Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Công an 'CSVN tiếp tay giúp hàng loạt gián điệp TQ biến' thành người Việt Nam
07.04.2021

Xử 3 cựu công an 'biến' người Trung Quốc thành người Việt Nam07/04/2021    07:35 GMT+7Ba cựu công an ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp tay, giúp những người Trung Quốc có hộ khẩu, CMND… để thành người Việt Nam.


Ngày 6-/4, TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Phiên tòa sơ thẩm xử vụ án này được mở lại sau nhiều lần hoãn, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức

Trong vụ án trên, VKSND tỉnh Khánh Hòa truy tố năm bị can cùng tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Các bị can gồm: Trần Quang Huy (36 tuổi, cựu công an phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa), Đỗ Đăng Khoa (38 tuổi, cựu công an phường Vĩnh Hòa), Lê Thanh Hải (44 tuổi, cựu công an viên xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang), Võ Ngọc Hòa (35 tuổi, ngụ Khánh Hòa), Song Jiahao (28 tuổi, ngụ tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).

Cáo trạng của VKSND tỉnh Khánh Hòa công bố tại phiên tòa xác định: Từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019, các bị cáo trên đã làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu, CMND cho nhiều người nhằm hưởng lợi bất chính.

Từ các giấy tờ giả này, đã có chín người được cấp hộ khẩu tại TP Nha Trang. Trong số này có bảy người được Công an tỉnh Khánh Hòa cấp CMND. Nhóm này đã thực hiện trót lọt nhiều vụ làm giả hồ sơ, tài liệu; trong đó có hai vụ giúp người Trung Quốc thành người Việt Nam.

Tháng 1/2019, nhóm bị cáo trên đã giúp một người Trung Quốc tên Song Jiahao thành người Việt Nam mang tên Nguyễn Khang Tinh.

Xử 3 cựu công an 'biến' người Trung Quốc thành người Việt Nam - ảnh 1

Các bị cáo tại phiên tòa ngày 6-4. Ảnh: NC

Theo VKS, Song Jiahao nhập cảnh Việt Nam từ tháng 3/2019 với mục đích du lịch. Với ý định ở lại Việt Nam lâu dài nên Song Jiahao liên hệ, đưa 60.000 nhân dân tệ (200 triệu đồng) cho một người tên A Hào để có giấy tờ tùy thân. A Hào gặp You Hai Qiang (A Cường) và được A Cường giới thiệu nhóm Đỗ Đăng Khoa. Nhóm này làm giả tên Nguyễn Khang Tinh lai lịch, nơi cư trú là TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) trước khi chuyển đến Nha Trang.

Huy viết tờ khai, phiếu báo thay đổi nhân khẩu và đề nghị tách hộ khẩu riêng. Sau khi có sổ hộ khẩu, Khoa trực tiếp dẫn Song Jiahao và nhờ ông Nguyễn Viết Dũng, cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Khánh Hòa, làm nhanh thủ tục chụp ảnh, lăn tay nhằm che giấu hành vi làm giả.

Sau khi có CMND mang tên Nguyễn Khang Tinh và sổ hộ khẩu, Song Jiahao đã mở ba tài khoản tại ngân hàng Agribank Khánh Hòa, Vietcombank Khánh Hòa, đăng ký mua ô tô và dự định mua bất động sản tại Nha Trang.

Ngày 4/8/2020, qua kiểm tra hành chính, Công an tỉnh Khánh Hòa phát hiện Song Jiahao sử dụng sổ hộ khẩu, CMND mang tên Nguyễn Khang Tinh.

Qua mặt được nhiều cửa mới bị phát hiện

Với thủ đoạn tương tự, tháng 5/2019, Đỗ Đăng Khoa nhận làm hộ chiếu Việt Nam cho một người tên Ou Yang Chunbo (quốc tịch Trung Quốc) với giá 55 triệu đồng. Sau đó, Khoa chuyển cho Huy làm hộ chiếu cho người này với giá 50 triệu đồng.

Khoa và Huy đưa thông tin giả cho Hòa làm giả giấy chuyển hộ khẩu của Công an thị trấn Trà Cú. Đồng thời, các đối tượng giả chữ ký của trưởng Công an thị trấn Trà Cú, làm giả một CMND mang tên Trần Dương Huy có chứng thực bản sao CMND nhằm hợp thức lai lịch, nơi cư trú trước khi chuyển đến Nha Trang.

Huy viết lời khai, phiếu báo thay đổi nhân khẩu đề nghị đăng ký nhập hộ khẩu thường trú cho Trần Dương Huy và được Công an phường Vĩnh Hòa xác nhận đủ điều kiện. Huy tập hợp các tài liệu làm giả hoàn chỉnh mang đến nộp cho Công an TP Nha Trang và được cấp sổ hộ khẩu tại phường Vĩnh Hòa.

Tiếp đó, Huy cùng Khoa đưa Ou Yang Chunbo đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Khánh Hòa làm thủ tục đề nghị cấp CMND mang tên Trần Dương Huy.

Để tránh bị phát hiện, Khoa và Huy khai với công an Trần Dương Huy bị thiểu năng, không thể giao tiếp. Quang Huy trực tiếp viết các tờ khai, làm thủ tục. Còn Khoa liên lạc nhờ một cán bộ công an dẫn Huy và Ou Yang Chunbo vào làm thủ tục cho nhanh.

Sau khi người này nhận được CMND mang tên “Trần Dương Huy”, Khoa và Huy tiếp tục đưa đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Khánh Hòa để đăng ký cấp hộ chiếu Việt Nam.

Gần đến ngày nhận hộ chiếu theo giấy hẹn, do Trần Dương Huy không có mặt, nhóm này đến phòng công chứng làm ủy quyền khống cho một người khác đến nhận thay. Khi người này đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Khánh Hòa nhận hộ chiếu theo ủy quyền thì bị phát hiện...

Hôm nay, 7/4, phiên tòa tiếp tục.

Tại phiên tòa hồi giữa tháng 1/2021, đại diện VKSND tỉnh Khánh Hòa đề nghị HĐXX phạt Trần Quang Huy 4-5 năm tù, Đỗ Đăng Khoa 3-4 năm tù, Lê Thanh Hải 1-1,5 năm tù, Võ Ngọc Hòa 4-5 năm tù, Song Jiahao 2-3 năm tù. Tuy nhiên, sau đó HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo Pháp luật TP.HCM


Tại sao sau khi quan hệ tình dục với các nữ điệp viên TQ quan chức sẵn sàng bá nnước  trao bí mậ tquốc gia ?


Nữ sinh Trung Quốc bị nghi quan hệ với nhiều quan chức Mỹ

Một nữ sinh bị nghi là gián điệp Trung Quốc được cho là đã ngủ với ít nhất hai thị trưởng và thân thiết với nhiều quan chức Mỹ.

Tờ Axios hôm 8/12 đăng bài viết "Kẻ bị tình nghi là gián điệp Trung Quốc nhắm vào các chính trị gia California", đề cập tới Fang Fang, hay còn gọi là Christine Fang, người đã đến Mỹ năm 2011-2015.

Fang được cho là có mối quan hệ thân thiết với nhiều chính trị gia Mỹ để cố gây ảnh hưởng tới họ khi mới bước vào chính trường. Fang thậm chí còn từng gây quỹ cho nghị sĩ Eric Swalwell và Tulsi Gabbard, hai người sau này đều tranh cử với tư cách ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020.

Theo Axios, Swalwell không bị cáo buộc có hành vi sai trái nào và một quan chức tình báo Mỹ cũng xác nhận Swalwell đã cắt quan hệ với Fang ngay khi biết được những lo ngại về mối quan hệ của cô với Trung Quốc. Trong khi đó đại diện của Gabbard nói rằng ông "không nhớ gì về việc đã từng gặp hoặc nói chuyện với" Fang".

Trả lời CNN hôm 8/12, Swalwell cho biết đã "sốc" khi nhiều năm trước được FBI thông báo ông là mục tiêu của một người bị tình nghi là giám điệp Trung Quốc. Swalwell nói đã hợp tác với các nhà điều tra, từ chối trả lời các câu hỏi riêng tư.

< iframe src="about:blank" scrolling="no" allow="autoplay" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 640px; height: 360px; display: block; opacity: 1; position: absolute; top: 0px; border-width: initial; border-style: none;">< /iframe>
Fang Fang (phải) chụp với Eric Swalwell hồi tháng 10/2012 tại một sự kiện của sinh viên. Ảnh: Axios.

Fang Fang (phải) chụp với Eric Swalwell hồi tháng 10/2012 tại một sự kiện của sinh viên. Ảnh: Axios.

Fang bắt đầu tới Mỹ từ năm 2011 với tư cách sinh viên tại đại học ở California ở độ tuổi khoảng ngoài 20. Cô đã lợi dụng vị trí là chủ tịch của các hội nhóm sinh viên để vun đắp quan hệ với các chính trị gia.

Nữ sinh bị nghi là gián điệp Trung Quốc nhanh chóng "trở thành trụ cột tại các sự kiện chính trị" địa phương và còn tình nguyện tham gia các chiến dịch cũng như giúp gây quỹ cho các chính trị gia đảng Dân chủ.

Fang sau đó mở rộng mạng lưới quan hệ của mình khắp toàn quốc bằng cách tích cực tham gia các hội nghị dành cho những thị trưởng. Một quan chức tình báo Mỹ cho biết Fang có "quan hệ tình cảm hoặc tình dục" với ít nhất hai thị trưởng ở các thành phố Trung Tây, dù danh tính hai người này chưa được xác định.

Theo cựu thị trưởng Cupertino Gilbert Wong, một trong những thị trưởng bị nghi có quan hệ với Fang là một người đàn ông lớn tuổi, "đến một thành phố ít người biết" và từng gọi cô này là "bạn gái" của ông trong các cuộc trò chuyện.

Fang sau đó lọt vào tầm ngắm của các quan chức phản gián Mỹ khi họ đang điều tra một người khác bị tình nghi là gián điệp Trung Quốc. Tới năm 2015, các quan chức tình báo cấp cao của Mỹ bắt đầu lật tẩy những chính trị gia mà Fang đã kết thân. Cũng trong năm này, cô đột ngột trở về Trung Quốc và chưa trở lại kể từ đó.

Các quan chức Mỹ không cho rằng Fang đã nhận được thông tin nào quan trọng. Tuy nhiên, một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nhận định sự việc này dù sao cũng nghiêm trọng khi một số người quan trọng đã bị cuốn vào mạng lưới tình báo


Gián điệp mạng TQ 'gia tăng tấn công VN'

NGUỒN HÌNH ẢNH,THANHNIEN.VN

Chụp lại hình ảnh,

Hội thảo An ninh mạng 2017 ngày 25/8 tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Gián điệp mạng làm việc cho chính phủ Trung Quốc đang mở rộng các cuộc tấn công vào các quan chức và doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm căng thẳng trên biển Đông đang leo thang.

Công ty an ninh mạng Hoa Kỳ, FireEye nói với hãng tin Reuters rằng các cuộc tấn công đã xảy ra trong những tuần gần đây cho thấy họ bắt đầu nhắm vào lĩnh vực thương mại đầy tiềm năng ở Việt Nam và cố gắng thu thập nguồn thông tin rộng lớn ở đó.

Bộ Công an Việt Nam vào tuần trước cho biết chỉ nửa năm 2017 cả nước có hơn 4600 trang thông tin có tên miền quốc gia bị tin tặc tấn công hoặc chiếm quyền điều khiển, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số này, có 148 trang web thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước, nơi tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng mà tin tặc có thể khai thác và chiếm đoạt.

Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, nói tại 

Tướng Thuận nói tin tặc, trong cuộc tấn công đó, đã chiếm đoạt 91,7 MB dữ liệu với nhiều thông tin nhạy cảm, làm ngưng trệ gần 100 chuyến bay, chiếm quyền điều khiển giao diện màn hình hiển thị tại các sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong các đợt tấn công này, màn hình của sân bay đã bị chèn nội dung đả kích Việt Nam và Philippines, một hành động được xem là trả đũa sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Manila kiện Bắc Kinh về chủ quyền đường 'chín đoạn' ở Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng được Reuters dẫn lời nói rằng các cuộc tấn công trên mạng sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng theo luật pháp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nói rằng Trung Quốc phản đối tất cả hành động xâm nhập mạng bất hợp pháp hoặc ăn cắp bí mật và cũng phản đối bất cứ cáo buộc chống lại bất cứ quốc gia nào mà không có bằng chứng.

Trần Đại Quang

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Trần Đại Quang (trái) vừa lên tiếng kêu gọi tăng cường kiểm soát mạng chặt chẽ hơn để chống lại các cuộc tấn công mạng

FireEye cho biết các cuộc tấn công Việt Nam liên quan đến hình thức gửi tài liệu bằng tiếng Việt cho người dùng và yêu cầu các thông tin tài chính. Khi người dùng mở các tư liệu này, mã độc sẽ xâm nhập vào máy tính và gửi lại các thông tin cho gián điệp mạng, dẫn đến khả năng gián điệp mạng có thể thâm nhập vào cả hệ thống.

FireEye đã phát hiện ra sự liên hệ giữa các cuộc tấn công với một nhóm tin tặc gọi là Conimes. Nhóm này tập trung vào Đông Nam Á, nhưng mục tiêu chính là Việt Nam và đặc biệt là từ khi căng thẳng biển Đông leo thang, ông Read nói.

Tuy nhiên ông không thể nói chính xác những thông tin nào đã bị thu thập, theo Reuters.

Trước đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã kêu gọi tăng cường kiểm soát mạng chặt chẽ hơn để chống lại các cuộc tấn công mạng.

Và để ngăn chặn các "hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ... tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước," theo báo Tuổi Trẻ.

Ông Read nói những vụ tấn công mà họ phát hiện ra ở Việt Nam tương đối đơn giản và nhắm vào người dùng có phiên bản Microsoft Word trước năm 2012.

"Họ đang sử dụng các kỹ thuật tương đối đơn giản bởi vì có vẻ kỹ thuật này là hiệu quả," ông nói.

Trước đó, BuzzfeedNews dẫn lời giới quan sát cảnh báo rằng một nhóm tin tặc được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn dường như đang tấn công giới chức Việt Nam với các mã độc trong email để giành lợi thế trong các cuộc đàm phán mậu dịch.


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8124

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca