Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24720714

 
Bản sắc Việt 29.03.2024 01:08
Tái chiếm Hoàng Sa
18.04.2010 17:40

 Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.

Bối cảnh
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.

 

Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.

 

Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), đảo Macclesfield (Trung Sa), quần đảo Bành Hồ (Pescadores)[1].

 

Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.

 

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc[2].

 

Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.

 

Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.

 

Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) (tức Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa.

 

 

Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. ] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.

 

Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ thất Hạm đội rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.

 

Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.

 

Tương quan lực lượng

Phía Việt Nam Cộng hòa có 4 chiếm hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), một đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

 

Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là Liệp tiềm đĩnh số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 391. Sau khi trận chiến đã kết thúc, thì Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 mới đến tăng viện. Ngoài ra, phía Trung Quốc có hai tàu chở quân số 402 và số 407 (không rõ loại), và lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, trinh sát (không rõ số lượng).

 

Tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Tuy nhiên, Việt Nam Cộng hòa có ưu thế vượt trội, với các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

 

Diễn tiến

Ngày 16 tháng 1 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Bích chương của Trung Quốc nói về trận chiến ở Hoàng SaSau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc.

 

Ngày 17 tháng 1 năm 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán biệt hải và một đội hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp tiềm đĩnh số 274 và Liệp tiềm đĩnh số 271 của Trung Quốc xuất hiện.

 

Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc. Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.

 

8 giờ 30 ngày 19 tháng 1, hai nhóm Biệt Hải của Việt Nam Cộng hòa gồm 74 người đổ quân đảo Quang Hòa, bị một đại đội của hải quân Trung Quốc tấn công. Cuộc giao tranh dẫn đến thương vong của Hải quân VNCH gồm có 2 người chết và 2 bị thương, các toán Biệt Hải được lệnh rút về HQ-5.

 

10 giờ 22 cùng ngày, 2 chiến hạm của phía Việt Nam Cộng hòa là HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm, nổ súng trước vào các tàu chiến Trung Quốc đang neo đậu trong khu vực này. Các tàu Trung Quốc tích cực di chuyển và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm còn lại của Việt Nam Cộng hòa là HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía tây nam. Sau khoảng 20 phút giao chiến, HQ-10 bốc cháy tại chỗ, HQ-16 trúng đạn pháo phải rút chạy về phía tây. Khu trục hạm HQ-4 và HQ-5 thương tích rất nhẹ, bỏ chạy về phía đông nam, hướng về vịnh Subic, Philippines. Các tàu phía Trung Quốc bị hư hại nặng, một tàu phải ủi bãi, một tàu bốc cháy, không đủ sức đuổi theo.

 

Trong thời gian xảy ra chiến sự, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng phía Mỹ từ chối. Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa.

 

Đêm hôm đó, 3 chiến hạm VNCH bị hư hại được lệnh rút về căn cứ. Về đến Đà Nẵng, khi kiểm tra thì mới biết HQ-16 bị chính hỏa lực bạn là HQ-5 bắn trọng thương. Đối với Hộ tống hạm HQ-10 trong ngày 19 đã bị trúng đạn và bị chìm.

 

Hôm sau, 20 tháng 1, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của VNCH trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của VNCH trên các đảo bị mất liên lạc.

 

Kết quả

Tảo lôi hạm số 389 Hải quân Trung QuốcTheo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, tay lái bất khiển dụng phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 hoặc 389 bị chìm tại trận, và 389 và 391 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ tử vong và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tuẩn tiết theo tàu. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương. Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.

 

Theo một bài "Không thể chấp nhận được!" của Bùi Thanh đăng trên báo Tuổi Trẻ o­nline ngày Thứ Năm, 06/12/2007, 08:14 (GMT+7}. "Trong trận hải chiến lịch sử và không cân sức này, 58 binh sĩ quân đội Sài Gòn đã ngã xuống nhưng không giữ được mảnh đất thiêng liêng của ông cha."

 

Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 391 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ[11]. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.

 

Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này. Sau trận chiến, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình và đã được Chính phủ Pháp ủng hộ vì trước đây theo Hòa ước Pháp Thanh thì người Pháp đã thực hiện chủ quyền ở quần đảo này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người Việt.

 

Phản ứng trước vụ việc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ tuyên bố rằng "các nước liên quan nên giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, và quan hệ láng giềng". [cần dẫn nguồn] Họ đã không thể làm gì hơn, do Hoàng Sa nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, và họ vẫn cần đến viện trợ quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Ngay sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này đã gây ra sự bất bình lớn của Trung Quốc và bắt đầu một thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

 

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên biển Đông

Như tin tức chúng tôi đã đưa, các ngư dân Quảng Ngãi trong khi đi tránh cơn bão số 9, hay còn gọi là bão Ketsana, đã trải qua những ngày giờ kinh hòang vì bị hải quân Trung Quốc đe dọa, đánh đập và trấn lột. Vụ việc này làm tăng thêm mối bất bình của người dân đối với những hành động sai trái của Trung Quốc. Đồng thời, một lần nữa, dấy lên sự quan ngại của nhiều người đối với vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hòang Sa.

AFP photo

Những tàu đánh cá về bến. (ảnh minh họa)

Việt Nam không xâm lược ai và cũng không để nước nào xâm phạm

Khánh An phỏng vấn Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, ông Lương Lê Phương, để tìm hiểu quan điểm của cơ quan chức năng này trong vấn đề bảo vệ lợi ích của ngư dân.

Khánh An: Thưa Thứ Trưởng, chắc hẳn là ông đã biết đến vụ việc mà ngư dân Quảng Ngãi vừa bị hải quân Trung Quốc đe dọa, đánh đập, phải không ạ?

Cái việc làm đó là không đúng với luật pháp quốc tế, không đúng với mối quan hệ hữu hảo giữa hai quốc gia láng giêng. Việc đó thì cũng đã có công hàm gửi sang phía bên Trung Quốc. Chúng tôi rất mong muốn là không để tái diễn cái tình trạng đó từ phía Trung Quốc.
Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp

Thứ trưởng Lương Lê Phương: Cái này thực ra là tôi chưa đi ra đó nhưng mà tôi có cử người ra đó rồi, thì nói chung là có cái việc đó nhưng mà không biết là nó trầm trọng đến mức độ nào, tôi chưa biết. Trong khi đó là có cái ức hiếp đó, còn cụ thể như thế nào thì tôi chưa nắm được.

Khánh An: Vậy những người được cử ra đó thì họ sẽ làm gì và bao lâu thì có thể biết được kết quả, thưa ông?

Thứ trưởng Lương Lê Phương: Đã cử rồi, ra  cứu trợ họ. Ra tới đảo Lý Sơn cưú trợ. Thì những người đó là những người mà bị bắt cũng mấy ngày rồi gia đình họ khó khăn mình cứu trợ. Cái việc làm đó là không đúng với luật pháp quốc tế, không đúng với mối quan hệ hữu hảo giữa hai quốc gia láng giềng. Việc đó thì cũng đã có công hàm gửi sang phía bên Trung Quốc. Chúng tôi rất mong muốn là không để tái diễn tình trạng đó từ phía Trung Quốc.

Khánh An: Vậy thì những ngư dân của mình họ sẽ phải làm gì khi mà hằng ngày họ vẫn phải tiếp tục làm việc để sinh sống?

Thứ trưởng Lương Lê Phương: Cái thứ nhất là đi khai thác biển nên theo đoàn đội và theo hướng dẫn của Bộ Nông Nghiệp, còn tình trạng trước đây là theo những tổ liên kết với nhau, những đoàn, những đội, để có thể là ứng cứu giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp bão lũ. 

Và Việt Nam chủ trương là không có xâm phạm chủ quyền của bất cứ quốc gia nào và cũng không để cho nước nào xâm phạm, thì cái này phải có những cái bảo vệ ngư dân, bảo vệ trong thời gian tới.
Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp

Cái thứ hai nữa có thể là giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp máy móc có trục trặc. Thứ ba nữa là để đối phó với những  vấn đề mà bị các lực lượng nước ngoài họ làm trái luật. Cái thứ tư là ngư dân nên theo dõi thời tiết, khí hậu, và không có đi vào những cái vùng mà không phải là chủ quyền của Việt Nam, mà thật ra là Hoàng Sa khẳng định là chủ quyền của Việt Nam rồi.

Việc đó hoàn toàn là không đúng với lại luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Tôi muôn nói ở đây là nói các láng giềng đấy, láng giềng của Việt Nam, ví dụ các nước Đông Nam Á vậy đó, thì đôi lúc ngư dân ngoài biển không có rõ ranh giới thì cũng nên tìm hiểu cho kỹ.

Và Việt Nam chủ trương là không có xâm phạm chủ quyền của bất cứ quốc gia nào và cũng không để cho nước nào xâm phạm, thì cái này phải có những cái bảo vệ ngư dân, bảo vệ trong thời gian tới.

Thật ra chúng tôi với quan điểm là hữu hảo và dân chủ hoá, chúng tôi không muốn dùng những lực lượng quân sự, tại vì Việt Nam là nước yêu chuộng hoà bình và cũng không khả năng mà để mà xâm lược ai, cho nên dứt khoát là chúng tôi không để ai xâm lược mình. 

Sẽ có kế họach bảo vệ ngư nhân

Khánh An: Thế còn hiện nay lực lượng bảo vệ cho ngư dân thì như thế nào, thưa ông?

Thứ trưởng Lương Lê Phương: Thật ra chúng tôi với quan điểm là hữu hảo và dân sự hoá, chúng tôi không muốn dùng những lực lượng quân sự, tại vì Việt Nam là nước yêu chuộng hoà bình và cũng không khả năng mà để mà xâm lược ai, cho nên dứt khoát là chúng tôi không để ai xâm lược mình.

Thì cái việc đó là thuôc về cái bảo vệ chủ quyền quốc gia và những cơ quan chức năng khác của Bộ Nông Nghiệp sẽ lo về việc này.

Khánh An: Vậy thì ngư dân có nên tiếp tục đến những khu vực này để khai thác không ạ?

Thứ trưởng Lương Lê Phương: Những chỗ nào không thuộc lãnh hải mình thì mình không nên đến, mà thuộc lãnh hải mình thì mình tiếp tục  khai thác vì đó là đất của ông cha đã giành chủ quyền.

Khánh AnVâng thưa ông, nhưng mà vụ việc xảy ra gần đây cũng gây ra một tâm lý lo lắng, phải nói là lo sợ ở rất là nhiều ngư dân. Không biết chính quyền có biện pháp gì để có thể giúp cho ngư dân yên tâm ra khơi không, thưa ông?

Thứ trưởng Lương Lê Phương: Cái đó ở cấp lãnh đạo cấp cao hơn, tôi là cấp chuyên môn kỹ thuật thì tôi ở cấp thẩm quyền mình thì tôi có quan điểm là sẽ tiếp tục khai thác vùng biển của mình. Còn đối với các cấp có thẩm quyền cao hơn thì sẽ có những chủ trương cụ thể hơn

Khánh An: Vâng. Rất cảm ơn Thứ trưởng Lương Lê Phương đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn này.

Người nhái Hải Quân CSVN

Đoàn M26 Đặc công Hải quân (thường gọi là Đặc công nước) trước đây mang tên: Đoàn huấn luyện Đặc công nước M26 Hải quân, thành lập 13/4/1966.

Nguoi nhai o Doan M26 Dac cong Hai quan
Trang bị của một tổ Đặc công “Người nhái”

Đặc công nói chung và Đặc công nước nói riêng được gọi là binh chủng “Đặc biệt tinh nhuệ”. Đối tượng tuyển quân là những thanh niên có sức khỏe, có trình độ văn hóa, ý thức chính trị cao, biết bơi và sống ở các tỉnh vùng ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình...

Nguoi nhai o Doan M26 Dac cong Hai quan
Lên bờ, hoàn thành một buổi tập

Họ được huấn luyện trong điều kiện rất khắc nghiệt. Mùa hè thì tập vùi mình trong cát nóng, mùa đông giá lạnh thì phải ngâm mình dưới nước.

Nếu Đặc công nước là binh chủng “Đặc biệt tinh nhuệ”, thì những phân đội Đặc công “Người nhái”, mà các chiến sỹ thường nói vui, họ là lực lượng:

Đặc biệt của Đặc biệt tinh nhuệ, là những chiến sỹ được ưu tiên tuyển chọn trong toàn quân, tiêu chuẩn rất khắt khe như: phải tập ép trong buồng giảm áp, tương đương với độ sâu 40m, quay tiền đình... ở mùa tuyển quân năm 200, số chiến sỹ mà Đoàn M26 ĐCHQ tuyển được chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tôi được chứng kiến một buổi tập (đợt 2 của mùa huấn luyện năm 2007) của phân đội Đặc công “Người nhái” ở Đoàn M26 ĐCHQ.

Trang bị mang theo người gồm: ống ngậm thở, máy điểm hỏa, kíp nổ hẹn giờ, thuốc nổ, dao găm, lựu đạn, súng AK hoặc K54, la bàn chỉ hướng... và thiết bị lặn.

Phân đội gồm nhiều tổ, mỗi tổ từ 2 đến 3 người được liên kết bằng những sợi dây, hằng ngày họ phải bơi từ 10 đến 15 km, tập phát hiện mục tiêu ở độ xa từ 1.000 đến 1.500m...

