Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Thầy giáo tiếng Anh nước ngoài trộm điện thoại, đổ lỗi tại Covid-19 bị giam tù 6 tháng tại VN
09.07.2020

Trộm cắp chiếc điện thoại Iphone 11 trị giá gần 30 triệu đồng, thầy giáo người Anh đổ lỗi do Covid-19 nên tinh thần hoảng loạn mới gây ra tội.

Theo cáo trạng truy tố, khoảng 14h30 ngày 8/3, Adam đến một tiệm Spa trên đường Bùi Viện (quận 1, TP.HCM). Tại đây, anh ta phát hiện thấy chiếc điện
 thoại Iphone 11, của chị Nguyễn Thụy Hải Yến (nhân viên tiệm Spa) đang để ở ghế nên nảy sinh ý định trộm cắp. Lợi dụng không ai để ý, Adam cầm chiếc điện thoại bỏ vào túi quần rồi nhanh chóng dời đi.
Thầy giáo tiếng Anh nước ngoài trộm điện thoại, đổ lỗi tại Covid-19 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Bị cáo Adam Michael Nowicki

Thấy vị khách bỏ đi bất thường, chị Yến chạy lại ghế kiểm tra thì phát hiện chiếc điện thoại đã “không cánh mà bay”. Chị Yến lập tức đuổi theo Adam thì thấy anh ta đang trong siêu thị Ministop gần đó nên tri hô rồi cùng người dân bắt giữ, giao cho công an. Tại cơ quan điều tra, Adam thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội.

Mục đích của Adam nhập cảnh vào Việt Nam để làm giáo viên dạy tiếng Anh cho một cơ sở giáo dục ở TP.HCM, do dịch bệnh nên anh ta phải tạm nghỉ việc.

Tại phiên tòa hôm nay, Adam loanh quanh đổ lỗi cho hoàn cảnh và khai bản thân có vấn đề về thần kinh khi 18 tuổi. Về lý do trộm cắp, Adam khai, hôm đó tâm lý của bị cáo thất thường và do dịch bệnh Covid-19 nên bị cáo hoảng loạn, lo lắng, không làm chủ được hành vi mới phạm tội.

Xét thấy, hành vi của bị cáo đã vi phạm pháp luật Việt Nam, gây mất trật tự xã hội, cần có bản án tương thích để răn đe nên sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 6 tháng tù giam. Theo Thanh Phương  Vietnamnet


Hoa hậu Phương Nga tố giác Công Sản: Công an, Viện Kiểm sát lạm dụng 

Dân trí - Sau hơn 2 năm được đình chỉ điều tra, hoa hậu Phương Nga gửi đơn tố giác Công an, Viện KSND TPHCM ban hành quyết định trái pháp luật.

>>Không khởi tố ông Cao Toàn Mỹ tội vu khống hoa hậu Phương Nga
>>Tại sao hủy quyết định không khởi tố Cao Toàn Mỹ vu khống Phương Nga?
>>Hoa hậu Phương Nga “phản pháo” quyết định đình chỉ

Mới đây, hoa hậu Trương Hồ Phương Nga đã viết đơn tố giác các quyết định do cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM và Viện KSND TPHCM ban hành là trái pháp luật.

Phương Nga gửi đơn tố giác tới Bí thư Thành ủy TPHCM, Trưởng ban chỉ đạo cải cách Tư pháp TPHCM, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM…

Hoa hậu Phương Nga tố giác Công an, Viện Kiểm sát - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hoa hậu Phương Nga tố giác Công an, Viện Kiểm sát.

Theo đơn tố giác, ngày 11/12/2018, cơ quan cảnh sát điều tra đã xác định Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung (từng là bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ) không phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Bộ luật Hình sự 2015.

Nhưng sau đó, tháng 1/2019, cơ quan cảnh sát điều tra và Viện KSND TPHCM lại quyết định khởi tố Nga và Dung tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và miễn trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 1999.

Vào thời điểm tháng 1/2019, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có hiệu lực. Theo khoản 3, điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015, cơ quan cảnh sát điều tra và Viện KSND TPHCM không được phép khởi tố Phương Nga và Thùy Dung dựa trên Bộ luật Hình sự năm 1999, mà phải chiếu theo Bộ luật Hình sự năm 2015.

Từ đó, Phương Nga cho rằng cơ quan điều tra và Viện KSND TPHCM đã ra lệnh khởi tố trái phép, không tuân theo Bộ luật Hình sự năm 2015 đang có hiệu lực.

Bên cạnh đó, Phương Nga cho rằng cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, kết luận điều tra đi ngược với quy trình tố tụng. Bởi lẽ, cơ quan điều tra đã ra kết luận điều tra, xác định lý do và căn cứ đình chỉ vụ án làm giả con dấu trước, rồi mới khởi tố chính vụ án đó.

Cụ thể, trong bản kết luận điều tra ngày 11/12/2018, cơ quan cảnh sát điều tra đã xác định hành vi của bị can có dấu hiệu của Điều 267 Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng có thể miễn trách nhiệm hình sự do Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung dấu hiệu định tội thực hiện hành vi trái pháp luật.

Sau đó 1 tháng, ngày 29/1/2019, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố Nga và Dung về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, ban hành kết luận điều tra kết luận lại nội dung trên và đình chỉ vụ án do hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội.

Theo Phương Nga, cơ quan  điều tra đã không kết luận điều tra dựa trên sự thật khách quan mà dựa trên tình huống giả định. Điều này thể hiện qua tên gọi của bản kết luận điều tra: Bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đình chỉ điều tra.

Theo nội dung vụ án, khoảng tháng 7/2012, Phương Nga nói với ông Mỹ mình có nhiều bạn bè trong giới địa ốc, có thể mua nhà với giá rẻ hơn thị trường. Ông Mỹ đưa bà Nga 6 tỷ đồng để nhờ mua một căn nhà tại quận 5 nhưng bà Nga không giao nhà.

Tiếp đến, Phương Nga nói với ông Mỹ có căn nhà giá 16,5 tỷ đồng ở quận 1. Lần này ông Mỹ đưa cho bà Nga thêm 10,5 tỷ đồng. Sau khi đưa cho bà Nga tổng cộng 16,5 tỷ đồng mà không có nhà, ông Mỹ làm đơn tố cáo với cơ quan công an.

Cuối tháng 6/2017, TAND TPHCM cho rằng vụ án có nhiều tình tiết mới - phản bác cáo trạng truy tố Phương Nga nên quyết định cho cô và Thùy Dung tại ngoại. HĐXX trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ những tình tiết mâu thuẫn, căn cứ buộc tội 2 cô gái.

Sau quá trình điều tra bổ sung, cơ quan tố tụng đã đổi tội danh đối với Nga và Dung thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và miễn trách nhiệm hình sự.

Xuân Duy


Thuyền viên Indonesia nói “bị đối xử như động vật” trên tàu cá Trung Quốc trong dó có công nhân VN

Dân trí  - Các thuyền viên người Indonesia đã kể lại những ký ức bị ngược đãi kinh hoàng khi làm việc trên tàu cá Trung Quốc. Có người thậm chí nói rằng họ “bị đối xử như động vật”.

>>Indonesia cáo buộc tàu cá Trung Quốc hành xử “vô nhân đạo”
>>Báo Nhật: Thêm thuyền viên Indonesia bị tàu Trung Quốc ném xác xuống biển

Thuyền viên Indonesia nói “bị đối xử như động vật” trên tàu cá Trung Quốc - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Thi thể thủy thủ Indonesia sắp bị ném từ tàu cá Trung Quốc xuống biển để hải táng (Ảnh: SCMP)

Khi Sepri và Ari lên một tàu đánh bắt cá ngừ của Trung Quốc vào tháng 2/2019, cặp bạn thân 24 tuổi rất hào hứng với viễn cảnh sẽ được làm việc với nhau và có những chuyến phiêu lưu trên biển.

Thất nghiệp ở quê nhà Indonesia và được hứa hẹn trả lương cao, hai thanh niên này hào hứng nói với gia đình rằng họ sẽ “mang nhiều tiền về nhà” và khiến mọi người tự hào.

Nhưng họ đã không còn cơ hội được đoàn tụ với gia đình. Cả 2 đều đã chết trên biển sau hàng tuần bị ngược đãi: làm việc quần quật 18 giờ/ngày mà không được ăn uống đầy đủ, bị đe dọa đánh đập. Sau khi qua đời, thi thể họ thậm chí bị ném xuống biển để hải táng.

Những người sống sót qua trải nghiệm như “địa ngục trần gian” đã kể lại với Guardian về câu chuyện của họ.

Tổng cộng, 24 thuyền viên Indonesia đã lên tàu Long Xing 629, do công ty đánh cá Dailian Ocean (Trung Quốc) sở hữu. Chỉ có 20 người sống sót.

Những người may mắn không mất mạng kể với Guardian rằng họ “bị đối xử như động vật”.

Long Xing 629 là tàu cấp giấy phép đánh cá ngừ, nhưng họ cũng tham gia vào những phi vụ đánh bắt cá mập và cắt bỏ phần sụn vì đây là phần có giá trị. Sau đó, họ ném bỏ xác những con cá mập. Theo Guardian, trong nhiều năm đánh bắt, con tàu này được cho đã thu về 800 kg sụn cá mập.

Hứa hẹn “bánh vẽ”

Thuyền viên Indonesia nói “bị đối xử như động vật” trên tàu cá Trung Quốc - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Các thuyền viên Indonesia trên tàu cá Trung Quốc (Ảnh: Guardian)

Các thuyền viên Indonesia được tuyển dụng từ những ngôi làng nhỏ, theo Yudha, một trong những người may mắn sống sót. Vào mùa hè 2018, Yudha, khi đó 18 tuổi, tốt nghiệp trường ngư nghiệp Makassar Nusantara ở South Sulawesi.

Yudha bị một người môi giới lao động “dỗ ngọt” khi vẽ ra viễn cảnh Yudha sẽ được ký hợp đồng 2 năm và kiếm 450 USD mỗi tháng cộng với tiền thưởng.

Tuy nhiên, khi Yudha tới Pemalang để ký hợp đồng với công ty môi giới việc làm, anh phát hiện ra mức lương trong hợp đồng chỉ là 300 USD. Hợp đồng cũng quy định Yudha phải nộp 900 USD tiền đặt cọc và 750 USD làm giấy tờ. Yudha phải làm việc để trả những khoản này.

Khi lên tàu, Yudha bị thu hộ chiếu và anh phát hiện ra con tàu mà anh làm việc là tàu đánh bắt cá ngừ, đồng nghĩa với công việc rất vất vả và khác với cam kết ban đầu là Yudha sẽ được làm việc trên tàu câu bạch tuộc.

Yudha cũng được phổ biến là anh sẽ phải săn cá mập. Tiêu thụ vây cá mập không phải là hành vi bất hợp pháp ở Trung Quốc nhưng việc khai thác vây của loài cá này bị cơ quan nghề cá quản lý phía tây trung Thái Bình Dương cấm. Trung Quốc là thành viên của cơ quan này.

Thời gian làm việc của Yuda rất dài, thường là 18 tiếng một ngày. Họ không được ngủ trong một ca làm việc.

“Không được nghỉ ngơi, trừ khi chúng tôi ăn uống và cũng chỉ có 5 phút. Họ sẽ rung chuông và gọi chúng tôi tiếp tục làm việc”, Yudha nói.

Các thủy thủ Indonesia bị ép uống nước biển chưng cất, có màu vàng và mặn. Trong khi đó, những người Trung Quốc trên tàu được uống nước ngọt trong can. Đồ ăn mà Yudha phải ăn là cá cùng với mì hết hạn. Đôi khi, nếu các thuyền viên bắt hụt cá ngừ, thuyền trưởng nổi giận và các thuyền viên sẽ không được ăn.

Yudha cho biết anh cũng chứng kiến bạn mình bị đánh đập vì chậm chạp. Những thủy thủ Indonesia đôi lúc cũng đã thể hiện sự đoàn kết và cùng đứng dậy cầm dao chống lại phía thuyền viên Trung Quốc khi họ không thể chịu đựng thêm nữa.

Chết dần, chết mòn

Thuyền viên Indonesia nói “bị đối xử như động vật” trên tàu cá Trung Quốc - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Tàu Long Xing 629 cũng liên quan tới hành vi săn bắt cá mập lấy sụn (Ảnh: Guardian)

Tuy nhiên, điều kiện sống không đảm bảo đã ảnh hưởng tới họ. Tháng 11/2019, Sepri cảm thấy khó thở, đau ngực và sưng chân tay. Ngày 21/12, anh gục ngã và qua đời.

Yudha chứng kiện bạn mình đã ra đi và anh kể rằng thuyền trưởng đã ném xác Sepri xuống biển dù các thuyền viên Indonesia không muốn như vậy.

Sau đó, Yudha và Alfatah mắc triệu chứng tương tự. Họ trở nên sợ hãi. Yudha bắt đầu van xin thuyền trưởng rằng nếu anh qua đời, họ hãy đưa thi thể anh về cho cha mẹ ở Indonesia.

Thuyền trưởng gọi cho một chiếc tàu cùng công ty, Long Xing 802, để đưa những thuyền viên bị bệnh tới Samoa. 7 ngày sau cái chết của Sepri, tàu trên đã tới.

Sau khi được chuyển tới Long Xing 802, Alfatah bắt đầu yếu dần. Yudha đã liên tục động viên bạn chịu đựng cho tới khi thuyền cập cảng. Nhưng chỉ sau 8h, “anh ấy qua đời ngay trước sự chứng kiến của tôi”.

Một lần nữa, thuyền trưởng tàu Long Xing 802 lại ném thi thể Alfatah xuống biển. Yudha được lý giải rằng bạn anh chết vì bị nhiễm virus nên thi thể phải được hải táng.

Trong khi đó, trên tàu Long Xing 629, có thêm nhiều thuyền viên bị mắc chứng bệnh tương tự như khó thở và sưng chân. 9 người được chuyển sang một tàu khác, Tian Yu 8.

Ngày 30/3, thuyền viên thứ 2, Ari, qua đời. Một lần nữa, thuyền trưởng tàu Tian Yu 8 lại quyết định ném thu thể anh xuống biển. Quá phẫn uất, các thủy thủ khác quyết định quay phim lại vụ việc.

“Chúng tôi van xin thuyền trưởng không làm vậy. Tôi thấy buồn và giận dữ vì bạn bè mình bị ném xuống biển. Họ (tàu Trung Quốc) đối xử với con người mà như động vật”, một thuyền viên tên Yusuf nói.

Tian Yu 8 cuối cùng đã cập cảng Busan, Hàn Quốc, và các thủy thủ được đưa đi bệnh viện. Efendi, thuyền viên thứ 4, đã qua đời ở đây. Anh bị chẩn đoán chết vì viêm phổi nhưng âm tính với Covid-19.

Yudha cho biết anh bị bỏ lại ở Samoa và được cho tiền để bay về Indonesia. Anh được trả 638 USD cho 10 tháng làm việc trên biển. Yudha nói anh bị chẩn đoán suy dinh dưỡng và mắc bệnh beriberi, một căn bệnh do thiếu vitamin B1.

Khi các thuyền viên tung đoạn video hải táng lên mạng, vụ việc đã gây “sốc” cho dư luận. Chính quyền Indonesia lên án tàu cá Trung Quốc hành xử “vô nhân đạo” và yêu cầu Trung Quốc điều tra.

Chị gái Sepri, Rika Andri Pratama, nói rằng lời lý giải của phía công ty tuyển dụng em trai cô là không đầy đủ. Dù gia đình cô được đền bù khoảng 17.000 USD nhưng cô muốn các bên có liên quan phải hành động để chuyện này không bao giờ tái diễn.

Các nhà hoạt động cho rằng vụ việc tàu Long Xing 629 chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” và lên án hành vi vì lợi nhuận bất chấp vi phạm nhân quyền của các tàu cá.

Đức Hoàng

Theo Guardian

Đê sông Trường Giang vỡ, 9.000 người Trung Quốc buộc phải di tản

Dân trí Một đoạn đê sông Trường Giang ở tỉnh phía đông Trung Quốc Giang Tây bị vỡ do mưa lớn nhiều ngày, buộc 9.000 người dân phải đi sơ tán.
>>Khoảnh khắc nước lũ đánh sập ngôi nhà ở Trung Quốc trong nháy mắt
>>Trung Quốc nói đập Tam Hiệp vẫn "dư sức" đối phó lũ
>>Trung Quốc nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ ở lưu vực sông Dương Tử

Đê sông Trường Giang vỡ, 9.000 người Trung Quốc buộc phải di tản - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Đập Tam Hiệp của Trung Quốc xả nước hôm 29/6 (Ảnh minh họa: AFP)

Tân Hoa Xã ngày 9/7 đưa tin, đoạn đê dài 50 mét ở sông Trường Giang (tên khác là Dương Tử) tại huyện Bà Dương, Giang Tây, phía đông Trung Quốc đã bị vỡ vào 20h35 ngày 8/7. Vụ vỡ đê đã làm ảnh hưởng tới 1.000 héc-ta đất nông nghiệp ở khu vực trũng phía dưới, theo cơ quan phụ trách quản lý tài nguyên nước địa phương.

Vụ vỡ đê đã khiến hơn 9.000 người dân Trung Quốc phải sơ tán. Theo Tân Hoa Xã, vụ việc xảy ra sau khi khu vực trên hứng chịu mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều ngày.

Hiện chưa có thương vong nào được ghi nhận sau vụ vỡ đê. Hơn 600 người đã được triển khai khẩn cấp tới hiện trường thực hiện nhiệm vụ giải cứu và hỗ trợ. 

Đến 1h sáng ngày 9/7, mực nước vẫn đang dâng cao, nhấn chìm toàn bộ đất nông nghiệp của làng Daocao ở khu vực lân cận.

Kể từ tháng trước, mưa với cường độ lớn kéo dài trong nhiều ngày đã khiến nhiều tỉnh, thành phố Trung Quốc đối mặt với tình trạng lũ lụt. Tại một số con sông, nước dâng cao ở mức báo động. 

Giới chức Trung Quốc hôm qua tuyên bố rằng đập thủy điện lớn nhất Trung Quốc là Tam Hiệp vẫn đủ sức ứng phó với đợt lũ thậm chí lớn hơn trên sông Trường Giang. 

Theo Tân Hoa Xã, hồ chứa sông Xin'an ở Chiết Giang, dự án kiểm soát lũ lớn nhất tại phía đông Trung Quốc hôm qua đã phải mở toàn bộ 9 cửa xã lũ. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử toàn bộ các cửa xả lũ được mở kể từ khi công trình này hoàn tất vào năm 1959. Lần đầu tiên hồ này phải mở cả 9 cửa là vào năm 1966, khi hồ này được vận hành thử nghiệm. 

Đức Hoàng

Theo Tân Hoa Xã

Công dân CHXHCNVN bỏ trốn thiên đường: Đài Loan bắt tàu cá đưa 30 người Việt vượt biên trái phép

Dân trí Đài Loan bắt giữ một tàu cá định chở 30 người Việt vượt biên trái phép vào hòn đảo.
>>Nhóm lao động Việt bị Đài Loan phạt 33.000 USD vì giết và ăn thịt chó
>>Đài Loan phạt tù 2 người Việt vụ 148 du khách Việt Nam cố tình "mất tích"
>>Đài Loan bắt nhóm 14 người Việt Nam vượt biên trái phép trên biển

Đài Loan bắt tàu cá đưa 30 người Việt vượt biên trái phép - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Đài Loan đã lập lực lượng đặc nhiệm để bắt tàu cá chở người vượt biên trái phép (Ảnh: CGA)

Taiwans News đưa tin, 2 ngư dân Đài Loan đã bị bắt hôm 8/7 vì cáo buộc có âm mưu đưa 30 người Việt vượt biên vào hòn đảo.

Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) chi nhánh Cao Hùng trước đó đã nhận được tin báo rằng một tàu cá chở người đang chuẩn bị đưa những người này vào Đài Loan. CGA đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm bao gồm cả công an Cao Hùng và triển khai 3 tàu tuần tra vào tối ngày 6/7 để tìm kiếm.

Vào 23h50, các tàu tuần tra phát hiện một tàu cá cách Bình Đông 19 km. Khi các quan chức CGA lên tàu, họ phát hiện 30 người Việt trên boong ở phía dưới tàu, gồm 7 nữ và 23 nam, theo trang tin UDN. Ngoài ra, trên tàu cá còn có 2 công dân Đài Loan là thuyền trưởng họ Tsai và thuyền viên họ Liu.

Các quan chức sau đó kiểm tra thân nhiệt và hệ thống hô hấp của những người Việt, rồi đưa họ tới cơ sở cách ly. Những người này sẽ bị cách ly 14 ngày trước khi được bàn giao cho cơ quan xuất nhập cảnh Đài Loan xử lý. Theo CGA, 29/30 người trong nhóm bị bắt trước đây từng lao động trái phép ở Đài Loan.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, những kẻ đứng đầu đường dây buôn người đã thu của mỗi người Việt 10.000 USD. Theo hãng tin CNA, con số này cao hơn mức trung bình từng ghi nhận trước đó là 7.000 USD. CGA nói rằng mức tiền cao hơn có thể là do Đài Loan thời gian qua đã siết chặt kiểm soát biên giới do dịch Covid-19.

Ngày 8/7, 2 nghi phạm Đài Loan Tsai và Liu đã bị chuyển tới văn phòng công tố Bình Đông và bị điều tra về cáo buộc vi phạm đạo luật nhập cư và đạo luật kiểm soát bệnh truyền nhiễm của hòn đảo.

Đức Hoàng

Theo Taiwan News

Gần 12,4 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận gần 12,4 triệu ca nCoV, hơn 556.000 người chết, châu Mỹ vẫn là tâm dịch trong khi châu Âu gần như kiểm soát được tình hình.

213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 12.369.199 ca nhiễm và 556.362 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 234.273 và 5.524 trong 24 giờ qua, trong khi 7.179.162 người đã bình phục.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 3.214.840 ca nhiễm trong khi 135.681 người đã tử vong, tăng lần lượt 66.364 và 946 ca trong 24 giờ qua. Hàng chục bang Mỹ chứng kiến đà tăng ca nhiễm nCoV trở lại, trong đó một số bang ghi nhận con số kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa để hạn chế bệnh dịch lây lan.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/7 đăng Twitter rằng sở dĩ ca nhiễm ở Mỹ cao bởi tỷ lệ xét nghiệm cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác với 40 triệu người đã được xét nghiệm. "Nếu chúng ta chỉ xét nghệm được 20 triệu người, số ca nhiễm sẽ giảm một nửa", Trump cho hay. Ông trước đó cũng gây sức ép để yêu cầu các trường học và đại học mở lại vào mùa thu tới.

Trái lại, cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci cảnh báo Mỹ vẫn đang trong làn sóng Covid-19 đầu tiên và phải hành động ngay để ngăn ca nhiễm mới tăng. Ông cho rằng số ca nhiễm ở Mỹ chưa bao giờ giảm tới "đường cơ sở" hợp lý trước khi bùng nổ như hiện nay, khiến các quan chức y tế cảnh báo về nguy cơ các bệnh viện ở miền nam và miền tây nước Mỹ tiếp tục rơi vào tình trạng quá tải.

New York vẫn là bang ghi nhận ca nhiễm lớn nhất với hơn 425.000 ca, California báo cáo hơn 302.000 ca, trong khi ca nhiễm tại Texas, Florida cũng đã vượt 230.000. Hơn 50 bệnh viện ở Flordia báo cáo không còn giường trống trong các phòng chăm sóc tích cực.

Thống đốc New York Andrew Cuomo ngày 8/7 từ chối làm theo lời thúc giục mở lại trường học của Trump, nhấn mạnh rằng "đây là vấn đề của bang, Tổng thống không có thẩm quyền".

Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 39.583 ca nhiễm và 1.129 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.755.779
và 69.184. Các chuyên gia cho rằng con số thực tế ở Brazil có thể cao hơn nhiều.

Dù dịch bệnh chưa có dấu hiệu cải thiện, các thành phố lớn vẫn mở cửa trở lại. Từ ngày 2/7, các quán bar trong Rio de Janeiro được phép hoạt động, ít người đeo khẩu trang. Sao Paulo, thành phố lớn nhất và chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất, cũng cho phép quán bar, nhà hàng, thẩm mỹ viện mở lại từ 6/7. Các cơ sở có thể mở cửa 6 giờ mỗi ngày với sức chứa không quá 40% và thực hiện các biện pháp vệ sinh, sử dụng menu điện tử.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 7/7 thông báo ông đã dương tính với nCoV. Lãnh đạo 65 tuổi nhiều lần đánh giá thấp mối đe dọa của nCoV, cho rằng Covid-19 không khác gì "cúm vặt".

Người dân xếp hàng nhận thực phẩm miễn phí giữa đại dịch Covid-19 ở thủ đô Mexico City của Mexico hôm 9/7. Ảnh: AFP.

Người dân xếp hàng nhận thực phẩm miễn phí giữa đại dịch Covid-19 ở thủ đô Mexico City của Mexico hôm 9/7. Ảnh: AFP.

Các nước Mỹ Latinh khác cũng nằm trong top các vùng dịch lớn nhất. Peru ghi nhận thêm 3.537 ca nhiễm và 181 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 316.448
và 11.314, là vùng dịch lớn thứ năm thế giới. Đây là một trong những nước Mỹ Latinh đầu tiên phong tỏa từ giữa tháng ba nhưng đã cho phép nối lại hoạt động sản xuất vào tháng 5.

Từ 1/7, 96% hoạt động sản xuất, bao gồm khai mỏ, các ngành công nghiệp và thương mại được nối lại nhưng phải tuân thủ các quy định y tế về chống dịch. Các nhà hàng và cửa hàng sẽ mở cửa trở lại nhưng tiếp đón lượng khách hàng hạn chế.

Chile xếp thứ sáu thế giới với 306.216 ca nhiễm và 6.682 ca tử vong, tăng lần lượt 3.133 và 109 so với hôm trước. Đây là một trong những quốc gia chậm áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn virus. Hiện chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trong khi trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.

Mexico là vùng dịch lớn thứ chín thế giới với 275.003 ca nhiễm và 32.796 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.995 và 782 ca. Thủ đô Mexico City là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh nhưng chính quyền thành phố bắt đầu mở cửa một phần kinh tế kể từ đầu tháng 7.

Nhà hàng và quán bar được phép mở lại nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất trong khi trường học vẫn đóng cửa.

Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 176 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 10.843. Số ca nhiễm tăng 6.509, lên 707.301, đánh dấu ngày thứ 14 liên tiếp ca hàng ngày dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4. Nga tuyên bố dịch bệnh trong tầm kiểm soát.

Một số hạn chế, bao gồm lệnh cấm các chuyến bay quốc tế, duy trì đến tháng 8. Nhưng nhiều biện pháp đã được nới lỏng. Các nhà hàng, phòng gym và đi lại nội địa được phép mở lại nhưng cần tuân thủ các chỉ thị về giãn cách xã hội.

Rạp hát ở Moskva sẽ mở lại từ 1/8 sau 4 tháng đóng cửa nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất.

Tây Ban Nha ghi nhận thêm 543ca nhiễm và 5 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 300.136 và 28.401. Tây Ban Nha chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 21/6, cho phép người từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không phải cách ly hai tuần.

Trường học vẫn phải đóng cửa. Cửa hàng nhỏ, tiệm làm tóc và thẩm mỹ viện được phép phục vụ số lượng khách hạn chế, có thời gian phục vụ đặc biệt cho người cao tuổi. Quán bar được phép hoạt động trở lại với 1/3 công suất. Chính quyền Tây Ban Nha tháng trước yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi ở những nơi không thể duy trì khoảng cách 1,5 m cho đến khi tìm thấy thuốc chữa Covid-19 hoặc vaccine.

Vùng tự trị Catalonia ngày 8/7 ra quy định người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, bất kể trường hợp nào, 4 ngày sau khi 200.000 người ở khu vực Segria bị phong tỏa vì phát hiện ổ dịch mới.

Anh báo cáo thêm 642 ca nhiễm và 85 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 287.621 và 44.602. Tình hình dịch bệnh tại Anh đã bớt nghiêm trọng trong những tuần gần đây, Thủ tướng Boris Johnson đang dần rút lại những lệnh hạn chế toàn quốc nhằm vực dậy nền kinh tế. Người nhập cảnh vào Anh từ hơn 50 quốc gia, chủ yếu là châu Âu, Australia và New Zealand, không phải tự cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh. Mỹ, Trung Quốc không nằm trong danh sách.

Vào tháng 8, Anh sẽ phát phiếu giảm giá cho người dân với tổng giá trị 625 triệu USD để khuyến khích công chúng đến các nhà hàng, quán cà phê và quán bar đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch. Phiếu giảm giá này không thể dùng để mua rượu.

Italy ghi nhận thêm 214 ca nhiễm 12 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 250.458 và 34.926. Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar được mở cửa, phương tiện giao thông công cộng đã hoạt động trở lại, người dân được tự do di chuyển khắp đất nước.

Đức báo cáo thêm 433 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 1999.198, trong khi số ca tử vong 10, lên 9.125. Đức được cho là từng kiểm soát thành công Covid-19 với tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với hầu hết nước lớn ở châu Âu, dù các biện pháp phong tỏa khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đợt bùng phát gần đây tại lò mổ ở bang Bắc Rhine-Westphalia buộc chính quyền phong tỏa khoảng 600.000 người, đồng thời làm dấy lên lo ngại Đức vẫn dễ tổn thương trước đại dịch, bất chấp thành công ban đầu.

Bang Saxony ở miền đông đất nước sẽ cho phép mở các hội chợ từ 18/7 và cho phép tổ chức sự kiện hơn 1.000 người từ 1/9.

Liên minh châu Âu từ 1/7 mở biên với người từ 14 quốc gia, không bao gồm Nga, Brazil hay Mỹ. Một số quốc gia dỡ lệnh phong tỏa sớm đang chứng kiến ca nhiễm tăng trở lại. Bulgaria cấm người hâm mộ thể thao tới các sân vận động, quán bar và câu lạc bộ đều đóng cửa. Serbia tuyên bố sẽ khôi phục lệnh giới nghiêm vào cuối tuần, dẫn đến hai đêm biểu tình bạo lực.

Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.079 ca nhiễm, nâng tổng số lên 250.458, trong đó 12.305 người chết, tăng 221 ca so với hôm qua. Đây là số người chết hàng ngày do nCoV cao nhất tại Iran từ khi dịch bùng phát.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cho hay Covid-19 tại các tỉnh hoặc thành phố ở biên giới vẫn chưa đạt đỉnh. "Chúng tôi vẫn trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất", bà nói.

Toàn bộ cửa hàng, quán bar, nhà hàng, phương tiện công cộng ở Iran đã mở cửa, tuy nhiên, trường học tại một số khu vực chưa hoạt động trở lại.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 4/7 công bố các biện pháp bổ sung nhằm ngăn chặn virus. Theo đó, người dân không đeo khẩu trang sẽ bị từ chối cung cấp các dịch vụ công và nơi làm việc không tuân thủ các quy trình y tế sẽ phải nhận hình phạt đóng cửa một tuần.

Arab Saudi ghi nhận thêm 3.183 ca nhiễm và 41 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 223.327 và 2.100. Nước này chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV cuối tháng 6. Tuy nhiên, chính phủ năm nay chỉ "cho phép 1.000 người hoặc ít hơn" tới hành hương tại thánh địa Mecca và chỉ người dân Arab Saudi mới có cơ hội.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 25.803 ca nhiễm và 479 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 794.855 và 21.623. Các thành phố lớn của Ấn Độ là những nơi bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ca nhiễm tăng nhanh buộc Ấn Độ phải chuyển đổi khách sạn, trung tâm tiệc cưới, địa điểm thờ phụng, thậm chí toa tàu thành nơi chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Các nhà phê bình chỉ trích chính phủ không thực hiện đủ xét nghiệm, khiến nhiều ca nhiễm có khả năng không được chẩn đoán.

Thiruvananthapuram, thủ phủ bang Kerala ở miền nam đất nước, tuần này tái áp đặt phong tỏa khi ca nhiễm tăng trở lại. Cư dân được phép ra ngoài để mua các mặt hàng thiết yếu từ 7h đến 11h. Mỗi khu phố chỉ được cho phép một cửa hàng mở cửa.

Trung Quốc chưa công bố số liệu mới.

Giới chức Bắc Kinh, nơi bùng phát ổ dịch mới, thông báo thủ đô đã kiềm chế được ổ dịch mới và dỡ hầu hết hạn chế đi lại từ 4/7. Tất cả những người sống trong khu vực được coi là "nguy cơ thấp" có thể rời Bắc Kinh mà không cần kết quả xét nghiệm nCoV. Bắc Kinh đã xét nghiệm hơn 10 triệu người từ 11/6 đến 3/7, gần một nửa dân số thành phố.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 70.736 ca nhiễm, tăng 2.657 trường hợp so với hôm qua, trong đó 3.417 người chết, tăng 58 ca. Đây là mức tăng ca nhiễm hàng ngày cao nhất từ khi Covid-19 bùng phát tại Indonesia.

Quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho rằng ca nhiễm mới tăng nhanh do nhiều người không đeo khẩu trang khi đất nước mở cửa trở lại và nới phong tỏa. Một cụm dịch mới đáng chú ý xuất hiện tại trung tâm huấn luyện quân sự ở tỉnh Tây Java khi 1.262 học viên và sĩ quan huấn luyện dương tính với virus.

Trường học phải tiếp tục đóng cửa cho đến ngày 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động.

Philippines, vùng dịch lớn thứ hai trong khu vực, báo cáo thêm 1.395 ca nhiễm, nâng số ca nhiễm lên lần lượt 51.754, trong kh ca tử vong vẫn là 1.314.

Theo Bộ Y tế Philippines, mức tăng đáng chú ý này có thể là do người dân tiếp xúc với nhau nhiều hơn sau khi chính quyền bắt đầu nới lỏng các biện pháp, hạn chế nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế.

Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực, với 45.423 ca nhiễm, tăng 125 ca, trong đó 26 người chết. Singapore đang nới dần các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn, trong khi cuộc tổng tuyển cử vẫn được tổ chức vào ngày 10/7. Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông quyết định tiến hành bầu cử ngay bây giờ bởi không chắc Covid-19 có thể chấm dứt vào năm sau hay không.

Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.

WHO hôm 9/7 thông báo thành lập một ủy ban độc lập để đánh giá cách xử lý đại dịch Covid-19 của tổ chức này cũng như phản ứng của các chính phủ. Cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đồng ý đứng đầu ủy ban và lựa chọn thành viên.

"Đừng nhầm lẫn: mối đe dọa lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt bây giờ không phải virus, mà đúng hơn là sự thiếu lãnh đạo và đoàn kết ở cấp độ toàn cầu và quốc gia. Chúng ta không thể đánh bại đại dịch này khi bị chia rẽ. Virus phát triển mạnh nhưng sẽ bị ngăn chặn khi chúng ta đoàn kết", Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay.

5 lý do Mỹ vẫn chìm trong khủng hoảng xét nghiệm nCoV

Thiếu nguồn cung vật tư, tái mở cửa vội vàng và không có chiến lược toàn quốc khiến nước Mỹ vẫn chật vật trong nỗ lực xét nghiệm nCoV.

6 tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát, Mỹ vẫn bị đánh giá chưa xử lý được vấn đề xét nghiệm nCoV. Nước này tuần trước tiến hành hơn 4 triệu lượt xét nghiệm, con số cao chưa từng thấy, nhưng diễn biến ngày càng trầm trọng của đại dịch khiến thành tích này không còn nhiều ý nghĩa.

Rào cản đầu tiên khiến Mỹ chưa thực hiện đủ xét nghiệm để tái mở cửa một cách an toàn là vấn đề về chuỗi cung ứng. Các phòng thí nghiệm thương mại trên cả nước vẫn gặp khó khăn trong việc được cung cấp đủ số lượng thuốc thử, loại hóa chất mà họ sử dụng để chuẩn bị cho xét nghiệm.

Theo Julie Khani, chủ tịch Hiệp hội Phòng thí nghiệm Lâm sàng Mỹ, họ còn thiếu ống hút thí nghiệm, dụng cụ mà các phòng thí nghiệm sử dụng để chuyển mẫu vào máy xét nghiệm. "Có những phòng thí nghiệm sẽ phải ngừng thu thập mẫu, hoặc chỉ tiến hành lấy mẫu với những người có nguy cơ cao. Thử thách thực sự khó khăn. Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để tránh nguy cơ này", Khani nói.

Cuối tháng trước, 22% phòng thí nghiệm y tế cộng đồng tại Mỹ cho biết họ chỉ còn đủ lượng thuốc thử và những thành phần xét nghiệm quan trọng khác cho một tuần hoặc ít hơn.

Một nhân viên y tế nghỉ ngơi tại một trạm lấy mẫu xét nghiệm nCoV ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ, hôm 7/7. Ảnh: Reuters.

Giới chuyên gia cảnh báo sự gián đoạn trong bất cứ khâu nào của chuỗi cung ứng cũng có thể nhanh chóng dẫn tới tình trạng quá tải. Một số bang cho biết nỗ lực phân phối vật tư xét nghiệm của chính phủ đôi khi khiến khối lượng công việc còn nặng nề hơn.

Trong thư gửi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ gần đây, John Wiesman, giám đốc Sở Y tế bang Washington, cho biết chính phủ liên bang nhiều lần gửi tới địa phương này những lô vật tư đóng gói kém, không nhãn mác, không tương thích với thiết bị của họ hoặc không sử dụng được.

Wiesman lấy ví dụ về trường hợp chính phủ gửi 250.000 que tăm bông xét nghiệm được đóng thành gói lớn, khiến bang Washington phải khử trùng và đóng gói lại.

Ông vẫn gửi lời cảm ơn chính phủ vì nỗ lực hỗ trợ, cho biết tình hình đã tốt hơn nhiều so với sự thiếu hụt nghiêm trọng hồi đầu năm. Tuy nhiên, Wiesman lưu ý rằng những vấn đề cung ứng hiện nay "có nguy cơ gây hạn chế khả năng xét nghiệm tổng thể tại thời điểm quan trọng của đại dịch".

Khó khăn với các phòng thí nghiệm thêm chồng chất, khi quá trình tái mở cửa khiến số lượng mẫu xét nghiệm tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm mới tăng vọt trên cả nước chỉ là một phần. Nhu cầu gia tăng còn là kết quả của chính sách thúc đẩy xét nghiệm bên trong các nhà tù và viện dưỡng lão. Một số doanh nghiệp cũng tiến hành xét nghiệm hàng loạt nhân viên.

Nếu việc đi lại ở các bang được khôi phục như cũ, nhu cầu xét nghiệm có thể sẽ tiếp tục tăng lên. "Chúng tôi có thể hoàn thành 5.000 – 7.000 xét nghiệm mỗi ngày, đủ để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, việc tái mở cửa sẽ đặt ra thử thách thực sự với chúng tôi, ngay khi lượng du khách trở lại gần với mức bình thường", Thống đốc Hawaii David Ige cho hay.

Giới chức liên bang Mỹ gần đây cho biết họ đang tìm hiểu chiến lược gộp mẫu, giúp mở rộng năng lực xét nghiệm với cùng số lượng vật tư. Phương pháp này trộn mẫu từ nhiều người rồi xét nghiệm. Nếu kết quả là dương tính, từng người sẽ được xét nghiệm riêng. Trung Quốc và một số nước khác đã sử dụng chiến lược này để sàng lọc số lượng lớn người dân.

Tuy nhiên, theo Scott Becker, giám đốc điều hành Hiệp hội Phòng thí nghiệm Y tế Cộng đồng Mỹ, không phải nơi nào cũng phù hợp với chiến lược gộp mẫu. Ông đánh giá cách tiếp cận này chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm nCoV thấp, số lượng mẫu trong một nhóm được giới hạn, đồng thời giới chức có các phòng thí nghiệm chất lượng cao.

Để cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chỉ thúc đẩy xét nghiệm là không đủ. Mục tiêu này còn đòi hỏi cần truy vết tiếp xúc các ca nhiễm, nhằm xét nghiệm và cách ly, tránh để virus lây lan rộng hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ tăng quy mô xét nghiệm lên mức kỷ lục, họ vẫn bị tụt lại trong công tác truy vết tiếp xúc. Chính phủ liên bang hầu như đã giao nhiệm vụ này lại cho cấp địa phương, trong khi họ không đủ cả nhân lực lẫn ngân sách, dẫn tới không thể đáp ứng đủ khối lượng công việc.

Ngay từ nhiều tháng trước, các chuyên gia và giới chức đã cảnh báo Mỹ cần tối thiểu 100.000 người truy vết để tái mở cửa an toàn. Tuy nhiên, các bang đang thực hiện nhiệm vụ với chỉ 1/3 số nhân lực cần thiết. Sự thiếu hụt này nằm trong số những nguyên nhân số ca nhiễm nCoV tăng vọt gần đây.

Hôm 2/7, giám đốc Sở Y tế bang Alaska Anne Zink cho biết số lượng nhân viên ít ỏi của bà bắt đầu bị quá tải. "Trong phần lớn thời gian của đại dịch, 96% ca nhiễm của chúng tôi được liên lạc trong vòng hai giờ sau khi có kết quả dương tính. Tuy nhiên, tốc độ đó nhanh chóng bị giảm sút", Zink cho biết trong cuộc họp do thượng nghị sĩ Bill Cassidy tổ chức.

"Số ca nhiễm tại Alaska đang tăng lên, trong khi đội ngũ nhân viên y tế bị kiệt quệ, còn người dân tụ tập ngày càng đông. Trước đây chỉ có 4-5 trường hợp tiếp xúc, nhưng con số đó giờ đây lên đến 50 hoặc 100. Do đó, khả năng truy vết ngày càng vô cùng khó khăn", bà nói.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân tại thành phố Austin, bang Texas, hôm 28/6. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân tại thành phố Austin, bang Texas, hôm 28/6. Ảnh: Reuters.

Vấn đề tiếp theo mà Mỹ đang đối mặt là sự chênh lệch tỷ lệ xét nghiệm giữa các khu vực trên cả nước. Hơn 20 triệu người tại Mỹ đang sống tại những khu vực không có điểm xét nghiệm nCoV, thường là những địa phương người da màu chiếm đa số, Quỹ Surgo, một tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực y tế, cho biết.

Covid-19 được cho là phơi bày sự chênh lệch sâu sắc về chủng tộc trong khả năng tiếp cận với xét nghiệm nCoV, cũng như lĩnh vực y tế nói chung tại Mỹ. Quốc hội đã thúc đẩy chính quyền Trump hành động nhiều hơn để theo dõi và giải quyết tác động của Covid-19 đối với cộng đồng người da màu.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thiết lập quan hệ với Đại học Morehouse ở Atlanta, một tổ chức vì người da đen, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia giúp theo dõi ảnh hưởng của Covid-19 tới các nhóm chủng tộc thiểu số, đồng thời phục vụ họ tốt hơn.

Chính phủ cũng đã bắt tay vào việc thành lập các điểm xét nghiệm tại những cơ sở y tế đủ điều kiện, nhằm phục vụ "những cộng đồng dễ bị tổn thương trong xã hội". Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ và các nhóm vận động đánh giá nỗ lực của chính phủ vừa muộn màng, vừa không đầy đủ.

Hồi đầu tháng, giám đốc CDC Robert Redfield buộc phải nhận lỗi trước quốc hội, do không cung cấp đầy đủ thông tin về sự chênh lệch giữa các chủng tộc trong đại dịch như luật pháp yêu cầu. Theo báo cáo chính quyền công bố tuần trước, số người gốc Phi nhiễm nCoV cao gần gấp ba lần so với người da trắng, số lượng phải nhập viện cũng gấp 4 lần. Người gốc Tây Ban Nha và châu Á cũng có nguy cơ nhiễm virus và nhập viện cao hơn người da trắng.

Việc Mỹ vẫn chìm trong khủng hoảng xét nghiệm còn bởi nhiệm vụ này bị phân về các địa phương. Chính quyền Trump vẫn quay lưng với phương án phát triển một chiến lược xét nghiệm thống nhất trên toàn quốc, dù họ đã giúp phân bổ nguồn cung ứng và kết nối hệ thống bệnh viện với các phòng thí nghiệm.

Phe Dân chủ và các chuyên gia y tế cho rằng Mỹ cần xây dựng kế hoạch toàn quốc, bao gồm nỗ lực liên bang mạnh mẽ hơn trong việc đảm bảo nguồn vật tư chủ chốt. "Chính quyền Trump thực sự chỉ muốn bỏ qua Covid-19, ngay cả khi số ca nhiễm đang tăng vọt trên toàn quốc. Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi một kế hoạch xét nghiệm toàn quốc. Thật vô cùng đáng thất vọng khi chính phủ tiếp tục đẩy trách nhiệm cho các bang", nghị sĩ Frank Pallone cho hay.

Trước thềm kỳ nghỉ lễ quốc khánh 4/7, giới chức và chuyên gia y tế đã khẩn cầu người Mỹ cố gắng kiềm chế sự lây lan của nCoV, bằng cách thực hiện cách biệt cộng đồng và đeo khẩu trang nơi công cộng.

Một số bang, bao gồm Texas, Florida và California, đã hoãn tái mở cửa và ra lệnh đóng cửa các quán bar do số ca nhiễm nCoV tăng đột biến. Thống đốc Texas Greg Abbott hôm 2/7 ban sắc lệnh hành pháp bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại hầu hết nơi công cộng.

Bất chấp các nỗ lực trên, Mỹ hôm 8/7 đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm nCoV mới vượt 60.000, trong khi California và Texas ghi nhận số người chết vì Covid-19 trong một ngày cao kỷ lục. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 3,2 triệu ca nhiễm và gần 135.000 người chết.

Cập nhật: 15:21, 24/6|Nguồn: WorldOMeters

NhiễmTử vong
Bắc Mỹ2,845,179158,491
Mỹ2,447,441123,934
Châu Âu2,354,391189,043
Châu Á2,025,20050,972
Nam Mỹ1,881,22874,797
Brazil1,157,45152,951
Nga606,8818,513
Ấn Độ472,97214,907
Châu Phi330,0038,688
Anh306,86243,081
Tây Ban Nha294,16628,327
Peru260,8108,404
Chile254,4164,731
Italy238,83334,675
Iran212,5019,996
Đức192,9778,990
Thổ Nhĩ Kỳ191,6575,025
Mexico191,41023,377
Pakistan188,9263,755
Saudi Arabia167,2671,387
Pháp161,34829,731
Bangladesh122,6601,582
Nam Phi106,1082,102
Canada102,1798,483
Qatar90,778104
Trung Quốc83,4304,634
Colombia73,5722,404
Bỉ60,8989,722
Thụy Điển60,8375,161
Belarus59,945362
Ai Cập58,1412,365
Ecuador51,6434,274
Hà Lan49,8046,097
Indonesia49,0092,573
Argentina47,2161,085
UAE46,133307
Singapore42,62326
Kuwait41,879337
Bồ Đào Nha40,1041,543
Ukraine39,0141,051
Iraq36,7021,330
Oman33,536142
Ba Lan32,8211,396
Philippines32,2951,204
Thụy Sỹ31,3761,958
Afghanistan29,640639
Cộng hòa Dominica28,631691
Panama27,314536
Bolivia26,389846
Ireland25,3961,726
Romania24,8261,555
Bahrain23,06268
Israel21,732308
Armenia21,717386
Nigeria21,371533
Kazakhstan18,765136
Nhật Bản17,968955
Áo17,449693
Moldova15,078495
Ghana15,01395
Guatemala14,540582
Azerbaijan14,305174
Honduras13,943405
Serbia13,235263
Đan Mạch12,615603
Hàn Quốc12,535281
Cameroon12,270313
Algeria12,248869
Morocco10,907216
Czech10,728343
Nepal10,72824
Oceania9,145125
Sudan8,889548
Na Uy8,788249
Malaysia8,596121
Ivory Coast7,90458
Australia7,521103
Phần Lan7,167327
Uzbekistan6,90119
DRC6,213142
Senegal6,12993
Tajikistan5,63052
Macedonia5,445259
Haiti5,32489
Kenya5,206130
El Salvador5,150119
Guinea5,10429
Ethiopia5,03478
Gabon4,84939
Djibouti4,63052
Venezuela4,18735
Luxembourg4,140110
Hungary4,114576
Bulgaria4,114208
Kyrgyzstan3,72642
Bosnia & Herzegovina3,676173
Mauritania3,519116
Hy Lạp3,310190
Thái Lan3,15758
CAR3,05137
Somalia2,83590
Guiana2,5938
Costa Rica2,51512
Mayotte2,46732
Croatia2,388107
Cuba2,31985
Maldives2,2618
Nicaragua2,17074
Albania2,11447
Mali2,001112
Sri Lanka2,00111
Estonia1,98369
Nam Sudan1,93036
Iceland1,82410
Lithuania1,80478
Madagascar1,78716
Guinea Xích Đạo1,66432
Lebanon1,64433
Slovakia1,60728
Guinea-Bissau1,55619
Slovenia1,541109
Paraguay1,52813
New Zealand1,51622
Zambia1,48918
Sierra Leone1,35455
Palestine1,3283
Hong Kong1,1806
Tunisia1,16050
Latvia1,11130
Congo1,08737
Jordan1,0719
Niger1,05167
Yemen1,015274
Cabo Verde9998
Cyprus99019
Burkina Faso91953
Georgia91414
Benin90213
Uruguay88525
Chad86074
Andorra85552
Malawi84811
Uganda805
Rwanda7982
Mozambique7625
Diamond Princess71213
Sao Tome and Principe70712
San Marino69842
Eswatini6907
Jamaica67010
Malta6659
Liberia66234
Libya63917
Togo57613
Channel Islands57047
Zimbabwe5256
Tanzania50921
ReUNI0N5081
Đài Loan4467
Montenegro3899
Việt Nam352
Mauritius34110
Isle of Man33624
Suriname3199
Myanmar2936
Comoros2657
Martinique23614
Syria2317
Mông Cổ215
Guyana20612
Quần đảo Cayman1951
Angola18910
Faeroe Islands187
Gibraltar176
Guadeloupe17414
Bermuda1469
Burundi1441
Eritrea143
Brunei1413
Campuchia130
Trinidad & Tobago1238
Bahamas10411
Monaco1024
Aruba1013
Barbados977
Botswana891
Liechtenstein821
Sint Maarten7715
Namibia76
Bhutan70
Antigua and Barbuda653
French Polynesia60
Macau45
Saint Martin423
Gambia422
St. Vincent Grenadines29
Timor-Leste24
Belize232
Curacao231
Grenada23
New Caledonia21
Lào19
Saint Lucia19
Dominica18
Fiji18
Lesotho17
Saint Kitts and Nevis15
Turks and Caicos141
Falkland13
Greenland13
Vatican City12
Montserrat111
Seychelles11
Western Sahara101
MS Zaandam92
Papua New Guinea9
Quần đảo Virgin thuộc Anh81
Caribbean Netherlands7
St. Barth6
Anguilla3
Saint Pierre Miquelon1
9,445,867Nhiễm
482,131Tử vong
5,105,635Khỏi
  • Việt Nam
  • Thế giới


Ông Pompeo: TQ hung hăng trong cuộc đụng độ biên giới với Ấn Độ


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 8/7 cáo buộc Trung Quốc có "hành động cực kỳ hung hăng" trong cuộc đụng độ hôm 15/6 với Ấn Độ ở khu vực biên giới đang tranh chấp.

"Lính Trung Quốc đã có hành động cực kỳ hung hăng. Binh lính Ấn Độ đã làm hết sức mình để đáp trả hành động đó. Tôi sẽ nhìn nhận vụ việc này bằng cách xét đến Chủ tịch Tập Cận Bình và hành vi của ông ấy trên toàn khu vực, và thực sự là trên toàn thế giới", Ngoại trưởng Pompeo nói trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

"Từ dãy Himalaya cho tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đến quần đảo Senkaku và xa hơn nữa, Bắc Kinh đã tạo ra một khuôn mẫu tranh chấp lãnh thổ. Thế giới không nên để cho hành vi bắt nạt này xuất hiện, và cũng không nên cho phép nó tiếp diễn", ông Pompeo nói.

bien gioi Trung An anh 1

Ngoại trưởng Pompeo cho rằng Trung Quốc có hành vi cực kỳ hung hăng trong cuộc đụng độ với Ấn Độ hôm 15/6. Ảnh: Reuters.

Những bình luận của ngoại trưởng Mỹ phản ánh mâu thuẫn sâu sắc hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh, vốn bắt nguồn từ việc xử lý đại dịch Covid-19, vấn đề luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong và cuộc chiến thương mại kéo dài gần hai năm qua.

Vào đêm 15/6, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ hàng giờ đồng hồ, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Một số người rơi xuống dòng sông Galwan lạnh như băng ở phía tây dãy Himalaya, theo Reuters. Trung Quốc vẫn chưa xác nhận con số thương vong trong vụ việc này.

Hôm 6/7, nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các khu vực đang tranh chấp dọc biên giới với Ấn Độ. Theo nguồn tin từ quan chức Ấn Độ, quân đội Trung Quốc đã tháo dỡ lều và các cơ sở hạ tầng tại điểm đóng quân gần thung lũng Galwan, nơi xảy ra cuộc đụng độ giữa binh lính hai nước hôm 15/6.

Động thái là kết quả của nhiều tuần đàm phán giữa các quan chức quân sự cấp cao hai phía để giảm căng thẳng vùng biên giới.

British teacher jailed over phone theft in Saigon

By Anh Duy   July 9, 2020 | 07:00 pm GMT+7

A British man working as an English language teacher in HCMC has been sentenced to six months in jail for stealing a phone.

A court in Ho Chi Minh City handed the sentence to Adam Michael Nowicki, 36, o­n a theft of property charge o­n Thursday.

Police escort Adam Michael Nowicki as he leaves the court in Ho Chi Minh City July 9, 2020. Photo by VnExpress/Anh Duy

Police escort Adam Michael Nowicki as he leaves the court in Ho Chi Minh City o­n July 9, 2020. Photo by VnExpress/Anh Duy.

According to the verdict, Nowicki had visited a massage parlor o­n Bui Vien Street in the District 1 backpacker precinct o­n March 8 where he noticed an iPhone 11, priced at VND28 million ($1,200) at local shops, left o­n a chair.

He subsequently pocketed the device which belonged to a female receptionist at the facility.

Following the receptionist's chase, Nowicki finally dropped her phone in the street.

The culprit admitted the crime and told the court he had been dealing with "mental issues" since age 18, calling for mitigation.

Nowicki, a teacher at an English language center in the city, holds several criminal records related to fraud back in the U.K., investigation found.


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7898

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca