Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24839442

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 23:12
Học đạo đức bác Hồ: Bệnh viện CSVN tống tiến bệnh nhân nghèo không có tiền để trẻ sơ sinh chết cho đáng kiếp
04.04.2015 13:16

Gia đình sản phụ mất con tố bác sĩ ‘vòi’ tiền

Trong thời gian qua có những VK về VN chết oan vì không được cấp cứu do thái độ ganh ghét của các nhân viên y tế đảng viên CSVN. Bọn mafia y tế đỏ hiện nay nắm quyền sinh sát đối với bệnh nhân nghèo trong nước gây khiếp sơ. Phải là đảng viên mới được làm trong bệnh viện! Dưới đây là những vụ việc mới nhất:

Theo phản ánh của gia đình sản phụ Đào Thị Tâm (23 tuổi, quê ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng), một số y bác sĩ của Bệnh viện (BV) phụ sản Hải Phòng đã "vòi" tiền trong thời gian chị Tâm đẻ ở đây.


Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng - Ảnh: V.N.K
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng - Ảnh: V.N.K

Chị Tâm cho biết trước khi xuất viện vào ngày 25.3, chị có bồi dưỡng cho một y tá tên H. 100.000 đồng vì “những sản phụ trước đều phải làm như thế”. Nữ y tá này nói phải vào “cám ơn” cả khoa.

Thấy vợ ra ngoài nói lại nên anh Bùi Thanh Tuấn (27 tuổi, chồng sản phụ Tâm) vào hỏi lại nữ y tá H. thì chị ấy bảo tiền bồi dưỡng không bắt buộc nhưng lại gợi ý thường là từ 300.000-500.000 đồng. “Lúc ấy trong túi còn đúng 200.000 đồng nên tôi lấy ra đưa cho họ. Do không còn đồng nào trong túi nên tiền cước taxi đưa vợ tôi về nhà phải nhờ ông bà thanh toán giúp”, anh Tuấn nói.

Gia đình anh Tuấn cho biết thêm, việc vòi tiền của một số y bác sĩ ở bệnh viện này không phải là duy nhất. Trước đó, vào đêm 22.3, anh Tuấn đã phải đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng sau khi sinh. “Một y tá nói xe của bệnh viện không mất tiền nhưng phải bồi dưỡng cho lái xe 200.000 đồng nên tôi đã đưa cho lái xe. Khi quay về Bệnh viện phụ sản Hải Phòng thì vợ tôi bảo bác sĩ có gọi bà ngoại vào nói là đưa 500.000 đồng tiền bồi dưỡng bác sĩ sau ca đẻ”, anh Tuấn nói.

“Nếu như mẹ tròn con vuông thì chuyện đó không khiến gia đình tôi bức xúc nhưng đằng này con tôi xấu số đã mất rồi, nhà tôi ở quê xa xôi, kinh tế khó khăn. Một người bác sĩ đã được nhà nước trả tiền lương mà vẫn còn như vậy thì hỏi y đức ở đâu?”, anh Tuấn bức xúc.

Trao đổi với Thanh Niên o­nlinechiều 3.4, ông Vũ Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện phụ sản Hải Phòng, cho biết đã cử thanh tra xuống tận khoa Sản của bệnh viện này để xác minh sự việc, đồng thời đã cử đoàn gồm 4 người do bác sĩ Đinh Viết Đạt, Trưởng phòng Tổ chức của bệnh viện, phụ trách về nhà sản phụ Tâm để xin lỗi gia đình.

Trong số này có 2 người liên quan trực tiếp tới vụ việc.Ông Tâm nói: “Quan điểm của chúng tôi là kiên quyết xử lý tới cùng vụ việc này. Hiện chúng tôi chưa xác định đúng sai như thế nào nhưng quan điểm của tôi trước hết những người có liên quan phải xin lỗi người nhà bệnh nhân để cho thấy tinh thần quyết tâm của lãnh đạo bệnh viện”.


Bệnh viện từ chối điều xe cấp cứu, bệnh nhân tử vong ở TP.HCM

Phát hiện một người bị đột quỵ giữa đường, người dân gọi điện thoại cho xe cấp cứu nhưng bệnh viện không điều xe đến. Người dân chạy thẳng đến bệnh viện nài nỉ từ điều dưỡng đến bác sĩ xin điều xe. Bệnh viện vẫn từ chối. Kết cục là bệnh nhân tử vong do không được cấp cứu kịp thời. Chuyện xảy ra ở Bệnh viện Đa Khoa Bưu Điện TP.HCM.


Bệnh viện từ chối điều xe cấp cứu, bệnh nhân tử vong ở TP.HCM
ảnh minh họa

Đã nhiều ngày xảy ra sự việc, người dân phường Thảo Điền, Q.2, TPHCM vẫn chưa hết uất ức trước thái độ của bệnh viện này.

Bỏ mặc người bênh?

Ông Tư, bảo vệ chợ tạm Thảo Điền, một trong ba người dân trực tiếp tới bệnh viện Đa khoa Bưu điện TPHCM (cơ sở 2, thuộc phường Thảo Điền, quận 2) gọi xe cứu thương thuật lại:Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 21/3, khi ông thấy một người đàn ông đứng tuổi dựng xe đạp vào gốc cây rồi lảo đảo, té ngửa ra sau. Ông cùng một số người xung quanh chạy tới thì thấy người này đang thoi thóp. Đoán nạn nhân bị đột quỵ, mọi người chia nhau lấy điện thoại gọi vào số điện thoại cơ sở 2 của bệnh viện Bưu điện TPHCM gọi xe cấp cứu nhưng bệnh viện không liên hệ được. “Những người chung quanh tập trung rất đông, gọi hơn 20 cuộc điện thoại đến Bệnh Viện đa khoa Bưu Điện nhưng không được” - ông kể. Quá sốt ruột, ông cùng hai người khác chạy xe máy tới thẳng phòng cấp cứu gọi cho bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện này nhưng đều bị từ chối.

“Khi tôi vào khoa cấp cứu, tôi gặp một nhân viên nữ, đang ngồi nhập liệu bên máy tính. Tôi trình bày sự việc và nhờ cho xe cứu thương ra hiện trường cứu người nhưng nhân viên này lại tỉnh bơ nói “gọi xe taxi chở bệnh nhân vào bệnh viện” - ông Tư bức xúc kể.

Ông Nguyễn An Ninh, (65 tuổi, ngụ tại phường Thảo Điền, Q.2) là bạn của ông Huỳnh Văn Ngài (người bị đột quỵ) kể thêm: Sáng đó ông đi tập thể dục. Khi người dân xúm lại đông, ông đến hỏi thăm thì biết bạn mình bị đột quỵ. “Tôi hỏi có ai gọi cấp cứu chưa thì nghe nhiều người dân nói đã có hai ba người trực tiếp chạy lên tới bệnh viện Bưu Điện nhưng chờ mãi mà xe vẫn chưa tới”. Bệnh viện không điều xe cấp cứu, cũng không cử cán bộ y tế nào xuống hỗ trợ cả. “Rõ ràng chúng tôi thấy xe cứu thương của bệnh viện vẫn đang đậu ngay trước sân nhưng khi đến kêu cứu, họ vẫn làm ngơ như không có chuyện gì” - ông bức xúc nói.

Không được Bệnh viện đa khoa Bưu Điện giúp đỡ, người dân mới liên hệ với Bệnh Viện Q.2 và được xe cấp cứu đến ngay sau đó. Đáng nói, Bệnh viện Q.2 cách hiện trường hơn chục km vẫn điều xe tới cấp cứu. Trong lúc đó bệnh viện Bưu điện TPHCM cách chưa đầy 1km thì không ứng cứu. Khi xe cấp cứu Bệnh viện Q.2 đến thì ông Ngài đã đột quỵ chừng 30 phút. Các bác sĩ bắt đầu được sơ cứu tại chỗ rồi chuyển lên băng ca vào bệnh viện. Nhưng không lâu sau, người dân nhận hung tin ông Ngài đã qua đời do không được cấp cứu kịp thời.

Ông Ninh rất đau xót và phẫn uất trước cái chết của bạn mình“Lúc đó chú còn thở, nhìn mệt tội nghiệp lắm, còn sống mà. Nếu cấp cứu kịp thì chắc chú ấy không chết đâu. Mấy người chạy lên về tức quá nói là bệnh viện nó nói không có xe mà xe chình ình trước cửa. Chú ấy đột quỵ nên người thường đâu dám đưa lên taxi. Bệnh viện gì mà vô cảm với tín mạng con người ta. Nếu là người thân của họ thì có vậy không”- Chị Thuý Hằng - một tiểu thương của chợ tạm Thảo Điền nói. Lúc đó có cả anh trai chị chạy lên bệnh viện đa khoa Bưu Điện. Nhưng dù nhiều người nài nỉ thế nào bệnh viện nói không xuống là không xuống.

Xe cấp cứu rảnh nhưng điều dưỡng…lu bu

Trao đổi với phóng viên, bà Phan Thị Kim Hoa, Phó giám đốc bệnh viện đa khoa Bưu Điện TPHCM cơ sở 2 thừa nhận, sáng ngày 21/3, có tới 3 người dân lần lượt đến gặp nhân viên bệnh viện để xin điều xe cấp cứu ra cứu người bị đột quỵ. Khi đó, xe cứu thương đang … để không. Tuy nhiên, nhân viên điều dưỡng của bệnh viện trực cấp cứu thay vì báo lại lãnh đạo bệnh viện để giải quyết thì đã tùy tiện bảo người dân đưa người bệnh tới bằng Taxi. “Như vậy là sai, đáng tiếc hơn là hậu quả nó lại quá nghiêm trọng” - bà Hoa nói.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu kíp trực hôm đó phải giải trình. Điều dưỡng viên Lê Thúy Cẩm, người trực cấp cứu hôm đó giải trình lại: Vào thời điểm đó, có tất cả 19 bệnh nhân đang nằm tại bệnh viện. Trong đó có 2 trường hợp bệnh nặng (là do ngộ độc thức ăn và một ca tụt huyếp áp) và 4 trường hợp vào cấp cứu (trong đó có 2 trường hợp bị tai nạn giao thông). Điều dưỡng viên này xác nhận có ba người vào nhờ điều xe cấp cứu nhưng cô hướng dẫn chở bằng taxi đến. “Công việc cấp cứu cứ lu bu liên tục. Rồi còn nhiều việc cần giải quyết cho bệnh nhân khác cho đến tua trực sau” - điều dưỡng Cẩm viết trong giải trình.

Tuy nhiên, theo những người dân trực tiếp liên hệ với bệnh viện khẳng định khi đó phòng cấp cứu rất vắng vẻ. Không có chuyện nhiều ca cấp cứu như điều dưỡng Cẩm nói.Phó giám đốc Phan Kim Hoa cho biết: Có thể do bệnh nhân đông mà cấp cứu chỉ có một bác sĩ và 3 điều dưỡng, nên có thể cô điều dưỡng bệnh viện đã chủ quan, tự quyết định bằng cách bảo người dân đưa vào bằng taxi thay vì báo cho bác sĩ giải quyết. “Do trong bản tường trình còn có một số điểm chưa khớp với nội dung bệnh nhân phản ánh nên trong thời gian tới chúng tôi sẽ làm việc lại với kíp trực để làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể và sẽ xử lý nghiêm. Đồng thời bệnh viên cũng sẽ coi đây là bài học yêu cầu nhân viên toàn bệnh viện chấn chỉnh và rút kinh nghiệm” - bà Hoa nói. Không phải lần đầu                                                                                               
Bà Nguyễn Thị Dung, ngụ tại khu phố 1, phường Thảo Điền, quận 2 ấm ức kể: Trước đây chồng bà bị xuất huyết bao tử nặng (do ung thư di căn). Người nhà bà tôi vội chạy đến bệnh viện Đa khoa Bưu điện gọi xe cấp cứu nhờ chuyển viện thì nhân viên ở đây buộc phải đóng tiền thì mới điều xe cứu thương tới. Do phải làm thủ tục nên chừng 30 phút sau xe cứu thương của bệnh viện này mới tới  dù khoảng cách chỉ chừng 1km. Khi điều xe tới thì bệnh viện cũng không cử điều dưỡng hay bác sĩ đi cùng mà chỉ có tài xế. Trên đường chuyển tới bệnh viện truyền máu huyết học TPHCM thì chồng bà qua đời.



Thực hư vụ phòng khám từ chối cấp cứu cho nạn nhân nguy kịch


Mấy ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về y đức của người thầy thuốc trong clip quay lại cảnh một người đàn ông bị tai nạn giao thông tại TP.HCM trong tình trạng nguy kịch. Nạn nhân được đưa đến phòng khám gần đó để cấp cứu nhưng bị các bác sỹ, nhân viên y tế ở đây từ chối vì… không có người nhà.


Ông Huỳnh Bé Em giải thích với PV. Ảnh Ái Minh.
Ông Huỳnh Bé Em giải thích với PV. Ảnh Ái Minh.

Phải có người nhà mới cấp cứu?

Đoạn clip được up lên từ một người dân đi đường tên Nguyễn Văn X. (ngụ đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, TP.HCM). Theo đó, khoảng 18h30 ngày 11/10/2014, anh X. đang đi trên quốc lộ 1A đoạn gần cầu vượt An Sương (địa phận xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM) thì bắt gặp một người đàn ông bị tai nạn giao thông trong tình trạng nguy kịch. Thấy vậy, anh X. gọi taxi của hãng Mai Linh đưa người đàn ông bị thương đến bệnh viện cấp cứu. Trên đường đi, anh X. thấy phòng khám đa khoa Bà Điểm (gọi tắt phòng khám Bà Điểm - PV) trên đường Phan Văn Hớn, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn nên đã đưa nạn nhân vào đây.

Tại phòng khám Bà Điểm, chứng kiến thái độ ứng xử của đội ngũ y bác sỹ, nhân viên phòng khám nên anh X. đã dùng điện thoại di động quay lại và đăng tải lên facebook để bày tỏ thái độ bất bình. Ngay sau khi đăng tải, đoạn clip trên đã khiến cư dân mạng hết sức bức xúc. Theo đoạn hình ảnh từ clip, ngay khi xe dừng ở cửa phòng khám, các bác sỹ, nhân viên phòng khám Bà Điểm ra tiếp đón, xem xét tình hình bệnh nhân đang nằm trong xe. Lúc này nạn nhân đang bất tỉnh, người dính đầy máu me.

Phòng khám đa khoa Bà Điểm. Ảnh Ái Minh.

Sau khi anh X. nói anh chỉ là người đi đường, thấy nạn nhân bị tai nạn nên giúp đỡ thì các bác sỹ phòng khám đã từ chối cấp cứu cho nạn nhân với lý do: Không có người nhà!? Sau đó, anh X. tiếp tục đưa nạn nhân đến khoa Hồi sức, bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình) để cấp cứu. Tại đây, các bác sỹ tiến hành chẩn đoán lâm sàng, bệnh nhân bị xuất huyết não, sau đó chụp citi sọ não cho bệnh nhân. Nạn nhân tên là Đặng Phước C. (SN 1975, chưa rõ nơi cư ngụ) bị xuất huyết vùng thái dương bán cầu não phải... Do thương tích quá nặng nênbệnh nhân đã tử vong ngay sau đó.

Cho rằng các y bác sỹ tại phòng khám Bà Điểm chưa làm hết trách nhiệm của mình nên để nạn nhân C. tử vong oan uổng, nhiều cư dân mạng tỏ ra bất bình trước sự vô cảm của các nhân viên y tế tại phòng khám. Họ cho rằng, do không có người nhà để thanh toán tiền nên phòng khám Bà Điểm mới từ chối cấp cứu cho bệnh nhân.

Anh X. chia sẻ: "Những nhân viên y tá ở đây không lo cứu người mà cứ hỏi có người nhà không? Khi tôi nói không, thì họ không nhận bệnh nhân. Tôi yêu cầu xe cứu thương của họ chở nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu rồi tôi trả tiền, nhưng họ vẫn vô cảm bỏ đi. Cuối cùng, tôi đành phải gọi taxi chở nạn nhân xuống bệnh viện Thống Nhất trong tình trạng rất nguy kịch".

Phòng khám bị cài bẫy?

Ngày 20/10, PV đã tìm đến nơi xảy ra vụ việc để tìm hiểu thêm. Trao đổi với PV, ông Huỳnh Bé Em, Giám đốc phòng khám Bà Điểm giải thích: "Vào lúc 19h15, phòng khám chúng tôi có tiếp nhận bệnh nhân nam khoảng 40 tuổi nằm bất động trong xe taxi của hãng Mai Linh. Theo thông tin ban đầu, ngay sau khi phát hiện bệnh nhân bị tai nạn giao thông nằm bất động tại địa bàn xã Bà Điểm, một người đàn ông đã thuê taxi đưa nạn nhân tới phòng khám chúng tôi để cấp cứu. Tuy nhiên, qua sơ cứu các nhân viên y tá phòng khám chúng tôi nhận thấy bệnh nhân bị thương quá nặng nên không dám tiếp nhận. Việc nhân viên chúng tôi hỏi có người nhà bệnh nhân đi cùng hay không là để tiện hỏi về tiền sử bệnh án của bệnh nhân (?!). Tuy nhiên, do hiểu nhầm nên người đàn ông đưa bệnh nhân đi cấp cứu đã vội tung clip ghi lại hình ảnh tại phòng khám chúng tôi lên mạng xã hội".

Theo ông Em, động cơ tung clip lên mạng của người đàn ông đưa nạn nhân đi cấp cứu đã có từ trước đó (?). Ông Em cho biết, theo ghi nhận của hệ thống camera tại phòng khám Bà Điểm, trước khi đưa bệnh nhân đến, người đàn ông đó (anh X.-PV) đã cầm điện thoại quay lại cảnh tượng này. Trong khi hình ảnh camera quay lại chỉ được hai phút thì đoạn clip tung lên mạng đã dài tới 49 giây. Hơn nữa từ đoạn đường nạn nhân gặp nạn đến phòng khám có hai cơ sở khám chữa bệnh khác nhưng người đàn ông này lại không đưa bệnh nhân vào đó cấp cứu. Trong khi đó, đường vào phòng khám Bà Điểm chỉ được phép cho xe máy, xe bus, xe ưu tiên lưu thông, nhưng xe taxi Mai Linh vẫn vào đến đây, chứng tỏ người này đã có ý từ trước (!).

Một diễn biến khác được cho là liên quan vụ việc này, ông Em cho biết thêm: "Trước khi xảy ra vụ việc trên, người quay clip đã có bức xúc về phòng khám chúng tôi về việc người nhà của anh này đến đây khâu vết thương và bị thu 590 ngàn đồng. Anh này cho rằng chúng tôi "chặt chém" người dân. Điều này được người quay clip chia sẻ ngay bên dưới đoạn video ở phòng khám. Thực ra, số tiền trên còn bao gồm cả tiền thuốc men và chúng tôi khẳng định phòng khám không hề có chuyện "chặt chém" gì trong việc thu tiền khám chữa bệnh cho người dân. Tôi nghĩ người quay clip đã cố tình cài bẫy để làm phòng khám chúng tôi mất uy tín. Còn về mặt chuyên môn nghiệp vu,ồ chúng tôi không có gì sai trái khi cho chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị trong khi tình trạng bệnh nhân rất nặng và chúng tôi không đủ khả năng chữa trị".

Bác sỹ Võ Văn Tâm, Chủ tịch hội đồng thành viên phòng khám Bà Điểm cho hay: "Là người dân đi ngoài đường, nếu gặp người bị nạn mà không cứu chữa cũng đã phạm lỗi, huống hồ chúng tôi là bác sỹ. Bệnh nhân nghi bị xuất huyết não, nếu chúng tôi di chuyển nhiều, kéo dài thời gian thì tình hình càng phức tạp, do đó trong tình huống này, chuyển viện là lẽ đương nhiên. Không chỉ phòng khám chúng tôi mà cả những bệnh viện cấp huyện cũng sẽ làm tương tự. Chúng tôi chỉ khám chữa bệnh cho người dân với vết thương bên ngoài như băng bó, khâu vá... Bệnh nhân đến đây không được phép lưu trú quá 24 giờ. Cơ sở khám chữa bệnh của chúng tôi nhỏ, làm theo quy định của pháp luật chứ không thể tùy tiện tiếp nhận bệnh nhân vào cấp cứu. Người dân không thể nghe thông tin một chiều để hiểu không đúng về phòng khám của chúng tôi".

Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Tuấn, lái xe taxi Mai Linh, trực tiếp chở nạn nhân đến phòng khám cho biết: "Chúng tôi thấy thái độ vô trách nhiệm của các nhân viên y tá phòng khám này với bệnh nhân. Bệnh nhân vào phòng khám, nếu không có khả năng khám chữa cho bệnh nhân, thì họ phải làm thủ tục chuyển viện giùm người dân. Người thuê tôi chở nạn nhân cũng chỉ là người đi đường, nhiệt tình giúp người bị nạn thôi. Còn khi đến phòng khám, y tá, bác sỹ phải tìm cách cứu người chứ? Đằng này họ thờ ơ như thế là không ổn. Khi xảy ra vụ việc, đại diện phòng khám phát biểu không dám chạm vào bệnh nhân trong tình trạng thương tích nặng thì lại càng không hợp lý. Nếu không chạm vào người bệnh làm sao khám chữa cho người ta? Theo tôi, tất cả những lời lẽ giải thích từ phía phòng khám chỉ là ngụy biện".

Phòng khám bị buộc ngưng hoạt động

Sáng 21/10, đại diện thanh tra sở Y tế TP.HCM cho biết: “Vào ngày 30/9 vừa qua, sở Y tế lập biên bản buộc phòng khám Bà Điểm ngưng hoạt động do thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh khi không có giấy phép hoạt động. Đến ngày 11/10, UBND TP.HCM ra quyết định xử phạt 120 triệu đồng đối với phòng khám này. Liên quan đến vụ việc báo ĐS&PL nêu trên, đại diện thanh tra sở Y tế TP.HCM cho rằng, phòng khám này hoạt động trong khi đã bị buộc ngưng hoạt động. Do đó, Sở đã có văn bản đề nghị UBND huyện Hóc Môn xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Gia đình nạn nhân đã làm thủ tục nhận xác

Trao đổi với PV, một cán bộ cảnh sát giao thông Công an TP.HCM khu vực cầu vượt An Sương (xã Bà Điểm) cho biết, người đàn ông tử vong gần cầu vượt An Sương trên địa bàn xã Bà Điểm được xác định là anh Đặng Phước C.. Nguyên nhân tử vong được xác định là do tai nạn giao thông khi đang lưu thông bằng xe máy trên đường. Nhà nạn nhân gần trạm thu phí An Sương. Theo đó, người nhà nạn nhân tên L.H.. Sau khi biết nạn nhân tử vong do tự gây tai nạn, người nhà đã làm thủ tục nhận xác và mai táng cho nạn nhân. Do đang đau buồn trước cái chết đột ngột của anh C. nên người nhà chưa thể tiếp xúc với ai trong lúc này.

Hà Tĩnh: Tử vong sau mũi tiêm của Trạm trưởng Y tế vì không đưa trước phong bì hối lộ


Thấy mệt, người đàn ông 58 tuổi ở xã Hương Liên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đến Trạm Y tế xã khám rồi được ông Trưởng Trạm tiêm một mũi.


Nạn nhân tử vong .
Nạn nhân tử vong .

Nhưng chỉ khoảng vài giờ đồng hồ sau tiêm, bệnh nhân đã tử vong khiến người nhà bức xúc kéo đến đòi làm rõ.Nạn nhân tử vong là ông ông Bùi Quang Nga (SN 1956, xóm 3, xã Hương Liên, huyện Hương Khê).

Anh Trần Hữu Toàn (SN 1980, xã Hương Liên) là người nhà nạn nhân kể, khoảng 14h chiều ngày 22.9, thấy trong người không được khỏe nên ông Nga tự mình đi lên Trạm Y tế xã Hương Liên để khám. Sau khi khám, được ông Trần Lộc - Trạm trưởng tiêm.

Tiêm xong, ông Nga vừa đi về đến nhà thì choáng, khó thở nên nói con trai chở lại Trạm Y tế để kiểm tra. Nhưng khi bác sĩ chưa kịp thăm khám lần hai thì ông Nga đã ngất xỉu rồi tắt thở luôn.

Sau cái chết đột ngột của ông Nga, gia đình nạn nhân đã kéo lên Trạm Y tế xã đòi làm rõ nguyên nhân. Trước thông tin vụ việc, UBND xã Hương Liên, Phòng Y tế huyện, Công an huyện Hương Khê nhanh chóng có mặt phối hợp làm rõ nội dung sự việc. Một cuộc họp khẩn được tổ chức trực tiếp tại trạm y tế xã để tìm rõ nguyên nhân cái chết của nạn nhân Nga.

Sáng 23.9, ông Nguyễn Tiến Lành - Chủ tịch xã Hương Liên - cũng xác nhận có sự việc chiều ngày 22.9, ông Nga đến Trạm Y tế xã tiêm rồi tử vong.

"Đúng là sau khi ông Nga tử vong, gia đình tập trung yêu cầu giải thích rõ cái chết bất thường, Công an huyện và chính quyền địa phương đã có mặt để cùng giải quyết. Cuối cùng gia đình nạn nhân cũng đã đồng ý đưa người thân về. Trong chiều nay họ sẽ tổ chức an táng", - ông Lành nói.

Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Phòng Y tế huyện Hương Khê cũng xác nhận có sự việc trên và cho biết, nguyên nhân cái chết của nạn nhân thì chưa thể làm rõ vì muốn làm rõ cần phải mổ tử thi để khám nghiệm.



Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn truyền nước… chết bệnh nhân vì không có phong bì

Anh Phạm Quốc Huy, sinh năm 1986 ở xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội bị tiêu chảy phải vào Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn để khám và mua thuốc uống.


Di ảnh anh Phạm Quốc Huy
Di ảnh anh Phạm Quốc Huy

Các bác sĩ truyền nước cho anh, nhưng truyền đến chai thứ 2 thì anh Huy… tử vong. Gia đình, vợ con anh như đứt từng khúc ruột. Họ cho rằng, anh Sơn chết oan bởi trình độ non kém, cùng sự thờ ơ của đội ngũ các bác sĩ bệnh viện này.

Tử vong khi đang truyền nước

Cho đến giờ, dù anh Phạm Quốc Huy đã mất gần tuần lễ nhưng người thân và những người hàng xóm lân cận quanh nhà anh vẫn không ai nghĩ hung tin ấy là có thật. Là bởi, anh Huy vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không ốm đau một ngày, vẫn đi làm bình thường. Tối hôm trước họ còn nhìn thấy anh, đùng một cái, sáng hôm sau người ta đã chuyển xác anh từ bệnh viện về trong nỗi quặn xót của gia đình.

Phải cố gắng lắm, bà Nguyễn Thị Tế, 54 tuổi, mẹ đẻ của anh Sơn mới gượng dậy tiếp chuyện chúng tôi. Bên bàn thờ anh Huy nghi ngút khói, bà Tế khóc: “Cháu nó bệnh tật gì thì chết còn đỡ, nhưng đây nó khỏe mạnh bình thường, vậy mà…. nó ra đi nhanh quá! Tối hôm 3/8, Huy đi làm về và kêu bị đau bụng đi ngoài. Cháu có biểu hiện sốt nhẹ, buồn nôn. Cũng vì nhà gần bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn nên tôi bảo cháu Thu, là vợ Huy, đi cùng với cháu vào đó khám xem thế nào”.

Sau khi thăm khám cho Huy xong, các bác sĩ có nói với bà Tế rằng, Huy bị rối loạn tiêu hóa và bị cúm nên sốt, chỉ cần tiếp 2 chai nước, sáng mai khỏi thì về. Sau đó, y tá đưa cho Huy một viên C sủi giảm đau và bảo Huy uống. Xong xuôi, Huy được bác sĩ cắm kim truyền nước.

“Khoảng 15 phút sau con tôi có biểu hiện rất khó chịu và kêu đau. Cháu Thu chạy sang đập cửa một lúc lâu thì cô y tá mới chịu dậy, thái độ thì gắt gỏng. Cô y tá đo huyết áp cho Huy và khẳng định rằng Huy mới tiếp nước vào nên có biểu hiện như vậy. Y tá đã nói vậy nên con tôi đành nằm im và chờ”, bà Tế nghẹn giọng kể lại.

Đến khoảng 4h sáng, khi đang truyền chai nước thứ 2, Huy có biểu hiện co rúm người lại, phát tiếng sằng sặc trong miệng, chân tay run lẩy bẩy và môi tím bầm. Bà Tế hoảng loạn gào khóc gọi y tá. Cô y tá chạy sang trông thấy tình trạng của Huy luống cuống gọi điện thoại cho bác sĩ trực. Phải đến 15 phút sau, bác sĩ trực mới có mặt nhưng bệnh phân Phạm Quốc Huy đã tắt thở từ lúc nào.

Một ca bệnh đơn giản, tưởng chừng không có gì nghiêm trọng nhưng bệnh nhân lại tử vong. Gia đình anh Huy không thể hiểu nổi tại sao Huy lại… chết nhanh đến thế. Bác sĩ ráo hoảnh thông báo cái chết của Huy, khuyên gia đình đem thi thể Huy vào nhà xác và không đưa ra bất cứ lý do nào về nguyên nhân cái chết của bệnh nhân này. Người chết thì đã chết, gia đình cũng buộc phải đem Huy đi an táng. Họ đã làm đơn báo với chính quyền đi phương, Công an và Viện Kiểm sát huyện Sóc Sơn để làm rõ cái nguyên nhân cái chết của anh Huy nhưng đến nay điều ấy vẫn như thể là bí mật. Được biết, Huy là con trai duy nhất trong gia đình, mới lấy vợ được gần 1 năm nay và vẫn chưa có con.

Bệnh viện không hiểu nguyên nhân?!

Trong buổi làm việc với PV chiều ngày 12/8, bác sĩ Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn cho rằng: “Vì bệnh nhân Huy chết… quá nhanh nên chúng tôi không đủ trình độ để lý giải tại sao bệnh nhân chết. Muốn biết nguyên nhân về cái chết của bệnh nhân này thì phải đợi kết luận từ cấp trên”.

Theo thông tin từ vị giám đốc bệnh viện này, kíp trực hôm đó gồm 4 người là BS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện, Trực lãnh đạo; Bác sĩ Nguyễn Tuấn Dũng, Trưởng kíp; y tá Đinh Thị Hương, khoa truyền nhiễm và y tá Nguyễn Thị Duyên, khoa khám bệnh.

 

Khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn

Sau khi bệnh nhân Huy tử vong, kíp trực này đã tường trình lại sự việc và bệnh viện này cũng đã hoàn tất báo cáo để chuyển tới Phòng Nghiệp vụ y và Thanh tra Sở y tế Hà Nội. Theo báo cáo này thì bệnh nhân Phạm Quốc Huy vào viện trong tình trạng: “Tỉnh, sốt cao, chảy nước mũi, không nôn, không giật”. Mọi chỉ số về tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh đều hoàn toàn bình thường.

Ống truyền vào tĩnh mạch cho Huy là Natriclorua 0,9% và Kaliclorua. Khi Huy bị co giật tím tái, các bác sĩ đã tiêm cho Huy liên tiếp 35 ống thuốc Adrennalin 01mg.

Theo phản ánh từ phía gia đình nạn nhân, gia đình không nhận được bất cứ lời hỏi hạn, động viên nào từ phía lãnh đạo bệnh viện. Cho đến giờ, câu hỏi mà gia đình nạn nhân và dư luận đặt ra rằng, bệnh nhân Huy tử vong vì nguyên nhân gì? Điều ấy xuất phát từ tình trạng non kém về chuyên môn hay sự tắc trách của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn? Ai là người phải chịu trách nhiệm trong vụ việc đau xót này. Và đáng tiếc hơn, người dân quanh vùng đã xuất hiện tâm lý ngần ngại vào viện này khi trục trặc sức khỏe, bởi có bệnh nhân chỉ bị đau bụng đi ngoài, vào viện mà… phải chết.



Hai mẹ con sản phụ tử vong ngày mùng 3 Tết trong phòng sinh vì không tiền hối lộ bác sĩ


Đạp cửa xông vào phòng, anh Thế thấy vợ và con đã tử vong. Căn phòng được cho có dấu hiệu dọn dẹp, lúc này chỉ có một nhân viên bên trong.


Bệnh viện huyện Gio Linh, nơi xảy ra vụ tử vong của hai mẹ con khiến dư luận xôn xao.
Bệnh viện huyện Gio Linh, nơi xảy ra vụ tử vong của hai mẹ con khiến dư luận xôn xao.

Chiều 21/2 (mùng 3 Tết), người nhà phát hiện sản phụ Nguyễn Thị Ngọc Hà (22 tuổi, ở xã Gio An, huyện Gio Linh, Quảng Trị) cùng con gái sơ sinh tử vong tại phòng sinh bệnh viện đa khoa huyện Gio Linh.

Theo bà Bùi Thị Nở (mẹ chồng nạn nhân), 22h hôm trước, con dâu bà được người nhà đưa vào nhập viện trong tình trạng đau bụng muốn sinh. Hơn 10h ngày 21/2, sản phụ này được đưa vào phòng chờ sinh.

"Nhân viên y tế đã tiêm nhiều mũi giục sinh, con dâu có dấu hiệu rách cổ tử cung, máu ra nhiều.

Đến 12h trưa thì Hà yếu sức, tim thai yếu. Mặc dù đã xin chuyển viện nhưng không được, họ còn đuổi chúng tôi ra khỏi phòng", bà Nở nói.

Khoảng 13h ngày 21/2, lo lắng cho sức khoẻ của vợ con nên chồng sản phụ là anh Nguyễn Xuân Thế cùng bà Nở đạp cửa xông vào phòng sinh.

Lúc này chị Hà nằm cùng con gái sơ sinh, cả hai đã tử vong.

"Lúc chúng tôi xông vào thì trong phòng chỉ có một nữ nhân viên y tế. Phòng sinh có dấu hiệu đã được dọn dẹp qua", anh Thế kể.

Gia đình đang tổ chức tang lễ cho hai mẹ con nạn nhân.

Sau khi nhà chức trách hoàn tất công tác khám nghiệm tử thi, thi thể hai mẹ con sản phụ đã được bàn giao cho người thân đưa về an táng.

Theo ông Trần Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, sản phụ Hà nhập viện trong tình trạng bình thường nhưng sau đó thì có diễn biến khác.

Ngành y tế tỉnh Quảng Trị đang phối hợp với công an điều tra vụ việc để đưa ra kết luận cuối cùng.


Làm rõ nguyên nhân bệnh nhi tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai

“Trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật, thấy cháu M đau nhiều như vậy gia đình yêu cầu bác sỹ cấp cứu bệnh nhân nhưng bác sỹ chỉ khám và kê thuốc”, mẹ nạn nhân kể lại.

Con chết mà không biết nguyên nhân?

Chị Nguyễn Thị Thuý Vinh (SN 1981, Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội), mẹ của cháu Trần Ngọc M. (SN 2007) bị tử vong tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai kể lại tình huống dẫn đến cái chết của con mình mà cho đến nay chị vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân.

Cụ thể, vào cuối năm 2014, cháu Trần Ngọc M. bị nổi nốt đỏ ở chân, gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Nhi Trung ương và cháu được chẩn đoán mặc chứng viêm mao mạch dị ứng. Tại Viện Nhi Trung ương, các bác sĩ cho đơn thuốc về nhà điều trị trong 5 ngày nhưng cháu không đỡ nêngia đìnhđưa cháu M. xuống khám lại.

Sau 7 ngày nằm viện, cháu M. hết nốt đỏ, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục kê thuốc cho cháu uống tại nhà. Tuy nhiên, sau đó gia đình phát hiện cháu đi đái bị sủi bọt. Bệnh viện Nhi xác định cháu bị chứng viêm cầu thận, hội chứng thận hư và kê đơn thuốc 5 ngày, điều trị tại nhà.

Tháng 1/2015, gia đình đưa cháu M. vào khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra lại và bệnh viện xác định bệnh nhân mắc chứng viêm cầu thận, hội chứng thận hư.

Được điều trị tại viện đến ngày 13/2, bệnh có thuyên giảm một chút, gia đình xin cho cháu về nhà do gần tết.

Ngày 2/3 cháu M. lại nhập viện trở lại. Điều trị đến chiều ngày 5/3 (thứ 6) cháu M bắt đầu đau bụng nhiều. Ngày 6/3, cháu bị đau bụng, kêu liên tục được bác sĩ khám và yêu cầu gia đình phối hợp theo dõi.

Chuyển sang ngày chủ nhật (7/3), bệnh nhân vẫn đau nên được bác sỹ Dũng – Trưởng khoa Nhi hội chẩn và kết luận cháu bình thường và yêu cầu tiếp tục theo dõi.

Chị Thuý, mẹ bệnh nhân bức xúc: “Trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật, thấy cháu M. đau nhiều như vậy gia đình yêu cầu bác sỹ cấp cứu bệnh nhân nhưng bác sỹ chỉ khám và kê thuốc”.

“Khoảng 23h ngày 15/3, cháu M. lại tái phát có biểu hiện nặng hơn, gia đình tiếp tục gọi bác sỹ lúc đó cháu M. mới được đưa đi cấp cứu nên tôi nghĩ là đã muộn, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong của cháu”, chị Vinh cho biết.

Điều trị theo đúng phác đồ

Trao đổi với Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai về sự việc trên được biết, sáng ngày 31/3, người nhà gia đình cháu M. đến khoa yêu cầu làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu. Sau khi giải thích cho người thân nạn nhân hiểu thì phía khoa cũng đã có lời chia buồn với gia đình và xin lỗi gia đình không làm được gì tốt hơn để cứu chữa cháu.

Phía khoa giải thích rõ về việc tạisaocháu đau bụng 3 ngày không cấp cứu bệnh nhân. Về chuyên môn nghiệp vụ các bác sỹ đã làm hết các biện pháp khám, chụp phim, siêu âm, chụp CT… để phát hiện bệnh và có nhận định về việc đau bụng của cháu thì không thể dẫn đến tử vong.

Khi vào viện cháu M. được chuẩn đoán hội chứng thận hư thứ phát kháng thuốc, cháu đã được chữa ở Bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa nhi Bệnh viên Bạch Mai.

Bệnh của M. được điều trị một thời gian, do hội chứng thận hư kháng thuốc, do vậy phía khoa phải thay đổi phác đồ mới truyền tĩnh mạch liều cao đã truyền được 2 đợt (3 ngày một tuần/đợt)

Trước 3 ngày cháu mất có biểu hiện đau bụng, theo nguyên tắc thì có thể xác định là do tiềm phát và thứ phát. Do vậy xác định là hai nguyên nhân chính.

Nguyên tắc thận hư mà đau bụng thì bao giờ bác sỹ cũng phải nghĩ đến nguyên nhân là viêm phúc mạc (tiên phát do biến chứng của bệnh và thứ phát do viêm ruột thừa) nên khoa theo dõi thường xuyên triệu chứng này. Khoa nhiều lần siêu âm, chụp phim xác định bệnh nhân không viêm ruột thừa, kể cả khi khám cũng không sốt.

Loại trừ nguyên nhân và theo dõi thì thấy bệnh nhân không đi vệ sinh được, tiếp tục điều trị chống táo bón và thụt thì bệnh nhân đỡ hơn.

Khoảng 23h, ngày 16/2 diễn biến bệnh nhân đau bụng, khó thở, ho ra máu, sau đó bệnh nhân vào máy thở và lâm vào tình trạng đau, suy hô hấp.

Tiến hành chụp chiếu phát hiện một bên phổi phải mờ gần hết, bác sỹ cấp cứu tích cực nhưng bệnh nhân không qua khỏi. Kết luận nguyên nhân dẫn đến tử vong của cháu là do tắc mạch phổi.

Trường hợp bệnh nhân bị hội chứng thận hư mà tắc mạch phổi thì rất nguy hiểm nằm trong 3 trường hợp nguy hiểm nhất mà các cháu có nguy cơ tử vong cao là tắc mạch phổi, tắc mạch vành và tắc mạch não.

Lý do để khoa không thôngbáotrước cho người nhà về tính trạng bệnh là do tai biến bất ngờ, nên không ai lường trước được. Hơn thế do gia đình không hiểu đó là nguyên nhân dẫn đến tử vong của cháu nên đã có phản ứng và gia đình cho rằng hai ngày cuối tuần phía khoa không quan tâm nên dẫn đến tình trạng này.

"Nếu nói trước tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân cho gia đình thì khác gì doạ gia đình khiến họ hoang mang. Tôi khẳng định là có thể tiên lượng được trước bệnh của cháu M., phía bệnh viện chỉ biết động viên gia đình để yên tâm chăm sóc bệnh nhân.

Việc gia đình xin cấp cứu nhưng không phải cứ xin là cho như thế được. Khi gia đình có yêu cầu, bác sỹ đã khám và có pháp đồ điều trị chứ không thể muốn cấp cứu là được cấp cứu, các bệnh nhân chúng tôi phải điều trị theo pháp đồ.

Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối nên các cháu nhập viện thuộc tình trạng bệnh nhân nặng đây là áp lực lớn đối với cán bộ, bác sỹ chúng tôi. Việc người nhà nói chúng tôi không nhiệt tình, không tâm huyết với bệnh nhân là không có cơ sở.

Với trường hợp cháu M. bản thân tôi cùng đồng nghiệp trong khoa thăm khám hằng ngày và làm hết các thủ thật để chữa trị cho cháu chứ không phải không quan tâm như gia đình phản ánh", bác sĩ Dũng cho hay.

Chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh và cung cấp thông tin đến bạn đọc…

Nguyên Sơn

Y tá bí ẩn "phá hỏng" phiên xử Bác sĩ Tường

Nhiều người trông chờ bị cáo Khánh sẽ có những lời khai chấn động có thể thay đổi nội dung cáo trạng. Tuy nhiên, bất ngờ ngoài dự kiến khi những lời khai chấn động này lại là của các nhân chứng - những nhân viên của TMV Cát Tường.

Trong phiên tòa hôm qua, sau phần xét hỏi Nguyễn Mạnh Tường, các nhân chứng đã được gọi lên để lấy lời khai đối chứng. Phiên tòa bỗng ồn ào, nóng lên khi một nhân chứng được triệu tập khẳng định ngay sau khi tiêm thuốc tê chị Huyền đã có biểu hiện lạ và Tường phẫu thuật chóng vánh một cách bất thường. Lộ bất thường ngay sau khi gây tê? Tường khai, ca phẫu thuật của chị Huyền kéo dài từ 1h trưa đến 4h chiều. Trong quá trình phẫu thuật, Tường cho biết, chị Huyền tỉnh táo, không có biểu hiện lạ, khi gây tê phần trên Huyền có kêu đau và được Tường tiêm thêm thuốc an thần. Chỉ khi phẫu thuật xong chừng 20-30 phút, chị Huyền bị co giật hai cẳng tay, mắt phải nháy, miệng sùi bọt mép và Tường đã tiêm một liều an thần, những biểu hiện “lạ” mất. Giải thích nguyên nhân co giật, Tường nói có thể là cơn động kinh chứ không phải do phẫu thuật dùng thuốc: “Bị cáo nghĩ co giật là do cơn động kinh, với người bình thường thì khó có cơn động kinh nhưng vẫn có thể có. Bị cáo có theo dõi thêm 20 phút nữa không thấy gì bất thường rồi giao cho nhân viên theo dõi, bị cáo đi chùa”. >> Tòa trả hồ sơ, yêu cầu điều tra lại vụ Cát Tường Gần 11h, xét thấy một số vấn đề chuyên môn, không thể giải quyết được tại tòa, HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường. Những người dự khán vỗ tay. Trong số ba nhân viên được xác định là có mặt từ đầu đến cuối quá trình phẫu thuật thì có hai nhân viên là Bùi Thị Hoa, Lê Thị Ngọc Vân có lời khai tương tự Tường. Nhưng riêng nhân viên Nguyễn Thị Ngọc Thư khai trái ngược hoàn toàn và từ lời khai này lộ ra nhiều nghi ngờ nguyên nhân chết. Hai lần đứng lên trả lời HĐXX, Thư đều khẳng định: “Sau khi tiêm thuốc tê xong, chị Huyền đã có biểu hiện lạ như giật mí mắt. Chị Huyền không tỉnh lúc phẫu thuật. Tường sai tôi đi mua thuốc chống co giật, nhưng không mua được, trở về vẫn thấy Tường tiếp tục phẫu thuật. Bình thường những ca phẫu thuật trước đó kéo dài 4 tiếng nhưng ca phẫu thuật cho chị Huyền chỉ kéo dài 2 tiếng, từ lúc 12 giờ đến 2 giờ là xong”. Trước lời khai chấn động này, HĐXX đặt câu hỏi: “Vì sao làm nhanh thế?”. Thư dõng dạc trả lời: “ Chắc chị Huyền có biểu hiện như thế nên anh ấy làm nhanh hơn”. Ngay sau lời khai bất ngờ này, HĐXX cũng lập tức đưa ra quyết định tạm dừng xét xử để hội ý. Đúng 10h47, HĐXX trở lại làm việc và quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra điều tra bổ sung với lý do “HĐXX thấy còn có vấn đề mâu thuẫn, không giải quyết được tại phiên tòa nên quyết định dừng phiên tòa tại đây”. Ngay sau khi chủ tọa vừa dứt lời, phía gia đình bị hại đồng loạt đứng dậy vỗ tay, thể hiện sự đồng tình. >> Ý kiến trái chiều của luật sư sau phiên xử vụ Cát Tường Trái ý kiến của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị hại, luật sư Vân cho rằng tòa trả hồ sơ chưa thuyết phục bởi lời khai của Tường và các nhân viên không có gì mới. Luật sư “ngơ ngác” vì chưa có tiền lệ Dù đã dự liệu tình huống trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng luật sư bảo vệ cho bị cáo Tường là Luật sư Chu Thị Trang Vân vẫn hết sức bất ngờ khi quyết định được đưa ra quá sớm và hiếm khi xảy ra tại các phiên tòa: “Tôi không rõ quan điểm của HĐXX thế nào vì cả phiên tòa mới chỉ thẩm tra được bị cáo Tường thôi, còn lại chưa có tranh luận gì cả. Thường thì phải qua phần tranh luận mới có quyết định nhưng đây là phiên đầu tiên tôi thấy dừng ngay trong phần xét hỏi. Lý do nêu cũng chưa rõ ràng, nếu vì lời khai mâu thuẫn của Thư thì TA phải nắm được trong quá trình tiếp cận hồ sơ rồi. Do đó, không phải vì lời khai của Thư. Với quyết định của HĐXX đưa ra, có thể hiểu là vì vấn đề về mặt chuyên môn y tế cần phải làm rõ, cần hỏi ý kiến chuyên gia. Có thể đó là loại thuốc tê Tường dùng đồng thời với kháng sinh có gây nguy hiểm gì không”. Tuy nhiên, Luật sư Trang Vân cũng cho biết, Tường đã được luật sư trao đổi trước khi ra tòa có thể xảy ra tình huống này nên đã chuẩn bị tâm lý cho việc bắt đầu làm việc trở lại với cơ quan điều tra. Luật sư Vũ Gia Trưởng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại thì nhận định: “Tòa án trả hồ sơ là đúng với pháp luật và diễn biến phiên tòa. Lời khai của Tường tại Tòa đã mâu thuẫn với các quy định của pháp luật và hồ sơ vụ án nên phải điều tra làm rõ. Bản thân lời khai tại tòa của Tường chưa thuyết phục, mâu thuẫn với lời khai khác. Hồ sơ vụ án này có nhiều mâu thuẫn nên điều tra lại là đúng đắn”. Như vậy, nội dung điều tra bổ sung là gì sẽ do Tòa án có văn bản đề nghị cụ thể với cơ quan điều tra công an TP.Hà Nội và vụ án này sẽ mất vài tháng nữa mới hoàn thiện hồ sơ đưa ra xét xử lại. H.L
------------
Xem thêm:Y tá bí ẩn "phá hỏng" phiên xử Bác sĩ Tường, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Y-ta-bi-an-pha-hong-phien-xu-Bac-si-Tuong/2131810751/218/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giớivietbao.vn

Nguyên nhân nào khiến bé 11 tuổi tử vong ở BVĐK Quốc Oai?

Xung quanh vụ cháu Nguyễn Thị Hồng Nhung (11 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội)tử vong ở Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai, Hà Nội vào ngày 22/10, Hội đồng chuyên môn bệnh viện và một số chuyên gia đầu ngành đã thống nhất và kết luận nguyên nhân tử vong của cháu Nhung là do nhiễm trùng, nhiễm độc thần kinh nặng, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.

Nguyen nhan nao khien be 11 tuoi tu vong o BVDK Quoc Oai?

BVĐK huyện Quốc Oai nơi xảy ra sự việc.

Hội đồng chuyên môn bệnh viện vừa đã tiến hành kiểm thảo tử vong liên quan đến bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Nhung theo quy định. Bên cạnh đó, các y, bác sĩ của bệnh viện còn có các chuyên gia đầu ngành Truyền Nhiễm, Nhi khoa, Ngoại tiêu hóa, Hồi sức tích cực của Trung ương và của TP Hà Nội cùng phòng nghiệp vụ y Sở Y tế tiến hành kiểm thảo tử vong bệnh nhân Nhung.

Hội đồng đã thống nhất và đưa ra nguyên nhân tử vong là do: Nhiễm trùng, nhiễm độc thần kinh nặng, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Từ đó Hội đồng chuyên môn yêu cầu bệnh viện cần rút kinh nghiệm: Tiên lượng bệnh không tốt, cần theo dõi sát để phát hiện diễn biến bất thường của bệnh.

Hội chẩn sớm với các chuyên khoa của bệnh viện. Điều dưỡng cần phản ánh kịp thời thông tin của bệnh nhân và ý kiến của người nhà bệnh nhân với bác sỹ thường trực. Bệnh viện cần rút kinh nghiệm sâu sắc, tiếp tục chấn chỉnh việc thực hiện các quy chế bệnh viện.

Sau khi có kết luận của hội đồng chuyên môn, kết quả kiểm thảo tử vong. Hội đồng kỷ luật của bệnh viện đã tiến hành họp kết quả:

- Khiển trách Bs Đặng Thị Thu Hương - trưởng kíp trực Ngoại – Sản trực ngày 20/10/2014 trước toàn bệnh viện.

- Cảnh cáo điều dưỡng Nguyễn Phú Trung trước toàn bệnh viện, điều chuyển công tác không làm chuyên môn tại khoa Ngoại.

- Khiển trách Bs Nguyễn Duy Chiến - Bác sỹ điều trị khoa Ngoại trước toàn bệnh viện.

- Khiển trách Bs Nguyễn Quang Nam Trưởng khoa Ngoại trước toàn bệnh viện.

- Khiển trách BS Sỹ Danh Tụ - BS điều trị khoa Ngoại trước toàn bệnh viện.

- Khiển trách điều dưỡng viên khoa Ngoại Bùi Thị Thúy trực ngày 20/10/2014 trước toàn bệnh viện.

- Hạ ngạch thi đua của tập thể khoa Ngoại.

Nguyen nhan nao khien be 11 tuoi tu vong o BVDK Quoc Oai?

Xe cứu thương đưa thi thể cháu Nhung về nhà mai táng.

Bạn thích bài này?
Font-Size:
Bênh nhân đau bao tử, bị mổ ruột thừa, chết oan uổng


Vợ và hai con của ông Sang

Bênh nhân đau bao tử, bị mổ ruột thừa, chết oan uổng
VĨNH LONG - Chiều thứ Hai, hàng chục người đã mang di ảnh ông Trần Thanh Sang, 41 tuổi, đến bệnh viện thành phố Vĩnh Long, để yêu cầu bệnh viện phải giải thích rõ nguyên nhân tại sao ông Sang chết sau khi bị mổ ruột thừa. Những người này là thân nhân của ông Sang.
Cho rằng sự cẩu thả của bác sĩ đã khiến bệnh nhân chết trên đường chuyển viện, người nhà bệnh nhân mang di ảnh kéo đến bệnh viện trong sự nóng giận.
Đến khoảng 3 giờ chiều, đám đông đã xông vào bên trong bệnh viện và đòi gặp bác sĩ Đoàn Văn Hùng, giám đốc bệnh viện.
Trước đó, ngày thứ Bảy 10-1, trên đường chuyển viện từ Vĩnh Long lên bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, ông Sang đã tắt thở..
Theo bà Trần Ngọc Đáng, 54 tuổi, chị ruột ông Sang, đêm thứ Năm 8-1, ông Sang bị đau bụng.
Bà Đáng kể, “Gia đình đưa em tôi đến trạm y tế xã, trực trạm kêu chuyển đi bệnh viện Vĩnh Long. Tại bệnh viện, em tôi được chẩn đoán bị đau ruột thừa cần mổ.
“Ngày thứ Sáu, em tôi được một bác sĩ của bệnh viện này mổ. Mổ xong, họ thông báo em tôi bị đau dạ dày, cần phải mổ tiếp. Bác sĩ Hùng nói nếu chúng tôi đồng ý cho bệnh viện mổ tiếp thì họ mổ, nếu không có thể chuyển đi bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi đồng ý chuyển viện. Trên đường đi em tôi mất.”
Sau khi nhập viện, ông Sang được đưa đi chụp X-quang và chuyển lên khoa ngoại bệnh viện để theo dõi. Sau đó bác sĩ đến khám và kết luận ông Sang bị đau ruột thừa.
Đến khoảng 5 giờ sáng thứ Sáu 9/1, y tá đến yêu cầu người nhà ký tên để mổ ruột thừa cho ông Sang.
Theo bà Đáng, sau khi mổ xong ông Sang bị sưng và có nói bị đau ở bụng. Đến sáng thứ Bảy, nhân viên y tế đem hai ống máu đến bảo người nhà mang đi xét nghiệm.
Khoảng 4 giờ sáng, bệnh viện yêu cầu gặp gia đình, sau đó thông báo là ông Sang bị thủng bao tử nặng chứ không phải bị đau ruột thừa và hỏi gia đình có muốn chuyển đi bệnh viện tuyến trên không.
Gia đình đồng ý và đã làm thủ tục chuyển ông Sang lên Chợ Rẫy để điều trị.
Khoảng 10 giờ sáng, ông Sang được chuyển đi. Tuy nhiên mới đến thị xã Cai  Lậy (Tiền Giang) thì ông Sang tắt thở.
Xe cấp cứu quay lại bệnh viên khu vực Cai Lậy cấp cứu thì bác sĩ xác nhận ông Sang đã tử vong, không thể cứu được.
Bà Đáng cho biết gia đình ông rất nghèo. ông là lao động chính, hàng ngày phải đi làm phụ hồ nuôi vợ và hai con nhỏ.
Cũng theo bà Đáng, gia đình bất bình vì bác sĩ đã tắc trách, nhưng trong quá trình diễn ra tang lễ cho ông Sang, phía bệnh viện Vĩnh Long không có bất cứ ai đến viếng, chia buồn cùng gia đình.

Xác minh việc "bệnh nhân tử vong, bệnh viện nhờ ‘ông anh’ dàn xếp"

(VTC News) – Bộ Y tế có công văn yêu cầu Sở Y tế Hải Dương xác minh có hay không việc bệnh nhân tử vong, bệnh viện Nhi Hải Dương nhờ ‘ông anh’ dàn xếp?

Ngày 31/3, Bộ Y tế đã có công văn số 2020/BYT-VPB1 gửi Sở Y tế Hải Dương đề nghị kiểm tra thông tinbáoPháp luật phản ánh “Bệnh nhân tử vong, bệnh viện Nhi Hải Dương nhờ “ông anh” dàn xếp”.
Xác minh việc
 
Liên quan đến nội dung này, trong bài báo “Bệnh nhân tử vong, bệnh viện Nhi Hải Dương nhờ “ông anh” dàn xếp”, đăng trên báo Pháp luật ngày 30/3.

Theo bài báo, ngày 16/03/2015, cháu Nguyễn Thị Yến Nhi (5,5 tháng tuổi, ngụ thôn Nghĩa Xá, xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) được chuyển vào Bệnh viện Nhi Hải Dương với chuẩn đoán Viêm phế quản phổi và tiêu chảy kéo dài. Sau khi được các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Hải Dương điều trị, đến ngày 24/03/2015,sức khỏecủa cháu Nhi dần hồi phục.

Tuy nhiên, đến khoảng 9h sáng ngày 24/03/2015, sau khi được điều dưỡng viên tên là Tươi tiêm cho 1 mũi thuốc kháng sinh Tarcefoksym, cháu Nhi đã tử vong.

Chiều ngày 25/03/2015, phóng viên đã gọi điện liên hệ với bà Nguyễn Thị Thức – Giám đốc Bệnh viện Nhi Hải Dương và được bà Thức xác nhận sự việc có xảy ra tại bệnh viện Nhi Hải Dương. Bà Thức cho biết, do bà Thức bận họp nên sẽ nhắn tin cho phóng viên số điện thoại của ông Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Bệnh viện sẽ làm việc với phóng viên về việc này.

Ngay sau khi bà Thức nhắn số điện thoại của ông Hùng sang, phóng viên đã gọi điện cho ông Hùng để phỏng vấn về sự việc.

Ông Hùng cho biết, cháu Nhi tử vong do sốc phản vệ với thuốc kháng sinh Tarceforxym. Sau khi bàn giao thi thể cháu Nhi cho gia đình an táng, khoảng 14h chiều ngày 25/03/2015, ông Hùng cùng bác sĩ Ngô Thị Linh (Trưởng khoa hồi sức cấp cứu), bác sĩ Nguyễn Đình Thạnh (Trưởng khoa điều dưỡng), bác sĩ Nguyễn Văn Thao (Trưởng khoa tiêu hóa) của Bệnh viện Nhi Hải Dương xuống thăm gia đình cháu Nhi để động viên, chia sẻ.

Sau khi sự việc xảy ra, về phía Bệnh viện Nhi Hải Dương đã báo cáo Sở Y tế tỉnh Hải Dương và được Sở Y tế chỉ đạo rà soát toàn bộ bệnh án, tiến hành kiểm thảo tử vong các bước để xác định nguyên nhân và xử lý.

Do thông tin chưa cụ thể vì cũng là giờ chiều muộn nên phóng viên đã hẹn ông Hùng sẽ làm việc tiếp vào ngày hôm sau.

Sáng 26/03/2015, phóng viên đã gọi điện cho bà Nguyễn Thị Thức để đặt lịch làm việc vào chiều cùng ngày, bà Thức đồng ý và cho biết sẽ giao cho ông Hùng làm việc với phóng viên.

Khoảng 14h chiều cùng ngày, phóng viên có mặt tại Bệnh viện Nhi Hải Dương, sau khi liên hệ với cán bộ của Bệnh viện Nhi, được biết, bà Thức và ông Hùng đang họp, yêu cầu phóng viên ngồi đợi.

Khi phóng viên ngồi chờ tại phòng Hành chính, đột nhiên có một người đàn ông trung niên đi vào phòng và “tay bắt mặt mừng” với phóng viên. Người này tự giới thiệu tên S, đang công tác ở một cơ quan lớn của T.Ư.

Ông S cho biết: do cô em (bác sĩ Thức – Giám đốc Bệnh viện Nhi Hải Dương) gọi cho nhờ có việc nên ông mới đi từ Hà Nội về Hải Dương, ngồi chờ bà Thức về làm việc rồi ông lên đường đi Hà Nội luôn.

Vừa nói chuyện, ông S vừa rút từ ví ra 02 chiếc thẻ đưa cho phóng viên xem để chứng minh rồi rút lại rất nhanh và cười nói:“Cái này cấm chỉ không được phép mang ra, nhưng tao cho chúng mày xem, tao xỉa cái này vào nhà lão Tr... thì cũng phải nói: “Vâng! Mời anh vào”.

Ông S khoe có quan hệ rất nhiều báo lớn và trước đây đã có "2 thằng báo không nghe tao cảnh báo, cuối cùng dính hậu quả", ông nói.

Một lúc sau, có một người phụ nữ đi vào phòng hành chính và giới thiệu tên là Thức – Giám đốc Bệnh viện Nhi Hải Dương. Va mới gặp chúng tôi và ông S, bà Thức cười và nói: “Ôi! Anh vừa mới xuống à”.

Ông S liền cười: “Chờ từ bao giờ rồi, giờ mới đến”, rồi quay sang nói với phóng viên: “Đây là đứa em gái tao, nó làm giám đốc Bệnh viện Nhi Hải Dương đấy, chúng mày thích làm gì thì làm”.

Sau đó, bà Thức mời chúng tôi cùng ông S sang phòng bà Thức để làm việc.

Tôn trọng "người của Trung ương" xuống làm việc với Bệnh viện Nhi Hải Dương nên phóng viên nói với ông S: “Em có hẹn với chị Thức từ sáng, nhưng anh cứ làm việc trước đi, lát nữa em làm sau”.

Ông S cười và nói: “Hôm nay tao xuống đây để gặp mặt anh em, tao chỉ ngồi nghe chúng mày nói chuyện thôi, còn chúng mày thích làm gì thì làm”.

Ngồi vài phút sau khi phóng viên giới thiệu, trình bày với bà Thức,  ông S đứng dậy đi ra khỏi phòng và nói: “Thôi chúng mày làm việc đi, báo nào thì báo, sau này muốn chuyển chỗ nào thì bảo tao chuyển cho”.

Phóng viên có hỏi lại để xác nhận với Bà Thức: “Anh S là anh ruột của chị à?”, bà Thức trả lời: “Là ông anh”. Sau đó bà Thức cho biết sẽ giao cho ông Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Bệnh viện, làm việc cụ thể với phóng viên. Rồi bà Thức dẫn phóng viên sang phòng ông Hùng để giới thiệu làm việc.

Lúc này ông S đứng bên ngoài cửa cũng đi sang phòng ông Hùng cùng đoàn, khi gặp ông Hùng, ông S nói: “Hùng trước đây tao gặp rồi, mấy anh em cứ ngồi làm việc nhé!”.

Sau khi giới thiệu với ông Hùng, phóng viên đã hỏi ông Hùng về phác đồ điều trị, bệnh án, nhật kí tình trạng sức khỏe của cháu Nhi từ ngày 16/03 đến ngày 24/03/2015, và một số thông tin có liên quan đến việc tử vong của cháu Nhi.

Nhưng ông Hùng nói: “Sao chú tìm hiểu sâu thế, để tôi sang báo cáo chị Thức xem sao” rồi đi ra ngoài.

Một lúc sau, ông S lại đi vào phòng cùng ông Hùng và nói với phóng viên: “Hồ sơ bệnh án đang được niêm phong, tài liệu này không thể sao chụp được, kể cả khi công an kiểm tra, báo chí chỉ được đứng bên ngoài, bọn mày phải đọc kĩ luật báo chí chứ. Hiện tại người nhà người ta không có kiện tụng thì thôi” rồi ông S đi ra ngoài.

Phóng viên cũng đề nghị ông Hùng có thể ghi chép những thông tin về phác đồ điều trị và một số thông tin trong bệnh án để cung cấp  thông tin chobạn đọcmột cách khách quan và trung thực nhất. Chần chừ một lúc, ông Hùng cũng đồng ý và đi ra ngoài.

Xác minh việc
Một người đến đưa phong bì cho phóng viên. (ảnh: Báo Pháp luật VN) 
Trong lúc ngồi chờ, phóng viên nhận được cuộc gọi của ông S với nội dung: “Cái đấy nó niêm phong (ý nói hồ sơ bệnh án) lại, có vấn đề gì thì công an nó phải xuống nó kiểm tra chứ, thôi về đi, hôm nào anh em mình ngồi ở Hà Nội”.

Tuy nhiên, sau đó ông Hùng cũng mang vào một tờ giấy nhỏ và cho biết đã viết tên các loại thuốc chính dùng để điều trị cho cháu Nhi từ ngày 16/03/2015 đến ngày 24/03/2015, gồm những loại thuốc như sau:

Tarceforxym lọ 1 gam, dùng 780mg, ngày tiêm 2 lần, từ 8-9h sáng và 15-16h chiều, Selemycin lọ 250mg, Ventolin… và một số loại thuốc khác (được ông Hùng ghi vào một tờ giấy nhỏ, phóng viên đã chụp ảnh lại), còn về liều dùng thế nào thì ông Hùng không nhớ rõ.

Về kết quả kiểm thảo tử vong bước 1 ông Hùng cung cấp cho phóng viên viết: “Ngừng tuần hoàn; sốc phản vệ theo dõi sốc phản vệ do dùng thuốc kháng sinh Tarceforxym; viêm phế quản phổi; tiêu chảy ổn định”.

Mất khá nhiều thời gian nhưng trước tình trạng bệnh viện bất hợp tác về thông tin bệnh án, phóng viên xin phép kết thúc buổi làm việc và chào ra về.

Ngay lập tức, ông Hùng cùng một cán bộ cầm 02 chiếc phong bì đưa ra cho phóng viên. Phóng viên không nhận nhưng ông Hùng và người này đuổi theo đòi đưa bằng được. Khi phóng viên kiên quyết từ chối, hai người quay đi với vẻ bất an thấy rõ.

Trước phản ánh này, trong công văn gửi Sở Y tế Hải Dương, Bộ Y tế nhấn mạnh, để kịp thời xử lý các thông tin do báo đã nêu, Bộ Y tế kính đề nghị Sở Y tế Hải Dương khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin báo nêu, đề xuất giải pháp xử lý, gửi báo cáo về, Văn phòng Bộ chậm nhất là ngày 3/4/2015 để kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ.



'Muốn tiêm không đau vẫn phải phong bì'

Dù hàng chục cán bộ, y bác sĩ ở Thanh Hóa bị buộc thôi việc, bị cảnh cáo do để xảy ra hàng loạt vụ bệnh nhi, sản phụ tử vong... nhưng cử tri vẫn phản ánh về tình trạng vòi tiền mới được chuyển viện, tiêm không đau.

Chiều 12/12, ở phiên chất vấn cuối của kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa, ông Hoàng Sĩ Bình, Giám đốc Sở Y tế bị yêu cầu giải trình trước cử tri và đại biểu về công tác khám chữa bệnh cũng như những bê bối tồn tại của ngành trong năm qua.

Ong-BInh-1280-1386866401.jpg

Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa Hoàng Sĩ Bình giải trình tại HĐND tỉnh.Ảnh: Lê Hoàng.

Sau khi đưa ra một loạt thành tích của ngành, ông Bình thừa nhận, gần đây dư luận bất bình về một số cán bộ, nhân viên y tế thiếu tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện đi xuống về y đức để xảy ra một số ca tử vong đáng tiếc.

Nói về vụ bé trai tử vong ở Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống và mẹ con sản phụ tử vong ở Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, ông Bình xin nhận trách nhiệm về mình và chia buồn với gia đình bệnh nhân.

"Đây cũng là bài học xương máu cho ngành y tế. Mỗi cán bộ y tế phải rút ra bài học kinh nghiệm vì mỗi sơ xuất, thiếu trách nhiệm, y đức giảm sút để bệnh nhân tử vong thì không chỉ gây đau khổ cho người thân bệnh nhân mà còn là nỗi đau khổ cho bản thân và tập thể vì lương tâm bị dằn vặt...", ông Giám đốc Sở nói.

Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, các sự cố này có nhiều nguyên nhân như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn thiếu thốn, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Bên cạnh đó, tác động của cơ chế thị trường khiến y đức của một bộ phận cán bộ, y bác sĩ  đi xuống...

Đánh giá về tác động xã hội và dư âm xấu sau vụ "quan tài sản phụ diễu phố", đại biểu Hoàng Viết Chọn, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cho rằng, đây là một tai nạn đáng tiếc khiến không chỉ 160.000 dân trong huyện hoang mang mà còn khiến chính đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện huyện Thiệu Hóa lo lắng.

IMG-3106-6526-1386866401.jpg

Vụ quan tài sản phụ diễu phố xảy ra ở huyện Thiệu Hóa hồi tháng 9, được coi là một trong những bê bối lớn của ngành y tế Thanh Hóa năm 2013.Ảnh: Lê Hoàng.

"Sau vụ sản phụ Xuân tử vong, nhiều người đã không còn niềm tin, không dám đến khám và điều trị tại bệnh viện huyện, nhất là các ca liên quan đến sinh nở. Đội ngũ thầy thuốc cũng không còn tự tin cầm y cụ làm phẫu thuật vì chứng kiến cảnh đồng nghiệp bị đình chỉ công tác, bị cơ quan điều tra triệu tập", ông Chọn nói.

Theo đại biểu Chọn, vụ việc xảy ra đã gần 2 tháng nhưng cơ quan điều tra và ngành y tế chưa có kết luận về nguyên nhân khiến cử tri đặt dấu hỏi. Rồi ông nhắn nhủ: "Cử tri thường xuyên phản ánh tại các cơ sở y tế vẫn còn tình trạng phong bì phong bao. Bệnh nhân có phong bì thì người ta tiêm không đau, còn không thì ngược lại".

Không đồng tình với trả lời chung chung của Giám đốc Sở Y tế, đại biểu Nguyễn Anh Tuấn gay gắt: "Liệu có bao nhiêu cơ sở y tế thực hiện đúng y đức. Với tư cách người đứng đầu ngành y, ông có cam kết gì nhằm cải thiện tình hình?".

Trả lời câu hỏi này, ông Hoàng Sĩ Bình một lần nữa khẳng định, cán bộ và y bác sĩ không hề mong muốn tai biến xảy ra khiến bệnh nhân tử vong. Năm 2013, ngành đã kỷ luật 2 giám đốc bệnh viện tuyến huyện, buộc thôi việc 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng viên, 2 nhân viên y tế xã và cảnh cáo, khiển trách gần 30 viên chức.

Ong-NInh-5132-1386866401.jpg

"Tiêu cực gần đây đã xâm nhập vào những nghề cao quý là nghề nhà giáo và thầy thuốc, đó là thực tế đáng buồn", Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa chia sẻ.Ảnh: Lê Hoàng.

Chốt lại phiên chất vấn, ông Mai Văn Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, cùng với vụ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác, vụ "quan tài sản phụ diễu phố" là sự kiện đình đám, điển hình của năm.

Tuy nhiên, việc quản lý gần 6.800 cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn không dễ dàng. Dù ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhân dân vẫn còn kêu ca nhiều về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, ứng xử thiếu văn hóa với bệnh nhân, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm...

"Có cử tri ở huyện Nông Cống phản ánh rằng, bệnh nhân muốn chuyển tuyến phải có phong bì cho bác sĩ, nếu không thì họ giữ lại không cho đi. Khi người bệnh lâm nguy, bác sĩ mới cho chuyển viện thì bệnh nhân đã không qua khỏi... Không còn nghi nghờ gì nữa, tiêu cực gần đây đã xâm nhập vào những nghề cao quý là nghề nhà giáo và thầy thuốc. Đó là thực tế đáng buồn", ông Ninh nói thêm.

Người đứng đầu HĐND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo ngành y tế cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở cán bộ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, trau dồi nghiệp vụ.

"Tiêu cực khó tránh khỏi nhưng chúng ta cần có biện pháp mạnh, đồng bộ và kiên quyết nhằm chấn chỉnh kịp thời, không để một bộ phận nhỏ người thiếu y đức làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với đội ngũ thầy thuốc, làm mất đi lòng tự trọng của biết bao thầy thuốc đang ngày đêm tận tụy với nghề", ông Ninh nhấn mạnh.

Lê Hoàn


'Một năm là đủ để bác sĩ quen nhận phong bì'

Một cán bộ y tế có thể nhận phong bì của bệnh nhân không ngại ngần sau 1-3 năm công tác tại bệnh viện, đặc biệt ở khoa sản và ngoại, theo khảo sát của Tổ chức Hướng tới Minh bạch. Đây là thời gian thử thách vào biên chế.
>'Cơ chế quản lý đẩy y bác sĩ đến chỗ nhận phong bì'
>Văn hóa phong bì bệnh viện: 'Hối lộ thì không, cảm ơn thì nhận'

Đây là một trong những kết quả của nghiên cứu định tính mới nhất mà Tổ chức Hướng tới Minh bạch - Cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng công bố sáng 6/6 tại Hà Nội.

Nghiên cứu phỏng vấn 17 cán bộ quản lý, hoạch định chính sách, đại diện các tổ chức, 119 cán bộ y tế và bệnh nhân; đồng thời thảo luận nhóm (9 cuộc). Theo các chuyên gia, dù số lượng người tham gia nghiên cứu không nhiều, nhưng bằng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, đã đi sâu tìm hiểu và khai thác được nhiều khía cạnh cũng như gốc rễ vấn đề.

Nghiên cứu được tiến hành tại 4 tỉnh là Hà Nội, Sơn La, Đăk Lăk và Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011.

Kết quả cho thấy, "chi phí không chính thức" trong dịch vụ y tế bắt đầu phổ biến từ năm 2000 và ngày càng gia tăng, với hình thức chủ yếu là đưa tiền trực tiếp và để tiền trong phong bì. Các hình thức khác có thể là biếu quà bằng hiện vật và tặng “cơ hội” cho nhân viên y tế.

Hình thức tặng "cơ hội" cho bác sĩ mới xuất hiện mấy năm gần đây và chỉ có ở các thành phố lớn, như giới thiệu suất mua nhà giá gốc, xin học cho con vào trường danh tiếng, mua hàng nước ngoài...

"Cô bạn tôi, khi phải vào viện, đã tìm cách tiếp cận với một bác sĩ có vị trí cao và chỉ sau vài câu trò chuyện gợi mở về các 'cơ hội' có thể dành cho bác sĩ hay người nhà họ, cô đã khiến chính bác sĩ phải hỏi xin số điện thoại của mình và chỉ sau hai cuộc gọi thì hai người thân thiết như người nhà. Sau đó, mỗi lần cô ấy hay người thân, bạn bè... phải vào viện khám, chữa thì dù nửa đêm gọi, vị bác sĩ kia cũng sẵn sàng tới ngay", bà Trần Thị Thu Hà, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng - thành viên nhóm nghiên cứu, dẫn chứng.

Bà Hà cho biết, có sự chênh lệch lớn về giá trị các khoản tiền đưa theo phong bì giữa bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, giữa thành thị và nông thôn, dao động từ 50.000 đồng đến 5 triệu đồng, ngoại lệ lên tới vài chục triệu đồng.

Quá tải bệnh viện là một trong những nguyên nhân nảy sinh tình trạng phong bì. Hình ảnh tại bệnh viện K.

Quá tải bệnh viện là một trong những nguyên nhân nảy sinh tình trạng phong bì. Hình ảnh có tính chất minh họa tại bệnh viện K. Ảnh:Minh Thùy.

Về động cơ "lót tay" cho bác sĩ, trong khi hầu hết nhân viên y tế cho rằng các khoản này là do người bệnh tự nguyện đưa thì chỉ có một số ít bệnh nhân nói họ làm điều này xuất phát từ tấm lòng.

Khoảng một nửa số bệnh nhân được phỏng vấn cho biết họ đưa tiền hay quà vì thấy “mọi người đều làm như vậy” và 1/3 số người bệnh nói đôi khi nhân viên y tế đòi hỏi phong bì theo cách thức rất tinh vi.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều lý do để bệnh nhân đưa, và nhân viên y tế nhận các khoản chi phí không chính thức. Với bệnh nhân, đưa phong bì là cách giúp họ được quan tâm và điều trị hoặc được điều trị với chất lượng tốt hơn, hoặc đơn giản là để khỏi cảm thấy xấu hổ. Còn nhân viên y tế nhận tiền hoặc phong bì thường là để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, để mở rộng quan hệ xã hội hoặc đơn giản là để không làm bệnh nhân thất vọng.

Những người được phỏng vấn - cả nhân viên y tế và các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng các khoản chi phí không chính thức có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dịch vụ y tế ở Việt Nam, làm xói mòn niềm tin và sự tôn trọng của bệnh nhân đối với hệ thống y tế, đồng thời có thể gây mâu thuẫn trong nội bộ khoa phòng của các cơ sở y tế.

Theo các nhân viên y tế, không có sự khác biệt trong chất lượng điều trị cho bệnh nhân, dù họ có hay không đưa phong bì.Tuy nhiên, các bác sĩ và điều dưỡng được phỏng vấn cũng cho rằng phong bì có thể giúp bệnh nhân được “tư vấn nhẹ nhàng” như tư vấn lâu hơn, thái độ giao tiếp tốt hơn, quan tâm hơn sau phẫu thuật.

“Từ khía cạnh công bằng trong chăm sóc sức khỏe, chất lượng điều trị chắc chắn bị ảnh hưởng khi ưu tiên điều trị không được thực hiện căn cứ theo tình trạng bệnh tật mà bị tác động bởi tiền bạc”, tiến sĩ Trần Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng bày tỏ.

Theo ông, điều này cho thấy y tế là ngành dịch vụ có vô cùng nhiều quyền lực khi khiến người bệnh cảm thấy có lỗi nếu không biếu tiền người phục vụ mình. "Nhưng rõ ràng, một ngành dịch vụ mà vừa thu tiền vừa thu lòng biết ơn là không lành mạnh", ông nói.

Từ đầu tháng 10/2011, Công đoàn Y tế cũng phát động một phong trào thực hiện quy tắc ứng xử nhằm nâng cao y đức của nhân viên y tế, trong đó có nội dung bác sĩ nói không với phong bì. Theo đó, 5 bệnh viện lớn tại Hà Nội là Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản Trung ương, K và E đã ký cam kết thực hiện đầu tiên.

Sau hơn nửa năm đi vào thực tế, theo ghi nhận củaVnExpress.net, tình trạng đưa và nhận phong bì vẫn khá phổ biến tại hầu khắp bệnh viện này.

Chờ tin người thân trước cửa phòng Hồi sức Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, ông Lâm (Hưng Yên) cho biết, sau khi con trai mổ chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông, ông đã "cảm ơn" bác sĩ bằng một phong bì 2 triệu đồng.

"Từ lúc cháu mổ xong và chuyển xuống phòng hồi sức thì lại tiếp tục phải 'nhờ' các bác sĩ dưới này. Đã vào viện là xác định phải đưa thêm cho bác sĩ rồi, nhất là khi tính mạng con mình lại ngàn cân treo sợi tóc", ông Lâm nói.

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tình trạng này cũng xảy ra tương tự.

"Đưa tiền trước là bác sĩ không nhận đâu, xong xuôi mọi việc thì họ không từ chối. Mổ thì 3 triệu, đẻ thường 1 triệu đồng, người trước bảo người sau, cứ thế mà theo thôi", một người đàn ông trẻ tuổi đứng đợi trước nhà G, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ kinh nghiệm đưa vợ đi đẻ. Anh cho biết, vợ anh sinh mổ, đã nhờ trước một bác sĩ quen và đưa phong bì đúng theo "luật bất thành văn" kể trên.

Cũng có những trường hợp, bản thân người bệnh cảm thấy áy náy nếu không "lót tay" cho bác sĩ. Có người thân sắp mổ tại Trung tâm phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Việt Đức) anh Nguyễn Văn Hải quê Bắc Ninh cho biết, những người bệnh cùng phòng đều nói, các bác sĩ ở đây không nhận phong bì và bệnh của mẹ anh nhẹ nên không cần đưa, nhưng anh không yên tâm nếu "không có gì".

"Theo lịch thì mai mẹ tôi mổ, tôi đang nghĩ cách nào để bác sĩ nhận tiền cho", anh Hải thổ lộ.

gs

Theo các chuyên gia, y tế là ngành dịch vụ có nhiều quyền lực khi khiến người bệnh cảm thấy có lỗi nếu không biếu tiền người phục vụ mình. Ảnh chỉ có tính chất minh họa:Minh Thùy.

Một cán bộ Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, đang tiến hành tổng kết hiệu quả của phong trào này.Theo bà, chưa thể nói là phong trào này có giúp giảm hiện tượng "phong bì" trong bệnh viện hay không, nhưng đây là dịp để khơi dậy y đức cũng như đào tạo lại thái độ ứng xử của nhân viên y tế. Sau khi tổng kết, có thể Công đoàn y tế sẽ nhân rộng việc thực hiện phong trào này tới nhiều bệnh viện tại Hà Nội và các địa phương khác.

Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Hướng tới Minh bạch và Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng,các biện pháp đã áp dụng để kiểm soát chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế (như hạ bậc hạnh kiểm và xử phạt hành chính người vi phạm; tạo cơ chế mở cho bệnh nhân phản ánh và góp ý...) đa phần mang tính hình thức và không mấy hiệu quả.

Giáo sư Nguyễn Đức Vy, nguyên giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Chủ tịch hội sản phụ khoa Việt Nam, cho rằng các biện pháp xóa phong bì chỉ khả thi khi đưa mức thu dịch vụ y tế ngang bằng với các nước trên thế giới hoặc quay về thời bao cấp; còn nếu như hiện nay, theo kiểubệnh viện công - cơ chế tưthì sẽ không thể khắc phục được.

Ngoài ra, theo ông, muốn làm được điều này, bệnh viện phải tự chủ, giám đốc bệnh viện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm quản lý, xử lý nhân viên của mình bằng kỷ luật nghiêm minh, sẵn sàng cho nghỉ việc ngay những cá nhân nhận phong bì hối lộ. Và có thể xây dựng một bệnh viện điểm hoàn toàn không có phong bì.

Minh Thù


'Cơ chế quản lý XHCN đẩy y bác sĩ đến chỗ nhận phong bì'

Nguyên Thứ trưởng Y tế Phạm Mạnh Hùng cho rằng chính cơ chế tự chủ của các bệnh viện hiện nay -trong đó thầy thuốc can dự trực tiếp vào thu tiền của người bệnh, thông qua viện phí - đang góp phần nuôi dưỡng nạn 'phong bì bệnh viện'.
>Cựu bộ trưởng y tế: 'Còn quá tải bệnh viện thì còn phong bì'
Ảnh:

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Hùng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế giai đoạn 1997-2003. Ảnh:P.N.

Sau loạt bài về phong bì bệnh viện,VnExpress.nettiếp tục có buổi trao đổi với Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ y tế giai đoạn 1997 đến 2003 để làm rõ nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này.

-Từng giữ trọng trách lãnh đạo trong Bộ y tế, ông nghĩ như thế nào về vấn đề phong bì trong ngành y?

- Cần khẳng định là không phải tất cả người thầy thuốc đều nhận phong bì. Và không phải người thầy thuốc nào cũng thích cái phong bì ấy. Bản thân tôi, nếu có người đưa chưa chắc tôi đã nhận, nhất là lúc tôi đang tập trung nghĩ cách cứu chữa người bệnh. Có khi tôi còn cảm thấy có gì xúc phạm đến bản thân.

Nói đến vấn đề phong bì trong ngành y cần nhìn cả hai mặt, chứ không chỉ có lỗi của người thầy thuốc. Đừng chê tất cả cho người thầy thuốc. Không phải cái phong bì nào cũng là tội lỗi. Có người thấy bác sĩ nghèo quá sau khi cứu chữa con người ta xong, người ta đưa phong bì với tinh thần hết sức chân thành.

Nhưng những tấm lòng chân thành ấy khác xa với ý định dùng phong bì để đẩy người thầy thuốc vào vị trí làm thuê, làm mướn và thậm chí để sai khiến. Có người nghĩ thế này "Tôi cho tiền anh, tôi cho trước và anh phải cam đoan làm tốt cho tôi như một sự giao kèo, anh mà làm không tốt thì coi chừng!". Như thế là không nên.

- Nhiều ý kiến cho rằng người bệnh cũng chịu một phần lỗi vì đã đưa phong bì? Quan điểm của ông về ý kiến này như thế nào?

- Vai trò của người nhà bệnh nhân quan trọng lắm chứ. Chúng ta phải làm sao để cả xã hội hiểu phong bì không cần thiết. Thế nhưng nếu một người trông thấy người nhà của bệnh nhân bên cạnh đưa ít tiền cho cô y tá tiêm, để tỏ lòng biết ơn. Đến lượt mình, họ nghĩ “mình không làm như thế thì chắc cô y tá tiêm người nhà mình đau hơn”. Vì thế mà việc đưa phong bì trở thành phong trào và gần như “một bệnh xã hội”.

Hay như việc dùng phong bì để cảm ơn người thầy thuốc. Rõ ràng là có nhiều cách để động viên thầy thuốc, chẳng hạn bằng lời nói như "gia đình chúng tôi hết lòng cảm ơn chị, nom thấy hành động của chị như thế chúng tôi rất ngưỡng mộ, cảm động". Những câu nói như thế cũng khiến người thầy thuốc vui lòng, thấy tự hào. Nhưng không, có người nhiều khi chả nói gì, nhét luôn phong bì vào túi y bác sĩ.

Vấn đề nữa là cảm ơn vào lúc nào? Trước khi mổ cứ phải nhét phong bì cho bác sĩ thì mới yên tâm có được không hay sau khi mổ xong mình đến nhà cảm ơn, mình tỏ lòng chân thành.

Và cũng phải nói thật một điều là chính cơ chế quản lý đã đẩy người thầy thuốc đến chỗ nhận phong bì.

bv2-1351661442_500x0.jpg

Khi vào viện, người bệnh coi người thầy thuốc như vị cứu tinh của mình. Ảnh:P.N.

- Tại sao cơ chế quản lý lại chịu trách nhiệm trong việc đẩy bác sĩ đến nhận phong bì, ông có thể nói rõ được không?

- Chẳng hạn, tự chủ trong quản lý bệnh viện là cần thiết, tự chủ để nâng cao tính năng động trong quản lý. Nhưng tổ chức để thực hiện tự chủ mà người thầy thuốc phải liên quan trực tiếp đến việc thu tiền, thậm chí để họ hiểu rằng có thu nhiều thì phúc lợi mới nhiều và lương của họ mới được tăng. Làm như thế chẳng khác nào đã đẩy người thầy thuốc vào sự tự mưu sinh, tự kiếm lương để sống. Thế thì dứt khoát người thầy thuốc phải coi bệnh nhân là đối tượng thu. Chả có cách nào khác được. Và đương nhiên là dẫn đến tiêu cực.

Trong khi đó, chúng ta lại chưa làm tốt cách thức người bệnh trả tiền thông qua bảo hiểm y tế, nhìn chung chúng ta thích cách thu tiền trực tiếp từ người bệnh (mà quen gọi là viện phí). Nên nhớ viện phí là tiền trực tiếp mà người bệnh tự trả sau khi đã được khám chữa bệnh. Nó cũng là cạm bẫy của sự đói nghèo, làm cho người nghèo ngày một nghèo hơn, làm cho tầng lớp trung lưu rơi xuống tầng lớp nghèo. Đồng thời nó cũng đẩy người thầy thuốc vào mối quan hệ trực tiếp với bệnh nhân thông qua đồng tiền.

Lẽ ra đồng tiền của bệnh nhân thông qua bảo hiểm y tế, một cơ quan khác, đứng giữa bệnh nhận và thầy thuốc, thì đằng này lại "tiền trao cháo múc". Hay bệnh viện đề ra nhiệm vụ là năm nay phải thu viện phí gấp đôi năm ngoái thì lương nhân viên y tế mới tăng được. Giám đốc giao nhiệm vụ là phải tận thu, như thế thì dứt khoát phải coi bệnh nhân là đối tượng để thu. Đó là mặt tiêu cực của tự chủ tài chính trong bệnh viện.

Ngoài ra, cứ động viên suông thì liệu có chấm dứt được bệnh phong bì không? Rõ ràng là rất khó, cần phải chăm lo đến thu nhập của người thầy thuốc sao cho họ đủ sống và đủ nuôi con cái họ.

Vấn đề đặt ra là phải tổ chức tự chủ bệnh viện thế nào? Có để người thầy thuốc phải can dự và quan tâm trực tiếp đến đồng tiền của từng bệnh nhân không? Đó cũng chính là một bài toán để giải quyết vấn đề y đức cũng như nạn phong bì. Đừng để thầy thuốc can dự trực tiếp vào thu tiền của người bệnh càng nhiều càng tốt, việc này là của người quản lý.

Lấy ví dụ khác về tổ chức quản lý, một ngày bắt bác sĩ khám khoảng 50-80 bệnh nhân thì làm sao người ta có thời gian đặt được ống nghe để mà nghe, làm sao có thời gian bắt mạch cho bệnh nhân. Bắt mạch không chỉ để chẩn đoán, mà còn một là sợi dây truyền nối sức sống từ người thầy thuốc sang người bệnh... Đằng này, bác sĩ có thời gian đâu mà bắt mạch, đặt ống nghe, chưa nói đến xu hướng lạm dụng kỹ thuật thời nay: xét nghiệm, Xquang, CT, siêu âm...

Ảnh:

"Người nhà bệnh nhân không nên đưa tiền cho bác sĩ", đó là khuyến cáo của Giám đốc Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: P.N.

- "Nói không với phong bì" thực chất nằm trong phong trào nâng cao y đức của nhân viên y tế, do Công đoàn ngành phát động, ông thấy gì từ việc này?

- Tôi có thể nói, hiện nay chúng ta ít quan tâm đến việc giáo dục về y đức. Không phải giáo dục những cái gì to tát mà là những điều cụ thể, đơn giản như cách ứng xử, trách nhiệm với bệnh nhân...

Giả dụ, chúng ta nói là quan tâm đến người bệnh, quan tâm lúc sống đã đành, lúc người bệnh chết có cần quan tâm không? Đấy là văn hóa ứng xử, khi bệnh nhân chết, giá như người bác sĩ chỉ cần một động tác đơn giản thôi, mặc lại cái áo cho bệnh nhân phẳng phiu, vuốt mắt, để 2 tay, 2 chân cho thẳng thắn, ngay ngắn và ngỏ một lời chia buồn với gia đình người đã quá cố. Tại sao việc đấy bây giờ người thầy thuốc ít hoặc không làm?

Đấy là chưa nói đến chuyện tác phong của người thầy thuốc, từ mặc cái áo, chải tóc, để râu, đặc biệt cấm uống rượu. Có một số bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân mà mặt thì đỏ gay, phả cả mùi rượu vào bệnh nhân. Nếu tôi là người bệnh, khi tiếp xúc với anh bạn đồng nghiệp này tôi cũng sẽ không tin dù ông này có giỏi đến mấy.

Có đồng nghiệp lại coi thường rèn rũa tác phong lúc trực. Khi nói đến trực là phải trong tư thế sẵn sàng, nó cũng giống như bộ đội trực chiến, đằng này lại túm năm chụm ba ngồi ăn hoa quả, thậm chí đành bài, uống bia. Nếu bạn đưa người nhà đang cần cấp cứu vào bệnh viện, mà trông thấy cảnh thầy thuốc trực làm những việc ấy, bạn có thể tin họ đã sẵn sàng cấp cứu chưa?

Ngày xưa đi học tôi nhớ mãi, vào năm học, trời rét, các thầy giáo bắt chúng tôi phải xoa tay vào nhau, xoa đến 5 phút, vừa xoa vừa hỏi bệnh nhân. Khi đó các giáo sư đã giải thích với chúng tôi rằng làm như thế để khi sờ vào bụng người bệnh, họ không bị lạnh đột ngột, không có phản ứng thành bụng, điều này dẫn đến việc chẩn đoán sai. Nhưng quan trọng hơn, khi bạn nhìn thấy một người đứng xoa hai tay vào nhau và từ tốn hỏi han, nói chuyện với người bệnh và một người khác thò hai tay vào túi, giọng thì quát lác khi hỏi người bệnh, thi bạn sẽ thích ai hơn?

- Bản thân ông đánh giá như thế nào về tính khả thi của phong trào "nói không với phong bì"?

- Theo tôi, Công đoàn ngành phát động phong trào "Nói không với phong bì" là cần thiết. Các cụ nói rồi “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Văn hóa ứng xử của thầy thuốc là ấn tượng đầu tiên mang lại niềm tin tưởng cho người bệnh và đấy cũng là một biện pháp tâm lý với người bệnh. Nhưng phải có một cách nhìn tổng thể về quản lý y tế, nếu không thì tôi e việc làm đấy chỉ mang tính nhất thời, không bền vững vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Cũng phải nói là nếu quyết tâm của lãnh đạo đơn vị mà cao thì giải quyết được, đó là bài học một số bệnh viện như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Việt Đức… mà tôi đã có dịp được chứng kiến.

Nhưng cũng cần nói thêm, nạn phong bì mới chỉ là một khía cạnh “nóng hổi” mà thôi, còn nhiều việc khác liên quan đến y đức. Khắc phục vấn nạn này trong bệnh viện không dễ nhưng nếu chúng ta có một chiến lược phát triển tổng thể (giáo dục, đào tạo, đời sống cho người thầy thuốc, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính... ) và toàn xã hội quan tâm (trong đó có cả người nhà bệnh nhân) thì tôi tin là chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết được.

Tôi cũng muốn nói thêm để người nhà của người bệnh hiểu, ngành y tế còn khó khăn nhưng người bệnh và người nhà cũng cần giúp cho bệnh viện bằng cách bảo nhau giữ gìn trật tự, vệ sinh, có văn hóa ứng xử khi vào bệnh viện. Chớ coi vào bệnh viện cũng giống như đi chợ. Nhiều người nhà sinh hoạt ngay tại đây, không có quy củ. Chị y công vừa dọn sạch xong, họ lại xả rác ra bừa bãi thì ai cũng có lúc phải cáu... Hay như người ta xây bệnh viện với công suất chỉ để phục vụ bệnh nhân. Ví dụ một cái nhà vệ sinh phục vụ cho bao nhiêu người bệnh, nhưng một bệnh nhân vào có 2-3 người đi theo nên số người phục vụ lên đến 3-4 lần, làm sao mà chịu được.

Nam Phương

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Mạnh Hùng sinh năm 1945, tại Đông Hà, Đông Hưng, Thái Bình. Ông từng đảm nhiệm một số vị trí như: Viện phó Viện Bỏng quốc gia, Hiệu phó Đại học Y Hà Nội, Chuyên gia cao cấp Ban Tuyên giáo Trung ương... Ông cũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế từ năm 1997 đến 2003. Hiện nay ông là Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương

Bé trai Việt kiều gặp nạn do tàu lượn văng khỏi đường ray

Cùng nhóm em trong gia đình đến công viên chơi tàu lượn, bé Branyn bị nạn khi cabin của bé đang ngồi rơi ra khỏi đường ray.

Chị Dương Kim Chi, Việt kiều Úc, mẹ của bé cho biết 18/3 chị định về lại Australia sau hai tuần về chơi tại quê nhà ở  Cà Mau thì tai nạn xảy ra với con trai.



Bé trai Việt kiều gặp nạn do tàu lượn văng khỏi đường ray

Cùng nhóm em trong gia đình đến công viên chơi tàu lượn, bé Branyn bị nạn khi cabin của bé đang ngồi rơi ra khỏi đường ray.

Chị Dương Kim Chi, Việt kiều Úc, mẹ của bé cho biết 18/3 chị định về lại Australia sau hai tuần về chơi tại quê nhà ở  Cà Mau thì tai nạn xảy ra với con trai. 

be-gap-nan-7672-1426314121.jpg


Bé Branyn vẫn đang được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh:Thiên Chương

"Tối qua khoảng 19h, hai con trai của tôi và 4 đứa em trong gia đình rủ nhau ra công viên nhà thiếu nhi chơi. Đám nhỏ đi chừng 30 phút thì tôi nghe mọi người báo Branyn Trần và đứa em gái họ bị tai nạn ở công viên. Khi tôi đến nơi thì các bé đã được đưa đến bệnh viện", chị Kim nói.

Sau khi đưa đến bệnh viện địa phương, do tổn thương ở vai trái của nạn nhân khá nghiêm trọng nên các bác sĩ chuyển tuyến trên. Đến trưa 14/3, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, Branyn bị gãy một xương đòn, một xương vai và một xương sườn trái. Ngoài ra bé cũng bị tổn thương phổi. Riêng phần đầu không ghi nhận chấn thương.

Trên giường bệnh, bé Branyn vẫn còn mê man. Riêng bé gái Nguyễn Kim Ánh (em con dì của Branyn) tình trạng sức khỏe ổn định và đang được điều trị tại bệnh viện địa phương.

Theo lời bé Ánh kể lại với người lớn, bé và Branyn ngồi cùng một toa tàu lượn, đến khúc cua lượn của đường ray thì tàu văng ra. Bé Ánh kể lúc xảy ra tai nạn, em ở tư thế nằm trên người của Branyn. 

Thông tin ban đầu, trò chơi tàu lượn do một công ty tư nhân hợp đồng đặt trong khuôn viên nhà thiếu nhi Cà Mau. Đến thăm tại bệnh viện Chợ Rẫy sau gần một ngày xảy ra tai nạn, một phụ nữ xưng là người của khu trò chơi tàu lượn cho biết đang cùng với cơ quan chức năng làm rõ vụ việc.

"Trò chơi chúng tôi dành cho trẻ nhỏ, đã hoạt động từ lâu và rất an toàn. Không hiểu sao hôm nay lại gặp sự cố", người này nói.

Theo quản lý của một khu vui chơi dành cho thiếu nhi tại TP HCM, khi tham gia trò chơi tàu lượn thì trẻ phải được cài dây an toàn để không văng ra khỏi toa, nhất là những đoạn quanh co và có độ nghiêng. Riêng trường hợp cả toa tàu văng khỏi đường ray thì lại liên quan đến sự gắn kết của toa tàu và đường ray. "Nếu cabin không bám chặt vào đường ray thì tai nạn có thể xảy ra", nhân viên kỹ thuật một khu vui chơi ở quận 5, TP HCM nói.

Thiên Chương




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.