Hiện nay, ngoài công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cán bộ chiến sĩ Đặc công Đoàn M26 ĐCHQ cũng sẵn sàng tham gia các công tác cứu nạn trên sông và trên biển theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.

Thánh Tổ

Liên Đoàn Người Nhái Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Lịch sử Việt Nam đã cho Thế giới biết đến sự thảm bại của đoàn quân bách chiến Mông Cổ khi xua quân xâm lăng Việt Nam vào năm 1283. Với trận chiến oai hùng trên dòng sông Bạch Đằng do Thượng Quốc Công, Bình Bắc Đại Nguyên Soái Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy. Với chiến công hiển hách trên dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hải Quân việt Nam Cộng Hòa tôn vinh làm Thánh Tổ của quân chủng. Cũng trong trận chiến nầy, bên cạnh Hưng Đạo Đại Vương có hai vị Bộ Tướng tên là Yết Kiêu và Dã Tượng đã góp phần không nhỏ trong trận chiến thắng nầy.

Tương truyền, khi quân Mông Cổ đem thủy quân đến cửa sông Bạch Đằng thì dừng lại tập trung và chờ các chiến thuyền khác đến đầy đủ rồi mới tổng tấn công. Lợi dụng những đêm tối trời, hai vị Bộ Tướng Yết Kiêu và Dã Tượng đem toán quân sĩ giỏi về thủy tính (bơi lội) miệng ngậm ống trúc để thở, lặn đến đoàn chiến thuyền Mông Cổ, dùng thủy phủ (búa dùng dưới nước) đục thuyền, làm thuyền bị lủng đáy chìm xuống nước, quân Tàu bị chết đuối vô số. Quân Mông Cổ đêm đêm hoang mang hoảng sợ. Chúng nghi ngờ bị đục thuyền nên thả lưới chìm xuống đáy các chiến thuyền và chờ khi nghe có tiếng đục thuyền thì liền kéo lưới lên. Toán quân sĩ của hai vị Bộ Tướng vì bất ngờ nên một số bị bắt, trong đó có Tướng Yết Kiêu. Quân Tàu tra hỏi ông có phải là Yết Kiêu hay không? Ông trả lời ông chỉ là một lính thường của Yết Kiêu mà thôi!. Chờ cho quân canh chểnh mảng canh gác, ông ra hiệu cho thủ hạ cùng nhảy xuống nước lặn về doanh trại. Đã biết rõ kế hoạch của quân Tàu nên hai ông cho các toán đục thuyền mang theo dao bén để cắt lưới, và các chiến thuyền của quân Mông cổ lại tiếp tục bị chìm. Với chiến thuật nầy đả làm cho quân Tàu hoảng hốt mất ăn mất ngủ trước khi bi thảm bại trong trận chiến Bạch Đằng.

Hai ông đã góp công vào chiến sử oai hùng của dân tộc Việt Nam. Liên Đoàn Người Nhái HQVNCH hãnh diện tôn vinh hai vị Bộ Tướng YẾT KIÊU và DÃ TƯỢNG làm Thánh Tổ của Đơn vị. Với tinh thần trách nhiệm, danh dự phục vụ cho Tổ Quốc. Liên Đoàn Người Nhái quyết tâm noi gương tiền nhân, hy sinh đời mình khi đất nước lâm nguy, không màng danh lợi vì NGƯỜI NHÁI chấp nhận đồng nghĩa với VÔ DANH. Cũng như ngày xưa đoàn quân của hai Bộ Tướng đã xả thân đền nợ nước mà không màng đến lịch sử hay người đời sau có nhớ đến họ hay không?!



Tường trình từ Hoàng Sa: Kỳ I: Vượt biển ra Hoàng Sa

Qua nhiều lần hẹn, cuối cùng tôi được một chủ tàu chấp nhận cho làm ngư dân “không số” lên tàu đánh bắt xa bờ ra Hoàng Sa với điều kiện là chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ và hiểm nguy. Nếu bị tàu Trung Quốc rượt đuổi có thể phải huỷ máy ảnh, máy tính mang theo xuống biển và bị bắt giữ thì tự chịu trách nhiệm.

Tôi chấp nhận tất cả và âm thầm chuẩn bị cho chuyến đi đầy hiểm nguy này! Bất chợt tôi nhớ câu thơ mà một lão ngư dân đọc cho tôi nghe khi hỏi chuyện về Hoàng Sa nơi Âm Linh Tự  trong một sáng đầu xuân ở huyện đảo Lý Sơn: “Hoàng Sa, trời nước mênh mông/ Người đi thì có, người về thì không…” mà lòng tôi quặn thắt cho số phận những ngư dân ngày đêm mưu sinh trên vùng biển Hoàng Sa.

