Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24839480

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 23:19
Một hạt ngọc trong vũng lầy! Môt thanh niên treo cờ Việt Nam Cộng Hòa tại Nghê An bị bắt giam chưa thả! !
24.04.2015 01:14

Nguyễn Viết Dũng sinh ngày 19 tháng 6 năm 1986 là con trai duy nhất trong gia đình có 4 anh em của ông Nguyễn Viết Hùng và bà Nguyễn Thị Diệu Hồng ở xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Mộc Lan(facebook)
Yeuqua Vietnam's photo.

Dũng sinh ra và lớn lên trong gia đình mà cả hai bố mẹ đều là nông dân, sinh kế chính là từ nghề cấy lúa. Ngay từ nhỏ, Dũng đã học giỏi toàn diện, đặc biệt rất giỏi về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Dũng không chỉ là niềm hi vọng của gia đình mà còn là niềm tự hào của họ hàng, làng xóm.

Với thành tích học tập xuất sắc, năm học lớp 12 (2004) Dũng được chọn tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, kết cuộc Dũng lọt đến kì thi Quý và đoạt giải ba.

Kỳ thi đại học năm 2004, Dũng đậu Đại Học Bách Khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An lúc đó.
Trong thời gian học tập tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Dũng đã nhìn thấy và tiếp xúc với rất nhiều mặt trái của cuộc sống cũng như những bất công thối nát của xã hội cộng sản. Qua đó, Dũng cảm nhận sâu sắc được nỗi thống khổ của người dân Việt Nam.

Chính những trăn trở về nỗi khổ của người dân Việt Nam dưới chế độ cộng sản đã trở thành động lực để Dũng tìm hiểu những lối thoát giúp cho dân bớt khổ.

Với trí thông minh và khả năng tư duy, Dũng đã nhanh chóng tìm ra được căn nguyên của xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản cũng như xác định được chân lí về một xã hội tốt đẹp – đó là một xã hội dân chủ và tự do.
Sau một thời gian tìm hiểu về các thể chế và pháp luật trên thế giới cũng như trong nước, cách đây hơn 4 năm, Dũng chính thức dấn thân vào con đường đấu tranh và tranh đấu mạnh mẽ hơn trong khoảng thời gian từ 2 năm trở lại đây.

Trong hành trình tham gia cùng nhiều người thúc đẩy tự do, dân chủ cho Việt Nam, Nguyễn Viết Dũng đã tìm hiểu về nhà nước Việt Nam Cộng Hòa và nhanh chóng nhận ra những ưu điểm, sự văn minh, nhân bản của thể chế Cộng Hòa. Từ đó, Dũng khát khao xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng văn minh, nhân bản theo thể chế Cộng Hòa. Để đạt được mục tiêu này, Dũng tập trung đấu tranh đòi Đa đảng, Tam quyền phân lập tại Việt Nam.

Để bày tỏ quan điểm cá nhân, Dũng và gia đình đã gặp rất nhiều khó khăn từ sức ép của nhà cầm quyền và công an nhưng việc nắm vững luật pháp đã giúp Dũng vượt qua trở ngại khi đối mặt với công an, an ninh.
Ngày 30/4/2014, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (cờ vàng ba sọc đỏ) lần đầu tiên được treo trên nóc nhà Dũng tại Nghệ An. Ngay sau đó, Dũng bị 5 công an đến bắt về đồn. Từ lúc đó trở đi, Dũng và gia đình thường xuyên bị sách nhiễu nhưng Dũng vẫn kiên trì với lí tưởng của mình.

– Ngày 2/4/2015: Dũng chính thức thông báo trên Facebook về việc thành lập Đảng Cộng Hòa và nhóm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời, Dũng tạm đảm đương trách vụ Chủ tịch lâm thời của Đảng Cộng Hòa. Bên cạnh đó, Dũng cũng là Admin của 2 hai trang Facebook “Đảng Cộng Hòa” và “Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”.

Cách thức đấu tranh của Đảng Cộng Hòa theo phương thức bất bạo động. Đảng Cộng Hòa chủ trương ôn hòa, góp phần đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam trong hòa bình, tuân thủ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các Hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Ngày 9/4/2015: Dũng ra thông báo sẽ tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh cùng người dân Hà Nội. Sau đó, Dũng sẽ gặp gỡ nhóm thành viên Đảng Cộng Hòa.
– Tối ngày 11/4/2015: Dũng rời Nghệ An ra Hà Nội để tham gia sự kiện tuần hành ngày 12/4/2015 cùng người dân Hà Nội.

– Ngày 12/4/2015: Nguyễn Viết Dũng cùng 4 bạn trẻ trong trang phục áo đen, trước ngực có hình con Ó Vàng – Biểu tượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau lưng áo có hàng chữ tiếng Anh mang nghĩa là “Người dân không phải sợ chính quyền – Chính quyền phải sợ người dân”.

Nhóm của Dũng đã tham gia tuần hành cùng người dân một cách ôn hòa, ủng hộ lời kêu gọi ” Vì Một Hà Nội Xanh”. Dũng và các bạn đồng hành không thể hiện bất kì biểu hiện gì kích động, phá rối hay gây rối làm ảnh hưởng an ninh trật tự.
– Đến 11h cùng ngày, khi buổi tuần hành kết thúc, nhóm của Dũng tách đoàn đi về thì bất ngờ bị công an quận Hoàn Kiếm bắtgiữ.
Đến đêm ngày 14/4/2015 thì 4 người bạn của Dũng đã được thả ra. Tuy nhiên Nguyễn Viết Dũng vẫn tiếp tục bị giam giữ mà không hề có bất kì 1 biên bản hay văn bản chính thức nào thông báo cho gia đình.

Căn cứ vào các quy định pháp luật của nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại, Nguyễn Viết Dũng đã làm những việc mà pháp luật không cấm. Nhưng hiện nay Dũng lại bị bắt giam và có thể bị nhà cầm quyền Việt Nam gán cho một tội danh để khởi tố.

Qua các thông tin trên, chúng tôi mong nhận được sự quan tâm của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng tác động nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho Nguyễn Viết Dũng!

Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ thực hiện phẫu thuật bằng rô – bốt
Cập nhật lúc 17:00 23/04/2015
KTĐT - Thông tin trên được bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết tại Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Chợ Rẫy diễn ra vào ngày 23/4.
Theo bác sĩ Sơn, thời gian tới, Bệnh viện sẽ tập trung nghiên cứu các kỹ thuật công nghệ cao trong y học, trong đó sẽ thực hiện một số kỹ thuật phẫu thuật rô-bốt. 
 
Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn cho biết Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ thực hiện phẫu thuật bằng rô – bốt.
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn cho biết Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ thực hiện phẫu thuật bằng rô – bốt.
“Cụ thể Bệnh viện sẽ thực hiện một số kỹ thuật phẫu thuật rô-bốt, điều trị sinh học các bệnh lý miễn dịch, phẫu thuật điều trị chức năng hệ thần kinh; nghiên cứu các bệnh lý tim mạch chú trọng các kỹ thuật can thiệp ít xâm lấn như sửa van, thay van tim qua ống thông, nghiên cứu trong chẩn đoán và điều trị ung thư”, Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy cho biết. 
Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Chợ Rẫy năm nay đã thu hút hơn 500 đại biểu tham gia, gồm: Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, các trường đại học y khoa, các đơn vị y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và các chuyên gia, y, bác sĩ đến từ Nhật Bản. Tại đây, các chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ kinh nghiệm cứu hộ cứu nạn trong thảm họa động đất sóng thần năm 2011. 
Hội nghị là dịp để các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ những kinh nghiệm khám chữa bệnh thời gian qua, đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng việc tiếp tục áp dụng thêm nhiều thành tựu của y học để thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân ngày càng tốt hơn.
Một ca mổ lấy khối u của Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh minh họa.
Một ca mổ lấy khối u của Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh minh họa.
Với vai trò là một bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế, trong thời gian qua, Bệnh viện Chợ Rẫy không những thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người dân, mà còn là nơi chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật y tế cho các bệnh viện khu vực phía Nam. 
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đánh giá cao các thành tựu y học mà Bệnh viện Chợ Rẫy đã đạt được trong thời gian qua, với bề dày trong ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, ghép tạng và bệnh lý tim mạch, như: Kỹ thuật thông khí nằm sấp điều trị bệnh nhân suy hô hấp, sử dụng kháng đông Citrate trong lọc máu liên tục, kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể trong điều trị Hội chứng nguy ngập hô hấp cấp và viêm cơ tim cấp... 
Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công một số ca trong lĩnh vực ghép tạng như: Ghép gan, ghép tim phổi, ghép đa tạng, ghép từ người cho chết não và người cho tim ngừng đập. Đồng thời, tại đây cũng đã thành lập Trung tâm điều phối ghép tạng cho khu vực phía Nam./.
Anh Minh – Ngọc Hà


Tàu chiến Trung Quốc "bắn" máy bay tuần tra Philippines ở Biển Đông?

Một máy bay tuần tra của Philippines đã bị tàu hải quân Trung Quốc bắn đèn cảnh báo khi tới đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông của Việt Nam để đưa một phát thanh viên nghiệp dư đang bị bệnh của nước này về nước chữa trị.

Hình ảnh Tàu chiến Trung Quốc bắn máy bay tuần tra Philippines ở Biển Đông? số 1

Tàu chiến Trung Quốc tham gia huấn luyện tại Biển Đông. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo tin tức từ trang InterAksyon (Philippines ngày 23/4 dẫn lời ông Leo Almazan, thành viên nhóm phát thanh không chuyên Mabuhay DX của Philippines cho biết nước này đã điều máy bay tuần tra ISlander ra đảo Thị Tứ (của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng) để đưa thành viên Chito Pastor về nước. Ông này gặp vấn đề về thận do uống nước quá mặn trên đảo.

Tuy nhiên, chuyến bay đã phải hủy bỏ sau khi bị một tàu hải quân Trung Quốc “bắn đạn sáng quanh một máy bay của lực lượng không quân Philippines”. Sau đó, một máy bay dân sự của Philippines đã dược phép tới đảo Thị Tứ vào sáng hôm qua để đưa ông Pastor rời đảo. 4 thành viên còn lại của nhóm Mabuhay DX sẽ được máy bay của Hải quân Philippines cứu nốt vào ngày hôm nay, 24/4. Nhóm này tới đảo Thị Tứ vào ngày 17/4 để thiết lập hệ thống vô tuyến và thử nghiệm một hệ thống năng lượng mặt trời di động, đồng thời tiến hành một “sứ mệnh y tế nhỏ” phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hải quân Philippines.

Nhưng chiều qua, trang tin InterAksyon đã dẫn thông báo chính thức từ phát ngôn viên Lực lượng vũ trang Philippines, Trung tá Harold M.Cabunoc phủ nhận việc máy bay nước này bị bắn: “Nổ súng tại vùng biển Tây Philippines (tức biển Đông) là một việc hết sức nghiêm trọng, không thể đồn đại ác ý”. Chuyến bay bị hoãn lại do gặp trục trặc kỹ thuật.

Cũng trong ngày hôm qua, hãng Reuters dẫn lời quan chức Philippines cho biết máy bay Fokker của không quân nước này đã bị một tàu Trung Quốc cảnh báo qua loa phóng thanh gần Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Khi máy bay đang ở độ cao 1.500m thì nhận được lời cảnh báo. Phát ngôn viên quân đội Philippines, ông Jose Kakilala nói con tàu không chĩa đèn về phía máy bay và từ chối bình luận về sự việc.

Một thông tin nữa được Chuẩn Đô đốc Alexander Lopez, chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân khu Miền tây Philippines (WESCOM) cho biết đó là một tàu chiến Trung Quốc đã dùng đèn pha xua đuổi 2 máy bay tuần tra của Hải quân Philippines ra khỏi khu vực Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi đầu tuần này.

Ngày 21/4, Philippines cũng tố cáo lực lượng tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào ngư dân tại bãi cạn Scarborough.

Bảo Linh (Tổng hợp)Philippines "tố" lực lượng chức năng Trung Quốc cướp vũ trang trên Biển Đông


Dân trí Philippines cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã chĩa súng đe dọa và cướp hải sản của ngư dân nước này trong hàng loạt vụ đối đầu gần đây tại bãi cạn có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. 
 >> Mỹ: Trung Quốc khiêu khích nếu phun vòi rồng vào tàu Philippines
 >> Tàu hải giám Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines

Một tàu tuần duyên của Trung Quốc (Ảnh:
Một tàu tuần duyên của Trung Quốc (Ảnh: AFP)
 
Cục ngư nghiệp và các nguồn lực thủy sản Philippines (BFAF) cho biết, hôm 11/4 vừa qua, các thành viên trên 3 con tàu mang những biểu tượng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc, đã xông lên 2 tàu cá của Philippines tại khu vực bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) và sau đó lấy đi các hải sản.

"Các ngư dân Philippines còn bị chĩa súng đe dọa trước khi những người Trung Quốc dùng vũ lực thu giữ các mẻ cá của họ", báo cáo của BFAF nêu rõ.

Ngoài ra, các tay súng cũng phá hỏng dụng cụ đánh bắt của ngư dân Philippines.

Hai tàu cá trên nằm trong số 20 tàu của Philippines bị tấn công khi đang hoạt động ở vùng biển quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, một ngư trường có nguồn cá rất dồi dào.

Cách đây một tuần, 3 tàu hải cảnh của Trung Quốc cũng đã bắn vòi rộng vào một tàu cá của Philippines ở vùng biển này làm ít nhất 3 ngư dân bị thương và vỡ toàn bộ các cửa sổ bằng kính trên con tàu. 
 
“Đây là những hành động không thể chấp nhận vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi. Không một nước nào có quyền ngăn cản các ngư dân của chúng tôi làm công việc của họ. Điều đó vi phạm luật pháp quốc tế”, Cục trưởng BFAF Asis Perez tuyên bố.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết nước này sẽ gửi công hàm chính thức phản đối cho phía Trung Quốc.

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham nhằm cách đảo chính  Luzon của Philippines 220 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 650 km.

Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này sau các cuộc đụng độ giữa tàu tuần tra của hai bên hồi năm 2012. Kể từ đó, Trung Quốc thường xuyên cử các tàu hải giám và hải cảnh tới tuần tra tại đây, đe dọa các tàu đánh cá của ngư dân Philipines.


Cụ bà Việt Nam chính thức trở thành cụ bà cao tuổi nhất thế giới
Cập nhật lúc 18:28 23/04/2015
KTĐT - Ngày 23/4, Ông Lê Trần Trường An, Tổng giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, thông báo Hiệp hội Kỷ lục thế giới (WRA) đã chính thức công bố cụ bà Nguyễn Thị Trù là cụ bà cao tuổi nhất thế giới.
Cụ bà Nguyễn Thị Trù, sinh ngày 4/5/1893, hiện cư trú tại ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Cụ bà Nguyễn Thị Trù.
Cụ bà Nguyễn Thị Trù.
Trước đó, kỷ lục về cụ bà cao tuổi nhất thế giới thuộc về cụ Misao Okawa (117 tuổi) tại Nhật Bản nhưng cụ đã qua đời vào ngày 1/4.
Cụ bà Nguyễn Thị Trù có tất cả 11 người con (3 trai, 8 gái) nhưng nay chỉ còn sống 2 người, họ đều đã hơn 80 tuổi. Tuy đã bị lẫn, song cụ Nguyễn Thị Trù vẫn còn khá linh hoạt, hay cười và ăn uống bình thường, sống vui vẻ cùng con cháu.
Đặc biệt, cụ chưa từng phải nhập viện vì bệnh nặng.
Bà Nguyễn Thị Đê, 82 tuổi, con gái thứ 8 của cụ Trù, cho biết từ trước đến nay, gia đình cụ là nông dân, vẫn sống tại địa phương này. Thời ấy, hàng ngày cụ Trù cùng chồng chăm lo mảnh ruộng gần nhà. Sau vụ lúa, cụ lại đi bắt cá dưới sông, hái rau về ăn, về bán.
Chồng của cụ Trù đã mất cách đây 40 năm, thọ 80 tuổi. Chính cuộc sống gần gũi với thiên nhiên khiến tinh thần của cụ thoải mái, thảnh thơi và không có nhiều tính toán, lo âu.
Theo bà Nguyễn Thị Ba (76 tuổi) con dâu út của cụ Trù, điều quan trọng khiến mẹ chồng của bà sống lâu chính là nhờ tính tình thuần hậu, rộng lượng, không đố kỵ.
Bà con láng giếng xung quanh nơi cụ Trù sinh sống cũng nhận xét rằng cụ sống rất chan hòa với mọi người, con cháu trong nhà cũng luôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
Theo TTXVN/Vietnam+

Trung Quốc muốn gì ở thượng đỉnh Á-Phi?


Hàng chục lãnh đạo các nước châu Á và châu Phi nhóm họp tại Indonesia trong khuôn khổ thượng đỉnh Á-Phi. Báo chí Pháp nói rằng Trung Quốc muốn lợi dụng hội nghị này cho mưu đồ bành trướng của mình.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Á-Phi ở Jakarta, Indonesia, ngày 22/4/2015
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Á-Phi ở Jakarta, Indonesia, ngày 22/4/2015

Ngày 19/4, hội nghị thượng đỉnh các nước Á-Phi đã khai mạc tại Jakarta, Indonesia. Hội nghị thu hút sự tham gia của các đại biểu đến từ 89 nước châu Á và châu Phi, với hơn 30 nhà lãnh đạo cấp cao, cùng các giám đốc điều hành các tập đoàn kinh tế hàng đầu của hai châu lục.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trình bày chiến lược nhiều tham vọng để phát triển kinh tế trên khắp châu Á và châu Phi qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng và ký kết các hiệp định hợp tác thương mại.

Trong tháng qua, Trung Quốc đã phác họa các kế hoạch của họ về “Con đường Tơ lụa mới”, theo đó Bắc Kinh sẽ đầu tư nhiều tỉ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á, Trung Đông và châu Âu.

Kế hoạch có tên “Một Vành Đai, Một Con Đường” cũng bao gồm việc phát triển một tuyến thương mại trên biển nối liền các hải cảng của Trung Quốc với những trung tâm thương mại ven biển ở châu Phi và Trung Đông.

Kế hoạch sẽ làm tăng mạnh vai trò kinh tế vốn rất đáng kể của Trung Quốc trong hoạt động thương mại toàn cầu trong lúc cam kết nối kết các nước muốn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của chính họ.

Ông Tập nói với các đại biểu của gần 100 nước rằng Bắc Kinh sẽ giảm thiểu thêm nữa thuế suất nhập khẩu cho các nước đang phát triển để giúp những nước này tăng cường nền kinh tế của mình.

Cuối năm nay, Trung Quốc sẽ dành mức thuế 0% cho 97% các mặt hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia kém phát triển có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp sự trợ giúp cho các nước đang phát triển mà không kèm theo những điều kiện chính trị.

Lãnh đạo Trung Quốc nói rằng kế hoạch kinh tế của nước ông là “phương pháp đôi bên cùng thắng”, thông qua việc xúc tiến thương mại và đầu tư.

Những người chỉ trích kế hoạch phát triển của Trung Quốc nói rằng các dự án xây dựng của nước này không tuân thủ những biện pháp bảo vệ nhân quyền và môi trường như những dự án được tài trợ bởi các định chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới. Mỹ thường đặt điều kiện cho những khoản viện trợ phát triển, đòi các nước nhận viện trợ cải thiện tính chất minh bạch, bài trừ tham nhũng hoặc đạt được những tiến bộ về các quyền chính trị và xã hội.

Liên quan đến kế hoạch này của Trung Quốc, báo Les Echos (Pháp) ra ngày 21/4 có bài viết: “Ở Jakarta, Trung Quốc muốn tranh thủ Hội nghị Á-Phi để chính đáng hóa chiến lược bành trướng của mình”. Bài báo nhắc lại rằng Trung Quốc là một trong những tác nhân chính ở Hội nghị Bandung năm 1955, đã khai sinh Phong trào Không liên kết. Phong trào Không liên kết là tổ chức dành cho các quốc gia không muốn đứng vào phía nào trong thời kỳ Chiến tranh lạnh với hai quốc gia đứng ở hai cực là Mỹ và Liên Xô. 60 năm sau, Trung Quốc tiếp tục muốn ghi đậm dấu ấn ở thượng đỉnh Á-Phi tại Jakarta.

Theo Les Echos, đối với Trung Quốc rõ ràng thượng đỉnh Á-Phi mang tính chiến lược: vào năm 1955, Trung Quốc chuẩn bị bước Đại nhảy vọt, hiện nay thì họ đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới.

Tác giả bài báo trích nhận xét của một chuyên gia Pháp David Camroux, cho rằng Trung Quốc muốn lợi dụng sự hiện diện ở hội nghị để “làm cho hành động của mình ở châu Phi trở nên chính đáng hơn”.

Lý do là giờ đây, theo bài báo, trong tại châu Phi, Bắc Kinh không còn tôn trọng 5 nguyên tắc chung sống hòa bình được nêu lên năm 1955 – tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, đồng thuận, tương trợ... - mà là hành động tùy theo nhu cầu của mình, nhất là về nguyên liệu.

Không chỉ đối với châu Phi, mà đối với các láng giềng châu Á cũng vậy, Trung Quốc đẩy các con tốt của mình, ở phía nam Ấn Độ Dương hay phía Đông Nam mà những hình ảnh gần đây cho thấy Trung Quốc bồi đắp các bãi đá, thiết lập đường băng... Theo đánh giá của chuyên gia Camroux, Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng ở những nơi này.

Tại hội nghị ở Indonesia năm nay, tác giả bài báo trên Les Echos còn thấy một đọ sức khác, đọ sức Nhật-Trung, vì Nhật cũng đang giành ảnh hưởng. Bắc Kinh cũng như Tokyo đều muốn đánh dấu vùng ảnh hưởng của mình, nhấn mạnh trên những giới hạn về mặt kinh tế.

Học đạo dức bác Hồ: Xin tiền không được, nghịch tử sát hại bố dã man


Không xin được tiền, Nguyễn Văn Tín đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào ngực bố mình khiến nạn nhân chết ngay tại chỗ...


Bị cáo Nguyễn Văn Tín tại phiên xét xử
Bị cáo Nguyễn Văn Tín tại phiên xét xử

Ngày 23/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Văn Tín (SN 1980, ở huyện Đan Phượng, Hà Nội) ra xét xử tội Giết người. Nạn nhân chính là bố đẻ của Tín, ông Nguyễn Văn Tân (54 tuổi).

Nguyễn Văn Tín là con thứ 4 trong gia đình, lại là đứa con trai duy nhất, do vậy nam thanh niên này được cha mẹ cưng chiều hơn cả. Chính bởi vậy, anh ta quen thói đòi hỏi của một kẻ được nuông chiều.

Khoảng 22h ngày 8/5/2013, Nguyễn Văn Tín đeo ba lô đi xe đạp từ nhà đến bãi trồng ngồ của gia đình ở bãi Đìa Chuối 3, thôn Thu Quế, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng gặp bố đẻ là ông Nguyễn Văn Tân (54 tuổi) để xin tiền đi chơi.

Trên đường đi qua cánh đồng trồng hoa, Tín nhặt được 2 lưỡi kéo và cất vào ba lô để mang về nhà sửa chữa lại dùng. Khi tới bãi trồng ngô của gia đình, Tín dựng xe đạp ngoài đường đi bộ vào lều.

Lúc này ông Tân đã buông màn chuẩn bị đi ngủ. Thấy Tín, ông Tân lại vất màn lên ngồi trên chiếc chõng tre. Tín nói với ông Tân “cho con ít tiền để khao bạn”. Ông Tân trả lời không có tiền.

Bực bội vì bị cha từ chối, Tín bắt đầu tỏ vẻ khó chịu khiến hai cha con lời qua tiếng lại chừng 15 phút. Không muốn đôi co thêm với đứa con trai bất hiếu, ông Tân nằm xuống chiếc chõng tre và nói: “Thôi con giết bố đi còn hơn”.

Tín không nói gì, lẳng lặng ra chỗ để ba lô treo trên xe đạp, lấy ra 2 lưỡi kéo vừa nhặt được, mỗi tay cầm một lưỡi kéo, quay vào trong lều, nói với ông Tân: “Bố đừng ép con”.

Nhìn thấy Tín cầm kéo, ông Tân ngồi dậy nhưng vẫn cương quyết không cho Tín tiền. Bực tức vì bố vẫn không cho tiền, Tín cầm lưỡi kéo lao vào đâm ông Tân. Nạn nhân giữ được tay phải cầm kéo của Tín, dùng tay kia gỡ lưỡi kéo ra. Tín dùng tay trái càm lưỡi kéo đâm vào người bố.

Trong lúc cả hai giằng co nhau, màn bị rơi xuống phủ lên người ông Tân. Tín sử dụng hai tay cầm hai lưỡi kéo đâm nhiều nhát vào người khiến ông Tân gục xuống.

Gây án xong, nghịch tử mắc lại màn, đặt ông Tân nằm ngay ngắn trên chõng tre, rồi cầm hai lưỡi kéo ra rãnh nước gần đấy rửa máu dính trên lưỡi kéo, cất vào bao lô, sau đó đạp xe lên chùa Trăm Gian huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Sáng sớm hôm sau, chị Đỗ Thị Tần đến ruộng ngô của ông Tân để mua ngô thì phát hiện nạn nhân chết trong lều nên đã báo công an.

Đến khoảng 11h ngày 9/5/2013, Tín quay về lều trồng ngô của ông Tân. Thấy có đông người, nhiều ô tô, xe máy ở đấy, biết bố mình đã chết nên anh ta tìm đến ngôi nhà hoang ở cánh đồng Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội ẩn náu.

Tối cùng ngày, Tín đến nghĩa trang thôn Thu Quế, nơi đặt quan tài ông Tân để chịu tang thì bị Công an huyện Đan Phượng bắt giữ. Cơ quan điều tra thu giữ trên người Tín 2 lưỡi kéo là hung khí gây án.

Đau đớn vì bi kịch xảy ra, nhưng mẹ của Tín và các chị gái của anh ta đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt và không yêu cầu bồi thường dân sự.

Theo kết luận giám định pháp y tâm thần “bị can Tín mắc bệnh rối loạn nhân cách dạng phân liệt. Trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc đối với bị can.

Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc đối với bị can. Đến tháng 8/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra - công an TP Hà Nội đã phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can Tín.

Tại phiên xét xử, bị cáo im lặng cúi đầu trước những câu hỏi của HĐXX. Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Tín mức án 13 năm tù giam cho tội Giết người.

Đánh cha già 85 tuổi trọng thương, trên đường bỏ trốn lại đánh bạn chết

A- A+ ‹Đọc›

Ngày 21.3, Công an huyện Tân Trụ (Long An) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Thành (SN 1974, ngụ xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ) về tội giết người.


Đánh cha già 85 tuổi trọng thương, trên đường bỏ trốn lại đánh bạn chết
ảnh minh họa

Theo điều tra ban đầu, tháng 10/2014, ông Nguyễn Văn Chương, (sinh năm 1930, cha ruột Thành) nhìn thấy vợ là bà Nguyễn Thị Kính, sinh năm 1931 đi về gần đến nhà, quần áo lấm lem bùn đất. Lúc này, Thành say rượu, đi khật khưỡng phía sau.

Lúc này, ông Chương hỏi Thành sao lại hành hung mẹ. Không giải thích nhiều, Thành lao vào đấm đá nhiều cái vào vùng đầu làm ông Chương.

Thấy cha ngã xuống bất tỉnh, máu me bê bết, Thành xông tới dùng chân đạp thêm nhiều cái. Ông Thành nhập viện cấp cứu trong tình trạng gãy xương giò má, chấn thương đầu, gãy xương sườn, dập ruột.

Bị công an truy tìm, Thành bỏ trốn ra huyện Di Linh (Lâm Đồng) để làm thuê. Ra Lâm Đồng được một thời gian ngắn, do mâu thuẫn với bạn cùng làm thuê, Thành đánh người bạn té ngã chấn thương và tử vong sau đó

Bé gái chết ở Campuchia: Thi thể bị mất nội tạng bởi TQ ha Campuchia?


Thân nhân bé Phút cho biết, ngay hôm nhận xác, họ nghi ngờ nội tạng cháu đã bị móc bỏ. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nghi vấn này.


Nỗi đau của anh Hạnh bên quan tài đứa con gái 8 tuổi.
Nỗi đau của anh Hạnh bên quan tài đứa con gái 8 tuổi.

Liên quan đến vụ bé Ngô Ngọc Phút (8 tuổi, học sinh lớp 2 trường tiểu học Bình Mỹ 2, huyện Củ Chi, TPHCM) mất tích bí ẩn, gia đình cho biết đã tìm thấy xác bé sau 2 tháng.

Gia đình cháu Phút mặc dù không muốn đưa thi thể cháu Phút đi khám nghiệm pháp y, viết đơn xin chịu mọi trách nhiệm, nhưng vụ án có nhiều khuất tất cần phải làm rõ nên gia đình anh Hạnh đồng ý để cơ quan điều tra đưa thi thể cháu Phút đi khám nghiệm…

Ngày 20/3, Công an huyện Củ Chi đã đưa thi thể cháu Phút về Nhà xác Bình Hưng Hòa để khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân gây ra cái chết của cháu bé. Đến chiều tối cùng ngày (20/3), thi thể cháu Phút được chuyển về cho gia đình lo hậu sự. Bé được hỏa thiêu vào sáng 21/3.

Cũng theo người thân bé Phút, gia đình bé đã phải chi cho một phụ nữ hết 14 triệu đồng để nhận xác con đang được để trong một ngôi chùa.

Theo tin tức trên báo Gia đình và xã hội, hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nghi vấn bé Phút bị lấy mất nội tạng nơi đất khách. Thân nhân thì khẳng định ngay hôm nhận xác, bé P đã không còn bất kỳ nội tạng nào.

Được biết, thi thể cháu Phút được phát hiện tại một bãi mía ở khu vực biên giới, thuộc địa bàn Bavet, tỉnh Svay Riêng, Campuchia trong tình trạng đã phân hủy nặng. Xung quanh hiện trường có nhiều casino, trường gà.

Chia sẻ trên báo Vietnamnet, anh Nguyễn Hữu Hạnh (30 tuổi), cha của bé Phút cho hay, trưa 19/3, anh nhận tin của vợ từ Campuchia gọi về. Vợ anh vừa khóc vừa thông báo, anh qua ngay để nhận xác con. Người vợ còn cho biết thêm, cảnh sát Campuchia có cho chị xem hình ảnh thi thể cháu được chụp bằng điện thoại.

“Tôi tức tốc lên đường. Xác được chuyển đến cửa khẩu. Khi tôi đến, xác con tôi được để trong bao kín bên ngoài gói bằng một tấm vải. Không có mùi hôi và xác có vẻ đã khô. Theo lời mẹ cháu, xác được tìm thấy trên một cánh đồng trồng mía. Người phát hiện đem gửi cháu vào chùa và thi thể không còn nhận dạng được. Chỉ biết được qua quần áo, cặp vở, giày dép của cháu”.

"Tiếp nhận thi thể cháu, tôi có mở ra xem nhưng cũng không nhận dạng được. Có một chi tiết đáng ngờ, xác cháu khô và không bốc mùi, bụng cháu xẹp xuống. Tôi nghĩ đến việc nội tạng cháu đã bị móc bỏ…" - người cha đau khổ này kể lại.

Bà nội bé P. (trái) buồn lặng vì mất cháu quá bi thương.

Cũng liên quan đến vụ việc, Dương Kỳ Ngộ (58 tuổi), làm nghề xe ôm được anh Hạnh thuê đưa đón cháu Phút đến trường cho hay, do chạy xe ôm không có giờ giấc nên ông dặn Phút nếu đến đón trễ cũng không được đi với người lạ. "Cháu khôn lắm, nhiều hôm tôi đến đón trễ nó vào trong trường chơi chứ tuyệt đối không đi với ai khác. Có hôm tôi bận, bảo con trai đến đón, nhưng Phút không chịu khiến tôi phải chạy ra đưa cháu về".

Theo người chạy xe ôm này, Phút không đi với người lạ, vì thế khả năng cao cháu mất tích do người quen đưa đi.

Trước đó, như Lao Động đã thông tin, cháu Phút bị mất tích sau giờ tan học từ ngày 26/1/2015. Một nguồn tin cho hay, trong thời gian cháu Phút mất tích, có số điện thoại nhắn tin yêu cầu gia đình nộp tiền chuộc mạng cho cháu là 5.000 đô la, sau biết gia đình không có tiền nên giảm xuống còn 500 đô la, rồi giảm còn 300 đô la. Một người thân của cháu bé xác nhận có thông tin này nhưng không thể nói rõ, vì phía công an đang điều tra.

Toàn văn bài viết sặc mùi chống ỹ cứu nước của Tổng Bí thư Trọng về Chiến thắng 30/4/1975

Dân trí Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã có bài viết với nhan đề: “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng”.

Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân Việt Nam đã phát triển tới đỉnh cao

Báo điện tử Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn như sau:

“Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta, tạo bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện sâu sắc sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó cũng là một sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phát huy cao độ nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta (1954 - 1975) là sự tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn cứ vào tình hình quốc tế, trong nước, so sánh thế và lực giữa ta và địch, nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề ra đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo và tổ chức thực hiện đường lối đó phù hợp với điều kiện cụ thể và sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975, đó là Đảng ta đã thực hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng : cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhằm một mục tiêu chung là hoàn thành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội . Đảng ta xác định: miền Bắc là hậu phương lớn, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước; miền Nam là tiền tuyến lớn, cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau, thúc đẩy và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đó là nét độc đáo chưa có tiền lệ trong lịch sử và là thành công lớn của Đảng ta; đồng thời, là nguyên nhân chủ yếu, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, gay go, quyết liệt của nhân dân ta.

Việc xác định đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược, tài thao lược xuất sắc của Đảng, nhất là ở những thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Trước tình hình chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách "tố cộng", "diệt cộng", lê máy chém đi khắp miền Nam, thẳng tay đàn áp các chiến sĩ cách mạng và quần chúng nhân dân, phong trào cách mạng miền Nam phát triển khó khăn, tháng 01-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng, mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. Nghị quyết Trung ương 15 chỉ rõ: con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân; ngoài ra không có con đường nào khác. Chủ trương đúng đắn đó của Đảng đã tạo ra "làn gió mới", khí thế mới, trở thành động lực thúc đẩy cách mạng miền Nam vững bước tiến lên. Mở đầu là phong trào Đồng khởi vào cuối năm 1959, sau đó nhanh chóng phát triển thành cao trào Đồng khởi trên khắp miền Nam. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã tạo bước ngoặt, đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Đây là sự mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước rất độc đáo, sáng tạo; đồng thời, là cơ sở để Đảng ta tiếp tục phát triển chiến tranh toàn dân, toàn diện và đánh bại các chiến lược: "chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965), "chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968), "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 - 1973) của đế quốc Mỹ, "đánh cho Mỹ cút", tiến tới "đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Cùng với việc đề ra đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã kiên định phương pháp cách mạng bạo lực tổng hợp , gồm hai lực lượng chủ yếu là lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang được tiến hành trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, kiên trì thực hiện tư tưởng chiến lược tiến công . Tư tưởng đó được thực hiện không chỉ trong lúc địch "xuống thang" mà ngay cả khi chúng "leo thang" chiến tranh; và không chỉ đối với chiến tranh cách mạng ở miền Nam, mà cả trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chiến lược tiến công được thực hiện ở mọi thời điểm, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, với phương châm: "đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, kéo địch xuống thang từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước". Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết (27-01-1973), quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải cuốn cờ rút khỏi miền Nam Việt Nam (29-3- 1973), cục diện chiến trường chuyển biến có lợi cho ta. Nắm vững thời cơ chiến lược được mở ra sau gần hai mươi năm chiến đấu, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 (khóa III) họp hai đợt (đợt I từ ngày 19-6 đến ngày 06-7-1973, đợt II từ ngày 01-10 đến ngày 04-10-1973) đã khẳng định và củng cố quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc trong thời gian sớm nhất. Năm 1974, quân và dân ta mở các cuộc tiến công tạo thế trên khắp các chiến trường miền Nam, làm cho đối phươ ng bị động, đối phó. Sau chiến thắng Thượng Đức, Đồng Xoài, nhất là thắng lợi của chiến dịch Đường 14 - Phước Long, đã tạo cơ sở để Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng hạ quyết tâm, thực hiện kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, đồng thời có phương án nếu thời cơ xuất hiện thì giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975, thậm chí trước mùa mưa năm 1975.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân Việt Nam đã phát triển tới đỉnh cao. Nhân tố bảo đảm cho sự phát triển không ngừng của chiến tranh nhân dân đó là lực lượng vũ trang nhân dân, gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích được xây dựng vững mạnh, bố trí rộng khắp; trong đó, các binh đoàn chủ lực giữ vai trò nòng cốt trong các chiến dịch, thực hiện tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn. Nắm vững quy luật chiến tranh, vận dụng và thực hiện sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, chúng ta đã từng bước chuyển hóa cục diện chiến trường theo hướng có lợi, luôn đánh địch trên thế mạnh, thế chủ động, thế bất ngờ. Nét đặc sắc, độc đáo của chiến tranh nhân dân còn được thể hiện ở chỗ đã kết hợp chặt chẽ các nhân tố "thế, lực, thời, mưu" trong từng trận đánh, từng chiến dịch một cách linh hoạt, làm cho địch không thể lường được các hướng, mũi, lực lượng và sức mạnh tiến công của ta. Đó là cơ sở để Đảng ta kiên trì thực hiện phương châm chiến lược: đánh đổ từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Đảng ta đặc biệt coi trọng và phát huy hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội; trong các chiến dịch. Kế thừa kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị được tiến hành từ khi Quân đội ta mới thành lập và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác đảng, công tác chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã được phát triển lên một bước mới, phong phú về nhiều mặt, thực sự là "linh hồn, mạch sống" của Quân đội ta. Căn cứ vào tình hình thực tế trên chiến trường, công tác đảng, công tác chính trị đã tập trung xây dựng quyết tâm chiến đấu, làm cho toàn quân nhất trí cao với đường lối, chủ trương của Đảng, cả về mục tiêu chiến lược, thời cơ chiến lược, phương châm chỉ đạo chiến lược, phương thức tác chiến để giành thắng lợi. Chủ động chỉ đạo làm tốt chức năng "đội quân công tác" ở vùng mới giải phóng, phát huy vai trò của lực lượng vũ trang địa phương, nhân dân trên địa bàn tác chiến chiến dịch. Công tác đảng, công tác chính trị đã trực tiếp định hướng tư tưởng bộ đội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt ở miền Bắc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của đồng bào miền Nam "thành đồng Tổ quốc". Qua đó, tạo động lực chính trị - tinh thần to lớn cho đồng bào và chiến sĩ cả nước trong cuộc đọ sức quyết liệt với kẻ thù xâm lược. Hoạt động công tác đảng, công tác chính trị còn góp phần xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ phương pháp tư duy quân sự cách mạng, khoa học; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí; giữa chính trị và quân sự; giữa dân chủ, kỷ luật và đoàn kết.

Về công tác tổ chức, xây dựng Đảng, đã tập trung xây dựng "chi bộ 4 tốt" kết hợp với xây dựng các trung đoàn, sư đoàn vững mạnh; tăng cường rèn luyện đảng viên gắn với rèn luyện cán bộ; duy trì nghiêm các nền nếp sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức đảng trong điều kiện chiến tranh; thường xuyên chăm lo bảo đảm chính sách đối với bộ đội và hậu phương quân đội. Đội ngũ cán bộ chính trị các cấp được kiện toàn, bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực nên có sự phát triển nhanh chóng và khẳng định vai trò quan trọng trong thực tiễn chiến đấu. Đặc biệt, Đảng ta hết sức chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược có đủ "tâm", đủ "tầm" và kinh nghiệm chỉ đạo tác chiến. Hình ảnh những vị tư lệnh, chính ủy các binh đoàn chủ lực mẫu mực, xông xáo, quyết đoán, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc mãi mãi để chúng ta tôn vinh và học tập.

Hoạt động hiệu quả của công tác đảng, công tác chính trị cùng với các mặt công tác khác đã thực sự làm cho đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng đi vào thực tiễn chiến đấu của quân và dân ta, tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần to lớn, nhất là trong những thời điểm bước ngoặt, có tính quyết định.

Đại thắng mùa Xuân 1975 là thành quả vĩ đại của nhân dân ta, thể hiện ý chí, khát vọng độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Với đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, Đảng ta đã huy động được cao nhất sức mạnh của cả nước, bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị - tinh thần, sức mạnh truyền thống yêu nước nồng nàn của đất nước ngàn năm văn hiến cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược lâu dài, cam go, quyết liệt. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với quan điểm đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng, Đảng ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô, Trung Quốc đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta; đặc biệt là sự đoàn kết liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Sự ủng hộ to lớn cả vật chất và tinh thần của cộng đồng quốc tế là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chúng ta.

*

* *

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực bên cạnh mặt thuận lợi, vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn rất gay gắt, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố và các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống có chiều hướng gia tăng, tạo ra thách thức với nhiều quốc gia. Ở trong nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực sau 30 năm đổi mới; tiềm lực mọi mặt của đất nước được tăng cường, uy tín, vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao, song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch vẫn đang đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "phi chính trị hóa" Quân đội. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn lâu dài, không ít khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta rất nặng nề, đan xen cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức. Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến lược này, chúng ta phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các lực lượng, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt.

Năm nay, chúng ta kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đúng vào thời điểm Đảng ta tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng. Đây là một sự kiện trọng đại đối với Đảng ta, dân tộc ta; đồng thời, cũng là dịp để Đảng ta nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, hoàn thiện đường lối đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. Bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cần phải được tiếp tục kế thừa, phát huy trong tình hình mới. Đó là bài học kiên định đường lối, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững bản chất giai cấp công nhân và củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Trên cơ sở đó, xác định đường lối, chủ trương, giải pháp lãnh đạo đúng đắn, sát yêu cầu phát triển của cách mạng; tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tìm ra quy luật khách quan bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng mang lại hiệu lực, hiệu quả trên thực tế.

Để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự "là đạo đức, là văn minh" như tâm nguyện của Bác Hồ, toàn Đảng phải kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phải làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng; cán bộ của Đảng phải thực sự là công bộc của dân, quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người dân; khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng, "lợi ích nhóm", mất đoàn kết nội bộ,v.v... Đồng thời, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Quân đội nhân dân với vai trò là một lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc, Nhân dân, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại". Quân đội cần c hủ động nắm chắc tình hình, dự báo chính xác xu hướng phát triển, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh của đất nước; trên cơ sở đó, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, đối ngoại để tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược bảo vệ Tổ quốc và có đối sách, xử lý đúng đắn các tình huống, không để bị động, bất ngờ, góp phần tạo môi trường hòa bình ổn định để xây dựng, phát triển đất nước. Quân đội ta là quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phải tiếp tục hoàn thành tốt vai trò là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất, xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, tô thắm thêm truyền thống phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ".

Để làm được điều đó, phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội; tập trung xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao; k iên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn "phi chính trị h óa " Quân đội của các thế lực thù địch . Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng cần nghiên cứu, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; trong đó trọng tâm là xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ và các phương án, kế hoạch phòng thủ đất nước. Thường xuyên chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ.

Lịch sử 85 năm ra đời và phát triển của Đảng ta cho thấy, càng trong những thời điểm khó khăn, phức tạp thì bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, năng lực lãnh đạo của Đảng càng được khẳng định. Chúng ta tin tưởng rằng, bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng trong Đại thắng mùa Xuân 1975, cũng như toàn bộ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước sẽ tiếp tục được phát huy trong tình hình mới.

TTXVN

Thừa Thiên - Huế

3 lãnh đạo xã dùng bằng giả bị phát hiện

Dân trí Ngày 23/4, tin từ Huyện ủy Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, huyện này vừa phát hiện, kết luận 3 cán bộ chủ chốt cấp xã ở địa phương đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.

Theo đó, 3 cán bộ sử dụng bẳng tốt nghiệp THPT giả là ông Lê Ngọc Kiên, Phó chủ tịch UBND xã Phú Thượng; ông Đào Hữu Truyền, Bí thư Đảng ủy UBND xã Phú Mỹ; ông Hoàng Công Phương, Phó chủ tịch HĐND xã Phú Mỹ.

Về trường hợp của ông Kiên, vào ngày 7/4, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế có văn bản xác minh gửi Công an huyện Phú Vang, khẳng định bằng tốt nghiệp THPT của ông Lê Ngọc Kiên được cấp năm 2014 là không hợp pháp. Qua kiểm tra, ông Kiên không tham dự thi tốt nghiệp THPT khóa ngày 2/6/2014 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bằng tốt nghiệp THPT của ông Kiên sử dụng không phải do Sở này cấp.

Trước đó, ông Kiên đã từng bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và mặt chính quyền vào năm 2013 do sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. Sau khi bị kỷ luật trước tập thể, xã đã tạo điều kiện cho ông Kiên đi học 1 năm để thi tốt nghiệp, nhưng ông Kiên lại tiếp tục vi phạm, tìm cách để có bằng giả.

Trường hợp của Bí thư Đào Hữu Truyền, tấm bằng tốt nghiệp THPT năm 1998 của ông được được xác nhận là giả. Ông Truyền thừa nhận tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó ông dự thi tại hội đồng thi huyện Phú Vang nhưng bị trượt do thiếu điểm. Về trường hợp của ông Hoàng Công Phương, tấm bằng tốt nghiệp THPT của cán bộ này cũng được Sở GD-ĐT tỉnh xác định là bằng giả.

Có đến 2 cán bộ chủ chốt ở xã Phú Mỹ dùng bằng giả bị phát hiện
Có đến 2 cán bộ chủ chốt ở xã Phú Mỹ dùng bằng giả bị phát hiện

Hiện, Huyện ủy Phú Vang đang chuẩn bị có hình thức xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ chủ chốt cấp xã trên.






 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.