Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Đại sứ TQ bị Séc triệu tập vì ngoại trưởng Vương Nghị cảnh cáo chủ tịch thượng viện Séc sẽ phải trả giá đắt vì cả gan đi thăm Đài Loan do quen thoi bất nạt CSVN
31.08.2020

Dân trí

 - Ngoại trưởng Séc cho biết ông sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh cảnh báo Chủ tịch Thượng viện Séc sẽ phải trả giá đắt vì chuyến thăm tới Đài Loan.


Ngoại trưởng Séc Tomas Petricek hôm nay 31/8 cho biết mặc dù chính phủ Séc không ủng hộ chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil tới Đài Loan, nhưng ông vẫn cần một lời giải thích về những bình luận của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và sẽ triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Séc để phản ứng về vấn đề này.

“Tôi mong đợi phía Trung Quốc giải thích cho chúng tôi về những bình luận đó. Chuyến đi tất nhiên ảnh hưởng tới quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ sự việc đã đi quá xa”, Ngoại trưởng Séc nói với các phóng viên.

Tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Séc được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc lên tiếng chỉ trích Chủ tịch Thượng viện Séc vi phạm nguyên tắc Một Trung Quốc khi thực hiện chuyến thăm chính thức tới Đài Loan.

"Chúng tôi sẽ buộc ông ấy phải trả giá đắt cho hành vi nông cạn và chủ nghĩa cơ hội chính trị của mình", ông Vương phát biểu tại Đức hôm 31/8 trong chuyến công du tới 5 nước châu Âu.

Chuyến bay chở ông Vystrcil và phái đoàn gồm 90 người đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đài Bắc vào sáng ngày 30/8. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của các quan chức chính phủ Séc tới Đài Loan trong lịch sử quan hệ song phương.

Séc triệu đại sứ Trung Quốc sau cảnh báo “trả giá đắt” vì thăm Đài Loan - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Chủ tịch thượng viện Séc Milos Vystrcil (giữa) thăm Đài Loan ngày 30/8. (Ảnh: CNA)

Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, việc thách thức nguyên tắc Một Trung Quốc tương đương với việc “tự biến mình thành kẻ thù của 1,4 tỷ dân Trung Quốc”. Ông Vương cũng cho biết chính phủ và người dân Trung Quốc sẽ không dung thứ cho “sự khiêu khích công khai” của Chủ tịch Thượng viện Séc và các lực lượng chống Trung Quốc phía sau ông Vystrcil.

“Chúng tôi là một đất nước tự do đang tìm kiếm mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các quốc gia và tôi tin rằng vụ việc này vẫn sẽ xảy ra trong tương lai bất chấp tuyên bố của ngoại trưởng (Trung Quốc). Tôi nhắc lại rằng, chuyến thăm không mang ý nghĩa đối đầu chính trị với bất cứ ai”, Ngoại trưởng Séc tuyên bố.

Mối quan hệ giữa Séc và Trung Quốc đã rơi vào trạng thái căng thẳng sau khi thành phố Praha ký thỏa thuận hợp tác với Đài Bắc vào đầu năm nay. Trong văn bản Đại sứ quán Trung Quốc gửi văn phòng tổng thống Séc hồi tháng 1, Bắc Kinh cảnh báo các công ty Séc hoạt động ở Trung Quốc đại lục sẽ bị thiệt hại nếu ngoại trưởng Séc thăm Đài Loan.

Dân trí

 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Milos Vystrcil sẽ phải trả giá đắt vì chuyến thăm tới Đài Loan.

Trung Quốc cảnh báo Chủ tịch thượng viện Séc trả giá đắt vì thăm Đài Loan - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Chủ tịch thượng viện Séc Milos Vystrcil (phải) thăm Đài Loan ngày 30/8. (Ảnh: CNA)

Reuters dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 31/8 cho biết Ngoại trưởng Vương Nghị đã lên tiếng chỉ trích Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Milos Vystrcil vì vi phạm nguyên tắc Một Trung Quốc khi có chuyến thăm chính thức tới Đài Loan.

"Chúng tôi sẽ buộc ông ấy phải trả giá đắt cho hành vi nông cạn và chủ nghĩa cơ hội chính trị của mình", ông Vương phát biểu tại Đức trong chuyến công du tới 5 nước châu Âu.

Chuyến bay chở ông Vystrcil và phái đoàn quan chức Séc đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đài Bắc vào sáng ngày 30/8. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của các quan chức chính phủ Séc tới Đài Loan trong lịch sử quan hệ song phương.

Trong chuyến thăm 5 ngày tới Đài Loan, các thành viên trong đoàn dự kiến sẽ gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và các thành viên cấp cao trong nội các chính quyền Đài Loan. Ông Vystrcil dự kiến sẽ có bài phát biểu tại một trường đại học ở Đài Loan vào chiều 31/8.

Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, việc thách thức nguyên tắc Một Trung Quốc tương đương với việc “tự biến mình thành kẻ thù của 1,4 tỷ dân Trung Quốc”. Ông Vương cũng cho biết chính phủ và người dân Trung Quốc sẽ không dung thứ cho “sự khiêu khích công khai” của Chủ tịch Thượng viện Séc và các lực lượng chống Trung Quốc phía sau ông Vystrcil.

