Xin cứu giúp bệnh nhân ung thư nghèo khó - Xe TQ đang chạy cháy đùng đùng! Ngư dân VN bị TQ bắt nạt
23.02.2012 14:43
Trước Tết vừa rồi anh Nguyễn Văn Đó 48 tuổi, nông dân huyện Đại Lộc bổng nhiên ho khan trầm trọng và đau ngực khủng khiếp. Anh đi bỏ công việc đồng áng đi ra bệnh viện Đà Nẵng khám. Sau khi khám nghiệm, chụp quang tuyến và thử máu bác sĩ xác định anh bị ung thư phổi cần phải trị liệu quang tuyến và hóa chất khẩn cấp.
Vì nhà xa cách 45km, anh phải đi ra Đà Nẵng trị liệu rất tốn kém, tiền viện phí rất cao cộng với tiền ăn ở trong bệnh viện khiến anh choáng váng. Bác sĩ đề nghị anh trị 6 lần mỗi lần 3 triệu đồng VN (150C) nhưng sau khi bán đồ đạc và mượn bà con, bạn bè được 3 triệu anh trị một lần rồi phải về trong khi căn bệnh hành hạ khiến anh ho khan nó không ra tiếng, ăn ngủ không được và đau đớn vô cùng. Được tin trên, chúng tôi khuyến khích anh ra Bệnh Viện Ung Bướu Đà Nẵng ở đường Quang Trung trị tiếp trong khi kêu gọi bạn đọc khắp nơi mở rộng tình thương ủng hộ. Anh Đó mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhà nghèo vợ con không có việc làm ổn định, gia cảnh rất đáng thương. Rất mong bạn đọc Phố Việt của ít lòng nhiều gởi giúp anh trị liệu để bớt phần nào đau đớn cùng cực hiện nay Đâ là địa chỉ: Nguyễn Văn Đó Phòng 302, Khu Ung Bướu Bệnh Viện Đà Nẵng, (103 đường Quang Trung Đà Nẵng) Điện thoại di động anh Đó: 011841626622131 
Dẫu xây chín đợt phù đồ, Không bằng làm phước cứu cho một người
Phải sexy mới được làm y táNhững cô gái sở hữu thân hình nóng bỏng đang là “đích nhắm” cho chiến dịch tuyển dụng y tá mùa hè tới của Bệnh viện Đa khoa Nam Stockholm, Thụy Điển.
 Thân hình gợi cảm là một trong những tiêu chí để tuyển dụng y tá. Mục quảng cáo tuyển dụng nhân viên được đăng tải trên Internet Thụy Điện nói rõ: “Nếu bạn là người năng động, trình độ chuyên môn cao, có óc hài hước và sở hữu thân hình nóng bỏng thì hãy nhanh tay ghi danh làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu tại bệnh viện chúng tôi”. Bệnh viện này mong muốn rằng các y tá trẻ đẹp sẽ là điểm nhấn nổi bật của bệnh viện trong nỗ lực đem đến cho bệnh nhân chữa trị tại đây điều kiện phục vụ tốt nhất.
Tuy nhiên, ngay sau khi đăng tải, mẩu tuyển dụng lao động của bệnh viện bị chỉ trích là phân biệt giới tính khi chỉ cho phép y tá nữ đăng ký xét tuyển.
Đáp lại chỉ trích từ dư luận, Jorgen Andersson, người quản lý điều dưỡng tại bệnh viện, phát biểu với một tờ báo địa phương: “Chúng tôi chỉ muốn tuyển mộ người hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành tốt công việc của một y tá. Nhấn mạnh tới vẻ bề ngoài của y tá, mục đích của chúng tôi chỉ cốt thu hút sự chú ý của người dân. Chúng tôi muốn gửi tới họ thông điệp rằng bệnh viện Stockolm luôn nỗ lực đem đến cho họ chất lượng phục vụ tốt nhất”.

| Bệnh viện Stockolm xem ngoại hình của y tá là điểm nhấn để "câu khách". |
Khi được hỏi liệu người nộp đơn ứng tuyển có cần thiết phải kèm một bức ảnh thể hiện đường cong hoàn hảo vào CV xin việc hay không, Jorgen cho hay điều đó là không thực sự cần thiết: “Yếu tố đầu tiên chúng tôi quan tâm đến là những kỹ năng nghề nghiệp giúp ứng cử viên có thể phục vụ chu đáo bệnh nhân đang chữa trị tại bệnh viện. Chúng tôi hiểu rằng không thể đòi hỏi ứng cử viên phải hội tụ tất cả những yêu cầu trên”.
Trả lời phỏng vấn của tờ báo trên, Elisabeth Gauffin, người phụ trách đội ngũ y tá bệnh viện Stockolm cũng nhấn mạnh mục quảng cáo của bệnh viên chỉ nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người dân địa phương nên người dân không nên cố tình hiểu theo hướng lệch lạc
Người duy nhất không giới tính trên thế giới
May-Welby Norrie là công dân Úc gốc Scotland. Cách đây 20 năm, Norrie vốn là nam giới đã phẫu thuật để biến đổi giới tính. Nhưng khi đã trở thành một thiếu nữ rồi, anh vẫn chẳng cảm thấy mình được hạnh phúc hơn, nên một thời gian sau, anh không dùng hormone nữa (liệu pháp bắt buộc để duy trì giới tính sau khi phẫu thuật), từ đó anh trở thành một người “giống trung” vì các bác sĩ thừa nhận rằng không thể xác định chính xác Norrie thuộc về giới tính nào và chính quyền bang New South Wales cho phép anh ta tự mình lựa chọn giới tính vẫn thường dùng làm căn cứ để xác minh. Chẳng biết mình thuộc giới tính nào, Norrie xin được ghi vào hộ chiếu mình ở một giới tính mới gọi là “giới tính không xác định”.
Người đàn ông có tinh hoàn nặng 45 kg
Ở tuổi 47, anh Wesley Warren Jr đang phải khổ sở “đeo” đôi tinh hoàn khổng lồ, chờ đợi tích lũy đủ 1 triệu đô la để làm phẫu thuật cắt bỏ. Các bác sĩ cho biết anh mắc chứng u hạch bạch huyết bìu, khiến cho hạch bạch huyết ở bộ phận này phình lên chứa dịch. Tuy nhiên, anh đã từ chối việc cắt bỏ tinh hoàn vì vẫn muốn lập gia đình. Giờ đây, tinh hoàn của anh phình to đến nỗi anh không thể mặc quần jeans hoặc quần tây và phải sống nhờ các loại thuốc, kháng sinh. Các bác sĩ cho biết anh cần thực hiện 7 bước phẫu thuật để khắc phục tình trạng này.
Lần đầu tiên gọi điện thoại di động, bé 2 tuổi đã cứu sống người mẹ
Bé Lia Vega sống tại nhà bà ngoại ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ, với mẹ và em gái. Tối hôm đó, khi thấy mẹ đột nhiên ngã quỵ xuống cạnh giường, Lia đã dùng điện thoại di động của mẹ gọi cho bà về giúp. Bà cô bé kể lại: “Con bé bấm máy gọi cho tôi và nói: “Mẹ con bị ngã rồi”. khi bà bảo Lia chuyển máy cho mẹ, cô bé trả lời: “Mẹ không dậy được”. Mẹ Lia được đưa đến bệnh viện kịp thời. Cô bị hạ đường huyết, một tai biến nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường. Sau khi nghe kể, cô tỏ ra hết sức ngạc nhiên: “Tôi chưa bao giờ dạy Lia cách dùng điện thoại, chắc nó nhìn rồi bắt chước
Xe máy Trung Quốc đang đi bỗng bốc cháy đùng đùng Vào khoảng 7h sáng nay, 26/2, anh Tút đang điều khiển chiếc xe máy có xuất xứ từ Trung Quốc trên Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn xã Quang Lang, Chi Lăng, Lạng Sơn thì chiếc xe bất ngờ bốc cháy. 
Chiếc xe máy của anh Vi Văn Tút bốc cháy đùng đùng trên đường quốc lộ.
Theo thông tin từ phía cơ quan công an, sự việc xảy ra vào khoảng 7h sáng nay 26/2, tại quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Quang Lang, huyện Chi Lăng. Chiếc xe mô tô biển kiểm soát 12F9-0192 xe hiệu Medal, có xuất xứ từ Trung Quốc, đang lưu thông đột nhiên bốc cháy. Rất may, người điều khiển xe là anh Vi Văn Tút (SN 1982, ở thôn Làng Thành, xã Quang Lang, Chi Lăng, Lạng Sơn) kịp thời dừng xe thoát thân nên không bị thương tích. Anh Tút cho biết, anh vừa đổ xăng tại cây xăng số 14 thuộc công ty xăng dầu Lạng Sơn (thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng). Khi anh vừa đi được khoảng 2km thì xe bị cháy. 
Anh Tút đã cùng một số người dân qua đường nỗ lực để ngăn vụ cháy. Lực lượng chức năng của Trạm Kiểm soát giao thông Tùng Diễn đang trên đường tuần tra qua cũng kịp thời có mặt tại hiện trường, cùng Công an huyện Chi Lăng dùng các biện pháp chữa cháy, song chiếc xe vẫn bị thiêu rụi
Ngư dân VN bị tàu tuần tra TQ 'uy hiếp' Ngư dân Việt Nam bị nhiều thiệt hại khi đánh bắt cá
Tin cho hay, một tàu cá của 11 ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu hải giám Trung Quốc bắt giữ và tịch thu đồ đạc, hai ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng phản đối mọi hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Đây là chiếc tàu đánh cá của ông Đặng Tàu, ngư dân huyện xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, mang biển số QNg-90281TS bị tàu tuần tra Trung Quốc mang biển số 789 rượt đuổi và nã đạn lửa. Những ngư dân này đã bị bắt giữ ở đảo Xà Cừ thuộc quần đảo Hoàng Sa vào chiều ngày 22/2. 'Xả vòi rồng'Bấm Báo Tiền Phong hôm 25/2 đã đăng tải chi tiết lời kể của các ngư dân sau khi họ trở về với ước tính thiệt hại lên đến gần 300 triệu đồng. Tờ này trích lời nhân chứng ngư dân nói: “Anh em tôi ra Hoàng Sa mà te tua hết như vầy đây. Nhưng mà Hoàng Sa chúng tôi vẫn cứ đi”. Bài báo còn có đoạn: “Khi tàu tuần tra kè sát tàu cá, 6 tuần tra viên đồng loạt nhảy qua tàu. Nhanh như cắt, họ hốt chùm mũi tên trên tàu cá ném xuống biển thật nhanh vì sợ những mũi tên này trở thành vũ khí trong tay những ngư dân nghèo. Đây là mũi tên mà ngư dân sử dụng để bắn cá.” “Trước khi nhảy qua tàu, các tuần tra viên kéo vòi rồng chữa cháy ra boong tàu và xả vào ngư dân. Ngư dân phải cuộn mình, day lưng và bám vào nhau để chống chọi vòi rồng.” “Một tuần tra viên nhào vào ca-bin, tháo hết máy dò, Icom, định vị. Số khác lục đục xúc cá trong hầm, một tuần tra viên hốt quần áo ném xuống biển.” “Các tuần tra viên kéo dây hơi ra sàn tàu và dùng dao băm nát, quăng xuống biển. Sau tàu còn gần 1.000 lít dầu cũng bị đổ xuống biển. Các tuần tra viên chỉ để lại một ít dầu đủ để cho tàu trở về quê.” Tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 25/2 , cho biết “khi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải quân Trung Quốc rượt đuổi”. Tin tức này đã được nhiều tờ báo chính thống trong nước đưa tin và nêu rõ là tàu Trung Quốc. Trong khi đó, báo Thanh Niên cùng ngày lại nói chiếc tàu đã “bị tàu nước ngoài tấn công, lấy tài sản quăng hết xuống biển” sau khi trở về từ Hoàng Sa. Tờ này chỉ dùng cụm từ “tàu chiến nước ngoài” để miêu tả vụ việc xảy ra với ngư dân tàu QNg-90281TS.
Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam Một tàu cá Việt Nam ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng 15/07/2011 - Reuters Hôm qua 24/02/2012 một tàu đánh cá Việt Nam đã trở về được cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, sau khi bị tàu chiến Trung Quốc tấn công và tước đoạt toàn bộ tài sản, ngư cụ trước đó hai ngày, khi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu cá QNg-90281TS của thuyền trưởng Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/2 đã bị tàu chiến Trung Quốc đuổi theo, bắn vào tàu và sau đó bắt giữ. Các ngư dân Việt Nam bị lính Trung Quốc đánh đập, tước đoạt toàn bộ hải sản đã đánh bắt được cùng với các thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu rồi mới thả về. Ông Nguyễn Thanh Nam, người phụ trách thông tin liên lạc với ngư dân ở Bình Châu cho RFI biết : Lúc 15 giờ chiều ngày 22 dương lịch, tàu của ông Đặng Tằm đánh bắt trong phạm vi của đảo Hoàng Sa thì tàu hải quân của Trung Quốc - đó là tàu chiến, tàu quân sự ở trong đảo Phú Lâm - nó ra, và bắt đầu nó dí. Tàu ông Đặng Tằm bỏ chạy, thì nó bắn bể ca-bin, hiện còn một, hai viên đạn còn găm dính trong ca-bin. Rồi nó kéo về ngay đảo Phú Lâm, cái đảo đó có cảng. Vô đó nó bịt mắt, rồi bắt đầu tịch thu tài sản - hải sản đánh được, trang thiết bị trên tàu, các loại máy thông tin liên lạc đều bị thu hết, chỉ còn cái ghe không thôi. Những cái nắp đậy hầm cá nó cũng xách nó lia hết. Rồi nước thì nó xối vô cho tiêu đá lạnh, cá thì nó xách nó lia xuống nước hết. Số nào nó lấy thì lấy, còn số nào lia xuống nước thì nó lia. Rồi nó bịt mắt, đánh đập anh em trên tàu, xong rồi nó đuổi về chứ không bắt. Riêng ông Đặng Tằm này là năm 2011đã bị bắt như thế này rồi, năm nay lại bị bắt nữa. Thì lúc 15 giờ chiều ngày 22, sự cố xảy ra thì ông đưa tin về cho tôi là gần 16 giờ, tôi nhận được tin. Trên tàu đi có 9 lao động. Sau khi nắm được thông tin rồi, tôi có báo cáo cho ủy ban xã, rồi báo cáo cho huyện, các ban phòng chống lụt bão, văn phòng Bộ Tư lệnh, trinh sát Bộ chỉ huy biên phòng, các lực lượng liên quan nắm rõ. Mãi đến bốn giờ sáng ngày 24, tức sáng hôm qua, thì ông ấy cập về tới cảng. Anh em đã mang máy tới phỏng vấn và quay phim, chụp ảnh…mãi đến chín, mười giờ ngày 24 mới xong công việc. Dạ lúc đó là tàu đang ở vùng biển của Việt Nam phải không ? Đúng rồi, biển đó là biển của Việt Nam. Lâu nay là bà con ngư dân Việt Nam mình, đặc biệt là dân Quảng Ngãi, vùng biển Hoàng Sa là cứ ra ngư trường đó đánh bắt. Bởi vì lâu nay vẫn nghe Hoàng Sa là của Việt Nam, cho nên bà con cứ đi ra đó đánh bắt thôi. Chứ giờ mà đánh bắt ở những ngư trường phía bờ của Việt Nam thì không có cá, cho nên phải vươn ra miết ngoài đảo đó để đánh. Những chuyến biển nào mà không bị bắt thì về cũng kiếm được gạo nuôi vợ nuôi con, còn những chuyến biển bị trục trặc, bắt bớ hoặc là gió bão, áp thấp nhiệt đới thì coi như phải chịu lỗ. Khu vực đó cá nhiều. Vùng biển đánh bắt đó rộng, dễ làm. Từ con cá chuồn, cá mú, cá ngừ đại dương đều ở vùng biển đó hết, cho nên bà con ra đánh bắt dễ. Bị lấy hết cá đánh bắt được, rồi ngư cụ vân vân, thì thiệt hại chắc là nhiều ? Cái sản lượng mất cả bảy, tám chục triệu. Còn nó thu máy thông tin liên lạc, máy tầm ngư, máy định vị - máy dò cá, máy để xác định hướng đi, đường đi, rồi máy quét, đủ thứ máy bị nó lấy, to của lắm chứ. Nhiều tiền lắm ! Một cái máy bữa nay mua là bốn mươi triệu rồi. Bây giờ về làm sao sống đây, không biết vay tiền nhà nước để sống được không nữa. Cũng khó ! Xin cảm ơn ông Nguyễn Thanh Nam ở Quảng Phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc trước các hoạt động ở Hoàng Sa, Trường Sa Vụ việc lần này được coi là trường hợp đầu tiên trong năm 2012 khi tàu ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ. Mới đây, Hà Nội đã yêu cầu Bắc Kinh “dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”. Trong phiên họp báo thường kỳ hôm thứ Năm ngày 23/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị lên tiếng phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu năm đến nay. Ông Nghị chỉ trích các hoạt động của Trung Quốc ở hai quần đảo này đã ‘làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông, cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển’. Trước đó, theo báo chí Trung Quốc thì chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng từ đầu năm, nước này đã có các hoạt động dồn dập tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ trưởng giao thông Trung Quốc ra Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần. Cục trưởng Cục thể thao đến thăm đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa trong khi cục trưởng Cục ngư chính khu ‘Nam Hải’ loan báo nước này đang tính xây dựng căn cứ nghề cá trên đảo Phú Lâm cũng như xây cầu tàu và căn cứ cho dịch vụ nghề cá ở Trường Sa. Viện nghiên cứu môi trường và khảo sát công trình hải dương của ‘Nam Hải’ đang thực hiện dự án đo đạc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo ở Hoàng Sa
Tàu Trung Quốc lại gây sự với tuần duyên Nhật Bản tại biển Hoa Đông Tàu tuần duyên Nhật Bản trên vùng biển Hoa Đông (Reuters) Vụ việc xảy ra hôm qua, 19/02/2012, nhưng chỉ được tiết lộ vào hôm nay : một chiếc tàu Trung Quốc đã yêu cầu tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản là phải ngưng công việc khảo sát đang tiến hành. Theo phía Nhật Bản, nơi khảo sát hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật, và Tokyo đã chính thức phản đối hành động của Bắc Kinh. Theo thông tin từ cơ quan Tuần duyên Nhật, chiếc tàu của họ vừa bắt đầu hai ngày khảo sát vào hôm qua tại vùng biển cách Kumejima (thuộc tỉnh Okinawa, miền cực bắc Nhật Bản) 170 km về phía bắc, thì bị phía Trung Quốc ra lệnh phải dừng lại. Phát ngôn viên lực lượng Tuần duyên Nhật Bản nói rõ là “tàu Trung Quốc đã dùng điện đài yêu cầu đình chỉ cuộc khảo sát để thu thập dữ liệu vẽ biểu đồ hàng hải”. Chiếc tàu Trung Quốc này đã theo sát tàu Nhật Bản từ lúc công việc khảo sát khởi sự. Phản ứng của phía Nhật rất rõ ràng : “Chúng tôi trả lời rằng đây là một hoạt động hợp pháp vì chúng tôi đang ở trong vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản và chúng tôi vẫn tiếp tục cuộc khảo sát cho đến hôm nay". Theo một quan chức bộ Ngoại giao Nhật Bản, ngay từ hôm qua, họ đã chuyển lời phản đối đến bộ Ngoại giao Trung Quốc, xác định rằng yêu cầu của phía Trung Quốc là điều “không thể chấp nhận được”. Bắc Kinh và Tokyo đều khẳng định độc quyền khai thác khu mỏ khí đốt tên tiếng Nhật là Shirakaba, còn tiếng Hoa là Xuân Hiểu (Chunxiao) nằm tại một khu vực tranh chấp giữa hai nước trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh và Tokyo còn có mâu thuẫn dai dẳng về chủ quyền trên vùng quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư, không có người ở, nhưng có giá trị chiến lược. Quần đảo này hiện do Nhật Bản quản lý, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Đây không phải là lần đầu tiên mà tàu Trung Quốc sách nhiễu tàu Nhật Bản. Theo các quan chức tại Tokyo, những sự cố tương tự đã từng xảy ra vào Tháng 5 và Tháng 9 năm 2010. Hành động gây sự của Trung Quốc được lập lại vài tuần sau khi chính phủ Nhật Bản công bố một bản báo cáo, lưu ý về khả năng các hành động quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại khu vực Biển Đông có thể sớm được áp dụng tại các vùng biển khác lân cận Trung Quốc, trong đó có biển Hoa Đông. Quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tokyo đã căng thẳng cực độ vào năm 2010 khi một tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu Tuần duyên Nhật Bản. Tokyo đã bắt giam viên thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tức giận và liên tục gây sức ép trên Nhật Bản.
Ông André Menras : Chúng tôi không đơn độc trong « cuộc chiến bị kiểm duyệt » tại Biển Đông Áp phích phim "Hoàng Sa, nỗi đau mất mát" cho buổi chiếu phim tại Toulouse. DR Bộ phim tài liệu về ngư dân miền Trung Việt Nam mang tên « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » của ông André Menras tức Hồ Cương Quyết, người Pháp đồng thời cũng mang quốc tịch Việt Nam, trước đây khi trình chiếu tại Saigon đã từng bị chính quyền địa phương ngăn trở. Ông đã mang bộ phim sang Pháp và chiếu tại một số nơi. Nhưng vừa rồi tại Montpellier, ông André Menras cũng gặp một số trở ngại vì Montpellier vốn kết nghĩa với Thành Đô, Trung Quốc, nên chính quyền địa phương ngại đụng chạm. Đã có ba tờ báo địa phương lên tiếng về sự kiện này. RFI Việt ngữ đã liên lạc với ông André Menras để trao đổi thêm về vấn đề trên. RFI : Kính chào ông André Menras. Ông đã gặp khó khăn khi giới thiệu bộ phim tại Montpellier ?
André Menras : Vâng, tôi đã gặp một số vấn đề tại Montpellier, cũng như đã gặp phải tại Saigon. Tại Montpellier thì ít thô bạo hơn, nhưng vẫn là điều không thể hiểu nổi, không thể chấp nhận được. Tòa Thị chính Montpellier ban đầu vào hôm 2/2 đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng phòng quan hệ quốc tế để chiếu phim, và sau đó hội thảo về vấn đề này. Nhưng hôm thứ Sáu vừa rồi, tức là 10 ngày sau, vào lúc chỉ còn vài ngày nữa là trình chiếu bộ phim, thì tôi được biết là phòng này không được phép sử dụng nữa. Sau đó họ chỉ định cho chúng tôi một phòng họp khác trong khu vực, do một hiệp hội quản lý. Tôi đã phản ứng lại, vì cách xử sự chính quyền qua việc thay đổi địa điểm này là không thể chấp nhận được. Sự kiện này diễn ra vào lúc thành phố Montpellier tổ chức một diễn đàn lớn về rượu vang, và Trung Quốc là khách hàng quan trọng. Lý do được chính quyền Montpellier đưa ra là – trước hết, Đó là bộ phim có quan điểm văn hóa, tạo ra tranh cãi, có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa thành phố Montpellier và Trung Quốc, đặc biệt là với Thành Đô, thành phố kết nghĩa với Montpellier. Trong thông báo họ còn nói bộ phim là một sự khiêu khích. Có nghĩa là những người có quyền quyết định ở Montpellier khi ngăn trở bộ phim đã hành xử theo mục đích chính trị. Không phải là ngẫu nhiên, mà đã có suy nghĩ tính toán, và đây là một sự phân biệt đối xử. Trước hết là với gia đình các ngư dân, và đối với những người đánh cá hàng ngày phải chịu đựng áp lực của phía Trung Quốc tại Biển Đông. Chính quyền Montpellier đã ngăn trở tiếng nói của ngư dân Việt, trong khi bộ phim là để nói lên tiếng nói của họ. Hơn nữa, đây còn là một sự xâm phạm đến quyền tự do thông tin của các công dân Pháp. Điều này không thể chấp nhận được, nhất là trong một đất nước hiện đang có chiến dịch tranh cử tổng thống, đang nói nhiều đến tự do, dân chủ và quyền thông tin. Vì lẽ đó đương nhiên là chúng tôi phản đối biện pháp này. Chúng tôi sẽ thuê tại Montpellier một phòng chiếu phim tư nhân để cho các ngư dân Quảng Ngãi có thể nói lên tiếng nói của mình. RFI : Tòa Thị chính Montpellier đã có trả lời cho ông bằng văn bản hay không? Có gì khác nhau giữa hai địa điểm chiếu phim này, thưa ông ? André Menras : Tòa Thị chính đã gởi một thông báo vì phải trả lời cho ba bài báo của các tờ Marsellaise, L’Hérault du Jour, tờ Midi Libre. Ngày mai sẽ có một tờ báo khác - tôi nghĩ là của Montpellier, nhưng lần này là báo mạng. Họ đã trả lời với những lý lẽ mà tôi đã nói với quý vị ở trên. Có nghĩa là : « Chúng tôi muốn trung dung, đây là một sự khác biệt về văn hóa, và chúng tôi không muốn có sự khiêu khích ». Chính quyền Montpellier chưa bao giờ đối thoại trực tiếp với tôi, họ nói với người bạn Việt Nam đứng ra tổ chức buổi chiếu phim. Đó là một người sinh sống tại Montpellier, thường làm việc với tòa Thị chính và cho đến nay chưa bao giờ gặp vấn đề gì trong việc xin sử dụng các phòng họp. Mỗi lần yêu cầu ông đều nhận được sự đồng ý. Ông nói với tôi, đây là lần đầu tiên gặp phải trắc trở như thế. Phòng họp thứ hai được đề nghị là một phòng họp trong khu phố nằm cách xa hơn so với phòng kia, và người đến dự khó tập trung lại được. RFI : Như vậy có lẽ đây là một sự kiện bất ngờ đối với ông, vì các ngư dân Việt Nam phải im tiếng hai lần, ở Việt Nam và lần này thì ở Pháp… André Menras : Tôi thì tôi đã biết từ lâu, đồng tiền thực sự là quyền lực, và thường che khuất đi dân chủ. Ở Việt Nam thì lại là một vấn đề khác. Có thể là một số nhà lãnh đạo hay những giới nào đó ở Việt Nam cần phải làm ăn với Trung Quốc. Vì là nước láng giềng lớn ở ngay bên cạnh, nên một số người lo sợ hậu quả khi đưa những thông tin thực sự về ngư dân miền Trung Việt Nam. Họ sợ các phản ứng chính trị, nhất là sau đợt biểu tình diễn ra do vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 cách đây không lâu. Cho dù không thể nào chấp nhận được, nhưng tôi cũng hiểu hơn một chút về phản ứng của phía Việt Nam. Nhưng tại Pháp, thì việc những người là đại biểu dân cử của Pháp lại quỵ lụy trước đồng nhân dân tệ Trung Quốc, là không thể chấp nhận được. Nước Pháp là một quốc gia độc lập, chúng ta có những bộ luật về quyền tự do thông tin, quyền công dân… Các đại biểu của công dân Pháp ngay trong thời điểm vận động tranh cử tổng thống mà lại tự cho phép hành động như thế ! Trong khi Pháp là một đất nước hào hiệp, thường sát cánh với những kẻ yếu bị bức hiếp, và là một đất nước pháp trị. Vấn đề ở đây là quyền của các ngư dân Việt Nam và gia đình họ, được tự kiếm sống tại vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam. Chính cái quyền mưu sinh này đã bị nhạo báng. Nhạo báng bởi các đại biểu dân cử Pháp. Điều đó thật khó thể chấp nhận được. Tại Montpellier ngay từ hôm đầu tiên, đã có phản ứng của tờ L’Hérault du Jour, La Marseillaise, và hôm sau tờ báo đó đã cho đăng bài báo của tôi. Đồng thời một tờ báo khác là tờ Midi Libre đã viết một bài dài. Những bài báo này tôi có gởi về Việt Nam và được dịch ra ngay, đăng toàn văn trên trang Bauxite Việt Nam. Tôi nghĩ là vụ này sẽ còn gây tiếng vang. Tôi đã trả lời đài phát thanh địa phương, và cũng đã đề cập đến sự việc trên.