Rất nhiều những chàng trai ra đi mãi mãi không về, thân xác họ vùi dưới lòng biển sâu bởi bão tố cuồng phong nhấn chìm…

Hơn 50 giờ ra Hoàng Sa

Để chuẩn bị cho chuyến đi “lành ít, dữ nhiều” này, tôi không còn thời gian để suy nghĩ cho riêng mình. Chỉ biết rằng, chuyến đi sinh tử ra Hoàng Sa ấy là niềm khao khát cháy bỏng nhiều năm tôi mơ một lần được nhìn thấy vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc sau hơn 36 năm nằm trong tay của ngoại bang bây giờ sẽ như thế nào? Số phận mong manh của những ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu trắng tay lên bờ mà tôi đã từng gặp, họ đã sống và mưu sinh nơi vùng biển này ra sao?  

1.JPG
Tàu đánh bắt của ngư dân ra đảo Hoàng Sa.

Bỏ lại phía sau phố phường tấp nập, với bao trăn trở suy tư của cuộc sống đời thường, tôi khoác bộ đồ lao động trở thành ngư dân “không số” lên chiếc tàu đánh bắt xa bờ 120 CV mang số hiệu Qng-95…TS của một ngư dân Quảng Ngãi rời cảng Sa Kỳ trong một sáng giữa tháng 3 ra vùng biển Hoàng Sa trong sự can ngăn, lo lắng của bạn bè và người thân.

Trên con tàu công suất 120 CV nhỏ bé, tổng cộng 12 thuyền viên. Tôi là “thuyền viên không số” thứ 13 không tính thuyền trưởng, kiêm chủ tàu. Hình như con số 13 không may mắn với người phương Tây. Nhưng với bà con ngư dân thì họ chẳng hề suy nghĩ.

3.JPG
Chuẩn bị lương thực, nước uống, dầu trước khi ra Hoàng Sa.

Vị thuyền trưởng, kiêm chủ tàu đồng ý cho tôi đi theo bảo rằng: “Có thể tàu chật, nhưng tấm lòng anh em tụi tui không chật. Chỉ mong anh cố mà chịu đựng gian khổ, chia sẽ cùng anh em. Có phước cùng hưởng, có hoạ cùng chia…”.

Tôi hiểu lời trấn an ấy. Bởi ra khơi, thì mặt biển mênh mông ấy là không bến bờ. Không có bất cứ thước kẻ nào vạch được cái đường biên hình học duy lý trên bề mặt của đại dương biển cả. Chỉ có tình thương yêu bọc đùm, tạo thành một khối mới có thể vượt qua những bất trắc hiểm nguy nơi mặt đại dương hoang dại

Chuyến ra Hoàng Sa âm thầm ấy, tôi đã mang nặng bao tấm lòng ân nghĩa của bà con ngư dân nơi vùng biển khó nghèo này giành cho. Nhiều ngư dân tôi gặp nơi cảng Sa Kỳ, tất cả đều ái ngại khi biết tôi ra Hoàng Sa không phải để đi chơi hay đánh bắt mà là chuyến đi sinh tử đánh cược số phận cho rủi may để thực hiện thiên chức của người làm báo tôn trọng sự thật.

4.JPG
Ngư dân thắp hương nguyện cầu trước khi xuống tàu ra Hoàng Sa.

Nhiều ngư dân khi biết tôi quyết định ra Hoàng Sa đầy hiểm nguy thì ái ngại. Họ bảo rằng, nếu ra Hoàng Sa thì tôi là người “ngoại đạo” đầu tiên đến vùng biển đảo đầy hiểm nguy này.

Tất nhiên, ai gặp tôi cũng đều tay bắt với lời cầu chúc an lành. Nhiều người trong số họ còn làm phép cầu phúc lành cho tôi một chuyến đi dữ ít lành nhiều. Thú thực, lòng tôi rưng rưng khi những tấm lòng bao dung của bà con ngư dân nơi vùng biển này giành cho tôi - Một đứa con không phải của biển!

Hành trình hơn 50 giờ đồng hồ với khoản thời gian tính của bà con ngư dân là hơn 2 ngày 2 đêm ra Hoàng Sa. Trong chuyến hải hành gian nan và hiểm nguy ấy, khi tận mắt chứng kiến cảnh lão ngư dân, kiêm thuyền trưởng trên tàu đưa tôi ra Hoàng Sa đã hai lần dừng tàu trước khi ra cửa biển để lễ vật khấn vái ơn trên phù hộ độ trì cho chuyến ra khơi, tôi mới thấy hết những hiểm nguy rập rình, mà chổ dựa của những ngư dân nghèo này không nơi bấu víu.

Bởi vậy, họ tin vào thế giới tâm linh như sức mạnh nhiệm màu giúp họ vượt qua tai ương của biển cả luôn rập rình ngoài vùng biển Hoàng Sa!

5.JPG
Nguyện cầu trước biển của chủ tàu trước khi ra biển Hoàng Sa.

Lời cầu khẩn trước biển của lão ngư dân thuyền trưởng Nguyễn T.T trong buổi sáng ra khơi đã phải 2 lần quay đầu tàu hướng về đất mẹ để cầu khẩn nghe sao mà thắt lòng. Thú thật, lòng tôi đau nhói khi những lời cầu khấn của bao số phận ngư dân gửi gắm đức tin vào một đấng linh thiêng vô hình nào đó của biển, của đất trời.

Họ cầu cho những đứa con từng cưỡi sóng đạp gió ra khơi được an lành, mà lòng tôi tự hỏi có ngư dân nào trước khi ra biển không lễ lạt thành khẩn gửi lòng tin vào tâm linh?!

Bài học đầu tiên khi ra Hoàng Sa

Vượt qua vùng biển Lý Sơn chừng 70 hải lý, biển mênh mông không một bóng tàu qua lại. Con tàu nhỏ bé như một chiếc lá trôi bập bềnh giữa biển bao la. Thế giới nhỏ bây giờ của tôi với 12 thuyền viên trên tàu là 6m2 làm nơi ăn, ngủ, nghỉ. Diện tích khiêm tốn còn lại dành cho chứa dầu và lương thực, nước uống.

Tài công N. V. A., người đã có hơn 17 năm bám vùng biển Hoàng Sa thấy tôi sốt ruột bảo rằng: "Phía trước là Hoàng Sa, người ra biển không được nóng vội. Cho dù có gặp bất trắc cũng phải bình tĩnh để đối mặt".

Đó là bài học đầu tiên trong đời làm báo tôi học được trong chuyến ra Hoàng Sa lần này.  

10.JPG
Mênh mông biển Hoàng Sa.

Những ngày lênh đênh trên biển, tôi đã nhận ra tấm lòng bao dung rộng như biển cả của bao ngư dân tôi gặp. Họ sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy về phía mình để cho anh em đồng đội được bình yên.

Lão thuyền trưởng Nguyễn T.T. đã từng bảo với tôi rằng: “Sống giữa biển cả nguy hiểm này, nếu không thương yêu đùm bọc nhau thì khó lòng mà vượt qua những tai ương rập rình phía trước. Tình đoàn kết, lòng yêu thương nhau là điều thiêng liêng nhất mà mỗi thuyền viên trên tàu tâm niệm…

Đêm ngày thứ 2, khi con tàu đi ngang qua đảo Phú Lâm, Tri Tôn, là những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ của Việt Nam hơn 36 năm qua. 

Đứng nhìn từ xa trong màn đêm đen dày đặc giữa biển, mắt tôi chỉ thấy quầng sáng và ánh đèn nhấp nháy của đèn tín hiệu mà ngực tôi như nghẹn lại, lòng đau quặn thắt. Bởi vùng đất thiêng ấy đã thấm đẫm bao máu, mồ hôi, nước mắt của cha ông mấy trăm năm trước bỏ công khai phá bây giờ đang nằm trong tay ngoại bang.

hs14.JPG
Căng thẳng khi đi qua vùng biển "tử thần".

Đi ngang qua những hòn đảo, một phần đất máu thịt của Tổ quốc, nhưng tôi không được đặt chân đến. Con tàu cứ thế chầm chậm trôi đi trong bóng đêm dày đặc. Tất cả đèn trên tàu đều được tắt, âm thanh duy nhất chỉ là tiếng máy nổ của chiếc tàu bị sóng biển ầm ào nuốt chửng.

Ngồi trong ca bin tàu cùng với tài công N.V.A, mắt tôi đăm đắm nhìn về hướng đảo Tri Tôn, chỉ nhận ra ánh đèn đỏ chớp nháy liên hồi.

Tài công N.V.A thở dài bảo rằng: “Mỗi lần tàu đánh cá của bà con mình ra vùng biển Hoàng Sa, khi đi qua các đảo đều phải chọn ban đêm, không dám đi ban ngày  vì sợ tàu tuần tra Trung Quốc phát hiện rượt bắt. Mỗi lần đi ngang qua đây, tụi tui đau lắm. Không biết đến bao giờ mới hết cảnh khổ đi qua vùng đất của Tổ quốc mà không dám ngước nhìn. Hỏi răng không đau được…

Có ra Hoàng Sa, được nghe bà con ngư dân kể lại nổi gian khó nhọc nhằn những ngày bám biển, mới thấm hết được cái giá mà ông cha ta đã trả để bảo vệ. Giờ đây, cho dù phần đất thiêng liêng ấy vẫn còn trong tay của ngoại bang, nhưng tất cả những ngư dân ngày đêm bám nơi vùng biển này vẫn luôn tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông mấy trăm năm trước.

Tất cả họ đều mơ đến một ngày không xa, Hoàng Sa, mảnh đất thiêng ấy sẽ lại trở về cùng con dân đất nước Việt Nam.

Trước khi ra Hoàng Sa, tôi đã mất nhiều tháng trời đọc lại toàn bộ tư liệu lịch sử về Hoàng Sa, mảnh đất thiêng của Tổ quốc. Tôi đã đến nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu về Hoàng Sa.

Khi ở trong căn phòng nhỏ của Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng, nơi “ở nhờ” của vị Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa và cái nơi được gọi là phòng trưng bày ấy chỉ chừng 16m2 chật hẹp mà lòng tôi tự hỏi: Chúng ta còn nghèo, nhưng lẽ nào lại nghèo với quá khứ hào hùng của cha ông mấy trăm năm trước?

Lẽ nào không có một chốn riêng tử tế để đặt cái trung tâm hành chính của huyện đảo đã từng thổn thức bao con tim của người con đất Việt khi nhắc đến hai chữ Hoàng Sa!

 

3.JPG

Chúng tôi không bao giờ biết khóc. Chúng tôi sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy nơi vùng biển Hoàng Sa.

Thú thực, khi đặt chân vào Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng để đi tìm cái phòng làm việc của ông Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, tôi biết rõ mười mươi ông Đặng Công Ngữ là Giám đốc Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng, kiêm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa. Cái chức danh ấy là có thực, nhưng không hiểu sao người ta không muốn giới thiệu bằng một bảng hướng dẫn?

 

Trong hành lang hẹp dẫn đến căn phòng trưng bày tư liệu và hiện vật huyện Hoàng Sa nằm chéo góc đối diện với phòng làm việc của ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch huyện Hoàng Sa, tôi phải đứng chờ để người quản lý mở cửa. Nhưng dường như cửa đóng then cài đã lâu lắm, nên chiếc ổ khoá phải được đập phá, tôi mới vào được.

 

Trong cái căn phòng chật hẹp ấy, tôi đã vỡ oà với biết bao nhiêu hình ảnh, tư liệu khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đứng nhìn những hình ảnh, tư liệu mà lòng tôi rưng rưng. 

Trong lòng tôi có biết bao câu hỏi tại sao? Chúng ta nghèo đến mức để không có một nơi trưng bày những tư liệu, hình ảnh này cho con dân nước Việt tìm về để thổn thức, để yêu thương cái mảnh đất mà 36 năm nay vẫn còn nằm trong tay của ngoại bang?

 

Mãi đến bây giờ, cái huyện đảo Hoàng Sa được thành lập đã 13 năm (thành lập từ tháng 01/1997) được xác định ranh giới hành chính là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315km), bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.

Ngày 21/4/2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh ký quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 2009-2014.

 

Tôi đã mất nhiều ngày đi tìm cái trung tâm hành chính huyện đảo Hoàng Sa, đi tìm vị chủ tịch huyện đảo này. Nhiều lời giới thiệu tôi đến Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng. Vẫn biết rằng, vị chủ tịch khả kính và kho tư liệu ngồn ngộn đang tá túc tại đây nhưng không hiểu sao đã nhiều lần tôi đến mà chân tôi không thể bước nổi qua cánh cửa hẹp này.

Bởi tôi cũng như hàng triệu triệu trái tim con dân nước Việt vẫn ước mong một trung tâm hành chính huyện đảo Hoàng Sa được xây dựng to đẹp. Bởi, đó là niềm tự hào của mọi con dân đất Việt khi tìm về để tri ân những bậc tiền nhân, để nhớ về vùng đất thiêng của Tổ quốc.

 

Trong những ngày được làm ngư dân lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa, tim tôi nghẹn lại khi nhìn thấy những lá cờ Tổ quốc phần phật tung bay trên nóc ca bin của những con tàu ngư dân lướt sóng.

Tôi đã đứng lặng người trước biển với niềm tự hào: Tổ quốc vẫn hiện diện hàng ngày, hàng giờ nơi vùng biển đầy hiểm nguy này. Lòng tôi ấm lại và không hề biết run sợ trước bất kỳ thế lực nào.

Cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên nóc ca bin các tàu đánh bắt tại biển Hoàng Sa

 

Thuyền viên Nguyễn Văn Nam cùng hàng trăm thuyền viên khác mà tôi gặp trong những ngày lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa đã tự hào nói với tôi rằng: Ngoài biển Hoàng Sa mênh mông, lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc mỗi con tàu đã giúp chúng tôi tự hào và vững tin hơn để đối mặt với hiểm nguy.

 

Những tư liệu, hình ảnh, những sắc phong, những chiến thuyền, những con dân đất Việt một thời sống ở Hoàng Sa… Một trung tâm hành chính huyện đảo Hoàng Sa, một vị chủ tịch huyện đảo. Và ngoài biển đảo Hoàng Sa, tôi đã nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay…

Đó là tất cả niềm tự hào của con dân đất Việt, là nơi truyền lửa yêu thương và niềm tin để cháu con tiếp tục cuộc hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.  

…nhưng lòng quặn thắt

 

Tôi đã thắt lòng khi đi ngang qua các đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ban đêm. Đứng nhìn từ xa, quầng sáng cùng ánh đèn nhấp nháy mà theo tay chỉ của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn bảo đó là đảo Phú Lâm, Tri Tôn, Hai Trụ, Bom Bay… hiện vẫn đang còn bị Trung Quốc chiếm giữ. Thú thực, lúc đó, nước mắt tôi không rơi, nhưng lòng tôi quặn thắt.

 

Cố với tay để nhặt nắm đất thiêng của Tổ quốc nhưng xa quá, mặc dù vùng đất thiêng ấy chỉ cách nơi tôi đi qua chưa đầy 2 hải lý trong cái đêm vượt qua vùng biển “tử thần” đảo Tri Tôn, Phú Lâm.

Tôi năn nỉ thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn trong cái đêm đánh bắt nơi vùng biển đảo Bom Bay tìm cách cho tôi một lần được đặt chân lên đảo. Nhưng thuyền trưởng Tuấn bảo rằng: "không thể được", dù nơi ấy không phải là đảo quân sự nhưng cũng lắm hiểm nguy.

Bởi chỉ cần đặt chân lên cái đảo san hô nhỏ nơi có trụ đèn là lập tức tàu tuần tra Trung Quốc vây bắt ngay.

 

hs19.JPG

Phía bên kia là đảo Hoàng Sa, một phần máu thịt của Tổ quốc

Còn thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng thì nửa đùa, nửa thật bảo với tôi rằng: "Nếu anh muốn lên các đảo Trung Quốc chiếm giữ chỉ có cách duy nhất là cho tàu chạy thẳng vào đảo và chấp nhận bị Trung Quốc bắt giữ là lên được đảo. Nhưng chưa chắc anh được lên đảo Phú Lâm, hay Tri Tôn.Ngay như anh em tụi tui bị Trung Quốc bắt giữ cũng chỉ lên được cái đảo nhỏ không tên nằm cạnh các đảo lớn".

 

Đất trời thiêng liêng, biển đảo Hoàng Sa của Tổ quốc đây rồi. Tôi nhắm mắt nghe hồn thiêng sông núi, nghe lời thì thầm của vùng biển đảo yêu thương đang còn rên xiết trong tay của ngoại bang chiếm giữ.

Ngước nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay kiêu hãnh trên nóc của những con tàu rẽ sóng giữa biển Hoàng Sa, tôi thấy tự hào. Nhưng lòng tôi lại quặn thắt khi nhìn về phía biển mờ xa nơi cái quần sáng nhấp nháytrong đêm mà lòng tôi tự hỏi: Đã hơn 35 năm đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, nhưng một phần đất máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc vẫn còn trong tay của ngoại bang. Chúng ta liệu có lãng quên dần theo thời gian?!

 

Hoàng Sa máu thịt đây rồi! Tôi đã chạm tay vào vùng biển yêu thương để mà thổn thức, mà đau đớn cùng với niềm tự hào của con dân đất Việt trong những ngày được sống cùng hàng nghìn ngư dân can trường bám biển Hoàng Sa. (còn tiếp)

  • Vũ Trung



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.