Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24720712

 
Khoa học kỹ thuật 29.03.2024 01:07
Người Việt chống Trung Quốc khắp thế giới, tẩy chay hàng hóa TQ, phố Tàu trong khi Quốc hội bù nhìn CSVN khuyến cáo người Việt hải ngoại giữ hòa hiếu ới đồng bào TQ
27.06.2014 03:25

protest-at-china-embassy-305.jpg

Người Việt biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC hồi đầu tháng 6 năm 2014.
RFA

Sau cuộc gặp gỡ chính thức giữa đại diện lãnh đạo VN và Trung Quốc để giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN hôm 18/6, người Việt trong và ngoài nước bày tỏ sự thất vọng với Chính phủ Hà Nội cũng như đẩy mạnh các hành động tự phát để thể hiện tinh thần chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông.

Thắng lợi ngoại giao?

Hai ngày sau cuộc gặp gỡ giữa đại diện cấp cao của VN và ông Dương Khiết Trì-Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc tại Hà Nội, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã VN rằng Trung Quốc đã đơn phương vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa 2 nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển cũng như vi phạm luật pháp quốc tế; nói thêm rằng Đảng, Nhà nước và nhân dân VN kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm.

Tuy nhiên, trong cùng ngày 20/6, truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi của ông Dương Khiết Trì đến VN là một thắng lợi ngoại giao lẫn thắng lợi tinh thần. Tờ The Diplomat trích dẫn tờ Hoàn Cầu của Hoa Lục viết về cuộc gặp gỡ hôm 18/6 với câu chữ “Trung Quốc thúc giục ‘đứa con hoang đàng hãy trở về nhà’”. Thông điệp truyền thông Trung Quốc gửi đi là VN nên đáp ứng một cách đúng đắn với những đề nghị của Trung Quốc bằng cách chấm dứt quấy rối và phản kháng với giàn khoan HD 981.

Khi Trung Quốc xâm lược cảm nhận được đúng tinh thần bất khuất của người Việt thì nó sẽ nản chí thôi, tức là đến hơi thở cuối cùng thì người Việt vẫn cứ chống. 
-Anh Tuyến

Trong khi không một đại diện nào của Chính phủ VN lên tiếng về giọng điệu của truyền thông Trung Quốc về cuộc hội đàm chính thức giữa đại diện 2 quốc gia thì người Việt trong và ngoài nước bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động “vừa ăn cướp vừa la làng’ của người hàng xóm xấu bụng nhưng là đồng chí “4 tốt-16 chữ vàng” của Đảng CSVN.

Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 hôm mùng 2/5 cho đến nay, người Việt trong và ngoài nước đã và đang lên tiếng mạnh mẽ để chống trả hành động ngang tàng của Trung Quốc ở biển Đông. Cộng đồng người Việt hải ngoại biểu tình khắp nơi ở các nước họ định cư. Nhiều người dân trong nước dù không được biểu tình ôn hòa sau cuộc bạo động ở Bình Dương và Hà Tĩnh, họ thể hiện tinh thần chống đối Bắc Kinh bằng cách ký tên vào các tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược lãnh thổ VN và yêu cầu Nhà nước VN kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Có người đã chọn cách biến mình thành ngọn đuốc như bà Lê Thị Tuyết Mai đã tự thiêu tại Sài Gòn hôm 23/5 và ông Hoàng Thu vừa tự thiêu hôm 20/6 tại Bang Florida, Hoa Kỳ.

Vào ngày 22/6, anh Đinh Quang Tuyến một mình cầm biểu ngữ “Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc” tại khu vực Nhà thờ Đức Bà. Anh Tuyến hô to “Đả đảo Trung Quốc Xâm lược” thì bị công an đến xiết cổ và bị đưa lên xe chở về tạm giữ ở phường Bến Nghé. Trao đổi với Hòa Ái, anh Tuyến cho biết động cơ khiến anh đơn độc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc:

976260_DSC_0304-305.jpg
Hàng ngàn công nhân ở Đồng Nai xuống đường phản đối Trung Quốc hôm 13/5/2014.

“Đó là xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự thất vọng đối với Chính phủ. Bây giờ nhân dân làm và mình sẽ làm, 1 người cũng làm”.

Hành động đơn phương thể hiện tinh thần yêu nước của mình khiến anh Tuyến bị câu lưu hơn 5 giờ đồng hồ. Dù được công an giải thích hành động biểu tình ôn hòa của mình là gây rối trật tự nhưng anh Tuyến quả quyết sẽ có rất nhiều người trong số 90 triệu dân ở trong nước VN hành động giống như anh. Anh Tuyến lập luận tinh thần yêu nước của người Việt như anh hùng Nguyễn Trung Trực đã tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" thì chỉ khi nào Trung Quốc nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người VN chống Trung Quốc. Anh Tuyến nói:

“Trong cái rổ trứng ấp thì có 1 con nở ra, thấy có 1 con thôi nhưng phải hiểu rằng là có rất nhiều con sắp nở. Dĩ nhiên gà mẹ có ấp thì trứng sẽ nở thôi. Cái trứng này nở trước, cái trứng kia nở sau, rồi tất cả các con gà con đều sẽ nở và sẽ lên tiếng gáy. Khi Trung Quốc xâm lược cảm nhận được đúng tinh thần bất khuất của người Việt thì nó sẽ nản chí thôi, tức là đến hơi thở cuối cùng thì người Việt vẫn cứ chống”.

Gây tiếng vang cho thế giới

Có phải những hành động tự phát thể hiện tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm phương Bắc trong suốt chiều dài lịch sử 4.000 năm qua như của bà Lê Thị Tuyết Mai, của ông Hoàng Thu hay của anh Tuyến là đơn độc hay thực sự lan tỏa đến tâm hồn của mỗi người con đất Việt? Từ Úc, cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một trong những người phát động chiến dịch "Selfie for Vietnam" qua hình thức chụp hình mỗi gương mặt với biển hiệu “ChinagetoutofVietnam”, cho biết tất cả các bức hình khắp năm châu gửi về được đăng tải qua trang mạng xã hội như Facebook, Youtube để gây một tiếng vang cho thế giới về tinh thần đoàn kết chống Trung Quốc của người VN. Cô Thanh Nhàn chia sẻ:

Hành động chụp hình này chỉ là một trong những phương thức thúc đẩy sự đoàn kết của mọi người và gây nên tiếng vang tất cả người VN đều đoàn kết trong việc chống Trung Quốc. 
-Cô Thanh Nhàn

“Tôi nghĩ những hình ảnh này chắc chắn không thể nào đem giàn khoan ra khỏi bờ biển của VN được nhưng quan trọng một trong những mục đích chính là thúc đẩy sự đoàn kết của những người trẻ ở khắp năm châu, ai cũng có thể tham gia được hết. Đó là tinh thần đoàn kết mà những người Cộng Sản VN và Trung Quốc, họ đều sợ sự đoàn kết của tất cả người Việt ở năm châu. Hành động chụp hình này chỉ là một trong những phương thức thúc đẩy sự đoàn kết của mọi người và gây nên tiếng vang tất cả người VN đều đoàn kết trong việc chống Trung Quốc qua xâm lược VN”.

Ở trong nước, lên tiếng với báo giới, Anh hùng quân đội Nhân dân VN, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng lâu lắm mới thấy được lòng dân thể hiện tình yêu đối với biển đảo quê hương như thế. Thiếu tướng họ Lê khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì con đường đấu tranh hòa bình, không bao giờ chủ động tấn công Trung Quốc trước. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh bản thân ông cùng với 4 triệu cựu chiến binh sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước một khi Trung Quốc gây hấn bằng võ lực. Kiến trúc sư Trần Thanh Vân ở Hà Nội kể lại ghi nhận này với đài RFA sau khi tham dự cuộc hội đàm về tình hình biển Đông do Trung tâm Minh Triết Việt tổ chức, có sự tham dự của Thiếu tướng Lê Mã Lương:

“Thiếu tướng- Anh hùng quân đội Lê Mã Lương đến và có nói rằng hiện nay có 4 triệu cựu chiến binh sẵn sàng xông ra mặt trận bất cứ lúc nào, và quân đội sẽ theo họ chứ không theo ông Phùng Quang Thanh. Dân mạnh lắm”.

Qua những hành động thực tiễn của mỗi cá nhân hay một tập thể ở trong và ngoài nước cho thấy người Việt sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Và câu hỏi đặt ra liệu Chính phủ VN có đứng cùng chiến tuyến với người Việt hay chăng?



Mũi tên thứ ba của Thủ Tướng Abe 
Wednesday, June 25, 2014 2:40:40 PM
Ðưa Nhật qua ải bằng cải cách sâu xa
Hùng Tâm/Người Việt
     Trong khi giới hâm mộ túc cầu theo dõi một trận ở bảng C rất mờ nhạt của giải FIFA 2014, và lơ đãng nhìn đội tuyển Nhật phơi áo ra về sau khi bị Colombia đè bẹp với tỷ số 4-1, thì giới kinh tế tài chánh và an ninh quốc tế gọi nhau về cuộc họp báo hôm Thứ Ba 24 của thủ tướng Nhật. Ông Shinzo Abe ra quân lần thứ ba khi thông báo kế hoạch cải cách nhiều người trông đợi.
     “Hồ Sơ Người Việt” sẽ tìm hiểu về kế hoạch đó, vì nó liên quan tới biển Ðông...
     Cẩm nang của Abe.
     Từ hơn hai chục năm nay, cường quốc kinh tế Nhật là “con bệnh của Châu Á,” khi kinh tế sa sút sau vụ bể bóng đầu tư vào năm 1990. Kể từ đó, sản lượng Nhật lặng lờ tuột dốc, chính khách đổi ngôi thủ tướng như đèn kéo quân. Trong hai chục năm, Nhật có 15 thủ tướng và kinh tế suy trầm mất bảy lần.
     Bên cạnh một cường quốc đang lên là Trung Cộng thì đấy là một vấn đề, được ghi đậm vào năm 2010 khi sản lượng kinh tế Trung Quốc chính thức vượt Nhật và đưa Trung Quốc lên hạng hai thế giới sau Hoa Kỳ. Cùng đà tăng trưởng, Trung Cộng bành trướng về quân sự ra biển Ðông và xô lệch trật tự tại miền Tây của biển Thái Bình khi đe dọa an ninh Nhật Bản.
     Ðấy cũng là lúc Nhật gặp tai họa, trận động đất Tohoku vào ngày 11 Tháng Ba năm 2011 kéo theo sóng thần làm tê liệt hệ thống điện năng khi các lò nguyên tử bị hư hại và thế giới báo động về phóng xạ Nhật... Họa vô đơn chí vì Nhật thiếu năng lượng, phải nhập dầu thô, khí đốt và than đá và cố tự túc một phần bằng nhà máy hạch tâm dù là quốc gia duy nhất trên Ðịa Cầu đã ăn bom nguyên tử.
     Ðấy là lúc Shinzo Abe tái xuất hiện. Ông “tái xuất hiện” vì từng làm thủ tướng vào năm 2006 rồi đột ngột từ chức sau có một năm cầm quyền.
     Lần này, ông tổng hợp lại kinh nghiệm về những vấn đề của Nhật và đưa ra một chương trình tranh cử có nội dung cải cách triệt để. Ðảng Tự Do Dân Chủ LDP của ông thắng lớn tại Hạ Viện vào Tháng Mười Hai năm 2012, đưa ông lên làm thủ tướng, rồi tiếp tục thắng nữa tại Thượng Viện vào Tháng Bảy năm sau. Nhờ vậy, Abe hy vọng cầm quyền cho tới 2016 để đưa Nhật qua ải.
     Thủ Tướng Abe lập nội các mới và mời chuyên gia ngân hàng có cái nhìn quốc tế là Haruhiko Kuroda (chủ tịch Ngân Hàng Phát Triển Á Châu) về làm thống đốc Ngân Hàng Trung Ương. Ông đề nghị kế hoạch cải cách sâu rộng, kế hoạch được quốc tế tặng cho hỗn danh là “Abenomics,” gồm có ba bước như ba mũi tên.
     Cẩm nang ba mũi của Shinzo Abe gồm những biện pháp thuế vụ và tiền tệ cổ điển, nhưng táo bạo về số lượng, để kích thích sản xuất. Mũi tên thứ ba có tính chất định phẩm hơn định lượng vì nhắm vào việc cải cách cơ chế kinh tế và xã hội cho nên có nội dung rõ ràng là chính trị. Sau hơn một năm thực hiện hai bước đầu, hôm Thứ Ba vừa qua, ông Abe nói rõ hơn về bước thứ ba.
     Chuyện ấy hiển nhiên quan trọng hơn trận đá tranh giải FIFA. Và lấp ló cho thấy mũi tên thứ tư, là sức mạnh quân sự Nhật Bản.
     Những tử huyệt Nhật Bản.
     Nước Nhật có loại vấn đề sinh tử sau đây mà ai quan tâm đến an ninh Ðông Á đều nên biết.
     Là quốc gia quần đảo - với bốn đảo lớn và nhiều chuỗi đảo nhỏ - ở cõi Viễn Ðông, cực Ðông và gần như cực Bắc của đại lục địa Âu Á, vùng Tây Bắc lạnh lẽo của Thái Bình Dương, Nhật là một nước nghèo vì thiếu tài nguyên thiên nhiên. Nhật Bản phải sống trong một thế giới mở, xuất cảng ra ngoài để nhập cảng nguyên nhiên vật liệu cho kinh tế. Và kiểm soát được luồng giao lưu đó.
     Lãnh thổ bên trong lại bị chia cắt bởi núi cao, vực sâu và biển cả, nên có nhiều khu vực biệt lập là vài bình nguyên có thể canh tác được. Tình trạng biệt lập bên trong giải thích nhu cầu thống nhất hệ thống quyền lực trung ương, là chuyện ngàn đời. Và giải thích bài toán phân phối điện năng, là chuyện ngắn hạn mà rất hiện đại của ông Abe...
     Với địa dư khắc nghiệt, dân Nhật có nét văn hóa bi thảm mà anh hùng. Họ tự nghĩ rằng phải là bậc siêu hạng thì mới muốn làm người Nhật và duy trì tình trạng thuần chủng bằng chánh sách hạn chế di dân từ bên ngoài vào. Ở bên trong thì sống với tinh thần “rau cháo có nhau.” Họ thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm rất nhiều và cho chính phủ vay tiền duy trì chế độ bao cấp. Trong các nền kinh tế lớn của thế giới, Nhật là quốc gia mắc nợ nhiều nhất mà không thấy sợ vì là chính phủ nợ dân! Còn dân thì không thù chính phủ...
     Cũng về kinh tế, tình liên đới khiến dân Nhật chấp nhận hy sinh cho đồng bào dẫn tới chính sách bảo hộ mậu dịch (protectionism) và bảo vệ lao động. Hạn chế xuất nhập cảng thực phẩm và chịu ăn gạo đắt để giữ mức sống cho nông gia là một chân lý khiến nông gia Nhật trở thành thế lực chính trị. Duy trì chế độ lao động cứng ngắc để người nào cũng có việc làm khiến hệ thống sản xuất bị lệch lạc. Vấn đề lao động này còn đụng vào bức vách của chủ trương hạn chế di dân.
     Với đà tiến hóa của xã hội, nhà nhà đều ít con hơn làm xã hội Nhật bị lão hóa, là khi tỷ trọng cao niên gia tăng và số lao động sút giảm trong khi di dân vẫn bị giới hạn. Với đặc tính văn hóa còn trọng nam khinh nữ, phụ nữ Nhật khó tham gia thị trường lao động. Giàu kiến thức mà ở nhà dạy dỗ con cái, họ đóng góp rất nhiều cho việc nâng cao dân trí, mà chưa thể đóng góp nhiều hơn cho sản xuất kinh tế của một xã hội bị lão hóa.
     Khi Thủ Tướng Abe kêu gọi cải cách văn hóa để phụ nữ tham gia thị trường lao động dễ dàng hơn, ông giải quyết được bài toán lao động trong ngắn hạn, mà lại đụng vào bài toán dân số hay nhân khẩu trong trường kỳ.
     Sinh suất trung bình của phụ nữ Nhật ngày nay là 1.43 (trung bình thì một phụ nữ sinh được 1.43 con trong quãng đời sinh đẻ), vẫn quá thấp so với chỉ số tối thiểu là 2.1 để dân số khỏi giảm. Nếu họ lại được đi làm thì sinh suất trung bình còn giảm nữa. Tức là dân số Nhật sẽ còn co cụm nếu xã hội không nhận thêm di dân, hoặc ráp thêm robots...
     Ngần ấy tử huyệt của Nhật Bản vẫn chưa bằng một nguy cơ mới, về an ninh.
     Sau khi cải cách từ năm 1868 và bành trướng trong nửa thế kỷ, năm 1945, Nhật bị Mỹ đánh bại và giải giới với bản Hiến Pháp không cho Nhật Bản có quân đội mà chỉ được lập ra Lực Lượng Tự Vệ (Self Defense Force). Trong thời Chiến Tranh Lạnh, Nhật trở thành siêu cường kinh tế được Hoa Kỳ bảo vệ trước mối nguy Liên Xô và Trung Cộng mà hết khả năng tác động bằng quân sự để bảo vệ quyền lợi như nhiều cường quốc thông thường.
     Từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc năm 1991, Nhật lại trôi vào 20 năm lụn bại, còn Trung Cộng nổi lên thành một thế lực kinh tế và quân sự ngoài khơi Nhật Bản. Sau hai lần đánh bại Trung Quốc, lại còn chiếm đất Tầu từ năm 1937 đến 1945, Nhật không yên tâm trước chuyển động mới.
     Ðấy là chuyện ngày nay.
     Mũi tên cải cách như lưỡi dao mổ.
     Thế giới bên ngoài rất quan tâm đến mũi tên thứ ba của Thủ Tướng Shinzo Abe.
Mũi tên đầu là biện pháp kích thích kinh tế bằng cách ào ạt bơm tiền (và mua vào trái phiếu) còn nhiều hơn Hoa Kỳ nếu so với sản lượng kinh tế của hai nước, và đáng chú ý vì báo trước tiêu chí bất thường là “cho tới khi lạm phát lên tới 2%.” Diễn giải theo lối thông tục thì chính quyền thúc giục thiên hạ tung tiền, người dân tiêu thụ nhiều hơn và doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn, trước khi đồng tiền mất giá vì lạm phát.
     Biện pháp đó cũng làm đồng Yen mất giá khiến hàng Nhật dễ bán hơn vì rẻ hơn nên thiên hạ mới gọi chính sách kinh tế Abenomics là phá giá đồng bạc để cứu nguy kinh tế và gây khó cho xứ khác.
     Song song, mũi tên thuế khóa cũng nhắm vào việc tăng thuế và cải cách cơ chế kinh doanh để tạo thế cạnh tranh. Kết quả là sự phấn khởi trên doanh trường và tới cuối năm ngoái, chỉ số cổ phiếu Nikkei 225 tăng được gần 50%.
     Chúng ta nên chú ý tới chỉ số này như một tiêu biểu của sự thịnh suy Nhật Bản.
     Thời Nhật cực thịnh, khi học giả Mỹ báo động là Nhật sẽ vượt qua và làm chủ nước Mỹ, chỉ số Nikkei lên tới 40,000 (bốn vạn) vào cuối năm 1989. Sau đó, khi thế giới còn ngó vào bức tường Bá Linh bị sụp thì Nhật trôi vào khủng hoảng, chỉ số Nikkei mất giá phân nửa (mất hai vạn, còn 20,000), và phân nửa (còn một vạn) rồi một phần tư nữa, chỉ còn khoảng bảy ngàn rưởi khi thế giới bị Tổng Suy Trầm 2008-2009! Từ đó, chỉ số Nikkei có tăng lại chút đỉnh. Thành tích Abe là nâng được chỉ số Nikkei gần 50%, từ hơn 10 ngàn lên quá 16 ngàn. Rồi từ đầu năm nay, chỉ số Nikkei lại sụt mất 12%.
     Trong viễn ảnh dài là từ đỉnh cao bốn vạn sụt tới đáy là bảy ngàn rưởi, lên lại đỉnh một vạn sáu và nay lại hụt hơi!
     Trong khi đó, việc phá giá đồng Yen không đẩy xuất cảng như dự tính mà còn làm hóa đơn nhập cảng thêm đắt. Việc thuyết phục dư luận về sự an toàn của năng lượng hạch tâm (nuclear) cũng chậm có kết quả. So với trước khi có thiên tai Tohoku thì mới chỉ phân nửa trong số 54 nhà máy điện năng là tái hoạt động.   Trong khi đó, việc cải cách mạng lưới điện năng cũng chưa tiến triển...
     Vì mũi tên cải cách bắn ra từ cuối năm 2012 đang bay hết đà, Thủ Tướng Abe mới phóng lại mũi tên thứ ba, một kế hoạch cải cách sắc bén như lưỡi dao mổ.
Ông quyết liệt thúc đầy sản xuất qua việc giảm thuế và giản chánh - giản lược chánh sách luật lệ - trong ba khu vực nhân dụng, canh nông và bảo dưỡng y tế. Không chỉ nói đến tăng trưởng, ông còn muốn phát triển nước Nhật khi đòi phá vỡ hệ thống bảo hộ và bao cấp, kể cả cái khuôn văn hóa cứ hạn chế khả năng đóng góp của phụ nữ. Ông đụng vào những thế lực xã hội và chính trị đã có từ nhiều thập niên, thậm chí từ cả trăm năm.
     Quan trọng nhất, Shinzo Abe còn cho biết rằng Nhật có thể là nền kinh tế thứ ba của thế giới, mà không chịu là cường quốc hạng ba. Nghĩa là Nhật Bản sẽ gia tăng sức mạnh quân sự, để bảo vệ các đồng minh của nước Nhật!
     Kết luận ở đây là gì?
     Năm 2012 đánh dấu sự chuyển hóa lãnh đạo của Trung Cộng với Ðại hội 18 và Chủ Tịch Tập Cận Bình, rồi của Nhật Bản với sự xuất hiện của Thủ Tướng Shinzo Abe. Cả hai đều cố sức cải tổ để tìm ra một không gian khác.
     Việc thi đua cải cách, nhanh hay chậm, thành hay bại, sẽ báo hiệu sự lạ, hay sự biến, khi mà hai không gian đó trùng lấp lên nhau, ở ngoài Ðông Hải...
Trong khi đó, Hà Nội làm gì, ngoài cái thuật móc túi Nhật và thần phục Tầu?

NGỠ RẰNG QUÂN TỬ NHẤT NGÔN…
Lão Móc-     

Các vị cầm bút nữ lưu có những cách ví von hết sức chết người. Nhiều năm trước đây, nhà văn Dương Thu Hương, kẻ đã “ngồi bệch xuống đất để tranh đấu cho nhân tôi” đã ví von cái bản mặt của tên Tướng Công An VC Dương Thông “giống bộ phận sinh dục của một con ngựa cái”. Từ thành phố Paris hoa lệ, bà nhà văn này đã từng tuyên bố sẽ về nước để… “ỉa vào mặt bọn cầm quyền cộng sản”.

Một bà nhà văn khác là bà Trần Khải Thanh Thủy thì lại làm thơ “ca tụng” tài nghệ thần sầu của “Bác Hồ:

“Gió mùa Thu Bác ru em ngủ 
Em ngủ rồi, Bác… ụ thâu đêm”. 
 
Một vị nữ lưu vừa cầm bút vừa hoạt động cộng đồng tại hải ngoại là bà Tôn Nữ Hoàng Hoa (TNHH) thì lại ưa làm những chuyện rắn mắc nếu không muốn nói là quá quắt. 

Năm 2013, bà này đã “nhổ râu” ông Tiến sĩ Lê Thiện Ngọ khi này tuyên bố: “Bây giờ không còn Quốc, Cộng gì nữa cả” và kêu gọi Hoa Kỳ ủng hộ Việt Cộng chống Trung Cộng. 

Tháng 6 năm nay, bà TNHH lại đưa tay “bóp… họng” ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (NNB).
Qua bài viết “Từ Trịnh Công Sơn, Tố Hữu đến giáo sư Nguyễn Ngọc Bích”, bà TNHH kết luận:

“…Ấy thế mà Thi nô của Hồ tặc lại được giáo sư NNB trân trọng dịch thơ Tố Hữu để truyền bá trong các thư viện Hoa Kỳ. 
Ông NNB vừa muốn làm đại diện VNCH, vừa lại là một dịch giả thơ của một tên VC thi nô Tố Hữu đã từng là Bí thư của Ban Chấp Hành đảng CSVN? Không biết những cái lấp lửng này  có lợi cho ai? VNCH hay VC? 
Đại diện VNCH là hành động của người quân tử nhưng dịch thơ của tên Tố Hữu, Bí thư Trung ương đảng CSVN thì lại là kẻ tiêu nhân. Ông NNB đang đứng giữa con đường quân tử và tiểu nhân thì đây chính là con đường ngụy quân tử”. 

Theo Lão Móc (LM), thì ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích chẳng là “cái bể dâu gì” trong chuyện mà bà TNHH viết là: “Ông NNB đang đứng giữa con đường quân tử và tiểu nhân thì đây chính là con đường ngụy quân tử”. 

Dịch thơ của Tố Hữu - tên cai thầu văn nghệ của một nền văn chương cũi sắt - để truyền bá trong các thư viện Hoa Kỳ là việc làm của những kẻ “ăn cơm Cờ Hoa, thờ ma Cờ Đỏ”! 

Tên cai thầu văn nghệ Tố Hữu là kẻ đã cầm đầu việc trừng trị, đày ải, hạ bệ những trí thức yêu nước như Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang… trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (xin bài viết “Trần Đức Thảo, người trí thức lầm đường” đính kèm dưới bài viết này).   

Thực ra cũng không nên ngạc nhiên về chuyện giáo sư NNB dịch thơ Tố Hữu, tác giả của những câu thơ:

“Yêu biết mấy khi con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin 
 
Thương cha, thương mẹ, thương chồng 
Thương mình, thương một, thương ông, thương mười…” 

những câu thơ nô dịch làm ô nhục đất nước Việt Nam là một đất nước có trên 4 ngàn năm văn hiến.

Theo quyển bút ký “Cái Nghiệp Văn Báo” của Sơn Tùng thì:

“… Ngày 22-3-2001, các thành viên Ban Chấp Hành Văn Bút Quốc Tế ở London nhận được bức thư dài 5 trang mang chữ ký của 11 người: Đặng Văn Nhâm (Đan Mạch), Hà Lan Phương (Paris), Trương Anh Thụy (Wash. DC), Hồ Trường An (troyes), Huỳnh Tâm (Paris), Tùng Vân (Genève), Từ Ngọc Phong (Hamburg), Nguyên Nghĩa (Toronto), Phú Hữu (San José), Nguyễn Ngọc Bích (Wash. DC), Nguyễn Tường Tứ (Toronto). 
Cũng như nội dung bài viết bằng tiếng Việt  ngày 14-3-2001của ông NNB, thư này đã trình bày sai sự thật hay bóp méo những diễn tiến của cuộc khủng hoảng nội bộ VNVNHN hơn 5 năm (1995-2001), và mạnh mẽ buộc tội ông Terry Carlbom “đã thiên vị một bên trong cuộc tranh chấp, giẫm đạp lên quyền tự trị của VBVNHN bằng đôi giày ống của ông ta giống như Quốc Xã”. 
 
Ngày 30-3-2001, ông Terry Carlbom đã gửi một bức thư ngắn cho ông Đặng văn Nhâm và những người cùng đứng tên trong thư ngày 22-3-2001, cho biết Đại Hội Tái Lập VNVBHN ngày 24-3-2001 tại Vùng Hoa Thịnh Đốn đã diễn ra theo thủ tục công bằng và trong sang, và VBQT đã đề nghị Đại Hội Đồng VBQT sắp tới tái phục hoạt VBVNHN. Sau đó, ông Terry Carlbom nói rằng so sánh việc làm của ông ta với Quốc Xã là những ngôn từ trái ngược với Hiến Chương VBQT, và hoàn toàn không thể chấp nhận được trong một cuộc đối thoại giữa hội viên Văn Bút. Ông ta kết luận rằng những người đứng tên dưới bức thư ngày 22-3 không còn được xem là hội viên Văn Bút nữa, v àbị cấm chỉ sử dụng danh nghĩa Văn Bút hay dung các ấn chỉ có thể hiểu lầm là có lien hệ tới VBQT. 
Nói cách khác, đây là một hình thức khai trừ 11 người ấy ra h khỏi Văn Bút. 
 
… Trong lịch sử 80 năm của Văn Bút Quốc Tế, có lẽ đây là lần đầu tiên có những hội viên bị trục xuất vì lý do vi phạm Hiến Chương, sử dụng ngôn từ kém văn hóa mà những người ấy lại là dân VN thường tự hào có bốn ngàn năm văn hiến. Đặng văn Nhâm và 10 người tự nhận là ‘những người cầm bút chân chính và có giá trị’ đã lập thành tích là ‘những người Việt Nam đầu tiên bị trục xuất ra khỏi Văn Bút Quốc Tế”. 
(Cái nghiệp Văn Báo - trang 96,97, 98). 

Giáo sư NNB được coi như người viết lá thư “lịch sử” để được là 1 trong 11 người VN đầu tiên sau 80 năm hoạt động “đã bị trục xuất vì lý do vi phạm Hiến Chương và sử dụng ngôn từ kém văn hoá”!

Ông bà ta có câu: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Chuyện dịch giả “bể dâu” Nguyễn Ngọc Bích dịch thơ của “tên đao phủ văn hóa” Tố Hữu thì nó cũng giống như chuyện mấy tên phản chiến Mỹ viết tự truyện “Khi Trời Đất Đổi Chỗ” cho mụ nữ du kích Lệ Lý Hayslip để tuyên truyền cho VC trong các trường Trung học Hoa Kỳ!   

Chuyện mà bà TNHH bảo rằng “giáo sư NNB đại diện cho Việt Nam Cộng Hoà là hành động của người quân tử” là chuyện cần xét lại. Ông giáo sư NNB “có chức” Thủ Tướng Chính Phủ VNCH Lâm Thời là do ông “Lã Bất Vi tân thời” Hồ Văn Sinh phong cho. 

Trước kia “ông nhạc sĩ buôn Vua” này phong chức này cho ông cựu Tướng Lý Tòng Bá. Mai kia, mốt nọ nếu “ông Thủ Tướng Bể Dâu” NNB làm chuyện gì phật lòng “ông buôn Vua” HVS, ông này lấy lại chức này “ban” cho người khác rồi “ông Thủ Tướng Bể Dâu” NNB ăn nói làm sao với đồng bào hải ngoại?

Mới đây thấy có bài viết “Bản tin nóng hổi về phản biện của Việt Nam Cộng Hoà” ký tên Tâm Việt ca tụng cái gọi là “Ủy Ban Chính Phủ Lâm Thời” của “ông Thủ Tướng Bể Dâu” NNB đã phản biện Trung Cộng về chuyện giàn khoan HD 981 quá cỡ mộc. Trên diễn đàn thấy có người tố cáo ông giáo sư NNB đã làm chuyện “mẹ hát con khen” vì Tâm Việt là bút hiệu của ông giáo sư NNB! 

Rốt cuộc, xem ra chuyện ông giáo sư NNB “đang đứng giữa con đường quân tử và tiểu nhân”tức là “con đường ngụy quân tử” – theo cách nói của bà TNHH cũng vẫn chưa diễn đạt được những việc làm có hại cho những người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại của ông giáo sư NNB và bọn trí thức thiên tả! 

Theo LM thì đây là loại người:

“Ngỡ rằng quân tử nhất ngôn 
Ngờ đâu quân tử sờ l. hai tay!” 
 
Bọn quân tử… hai tay này đang nhan nhãn ở hải ngoại. 


  • -PHỤ BẢN: TRẦN ĐỨC THẢO, NGƯỜI TRÍ THỨC LẦM ĐƯỜNG!

Cách đây 21 năm, ngày 28-4-1993, trước linh cửu của giáo sư Trần Đức Thảo, Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ của Hà Nội tại Paris đã đọc một thông báo vừa được Hà Nội gửi qua, nguyên văn như sau:

“Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tổng hợp cùng di quyến thương tiếc loan tin: Giáo sư Thạc sĩ Trần Đức Thảo sinh năm 1917 tại xã Phong Tháp, Từ Sơn, Hà Bắc, nguyên Đại diện Việt kiều tại Pháp, Ủy viên ban Liên viện Paris, thành viên ban Phụ trách Nghiên cứu Sử Địa, giáo sư trường Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyên viên cấp cao của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Huân chương Độc lập hạng nhì, đã nghỉ hưu, sau một thời gian lâm bệnh đã được Đại sứ nước ta tại Pháp tận tình chăm sóc, nhưng do tuổi cao bệnh nặng, đã từ trần vào lúc 8 giờ 10 phút, giờ Paris tại bệnh viện Broussais Paris, hưởng thọ 76 tuổi. Lễ hỏa táng tại Paris ngày 28-4-93, lễ truy điệu giáo sư Thạc sĩ Trần Đức Thảo được cử hành lúc 10 giờ ngày 28-4-93 tại giảng đường trường đại học Tổng hợp Hà Nội”. 

Giáo sư Trần Đức Thảo là một nhà Triết học nổi tiếng. Theo cuốn “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc”, học giả Hoàng Văn Chí kể rằng: Trần Đức Thảo là con cụ Trần Đức Tiến, một tiểu công chức tòng sự tại sở Bưu Điện Hà Nội. Lúc còn trẻ học ở Lycée Albert Sarraut ông tỏ ra hết sức thông minh. Các thầy dạy ông, nhất là giáo sư Ner đã phải kêu lên là không chấm nỗi bài của ông.  Ông đỗ Tú tài Pháp, ban Triết học năm 1935. Năm sau ông đỗ đầu trong kỳ thi vào Normale Supérieure ở bên Pháp. Sau đó ông đỗ Thạc sĩ Triết học và dạy ở Đại học Sorbonne.

Những tài liệu này có một vài chi tiết hơi khác với các nguồn tài liệu khác.

Lúc đầu ông theo chủ nghĩa Existentialisme của Jean Paul Sartre, nhưng từ năm 1946, ông thiên về chủ nghĩa Marx và gia nhập đảng Cộng sản Pháp. Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết: “Tôi là người nghiên cứu về chủ nghĩa Marx, tôi không phải là người Cộng sản, tôi không hề xin vào đảng Cộng sản Việt Nam”.

Nhưng có một điều chúng ta có thể khẳng định mà không sợ nhầm lẫn là: Trần Đức Thảo là một người yêu nước. Năm 1945, khi thực dân Pháp chuẩn bị trở lại Đông Dương, trong một cuộc họp báo, một ký giả Pháp đã hỏi ông:

“Nếu mai đây quân đội Pháp trở lại Đông Dương thì họ sẽ được dân chúng Đông Dương đón tiếp ra sao?” 

Ông đã trả lời không do dự: “Bằng những phát súng”.

Câu trả lời trên đã nói lên tâm tư của ông đối với đất nước, và đã trở thành hiện thực. Quân đội Pháp đã phải đối đầu với cuộc kháng chiến của toàn dân Việt Nam, mở đầu với những phát súng ngày 23-9-1945 tại Sàigòn.  

Nhưng cũng vì câu trả lời này mà ông và một số thân hữu đã bị chính quyền của De Gaulle bắt giam vào khám lớn La Santé trong ba tháng. Khi còn trong tù ông đã viết một bài báo nhan đề “Về vấn đề Đông Dương” gửi đăng trên tờ Les Temps Modernes, là một tờ báo chuyên về văn chương và triết học của phe tả (số ra tháng 2 năm 1946).

Đầu thập niên 50, dư luận đặc biệt chú ý tới 5 buổi tranh luận giữa Jean Paul Sartre và Trần Đức Thảo. Cuộc tranh luận giữa hai triết gia nổi tiếng này, đã được thỏa thuận trước là sẽ ghi lại và xuất bản, theo nguyên văn cuộc tranh luận giữa hai người. Nhưng cuộc tranh luận đã đi đến chỗ gay gắt vì những bất đồng ý kiến quá cách biệt giữa đôi bên. Việc xuất bản do đó bị ngưng lại và đưa đến việc thưa kiện giữa hai người.

Vụ thưa kiện đang được Toà án thụ lý thì Trần Đức Thảo quyết định về nước trực tiếp chống Pháp. Vì theo ông: “… Chiến tranh đã bùng nổ ngày càng căng thẳng… thế nên sau nhiều đêm suy nghĩ đắn đo, tôi quyết định bỏ hết để đi về”. Và ông đã về thật, bỏ hết quyền lợi vật chất và danh vọng. Những bạn bè thân thiết cho đây là một quyết định sai lầm, vì liệu một nhà nghiên cứu triết học sẽ làm được gì trong bưng biền kháng chiến vất vả và eo hẹp. Ông cũng đã nghĩ đến điều đó và ông tâm sự: “Nếu chuyến trở về này mà không làm được gì thì cuộc đời tôi kể như chết từ hôm nay”. 

Rồi ông rời Paris đi Prague, thủ đô Tiệp Khắc, qua Moscow, Bắc Kinh về Việt Bắc. Đó là thời điểm cuối năm 1951.
 

Và đây, Tô Hoài kể về những ngày đầu của nhà nghiên cứu Triết học Marxist Trần Đức Thảo ở Việt Bắc:

“… Trần Đức Thảo ở Pháp về Việt Bắc… Trần Đức Thảo còn viết cả bài quy định giai cấp tiểu thương, tiểu chủ cho các nhân vật Thúc Sinh, Mã Giám Sinh trong truyện Kiều. Trần Đức Thảo hồn nhiên, hăng hái bằng các sinh hoạt của anh lúc ấy. Thảo đem cho hết đồ Tây, Thảo mặc áo nâu, đi chân đất. Chúng tôi ngủ không màn, mặc dầu chúng tôi ở rừng đầu sông Lô, đêm đến muỗi nhiều như trấu. “Về muộn mà, tớ phải luyện tập gian khổ cho kịp với các cậu”. Trần Đức Thảo nói đứng đắn thế. Chẳng bao lâu, Thảo lăn đùng ra sốt rét xanh tái…” (Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai). 
 
Nhưng cũng trong lúc đó, ông cũng choáng váng trước “hiện thực Marxist” mà ông lần đầu tiên tiếp xúc. Trước hết, ông nhận ra rằng những người lãnh đạo ở Việt Bắc lúc ấy không coi ông là người trong tổ chức của họ. Ông được giao cho những công tác lặt vặt và trái chuyên môn. Qua năm 1953, ông được bố trí cho ngồi dịch các bài nói, bài viết của Trường Chinh, người lúc ấy đang được coi là lý thuyết gia số một của Đảng. Và cũng từ mùa hè 1953 ông trực tiếp tham gia cuộc “chỉnh huấn” dưới sự cố vấn của các cán bộ Trung Quốc. Quan điểm thịnh hành lúc bấy giờ của cuộc “chỉnh huấn” và “cải cách ruộng đất” ở vùng do Việt Minh kiểm soát là quan điểm hoàn toàn Maoist, rập khuôn Trung Quốc. 

Trước những hành động cuồng tín của một số cán bộ cấp trung và cấp thấp, khi gặp những lãnh tụ tương đối có trình độ, ông mạnh dạn đặt vấn đề thì được họ phũ phàng trả lời: “Đó là ý kiến của lãnh đạo, phải tuyệt đối chấp hành, còn thắc mắc tức là có tư tưởng lệch lạc”.

Về Hà Nội, Trần Đức Thảo được cử giữ chức Chủ nhiệm khoa Sử trường Đại học Hà Nội. Cuối năm 1956, một người trong nhóm “Nhân văn” là Nguyễn Hữu Đang (người đã dựng lễ đài Độc Lập tại Hà Nội năm 1945) đến gặp Trần Đức Thảo và nhờ viết bài. Ông nhận lời, và trên Nhân văn số 3, ngày 15-10-1956, có bài viết của ông nhan đề “Nỗ lực phát triển Tự do, Dân chủ”. Tiếp theo đó là bài “Nội dung Xã hội và hình thức Tự do” trên “Giai phẩm mùa Đông”. Hai bài viết có tác dụng như hai quả bom nổ giữa lòng Hà Nội. Ngay lập tức ông bị cách chức, bị lôi ra kiểm điểm cùng với tất cả những ai có liên quan đến “Nhân văn” và “Giai phẩm mùa Đông” như Trần Dần, Phùng Quán, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Trương Tửu, Lê Đạt… Cá nhân Trần Đức Thảo nói riêng và nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” nói chung bị bọn văn nô, bồi bút theo lệnh Đảng tấn công liên tục suốt hai năm trời. 

Phạm Huy Thông, tiến sĩ, một trong những trí thức hàng đầu của miền Bắc lúc bấy giờ đã viết bài: “Một triết gia phản bội chân lý: Trần Đức Thảo” đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 4-5-1958, lúc cuộc đấu tố bước vào thời kỳ cao điểm. Bài viết buộc tội Trần Đức Thảo hết sức gay gắt, nhiều chi tiết bịa đặt, dựng đứng để bôi xấu cá nhân ông:

“… Thật ra thành tích học thuật cũng như thành tích chính trị của Thảo ở Pháp trước đây, nhìn lại toàn là những thành tích bất hảo. Mất gốc rễ dân tộc, Thảo chỉ say mê với văn học Hy Lạp, với triết học duy tâm từ Pờ-la-tông đến Hê-ghen với những phương pháp suy luận trừu tượng, hình thức. Trở nên môn đệ của Giăng-Pôn-Xác, Thảo đã tham gia những hoạt động văn hóa và chính trị phản động của nhóm Thời Nay, do Xác chỉ huy, nêu cao thuyết “sinh tồn” - một thuyết phản động về triết học và chính trị, chủ yếu nhằm chống lại phong trào cộng sản ở các nước phương Tây. Dưới chiêu bài sinh tồn, người ta thấy tập họp đủ mọi hạng phá hoại, Tờ-rốt-kít vô chính phủ cùng mọi cở sa đọa về chính trị…” (Phạm Huy Thông, bài báo đã dẫn). 

Nhưng nhà trí thức Phạm Huy Thông, một người từng du học ở Pháp, đã không dừng lại ở đó:

“… Ngay từ năm 1945, Thảo công kích những người đem tư tưởng Marxist truyền bá cho kiều bào, công nhân, cho rằng công nhân không có văn hóa, không tiếp thu được hay tiếp thu một cách máy móc thì nguy hiểm… Thảo phỉ báng chính sách ngoại giao của ta mà Thảo cho là đầu hàng, phản bội. Nói về hiệp ước sơ bộ 6-3-1945, Thảo đã phụ họa với bè lũ Tơ-rốt-kít chống lại chính phủ của ta và đã thốt ra những lời thóa mạ thô bỉ, rất hỗn xược đối với các lãnh tụ của ta… Bọn Tơ-rốt-kít đã có lần gây một vụ đổ máu thê thảm ở trại Ma-đát gần Mác-Xây, để đe dọa những kiều bào ủng hộ kháng chiến, khiến hàng chục kiều bào thiệt mạng, hàng trăm kiều bào bị tàn phế, thương tật. Nhiều người đã lên tiếng nói rằng không phải Thảo không có trách nhiệm gì trong vụ khiêu khích bẩn thỉu này…” (PHT, bbđd).  

Sau khi nói xấu Trần Đức Thảo đủ điều (mà chúng tôi không thể nêu hết ra đây), Phạm Huy Thông xoay ra “chụp mũ, quy kết chính trị” nhà triết học này:

“… Mùa Thu 1956, tưởng thời cơ đã đến. Từ số 3 trở đi, báo Nhân văn chuyển hướng sang chính trị một cách rõ rệt. Bài “Nỗ lực phát triển tự do, dân chủ” của Trần Đức Thảo được đăng trong số báo ấy, mở đầu cho sự chuyển hướng và được nhóm Nhân văn coi như cương lĩnh của mình… Trần Đức Thảo ở trong đại học và ở ngoài đại học lúc nào cũng lớn tiếng đòi trả chuyên môn cho chuyên môn, đòi trục xuất chính trị ra khỏi chuyên môn… Qua thư của Hoàng Cầm và nhiều tài liệu khác nữa, cho thấy đường lối chính trị của nhóm Nhân văn là do Trần Đức Thảo trực tiếp và chủ yếu vạch ra…” (PHT, bbđd). 

Ta thấy rõ ông trí thức Phạm Huy Thông đã tự đánh mất những liêm sỉ tối thiểu của một nhà trí thức khi dựng đúng những chi tiết mà chỉ cần đọc lướt qua, ai cũng thấy ngay là bịa đặt.

Tố Hữu, người chỉ đạo công tác tư tưởng và văn hóa, văn nghệ thời bấy giờ, phụ trách việc đấu tố triệt hạ nhóm “Nhân văn - Giai phẩm”. Trong bài đấu tố nhóm này, ông cai thầu văn hóa, văn nghệ đã nhiều lần nhắc đến tên Trần Đức Thảo:

“… Chúng vu khống Đảng ta là ‘chủ nghĩa cộng sản phong kiến’ bóp nghẹt tự do, chúng vu khống những người cộng sản là ‘khổng lồ không tim’ chà đạp con người… xuyên tạc những quan hệ giai cấp trong xã hội, Trần Đức Thảo cũng đã cố tạo thế đối lập giữa lãnh đạo ‘kìm hãm tự do’ và quần chúng lao động ‘đòi tự do’… Tất cả những luận điệu của chúng rõ ràng không nhằm mục đích nào khác là chống lại lợi ích của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, kích thích chủ nghĩa cá nhân thối nát, tạo nên miếng đất tốt cho những hoạt động khiêu khích, phá hoại của chúng, hòng làm thất bại cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc…” (Tố Hữu, Báo cáo tổng kết cuộc tranh đấu chống nhóm phá hoại “Nhân văn - Giai phẩm” trong hội nghị Ban chấp hành hội Liên Hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam họp lần thứ III tại Hà Nội ngày 4-6-1958).  

Đó không phải là lần nhắc đến tên Trần Đức Thảo duy nhất trong bài nói của Tố Hữu. Ở một đoạn khác, Tố Hữu nói:

“… Trần Đức Thảo cố bịa ra cái “hạt nhân duy lý”, là một hỏa mù cốt để xóa nhòa ranh giới giữa cái đúng và cái sai, giữa cách mạng và phản cách mạng…” (Bđd). 
 
Và cuối cùng, như một công thức bất di bất dịch để đúc kết các bài viết, bài nói, Tố Hữu kết luận:

“… Lấy đường lối văn nghệ của đảng Lao động Việt Nam làm vũ khí chiến đấu, giới văn nghệ chúng ta hãy tiến lên tiêu diệt tận gốc đường lối văn nghệ phản động của nhóm Nhân văn - Giai phẩm”. (Tố Hữu, bài nói đã dẫn). 

Số phận của nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” đã được định đoạt: mất quyền công dân, bị tước đoạt tất cả, bị cưỡng bức lao động ở một vùng quê. Nhiều năm sau mới được trở lại Hà Nội, sống nghèo nàn với tài sản đắt giá nhất là một chiếc xe đạp cũ kỹ. Vợ ông, Tiến sĩ Tâm lý giáo dục Nguyễn Thị Nhì, bị áp lực của Đảng và Nhà nước đã ly dị ông để kết hôn với Nguyễn Khắc Viện, một người bạn thân của ông ở Pháp. Bác sĩ Viện lúc ấy đang là con cưng của Đảng.     

Nhà nghiên cứu Triết học Marxist, Giáo sư Thạc sĩ Trần Đức Thảo đã sống trong tăm tối nghèo khổ cùng cực trong 30 năm. Sau khi Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền và tung ra chiêu bài cởi mở năm 1987, ông Thảo mới được viết trở lại. Lúc này ông đã già. Năm 1991, ông được cho qua Pháp ngắn hạn. Hết hạn, ông vẫn ở lại, sống vô cùng túng quẫn. Bị cúp tiền, ông lén nấu ăn lấy thì bị cúp gas, cúp điện. Thấy vậy, Hội Những Nhà khoa học Pháp (Société des Hommes de Sciences) để tỏ lòng ngưỡng mộ đã quyết định trợ cấp cho ông vô hạn định mỗi tháng 10,000 Francs (2,000 USD). Nhưng ông vừa nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên vào ngày hôm trước, thì hôm sau ông qua đời.

Lời nói từ giã bạn bè ở Pháp trước khi về nước của giáo sư Trần Đức Thảo đã trở thành một lời tiên tri bi thảm. Tài năng của ông không có chỗ để phát huy dưới chế độ Cộng sản. Chế độ đó đã làm thui chột một tài năng triết học có “tầm cở quốc tế” như nhà triết học nổi tiếng Louis Althusser (bạn và là học trò của Trần Đức Thảo) nhận định. 

Nhưng đã để lại cho chúng ta một tấm gương của một nhà trí thức không cúi đầu trước sai lầm của những người đang nắm giữ quyền lực. Và qua cái chết của ông, trong hoàn cảnh vô cùng túng quẩn đã cho mọi người thấy sự giả trá, bịp bợm cùng cực của Cộng sản Hà Nội qua bản thông báo của họ. “Được đại sứ quán của nước ta tại Pháp tận tình chăm sóc…” Câu nói láo trắng trợn này được Đại sứ Hà Nội Trịnh Ngọc Thái đọc lên một cách hết sức trơn tru khiến người ta phải nóng mặt.

Không có điếu tang. Bởi bài điếu tang giáo sư Trần Đức Thảo nếu được viết một cách đứng đắn sẽ là những cái tát ngược vào mặt chế độ.

“Khi sống, con chẳng cho ăn 
Khi chết, con lại làm văn tế ruồi! 

NHỮNG KẺ BÁN LINH HỒN CHO QUỶ 
Người Lính Già Oregon 

I.

Thời gian gần đây, khi đọc tin một số ca nhạc sĩ hải ngoại kéo nhau về Sài Gòn, Hà Nội trình diễn, tự dưng tôi nghĩ đến Việt Khang, ca nhạc sĩ anh hùng của lòng tôi và của biết bao người Việt Nam trên thế giới và trong nước. Việt Khang sáng tác rất ít, tôi nhớ hình như chỉ đôi ba bài, Việt Nam tôi đâu ? và Anh là ai ? Và đích thân hát bài của chính anh. Nhưng chỉ qua những bài ấy thôi anh đã biểu hiện lòng yêu nước nồng nàn, cao độ, tha thiết hơn bất cứ ca nhạc sĩ nào từ trước đến nay, kể cả thời Việt Nam Cộng Hòa. Lời ca thật đơn sơ, bình dị, không có những câu văn vẻ, khuôn sáo, hoặc sắt máu, dữ dằn, đằng đằng sát khí, theo đơn đặt hàng…Không. Tất cả nơi anh nghe như lời than vãn hoặc tình tự thường ngày, âm điệu thật nhẹ nhàng. Dễ dàng đến nỗi các cháu bé hải ngoại năm tuổi cũng có thể trình bày một cách suông sẻ. Như tiếng thổn thức của mẹ già, em thơ, dâng lên tự đáy lòng. Như tiếng nghẹn ngào, nức nở từ nỗi uất hận bao nhiêu năm đè nén nay òa vỡ, miên man chảy theo sông, theo biển…

Bản thân Việt Khang, sinh năm 1974, chưa hề biết chiến tranh, chưa hề biết cộng sản hay quốc gia, chưa hề hưởng một ơn mưa móc dù nhỏ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chưa hề biết những tủi nhục và oan nghiệt đã rơi ập xuống đất nước và gia đình ngày 30.4.1975, chưa hề chạy trốn việt cộng trối chết, trước hay sau ngày mất nước, hốt hoảng như chuột, chưa hề khai mình là tỵ nạn cộng sản, chưa hề tự phong là trí thức tốt nghiệp tại ngoại quốc, là ca sĩ, nhạc sĩ với sự nghiệp âm nhạc 10, 20, 50 năm. Chưa hề…Nhưng, cũng như bao thanh niên cùng thế hệ, anh đã lớn lên và đang sống ngay trong lòng chế độ việt cộng, trên một đất nước nay biến thành một trại tù khổng lồ. Cho nên, cũng như tất cả người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản chân chính trên thế giới, anh đã hiểu thế nào là độc tài, là áp bức, là bất công, biết thế nào là thiếu tự do, nhân quyền, dân chủ, mơ ước như thế nào bóng dáng của hạnh phúc, ấm no, chờ đợi như thế nào ánh sáng bình minh đến xua tan đêm tối vây hãm triền miên cả một dân tộc đọa đày.

Việt Khang chỉ làm đôi ba bài hát thôi, nhưng đã bị truy tố ra tòa, lãnh ba năm tù ở, bởi lũ lãnh đạo việt cộng khôn nhà dại chợ, chuyên hà hiếp dân lành, tay không một tấc sắt, nhưng lại sợ hãi, khúm núm trước quân thù Tàu Cộng. Điều đó cho thấy lũ chúng nó rất sợ anh và ảnh hưởng của hai ca khúc có vẻ nhẹ nhàng, nhưng đâm thẳng vào tim chúng nó, nhức nhối như những nhát kiếm bén nhọn. Chỉ cần hai bài thôi, nhưng trong ấy người nghe bao nhiêu tiếng gọi yêu nước ngút ngàn, bao nhiêu lời tình tự dân tộc thiết tha, bao nhiêu thương yêu và thù hận. Anh không hô hào lật đổ ai, nhưng bọn chúng nó phải nể và sợ.

Việt Khang, tôi gọi tên em với tất cả lòng cảm thương, và thán phục, và tôn vinh, dù chưa một lần được gặp em, quen em, nhìn em, nghe em hát. Nhưng tôi cần em, ít ra trong bài viết này, cần hình ảnh rạng ngời và gương hy sinh cao quý của em cho chính nghĩa, đại cuộc, để dạy một bài học làm người cho lũ hát xướng hải ngoại đang rủ nhau về nước trình diễn.

Nói đến Việt Khang, tôi lại nhớ một ca sĩ hải ngoại khác ít nhiều chiếm ngự hồn tôi: Nguyệt Ánh. Nguyệt Ánh với lòng yêu nước vô bờ, thôi thúc như tiếng sóng Thái Bình Dương réo gọi, với những bài hưng ca đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt, làm vỡ tim người.

Và xa hơn, ca nhạc sĩ tỵ nạn Cuba qua Mỹ từ lúc nhỏ, có cha từng phục vụ trong Quân Đội Mỹ tại Việt Nam: Gloria Estafan, hiện sống tại Miami. Danh cô vang lừng thế giới, không chỉ vì sự nghiệp ca hát, mà còn và nhất là bởi lập trường của một người tỵ nạn chân chính cương quyết chống chế độ cộng sản phi nhân Fidel Castro và bè lũ. Một lần được mời trở về Cuba hát nhân dịp Đức Giáo Hoàng viếng thăm, cô đã từ chối. Lần khác, được mời qua Vatican hát trong một đại lễ, cô chấp nhận với một điều kiện duy nhất: Xin Đức Thánh Cha cầu nguyện, và làm mọi cách, cho đất nước Cuba của cô được tìm lại tự do, nhân quyền. Cô đã sáng tác và trình bày một ca khúc mang tên ‘’Go away’’ bình dị, tương tự ‘’Việt Nam tôi đâu ?’’ của Việt Khang, trong đó cô nhẹ nhàng lên tiếng mắng mỏ và yêu cầu Fidel Castro cuốn gói rời khỏi Cuba:

Go away
Won’t you just go away
Don’t you come back o­ne day
Take your stuff
Take all of your precious things
Leave right now [...]


II.

Trong khi ca nhạc sĩ anh hùng Việt Khang bị giam cầm trong nước, và đồng nghiệp gốc tỵ nạn Cuba Gloria Estafan cương quyết không trở về quê hương khi chế độ độc tài còn ngự trị thì các ca sĩ, nhạc sĩ thuộc diện xướng ca vô loài Việt Nam hải ngoại vô nhân vô sỉ vô luân, đực có, cái có, đẹp có, xấu có, trẻ có, già có, sang có, sến có, khôn có, ngu có, nổi tiếng có, cắc ké có, đủ cả…rủ nhau làm đơn xin trở về hát cho việt cộng nghe, mặc nhiên, tự nguyện bán linh hồn cho quỷ. Nếu thực sự bọn họ có một linh hồn.

Bán linh hồn cho quỷ, bọn Việt Gian chỉ có bia ôm, thân xác đĩ điếm và thiếu nữ nghèo khổ. Không có tình yêu cứu rỗi, chúng phải từ chết đến chết, bị khinh chê, nguyền rủa đời đời.

Riêng lũ xướng ca vô loài Việt Gian còn phải qua những màn phỏng vấn, điều tra về lập trường, số lượng và nội dung những bài sẽ hát, rồi phải hát thử cho công an nghe. Một người quen sống tại Việt Nam có kể về những ca sĩ hải ngoại hát ở phòng trà đường Cao Thắng, Sài Gòn, từng đứa một, từ Lệ Thu, Ý Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh đến Tuấn Vũ, Chế Linh, Từ Công Phụng v.v…Muốn được phép trình diễn, bọn ca sĩ này phải qua một kỳ thử nghiệm hát cho công an việt cộng nhìn, nghe trước những bài đã được chúng cho phép. Chúng gật đầu, chấm đậu mới được lên sân khấu, dù là phòng trà tư. Điều này làm người ta nhớ hoạt cảnh thê thảm trong đó những cô gái quê muốn lấy ‘’chồng ngoại’’, phải sắp hàng cởi áo cởi quần cho những thằng Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai đui què sứt mẻ, nửa khùng nửa điên…tha hồ sờ mó, khám, lựa, tuyển, chi tiền, dắt đi. Than ôi. Còn cái nhục nào hơn!

Nhưng bọn vô loài vô sỉ ấy đâu biết nhục là gì. Cha ông ta cũng đã dặn dò: ‘’đĩ chín phương còn để một phương lấy chồng’’. Đằng này, còn phương nào, mười hay hai mươi, chúng cũng giành nhau làm ráo hết. Không biết nhục, trái lại, chúng lại vênh váo, trơ tráo lên tiếng tự bênh vực cho hành động của mình: đại khái, chúng về, vì: 

• muốn đền đáp lại lòng mến mộ của đồng bào trong nước

1) Đồng bào nào ? Ba mươi năm nay, có người dân nào thuộc miền Nam cũ đang phải sống thoi thóp, ngột ngạt dưới gông cùm cộng sản, còn nhớ đến bọn ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại trước kia đã bỏ rơi đồng bào chạy có cờ, nay ế khứa, hết tiền, về già trông bèo nhèo như những cái mền rách, còn nhớ đến những bài tình ca một thời rên rỉ, sướt mướt, lảm nhảm, lảng nhách của chúng, để viết thư yêu cầu chúng trở về hát cho họ nghe ? Rồi đồng bào lấy tiền đâu mua vé cả trăm đô ? Nói chi những người dân của chế độ xã hội chủ nghĩa biết chúng là ai, mà mến với mộ, tiếc với nhớ ? Ngược lại, thấy chúng lần lượt trở về biểu diễn, ca múa, làm hề, đại đa số nếu không khinh bỉ như những con chó ghẻ thì cũng tỏ ra dửng dưng, thờ ơ, lạnh nhạt.

2) Đồng bào, hay chỉ là bọn cai thầu văn nghệ cơ hội chủ nghĩa, tham tiền, lợi dụng thị hiếu mới của đám cán bộ, đại gia việt cộng no cơm rững mỡ, trưởng giả học làm sang, hoặc nguy hiểm hơn, bọn tay sai của lũ công an trong biệt đội văn nghệ có nhiệm vụ thực thi điều khoản ‘’giao lưu văn hóa’’, ‘’hòa hợp hòa giải’’ của nghị quyết 36, bày ra những buổi trình diễn để câu những con mồi nghệ sĩ, ca sĩ Việt kiều vì ham tiền, hám danh, mà gục mặt trở về nhận lãnh những lời tâng bốc dõm và đồng tiền tanh hôi của việt cộng bố thí cho ?

3) Tại hải ngoại, suốt bao năm trời, bọn xướng ca vô loài này được đồng hương tỵ nạn nâng đỡ, đùm bọc, viết bài lăng xê, ca tụng chúng, nuôi sống chúng bằng cách mua vé tham dự những shows văn nghệ, ra mắt CD…mặc dù theo thời gian tài sắc của chúng đi xuống. Nay chúng trở mặt, trở cờ, trở thành những đứa Việt Gian quay về cung cúc phục vụ kẻ thù, và điều đó càng làm ta hiểu hơn nỗi lòng của Cụ Nguyễn Đình Chiểu, một anh hùng kháng Pháp, qua hai câu thơ mộc mạc, thẳng thừng:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

• nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi chính trị

1) Nghệ thuật vị nghệ thuật ư ? Còn lâu. Trên lãnh vực văn chương, hội họa, từ thời Lãng Mạn Théophile Gautier và trường phái Parnassiens bên Pháp, người ta đã tốn nhiều giấy mực và nước bọt để thảo luận, tranh cãi về quan niệm này, nhưng cuối cùng không đi đến đâu. Bởi vì không bao giờ có một nghệ thuật vị nghệ thuật. Nghĩa là bất cứ nghệ thuật nào cũng phải phục vụ nhân sinh, tức con người. Đối với việt cộng, quan niệm này còn khắt khe hơn, gần như tuyệt đối. Đối với chúng, nghệ thuật phải phục vụ, không phải con người, mà duy nhất bác và đảng. Nghệ thuật đồng nghĩa với chính trị, tuyên truyền, nói dối. Tố Hữu khi làm thơ khóc Staline sức mấy mà vì nghệ thuật vị nghệ thuật ? Trịnh Công Sơn kêu gào nối vòng tay lớn vì nghệ thuật thuần túy hay vì chủ trương phản chiến, thân cộng của y ?

Mới đây, tin tức cho biết những ca sĩ của Trung Tâm Chống Cộng Asia bị cấm hát ở Việt Nam, tại sao ?

2) Cụ thể hơn, bọn xướng ca vô loài hải ngoại về trình diễn bên ấy làm gì có tự do để hát bất cứ bài nào tùy ý ? Kìa, Phạm Duy mà một số bơm sĩ phong là cây ‘’đại thụ của làng nhạc’’ Việt Nam, mà văn Trần Mạnh Hảo một lần bị ma nhập đã gọi là ‘’thượng đế của âm giai’’, là ‘’thần linh của tiết tấu’’ v.v…có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, vậy mà khi trở về cũng chỉ được việt cộng cho phép hát, phổ biến, trên dưới mươi bài.

3) Chưa nói việc bọn ca sĩ phản bội này cố tình mập mờ, nhập nhằng giữa danh từ ‘’chính trị’’ và ‘’làm chính trị’’. Làm chính trị thường được hiểu là hoạt động cho các đảng phái, tổ chức này nọ. Nhưng chống cộng, quyết tâm tiêu diệt việt cộng, không phải là ‘’chính trị’’ hay ‘’làm chính trị’’, mà là một bổn phận của toàn dân Việt, đặc biệt là những người quốc gia tỵ nạn cộng sản chân chính, đối với tổ quốc.

• không theo phe nào

1) Ngày tắp đảo, trước mặt các viên chức di trú ngoại quốc, có ca nhạc sĩ nào không mếu máo khai mình là người quốc gia tỵ nạn, không thể sống nổi dưới ách thống trị, độc tài của việt cộng. Nay được phép việt cộng cho về, chúng tuyên bố ‘’chúng tôi không theo phe nào’’, quốc gia hay cộng sản, mà trở về với dân tộc, với quê hương có chùm khế ngọt. Ô hô, nhổ rồi xin liếm lại. Có đứa như tên Chế Linh, để lấy điểm, còn lên án chế độ Việt Nam Cộng Hòa chủ trương tiêu diệt dân tộc Chàm, trong khi chính y hoặc đồng chủng được hưởng nhiều quyền lợi: Không đi lính (nhưng được phép mặc đồ lính để trình diễn), không thạo tiếng Kinh, nhưng vẫn được đồng bào ưu ái, không có tú tài nhưng vẫn được đặc cách theo các trường đào tạo công chức, cán bộ…Có đứa như Khánh Ly than thở với báo chí việt cộng là hát tại hải ngoại vất vả, khó ăn lắm, hát tại quốc nội được nhiều tiền hơn…

2) Chiến tranh bằng súng đạn đã chấm dứt, nhưng trận chiến giữa người quốc gia với cộng sản vẫn còn, gay go, khó khăn gấp bội, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi việt cộng, vì cần tiền bạc, tài năng, chất xám, vẫn bám sát gót người Việt hải ngoại, để thi hành nghị quyết 36, dụ dỗ bọn nhẹ dạ và cố xóa cho bằng được lằn ranh Quốc-Cộng rõ rệt. Kẻ nào nói mình không theo phe nào là vô tình hay cố ý tuyên truyền không công cho việt cộng.

3) Không theo phe nào, tức là đứng giữa, bình dân hơn, là cẳng giữa, sau khi đã có cẳng phải, cẳng trái. Tôi nhớ câu chuyện có thật đã xảy ra: Trong một bữa họp mặt, bạn bè vui chơi, và đến giai đoạn bàn về chuyện những kẻ tự nhận là mình trung lập trong chiến trận Quốc-Cộng hiện nay, hạng người nửa nạc nửa mỡ, ba phải, ba rọi, cẳng giữa, không theo phe nào. Một người tuyên bố: ‘’Tôi đứng ở ngả ba đường’’. Người thứ hai lên tiếng: ‘’Tôi là con người đứng giữa’’. Một anh bạn, vốn là bác sĩ nổi tiếng chống cộng, ăn nói bộc trực, bình dân, thấy bực bội, bèn trả lời: ‘’Đứng ở ngả ba đường thì xe nào chạy tới cũng đụng mà ngủm củ tỏi’’. Và nhìn chòng chọc vào ‘’con người đứng giữa’’, anh dằn từng tiếng một: ‘’Trong thân thể người ta, tôi biết chỉ có một con đứng giữa, không phải con người, đó là con…’’

III.

Trong cái đám ca nhạc sĩ bèo nhèo như cái mền rách về chầu chực, quỳ lụy việt cộng nói trên, có một anh chàng thuộc Cộng Đồng Oregon, cùng thành phố tôi đang cư ngụ. Trong bài ‘’Đền Ơn Đáp Nghĩa’’ (báo Phương Đông Times, số ngày 7.12.2012, trang 22), Mục Sư Huỳnh Quốc Bình, cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Oregon, đã giới thiệu anh ca nhạc sĩ này, như sau:

‘’[...] Tôi biết ít nhất một ca nhạc sĩ rất nổi tiếng. Tại địa phương ông cư ngụ, chưa ai thấy ông đóng góp một xu cho những công tác ích lợi chung trong cộng đồng. Ông cũng không hề một lần đóng góp lời ca tiếng hát của ông cho đồng hương địa phương thưởng thức, nếu có thì phải trả thù lao. Ông chỉ chu du ca hát xứ người. Vậy mà khi cần tiền, ông bèn tổ chức ‘’tạ ơn em’’ tại địa phương nơi ông không buồn quan tâm trong mấy Thập Niên. Điều buồn cười hay khôi hài, là đã có năm bảy trăm người, mỗi người bỏ ra năm bảy chục Mỹ kim, để mua vé danh dự, hoặc thượng hạng, hầu có thể nghe ông hát ‘’tạ ơn em’’ và mua CD nhạc của ông mang về nghe ông ‘’tạ ơn em’’…Điều phũ phàng hơn hết là khi cộng đồng có những buổi tổ chức có tính cách xã hội, giúp đỡ những ai cần giúp đỡ, hoặc biểu tình lên tiếng tranh đấu cho những người bị việt cộng đàn áp tại Việt Nam, thì ông ca nhạc sĩ này lại biệt tăm và số người tham dự buổi ông tổ chức ‘’tạ ơn em’’ cũng mất dạng [...]’’

Ngoài ra, nghe tin anh ta về nước lần thứ hai, nhiều đồng hương đã lên tiếng, và tôi xin chuyển tiếp hai bức thư bình phẩm tiêu biểu:
………..
…………
‘’Ủa! tôi tưởng nó đã chết rồi mà.

Tên này chắc cuối đời vợ cần tiền, cũng như cần Casino như Lệ Thu…cho nên nó về hát phục vụ cán ngố và dân tham nhũng tư bản đỏ for money chứ có con thằng ca sĩ nào hát nào cho dân nghe, dân nghèo nào có tiền 50, 70 đô một vé…mà láo khoét, nếu nó thực sự hát free xin các thái thú cho tổ chức ngoài trời hát cho dân nghe như Việt Nam Cộng Hòa thì sẽ có nhiều người tình nguyện kêu gọi trả tiền cashier cho nó…thật đáng buồn!!! một cái thằng chẳng bao giờ nghĩ đến quân dân Việt Nam Cộng Hòa đã đi trước tầm đạn bảo vệ cho nó sống còn…nó khá hơn Phạm Duy là chưa viết Tục Ca.’’

Anh ca nhạc sĩ này, ngoài sự nghiệp âm nhạc, còn được cả nước, trong và ngoài, biết đến, một cách ồn ào, vì căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, sau khi bị ung thư màng óc, cách đây hơn một thập niên, và túi mật tin do bạn bè trong Cộng Đồng và trên Mạng chuyển, chính xác hay vịt cồ, tôi không biết chắc nhưng cả ba lần đều thoát chết. Sau đó, nghe nói anh ta đi lưu diễn ‘’tạ ơn em’’ và ‘’kỷ niệm 50 năm’’ tình ca tại Texas, Portland, California, Úc Châu, tôi thật lòng mừng cho anh ta được tai qua nạn khỏi và mừng cho nhân loại từ nay đã có thuốc chữa trị căn bệnh nan y quái ác kia. Tuy nhiên, khi đọc tin anh ta trở về Việt Nam trình diễn lần thứ hai và xem hình vợ chồng anh ta tươi rói, tại phi trường, với ‘’vòng hoa chiến thắng’’ trên cổ, tôi phải dằn lòng lắm mới không buột miệng chửi thề, merde, nhưng đồng thời cũng không thể nào không nghĩ đến câu nói trứ danh của Julius Caesar trong vở kịch cùng tên viết bởi Shakespeare:

Cowards die many times before their deaths,
The valiant never taste of death but o­nce.

đã được Mục Sư Huỳnh Quốc Bình, một lần trong một bài viết, dịch ra như sau:

Những kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết thật,
Người dũng cảm chỉ chết một lần thôi.

Anh ta cũng không xa lạ với đa số đồng hương Oregon và cá nhân tôi. Nhưng có hai lý do, ngoài những điều Mục Sư Huỳnh Quốc Bình nêu lên trong bài viết, đã khiến tôi không thể im lặng mãi:

a) Anh ta coi thường Cộng Đồng Oregon và những người hâm mộ tại địa phương mới đây đã đến mua vé tham dự buổi văn nghệ tạ ơn vợ và mừng sự nghiệp 50 năm do anh ta tổ chức, để kiếm tiền. Ai cũng biết, Cộng đồng Oregon không chống Cộng ồn ào, dữ dằn như những Cộng Đồng California, Texas, nhưng vẫn chống, luôn luôn chống, và kịch liệt chống. Đa số cư dân là những thuyền nhân từ các đảo tỵ nạn đến, hoặc cựu sĩ quan tù nhân cải tạo sang Mỹ theo diện HO, nên chống cộng, tiêu diệt việt cộng có nghĩa thi hành một bổn phận, trách nhiệm đương nhiên đối với tổ quốc. Cũng như dân bản xứ, người Việt tỵ nạn tại Oregon hiền hòa, lịch sự, dĩ hòa vi quý, nhưng điều đó không có nghĩa họ thờ ơ, thụ động, khờ khạo. Ai chống cộng, ai quốc gia, ai Việt gian, ai tay sai, ai phải ai trái, ai ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, họ đều biết, và biết đúng, biết rõ, nhưng không nói ra đấy thôi. Bằng chứng: Cho đến bây giờ, sau nhiều năm nghị quyết 36 được phát động với mưu đồ phá hoại, lủng đoạn các Cộng Đồng Quốc Gia Tỵ Nạn, chưa một thằng tay sai việt cộng nào dám xuất đầu lộ diện tại Oregon. Ló ra là bị chặt đuôi, không sống nổi.
Lần đầu, anh ca nhạc sĩ Portland này về Việt Nam trình diễn, người ta biết được do chính báo chí trong nước (Tuổi Trẻ và Công An Thành Phố Hồ chí Minh) phổ biến, nhưng đã bỏ qua, vì ai cũng thông cảm cho căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối của anh ta được vợ và báo chí hải ngoại loan truyền ầm ĩ, nghĩ rằng biết đâu có thể đó là chuyến đi sau cùng trong đời. Tuy nhiên, lần này, khỏi bệnh, anh ta chơi cái mửng cũ, lại về nữa, âm thầm, sau khi đã moi gần cạn hầu bao của đồng hương hải ngoại với những màn ‘’tạ ơn em’’ và ‘’kỷ niệm 50 năm’’. Về, để tái biểu diễn cho những thằng, những con đảng viên, công chức, đại gia, cán bộ, công an và gia đình, đồng bọn, có bạc tiền rũng rĩnh, chứ người dân nghèo, lao động vất vả, đầu tắt mặt tối, buôn thúng bán mẹt, làm gì có cơ hội và điều kiện bước chân vào rạp lớn của thành phố để nghe anh ta cám ơn vợ mình hoặc rên rỉ ‘’bây giờ tháng mấy rồi hỡi em’’ ?

b) Anh ta trở về Việt Nam trình diễn, mặc nhiên thách đố công luận chống cộng, mặc nhiên chấp nhận trở thành một tên phản bội trắng trợn, vô liêm sỉ trước mắt những đồng hương nạn nhân của bọn cộng phỉ trên toàn thế giới và riêng tại Oregon. Trong khi chúng tôi đang giao chiến với việt cộng trên mặt trận ‘’võ mồm’’, bằng những bài pháo kích ác liệt, và thỉnh thoảng bị phản pháo, trong khi đa số đồng hương tỵ nạn ngày đêm thao thức, lo âu cho vận mệnh đất nước đang có nguy cơ rơi vào tay giặc ngoài Tàu Cộng với sự đồng lõa của lũ lãnh đạo thù trong bất tài, khiếp nhược, tham tàn, trong khi bao nhiêu nhân sĩ, thanh niên tại quốc nội, có cả Việt Khang và một số thiếu nữ liễu yếu đào thơ, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần…biết yêu nước thương nòi, quyết tâm tranh đấu cho tự do, nhân quyền, đang bị bạo quyền bắt bớ, giam cầm, đày đọa ở những nhà tù khắp nước, trong khi các phụ nữ, bé gái bị ép bán ra ngoại quốc làm điếm, và những bài học đạo đức, luân lý cổ truyền tốt đẹp từ hàng ngàn năm qua bị phá sản một cách thê thảm, tại học đường cũng như ngoài xã hội, bởi nền văn hóa bần cố nông hủy diệt trí thức, lương tri và mọi giá trị tinh thần, trong khi những thằng lãnh tụ tự phong tham nhũng, no say, béo tốt đang làm mưa làm gió trên mảnh đất khốn khổ, tội nghiệp, trong khi đó thì anh chàng ca nhạc sĩ mặt trơ mày bóng của chúng ta lại lén lút trở về múa hát, mua vui cho những tên đồ tể bán nước hại dân.

Làm sao tôi có thể im lặng mãi.

Người Lính Già Oregon

Portland,

 




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.