Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 15
 Lượt truy cập: 24834284

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 07:29
Trung Quốc đe dọa đưa quân đội Mỹ về ‘thời tiền sử’
17.05.2015 00:56


quan doi My

Trung quốc đe dọa đưa quân đội Mỹ về ‘thời tiền sử’.

Trong bối cảnh quân đội Mỹ với khả năng chiến đấu phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống vũ khí hiện đại, đặc biệt là các vệ tinh ngoài không gian. Một số quan chức Trung Quốc cho rằng, với sức mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Bắc Kinh có thể đưa “khả năng chiến đấu của Mỹ về thời kỳ đồ đá”. 

Nhà phân tích quốc phòng Mỹ, John Costello, cho rằng trong khi Trung Quốc có thể duy trì một hệ thống mạng nội địa mà không cần liên quan đến các kết nối bên ngoài. Mỹ liên tục nâng cấp và gia tăng sự phụ thuộc của mình vào không gian mạng. Do đó nếu một cuộc chiến tranh mạng diễn ra, người Trung Quốc sẽ thắng thế trong cuộc chiến với Mỹ.

 Từ lâu, các chuyên gia công nghệ đã đánh giá cao khả năng phong tỏa internet của chính quyền Bắc Kinh. Giới chức nước này đã thành công trong kế hoạch ngăn chặn các dòng thông tin không tốt từ bên ngoài. Do đó, một cuộc xâm nhập vào các hệ thống mạng, tấn công vào các mục tiêu quân sự là khó có thể thực hiện.

Nhưng ngược lại, Trung Quốc có thể sử dụng chiến lược chiến tranh mạng của mình để làm tê liệt các hệ thống của đối phương, chiếm ưu thế trong cuộc chiến. Khách quan mà nói, hầu hết các quốc gia tiên tiến đều làm được điều này, và ưu thế sẽ phụ thuộc vào nước nào ít chịu ảnh hưởng từ công nghệ quốc phòng tiên tiến hơn.

So với quân đội Mỹ “được trang bị đến tận răng”, lực lượng vũ trang Trung Quốc tỏ ra yếu kém hơn về mặt này. Tuy nhiên, điều đó lại trở thành ưu thế cho Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh mạng. Khi Washington vẫn có sức ảnh hưởng trong không gian và phụ thuộc quá nhiều, các vệ tinh của Mỹ thường được dùng trong hoạt động giám sát, theo dõi và nhắm mục tiêu cho các loại vũ khí hiện đại.

Do đó, không quá ngạc nhiên khi một số nhà phân tích Trung Quốc mạnh dạn cho rằng, Bắc Kinh đủ sức phong tỏa hoạt động của hệ thống vệ tinh được Washington dùng để hỗ trợ cho quân đội. Từ đó, đưa khả năng chiến đấu của quân đội Mỹ trở về “thời kỳ đồ đá”. Họ cho rằng “không có vệ tinh, không có sức mạnh cho lực lượng vũ trang Mỹ trong một cuộc chiến quân sự”.

Về phía mình, chính phủ Washington cũng cảm nhận được điều này. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng nhận định, trong giả thuyết tất cả các vệ tinh giám sát và điều khiển bị tấn công bởi một quốc gia nào đó. Quỹ đạo bay của các loại vũ khí sẽ bị rối loạn, và không còn chính xác, dẫn đến những sai lầm trong chiến tranh. Do đó, nếuquân đội Mỹ trở về thời kỳ đồ đá, thì người Trung Quốc cũng không thể yên.

Báo cáo của Quốc hội Mỹ vào tuần trước cho biết, năng lực quân sự của Trung Quốc đang tăng mạnh và đáng báo động đối cho Washington, với một hệ thống phòng thủ không gian đang được nước này xây dựng. Các chuyên gia quân sự cảnh báo, Mỹ sẽ phải cảnh báo hơn nữa đối với chiến lược chiến tranh mạng mới của Bắc Kinh, trong thời điểm căng thẳng leo thang.

Hàn Giang ( theo The National Interest )

Ấn Độ chỉ cầm cự được 20 ngày nếu chiến tranh xảy ra

Hiện quân đội Ấn Độ đang được đánh giá là thiếu nguồn dự trữ đạn được cho lực lượng quân đội 1,18 triệu người, cũng như gặp phải các vấn đề với chiến đấu cơ Tejas, điều này khiến Ấn Độ không thể chiến đấu trong một cuộc chiến tranh kéo dài quá 15 đến 20 ngày.


Ấn Độ chỉ cầm cự được 20 ngày nếu chiến tranh xảy ra
ảnh minh họa

Vấn đề này được Cơ quan kiểm soát và kiểm toán Ấn Độ (CAG) đưa lên quốc hội và nhấn mạnh rằng máy bay Tejas Mark-I hiện đang chỉ có 35% nội địa hoá và mắc tới 53 lỗi kĩ thuật khác nhau, ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu và sống sót trong thực chiến.

Tại phiên họp, CAG cũng chỉ trích Bộ Quốc phòng Ấn Độ về việc không hoàn thành chính sách dữ trữ đạn được với yêu cầu duy trì được chiến tranh tổng lực và cường độ cao được ít nhất 40 ngày. Hiện tại mức dữ trữ đạn dược của Ấn Độ chỉ đủ cho chiến tranh trong 20 ngày và còn ít hơn cả năm 2013. Theo nhiều chuyên gia dự đoán, Ấn Độ sẽ không thể có đủ vũ khí và đạn dược theo yêu cầu đề ra cho tới năm 2019.

Đối với máy bay Tejas, CAG cho rằng nó đang bị quá phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài ở các bộ phận quan trọng như động cơ, radar nhiều chế độ, hệ thống điều khiển máy bay và hệ thống hiển thị đa nhiệm.

Hơn nữa, Tejas Mark-I cũng gặp vấn đề với hệ thống tác chiến điện từ khi không thể làm việc hiệu quả trong các điều kiện làm việc khác nhau. Trong khi đó, Tejas II, với trọng lượng nhẹ và động cơ mạnh hơn, nhưng lại chưa thể được đưa vào sản xuất đại trà.

Hiện tại, chiếc máy bay này chưa thể khai hoả được các tên lửa tầm xa, bom điều khiển bằng laze hay tiếp nhiên liệu trên không. Nếu diễn biến suôn sẻ, Mark-I có thể được đưa vào biên chế từ tháng 12-2015.

Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc hậm hực vì Việt Nam thân với Nhật - Ấn – Mỹ

Trong bài viết trên trang "Phân tích Nam Á", tác giả cho rằng, nhà cầm quyền Bắc Kinh đang tỏ ra rất khó chịu trước mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Việt Nam với các đối tác ở châu Á và Hoa Kỳ.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vụ đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vụ đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014.

Theo phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila trong bài viết đăng trên website của mạng “Phân tích Nam Á”, giới chức Trung Quốc đang sử dụng chiêu bài “hai mặt” với Việt Nam.

Trong các phát biểu nhân chuyến thăm của các nhà lãnh đạo hai nước, Trung Quốc thường nói rằng họ “tôn trọng mối quan hệ với Việt Nam và luôn cố gắng củng cố mối quan hệ đó” nhưng ngược lại, ở sau lưng, các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc như "Thời báo Hoàn cầu" lại liên tục có những bài viết mang tính “dọa nạt” Hà Nội.

Tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, trong những bài viết đăng trên một số tờ báo chính thống của Trung Quốc thời gian vừa qua, không khó để người đọc nhận ra rằng dường như Bắc Kinh đang ngầm chỉ trích Việt Nam vì quốc tế hóa tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông, ví dụ như sự kiện Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014 và xây dựng các đảo nhân tạo trên biển Đông.

Trong những chỉ trích ngầm đối với Việt Nam, Trung Quốc ngụ ý phê phán việc Việt Nam cải thiện quan hệ với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Dường như Trung Quốc bực bội và khó chịu vì Việt Nam đi theo hướng này.

Cũng trong bài viết của mình, Tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, việc củng cố quan hệ ba nước Mỹ - Ấn - Nhật và quan hệ Nhật - Ấn - Việt Nam là phản ứng hợp lý của các nước đối với “sự trỗi dậy không hòa bình” của Trung Quốc. Có vẻ như Trung Quốc đang tìm biện pháp tiếp cận "hợp lý" với Việt Nam nhằm ngăn cản Hà Nội đi theo hướng này.

Các bài bình luận trên truyền thông chính thức của Trung Quốc còn ngụ ý chỉ trích những sáng kiến hợp tác của Việt Nam và Philippines nhằm kiềm chế Trung Quốc gây leo thang xung đột trên Biển Đông. Bắc Kinh không hài lòng với việc cả Hà Nội và Manila đều nỗ lực lôi kéo Liên Hợp Quốc (LHQ) vào việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng cách đưa vụ việc ra tòa án trọng tài LHQ.

Do đó, mặc dù Trung Quốc buộc phải hành động để ngăn chặn quan hệ Trung - Việt đổ vỡ, song sự thật là Trung Quốc vẫn cảm thấy khó chịu khi Việt Nam - bằng những hoạt động ngoại giao khôn khéo - đã quốc tế hóa vấn đề Trung Quốc leo thang căng thẳng tại Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang hối hả xây dựng, bồi đắp các đảo nhân tạo mà họ chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Tiến sĩ Subhash Kapila đặt câu hỏi: Điều gì khiến Trung Quốc lo ngại Việt Nam và Đông Nam Á khi mà họ có thế thượng phong lớn hơn cả? Câu trả lời nằm ở một thực tế chiến lược là tham vọng của Trung Quốc về "Con đường Tơ lụa trên Biển" - một dự án liên quan đến cả khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - phụ thuộc khá nhiều vào sự ổn định của vùng Biển Đông. Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc mong muốn Việt Nam tích cực ủng hộ "Con đường Tơ lụa trên Biển" mà Trung Quốc đề xướng.

Trung Quốc cũng cho rằng "một số thế lực bên ngoài đang lợi dụng mọi cơ hội có thể để khoét sâu thêm rạn nứt giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam” và nhiều lần lên tiếng chỉ trích Mỹ là kẻ đang cố tình "chen chân" vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Trong bài phát biểu tại Viện Nghiên cứu Biển Đông, nhằm tái khẳng định lập trường của Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền đơn phương tại Biển Đông, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã phát biểu một câu mang đầy hàm ý đe dọa: "Không một ai có thể đơn phương thay đổi hiện trạng khu vực và liên tục thách thức chủ quyền của Trung Quốc mà không phải đối mặt với những hệ lụy khó lường".

Lời cảnh báo này của Bắc Kinh rõ ràng là nhằm vào Mỹ, quốc gia đang ngày càng lớn tiếng trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, và nhằm cả vào những hy vọng của Việt Nam muốn tìm kiếm sự ủng hộ lớn hơn từ Washington trong các tranh chấp triền miên về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận là Bắc Kinh buộc phải “dịu giọng” với Hà Nội là nhằm xoa dịu sự chỉ trích và tức giận của cộng đồng quốc tế trước các hành vi làm leo thang căng thẳng tại vùng Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi.

Về tác giả: Tiến sĩ Subhash Kapila tốt nghiệp trường ĐH Lục quân Hoàng gia Anh và đã từng đảm nhiệm các nhiệm vụ ngoại giao ở Bhutan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Hiện nay, Tiến sĩ Subhash Kapila đang là cố vấn trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và Chiến lược của Tập đoàn Phân tích Nam Á.

Vì sao Mỹ muốn điều tàu, máy bay đến khu vực Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông


Đề xuất điều tàu và máy bay của Mỹ đến những bãi đá Trung Quốc đang xây dựng phi pháp nhằm thể hiện lập trường dứt khoát rằng Washington không chấp nhận hoạt động cải tạo của Bắc Kinh, và là bước tiến mới để trấn an các nước nhỏ.


Tàu chiến cận bờ USS Forth Worth của Mỹ tại Biển Đông.
Tàu chiến cận bờ USS Forth Worth của Mỹ tại Biển Đông.

Mỹ hôm 13/5 thông báo một trong những tàu chiến mới nhất của hải quân, USS Fort Worth, đã hoàn thành cuộc tuần tra kéo dài một tuần ở Biển Đông. Quân đội Mỹ đang xem xét khả năng điều phi cơ và tàu quân sự tới khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm giữ và đang tiến hành cải tạo.

Theo cây bút Shannon Tiezzi của The Diplomat, Lầu Năm Góc đang tìm cách chứng minh rõ ràng rằng Mỹ không chấp nhận việc Trung Quốc cải tạo và xây dựng trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Hoạt động bồi đắp gần đây của Trung Quốc có thể nhằm khiến cộng đồng quốc tế xem xét các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng như đảo thực sự và được hưởng quy chế đảo.

Theo WSJ, Mỹ tin rằng những nơi Trung Quốc đang cải tạo được coi là đá ngầm, hay là bãi cạn lúc chìm lúc nổi, chứ không phải là đảo theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và do đó không được hưởng lãnh hải 12 hải lý. Hơn nữa, điều 60 (8) của UNCLOS cũng ghi rõ "các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa".

Nếu được thông qua, tàu và máy bay Mỹ sẽ được điều đến quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi 12 hải lý để thể hiện rằng Washington không công nhận các thực thể đó đủ điều kiện để được coi là đảo, do đó không được hưởng lãnh hải.

Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông

Mỹ quan tâm đến vấn đề Biển Đông vì Washington khẳng định có lợi ích tại khu vực này, nơi khoảng một phần ba thương mại thế giới đi qua. Điểm quan trọng hơn là các hành vi hung hăng của Trung Quốc, tiêu biểu là hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đang làm suy yếu lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những động thái của Bắc Kinh là mối đe dọa cho các quy tắc, chuẩn mực về ranh giới biển và tài nguyên, tự do hàng hải.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã phát biểu "vấn đề quan trọng đối với chúng tôi tại Biển Đông không phải là các bãi đá, mà là các quy tắc bị vi phạm". Động thái của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến các đồng minh và đối tác của Mỹ, những nước là nền tảng quan trọng cho sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chính sách không hiệu quả

Theo Prashanth Parameswaran, cây bút chuyên về Đông Nam Á của The Diplomat, chính sách của Mỹ tại châu Á cho đến nay chưa đạt được hiệu quả mong đợi. Chính quyền Obama đã thực hiện một số bước đi để đáp trả Trung Quốc, bao gồm tăng cường năng lực cho các đồng minh và đối tác then chốt, lên tiếng chỉ trích hoạt động bồi đắp của Trung Quốc, và hỗ trợ vụ kiện của Manila chống lại Bắc Kinh.

Tuy nhiên, những động thái này chưa thay đổi đáng kể hành vi của Bắc Kinh và cũng không đủ làm các nước Đông Nam Á yên tâm. Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bồi đắp và cải tạo tại Biển Đông, phớt lờ luật pháp quốc tế, đồng thời trì hoãn việc thống nhất về quy tắc ứng xử với các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số biện pháp Mỹ tiến hành cũng đòi hỏi thời gian, trong khi Trung Quốc lại đang thay đổi hiện trạng một cách nhanh chóng. Vì vậy, rõ ràng Mỹ cần có thêm biện pháp cứng rắn như điều tàu và máy bay đến gần những nơi Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông để kìm hãm Bắc Kinh.

Muhammad Faiz Aziz, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Luật và Chính sách Indonesia (PSHK) cho rằng, nếu Mỹ quyết định điều tàu chiến, nước này sẽ giúp các quốc gia khác đối trọng quân sự với Trung Quốc, đặc biệt là các nước nhỏ có sức mạnh quân sự yếu hơn Bắc Kinh.

Việc điều tàu và máy bay của Mỹ cũng sẽ đảm bảo tự do và an ninh hàng hải. Nhiều tàu quốc tế di chuyển qua khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nếu Trung Quốc chiếm nơi này thì có thể kiểm soát tuyến đường thương mại quan trọng và kiểm tra tàu quốc tế đi qua. Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực có thể ngăn chặn điều này xảy ra, Aziz nhận định.

Biện pháp cứng rắn với Trung Quốc sẽ thể hiện được cam kết của Mỹ với Philippines, đồng minh duy nhất trong Đông Nam Á tham gia vào tranh chấp Biển Đông. Quan hệ Mỹ - Philippines đang phát triển tích cực thông qua tăng cường hợp tác quốc phòng. Hiệp định Washington đã ký với Manila sẽ cho Washington quyền tiếp cận nhiều hơn đến các cơ sở gần Biển Đông.

Nguy cơ đối đầu Mỹ - Trung

Một số người cảnh báo rằng quan hệ Mỹ - Trung có thể tổn hại sâu sắc nếu Washington quyết định điều tàu và máy bay đến gần những cơ sở Bắc Kinh đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Zhang Baohui, chuyên gia về an ninh quốc tế tại Đại học Lingnan ở Hongkong, cho biết ông lo lắng về nguy cơ đối đầu giữa hai nước. Việc này có thể dẫn đến "sự leo thang ngoài ý muốn", ông nói. "Liệu họ (Mỹ) có sẵn sàng chấp nhận hậu quả của sự leo thang này?"

Trong khi đó, Parameswara nhận xét quan điểm cho rằng Mỹ không nên cứng rắn hơn với Trung Quốc là khá yếu và không xác đáng. Theo ông, gìn giữ quan hệ song phương không có nghĩa là làm ngơ trước các hành động phá hoại sự ổn định, pháp quyền, và tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương; nền tảng mà từ đó, sự thịnh vượng của khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, đã được xây dựng trong vài thập kỷ qua.

Hơn nữa, muốn xây dựng quan hệ thì phải cần phải có sự nhiệt tình của cả hai phía. Bắc Kinh không thể tiếp tục có những hành động phá hoại lợi ích của Mỹ mà vẫn cho rằng Washington sẽ không có phản ứng dứt khoát để ngăn chặn chúng.

Thực chất, hai nước từng thực hiện một số bước đi "mạo hiểm" trong tranh chấp ở biển Hoa Đông. Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốc điều tàu đến gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư để thể hiện với Tokyo và những bên khác rằng nước này không công nhận đó là lãnh thổ của Nhật Bản. Mỹ điều hai máy bay ném bom B-52 của nước này bay trên bầu trời khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông để thể hiện Washington không công nhận vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc lập ra.

Biển Đông sẽ tiếp tục là bài toán quan trọng để xem thế giới và Mỹ có thể đối phó như thế nào với một Trung Quốc đang lớn mạnh nhanh chóng, trong khi vẫn giữ gìn quan hệ với Bắc Kinh.


Tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đang nhắm đến người Việt nhờ cớ sự cộng tác của CSVN


Thời gian gần đây báo chí đưa tin về việc phát hiện thi thể bé Ngô Ngọc Phúc (8 tuổi) tại biên giới Campuchia trong tình trạng không còn nội tạng.

Đồng thời xuất hiện việc các nữ sinh Việt liên tục mất tích. Điều này khiến dư luận xôn xao và làm dấy lên một lòng sóng phẫn nộ trong cộng đồng.  Chính  quyền CSVN im lặng đồng lõa để thu lợi! Bao nhiêu tiền?Đây có lẽ là hồi chuông cảnh báo trước sự manh nha của một dạng tội ác mới, mổ cướp nội tạng đem bán.

 xac-be-gai-o-campuchia-than-nhan-noi-khong-con-noi-tang_221642580

                                       Nỗi đau của anh Hạnh bên quan tài đứa con gái 8 tuổi.

Việc bé Phúc mất tích diễn ra cách đây 3 tháng, nhưng chỉ thời gian gần đây, tức ngày 21/3 gia đình mới nhận được thi thể của cháu và xác nhận bên trong không còn nội tạng.

Trong khi đó, vào ngày 19/3, nữ sinh Trương Thị Diễm Mỹ, sinh viên đại học Bách Việt, Gò Vấp mất tích trên đường đi đến trường để nhận giấy báo thực tập. Hiện người nhà đã tìm được em, nhưng cô gái sau khi được tìm về lại ở trong tình trạng hoảng loạn. Thông tin đang được điều tra làm rõ.

Đồng thời trong thời gian này, cộng đồng facebook có thành viên bỗng lên mạng cảnh báo về một người lạ chuyên gạ gẫm và hù dọa “đưa vào khách sạn mổ hết nội tạng” trên tuyến đường Cộng Hòa.

facebook-canh-bao

Dường như hoạt động mổ cắp và buôn bán nội tạng lậu đang bắt đầu lộ diện.

Trên thế giới, việc buôn lậu tạng người đã tồn tại từ lâu, nhưng theo các diễn biến hiện tại, người ta nhận thấy loại tội ác này có dấu hiệu táo bạo và ngày càng lan rộng.

Việc bé Phúc mất tích và thi thể được tìm thấy tại Campuchia, trong tình trạng không còn nội tạng, trong khi đó vào tháng 9/2014, tại đất nước này, cảnh sát bắt giữ 9 nghi phạm trong đường dây buôn lậu nội tạng, trong đó có một bác sĩ Trung Quốc đóng vai trò cố vấn và huấn luyện.

campuchia

Cảnh sát quân đội Campuchia ổn định trật tự cho xe cứu thương đi qua đám đông trước cổng một bệnh viện ở Phnom Penh vào ngày 23/11,2010. Một bệnh viện quân đội của Campuchia đã bị phát giác việc vận hành đường dây buôn bán nội tạng với sự tham gia của bác sĩ Trung Quốc. (Tang Chhin Sothy / AFP / Getty Images).

Trong sự việc này, nguồn tạng chủ yếu là đến từ việc bán tạng để lấy tiền, một người bán tạng ở Campuchia nhận được 5.000 USD trong khi giá của một quả thận bán cho người nhận tạng có giá từ 35.000 USD đến 40.000 USD. Những người bị bắt trong vụ buôn lậu nội tạng này gồm hai quan chức quân đội Campuchia và 3 “người Việt gốc Hoa”, tờ Phnom Penh Post dẫn lời một cảnh sát.

Hoạt động thu hoạch nội tạng được nhà nước hậu thuẫn là điều thường thấy tại Trung Quốc, đặc biệt có sự tham gia của các bệnh viện quân đội.

2013-12-11-minghui-dafoh-03

Tiến Sỹ Torsten Trey

Vụ việc này không hoàn toàn là mô hình thu hoạch nội tạng của Trung Quốc lan sang các nước khác – mô hình này không thể đi quá xa”, bác sĩ Torsten Trey, giám đốc điều hành Hiệp hội Bác sĩ Chống Mổ cắp nội tạng (DAFOH), trụ sở tại Washington D.C nhận định. Tuy nhiên, khả năng đang có một cách tiếp cận mang tính hệ thống với thị trường buôn lậu nội tạng tại những nơi chưa từng diễn ra hoạt động này”.

“Việc một giáo sư Trung Quốc rõ ràng có trình độ và kinh nghiệm xuất hiện tại bệnh viện quân đội Campuchia là điều đáng chú ý. Vì đây là bệnh viện quân đội chứ không phải cơ sở y tế tư nhân, chắc hẳn phải được sự cho phép của chính phủ hay các quan chức có thẩm quyền nhất định”, bác sĩ Trey nhận định. “Phải nhìn nhận rằng, tổ chức này tương tự với đường dây cung cấp nội tạng của Trung Quốc, vốn chủ yếu xoay quanh các bệnh viện quân đội”.

Tội ác ngày càng đi xa so với giới hạn của nó: từ ma túy, tới ma túy đá, giết người, và ngày nay đã xuất hiện một loại hình buôn lậu mới: nội tạng con người.
Rộ tin 100 cô dâu Việt mất tích có thể rơi vào lò mổ nội tạng ở Trung Quốc

Ban đầu tại Trung Quốc, nguồn nội tạng dùng phục vụ cho ghép tạng đến từ tử tù. Nhưng khi nền kinh tế mở cửa và trở nên năng động hơn, ghép tạng tại Trung Quốc lại phục vụ cho cả người nước ngoài, nên nguồn tử tù không đủ đáp ứng, trong khi lợi nhuận từ ngành ghép tạng không hề nhỏ. Để thỏa mãn lòng tham này, chính quyền đã tận dụng nguồn nội tạng từ tù nhân lương tâm.

Tù nhân lương tâm là những người vô tội bị bắt không phải vì tội ác mà vì bất đồng chính kiến với chính quyền, hay những người theo những tôn giáo không được chính phủ phê duyệt như Phật giáo Tây Tạng (hay còn gọi là Lạt Ma giáo), người dân đòi bồi thường đất, hoặc người phản đối chính quyền để giữ đất giữ nhà khỏi bị phá dỡ, hay các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 06/07/2006, sau một cuộc điều tra độc lập, ông David Kilgour và ông David Matas đã công bố một báo cáo dài 68 trang cho các phương tiện truyền thông ở Ottawa: Báo cáo về Cáo buộc mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Báo cáo đề cập đến các tội ác của chế độ Trung Quốc là “Một phương thức tà ác chưa từng thấy trên hành tinh này.

 BloodyHarvest--ss

Hình trang bìa cuốn sách Thu Hoạch Đẫm Máu (Bloody Harvest)

Điều đáng nói ở những sự việc trên, từ việc bé gái mất tích bị lấy nội tạng, đến đường dây buôn lậu nội tạng ở một bệnh viện quân đội Campuchia, và cuối cùng là một tội ác mổ cướp nội tạng có hệ thống của ĐCS Trung Quốc. Người ta không khỏi rùng mình tự hỏi, liệu tội ác đó có “lây lan” đến Việt Nam, và rằng tại sao trong thời đại Internet, thông tin truyền đi trong chớp mắt, công nghệ hiện đại rất phát triển, người ta được học hành nhiều hơn, sao tội ác lại càng ngày càng tinh vi và tàn bạo hơn?

Câu trả lời có lẽ là:

Một trái tim không có lương tâm, không còn linh hồn thì không khác gì một cỗ máy. Nó không biết phân biệt tốt xấu, thiện ác.

Khi một kẻ ác hành ác, nếu người đó chỉ là một tên tội phạm bình thường thì người ta sẽ thấy quá rõ hành vi đó, họ sẽ không ngừng lên án, yêu cầu bắt giam và trừng phạt thích đáng. Nhưng khi kẻ hành ác này là một tập đoàn, một tổ chức phạm tội, đặc biệt là những tổ chức với vũ khí hùng hậu, có năng lực kiểm soát truyền thông, bịt mắt, bịt tai và thao túng cả xã hội, khiến xã hội im lặng hoặc thờ ơ, thì người ta chỉ có thể chặc lưỡi mà rằng “mình có làm gì được đâu, người ta hùng mạnh thế kia mà“.

Và khi đó, tổ chức tội phạm ấy đã thành công trong việc triệt tiêu nhân tính, công lý và lẽ phải, đẩy chúng ta vào tình thế dung túng, bao che cái ác.

Hậu quả chính là ngày hôm nay, có thể là bé Phúc, và cũng có thể là bất cứ ai trong chúng ta bất ngờ nhận được điện báo người thân mất tích. Liệu khi ấy có là quá muộn?

Trung Quốc là một ổ dịch lây lan những tội ác mà nếu không được ngăn chặn, những căn bệnh độc hại từ đó sẽ bắt đầu lan rộng, đầu độc và giết chết tất cả từ tâm hồn cho đến thể xác.

Câu chuyện xung quanh bé Phúc, những người mất tích và lời cảnh báo trên chỉ có thể là những suy đoán chưa được xác thực, nhưng tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc là sự thật mà cả thế giới đang cùng nhau vạch trần và lên án. (Theo tinhhoa.net)

Nạn mổ cướp tạng:

Thêm nhiều bằng chứng cho thấy có một câu chuyện khủng khiếp về giết người và thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Báo cáo từ các nhân chứng và các bác sỹ Trung Quốc đã tiết lộ việc hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng, sau đó chúng bị bán và cấy ghép đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành thương mại cấy ghép nội tạng.

2014-9-1-minghui-indonesia-jakarta-02--ss

(Số lượng rất lớn quan chức ĐCS Trung Quốc liên quan tới tội ác thu hoạch sống nội tạng)

Thủ phạm chính là những viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), họ hợp tác với các bác sỹ phẫu thuật,  giới chức trách của trại giam, và cả giới viên chức quân đội.

Nạn nhân bị giam tại các trại tập trung trước khi bị mổ cướp nội tạng, sau đó thi thể của họ ngay lập tức bị  hỏa thiêu.

Câu chuyện đáng sợ đến mức khó tin này được tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 03 năm 2006, khi một phụ nữ tuyên bố rằng có tới 4.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng tại bệnh viện nơi bà từng làm việc. Bà cũng kể về chồng bà, một bác sỹ phẫu thuật tại cùng bệnh viện ở ngoại ô thành phố đông bắc Thẩm Dương, đã thú nhận với bà rằng ông đã lấy giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công đang còn sống. Một tuần sau, một bác sỹ quân y Trung Quốc không những chứng thực lời kể của người phụ nữ trên, mà còn tuyên bố những tội ác như vậy đang diễn ra ở 36 trại tập trung khác nhau ở khắp Trung Quốc. Theo lời vị bác sỹ này thì trại lớn nhất giam giữ 120.000 người. Ông nói rằng cũng đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công bị đưa đến một cách ồ ạt từ khắp các vùng trong cả nước trên các tàu chở gia súc vào buổi đêm, dưới sự bảo vệ an ninh chặt chẽ. 

http://beforeitsnews.com/vietnamese/2015/03/toi-ac-mo-cuop-noi-tang-o-trung-quoc-dang-nham-den-nguoi-viet-nam-he-lo-duong-day-khung-295662.html


Báo TQ hăm dọa: Lãnh đạo Việt Nam chớ quên TQ khó lường trên bộ, trên biển


(GDVN) - Bài báo giỏi võ mồm đe dọa, đổ lỗi cho các nước như Việt Nam cứ bức bách và làm cho Trung Quốc khó xử quá thì sẽ nhận lấy hậu quả đáng sợ.

Trung Quốc được cho là đã hoàn thành bồi đắp đá Chữ Thập, biến thành đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bước tiếp theo Trung Quốc sẽ làm gì và phục vụ mưu đồ gì?

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" - một phiên bản của báo "Nhân Dân" - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc Trung Quốc ngày 3 tháng 2 dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 2 tháng 2 đăng bài viết với tiêu đề xuyên tạc "Thách thức Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là sách lược nguy hiểm".

Theo bài viết, vài tháng qua, chính phủ các nước như Philippines, Việt Nam, Mỹ từng mạnh mẽ tấn công các hành vi ở Biển Đông của Trung Quốc, trong đó có hành vi lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa "có tranh chấp" (do hành động xâm lược trước đây của Trung Quốc gây ra), đã vi phạm Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) (cam kết tự kiềm chế, đạt được vào năm 2002); tiến hành các thủ đoạn “đơn phương” như thăm dò dầu khí ở "vùng biển tranh chấp" (thực chất là vùng biển chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS).

Rất nhiều nhà phân tích và truyền thông của các nước liên quan cũng thông qua ủng hộ lập trường của nước họ gia nhập vào cuộc chiến này. Xét tới ảnh hưởng của hiện tượng này tới an ninh khu vực, là lúc tạo sự cân bằng cho những "luận điệu này" - báo Trung Quốc giở luận điệu cùn, chỉ trích trong tâm trạng lo ngại.

Lính, pháo của Quân khu Quảng Châu, TQ

Bài báo nghĩ rằng, những chính phủ và phương tiện truyền thông "theo chủ nghĩa dân tộc" này đã "thổi phồng", đã có "thành kiến" nên họ tìm cách "lên án" và "làm nhục", đồng thời "yêu ma hóa" Trung Quốc là "cường hào ác bá" ngạo mạn, kiêu căng (thực ra các hành động của Trung Quốc đã thể hiện nhất quán thái độ và hành động kiểu này, nhất là vụ giàn khoan 981 năm 2014). Báo Hoàn Cầu quên khuấy đi mất một hiện thực rằng chính cơ quan ngôn luận này mới là tờ báo chủ nghĩa dân tộc.

Bài báo đưa ra một số lập luận xuyên tạc, vô căn cứ: Thứ nhất, cho rằng, Trung Quốc đã chiếm (xâm lược), kiểm soát và quản lý "có hiệu quả" liên tục và "được các bên chủ trương chủ quyền ngầm thừa nhận" (?), so với tiêu chuẩn quốc tế này, bài báo tưởng tượng rằng, chủ trương chủ quyền của tất cả các bên đối với quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) không phải đều đầy đủ (?).

Lưu ý là các hành động xâm lược, chiếm đóng của Trung Quốc là bất hợp pháp và chẳng có nước nào thừa nhận. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, thực tiễn và pháp lý  khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, trong khi Trung Quốc chẳng có tí chứng cứ pháp lý nào, sợ sệt đối mặt với "nước nhỏ" Philippines ở cả tòa án trọng tài, không dám vác mặt tham gia.

Căn cứ hải, không quân tương lai của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam được tuyên truyền trên báo Trung Quốc

Thứ hai, bài báo lại nói ra nói vào hoạt động xây dựng sân bay, bến cảng của Việt Nam, Philippines, Malaysia ở Đài Loan để biện hộ một cách lố bịch cho hoạt động lấn biển, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay. Kẻ đi xâm lược thì bất cứ hành động nào đều bất hợp pháp. Quần đảo Trường Sa vốn không có tranh chấp, nhưng chính Trung Quốc là kẻ gây ra tranh chấp hiện nay, cho nên Trung Quốc chẳng có quyền gì mà nói ra nói vào về chủ quyền biển đảo cũng như hoạt động hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Thứ ba, bài báo bày tỏ lo ngại Philippines luôn công khai phê phán chủ trương "lịch sử" (chẳng có chứng cứ nào) của Trung Quốc đối với Biển Đông. Đồng thời, bài báo cho rằng Philippines cũng có chủ trương "lịch sử" và không từ bỏ nó. Nhưng trên thực tế, lịch sử Trung Quốc chứng minh rằng, đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc, Trung Quốc chẳng có "quyền lợi lịch sử" nào ở Biển Đông.

Thứ tư, bài báo xuyên tạc trắng trợn cho rằng, tất cả các bên chủ trương chủ quyền khác đều có hành động đơn phương ở vùng biển tranh chấp như thăm dò khai thác dầu khí, đánh bắt cá, bắt ngư dân nước ngoài và nghiên cứu khoa học. Bài báo tự nghĩ rằng những hành động này là không "tự kiềm chế" theo quy định của DOC.

Nhưng thực ra, bài báo có vẻ "ngu muội", "ngớ ngẩn" hay sao khi nói như vậy? Các nước khác đang tiến hành các hoạt động trên ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình, Việt Nam cũng như vậy và có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo trên Biển Đông - các hành động của Việt Nam đều phù hợp với luật pháp quốc tế, không vi phạm DOC.

Thứ năm, bài báo có vẻ cũng a dua phát huy “truyền thống vu vạ” của một bộ phận truyền thông Trung Quốc, đổ tội cho Việt Nam và Philippines đã "vi phạm DOC". Rằng, đối với Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã làm cho vấn đề này "quốc tế hóa": Philippines chính thức kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài, hai nước đều công khai mời "các thế lực bên ngoài" hỗ trợ. Rằng, Trung Quốc sẽ không coi đó là những hành vi "hữu nghị".

Như vậy, báo Hồng Kông - Trung Quốc quên rằng, khi đối phó với kẻ xâm lược mạnh hơn mình thì sức mạnh quốc tế cần phải huy động tối đa, đó là điều cần phải làm đối với bất cứ quốc gia nào khi đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ bên ngoài nhằm vào chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng, không thể bị xâm phạm của mình.

Bài báo nói này nói nọ về việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, "nước lớn không thể ăn hiếp nước nhỏ". Lấy các chứng cứ như Mỹ chưa tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và lịch sử quan hệ của Mỹ với Cuba, Nicaragua và rất nhiều nước nhỏ khác để bác bỏ quan điểm của Mỹ. Thế có nghĩa là, bài báo cho rằng, Trung Quốc cũng thích làm gì thì làm, bất chấp luật pháp quốc tế, thích "ăn hiếp" nước nhỏ thế nào cũng được?

Bài báo tưởng tượng và xuyên tạc rằng, chính sách và hành động của Việt Nam đã gây phản cảm và không tin cậy cho người Trung Quốc (?). Rằng, điều này cũng dẫn đến Trung Quốc hình thành một loại "tư duy chiến lược": Việt Nam có thể trở thành "tay sai" tranh vị thế chủ đạo khu vực này giữa Mỹ-Trung (?).

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Bài báo dùng “võ mồm” dọa nạt: Nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rõ, Trung Quốc luôn và sẽ mãi mãi là "người khổng lồ không thể biết trước" ở biên giới phía bắc và trên biển. Trong khi đó, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này tương đối ngắn ngủi, thay đổi thất thường hoặc sẽ thoáng qua mà thôi - một bình luận "chiêu hàng" Việt Nam đáng sợ có một không hai của miệng lưỡi hiếu chiến, bành trướng trong giới truyền thông Trung Quốc.

Bài báo lên giọng trịch thượng như kẻ bề trên khuyên răn rằng: "Con đường đúng đắn của các nước liên quan là: Đã sống ở trong nhà kính thì không nên ném đá. Trong vấn đề Biển Đông mà cứ thúc ép và công khai làm cho Trung Quốc khó xử đều sẽ gây ra hậu quả đáng sợ cho khu vực này".



Quần đảo Hoàng Sa không còn thuộc một tỉnh của Trung Quốc trên Google

Sau nhiều phản hồi của cư dân mạng ở Việt Nam, Google đã không còn ghi địa danh quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc như trước đây.


Cập nhật mới nhất của Google không ghi quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) - Ảnh: Chụp lại màn hình Google
Cập nhật mới nhất của Google không ghi quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) - Ảnh: Chụp lại màn hình Google

Trước đây, Google cũng từng gọi Hoàng Sa và Trường Sa theo tên quốc tế là China Paracel Islands và China Spratly Islands. Sau nhiều ý kiến tranh cãi, Google đã đổi tên quốc tế thành Paracel Islands và Spratly Islands.

Nhờ sự cố gắng đấu tranh không mệt mỏi của các nhà khoa học chân chính, đến nay thế giớiGoogle đã công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam (Paracel islands belong to Vietnam).

Trước đó, khi tìm kiếm từ “Hoàng Sa” hay “Paracel Islands” trên trang Google đều thấy trang web này dẫn nguồn từ Wikipedia ghi quần đảo này thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc).

Cụ thể, khi tìm kiếm từ “Hoàng Sa” ở Google, chúng ta sẽ thấy ở góc bên phải của trang kết quả sẽ xuất hiện câu "Island group in China" (Google tiếng Anh) hay "Nhóm đảo ở CHND Trung Hoa" (Google tiếng Việt) dẫn nguồn từ Wikipedia.

Trước đó Google ghi quần đảo Hoàng Sa là "Nhóm đảo ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", mà cụ thể là tỉnh Hải Nam - Ảnh: Chụp lại màn hình Google

Tuy nhiên, khi vào Wikipedia cả tiếng Việt và Anh thì thấy trang web không cho kết quả như trên, mà nêu rõ quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp. Trung Quốc kiểm soát quần đảo này sau trận hải chiến năm 1974 và đến nay Việt Nam vẫn là một bên có tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa.

Huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính trực thuộc TP.Đà Nẵng, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.

Mỹ xác nhận đột kích, tiêu diệt thủ lĩnh cấp cao IS

Các quan chức của Mỹ hôm 16-5 xác nhận rằng lực lượng đặc nhiệm nước này đã đột kích và tiêu diệt thủ lĩnh cấp cao của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).


   Ông Ash Carter - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chia sẻ về cuộc đột kích. Ảnh: Reuters
Ông Ash Carter - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chia sẻ về cuộc đột kích. Ảnh: Reuters

Delta Force, còn gọi là Lực lượng đặc biệt hoạt động độc lập số 1 của Mỹ, đã sử dụng trực thăng UH-60 Black Hawk (Diều Hâu Đen) và máy bay đa năng V-22 Osprey để tiến sâu vào Đông Syria từ Iraq. Tại đây, họ tham gia vào trận chiến tay đôi với lực lượng IS. Cuối cùng, họ đã giết được Abu Sayyaf, một thủ lĩnh cấp cao, chịu trách nhiệm về tài chính, khí đốt và dầu mỏ của IS. Vợ của Abu Sayyaf cũng đã bị bắt giam.

Các quan chức Mỹ cho biết thêm Tổng thống Obama đã ra lệnh thực hiện chiến dịch này và tất cả được lên kế hoạch trong vài tuần. Ngoài Abu Sayyaf, hàng tá tay súng IS khác cũng bị tiêu diệt.

Đây là lần đầu tiên lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiến hành đột kích vào bên trong Syria sau cuộc đột kích thất bại năm 2014 nhằm giải cứu các công dân Mỹ và công dân nước ngoài khác bị IS bắt làm con tin.

Ông Ash Carter - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - nói rằng cuộc đột kích nhằm bắt Abu Sayyaf nhưng ông ta đã bị giết chết trong trận chiến. Vợ của ông ta là Umm Sayyaf hiện được giam ở Iraq và bị thẩm vấn về tổ chức IS cũng như hoạt động bắt cóc con tin.

Theo ông Ash Carter, không có bất kỳ lính Mỹ nào thiệt mạng hay bị thương trong chiến dịch này. Một phụ nữ trẻ người Yezidi bị vợ chồng trên bắt làm nô lệ cũng được giải thoát dịp này.

"Đây là một đòn đáng kể giáng vào IS để nhắc nhở rằng Mỹ không do dự hay bỏ qua những nơi được cho là thiên đường an toàn dành cho những kẻ khủng bố luôn đe dọa công dân của chúng tôi, những người bạn và đồng minh chúng tôi” - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ là bà Bernadette Meehan thông tin thêm rằng cuộc đột kích được thực hiện dưới sự đồng ý hoàn toàn của chính quyền Iraq. Mỹ không thông báo hoặc phối hợp với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người mà Mỹ luôn phản đối.

Để cảnh giác việc Mỹ lún quá sâu vào xung đột Trung Đông, ông Obama đã hứa sẽ không triển khai lực lượng quân đội rầm rộ chiến đấu với IS nhưng lại để mở khả năng tham gia của các lực lượng đặc nhiệm và những cuộc đột kích bất ngờ vào Syria, Iraq. Hiện chưa rõ việc này có tác động tốt, mở ra chương mới cho Syria hay không.

Trước đó, Mỹ dẫn đầu liên quân thực hiện không kích hầu như mỗi ngày nhằm chống IS ở Syria.




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 821 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 457 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 392 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 358 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 332 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 326 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 275 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 270 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 235 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 232 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.