Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Tâm thơ kêu gọi phát động chiến dịch cứu trợ bão lụt miền Trung của thi sĩ Tân Văn- Đả có gần 100 đồng bào miền Trung chết và mất tích
05.10.2007

Tâm Thơ Kêu Gọi Cứu Trợ Miền Trung của thi sĩ Tân Văn

Kính thưa toàn thể đồng bào hải ngoại

Trận bão lịch sử Lekima vừa qua đã tàn phá kinh hoàng các tỉnh Bắc miền Trung,  giêt chết và làm mất tích gần 100 đồng bào, gây thương tích cho nhiều đồng bào khác.


Hàng ngàn căn nhà bị gió cuốn bay mái, sập trần, ngã tường, biến thành gạch vụn.  Sau cơn bão hung ác thì mưa to như thác đổ, nước từ nguồn chảy xuống làm ngập lụt cuốn trôi hết tất cả những gì sập đổ. Người chết không có tiền chôn người sống sót không nơi cư ngụ, đói khát, rét cóng trước các cơn gió thê lương, khắc nghiệt!

Trước thảm cảnh đồng bào miền Trung đang gánh chịu thiên tai hiện nay, tôi tha thiết kính mong đồng bào đang được may mắn sinh sống tại các nơi  thịnh vượng bình yên trên khắp thế giới hưởng ứng công tác cứu trợ "Lá Lành Đùm Lá Rách", của ít lòng nhiều cùng nhau góp lại gởi về cứu giúp đồng bào hoạn nạn trong nước.  Qúy vị có lòng hảo tâm, các chùa và nhà thờ, hội đoàn xin hãy đứng ra tổ chức văn nghệ lạc quyên để gởi về giúp cho đồng bào hoạn nạn trong hoàn cảnh bi đát hiện nay.

Thay mặt các gia đình nạn nhân, tôi xin gởi đến quý vị lòng tri ân sâu xa

Tâm Thơ

Bão d
tợn, gầm lên như hổ d

Gió đìên cuồng git tng mái nhà tôn

a kinh hoàng như suối chảy trên ngàn

Ai rên siết ngồi co ro khiếp đảm?

Xác trẻ thơ từ đâu đang trối xuống?

Nhà ai trôi theo dòng nước chảy nhanh

Tiếng ai gào trong ghê rn thất  thanh?

Vì nước lụt đang dâng lên ngập mái!

Quê hương tôi, miền Trung nghèo khổ đó

Hết Trân Châu, Voi D đến xéo dày

Bao nhiêu đồng bào chết chng toàn thây

Nay thêm một trăm dân gầy vong mạng

Có nhiều ngưi va bị thương trầm trọng

Bể đầu, gảy tay, nhà cửa không còn

Vì sập nhà, gạch đổ chận ngỗn ngang

Thành nhng nấm mồ không hòm tẩm liệm!

Nước t nguồn chan hòa cùng sóng biển

Thủy triều dâng lụt lội khp tỉnh, thành

Hàng ngàn căn nhà bão xé tan tành

Nước lũ cuốn không còn manh chiếu rách!

Đồng bào tôi, hi ai còn ai mất

c mt có còn để khóc cho nhau?

Tôi làm bài thơ kêu gọi năm châu

Nhng ngưi Việt Nam chung dòng máu đ

Dẫu xa quê t đi cha, đời nội

Hoc mi va đến đưc x t do

Của ít lòng nhiều, góp lại đem cho

Nhng đồng bào đang màn tri chiếu đất

Nhà th, chùa chiền, hội đoàn quyên góp

Đng chần chờ, thụ độn, dững dưng

Khi thấy nhng ngưi đồng loại nguy nan

Xin hãy rộng lòng ra tay cu giúp

Bất kễ miền Nam, miền Trung hay Bắc

Người Việt Nam hãy đùm bọc lấy nhau

Nh câu khi có nga đau

Cả tàu bỏ cỏ huống hồ chúng ta!

Miếng khi đói, gói khi no

Của cho tuy ít, nghĩa so ngàn trùng!

Thi sĩ Tân V
ăn



Đỉnh lũ ở Nghệ An: 20 thiệt mạng và mất tích

Mưa lũ gây ách tắc giao thông, cô lập nhiều làng xã của các huyện miền núi phía Tây Nghệ An.

>> Mưa to ở miền Tây xứ Nghệ, 3 người mất tích

 

Trước đó, Quế Phong đã có 4 người chết đuối và bị lũ cuốn trôi; Nghĩa Đàn có 2 người thiệt mạng do mưa lũ.

 

Nguyên nhân thêm 14 người của huyện Quế Phong thiệt mạng và mất tích là do lũ quét xảy ra ở xã Nậm Giải.

Nguyên nhân thêm 14 người của huyện Quế Phong thiệt mạng và mất tích là do lũ quét xảy ra ở xã Nậm Giải. Cơn lũ ập đến lúc mờ sáng 5/10 khiến cho người dân ở bản Pục và bản Méo của xã này không kịp trở tay. Ngoài thiệt hại về người, lũ cũng đã cuốn trôi 5 nhà dân, 2 nhà của bộ đội biên phòng, ba phòng học của trường THCS.

Thông tin cập nhật lúc 17 giờ chiều 5/10 cho hay, Nghĩa Đàn - một trong những huyện của Nghệ An bị lũ “tấn công” mạnh nhất, đã có trên 800 ngôi nhà chìm trong nước, 2 người bị lũ cuốn trôi. Trong tổng số hơn 800 ngôi nhà bị ngập, hiện lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn đã vận động di dân được 400 hộ thuộc diện “nguy hiểm”. Ngoài ra, ở một số huyện như Quế Phong, Quỳ Hợp cũng có hàng trăm ngôi nhà bị ngập.


Giữa biển nước chỉ còn lấp ló những nóc nhà và ngọn cây.

 

Từ đêm qua đến rạng sáng nay, mưa lớn đã khiến lũ trên các sông miền Tây Nghệ An dâng cao đột ngột. Ít nhất 5 xã của huyện Nghĩa Đàn bị cô lập hoàn toàn, nhiều nơi khác cũng bị nước “tấn công”, gây ngập nhà cửa và ách tắc giao thông nhiều giờ liền.

 

Ở một số huyện như Tương Dương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu… mưa to xối xả suốt từ sáng sớm. Rất nhiều tuyến đường ngập nước đục ngầu; nước lũ trên các sông theo đó cũng dâng cao; nhiều tuyến đường, cầu cống bị ngập nặng; giao thông tắc nghẽn nghiêm trọng.

 


Nhiều người đứng trên tràn khe Nậm Nơn bất lực nhìn dòng nước. Chiếc barie đã được dựng lên để ngăn người

và phương tiện đi qua.


Tại thị trấn Quỳ Hợp, người dân và học sinh tranh thủ

lúc mưa "tạnh" hiếm hoi để trở về nhà.

 

Cầu Nậm Thơm bắc qua khe Nậm Nơn thị trấn Quỳ Hợp bị nước “tấn công”, mọi phương tiện giao thông đều không thể qua lại, nhiều xe khách đành “chết cứng” tại chỗ, hành khách cũng chỉ biết ngồi than trời và chờ nước rút. Đập tràn khe Nậm Nơn cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, bị xói lở gây cản trở giao thông.

Từ 20 giờ tối qua (4/10), thị trấn Quỳ Hợp đã có mưa rất to. Cầu Đá tràn trên địa bàn xã Châu Lộc bị lũ cuốn trôi, hơn 2km đường bị gián đoạn. Người dân 2 bên đường đã tranh thủ làm dịch vụ chở phương tiện qua chỗ ngập, mỗi xe 20 ngàn đồng.

 

Qua điện thoại, lãnh đạo huyện Quỳ Hợp cho biết: Trên địa bàn nhiều tuyến đường giao thông bị ngưng trệ do nước lũ dâng cao. Nhiều tràn bị nước lũ nhấn chìm, nhiều tuyến đường không thể qua lại.

 


Đường ngập, phương tiện hữu hiệu nhất để đi lại là xe trâu.

 

Tính đến 11 giờ trưa nay, một vài xã của huyện Quỳ Hợp đã bị chia cắt hai ngày. Hàng chục ngôi nhà bị chìm ngập trong biển nước, nhiều ngôi nhà đã bị ngập đến nóc.

 

Tại huyện Quế Phong, rạng sáng nay, một cơn lũ quét bất ngờ tràn qua, cô lập hoàn toàn ba xã Châu Kim, Mường Nọc, Tiền Phong; mất toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc; Cầu Đập tràn bị sập, người và phường tiện không thể qua lại.

 


Nhiều xã miền núi ngập chìm trong biển nước.

 

Quốc lộ 48 từ Quế Phong xuống huyện Quỳ Châu bị ngập nặng gây ách tắc. Công tác cứu hộ đang được triển khai quyết liệt. Cũng trong sáng nay, người dân phát hiện một xác chết trên sông Nậm Giải, đoạn qua xã Châu Kim. Nạn nhân là một thiếu niên khoảng 15 tuổi, chưa xác đinh được danh tính và địa chỉ.

 

Ông Trần Quốc Chung, Phó Chủ tịch UBND huyện, báo cáo đã có khoảng 100 ngôi nhà bị sập và tốc mái, hàng trăm ha lúa và hoa màu ngập nặng. Gần như toàn bộ hệ thống giao thông vào các xã bị ngưng trệ hoàn toàn, khoảng 15km đường bị sạt lở, hư hỏng...

 


Người dân tự tạo bè để thoát khỏi nước lũ.

 

Hiện nước lũ vẫn đang lên nhanh và mạnh khiến công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Đình Chi - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết: “Hiện đã cử lãnh đạo có mặt ở các địa phương để theo dõi tình hình và kịp thời xử lý. Tỉnh đang làm hết sức mình để giải thoát sự cô lập ở các xã, tránh sự thiệt hại về người”.

 

Sơn La: Lũ ống, lũ quét khiến 7 người chết và mất tích

 

Hồi 13h30 ngày 5/10, tại km 174 + 800 thuộc địa phận bản Chiềng Đi, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã xảy ra một vụ sạt lở núi nghiêm trọng. Hơn 4.000m3 đất đá từ trên núi trôi xuống đã vùi lấp và làm sập toàn bộ ngôi nhà của ông Nguyễn Đình Suy, làm ông cùng hai cháu nhỏ Nguyễn Đức Anh (sinh năm 1991) và Đoàn Thị Kim Tuyến (1992) chết tại chỗ.

 

Trước đó, chiều 4/10, trên địa bàn huyện Mộc Châu cũng đã xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở núi ở nhiều nơi làm trôi và mất tích 4 người, trong đó có 2 công nhân (chưa rõ danh tính) đang thi công xây dựng công trình Trung tâm Giáo dục lao động huyện, do lũ ống bất ngờ, không kịp di chuyển lên điểm cao đã bị nước cuốn trôi.

 

Công tác tìm kiếm thi thể 4 nạn nhân này được chính quyền cùng các cơ quan chức năng đang tiếp tục. (Theo TTXVN)

 

N.Nghĩa - T.Anh - N.Duy

Thứ Bảy, 06/10/2007, 07:01 (GMT+7)

Mưa lũ cô lập nhiều "ốc đảo"

Lũ cao nhất trong 30 năm, ít nhất 28 người chết và mất tích
* Một thanh niên tử nạn vì cứu hai bạn

Đoạn đường qua cầu Khe Súng (Quỳ Châu, Nghệ An) lầy bùn sau trận lũ lịch sử - Ảnh: V.Dũng
TT - Trong những ngày qua, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 5 gây lũ trên diện rộng làm thiệt hại về người và của cho các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

Đêm 4 rạng sáng 5-10, lũ trên sông Hiếu (Nghệ An), con sông bắt nguồn từ Lào chảy vào huyện Quế Phong, qua các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn... đã dâng cao bất ngờ, tạo thành đỉnh lũ cao nhất trong vòng 30 năm nay. Nhiều làng xã của bốn huyện trên bị ngập toàn bộ, nhanh chóng biến thành "ốc đảo".

Quốc lộ 48 dẫn đi Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong nhiều đoạn đã bị ngập, đất lở tràn đầy mặt đường. Đến 17g chiều qua, nhóm PV Tuổi Trẻ mới vào đến trung tâm huyện Quỳ Châu bằng xe lội nước chuyên dụng của Quân khu 4, loại xe duy nhất qua được con đường này.

Đường 48 bám dọc bờ sông Hiếu, nhà dân hai bên bờ sông hầu như vẫn chìm ngập trong nước lũ. Nhiều đoạn ngầm trên quốc lộ 48 vẫn còn ngập sâu dưới 2-3m nước. Nhiều đoạn đường đất đá sụt lở. Và đến cầu treo Châu Hội (xã Châu Hội, huyện Quỳ Hợp), cách trung tâm huyện Quỳ Châu 13km, đường sụt lở với hàng ngàn mét khối đất đá, cây cối chắn ngang khiến xe đặc chủng của quân đội cũng không qua được.

Mất liên lạc

Ngay bên bờ tây sông Hiếu, đoạn đường qua xã Nghĩa Quang, con đường duy nhất dẫn đến Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong, đã ngập sâu gần mét nước. Hàng đoàn người, xe cộ qua lại đã bị ách tại hai đầu suốt từ sáng sớm 5-10. Ông Kiều An, người dân xóm Tây Hồ 2 (Nghĩa Đàn), lo lắng: "Toàn bộ nhà dân đã ngập hết, không kịp mang đồ đạc đi trú. Lũ về nhanh quá, lại nửa đêm về sáng nên bọn tui chỉ kịp kê vài thứ lên cao rồi chạy".

11g trưa, nhiều người tìm mọi cách đi đường vòng qua đoạn ngập ở xã Nghĩa Quang, nhưng đi được gần 10km, đến xã Nghĩa Liên thì đoạn đường còn ngập sâu hơn. Mọi xe cộ đều dừng lại. Lúc này chỉ có xe bò kéo mới qua được. Và người dân muốn vượt qua đoạn ngập hơn 200m này phải trả 20.000 đồng/lượt, nếu cả xe máy và người là 50.000 đồng/lượt...

Đến 18g ngày 5-10, vẫn không thể liên lạc với lãnh đạo huyện Quế Phong (huyện bị ngập nặng nhất). Tình trạng này cũng tương tự đối với huyện Quỳ Châu.

Hiện 21 xã trong huyện biên giới Kỳ Sơn đã trở thành những "ốc đảo" trên núi cao. Trước đó, một số người dân bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm trên đường đi làm rẫy về đã may mắn thoát lũ. Nhưng hiện còn hai người dân Khơ Mú không kịp chạy thoát lũ ống chảy xiết qua khe, đã phải trèo lên đeo bám trên ngọn cây cao, nhịn đói suốt hai ngày nay dưới trời mưa gió.

Huyện Kỳ Sơn đã huy động một trung đội dân quân tự vệ và bộ đội biên phòng tiếp cận "ốc đảo" bản Bà, sử dụng dây để kéo thức ăn lên cho hai người dân đang đeo bám trên ngọn cây. Sau đó sẽ vượt lũ khe, quyết đưa bằng được hai người dân này xuống trong đêm.

Lũ dữ tàn phá Thọ Xuân

Đến sáng 5-10, vẫn còn rất đông người dân của xã Xuân Yên và Phú Yên, Thọ Xuân, Thanh Hóa vội vã rời nhà đi sơ tán. Vừa thoát khỏi vùng lũ, bà Lê Thị Báo (35 tuổi), ở xã Xuân Yên, run cầm cập trong mưa lạnh, nói trong nước mắt giàn giụa: "Chạy lũ chỉ thoát được thân, đồ đạc trong nhà như bàn ghế, thóc gạo... bị lũ dữ cuốn trôi hết rồi!".

Những cụ già, trẻ nhỏ do không kịp chạy lũ đã phải trèo lên nóc nhà, ngọn cây ngồi chờ đoàn cứu hộ đến đưa đi trong ánh mắt thất thần, tê dại vì rét, vì đói lả.

Tại xã Xuân Yên, đến chiều 5-10 vẫn còn hàng ngàn người dân đang mắc kẹt trong tâm lũ vì không kịp di dời.

NHÓM PV, CTV TUỔI TRẺ

------------------------------------------------------

Ưu tiên cứu người, hộ đập, hộ đê

* 28 người chết, mất tích. Đập chính hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa) bị vỡ

TT - Trước tình hình lũ trên các sông ở các tỉnh Bắc Trung bộ, Bắc bộ đang lên nhanh, gây nhiều thiệt hại, hôm 5-10, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai ngay các biện pháp phòng chống lũ.

Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia hộ đê, hộ đập; phối hợp cùng các tỉnh tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp về lũ lụt.

* Thiệt hại do mưa lũ sau cơn bão số 5 đến 22g30 ngày 5-10 bước đầu xác định có 28 người chết, mất tích (Nghệ An 16 người, Thanh Hóa 3 người, Sơn La 7 người chết; Yên Bái 2 người). Mưa lũ cũng đã làm hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, sập đổ nhiều nhà cửa và phá hoại hoa màu.

* Trong hai ngày qua, Thanh Hóa mưa rất to, mực nước trên các triền sông đều dâng cao. Trên sông Mã, tại Giàng mực nước lúc 15g ngày 5-10 là 6,97m trên báo động 3 là 0,69m; trên sông Bưởi, tại Kim Tân là 12,37m, trên báo động 3 là 0,51m. Dự báo đến 2g sáng ngày 6-10, lũ trên các sông sẽ đạt xấp xỉ đỉnh lũ lịch sử, riêng sông Mã vượt báo động 3 +1,5m.

Theo TTXVN, do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về làm đập chính hồ Cửa Đạt (nơi đang thi công công trình thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt) bị vỡ dài hơn 100m, cuốn trôi 600.000m3 đá, ước thiệt hại gần 200 tỉ đồng. Cộng thêm nước sông Chu dâng cao, khiến hơn 2.300 nóc nhà với 12.386 khẩu của bảy xã ven sông của huyện Thọ Xuân là Xuân Lai, Xuân Thiên, Xuân Thọ, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Yên và Xuân Vinh chìm trong biển nước, có nơi sâu trên 8,35m.

* Theo CTV Tuổi Trẻ, hồi 22g54 ngày 5-10, đê sông Bưởi đã vỡ đoạn ngay thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa làm ngập bảy xã và thị trấn này. Tại thị trấn lúc 11g30, nước ngập 0,5m. Hàng trăm dân quân và bộ đội đã giúp dân tiếp tục sơ tán trong đêm.

* Đồn biên phòng Nậm Giải cho biết tại bản Pục và bản Méo thuộc xã Nậm Giải, huyện Quế Phong có thêm 14 người bị chết và mất tích. Hai bản này đã bị lũ ống từ nhiều khe suối trong dãy núi Nậm Giải (giáp biên giới Việt - Lào) bất ngờ đổ về lúc mờ sáng 5-10. Nhưng do hệ thống thông tin liên lạc bị cắt đứt nên 22g đêm 5-10 huyện mới biết tin. Cũng tại hai bản này có năm nhà sàn của dân và hai nhà của đồn biên phòng, ba phòng học bị cuốn trôi.

Ông Nguyễn Đình Chi - phó chủ tịch tỉnh Nghệ An - nói chua xót: "Đau quá, tội dân quá. Bão đi qua rồi nhưng không ngờ dân bị thiệt hại nhiều quá, mặc dù tỉnh đã báo động nhiều lần, đề phòng những tai ương do cơn bão có thể gây nên". Theo ông Chi, phải sáng 6-10 lực lượng cứu hộ mới tiếp cận được bản để giúp đồng bào giải quyết mọi sự cố, do mọi tuyến đường vào đây đang ngập chìm trong lũ.

* Tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, mưa lớn kéo dài đã gây nên nhiều đợt lũ quét, lũ ống, làm ngập úng hàng chục ngàn hecta hoa màu, nhiều hồ đập và sập nhiều nhà dân. Tại một số địa phương như Sơn La, Lào Cai, Nghệ An, Yên Bái... mưa lớn làm sạt lở núi gây ách tắc giao thông nghiêm trọng và làm nhiều tài sản bị hư hỏng nặng.

Chiều 5-10, tại bản Chiềng Đi, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã xảy ra một vụ sạt lở núi làm hơn 4.000m3 đất đá từ trên núi trôi xuống vùi lấp và sập toàn bộ ngôi nhà ở và kho chứa của gia đình ông Nguyễn Đình Suy, 42 tuổi. Hậu quả ông Suy cùng hai cháu là Nguyễn Đức Anh (16 tuổi), Đoàn Thị Kim Tuyến (15 tuổi) chết tại chỗ. Trước đó, chiều 4-10, trên địa bàn huyện Mộc Châu cũng đã xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở núi ở nhiều nơi làm trôi và mất tích bốn người.