| Tờ Midi Libre nói về sự kiệnTòa Thị chính Montpellier không tạo điều kiện cho việc chiếu bộ phim của ông André Menras. Ảnh chụp tại một kiosque bán báo. |
|
RFI : Ông có dự định chiếu phim tại Paris ? André Menras : Tôi sẽ đến Paris. Hiệp hội của chúng tôi đã được các đại diện nghiệp đoàn, các tổ chức nhân đạo cùng với tòa Thị chính mời trình bày ở Bobigny, tại Làng Tương trợ Quốc tế. Chúng tôi sẽ trình chiếu bộ phim tại gian hàng của mình trong vòng một, hai ngày. Tại Paris tôi đã từng giới thiệu bộ phim ngày 19/1, và tại Lyon ngày 5/2. Sau đó tôi đi Berlin, phim sẽ được chiếu ngày 24/3. Trước đó thì chiếu ở Toulouse ngày 2/3, tại Bézier ngày 13/3, tại Bobigny ngày 21 và 22/3, Berlin ngày 4/3, Cologne ngày 25/3, Praha ngày 27 hay 28/3, và tại Varsovie ngày 29 và 30/3. Bắt đầu là như thế, tôi nghĩ rằng sẽ không dừng lại ở đây. RFI : Có nhiều người đến tham dự các buổi chiếu phim không thưa ông ? André Menras : Theo tôi thì không nhiều, nhưng vấn đề là chúng tôi phải tự làm hết mọi thứ, không có sự trợ giúp nào cả. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp không hề làm gì để hỗ trợ chúng tôi. Hoàn toàn không ! Ngược lại, tôi còn nghe nói là họ gây áp lực trong cộng đồng người Việt để họ không đến tham gia hội thảo. Chúng tôi đang trong một cuộc chiến đấu mà tôi cảm thấy là hơi có phần cô đơn. Nhưng những người đến tham gia là những người tốt bụng. Chúng tôi đã bắt đầu lập ra một quỹ liên đới với các ngư dân, nhờ đó có thể giúp đỡ họ về mặt vật chất. Giúp những người vợ góa, những trẻ em mồ côi để họ mua thuốc men, để có thể đến trường, trả được một phần nợ nần vì không mưu sinh được, do những kẻ gây hấn Trung Quốc tạo ra. Tôi nghĩ đây chỉ mới là khởi đầu, chúng tôi sẽ triển khai tiếp các hoạt động loại này. Càng bị cấm đoán thì chúng tôi càng thêm quyết tâm tiếp tục, họ chỉ quảng cáo cho công việc của chúng tôi thôi. RFI : Những người đến xem phim là người Pháp hay người Việt ? André Menras : Đại đa số là người Pháp. Tôi có nói rằng dường như đối với những người Việt thân cận với đại sứ quán, có một chỉ thị nào đó khiến họ tránh né tham gia, tôi tin là như vậy. Cũng có một số người Việt đến dự hội thảo nhưng không nhiều, để nhắc lại quá khứ và đả kích chế độ, mà điều đó tôi cũng không chấp nhận được. Mỗi người đều có quan niệm riêng, tôi tôn trọng, nhưng bộ phim nhằm giúp ngư dân Việt nói lên tiếng nói trong thời điểm này, chứ không phải bốn mươi năm về trước. RFI : Ông có vẻ đơn độc trong cuộc chiến này ? André Menras : Không, tôi không hề cảm thấy đơn độc, vì tôi biết có hàng trăm người bạn tại Việt Nam biết rõ những gì xảy ra. Họ cũng không muốn im lặng không muốn khoanh tay ngồi nhìn, trong đó có cả các nhà báo. Tôi cũng nhận thấy có nhiều người bạn Pháp bắt đầu biết đến sự việc. Họ khám phá một vấn đề chưa bao giờ nói đến, một vấn đề phức tạp. Cuộc chiến tranh này tại Biển Đông là một cuộc chiến trong im lặng. Một cuộc chiến bị kiểm duyệt, bị cấm nói đến. Vì vậy họ mới bắt đầu phát hiện vấn đề, và đây chỉ mới là khởi đầu. Nhưng tôi không đơn độc, không hề ! Tôi cảm nhận được phản ứng của người xem, họ tức tối, muốn giúp đỡ, sẵn sàng tham gia vào một hoạt động tương trợ. Điều đó rất tốt, và tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn cả. RFI : Xin phép được hỏi thêm, ông lấy tiền đâu ra để tài trợ cho những chuyến đi này ? André Menras : Để đi đây đó giới thiệu bộ phim, tôi đã nói với những người bạn đã mời tôi là tôi không có phương tiện. Tôi chỉ là một giáo viên hưu trí, tôi không thể trả tiền vé xe tàu cũng như khách sạn. Những nơi tôi đến là do được mời, trả tiền tàu xe, được các gia đình cho tạm trú và mời ăn uống. Tôi không trọ tại khách sạn vì đắt đỏ. Việc này làm tôi nhớ lại hồi mới ra tù vào năm 1973, tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới để nói về các nhà tù mà tôi đã trải qua. Tôi đã được mời đi nhiều nơi với cùng các điều kiện như vậy. Nhờ làm « đại sứ lưu động » cho ngư dân Việt Nam qua bộ phim này mà tôi cảm thấy như trẻ lại. Ở tuổi 60 tuổi, tôi như quay lại thời 20 tuổi. RFI : Ông có các bạn bè trong giới báo chí giúp đỡ không? André Menras : Báo chí ? Vâng, nhưng dư luận là chủ yếu. Các nhà báo góp phần vào việc nuôi dưỡng dư luận, nhưng nếu chỉ có 50 người đến xem phim thôi và cảm thấy thuyết phục, thì dần dần sẽ có nhiều người xung quanh họ quan tâm đến. Ta bắt đầu bằng số ít, và ta sẽ kết thúc với số đông. Chính bộ phim tự nó nói lên tất cả, không cần phải giải thích gì nhiều. Đó là lời kể của các ngư dân, của những người vợ góa. Những trạng huống trong phim ngồn ngộn tư liệu, đó thật sự là một bộ phim tài liệu đích thực. Tôi không làm điện ảnh, một bộ phim tài liệu như vậy dễ thuyết phục hơn. Những người đã xem phim này rồi đều cảm thấy xúc động. Họ xúc động vì tình cảnh của ngư dân thật là kinh khủng. RFI : Xin chân thành cảm ơn ông André Menras tức Hồ Cương Quyết, đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ Tường lửa bị hở, cư dân mạng Trung Quốc đổ xô vào thăm trang Google+ của Tổng thống Mỹ ObamaĐăng ngày 2012-02-26 15:48 Mai Vân HOA KỲ - TRUNG QUỐC - KIỂM DUYỆT Vào năm ngoái, tập đoàn Google đã tung ra Google+, một công cụ tương tự như một trang mạng xã hội kiểu Facebook. Tuy nhiên, trang Google+ đã bị hệ thống tường lửa của chính quyền Bắc Kinh ngăn chặn ngay từ đầu, làm cho không thể truy cập được từ Trung Quốc. Thế nhưng trong những ngày qua, hàng trăm người Trung Quốc đã bất ngờ vào được trang Google+ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, để lại những lời bình luận về nhân quyền và thẻ xanh. Theo các chuyên gia tin học, có lẽ cư dân mạng Trung Quốc đã lợi dụng được kẽ hở kỹ thuật trong hệ thống tường lửa tinh vi do chính quyền Bắc Kinh dựng lên để ngăn chặn không cho người dân tham khảo các trang mạng không hợp ý chế độ. Theo hãng AFP, một người đã ghi : « Nhiều người không hiểu vì sao có đông đảo người Trung Quốc muốn qua Mỹ định cư. Chúng tôi ao ước có được nền dân chủ và quyền tự do mà nhân dân Mỹ được hưởng ». Một người khác thì bình luận : « Chúng tôi không phải là dân man di mọi rợ, chúng tôi chỉ đơn thuần là một dân tộc bị bóp nghẹt ». Mọi người khác thì kêu gọi Tổng thống Mỹ là « hãy qua giải phóng Trung Quốc ». Theo AFP, khó mà biết rõ được là phải chăng đó đúng là những ý kiến của cư dân mạng Trung Quốc hay không, thế nhưng hầu hết đều được viết bằng tiếng Hoa giản thể, chữ viết được sử dụng tại Trung Quốc. Ngoài ra, ngôn từ các lời bình luận cũng rất giống với những gì người ta thường đọc thấy trên các trang blog tại Trung Quốc. Mặt khác, cũng chưa thể xác định là lỗi kỹ thuật làm cho tường lửa bị thủng là gì. Cho đến hôm nay, chính quyền như đã vá được kẽ hở, từ các máy tính cố định, người ta không còn truy cập được vào đại chỉ của Google+ nữa. Tuy nhiên, một số máy điện thoại di động vẫn phá được mạng lưới kiểm duyệt
Trung Quốc : Đấu đá trước thềm Đại hội Đảng Đăng ngày 2012-02-19 17:13 Lê Phước Ông Bạc Hi Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh từng được biết đến như một người tiên phong chống tiêu cực, tương lai ông có vẻ xán lạn bởi có rất nhiều khả năng được bầu vào Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Thế nhưng, vừa rồi, người được xem là cánh tay phải của ông là ông Vương Lập Quân, phó chủ tịch ủy ban kiêm giám đốc công an thành phố Trùng Khánh, đã bị bắt. Sự việc xảy đến làm dấy lên nhiều lời đồn đại về việc thanh trừng nội bộ trước thềm Đại hội 18 của Đảng, dự kiến diễn ra vào mùa thu năm nay. Tạp chí Courrier International quan tâm đến nhân vật đang lên có nguy cơ vụt tắt Bạc Hi Lai qua bài viết dẫn lại của tờ Financial Times với hàng tựa : « Những lo âu lớn của ông hoàng tử cộng sản ». Năm 2010, trên cương vị là bí thư thành ủy Trùng Khánh, thành phố lớn thứ tư của Trung Quốc, ông Bạc Hi Lai được báo chí ca ngợi là một người hùng chống tội phạm. Nhiều quan chức thoái hóa biến chất tại nơi ông quản lý đã bị bắt. Chiến dịch của ông đã tạo nên tiếng vang mạnh mẽ trên toàn quốc. Ông được xem là người thấm nhuần tư tưởng Mao Trạch Đông, có hoài bão xây dựng một xã hội được xem là ít nhũng nhiễu như xã hội thời họ Mao. Tờ báo cho rằng, ông Bạc là một người có tài thu phục nhân tâm, ông đi theo chủ nghĩa dân túy mang màu sắc Trung Hoa. Con đường mà ông đi có thể sẽ dẫn đến sự thăng hoa của một thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc, một thế hệ lãnh đạo ít cứng rắn hơn và cởi mở hơn. Vốn là con của một nhân vật cao cấp thời cách mạng, ông Bạc Hi Lai tiến rất nhanh trên hoạn lộ. Ông bắt đầu được chú ý đến từ những năm 1990, khi được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban thành phố Đại Liên, rồi về lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh, sau đó năm 2004, được bổ nhiệm làm bộ trưởng Thương mại. Trong Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007, hai người đồng chí cùng thời với ông là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đã vào được Bộ Chính trị, còn ông Bạc thì được bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Trùng Khánh, một thành phố đang trên đà phồn thịnh. Có người cho rằng, ông Bạc bị các đối thủ trong Đảng tìm cách bổ nhiệm ở nơi xa chóp bu của Đảng. Nếu điều đó đúng, thì không ai có thể ngờ rằng, từ nơi bị lưu đày, ông Bạc đã trở nên nổi tiếng hơn. Ông Bạc Hi Lai được lòng dân đến mức có người cho rằng trong kỳ Đại hội sắp tới, ông sẽ được bầu vào Bộ Chính trị và có thể còn hơn nữa. Trên nền trời tươi sáng đó, bỗng đâu giông bão ập đến, đó là vụ xì căn đan liên quan đến người được xem là cánh tay phải của ông. Có phải ông Bạc Hi Lai đã bị phản bội ? Đi sâu vào chi tiết của rắc rối này, Courrier International có bài « Người đàn ông sạch sẽ nằm trên tấm chăn bẩn ». Courrier International cho biết, ông Bạc Hi Lai đã bị cánh tay phải của mình phản bội. Cánh tay phải đó là ông Vương Lạc Quân, phó chủ tịch kiêm giám đốc công an Trùng Khành. Câu chuyện hiện đã làm sôi động các diễn đàn mạng tại Trung Quốc. Sự việc là vào ngày 02/02 này, chính quyền Trùng Khánh đã thông báo trên trang mạng Vi Bác việc miễn nhiệm chức vụ giám đốc công an đối với ông Vương, tuy nhiên ông vẫn còn là phó chủ tịch ủy ban. Thế nhưng, 4 ngày sau, ông Vương đã tìm đến tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên lân cận. Tờ South China Morning Post đặt câu hỏi : « Ông Vương đã làm gì trong lãnh sự quán Mỹ đến 10 tiếng đồng hồ ? ». Chỉ có trời mới biết ! Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cuối cùng đã cho người đến bắt ông Vương về Bắc Kinh, và đến nay mọi thông tin đều…vắng bóng. Theo đánh giá của một tờ báo địa phương, sự việc của ông Vương là kết quả cuộc chạy đua vào Bộ Chính trị giữa ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, và ông Uông Dương, bí thư tiền nhiệm của ông Bạc, và hiện là bí thư tỉnh ủy Quảng Đông. South China Morning Post cho biết, vào đầu tháng Giêng, ông Vương Lập Quân đã gửi thư lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng tố cáo ông Bạc Hi Lai tham nhũng, thế là có cuộc thanh trừng sau đó. Vương Lạc Quân chỉ là con tốt thí ? Cũng liên quan đến chủ đề Bạc Hi Lai, tuần san Le Nouvel Observateur có bài : « Bí ẩn họ Vương ». Tờ báo cho biết, trong vụ ông Vương Lập Quân bị bắt, mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía ông Bạc Hi Lai. Tờ báo lập luận, do ông này đang rất được lòng dân bởi chiến dịch truy quét tội phạm mà ông chủ xướng tại Trùng Khánh, ông rất có khả năng bước vào Bộ Chính trị trong kỳ Đại hội tới. Ngoài ra, ông hiện được xem là thủ lĩnh của phe « tân khuynh tả » trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông rất biết cách mị dân, rất có tham vọng, và rất coi thường những phe cánh khác trong Đảng. Tất cả những điều đó đã gây quan ngại cho chóp bu của Đảng hiện tại và cho phần lớn quân đội. Ông Vương bị bắt, uy tín của ông Bạc Hi Lai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi ai cũng biết ông Vương Lập Quân là thân tín của ông Bạc Hi Lai. Le Nouvel Observateur nhận định : Theo nhiều triệu người thể hiện quan điểm trên các diễn đàn mạng, thì ông Vương Lạc Quân chỉ là con tốt trong cuộc thanh trừng nội bộ trước thềm Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc. Khủng hoảng nợ công Hi Lạp : Châu Âu cứu trễ và thiếu Quả bom Hi Lạp vẫn luôn hiển hiện tại trời Âu, bởi nếu nước này vỡ nợ thì tương lai khối đồng tiền chung euro sẽ bị đe dọa. Các nước thành viên đã không ngừng có nỗ lực cứu giúp, thế nhưng, các phương thuốc đã dùng có vẻ vô hiệu. Le Nouvel Observateur có bài phân tích nguyên nhân vô hiệu với dòng tít : « Những người thất bại trong chính sách cứu giúp Hi Lạp ». Theo từng nhịp thở của Hi Lạp từ năm 2010, nhưng Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF chẳng những chưa thể chặn được cơn khủng hoảng, mà còn đẩy cho xã hội nước này vào cảnh bất an. Sự việc là, để cứu Hi Lạp, bộ ba nói trên đã áp đặt cho chính phủ nước này nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng đến mức nghẹt thở, và thế là đất nước Hi Lạp bị đẩy vào vòng luẩn quẩn : Suy thoái-thất nghiệp-thâm hụt ngân sách. Một chuyên gia kinh tế tóm lược như sau : Năm 2008, nợ công của Hi Lạp là 263 tỷ euro, thế nhưng năm 2011 lên đến 355 tỷ, GDP giảm từ 233 tỷ xuống còn 218 tỷ, thất nghiệp tăng từ 8% lên 18%. Tại sao càng chữa càng nặng như thế ? Một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc cứu hộ đã được quyết định quá trễ, mức cứu còn quá thấp. Vào năm 2010, khi các nước châu Âu hối hả nhóm họp thì tình hình Hi Lạp đã quá nghiêm trọng. Theo nguyên tắc, thường thì IMF phải can thiệp lập tức khi nợ công đạt 44,3% GDP, thế nhưng năm 2010 nợ công Hi Lạp đã lên đến 126,8% GDP. Liên Hiệp Châu Âu và IMF đã quyết định gói cứu trợ 110 tỷ euro cho Hi Lạp, nhưng số tiền này chỉ đủ để Hi Lạp cầm cự với nợ công, còn để vực dậy nền kinh tế thì là một nhiệm vụ bất khả thi. Liên quan đến gói cứu trợ thứ hai 130 tỷ euro mà Hi Lạp đang trông chờ, tờ báo cũng đưa ra viễn cảnh đầy u ám. Kèm theo gói cứu trợ này là những điều kiện ngặt nghèo dành cho Hi Lạp, trong đó có việc gây sức ép để các chủ nợ tư nhân Hi Lạp (Các ngân hàng hay các công ty bảo hiểm) xóa nợ dần cho Nhà nước Hi Lạp từ 21%, đến 50% rồi 70%. Mục tiêu của bên cứu hộ là muốn giảm nợ công của Hi Lạp từ 160% GDP trong hiện tại xuống còn 120% trong năm 2020. Để đạt được điều đó, tờ báo cho rằng, Hi Lạp phải thật sự cải tổ kinh tế một cách sâu rộng để lấy lại đà tăng trưởng. Nhưng u ám thay, năm 2011, GDP của Hi Lạp lại lùi thêm 6%, còn năm nay thì tình hình cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Nói về biện pháp cắt giảm tiền lương, Le Nouvel Observateur không cho đó là một giải pháp tốt. Giai đoạn 2000-2010, tại Hi Lạp lương công nhân đã tăng đến 54%, tức mức kỉ lục châu Âu. Giai đoạn 2000-2009, lương công chức tăng đến 119%. Các nước châu Âu cho rằng, Hi Lạp phải giảm 22% lương tối thiểu, thậm chí là 32% đối với các lao động trẻ tuổi. Quốc hội Hi Lạp đã thông qua giải pháp này. Tờ báo đánh giá, kể từ khi bộ ba Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và IMF vào cuộc, tiền công lao động ở nước này đã giảm trung bình 14,3%, riêng công chức là 9% và ngành nhà hàng, khách sạn là 33%. Một chuyên gia kinh tế Đức nhận định rằng, nếu đi quá xa sẽ gây nhiều hệ lụy chính trị. Chuyên gia này dẫn chứng, Tây Ban Nha và Ý đã phục hồi được xuất khẩu mà đâu cần phải bóp nghẹt tiền lương đến thế. Khủng hoảng củng cố tinh thần đoàn kết của người châu Âu Khủng hoảng nợ công đã liên tiếp làm chao đảo châu lục giàu có nhất địa cầu. Sóng gió toan nhấn chìm một số nước, nhưng lại khẳng định thêm tầm quan trọng của một số nước, nhất là của hai nước đầu tàu Pháp và Đức. Tạp chí L’Express đăng bài phỏng vấn ông Luuk Van Middelaar, một nhà triết học kiêm sử học New Ziland, phân tích vai trò Pháp-Đức. Nước Pháp đã bị tụt hạng tín nhiệm tài chính, và như vậy chỉ còn một mình Đức lèo lái con tàu châu Âu. Vai trò của Đức có trở nên thống trị hay không ? Ông Middelaar cho rằng chuyện đó khó có thể. Mặc dù trong bối cảnh hiện tại, tiếng nói của Đức dĩ nhiên có trọng lượng hơn, thế nhưng, nên nhớ rằng Đức chỉ chiếm có 25% GDP của khu vực euro, tức có một phần tư. Nói cách khác, vai trò của Đức trong khu vực đồng tiền chung còn quá xa so với vai trò của Mỹ trong khối NATO. Trên nguyên tắc, 17 thành viên của khu vực này đều phải làm việc theo nguyên tắc đồng thuận. Từ hai năm nay, châu Âu bị đắm mình trong khủng hoảng nợ công, vô tình khiến toàn thế giới mỗi khi nhìn về cõi trời Âu đều chỉ thấy hai chữ nợ công. Đức hiện một mình còn đủ khỏe về kinh tế, nên đương nhiên được cho rằng, và trên thực tế, có ảnh hưởng hơn trong khối. Thế nhưng, trên phương diện ngoại giao, Pháp và Anh vẫn được biết đến nhiều hơn, chẳng hạn như trong hồ sơ Libya chẳng hạn. Nói về « tinh thần châu Âu » của người châu Âu, ông Middelaar nhận định, trong cơn nước lửa, người châu Âu thấy rằng số phận của họ bị ràng buộc với nhau, một nước bị nguy, các nước còn lại cũng sẽ chẳng được yên lành. Bởi vậy mà, khủng hoảng đã vô tình khiến cái tinh thần châu Âu bỗng nhiên trỗi dậy, ý thức tập thể được đề cao. Đến mức mà tại Đức, tình thần trách nhiệm cộng đồng cũng đang dần thắng thế. Afghanistan : Chồng buộc vợ sử dụng ma túy Cuối cùng là một thông tin đáng chú ý về đời sống vợ chồng tại đất nước Hồi giáo Afghanistan : Chồng buộc vợ sử dụng ma túy ! Courrier International dẫn lại bài phản ánh hiện tượng này của Viện Dự báo Chiến tranh và Hoà bình tại Luân Đôn (Institute for War and Peace Reporting tại Luân Đôn (IWPR), với dòng tựa : «Ma túy, một chuyện tình buồn ». Tại Afghanistan, ngày càng có nhiều phụ nữ nghiện ma túy. Thế nhưng, không phải họ tình nguyện sử dụng mà là bị ép bởi chính … người đầu ấp tay gối của mình. Theo cơ quan chống ma túy của tỉnh Hérat, trong tỉnh có 60 000 con nghiện, trong đó phụ nữ chiếm đến 15%, và còn tiếp tục tăng. Một quan chức phụ trách công tác cai nghiện của tỉnh cho biết, 8 trên 10 phụ nữ nghiện ma túy có nguyên nhân là do bị chồng ép sử dụng. Thế thì do đâu các đấng ông chồng lại nhẫn tâm làm thế ? Lí do là bởi vì quí ông là những con nghiện thực thụ, khi bị vợ phát hiện, sợ bị vợ chê bai rồi bỏ đi theo người khác, để tránh cảnh đồng sàng dị mộng, các ông đã không ngại biến vợ mình thành con nghiện. Luật Afghanistan cấm chồng ép vợ thực hiện những hành vi « phi pháp và trái đạo đức ». Nếu vi phạm có thể bị phạt đến 3 tháng tù. Luật Hồi giáo ở xứ này thì cấm sử dụng ma túy gây hại, cấm tự làm hại bản thân và làm hại người khác. Nếu chồng buộc vợ thực hiện những hành vi phạm pháp hoặc trái đạo, thì luật tôn giáo cho phép vợ không nghe lời và có quyền yêu cầu ly dị.
Luật sư Dương Hà : «Đừng quên Cù Huy Hà Vũ» Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012. REUTERS/Stringer Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, hôm nay, 24/02/2012, vừa đi thăm chồng trở về. Ông Cù Huy Hà Vũ hiện đang thọ án tại Trại giam số 5 của bộ Công An, thuộc huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, kể từ khi bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ». Vừa trở về Hà Nội, luật sư Dương Hà trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ: LS Nguyễn Thị Dương Hà : " Về mặt sức khoẻ thì anh Vũ vẫn như thế, không có gì tiến triển. Anh vẫn than là hay bị đau nửa đầu và thỉnh thoảng vẫn lên cơn đau tim vào ban đêm. Nhưng về mặt tinh thần thì không có gì phải phàn nàn, tuyệt vời, không có gì dao động. RFI : Qua chuyến thăm lần này chị có biết thêm gì về điều kiện giam giữ anh Hà Vũ ? LS Dương Hà : Về điều kiện giam giữ thì anh Vũ có nói là họ có cải thiện một chút, tức là họ thay các xí xổm thành xí bệt, nhưng khổ nỗi là lại thay một xí bệt rất bẩn, chắc là đã dùng rồi, vứt đi. Anh Vũ cũng phàn nàn về cách cư xử ( của trại giam ). Đặc biệt là hôm Tết, bánh chưng cũng như giò và các thứ khác bị thiu hết, bởi vì họ xé hết cả ra để khám. Thành ra đến khi mang vào thì ăn được chút xíu là thiu hết, phải vứt hết cả. RFI : Được biết hôm nay cũng có nhiều người, trong đó có giáo sư Nguyễn Huệ Chi đi theo chị để thăm anh Hà Vũ, nhưng dưòng như chỉ có mình chị được vào ? LS Dương Hà : Đúng thế ạ. Sáng nay, lúc mở cổng ra định đi thăm anh Vũ thì có một số anh em xin đi thăm cùng. Đông quá nên tôi không nhớ rõ tên, chỉ nhớ mặt thôi, nhưng trong đó thì tôi thấy có anh Huệ Chi. Có đến mấy chục người đi theo. Chỉ có mỗi mình tôi được vào vì có sổ thăm gặp. Còn những anh chị em khác thì nghe nói cũng gặp ông phó trại để ghi tên, để ông đề đạt lên cấp trên, nhưng cuối cùng ngoài tôi ra, chẳng ai được vào cả. RFI : Hiện nay chị có tiếp tục vận động để dư luận vẫn chú ý đến trường hợp của TS Cù Huy Hà Vũ ? LS Dương Hà : Lúc nào tôi cũng kêu gọi mọi người là đừng quên tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, đừng để anh ấy ngồi tù một cách uổng công, cũng như đừng quên tất cả những ai đấu tranh cho nhân quyền, tự do, hùng cường của đất nước. RFI : Chị đã từng viết thư cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang để lưu ý ông về trường hợp của Cù Huy Hà Vũ. Chị có đã nhận được hồi âm từ chủ tịch ?. LS Dương Hà : Tôi không chỉ viết cho chủ tịch Trương Tấn Sang, mà còn viết cho tất cả các ủy viên Bộ Chính trị, cho bộ trưởng bộ Công an, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao và các ông trong Quốc hội. Nhưng nói chung, từ ngày chồng tôi bị bắt cho đến nay, rất nhiều đơn thư của cá nhân tôi, của em chồng tôi là Cù Thị Xuân Bích, của hai người chú là Cù Huy Thước, Cù Huy Chữ, cũng như của rất nhiều anh chị em khác, quen biết cũng như không quen biết, đều không được trả lời. RFI: Xin cám ơn luật sư Nguyễn Thị Dương Hà
Nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tuyên bố sẵn sàng tự thiêuThanh Quang, phóng viên RFA2012-02-24Theo tin của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Trung ương trụ sở tại California, Hoa Kỳ thì chiều ngày 21 tháng Hai vừa rồi, các tu sĩ, cư sĩ PGHH bị đông đảo công an chận đường hành hung. Source PGHH.org Cổng vào ngôi chùa Phật giáo Hòa Hảo An Hòa Tự ở An Giang Sự việc xảy ra sau khi các tìn đồ PGHH ra về từ Niệm Phật Đường của cư sĩ Nguyễn Văn Tèo ở ấp Bảy Phú, xã Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Hành động đàn áp này khiến một tín đồ trong nhóm tẩm xăng, sẵn sàng hy sinh vì đạo pháp.
Sẵn sàng tự thiêuSau buổi tu tập niệm Phật ở nhà cư sĩ Nguyễn Văn Tèo, 13 tín đồ PGHH bị công an giao thông thị xã Châu Đốc phối hợp công an xã Vĩnh Châu gồm khoảng 30 người, sử dụng xe bít bùng, xe tải chở xe gắn máy, roi điện…chận đường cách Niệm Phật Đường khoảng 1 cây số rưỡi. Một tín đồ hiện diện lúc đó, anh Nguyễn Văn Mạnh, kể lại:
Tín đồ Nguyễn Văn Mạnh: Dạ sau khi niệm Phật ở Niệm Phật Đường tại nhà của đồng đạo Nguyễn Văn Tèo đi ra về thì tu sĩ, cư sĩ bị công an chận đường làm khó, đàn áp dữ dằn. Trong lúc bức xúc phản ứng lại thì trong nhóm có đồng đạo Năm Tâm đổ xăng vào người.
Theo tu sĩ Bùi Văn Trung lúc đó đang bên cạnh đồng đạo Phạm Hữu Tâm – tức Năm Tâm, thì hành động sẵn sàng hy sinh vì Đạo của tín đồ PGHH này khiến phía công an chùn bước:
Nếu lúc đó có công an nào đó phóng vô thì đồng đạo Năm Tâm cho biết 2 người cùng hy sinh hết, để cho bà con thấy một người hy sinh về Đảng và một người hy sinh về Đạo. Nhưng công an vừa phóng vô thì dạt ra chứ không dám phóng vô luôn.
Tu sĩ Bùi Văn Trung
Các tín đồ PGHH bị đàn áp ngăn chặn trong lần chuẩn bị hành lễ trước đây. RFA file Tín đồ Bùi Văn Trung: Nếu lúc đó có công an nào đó phóng vô thì đồng đạo Năm Tâm cho biết 2 người cùng hy sinh hết, để cho bà con thấy một người hy sinh về Đảng và một người hy sinh về Đạo. Nhưng công an vừa phóng vô thì dạt ra chứ không dám phóng vô luôn. Cuối cùng, công an khoát tay cho chúng tôi đi luôn, chứ thường thì họ không dễ gì cho đi – làm khó đủ cách hết. Lúc đó, đồng đạo Năm Tâm tưới xăng lên mình rồi, chỉ quẹt ống quẹt đang cầm trên tay là cháy luôn. Nhưng mình cháy là phải cháy chết chứ không để cháy oan ương. Cháy oan ương là phải chịu thua khối CS này.
Lần này, cũng như nhiều vụ đàn áp tôn giáo khác, công an cũng được sự hỗ trợ đắc lực của xã hội đen – mà nói theo lời Thiền Sư Nhất Hạnh khi Tu Viện Bất Nhã ở Lâm Đồng bị đàn áp đẫm máu, rằng “họ tuy hai mà là một”. Cư sĩ Bùi Văn Trung cho biết:
Tín đồ Bùi Văn Trung: Bữa đó có tụi xã hội đen xâm mình đầy người đứng ở ngoài, đông dữ lắm. Chính quyền kết hợp với chúng. Nếu mình đốt phải đốt cho trọn vẹn, cho cháy nguyên. Còn đốt mà bị mấy ảnh dập tắt thì khó xử luôn. Nếu đồng đạo chúng tôi không khéo quẹt lên và tụi nó phóng vô chữa lửa được rồi thì họ đem mình xuống dưới nuôi bệnh thì có thể nguy hiểm cho mình lắm.
Và tín đồ Bùi Văn Trung kể lại diễn biến vụ sự hôm đó:
Tín đồ Bùi Văn Trung: Khi niệm Phật xong ra về được khoảng 1 cây số rưỡi, thì công an giao thông thị xã Châu Đốc kết hợp với công an xã trên dưới 30 người, sử dụng nào là xe bít bùng, xe tải để chở xe, roi điện…chận đoàn tu, cư sĩ của chúng tôi lại, chận người đầu tiên là đồng đạo Năm Tâm. Rồi họ xét xe. Xe
Tín đồ PGHH bị ngăn cản trong ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ tại An Giang (ảnh minh họa 2008) chúng tôi đều có giấy tờ hợp lệ, nhưng họ xét xong không đưa lại giấy xe.
Họ vừa giữ người, giữ xe. Thế nên anh em chúng tôi cùng đường rồi, mới giải thích cho mấy anh em công an nghe, rằng ở bên đời, dân chơi bời quậy phá thì công an không bắt, còn chúng tôi là người tu hành, sống vì đạo, mà không cho sống vì đạo thì chúng tôi chỉ có chết vì đạo là đường cùng.
tu sĩ Bùi Văn Trung
Họ vừa giữ người, giữ xe. Thế nên anh em chúng tôi cùng đường rồi, mới giải thích cho mấy anh em công an nghe, rằng ở bên đời, dân chơi bời quậy phá thì công an không bắt, còn chúng tôi là người tu hành, sống vì đạo, mà không cho sống vì đạo thì chúng tôi chỉ có chết vì đạo là đường cùng. Thế nên đồng đạo Năm Tâm mới đổ xăng vô mình. Cuối cùng công an mới dạt ra, nhưng tiếp tục giằn co trên dưới 30 phút, làm cho đồng đạo Năm Tâm mình bị phỏng hết. Chỉ đổ xăng, chưa đốt, mà nó nóng, làm phỏng hết trơn. Tới bữa nay vẫn còn nặng.
Cư sĩ Nguyễn Văn Tèo tại Niệm Phật Đường ở ấp Bảy Phú, xã Vĩnh Châu vừa nói bày tỏ bất bình – nếu không muốn nói là phẫn nộ - trước hành động của công an, và lưu ý rằng giới cầm quyền địa phương luôn quan tâm tới việc trấn áp người tu hành, trong khi lơ là việc bài trừ tệ nạn xã hội:
Cư sĩ Nguyễn Văn Tèo: Dạ chính quyền Châu Đốc, nói đúng ra, đối xử với công dân như vậy là không đúng. Vì anh đã ăn cướp tài sản của người ta rồi mà anh tính ăn cướp tài sản thêm lần thứ 2 nữa. Tại vì nhà cầm quyền, anh làm không đúng, rồi anh cứ đàn áp đồng đạo không. Những chỗ tệ nạn xã hội anh không chịu lại đó mà anh cứ lại kiếm chuyện đàn áp tôn giáo.
Tử vì đạo
Chúng tôi được biết Niệm Phật Đường tư gia cư sĩ Nguyễn Văn Tèo mới mở khoảng 6-7 tuần nay. Trong 3 tuần đầu thì công an có “chiếu cố”, nhưng chưa hành động nặng tay lắm, và tới lập biên bản. Nhưng sau 3 tuần tín đồ hành đạo, lực lượng công an đông đảo tuần nào cũng tới “quậy phá”, mà cao điểm là vụ tẩm xăng, sẵn sàng hy sinh của tín đồ Phạm Hữu Tâm vừa nói. Cư sĩ Bùi Văn Trung bày tỏ quan ngại:
Tín đồ Bùi Văn Trung: Họ bức áp nhiều giai đoạn lắm. Ở đây tôi chỉ kể lại giai đoạn sau thôi. Còn 3-4 giai đoạn trước công an tới nhà lập biên bản, làm dữ lắm. Nhưng ở đây chúng tôi không ký và họ mời làm việc chúng tôi không đi. Nó có nhiều cái gay go lắm, kể cả liệng đá cùng nhiều hành động khác, áp bức khiến đồng đạo rất khổ tâm, và không an tâm để niệm Phật. Còn thời gian sắp tới có thể xã hội đen nó sẽ ra tay hành động. Bây giờ chính quyền hành động, xong rồi có thể tới xã hội đen đó.
Cũng như nhiều lần trước, chúng tôi ra sức liên lạc để tìm hiểu phản ứng của phía cầm quyền, công an địa phương, nhưng chỉ được đáp trả bằng sự im lặng.
Nếu họ làm quá thì chúng tôi sẽ chấp nhận hy sinh vì đạo. Không sợ gì hết. Chấp nhận hy sinh. Vì tín đồ PGHH không có làm gì nên tội, không làm sai pháp luật mà bị đàn áp như vậy, thì sự quyết định sẽ là, riêng bản thân tôi đây, chấp nhận hy sinh vì đạo – sẽ đổ xăng vào người để chết vì đạo.
Tín đồ Nguyễn Văn Mạnh
Nhưng theo các tín đồ, hành động đàn áp tiếp diễn đáng ngại của giới cầm quyền vẫn không làm nao núng lòng trung kiên đạo pháp của họ. Các tín đồ cho biết sẵn sàng hy sinh vì đạo pháp, như tín đồ Nguyễn Văn Mạnh lên tiếng với công luận sau đây:
Tín đồ Nguyễn Văn Mạnh: Nói chung lại, phía chính quyền làm rất mạnh. Nếu họ làm quá thì chúng tôi sẽ chấp nhận hy sinh vì đạo. Không sợ gì hết. Chấp nhận hy sinh. Vì tín đồ PGHH không có làm gì nên tội, không làm sai pháp luật mà bị đàn áp như vậy, thì sự quyết định sẽ là, riêng bản thân tôi đây, chấp nhận hy sinh vì đạo – sẽ đổ xăng vào người để chết vì đạo.
Trước tình hình đạo pháp tiếp tục lâm nạn như vậy, tín đồ Bùi Văn Trung – cũng như nhiều tín đồ PGHH khác - kêu gọi sự ủng hộ của công luận để họ được tự do hành đạo:
Tín đồ Bùi Văn Trung: Tình hình căng dữ lắm. Chúng tôi vừa thoát qua khỏi vụ vừa rồi phần lớn là nhờ Ơn Trên gia hộ, chứ thấy vậy mà căng lắm. Bây giờ thì chúng tôi xin báo với tất cả quý vị trong và ngoài nước được biết tình hình để ủng hộ tín đồ PGHH được tự do tín ngưỡng. Nhiều đồng đạo muốn lên tiếng như vậy lắm chứ không phải riêng tôi.
Cư sĩ Nguyễn Văn Tèo nhân dịp này cũng kêu gọi thế giới can thiệp với giới cầm quyền VN để bà con tín đồ có thể an tâm tu tập:
Cư sĩ Nguyễn Văn Tèo: Dạ bây giờ tôi cũng mong là làm sao cho các tín đồ an tâm tu tập, hành đạo. Chớ để quậy phá như vầy hoài, chính quyền nghĩ rằng họ có quyền chức rồi đàn áp tôn giáo, như vậy đâu có được. Tôi mong rằng toàn thế giới lên tiếng với ông Thủ tướng chính phủ VN làm sao cho bà con tu tập chứ cứ đàn áp hoài. Người ta sợ công an đi tới từng nhà trấn áp đồng đạo, ép buộc ký tên. Nếu không ký tên họ bắt. Nên người ta sợ người ta ký.
Ở Việt Nam, tình trạng đàn áp các giáo hội không được chính quyền công nhận, trong đó có Phật giáo Hòa Hảo, diễn ra một cách có hệ thống và nghiêm trọng
Ô. Phil Robertson, HRW Và sau cùng là lời khẩn cầu của tín đồ Nguyễn Văn Mạnh để quý đồng đạo được sớm hưởng quyền tự do tín ngưỡng theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, tinh thần Hiến pháp VN và nhất là được hành đạo theo Giáo Lý của Đức Thầy:
Tín đồ Nguyễn Văn Mạnh: Dạ nói chung chúng tôi vô cùng tha thiết khẩn cầu quý vị quốc tế hãy can thiệp cho tín đồ PGHH vì bị đàn áp – quá sức đàn áp. Nhiều người đã phải hy sinh, rồi bây giờ phải chịu nhiều đau khổ, chịu sự đánh đập. Nên tín đồ PGHH mong được quốc tế can thiệp để tín đồ được tự do tín ngưỡng đúng theo luật nhân quyền quốc tế, đúng với Hiến pháp VN, cũng như đúng với tôn chỉ, Giáo lý Đức Thầy, để mong rằng đất nước, xã hội VN và cả thế giới được hưởng hạnh phúc chung dưới Giáo lý của Đức Thầy.
Có lẽ tình trạng tín đồ PGHH tiếp tục lâm nạn như vậy khiến hồi cuối năm ngoái, Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch công bố một bản thông cáo, qua đó, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Human Rights Watch đặc trách Á Châu không quên lưu ý rằng “Ở VN, tình trạng đàn áp các giáo hội không được chính quyền công nhận, trong đó có PGHH, diễn ra một cách có hệ thống và nghiêm trọng”.
Và tình cảnh này cũng khiến đại diện của Đạo Tràng PGHH tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ, là tu sĩ Huệ Thọ, từng than rằng "…không biết thời gian sắp tới sẽ như thế nào! Bởi vì chúng tôi chỉ là người tu hành, chỉ làm từ thiện xã hội thôi. Những tiếng kêu than của đồng đạo nơi đây cùng những lời phẫn uất của đồng bào chung quanh đây đã ngút tận trời xanh Bệnh SARS tái phát tại Trung Quốc
Một quân nhân của Đoàn 38 giải phóng quân Trung Cộng được xác nhận đã chết vì bệnh SARS tại Bệnh Viện 252 Giải Phóng Quân ở cách Bắc Kinh 146 cây số thuộc Tỉnh Hà Bắc .Bệnh SARS là một bệnh truyền nhiễm đã từng lan rộng tại TQ trong năm 2003 , chính quyền đương cục phủ nhận nguồn tin này ,báo chí gọi vào Bệnh Viện xác nhận không được trả lời rõ ràng ,họ đến tận nơi thì bị ngăn cản không cho vào .Tuy nhiên từ Bệnh Viện cũng như nhiều người biết tin này đã đưa lên internet cho biết là tại tầng lầu 9 của Bệnh Viện 252 Giải Phóng Quân đang có biệt giam (cách ly) khoảng 300 quân nhân của Đoàn 38 Giải Phóng Quân vì nghi ngờ đã lây bệnh SARS từ người quân nhân đã chết . http://www.ntdtv.jp/ntdtv_jp/health/...481934551.html
http://www.epochtimes.jp/jp/2012/02/html/d75237.html
TRUNG CỘNG SẼ XỬ DỤNG VŨ KHÍ SINH HỌC TIÊU DIỆT HOA KỲ Quét sạch nước Mỹ.
Để giải quyết vấn đề nước Mỹ, chúng ta cần phải vượt lên trên những điều thông thường và hạn chế. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục một cách hiệu quả bằng gươm hoặc giáo dài, hay thậm chí bằng súng tiểu liên hoặc súng máy. Bởi vì không thể giữ được vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung Quốc di cư tới Mỹ. Chỉ có thể sử dụng nhũng biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Đó không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn. Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ ? Những loại vũ khí thông thường như máy bay chiến đấu, đại bác, tên lửa hay tàu chiến không thể làm điều đó; các loại vũ khí huỷ diệt như vũ khí hạt nhân cũng không thể làm được như vậy. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự huỷ diệt với Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, cho dù trên thực tế chúng ta vẫn tuyên bố giải quyết vấn đề Đài Loan bằng mọi giá. Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau. Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch. Xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người Trung Quốc. Nhưng sẽ phải làm điều đó như thế nào? Nếu chiến lược đó không thực hiện được, thì khi đó chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất. Tức là sử dụng những biện pháp kiên quyết để Quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức. Thực tế lịch sử của chúng ta cho thấy chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, với một nước Mỹ với một tư cách thế giới bị mất đi, thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta.
Vũ khí sinh học là một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy, song nếu nước Mỹ không chết thì Trung Quốc sẽ bị huỷ diệt. Nếu nhân dân Trung Quốc bị mắc kẹt trên diện tích đất hiện nay, thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. Theo cách tính mô hình hoá trên máy tính của tác giả Yellow Peril, hơn một nửa dân số Trung Quốc sẽ chết, và con số đó sẽ là hơn 800 triệu người! Ngay sau khi giải phóng, vùng đất màu vàng của chúng ta có khoảng 500 triệu dân, trong khi dân số chính thức hiện nay là hơn 1,3 tỉ người. Khả năng của vùng đất màu vàng này đã đạt tới mức giới hạn của nó. Một ngày nào đó người ta có thể biết điều đó xảy ra nhanh chóng như thế nào, sự sụp đổ lớn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và hơn một nửa dân số của chúng ta sẽ buộc phải ra đi.
Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án. Nếu thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc./. động về cừu nửa người nửa thú
Tại Nigeria đã xảy ra một hiện tượng kỳ lạ và gây chấn động lớn trong dư luận, đặc biệt là với những người hiếu kỳ. Một con cừu được sinh ra với một nửa cơ thể có hình dạng giống như người. Hàng ngàn người hiếu kỳ đã tới tận nơi để xem sinh vật kỳ dị này tại Bệnh viện Thú y Fakon Idi. Đây là sinh vật mới nhất trên thế giới ra đời với cấu tạo cơ thể nửa người nửa cừu. Nhiều người phỏng đoán đây có thể là do người ngoài hành tinh tác động nên. Bức hình của sinh vật này được đăng trên tờ Daily Sun. Đa số mọi người đều cho rằng sinh vật này đã được biến đổi hoặc có đột biến về tế bào kỳ lạ. Đám đông tụ tập đòi người chủ của sinh vật này giải thích tại sao. Trong đó, có giả thiết cho rằng hẳn là người chủ này đã ... quan hệ với con cừu mẹ, nên mới sinh ra loại cừu dị dạng như vậy. Đám đông quá hỗn loạn tới mức cảnh sát và lực lượng phòng vệ dân sự đã phải tới để bảo vệ người chủ của con cừu. Một số người trong đám đông đã đòi xử lý người chủ của con cừu. Một số đã hét lên rằng: "Ai đã làm việc này?". Một người đứng xem đã bình luận với tờ báo rằng: "Đây là chuyện lạ trên đất của chúng tôi. Nhìn thấy cừu đẻ ra sinh vật nửa người đúng là một chuyện quá bí hiểm, và nó cho thấy một số người tệ hại đến mức nào. Không thể nào tưởng tượng nổi là lại có người sẽ quan hệ với cả động vật". Các chuyên gia cho rằng còn có một lý do đáng được xét tới đối với loài sinh vật này, đó là con cừu này đã trong phòng mổ được 2 ngày, và có thể cừu non đã bị biến đổi hình dạng. Nhưng điều này rất khó lý giải với các trường hợp khác xảy ra gần đây. Chẳng hạn như năm 2010 tại Thổ Nhĩ Kỳ có một con cừu non ra đời và có khuôn mặt y hệt mặt người tại vùng Izmir. Con cừu xấu số này đã chết ngay sau khi ra đời. Cũng có người lại cho rằng con vật đã bị tác động bởi quá trình biến đổi gen. Hoặc giả thiết khác đưa ra cũng có thể do các nhà nghiên cứu quân đội tiến hành. Đây cũng có thể là một quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra nguồn hiến cơ quan trên cơ thể người cần thay thế. Hiện tại, vẫn chưa có kết luận cụ thể nào được đưa ra về các trường hợp kỳ bí này. Lê Thu (theo Pravda
|
|