Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24837778

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 18.04.2024 17:33
Nền thi ca VN trãi qua bao ngàn năm sao vẫn chưa có một nhà thơ tầm vóc quốc tê? Làm thế nào để đưa thơ VN đến với thế giới?
19.01.2009 04:34

Mặc cảm hậu thuộc địa còn trì nặng nơi tâm thức sáng tạo của mỗi người viết Đông Nam Á. Viết trong niềm mặc cảm hậu thuộc địa, thì làm thế nào nhà văn có thể đẻ ra tác phẩm lớn không?

1. Không chỉ Việt Nam, văn học Đông Nam Á đang ở vị trí rất khiêm tốn so với văn học nhiều nước trên thế giới. Hai thập niên đầy sôi động, chỉ tính Giải Nobel văn chương thôi, trong lúc các nền văn học [lâu nay bị cho là] ngoại vi (the peripheral literature) khắp nơi đang nỗ lực giành và giành được bao thành tích chói lọi. Từ châu Phi, châu Mỹ La tinh cho đến châu Á. Hay sát cạnh ta: Nhật Bản, với những tên tuổi Yasunary Kawabata, Kenzaburo Oe, Haruki Murakami. Như thể một cách thế giải trung tâm ngoạn mục, thì Đông Nam Á cứ đứng nhìn, như là kẻ ngoài cuộc.(Nhà thơ Inrasara, VN)

Hãy bỏ qua bề tối hay vết xước của nó, nhìn lướt qua Giải Nobel văn chương, tác phẩm của các nhà đoạt giải sáng giá, dù khó phân biệt rạch ròi, luôn hội được một/ một vài hoặc tất cả yếu tố:

- Nêu lên được tinh thần cốt tủy của con người thời đại họ sống: Albert Camus. E. Hemingway, S. Beckett… Họ bắt trúng mạch, tìm lối viết thích hợp, đẩy nó đến cùng và mở rộng nó tối đa.

- Hoặc họ tiếp nhận, triển khai tư tưởng mới, độc đáo tác động nhiều chiều đến tinh thần con người. Tư tưởng đó được thể hiện qua nhiều thể loại và bằng nhiều cách thức khác nhau. Hoạt động chữ nghĩa của J-P. Sartre là rất điển hình.

- Hay như những A. Solzhenitsyn, O. Pamuk… nói lên vấn đề lớn của dân tộc, đất nước mình, rộng ra - thời đại mình, không kiêng nể hay hãi sợ. Họ chấp nhận trả giá.

- Hoặc khám phá lối thể hiện mới ảnh hưởng đến lối viết của người cùng thời hay thế hệ sau: W. Faulkner, G. Márquez…

Đó là chưa kể các nhà văn không đoạt giải nhưng tác phẩm có tác động lớn đến văn học và tư tưởng thời đại: R.M. Rilke, F. Kafka, S. Rushdie…

Ở Việt Nam, có nhà văn nào làm được như thế?

2. Chuyện xửa xưa, văn học Đông Nam Á ngàn năm sống đời hạng hai và phái sinh hẩm hiu. Văn chương nôm na bản ngữ, dù đồng hành với văn chương bác học được viết bằng ngôn ngữ “quý tộc” Pali, Sanskrit hay Hán, nhưng luôn chịu phận lép và bị chính người bản địa xem thường. Mặc dù vài dân tộc có chữ viết khá sớm (như Champa chẳng hạn, bia Đông Yên Châu thuộc hệ thống bia Mĩ Sơn xuất hiện từ cuối thế kỉ IV) nhưng mãi đến cuối thế kỉ X, người viết Đông Nam Á mới sử dụng nó vào sáng tác văn chương. Để chỉ từ thế kỉ XVII trở đi, nền văn học khu vực này mới cho ra đời các tác phẩm xuất sắc viết bằng chữ bản địa.

Nhưng định mệnh vẫn chưa thôi chơi khăm chúng ta. Vừa thoát khỏi nền văn học song ngữ đầy mặc cảm được vài trăm năm, văn học còn non trẻ này bị đánh tiếp đòn phủ đầu, khi văn học châu Âu sau đó là Mỹ, Nga tràn vào Đông Nam Á. Những cái bóng khổng lồ của bao nhiêu tên tuổi thi bá, văn hào, triết gia ngoại hạng làm ta choáng ngợp. Ta say sưa lao vào nghiên cứu, dịch thuật, học tập, bắt chước nhưng cạnh đó, bởi lòng tự trọng và tự ái dân tộc, không ít bộ phận sợ hãi, xa lánh và chống báng trước sức ảnh hưởng lấn áp của nền văn học và triết học xa lạ kia. Vọng ngoại và bài ngoại cứ là tồn tại song trùng trong tâm thức dân tộc Đông Nam Á (xem thêm: “Văn học Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa”, Song thoại với cái mới, 2008).

Thế nào đi nữa, ta cũng đã có vài thành tựu. Thành tựu đến đâu đi nữa, ta vẫn cứ bị coi là ngoại vi. Người ngoài coi ta ngoại vi, đã đành. Chính ta tự coi mình và coi nhau như thế! Mặc cảm hậu thuộc địa còn trì nặng nơi tâm thức sáng tạo của mỗi người viết Đông Nam Á. Viết trong niềm mặc cảm hậu thuộc địa, thì làm thế nào nhà văn có thể đẻ ra tác phẩm lớn không?

3. Để vươn đến “tầm Nobel”, hỏi ta đã và đang chuẩn bị gì? -Rất ít!

Thực tế, môn triết học - được cho là môn học nền tảng của mọi nền tảng giúp con người suy nghiệm cuộc sống chiều sâu - đến hôm nay vẫn chưa có mặt nghiêm túc trong các Đại học. Không có truyền thống triết học, ta cũng chưa sẵn sàng cho truyền thống đó. Của tin còn một chút này, ta cũng quyết làm cho nó thui chột đi.

Những nhà thơ cổ điển Chăm tiếp nhận truyền thống tư tưởng Ấn Độ, có xu hướng và biết suy tư triết học:

Tabur xanưng twei đơi / Wak Pauh Catwai twei bauh akhar

Suy tư theo dòng đời / Viết Pauh Catwai theo [qua] con chữ.

Xu hướng này để dấu ấn rất đậm trong Ariya Glơng Anak, Pauh Catwai, Ariya nau Ikak… Khác với người Việt [xem: Nguyễn Hưng Quốc, “Văn học trong một nước mù chữ”], đàn ông Chăm những năm năm mươi thế kỉ XX trở về trước, không ai là không biết chữ. Biết đến nơi đến chốn là các nông dân-trí thức và tầng lớp giáo sĩ. Cái biết đủ cho họ thoải mái pacauh xakarai (bàn luận triết học). Nhưng từ đất nước thống nhất, đại bộ phận “trí thức” Chăm thế hệ sau đó mù chữ Chăm. Khả năng pacauh xakarai bằng tiếng mẹ đẻ thì như thể hái sao trên trời!

Ngay từ tuổi bước chân vào giảng đường, thế hệ nhà văn hôm nay chưa được trang bị tri thức tối thiểu về triết học đúng nghĩa triết học, chưa được giáo dục hay khuyến khích sự suy tư độc lập, thì làm gì hy vọng sau đó họ phát kiến ý tưởng mới lạ, liều lĩnh đi tìm lối viết mới mẻ, dám thể hiện mình (không phải thứ thể hiện cái tôi chủ quan èo uột hay lớn lối như đã) mà không ngại thất bại. Khía cạnh này, hãy nghĩ đến A. Breton hay Alain Robbe-Grillet? Đây là rào cản vững chãi và ngoan cố nhất chúng ta tự dựng lên ngay trong nhà mình.

Vượt được sự sợ hãi mang tính xã hội, là khó, nhưng không phải bất khả. Đã có không ít nhà văn phá đổ bức tường này. Nhận ra và đạp đổ được rào cản vô hình dựng ngay trong tâm thức chúng ta, ngàn lần khó hơn. Đó là lề thói tư duy [hay não trạng] nhỏ lẻ, tư duy ăn theo, núp bóng. Chỉ khi vượt qua nó, nhà văn mới có thể nói đến sáng tạo đích thực.

4. Thiếu triết học, ta có thể đổ lỗi cho cơ chế với ngài khách quan, nhưng - theo quan sát của tôi - nhà văn ta còn chưa nắm bắt đầy đủ thực tế cuộc sống rộng lớn ngoài kia. Đây đích thị một trớ trêu. Bởi khẩu hiệu “ba cùng” là do các quan văn chương cổ xúy. Hội Nhà văn Việt Nam cùng các Hội đoàn địa phương và cả cá nhân nhà văn bỏ tiền của tổ chức bao nhiêu là cuộc thâm nhập thực tế, nhưng ta cứ thiếu.

Bởi, khi đi vào cuộc sống địa phương, ta chưa đủ sâu sát.

Mới đây thôi, “Báo cáo Lịch sử Đất Mũi và 30 năm xây dựng - phát triển Cà Mau” - một văn bản khô khan nhưng ngồn ngộn sự kiện mới lạ được trình bày bằng thái độ nhiệt tình với sự phấn chấn hiếm có của đại diện Khoa giáo Tỉnh - được non hai chục nhà văn trẻ ta nghe một cách hờ hững. Hơn nữa, không ai ghi chép cả! Như thể báo cáo chính trị - xã hội kia chả can hệ gì đến sáng tác thơ văn tôi.

Sau đó, mùa hè 2008, đoàn nhà văn TP Hồ Chí Minh đi thực tế huyện Bảo Lâm - Lâm Đồng. Mươi nhân viên Công ty Thuỷ điện Đồng Nai 4 cùng năm anh chị em thuộc đội ca nhạc dân tộc Châu Mạ, hai già làng nữa đón đoàn - trân trọng và đậm tình. Đốt lửa, rượu cần, thịt heo rừng quay, ca hát… Vậy mà nhà văn ta “dấn thân” chưa đầy hai tiếng đồng hồ, đã xin kiếu, lên xe máy lạnh về thị xã ngay trong đêm khuya khoắt ấy. Trong khi ở đó vẫn còn mồi (bắt chước lối nói của Bùi Chát), nhà nghỉ có sẵn, và không khí văn nghệ đang kì cao điểm. Tại sao không ở lại nhạc rừng by night với anh chị em? Để vui thôi, chứ chưa nói đến chuyện ba cùng [khổ] với đồng bào.

Còn bởi, đi thực tế, ta rất thiếu… cô đơn cho thực tế! Nhà văn luôn cõng theo lỉnh kỉnh bao nhiêu là “vấn đề” từ nhà mình về vùng đất mới.

Tham dự lễ hội Katê Chăm, nhà văn khoái khách sạn nhiều tiện nghi hơn trú lại nhà dân, thích làm khách sang của gia đình sang trọng hơn là lăn xả vào chốn nghèo hèn và, đáng nói hơn cả là - luôn gánh cả đống chuyện văn chương chữ nghĩa ở tận thành phố theo mình. Hiếm ai tạo được “những ngày rỗng” toàn triệt để thu vào tầm mắt đất trời Phan Rang lạ lẫm, tò mò tìm biết bí ẩn những mảnh vụn của nền văn hóa Champa, lắng nghe câu chuyện Chăm, cảm thông những tâm hồn cô đơn và kiêu hãnh Chăm,… (tiết mục này, Nguyễn Bình Phương là một ca lạ).

Chúng ta chưa học biết cởi bỏ cô gái ở lại bên này bờ sông như chú sãi kia trong một ngụ ngôn Thiền, mà một mực vác nàng theo suốt hành trình chữ nghĩa nặng nhọc. Vậy đó!

5. Thứ nữa, sự thiếu thâm nhập vào mọi vùng tối, khoảng trống của ngôn ngữ để khai thác tối đa tiềm năng khả thể của ngôn ngữ, nhà văn ta chưa có đủ ý thức đó (VNN nhấn mạnh). Nhất là nhà thơ, kẻ được coi như nghệ sĩ của ngôn từ. Chúng ta chăm chăm vào nội dung tư tưởng xã hội, tính giáo dục của tác phẩm mà bỏ bê [hoặc rất ít chú ý] khả tính nội tại của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ sống được sản sinh từ giữa lòng thực tiễn cuộc đời.

Bắc, Trung, Nam rồi sau đó, đất nước chia hai đã nảy ra bao nhiêu là khác biệt về từ vựng và cách sử dụng. Sau 1975, sự thay đổi liên tục về chính sách (chỉ tính riêng nông thôn: chia ruộng đất, ba khoán, khoán sản phẩm, khoán trắng, rồi giải thể hợp tác xã…) đẩy cả ngàn từ vựng nóng hôi hổi cấp tập chào đời. 54 dân tộc trong hơn 80 triệu dân, trong đó năm dân tộc có chữ viết truyền thống, có dân tộc sở hữu cả nền văn hóa - văn minh lâu đời, ngôn từ phong phú bao nhiêu mà kể. Nhưng hiếm hoi lắm chúng mới hân hạnh góp mặt trong các tập thơ đương đại. Các chữ sang trọng đầy quen thuộc đến cũ mèm vẫn cứ chễm chệ trang trọng trong sáng tác thơ ca dòng chính lưu.

Khía cạnh này, thái độ sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Hoàng Nam, Bùi Chát rất đáng ghi nhận. Hay gần đây - Đinh Linh với thơ tiếng Việt của anh:

“Truyền thống không phải là những lề lối, cách dùng cũ nhạt, ứ đọng, mà là di sản ngôn ngữ linh động của cả một dân tộc. Ngôn ngữ chợ búa, du đãng, những bài thơ tiền vệ, chữ lóng cũng thuộc về truyền thống. Thậm chí ngôn ngữ dùng sai, bởi con nít, những kẻ nói tiếng Việt không rành, chẳng hạn Hoa Kiều, Việt Kiều hay những nhân vật tỉnh Nghệ An, cũng thuộc về truyền thống. Nhà thơ có quyền, thậm chí có trách nhiệm, đùa với truyền thống, tìm những chức năng mới cho nó. Hơn nữa, bạn còn có thể mượn truyền thống người khác để làm phong phú ngôn ngữ mình” (Đinh Linh trả lời phỏng vấn trên một trang web hải ngoại).

Sự chưa đủ này lại là một rào cản khác.

6. Thêm: bao nhiêu là nỗi sợ hãi vây bủa nhà văn, dưới, trên và trong, xa và gần! Sợ bị soi mói, bị chụp mũ, sợ tác phẩm không được in hay bị thu hồi sau khi phát hành. Sợ cho mình, sợ cho nhau và sợ nhau, nên ta rất sợ mình không giống ai… (xem thêm: “Ngụ ngôn hậu hiện đại”, về Luận ngữ tân thư của Phạm Lưu Vũ). Tôi gọi đó là nỗi chưa đủ cô đơn cho sáng tạo. Cô đơn đầu tiên và cuối cùng. Sự cô đơn cần thiết để tạo nên tác phẩm chiều sâu.

Chưa đủ cô đơn trong giai đoạn đầu tư thai nghén: Nhà văn bị cuốn vào cuồng lưu hội hè đình đám, hội thảo chòm nhóm, văn chương chưa ra trường phái đã biến thành phe phái. Chưa đủ cô đơn khi đối diện với trang giấy/màn hình trắng: Bao nhiêu bóng u ám, giọng mơ hồ lởn vởn trong ta, quanh ta, sẵn sàng đe dọa thân xác ta, uy hiếp tinh thần ta; nó lên tiếng thì thầm khuyên nhủ hay trừng mắt răn đe ta nên thế này với không nên thế nọ, khiến ta lơi tay hay bẻ cong ngòi bút lúc nào không hay. Chưa đủ cô đơn cả lúc tác phẩm đã sinh hạ: Ta lắng tai nghe ngóng dư luận về nó, rằng nó có vấn đề gì không, các nhà phê bình có để mắt đến nó và, tệ hơn cả, ta mãi trong tư thế đứng ra bảo vệ nó khi nó bị chê bai.

Bấy lâu, chúng ta luôn là con người của số đông: số đông trong giới văn nghệ, số đông giữa người đọc và, số đông cả khi chỉ ngồi một mình, cô độc! (Xem thêm: “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo”, Song thoại với cái mới, 2008).

Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, từ đó nơi thẳm sâu tâm thức nhà văn ẩn chứa tinh thần tự kiểm duyệt. Tự kiểm duyệt theo nghĩa rộng nhất của từ này. Tự kiểm duyệt và hỗ trợ nhau kiểm duyệt trước khi bị kiểm duyệt. Hậu đổi mới là thời hoàng kim của tự kiểm duyệt, Phạm Thị Hoài nói thế.

Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, nhà văn không dám sống tới cùng tư tưởng chọn lựa, không dám viết tới cùng, và nhất là không dám theo đuổi đến cùng dự án lớn lao không giống ai của mình [nếu nhà văn đã nghĩ ra được và hoạch định trước đó].

Mà đã sợ hãi, thì làm gì có sáng tạo đúng nghĩa!

7. Rào cản cuối cùng, là nhà văn chưa đủ ý thức về nghề (VNN nhấn mạnh). Đại đa số nhà văn hôm nay chưa thoát khỏi quan niệm văn chương là trò chơi. Ch. Fredriksson trả lời báo Thể thao-Văn hóa, số 142, 28-11-2006: “Ý tưởng dường như có tính tiên quyết, xem người nghệ sĩ làm gì và làm như thế nào với tác phẩm của mình, để làm sao cho tác phẩm ấy có hiệu quả nhất khi đến với công chúng. Nhưng dường như ở Việt Nam các nghệ sĩ ít thích bàn về điều này, họ thường thích làm tác phẩm hơn là nói về các tác phẩm của mình”.

Ít bàn, theo ông nói, thực ra là: không bàn, không muốn bàn, không dám bàn vì không có khả năng bàn, thậm chí dị ứng với lí luận. Đó là ông nhận định về cánh làm mĩ thuật. Bên văn chương cũng không hơn. Sáng tạo đầy mơ hồ không trên nền tảng mĩ học cụ thể nào, nhà thơ mãi chịu định mệnh một tác phẩm, một bài, là vì thế. Không ít sáng tác có dấu ấn là sáng tác ăn may, ăn mòn vào năng khiếu “trời cho”. Trời cho tới đâu hay tới đấy, chúng ta thói quen nói như vậy! Sự thể sẽ dẫn đến đâu? - Bế tắc!

Tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn hay các Trung tâm bồi dưỡng viết văn, các trào lưu văn chương trên thế giới hãy còn khá xa lạ với sinh viên. Tri thức cơ bản nhất về các hệ thẩm mĩ văn học nghệ thuật tiên tiến không được cập nhật, thế hệ nhà văn tương lai hiện đang ngồi ghế giảng đường còn không biết thiên hạ đã đi đến những đâu nữa.

Chưa đủ ý thức về nghề, nên chúng ta chưa suy tư qui mô về nghệ thuật, suy tư có tính nền tảng và rốt ráo. Sau Bàn tròn văn chương kì 7, tôi làm cái sơ kết: Bàn tròn được ba thành công nhỏ nhưng vỡ ra một thất bại lớn. Thành công trong tập hợp đa thành phần, đa xu hướng sáng tác, nhiều lứa tuổi khác nhau với số lượng người tham dự ngày càng tăng để thực sự cùng bàn về văn chương đương đại; đề tài hay tác giả - tác phẩm của Bàn tròn được chọn tự do, vô phân biệt; thành viên thảo luận tự do trong một không khí cởi mở, vô ngại. Là ba điều chưa từng xảy ra trước đó. Nhưng thất bại lớn nhất và duy nhất của Bàn tròn văn chương là chất lượng của ý kiến. Cứ đặt 7 Biên bản Bàn tròn bên cạnh 4 cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo, chúng ta dễ thấy hiện diện ở đó cả một vực thẳm.

Đó là vật chứng không thể chối cãi về tầm ý thức về nghề của nhà văn nhà thơ hôm nay so với nhóm Sáng Tạo. Trong khi tuổi trung bình của ta gấp rưỡi thế hệ trước ở thời điểm họ thảo luận, và ta đi sau họ đến nửa thế kỉ!

Trong sáng tác nghệ thuật, đạt được sự phát triển tinh thần tuần tự nhi tiến, ngày càng sâu rộng, cao lớn như Rembrandt, Van Gogh, Beethoven hay Dostoievski là điều cực hiếm. Ở Việt Nam, một Chế Lan Viên hay Tô Thùy Yên là hiện tượng lạ. Còn thì, phong độ khá phập phù. Không phải nhà sáng tạo vĩ đại thì đã không rơi vào bế tắc, nhưng khác biệt lớn giữa bế tắc thật và giả là tinh thần, thái độ, rằng nó nghiệp dư hay chuyên nghiệp. (Xem thêm: “Bế tắc trong sáng tạo”, Song thoại với cái mới, 2008).

Chuyên nghiệp, ta tự tin làm việc trong bất kì hoàn cảnh nào. Chuyên nghiệp, ta chấp nhận giú mình nơi bóng tối vô danh trong thời gian dài. Ta không sợ cô đơn, không sợ cô độc, cả không sợ cô lập. 

8. Mặt bằng độc giả [cả độc giả phổ thông lẫn độc giả văn học] là yếu tố không thể thiếu góp phần kích thích sự phát triển văn học. Nhưng ở điểm này, chúng ta vẫn chưa có người đọc đúng nghĩa (VNN nhấn mạnh) (xem thêm: Vương Trí Nhàn, “Vì sao người Việt không mê đọc sách?”, chungta.com, 22-9-2008).

Trong các chuyến đi xuyên Việt, bằng tàu lửa hay máy bay hoặc xe du lịch chất lượng cao, để ý ta nhận thấy, ngoài số người ngủ gật hay làm chuyện vặt hoặc tán gẫu, có hai bộ phận đọc khác nhau: đọc sách và đọc báo. Chú ý nữa, hầu hết người cầm trong tay cuốn sách dày là khách Tây, ngược lại: dân Việt Nam!

Đi vào các khu di tích văn hóa - lịch sử cũng xảy ra tình trạng tương tự. Trong khi người Việt Nam xách theo gói đồ ăn với tờ nhật báo thì dân phương Tây luôn tay giở các trang sách. Đi du lịch, họ chuẩn bị sẵn tri thức tối thiểu về nơi họ sắp đến. Không hiểu, họ hỏi; hiểu lờ mờ, họ hỏi. Họ thắc mắc về sai biệt giữa thực tế và kiến thức được viết trong cuốn cẩm nang du lịch: tại sao bức tượng kia không còn ở đó? Tại sao sách lí giải thế này mà cô thuyết minh như thế kia? Vân vân…

Ở xã hội nông thôn Việt Nam, vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà một gia đình trung lưu, đập vào mắt khách là tủ buffet chưng diện bát đĩa và... cái tivi đời mới. Mấy năm qua, ta có thêm máy vi tính. Hiếm gia đình có được tủ sách. Có - nhưng rất ít, chỉ lèo tèo vài chục cuốn.

Trước 1975, làng Chakleng quê tôi chưa tới ngàn dân có hai gia đình sở hữu tủ sách trên ngàn cuốn. Con số ở làng Hữu Đức là gấp đôi. Các tạp chí như Bách khoa, Phổ thông, Văn, Tư tưởng, Đại học,... được bày biện trang trọng là chuyện nhỏ. Tại vài hiệu sách tỉnh lẻ như thị xã Phan Rang, lứa trẻ chúng tôi dễ dàng tìm mua bộ Nho giáo, Thơ tiền chiến toàn tập, Bùi Giáng... Hôm nay, nhân khẩu Chakleng tăng tám lần nhưng tủ sách gia đình thì hầu như... tuyệt chủng! Chúng ta đọc báo, yên tâm rằng mình đã hiểu mọi chuyện.

Độc giả ta hiếm cơ hội tiếp cận cái mới từ đó khó chấp nhận cái mới, cái xa lạ.

9. Khủng hoảng và tê liệt phê bình đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự lớn dậy của sáng tạo văn chương (VNN nhấn mạnh). Chúng ta có đủ loại, dạng phê bình. Từ phê bình hũ nút đến phê bình hàng hai, từ phê bình quan phương đến phê bình du kích (từ dùng của Nguyễn Hoàng Văn), phê bình bè phái hay phê bình chỉ điểm… Riêng phê bình nhằm thúc đẩy văn học tiến tới thì chưa. Một phê bình thoát khỏi hệ mĩ học cũ để mở ra hướng đi mới cho văn học (xem thêm: “Điểm danh căn bệnh của phê bình hôm nay”).

Cứ ngoái lại xem Hoài Thanh đã ứng xử kịp thời và tài tình với phong trào Thơ Mới thế nào cũng đủ hiểu. Còn hôm nay, có nhà phê bình nào làm được thao tác đó? Không ai cả! Tháng 7/2008, trong buổi nói chuyện tại Khóa bồi dưỡng lí luận - phê bình văn học do Hội Nhà văn tổ chức tại Hà Nội, tôi hỏi các học viên: sau Hoài Thanh, có tác phẩm phê bình nào các bạn cầm lên để có thể nhận diện được một trào lưu văn học, một thời đoạn ngắn ngủn của thơ ca Việt Nam chưa? - Chưa!

Ngay ý định làm một cuốn sách như thế, đến hôm nay - theo tôi biết - vẫn chưa (Thực tế là có một, nhưng thất bại). Chúng ta tranh thủ viết báo, hội thảo hay rẽ sang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy hoặc nhanh nhẩu nhảy vào cuộc cãi cọ nhảm nhí bằng phản ứng nhếch nhác chỉ bởi vài quy kết, xuyên tạc nhỏ nhen nào đó. Chúng ta có đủ lí do chính đáng cho các sự vụ ấy. Trong khi tập trung vào công việc chính là phê bình thì - chúng ta vẫn cứ chưa. Đành rằng, với nỗi “dồi dào” và “phong phú đa dạng” các tác giả, trào lưu, khuynh hướng văn chương xuất hiện trên đủ loại phương tiện thông tin, không nhà phê bình nào tự nhận quán xuyến tất cả. Nhưng ít ra, người làm phê bình vẫn có thể chọn một/vài trào lưu nhất định để làm phê bình. Vậy mà mãi tận hôm nay, giới phê bình Việt Nam vẫn chưa cho ra đời tác phẩm như thế.

Dăm năm qua, tôi thử dấn vào “lập biên bản” sáng tạo của nhà văn hậu đổi mới: Nguyễn Hoàng Tranh, nhóm Mở Miệng, Mai Văn Phấn, Phan Nhiên Hạo, Phạm Lưu Vũ, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Anh Hoài, Như Huy, Trần Nhã Thụy, Nhật Chiêu, Lê Vĩnh Tài, Vũ Thành Sơn… Đây là các tác giả viết trong cảm thức mới, sử dụng thủ pháp nghệ thuật mới. Nhiều khuôn mặt độc đáo khác: Đỗ Kh, Nguyễn Hoàng Nam, Đinh Linh, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Tôn Hiệt, Phan Bá Thọ, Đặng Thân, Lê Thị Thấm Vân, Miên Đáng, Lưu Hy Lạc, Khánh Phương, Lưu Diệu Vân… Bao nhiêu là nỗ lực, bao nhiêu là hủy phá và sáng tạo đáng được ghi nhận ngay giai đoạn sung sức nhất của đời văn.

Tôi viết về họ, với hy vọng rằng sau cao trào này, sẽ làm một tổng luận về thơ tiếng Việt hậu đổi mới. Để kết thúc một thời đoạn và mở ra một cái gì khác chưa thể biết được. Tôi không chắc mình có kham nổi công cuộc này không, nhưng thiết nghĩ, chỉ khi kịp thời ghi nhận đúng đắn nỗ lực và thành tựu khởi đầu của họ, nhà phê bình mới thật sự góp tay vãi một nắm phân đạm vào đám ruộng hợp tác xã văn chương tiếng Việt. Còn nhà văn có vươn ra cánh đồng văn chương thế giới hay không và vươn ra tới đâu, chỉ có họ trả lời được. Ở thì tương lai.

Sài Gòn, 12/9/2008

  • Inrasara
VN có nhiều nhà thơ nhưng vẫn chưa có nhà thơ nào được giải thưởng quốc tế hoặc 
đi vào văn chương thế giới, có lẽ phải đã đến lúc chúng ta bỏ đi tính tự mãn và học hỏi
người ta.  Hội Thi Nhân VN Quôc Tế (International Association of Vietnamese
Poets)
xin giới thiệu những nhà thơ lớn nhất nhân loại dười đây :

Maya Angelou

A

Aiken, Conrad
Alighieri, Dante
Angelou, Maya
Ashbery, John
Atwood, Margaret
Auden, W. H.

B

Baraka, Amiri
Baudelaire, Charles
Benét, Stephen Vincent
Bernstein, Charles
Berryman, John
Bishop, Elizabeth
Blake, William
Bradstreet, Anne
Brontë, Emily
Brooks, Gwendolyn
Browning, Elizabeth Barrett
Browning, Robert
Burns, Robert
Byron, Lord

C

Carroll, Lewis
Chaucer, Geoffrey
Clare, John
Coleridge, Samuel Taylor
Crane, Hart
Creeley, Robert
Cullen, Countee
Cummings, E. E.

D

Dickinson, Emily
Donne, John
Doolittle, Hilda
Dumas, Henry
Dunbar, Paul Laurence
Duncan, Robert

E-G

Eliot, T. S.
Emerson, Ralph Waldo
Frost, Robert
Ginsberg, Allen


Greatest Poets Bios

10 BEST POETS OF ALL TIME

The Greeks called the poet a maker ("poet" is from 'Poiein' to make)
The English call him a seer (see-er)
- F.J. Sheed

Poetry is so broad an art form -epics, plays, scripture, novels, song lyrics, philosophical treatises and essays, romantic poetry, nonsense and children's verse, etc. etc. etc. - that to say you don't like poetry is to say you don't much care for literature ...art ...thinking and feeling ...or ...life!
- Art S Revolutionary

My Muse,
like Cyrano,
whispers
what to do.

Let's celebrate the best of the best! Here's Musea's picks for the 10 best poets of all time (and remember good poetry is not bad poetry) with perhaps a surprise or two for you. Also included in this POETRY issue is a listing of contenders - either great poets that I love with a passion, or great poets that I respect but don't much care for. Plus our list of the best contemporary poets and more examples of the newest 'form' of poetry, the "quatro'. All poems without bylines are by me.

Outside
a songbird sings.
Inside
I read a poem.

1. HOMER: The blind poet, Homer (900-800? B.C, Asia Minor) began western literature with his 2 great epic poems, THE ILLIAD, and THE ODYSSEY. The Illiad tells an episode in the siege of Troy, while The Odyssey (a sort of sequel) tells of Odysseus's voyage home from the war. Both are bold, dramatic, heroic, and straightforward storytelling with my favorite, The Odyssey, which in my opinion is the best adventure story ever told.

Loud rang the gates, and the bars crashed in, and the rush of the stone /splintered a gap. And through it, his face like terrible night; /Leaped Hector, shining with marvel of mail that engirdled his body,/ shaking two spears. No man could have stayed him then as he stormed/ Through the gates- nay, none but gods, and the light of his eyes /Flamed like a fire. (Trans. Auslander & Hill)

2. SAPPHO: First and greatest women poet, called the 10th Muse, (and my favorite poet of all time) Sappho (590 B.C., Lesbos) probably taught a girl's school. A few poems and fragments of many more are enough to show the great depth and intensity of her love poems that held a passion no other poet has been able to equal.

In the spring twilight/ The full moon is shining: / Girls take their places / as though around an altar. / I watch the bright moon, / Lowering my head / I dream that I'm home. (Li Po, trans. A. Cooper)

3. AESCHYLUS, SOPHOCLES, EURIPIDES: Who could choose just o­ne. These 3 are the worlds first (texts still around) playrights (500-400 B.C. Athens). It is said of their works (that read more like dramatic oratorio than the drama we know today), "Aeschulus wrote of the gods, Sophocles of heroes, and Euripides of men."

O you gods! How I long for an end to all this strain: / This year-long watch, up o­n the roof of the Atreidae, / Crouched o­n my elbows like a kennel hound, / Scanning by heart the stars at night, / That chorus of the master shiners, ... (Agamemnon, Aescylus, trans. Paul Roche)

4. TU FU & LI PO: The 2 greatest Tang poets (thus the 2 greatest Chinese poets) were dear friends. (7th century China). o­ne critic said the real meaning of their poems is not in the words but between them. Li Po - facile brilliance, Tu Fu bittersweet intensity.

Before my bed / there is bright moonlight / So that is seems / like frost o­n the ground; / Lifting my head/I watch the bright moon/ Lowering my head/ I dream that I'm home. (Li Po, trans. A. Cooper)

5. DANTE ALIGHIERI: (1265-1321 Florence). His greatest work, TheDivine Comedy (in 3 parts: Hell, Purgatory, and Paradise) is a love story for his Beatrice, an encyclopedia of the Middle ages, a great spiritual poem, and much more - incredible scope, marvelous poetry.

"You are so near the final health of man / you will do well to go clear-eyed and keen / into that good, my Beatrice began. / Therefore, before you enter further here / look down and see how vast a universe / I have put beneath your feet, bright sphere o­n sphere. (Paradise, trans. J. Ciardi)

6. GEOFFREY CHAUCER: (1340-1400 London) Educated, sophisticated, Medieval poet best known for the vast, unfinished, The Cantebury Tales an anthology of stories from pilgrims traveling to Cantebury. Note his fine sense of humor.

And as for me, although my wit is small, / I find that books most happily enthral ; / That I so reverence them in my heart, / So trust their truth, so pleasure in their art, / That there is scarce a single joy I know / That can persuade me from my books to go ... (The Legend of Good Women, trans. B. Stone)

7. WILLIAM SHAKESPEARE: The 'Bard of Avon' (1564-1616) is rightly celebrated as the best poet/playwright in English with 37 plays, plus sonnets and 2 longer poems. In an age of excellence he was the age's best.

Double, double, toil and trouble; / Fire burn, and cauldron bubble. (Macbeth)

8. MATSUO BASHO: (1644-94, Ueno, Japan) This haiku master could picture a universe in a handful of words. His simple short poems suggest vast meanings with endless overtones.

Lightning flashes / Then drops into darkness / A heron in flight screeches. (trans. th.)

9. MOTHER GOOSE: The classic children's verse anthology of nursery rhymes is playful, musical, often nonsensical, and always a pure delight for all ages. The earliest known book of nursery rhymes is Tommy Thumb's Pretty Song Book, Vol. II (1744?) with o­nly 1 copy in existence. In the 1770's publisher John Newbery printed Mother Goose's Melody: or Sonnets For the Cradle. Celebrated author, Oliver Goldsmith may have edited this collection.

High diddle, diddle, / The Cat and the Fiddle, / The Cow jump'd over the Moon, / The little Dog laugh'd / To see such Craft, / And the Dish ran away with the Spoon. ( The Annotated Mother Goose)

10. WALT WHITMAN: (1819, Long Island, NY) Whitman's unbounded (and big in every way) messages needed an unbounded verse format - no format - and he broke the mold of what poetry had to be. Leaves Of Grass is his masterpiece flying with hope, mercurial, startling, but also at times tedious, boring, and incomprehensible with some pages - listings like inventory sheets - all this in o­ne.

Poets to come! Orators, singers, musicians to come! / Not to-day is to justify me, and answer what I am for; / But you, a new brood, native, athletic, continental, greater than before known, / Arouse! Arouse - for you must justify me - you must answer. / I myself but write o­ne or two indicative words for the future, / I but advance a moment, o­nly to wheel and hurry back in the darkness... (Poets to Come)

The poet, has a way of communicating truth that no o­ne else has, - F.J. Sheed

If you don't enjoy poetry now, then put it aside for a while. You can probably judge from the authority of the ages that it is good, even if you don't happen to like it now. - M Paietta

Poetry - Dressed up prose!
- Art S Revolutionary




Greatest Poems

A Shropshire Lad II A. E. Housman
On the Idle Hill of Summer A. E. Housman
Relativity A. H. Reginald Buller
Ode: Of Wit Abraham Cowley
from Anacreonics Abraham Cowley
The Net of Memory Adela Florence Nicolson Cory
To the Dead in the Graveyard Underneath My Window Adelaide Crapsey
Niagara Adelaide Crapsey
November Night Adelaide Crapsey
from The Rape of the Lock, from Canto 1 Alexander Pope
Ode o­n Solitude Alexander Pope
from Essay o­n Man, Epistle II Alexander Pope
from Essay o­n Criticism [“But most by Numbers”] Alexander Pope
My Love’s an Arbutus Alfred Perceval Graves
from The Lotos-Eaters Alfred, Lord Tennyson
Tears, Idle Tears Alfred, Lord Tennyson
The Charge of the Light Brigade Alfred, Lord Tennyson
The Lady of Shalott Alfred, Lord Tennyson
The Kraken Alfred, Lord Tennyson
Violin Song Aline Kilmer
A London Thoroughfare. 2 A.M. Amy Lowell
The Gallery Andrew Marvell
To His Coy Mistress Andrew Marvell
The Rights of Woman Anna Laetitia Barbauld
The Caterpillar Anna Laetitia Barbauld
To My Dear and Loving Husband Anne Bradstreet
The Author to Her Book Anne Bradstreet
The Prologue Anne Bradstreet
Adam Posed Anne Finch, Countess of Winchilsea
A Nocturnal Reverie Anne Finch, Countess of Winchilsea
The Introduction Anne Finch, Countess of Winchilsea
Adieu, Vain World, I've Seen Enough of Thee Anonymous
As I Walked Out in the Streets of Laredo Anonymous
Barbara Allan Anonymous
Beauty Sat Bathing by a Spring Anonymous
Down in the Valley Anonymous
England Anonymous
The Three Ravens Anonymous
from Everyman Anonymous
Beauty Sat Bathing by a Spring Anthony Munday
Heat Archibald Lampman
In November (I) Archibald Lampman
A Thunderstorm Archibald Lampman
Winter Uplands Archibald Lampman
A Parable Arthur Conan Doyle
Retrospect Arthur Conan Doyle
My Picture Left in Scotland Ben Jonson
Cynthia’s Revels Ben Jonson
The Hourglass Ben Jonson
X Mon. December [1744] hath xxxi days. Benjamin Franklin
Chicago Carl Sandburg
Fog Carl Sandburg
Maker of Heaven and Earth Cecil Frances Alexander
Young and Old Charles Kingsley
Beer Charles Stuart Calverley
The Sea View Charlotte Smith
from Goblin Market Christina Rossetti
A Birthday Christina Rossetti
A Daughter of Eve Christina Rossetti
In an Artist's Studio Christina Rossetti
The Passionate Shepherd to His Love Christopher Marlowe
from Dr. Faustus, Scene 12 Christopher Marlowe
America Claude McKay
If We Must Die Claude McKay
The Tropics in New York Claude McKay
On Broadway Claude McKay
from The Divine Comedy, from The Inferno Dante Alighieri
Chiding David Bates
Childhood David Bates
Speak Gently David Bates
The Enkindled Spring David Herbert Lawrence
Snake David Herbert Lawrence
Jury Duty Deena Linett
The Tiger in the Driveway Deena Linett
The House of Clay Dinah Maria Craik
Home Edgar Albert Guest
The Bachelor’s Soliloquy Edgar Albert Guest
Father Edgar Albert Guest
The City in the Sea Edgar Allan Poe
The Raven Edgar Allan Poe
The Bells Edgar Allan Poe
Annabel Lee Edgar Allan Poe
Doc Hill Edgar Lee Masters
Seth Compton Edgar Lee Masters
Conrad Siever Edgar Lee Masters
The Hill Edgar Lee Masters
from Amoretti: Sonnet 67 Edmund Spenser
from The Faerie Queene, from The First Booke Edmund Spenser
Don’t Take Your Troubles to Bed Edmund Vance Cooke
How Did You Die? Edmund Vance Cooke
Poetry Edmund Vance Cooke
Recuerdo Edna St. Vincent Millay
First Fig Edna St. Vincent Millay
Second Fig Edna St. Vincent Millay
from The Rubáiyát of Omar Khayyám of Naishápúr Edward FitzGerald
The Owl and the Pussy-Cat Edward Lear
Miniver Cheevy Edwin Arlington Robinson
The House o­n the Hill Edwin Arlington Robinson
The Old Arm-Chair Eliza Cook
from Sonnets from the Portuguese Elizabeth Barrett Browning
Sonnet 43 Elizabeth Barrett Browning
[Shall earth no more inspire thee] Emily Brontë
Stars Emily Brontë
348 Emily Dickinson
712 Emily Dickinson
254 Emily Dickinson
303 Emily Dickinson
328 Emily Dickinson
The New Colossus Emma Lazarus
In a Station of the Metro Ezra Pound
I Write My Mother a Poem Fleda Brown
The Women Who Loved Elvis All Their Lives Fleda Brown
A Girl Strike-leader Florence Kiper Frank
Defence of Fort M’Henry Francis Scott Key
The Night Has a Thousand Eyes Francis William Bourdillon
Disorder Gamaliel Bradford
The Billion Heartbeats of the Mammal Gary Fincke
The Magpie Evening: A Prayer Gary Fincke
from The Canterbury Tales, from The Wife of Bath's Prologue Geoffrey Chaucer
Sweet Evenings Come and Go, Love George Eliot
When We Two Parted George Gordon, Lord Byron
She walks in beauty George Gordon, Lord Byron
So, we'll go no more a roving George Gordon, Lord Byron
And Thou Art Dead, As Young and Fair George Gordon, Lord Byron
Man George Herbert
Dirge in the Woods George Meredith
Death of an Old Carriage Horse George Moses Horton
[Carrion Comfort] Gerard Manley Hopkins
Spring and Fall Gerard Manley Hopkins
God's Grandeur Gerard Manley Hopkins
Pied Beauty Gerard Manley Hopkins
The Caicos Islands, West Indies Gilbert E. Brooke
Athletes Grace Cavalieri
Dates Grace Cavalieri
To a Cat Hartley Coleridge
September Helen Hunt Jackson
The Retreat Henry Vaughan
They Are All Gone into the World of Light! Henry Vaughan
Aftermath Henry Wadsworth Longfellow
Chaucer Henry Wadsworth Longfellow
The Fire of Drift-Wood Henry Wadsworth Longfellow
The Tide Rises, the Tide Falls Henry Wadsworth Longfellow
The Maldive Shark Herman Melville
America Herman Melville
Monody Herman Melville
Book 1, No. 5 (“To Pyrrha”) Horace
The Violin J. E. Ball
Oak and Olive James Elroy Flecker
Epithalamion James Elroy Flecker
My Dear and o­nly Love James Graham, Marquis of Montrose
The Flea John Donne
Song [Go and catch a falling star] John Donne
Death, be not proud (Holy Sonnet 10) John Donne
The Baite John Donne
To the Memory of Mr. Oldham John Dryden
Fair Iris I Love and Hourly I Die John Dryden
Burning Drift-Wood John Greenleaf Whittier
Ichabod! John Greenleaf Whittier
To Arthur Edmonds John Henry Gray
To Sleep John Keats
Ode o­n a Grecian Urn John Keats
On First Looking into Chapman’s Homer John Keats
La Belle Dame sans Merci John Keats
There Is No Death John Luckey McCreery
In Flanders Fields John McCrae
The Pilgrims John McCrae
from Paradise Lost, Book I John Milton
When I Consider How My Light Is Spent John Milton
A Satirical Elegy o­n the Death of a Late Famous General Jonathan Swift
Ode Joseph Addison
from An Account of the Greatest English Poets Joseph Addison
from On the Equality of the Sexes, Part I Judith Sargent Murray
America the Beautiful Katherine Lee Bates
Matthew Arnold o­n Hearing Him Read His Poems , , , Katherine Lee Bates
On the Welch Language Katherine Philips
in the morning Kenneth Carroll
Riding Shotgun Kenneth Carroll
Green Groweth the Holly King Henry VIII
The Puff-adder Kingsley Fairbridge
Rondeau Leigh Hunt
Climbing the Three Hills in Search of the Best Christmas Tree Len Roberts
The List of Most Difficult Words Len Roberts
Birthday Song Leon Markowicz
Call Out Leon Markowicz
Jabberwocky Lewis Carroll
The Walrus and the Carpenter Lewis Carroll
Women Louise Bogan
Medusa Louise Bogan
Portrait Louise Bogan
A Request Lucy Maud Montgomery
The Poetess’s Hasty Resolution Margaret Cavendish
Poetry Marianne Moore
The Fossil Elephant Mary Howitt
Dover Beach Matthew Arnold
Lines Written in Kensington Gardens Matthew Arnold
Shakespeare Matthew Arnold
Idea LXI Michael Drayton
The Last Leaf Oliver Wendell Holmes
Cacoethes Scribendi Oliver Wendell Holmes
Old Ironsides Oliver Wendell Holmes
The Chambered Nautilus Oliver Wendell Holmes
The Silver Swan, Who Living Had No Note Orlando Gibbons
Hélas Oscar Wilde
Metamorphosis VII, 611 – 724 Ovid
Sympathy Paul Laurence Dunbar
We Wear the Mask Paul Laurence Dunbar
Ozymandias Percy Bysshe Shelley
Ode to the West Wind Percy Bysshe Shelley
Hymn to Intellectual Beauty Percy Bysshe Shelley
To a Sky-Lark Percy Bysshe Shelley
from The House of Night Philip Freneau
To a Lady o­n the Death of Her Husband Phillis Wheatley
To S. M., a Young African Painter, o­n Seeing His Works Phillis Wheatley
[The doubt of future foes exiles my present joy] Queen Elizabeth I
On Monsieur’s Departure Queen Elizabeth I
Written in Her French Psalter Queen Elizabeth I
Concord Hymn Ralph Waldo Emerson
Brahma Ralph Waldo Emerson
An Ode Richard Barnfield
But Men Loved Darkness Rather Than Light Richard Crashaw
Wishes to His (Supposed) Mistress Richard Crashaw
Even-Star Richard Garnett
The Snail Richard Lovelace
To Lucasta, Going to the Wars Richard Lovelace
To Althea, from Prison Richard Lovelace
The Affliction of Richard Robert Bridges
London Snow Robert Bridges
My Last Duchess Robert Browning
To a Mouse Robert Burns
Auld Lang Syne Robert Burns
A Red, Red Rose Robert Burns
Song Robert Dodsley
Range-finding Robert Frost
Mending Wall Robert Frost
The Road Not Taken Robert Frost
Stopping by Woods o­n a Snowy Evening Robert Frost
Nothing Gold Can Stay Robert Frost
A December Day Robert Fuller Murray
The Delights of Mathematics Robert Fuller Murray
The Shivering Beggar Robert Graves
[Sweet are the thoughts that savour of content] Robert Greene
To Find God Robert Herrick
The Bad Season Make the Poet Sad Robert Herrick
Delight in Disorder Robert Herrick
To Virgins, to Make Much of Time Robert Herrick
The Argument of His Book Robert Herrick
If— Rudyard Kipling
Recessional Rudyard Kipling
The Female of the Species Rudyard Kipling
The Soldier Rupert Brooke
1914 I. Peace Rupert Brooke
1914 III. The Dead Rupert Brooke
Heaven Rupert Brooke
Tiare Tahiti Rupert Brooke
Sonnet Reversed Rupert Brooke
Onward, Christian Soldiers Sabine Baring-Gould
Frost at Midnight Samuel Taylor Coleridge
The Eolian Harp Samuel Taylor Coleridge
This Lime-Tree Bower My Prison Samuel Taylor Coleridge
from The Rime of the Ancient Mariner Samuel Taylor Coleridge
Kubla Khan Samuel Taylor Coleridge
To Atthis Sappho
Nearer My God to Thee Sara Fuller Adams
I Am Not Yours Sara Teasdale
To Mr. Stuart Sarah Wentworth Morton
Song from Love in a Tub Sir George Etherege
To a Lady, Asking Him How Long He Would Love Her Sir George Etherege
Out upon It! Sir John Suckling
from Astrophil and Stella Sir Philip Sidney
A Vision upon the Fairy Queen Sir Walter Raleigh
The Nymph’s Reply to the Shepherd Sir Walter Raleigh
The Lie Sir Walter Raleigh
from War Is Kind Stephen Crane
A Man Said to the Universe Stephen Crane
The Love Song of J. Alfred Prufrock T. S. Eliot
Morning at the Window T. S. Eliot
Mr. Apollinax T. S. Eliot
Preludes T. S. Eliot
Rhapsody o­n a Windy Night T. S. Eliot
Gerontion T. S. Eliot
The Hippopotamus T. S. Eliot
Hysteria T. S. Eliot
Now Winter Nights Enlarge Thomas Campion
To My Inconstant Mistress Thomas Carew
A Song [Ask me no more where Jove bestows] Thomas Carew
The Spring Thomas Carew
Cui Bono Thomas Carlyle
The Embankment Thomas Ernest Hulme
There Is a Lady Sweet and Kind Thomas Ford
Ode o­n the Death of a Favourite Cat Thomas Gray
Elegy Written in a Country Churchyard Thomas Gray
The Convergence of the Twain Thomas Hardy
“When I set out for Lyonesse” Thomas Hardy
Hap Thomas Hardy
The Darkling Thrush Thomas Hardy
I Remember, I Remember Thomas Hood
Dirge Thomas Lovell Beddoes
The time I’ve lost in wooing Thomas Moore
Believe Me, If All Those Endearing Young Charms Thomas Moore
They Flee from Me Thomas Wyatt
Our Casuarina-tree Toru Dutt
A Sea of Foliage Girds Our Garden Round Toru Dutt
Abraham Lincoln Walks at Midnight Vachel Lindsay
If You're Anxious for to Shine in the High Aesthetic Line W. S. Gilbert
The Emperor of Ice-Cream Wallace Stevens
Thirteen Ways of Looking at a Blackbird Wallace Stevens
from Passage to India Walt Whitman
from Song of Myself Walt Whitman
A Noiseless, Patient Spider Walt Whitman
When I Heard the Learn’d Astronomer Walt Whitman
Anthem for Doomed Youth Wilfred Owen
The Mockery of Life Wilfrid Scawen Blunt
On Her Vanity Wilfrid Scawen Blunt
On the Shortness of Time Wilfrid Scawen Blunt
To o­ne o­n Her Birthday Wilfrid Scawen Blunt
To o­ne Who Would Make a Confession Wilfrid Scawen Blunt
Love’s Secret William Blake
The Chimney-Sweeper William Blake
The Tyger William Blake
Little Lamb William Blake
The Lake Isle of Innisfree William Butler Yeats
When You Are Old William Butler Yeats
The Second Coming William Butler Yeats
Aedh Wishes for the Cloths of Heaven William Butler Yeats
Ode, Written in the Beginning of the Year 1746 William Collins
Madam Life’s a Piece in Bloom William Ernest Henley
Croquis William Ernest Henley
Invictus William Ernest Henley
The Song of an Exile William Hamilton
Nature’s Epitaph William Herbert Carruth
Each in His Own Tongue William Herbert Carruth
Mortality William Knox
from Piers Plowman William Langland
A Death Song William Morris
Sonnet 18 William Shakespeare
Sonnet 116 William Shakespeare
Sonnet 130 William Shakespeare
All the World’s a Stage William Shakespeare
Sonnet 29 William Shakespeare
Sonnet 55 William Shakespeare
An Ode in Time of Hesitation William Vaughn Moody
The Avenging Angel William Wilfred Campbell
The End of the Furrow William Wilfred Campbell
Indian Summer William Wilfred Campbell
Lines Composed a Few Miles above Tintern Abbey William Wordsworth
The Tables Turned William Wordsworth
I Wandered Lonely as a Cloud William Wordsworth
Expostulation and Reply William Wordsworth
We Are Seven William Wordsworth
Ode o­n Intimations of Immortality . . . William Wordsworth
The world is too much with us William Wordsworth

 



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 824 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 468 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 399 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 361 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 337 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 333 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 285 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 276 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 243 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 238 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.