Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24839301

 
Văn hóa - Giải trí 18.04.2024 22:49
Hà Nội Gió - Trần Mộng Tú
03.08.2014 03:41

Tôi trở về nhà sau một chuyến bay dài đỏ mắt. Không biết ai là người đầu tiên đặt tên cho những chuyến bay đêm là 'đỏ mắt' thật là hay. Chập chờn giữa thức và ngủ cả mười ba, mười bốn tiếng thì chắc chắn mắt xanh như cô Kiều của cụ Nguyễn Du cũng thành mắt đỏ.

image
Gió mùa đông bắc làm em khóc
Hà Nội, anh ơi phố rất gầy!
(tmt)
 Chữ nghĩa mang ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của ta rất nhiều, có những chữ mình không thể nào thay bằng chữ khác được.

Chúng tôi đi trong một Hà Nội đầy gió, người Hà Nội đặt tên cho gió này là Gió Mùa Ðông Bắc. Có không biết bao nhiêu thi sĩ, bao nhiêu nhạc sĩ đã xúc động về những cơn gió này và viết ra bao nhiêu tác phẩm làm thăng hoa đời sống con người để ngay cả khi đang sống trong một hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn tìm ra cái đẹp của nơi mình đang sống. Khí hậu của tháng Mười Một và tháng Chạp âm lịch là khí hậu lạnh và đẹp nhất trong năm của miền Bắc. Gió hay trở lạnh đột ngột như một người đi xa bỗng trở về không báo trước. Có thể mới buổi sáng trời còn rất ấm không có gì báo hiệu là một ngày lạnh, nhưng đến trưa gió ở đâu bỗng kéo về chật phố. Gió chen chúc vào đám đông đang đi trên đường, gõ cửa những ngôi nhà, hàng quán, ngồi sát vào những người buôn bán hai bên vỉa hè rất là hồn nhiên. Chẳng cần nói năng gì cả. Chỉ cần có mặt, tôi đến, tôi ngồi xuống và tôi ở lại. Giống như Caesar ngày trước I came, I saw, I conquered. Thế là mọi người chạy ùa đi mua áo ấm để ngồi chung với gió.

image
  Hình trong bài viết này là minh họa

Chúng tôi đã được đi, được ngồi chung với Gió Mùa Ðông Bắc trong suốt mười ngày ở Hà Nội.
Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc.
Suốt từ Sài Gòn, đi xe ca theo tour Tiền Giang, Hậu Giang, Phan Thiết, Nha Trang, Hà Nội rồi bay ra Phú Quốc, ta nhìn thấy sự phồn thịnh luôn luôn đi bên cạnh nghèo đói một cách rất rõ ràng.

image

Miền Bắc, miền Trung ở quê vẫn còn khổ và nhiều người rất nghèo trong khi ở thành phố Sài Gòn, Hà Nội, hàng đêm người ta đổ xô ra phố tiêu tiền (không biết tiền ở đâu ra mà nhiều thế!) Ở những nhà hàng, những quán ăn thì người trong nước tiêu phung phí hơn Việt Kiều. Thử vào một chỗ ăn chơi như vào bar chẳng hạn, thì có thể chỉ nhìn chai rượu gọi sẽ nhận ngay ra ai là Việt Kiều ai là Việt Việt (chữ một cậu cháu tôi dùng để gọi người trong nước). Việt Kiều xài sang gọi chai rượu 150 mỹ kim, trong khi đó Việt Việt gọi chai rượu 1.500 mỹ kim. Tôi quê mùa, hỏi cháu:
- Chai rượu gì mà đắt vậy?
- Con không biết, nhưng thấy họ trả 1.500 mỹ kim cho chai rượu; họ đi năm, sáu người tiêu một buổi tối năm ngàn đô là chuyện nhỏ.

Nghe nói một tối tiêu năm ngàn đô là chuyện nhỏ thì chắc ai cũng biết cái xuất xứ của những số tiền nhỏ đó thật là mù mịt.
Ăn uống ở các tiệm bây giờ cũng đắt hơn gấp năm sáu lần của ba năm trước và không ngon. Trung bình chúng tôi ăn một bữa cho một người là từ ba cho đến bẩy mỹ kim. So với ở Mỹ thì rẻ, nhưng với tiền lương của một người trung bình là 700.000 đồng Việt- khoảng hơn 40.00 mỹ kim một tháng- thì làm sao trả được.

image

Tôi tự hỏi, Sài Gòn bây giờ hình như không ai nấu ăn trong nhà hay sao mà tối nào các tiệm, các quán cũng tấp nập khách ăn? Bao giờ nhìn chung quanh các bàn cũng rất nhiều người địa phương ngồi ăn, phần đông là giới trẻ, và trung niên. Trên bàn đầy ắp thức ăn và bia, nước ngọt.

Lương của một công chức không biết con số thật là bao nhiêu?

Tôi có một người em họ xa ở Hà Nội, làm phó giám đốc một công ty nhà nước gì không rõ mà anh đi xe BMW, khi chúng tôi tới thì vợ đang du lịch ở Singapore, con thì đi du học ở Mỹ, một năm hết ba mươi ngàn Mỹ Kim tiền học, chưa kể chi phí ăn ở. Nghe mà giật mình.
Theo cách anh nói chuyện thì ở Việt Nam bây giờ du học tự túc ở Pháp và Ðức như một phong trào cho các con ông lớn. Học giỏi hay không thì chưa rõ, nhưng mà đã là con của những ông lớn thì phải xuất ngoại, phải du học. Sang bên đó không học được thì ở chơi một thời gian, may mắn kiếm được người lấy thì ở lại, không thì về.
Nghe anh nói, tôi nhớ đến một ca làm việc của mình ở Mỹ. Khi tôi đến thăm tại gia cho một sản phụ được hưởng Phiếu Y Tế (Medical Coupon)tôi mới biết đó là một sinh viên Việt Nam du học tự túc, có bầu và ở lại. Cô là sinh viên du học mà không nói được một câu Anh Ngữ nào. Căn nhà cô ở thuê là một apartment water front. Tôi hỏi tiền đâu mà cô trả tiền nhà thì được cô ạ cho biết căn apt. này cha mẹ cô chuyển tiền sang mua, trả bằng tiền mặt, cho một người bà con có quốc tịch Mỹ đứng tên. Nghe mà giật mình, vì tôi biết căn apartermen đó ở Seattle ít nhất là 400.000 Mỹ kim, bởi gần sát mặt hồ.

image

Khi có những người giầu không rõ xuất xứ lợi tức như thế thì người nghèo có xuất xứ rất rõ ràng. Họ sống bằng những món tiền kiếm được hàng ngày rất khiêm tốn. Nếu đi dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm ta sẽ luôn luôn bắt gặp những người (một cụ già, hay một đứa trẻ đang tuổi đi học)bán vé số, hoặc nước trà. Bán vé số thì lấy vé của nhà nước đi bán lại mỗi vé số giá có hai ngàn, không biết lời được bao nhiêu? Trong khi đó giá một gói xôi khoảng bốn ngàn đồng- một Mỹ kim bằng 15.900 đồng-
Vốn liếng của người bán nước trà tất cả chắc chưa đến ba Mỹ kim: Một cái ấm ủ trong cái khăn cũ kỹ, vài cái ly thủy tinh nhỏ, năm ba cái kẹo lạc, kẹo vừng. Họ ôm cái gia sản bán buôn đó trong vòng tay gầy guộc, mời khách bên hồ. Hy vọng họ kiếm đủ cơm ăn cho một ngày hôm đó.

image

Ngay ở trong khu phố có tấp nập khách du lịch, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một người gánh hai cái thúng hầu như chẳng có gì trong đó, chỉ có vài ba mớ hành, mấy củ su-hào, mấy quả chanh đem đi bán. Chắc đây là những thứ kiếm được trong vườn nhà. Tiền thu về may ra đủ cho một gói xôi, hay hai chiếc bánh mì không nhân.
Có cô bé lên năm cầm từng chiếc kẹo cao su lẻ bán cho du khách, cô bé nhỏ xíu, đen thui, ốm nhách mà cái mặt tươi như một bông hoa Mười Giờ chạy theo con gái tôi, đưa cái kẹo ra mặc cả bằng thứ tiếng Mỹ ngô ngọng, thấy vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Cô con gái tôi trêu cho em cười bằng cách nói tiếng Việt cũng ngô ngọng với em và gần như muốn bế em lên, vì em bé xinh quá!

image
                                     Ôi tuổi thơ Việt Nam! Khi em lớn lên, em sẽ có ước vọng gì?

Ði càng về miền quê càng thấy những người nghèo. Ở những nơi ruộng nước như lối vào Tam Cốc, Bích Ðộng ở Ninh Bình hay Suối Trong, Suối Ðục ở Chùa Hương thì những người dân quê vẫn ngâm một nửa người trong nước nguyên ngày mò ốc, lưới tép kiếm ăn. Một kí tép khoảng hai chục ngàn, ngâm nước nguyên ngày được khoảng ba đến năm kí, kiếm được 60.000 -100.000 đồng cho nguyên một gia đình bốn năm người, trong đó có cả tiền học cho con.

image

Trẻ con đi học cho biết đọc, biết viết rồi nghỉ vì không có tiền trả tiếp, lại đi ngâm mình dưới nước giống cha mẹ thôi. Suốt một đời họ ngâm dưới nước. Người chèo thuyền chỉ cho chúng tôi xem một vài nấm mộ chôn một nửa chìm dưới nước, nói là mộ của những ông bà cụ già suốt đời mò cua, xúc tép ở đây, họ muốn con cháu họ chôn mình như thế, vì họ đã có câu: 'Sống ngâm da, chết ngâm xương' để chỉ đời sống gắn liền với nỗi vất vả này.

Du khách Âu Châu đổ vào Việt Nam một ngày một đông hơn, sau sau vụ khủng bố 11/9/2001. Cả nước sống về nguồn lợi thu nhập được của du khách. Du khách nước ngoài vào, mang theo bao sự thay đổi. Việt Kiều đóng một vai trò không nhỏ trong môi trường này.
Mỗi người đem một ít về cho thân nhân, giúp vốn buôn bán, xây lại nhà cửa, mai mối cho lấy chồng nước ngoài. Cho nên ta thấy có những con hẻm lầy lội, nghèo nàn tự nhiên mọc lên một cái nhà hai ba, thậm chí bốn từng. Cửa kính, cửa sắt đứng cô đơn như một anh hề sau khi vãn hát. Những cô gái được tân trang từ đầu đến chân để lấy chồng nước ngoài, trông như những con búp bế vô hồn. Ðã có một số cô bằng lòng lấy bất cứ ai, dù đó là anh cắt cỏ hay rửa chén bên Mỹ, bên Úc. Ngay cả một anh ăn tiền tàn tật cũng vẫn lấy. Cứ lấy để đi đã, sang đó không ở được thì bỏ. Những câu chuyện đó bây giờ không có gì là mới lạ nữa, chỉ có sang bên đó mà sau năm năm không bỏ chồng thì mới gọi là 'Lạ'. Người không có thân nhân lo cho thì sẽ rơi vào bất cứ một bàn tay không lương thiện nào đó, và đã xẩy ra bao nhiêu thảm kịch. Ban đầu thì còn là chuyện thương tâm, sau đi đến nỗi quốc nhục.

image

Nhiều cô gái quê lớn lên trong cảnh nghèo sẽ làm bất cứ điều gì, không đắn đo để được thoát ra cảnh mò ốc, bắt cua, làm ruộng. Cô ở tỉnh thì chạy theo những nhu cầu vật chất và cũng một phần muốn có một cuộc sống nhàn nhã, không phải vật lộn với đời sống xã hội khó khăn hiện tại, nên họ không ngần ngại làm gái bao cho những người nước ngoài.

Chúng tôi đã gặp trên con đường từ Bắc vào Trung, ra Nam một vài cô rất trẻ, khoảng 17 đến 22 đi cặp đôi với những người đàn ông luống tuổi nước ngoài như Thụy Sĩ, Ðức, Pháp, Ðại Hàn, Ðài Loan.v.v.. Trên bãi biển Phú Quốc nơi chúng tôi tắm, một lúc chúng tôi gặp ba người Ðức độ ngoài sáu mươi tuổi cùng tắm với ba cô gái Việt rất trẻ. Họ ngồi ngay ở mấy cái võng, và bàn ăn dưới gốc dừa cạnh chúng tôi. Họ nói tiếng Anh với mấy cô, mấy cô nói rất ít, ngoài lắc, gật và cười ròn rã. Một lúc sau có thêm một người nữa dắt một cô đến, họ làm quen và nhập bọn với nhau. Họ ngồi ngay cạnh chúng tôi, nên dù không chú ý cũng nghe rõ tiếng những người đàn ông nói với nhau:
- Gái ở đây hiền và dễ bảo hơn gái Sàigòn.
- Sống ở đây, cần bao nhiêu một tháng, kể cả tiền trả cho mấy cô này?
- Rẻ lắm, chỉ độ năm trăm mỹ kim thôi.

Hình ảnh mấy ông già da nhăn nheo đó đùa rỡn dưới biển với mấy cô má hồng còn lấm tấm mấy cái mụn dậy thì, trông chẳng khác gì cảnh ông nội, ông ngoại ra bơi với cháu. Thật đáng buồn!
 cho Việt Nam

image

Tôi nhìn sang con gái tôi, cô đang nằm phơi nắng trong bộ áo tắm, cuốn tiểu thuyết The memoirs of a Geisha úp trên mặt, tôi thấy cô thật là may mắn biết bao! Cô được đi học, cô có việc làm tử tế, cô kiếm sống được bằng kiến thức và lòng tự trọng. Nếu cô chẳng may sinh ra và lớn lên trong một cái làng, cái tỉnh nghèo nàn nào đó Việt Nam, không được đi học đến nơi, đến chốn, thì có gì bảo đảm cô sẽ không là một trong những cô gái đang bơi lội dưới kia? Cái nghèo khó luôn luôn kéo theo cái bất hạnh.

Giữa mênh mông sóng biển, nhìn những cô gái trẻ đang bơi trong nước, bỗng những cành đào Nhật Tân hiện ra trong trí tôi. Những cành đào hiếm hoi còn sót lại năm nay ở làng này vì người ta đang cào xới đất để xây những cao ốc trên đó. Rồi những cô gái làng này không còn hoa đào để bán, không còn đất để trồng cúc, trồng lay-ơn, trồng hoa hồng nữa. Họ sẽ đi đâu và sẽ làm gì để sống? Họ sẽ lại ra những bãi biển với những người đàn ông già như ông nội hay sao?

image

Khu đất cổ truyền trồng hoa, nổi tiếng về hoa đào Nhật Tân còn không cứu được, còn bị san bằng để xây cao ốc thì những cô gái Nhật Tân có ai cần để ý tới là họ sẽ trôi ra biển hay đi về đâu!
Người thanh niên hai mươi tám hướng dẫn tour cho chúng tôi than:
- Tụi con bây giờ, những người lợi tức thấp, khó kiếm vợ và kiếm bồ lắm. Họ cặp với người nước ngoài hết rồi cô ơi!'
Tôi hỏi :
- Nhưng các cô ở miền quê như Phú Quốc này, thì làm sao gặp được những người du khác ở xa đến, trong khi họ lại không biết ngoại ngữ?

image

- Dễ lắm cô ạ. Cứ cô nào đi trước kiếm được một người thì lại chỉ dẫn giới thiệu cho cô sau. Mấy ông du khách đó lại giới thiệu cho nhau. Cứ cái đà này thì  chẳng còn ai cho tụi thanh niên chúng con ở đây nữa. Mấy tỉnh miền Tây bây giờ cũng thế hết, con gái họ bỏ đi Sàigòn kiếm sống bằng cách làm gái bao cả

Anh ta nói như một tiếng than. Tôi ngồi im nghe không biết nên an ủi thế nào.

Ở Sàigòn thì gặp mấy người chạy taxi kể lể:

- Cô ơi ! Mấy thằng Ðại Hàn bây giờ nó khôn lắm. Nó sang đây giành giật của Việt Nam vừa đàn bà vừa tiền. Nó không cần biết tiếng Việt, nó bỏ tiền ra thuê một cái mặt bằng, thuê bao luôn một cô vợ ở đây đứng trông tiệm (bán đồ cho khách du lịch) làm người ở và làm vợ tạm thời cho nó. Cô ta được trả vài ba trăm đô một tháng là mừng lắm rồi. Làm ăn một thời gian vài ba năm thôi, hết hạn, nó trả tiệm lại, trả cô nhà quê ra đường, ôm tiền về nước. Mấy thằng Ðài Loan cũng vậy.

- Còn mấy ông già Việt Kiều nữa cô ơi! Ðến tuổi hưu trí rồi, về Việt Nam kiếm một cô bồ chỉ bằng tuổi con gái, con dâu mình. Giữ đấy, như một thứ vợ nhỏ, cho một tháng hai ba trăm đô la. Mỗi năm đi, về hai, ba lần hưởng thụ. Cơm bưng, tình bưng đến tận miệng.Trong khi ổng không có ở đây thì các cô muốn làm gì thì làm, khi ổng qua thì các cô phải hoàn toàn phụng sự ổng là được rồi.

Anh nói thêm:
- Chuyện này đều đều từ nhiều năm nay rồi. Các cô rủ nhau, dắt mối cho nhau, Ðại Hàn giới thiệu cho Ðại Hàn, Ðài Loan giới thiệu cho Ðài Loan,Việt Kiều giới thiệu cho Việt Kiều. Mỗi người một tiêu chuẩn, một dịch vụ khác nhau. Ai cũng vui vẻ hài lòng cả.

image

Tôi nghe, mà lòng buồn ruời ruợi. Có lẽ những phụ nữ chọn cuộc sống này họ thấy còn hơn là phải sang Ðài Loan làm nô lệ cho cả một gia đình, hay bị bán vào những nơi họ không hề lựa chọn. Tôi nhớ đến một bản tin đọc được ở báo trong nước về một người đàn bà Việt Nam muốn sang Ðài Loan kiếm tiền giúp gia đình. Hai vợ chồng vay mượn một số tiền mười ngàn mỹ kim để được sang bên đó làm công nhân, hay ở mướn gì đó qua trung gian môi giới. Không biết vì một lý do đau thương, tủi nhục nào, người vợ đã không cho chồng biết, âm thầm chịu đựng rồi đi đến chỗ tự tử chết. Người chồng vừa đau đớn vừa bị món nợ mười ngàn mỹ kim hối thúc, tự tử chết theo vợ, để lại mấy đứa con thơ.

Thử hỏi có bản tin nào đau thương hơn bản tin này!

Trong khi đó thì ở một mặt khác của xã hội, những cô gái của cả Sài Gòn, Hà Nội bây giờ sống rất là thời thượng. Họ đi làm những công việc văn phòng chỉ để lấy danh nghĩa đi làm, họ có một nguồn lợi tức ở đâu đó cung cấp chuyện tiêu pha ăn, mặc hàng ngày cho họ mình không biết. Họ rất giỏi về lãnh vực tìm bạn Việt Kiều trên mạng. Mỗi tối ngồi hàng giờ để chat với một ai đó, rồi đưa đến hò hẹn. Một cậu Việt Kiều ở Mỹ hay Úc, trước khi về Việt Nam, có thể tìm trên mạng cho mình một cô bồ ra tận phi trường đón. Cô ta nói tiếng Anh tương đối, hướng dẫn các dịch vụ ăn chơi, cô chỉ bảo tận tình và cho cậu cái cảm tưởng là cô không đến vì tiền của cậu (cô có tiền rồi!) cô sẵn sàng mời cậu về nơi cô ở thay vì ở khách sạn(tình cho không, biếu không), cô hiền lành, chiều chuông hết mình, rồi cô cho cậu biết cha mẹ cô là những người có địa vị trong xã hội, cô mời cậu ra Bắc hay lên Ðà Lạt, hoặc Nha Trang gặp họ. Trong khi chuyện trò, cô thường nói là 'Em không thích sống ở Mỹ', cô cho cậu cái cảm tưởng cậu là người may mắn, gặp được một cô không giống những cô mà trước đây cậu thường nghe tả. Có thể cậu Việt Kiều này sẽ gặp ông bố của cô bồ là một Kỹ Sư nhà nước hay một ông bác sĩ thật (Một bác sĩ xuất thân là y tá và được thăng bác sĩ nhờ tuổi đảng thâm niên). Và cô 'không thích sống ở Mỹ đâu' chỉ có nghĩa là cậu lấy cô rồi cậu sẽ ở lại Việt Nam, và cô có cơ hội vào quốc tịch Mỹ. Có trời mà biết những gì sẽ sẩy ra sau tấm màn sân khấu này.

image

Những vở kịch này hiện nay đang diễn ra thường xuyên ở Việt Nam. Những người thân quen ở Việt Nam chỉ biết dặn dò:
- Cháu coi chừng đấy, gái Việt bây giờ có cả ngàn chiêu, không biết đường nào mà đỡ đâu.

Tôi được nghe kể, còn một phương cách kiếm chồng nước ngoài cao hơn thế nữa là các cô con ông lớn thứ thiệt, có đăng ký tên trong những cái bar sang trọng. Khi chủ nhân thấy có một đám khách Việt Kiều trẻ nào, thuộc loại mặt mũi sáng sủa, lịch sự, học thức, ăn xài sang vào bar là lập tức họ thu dọn chiến trường, dẹp hết những cô tầm thường đang làm việc ở đó, gọi những cô gái con các ông lớn trong danh sách đến. Các cô ăn nói lịch sự, có học đến làm quen chuyện trò với khách, và sau một buổi tối, nhiều cậu đã được mời về nhà, giới thiệu với gia đình. Nhà sang trọng, có xe hơi, và tài xế riêng, cha mẹ niềm nở đón tiếp. Hỏi ra thì được biết cha mẹ các cô toàn là những nhân viên cao cấp của chính quyền cả. Những cậu được mời này, chắc chắn sẽ quay lại và kết thân cùng cô gái. Mọi việc kế tiếp thì chỉ có Trời mới biết là sẽ được xếp đặt như thế nào.

Ôi! Những chuyện quê nhà thì nói sao cho hết. Chuyện vui thì qua mau, chuyện buồn thì ở lại. Mỗi lần về là một lần xót xa. Cứ nhủ lòng thôi không về nữa. Thế mà một hai năm sau, nguôi ngoai một chút lại thu xếp quay về.

image

Hà Nội bỗng dung nhan đổi khác nhờ những cơn Gió Mùa Ðông Bắc. Thanh niên, thiếu nữ giấu trong chiếc áo len, áo dạ, những mơ ước lãng mạn của mình. Họ khoác tay nhau ngồi xuống những quán ăn đơn sơ ngay ở vỉa hè. Chuyền tay nhau những chén lục tào xá, bánh trôi, bánh chay. Họ ăn bằng mơ mộng của tuổi trẻ, ăn bằng hoang mang của những ngày cuối năm, ăn bằng nôn nao của mùa xuân đang tới. Gió lãng mạn, gió phiêu du, gió làm gầy những con phố, làm trái tim đập dịu dàng và làm những bài thơ bỗng nghiêng xuống, nằm sát vào những chiếc lá cuối đông.

Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc.

Về Sài Gòn để được chen lách giữa những đám xe cộ, nhất là xe gắn máy. Ðể nhìn khói bụi mù đường, nghe những tiếng gọi nhau ơi ới, những tiếng rao hàng, hòa vào giữa tiếng xe nổ, tiếng còi xe inh ỏi. Ðể trong lúc chen lấn giữa dòng người, dòng xe, thỉnh thoảng lại nhìn cái bảng tên đường lạ hoắc, cố đoán ra trước đây là đường gì? Rồi chợt nghe đau nhói trong ngực về một kỷ niệm thân yêu cũ ở con đường mình đang đi. Nước mắt ứa ra, hình dung lại một buổi chiều êm ả đã xa lắm rồi.

Tình đã quan san t đáy mt
(Ðinh Hùng)
image

Về để lại đi xuồng máy nguyên ngày trên Tiền Giang, ghé vào những rạch, chỗ người dân làm bánh tráng, làm kẹo dừa, đan võng, đan giỏ, để được ngắm những người dân miềm Nam giản dị, chất phác, nhìn những vất vả của người mẹ, người cha:

Quê hương là cây cu kh
kh
ng khiu như cánh tay cha
quê h
ương gánh hàng nng trĩu
m
 v tt t ch xa
quê h
ương áo bà ba trng
khăn lau l
 m vt vai
quê h
ương m hôi cha đ
cho con mi
ếng ngt miếng bùi.

(tmt)

Về để đi ra Bắc, lên tận Yên Bái, đến ngôi nhà sát bên sông Hồng của người anh họ, được soi mặt trong thau nước múc lên ở lòng sông, có phù sa lắng hồng đáy chậu. Ðược ngồi trong một cái bếp còn đun củi, bám đầy bồ hóng, được dùng gáo múc nước, được ăn măng trúc, măng mai. Nhớ về câu thơ cũ trong bài Trấn Thủ Lưu Ðồn:

Chém tre đn g trên ngàn
H
u thân hu kh phàn nàn cùng ai
Mi
ng ăn măng trúc, măng mai
Nh
ng giang cùng na ly ai bn cùng


image

Về để được chen chân đi trong phố cổ Hà Nội nhỏ hẹp, có rác và cống trên từng bước đi, được đi trong nắng, trong gió Hà Nội nhớ lại thủa ấu thơ, ngơ ngác đi qua nhà thờ xưa như đứa bé tan Lễ ra, lạc mẹ:

Lâu lm em mi v Hà Ni
đi trên viên g
ch tui thơ ngây
gió mùa đông b
c làm em khóc
Hà N
i, anh ơi ph rt gy!
(tmt)

Mấy ngày hôm nay Hà Nội lạnh, Hà Nội vào Tết, Hà Nội chạy ùa ra phố mua áo ấm, gió mùa đông bắc thổi vạt áo bay tung, hai mẹ con đi sát vào nhau, chen chân trong khu chợ đêm trong phố cổ. Cảm tưởng hương vị của một ngày cuối đông đang tan trong cổ mình như những câu thơ:

Hà Ni r nhau mua áo m
gió mùa đông b
c thi qua len
khăn san quàng v
i vào c gió
trên vai m
t chiếc lá rơi nghiêng

(tmt)

image

Người, xe, hàng quà hai bên vệ đường cùng đan vào nhau, gần như dẫm lên chân nhau. Hàng Ðào với những cửa tiệm sang trọng bán quần áo tơ lụa cho du khách, Hàng Bạc lấp lánh những vòng vàng những xuyến bạc, và kiềng trạm, Hàng Mã một mầu đỏ đến căng từng mạch máu của đèn lồng, giây pháo giả, vàng mã. Người ta đổ xô đi mua về để đốt cho ông Táo lên trời. Cứ thế đi theo dòng người, hai mẹ con bập bềnh trôi.

Xin chào nhau gia con đường
Mùa xuân phía tr
ước miên trường phía sau

(Bùi Giáng)

Ðúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.

TRẦN MỘNG TÚ


Cuộc thảm sát kinh hoàng lôi 18 “phu” vàng vào rừng bắn chết
Cuộc thảm sát kinh hoàng lôi 18 “phu” vàng vào rừng bắn chết
Địa điểm xảy ra vụ “hành quyết” 18 “phu” vàng (Ảnh: Phòng Hồ sơ tư liệu Công an Quảng Nam)
(PLO) - Một tiếng nổ chát chúa vang cả rừng. Kinh hoàng nhìn lại phía sau, ông Hòa thấy 4,5 người trong nhóm làm vàng của mình đã ngã gục xuống đất, máu me chảy đầy người.  
Giới làm vàng sa khoáng khắp Việt Nam 28 năm qua vẫn truyền tai nhau câu chuyện 18 “phu” vàng bị giết cùng một lúc như một bài học để đời. 
Ngày 12/10/1986, một nhóm làm vàng sa khoáng gồm 19 thanh niên tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) đang ngồi trong lán trại, bất ngờ bị 24 đối tượng vác súng, mã tấu đến bắt đi rồi áp giải vào rừng sâu hành quyết. 
Trong giây phút sinh tử, nhờ linh tính mách bảo từ trước, duy nhất anh Nguyễn Văn Hòa (SN 1967, ngụ xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) chạy thoát được. Xa lộ Pháp luật đã tìm gặp lại nhân chứng duy nhất của vụ thảm sát kinh hoàng này. Xấp xỉ 10 ngàn đêm, muốn chìm vào giấc ngủ, ông đều phải nhờ đến rượu, nếu không những ám ảnh về cảnh 18 người bạn bị “hành quyết” trong rừng sâu lại hiện về nhức nhối tâm trí.
Cán bộ xã cầm đầu nhóm sát nhân
Qua rất nhiều kênh thông tin từ công an, chính quyền, chúng tôi mới lần ra được tên tuổi người đàn ông duy nhất còn sống sót trong vụ thảm sát 18 phu vàng năm xưa. Biết địa chỉ của ông đang sinh sống cùng vợ con ở tổ 4 thôn 1 (xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam), nhưng khi liên hệ tìm gặp, ông Sơn (tên thường của ông Nguyễn Văn Hòa) lại chối đây đẩy: “Tôi đang ở tuốt… Cà Mau lận”. 
Phải đến khi nhờ lãnh đạo địa phương mở lời giúp, lúc này ông Sơn mới chịu nhận tên tuổi của mình. Hóa ra, đã 28 năm, ông vẫn luôn bị ám ảnh, lo sợ có người lạ nào đó tìm hỏi về mình.
Ông Hòa vốn mồ côi cha từ nhỏ, hai mẹ con lay lắt sống trong nghèo khổ. Năm 1983, chàng trai phải nghỉ học, ở nhà đi làm thuê đủ nghề kiếm tiền giúp mẹ. Thời gian này, ông theo đám bạn cùng xã đi lên huyện Trà My (Quảng Nam) làm vàng sa khoáng. 
Hai năm chui rúc hết các khe suối này đến dòng sông khác để đào đãi nhưng vẫn không đủ ăn, cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Đầu năm 1986, một số thanh niên Tiên Phước rủ nhau đi “làm ăn xa”, kéo lên sông Bung ở huyện Giằng (nay thuộc huyện Nam Giang, Quảng Nam) đãi vàng. Nhóm bạn vượt hàng trăm cây số đi tìm “miền đất hứa”, ngoài ông Hòa, còn có Trần Văn Đắc (16 tuổi) Hoàng Ngọc Tấn (17 tuổi), Nguyễn Xuân Tuấn (21 tuổi), Nguyễn Văn Hùng (25 tuổi), Nguyễn Văn Hương (16 tuổi, người em con chú của ông Hòa, cùng ngụ thôn 1, xã Tiên Lộc), Lê Văn Chính (19 tuổi, ngụ xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Ông Hòa năm đó mới 19 tuổi. 
Tập hợp đủ người, nhóm mua sắm mắm muối, gạo, bỏ vào ba lô, lên đường. Ngày đó khổ cực, phương tiện đi lại rất khó khăn, không có xe nên cả nhóm đi bộ mất bốn ngày trời mới đến nơi. 
Chọn địa điểm thuận lợi, nhóm người chặt cây rừng để dựng lán trại che nắng mưa rồi vùi mình vào công việc. Tại đây, nhóm ông Hòa gặp một nhóm người 12 người khác quê khu vực Ga An Mỹ ở Tam Kỳ (nay TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cũng đang làm vàng sa khoáng, nên kết thân nhau cùng làm ăn chung.
 Ông Nguyễn Văn Hòa, người sống sót duy nhất trong vụ thảm sát 
18 phu vàng năm 1986
Như thường lệ, sau một buổi làm việc vất vả, chiều 10/10/1986, 19 người trong nhóm vào lán trại ngồi ăn cơm (anh Nguyễn Văn Hương đã đi về quê). Bất ngờ có một người quen tên Dũng (dân buôn trầm hương, quê xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc) từ trên núi chạy xuống thông báo: “Chạy nhanh đi chứ người dân tộc đang xuống đó”, rồi “ba chân bốn cẳng” biến mất vào rừng. 
Nhóm thanh niên còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, đã thấy xuất hiện 24 người dân tộc thiểu số ở huyện Giằng, trong đó có A Lăng Tiêng (sau này ông Hòa mới biết tên, cũng như chức vụ của Tiêng khi ấy đang làm Bí thư xã Tà Bing, huyện Giằng), mặt mày đằng đằng sát khí, mang đầy súng ống, mã tấu xông vào lán trại. 
A Lăng Tiêng đi lên hàng đầu, cầm tờ giấy gì đó và thông báo “đọc lệnh bắt”, dẫn giải về trụ sở, “ai chống, bắn ngay tại chỗ”. Nhóm “phu” vàng dù không rõ nguyên nhân của “lệnh bắt” nhưng thấy nhóm người có súng quá hung hăng nên không một ai dám chống trả.
Các nạn nhân đã bị bắn chết, còn bị chặt đầu
Nhóm người lạ lúc đến bắt có thông báo, áp giải 19 “phu” vàng về trụ sở chính quyền, thế nhưng họ lại không làm như vậy mà dẫn đi vào rừng sâu. 
Qua hơn một ngày áp giải, khi trời đổ mưa, thấy nhóm “tù binh” đói, lạnh, A Lăng Tiêng lệnh cho dừng lại và bắt nhóm “tù binh” dựng bếp, nhóm lửa nấu cơm cho cả đoàn người cùng ăn rồi đi ngủ.
Qua sáng hôm sau, mọi việc diễn biến trở lại như ngày đầu tiên: Bị trói, bị dẫn giải đi không rõ phương hướng. Đến ngày 12/10/1986, vì đã quá mệt, nhóm “phu” vàng không lê lết nổi, nên 24 đối tượng người dân tộc thiểu số rút súng AK, cạc bin và mã tấu chĩa vào yêu cầu tiếp tục hành trình. 
Đi đến khoảng 15h chiều, đoàn người hướng về khu vực có một ngọn núi dựng đứng. Trong lúc vừa lên dốc núi, bất ngờ hai đối tượng dẫn đầu thông báo: “Sai đường rồi quay lại thôi”. Nói xong, một tiếng nổ chát chúa vang cả rừng. Kinh hoàng nhìn lại phía sau, ông Hòa thấy 4,5 người trong nhóm làm vàng của mình đã ngã gục xuống đất, máu me chảy đầy người. 
Những “phu” vàng còn lại vội bỏ chạy tán loạn. Vì ông Hòa đi phía trước nên nhanh trí chạy ngang qua phía cánh trái vào rừng, mặc cho hai khuỷu tay vẫn đang bị trói bằng dây mây.
“Trong lúc chạy thoát thân khỏi làn đạn và “cơn mưa” mã tấu của những tên truy đuổi, tôi bị ngã vào đá, gai rừng không biết bao nhiêu lần, mình đầy vết thương nhưng nghiến răng chịu đau, mặc kệ. Chạy gần ba tiếng đồng hồ, tôi dừng lại tự cởi trói được. 
Trong năm đêm bốn ngày lạc trong rừng, tôi không hề ngủ, đói lả người chỉ biết ăn lá cây rừng và uống nước suối mà sống. Dù khi ấy không nghĩ 18 người bạn còn lại đã bị bắn, giết chết hết, nhưng tôi vẫn quyết tâm bằng mọi cách phải sống để báo cho công an biết và mong được về với mẹ”, ông Hòa rùng mình hồi ức.
Người sống sót khỏi cuộc thảm sát nhớ lại, may mắn nhờ vào linh tính mách bảo mà đã thoát chết kì diệu. Trong khi đó, nhóm “đao phủ” đã tàn sát toàn bộ 18 người bạn của ông Hòa. Chúng quyết tìm cho bằng được người chạy trốn để “giết người diệt khẩu”, tổ chức truy tìm, quyết liệt theo dấu. Người chạy trốn thì cứ men theo con suối để tìm người cứu, thay vì đi trên đường mòn trong rừng.
Sau năm đêm bốn ngày đói, mệt, cuối cùng ông Hòa cũng tìm được đến đường nhựa và gặp một xưởng mộc. Sau khi ông kể lại cuộc hành quyết kinh hoàng trong rừng, nhũng người ở xưởng mộc đã cho ông một bộ quần áo mặc, cho ăn, dùng xe đạp chở thẳng lên trụ sở Công an huyện Giằng để trình báo. 
Trình bày cho công an huyện nghe, nhưng lúc đầu thậm chí công an không chịu tin có sự việc kinh hoàng như vậy. Phải đến khi ông quả quyết: “Tôi sẽ dẫn mấy đồng chí đi vào nơi xác người nằm la liệt”, Công an huyện Giằng, Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) mới bắt đầu vào cuộc điều tra, xác minh. 
Những ngày tiếp theo, ông theo chân công an ăn ngủ tại trụ sở công an huyện. Trở lại hiện trường, đến cả các điều tra viên kỳ cựu cũng kinh hãi trước sự dã man khó hiểu của các sát nhân: Hơn 10 thanh niên sau khi bị bắn chết, còn bị chém lìa đầu.
23/24 sát thủ lần lượt chết bí ẩn sau khi ra tù
Hai mươi tư đối tượng gây ra vụ giết người tàn bạo lần lượt bị công an bắt sau đó. Giữa năm 1987, vụ án được đưa ra xét xử công khai tại huyện Giằng. Ông Hòa trở thành nhân chứng duy nhất đối diện với 24 “sát thủ”. Các bị cáo giải thích, những nạn nhân có râu mép ngoài bị bắn, còn bị chặt lìa đầu vì “người có râu mép là “ma dữ”, theo tục lệ phải làm như thế”. 
 Căn nhà lụp xụp, cuộc sống nghèo khó, nên ông Hòa chưa thực hiện được 
ước nguyện đến thăm nhà 13 người bạn “phu” vàng bị giết.
Cũng đến khi diễn ra phiên tòa, nhân chứng duy nhất của vụ án mới biết nguyên nhân những “phu” vàng vô tội bị 24 người dân tộc thiểu số ở huyện Giằng mang súng, mã tấu giết hại. 
Hồ sơ lưu tại cơ quan điều tra, khởi nguồn sự việc chính là từ nhân vật buôn trầm hương tên Dũng (người đã chạy xuống lán của nhóm “phu” vàng thông báo). Người này họ tên đầy đủ là Hồ Văn Dũng.
Đầu tháng 10/1986, trong lúc đi rừng, Dũng bị con trai của A Lăng Tiêng cùng vài thanh niên người dân tộc thiểu số ở huyện Giằng chặn đường cướp hết đồ đạc. Dũng đã cùng 3 đối tượng cùng quê lên kế hoạch giết chết con trai của A Lăng Tiêng. 
Biết được nguyên do, A Lăng Tiêng bức xúc kêu dân làng mình “đi tìm người Kinh giết hại để báo thù”. Dũng kịp chạy trốn, trên đường tẩu thoát, gặp nhóm “phu” vàng, Dũng chỉ kịp nói mấy câu không đầu không đuôi rồi lo thoát thân như đã nêu. 
Hồ sơ vụ án cũng nêu mức án tòa đã tuyên với 24 sát nhân. Hai trong số đó bị tuyên phạt mức án 14 năm tù, 22 bị cáo còn lại còn lại lãnh án từ 2 đến 8 năm. Sau khi ra tù, 23 đối tượng đã lần lượt theo nhau chết, chỉ còn lại một mình kẻ chủ mưu A Lăng Tiêng còn sống.
Năm 1987, ông Hòa về lại quê nhà, lập gia đình với người bạn học cùng thời cấp hai. Vợ chồng sinh được 5 đứa con. Kinh tế gia đình quá khó khăn, con cái đứa nào cũng bỏ dở con chữ, đi làm công nhân ở miền Nam. Cũng từ ngày ấy, cứ nghe đến chữ “vàng” ông lại sợ đến sởn gai ốc. Ông tâm sự: “Hai mươi tám năm qua, hễ nghe nói đến nghề đào vàng lại sợ lạnh người, run cầm cầm như phản xạ”. Đêm nào nằm ngủ, ông cũng mơ thấy cuộc bắn giết kinh hoàng. 
Còn một nỗi niềm khác hàng chục năm qua ông đau đáu chưa thực hiện được. Người sống sót năm xưa rất muốn đến nhà 13 người bạn quê ở Ga An Mỹ, để thắp cho họ nén nhang, thăm hỏi gia đình họ ra sao. Chỉ vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, ông chưa có dịp đi được. /.

Nhóm phóng viên

300 người đồng tính diễu hành tại Hà Nội mừng Gay Pride lần 3

Hà Nội : Gay Pride. Ảnh ngày 03/08/2014
Hà Nội : Gay Pride. Ảnh ngày 03/08/2014
Reuters

Thụy My

Khoảng 300 người đã xuống đường tại Hà Nội hôm nay 03/08/2014 nhân cuộc diễu hành của người đồng tính (Gay Pride) lần thứ ba tại quốc gia cộng sản đang dần khoan dung hơn với những khuynh hướng giới tính khác biệt.

Một đám đông những người trẻ mang những lá cờ bảy sắc cầu vồng đã đi bộ hay chạy xe đạp xuyên qua khu vực trung tâm Hà Nội, đòi hỏi chấm dứt nạn kỳ thị đối với cộng đồng những người đồng tính luyến ái nam và nữ, song tính luyến ái, chuyển đổi giới tính (LGBT).

Đồng tính luyến ái lâu nay vẫn là đề tài cấm kỵ ở Việt Nam, nhưng cộng đồng LGBT hoan nghênh một loạt các biện pháp trong những năm gần đây cho thấy chính quyền đã tỏ ra cởi mở hơn. Chẳng hạn bãi bỏ việc đóng phạt đối với các lễ cưới tổ chức giữa hai người cùng giới tính, vốn không có căn cứ pháp lý.

Năm 2012, Quốc hội còn định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính – một bước chuyển có thể khiến Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về quyền của người đồng tính tại châu Á – nhưng sau đó đã thay đổi ý định.

Sự kiện diễn ra vào ngày Chủ nhật này là cuộc diễu hành đồng tính lần thứ ba tại Việt Nam, thu hút đông đảo người trong đó có các nhà hoạt động trong nước, người nước ngoài và những người ngoại cuộc tò mò.

Lê Kiều Oanh, một sinh viên ngành nghệ thuật 20 tuổi nói với AFP : « Tôi đến đây tham dự vì quyền lợi của những người đồng tính, tôi muốn rằng họ được đối xử bình đẳng như mọi người ». Một nhà hoạt động khác khen ngợi việc chính quyền không còn hạn chế những lễ cưới đồng tính, vốn chỉ có giá trị biểu tượng nhưng không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên thành viên này nói thêm : « Nhưng dư luận vẫn chưa sẵn sàng đối với hôn nhân giữa những người đồng tính ».

Hà Nội thường xuyên phải đối mặt với những chỉ trích của các tổ chức quốc tế về việc vi phạm nhân quyền, thế nên động thái cởi mở đối với cộng đồng LGBT khiến Việt Nam trở thành người dẫn đầu bất ngờ về mặt này trong khu vực.

Một trong những người tổ chức là Nguyễn Trọng Dũng nhận định : « Những người đồng tính luyến ái cần phải được gia đình chấp nhận », trước khi thành kiến trong xã hội chấm dứt. Anh nói : « Nếu được chính gia đình mình nhìn nhận, họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để hội nhập vào xã hội ».

Biểu tình vì bất cứ lý do gì luôn bị kiểm soát chặt chẽ tại Việt Nam, đặc biệt là sau các vụ bạo động hồi tháng Năm chống Trung Quốc đặt giàn khoan tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên AFP ghi nhận, công an không hề can thiệp trong cuộc diễu hành của người đồng tính hôm nay.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.