Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24721584

 
Vietnam News in English 29.03.2024 03:23
Cuộc thảm sát hải quân CSVN ở Trường Sa bởi TQ đầy đủ video của TQ
24.04.2009 11:39

Ký sự hải chiến Trường Sa (1988-2008)

LGT: Trong tinh thần vinh danh các chiến sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong các trận hải chiến Hoàng Sa, trận chiến biên giới phía Bắc và trận hải chiến Trường Sa, chống lại quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ bờ cõi, chúng tôi xin gửi đến quý vị những bài đặc biệt về các trận chiến này.

Để tưởng niệm các chiến sĩ hải quân nhân dân đã hy sinh trong trận hải chiến Trường Sa 21 năm trước, chúng tôi xin gửi đến quý vị bài viết nhan đề "Một trang sử anh hùng, một thời kỳ nhục nhã" của tác giả Phạm trung Trực gửi cho đài Chân Trời Mới. Bài viết này được tác giả viết vào mùa thu năm ngoái, đánh dấu 20 năm trận hải chiến Trường Sa, và vào lúc 10 nhà dân chủ bị nhà nước cộng sản bắt vào nhà giam vì biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.

Phạm Trung Trực là bút danh của một sĩ quan hải quân quân đội nhân dân đã tham dự trận hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.

Radio Chân Trời Mới


20 năm trận hải chiến Trường Sa:

Một Trang Sử Anh Hùng,

Một Thời Kỳ Nhục Nhã

Phạm Trung Trực

Mùa thu Hà Nội - 2008

Nhân dịp 10 chiến sĩ dân chủ bị nhà nước cộng sản bắt vào nhà giam vì biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trương Sa

Ngay từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam có những diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Đặc biệt, từ ngày 24 đến 30-12–1986, máy bay và tàu chiến của Trung Quốc tăng cường hoạt động từ đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài. Đến đầu năm 1987 Trung Quốc vừa đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao bịp bợm, vừa tăng cường đưa tàu chiến vào gần các đảo của Quần đảo Trường Sa, trong đó có những đảo bộ đội ta đang chiếm giữ. Chúng trắng trợn đặt bia kỷ niệm ở đảo Ma-i-xi-Ti, cho tàu qua lại các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa, Trường Sa đông, Song Tử Tây… có lúc chỉ cách quân ta có một vài hải lý.Trắng trợn hơn chúng còn đưa lực lượng chiếm giữ hai đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa ở phía nam Quần đảo Trường Sa.

Trước tình hình đó, ngày 24-10-1987 Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời chỉ đạo cho các lữ đoàn 125, lữ đoàn 172, trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng cơ động đến xây dựng công sự trên các đảo.

Theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên biển Đông và khu vực quần đảo Trường Sa, ngày mồng 9 tháng Giêng năm 1988, Bộ Tư lệnh Hải quân đề ra chủ trương: Tranh thủ thời gian, khẩn trương triển khai lực hượng, đóng giữ trên các đảo. Kiên quyết không để bọn bành trướng Bắc Kinh thực hiện ý đồ đưa lực lượng đóng xen kẽ với ta.

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 23 tháng Giêng nắm 1988, tàu HQ-611 và tàu HQ – 712 do đồng chí Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 làm biên đội trưởng, đồng chí Nguyễn Thế Dân, Phó tham mưu trưởng vùng 4 Hải quân làm biên đội phó, đưa 1 đại đội công binh đến đóng giữ đảo Chữ Thập. Sáng ngày 30 tháng Giêng, khi cách đảo 5 hải lý thì ta phát hiện 4 tàu của Trung Quốc ra ngăn cản, không cho tàu ta tiếp cận đảo, tàu ta đành phải quay về Trường Sa đông, không thực hiện được việc đóng giữ đảo Chữ Thập như kế hoạch đề ra.

Ngày 4 tháng 2 năm 1988, thường vụ đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định “bọn Trung Quốc đã cho quân chiếm đóng đảo Chữ Thập. Trước mắt ta chưa thực hiện đóng xem kẽ được vì chúng ngăn chặn ta từ xa.Sắp tới chúng sẽ mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các đảo Châu Viên, Đá Đông, Đá Nam, Tốc Tan và đóng xen kẽ những bãi đá ta đang đóng giữ. Do đó ta phải nhanh chóng đưa lực lượng ra đóng giữ các đảo: Đá Lát, Đá Lớn, Châu Viên. Thực hiện nghị quyết của Thường vụ đảng ủy quân chủng, tư lệnh Hải quân điện cho biên đội tàu 611 và 712 đang neo đậu ở đảo Trường Sa đông, đưa bộ đội khẩn trương đến đóng giữ đảo Đá Lớn trước 3 giờ sáng. ngày 5 tháng 2 năm 1988.

Tình hình đang diễn ra hết sức cấp bách. Cấp trên vẫn chưa có chỉ đạo cụ thể.

Trước tình hình ấy Quân chủng Hải quân quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại Cam Ranh do đồng chí Giáp văn Cương làm Tư lệnh kiêm tư lệnh vùng 4. Các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật đều tổ chức các bộ phận tiền phương của mình để kịp thời giải quyết mọi tình huống cấp bách.

Chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh quân chủng, tàu HQ- 611và tàu HQ-712 đưa lực lượng công binh và bộ đội của Lữ đoàn 146 đến đảo Đá lát. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Công Phán, bộ đội chia lực lượng thành 3 tổ vừa xây dựng vừa canh gác vừa sẵn sàng chiến đấu. Đến ngày 20-2-1988 lực lượng công binh được sự hỗ trợ của lực hượng đóng giữ đảo đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng công sự và nhà ở và bàn giao cho đơn vị.

Cùng thời gian đó ở hướng Đá Lớn, ngày 13-2-1988 thực hiện mệnh lệnh của Quân chủng, Lữ đoàn 125, đơn vị hai lần được tuyên dương anh hùng, cho tàu HQ-505 kéo tàu LCU-556 cùng bộ phận công binh đến đóng giữ đảo Đá Lớn. Trong khi tàu ta đang tiến về phía đảo thì phát hiện tàu khu trục và hai tàu hộ vệ tên lửa của hải quân Trung Quốc cũng tiến về phía đảo Đá Lớn. Khi tàu ta cách Đá Lớn khoảng 4 hải lý thì tàu Trung Quốc thả tủy lôi ngăn cản.

Trước tình hình đó ban chỉ huy tàu HQ-505 nhận định: Bọn Trung Quốc chưa biết ý đồ của ta đưa lực lượng ra đóng giữ đảo, vì vậy ta cứ cho tàu chạy theo hướng đã định. Do sự mưu trí và bình tĩnh, cán bộ chiến sỹ tàu HQ-505 đã khôn khéo đưa tàu LCU- 556 tiếp cận được phía bắc đảo Đá Lớn.

Ngày 20-2-1988, sau khi khảo sát thăm dò luồng, tàu 556 đã an toàn tiếp cận phía nam đảo Đá Lớn khẩn trương triển khai thế trận phòng thủ.

Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?

Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.

Đau đớn thay cho Tổ Quốc ta, chính vào thời điểm đó, trong lúc bọn bành trướng Bắc Kinh đã lộ rõ dã tâm xâm lược thì lãnh đạo đất nước với sự thao túng của Lê đức Anh, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đang tìm cách bắt tay với lãnh đạo Trung Quốc để âm mưu thực hiện cái gọi là “Giải pháp đỏ.” ở Căm pu Chia với ý đồ đưa cả bọn Khơ-me đỏ vào chính phủ liên hiệp mặc dù bị Nhà nước hợp pháp Căm pu Chia phản đối quyết liệt. Hun Sen nói thẳng với đại diện của ta: “Tại sao các anh lại có ý đồ vô lương tâm đến như thế. Bọn Pôn Pốt không những là kẻ thù của nhân dân Căm pu Chia mà cũng là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Hàng vạn chiến sỹ Việt Nam đã hy sinh xương máu giúp nhân dân Căm pu Chia đánh đuổi bọn Pôn Pốt để Căm pu Chia được độc lập như ngày nay tránh được họa diệt chủng dã man nhất trong lịch sử. Thế mà nay các anh lại bảo chúng tôi ngồi chung bàn với bọn chúng hay sao? Các anh có quyền gì làm việc đó?”

Bị mắng đến thế, không biết nhục, không biết hổ thẹn, Lê đức Anh còn trâng tráo nói: “Pôn Pốt là bạn tôi”. Đó chính cũng là câu nói mà Lê đức Anh nói với Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Trương Đức Duy trong cuộc gặp vô nguyên tắc, hay nói thẳng ra là đi đêm với nhau bằng một cuộc mời cơm tại Bộ quốc phòng.

Cũng chính trong cuộc gặp riêng bí mật (mà BCT không hề hay biết) với Đại sứ Trương Đức Huy, không có phiên dịch, vì tên đại sứ này nói tiếng Việt rất giỏi, Lê đức Anh đã tiết lộ toàn bộ bí mật nội bộ của Đảng và Nhà Nước Việt Nam.

Không phải bây giờ chúng ta mới thấy cuộc gặp riêng của Lê đức Anh với Trương Đức Duy là sai lầm, là vô nguyên tắc, mà ngay từ hồi đó Lê đức Anh đã bị một số người có trách nhiệm phê phán. Ông Phạm văn Đồng nói thẳng: “Trong các cuộc họp BCT bàn về đàm phán với Trung Quốc, tôi đã ba lần nói là không được hớ mà phải rất thận trọng. Đằng này anh lại ngửa bài trước thì họ biết hết và kết quả là cái gì đã xảy ra?”. Trung Quốc họ theo kiểu Đại hán của họ và kết quả là họ ép mình. Khi nghe ông Phạm văn Đồng phê phán, Lê đức Anh đứng lên chống chế là mình nói “Giải pháp đỏ.” chỉ là để nhằm thăm dò. Và y dựng đứng lên chuyện chuyện là bạn Căm pu Chia nhờ thăm dò thái độ của Trung Quốc. Nhưng Lê đức Anh không ngờ lại bị Võ văn Kiệt, Võ chí Công, Đồng sỹ Nguyên, Nguyễn cơ Thạch, đập cho tới tấp. Thậm chí Lê đức Thọ, người đỡ đầu thân tín Lê Đức Anh đang nằm trên giường bệnh cũng lên tiếng chỉ trích cuộc gặp vô nguyên tắc của Lê Đức Anh

***

Thật kỳ lạ đúng 20 năm sau, lịch sử lại lập lại một trang bi thảm trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Năm 2008 nằy, khi nhân dân ta đặc biệt là tầng lớp thanh niên, sinh viên biểu tình tỏ thái độ phản đối bọn Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa, thì ban lãnh đạo Đảng vẫn như vô cảm, thậm chí còn cho công an đàn áp dã man, bắt bỏ tù nhiều thanh niên,yêu nước dám hy sinh vì Tổ quốc thân yêu.

Cách đây 20 năm, mặc cho sự chần chừ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ chiến sỹ Quân chủng Hải quân vẫn kiên quyết tỏ rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.

Lúc này nhiệm vụ đóng giữ đảo của cán bộ chiến sỹ các Lữ đoàn 146, 125 và Trung đoàn công binh 83 ngày càng trở nên quyết liệt. Trung tuần tháng 2-1988, Lữ đoàn 125 anh hùng đưa Pông – Tông O7 ra giữ đảo Tốc Tan.

Tại đảo Đá Đông, một đảo chìm có diện tích khá rộng, giữ vị trí quan trọng trong quần đảo, Tư lệnh Quân chủng lệnh cho tàu HQ- 661 đưa lực lượng ra cắm cờ, canh gác, đồng thời lệnh cho tàu HQ-605 đưa bộ đội ra chốt giữ đảo. Trong bối cảnh hải quân Trung Quốc có thể khiêu khích, ngăn chặn, song các tàu của ta đã bình tĩnh vượt qua sóng gió đưa bộ đội và vật liệu đến đảo an toàn. Ta khẩn trương triển khai lực lượng bảo vệ đảo trong hoàn cảnh cập rập, bị động do không được trên chỉ đạo kịp thời.

Các tàu HQ-605, HQ-604 được lệnh ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ Đá Đông ở vòng ngoài.

Như vậy đến đầu tháng 3-1988 lực lượng hải quân mới triển khai xong thế trận phòng thủ trên các đảo Đá Lát, Đá Đông, Tốc Tan, Tiên Nữ và Đá Lớn, đưa tổng số đảo đóng giữ của ta lên số 16, gồm 9 đảo nổi, 7 đảo chìm.

Trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số đảo và bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, …Ta xây dựng thế trận phòng thủ ở các đảo Tiên Nữ, Đá Lất, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan, bước đầu ngăn chặn được âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng của kẻ thù ra các đảo lân cận. Song bọn chúng vẫn có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và Đông Kinh Tuyến 115 độ.

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Bộ tư lệnh Hải quân ta xác định: “Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để bọn Trung Quốc chiếm được sẽ khống chế đường qua lại của ta trong việc tiếp tế và bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa“. Vì vậy không chờ ý kiến của trên Bộ tư lệnh Quân chủng hạ quyết tâm triển khai đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn phức tạp, bởi trong cùng một lúc ta phải triển khai đóng giữ cả 3 đảo trong điều kiện phương tiện, trang bị hạn chế, lực lượng lại có hạn. Không còn cách nào khác Bộ tư lệnh Quân chủng lại quyết định giao cho Lữ đoàn 125 phát huy truyền thống đơn vị anh hùng huy động lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Trong khi đó, hải quân Trung Quốc sau khi chiếm giữ trái phép các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ và Xu Bi cũng đang có ý đồ chiếm giữ ba đảo Gạc Ma, CôLin, Len Đao nhằm gây thanh thế ở khu vực Trường Sa và cả vùng biển Đông. Đầu tháng 3-1988 chúng huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên tới từ 9 đến 12 tàu chiến gồm: Khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, hai tàu hộ vệ pháo, hai tàu đổ bộ. Tàu hỗ trợ gồm ba chiếc LSM, ngoài ra còn có tàu đo đạc, tàu kéo và một Pông-Tông lớn.

Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146,các Hải đội 131, 132, 134, của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sãn sàng chiến đấu cao. Ngày 12-3-0988 tàu HQ-605 (thuộc Lữ đoàn 123) do đồng chí Lê lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 5 giờ sáng ngày 14-3-1988. Sau 29 giờ hành quân bí mật vượt qua sóng to gió lớn, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14-3-1988 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc Vệt Nam.

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin, 9 giờ sáng ngày 13-3-1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ phi Trừ làm Thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về đảo Gạc Ma, CôLin. Phối hợp với hai tàu HQ-604 và HQ-505, có hai phân đội công binh (70 người) thuộc trung đoàn 83, 4 tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do đồng chí Trần đức Thông, phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy. Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút thì tàu hộ vệ của Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma có lúc cách tàu quân ta chỉ khoảng 500 mét. 17 giờ ngày 13-3-1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604 của ta và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị địch uy hiếp, chiến sỹ hai tàu HQ-604, HQ-505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu khiêu khích của địch, kiên trì tuần giữ quanh đảo. Trong lúc đó tàu chiến đấu của địch cùng một tàu hộ vệ, hai tàu vận tải thay nhau cơ động chạy quanh đảo Gạc Ma, nhằm uy hiếp tinh thần quân ta.

Trước tình hình căng thẳng ngày một tăng do bọn Trung Quốc gây ra, vào hồi 21 giờ ngày 13-3-1988, Bộ tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần đức Thông, Vũ huy Lễ, Vũ phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Bộ tư lệnh chỉ thị khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà trên đảo ngay trong đêm 13-3-1988. Cùng lúc đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo Gạc Ma.

Lúc này bọn Trung Quốc điều thêm hai tàu hộ vệ trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ, đe dọa ta rút khỏi đảo Gạc Ma.

6 giờ ngày 14-3-1988, bọn Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Bọn Trung Quốc dựa vào thế quân đông tiến đến giật cờ ta. Lập tức thiếu úy Trần văn Phương, hạ sỹ Nguyễn văn Lanh cùng đồng đội anh dũng xông lên giành lại cờ.

Bọn lính Trung Quốc láo xược, hung hãn đã dùng lưỡi lê đâm và bắn Nguyễn văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần văn Phương xông vào cứu bạn lập tức bị bọn lính Đại hán bắn chết. Trần văn Phương đã anh dũng hy sinh.

Đây là liệt sỹ đầu tiên của bộ đội hải quân Việt Nam hy sinh trên vùng biển Đông của Tổ Quốc, bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trước lúc hy sinh, Trần văn Phương đã hô to: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng. Tổ quốc Việt Nam muôn năm.”

Tiếng hô của anh vang vọng trên sóng biển Đông xa xôi. Những người lãnh đạo ở Hà Nội có nghe được tiếng hô thống thiết này không? Tiếng hô mà lẽ ra bằng tâm linh của những con người có lương tri phải nghe được, cảm được. Vì chính họ là những người phải chịu trách nhiệm về sự hy sinh này.

Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, bọn Trung Quốc dùng hai tàu bắn pháo

100 mm vào tàu HQ-604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Tiếp đó bọn chúng cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó cứu chữa thương binh, và hỗ trợ các chiến sỹ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ phi Trừ, thuyền trưởng ; đồng chí Trần đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ chiến sỹ đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-505 đã cắm hai lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đồng chí Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ-505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của ta đang cơ động lên bãi, hai tàu của đối phương quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu HQ-505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-604 bị chìm. Tàu HQ – 505 bị bốc cháy. Cán bộ chiến sĩ của tàu, dưới sự chỉ huy dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của bọn Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.

Như vậy, trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, ba tàu của hải quân ta bị bắn cháy và chìm, ba đồng chí hy sinh, 11 đồng chí bị thương, 70 đồng chí bị mất tích. Sau này đối phương trao trả ta 9 đồng chí, còn 61 người mất tích.

Mặc dù so sánh lực lượng chênh lệch, phương tiện, vũ khí hạn chế, cán bộ và chiến sĩ hải quân ta đã chiến đấu dũng cảm nêu cao quyết tâm bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.

Với chiến công oanh liệt đó, tàu HQ-505 được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Các đồng chí Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh, Trần Văn Phương được truy tặng và phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hàng chục tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân chương Quân công, huân chương Chiến công các loại.

***

Năm 2008 này vừa tròn hai mươi năm trận hải chiến Trường Sa lịch sử. Cách đây hai mươi năm, trên vùng biển Trường Sa, hơn 70 cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt nam đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Họ đã bị kẻ thù Trung Quốc dã man, tham lam giết hại. Tưởng chừng như sự hi sinh mất mát của họ sẽ bị chìm vào lãng quên nhưng nhân dân cả nước cũng như đồng bào hải ngoại, nhân dịp kỉ niệm này giành cho các chiến sĩ lòng thương cảm vô hạn. Hàng triệu người dân nước Việt thương xót nghĩ đến các anh. Thương xót vì biết các anh hi sinh anh dũng nhưng vẫn không thể yên nghỉ bởi kẻ thù năm ấy vẫn đang còn chiếm giữ một phần đất ruột thịt của tổ quốc, mở đầu một thời kì nhục nhã do tập đoàn lãnh đạo đứng đầu là Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh cam tâm làm tay sai cho kẻ thù, xúc phạm đến sự hi sinh cao cả và thiêng liêng của các anh. Nhân dân Việt nam ở trong nước cũng như ngoài nước thì sẽ mãi mãi nhớ tới các anh, những anh hùng của trận chiến Trường Sa tháng 3 năm 1988, và cả những người lính Việt nam cộng hòa đã anh dũng hi sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974.

Thực ra trận Hoàng Sa năm 1974 còn oanh liệt hơn trận Trường Sa năm 1988. Năm 1974, mặc dù lực lượng ít hơn, lại bị bất ngờ trước âm mưu xâm lược của bọn Tàu (Vì nghĩ rằng, hạm đội 7 Mỹ còn đấy bọn Tàu không dám làm), các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, đánh chìm ba tàu của chúng, trong đó có soái hạm chỉ huy, khiến toàn bộ Bộ Tư lệnh trận đánh gồm 2 đô đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá bị tử thương.

Phía Hải quân Việt Nam Cộng Hòa có nhiều tấm gương hy sinh dũng cảm, tiêu biểu là trung tá Ngụy văn Thà, Hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo. Khi tàu bị trúng đạn, đang chìm dần giữa biển Đông, Ngụy văn Thà đã lệnh cho Hạm phó, thiếu tá Nguyễn thành Trí, dùng bè cao su đưa số chiến sỹ còn sống sót, bị thương về đất liền, còn mình quyết ở lại với chiến hạm cho đến hơi thở cuối cùng.

Tất cả họ đã ngã xuống vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt nam.

Tổ Quốc đời đời ghi nhớ tấm gương anh hùng của các anh, các chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng như các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam./.

Hận Trường Sa Lầy


Vụ Hoàng Sa-Trường Sa đã gây công phẫn. Thật lạ lùng, chưa bao giờ người ta thấy người Việt trong nước và người Việt nước ngoài xa cách nhau cả một đại dương lại có chung một nỗi căm hận lớn lao đến như vậy. Gốc gác của vụ này khởi đầu từ nhiều năm trước. Ngày 4-9-1958, Bắc Kinh đưa ra môt bản tuyên bố 4 điểm đòi lãnh hải là 12 hải lý và chủ quyền của Trung Quốc gồm các nhóm đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Từ hàng trăm năm nay, Hoàng Sa là đảo của Việt Nam, còn Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ từ lâu vẫn là đề tài tranh chấp của nhiều nước nằm trong vùng biển này, kể cả Việt Nam. Năm 1958 CSVN đã chiếm được một nửa nước, Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ 10 ngày sau đã ký công hàm gửi cho Bắc Kinh thừa nhận lãnh hải Trung Quốc, không nói gì đến Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng khi đã thừa nhận cả lãnh hải lãnh thổ của Tầu là đã đồng ý ngầm rồi. Đây là một cách bán nhà không văn tự. Hãy nhìn xem cái "tình đồng chí nghĩa đồng bào" của mấy anh Cộng sản Ta Tầu như thế nào.


Tháng 7 năm 1953, hiệp ước đình chiến Triều Tiên được ký kết nhờ sự can thiệp của quân Mỹ và LHQ, một triệu chí nguyện quân Trung Cộng phải rút về nước, bán đảo Triều Tiên vẫn có hai nước Nam, Bắc Hàn như cũ. Trung Cộng mới chiếm được Hoa lục năm 1950 chưa củng cố được chính quyền ở Bắc Kinh, tại sao vội xua chí nguyện quân vào Triều Tiên? Đó là vì Mao Trạch Đông thừa hưởng được "truyền thống bành trướng" của các ông vua nhà Hán bên Tầu thời xưa. Hơn nữa họ Mao sau khi chiếm được toàn bộ Hoa lục, đã có tật "kiêu binh", sau này được vô số các anh cộng sản khác bắt chước. Sự can thiệp của Mỹ làm Mao giật mình, nhưng Mao còn hận Liên Xô hơn ai hết vì, khi Trung Cộng lâm chiến Triều Tiên, Stalin ngoảnh mặt làm ngơ, không một lời khích lệ. Có thể Mao điếc không sợ súng, nhưng Stalin mắt lại sáng, ông ta sợ bom nguyên tử của Mỹ. Năm 1953, Liên Xô chưa có bom. Sau cuộc đình chiến Triều Tiên, tình hình ổn định, Mỹ đóng quân ở Nam Hàn. Trung Cộng lúc đó chưa được vào LHQ, Mao sợ Mỹ nhân cơ hội lấn thêm nên tìm cách lui về thế thủ, đòi mở rộng lãnh hải.


Ở Việt Nam năm 1956, Cộng sản Bắc Việt lâm cảnh bối rối. Cuộc bầu cử thống nhất đất nước như hiệp định Geneva hứa hẹn, đã bị Tổng Thống Ngô Đình Diệm gạt bỏ. Năm 1957 Pháp rút quân khỏi Việt Nam, Mỹ đã sẵn có cố vấn quân sự ở đây, nên gia tăng số lượng. Việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời cơ. Đã thấy quân Mỹ đánh ở Triều Tiên, mấy anh cầm đầu CSVN ở Hà Nội cuống cuồng tìm chiến lược mới. Đó chính là lúc Phạm Văn Đồng vội vã gửi Công hàm để mua Bắc Kinh với cái giá úp mở Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1969, Trung Quốc và Liên Xô xích mích lớn về biên giới, đánh nhau trên sông Ussuri (Ô-tô-lý giang). Mỹ nhìn thấy cơ hội để chia rẽ hai anh Cộng sản đầu sỏ vào lúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đến thời kỳ gay cấn. Năm 1971, Henry Kissenger, Cố vấn An ninh của TT Nixon, bí mật đến Bắc Kinh. Trung Cộng nắm lấy cơ hội này để bàn việc mua bán đổi chác. Năm 1972, Nixon thăm Trung Quốc và hội kiến với Mao Trạch Đông.


Trung Quốc nắm được Mỹ là có an toàn. Còn Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Paris được ký kết đầu năm 1973. Năm 1979 Mỹ Trung Quốc tái lập bang giao, Trung Quốc được vào LHQ thay thế Đài Loan. Ở Việt Nam tình thế đã đổi khác từ năm 1975. Lúc đó là thời của Lê Duẩn, người cai trị đảng và nhà nước rất cứng rắn theo kiểu Stalin ở Nga. Lê Duẩn vốn hận Mao đã khoanh tay ngồi nhìn khi Mỹ oanh tạc dữ dội Bắc Việt, nên sau khi quân Bắc Việt chiếm được miền Nam, Duẩn liền bỏ rơi Trung Cộng để quay sang ôm chân ông thầy Liên Xô. Khi Pol Pot ở Cam Bốt lấn chiếm lãnh thổ Nam bộ, Lê Duẩn xua quân sang đánh Pol Pot bất chấp tên đồ tể này là đàn em của Bắc Kinh.


Năm 1979, Trung Cộng dưới thời Đặng Tiểu Bình cho quân vượt biên giới đánh 6 tỉnh Bắc Việt để dậy CSVN một bài học. Từ đó Bắc Kinh và Hà Nội đoạn giao. Nhưng đến năm 1986, kinh tế Nga suy sụp, Gorbachev đưa ra kế hoạch "mở cửa" và "tái cấu trúc" càng làm cho tình thế bấp bênh hơn. Ở Việt Nam, chế độ CS thấy sợ nên quay sang nhìn lại ông thày cũ là Trung Cộng. Đỗ Mười rồi Lê Khả Phiêu ngầm liên lạc với Giang Trạch Dân, vì thấy ở nước Tầu, kế hoạch "Tứ Hiện Đại hóa" của Đặng Tiểu Bình dù mở cửa với thế giới kinh doanh, vẫn giữ được đảng và chế độ. Năm 1991 Liên Xô sụp đổ và cũng là năm Việt Cộng tái lập bang giao với Trung Cộng. Năm 1999, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu chính thức qua thăm Bắc Kinh, ôm lấy Giang Trạch Dân. Tình nghĩa thầy trò thật thắm thiết. Chỉ khổ nỗi ông Thầy Tầu tài nghệ vô song. Được đàng chân nó lân đàng đầu. Nó giở trò liếm đất liếm biển, kết quả là những hiệp ước về biên giới đất liền và phân chia biển vịnh Bắc Việt. Từ đó những xích mích nhỏ đã xẩy ra.


Bây giờ "lá bài lật ngửa" của Bắc Kinh là đặt Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa trực thuộc cấp hành chánh tỉnh Hải Nam. Như vậy ngoài quân đội xâm lược chiếm đóng, bọn bành trướng Bắc Kinh nay tổ chức hành chánh là hoàn tất việc tóm thâu các hòn đảo Biển Đông vào lãnh thổ của họ. Tại sao Trung Cộng làm việc đó trong lúc này? Bắc Kinh nhằm vào vấn đề chiến lược quân sự và kinh tế. 50 năm trước họ Mao với kinh điển chủ nghĩa đầy mình đã thủng thẳng nói "Chính trị từ đầu mũi súng mà ra". Ngày nay đám hậu duệ của Đặng Tiểu Bình như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đầu óc thực tế hơn đã có châm ngôn mới: "Tiền bạc từ đầu mũi súng mà ra". Về mặt chiến lược quân sự, nước Việt Nam có hình thể giống như một quang gánh đeo hai cái thúng, một đầu là Bắc Việt, một đầu là Nam Việt, đòn gánh là Trung Việt mỏng manh dài ngoằng ở giữa. Các cuộc chiến gần đây nhất cho thấy khi địch chiếm được Cao Nguyên Trung phần, Saigon sẽ thất thủ. Còn nếu muốn chiếm Hà Nội, quân địch chỉ cần đổ bộ lập đầu cầu ở Thanh-Nghệ là xong. Nhưng nếu đánh gãy được đòn gánh, hai cái thúng Nam Bắc sẽ rớt và bể tan. Hoàng Sa cách bờ biển Đà Nẵng không xa, chế độ CSVN đã để cho bọn bành trướng leo lên cổng tòa nhà Việt Nam mà chĩa súng vào yết hầu của nước mà họ cai trị, còn ho he vào đâu được nữa.


Nhưng bọn Tầu Cộng ngày nay không bành trướng bằng vũ lực mà bằng kinh tế. Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa không phải vì mấy hòn đảo nhỏ khô cằn chơ vơ giữa biển mà vì kho vàng đen nằm ở đáy biển vùng đó. Mục tiêu của Bắc Kinh là nếu rồi đây trước áp lực của thế giới phải có cuộc thương thuyết quốc tế phân chia kho tàng dầu lửa ước lượng có tới 30 tỷ tấn ở vùng này, Trung Quốc chễm chệ ngồi chính giữa sẽ chiếm phần ăn của sư tử, còn các nước khác như Việt Nam sẽ được phần ăn của chim sẻ. Mấy anh Cộng sản Hà Nội sẽ chống lại âm mưu đó bằng cách nào? Dùng vũ lực chỉ là ảo tưởng vì ngày nay không có cường quốc nào chơi dại mà nhẩy vào giúp Hà Nội đánh Trung Quốc. Nếu Việt Cộng đánh môt mình, đây mới là chuyện "châu chấu đá xe" trên thực tế, chớ không phải câu nói ngoài đầu lưỡi để mua vui thiên hạ.


Bây giờ chỉ còn đường là cho dân chúng Việt Nam ùa ra đường biểu tình chống bọn bành trướng, làm áp lực với Trung Cộng để bắt nó nhả ra ít nhất là Hoàng Sa cho đỡ thẹn. Đó cũng là sách lược nên làm. Khốn nỗi nếu cho dân chúng tự do biểu tình, họ có thể nhân dịp này lên tiếng chống cả nhà nước và chủ nghĩa cộng sản thì biết tính làm sao? Thôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt để giữ chỗ ngồi cho chắc. Rút cuộc, rõ thật là đồng chí Đồng đã đưa lối, các đồng chí đi sau dẫn đường, cây cầu Hoàng-Trường Sa đã sa lầy mất rồi. Niềm đau cắt ruột của dân tộc Việt, mối hận đoạn trường này đến thuở nào nguôi?


SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH

HẬN TRƯỜNG SA HOÀNG SA

Ngô Đức Diễm

Một ngàn năm đô hộ

Vết máu còn đỏ tươi

Hận Bắc Phương trời Nam thâm tím

Máu Lạc Hồng mặn chát biển Đông

Lạc Việt đã xuôi Nam

Xây giang sơn Phù Đỗng

Nền móng vuông tròn xã tắc

Văn Lang khuyên vòng sử xanh

Trụ đồng cúi mặt hờn biên ải

Giao Chỉ nhíu mày hận Nam Quan

Ngô Quyền Hưng Đạo

Lê Lợi Quang Trung

Bạch Đằng Đống Đa Bắc quân khiếp vía

Bài học ngàn năm còn nguyên máu lệ

Những tưởng muôn đời lịch sử sang trang

Ngờ đâu móng vuốt lại trổ manh tâm

Trường Sa Hoàng Sa Tam Sa nhập một

Hải đảo chia lìa

Âu Cơ ruột thắt

Biển Đông loang máu

Hồ Trường nuốt cay

Sát khí bừng bừng giông bão

Nhịp tim địa chấn Trường Sơn

Trống đồng Ngọc Lũ liên hồi vỡ đất

Rồng thiêng Nam Hải lửa ngút trời mây

Cờ bay

Rồng bay

Khí thế Diên Hồng trăng sao tung toé

Ngọn roi Phù Đỗng vung thét ngàn xanh

Trường Sa Hoàng Sa

Thịt máu Việt Nam

Trường Sa Hoàng Sa

Khúc ruột nghìn thương

Triệu cánh tay dơ lên

Triệu con tim thét vang

Quyết dành lại núi sông đất Tổ

Mẹ Việt Nam ơi

Lệ rơi Nam Ải

Bản Giốc sữa tuôn

Áo nâu tơi tả vai sờn

Trường Sơn ngẩn ngơ xác lá

Gió Bấc Ải Nam thấu xương buốt giá

Ngực ấm thâm gầy ấp ủ con thơ

Trăm con một Mẹ

À ơi tiếng tiếng ru...

Công cha như núi

Nghĩa mẹ như nguồn

Mẹ không thể ngờ Mẹ không thể tin

Có những đứa con nỡ lìa xa nguồn cội

Rước voi giày mã tổ

Thương ôi!

Ai cả gan xé rách áo Mẹ?

Ai nhẫn tâm siết cổ anh em?

Ngoại xâm nội xâm

Thôi cũng một phuờng

Gây tội ác chất chồng nhục sử....

Hôm nay

Con tim Diên Hồng trăn trở

Trăm con nắm tay Mẹ đứng lên

Hà Nội Sài Gòn rửa sạch oan khiên

Dân Việt phất cao ngọn cờ dân chủ

Trường Sơn nổi lửa

Ván thuyền bay tỏa khói hương

Khấn nguyện triệu triệu vong linh

Cho Việt Nam qua cơn nhục sử

Trăm con quyết bảo toàn đất Tổ

Cho dân Nam chào đón bình minh

Việt Nam Tự Do

Dân Chủ Nhân Quyền

Việt Nam Việt Nam

Quê hương ngạo nghễ

Ngô Đức Diễm





Phô diễn hải quân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc

 

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=159171&ChannelID=5

Video clip tư liệu hải chiến Hoàng Sa 1988 của hải quân Trung Quốc :

http://www.youtube.com/watch?v=AXTTJAL52Pw

Nội dung lời bình trong video trận chiến 1988 theo Trang Hạ dịch:

"Tường thuật trận chiến của hải quân Trung quốc đánh trả lại những lính Việt nam sang chiếm đảo, nhổ cờ, đái trước mặt họ, chửi tục, la ó làm nhục người Trung quốc.

Lý do là lúc 5h sáng phát hiện lính Việt nam hạ cờ Trung Quốc ở đảo đó, còn khiêu khích khi bị tàu TQ nhắc nhở bằng loa 3 lần, sau đó 1 lính TQ xung phong rời thuyền ra đảo đó, cầm theo dao, để hạ cờ Việt Nam xuống, đánh nhau với 1 lính Việt Nam giữ cờ, bị lính VN bên cạnh bắn.

Lính TQ bèn nắm lấy nòng súng giơ cao lên trời nhưng vẫn bị thương vào tay trái, và đó là duy nhất 1 lính TQ bị thương.

Còn phía TQ đã giết 200 lính VN và bắn 3 tàu, bắn hạ tàu lớn nhất của Hải quân VN, bắn chìm thuyền 605 trong 1 cơn mưa đạn kéo dài 22 phút, bắt sống 9 người gì đó.

Trận này đánh dấu lần đầu tiên TQ chuyển từ chỉ dùng lời để tuyên bố chủ quyền trên đảo sang dùng vũ lực để giữ đảo, và được coi là cuộc phản công vệ quốc.

Trong clips có những câu như:

Trung quốc không bao giờ là người nổ phát súng đầu tiên, nhưng TQ cũng không bao giờ chịu nhẫn nhục trước mũi súng kẻ thù chĩa vào mình.

Và nói:

Việc bắn trả là chúng ta bị họ buộc phải làm thế, và sự phản kháng của chúng ta là có mức độ thôi.

Và đây là tin tức của VN

Các biên tập viên viết sử cho hải quân VN trong này không dám nhắc tới hai chữ hải quân Trung quốc trong khi tường thuật lại trận chiến trên biển 14/3/1988 tại quần đảo TS

Đoạn sau đây được trích từ" Lịch sử Hải quân nhân dân việt Nam (1955-2005) "

…………………………………

" Thực hiện quyết tâm của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, ngày 12 tháng 3 năm 1988 tàu 605 (Lữ đoàn 125) do đồng chí Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau 29 giờ hành quân bí mật, khẩn trương vượt qua sóng to, gió lớn, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của bộ đội ta. Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 604 và 505 có 2 phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu). Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của nước ngoài từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc cách ta 500m. 17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu nước ngoài áp sát tàu 604 ta và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị tàu nước ngoài uy hiếp, cán bộ, chiến sĩ hai tàu 604 và 505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo. Tàu chiến đấu của nước ngoài cùng 1 tàu hộ vệ, 2 tàu vận tải thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

 

Trước tình hình căng thẳng do hải quân nước ngoài gây ra, lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị: Khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13 tháng 3. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo.

 

Lúc này, nước ngoài điều thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100mm đến hỗ trợ tàu có từ trước khiêu khích đe dọa ta rút khỏi đảo Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định tàu nước ngoài có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

 

6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, đối phương thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến về phía cờ ta đang tung bay. Dựa vào thế đông quân, đối phương tiến vào giật cờ ta. Lập tức, thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng giành lại cờ. Binh lính của đối phương đã dùng lưỡi lê đâm và bắn nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu, bị đối phương bắn, đã anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Sự hy sinh anh dũng của Trần Văn Phương đã nêu tấm gương sáng cho các đơn vị noi theo, quyết tâm chiến đấu, bảo vệ hải đảo của Tố quốc.

 

Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, đồi phương dùng hai tàu bắn pháo 100mm vào tàu 604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Đối phương cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ. Trận đánh diễn ra mỗi lúc quyết liệt. Các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng; đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

 

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-505 đã cắm 2 lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đồng chí Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu 505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của ta đang cơ động lên bãi, hai tàu của đối phương quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu 604 bị chìm. Tàu HQ-505 bị bốc cháy. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô Lin.

 

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của đối phương bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.

 

Như vậy, trước tình hình hải quân nước ngoài gây ra những vụ khiêu khích quân sự ở xung quanh khu vực Quần đảo Trường Sa, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị dũng cảm chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao; đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo khác, giữ vững chủ quyền quần đảo, vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, ta bị tổn thất: 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 đồng chí hy sinh, 11 đồng chí bị thương, 70 đồng chí bị mất tích. [1. Sau này, đối phương trao trả ta 9 đồng chí, còn 61 người mất tích.] "

 

Tại sao không chỉ mặt đích danh Trung quốc ra cho con cháu mai sau còn nhận mặt kẻ thù ? Nước ngoài là nước nào ? Viết sử thì phải trung thực ! Hèn hạ thay cho các biên tập viên cuốn : " Lịch sử Hải quân nhân dân việt Nam (1955-2005) "



 


Tâm thư gởi thanh niên VN

Tôi khẩn thiết cầu mong các bạn đọc trẻ hãy đọc bức thư ngỏ này và tất cả chúng ta, con dân nước Việt hãy đứng bên nhau trong giờ phút đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng, cùng suy nghĩ và đồng lòng góp sức, tìm ra cách tốt nhất, đối phó một cách hiệu quả nhất cho sự bình an của Tổ Quốc ta. Và ngay khi có thể, các bạn hãy giúp tôi, đưa bức thư này đến những người thân quen của các bạn, càng nhanh, càng đông, tôi càng biết ơn các bạn!

Nguyễn Khắc Phục

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2008

Bạn đọc trẻ thân quý!

Tôi tên là Nguyễn Khắc Phục, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, đã về hưu và tiếp tục sáng tác tại Hà Nội. Cách đây đúng một năm (ngày 08.12.2007), trước những hành vi sai trái, nguy hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc đe dọa chủ quyền, an ninh lãnh thổ nước ta, tôi đã phải viết một bức thư ngỏ gửi các nhà văn Trung Quốc. Một năm sau, những diễn biến nói trên mỗi lúc một thêm nghiêm trọng, nhà cầm quyền Bắc Kinh càng có nhiều hành động không thể chấp nhận được, đưa ra những đòi hỏi cực kì vô lý, đi ngược lại mọi chuẩn mực công pháp quốc tế, đạo lý khi tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển có diện tích khoảng 75% Biển Đông. Tham vọng bất chính, bất hợp pháp của họ không dừng lại ở việc xâm chiếm phi pháp Hoàng Sa, đe dọa Trường Sa mà còn tiếp tục những mưu toan ngang ngược, trắng trợn đòi chiếm luôn cả vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn của Việt Nam vốn nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1000 km, bất chấp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với vùng biển này đã được luật quốc tế và các bên liên quan công nhận (xin tham khảo thêm tư liệu ở TUANVIETNAM ngày 8.12.2008- Chủ quyền VN ở vùng Nam Côn Sơn, Tư Chính, Vũng Mây của Dương Danh Huy - Lê Minh Phiếu). Thật ra những diễn biến nguy hiểm mới này chỉ là những biểu hiện tiếp tục một cách lô-gic của chủ nghĩa bành trướng và tham vọng bá quyền thâm căn cố đế trong đầu óc của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Vì thế, hôm nay tôi phải viết thư ngỏ này, khẩn thiết gửi các bạn đọc trẻ - đồng bào máu thịt của mình, giãi bầy với trách nhiệm công dân, những suy nghĩ nghiêm túc, canh cánh và tâm huyết nhất của mình, một người bình thường trong ngót trăm triệu con dân nước Việt đang sống trên Tổ Quốc hay ở nước ngoài, rằng: Nhân dân Việt Nam vốn chỉ có một nỗi khao khát thiết tha duy nhất, được sống bình yên, hạnh phúc, hữu nghị và làm bạn với tất cả các nước láng giềng và các quốc gia trên thế giới, nhưng những gì nhà cầm quyền Trung Quốc đã, đang và sẽ làm, đang đe dọa nghiêm trọng, hủy diệt nỗi khao khát thiết tha nói trên!

Có một sự thật hiển nhiên: Muốn hiểu rõ bản chất của tội ác, tham vọng bất chính của các thế lực đen tối, chúng ta không còn cách nào khác là truy ngược lên, tìm gốc rễ sâu xa của những tội ác và tham vọng nói trên!

Nỗi ưu tư này càng nóng bỏng, nhức nhối trong mỗi con tim Việt Nam, khi sắp tròn 30 năm ngày xẩy ra sự kiện quân đội Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17. 02. 1979 - 17. 02. 2009)!

Đến đây, chúng ta lại phải đối mặt với một sự thực rất đau lòng và không thể chấp nhận được: Trong lịch sử hiện đại của đất nước, sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 là một trong những sự kiện đặc biệt và quan trọng bậc nhất, lại hầu như rất ít khi được nhắc tới dưới mọi hình thức, phương tiện thông tin, từ những nghiên cứu sử học, đến các tác phẩm văn chương - nghệ thuật phản ánh đề tài hiện thực này. Theo tôi biết, không phải không có những công trình, tác phẩm liên quan trực tiếp hay gián tiếp, với quy mô lớn, vừa hoặc nhỏ, đề cập tới sự kiện lịch sử này. Vậy vì sao những công trình, tác phẩm ấy không được công bố? Ai phải chịu trách nhiệm, họ muốn gì khi chủ trương như vậy? Đó không chỉ là biểu hiện ô nhục, hèn nhát mà còn làm yếu đi sức mạnh của chính nghĩa và khả năng tập hợp đại đoàn kết dân tộc trước nguy cơ ngoại xâm.

Read more at http://www.viet-studies.info/kinhte/NguyenKhacPhuc_ThuNgo.htm or Nguyen Khac Phuc's blog http://360.yahoo.com/canhcualieutrai
 

Việt Nam công bố báo cáo Nhân quyền

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA 2009-04-24

Việt Nam hôm qua đã cho công bố báo cáo về nhân quyền trên trang web chính thức của Bộ Ngoại Giao Việt Nam.

Báo cáo của VN

Văn bản này gồm 22 trang giấy, giới thiệu những cơ bản về vấn đề nhân quyền ở cấp quốc gia, trong đó đề cao nhân tố con người đặt vào vị trí trung tâm của chính sách phát triển đất nước và khẳng định rằng việc thực hiện các quyền con người không thể tách rời với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Bản báo cáo này cũng sẽ được đại diện Việt Nam trình bày tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve (Thụy Sĩ) vào ngày 8 tháng 5 tới.

Văn bản công bố ngày hôm qua gồm những thông tin về việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời chú trọng đến các thành phần dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, dân tộc thiểu số.

Theo Hà Nội, từ năm 1986 đến nay Việt Nam đã ban hành và sửa đổi khoảng 13 ngàn văn bản luật trong đó có các quyền căn bản của công dân được quy định cụ thể và tòan diện hơn.

Báo cáo cũng cho hay cả nước hiện có 700 cơ quan báo chí, 68 đài phát thanh, truyền hình, 80 báo điện tử, 55 nhà xuất bản với 15 ngàn nhà báo.

Mặt khác Việt Nam có 12 tôn giáo và trong các ngày lễ lớn có hàng trăm ngàn tín đồ tham gia vào các sinh hoạt tín ngưỡng được tổ chức trọng thể.

Báo cáo có đoạn ghi rõ: “Hiến pháp 1992, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, văn hóa, xã hội, quyền tham gia quản lý công việc nhà nước, quyền tự do tôn giáo, tự do đi lại, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe, không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo.”

Thực trạng Nhân quyền

Qua câu chuyện với Đài Á Châu Tự Do, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện,-Xã Hội, GHPGVNTN, tại chùa Liên Trì (Sài Gòn), phân tích về những gì đang thật sự diễn ra tại Việt Nam:

“Hàng trăm, hàng ngàn tờ báo đó thì cũng do đảng - nhà nước quản lý hết. Việt Nam không có vấn đề tự do thông tin, tự do báo chí đâu. Văn bản ban hành cho các tôn giáo thì xin thưa là "nói vậy thôi" chớ sự thực ra thì có thể đa phần khi sống trong đất nước Việt Nam phải ở trong chăn thì mới biết nó như thế nào, còn không thì đừng có nên tin và không nghe những gì do xã hội chủ nghĩa họ nói.

Về tôn giáo về nhân quyền thì người dân vẫn bị tù đày, đạo giáo vẫn bị sách nhiễu, vẫn bị đàn áp. Riêng về phần Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt thì mấy chục năm qua đã bị đàn áp và đến giờ này không biết có thể tồn tại được bao nhiêu ngày nữa.

Cả thế giới cũng đều biết chuyện đó. Chỉ là con số không mà thôi. Cách đây có mấy ngày dân oan họ bị công an rượt đuổi chạy vào chùa Liên Trì và họ nhờ chùa Liên Trì giúp đỡ. Khi họ đương ngủ trong chùa thì nửa đêm công an tấn công vào để đàn áp bắt bớ họ. Cho nên đời sống dân sự xã hội hoàn toàn không được bảo vệ gì hết."

Từ Hà Nội, bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng, một nhân vật bất đồng chính kiến, vận động ôn hòa cho dân chủ, đã bị bắt bớ giam cầm mà không được xét xử. Bà Mai hy vọng chồng bà sớm được về sum họp với gia đình:

"Em cũng rất là mong muốn nhà nước nên thực hiện đúng những gì mà nhà nước đã nói ra là bảo vệ quyền con người. Nhưng mà thực ra hiện giờ anh ấy chỉ vì lý do như vậy mà vẫn chưa được trả tự do, thì em nghĩ là chưa thật sự như mong muốn của người dân lắm.

Anh ấy suy nghĩ và làm việc chính là vì lợi ích chung mà thôi và anh rất là thẳng thắn. Anh ấy nghĩ đấy cũng là nguyện vọng chính đáng của bản thân anh ấy và cũng của nhiều người nữa. Nói chung là các anh dũng cảm nói ra sự thật.

Vợ con rất là mong muốn được gặp mặt chồng và cha mình. Cháu bé rât nhớ bố và lúc nào cũng hỏi không biết tại sao bố lại bị công an bắt, tại sao thế bố làm việc gì. Nó hỏi nhiều và em cũng nói bố không có tội.

Bây giờ hiện tại cũng chẳng biết anh ấy bị tội gì nên cũng không dám nói cho con, chỉ nói quanh co thôi vì nghĩ bây giờ mình nói ra có tội chẳng hạn thì mình cũng có lỗi với con mình."

Cựu trung tá Trần Anh Kim, một cựu chiến binh từng lập nhiều thành tích ngoài chiến trận ở 2 miền Nam, Bắc, vào bộ đội từ 17 tuổi với cấp binh nhì, 12 năm trấn ngoài biên ải phía Bắc, nay thì ông bị tước bỏ mọi quyền lợi vì đã mạnh dạn đặt vấn đề tự do, dân chủ, tòan vẹn lãnh thổ qua báo đài nước ngoài. Ông nhấn mạnh vơi Ban Việt Ngữ chúng tôi:

"Tôi đã khẳng định rằng quyền con người ở Việt Nam đã bị chính Đảng Cộng Sản Việt Nam và đứng đầu là 15 uỷ viên Bộ Chính Trị đã cướp triệt để quyền con người của dân tộc Việt Nam, chớ làm gì có nhân quyền, làm gì có dân chủ, làm gì có tự do.

Quy định của họ là đảng viên cấp uỷ viên không được tự nhận đề cử, không được ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của nhà nước, vào các tổ chức chính trị-xã hội, khi chưa được được cấp thẩm quyền của đảng giới thiệu.

Như vậy là họ tước hết quyền làm người của nhân dân Việt Nam thì làm gì nhân dân Việt Nam có quyền con người nữa.

Tất cả các tổ chức, từ tổ chức nhỏ nhất là tổ dân phố cho đến xóm trưởng và thậm chí bây giờ người ta còn len lỏi sâu đến vùng sâu vùng xa nữa, người ta đều cài cắm đảng viên vào đấy để người ta đưa lên làm lãnh đạo, người ta thực hiện đúng phương châm "đảng cử dân bầu" chứ dân Việt Nam làm gì có tự do mà người ta bảo có tự do.

Tôi đã bảo là tại Việt nam có nhiều luật thất đấy, không ai phủ nhận cả, nhưng mà tất cả các luật đấy người ta có sử dụng đâu. Người ta sử dụng luật rừng. Cho nên vừa rồi tôi có một bài viết và tôi nói là xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay là xã hội đen, và bây giờ có cái nguy hiểm nhất là người ta cai trị dân bằng xã hội đen, bằng nghị quyết, bằng chỉ thị của đảng.

Và tôi rất thấm thía câu nói của bà luật sư Ngô Bá Thành khi bả nói rằng Việt Nam có một rừng luật nhưng mà thực tế xử sự với dân là luật rừng."

Cơ quan truyền thông nhà nước cũng cho hay tại Việt Nam có 20 triệu công dân theo các tôn giáo khác nhau, 80% người dân có đời sống tín ngưỡng, là nhu cầu chính đáng của mọi người.

Trong khi đó, vẫn theo báo chí trong nước, làng báo đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân và là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chung, giúp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sự thực thi chính sách và pháp luật nhà nước, đặc biệt về quyền con người.

Không nước nào xuất khẩu gạo mà giàu

24/04/2009 12:04 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - "Về lâu dài, rất không nên xem gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trên thế giới, hầu như không có quốc gia nào có thể làm giàu chỉ bằng xuất khẩu gạo" - TS. Trần Du Lịch.

Mời đọc thêm:

- Ông có cho rằng, gạo luôn là mặt hàng chủ lực sẽ đem lại kim ngạch cao cho nước ta ?

TS Trần Du Lịch: Về lâu dài, rất không nên xem gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trên thế giới, không có quốc gia nào có thể làm giàu chỉ bằng xuất khẩu gạo.

Trong tương lai nên duy trì một diện tích lúa nước đủ đảm bảo an ninh lương thực, còn lại cần phải chuyển dịch cơ cấu.

Doanh nghiệp làm "rầu lòng" Chính phủ

- Về việc công ty Du lịch và Thương mại Kiên Giang vừa “tố” Hiệp hội lương thực Việt Nam VFA gây khó dễ trong xuất khẩu gạo, ông có bình luận như thế nào về vụ này ?

Câu chuyện điều hành xuất khẩu gạo từ 2008 sang năm nay, dù đã có kinh nghiệm rồi nhưng chưa sửa đổi được nhiều.

Năm 2008, vì lí do an ninh lương thực nên ta chỉ đạo ngưng kí hợp đồng. Bên cạnh đó còn là chuyện giá gạo cao, lên cơn sốt, chưa đánh giá được chất lượng vụ mùa và dự báo không chính xác thị trường.

Theo tôi, phải xem lại việc phân vai giữa các nhà: Nhà nước - Hiệp hội - doanh nghiệp xuất khẩu - người sản xuất và chính quyền các địa phương trong các khâu sản xuất, xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực.

Theo đó, khâu dự báo về sản lượng gạo, kế hoạch giữ lại cho an ninh lương thực như thế nào thì Nhà nước phải lo quản lý.

Vai trò của Hiệp hội phải thể hiện rõ hơn trong khâu xuất khẩu.

- Đây không phải lần đầu tiên có những rắc rối trong việc cạnh tranh kí hợp đồng xuất khẩu gạo. Điều gì khiến ông quan ngại nhất ?

Làm không bài bản nên tình hình mới lộn xộn. Chuyện này khiến tôi liên tưởng tới câu chuyện xuất khẩu thanh long và nhiều mặt hàng khác.

Chính phủ đã cố gắng mở đường nhưng rồi doanh nghiệp lại là người phá.
Doanh nghiệp vì lợi ích, bán hàng chất lượng kém, làm mất thương hiệu Việt Nam. Làm ăn theo kiểu ăn xổi ở thì, chộp giật. như thế này.

Chính quyền địa phương yêu cầu người dân trồng cây này, nuôi con này, nhưng khi người nông dân hỏi lại, trồng rồi, nuôi rồi thì bán cho ai, giá cả ra sao thì không thể trả lời. Như vậy sao được, làm sao người nông dân chịu nổi

Trách nhiệm

- Ông nói gì về vai trò điều tiết của Nhà nước ?

An ninh lương thực không phải chỉ là Nhà nước lo chứa mà các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải chung sức. Nếu doanh nghiệp chỉ mải lo hưởng lợi thì trách nhiệm ai làm.

Vì thế Nhà nước cần quy định rõ những DN tham gia xuất khẩu phải lo kho dự trữ ra sao, cùng Chính phủ lo cho an ninh lương thực như thế nào ? Giữ trong kho bao nhiêu để đảm bảo an ninh lương thực ? Không thể để doanh nghiệp thích mua thì mua, thích bán thì bán.

Chúng ta kinh doanh trong cơ chế thị trường nhưng công cụ thị trường để đảm bảo thì lại không làm được, vẫn giam mãi trong cơ chế cũ, vẫn là nhà nước đặt ra cái này, cái khác.

Việt Nam cũng có những hộ sản xuất quy mô lớn. Với những hộ này, cần kí hợp đồng bảo đảm trực tiếp với DN. An Giang có nhiều người làm quy mô 100-200ha, có thể kí hợp đồng dài hạn, giao hàng năm tới. Với những người sản xuất nhỏ lúc đó không quá đáng lo, có thể phục vụ cho thị trường nội địa.

Ở Chicago, họ mua bán hợp đồng tương lai với nông dân. Người nông dân chỉ cần biết, thời điểm đó, giao ngần ấy hàng cho DN đó, với giá đó, còn giá thị trường lên hay xuống, DN tự chịu trách nhiệm.

Trong thời gian đến vụ mùa năm tới, các DN kinh doanh tự mua bán hợp đồng với nhau, tự chịu rủi ro với nhau, không ảnh hưởng tới người nông dân. Tính cam kết của DN với người dân phải tăng lên.

Không thể quy hoạch trên giấy

- Theo ông, cái vướng nhất của vấn đề phát triển lúa gạo và những bất cập hiện nay ?

Đó chính là việc chưa quy định làm rõ chân ruộng nào làm lúa nước, không thay đổi và chân ruộng nào nên chuyển đổi. Quy hoạch rồi thì đầu tư để làm cho tốt. Phần còn lại chuyển sang phi nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu.

Hiện nay không ai làm cái đó. Địa phương nói chung chung, quy định theo con số duy trì diện tích gieo trồng, nhưng diện tích đó nằm ở đâu, ruộng nào không nói. Chưa kể nhiều địa phương thực tế trồng cây khác, nhưng trên giấy tờ vẫn là đất trồng lúa.

Đơn cử, ở ngoại thành Tp.HCM, trên giấy tờ đều là đất trồng lúa, nhưng không thể nào tìm ra mảnh đất trồng lúa thật ở khu vực đó. Tình hình ở địa phương khác cũng không khả quan hơn.

- Vậy cụ thể chúng ta phải làm bài bản như thế nào ?

Phải làm lại quy hoạch, mà không phải là quy hoạch trên giấy như hiện nay.
Quy hoạch phải trên thực địa. Đất nào chuyên canh lúa, ở thôn, xã, góc nào, tập trung vào.
Phần đảm bảo cho an ninh lương thực. 130-135 triệu dân, vấn đề an ninh lương thực trong lâu dài, không chỉ lúa, mà ngô và bao nhiêu thứ khác..

Trong quy hoạch sản xuất lúa gạo, cũng cần làm rõ phần nào trồng cao sản, có giá trị gia tăng cao, xuất khẩu số lượng ít nhưng giá trị cao, giá cao. Không phải nông dân trồng gì thì bán đó.

Như Thái Lan, nước này tập trung giống xuất khẩu có giá trị, xuất ít nhưng giá trị gia tăng cao, không phải lo cạnh tranh với những nước khác. Việt Nam có ưu thế về sản phẩm nhiệt đới, không mấy nước có, sao không tập trung vào. Đàng này cứ làm tán loạn, mạnh ai nấy làm, không lộn xộn sao được.

- Xin cám ơn ông !

* Hoàng Phương (thực hiện)

Trung Quốc phô trương sức mạnh hải quân

Tàu phá tên lửa của hải quân TQ ở Thanh Đảo

Trung Quốc mới đưa ra một số chiến hạm tân tiến nhất để trưng bày trong cuộc diễu hành quân sự tuần này ở ngoài khơi Thanh Đảo.

Các tàu ngầm có trang bị nguyên tử của Trung Quốc lần đầu tiên sẽ được trưng bày để kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng hải quân của nước này.

Sự kiện này không chỉ là để kỷ niệm, mà còn là lời nhắc nhở rằng Trung Quốc giờ là một siêu cường về hàng hải - và sẽ còn đóng vai trò quan trọng hơn trong tương lai.

Các lãnh đạo quân sự của Trung Quốc công khai thừa nhận rằng họ muốn xây các chiến hạm lớn hơn, tốt hơn cho những sứ mạng vượt xa khỏi vùng duyên hải nước này.

Tuy nhiên, cho dù có những cải thiện trong những năm gần đây, giới phân tích nói hải quân Trung Quốc vẫn chưa có khả năng đọ được với các siêu cường hải quân khác của thế giới.

Bates Gill, một chuyên gia về quân sự TQ, nói rằng: "Hải quân của Trung Quốc chưa thể nào so được với Hoa Kỳ - thậm chí là với Nhật Bản".

Tuyên bố chủ quyền

Chắc chắn là Trung Quốc đã bỏ công xây dựng lực lượng hải quân để đối phó với những mối đe dọa mới và với bầu không khí chính trị đang thay đổi.

TQ trước đây thường tập trung việc chi tiêu quân sự vào các lực lượng bộ binh, nhằm đối phó với những vấn đề tiềm tàng từ Nga, Ấn Độ và Việt Nam.

Tàu ngầm của hải quân TQ trưng bày ở cảng Thanh Đảo

Tàu ngầm của hải quân TQ trưng bày ở cảng Thanh Đảo

Trong khi các mối đe dọa trên bộ đã giảm, các lĩnh vực có thể gây xung đột mới lại xuất hiện trên biển.

Trung Quốc ngày càng tỏ ra khẳng định hơn trong mục tiêu thiết lập chủ quyền đối với một loạt hòn đảo ở phía đông và nam nước này.

Chuyện này dẫn đến tranh cãi với các nước, trong đó có Nhật Bản và Đài Loan - một hòn đảo tự trị mà Trung Quốc nói phải thống nhất với đại lục.

Trung Quốc còn phải cân nhắc đến Mỹ, cường quốc hải quân nổi bật tại khu vực này và là nguồn cung cấp hỗ trợ chính về quân sự và ngoại giao cho Đài Loan.

Ông Gill, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, nói: "Điều này đã đặt ra những yêu cầu khổng lồ đối với Trung Quốc là phải tập trung vào khả năng hải quân theo cách chưa từng có trước đây".

Trung Quốc cũng quan tâm đến việc sử dụng hải quân để tăng cường thêm quyền lực ở nước ngoài, đặc biệt để bảo vệ các tuyến giao thương của nước này.

Điều này đã được nêu rõ trong báo cáo mới đây nhất về các hoạt động quân sự của họ, mang tên Quốc phòng Trung Quốc, ấn hành vào cuối năm ngoái.

Chiến hạm lớn hơn

Sứ mệnh của các lực lượng vũ trang TQ không chỉ là phải chuẩn bị sẵn sàng tham chiến, mà còn để ngăn chặn và phòng ngừa các cuộc chiến xảy ra

Dennis J Blasko

Bản phúc trình nói: "Lực lượng hải quân đã cố gắng để dần dần phát triển khả năng thực hiện phối hợp ở các vùng biển xa".

Trung Quốc đã gửi một đội tàu nhỏ tới vịnh Aden vào tháng 12 để tham gia vào các nỗ lực quốc tế nhằm chiến đấu với hải tặc, đặc biệt ngoài khơi Somalia.

Giới phân tích coi đây là bằng chứng cho thấy TQ sẵn sàng hoạt động tại những vùng biển xa nhà - và giờ đây họ đủ khả năng làm chuyện đó.

Để thực hiện những sứ mạng này, Trung Quốc muốn có các chiến hạm lớn hơn và tốt hơn - là điểm mà tổng tư lệnh, đô đốc Ngô Thắng Lợi, đã nói tuần trước.

Trung Quốc có vẻ đặc biệt quan tâm đến các hàng không mẫu hạm - là loại chiến hạm mang sức mạnh biểu tượng lớn cũng như có khả năng sử dụng thực tiễn.

Trong những tháng gần đây, người ta đã có nhiều đồn đoán mạnh rằng Bắc Kinh sẽ sớm công bố ‎ý định phát triển hàng không mẫu hạm đầu tiên.

Đây là vấn đề mà bản báo cáo thường niên về khả năng quân sự của TQ mà Lầu Năm Góc đệ trình lên Quốc hội đã nói tới.

Bản phúc trình này nói rằng Trung Quốc đã có chương trình nghiên cứu và thiết kế hàng không mẫu hạm, và quan tâm tới việc mua máy bay của Nga.

Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc chưa có tàu như vậy, cho dù hải quân nước này đã có những bước tiến lớn trong vòng 10-15 năm qua.

Sĩ quan TQ tại Thanh Đảo

Lãnh đạo quân sự TQ công khai thừa nhận họ muốn có các chiến hạm lớn và tốt hơn

Mãi đến năm 2002, hải quân TQ mới thực hiện được chuyến đi vòng quanh địa cầu, tức là gần 100 năm sau khi hạm đội Great White của Mỹ thực hiện việc này.

Andrew Yang, chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu chính sách cao cấp TQ tại Đài Loan, nói rằng các tàu của TQ đa phần kém so với tàu Mỹ.

Ông nói TQ chỉ có hai khu trục hạm cao cấp loại 051C, được trang bị với hệ thống tên lửa phòng không hiện đại.

Ông Yang nói rằng: "Những tàu này chưa chứng tỏ khả năng chiến đấu. Chúng ta chưa biết khả năng của hải quân TQ là thế nào, ngay cả khi họ có vũ khí".

Tuy nhiên, tất cả chuyện này có lẽ không phù hợp với đợt trình diễn hải quân trong tuần này của TQ.

Như phân tích gia về quân sự Dennis J Blasko đã nêu rõ trong một bài báo gần đây, việc phô trương sức mạnh tự thân nó đã là một hành động bảo vệ.

Ông viết: "Sứ mệnh của các lực lượng vũ trang TQ không chỉ là phải chuẩn bị sẵn sàng tham chiến, mà còn để ngăn chặn và phòng ngừa các cuộc chiến xảy ra". đông bắc đảo Kelantan. Toàn bộ số cá đánh được trên hai tầu, khoảng 5 tấn bị tịch thu.

BBC Cập nhật: 07:38 GMT - thứ hai, 27 tháng 4, 2009
Nga lắp sáu tàu ngầm cho VN

Nhật báo Nga Kommersant cho hay hôm thứ Hai rằng nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg sẽ thực hiện hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm hạng Kilo cho Việt Nam.

Kommersant trích lời tổng giám đốc nhà máy Vladimir Aleksandrov nói rằng hợp đồng cung cấp này sẽ được ký giữa công ty xuất khẩu vũ khí của chính phủ Nga Rosoboronexport với chính phủ Việt Nam.

Các nguồn tin tại Rosoboronexport thì xác nhận với hãng thông tấn Nga Novosti rằng Nga và Việt Nam đã thương lượng hợp đồng trị giá 1,8 tỷ đôla cung cấp sáu tàu ngầm hạng Kilo cho hải quân Việt Nam khoảng một năm nay.

Cũng nhà máy Admiralty hiện đang lắp hai tàu ngầm dạng này cho Algeria, giao hàng năm 2009 và 2010.

Tàu ngầm hạng Kilo, sử dụng cả điện năng lẫn dầu diesel, được cho là loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất thế giới. Nó còn được đặt biệt danh "Lỗ đen" vì có khả năng bất thần "biến mất" để tránh bị phát hiện.

Tàu ngầm dạng này có thể dùng để chống tàu ngầm cũng như tàu chiến thông thường, và trong hoạt động tuần tra.
Tàu này có trọng tải 2.300 tấn, đạt độ sâu 350 mét, tầm xa 6.000 hải lý và có thủy thủ đoàn 57 người.
Trung Quốc có 12 tàu ngầm loại Kilo. Hải quân Nga được tin đang sử dụng 16 chiếc và có 8 chiếc dự trữ.
Các nước khác có tàu ngầm loại này là Ấn Độ, Iran, Ba Lan, Romania và Algeria.

Quan hệ quân sự

Năm 1997, Việt Nam đã mua hai tàu ngầm nhỏ hạng Yugo từ Bắc Triều Tiên.

Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc cho hay theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng ký hồi tháng Ba 2000 giữa Ấn Độ và Việt Nam, hải quân Ấn Độ nhận tập huấn hoạt động tàu ngầm cho hải quân Việt Nam tuy nhiên cho tới 2006 việc này vẫn chưa xảy ra.

Hải quân Việt Nam đang theo đuổi tham vọng phát triển lực lượng tàu ngầm.

Năm 2008, có tin Việt Nam tìm mua tàu ngầm đã qua sử dụng của Serbia sau khi Serbia và Montenegro tách ra năm 2006, và Serbia bỗng nhiên không còn biển nữa.

Tuy nhiên việc này không thành vì Serbia đã bán cả hạm đội cho Ai Cập.

Tháng Chín 2008, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov nói Việt Nam là "đồng minh chiến lược của Nga tại Đông Nam Á" và rằng Nga sẵn sàng bán cho Việt Nam vũ khí và giúp nâng cấp năng lực quốc phòng của Việt Nam.

Theo giáo sư Thayer, Moscow vẫn là nhà cung cấp trang thiết bị quốc phòng chủ chốt của Hà Nội.

Tuy nhiên gần đây, Việt Nam đã có nhiều động thái mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực quân sự.

Mới đây nhất, ngày 22/04, tướng lĩnh Việt Nam đã có chuyến thăm hàng không mẫu hạm USS John Stennis của Hoa Kỳ trong khi hải quân Trung Quốc diễn tập phô trương thanh thế tại Thanh Đảo.

Nga chế 6 tàu ngầm cho Việt Nam
VOA 27/04/2009

Nga sẽ chế tạo 6 chiếc tàu ngầm chạy bằng dầu diesel để giao cho Việt Nam.

Bản tin hôm thứ hai của hãng thông tấn Novosti trích dẫn tường thuật của nhật báo Kommersant cho biết các tàu ngầm này sẽ do Xưởng đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg sản xuất.

Ông Vladimir Aleksandrov, Tổng Giám đốc Xưởng đóng tàu Admiralty, cho hay: công ty quốc doanh xuất khẩu vũ khí Rosoboroexport sắp sửa ký kết một hợp đồng với một chính phủ ngoại quốc và công ty ông được chọn để thực hiện hợp đồng.

Các nguồn tin ở Rosoboroexport xác nhận là Nga và Việt Nam đã điều đình về hợp đồng trị giá 1,8 tỉ đô la để giao cho hải quân Việt Nam 6 tàu ngầm loại Kilo trong vòng một năm.

Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân ?

* Số lượng vũ khí qui ước nhập vào TQ giảm

Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân ?
RFA-04-27-2009

Ngoại trưởng Nhật vừa lên tiếng chỉ trích Trung Quốc kém minh bạch về vấn đề vũ khí hạt nhân.
Lời chỉ trích được đưa ra tại Tokyo sáng nay, trước ngày Thủ tướng Nhật Taro Aso thăm Bắc Kinh trong tuần này.

Diễn văn của Ngoại trưởng Horifumi Nakasone ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Barack Obama về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Ông Nakasone nói, Trung Quốc thì lại tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, không thi hành một biện pháp tài giảm binh bị nào.

Thủ tướng Nhật Taro Aso có thể sẽ nêu vấn đề Bắc Kinh kém minh bạch về chi tiêu quốc phòng, trong những cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào thứ tư và thứ năm tuần này.

Số lượng vũ khí qui ước nhập vào TQ giảm
VOA 27/04/2009

mp3 Số lượng vũ khí qui ước nhập vào TQ giảm (MP3 804 KB)

Một bản phúc trình mới công bố cho biết Trung Quốc đã giảm bớt số lượng vũ khí qui ước nhập vào nước này trong những năm gần đây. Xu hướng này diễn ra trong lúc có những mối quan ngại gia tăng, rằng Bắc Kinh đang cố gắng triển khai công nghiệp và khả năng vũ khí nội địa của mình. Thông tin vừa kể nằm trong một bản phúc trình mới của Viện Nghiên cứu Hòa Bình Thế Giới Stockholm, là cơ quan quan sát về hoạt động di chuyển vũ khí trên thế giới. Mời quí vị theo dõi bài tường trình của thông tín viên đài VOA Stephanie Ho gởi về từ Bắc Kinh.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm, gọi tắt là SIPRI, phân tách các dữ kiện thu thập được trong một thời kỳ 5 năm, nhằm đưa ra một con số bình quân được coi là đáng tin cậy hơn là chỉ nhìn vào từng năm một.

Theo kết quả thấy được trong thời kỳ gần đây nhất, từ năm 2004 tới năm 2008, Trung Quốc vẫn đứng đầu bảng trong số các nước trên thế giới tiếp nhận vũ khí qui ước, chiếm 11% tổng số của thế giới.

Nhà nghiên cứu Paul Holtom của SIPRI nói cao điểm về sự chuyển giao vũ khí cho Trung Quốc là vào năm 2006.

Ông Holtom cho biết: “Đó là thời điểm những loại hàng lớn được giao, chẳng hạn như chiến đấu cơ, tàu hải quân, tàu ngầm và đơn đặt hàng sau cùng được đặt vào khoảng đầu thiên niên kỷ, từ 2001 tới 2003.”

Đồng thời, ông Holtom nêu ra điều ông mô tả là 'một sự giảm hạ đáng kể' trong số lượng vũ khí được giao tới cho Trung Quốc vào năm 2007 và năm 2008.

Theo ông, một trong những nguyên do là Trung Quốc cần có thời gian hấp thu số lượng lớn thiết bị đã nhận từ Nga, mà ông coi cũng gần như là một nước cung cấp độc quyền. Ông nói một lý do khác có thể là Trung Quốc tự túc hơn trong việc chế tạo và triển khai vũ khí và công nghệ quân sự của chính mình.

Trung Quốc đã không mua được vũ khí của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, từ khi áp dụng lệnh cấm vận vũ khí từ các nước này, sau khi xảy ra cuộc đàn áp đẫm máu những người chống đối tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Ông Holtom còn nói việc Trung Quốc cố gắng triển khai vũ khí của chính mình đã gây nghi ngại cho Nga, là nước cho tới nay vốn không thích việc Trung Quốc chỉ mua một số lượng nhỏ chiến đấu cơ có thể sử dụng trên một hàng không mẫu hạm.

Ông Holtom nhận định: “Có thể giải thích là người Nga lo ngại rằng khi chỉ mua một số lượng nhỏ như vậy, là Trung Quốc muốn tìm hiểu cấu trúc máy móc và tìm cách bắt chước để chế tạo thêm cho chính mình.”

Lý do thứ ba là việc Trung Quốc gia tăng lượng vũ khí bán được trên thế giới khiến Bắc Kinh muốn tìm cách triển khai một công nghiệp vũ khí của riêng họ.

Các dữ kiện năm 1980 của SIPRI cho thấy Trung Quốc xếp hạng thứ 5 trong số những nước cung cấp vũ khí nhiều nhất trên thế giới. Ông Holtom nói dù có những sự tiên liệu rằng Trung Quốc sẽ trở nên một nước cung cấp vũ khí chính trên thế giới, nhưng trong thời kỳ gần đây nhất Trung Quốc đã sụt xuống hạng 12.

Ông Holtom nói: "Hiện thời, những thứ Trung Quốc có thể cung ứng không mấy hấp dẫn đối với những nước mua nhiều. Nếu người ta nhìn vào thị trường của Trung Quốc, sẽ chỉ thấy những nước như Bangladesh hay những nước nghèo khác tại châu Á hay châu Phi.”

Ông Holtom nói thêm rằng khách hàng của Trung Quốc gồm những nước có nhiều tài nguyên về xăng dầu như Sudan và Miến Điện, là những nước bị phần đông cộng đồng quốc tế xa lánh. Ông còn nêu lên một trường hợp được biết đến nhiều hồi năm ngoái, khi vũ khí đạn dược của Trung Quốc được chở đến Zimbabwe, không lâu sau khi có một cuộc tuyển cử gây nhiều tranh cãi tại đó.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 700 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 538 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 488 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 181 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 143 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 83 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 82 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 66 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 27 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 11 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.