Nguyên tắc Một Trung Quốc khẳng định Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Đây là lập trường mà Bắc Kinh yêu cầu tất cả quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc phải tuân thủ.

Đầu năm nay, Đại sứ quán Trung Quốc tại Praha đã gửi thư cho ông Jaroslav Kubera, người tiền nhiệm của ông Vystrcil, cảnh báo kế hoạch thăm Đài Loan của ông Kubera sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đối với mối quan hệ kinh tế tương lai giữa Séc và Trung Quốc.

Trong một văn bản Đại sứ quán Trung Quốc gửi văn phòng tổng thống Séc hồi tháng 1, Bắc Kinh cảnh báo các công ty Séc hoạt động ở Trung Quốc đại lục sẽ bị thiệt hại nếu ông Kubera thăm hòn đảo. Tuy nhiên, ông Kubera đã qua đời hồi tháng 1.

Ông Vystrcil hồi tháng 6 cho biết Đại sứ quán Trung Quốc tại Séc từng phát đi cảnh báo ngăn việc các bên chúc mừng nhà lãnh đạo Thái Anh Văn tái đắc cử nhiệm kỳ 2 hồi đầu năm. Chủ tịch Thượng viện Séc nói rằng chính áp lực từ phía Trung Quốc đã góp phần dẫn tới quyết định tới thăm Đài Loan của ông.

Trung Quốc muốn "bắt tay" với EU

Trung Quốc cảnh báo Chủ tịch thượng viện Séc trả giá đắt vì thăm Đài Loan - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris ngày 28/8. (Ảnh: Xinhua)

Trong chuyến công du tới Pháp ngày 30/8, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh chưa bao giờ lên tiếng về chính sách “Trung Quốc là trên hết”, ngụ ý tới khẩu hiệu “Nước Mỹ là trên hết” của Tổng thống Donald Trump.

"Hiện tại, quan hệ Trung - Mỹ đang ở trong tình trạng nghiêm trọng nhất kể từ khi quan hệ ngoại giao hai nước được thiết lập… Mỹ công khai ép buộc các nước khác phải chọn phe và cố gắng đẩy quan hệ Trung - Mỹ vào xung đột và đối đầu", ông Vương phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp.

Ngoại trưởng Vương Nghị kêu gọi Trung Quốc và EU “cùng nhau chống lại mọi xu hướng kích động thù hận và đối đầu”.

Ông Vương đã có cuộc gặp với các lãnh đạo và quan chức cấp cao của Pháp, bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian và Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Laurent Fabius.

“Ngoại trưởng đã tái khẳng định lập trường của Pháp về việc tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Ngoại trưởng cũng nhắc lại mối lo ngại của Pháp về tình hình xấu đi trong vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, đặc biệt ở Hong Kong và Tân Cương”, thông báo của Bộ Ngoại giao Pháp cho biết.        Thành Đạt

Theo DW


Ông Kubera đã nhận được thư đe dọa từ đại sứ quán Trung Quốc cảnh báo ông không được đến thăm Đài Loan.

Ông Jaroslav Kubera (Ảnh: Flickr)

Bà quả phụ và con gái của cố Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Jaroslav Kubera mới đây đã cáo buộc việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Praha gửi một lá thư đe dọa cho chính trị gia này về mối quan hệ của ông với Đài Loan có liên quan tới cái chết của ông.

Ông Kubera qua đời vào ngày 20/1 ở tuổi 72 khi đang chuẩn bị thực hiện một chuyến đi đến Đài Loan để tăng cường trao đổi thương mại giữa Cộng hoà Séc và Đài Loan. Thượng viện Séc cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn rằng ông Kubera qua đời do các vấn đề sức khỏe chưa xác định, theo hãng tin AP. Nghi  vấn có thể có chất độc trong lá thư của TQ hoặc do lời độc ngôn hăm dọa khiến ông chủ tịch Thượng Viện bị shock hoặc bị uất ức, lo âu nên đứng tim chết

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Séc mới đây hôm 26/4, góa phụ và con gái ông Kubera tiết lộ rằng chồng và cha của họ đã nhận được hai lá thư đe dọa từ đại sứ quán Trung Quốc và từ văn phòng Tổng thống Séc, cảnh báo ông không nên đến thăm Đài Loan và đe dọa “những hậu quả nghiêm trọng” có thể xảy ra nếu chuyến thăm được tiến hành vì nó vi phạm “chính sách một Trung Quốc,” CNA đưa tin.

Séc: Chính giới lên tiếng về việc TQ đàn áp tín ngưỡng và thu hoạch tạng của TQ

Cộng hòa Séc gần đây là nơi diễn ra cuộc chiến giằng co giữa Trung Quốc và Đài Loan. Tổng thống đương nhiệm Milos Zeman được coi là người ủng hộ Bắc Kinh.

Theo một nhà nghiên cứu địa phương được phỏng vấn bởi kênh tiếng Hoa của hãng Deutsche Welle, phe thân Trung Quốc trong chính phủ Cộng hòa Séc có mối quan hệ chặt chẽ với một công ty có tên là Tập đoàn PPF, có nhiều liên hệ và lợi ích ở Trung Quốc.

Tuy vậy, số người trong chính phủ bày tỏ sự ủng hộ với Đài Loan đã gia tăng, một phần do những nỗ lực của Đài Loan trong phòng chống đại dịch COVID-19.

Đầu tháng Tư vừa qua, thị trưởng thành phố Praha Zdenek Hrib đã thẳng thừng từ chối những “món quà viện trợ” của Bắc Kinh; bày tỏ công khai sự ủng hộ đối với Đài Loan, Tây Tạng; đồng thời lên án việc vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Gần đây, nhiều bảng thông tin về vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã được dựng lên ở nhiều địa điểm du lịch tại Praha.

Xuân Lan 

Ấn Độ buộc tội Trung Quốc “khiêu khích quân sự” tại lãnh thổ tranh chấp, vi phạm đồng thuận biên giới chung đạt được trong cuộc đàm phán hòa bình gần đây.

Âm mưu của Trung Quốc là nhằm thay đổi nguyên trạng ở khu vực Ladakh, New Delhi nói. Đây là cáo buộc mới nhất của Ấn Độ, đưa ra sau nhiều vòng đàm phán kể từ vụ xung đột chết người hồi tháng Sáu. 

Khi đó, ít nhất 20 binh lính Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ bằng nắm đấm, gạch đá và vũ khí thô sơ với binh lính Trung Quốc. Trung Quốc không công bố số liệu thương vong phía mình.

Hai quốc gia hạt nhân đổ tội cho nhau đã xâm lấn sang đường phân ranh lỏng lẻo ở biên giới. Ấn Độ và Trung Quốc đều khẳng định đối phương mới là người khiêu khích trước, châm ngòi xung đột.

Trung Quốc chưa bình luận về cáo buộc mới nhất của Ấn Độ.

Chính quyền Delhi nói lính Ấn Độ đã “chặn đầu” các hành động của Trung Quốc tại “Bờ Nam hồ Pangong Tso”, trong đêm 29/8.

“Chúng tôi đã hành động để tăng cường vị thế của mình và phá vỡ mưu đồ đơn phương thay đổi hiện trạng trên mặt đất của Trung Quốc”, chính quyền Ấn Độ ra tuyên bố nói. 

Tuyên bố nói thêm rằng Delhi cam kết đàm phán hòa bình, nhưng cũng “kiên quyết như vậy khi bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”.

BBC cho hay các nhà phân tích nói việc Ấn Độ ra thông báo công khai như vậy cho thấy tình trạng hòa bình tương đối với Trung Quốc ở khu vực biên giới đã bị phá vỡ. 

Các bản tin truyền thông quốc tế cho biết quân đội 2 bên đã ẩu đả trên một sườn núi dốc ở độ cao 4.300m. Một số lính Ấn Độ bị ngã xuống dòng sông Galwan chảy xiết ở nhiệt độ lạnh gần 0 độ C.

Ngoài 20 lính Ấn thiệt mạng, còn ít nhất 76 lính bị thương, theo các bản tin.

Các vụ ẩu đả biên giới Trung-Ấn diễn ra không có tiếng súng do hai nước ký thỏa thuận cấm súng ống và thuốc nổ ở khu vực này vào năm 1996.

Từ năm đó, hai nước đã tổ chức nhiều cuộc họp quân sự để giải quyết xung đột. Tuy nhiên, hai bên vẫn liên tục chỉ trích đối phương vì không bên nào chịu dừng công trình xây dựng ở biên giới. Tới nay, các vụ đụng độ nhỏ vẫn xảy ra. Vụ đụng độ tháng Sáu là lớn nhất từ khi chiến tranh biên giới kết thúc. 

Các nhà phân tích cho hay sau vụ ẩu đả quy mô lớn tháng Sáu, tình hình biên giới Trung-Ấn vẫn như ngồi trên đống lửa.

Nguyên nhân xung đột?

Đường Kiểm soát Thực ở biên giới Ấn-Trung được ấn định rất lỏng lẻo. Vì địa hình có sông hồ và đỉnh núi tuyết phủ khiến đường kiểm soát này có thể bị thay đổi.

Binh lính từ cả 2 bên thường xuyên giáp mặt nhau ở nhiều điểm chốt trên đường ngăn cách này. Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã huy động hàng ngàn lính tới Thung lũng Galwan và tố Trung Quốc chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của mình.

Nhiều vòng đàm phán diễn ra trong suốt 3 thập kỷ, nhưng đều không giải quyết được tranh chấp biên giới. Tuy vậy, chiến tranh Trung-Ấn mới nổ ra một lần vào năm 1962. Khi đó Ấn Độ thảm bại.

Gần đây Ấn Độ cho xây một con đường ở vùng xa xôi hẻo lánh nhất đất nước tại Ladakh. Việc này được cho là có thể tăng khả năng điều động chóng vánh nhân lực và hỏa lực nếu xung đột xảy ra. Các nhà quan sát cho rằng việc này đã khiến Bắc Kinh nổi giận.

Ấn Độ buộc tội Trung Quốc “khiêu khích quân sự” tại lãnh thổ tranh chấp, vi phạm đồng thuận biên giới chung đạt được trong cuộc đàm phán hòa bình gần đây.

Âm mưu của Trung Quốc là nhằm thay đổi nguyên trạng ở khu vực Ladakh, New Delhi nói. Đây là cáo buộc mới nhất của Ấn Độ, đưa ra sau nhiều vòng đàm phán kể từ vụ xung đột chết người hồi tháng Sáu. 

Khi đó, ít nhất 20 binh lính Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ bằng nắm đấm, gạch đá và vũ khí thô sơ với binh lính Trung Quốc. Trung Quốc không công bố số liệu thương vong phía mình.

Hai quốc gia hạt nhân đổ tội cho nhau đã xâm lấn sang đường phân ranh lỏng lẻo ở biên giới. Ấn Độ và Trung Quốc đều khẳng định đối phương mới là người khiêu khích trước, châm ngòi xung đột.

Trung Quốc chưa bình luận về cáo buộc mới nhất của Ấn Độ.

Chính quyền Delhi nói lính Ấn Độ đã “chặn đầu” các hành động của Trung Quốc tại “Bờ Nam hồ Pangong Tso”, trong đêm 29/8.

“Chúng tôi đã hành động để tăng cường vị thế của mình và phá vỡ mưu đồ đơn phương thay đổi hiện trạng trên mặt đất của Trung Quốc”, chính quyền Ấn Độ ra tuyên bố nói. 

Tuyên bố nói thêm rằng Delhi cam kết đàm phán hòa bình, nhưng cũng “kiên quyết như vậy khi bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”.

BBC cho hay các nhà phân tích nói việc Ấn Độ ra thông báo

Vụ đụng độ tháng Sáu

Các bản tin truyền thông quốc tế cho biết quân đội 2 bên đã ẩu đả trên một sườn núi dốc ở độ cao 4.300m. Một số lính Ấn Độ bị ngã xuống dòng sông Galwan chảy xiết ở nhiệt độ lạnh gần 0 độ C.

Ngoài 20 lính Ấn thiệt mạng, còn ít nhất 76 lính bị thương, theo các bản tin.

Các vụ ẩu đả biên giới Trung-Ấn diễn ra không có tiếng súng do hai nước ký thỏa thuận cấm súng ống và thuốc nổ ở khu vực này vào năm 1996.

Từ năm đó, hai nước đã tổ chức nhiều cuộc họp quân sự để giải quyết xung đột. Tuy nhiên, hai bên vẫn liên tục chỉ trích đối phương vì không bên nào chịu dừng công trình xây dựng ở biên giới. Tới nay, các vụ đụng độ nhỏ vẫn xảy ra. Vụ đụng độ tháng Sáu là lớn nhất từ khi chiến tranh biên giới kết thúc. 

Các nhà phân tích cho hay sau vụ ẩu đả quy mô lớn tháng Sáu, tình hình biên giới Trung-Ấn vẫn như ngồi trên đống lửa.

Nguyên nhân xung đột?

Đường Kiểm soát Thực ở biên giới Ấn-Trung được ấn định rất lỏng lẻo. Vì địa hình có sông hồ và đỉnh núi tuyết phủ khiến đường kiểm soát này có thể bị thay đổi.

Binh lính từ cả 2 bên thường xuyên giáp mặt nhau ở nhiều điểm chốt trên đường ngăn cách này. Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã huy động hàng ngàn lính tới Thung lũng Galwan và tố Trung Quốc chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của mình.

Nhiều vòng đàm phán diễn ra trong suốt 3 thập kỷ, nhưng đều không giải quyết được tranh chấp biên giới. Tuy vậy, chiến tranh Trung-Ấn mới nổ ra một lần vào năm 1962. Khi đó Ấn Độ thảm bại.

Gần đây Ấn Độ cho xây một con đường ở vùng xa xôi hẻo lánh nhất đất nước tại Ladakh. Việc này được cho là có thể tăng khả năng điều động chóng vánh nhân lực và hỏa lực nếu xung đột xảy ra. Các nhà quan sát cho rằng việc này đã khiến Bắc Kinh nổi giận.

Báo Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ chịu tổn thất quân sự 'nặng nề'

Tờ Global Times của Trung Quốc tuyên bố Ấn Độ phải đối mặt một Trung Quốc "hùng cường" và sẽ chịu tổn thất quân sự nặng nề nếu cạnh tranh.

"Ấn Độ nói rằng họ đã ngăn chặn hoạt động quân sự của Trung Quốc. Từ 'ngăn chặn' cho thấy quân đội Ấn Độ thực hiện hành động tiêu cực trước và quân đội Ấn Độ đã bắt đầu căng thẳng lần này", Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng trong bài xã luận sáng nay.

Bình luận được đưa ra một ngày sau khi Lục quân Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc vi phạm thỏa thuận đạt được trước đó ở đông Ladakh và thực hiện các hoạt động quân sự khiêu khích nhằm thay đổi hiện trạng. Lực lượng này cho hay đã triển khai các binh sĩ để "phòng ngừa" và củng cố vị trí nhằm "ngăn chặn ý định đơn phương thay đổi hiện trạng của phía Trung Quốc".

Tuy nhiên, Trung Quốc bác cáo buộc của Ấn Độ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói binh sĩ nước này luôn tuân thủ nghiêm ngặt Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và không bao giờ vượt qua ranh giới, thêm rằng hai nước đang trao đổi về tình hình biên giới.

Đoàn xe của quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc dẫn tới Ladakh hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.

Đoàn xe của quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc dẫn tới Ladakh hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.


Những gì được truyền thông Trung Quốc mô tả về các chuyến thị sát lũ lụt của hai nhà lãnh đạo đã cho thấy ai mới nắm trong tay trung tâm quyền lực ở Trung Nam Hải
Tập Cận Bình

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Pháp ngày 25/3/2018. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO / Shutterstock)

Bất chấp lũ lụt tàn phá nghiêm trọng tại nhiều địa phương ở Trung Quốc [từ đầu tháng 7], Chủ tịch Tập Cận Bình đã không đến thăm bất kỳ khu vực bị ảnh hưởng nào.

Tuy nhiên vào ngày 18/8, ông Tập bất ngờ đến thị sát tỉnh An Huy, một trong số các địa phương chịu ảnh hưởng của đợt lũ. Chuyến thị sát dường như xảy ra sau khi kết thúc cuộc họp Bắc Đới Hà vào mùa hè hàng năm của các lãnh đạo và cán bộ lão thành ĐCSTQ.

Một nguồn thạo tin cho biết: “Ông Tập hẳn đã được các cán bộ lão thành trong đảng nhắc về ý nghĩa quan trọng của việc kiểm soát lũ lụt trong nền chính trị Trung Quốc.”

Mang đôi giày da sáng bóng, ông Tập mỉm cười và nói chuyện với người dân địa phương về công tác phòng chống lũ lụt, quản lý sông ngòi và cứu trợ thiên tai.

Theo bản tóm tắt của Tân Hoa Xã về chuyến đi thị sát này, ông Tập được cho là đã nhắc đến hai điển tích: “Ngu Công dời núi” và “Đại Vũ trị thủy.”

“Ngu Công dời núi” là câu chuyện nói về một ông già tên là Ngu Công sống tại miền bắc Trung Quốc. Bất tiện vì hai ngọn núi phía trước nhà che khuất tầm nhìn và lối đi, ông cùng với hai người con trai bắt đầu dùng cuốc đào đất phá núi. Khi người khác hỏi tại sao ông lại thực hiện công việc dại khờ như vậy, ông sắp quy tiên rồi, làm sao có thể đào hết hai ngọn núi, ông già trả lời rằng khi ông chết, con trai ông sẽ tiếp tục, sau đó là cháu trai ông, rồi sau đó là con trai của cháu trai ông … cho đến cuối cùng phá bỏ được các đỉnh núi mới thôi.

Cảm động trước sự quyết tâm của ông, Ngọc Hoàng đã phái hai Thiên thần xuống cõng hai ngọn núi mang đi.

Câu chuyện ‘Ngu Công dời núi’ được cho là nhằm ca ngợi ý chí sắt đá cao hơn núi của người xưa. Nhắc lại câu chuyện, ông Tập nói: “Đất nước Trung Quốc đã chiến đấu chống lại thiên tai trong hàng nghìn năm và đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu. Chúng ta cần tiếp tục chiến đấu, không phải bằng cách chống lại Trời, mà là tôn trọng thiên nhiên và phù hợp các quy luật tự nhiên.”

Bằng cách đề cập đến Đại Vũ, một Hoàng đế huyền thoại ở Trung Quốc cổ đại với tài trị thuỷ, ông Tập muốn nhấn mạnh lịch sử chống chọi thiên tai hàng nghìn năm của Trung Quốc.

Kiểm soát lũ lụt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tại Trung Quốc. Việc có thể chế ngự được các dòng sông hung dữ khó khăn đến mức vào thời cổ đại ai có khả năng làm được đều có thể trở thành Vua hay Hoàng đế.

Không kiểm soát được lũ lụt đồng nghĩa người nông dân sẽ chịu thiệt hại và có thể mất đi sinh mệnh.

Với tư cách là lãnh đạo “hạt nhân” của Trung Quốc, ngày nay trách nhiệm đó đang thuộc về ông Tập.

Hơn nữa, năm nay là năm Canh Tý (tức Chuột Vàng), 60 năm mới đến một lần và được cho là luôn mang đến theo nó một sự kiện chấn động lịch sử. Người Trung Quốc rất để tâm vào việc này.

Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch virus corona. Đúng như mô thức thường thấy của năm Chuột Vàng, dịch bệnh không phải là thảm họa duy nhất. Lũ lụt cũng đang gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí còn hơn cả đợt lũ năm 1998.

Vào năm đó (1998), Chủ tịch lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phải hoãn chuyến viếng thăm chính thức tới Nhật Bản để thị sát các nỗ lực cứu trợ tại lưu vực sông Dương Tử và vùng đông bắc của nước này.

Không khó để tưởng tượng rằng ông Giang đã nói một vài lời về việc kiểm soát lũ lụt tại cuộc họp Bắc Đới Hà vừa qua.

Trên thực tế, nhiều cán bộ lão thành của đảng là chuyên gia trong lĩnh vực này.

Ông Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của ông Tập, từng là một kỹ sư liên quan đến sản xuất thủy điện sau khi tốt nghiệp khoa kỹ thuật bảo tồn nguồn nước của Đại học Thanh Hoa danh tiếng.

Ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng dưới thời cầm quyền của ông Hồ, là một chuyên gia địa chất.

Trong chuyến đi này, ông Tập đã đến kiểm tra các cửa xả lũ của đập Wangjiaba (Vương Gia Bá) trên sông Hoài.

Năm 1950, ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào tháng 10/1949, con sông Hoài chảy qua tỉnh An Huy đã bị ngập lụt nghiêm trọng. Ông Mao đã ra lệnh phải kiểm soát được lũ lụt bằng mọi giá. Các cổng thoát lũ mà ông Tập đến thăm ngày nay vào những năm trước đây đã nhanh chóng được xây dựng theo chỉ thị của ông Mao.

Một lần nữa, ông Tập đang bắt chước ông Mao, có lẽ để chuẩn bị cho một tình huống chính trị khó khăn trước mắt.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như tỏ rõ sự ưu ái với ông Tập khi đăng một bức ảnh ông tự tin và oai vệ với nụ cười trước bức tường có khắc thư pháp của ông Mao.

Trong khi ông Tập được làm nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, thì truyền thông lại lờ đi Thủ tướng Lý Khắc Cường – người cũng đã đến thăm một khu vực bị lũ lụt tàn phá khác cách đó khoảng 1.000km.

Việc hai nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc cùng lúc đi thị sát hai nơi cách xa Bắc Kinh là khá bất thường.

Vào ngày 20/8, hai ngày sau khi ông Tập đến An Huy, ông Lý đã đi thị sát thành phố Trùng Khánh, nơi lũ lụt vẫn đang tàn phá nghiêm trọng.

Mang một đôi ủng đi mưa, ông Lý đã lội xuống ruộng nước đầy bùn. Thông thường, những hình ảnh như vậy sẽ nhận được lời khen của công chúng và những bình luận về “Thủ tướng của nhân dân.”

Nhưng lần này thì không, có lẽ là do chuyến đi của ông đã không được truyền thông đưa tin trực tiếp để nhiều người Trung Quốc biết.

Chuyến thăm Trùng Khánh của ông Lý ban đầu chỉ được đăng trên trang web của chính phủ www.gov.cn.

Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, và Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng chỉ chính thức đưa tin về chuyến đi của ông Lý ba đến bốn ngày sau đó, một sự chậm trễ bất thường.

Hơn nữa, khi đưa tin, các cơ quan truyền thông lớn chỉ xếp thông tin về ông Lý ở mức quan trọng thứ tư trong ngày. 

Các bài báo đều không đề cập đến thời điểm ông Lý đến thăm Trùng Khánh, bởi e ngại người đọc sẽ đặt câu hỏi tại sao lại đưa tin quá chậm.

Các cơ quan báo chí Trùng Khánh cũng đã đăng tin về chuyến đi này sau một thời gian trì hoãn, bất chấp thực tế là ông Trần Mẫn Nhĩ, bí thư thành ủy Trùng Khánh và là phụ tá thân cận của ông Tập đã tháp tùng ông Lý trong chuyến đi thị sát.

Việc hạ thấp chuyến đi của ông Lý có thể là một nỗ lực nhằm làm nổi bật chuyến đi thăm An Huy của ông Tập, nhà lãnh đạo “hạt nhân” duy nhất của Trung Quốc.

Ông Lý cũng đã bị gạt ra rìa trong các cuộc thảo luận hoạch định kế hoạch kinh tế dài hạn trong tương lai.

Hôm thứ Hai (24/8), ông Tập đã chủ trì một cuộc họp quan trọng được tổ chức tại Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, nơi đặt các trụ sở của đảng và chính phủ. ông Tập đã lắng nghe ý kiến của các chuyên gia kinh tế về kế hoạch 5 năm tiếp theo sẽ bắt đầu từ 2021.

Trong số những người tham gia cuộc họp có nhân vật số 5 của Trung Quốc Vương Hỗ Ninh và nhân vật số 7 Hàn Chính, cả hai đều là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cùng với phó Thủ tướng Lưu Hạc và Trưởng ban Tuyên giáo Hoàng Khôn Minh.

Ông Lý, người chịu trách nhiệm về quản lý kinh tế, đã vắng mặt.

Theo quy định, ông Lý vẫn là thành viên nằm trong cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng ít nhất cho đến mùa thu năm 2022 và là Thủ tướng cho đến mùa xuân 2023.

Tuy nhiên, nhân vật số 2 của Trung Quốc đã không chủ trì các cuộc thảo luận về kế hoạch 2021 – 2025. Không khó để nghĩ rằng ông đã bị cho ra rìa.

Nền chính trị Trung Quốc dưới sự cầm quyền của ông Tập luôn hà khắc. Phe của ông nằm giữ các chức vụ chủ yếu trong các cơ quan tuyên truyền của đảng. Điều này có thể đã dẫn đến việc giới truyền thông đối xử khác biệt đối với chuyến đi thị sát lũ lụt của hai lãnh đạo.

Ngoài kế hoạch 5 năm tiếp theo, việc hoạch định kinh tế siêu dài hạn cho đến năm 2035 cũng sẽ được thảo luận tại phiên họp toàn thể lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 19 vào tháng 10.

Ông Tập nhấn mạnh tại cuộc họp hôm thứ 2 (24/8) về tầm quan trọng của việc áp dụng “tầm nhìn dài hạn,” nắm bắt xu hướng của thời đại và tập trung trí tuệ sâu rộng để nghiên cứu tình hình mới và lập kế hoạch mới.

Trên thực tế, ông đang chứng tỏ cho người dân Trung Quốc biết ai mới là nhà lãnh đạo thực sự và nói với họ rằng thời gian cầm quyền của ông sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai gần.

Katsuji Nakazawa (theo Nikkei)

Gia Huy biên tập

CSVN noi gương CSTQ tẩy não nhồi sọ dân ngu :

Có một câu hát điển hình cho khả năng tẩy não của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như thế này: “Trời cao đất dày không nặng bằng ân tình của đảng, nghĩa mẹ tình cha chẳng bằng Mao Chủ tịch. Vạn sự hanh thông không hơn Chủ nghĩa xã hội, sông biển sâu nặng không bằng tình giai cấp.” Đây là câu hát mà người người đều hát trong thời Đại Cách mạng Văn hóa. Có thể nói rằng không một chế độ nào trong lịch sử nhân loại đạt được mức độ tự khen mà không biết ngượng cao đến như vậy.

ĐCSTQ gọi Trung Hoa Dân quốc là “cựu xã hội vạn ác”, “nửa phong kiến, nửa thuộc địa”. Đảng gọi Tây Tạng là một “chế độ nông nô phong kiến”. Thời kỳ sau khi thành lập ĐCSTQ thì được gọi là “hậu giải phóng” và “Trung Quốc mới”. Trong lý thuyết của Đảng, Mao Trạch Đông thay thế Thượng đế, thay thế Phật và Bồ tát, và trở thành cái gọi là “cha mẹ và cứu tinh” của người Trung Quốc.

Trong Cách mạng văn hóa, Đảng giảng rằng: Mao là vầng thái dương đỏ không bao giờ lặn, quần chúng nhân dân đều là hoa hướng dương. Chủ nghĩa xã hội là thiên đường tại nhân gian, các chế độ tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa đều là địa ngục phong kiến lạc hậu đáng sợ.

Tóm lại, tất cả những gì tiến bộ, cách mạng, mới mẻ, tươi đẹp đều thuộc về Đảng cộng sản Trung Quốc. Tất cả những gì không phải của Đảng là quá khứ, phong kiến, lạc hậu, phản động, tội ác, xấu xa…

Ngày nay, khi nghe tới những điều này, có thể nhiều người Trung Quốc cảm thấy buồn cười lắm. Nhưng bấy giờ thì chẳng có gì đáng cười cả. ĐCSTQ đã thật sự thành công khi thần thánh hóa bản thân, khiến mỗi người Trung Quốc đều tán thán và mang ơn Đảng. Chí ít họ cũng phải đặt đảng và lãnh đạo lên hàng đầu khi thể hiện lập trường của mình.

Mặc dù thời đại Cách mạng Văn hóa đã kết thúc từ lâu, nhiều người không còn ấn tượng gì về giai đoạn lịch sử đó, việc thần thánh hóa các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cũng không thể duy trì, nhưng ngẫm lại thì trong lòng người dân Trung Quốc đã qua tẩy não, “địa vị thiêng liêng” của ĐCSTQ vẫn không hề lay chuyển. Những lời khen ngợi và nguyền rủa vẫn tiếp tục xuất hiện, trong khi ĐCSTQ kiểm soát tín ngưỡng tâm linh và các giá trị xã hội của người Trung Quốc. Người Trung Quốc ngày nay chẳng phải “rất đáng cười” mà cũng “rất đáng khóc” hay sao?

Thiếu đi chính khí hạo nhiên, Trung Hoa mộng sẽ chỉ là ác mộng
(Ảnh: Alex Needham/Wikipedia, Public Domain)

Trong bài phát biểu nhận giải, Chu Dương, nhà vô địch Thế vận hội mùa đông đã quên không cảm ơn Đảng và quốc gia trước tiên, cô chỉ bày tỏ lòng biết ơn với cha mẹ. Ngay lập tức cô bị Tái Thanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể thao chỉ trích công khai: “Cảm ơn cha cô, mẹ cô cũng không sao cả. Trước hết, vẫn phải cảm ơn tổ quốc”.

Ngay cả Lâm Diệu Khả, “ngôi sao nhí hát nhép” trong lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, cũng nói: “Cháu cảm ơn tổ quốc, cảm ơn ông Hồ [Cẩm Đào], cảm ơn tất cả.” Điều này là do thầy giáo dạy để nói cho Đảng nghe, là nghi thức biểu hiện lòng biết ơn thông thường phải hoàn thành, nhằm tránh phạm sai lầm về chính trị, ảnh hưởng đến người lớn.

Khi Đặng Tiểu Bình “cởi bỏ” chiếc mũ phần tử cánh hữu cho hầu hết mọi người, nhiều trí thức đã bật khóc và bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Đảng. Họ nói rằng sẽ “theo sát đường lối chiến lược của đảng, đoàn kết nhất trí hướng về phía trước”. Họ hoàn toàn quên rằng thảm kịch người mất nhà tan suốt hơn 20 năm qua là do chế độ ĐCSTQ gây ra. Không một người nào thuộc phe cánh hữu công khai kêu gọi truy cứu trách nhiệm lịch sử của ĐCSTQ, trừng phạt bàn tay đen và đòi bồi thường tài chính.

Chúng ta có thể thấy từ “sự nhiệt tình” của người dân Trung Quốc trong lễ rước đuốc Olympic rằng: Ngọn đuốc Olympic, vốn thể hiện tinh thần tự do và hòa bình của nhân loại, ngay lập tức đã biến thành một phong trào quần chúng “yêu nước yêu Đảng” của chế độ độc tài, dưới sự cải tạo của cỗ máy tẩy não. Người ta tin rằng việc rước đuốc cần sử dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sự thành công của “Thế vận hội Đỏ”.

Chế độ ĐCSTQ là cỗ máy tẩy não tinh vi và hiệu quả nhất. Hầu như không ai có thể trốn thoát, và nó vẫn hoạt động như vậy cho tới tận ngày nay. Nhiều người vẫn gia nhập đảng. Ngoài nhu cầu thực dụng của hầu hết mọi người ra, họ còn muốn chen chân vào nhóm cầm quyền để được chia “miếng bánh”. Cũng có một số người từ nhỏ đã bị tẩy não, từ đó nhân sinh quan của họ bị bóp méo.

Có một câu chuyện điển hình thế này:

Một học giả ở Thâm Quyến đã quyên góp tiền để hỗ trợ nhiều trẻ em không được học hành. Nhưng bản thân ông lại nghèo rớt mồng tơi và cuối cùng chết vì bệnh nan y. Đây chắc chắn là một người tốt, hay giúp đỡ người khác, có đạo đức cao đẹp. Tuy nhiên khi ốm sắp chết, ông lại muốn vào Đảng và đã nộp đơn xin gia nhập Đảng một cách chân thành và trang trọng.

Cần lưu ý rằng trẻ em thất học là kết quả của việc ĐCSTQ trốn tránh trách nhiệm giáo dục bắt buộc. Số tiền chi cho tham nhũng và tiêu xài hoang phí không dưới 1.000 tỷ Nhân dân tệ mỗi năm. Nhưng ĐCSTQ thậm chí không muốn kiểm soát cả việc giáo dục bắt buộc. Những người có lương tâm nên lên án điều này mới phải.

Việc gia nhập Đảng trước khi chết không còn mang lại bất kỳ ý nghĩa thiết thực nào, nhưng Đảng đã tạo ra tư duy méo mó như vậy đó. Điều này không khác gì những chuyện trong phim ảnh tẩy não, khi liệt sĩ cách mạng nộp món đảng phí cuối cùng trước khi chết. Đây chính là hoàn toàn bị tẩy não và mất khả năng phân biệt thiện ác, đúng sai. Điều này cũng chính là “hiệu ứng sân khấu” mà ĐCSTQ cần nhất.

Trong cuộc đời mỗi con người Trung Quốc, từ khi nằm nôi cho đến khi xuống mồ, người dân Trung Quốc ai ai cũng “phải nghe lời răn dạy” của Đảng không ngừng nghỉ. Không một ai là trường hợp ngoại lệ. Ngay cả những bản làng miền núi xa xôi cũng không thể thoát. Trường lớp dù dột nát, hiểm trở đến đâu cũng phải định kỳ treo quốc kỳ ĐCSTQ, hát bài quốc ca ĐCSTQ.

Đặc biệt là những người dạy học được mệnh danh là “kỹ sư tâm hồn”, họ phải chịu trách nhiệm lịch sử trong việc hình thành nên tâm hồn tràn ngập “tính Đảng”. Thông qua hệ thống đoàn đảng và các cơ sở truyền giáo không nơi nào không có mặt, họ tham gia vào công tác tẩy não nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trong lịch sử nhân loại.

Một mặt, cỗ máy tẩy não của ĐCSTQ tạo ra những nô lệ tiêu chuẩn. Mặt khác, nó sử dụng biện pháp răn đe mạnh mẽ khiến mỗi người Trung Quốc phải khuất phục, loại bỏ ý nghĩ nghi ngờ hoặc âm mưu nổi loạn từ trong tâm người dân, khiến họ coi kẻ bạo ngược là người giám hộ.

Theo SecretChina.com
Nguyễn Vĩnh biên dịch


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7948

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca