Ngày 28/4/1975, Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford, Ngoại trưởng Henry Kissinger và Phó Tổng thống Nelson Rockefeller đã họp bàn về chiến dịch sơ tán khỏi Sài Gòn. Chiến dịch “Gió lốc” (Operation Frequent Wind) có thể coi là chiến dịch sơ tán bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử.

Thời điểm đó, khoảng 100 trực thăng của quân đội Mỹ đã sơ tán khoảng 7.000 người khỏi Sài Gòn trong vòng 24 giờ đồng hồ. Trong ảnh: Ngày 28/4/1975, Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford, Ngoại trưởng Henry Kissinger và Phó Tổng thống Nelson Rockefeller đã họp bàn về chiến dịch sơ tán khỏi Sài Gòn. Chiến dịch “Gió lốc” (Operation Frequent Wind) có thể coi là chiến dịch sơ tán bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử.

 Hàng dài người chen chúc lên một chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên một nóc nhà ở Sài Gòn ngày 29/4/1975.

Hàng dài người chen chúc lên một chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên một nóc nhà ở Sài Gòn ngày 29/4/1975.

 Các công dân Mỹ cuối cùng, trong đó có các phóng viên báo chí, được nhìn thấy vội vã di tản khỏi Sài Gòn một buổi trưa những ngày giáp 30/4.

Các công dân Mỹ cuối cùng, trong đó có các phóng viên báo chí, được nhìn thấy vội vã di tản khỏi Sài Gòn một buổi trưa những ngày giáp 30/4.

 Khung cảnh hỗn loạn bên ngoài tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn khi nhiều người tìm cách vượt qua bức tường cao khoảng 4m với hy vọng được lên những chuyến trực thăng cuối cùng chở lính Mỹ đào thoát.

Khung cảnh hỗn loạn bên ngoài tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn khi nhiều người tìm cách vượt qua bức tường cao khoảng 4m với hy vọng được lên những chuyến trực thăng cuối cùng chở lính Mỹ đào thoát.

 Cảnh tượng bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.

Cảnh tượng bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.

 Các quân nhân Mỹ trên tàu USS Blue Ridge ra sức đẩy một trực thăng trên tàu xuống biển để lấy chỗ cho các chuyến bay sơ tán khác đáp xuống.

Các quân nhân Mỹ trên tàu USS Blue Ridge ra sức đẩy một trực thăng trên tàu xuống biển để lấy chỗ cho các chuyến bay sơ tán khác đáp xuống.

 Vào 10h24 ngày 30/4/1975, Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Vào 10h24 ngày 30/4/1975, Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

 Trưa ngày 30/4, các xe tăng của quân đội miền Bắc Việt Nam và lực lượng vũ trang của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến vào Dinh Độc Lập, húc đổ cánh cổng tòa nhà. Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Miền Nam đã chính thức được giải phóng và đất nước thống nhất vào ngày 30/4/1975.

Trưa ngày 30/4, các xe tăng của quân đội miền Bắc Việt Nam và lực lượng vũ trang của Quân "giải phóng miền Nam Việt Nam" đã tiến vào Dinh Độc Lập, húc đổ cánh cổng tòa nhà. Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Miền Nam đã chính thức được giải phóng và đất nước thống nhất vào ngày 30/4/1975.

 Binh lính của chính quyền Sài Gòn bị áp giải sau khi chính quyền sụp đổ.

Binh lính của chính quyền Sài Gòn bị áp giải sau khi chính quyền sụp đổ.

 Vũ khí của các binh lính chính quyền Sài Gòn bị tịch thu.

Vũ khí của các binh lính chính quyền Sài Gòn bị tịch thu.

Minh Phương

Ảnh: CBS, Time, AP


Quân "giải phóng" từ các hướng ồ ạt tiến vào nội đô Sài Gòn. Trưa 30/4/1975 xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, 

Quân ủy trung ương theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975.
Quân ủy trung ương theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975.

Bộ đội pháo binh trước giờ xuất kích.
Bộ đội pháo binh trước giờ xuất kích.

Trung đoàn 201 hành quân qua vùng Đồng Tháp Mười.
Trung đoàn 201 hành quân qua vùng Đồng Tháp Mười.

Nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn.
VC bắt nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn.

Đánh chiếm cầu Thị Nghè sáng 30/4/1975.
Đánh chiếm cầu Thị Nghè sáng 30/4/1975.

Các phân đội Z23, Z22 lữ đoàn 316 và tiểu đoàn 81 (trung đoàn đặc công cơ giới) chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc, đồng chí Nguyễn Đức Thọ là người nổ phát súng B40 đầu tiên khai màn tấn công.
Các phân đội Z23, Z22 lữ đoàn 316 và tiểu đoàn 81 (trung đoàn đặc công cơ giới) chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc, đồng chí Nguyễn Đức Thọ là người nổ phát súng B40 đầu tiên khai màn tấn công.

Đêm 29/4, ở cánh Tây Nam, Sư đoàn 9 đảm nhận mũi tấn công chủ yếu của đoàn 232 cùng với hai tiểu đoàn xe tăng sau khi vượt qua các chướng ngại đồng lầy, sông nước tại Long An, nhận nhiệm vụ tấn công khu viễn thông Phú Lâm.
Đêm 29/4, ở cánh Tây Nam, Sư đoàn 9 đảm nhận mũi tấn công chủ yếu của đoàn 232 cùng với hai tiểu đoàn xe tăng sau khi vượt qua các chướng ngại đồng lầy, sông nước tại Long An, nhận nhiệm vụ tấn công khu viễn thông Phú Lâm.

Từ hướng Bắc, quân đoàn 1 theo đường 1 tiến vào Sài Gòn. Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thuỷ, bộ và đường không nên quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác.Từ hướng Bắc, quân đoàn 1 theo đường 1 tiến vào Sài Gòn. Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thuỷ, bộ và đường không nên quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác.

5h30 sáng 30/4, Sư đoàn 10 và hai đại đội xe tăng của Trung đoàn thiết giáp 273 tấn công sân bay Tân Sơn Nhất.
5h30 sáng 30/4, Sư đoàn 10 và hai đại đội xe tăng của Trung đoàn thiết giáp 273 tấn công sân bay Tân Sơn Nhất.

Đánh chiếm Bộ tổng tham mưu.
Đánh chiếm Bộ tổng tham mưu.

Đánh chiếm Bộ tổng tham mưu.2Chiếm trụ sở Biệt khu thủ đô Sài Gòn.
Chiếm trụ sở Biệt khu thủ đô Sài Gòn.

Đoàn xe tăng lao qua cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30/4. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình đem treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30.
Đoàn xe tăng lao qua cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30/4. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình đem treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30.

Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975.
Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975.

Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ra trước đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ra trước đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Người dân tổ chức diễn hành trong ngày thống nhất.
VC bắt dân diễn hành trong ngày chiễm o­ng miền Nam

Quốc Hận 30-4-1975

Là người có lương tri yêu chuộng hòa bình tự do trên toàn thế giới, không ai có thể phủ nhận, ngày 30-4-75, ngày Saigon sụp đổ, ngày Quốc Gia VNCH bất hạnh cáo chung, cũng là ngày đau buồn bi thảm nhất của dân tộc VN.
Thật vậy, một chính thể Quốc Gia, hợp pháp, hợp hiến ở miền Nam VN, là tiền đồn chống Cộng vững chắc ở Đông Nam Á, với một quân đội hùng mạnh bách chiến bách thắng, đứng hàng thứ 3 ở Đông Nam Á, có trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ,.từ gianh giới phân chia sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu, nhằm mưu cầu đem lại một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc cho toàn dân miền nam Việt Nam.và quyền con người luôn được bảo đảm.

blank
Quốc Hận 30-4.

Nhất là cuộc chiến chống Cộng đang trên đà chiến thắng thì bị ngay chính Đồng Minh phản bội vì quyền lợi của họ nên Quân đội VNCH đành phải bó tay, giã từ vũ khí, để Cộng Sản Việt Nam với sự tiếp viện lớn lao của khối Cộng Sản Quốc tế, đặc biệt Nga, Tầu, đã cố tình đem quân xâm lựợc và cưỡng chiếm.hoàn toàn miền Nam Việt Nam, xé bỏ hiệp định Paris 73 mà chúng đã ký kết.

Đặc biệt, Saìgòn đã không xẩy ra một cuộc tắm máu theo như nhận định của 1 số báo chí ngoại quốc khi họ so sánh với biến cố Tết Mậu Thân 1968. Ở Huế, Cộng Sản chỉ mới tạm chiếm một thời gian ngắn ngủi, gần 1 tháng, sau đó chúng đã phải vội vã tháo chạy trước sự phản công mãnh liệt của Ql/VNCH và Quân đội Đồng Minh Hoa Kỳ, nhưng CS đã để lại bao nỗi kinh hoàng và khủng khiếp cho nhân dân Huế với khoảng 10 ngàn dân Huế bị tàn sát, vùi nông ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông, đáy suối, thu gom lai thành những mồ chôn tập thể ở rải rác khắp mọi nơi,. Đây có thể nói là một đại tang cho nhân dân Huế nói riêng và một cái tang chung cho dân tộc VN, khiến Nhà Văn Nhã Ca, là nhân chứng đi tìm sự thật, qua ngòi bút đanh thép đã diền trình đầy đủ chi tiết và mạch lạc những có biến cố đau thương, bi thảm mà nhân dân Huế bất hạnh đã phải gánh chịu trong cuốn hối ký mang tính lịch sử:” Giải khăn sô cho Huế”.

blank
Hình ảnh đau thương Tết Mậu Thân.

Sau khi Saìgòn sụp đổ, Cộng Sản đã không để tái diễn thảm cảnh như Tết Mậu Thân Huế, nhưng chúng lại thi hành sách lược trả thù thâm hiểm và khoa học hơn bằng cách giam cầm lâu dài không bản án những Quân, Cán, Chính VNCH trong các lao tù Công Sản với tên gọi mỹ miều “ trại cải tạo” nằm tận sâu nơi rừng thiêng nước độc, bắt lao động khổ sai, ăn uống thiếu thốn khiến cơ thể bản thân người tùbị suy dinh dưỡng từ từ mà tử vong.

Ngoài ra, Cộng Sản còn bần cùng hóa nhân dân miền Nam Việt Nam qua chính sách đổi tiền liên tục, dụ dỗ, ép buộc cho đến cưỡng bách nhân dân thành thị phải đi vùng kinh tế mới, dưới hình thức đem con bỏ chợ, để chúng có cơ hội cướp nha, cướp của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Vì không chịu nổi dưới ách thống trị vô cùng tàn bạo của Cộng Sản nên đã có trên 1 triệu người Việt cam tâm bỏ xứ ra đi tìm sự sống trong sự chết bằng đường bộ hoặc đường biển trên những con thuyền bé nhỏ lênh đênh giữa lòng Đại Dương, miễn sao dến được bến bờ tự do với bất cứ gíá nào.

Một cuộc trốn chạy bằng chân vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại đánh động lương tâm những người có lương tri trên toàn thế giới nên đã khai sinh ra danh từ thuyền nhân (boat people).

Do đó ngày trọng đại 30-4- 1975 không có một danh từ và tên gọi chính xác nào khác ngoài danh xưng: “Ngày Quốc Hận”, ngày ly tán, ngày tang thương của dân tộc VN.

Bây giờ Lịch Sử đã sang trang, những bí mật cuộc chiến VN đã được công khai hóa trước công luận và thời đại tin học đã minh xác để thấy được rằng cuộc chiến Quốc Cộng đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa.Hãy trả lại uy tín và danh dự cho Quân Lực VNCH đã bị bọn phản chiến Mỹ và thế giới nhục mạ, bôi bác và nói sai sự thật.

Viet Bui_le tuong niem quoc han 03Viet Bui_le tuong niem quoc han 04Viet Bui_le tuong niem quoc han 05
blank
Những hình ảnh di tản bi thảm và đau thương nhất trong ngày 30-4-1975.

Hơn nữa kế thừa truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt và hào hùng của tiền nhân và trong lịch sử nhân loại, chưa có một quân đội nào dù bị bức tử trong cuộc chiến, đã không tham sống sợ chết mà đa số từ cấp tướng lãnh, sĩ quan và binh sĩ đã tuẫn tiết, hy sinh oanh liệt để bảo toàn khí tiết như Quân Lưc VNCH, thật đúng với phương châm cao cả của Quân đội hằng tâm niệm: “ Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.

Đây cũng là một bài học bằng xương máu và nước mắt của một dân tộc vì:” quyền lợi của các cường quốc nằm trên vận mệnh của các nước nhược tiểu”.

Những ai còn mơ hồ về chủ nghĩa Cộng Sản, mơ thiên đàng mù không tưởng của Cộng Sản, chưa hiểu Cộng Sản, còn bao che, nói tốt, làm lợi cho Cộng Sản, chưa sống và ở tù dưới chế độ Cộng Sản, thì hãy về VN sống chung với Cộng Sản một thời gian lâu dài thì mới thấm thía chứ chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ hay sao?

Quốc hận thứ 42 năm nay, người Việt tỵ nạn CS đinh cư ở Mỹ và các quốc gia tự do trên thế giới đã long trong tổ chức lễ tưởng niệm ngày 30-4 như thông lệ hàng năm không những để cầu nguyện vàkính cẩn dâng lên nén hương lòng cho những người Việt Quốc Gia đã bất hạnh nằm xuống trong lòng đất Mẹ trước và sau 30-4-1975.mà còn nhắc nhở cho thế hệ kế tiếp phải có bổn phận và trách nhiệm nhận lãnh trọng trách tiếp tục con đường đấu tranh cho một VN tự do không Cộng Sản của thế hệ cha ông còn đang đấy tranh dang dở sớm đạt thành ước nguyện, nếu họ không may nhắm mắt lìa đời theo mệnh số, hầu đưa đất nước VN phát triển cường thịnh và giầu mạnh ngang hàng với các nước tư do tiên tiến trên thế giới đồng thời mang lại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân tộc đang mong đợi tư lâu..

Do đó ngày 30-4 là ngày lich sử quan trong, ngày Quốc Gia VNCH bị Cộng Sản vô thần cưỡng chiếm, ngày ly tán, ngày tang thương của dân tộc,ngày nhân dân Việt Nam phải sống tủi nhục dưới ách thống trị tàn bạo của Cộng Sản, một chế độ quan liêu, cửa quyền còn độc tài hơn cả chế độ thực dân, phong kiến.

Những ai dù vô tình hay cố ý, manh nha có ý định nhằm thay đổi, xóa bỏ hoặc thực hiện những hành vi sai trái, không trong sáng dưới bất cứ hình thức nào hầu làm giảm gía trị ý nghĩa ngày 30-4, ngày bi thảm của đất nước mang tính lịch sử, đều đắc tội với dân tộc, đáng bị công luận phê phán.

Viết nhân ngày Quốc Hận



"44 năm và bọn phản động lưu vong..."



Nguyên Thạch (Danlambao) - Thời gian qua, lượng tiền đô khổng lồ trên đã đổ về VN và guồng máy cai trị hiện hành cũng đã nhờ vào số tiền ấy mà tồn tại cho đến ngày hôm nay. Thế mà Tưởng thú Nguyễn Xuân Phúc, TT nước CHXHCNVN trong một video clip thu lại cuộc gặp mặt của ông với một số người Việt (được chọn lọc) ở trung tâm thương mại Sapa do người Việt làm chủ tại Praha, thủ đô của cộng hòa Séc trong 2 ngày 16-8.04.2019 được phổ biến trên YouTube đã ngông nghênh rằng: "Bọn phản động lưu vong người Việt rã rời chân tay luôn..."

*

"Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. Miệng không vành méo mó tứ tung" Ca dao VN.

Câu ca dao tục ngữ trên, nếu đem mà áp dụng cho lũ VẸM, tức đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thì quả là không sai một tí nào. 

Ngày xưa, sau biến cố Tháng Tư Đen, hay còn gọi là ngày Mất Nước, hoặc là ngày "Miền Nam bị phỏng..." gì gì đó. Cựu Tưởng thú Phạm Văn Đồng đã gọi hàng triệu người bỏ thiên đường cộng sản chạy lấy người là: Đĩ đếm, chây lười, phản quốc... Sau một thập niên (1975-1985) thực hiện kinh tế Hợp tác xã, mà theo sách lược của nền kinh tế CNXH, tức kinh tế tập trung, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, nền kinh tế cả nước, cả Bắc lẫn Nam đều thảm bại khiến cả nước phải ăn chung một món "canh toàn quốc" và cả nước muốn thắt cổ tập thể, mà cái chết là con đường duy nhất để giải thoát kiếp nạn tận cùng bằng số này và hy vọng ở một những kiếp lai sinh nào đó.

Sau 10 năm ở địa ngục trần gian ấy, đến thời cởi trói mà tay nửa vời Nguyễn Văn Linh đã tuyến bố "Đổi mới hay là chết". Con tắc kè cộng sản đã đổi màu theo chiều hướng ăn nên làm ra của đám "đĩ điếm, chay lười và phản quốc" định cư nơi các quốc gia tiên tiến giàu có, tiên tiến như Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Thụy Điển... cho phù hợp với mùi thơm của đồng đô la, bọn VẸM đã đổi khẩu hiệu rất kêu rằng "Khúc ruột xa ngàn dặm" hoặc "Kiều bào yêu Tổ Quốc", là một thành phần không thể thiếu trong bộ phận dân tộc và quê hương. Những lời ru êm ái như "đồng lúa chiều rì rào", như "an nhân của chế độ", và như thế không ít người Việt ở hải ngoại sướng tê cả người rồi rêm mé đìu hiu...

Hàng năm tiền tỉ đô la cứ tràn vào cố quốc như nước lụt, không tính toán, không suy nghĩ... và dĩ nhiên là không đòi tiền lời lẫn cả tiền vốn hoàn lại. Ý là nguồn sữa (bò) bất tận, 12.000.000.000.00 (mười hai tỉ USD) trung bình mỗi năm mà người Việt ở nước ngoài chu cấp cho Việt Nam, số tiến ấy có "nhỏ" không thưa quí vị? Để có được một sự mường tượng với những con số ấn tượng thì chúng ta hãy đơn cử một vài thí dụ:

- Việt Nam đã từng là một quốc gia xuất cảng gạo đứng nhất nhì Á Châu, mà trung bình mỗi năm trị giá xuất khẩu chỉ khoảng 3 tỉ USD. Trong tổng số giá trị này, phải trừ khấu giống, phân, thuốc trừ sau rầy và công lao động thì mức lời sau khi chiết khấu tất cả chỉ còn lãi trên dưới 10%, tức khoảng 300 triệu USD. Hãy so sánh con số 10.000.000.000.00 với con số 300.000.000.00 (10 ngàn triệu USD với 300 triệu USD).

- 30-4-1975 đến 30-4-2019 là 44 năm, trừ đi 24 năm đầu vì số tiền gởi về VN không lớn, mà chỉ tính trong vòng 20 năm về sau, tức chỉ tính từ năm 2000 cho đến nay thì mỗi năm người lượng kiều hối đổ về VN trung bình là 10 tỉ USD. 20 năm là 200 tỉ USD (200.000.000.000.00). Nếu trị giá bình quân 1 căn nhà ở thôn quê các tỉnh, cũng như ở thành là 20.000 USD thì trong 20 năm này, lượng tiền 200 tỉ USD đã mua hoặc xây được 10 triệu căn nhà cấp 4 hay các cấp cao hơn. 10 triệu căn, gần tương đương với 1/2 số lượng nhà ở VN.

Thời gian quan, lượng tiền đô khổng lồ trên đã đổ về VN và guồng máy cai trị hiện hành cũng đã nhờ vào số tiền ấy mà tồn tại cho đến ngày hôm nay. Thế mà Tưởng thú Nguyễn Xuân Phúc, TT nước CHXHCNVN trong một video clip thu lại cuộc gặp mặt của ông với một số người Việt (được chọn lọc) ở trung tâm thương mại Sapa do người Việt làm chủ tại Praha, thủ đô của cộng hòa Séc trong 2 ngày 16-8.04.2019 được phổ biến trên YouTube đã ngông nghênh rằng: "Bọn phản động lưu vong người Việt rã rời chân tay luôn..."


Từ "Đĩ điếm, chây lười, phản quốc..." đã bỗng chốc trở thành "Khúc ruột thân yêu xa ngàn dặm" rất nhanh, và cũng từ khúc ruột ngàn dặm thì đùng một cái nay hóa thành "Bọn phản động lưu vong", thế mới biết tình đời đổi thay còn nhanh hơn chong chóng. Người Việt ở nước ngoài (phản động lưu vong) đã thấy qua nếp suy nghĩ của các chóp bu CSVN?.

Ngày đi, đảng gọi “Việt gian” 
Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều” 
Lúc đi, phản động trăm chiều. 
Đi rồi, thành khúc ruột yêu ngàn trùng. Ca dao thời sản

Hò ơ...

Ngàn trùng khúc ruột lưu vong
Giúp bao tiền tỉ, uổng công "Việt kiều" 

Hò...

Chớ cày hai ba việc cho nhiều
Bỏ công nuôi VẸM, tiêu điều thân em.

Nén nhang cho Ngày Quốc Hận Tháng Tư Đen, tiếng hò Nguyên Thạch sao mà nghe nhức nhối...



Ngày Quốc Hận, 30-4-1975

Bảo Giang (Danlambao) - Viết về một ngày như ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày như Hồng Thủy đổ ập xuống làm rúng động cả giang sơn, làm thay đổi toàn diện cuộc sống của từng người Việt Nam, quả là không dễ dàng. Bởi vì, nó có rất nhiều điều phải nhắc đến. Người nhắc đến trong dòng nước mắt. Kẻ tô son trong nụ cười? Người viết đến những nỗi bất hạnh, kẻ mê mải viết như niềm vui? Người viết đến những vệt máu loang đọng lại trên đường, vấy lên tường hay chảy bên sông. Kẻ chạy tin “đại thắng” của thằng mù. Rồi người khác nhắc đến những thân xác người già em bé nằm chết cong queo trên đường chạy loạn? Viết đến những cái xác vô thừa nhận bên bờ lau bụi cò? Viết đến nắm xương tàn không tên tuổi trên đồng hoang, trong rừng sâu, nơi góc núi? Hay viết đến một ngày thác đổ, ngày chấm dứt chiến tranh. Ngày gọi là hòa bình, nhưng không có đoàn viên, không có hạnh phúc…!

Tôi bắt đầu đếm ngày 30-4-1975 bằng những giọt nước mắt vào sáng ngày 01-5-1975 khi mặt trời vừa lên. Tại sao tôi lại khóc? Thật lòng, cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không hiểu được tại sao tôi khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Hỏi xem, có phải vì tiềm thức đã báo cho tôi biết trước là một cuộc đổi đời sẽ bắt đầu với bản thân tôi cũng như với từng người Việt Nam khi chúng ta mất màu cờ Tự Do? Hay tại vì nó được khởi đầu bằng những lời lẽ tanh tao, lợm giọng, sắt máu của lớp vô văn hóa mới đến đang phát ra từ cái loa ở đầu xóm? Hay tôi bật khóc vì người Việt Nam đã bị cướp mất bầu trời của hạnh phúc với giấc mơ Hòa Bình trong Tự Do mà họ từng chiến đấu và ấp ủ? Hoặc khóc vì hàng cờ đổ, khóc vì lớp mũ đỏ áo hoa dù, bên những mũ sắt còn nguyên màu ngụy trang lá rừng, khóc vì thương những đôi giày của người chiến binh mang theo dấu bụi trên đường giang sơn, giờ vất ngổn ngang như rác thải trên đường phố? Hay tôi đã khóc vì hình ảnh của một người lính cô đơn gục đầu xuống trên đầu gối, ngồi như tựa vào tường trong thế nghỉ vào buổi sáng hôm ấy?

Chuyện là thế và cho tới hôm nay, tôi vẫn không thể nào biết được lý do tại sao tôi đã khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Nhớ lại, khi nắng vừa lên, tôi bước ra sân giữa những tiếng ồn ào, hỗn loạn đang xảy ra ở trên đường và ở trong chính lòng mình. Tôi chợt thấy một người lính chiến ngồi lặng lẽ ngay trước cổng nhà. Anh ngồi vững chãi trong thế nghỉ. Đôi tay vòng ra trước mặt ôm chặt lấy hai đầu gối, trong khi cây súng như tựa vào vai với cái mũ sắt vững chãi trên đầu. Nhìn cái dáng của anh khi đó, bất cứ ai đi ngang qua cũng đều cho rằng anh ngồi nghỉ mệt đôi phút rồi lại lên đường. Tôi cũng không có ngoại lệ.

Nhìn trước nhìn sau một vòng, thấy anh vẫn lặng lẽ, tôi bước đến bên anh, gọi nhỏ: “này anh, anh cần gì không, vào trong này đi”. Lạ, không nghe tiếng trả lời. Tôi cúi xuống, nhắc lại câu nói, rồi bàng hoàng khi nhìn thấy một dòng máu loang chảy dọc trên thân áo. Đôi chân run, tôi khụy xuống bên người lính khi tay tôi chạm vào vai áo anh. Đến lúc đó, tôi đã nhìn rõ mặt vết thương xuyên qua cổ từ phía tay phải… Viên đạn đã làm thủng và làm đỏ thêm lá Cờ Vàng anh quấn trong cổ. Tôi bật khóc! Cùng lúc, người hàng xóm cuống cuồng gào thét lên!

Như thế, người ta gọi đây là ngày gì? Ngày hòa bình, ngày giải phóng, ngày mất nước, ngày tàn chinh chiến? Gọi thế, nhưng xem ra với bất cứ cái tên nào thì nó cũng chỉ diễn tả và đáp ứng được một góc độ nào đó theo cái tên được gọi. Nó không thể là tất cả. Tuy nhiên, hôm ấy sẽ mãi mãi là một ngày mà dòng sử Việt Nam còn lưu ký, còn nhắc đến. Nhắc đến như một vết thương đau đớn nhất cho dân tộc Việt Nam.

1. 30-4-1975. Ngày chấm dứt chiến tranh Quốc cộng?

Thật khó có thể xác định được cuộc chiến dùng súng đạn để giải quyết vấn đề ý thức hệ giữa Quốc Gia và Cộng sản bắt đầu từ ngày nào. Nếu tính từ ngày chia đôi đất nước 20-7-1954 thì ngày tạm dứt cuộc chiến bằng súng đạn, đổ máu trên chiến trường Việt Nam là ngày 30-4-1975. Nhưng bất hạnh thay, hết chiến tranh mà không phải là ngày Hoà Bình. Không phải là ngày Thống Nhất, không phải là ngày Đoàn Viên của dân tộc Việt Nam. Trái lại, nó chỉ là ngày Cộng sản đẩy đất nước này vào trong gông cùm đỏ. Rồi đẩy hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Đẩy hàng triệu người vào nhà tù và đẩy cả nước vào cuộc sống khốn cùng. Như thế, nếu gọi theo cái tên của họ đặt cho thì hôm ấy là ngày “Man Rợ đã thắng Văn Minh”! (Dương thu Hương) là đúng hơn cả.

Phải, chỉ vỏn vẹn 6 chữ “Man Rợ thắng Văn Minh” được viết ra từ ngòi bút của một người cầm súng trong hàng ngũ của những người được gọi là bên chiến thắng khi họ vào Sài Gòn đã nói lên được tất cả mọi điều cần nói. Trong đó có cả ý nghĩa, hôm đó là ngày khai mở ra cuộc chiến mới. Cuộc chiến của con người có Văn Hóa, có Nhân Bản, có Đạo Nghĩa đối đầu với man rợ, tội ác và dối trá do tập đoàn Cộng sản Hồ chí Minh cầm đầu. Tính từ đó, 30-4-1975, cuộc chiến này đã kéo dài trong hơn 40 năm, nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trái lại, càng lúc càng khốc liệt hơn. Hy vọng khi nó bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì cũng là lúc Văn Minh, Nhân Bản và Đạo Nghĩa chiến thắng man rợ, gian trá và tội ác. Bởi vì, con người cần đến nguồn văn minh tiến bộ để sống. Không ai muốn lủi lại sống trong nô lệ với man di và tội ác!

2. 30-4-1975 Có là ngày giải phóng?

Có thể? Vì chiều nào cũng đủ nghĩa, trọn lý. Hơn thế, còn được nhìn, được định nghĩa một cách chuẩn xác hơn trong hai thực tế khác biệt mang tính đối nghịch mà nó diễn tả. Tuy nhiên, nếu xét riêng đến ý nghĩa của một cuộc giải phóng Dân Tộc ra khỏi sự thống trị của ngoại bang thì khẳng định là không phải. Trái lại, về ý nghĩa này thì đây chính là ngày Cộng sản đem đại họa khốn cùng, họa diệt vong đến cho Dân Tộc Việt Nam. Bởi lẽ:

a. Bên được giải phóng.

Thành phần được hưởng giải phóng đầu tiên trong ngày này là các tội phạm mang án đại hình tại miền nam như cướp của, giết người và những tên phá làng đốt xóm bị bắt từ nhiều năm trước. Kế đến là thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Đây là những kẻ đã ngày đêm nơm nớp lo sợ bị chính quyền và nhân dân miền nam chịt cổ, nay xem ra thoát nạn! Được dịp, cả hai cùng hòa nhập vào với dòng thác “cách mạng” Việt cộng, tạo thành một tập đoàn đông đảo hơn, bao gồm cả những kẻ ở trong đội quân mũ cối dép râu hay cái mũ tai bèo đã, đang và sẽ từ rừng xanh, hay từ phía bên kia kéo nhau vào Sài Gòn. Kéo nhau vào Sài Gòn để ngỡ ngàng trước cảnh lạ. Từ nhà cao cửa rộng đến đường phố thênh thang sạch sẽ với những con người văn minh lịch duyệt, tao nhã.

Như thế, từ Giải Phóng nên được dành cho lớp người này và công cụ gây ra chiến tranh chia lìa, chết chóc của họ là đứng đắn nhất và chính xác nhất. Tại sao? Bởi vì, đôi mắt cũng những đôi mắt ấy. Đôi tai, cũng rõ ràng là đôi tai của người. Nhưng nó đã bị che kín, bị bịt chặt suốt cuộc đời từ khi sinh ra đến hôm nay. Họ có muốn nhìn cũng không thấy. Muốn nghe không được. Thậm chí có cái miệng mà như câm, hoặc chỉ được nói, được nghe những điều được đảng CS cho nói, cho nghe. Ngoài ra là không. Không tất cả.

Nhưng nay, nhờ ngày 30-4-1075, từ nhớn tới nhỏ, tất cả đều được mở banh ra. Mở banh ra để nhìn cảnh sống, cuộc sống và những con người miền nam trước mặt. Nhìn để thấy, để biết so sánh sự thật trước mặt với những lời gian trá lừa đảo của tổ chức, của đảng CS đã tuyên truyền, nhồi sọ và đẩy họ vào cuộc chiến đẫm máu với người dân miền nam từ 20 năm nay. Hy vọng, từ đây họ nhận thức ra rằng, cuộc chiến mà chúng gọi là “đánh Mỹ cứu nước” và “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, thực tế chỉ là một cuộc đâm thuê chém mướn, giết người đồng chủng do tập đoàn nô lệ Minh, Duẩn, Đồng, Chinh, Giáp, Thọ… thực hiện thay cho Tàu, Liên sô, trên đất Việt mà thôi.

Gọi đây là cuộc chiến “đâm thuê chém mướn” vì nó đúng nghĩa, chính danh như chính người lãnh đạo của cuộc chiến đã định nghĩa công khai về nó là “ta đánh miền nam là đánh cho Trung cộng, cho Liên sô”, hoặc giả, vênh váo tâng công trước Mao là:“chúng tôi kiên cường chiến đấu là vì Mao chủ tịch” (Lê Duẩn). Như thế là quá rõ ràng. Không có một người nào có thẩm quyền định nghĩa về cuộc chiến hơn chính người đã tạo ra và lãnh đạo nó. Sau định nghĩa công khai ấy, chiêu bài “giải phóng miền nam” được khua chiêng đánh trống chỉ là cuộc bịp bợm mà tập đoàn CS xử dụng để đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh. Và đẩy người dân đất bắc vào cuộc sống lầm than với mớ tuyên truyền, bệnh hoạn, vô văn hóa của chúng: "Cuộc sống của nhân dân miền nam dưới gót giày xâm lược của Đế quốc Mỹ vô cùng nghèo khổ. Cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc. Thậm chí, nhiều người phải lấy túi nylong mà quấn trên người" (Nguyễn Tuân). 

Nay hỡi ôi, trước mặt họ là một cảnh tượng sang trọng, văn minh, lịch lãm từ con người đến đường phố mà đời họ chưa một lần nhìn thấy trong sách vở ở cái thiên đường cộng sản miền bắc, nói chi đến cảnh thực. Bàng hoàng và bàng hoàng. “ĐM nó, bị chúng lừa gạt rồi”! Ngay lập tức, hàng vạn, hàng triệu người vừa đến, không phân biệt nam nữ, lớn nhỏ, đều có chung một câu nói đầu tiên ấy. Dĩ nhiên, trong số những người mới đến có cả những kẻ đang làm công tác tuyên truyền để góp phần vào việc che mắt, bịt mồm, che tai đồng loại như Bùi Tín, Trần xuân Ẩn, Dương thu Hương… Kết qủa, tất cả bị lóa mắt, có kẻ “đã ngồi bệt xuống giữa đường phố Sài Gòn mà khóc” và gào lên trong uất nghẹn tủi hờn. Ôi, “Man di mọi rợ thắng Văn Minh” (DTH)! Phải, Man di, mọi rợ, tội ác đã thắng văn minh và nhân bản! Chỉ vỏn vẹn một hàng chữ ấy đã có thể giải thích một cách chuẩn xác là nhờ có ngày 30-4-1975 mà miền bắc được giải phóng, được mở mắt ra. Tiếc là cái ngu xuẩn tận trong lòng chúng không hề thay đổi!

Từ đó, ngày 30-4-1075 có thể được gọi là “Ngày giải phóng”! Và thành phần được giải phóng chủ yếu là những kẻ đang rêu rao về cái chiến thắng “vĩ đại” đầy ảo tưởng kia. Hơn thế, nó cũng đáng được gọi là giải phóng. Vì từ sau ngày ấy, tất cả những hình ảnh, văn bản bán nước, lời lẽ tuyên truyền do cộng sản lén lút hay công khai dấu diếm che đậy, nay đều được đưa ra ánh sáng. Cái mặt nạ “cách mạng” của CS mà HCM đã cố che đậy từ bấy lâu nay từ từ tụt xuống qua đầu gối!

- Trước hết, sau ngày 30-4-1975 mặt nạ của Hồ chí Minh, "cha già" của Việt cộng theo nhau rớt xuống từng mảng, để ngày nay hầu như đã hiện nguyên hình là một viên thiếu tá tình báo Trung cộng, là đảng viên đảng cộng sản Trung Cộng với cái tên là Hồ Quang, người Hẹ. Hồ Quang ở đó, không phải là Nguyễn ái Quốc như tôi đã viết trong “đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi”. Nghĩa là, Hồ Quang không hề có một chút liên hệ nào với dòng máu của người Việt Nam. Y là Hồ chí Minh gốc Hẹ. Kế đến, chuyện Hồ chí Minh được đảng cộng sản tô son vẽ phấn là “bác không có vợ con, suốt đời phục vụ nhân dân” nay đã tuột hẳn xuống qua đầu gối, lòi ra vụ Hồ chí Mi Minh đã hãm hiếp (hủ hóa) với nhiều người, trong đó có Nông thị Xuân ngay từ lúc em mười sáu tuổi. Nay, sau ngày Xuân sinh con thì Minh (Hồ) lệnh cho Hoàn (bộ trưởng công an của Hồ) thủ tiêu và phi tang bằng một tại nạn lưu thông. Nhưng trời bất dung gian, chẳng có cái xe ma nào chạy trên đường để cán lên cái xác của Nông đã chết vì những nhát búa đập vào đầu, để cứu Hồ chí Minh. Phần đứa con thì bị đem cho làm con nuôi và đến nay vẫn còn sống.

- Rồi công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958, đến âm mưu của tập đoàn CS HCM muốn giao cả giang sơn và người Việt Nam cho TC theo kế hoạch đồng hóa của đảng cộng sản qua Đặng xuân Khu (1951) “kêu gọi người Việt Nam bỏ chữ Quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được xin làm chư hầu cho Trung cộng”. được phơi bày ra ánh sáng.

- Và nhờ ngày 30-4-1975, những hung thần như thú hoang của cộng sản là Nguyễn Hộ với câu tuyên bố lẫy lừng “Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!.”. Kết quả, sau đó chính bản thân Y đã được giải phóng, đã mở mắt ra để tạ tội với đồng bào, tạ tội với non sông bằng cách xé nát thẻ đảng CS. "Bây giờ trên đầu tôi, không còn bị kẹp chặt bởi cái “kềm sắt” của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật…. Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của ĐCSVN – một thứ tù binh của Đảng – tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ… Nay tôi đã được giải phóng”. Và trong số những kẻ được giải phóng tại chỗ còn phải kể đến tướng Trần Độ với “Rồng Rắn”... Hoặc Trần Đĩnh, với “Đèn Cù”. Một cuốn sách đã gây ra chấn động ở trong nước cũng như hải ngoại vì nhiều chi tiết liên quan đến phương cách đào tạo và kiểm tra lòng trung thành của các đoàn đảng viên CS được tiết lộ.

b. Với bên bị giải phóng.

Bên bị giải phóng bao gồm toàn thể quân dân miền nam, người dân miền bắc, những con người lương thiện, nhân bản đã hết lòng hy sinh bảo vệ tiền đồ của đất nước. Bảo vệ văn hoá, nhân phẩm, đạo nghĩa của con người. Kết quả, sau một chiều “man di mọi rợ thắng Văn Minh”, tất cả những người nằm trong danh mục kể trên đều bị tước đoạt tất cả mọi quyền hạn thuộc về con người. Rồi bị đẩy ngược, lùi lại thời nô lệ, thời của man di mọi rợ. Ở đó, là dối trá và tội ác của cộng sản dẫn đầu. Ở đó là một nền giáo dục phản nhân tính con người được CS thi hành để đẩy toàn dân vào con đường phi nhân Vô gia đình, Vô Tôn Giáo, Vô Tổ Quốc của chúng.

Từ đó, một đời sống nhân bản bao gồm cả sự đạo hạnh, văn hóa, nhân phẩm của dân tộc bị chà đạp, bị tước đoạt một cách điên cuồng bởi lớp người thô bạo, man di, mọi rợ đến từ rừng hoang với danh xưng Việt cộng. Để tránh tai họa, có người liều mình đạp trên cái chết ở biển khổ mà đi. Đi để tìm nguồn sống cho mình cho gia đình mình cùng một hy vọng khi đất nước không còn cộng sản, chính họ và con cháu của họ sẽ quay về, góp bàn tay, góp trí tuệ và đóng góp công sức của họ vào việc xây dựng lại một Việt Nam Nhân Bản, Văn Minh, Đạo nghĩa.

3. 30-4-1975, có là một ngày mừng?

Nhìn từng đoàn, từng lớp lớp người bị đẩy ra đường phố Hà Nội để vẫy tay chào mừng, bên cạnh những nụ cười lộ rõ những hàm răng bừa, răng quá khổ của lớp quan cán cộng, ai cũng cho đó là ngày mừng. Theo lý, quả thật là ngày mừng. Mừng vì hôm ấy là ngày chấm dứt chiến tranh. Từ nay, người miền nam không còn phải ăn mìn của Việt cộng khi chúng đắp mô trên đường. Rồi trong đêm dài, hay khi trẻ thơ đến trường, không lo phải ăn B40, hỏa tiên 121, 122 hay sơn pháo 130 và đạn Ak được cung cấp từ Nga, Tàu như ở Cai Lậy nữa. Rồi ở ngoài kia, cán cộng và những cơ sở nuôi dưỡng chiến tranh của chúng không phải hứng bom rơi đại pháo.

Như thế, lý ra là phải mừng. Mừng lớn. Ai ngờ, tất cả là một chữ hụt. Mừng hụt! Bởi lẽ, theo lời cô tôi kể là: “Hàng trăm, hàng ngàn người bị đẩy ra đường để mừng chiền thắng ở khắp nơi trên đất bắc. Nhưng trên mặt thì đầy nước mắt. Họ bảo mừng quá mà khóc!”. Họ khóc một lần để rồi thôi chờ đợi. Nghĩa là, sự chờ đợi mỏi mòn của họ nay đã có đáp số. Trước đây, hằng đêm thao thức, họ đã ước mong và chờ đợi được Cụ Diệm, Bác Thiệu, từ trong nam ra giải phóng kiếp tăm tối, nô lệ của họ. Nay khát vọng thành mây khói, tiếng khóc cũng vỡ òa. Họ khóc cho họ, cho con cái họ và khóc cho một miền nam sẽ vào chung trong một cái tròng cộng sản vô đạo. Ấy là chưa kể đến chuyện, rồi đây từng lớp lớp người già, người trẻ sẽ kéo nhau lên rừng sâu, leo dọc Trường Sơn bới đất mà tìm xương con mình! Khi ấy, khéo mà khóc không ra nước mắt! Chuyện như thế, mừng được không?

Đi ngược chiều với người dân, hàng quan cán cộng thì cười văng cả hàm răng bừa ra ngoài! Từng lớp, từng hàng hàng thay nhau vào vơ vét của cải ở miền nam đem về. Gạo trắng, một mặt hàng cực hiếm ở miền bắc, bỗng nhiên tràn ngập ở tất cả các buổi chợ đen ở miền bắc?

- Gạo ở đâu ra thế?

“Từ miền nam mang ra đấy. Gạo trắng ở trong ấy có đổ cho lợn ăn cũng không hết!”

Nghe thế, bà mẹ liệt sỹ bao năm phải nhịn ăn để có “hạt gạo cắn làm tư, trong đó một phần dành cho miền nam đói khổ” xắn váy lên chửi:

“Tổ cha nhà chúng nó, từ thằng lớn đến thàng bé, vậy mà chúng nó lừa bà là ở trong ấy nghèo khổ lắm, hạt gạo ta phải cắn làm tư mà chi viện cho họ”!

Riêng anh cán, chị hộ lý tự nhiên thấy mình lên trên đỉnh cao chói lọi của vinh quang khi kẹp ở bên nách cái đài transistor từ miền nam đem về. Anh chị cùng chạy đua mở lớn hết cỡ cho cả xóm cùng nghe cho vơi đi những ngày đói khổ. Ôi! tuyệt đỉnh của man rợ vừa chiến thắng! Điện, Đài, Đá, Đổng, Đạp, (đèn pin, radio, đồng hồ, xe đạp) là những thứ quá tầm thường tại miền nam từ nhiều năm trước, nay bỗng trở thành những mặt hàng đáng mơ ước của anh chị cán. Hỡi ơi, có nhiều cái Đài đã từng bị vất vào góc nhà, nay bỗng trở thành một thành tích, một giấc mơ vĩ đại, một đỉnh vinh quang tuyệt đối cho mỗi một quan cán có dịp vào nam và đem giấc mơ về bắc! Họ mừng là phải. Vì không có ngày này, giấc mơ “Điện, Đài, Đổng, Đạp” có thể sẽ vào mộ sâu, hay đi theo nắm xương khô trên Trường Sơn, hoặc phơi trần bên bờ hồ Hoàn Kiếm! Như thế, đây quả là ngày “có triệu người vui” (NVK)!

4. 30-4-1975, Có là ngày đoàn viên?

Thật khó mà tìm được chữ đoàn viên mặc dù có một số gia đình có dịp đoàn tụ. Trước tiên là hoàn cảnh các gia đình tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975 với những cuộc chia ly, tan nát. "Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là một lần mất dấu quay về…" (Nguyệt Ánh) Lời ca bi thương ấy, trong chúng ta, ai chưa từng biết đến? Nay biết bao người phải chia tay Sài Gòn và nhiều người đã phải vĩnh biệt với những yêu dấu ở một nơi đã cho họ cuộc sống và một ước mơ với quê hương và dân tộc Việt. Như thế, Sài Gòn đã mất, người Việt Nam chỉ thấy chia ly, không có đoàn viên, chẳng có đoàn tụ chỉ có những nhà tù.

Còn người mới đến thì ra sao? Có tìm được một lối quay về và đoàn viên không? Xin hãy nghe Trần Đĩnh kể lại cuộc “đoàn tụ” của ngươi về như sau: “Vài hôm sau, ở Huỳnh Tịnh Của, tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông”

Khi nghe tiếng chuông "Thì mẹ anh ra mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên... " (Đèn Cù 485). Như thế, chuyện đoàn viên trong vui mừng, hạnh phúc, vĩnh viễn là chữ không, Sự đoàn tụ gượng ép ở trong nhà cũng không có, nói chi đến đoàn viên của xã hội!

5. 30-4-1975, có là ngày uất hận, ngày tủi nhục của cả non sông?

“Gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) – Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – hy sinh ngày 09.01.1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Củ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) – cán bộ phụ nữ Sài Gòn – bị bắt và bị chết hồi Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng là đi theo cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục”… (Nguyễn Hộ).

Ở một khía cạnh khác. Cũng sau ngày này, người con gái Việt Nam, con cháu của Trưng, Triệu, được Nguyễn minh Triết, chủ tịch cái nhà nước gọi là CHXHCNVN biến thành gái gọi, gái bao với lời rao bán, chào hàng, mời gọi khách hàng từ khắp năm châu với một cung cách vô văn hóa, vô đạo đức, nếu như không muốn nói là vô giáo dục: “ vào đi các ông, ở đấy có nhiều gái đẹp”. Câu mời khách của một tên ma cô gác động ở Khâm Thiên, ở ngã ba Chú ía, có lẽ cũng bằng ngần ấy từ ngữ! Kết qủa, sau lời mời ấy là tửng toán thiêu nữ Việt Nam tuổi từ 18-25 được lột trần truồng ra cho những tên già lão, bệnh hoạn mang tên Tàu Đài Loan, Đại Hàn, Tàu Trung cộng… ngắm nghía, soi mói và bỏ ra ít tiền để mua về làm…. vợ. Và từng đoàn khác thì được xuất cảnh với danh nghĩa lao động ở nước ngoài mà thực chất là bị bán vào các ổ, động ở Mã Lai, Trung cộng… và nhà nước CS của Nguyễn minh Triết hậu bối của Hồ chí Minh thu tiền. Hỏi xem, ngần ấy đủ nói lên cái uất hận và tủi nhục cho giang sơn hay chưa? Hỏi xem, nó đã gói trọn từ giải phóng của Việt cộng chưa?

6. 30-4-19075. Có là ngày Thống Nhất?

Vì theo đuổi cuộc chiến tranh “Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, Liên Xô cho xã hội chủ nghĩa” và “tất cả những công việc của chúng tôi làm đều phụ thuộc vào Mao chủ tịch” ( Lê Duẩn) Việt cộng đã tạo ra ngày 20-7-1954 chia cắt đất nước ra làm hai, tạo nên một cuộc chia ly tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chia ly ấy có đến một triệu người phải bỏ miền bắc, phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải bỏ lại cả cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè để trốn chạy cộng sản, di cư vào nam. Sau đó, Việt cộng lại tạo ra một biển máu trong cuộc chiến với miền nam. Lại đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào kiếp nạn sinh bắc tử nam và giết hại hàng trăm ngàn quân, dân, chính, học sinh tại miền nam. Nay 30-4-1975, cộng sản lại tràn vào Sài Gòn. Ranh giới là cầu Bến Hải do chúng tạo ra chia cắt tuy được xóa bỏ, nhưng thực tế lại cho thấy có quá nhiều phần đất của Việt Nam như Hoàng Sa, trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bãi biển Tục Lãm và một phần vịnh Bắc Bộ đã bị cộng sản dâng cho Trung cộng. Ấy là chưa kể, chưa nói đến cái cung hiến trong “hiệp ước Thành Đô” ghi chép như thế nào? Hỏi xem, Việt Nam dưới trướng của tập đoàn Việt cộng HCM sắp bị lệ thuộc, thành một tỉnh lỵ của Trung cộng chưa?

Phần diện địa đã thế, đến phần tinh thần, CS không bao giờ thống nhất được lòng dân, Trái lại, là tạo ra quá nhiều ly tán, bạc nhược, suy đồi. Nếu điều gì người dân ngày nay có thể tự thống nhất được với nhau thì đó chính là lòng căm thù cộng sản! Thực tế nhá, chỉ cần một học sinh 18 tuổi đời cũng đã biết viết nên một hàng chữ diễn tả được nỗi lòng của toàn dân Việt Nam: “đảng cộng sản hãy đi chết đi” (Phương Uyên). Em biết, nếu chúng chết đi, người dân mới có cơ hội Thống Nhất để xây dựng lại đất nước. Nếu không, chỉ thấy từng đoàn người, trong đó có rất nhiều cán cộng nhập cuộc, tìm mọi cách bỏ nước ra đi. Hỏi xem, Nước không giữ được dân thì làm gì có chữ Thống Nhất!

7. 30-4-1975 Mãi mãi là Ngày Quốc Hận!

Với đôi điều tôi nêu ra ở trên cũng là quá đủ để minh chứng rằng 30-4-1075 Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận. Mãi mãi là Ngày Quốc Hận bởi vì vào ngày 30-4-1975, chỉ có một kẻ duy nhất chiến thắng, đó là đảng Cộng sản (Tàu- Việt). Kẻ bại trận chính là Dân Tộc Việt Nam. Vì chiến thắng trong cuộc chiến do chính CS gây ra, nên tập đoàn đảng cộng sản đã cướp, chiếm đoạt lấy chính quyền và nền chính trị tại Việt Nam. Từ đây, đảng CSVN đã biến chính quyền thành nhà nước CHXHCN, thành một tổ chức phi nhân, thành một cánh tay hợp pháp để CS chiếm đoạt, tước đoạt mọi công quyền và nhân quyền của người dân Việt Nam.

Đảng cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chiếm đoạt và cưỡng đoạt quyền tư hữu của người dân. Tổ chức cướp tài sản, cướp nhà, cướp đất, cướp ruộng vườn, cướp các cơ sở kinh doanh của nhân dân Việt Nam, lúc trước là mùa đấu tố, sau này là cái gọi là quy hoạch, cải tạo công thương. Mục đích, trước là phá nát đời sống an bình, yên vui của người dân. Sau là thu tóm mọi tài sản của đất nước vào tay đảng viên cộng sản. Đảng Cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để tuyên truyền một thứ văn hóa và đạo đức thô bỉ, hạ cấp của Hồ chí Minh với mục đích phá nát nền Văn Hóa Nhân Bản và luân thường đạo nghĩa của xã hội và của các tôn giáo tại Việt Nam. Và đảng CS đã biến nhà nước thành công cụ hợp pháp để CS bắt bớ và bỏ tù, đàn áp tất cả những tinh hoa của đất nước.

Nhờ 30-4-1975, đảng CSVN, một tập đoàn phản quốc đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chúng có chính danh bán đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Trung Cộng qua các Công Hàm 1951 và các Hiệp Thương, Hiệp Ước biên giới, cũng như các khế ước thuê bao rừng đầu nguồn và khai thác Bauxite độc hại ở cao nguyên để di họa cho dân chúng mai sau. Ấy là chưa kể đến chuyện chúng luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu Trung Cộng độc chiếm mọi công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, chiếm hết mọi nguồn lợi kinh tế của người dân Việt Nam. Cuối cùng, Hồ chí Minh và tập đoàn đảng CSVN đã biến nhà nước này thành một công cụ hợp pháp để chúng tự ký mật ước Thành Đô nhằm biến Việt Nam thành một tỉnh bang trực thuộc Bắc Kinh, biến dân tộc Việt thành một thứ Hán nô vào năm 2020? 

Đứng trước hành động dã nhân của Hồ chí Minh và của tập đoàn Việt cộng, bạn nghĩ gì? Phần cá nhân, tôi muốn nhắc cho tập đoàn Việt cộng này nhớ rằng: Tất cả những tội ác Cộng sản đã gây ra cho người dân trong chiến tranh, còn có thể bào chữa, còn có chỗ bao che, dung thứ. Nhưng tội phản quốc, tội bán nước, một trọng tội đối với Tổ Quốc, đối với hồn thiêng sông núi, đối với anh linh của tiền nhân, đối với máu xương của dân tộc Việt Nam, vĩnh viễn trời không tha và đất chẳng dung, nói chi đến con người.

8. Lời kết.

Người Việt Nam không có nhu cầu thù hận nhau, hay hận thù bất cứ một ai. Theo đó, mọi người đều khẳng định rằng. Đường ta đi là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ. Hiện nay, lòng dân càng lúc càng mãnh liệt đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý. Ý thức của mỗi cá nhân, của các đoàn thể mỗi lúc một dâng cao. Nhiều người, nhiều nơi đã vượt qua sự sợ hãi để tiến đến những cuộc phản đối, đình công biểu tình tập thể. Nhiều gia đình trước cảnh cướp ngày của Việt cộng đã dương cao biểu ngữ: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bẻ lũ CSVN cướp ngày đến hơi thở cuối cùng..” 

Lời thề ấy, trước là để bảo vệ lấy quyền sống và quyền lợi của mình, sau là góp lòng, chung sức vì đất nước. Nói cách khác, nơi nơi, đều chung một ý hướng: Còn cộng sản là còn Quốc Hận. Còn CS là còn đấu tranh. Ta phải “Đánh cho Tàu cút, đánh cho Cộng tan”. Từ ý chí kiên cường này, tất cả đều quyết ra đi cho ngày Độc Lập và Thống Nhất đất nước trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý.

Nào ta đi cho ngày mai đổi mới,
Này ta về cho đất nước hồi sinh.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân.
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quyết cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Người trong nước, kẻ ngoài biên,
Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập.
Hát cho đều tiếng hát Tự Do.

Cho ngàn ngàn sau dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất,
Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

Mùa Quốc Hận

danlambaovn.blogspot.com



30 tháng Tư qua nhận định của những người chỉ huy cuộc chiến


Những nhận định

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 44 năm rồi mà tài liệu viết về chiến tranh nầy vẫn còn phong phú. Không kể các tài liệu còn nằm im trong các kho lưu trữ chưa được khai thác, chỉ kể đến tài liệu các thể loại đang lưu hành trong các thư viện, con số thật khổng lồ.

Tham khảo thư mục World Cat (World Catalog) vào ngày 20/04/2019, với cụm từ Vietnam War 1961-1975, độc giả có thể tìm thấy 61 855 tiêu đề (headings) về tựa (titre) hay chủ đề (sujet). Nếu phân biệt theo ngôn ngữ, trong số những tiêu đề trên có 48 920 tiếng Anh, 4 362 tiếng Việt, 903 tiếng Pháp và 7 670 các ngôn ngữ khác. Nếu tính theo thể loại (format) có 31 744 dưới hình thức sách in, 8 000 sách điện tử, 3 045 luận án đại học, 5 840 video phim ảnh, và 13 226 các thể loại khác (bài báo, hồ sơ, âm nhạc…). Nếu tìm với cụm từ Vietnam history, độc giả sẽ tìm thấy 113 190 tiêu đề, dĩ nhiên trong đó có đề cập đến chiến tranh Việt Nam. Phải hiểu là với gần 200 000 tiêu đề như trên, khối tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam đang lưu hành trong hàng trăm thư viện lớn trên thế giới phải có đến vài triệu ấn bản.

Chiến tranh VN được xem như cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong thế kỷ 20 kể về thời gian, mức độ thiệt hại tài sản và nhân mạng. Chỉ riêng nước Mỹ, chi phí chiến tranh đã 150 tỉ Mỹ kim (thời giá hôm nay gần 1000 tỉ, không kể các thiệt hại xã hội, trợ cấp cựu quân nhân, phế nhân… lên đến 3 000 tỉ), 12 tướng, 238 đại tá và 58 000 quân nhân tử trận, 300 000 bị thương. Về phía Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), có 7 tướng và 12 đại tá tử trận, số thiệt hại nhân mạng và tài sản cả hai phía thật to tát. 

Sở dĩ chúng tôi đề cập đến khối lượng tài liệu và mức độ tác hại của chiến tranh VN như trên, chúng tôi muốn nói đến nhiều thông tin chính yếu của cuộc chiến, mặc dù đã lần lượt được giải mật, nhưng thực sự không giải tỏa hết được những tranh luận, bất đồng, nhất là về những lý do thất trận của miền Nam.

Về phía Mỹ, 5 năm sau cuộc chiến, Tổng Thống Nixon đã giải thích về sự thất trận của Mỹ trong hồi ký của ông tựa là The Real War như sau: “Có thêm vũ khí nguyên tử trong kho cũng không cứu được VN. Có thêm quân đội tinh nhuệ cũng không cứu được VN. Việt Nam thất trận không phải vì thiếu sức mạnh mà vì thiếu khả năng sử dụng sức mạnh. Sự chia rẽ trong niềm tin của dân chúng đã đưa đến sự suy yếu và sụp đổ quyền lực quốc gia. Cuối cùng, những tác động tiêu cực của vụ Watergate đã khiến Quốc Hội hạn chế quyền điều khiển chiến tranh của Hành Pháp .(sđd, tr.123). Rõ ràng là Nixon phủi tay, đổ lỗi cho người dân và Quốc hội. 

Henry Kissinger cũng cùng luận điệu với Nixon đổ lỗi cho Watergate và Quốc Hội nhưng thực sự, từ 1967, ngay khi là cố vấn cho Johnson, ông đã có chủ trương và hành động để Mỹ rút quân đơn phương ra khỏi Việt Nam. Hiệp định Paris là kế hoạch tinh vi của Kissinger để thực hiện của cuộc rút quân đơn phương nầy với “một khoảng thời gian coi được” (a decent interval) nghĩa là làm sao cho cuộc sụp đổ miền Nam với cuộc rút quân của Mỹ có một thời gian để Mỹ khỏi bị chỉ trích là bỏ chạy, bỏ rơi đồng minh của mình. Trong ý đồ ấy, Kissinger đổ lỗi cuộc thất trận miền Nam là vì ý chí chiến đấu của miền Nam yếu kém: “… những cố gắng từ bên ngoài cũng chỉ là bổ túc chớ không thể tạo ra được những cố gắng và ý chí chiến đấu cho người trong nước” (Guenter Lewy. America in Vietnam, p. 441).

Chính vì quan niệm vừa gian dối, vừa cao ngạo nầy, Kissinger đã không giấu diếm sự khinh rẻ và thù ghét chế độ VNCH. “Sao chúng nó không chết hết cho rồi. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu cứ để cho chúng sống dai dẳng hoài” là câu nói ác độc biểu tõ cái tâm địa gian ác của Kissinger (Ron Nessen. It Sure Looks Different From the Inside, p.98). Ngoài ra, Kissinger cũng không tiếc lời nhục mạ TT Thiệu và người Việt Nam trong quyển hồi ký của ông (The Whitehouse Years): Ông Thiệu chẳng bao giờ thảo luận bằng quan điểm mà theo cung cách của người Việt Nam: gián tiếp, quanh co cốt làm cho người đối thoại mệt nhừ hơn là đi thẳng vào vấn đề, phương pháp mà người Việt đã dùng qua bao thế kỷ để đánh bại đối phương trong những chiến thắng của họ; Người Việt, cả Nam lẫn Bắc đều không xem sự tin tưởng, tình bạn lá quý trọng, họ đã chống đỡ được ngoại bang qua bao thế kỷ không phải là nhờ niềm tin mà là do sử dụng mưu chước (p. 1368)

Về phía VNCH, lúc 19g30 ngày 21 tháng tư, TT Thiệu nói chuyện với quốc dân qua đài truyền hình trước khi từ chức, ông kết tội người Mỹ đã phản bội VN, ông gằn mạnh từng tiếng và lập lại: “các ông bỏ mặc cho binh sĩ chúng tôi dưới cơn mưa pháo của Cộng Sản, đó là hành động vô nhân đạo của một đồng minh vô nhân đạo…”. Sau nầy, trong bộ phim của Michael McClear: Vietnam, the Ten Thousand Day War, tập 12, ông lập lại lời kết tội ấy: “Lẽ ra là nên để cho chính người Mỹ nói lên điều nầy. Tôi nghe nói có nhiều nhân vật quan trọng có trách nhiệm đối với vấn đề Việt Nam đã thú nhận rằng họ đã bỏ chúng tôi”. 

Về phía Cộng Sản Bắc Việt, Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã trơ tráo tuyên bố: Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả cho nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta. Với mục tiêu tối hậu nầy, Cộng Sản Bắc Việt đã dốc toàn lực miền Bắc để xâm lăng miền Nam, tuyến đầu của chủ thuyết Domino mà Tổng Thống Eisenhower đã đem áp dụng ở VN từ 1954 để ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống vùng Đông Nam Á. Để làm vừa lòng đàn anh Cộng Sản, Bắc Việt đã say máu gây ra cuộc chiến tranh Nam-Bắc, đem sinh mạng và tài sản của người dân phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản. Phải chờ đến 20 năm sau, nhân ngày kỷ niệm 20 năm chiến thắng (03/04/1995), Hà Nội mới chính thức công bố thống kê thiệt hại quân nhân miền Bắc và quân Giải phóng Miền Nam: chết 1.1 triệu người, bị thương 600 000 người. Thống kê trên còn nói rõ là số người chết không phải chỉ tử trận trên chiến trường mà còn do các lý do khác như đuối sức, bịnh tật, bị thương không được săn sóc và đường mòn Hồ Chí Minh là mồ chôn tập thể cán binh miền Bắc xâm nhập vào Nam. Chính phủ Cộng Sản cũng xác nhận là cứ 2 người khởi hành từ miền Bắc thì chỉ có 1 người vào đến miền Nam và có 300 000 người chết chưa tìm được hài cốt. 

Riêng về miền Nam, cứ 1 người lính Mỹ tử trận thì có 40 người Việt gồm thường dân và quân nhân chết. 

Bài viết sau đây trình bày những sự kiên mấu chốt liên quan đến các nhận định kể trên, tuy là không đầy, nhưng đủ để hiểu được những nguyên nhân chính yếu khiến Miền Nam bại trận một cách tức tưởi.

Lyndon Johnson: vừa đánh vừa đàm

Ngày 8-3-1965, Tổng Thống Johnson quyết định gởi Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc tham chiến trực tiếp của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Nhưng chỉ một tháng sau (7 tháng 4), tại đại học John Hopkins (Baltimore), Johnson lại tuyên bố sẵn sàng điều đình vô điều kiện với Bắc Việt một giải pháp hòa bình theo đó Hoa Kỳ sẽ viện trợ 1 tỉ mỹ kim để phát triển vùng Đông Nam Á trong đó có Bắc Việt. Trong khi chánh phủ Sài Gòn ngạc nhiên và ái ngại thì Thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra 4 điều kiện tiên quyết: Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, hai miền không được liên kết quân sự với một nước khác, nội bộ miền Nam được giải quyết với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và tổ chức thống nhất 2 miền không có sự can thiệp nước ngoài.

Mặc dù Johnson cho là Bắc Việt ngoan cố, nhưng trong 3 năm 1965-67, Johnson vãn tiếp tục nhờ nhiều nước trung gian (Anh, Ấn độ, Canada, Liên Hiêp Quốc, Vatican, nhiều nước Đông Nam Á) đề nghị hòa đàm với Bắc Việt. Theo tài liệu của Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ, có ít nhất 26 đề nghị. Vẫn không nản lòng, ngày 8 tháng 2, 1967, Johnson lại viết thư thẳng cho Hồ Chí Minh và 1 tuần lễ sau (15/02) Hồ Chí Minh trả lời “…nếu chính phủ Mỹ muốn có những cuộc hội đàm nầy, trước hết, chánh phủ ấy phải ngưng vô điều kiện các vụ oanh tạc và mọi hành động gây chiến khác chống VNDCCH…” (Tâm tư TT Thiệu tr.276)

Rõ ràng là Johnson muốn dùng lực lượng quân sự, vừa đánh vừa đàm, nhưng vô hiệu với Bắc Việt. Sau nầy, TT Thiệu đã nói với Nguyễn Tiến Hưng ở Luân Đôn: chính sách của Mỹ tại VN nay thế nầy, mai thế khác, không phải chỉ chỉ có Tổng Thống Nixon mới bỏ chạy mà cả Tổng Thống Johnson cũng đã muốn tháo lui ngay từ 1965-1966…đem quân vào để rút quân đi. (Tâm tư TTThiệu, tr. 273, 280).

Ngoài yếu tố bất cập, chính sách chiến tranh của Mỹ tại VN còn có nhiều nghịch lý thất lợi cho VN, góp phần lớn cho chuyện 30 tháng Tư.

- Đổ quân Mỹ ồ ạt vào VN làm gia tăng xáo trộn xã hội, kinh tế VN

- Quân Mỹ chỉ quen với chiến tranh quy ước, không quen với chiến tranh du kích, khiến thiệt hại nhiều nhân mạng, gia tăng phong trào phản chiến tại Mỹ và trên thế giới về cuộc chiến tranh xâm lăng của Mỹ, điều mà cộng sản và phản chiến hô hào trên các diễn đàn tuyên truyền.

- Mỹ huấn luyện và Mỹ hóa quân đội VN, nhưng lại chậm trễ việc trang bị vũ khí cho VN. Mỹ chỉ cung cấp súng M-16 sau Tết Mậu Thân trong khi Cộng Sản sử dụng AK-47 tối tân hơn. Tương tự như vậy, VN sử dụng súng chống xe tăng M72, hỏa tiển TOW, đại bác 170 ly trong khi Cộng Sản trang bị tăng B-40, B-41, đại bác 130 ly. Phi cơ tối tân chỉ dành cho phi công Mỹ và phi công VN nhận lịnh của Mỹ.

- Điều kỳ lạ như chánh sách của Mỹ là quyết chiến nhưng không quyết thắng. Nhiều tài liệu cho biết là sau những trận mưa bom ác liệt phá hủy gần như toàn bộ hạ tầng cơ sở Bắc Việt, Hoa kỳ lại ngưng oanh tạc. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc thêm vài tuần, Bắc Việt sẽ phải đầu hàng, thậm chí Ted Gundersen, một nhân viên FBI đã nói trên đài truyền hình là sau chiến dịch Operation Linebacker, Bắc Việt đã gởi điện tín đến phòng truyền tin Hoa Kỳ vào đầu năm 1973 xin đầu hàng vô điều kiện nhưng CIA đã giấu nhẹm thông tin nầy. Nếu sự thật là như vậy thì quả tình sự thất bại của cuộc chiến tranh Việt Nam là do sự ngu xuẩn (stupidity) của Mỹ và sự tàn bạo (brutality) của miền Bắc Việt Nam theo Max Hastings trong quyển sách của ông vừa xuất bản tựa là Vietnam: An Epic Tragedy 1945-1975.

Bước đầu của kết thúc: hiệp định Paris (27/01/1973)

Hội nghị Paris bắt đầu ngày 13-05-1968 với cuộc gặp mặt chính thức giữa Lê Đức Thọ, Xuân Thủy và Averell Harriman, Cyrus Vance vào cuối thời Tổng Thống Lyndon Johnson (đảng Dân Chủ) và được ký kết ngày 27-01-1973 vào đầu nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng Thống Richard Nixon (đảng Cộng Hòa). Lúc bắt đầu chỉ có 2 bên là Bắc Việt và Mỹ, đến ngày 25/01/1969 trở thành 4 bên có thêm VNCH và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tuy kéo dài hơn 4 năm với hơn 100 phiên họp, nhưng những phiên họp công khai đa số chỉ là những màn kịch diễn lại từ các cuộc mật đàm giữa Lê Đức Thọ và Kissinger tại nhà của Jean Sainteny ở Paris. Hội nghị thực sự kết thúc không phải tại Paris mà tại Bắc Kinh khi Nixon gặp Mao Trạch Đông vào tháng 2-1972 tại Thượng Hải, sau 2 năm Kissinger bí mật qua lại để dàn xếp cuộc gặp gỡ. Số phận của Việt Nam Cộng Hòa kể như đã được định đoạt tại đây, Mỹ sẽ rút quân khỏi Việt Nam theo những yêu sách của cộng sản.

Trả lời câu hỏi của Chu Ân Lai, Nixon đã không giấu diếm “nếu như bất cứ người lãnh đạo nào của Bắc Việt chấp nhận cuộc ngưng bắn và trả lại tù binh cho chúng tôi, chúng tôi sẽ rút quân khỏi Việt Nam trong vòng 6 tháng kể từ ngày đó”. (Richard Nixon. Memoirs, p. 568)

Khi Nixon ra tái cử năm 1972, Nixon-Kissinger ráo riết làm áp lực để TT Thiệu ký vào hiệp định. Một mặt, Kissinger thảo một loạt thơ cho Nixon ký (tổng cộng 27 mật thơ từ 1972 đến 1973, không kể những trao đổi giữa TT Ford và TT Thiệu sau khi Nixon từ chức), hứa sẽ ủng hộ ông Thiệu và VNCH, một mặt dùng chánh sách đe dọa, lúc ban đầu là dọa đảo chánh, sau đó là ám sát. 

Trong bức thơ Nixon gởi TT Thiệu ngày 06 tháng 10, 1972 có đoạn chót như sau: 

Tôi yêu cầu Ông phải áp dụng mọi biện pháp để tránh xảy ra một trạng huống có thể đưa đến biến cố mà chúng tôi ghê tởm như hồi năm 1963 mà chính tôi cũng cực lực phản đối năm 1968.” (Nguyễn Tiến Hưng, KĐMTC. p.91)

Rõ ràng là Nixon đã nhắc lại cuộc đảo chánh và cái chết của hai ông Diệm – Nhu năm 1963 để đe dọa Tổng Thống Thiệu.

Sau khi đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2, Nixon lại gởi thêm bức thơ khác, lập lại lời đe dọa như trên cộng thêm vài lời phủ dụ:

“…Tôi xin nhắc lại những cam kết của tôi như sau: Thứ nhất, Hoa Kỳ công nhận chính phủ của Ông là chính phủ duy nhất hợp pháp của miền Nam VN; thứ hai, HK không công nhận sự có mặt của một quân đội ngoại quốc trên lãnh thổ Miền Nam và thứ ba, HK sẽ phản ứng mãnh liệt nếu Hiệp định bị vi phạm. Tôi nghĩ rằng Ông có hai lựa chọn chính yếu: một là ông tiếp tục cản trở việc ký kết, đó là hành động có vẻ hiên ngang nhưng thiển cận, hai là dùng bản Hiệp Định như một phương tiện để xây dựng một căn bản mới cho cuộc bang giao giữa Hoa Kỳ và VNCH.” (Nguyễn Tiến Hưng. Khi Đồng Minh Tháo Chạy, p.102-103).

Ngày 27 tháng 1, 1973, Hiệp định Paris được ký kết giữa 4 bên: VNCH, Mỹ, Bắc Việt và Mặt Trận GPMN.

Mỹ rút quân (thực ra lúc đó Mỹ chỉ còn lại có 25 000 quân) và tù binh Mỹ được thả, nhưng Nixon bội hứa cả 3 điều đã long trọng cam kết: 170 000 quân Cộng Sản (Miền Nam và miền Bắc) vẫn ở lại miền Nam; viện trợ quân sự Mỹ vẫn bị cắt giảm từ 2.1 tỉ USD năm 1973 còn 700 000 triệu năm 1975; và Mỹ đã làm ngơ trước sự tấn công vũ bão của cộng sản Bắc Việt vào lãnh thổ VNCH. Miền Nam đã bị bức tử bởi người bạn đồng minh Mỹ và người đao phủ chính là Kissinger.

Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây 

Khi Hiệp Định Paris được ký kết, lực lượng quân sự của VNCH còn mạnh hơn Bắc Việt, nhưng với sự cắt giảm viện trợ của Mỹ trong khi Trung Cộng và Nga Sô tăng cường tiếp tế cho cộng sản Bắc Việt, và mặt khác CS Bắc Việt xâm nhập vào Nam như chỗ không người, do đó chỉ một năm sau, lực lượng miền Bắc đã khống chế Miền Nam. Năm 1974, các nước cộng sản viện trợ cho Bắc Việt một số tiền tương đương với 1.7 tỉ mỹ kim (so với năm 1973 là 700 triệu), 140 000 tấn quân nhu và vào 2 năm cuối, “quân CSBV trang bị vũ khí tối tân và mạnh hơn VNCH, với 650 xe tăng, 400 đại pháo 122 ly, 130 ly có tầm bắn xa hơn đại bác của VNCH.

Sau khi ký Hiệp định Paris, Hà Nội huy động 30 000 nhân công cho khởi công xây xa lộ Trường Sơn Đông hay hành lang 613 song song với đường mòn Hồ Chí Minh hay còn gọi là Trường Sơn Tây (cách xa nhau 160 km ở đoạn xa nhất) nhưng hoàn toàn nằm trong lãnh thổ VN, chạy từ Đồng Hới đến Lộc Ninh. Nếu kể cả đường chiến lược (Bắc Nam) và đường chiến dịch (Đông Tây) cũ và mới, tổng cộng đường tiếp vận từ Bắc vô Nam dài đến 20 000 km. Dọc theo Trường Sơn Đông có hệ thống dẫn dầu từ Quảng Trị qua Tây Nguyên vào tới Lộc Ninh dài 5 000km. Đường dây điện thoại cũng đã kéo tới Lộc Ninh, từ Hà Nội có thể nói chuyện thẳng với nhiều chiến trường trong Nam.

Mặc dù phi cơ thám thính của VNCH thấy rõ sự di chuyển của đoàn quân xâm lược Bắc Việt nhưng Hoa Kỳ ngăn cản không cho không quân VNCH đánh phá, điều thật khó hiểu, vả chăng VNCH cũng không có đủ phi cơ để làm việc nầy sau khi Mỹ rút quân. Một số giới chức quân sự cho rằng viện trợ của Nga, Trung Cộng cho miền Bắc giai đoạn sau Hiệp Định Paris gia tăng gấp 3-4 lần so với thời gian trước, nhưng sự thực còn nhiều hơn vì CS đã dốc toàn lực quân nhân và khí giới của cả miền Bắc vào chiến trường miền Nam qua những xa lộ thênh thang nầy. 

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 1975 “đoàn vận tải Trường Sơn vận chuyển vào Nam Bộ 11 vạn 5 nghìn quân và 9 vạn tấn hàng (trong đó có 37.000 tấn vũ khí, 9.000 tấn xăng dầu). Riêng trong những ngày "chuẩn bị nước rút" từ ngày 5 đến 26-4, vừa khai thác vừa vận chuyển, ta đã đưa vào chiến trường 10.100 tấn đạn, 2.300 tấn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, 2.600 tấn xăng dầu. Nhiều trạm sửa chữa ôtô, sửa chữa pháo và tăng được bố trí dọc đường, phục vụ cơ động của chiến dịch. (Văn Tiến Dũng. Đại Thắng Mùa Xuân)

Ngoài Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, Trung Cộng còn dùng hải cảng Sihanoukville của Cambot (bây giờ là Kompong Som) để nhận hàng tiếp tế cho quân Bắc Việt, rồi từ đó dùng xe chở về các mật khu của Việt Cộng ở biên giới Việt-Miên. Cho đến năm 1969, con đường tiếp tế nầy còn quan trọng hơn Đường mòn Hồ Chí Minh. Tương tự như với Cambot, chánh phủ Lào cũng cho phép Bắc Việt chuyển vận người và vật qua đường mòn Hồ Chí Minh, và tuy VNCH có phối hợp với Bộ Tư Lệnh Mỹ ở VN đánh vùng Mỏ Vẹt và Hạ Lào để triệt hạ các căn cứ của CS, nhưng chuyện như bắt cóc bỏ dĩa vì sau một vài trận thư hùng, các mật khu CS vẩn tiếp tục phát triển. Thì ra, VNCH bị 3 xứ xung quanh vây đánh trong khi đồng minh của VNCH là Mỹ tìm cách rút lui.

Đường mòn HCM (Trường Sơn Tây) và Hành Lang 613 (Trường Sơn Đông)
Nguồn: Nguyễn Đức Phương

Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu chiến trường miền Nam

Sau khi chuẩn bị kỹ hậu cần, từ mùa hè 1974, Bộ Chính trị, Quân Ủy Trung Ương và các cấp chỉ huy chiến trường miền Nam đã có nhiều phiên họp tại Hà Nội để thảo luận về kế hoạch hành động.

Trong quyển Tổng Hành Dinh trong mùa Xuân Toàn Thắng, Võ Nguyên Giáp viết: Đầu tháng 12, các anh Phạm Hùng (Bí Thư Trung ương Cục Miền Nam) Trần Văn Trà (thượng tướng, Tư Lịnh Miền B2 gồm Nam Bộ và Nam Trung Bộ), Phan Văn Đáng (Nam Bộ), Võ Chí Công, Chu Huy Mân (Khu 5) đã có mặt ở Hà Nội. Tôi và Bộ Tổng Tham mưu đã gặp và làm việc với các anh, tranh thủ thêm ý kiến của chiến trường về hướng tiến công chiến lược, về mục tiêu tiến công. Về kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976, mọi người đều cơ bản nhất trí. Về hướng chiến trường chính, đã có hai ý kiến: một là chọn Tây Nguyên, hai là chọn miền Đông Nam Bộ... Các đồng chí ở B2 với thực tiễn và kinh nghiệm chiến đấu, nắm tình hình địch tại chỗ, chủ trương trước hết đánh Đồng Xoài, chi khu quận lỵ và là vị trí then chốt của tỉnh Phước Long. 

Đêm 13 /12/1974, quân Bắc Việt tấn công Phước Long. Lực lượng VNCH chỉ có địa phương quân, nghĩa quân và 4 trung đội pháo binh, tổng cộng độ 4 000 người. Về phía cộng sản, họ sử dụng 2 sư đoàn (SĐ7 và SĐ3) cộng thêm các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công và phòng không, cộng chung lực lượng hơn VNCH gấp 6 lần. Sau 3 tuần cầm cự, Phước Long thất thủ ngày 6/1/1975). Từ đầu cuộc chiến kéo dài đến 20 năm, đây là lần đầu tiên VNCH bị mất một tỉnh. 

Chiến thắng Phước Long đã đưa cộng sản đến một quyết định chiến lược tối hậu: Bộ Chính trị hạ quyết tâm: Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền trong thời gian 1975-1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh ngoại giao, xách động quần chúng, tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa… Ngoài kế hoạch chiến lược 1975-1976, Bộ Chính trị còn dự kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. (Tổng Hành Dinh trong mùa Xuân Toàn Thắng, tr. 108).

Để thực hiện cuộc Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa, Bộ Chính Trị đã cử Văn Tiến Dũng vào Tây Nguyên làm Quân Ủy Chiến dịch 275 với bí danh là Tuấn để đánh chiếm Tây Nguyên. Tư Lịnh chiến trường là Trung Tướng Hoàng Minh Thảo điều khiển 4 sư đoàn 310, 316, F10 và Ba sao vàng với hàng trăm chiến xa T-54, đại bác 130 ly, hỏa tiển 120 ly. Với kế nghi binh giả vờ đánh Pleiku, Kontum để nhử quân VNCH đến giải tỏa, quân cộng sản cắt các đường dẫn đến Ban Mê Thuột rồi tấn công bằng biển người, đại pháo và xe tăng vào thị xã Ban Mê Thuột ngày 10/03/1975. Đạo quân trấn đóng của VNCH chỉ có 1 trung đoàn phải chiến đấu với quân cộng sản gấp 20 lần, lại thêm không may không quân VNCH oanh tạc lầm vào Bộ chỉ huy của Trung đoàn khiến mọi liên lạc với Quân Đoàn 2 bị cắt đứt, đạo quân tiếp viện bị chận đánh. 

Ban Mê Thuột thất thủ vào ngày 14 tháng 3. Ngoài yếu tố lực lượng giữa phía phía CS và VNCH quá chênh lệch, nhiều nhận định của các giới chức Mỹ-Việt, được lập lại bởi báo chí cho là việc mất Ban Mê Thuột là do lỗi của tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II đã không nghe theo tin tức của quân báo, mắc lừa kế nghi binh của cộng sản, tướng Phú không có khả năng lãnh đạo, thuộc cấp không phục tùng, không am tường địa thế vì mới được bổ nhiệm 3 tháng thì vùng cao nguyên dậy khói lửa. Tuy nhiên, một số cộng sự viên của ông thì lại có những nhận định khác, rằng ông là nạn nhân của một trạng huống vượt quá khả năng quyết định vì sự bất nhất, bất minh của thượng cấp. 

Kết thúc cuộc chiến

Cuộc họp ngày 11 tháng 3 ở Dinh Độc Lập

Một ngày sau khi cộng sản tấn công Ban Mê Thuột (11/03/1975), TT Thiệu họp với 3 tướng lãnh chủ chốt của chế độ là Trung Tướng Đặng Văn Quang, Cố vấn An ninh, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng. Sau khi duyệt xét tình hình, ông có quyết định: “Với khả năng và lực lượng chúng ta đang có, chắc chắn chúng ta không bảo vệ được tất cả lãnh thổ. Như vậy, chúng ta nên tái phối trí lực lượng và bảo vệ những nơi đông dân, trù phú vì những vùng đất đó mới thực sự quan trọng” (Trần Đông Phong.VNCH, 10 ngày cuối cùng, tr.116). 

Quan điểm nầy cũng trùng hợp với ý kiến của tướng Westmoreland, cựu Tổng Tư Lịnh quân Mỹ ở VN chuyển qua ông Trần Kim Phượng, đại sứ VN tại Mỹ 2 ngày sau đó: “VNCH nên vừa rút quân đúng cách, vừa gây cho địch càng nhiều thiệt hại càng tốt, rồi tiến lần về vùng quan trọng là Nam Kỳ (Cochinchina) gồm Saigon và Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi có thể cầm cự được rồi tìm thêm tiếp liệu, và hi vọng cuộc khủng hoảng nầy sẽ làm cho Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ lại” (William Westmoreland. A Soldier Reports, p.400).

Phải chăng quyết định tái phối trí là một ý tưởng cũng đã nhen nhúm từ lâu bởi lẽ từ đầu năm 1974, tướng John Murray, đại diện cơ quan Quốc phòng Mỹ DAO ở Sài Gòn đã báo động cho Bộ Tổng Tham Mưu VN phải tiết kiệm đồ tiếp liệu, nhất là đạn dược bởi sự cắt giảm viện trợ Mỹ, đồng thời ông cũng cung cấp một ước lượng vùng lãnh thổ VN có thể bảo vệ được tương ứng với số tiền viện trợ.

- Nếu tiền viện trợ là 1.4 tỉ MK: có thể bảo vệ được cả 4 vùng chiến thuật

- Nếu tiền viện trợ là 1.1 tỉ MK: không thể giữ được Vùng I

- Nếu tiền viện trợ là 900 triệu MK: không thể giữ được Vùng I và II

- Nếu tiền viện trợ là 750 triệu MK: chỉ giữ được một số vùng đông dân

- Nếu tiền viện trợ là 600 triệu MK: chỉ giữ được Sài Gòn và Miền Tây.

Ngân sách năm 1975 chỉ còn 300 triệu sau khi bị khấu trừ một số thâm hụt trước đó và trả chi phí cho cơ quan DAO. Sau nầy, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng khi gặp ông Thiệu ở Luân Đôn được biết thêm kế hoạch rút quân về Miền Tây của ông Thiệu như sau: “Sau khi rút khỏi Đà Nẵng, quân chủ lực chỉ còn vỏn vẹn 63 000 người. Phải bỏ Sài Gòn, nhưng tôi sẽ để một sư đoàn ở lại trấn giữ (để chận đường) rồi rút hết về miền Tây. Khi nào qua được Bến Lức thì sẽ phá cầu đi, và đây là tuyến cuối cùng. Sau đó không quân và hải quân sẽ cứu sư đoàn còn lại ở Saigon, được bao nhiêu hay bấy nhiêu” (NTH.Tâm tư TT Thiệu, tr. 120). 

Kế hoạch nầy giống ý của kế hoạch Westmoreland kể trên và phải chăng ông Thiệu không thực hiện được vì những biến cố quân sự, chính trị và xã hội dồn dập khiến ông phải từ chức rồi ông và nhiều ông tướng khác di tản trước khi Dương Văn Minh đầu hàng. Nếu kế hoạch được thực hiện, chắc chắn sau đó không có hàng triệu người phải đi kinh tế mới và bị đi tù cải tạo, và VNCH vẫn còn có sở pháp lý trên trường quốc tế.

Cuộc họp ngày 14 tháng 3 tại Cam Ranh

Ba ngày sau cuộc họp tại Dinh Độc Lập, ngày 14-3, một cuộc họp mật khác tại Cam Ranh cũng gồm tổng thống và 3 vị trong cuộc họp ngày 11 /03 thêm tướng Phạm Văn Phú. Những quyết định của phiên hợp lịch sử nầy đã đưa đến những hỗn loạn dây chuyền làm tan rã quân đội Việt Nam Cộng Hòa 55 ngày sau đó mà hậu quả là xóa tên chế độ VNCH.

Frank Snepp, phụ tá của Thomas Polgar, Giám Đốc CIA tại VN, trong quyển Decent Interval xuất bản năm 1977, kể lại một số chi tiết của phiên họp mật nầy nhờ Đặng Văn Quang, vì “cơ quan tình báo CIA đã trả lương và nâng đỡ ông Quang trong bao nhiêu năm và đã bảo đảm giúp cho ông ta có một địa vị (Cố vấn về An Ninh) bên cạnh ông Thiệu” (sđd, p.495). Thì ra, bên cạnh ông Thiệu có nhiều gián điệp chiến lược cộng sản (Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng…) và cả một hệ thống điệp viên Mỹ. Đó cũng là một lý do quan trọng của cuộc bại trận.

Theo Frank Snepp thì Thiếu Tướng Phú trả lời với TT Thiệu là có thể bảo vệ được vùng cao nguyên trong vòng một tháng nếu được tăng viên quân số, vũ khí và không quân, điều mà TT Thiệu từ chối vì không còn lực lượng trừ bị. Giải pháp duy nhất là bỏ hai tỉnh Pleiku và Kontum để dùng những lực lượng nầy tăng cường vùng duyên hải và yểm trợ cho cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột. 

Về việc triệt thoái, Tướng Phú phân vân giữa hai con đường Quốc Lộ 19 từ Pleiku đi Qui Nhơn và Quốc Lộ 14 đi từ Ban Mê Thuột về vùng III, vì hai con đường nầy đã bị cộng sản kiểm soát từng đoạn nên sau cùng Tướng Phú nghiêng theo phân tích của tướng Cao văn Viên là chọn đường Liên Tỉnh 7B là con đường nhỏ, bỏ hoang từ lâu để đi về Tuy Hòa. Nhưng cuộc triệt thoái là một thảm họa tàn khốc vì không kế hoạch, bị công sản rượt theo tấn công, cầu Ea Pha bắc qua sông Ba chưa hoàn tất, không quân thả bom lầm ngay vào đoàn quân đi đầu làm thiệt hại một tiểu đoàn…Hậu quả là trong số 200 000 dân di tản chỉ có 60 000 về đến Tuy Hòa, 75% lực lượng của Quân Đoàn II bị tiêu diệt chỉ trong 10 ngày.(Trần Đông Phong, sđd, tr.119). Chính cuộc triệt thoái thất bại nầy của tướng Phú làm bại hoại quân lực và niềm tin của quân dân với chế độ, làm sụp đổ chế độ nhanh không thể ngờ.

Triệt thoái Vùng I, Vùng Duyên hải phía Nam

Nguồn: Nguyễn Đức Phương. Chiến tranh VN toàn tập

Trong khi Văn Tiến Dũng tấn công Ban Mê Thuột thì Quân Khu I do tướng Ngô Quang Trưởng chỉ huy tương đối còn yên ổn vì được bảo vệ bởi 5 sư đoàn. Sau khi chiếm được Ban Mê Thuột, Võ Nguyên Giáp gởi điện văn cho Quân Khu Ủy B4 (Trị -Thiên) ra lịnh đẩy mạnh tấn công để chia cắt Huế và Đà Nẵng.

Ngày 19/03, Quảng Trị rơi vào tay CS khiến Huế bị đe dọa. Ngày 20/03, lúc 13g TT Thiệu tuyên bố trên đài phát thanh là Quân Đoàn 1 sẽ cố thủ Huế bằng mọi giá sau khi họp với Tướng Trưởng ở Dinh Độc Lập, nhưng đến chiều cùng ngày, khi Tướng Trưởng về tới Đà Nẵng thì nhận được mật điện khẩn số 2238 của TT Thiệu gởi qua Bộ Tổng Tham Mưu ra lịnh cho Tướng Trưởng “nếu tình hình bắt buộc chỉ giữ Đà Nẵng mà thôi” và cho rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn ngay. Tướng Trưởng đã trả lời: “Tham chiếu công điện số 2248 của Đại tướng, tôi e ngại không thi hành nổi lệnh nầy. Xin Đại Tướng tìm người thay thế tôi”. Ngày hôm sau, Tướng Viên gởi công điện cho Tướng Trưởng: “Tình hình hết sức khẩn trương, Trung tướng liệu mà làm”.

Khi mà ông Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng ra lịnh cho ông Tư Lịnh Chiến trường “liệu mà làm” thì xem như quân đội đó đã tan rã. Dân chúng nhốn nháo “chạy giặc” khắp nơi từ trên đất liền tới biển, và chỉ trong 25 ngày, từ ngày 19 tháng 3 đến 16 tháng 4, 1975, ba quân khu lần lượt lọt vào tay cộng sản mà họ không cần phải đổ nhiều xương máu, tướng Nguyễn Vĩnh Nghi bị địch bắt, tướng Ngô Quang Trưởng và Hồ Văn Kỳ Thoại phải vất vả lắm mới thoát được chạy về Sài Gòn.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (09/04 đến 30/04)

Ngày 06/04/1975, Lê Duẩn (anh Ba) cử Văn Tiến Dũng làm Tư Lịnh Mặt Trận Sài Gòn, Phạm Hùng làm Chính Ủy, Trần Văn Trà làm Phó Tư Lịnh thứ nhất kiêm Tham mưu trưởng, Sáu Nam tức Lê Đức Anh làm Phó Tư Lịnh và Lê Ngọc Hiền làm Tham mưu phó. Bộ tư lịnh đặt ở Lộc Ninh. Hôm sau, Lê Đức Thọ (Anh Sáu), nhân vật số 2 của chế độ, từ Hà Nội đến mặt trận để chỉ huy toàn bộ Chiến dịch 275 đổi tên ngày 14/04 thành Chiến dịch Hồ Chí Minh, mang theo văn thư của Chủ Tịch Tôn Đức Thắng gởi “Các đồng chí phải chiến thắng, nếu không thì đừng có trở về”.

Ngày 9 tháng tư, cộng sản bắt đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh bằng cách huy động 3 sư đoàn 6,7 và 321 tấn công thị xã Xuân Lộc. Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 18 BB của tướng Lê Minh Đảo đã anh dũng chống trả, mặc dù CS pháo kích đến 10 ngàn đại pháo trong một ngày (theo Snepp thì 1000, có lẽ hợp lý hơn), đã đẩy lui được quân CS, và đây là lần đầu tiên sau 3 tháng chiến thắng trên nhiều mặt trận, chiếm được 14 tỉnh, quân CS bị chận bước tiến. Tướng Trần Văn Trà, trong hồi ký Kết thúc cuộc chiến 30 năm, đã nhìn nhận là ba sư đoàn của Hoàng Cầm bị thiệt hại rất nhiều, Tướng Trà phải tăng viện quân trừ bị của sư đoàn 6 và 7 rồi tấn công Dầu Dây trên Quốc Lộ số 1.

Trong khi ông Thiệu đọc diễn văn từ chức, các đơn vị cuối cùng của sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo rút ra khỏi Xuân Lộc, và vài giờ sau, bộ chỉ huy Quân Đoàn 3 của tướng Nguyễn Văn Toàn phải di tản về Sài Gòn. Biên Hòa và Vũng Tàu bị đe dọa nặng. Chỉ 2 giờ sau lễ bàn giao giữa ông Thiệu và ông Hương, đài phát thanh Giải phóng và Hà nội đồng loạt tuyên bố: “Đó cũng chỉ là một chế độ bù nhìn, chánh phủ Thiệu không có Thiệu” (Todd, p.316).

Trong khi đó, một biến cố quân sự quan trọng xảy ra sát nách Sài Gòn. Lê Duẩn đánh điện cho Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng đang đặt bản doanh ở Lộc Ninh yêu cầu gia tăng các cuộc tấn công càng mạnh càng mau trên khắp các mặt trận. Mọi chậm trễ có thể đưa đến những hậu quả quân sự và chính trị trầm trọng. Theo Olivier Todd thì Lê Duẩn sợ rằng nếu chiến trường kéo dài thì áp lực chính trị quốc tế có thể can thiệp để chia cắt đất đai như hồi 1954 trước hội nghị Genève. Tuân hành chỉ thị này, Văn Tiến Dũng ra lịnh cho tất cả các lực lượng từ chiến khu C, chiến khu D, Khu Tam giác Sắt ở miền Đông, và các lực lượng ở vùng đồng bằng Cửu Long và Cà Mau chuẩn bị tổng tấn công vào Sài Gòn và các tỉnh. Để phân công, bộ phận chính trị do Lê đức Thọ và Phạm Hùng đóng ở Lộc Ninh, còn tướng Trần văn Trà và Văn tiến Dũng lập bộ tham mưu mặt trận ở Bến Cát, sát nách Sài Gòn.

Ngày 30 tháng tư

* 2giờ 30 sáng, tại tòa đại sứ Mỹ còn 1000 người Việt, 53 nhân viên dân sự và 173 thủy quân lục chiến trong khi ở phi trường TSN còn độ 2000 chờ phi cơ. 

* 4 giờ 42: chiếc trực thăng mang tên Lady Ace 9 đáp xuống nóc tòa đại sứ. Viên phi công trình lệnh của Tổng Thống: Martin phải lên phi cơ. Nếu Martin không tuân lệnh, viên phi công còn có một lệnh khác của Gayler, tư lịnh Mỹ vùng Thái Bình Dương là áp giải Martin.

* 7 giờ 53: chiếc trực thăng cuối cùng chở những binh sĩ cuối cùng (thực ra còn 2 xác thủy quân lục chiến ở Tân Sơn Nhất), yểm trợ bằng 6 trực thăng võ trang Cobra rời tòa đại sứ. Họ ném hơi cay trên đầu 420 người Việt còn đứng chờ bàng hoàng, ngơ ngác. Lá cờ Mỹ đã cuốn đi mang theo nỗi thất vọng, cay đắng, oán hờn, sung sướng, của người Việt bắt đầu một trang sử mới.

* 8 giờ sáng, tại dinh Phủ Thủ Tướng, ông Dương Văn Minh họp cùng các nhân vật quan trọng của nội các mới như Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu để trình bày tình hình quân sự và chính trị đã đến hồi tuyệt vọng, cuộc thương thuyết với chánh phủ Mặt Trận Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam và Hà Nội, qua trung gian của Pháp kể như không có trong khi thành phố Sài Gòn đã hỗn loạn cực kỳ. 

* 9g30: sau phiên họp, nội các Dương Văn Minh đến dinh Độc Lập dự định theo chương trình để bàn giao với Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, nhưng cuộc bàn giao không xảy ra mà họ chờ quân giải phóng đến.

* 11g30: “…tiếng chân người vang dội trong đại sảnh, có cả tiếng khua vũ khí và tiếng đạn lên nòng. Rồi tiếng hô từ phía đại sảnh: Mọi người đi ra khỏi phòng. Một người bộ đội cấp chỉ huy nói với ông Minh: Anh hãy viết một bản tuyên bố đầu hàng. Ông Minh trả lời rằng sáng nay ông đã có một tuyên bố trao quyền rồi. Viên chỉ huy nói: Anh chẳng có gì để trao. Anh chỉ có thể tuyên bố đầu hàng… Ông Minh vẫn đứng yên lặng. Viên chỉ huy yêu cầu ông Minh đi đến đài phát thanh để thảo và đọc bản tuyên bố đầu hàng…Trước khi rời dinh Độc Lập đến đài phát thanh, ông Minh nói với vị chỉ huy bộ đội: Vợ tôi vẫn ở đây. Xin các anh bảo đảm an ninh giùm. Viên chỉ huy đáp: Anh hãy yên tâm…Ông Minh và ông Mẫu được đưa đến đài phát thanh Sài Gòn trên chiếc xe Jeep của bộ đội…Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị viên Bùi Văn Tùng thảo. Ông Minh đọc và đài phát lúc 13 giờ (Lý Quý Chung. Hồi ký không tên, tr. 407-08)

Pierre Darcourt kể lại với nhiều chi tiết sống sượng hơn:

* “Đúng 12 giờ 10 phút, ba chiếc xe tăng T54 cán dẹp những hàng rào cản sơn màu trắng đỏ bao quanh dinh Độc Lập. Họ bắn chỉ thiên một tràng dài, ủi sập cánh cổng lớn, cán lên trên rồi tiến thẳng vào dinh Độc Lập, cày bừa lên các bãi cỏ trong sân. Hai chiếc xe Jeep và một chiếc xe vận tải chạy đến, qua mặt các chiến xa. Tất cả mang cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miên Nam…Vị sĩ quan cao cấp được 4,5 lính CS hộ tống ập vô đại sảnh, nơi mà tướng Dương Văn Minh đang hội họp với các người thân cận của ông ta. Thấy vị sĩ quan đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, Tướng Minh tưởng rằng mình đứng trước một sĩ quan cao cấp nên nói:

– Thưa quan sáu (nguyên văn: mon général o­ng sau), tôi đã chờ ông từ sáng để trao quyền cho ông.

– Mầy (nguyên tác: tu, có thể dịch là anh, nhưng mày có lẽ đúng hơn trong hoàn cảnh nầy) dám nói là trao quyền à. Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một tên bù nhìn. Mầy chẳng có quyền nào để trao cho tao cả. Chúng tao đạt được quyền bằng khẩu súng trong tay. Tao nói cho mày rõ là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị. Và kể từ bây giờ, tao cấm mầy không được ngồi xuống. Gương mặt tướng Minh co rúm lại. Giọng nói hung bạo và khinh miệt của người sĩ quan khiến ông Minh hiểu rõ là ông đang đứng trước mặt một sĩ quan miền Bắc (nguyên tác: Tonkinois) chớ không phải là người Mặt Trận miền Nam. Tướng Minh cố giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng nói:

– Chúng tôi đã có làm sẵn một bữa cơm để tiếp các ông. Có yến, súp măng cua.

Viên trung tá sẵng giọng

– Tụi bây đang ở trong tình trạng bị bắt. Hãy giữ thức ăn tư sản cho tụi bây. Chúng tao sẽ cho tụi bây ăn cơm dã chiến, một nắm cơm vắt và một hộp thịt mặn.

Tất cả các tổng trưởng hiện diện đều bị khám xét và bị bắt giam trong một phòng. Dinh Độc Lập bị tràn ngập bởi phóng viên báo chí” (Darcourt, p.209).

* Lúc 16 giờ 30, tướng Minh được rời khỏi phòng giam lỏng ở tầng dưới dinh Độc Lập. Một phóng viên của nhật báo Quân đội giải phóng hỏi ông:

– Ông nghĩ sao về những biến cố mà ông vừa trải qua?

Ông Minh ngập ngừng giây lát rồi trả lời với ngôn ngữ tuyên truyền mà CS thường sử dụng

– “Chúng tôi đã nhận thức được sức mạnh của Chánh phủ cách mạng lâm thời và của quân đội giải phóng. Các đơn vị thiết giáp của quân giải phóng thực hùng mạnh, quân đội Sài Gòn không thể nào đương cự được, chỉ còn có việc đầu hàng không điều kiện mà thôi…Các ông đã đạt được chiến thắng một cách nhanh chóng, chúng tôi vô cùng sung sướng. Chúng tôi và gia đình chúng tôi bình yên, thật là may mắn” (Darcourt, tr. 213).

Và sau đó, các nhân vật trong nội các cuối cùng của VNCH lưu xú với những câu nói bất hủ.

- Ông Vũ văn Mẫu thì hớn hở, nhảy nhót: “Các anh đánh hay lắm. Tôi rất sung sướng đã đuổi được người Mỹ ra đi. Bây giờ thì chúng ta với chúng ta mà thôi. Sau khi nhắc lại quê ông ở quận Thường Tín, phía Nam Hà Nội và chuyện ông cạo đầu phản đối ông Diệm, ông nói: Kể từ hôm nay thì tôi sẽ để tóc lại được rồi”

- Ông Nguyễn Văn Hảo đưa tay lên và nói lớn: “Các anh thật đáng phục vì đã đánh bại được nước Mỹ, chúng tôi hi vọng là tài nguyên của đất nước sẽ được sử dụng để xây dựng đất nước chúng ta”. (Darcourt, tr.213).

Nếu Cộng Sản Miền Bắc và Miền Nam là những kẻ thù của VNCH thì những người làm chính trị vọng tưởng, u mê, cơ hội chủ nghĩa, tranh đấu hay núp bóng dưới nhãn hiệu hòa giải hoà hợp, thành phần thứ ba, tất cả cũng là những kẻ thù của dân tộc bởi lẽ họ đã vô tình hay cố ý đánh phá phe quốc gia, góp công cho chiến thắng của cộng sản mặc dù cộng sản vẫn khinh rẻ họ và xem họ là kẻ thù. 

Kết luận

Bài viết không mục đích định công buộc tội bởi đó là lãnh vực của lịch sử, tuy khi từ chức ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu đã nói trước đồng bào là: Khi tôi ra đi, tôi xin đồng bào, chiến sĩ cán bộ, tất cả các đoàn thể nhân viên tôn giáo, hãy thứ lỗi cho tôi những lỗi lầm gì đã có với quốc dân trong suốt 10 năm qua; và khi gặp Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng ở Luân Đôn đề cập đến cuộc thua trận, ông nói: Je suis responsable mais pas coupable - Tôi chịu trách nhiệm nhưng tôi không có tội (Tâm tư TT Thiệu, tr. 61).

Tuy nhiên, nhìn qua các biến cố, chúng tôi mạo muội có nhận định là VNCH rơi vào tay cộng sản vì 3 lý do chính yếu: 

- Thứ nhất: Muốn rút quân, Mỹ đã phản bội VNCH bằng cách nhượng bộ CSBV nhiều điều nhục nhã và giảm bớt viện trợ quá nhiều và quá nhanh. Hậu quả là VNCH không có đủ thời gian và phương tiện cần thiết để tổ chức lại một đạo quân và một chiến thuật quân sự tự lập, khả dĩ chống đỡ lại sức tấn công vũ bão của đạo quân Bắc Việt hùng mạnh hơn gấp nhiều lần, nhất là từ lúc CS tổng tấn công Ban Mê Thuột, VNCH đã can kiệt súng đạn và nhiên liệu mà theo tướng Cao Văn Viên chỉ còn đủ sử dụng đến tháng 6/1975;

- Thứ hai: Trong số những người cầm vận mạng quốc gia của Đệ nhị cộng hòa, một số tướng lãnh bị xem là thiếu khả năng lãnh đạo và dũng khí, tham nhũng và phe nhóm, đã làm suy giảm nhiệt quyết của giới sĩ quan trung cấp, mặc dù quân đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn can trường chiến đấu trên các mặt trận;

- Và sau cùng, sự suy giảm uy tín của chánh phủ Thiệu đã dấy lên những cuộc biểu tình chống đối của những phần tử đối lập chân chính và thời cơ, những thành phần thứ ba thật và giả, những thành phần thân cộng và cộng sản trà trộn trong các đoàn thể sử dụng chiến lược tổng nổi dậy của cộng sản, làm hậu phương rối loạn khiến cộng sản thắng hay thắng nhanh hơn.

Sau 44 năm miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, đất nước càng thêm tang thương, tụt hậu, xã hôi băng hoại đạo đức, bị thế giới xem thường vì cấp lãnh đạo, từ trên xuống dưới, đại đa số đều ngu dốt, tham nhũng, độc tài và vô đạo. 

Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời của Uwe Siemon-Netto, người ký giả gốc Đức đã có mặt trên khắp các chiến trường Việt Nam từ 1965 đến 1972, đã chứng kiến những cảnh tượng cộng sản tàn sát tập thể dân Huế và các giáo sư người Đức đến giảng dạy thiện nguyện cho Đại học Y khoa Huế. Ông viết: “Chiến thắng của cộng sản dựa vào những căn bản độc ác, khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên, tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm điều chỉnh lại hậu quả tàn khốc đó, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc VN, tôi tin là cuối cùng họ sẽ tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xảy ra” (Duc: A Reporter’s Love for A Wounded People / bản dịch của Lý Văn Quý).

27/04/2019


____________________________________

Thư mục tham khảo chính yếu:

- Lê Duẩn. Thư vào Nam.

- Trần Văn Trà. Kết thúc cuộc chiến 30 năm.

- Văn Tiến Dũng. Đại thắng mùa Xuân.

- Võ Nguyên Giáp. Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng.

- Lưu Văn Lợi. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris.

- Lý Quý Chung. Hồi ký không tên.

- Nguyễn Đức Phương. Chiến tranh Việt Nam toàn tập. -Toronto: Làng Văn, 2000

- Nguyễn Tiến Hưng. Khi Đồng minh tháo chạy. - San José: Hứa Chấn Minh, 2005.

- Nguyễn Tiến Hưng. Tâm tư Tổng Thống Thiệu. - San José: Hứa Chấn Minh, 2010 .

- Trần Đông Phong. Việt Nam Cộng Hòa: 10 ngày cuối cùng. - California: Nam Việt, 2006.

- Darcourt, Pierre. Viêtnam, qu’as-tu fait de tes fils. -Paris: Albatros, 1975.

- Nixon, Richard. The Memoirs of Richard Nixon.- New York: Grosset and Dunlap, 1978.

- Nixon, Richard. The Real War. New York: Warner Books Press, 1980.

- Snepp, Frank. Sauve qui peut. - Paris: Éditions Balland, 1977. (Dịch từ: Decent Interval).

- Todd, Olivier. La chute de Saigon: Cruel Avril. - Paris: Robert Laffont, 2005

- Uwe Siemon-Netto. Duc: A Reporter’s Love for A Wounded People / Bản dịch của Lý Văn Quý.Vinh quang của sự phi lý.

- Westmoreland, William. A Soldier Reports. - Garden City: NY Doubleday, 1976.

Đại tướng Lê Đức Anh và ký ức ngày 30/4, thoát chết bom của Không quâ VNCH

Dân trí “Khi nghe các nơi báo cáo: “Xong rồi!”, trong cơ thể có một cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái biết bao! Và, lúc bấy giờ mới thấy thấm mệt, có thể nói mệt rã rời sau bao ngày đêm toàn bộ cơ thể luôn căng ra như dây đàn”. 
>>Hải trình ra Bắc bằng tàu đánh cá gặp nhiều sóng gió của ông Lê Đức Anh 
>>Đại tướng Lê Đức Anh và những trận đánh để đời

Đại tướng Lê Đức Anh viết như vậy trong cuốn hồi ký "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng" của ông.

***

Sau khi giải phóng tỉnh Phước Long, Bộ Tư lệnh Miền Tây bắt tay xây dựng kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn. Chúng tôi thảo phương án sử dụng lực lượng, lấy lực lượng tại chỗ là chủ yếu, tính toán kỹ thấy thiếu một quân đoàn. Bộ Tư lệnh Miền họp thống nhất điện xin Trung ương đưa Quân đoàn 3 vào tăng cường cho B2.

Cả Bộ Tư lệnh Miền gần như thống nhất là sẽ giải phóng Sài Gòn vào tháng 4, vì sang tháng 5 đã vào đầu mùa mưa ở Nam Bộ, việc cơ động của ta sẽ khó khăn; mà khó khăn nhất là hướng tây - tây nam Sài Gòn, vùng Long An với đồng nước, kênh rạch và sình lầy.

Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng tây - tây nam chúng tôi tiến công. Đến 3 giờ sáng ngày 27, Sư đoàn 5 đã cắt được đoạn từ Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cùng quân và dân Tiền Giang thực hiện đánh cắt lộ 4 từ Mỹ Tho đến bờ sông Tiền.

Đại tướng Lê Đức Anh và ký ức ngày 30/4 - 1
Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam Lê Đức Anh (người đang dơ tay chỉ) và Phó Chính ủy miền Nam Lê Văn Tưởng (ngoài cùng bên trái) cùng các đồng chí trong Bộ Tư lệnh miền Nam tại căn cứ Tà Thiết năm 1971.

Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, tổ chức vượt sông Vàm Cỏ, áp sát địch để bảo đảm cho Sư đoàn 9 cùng binh khí kỹ thuật qua sông. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa. Các trung đoàn 24 và 88 bám sát vào nội đô phía nam Sài Gòn.

Khi xe tăng, thiết giáp của ta vượt qua sông Vàm Cỏ thì trời đổ mưa, đoạn thuộc huyện Đức Huệ (Long An) sình lầy, xe không đi được. Nhân dân vác những bó cây và dỡ nhà mình ra lót đường cho xe tăng và pháo ta vượt qua. Lúc đó tôi nói một số đồng chí trở lại giúp dân làm lại nhà, dù người dân không hề đòi hỏi…

Sáng 30/4, các cánh quân ta cùng nhân dân nổi dậy, đồng loạt tấn công đánh chiếm các mục tiêu đã định. Đến 9 giờ 30 phút, quân địch về cơ bản đã mất sức chiến đấu. Cả Sài Gòn - Gia Định trở thành một rừng cờ, biểu ngữ, hoa các loại vẫy chào quân giải phóng.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Lúc này, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, quân và dân ta tự lực giải phóng địa bàn, góp phần cùng cả nước chấm dứt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc kéo dài 30 năm. 

Ngày 30/4 và 1/5, chúng tôi ở sở chỉ huy cánh tây - tây nam tại một địa điểm phía nam huyện Đức Hòa, Long An. Khi nghe các nơi báo cáo: “Xong rồi!”, trong cơ thể có một cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái biết bao! Và, lúc bấy giờ mới thấy thấm mệt, có thể nói mệt rã rời sau bao ngày đêm toàn bộ cơ thể luôn căng ra như dây đàn.

Tối hôm đó, khi anh Phạm Hùng và anh Văn Tiến Dũng cho người xuống gọi tôi lên họp, tôi nói, giờ cho tôi ngủ chút đã mệt quá! Và tôi đã ngủ một giấc tới 9 giờ sáng.

Trên đời này, ai vừa trải qua những thử thách nghiệt ngã, những ngày tháng căng thẳng, thì hẳn sẽ hiểu và cảm thông cho giấc ngủ ngon lành, không gì cưỡng nổi của những người lính chúng tôi ngay khi vừa kết thúc cuộc chiến tranh.

Đời tôi đã đi suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Biết bao kỷ niệm sâu sắc tưởng chừng không thể quên. Chiến tranh là thử thách cao nhất, nghiệt ngã nhất đối với con người.

Cú chết hụt khi chiến tranh sắp kết thúc

Nhiều lúc bom đạn ác liệt quá, tôi từng nói vui với anh em: “Bom đạn đầy trời thế này, chết là chuyện thường, còn sống thì mới kỳ lạ!”. Bởi vậy, cú chết hụt ở giờ phút cuối cùng, khi mà chiến tranh sắp kết thúc thì tôi không thể nào quên được.

Sở chỉ huy của cánh quân hướng tây - tây nam nằm ngay bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc huyện Đức Hòa. Suốt ngày đêm, tôi vẫn trụ trong cái chòi nhỏ sát mép sông. Sáng hôm đó, tôi vào ăn cơm, chỗ ăn là nhà họp của địa phương, làm nửa chìm nửa nổi, Chính ủy Hai Tưởng đặt vị trí ở đây; vừa ăn xong tự nhiên anh Tưởng bảo tôi: “Anh hãy nán lại, nằm trên võng của tôi mà thở, nghỉ mươi phút rồi hẵng ra đó!”.

Tôi nghe anh, vừa ngả lưng, thì ở ngoài chòi của tôi một quả bom từ máy bay địch ném trúng, cái chòi bay mất, cậu lái xe của tôi hy sinh, cậu Thái bảo vệ bị thương.

Nếu hôm đó ăn xong, tôi ra liền thì nhất định “cái chuyện thường” đã xảy ra với tôi và hôm nay, chẳng còn ngồi để mà viết ra những dòng chữ này! Chiến tranh có chừa ai, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên nhiều khi không thể mang “tính quy luật ra mà giải thích”!

Trích Hồi ký “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng” của Đại tướng Lê Đức Anh


Nũ gián điệp VC tại bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH 

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn

Thanh xuân của bà Nhung là tháng ngày làm việc cho đối phương để lấy tài liệu, chuyển mật thư của tình báo Phạm Xuân Ẩn về chiến khu.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     Thượng úy Nguyễn Thị Mỹ Nhung (87 tuổi), bí danh Nguyễn Thị Yên Thảo, thường gọi Tám Thảo, là một sĩ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là thành viên của cụm tình báo H.63 mà Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên chủ lực của cụm." id="vne_slide_image_0" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 680px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

Thượng úy Nguyễn Thị Mỹ Nhung (87 tuổi), bí danh Nguyễn Thị Yên Thảo, thường gọi Tám Thảo, là một sĩ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là thành viên của cụm tình báo H.63 mà Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên chủ lực của cụm.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     Sau 44 năm từ ngày đất nước thống nhất, bà Tám Thảo có một cuộc sống bình yên trong căn nhà trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Phú Nhuận, TP HCM).

     "Tôi sinh ra trong gia đình khá giả, cha mẹ buôn bán ở chợ Bến Thành. Lúc tôi 12 tuổi, thấy nữ chiến sĩ rải truyền đơn và dần mê công việc này. Bốn năm sau, tôi tìm vào chiến khu, rồi làm nhiệm vụ giao liên, chèo thuyền đưa cán bộ qua sông, từ đó bén duyên với công việc tình báo", bà chia sẻ.

" id="vne_slide_image_1" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 680px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

Sau 44 năm từ ngày đất nước thống nhất, bà Tám Thảo có một cuộc sống bình yên trong căn nhà trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Phú Nhuận, TP HCM).

"Tôi sinh ra trong gia đình khá giả, cha mẹ buôn bán ở chợ Bến Thành. Lúc tôi 12 tuổi, thấy nữ chiến sĩ rải truyền đơn và dần mê công việc này. Bốn năm sau, tôi tìm vào chiến khu, rồi làm nhiệm vụ giao liên, chèo thuyền đưa cán bộ qua sông, từ đó bén duyên với công việc tình báo", bà chia sẻ.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     Sau năm 1954, bà ở lại Sài Gòn vừa hoạt động cách mạng và phụ gia đình bán tơ lụa ở chợ Bến Thành. Tháo vát và duyên dáng nên cô gái Mỹ Nhung được giao nhiệm vụ chuyển tài liệu mật mà tình báo Phạm Xuân Ẩn thu thập về chiến khu. Để có vỏ bọc tốt, bà phải tạo phong cách tiểu thư, tập nhảy đầm, học tiếng Anh, tiếng Pháp...

     Nổi bật là lần Tám Thảo vận chuyển 24 cuốn phim ra Củ Chi vào năm 1961. Vượt qua các trạm, bốt gác dày đặc, tài liệu được mang về an toàn. Thông tin trong các cuộn phim giúp quân giải phóng nắm được nội dung chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

" id="vne_slide_image_2" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 680px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

Sau năm 1954, bà ở lại Sài Gòn vừa hoạt động cách mạng và phụ gia đình bán tơ lụa ở chợ Bến Thành. Tháo vát và duyên dáng nên cô gái Mỹ Nhung được giao nhiệm vụ chuyển tài liệu mật mà tình báo Phạm Xuân Ẩn thu thập về chiến khu. Để có vỏ bọc tốt, bà phải tạo phong cách tiểu thư, tập nhảy đầm, học tiếng Anh, tiếng Pháp...

Nổi bật là lần Tám Thảo vận chuyển 24 cuốn phim ra Củ Chi vào năm 1961. Vượt qua các trạm, bốt gác dày đặc, tài liệu được mang về an toàn. Thông tin trong các cuộn phim giúp quân giải phóng nắm được nội dung chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     "Đây là bức ảnh khi tôi hoạt động trong Bộ Tư lệnh Hải quân chính quyền Sài Gòn với vai trò phiên dịch viên từ năm 1964. Người Mỹ nguyên tắc và cảnh giác với tất cả nhân viên ở đây nên tôi lúc nào cũng phải thân thiện và tinh tế để lấy lòng họ", bà nhớ lại.

     Chiến công lớn của bà trong thời gian làm ở đây là lấy được sơ đồ, bố trí lực lượng của Bộ Tư lệnh Hải quân, tài liệu đánh giá của Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

" id="vne_slide_image_3" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 680px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

"Đây là bức ảnh khi tôi hoạt động trong Bộ Tư lệnh Hải quân chính quyền Sài Gòn với vai trò phiên dịch viên từ năm 1964. Người Mỹ nguyên tắc và cảnh giác với tất cả nhân viên ở đây nên tôi lúc nào cũng phải thân thiện và tinh tế để lấy lòng họ", bà nhớ lại.

Chiến công lớn của bà trong thời gian làm ở đây là lấy được sơ đồ, bố trí lực lượng của Bộ Tư lệnh Hải quân, tài liệu đánh giá của Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     Cuối năm 1969, để đảm bảo an toàn cho cụm tình báo H.63, bà nhận lệnh rút vào chiến khu. Tại đây, nữ tình báo được đồng đội giới thiệu một anh bộ đội. Hai người kết hôn sau gần một năm quen biết nhau.

     "Ngày 30/4 tôi vẫn phải ở lại chiến khu Lộc Ninh, phải nửa tháng sau mới được về Sài Gòn. Trở lại với cuộc sống bình thường, tôi công tác tại Sở Thông tin Thành phố. Năm 1976, vì không có con nên hai vợ chồng tôi sau đó nhận một bé gái làm con nuôi", bà Tám Thảo chia sẻ.

" id="vne_slide_image_4" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 680px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

Cuối năm 1969, để đảm bảo an toàn cho cụm tình báo H.63, bà nhận lệnh rút vào chiến khu. Tại đây, nữ tình báo được đồng đội giới thiệu một anh bộ đội. Hai người kết hôn sau gần một năm quen biết nhau.

"Ngày 30/4 tôi vẫn phải ở lại chiến khu Lộc Ninh, phải nửa tháng sau mới được về Sài Gòn. Trở lại với cuộc sống bình thường, tôi công tác tại Sở Thông tin Thành phố. Năm 1976, vì không có con nên hai vợ chồng tôi sau đó nhận một bé gái làm con nuôi", bà Tám Thảo chia sẻ.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     Năm 1998, người chồng bà mất do bệnh ung thư. Hiện, bà Tám Thảo ở cùng cháu trai và chắt. Người con gái bà cũng đã ngoài lục tuần, sống cách đó không xa." id="vne_slide_image_5" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 680px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

Năm 1998, người chồng bà mất do bệnh ung thư. Hiện, bà Tám Thảo ở cùng cháu trai và chắt. Người con gái bà cũng đã ngoài lục tuần, sống cách đó không xa.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     Cuộc sống tuổi già của thượng úy nữ tình báo diễn ra nhẹ nhàng, hầu hết việc trong nhà bà vẫn tự mình lo liệu được. Trên ban công, bà trồng cây hoa, vui thú điền viên." id="vne_slide_image_6" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 680px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

Cuộc sống tuổi già của thượng úy nữ tình báo diễn ra nhẹ nhàng, hầu hết việc trong nhà bà vẫn tự mình lo liệu được. Trên ban công, bà trồng cây hoa, vui thú điền viên.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     87 tuổi nhưng bà Tám Thảo vẫn minh mẫn, sức khỏe ổn định. Mỗi ngày bà đều tập thể dục với các bài tập đơn giản trong phòng của mình." id="vne_slide_image_7" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 680px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

87 tuổi nhưng bà Tám Thảo vẫn minh mẫn, sức khỏe ổn định. Mỗi ngày bà đều tập thể dục với các bài tập đơn giản trong phòng của mình.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     "Nhiều năm nay, tôi dành thời gian rảnh mỗi ngày để đọc sách tiếng Anh cho không bị quên khi giao tiếp với người nước ngoài", bà chia sẻ." id="vne_slide_image_8" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 550px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

"Nhiều năm nay, tôi dành thời gian rảnh mỗi ngày để đọc sách tiếng Anh cho không bị quên khi giao tiếp với người nước ngoài", bà chia sẻ.

Cuộc sống tuổi 87 của nữ thượng úy tình báo ở Sài Gòn     Từ khi nghỉ hưu, phần lớn thời gian bà Tám Thảo ở nhà với con cháu. Những dịp kỷ niệm các ngày thống nhất đất nước, ngoài gặp gỡ đồng đội xưa, bà vẫn thường nhận lời mời đi giao lưu và trò chuyện về cuộc đời kháng chiến, sự nghiệp tình báo của mình." id="vne_slide_image_9" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricprecision; border: 0px; line-height: 0; max-width: 100%; width: 680px; position: absolute; cursor: url("https://scdn.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v365/v2/helper/slideshow/css/slideshow/images/icons/zoom_cursor.png"), auto; float: left !important; display: block !important;">

Từ khi nghỉ hưu, phần lớn thời gian bà Tám Thảo ở nhà với con cháu. Những dịp kỷ niệm các ngày thống nhất đất nước, ngoài gặp gỡ đồng đội xưa, bà vẫn thường nhận lời mời đi giao lưu và trò chuyện về cuộc đời kháng chiến, sự nghiệp tình báo của mình.


Cô Nhíp

BM

Một hình ảnh công dân Việt nam nay là quốc tịch Mỹ : Đó là Cô Nhíp người hùng một khoảnh khắc dẫn xe tăng tiến vào dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975… và ngay sau đó cô cũng đã vứt bỏ đi quá khứ đến với một vương quốc “giãy chết” Nước Mỹ xứ sở của muôn vàn thăng trầm sự kiện 30/4/1975 

BM
  
Nay được tạp chí Văn Hóa Nghệ An lấy hình ảnh “Cô Nhíp” đặt trang trọng trên ảnh bìa số kỷ niệm 30/4 tròn 40 năm ngày giải phóng đất nước

Ngày 29/4/1975, xe tăng của Phe Cách Mạng đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây Bắc. Trên xe có một cô gái trẻ, xinh đẹp, đầu đội mũ tai bèo, dẫn đường.

Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng đó để dựng thành phim: Cô Nhíp!

BM
Hình ảnh Cô Nhíp 44 năm trước

Cô Nhíp (Cao Thị Nhíp – cách mạng thì gọi cô là Nguyễn Trung Kiên), tên thật, người thật, việc thật (có nhiệm vụ dẫn xe tăng của phe Cách Mạng vào Sài Gòn) giờ cô ở đâu? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó, cô được gì? cô làm gì? cô ra sao?

Trả lời: cô Nhíp đã qua Mỹ sống từ lâu. Cô đã mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác. Một khoảng đời với cái tên Nhíp trước đây, cô đã tự chôn vùi.

Mùa hè cách đây vài năm, ở thành phố Garden Grove, Nam California, tôi gặp lại Nhíp. Vẫn xinh đẹp như xưa nhưng khi được hỏi về ngày 29/4/1975, Nhíp trả lời: “Tôi đã quên rồi. Quên lâu lắm rồi”.

Một buổi sáng thượng tuần tháng 10 năm ngoái, “Cô Nhíp” đến nhà thăm tôi khi vừa tử Cali về lại VN.

Tôi và nó là đôi bạn thân trước khi nó rời bỏ Sài Gòn để đến nước Mỹ xa xôi và trở thành cư dân ở đó.

Hơn bốn mươi năm “Cô Nhíp” năm xưa đã mất dấu thật rồi. Chỉ còn đây, một người Mỹ gốc Việt.

BM
  
Chuyện gì đã xảy ra  vậy? Sử sách sẽ ghi chép thế nào đây? Cả tôi lẫn nó đều không ai nhắc về “Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.

Có nỗi xót xa không thể nói thành lời.

BM  
Note: Cao Thị Nhíp quê Tiền Giang, lên Sài Gòn hoạt động cách mạng, tham gia biệt động thành dưới vỏ bọc là người làm công cho gia đình một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Vốn thông thuộc đường sá, cô Nhíp dễ dàng dẫn đường cho xe tăng vào đánh sân bay Tân Sơn Nhất, Năm 1976. Hãng phim Giải Phóng đã dựng phim "Cô Nhíp" do Nguyễn Trí Việt viết kịch bản và Khương Mễ làm đạo diễn, bộ phim được chiếu rộng rãi và giành nhiều giải thưởng điện ảnh lớn.

BM

Năm 1983 cô Nhíp làm ở Công ty Thương nghiệp tổng hợp Quận 5 rồi sang Mỹ, mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác, ở thành phố Garden Grove, Nam California."

Quỳnh Trần


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7407

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca