Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24840348

 
Khoa học kỹ thuật 19.04.2024 02:19
Bỏ ăn Têt ta để thoát nô lệ van hóa TQ
02.02.2014 04:49

Tết càng ngày càng nhạt

Tết ngày nay mỗi năm mỗi nhạt dần, chẳng khác ngày nghỉ dài trong năm là mấy. 

Tết là ngày mà bao người háo hức đón chờ,  là dịp để mọi người được đoàn tụ sum vầy bên gia đình, người thân, bạn bè, lối xóm… Tết cổ truyền đã đi sâu vào nét đặc trưng văn hóa của con người Việt Nam. Thế nhưng Tết ngày nay mỗi năm mỗi nhạt dần, chẳng khác ngày nghỉ dài trong năm là mấy.


Trở về quê sau một năm lập nghiệp tại Sài Gòn, cứ ngỡ chỉ Sài Gòn mới ít không khí Tết, nào ngờ miền bắc quê tôi cũng nhạt đi mấy phần. Những con đường cũng trở nên vắng teo, chợ búa cũng ít đi cái nhộn nhịp của ngày Tết như mọi năm. Lòng tự hỏi cái không khí chộn rộn, háo hức như ngày xưa đâu mất rồi? Nghĩ lại vẫn thèm biết bao.

Trước kia, vào những ngày này thì ở quê tôi đã rộn ràng không khí Tết lắm. Dù ai làm ăn xa gần thì những ngày cuối năm cũng hối hả để được về quê đoàn tụ cùng gia đình. Tết đến, từ người già cho đến trẻ nhỏ đều vui vẻ, háo hức trang hoàng để Tết thêm đẹp, thêm ý nghĩa.  

Ngày ấy 26, 27 tết nhà nhà đã chung nhau mổ heo làm giò, nem đón Tết. Tối lại cả nhà quay quần ngồi róc lá, gói bánh chưng. Con gái chúng tôi thì háo hức làm đủ thứ bánh trái tết, nào mứt dừa, nào bánh nhãn…

Tết nay, nhiều người lại xem nó là những ngày hiếm có trong năm để kiếm tiền. Nhiều gia đình đến tận 30 Tết còn tất bật mua bán, chợ búa, đến trưa mùng một đã lo mở cửa, lại tất bật với việc kiếm tiền.

Những bạn trẻ quê tôi cũng vậy. Họ đi làm xa cả năm, thế nhưng tết vẫn đủ thứ lý do để không về tết. Nào là công ty cho nghỉ muộn, nào là về quê đi tàu đi xe ra vào thì làm cả năm cũng thành công cốc. Thế là năm này khất năm khác. Về quê chỉ còn những ông bố bà mẹ lớn tuổi bồng bế những đứa cháu nội, cháu ngoại. Nhìn cảnh mà thương thay. Có lẽ các cụ cũng tủi thân lắm!

Nghe đâu năm nay cũng có vài nhà khoa học kiến nghị nên gộp Tết Tây và Tết cổ truyền làm một cho hợp với thông lệ quốc tế, đỡ tốn kém thì phải. Nhiều người khi nghe chuyện bỏ Tết cổ truyền đã "nhảy dựng" lên phản đối, thế nhưng họ đâu biết chính mình đang biến điều đó thành thực tế chứ không chỉ là lý thuyết xa vời nữa… và biết đâu khoảng 2, 3 năm nữa thôi sẽ không còn cái Tết cổ truyền nữa mà thay vào đó sẽ là Tết Tây ta gộp chung làm một?


Bỏ Tết Ta, ăn theo Tết Tây: Nên hay không? 

 - Những năm gần đây, cứ dịp Tết đến, vấn đề bỏ Tết âm, ăn Tết dương được bàn luận khá sôi nổi và câu hỏi này như nóng hơn bao giờ hết sau khi G.S-T.S Võ Tòng Xuân và chuyên gia Phạm Chi Lan lên tiếngSau khi G.S-T.S Võ Tòng Xuân và chuyên gia Phạm Chi Lan đưa ra ý kiến nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch và cần sớm có lộ trình gộp Tết ta và Tết Tây, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.


Phần lớn ý kiến đưa ra đều không đồng ý với phương án gộp Tết cổ truyền với Tết của người Tây.


Trước quan điểm cho rẳng việc nghỉ Tết âm quá nhiều gây lãng phí, cản trở sự phát triển của đất nước và không hội nhập được với thế giới, bạn Đức Tài bày tỏ: “...Nghỉ Tết âm lịch theo tryền thống lâu đời của dân tộc VN làm cho kinh tế kém phát triển và cần phải gộp Tết âm lịch (Tết cổ truyền) theo dương lịch - tôi nghĩ đó là ý kiến ngụy biện, xa rời nguồn gốc Tổ tiên mà chạy theo lợi nhuận kinh tế. Là con người ai ai cũng nhớ về cội nguồn, nhớ về văn hóa của Dân tộc mình cho dù ở bất cứ nơi nào.”

Để rộng đường cùng bạn đọc sẻ chia ý kiến và quan điểm trước đề xuất Liệu có nên gộp chung Tết dương lịch và Âm lịch vào làm một, Dân Việt xin mở Diễn đàn: "Có nên gộp chung Tết Dương lịch và Tết Âm lịch".

Mọi đóng góp và ý kiến sẻ chia xin gửi vào hòm thưbaodanviet@gmail.com

Bài viết của bạn đọc sẽ hưởng nhuận bút theo quy định.

“Tôi đồng ý với Đức Tài. Phản đối quyết liệt chuyện bắt dân ta phải ăn Tết theo "tây". Vậy đâu còn là bản sắc văn hóa của dân tộc? Các loại hoa mai, hoa đào... sẽ ko có nếu ăn Tết theo tây, rồi còn chuyện thời tiết cũng khiến con người ta mất đi cảm xúc. 

Tại sao lại có ý nghĩ hồ đồ thay đổi cả một tập tục quan trong mà bao thế hệ cố gắng gìn giữ? Tây còn giữ gìn bản sắc văn hóa của họ,. vậy cớ gì lại thay đổi bản sắc của ta. Theo tôi nên "hủy" Tết tây để tập trung vào Tết ta” – bạn Dương Văn Tiện chia sẻ.

Có phần gay gắt hơn, bạn có nick Phuong Duc cho rằng: “Bà Lan và giáo sư Võ Tòng Xuân rõ là hay. Tết dương là tết dương và tết cổ truyền là tết cổ truyền. Không thể gộp vào được. Chúng ta hội nhập chứ không hòa tan. Các dân tộc trên thế giới họ vẫn tổ chức tết cổ truyền đấy thôi. Theo ý các vị thì có lẽ nên xóa tên Việt Nam khỏi bản đồ thế giới và bỏ tiếng Việt nói tiếng Anh cho nhanh nhỉ, như thế đỡ được khối chi phí đấy”.

Vấn đề này cũng được rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm. 

Một người Việt Nam ở Úc đã góp ý: “Tôi không nghĩ ta nên gộp, tạm gọi, 2 Tết làm một… Ta vẫn nói: hội nhập, nhưng không hòa tan. Chính việc đề xuất gộp 2 Tết này làm một chính là sự hòa tan đấy!... Là một người sống và học tập ở xa quê hương, cá nhân tôi, và tôi tin là tất cả những người Việt Nam ở xa quê hương như tôi, đều mong mỏi về Việt Nam "ăn" Tết âm lịch cùng gia đình… 

Nên điều chỉnh và tính toán ngày nghỉ trong năm cho phù hợp hơn để mọi người có thời gian nghỉ ngơi, và điều chỉnh thời gian nghỉ Tết âm cho phù hợp với việc làm ăn với nước ngoài, mà vẫn không nhất thiết phải gộp Tết dương và Tết âm làm một. Không nhất thiết phải tự đánh mất bản sắc của chúng ta như vậy!”.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều người ủng hộ đề xuất của chuyên gia Phạm Chi Lan và G.S Võ Tòng Xuân.

“Nếu chúng ta ăn 01 Tết vào ngày 01.01 dương lịch hàng năm thì rất tiện lợi, ban đầu sẽ một chút luyến tiếc, nhưng nghỉ lại là mình mang Tết âm lịch sang ngày 01.01 dương lịch thay vì ngày 01.01 âm lịch, điều đó không làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc. Chúng ta vẫn có 04 hoặc 05 ngày nghỉ đó thôi, thay vì chúng ta nghỉ ngày âm lịch, còn bây giờ chúng ta nghỉ ngày dương lịch. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của GS.Võ Tòng Xuân, chuyên gia Phạm Chi Lan” – bạn Hiền ở Vĩnh Long chia sẻ suy nghĩ của mình.

Bạn Duy Sơn còn lấy Nhật Bản ra làm ví dụ để ủng hộ ý kiến của các chuyên gia: “Gộp Tết ta với Tết tây rất tốt cho phát triển kinh tế, như thế mới có huy vọng Việt Nam rút ngắn được khoảng cách với thế giới. Còn việc duy trì truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên người dân vẫn thực hiện bình thường , có ai cấm đâu. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điển gộp 2 cái Tết làm một như Nhật Bản đã làm và thành công”.

Bạn Minh Vũ thì quan niệm: “Lịch âm hệ Trung Quốc không phải là "truyền thống ngàn đời của dân tộc". Lịch cổ của dân tộc Việt Nam là lịch kiến tý. Thời điểm đón tết theo lịch Kiến tý là ngày đông chí, hoàn toàn phù hợp với dịp tết dương lịch. Tôi cho rằng chính phủ cần sớm có lộ trình để văn hóa Việt Nam trở lại với cội nguồn của văn hóa Lạc Việc. Bước đầu tiên cho lộ trình đó là chuyển ngày tết Nguyên đán về với tết Dương lịch (lịch Kiến Tý)”.


Chuyên gia Phạm Chi Lan:

"Cần sớm có lộ trình gộp Tết âm lịch và Tết dương lịch" 10

Dưới góc độ kinh tế, chuyên gia Phạm Chi Lan - nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng - cho rằng cần sớm có lộ trình gộp Tết ta và Tết Tây.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói bà hoàn toàn đồng ý với quan điểm đón Tết cổ truyền theo dương lịch của Giáo sư Võ Tòng Xuân. Xét trên góc độ kinh tế, theo bà Chi Lan, về lâu về dài nước ta nên theo cái chung của các nước khác, tức là nghỉ một dịp thôi. 

Bà Chi Lan: Tôi ủng hộ việc ban hành một lộ trình thay đổi lịch ăn Tết
Bà Phạm Chi Lan: Tôi ủng hộ việc ban hành một lộ trình thay đổi lịch ăn Tết.

"Dịp đó có thể dài hơn nhưng nghỉ một kỳ. Hiện nay thời gian nghỉ giữa 2 cái Tết đang gây ảnh hưởng ghê gớm tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty", chuyên gia này nói.

Bà Lan cho hay: Thực tế, sau kỳ Noel tết Tây, gần như tháng 1 Tây nhiều người không làm việc được bao nhiêu bởi các nơi tổng kết sơ kết rồi chuẩn bị cho Tết ta. 

Sau Tết ta, lại phải mất hơn 1 tuần, thậm chí là lâu hơn, tức là qua Rằm tháng Giêng thì nhiều nơi mới thực sự quay lại guồng làm việc.

Như vậy, một nước còn nghèo, năng suất lao động còn rất thấp như Việt Nam mà lại nghỉ nhiều hoặc làm việc với một nhịp độ thấp như vậy thì rất khó cho việc phát triển.

"Tôi ủng hộ việc ban hành một lộ trình thay đổi lịch ăn Tết và khuyến cáo các nhà chức trách nên xem lại việc bố trí lịch nghỉ hiện nay".

Theo tôi, có thể tăng số ngày nghỉ, tiến dần tới việc có nhiều ngày nghỉ thực như các nước vì hiện nay số ngày nghỉ chính thức ở nước ta không nhiều, chỉ có 8 ngày. Trong đó, có 4 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ khác và như thế là ít so với các nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, 4 ngày nghỉ Tết ta kéo dài thành mấy chục ngày và là dạng nghỉ không chính thức. Thời gian ấy rất khó làm việc với các nơi vì chưa có không khí làm việc.

Như ở các nước, họ chơi ra chơi làm ra làm, trong khi ở ta, không chơi hẳn, cũng không làm hẳn trong dịp nghỉ hẳn.

Xét dưới góc độ kinh tế thì nhà nước lại vẫn phải trả lương cho 1 nhịp độ làm thấp hơn đáng kể so với bình thường.

Tôi thường làm việc với các tổ chức nước ngoài và họ đều thấy ngại với kỳ nghỉ lễ không chính thức quá dài ở Việt Nam.

Theo bà, việc sản xuất, kinh doanh hoặc bán hàng của các công ty sẽ có thuận lợi thế nào nếu thực hiện ý tưởng Đón Tết cổ truyền tại Việt Nam theo dương lịch?


- Tôi cho là sẽ có nhiều thuận lợi và giảm chi phí cho các doanh nghiệp có những hợp đồng với các đối tác nước ngoài trong dịp đầu năm.

Hiện nay, nếu có đơn hàng với các đối tác nước ngoài trong dịp trong hoặc ngay sau Tết, các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với bình thường, từ chi phí trả làm thêm ngoài giờ cho công nhân tới chi phí cho các cơ quan quản lý cảng, hải quan theo cơ chế ngoài giờ và thời gian chờ đợi cũng lâu hơn.

Tuy nhiên, nếu thực sự thực hiện đươc việc gộp 2 dịp Tết làm một, chúng ta cũng còn vướng ở yếu tố nông nghiệp theo Âm lịch.

Hiện nay tại Việt Nam vẫn còn 50% lao động nông nghiệp sống ở nông thôn nên ít nhiều có thể có tâm lý không thoải mái khi bỏ Tết ta, nhưng nên tập dần và chuyển dần. Chúng ta vẫn giữ mùa vụ nhưng không nhất thiết là ăn Tết phải theo mùa vụ.

Còn ở thành phố, việc thay đổi lịch ăn Tết theo cách gộp lại chúng ta có thể sẽ thấy được hiệu quả ngay lập tức. Tôi ủng hộ việc ban hành một lộ trình thay đổi lịch ăn Tết và khuyến cáo các nhà chức trách nên xem lại việc bố trí lịch nghỉ hiện nay.

Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng cần sớm có lộ trình gộp Tết âm lịch với Tết dương lịch. Ảnh Bobi
Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng cần sớm có lộ trình gộp Tết âm lịch với Tết dương lịch. Ảnh Bobi

Theo bà, việc gộp hai kỳ nghỉ lễ này làm một liệu có dần làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt hay không?

- Có chứ. Chắc chắn sẽ làm thay đổi rất nhiều. 

Hiện nay, người Việt có thói quen mua sắm kiểu dồn dập cuối năm rồi lại kiêng mua sắm đầu năm, điều này gây ảnh hưởng nhiều tới thị trường và các thời kỳ khác trong năm. 

Nhiều người đang phải mua sắm theo kiểu gồng lên quá sức trong thời gian Tết.

Điều này khiến người dân mệt mỏi vì vừa phải lo tiền mua sắm, vừa lại gây lãng phí theo kiểu "no dồn đói góp". Điều này theo tôi là không tốt. 

Riêng về chuyện ăn uống chẳng hạn, vào dịp Tết ai cũng mua nhiều đồ, ăn không hết vứt đi lãng phí rồi ăn nhiều quá, uống nhiều cũng đều phá sức khỏe, rượu bia vào không kiểm soát được bản thân, đây là nguyên nhân làm tăng tai nạn giao thông.

Như vậy việc gộp hai dịp nghỉ lễ này làm một nên thực hiện thế nào, theo ý kiến của bà?


- Ăn Tết theo lịch Âm là tập quán của người dân Việt nên về phía nhà nước tôi cho rằng, trong trường hợp các cơ quan quản lý muốn thay đổi để hòa nhập với cái chung, vì lợi ích chung của nền kinh tế nước nhà song cũng sẽ khó trong việc thuyết phục ngay người dân.

Chính điều này, nên theo tôi, nên sớm đưa ra lộ trình gộp hai dịp Tết. 

Trước tiên, điều cần làm ngay là có thể thông báo hoặc đưa ra thăm dò ý kiến dư luận về việc trong vòng mấy năm tới sẽ thực hiện gộp hai dịp nghỉ Tết để người dân làm quen dần với sự thay đổi và trong thời gian đó tiến hành vận động thuyết phục. 

Việc thực hiện những bước đầu của lộ trình cần được đưa ra sớm nhất vì nếu không làm thì sẽ không có được hiệu quả cần thiết.

Về vấn đề đồng thuận, tôi cho rằng, đừng trông chờ sự đồng thuận 100% vì chẳng thể có cái gì đạt được sự đồng thuận tuyệt đối. Tuy nhiên, cái gì đúng, cái gì hay thì phải thuyết phục và thực hiện.

Xin cảm ơn bà!

Bỏ Tết cố truyền vì theo lịch Trung Quốc: Suy nghĩ thiển cận!

(VietQ.vn) - Trước quan điểm nên ăn Tết ta theo Tết dương vì suy cho cùng, tết nguyên đán bấy lâu vẫn theo lịch Trung Quốc, đại diện ngành văn hóa nhận định đó là lối suy nghĩ thiển cận.

Xung quanh tranh luận nên gộp tết ta vào tết tây, ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), đã có cuộc trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam.

Gần đây, nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình nên gộp kỳ nghỉ Tết ta vào Tết tây cho phù hợp với thời buổi hội nhập kinh tế. Ý kiến của ông về đề xuất này?

Có lẽ đây chỉ là quan điểm của một bộ phận nhỏ chứ không phải đại diện cho ý trí của cả dâ tộc. Không chỉ riêng tôi mà  đại bộ phận nhân dân đều không đồng tình quan điểm nhập 2 Tết tây với Tết ta là một. Tôi cũng khẳng định từ trước tới nay, ngành văn hóa cũng chưa bao giờ đặt ra vấn đề này, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vẫn duy trì tết cổ truyền như nét đẹp của bản sắc văn hóa  bởi những yếu tổ sau:

Thực tế  người Việt nói riêng cũng như người phương Đông khởi nguồn của họ là cư dân nông nghiệp lúa nước. Cùng với lao động sản xuất, cuộc đời của họ gắn liền với nông lịch (lịch âm) . Chính vì thế nghi lễ của vòng đời con người  từ ma chay, cưới xin tới giỗ chạp, rồi những dấu ấn sinh lão bệnh tử....tất cả đều gắn với nông  lịch. Vòng thời gian theo tiết trời xuân-hạ-thu-đông đã  ăn sâu vào tiềm thức của người phương Đông, trở thành nét văn hóa đặc trưng. Trong khi đó Lịch Tây được sử dụng khi chủ nghĩa thực dân xâm nhập, đánh dấu chu kỳ sản xuất công nghiệp nên không thể gắn bó với người dân Việt như lịch âm được.

Ông Vương Duy Bảo, Cục Phó Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VH-TT&DL)

Tết Nguyên đán cũng là mốc thời gian vô cùng quan trọng đánh giá thành quả một năm lao động sản xuất, một năm trưởng thành của con người về cả trí tuệ lẫn thể xác, một năm để gặp mặt sum họp gia đình. Đây còn  là dịp thể hiện đạo lý người Việt, uống nước nhớ nguồn, gia đình đoàn tụ hạnh phúc. Giữa những nếp nghĩ, quan niệm truyền đời như vậy, không thể nào áp đặt thay đổi nét  bản sắc văn hóa đặc trưng được .....

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên xác định lại bản sắc văn hóa Việt khi Tết cổ truyền của ta là theo lịch Trung Quốc...

Nói như thế thể hiện lối suy nghĩ thiển cận....Chúng ta không nên lồng nhãn quan chính trị vào bản sắc văn hóa. Văn minh Trung Quốc được cả thế giới công nhận là nền văn minh của nhân loại. Văn hóa là sự giao thoa và tiếp biến, chúng ta mở cửa hội nhập tiếp thu văn minh tiên tiến của nhân loại làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam. Mặt khác,  cách nói như trên cũng đi trái với quan điểm lịch sử. Nhìn lại lịch sử hình thành mảnh đất phía nam các nước dọc bờ biển Đông, đều thuộc nhóm Bách việt, xa xưa là một, chỉ tới khi xã hội phân chia giai cấp mới xuất hiện quốc gia, lãnh thổ có cương vực địa giới...

Tết Nguyên đán là dịp thể hiện đạo lý người Việt, uống nước nhớ nguồn, gia đình đoàn tụ hạnh phúc...(ảnh minh họa)

Nói về hội nhập, không chỉ có văn hóa mà cả về mặt kinh tế, phải chăng ta cũng nên để tâm tới bạn hàng nước ngoài, khi chúng ta nghỉ tết nguyên đán thì họ vẫn làm việc bình thường?

Đó chỉ là cách đặt vấn đề một chiều. Tại sao ta không hỏi người Tây được nghỉ  từ noel tới tết dương lịch mà  chúng ta cũng phải chấp nhận?  Tại sao họ không theo mình, và tại sao mình lại  phải theo họ?

Đã là văn hóa thì phải được đối xử bình đẳng. Quan điểm của Đảng đã khẳng định Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, và một khi  là bạn thì phải xòng phẳng . Việc chúng ta trân trọng giữ gìn bản sắc văn hóa của mình chính là thể hiện ý thức tự hào dân tộc, về nét đẹp văn hóa truyền thống mà những nước khác không có...

Cho đến nay chỉ còn Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam còn duy trì  Tết âm lịch, các nước khác ở châu Á hiện đã gộp 2 tết là một, ông nghĩ sao?

Không nên đặt nặng vấn đề này. Tôi xin mượn lời của chính một vị tiến sĩ người Mỹ sang nghiên cứu văn hóa tại Việt Nam : "Trong thời đại ngày nay, nếu một dân tộc không hiểu biết về mình, dân tộc đó  sẽ sớm bị diệt vong". Điều này cũng có nghĩa nếu mình không có bản sắc dân tộc không hiểu về văn hóa của mình thì  cũng khó có vị thể để tồn tại.

Nhân đây, tôi cũng muốn nhắc lại thời khắc giao thừa tới nay vẫn được coi là thời khắc thiêng liêng của cả dân tộc. Dù ai có đi xa cũng không thể quê cảm giác trong đêm giao thừa được hít hà không khí năm mới ùa vào trong nhà, cùng với hình ảnh con cháu quây quần dưới bàn thờ tổ tiên … Chỉ từng đó thôi cũng đủ  gắn kết người Việt dù đang ở bất kỳ nơi đâu. Cũng nhờ tới thời khắc thiêng liêng ấy mà hàng triệu người Việt xa xứ vẫn nhớ về cội nguồn tổ tiên, về dân tộc....

Xin cám ơn ông!

Hoàng Vũ (thực hiện



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 475 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 405 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 367 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 344 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 341 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 292 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 250 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.