* Theo báo cáo thiệt hại do bão số 5 của tỉnh Quảng Bình, tính đến chiều 5-10 tỉnh đã có năm người chết.

NHÓM PV, CTV TUỔI TRẺ

Một thanh niên tử nạn vì cứu hai bạn

Em Lưu Đình Hà (17 tuổi), ở xã Thọ Lâm, hiện học lớp 11 Trường THPT Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, đã tử nạn sau khi cứu hai em nhỏ khỏi chết đuối.

Một số người dân trong thôn cho biết khoảng 16g chiều 4-10, trong khi mọi người đang hối hả chuyển đồ chạy lũ thì nghe tiếng kêu cứu thất thanh ở phía ngoài bãi sông Chu. Nhiều thanh niên trong thôn chạy ra phát hiện hai em Nguyễn Văn Tuấn (15 tuổi) và Nguyễn Văn Tiến (13 tuổi) - người cùng thôn - đã được đẩy lên khỏi miệng hố Chon, đang rệu rã bước vào bờ. Em Tuấn, Tiến chỉ tay về phía dòng nước lũ đang dâng nhanh, chảy xiết, xoáy mạnh kêu lên: "Cứu anh Hà đi, cứu anh Hà đi!". Toán thanh niên nhảy ào ra sông tìm kiếm, nhưng gần 10 phút sau mới vớt được thi thể Hà.

Tuấn và Tiến cho biết: "Chúng em đang chạy lũ thì không may sa chân vào hố Chon. Lúc đó anh Hà phát hiện nên vội vã ra cứu, cố gắng đẩy hai đứa lên khỏi miệng hố. Vừa lên khỏi hố, chúng em lao lên bờ, quay lại thì thấy nước lũ đã cuốn anh Hà ra xa về phía hạ lưu...".

HÀ ĐỒNG


 

MƯA LŨ DIỄN BIẾN PHỨC TẠP ở BẮC BỘ VÀ BẮC TRUNG BÔ

Ít nhất 33 người chết và mất tích

06-10-2007 00:44:52 GMT +7

Tuyến đường vào ba xã vùng cao của huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: AN BÌNH

Đó là số liệu tổng hợp mới nhất đến 22 giờ 30 ngày 5-10. Trong đó, Nghệ An có 16 người chết; Thanh Hóa có 3 người chết; Yên Bái: 2 người chết; Sơn La: 7 người chết; Quảng Bình: 5 người chết

Trong khi người dân chưa hết bàng hoàng vì bão thì lũ lớn tiếp tục đe dọa. Sau bão, lũ quét và sạt lở đang trở thành mối nguy hiểm hàng đầu ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Lũ lịch sử đe dọa

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lũ trên hệ thống sông Mã và sông Cả không ngừng lên cao và mực nước sông Mã đã cao hơn đỉnh lũ cao nhất vào thời điểm 1973 và 1980. Cụ thể, đêm 5-10, mực nước sông Mã tại Lý Nhân lên mức 12,8 m, tương đương đỉnh lũ cao nhất năm 1973 (12,83 m), tại Giàng lên mức 7,7 m, cao hơn đỉnh lũ cao nhất năm 1980 (7,51 m). Dự báo, sáng và trưa nay (6-10), mực nước sông Bưởi tại Thạch Thành có khả năng lên mức 13,5 m; sông Cả tại Nam Đàn lên mức 6,9 m (ở mức báo động 2).

Trong khi đó trên các sông Bắc Bộ, lũ sông Hoàng Long, sông Thao và hạ du sông Hồng, sông Thái Bình cũng lên nhanh. Lúc 16 giờ ngày 5-10, lưu lượng nước đến hồ Hòa Bình là 9.000 m3/giây, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế là 4,49 m, trên báo động 3 là 0,49m; trên sông Thao tại Yên Bái là 31,32 m, trên báo động 2 là 0,32m, tại Phú Thọ là 17,99 m, dưới báo động 2 là 0,21 m; hạ du sông Hồng tại Hà Nội là 7,70 m; hạ du sông Thái Bình tại Phả Lại là 2,88 m. Ban Chỉ đạo Phòng Chống lụt bão (PCLB) Trung ương cho hay, hồ Hòa Bình đã phải mở 6 cửa xả đáy, mực nước hạ du hệ thống sông Hồng đang lên nhanh.

Thanh Hóa: Vỡ nhiều đê, đập

Đến 22 giờ 55 đê sông Bưởi đã bị vỡ tại khu vực thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành. Tại thời điểm vỡ đê ở thị trấn Kim Tân lũ sông Bưởi đã đạt mức 13,6 m, vượt lũ lịch sử năm 1996 là 0,2 m. Từ trưa ngày 5-10, hai đập Bái Đay và Đồng Phú đã bị vỡ. Trước đó, do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về làm đập chính hồ Cửa Đạt (nơi đang thi công công trình thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt) bị vỡ dài hơn 100 m, cuốn trôi 600.000 m3 đá, ước thiệt hại gần 200 tỉ đồng. Cộng thêm nước sông Chu dâng cao, khiến hơn 2.300 căn nhà với 12.386 khẩu của 7 xã ven sông của huyện Thọ Xuân là Xuân Lai, Xuân Thiên, Xuân Thọ, Xuân Hải, Xuân Hoà, Xuân Yên và Xuân Vinh chìm trong biển nước, có nơi sâu tới trên 8, 35m. Đến 15 giờ ngày 5-10, sông Chu đã đạt đỉnh lũ và vượt báo động 3: 0,65m tại Xuân Khánh, tương đương lũ lịch sử năm 1968. Đến giờ này mực nước đã đứng do mưa đầu nguồn giảm dần. Trong khi đó, lũ sông Mã và sông Bưởi vẫn tiếp tục lên nhanh, mực nước sông Mã tại Lý Nhân 12,08 m, đạt báo động 3. Sông Bưởi đã vượt báo động 3 là 0,51 m, tương đương lũ lịch sử năm 1996. Theo số liệu thống kê sơ bộ, mua lũ do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 5 đã làm 3 người chết, ngập úng hơn 12.000 ha lúa, màu, làm hư hỏng nhiều nhà ở, công trình xây dựng, ước thiệt hại trên 352 tỉ đồng.

Hà Tĩnh thiệt hại hơn 500 tỉ đồng

Tính đến chiều 5-10, tỉnh Quảng Bình đã có 5 người chết và 67 người bị thương do bão lũ số 5 gây ra. Trong đó huyện Lệ Thủy, 1 học sinh lớp 11 Trường THPT Lệ Ninh đi học bị lũ cuốn trôi. Tại huyện Tuyên Hóa, bà Nguyễn Thị Hai, 72 tuổi, bị lũ cuốn chưa tìm thấy xác. Ở huyện Bố Trạch, anh Hồ Văn Tình trèo lên nhà buộc mái tôn bị bão hất xuống đất gây thương tích nặng dẫn đến tử vong. Tại huyện Quảng Ninh, một em bé bị rơi xuống giếng chết. Cũng vào chiều 5-10, tại xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch) bà con ngư dân phát hiện xác một người đàn ông trôi dạt vào bờ biển. Hiện chưa xác định được tung tích nạn nhân...

Người dân Hà Tĩnh khắc phục hậu quả bão số 5. Ảnh: L. AN

Điều đáng quan tâm nhất ở Quảng Bình lúc này là tình trạng thiếu lương thực sẽ diễn ra gay gắt.

Theo báo cáo sơ bộ của Ban chỉ huy PCLB về thiệt hại cơn bão số 5, Hà Tĩnh bị thiệt hại trên 500 tỉ đồng trong đó huyện Kỳ Anh trên 300 tỉ đồng, Cẩm Xuyên 30 tỉ đồng, Lộc Hà 20 tỉ đồng... Toàn tỉnh có 41 người bị thương, 1 người chết và hàng trăm hecta hoa màu bị mất trắng.

Trước mắt, để khắc phục cơn bão số 5, UBND tỉnh đã đã trích 1,9 tỉ đồng, 300 tấn gạo giúp các huyện giải quyết cái đói trước mắt.

Sau ngày bị ách tác giao thông, chiều 5-10, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Quảng Trị đã hoàn toàn thông tuyến.


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.945

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca