Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24722008

 
Bản sắc Việt 29.03.2024 05:13
Hải quân CSVN hèn yếu cả với bọn cướp biển Thái Lan, Cao Miên!
11.11.2015 03:52

Từ khi chiếm được miền Nam thống nhất đấn nước, lãnh thổ và lãnh hải cứ bị mất dần.  Ai cũng biết biển Đông bị TQ chiếm nhưng không biết biển Tây cũng bị hải tặc Thái Lan, Cao Miên xâm lăng bắn giết ngư dân,và cả binh sĩ Hải quân CSVN trong những thập niên quatrước sự bất lực của chính quền nhu nhược CSVN. Dưới đâ là sự tiết lộ trên nhật báo Thanh Niên:

TNO) Sau ngày 30.4.1975, do mới tiếp quản nên ở vùng biển Tây Nam, tàu nước ngoài vào sâu trong lãnh hải, ngang nhiên khai thác hải sản, đe dọa cướp bóc ngư dân Việt Nam. Nỗi ám ảnh cướp biển cũng từ đó mà ra, với nhiều câu chuyện trở thành huyền thoại.

Tàu cá Thái Lan xâm nhập vùng biển Việt Nam đánh bắt trộm, bị bắt giữ tại Phú Quốc, Kiên Giang, năm 1990. (Hình: Tư liệu BĐBP Kiên Giang)Tàu cá Thái Lan xâm nhập vùng biển Việt Nam đánh bắt trộm, bị bắt giữ tại Phú Quốc, Kiên Giang, năm 1990. (Hình: Tư liệu BĐBP Kiên Giang)

00:0000:00
 
Video: Hải đoàn 28, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tuần tra trên biển Tây

Người dân miền Tây Nam bộ thường gọi vùng biển Tây Nam là “biển Tây” và đến giờ những người già vẫn thường kể cho con cháu nghe về một thời loạn lạc, thậm chí đổ máu trên biển. Dọc con sóng các tỉnh Kiên Giang, Minh Hải (nay là Cà Mau và Bạc Liêu), trong câu chuyện xưa, luôn gắn tên những người lính Biên phòng và Tự vệ Biển sẵn sàng đối mặt với cướp biển, đổ bao mồ hôi xương máu để giữ yên vùng biển.

Tàu lạ đen kịt
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 1: Biển nóng sau 1975, ngư dân nằm bờ - ảnh 2Thuyền cá Campuchia vào sâu lãnh hải Việt Nam, tại khu vực Thổ Chu (Kiên Giang) đánh bắt cá và bị tàu Tuần tiễu của Hải đoàn BP 28, BTLBĐBP bắt giữ
Đại tá Võ Văn Thắng, nguyên Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau giờ về nghỉ hưu tại xã Vĩnh Lợi B, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu, nhà ở ngay bờ kênh đào đêm ngày xình xịch tàu thuyền qua lại.
Cẩn thận hệ thống lại 35 năm công tác trong lực lượng BĐBP, trong đó có gần 20 năm bám trụ với cửa biển Sông Đốc, ông giải thích: “Khu vực biển Tây Nam chỉ duy nhất cửa Sông Đốc, thuộc huyện Trần Văn Thời, Cà Mau là nơi tập trung nhiều phương tiện đánh bắt thủy sản của cả ngư dân trong và ngoài tỉnh, nên mọi tình hình – sự việc ngoài biển, đều tập trung ở đây!” và khẳng định: ngay sau thống nhất đất nước, các tàu thuyền Thái Lan, Campuchia ào ạt vào vùng biển Tây Nam đánh bắt thủy sản, một số phương tiện còn tham gia hoạt động tình báo, tung người xâm nhập, đưa đón người trốn đi nước ngoài.

Từ năm 2009 đến hết 2014, các đơn vị BĐBP đã bắt giữ, xử  lý 64.709 vụ/100.784 đối tượng. Trong đó: mua bán người: 840 vụ/938 đối tượng, giải cứu 923 nạn nhân, tiếp nhận 515 nạn nhân do TQ trao trả, 99 nạn nhân tự trở về; vi phạm Quy chế biên giới: 2.185 vụ/4.871 đối tượng (Trung tướng Phạm Huy Tập, Chính ủy BĐBP; Đại hội Thi đua Quyết thắng BTL BĐBP, tháng 12.2014)

Đầu năm 1980, khi đã giữ chức vụ Đồn phó Trinh sát Đồn BP Sông Đốc, mỗi ngày ông Thắng nhận được vài chục tin báo tàu nước ngoài ngang nhiên hoạt động trên vùng biển Tây Nam.
Nhiều đến mức, ngày 31.5.1980, Thường vụ Hội đồng Chính phủ phải ban hành Chỉ thị số 169/CP và Bộ Quốc phòng cũng chỉ thị về việc “Truy quét tàu cướp biển của Thái Lan và các hoạt động phá hoại khác trên mặt biển”.
Đến thời điểm này, Vùng 5 Hải quân mới cung cấp số liệu cụ thể: Trong 5 tháng đầu năm 1980, có 10.716 lượt chiếc tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Tây Nam (riêng khu vực đảo Thổ Chu có 5.787 lượt chiếc xâm phạm, có khi chỉ cách đảo 5 hải lý), với các tuyến vi phạm trọng điểm: Thổ Chu - Bến Đỏ - Hòn Rằn; Thổ Chu - Bến Đỏ - Nam Du - Hòn Chuối (hướng chính có nhiều tàu Thái Lan xâm nhập, tàu vượt biển đi qua Hòn Khoai cũng thường qua hướng này đi Thái Lan); tam giác Thổ Chu - Hòn Chuối - Hòn Khoai; Thổ Chu - Vai - Cô Tang...
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 1: Biển nóng sau 1975, ngư dân nằm bờ - ảnh 3Các vật dụng phao, dưới do tàu cá Thái Lan vứt xuống biển hòng ngăn chặn sự truy đuổi của tàu Biên phòng. Những tang vật này đang được trưng bày tại Phòng Truyền thống của Hải đoàn BP 28, BTLBĐBP. 
“Đồn BP Sông Đốc phụ trách 5 xã và thị trấn Sông Đốc. Thời điểm đầu những năm 80, chả cần đi đâu xa, cứ ngồi trong bờ nhìn máy là thấy tàu Thái Lan ùn ùn kéo vào từng tốp, từng đoàn sâu trong lãnh hải mình!” - Đại tá Thắng nhớ lại và rành rẽ: “Đảo Hòn Chuối nằm ngoài biển, cách thị trấn Sông Đốc 17 hải lý nhưng tàu cá Thái Lan vào đánh cá ngay sát đảo. Có khi họ còn neo đậu nghỉ ngơi ngay cạnh… Đồn BP Hòn Chuối. Chỉ huy Đồn hồi đó là anh Trương Văn Rạng nghe dân kêu ca nhiều quá, tức khí mượn ghe nhỏ của dân tà tà chạy ra, cũng bắt giữ được cả chục chiếc!”.
“Khi Đồn BP Hòn Chuối được cấp trên giải thể, chúng tôi phải bố trí ngay 1 Trạm BP của Đồn Sông Đốc ở ngoài đấy. Ngày nào anh em cũng hốt hoảng báo: Nhìn qua ống nhòm thấy tàu nước ngoài đen kịt. Nghe vậy chỉ động viên anh em giữ đảo, còn tàu đối phương vào gần cũng chịu, vì không có phương tiện vây bắt!”.
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 1: Biển nóng sau 1975, ngư dân nằm bờ - ảnh 4Ngư dân Thái Lan nhập biên trái phép, bị BĐBP Cà Mau bắt giữ. (Hình: Tư liệu BĐBP Cà Mau)
Ngư dân không dám ra biển
Người dân Sông Đốc (Cà Mau) ai cũng biết đến ông Phan Văn Sơn (tròn 60 tuổi) với cái tên “Sơn Cà Na” bởi thâm niên hơn 40 năm dọc ngang đánh bắt trên biển Tây Nam, từ hồi trước 1975.
Ngồi nói chuyện với tôi, ông Sơn rủ rỉ: Hồi trước biển Tây đặc tôm cá do nguồn lợi vốn phong phú và nhất là tàu bè đánh bắt còn thô sơ ít ỏi, chỉ loanh quanh ven bờ. Sau năm 1975, nguồn lợi vẫn thế mà tàu bảo vệ lại ít, toàn nằm bờ không đi biển do thiếu dầu nên các tàu Thái Lan bảo nhau ồ ạt kéo đến đánh bắt. Hồi ấy bao cấp, cuộc sống khó khăn nên ngư dân chỉ chăm chăm kiếm mẻ cá về đổi gạo qua ngày, nên cũng không quan tâm tàu cá từ đâu đến. Nhưng riết, thấy tàu đông kéo cá nhiều nên mới tìm hiểu và tá hỏa “tàu nước ngoài vào đánh cướp”, về báo BP.
Theo ông Sơn, khổ nỗi hồi ấy, lực lượng BĐBP mới đóng quân thưa thớt trong bờ, ngoài đảo làm nhiệm vụ quản lý, giữ gìn anh ninh trật tự phần bờ, dưới mặt nước đành chịu vì không có phương tiện, xăng dầu hoạt động, nên cũng chỉ “ghi nhận” và báo cáo lên cấp trên. Bức xúc, nhiều ngư dân đã chạy ra ngăn cản, nhưng tàu Thái vẫn mặc kệ, thậm chí nhiều trường hợp còn đâm ủi thẳng vào tàu ngư dân Việt Nam…
“Cuối những năm 80 đầu năm 90, tàu cá ngư dân Sông Đốc sợ không dám ra ngoài biển đánh bắt, nằm bờ hàng nghìn chiếc. Cứ ra là gặp tàu cá nước ngoài to gấp 10 tàu mình, chạy rề rề đâm thẳng vào thân!” - Ông Sơn nói vậy.
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 1: Biển nóng sau 1975, ngư dân nằm bờ - ảnh 5Chủ tàu Phan Văn Sơn (ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) kể lại những thời điểm tàu cá nước ngoài xâm nhập, công khai đánh bắt hải sản trong vùng biển Tây Nam
“Đã có thời gian, vùng biển Minh Hải bị tàu cá Thái Lan làm chủ!” - nguyên Đại tá, Tham mưu trưởng BĐBP Cà Mau Võ Văn Thắng thừa nhận vậy và dẫn ra số liệu của BTL BĐBP Tổng hợp tình hình công tác BP và bờ biển phía Nam năm 1985: Tuyến biển đảo, phát hiện gần 2.000 vụ tàu thuyền nước ngoài xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam, bao gồm các tàu quân sự, tàu gián điệp, tình báo, tàu buôn, tàu đánh cá của nhiều quốc tịch khác nhau. Đặc biệt là tàu đánh cá Thái Lan, ta phát hiện 2.500 lượt chiếc, có ngày cao điểm 70-80 lượt chiếc xâm nhập với nhiều mục đích (mua bán hàng hóa, dẫn đường cho tàu thuyền nước ngoài, đưa đón người vượt biên, cướp trên biển...).
Tuy bị bắt nhiều nhưng hoạt động của chúng không giảm mà có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu ở khu vực đảo Thổ Chu, Hòn Chuối, Hòn Khoai... Đã có lần chúng dùng tàu lớn đâm chìm tàu của BĐBP.
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 1: Biển nóng sau 1975, ngư dân nằm bờ - ảnh 6Đại tá Võ Văn Thắng, nguyên Đồn trưởng BP Sông Đốc sau đó là Tham mưu trưởng BĐBP Cà Mau, hiện đang nghỉ hưu tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
Đại tá Thắng cung cấp: “Ở trên cũng cho biết: Trong năm 1985, trên vùng biển Đông Nam, ta phá hiện 212 lần chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia và tàu quân sự của Mỹ. Hoạt động chủ yếu của các phương tiện này là đánh bắt thủy sản, thăm dò nghiên cứu biển!”.

Có cả tàu chiến, máy bay đi 'hộ tống'


Nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Tân đã nghỉ hưu vẫn nhớ như in những năm giữ chức Hải đoàn trưởng Hải đoàn Tự vệ Biển, rồi Giám đốc Cty Quốc doanh đánh cá Kiên Giang nên rành mạch: “Cuối những năm 80 đầu 90, các tàu cá Thái Lan vào vùng biển Tây Nam khai thác, đã thuê tàu chiến, máy bay của Hải quân Hoàng gia đi theo bảo vệ!” và thừa nhận: “Có lúc tưởng xảy ra xung đột trên biển!”.

Biên đội tàu tuần tiễu Hải đoàn BP 28 xuất kích bảo vệ vùng biển Tây NamBiên đội tàu tuần tiễu Hải đoàn BP 28 xuất kích bảo vệ vùng biển Tây Nam
Ăn trộm nhưng thuê… bảo vệ
Hải đoàn Biên phòng (BP) 28, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) nằm trong căn cứ Xẻo Rô, ngay đầu bến phà cũ Xẻo Rô - Tắc Cậu nối 2 huyện Châu Thành và An Biên của tỉnh Kiên Giang. Chiều miền Tây tối sầm trong mùa mưa rả rích, khiến doanh trại của những người lính Hải quân BP cũng cô quạnh, giữa nơi hoang vu sông nước.
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 2: Có cả tàu chiến, máy bay đi 'hộ tống' - ảnh 2Thuyền cá Campuchia đang đánh bắt trộm thủy sản trong vùng biển Việt Nam, thuộc hải phận tỉnh Kiên Giang, tháng 10.2015. 
Trong căn phòng truyền thống nho nhỏ của Hải đoàn, khung hình chân dung của những người lính BP đã hy sinh trên biển Tây Nam cứ buồn buồn, đau đáu.
“Anh em hy sinh giữa những năm 90, trong lúc làm nhiệm vụ truy bắt tàu nước ngoài xâm phạm!” - đại tá Nguyễn Hữu Nhịp, Hải đoàn trưởng 28 buồn rầu nói vậy và mân mê từng khung hình đồng đội, kể: “Cuối 80, đầu 90 tôi còn là thuyền trưởng tàu tuần tiễu của Hải đoàn đi làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, chạm trán với tàu chiến, máy bay Thái Lan đi theo bảo vệ các đoàn tàu cá Thái Lan vào sâu biển ta. Khi về báo cáo nhưng không ai tin!”…
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 2: Có cả tàu chiến, máy bay đi 'hộ tống' - ảnh 3Đoàn tàu thuyền đánh bắt cá của Campuchia vào sâu trong lãnh hải Việt Nam bị bắt giữ
Trong các báo cáo lên cấp trên tại thời điểm giữa năm 1996, các đơn vị BP khẳng định: Do vùng biển Tây Nam giàu hải sản, dễ đánh bắt nên tàu đánh cá nước ngoài (Thái Lan) từ năm 1980 trắng trợn, ào ạt vào sâu trong nội thủy của ta để đánh bắt trộm hải sản với mật độ hàng trăm chiếc mỗi ngày.
Vùng tứ giác Thổ Chu - Phú Quốc - Nam Du - Hòn Chuối là trung tâm đánh bắt của tàu nước ngoài và có khi họ đánh bắt cách quần đảo Nam Du chỉ 5 - 6 hải lý. Đặc biệt đến cuối năm 1996, khu Cồn 13 đến Cồn 15 (bãi cạn Cà Mau), bãi Chà vẫn là nơi các tàu nước ngoài… làm chủ đánh bắt hải sản.
Thiếu tá Lâm Thanh Hóa, nguyên Hải đội trưởng Hải đội 2, BĐBP tỉnh Cà Mau hiện đang nghỉ hưu tại xã Thanh Tùng, Đầm Dơi, Cà Mau nhớ lại: “Đã có lúc Bộ Tư lệnh Hải quân, BĐBP phối hợp tổ chức truy quét vây bắt đẩy đuổi các tàu cá Thái Lan ra ngoài lãnh hải, nhưng tàu ta chưa về tới căn cứ, họ đã ùn ùn kéo vào. Thời điểm ta cho tàu ra trực tại khu vực hay bị đánh bắt, họ đợi khi thời tiết xấu tàu ta phải rút, mới ùn ùn kéo vào và sâu trong tận nội thủy đánh bắt, đến mức ở trong bờ nhìn thấy bằng mắt thường!” và kể: Khai thác các thuyền trưởng, ngư phủ bị bắt vài ba lần, đều nhận được câu trả lời: “Biển Thái Lan hết cá, biển Việt Nam nhiều cá, đi 3 về 1 vẫn có lời”.
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 2: Có cả tàu chiến, máy bay đi 'hộ tống' - ảnh 42 thuyền trưởng tàu Thái Lan (giữa) bị bắt giữ về hành vi nhập biên trái phép, đang ký biên bản vi phạm. Hình: Tư liệu Bộ Tư lệnh  BĐBP
Cuối những năm 80, khi một số địa phương xin được cơ chế “hợp tác đánh bắt hải sản với các công ty nước ngoài” (chủ yếu là Thái Lan), các đối tượng lập tức lợi dụng để hợp thức hóa việc đánh bắt trộm bằng hình thức giả danh hợp tác: Tổ chức nhiều kíp tàu có cùng màu sơn, cùng số hiệu thay nhau vào đánh bắt; thực hiện tiếp dầu, chuyển tải trên biển để tăng thời gian đánh bắt... Khi Chính phủ nhận ra lỗ hổng này và các địa phương liên doanh hợp tác đánh bắt hải sản, các tàu Thái Lan vẫn ồ ạt vào vùng biển ta đánh bắt, nhưng không đi theo đoàn hàng trăm chiếc mà chia thành từng tốp 6 - 10 chiếc, hoạt động rải rác trên vùng biển của ta.
“Đặc biệt, từ năm 1991 đến 1996, vùng biển Tây Nam đã trở thành điểm nóng tranh chấp ngư trường!”, thiếu tá Hóa cho biết vậy và lắc đầu: “Khi bị ta ngăn chặn mạnh, các chủ tàu cá thuê tàu chiến, máy bay của Hải quân Hoàng gia Thái Lan đi theo bảo vệ, sẵn sàng tấn công lực lượng chức năng, ngay trên vùng biển Việt Nam”.
Đủ cách chống trả
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 2: Có cả tàu chiến, máy bay đi 'hộ tống' - ảnh 5Dao, gậy, kiếm, mác, roi cá đuối, dao vòng tay... của ngư dân Thái Lan chống trả lực lượng BĐBP - Hình trưng bày tại Nhà Truyền thống Hải đoàn BP 28
Buổi chiều ở huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu ngồi nghe đại tá Võ Văn Thắng, nguyên Tham mưu trưởng BĐBP Cà Mau kể chuyện, mới thấm thía câu nói: “Bây giờ Hải quân được trang bị mạnh, lại có tàu Cảnh sát Biển, Kiểm ngư nằm trực, tuần tiễu trên biển. Hồi chúng tôi giữ biển Tây Nam, khó khổ không tả nổi!”.
Những năm 80, Đồn BP Sông Đốc được xem như tuyến đầu, nhưng cũng không có nổi 1 chiếc ghe ra biển. Mỗi lần ngư dân đến báo tin tàu nước ngoài vào sâu lãnh hải, cướp biển hoành hành… chỉ huy đồn cứ ngồi yên chịu trận nghe dân mắng xa xả và cuối ngày, sau mỗi báo cáo tình hình về tỉnh đều có câu “Đề nghị cử lực lượng bảo vệ vùng biển cho dân yên tâm đánh cá”.
Ngay tần số liên lạc của đồn cũng bị nước ngoài theo dõi chặt chẽ, giải mã mọi thông tin qua lại khiến Đồn trưởng Võ Văn Thắng phải năn nỉ xin Hải đoàn 2 mấy chiếc máy FM gỡ từ tàu đánh cá Thái Lan bắt giữ để liên lạc ra trạm của đồn ngoài Hòn Chuối.
“Hồi ấy, bên viễn thông của tỉnh xuống lập biên bản định thu, BP tỉnh phải đứng ra can thiệp và nói thẳng: Nếu mất liên lạc ngoài đảo, bộ đội bị tập kích đánh phá thì các ông phải chịu trách nhiệm, họ mới thôi!” - đại tá Thắng cười sảng khoái kể lại vậy.
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 2: Có cả tàu chiến, máy bay đi 'hộ tống' - ảnh 6Tàu tuần tiễu của Hải đoàn BP 28, các tàu đều được sản xuất từ 30 - 40 năm nay, rất cũ kỹ, xuống cấp và thường xuyên hư hỏng
Nhớ lại những năm đầu 90, lực lượng BĐBP mướt mải bảo vệ vùng biển Tây Nam,đại tá Nguyễn Hữu Nhịp, Hải đoàn trưởng 28 rành rẽ liệt kê các phương thức tàu thuyền nước ngoài chống trả tàu BP truy đuổi, bắt giữ.
Các phương thức đều rất manh động như dùng số lượng đông, tàu lớn áp đảo tấn công lực lượng kiểm soát. Nếu lực lượng ta yếu hơn thì chúng đè bẹp, nhấn chìm tàu phi tang; dùng chất nổ gói lại như đệm va và buộc 2 bên mạn tàu để chống ta cập mạn, cũng là đánh cá bằng chất nổ.
Khi bị tàu BP truy đuổi, vây bắt, các tàu nước ngoài thả lưới, dây, bình ga, cài vô lăng cho ngư phủ xuống khoang, để tàu tự chạy, kéo dài thời gian cho các chiếc khác chạy thoát; tự đốt cháy (trên boong hoặc khoang lái), tháo van nhiên liệu, bịt lỗ thông đáy, chập cháy ắc quy, cháy đề… để ta không khắc phục được phải bỏ hoặc nếu khắc phục sửa chữa thì đủ thời gian cho tàu chiến đến ứng cứu.
Thậm chí các tàu nước ngoài còn tấn công ứng cứu vào thời điểm đang ổn định dẫn giải (15 - 30 phút) sau khi bắt. Lực lượng chúng sử dụng 2 - 3 chiếc tàu pháo tuần tiễu loại 250 tấn, 1 chiếc vào tấn công, số còn lại ở ngoài cảnh giới…
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 2: Có cả tàu chiến, máy bay đi 'hộ tống' - ảnh 7Thuyền viên tàu cá Thái Lan vi phạm vùng biển Việt Nam bị bắt giữ
Ít ai biết, những ngày súng nổ thường xuyên trên biển Tây Nam, Hải đoàn 28 chỉ có 6 chiếc tàu cao tốc cũ (“già nhất” là sản xuất 1978, “trẻ nhất” là 1988), thân vỏ xuống cấp, khi hoạt động thường hỏng hóc.
“Hải quân Vùng 5 chủ yếu phòng thủ bảo vệ đảo, phương tiện tàu thuyền hoạt động trên biển chủ yếu là tàu đổ bộ nhỏ. Các Hải đoàn Tự vệ biển (TVB) của Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Minh Hải, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo tuy số lượng tàu thuyền đông nhưng chỉ biết làm kinh tế kết hợp quốc phòng!” - đại tá Nhịp lắc đầu vậy và nói: “Hồi ấy Bộ Tư lệnh BĐBP, Hải quân, Quân khu 9 đã có hiệp đồng thông tin, thông báo chi viện khi cần thiết. Nhưng thực tế, chỉ có 6 tàu của Hải đoàn 28 làm nhiệm vụ và tự bao bọc đối phó trong mọi tình huống. Toàn tuyến biển Tây Nam, không đơn vị nào có phương tiện, khả năng, hỏa lực mạnh đủ sức chiến đấu với Hải quân Thái Lan!” …
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 2: Có cả tàu chiến, máy bay đi 'hộ tống' - ảnh 8Cán bộ chiến sĩ Hải đoàn 28, Bộ Tư lệnh BĐBP những ngày đầu mới thành lập năm 1990
Ông Nguyễn Văn Tân, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang liệt kê: Tháng 8.1993, tàu chiến Thái Lan tấn công tàu TVB Kiên Giang, bắn bị thương 1 tàu, bắt 1 tàu với 12 thủy thủ; tháng 10.1994, tàu Minh Hải bắt 3 tàu cá, trong lúc dẫn giải thì bị 1 tàu chiến Thái Lan truy kích, giải vây 1 tàu; tháng 12.1994, tàu Cần Thơ bắt 5 tàu cá Thái Lan, khi đang dẫn giải thì bị 3 tàu chiến Thái Lan giải vây ngay khu vực nhà giàn DK1/10, bãi cạn Cà Mau.
Cướp biển lộng hành nơi biển Tây - Kỳ 2: Có cả tàu chiến, máy bay đi 'hộ tống' - ảnh 9
Trung tướng Trịnh Trân, Tư lệnh BĐBP (thứ 4 từ trái qua phải, hàng đứng đầu tiên) thăm và kiểm tra công tác bảo vệ vùng biển Tây Nam với cán bộ chiến sĩ Đồn BP trên đảo Phú Quốc, Kiên Giang - Hình tư liệu BCH BĐBP Kiên Giang
(Còn nữa)
 
Tình hình tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam trong năm 1993:

Tàu Trung Quốc:Thường xuyên duy trì 3 - 4 tàu quân sự hoạt động ở khu vực Trường Sa, ráo riết xây dựng các công trình, sân bay, bến cảng, dịch vụ ở khu vực này. Trung Quốc tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất ở khu vực đảo Cồn Cỏ, bãi cạn Tư Chính, đặt các giàn khoan sát kinh tuyến 108 độ E. Tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản (năm 1993 riêng BĐBP phát hiện khoảng 5.000 lượt/chiếc), tập trung tại khu vực Vịnh Bắc bộ, dọc ven biển miền Trung và khu vực thềm lục địa bãi cạn Tư Chính, Huyền Trân, Quế Đường… với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, trắng trợn và liều lĩnh. Các tàu cá Trung Quốc có trọng tải, công suất lớn từ 50 - 200 tấn, 135 - 450 CV, cao điểm có ngày lên tới hàng trăm lượt/chiếc xâm phạm vùng biển ta.

Tàu thuyền Thái Lan: Duy trì Hải quân, không quân bảo vệ các đoàn tàu đánh cá hoạt động trên vùng biển chồng lấn, lợi dụng tình hình quản lý và kiểm soát của ta còn bất cập, thường xuyên xâm nhập vùng biển ta bắt trộm hải sản, khu vực tập trung là bãi cạn Cà Mau, đảo Thổ Chu… Tàu Thái Lan có công suất lớn, chịu đựng sóng tốt (500 - 1.250 CV). Phương thức thủ đoạn nổi bật nhất là có quy mô tổ chức chặt chẽ và có tàu chiến, máy bay bảo vệ.

Vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia: Tàu thuyền có vũ trang của các lựclượng Campuchia tăng cường hoạt động và bắt nhiều tàu ngư dân ta phạt. Tình hình trấn cướp trên vùng biển này diễn ra phức tạp”…

(Nguồn: Bộ Tư lệnh BĐBP)






 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 701 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 540 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 489 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 182 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 145 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 84 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 83 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 67 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 28 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 14 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.