Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24722438

 
Góc thư giãn 29.03.2024 07:59
Bao giờ mùa Xuân mới đến với dân tộc Việt Nam?
04.02.2016 06:33

Nguyên Thạch (Danlambao) - Đó không những chỉ là câu hỏi mà còn là nỗi trăn trở của mỗi một con dân Việt, bất luận còn đang ở trong nước hay đã sống nơi hải ngoại.

 Người trong nước thì lo âu đau đáu hằng ngày cho cuộc sống hiện tại đầy dẫy khó khăn với bao bất trắc đang rình rập, thấp thỏm lo âu cho một tương lai không biết sẽ về đâu, lo toan vất vả cho con cái được học hành dẫu chảng biết học để làm gì khi CƠ CHẾ và xã hội tràn ngập muôn điều nghịch lý. Một cuộc sống mà lúc nào người dân cũng nơm nớp sợ hãi về mọi mặt, sợ côn an, sợ cán bộ, sợ cướp bóc, sợ tai nạn giao thông và nhất là sợ những thứ kẻ thù vô hình, không bom không đạn nhưng có sức tiêu diệt rộng khắp, thứ kẻ thù đó là CHẤT ĐỘC HẠI được xâm nhập từ Trung cộng một cách có hệ thống nhằm thực hiện mưu lược giết hại dần mòn dân tộc này.
 
Người hải ngoại thì tuy có đời sống ổn định về vật chất và tương lai nhưng về mặt tinh thần thì vẫn luôn vấn vương, ái ngại về một Quê Hương đã bỏ lại sau lưng, nơi đó có những người thân, anh em, bè bạn đang quằn quại trong một nhà tù vĩ đại mà tròng ách nô lệ không biết sẽ ập đến bất cứ lúc nào.
 
Làm sao người dân Việt có được mùa xuân an vui khi lũ người độc tài toàn trị vẫn còn đó?. Làm sao đất nước được thanh bình và phát triển khi tham vọng Tàu cộng vẫn luôn chực chờ cướp bóc và thôn tính?. Biển đảo đã mất dần, đất đai ngày càng bị teo lại dưới sự chiếm đoạt gian manh và hung hãn, dân oan mất đất mất nhà ngày càng đông lên, cuộc sống ngày càng khó khăn hơn với bao nợ nần vay mượn nước ngoài để hầu hết lọt vào túi quan mà người dân phải gánh trả.
 
Dưới một thể chế đầy mụ mị và hoang tưởng, đảng đã lì lợm nhét cho dân những chiếc bánh vẽ ăn hoài không hết và nếu nói theo ông Nguyễn Bá Thanh ở Quảng Nam - Đà Nẵng thì sợi dây kinh nghiệm nó quá dài mà rút hoài không hết. Hơn 80 năm cho miền Bắc thử nghiệm XHCN, 40 năm cho cả nước thi đua Xuống Hố Cả Nút, một thứ thiên đường không bao giờ đến như lời khẳng định của ông đảng trưởng ĐCSVN, thế nhưng ông ta vẫn luôn khẳng định lập trường là Việt Nam phải kiên định tiến vào con đường đầy hố thẳm ấy!. Đó là những chủ trương vô cùng tối tăm sai lệch mà bất cứ một người bình thường nào cũng có thể nhìn thấy nhưng đảng CSVN cố tình không quan tâm cho đất nước, cho dân tộc và cho tương lai thế hệ. Cái mà họ quan tâm chỉ là sự tồn tại của đảng để được quyền tiền và được CAI TRỊ.
 
Có một điều rất đơn giản mà dân ta chưa làm được là nhân ngày lễ, ngày Tết, nhân dịp đám đông xuống đường rồi đồng lòng cùng nhau hô to khẩu hiệu: "Đả đảo đảng cộng sản làm trì trệ đất nước", toàn dân khắp nơi nêu ý chí: "Đảng cộng sản phải rút lui" cho VN được Độc lập, Tự do và Dân chủ. Để giải quyết vấn nạn của đất nước hôm nay, người dân Việt chỉ cần hành động như vậy là cần thiết, mọi việc sẽ được chấn chỉnh sau đó bởi VN không hề thiếu nhân tài cùng những hệ thống tổ chức chính quyền hợp lý và khả thi.
 
Mùa xuân ơi, đất nước ơi, đã bao năm trong lầm than khốn khó, tủi buồn cho một quốc gia thụt lùi tụt hậu, đạo lý tan vỡ gần như toàn diện trước sự độc đoán của độc đảng gian tham cùng mụ mị... cố tình phá nát hủy hoại. Nàng Xuân đã không còn sức sống, rảo bước liêu xiêu trong ánh chiều vàng võ thê lương cùng bóng đêm dầy đặc. Những vần thơ sau đây đã nói lên điều ấy:
 
Xuân hờ



*

Bao giờ xuân mới đậm đà?

Tôi thấy nàng xuân bước ngại ngần
Vườn xuân cờ đảng chấn ngay sân
Hung tàn u uẩn đầy sắc máu
Nàng không tống cựu, chẳng nghinh tân.

Hơn bảy mươi năm, xuân vắng xa
Bảy mươi năm đảng ngự quê nhà
Đất nước ngập chìm trong hoang phế
Bảy mươi năm đảng dập đời ta.

Lũ vô liêm sỉ… lũ vô duyên
Dối gian trơ trẻn khối muộn phiền
Ép dân mỗi Tết câu mừng đảng
Không như thuở xưa… xuân bình yên.

Quay gót, nàng xuân nét u sầu
Tự do Độc lập, Hạnh phúc đâu?
Bảy mươi năm hóa đời gỗ đá
Xuân trong tâm tưởng xám một mầu.

Đất nước bao mùa chẳng thăng hoa!
Còn bao lâu nữa, xuân chan hòa?
Còn bao lâu nữa dân tôi được
Êm ấm hương xuân tỏa đậm đà

*

Dáng ai trong chiều xuân 

Tôi có người quen ở phương xa 
Thường ra biển Thái ngóng quê nhà 
Có khi u uẩn dòng ngấn lệ 
Dáng anh buồn lắm, lúc chiều tà. 

Mấy mùa xuân nhớ, xuân viễn xứ 
Thầm đếm cô đơn nhuốm muộn phiền 
Đêm ba mươi Tết, trà độc ẩm 
Mơ về xuân cũ, xuân đoàn viên. 

Xuân chốn tha phương không mai nở 
Đầu năm nhạt nhẽo những gói quà 
Trầm ngâm lạc giữa xuân tiết lạnh 
Lòng anh cô đọng bao xuân qua. 

Ngày rời đất mẹ, anh trẻ lắm 
Vóc dáng thư sinh, nhựa sống đầy 
Cuộc sống xứ người danh thành đạt 
Đau đáu quê xưa, đời lất lây… 

Xuân nay, lại cũng nhớ xuân xa 
Tâm tư gởi trọn đến quê nhà 
Dáng ai thểu não chiều xuân vắng 
Người trai trẻ ấy, giờ đã già!.

*

Xuân ngậm ngùi





*

Xuân ơi đừng đến nữa

Gởi ai
Tà áo Tết nhạt màu 
Nhắn người phương ấy chuỗi niềm đau... 
Xuân nơi cố quận 
Xuân buồn lắm! 
Trĩu nặng gánh đời... nét hư hao. 

Gởi người khách lạ chốn tha phương
Trông về đất mẹ xuân cố hương 
Vẫn biết là đau xuân viễn xứ 
Cứ vui hương cũ xuân tình thương. 

Khách hỡi cứ mơ 
Xuân đường tơ 
Để khỏi nhìn xuân dáng vật vờ 
Để không trông cảnh đời ngang trái 
Tưởng như đất mẹ 
Xuân còn thơ. 

Phố dẫu hoa đăng, điện sáng chưng 
Nhưng nàng xuân rảo bước ngập ngừng 
Nẻo xuân đâu hỡi? 
Đường mờ lối! 
Đau những mảnh đời mắt lệ rưng. 

Xuân ở nơi đây vẫn có mai 
Hòa trong xuân nặng tiếng thở dài 
Mùa xuân đất nước xa vời lắm 
Đường xuân mờ bóng dấu tương lai. 

Hối hả chiều về đêm ba mươi 
Tất tã mắt ai vắng nụ cười 
Sài Gòn hụt hẫng buồn vô vọng 
Xin đừng đến nữa mùa xuân ơi.

*

Mơ xuân về đất mẹ





Cho dẫu là tình thế có như thế nào, xuân vẫn không quên chúc bạn đọc, quí còm sĩ, các tác giả bài viết được Vạn Sự Như Ý. Chúc thôn nhà Dân Làm Báo thêm nhiều sức khỏe, nhiều cố gắng để góp phần cho những mùa xuân tương lai trở lại trên đất mẹ thân yêu.




Bao giờ nông dân có mùa Xuân đổi mới? Đợi đến khi chế độ sụp đổ!

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-02-05
< iframe id="twitter-widget-0" scrolling="no" frameborder="0" allowtransparency="true" class="twitter-share-button twitter-share-button-rendered twitter-tweet-button" title="Twitter Tweet Button" src="http://platform.twitter.com/widgets/tweet_button.baa54ded21a982344c4ced326592f3de.en.html#dnt=false&id=twitter-widget-0&lang=en&original_referer=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fin_depth%2Fwhen-reform-spring-for-vnese-peasants-nn-02052016071549.html&size=m&text=Bao%20gi%E1%BB%9D%20n%C3%B4ng%20d%C3%A2n%20c%C3%B3%20m%C3%B9a%20Xu%C3%A2n%20%C4%91%E1%BB%95i%20m%E1%BB%9Bi%3F&time=1454950258892&type=share&url=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fin_depth%2Fwhen-reform-spring-for-vnese-peasants-nn-02052016071549.html" data-url="http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-reform-spring-for-vnese-peasants-nn-02052016071549.html" style="position: static; visibility: visible; width: 62px; height: 20px;">< /iframe>
< iframe name="f3477253e" width="45px" height="1000px" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" title="fb:share_button Facebook Social Plugin" src="http://www.facebook.com/v2.0/plugins/share_button.php?app_id=&channel=http%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter.php%3Fversion%3D42%23cb%3Df14ec187b4%26domain%3Dwww.rfa.org%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Ff35fa11fa%26relation%3Dparent.parent&color_scheme=dark&container_width=200&href=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fin_depth%2Fwhen-reform-spring-for-vnese-peasants-nn-02052016071549.html&locale=en_US&sdk=joey&type=button_count&width=45" class="" style="position: absolute; border-style: none; border-width: initial; visibility: visible; width: 90px; height: 20px;">< /iframe>
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg3834100-622
Nông dân phơi lúa trên một cánh đồng ở huyện Phú Nhuận, tỉnh Tiền Giang, ảnh chụp trước đây.
 AFP
< iframe name="f3a32ce54" width="250px" height="1000px" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" title="fb:like Facebook Social Plugin" src="http://www.facebook.com/v2.0/plugins/like.php?app_id=&channel=http%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter.php%3Fversion%3D42%23cb%3Df74a6d658%26domain%3Dwww.rfa.org%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Ff35fa11fa%26relation%3Dparent.parent&container_width=620&href=http%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FRFAVietnam&locale=en_US&sdk=joey&send=false&show_faces=true&width=250" class="" style="position: absolute; border-style: none; border-width: initial; visibility: visible; width: 250px; height: 64px;">< /iframe>

Tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 vừa qua, Chủ tich Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nói rằng, người nông dân Việt Nam hy sinh nhiều nhất, đóng góp nhiều nhất, nghèo nhất, được hưởng lợi ít nhất và bức xúc nhiều nhất. Những nông dân “5 nhất” của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang trông đợi một mùa Xuân đổi mới.

Tại sao nông dân làm không đủ ăn?

Nông dân Sáu Học ở đồng bằng sông Cửu Long không nằm trong trường hợp được nhà nước chia ruộng đất sau năm 1975. Ông có 10 công ruộng là thừa hưởng của cha mẹ và tự mình sang nhượng thêm 10 công ruộng khác vị chi là 20 công tầm lớn tương đương 2,5 ha. Ông từng thành công trong trồng lúa và nuôi cá tra, nhưng về lâu về dài ảnh hưởng sản xuất tự phát ồ ạt và thị trường nông sản không bền vững, sổ đỏ của ông nằm ở Ngân hàng với số nợ 500 triệu không trả. Ngoài ra Sáu Học còn cầm cố tất cả ruộng đất của mình cho người khác với số tiền khoảng 300 triệu đồng. Hiện nay ông Sáu Học thuê đất đào ao nuôi cá tra để mưu sinh, con trai ông không còn làm nông mà mở quán bán hàng.

Nói chuyện với chúng tôi Sáu Học cho biết đã hết rồi thuở thanh bình xưa cũ, khi xuân về xóm giềng cùng nhau hạ thịt và chia phần, cùng nhau canh nồi bánh tét. Những ngày xưa đầm ấm như thế có lẽ đã cách nay mười mấy, hai chục năm.

Nếu không cải cách được thì nền nông nghiệp VN đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn, cũng sẽ không hình dung nổi là sẽ đi đến đâu và nhất là số phận của người nông dân, một bộ phận rất đông đảo trong xã hội VN sẽ đi tới đâu nữa. 
-Bà Phạm Chi Lan

“Tết thì hàng năm ăn nhỏ ăn lớn gì cũng phải ăn, người có tiền ăn theo có tiền, người không có tiền ăn theo không có tiền, nhưng ít gì cũng phải mua vài cặp bông chưng cho có vẻ Tết. Ra chợ mua mớ cam quýt, bánh kẹo về cúng ông bà, khách khứa tới. Người Việt Nam ai cũng vậy thôi, ít gì cũng phải có vài triệu để mà ăn Tết. Hỏi nợ, hỏi nần, hỏi vay gì thì cũng phải kiếm tiền mà ăn Tết… hồi đó trong xóm Tết thì có năm, ba người mần heo mình chia thịt để cúng, Hồi đó Tết cỡ 27-28 là bắt đầu mần heo rồi. Bây giờ người ta không làm vậy nữa mà ra chợ mua.”

Trong nhiều năm qua, nông nghiệp luôn là bệ đỡ cho nền kinh tế. Xuất khẩu gạo luôn ở trong tốp ba hàng đầu thế giới, xuất khẩu cà phê hạng nhất hạng nhì. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2015 đạt hơn 30 tỷ đô la. Thế tại sao nông dân lại rất nghèo, làm không đủ ăn, những trường hợp như Sáu Trọng còn là khá, vì ông từng có hơn 2 ha ruộng, trong khi số đông chỉ có vài công đất. Ngược lại cũng có một thiểu số nông dân giàu có, sắm ô tô để thăm đồng, họ được mô tả là những “cán bộ nông dân” giàu có tích tụ được nhiều đất đai. Nhưng đây chỉ là những chuyện rất hiếm hoi, những câu chuyện thần tiên.

Những năm gần đây, Nông nghiệp Việt Nam bắt đầu xuất hiện những đại công ty có khả năng lớn về tài chính, làm nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung áp dụng khoa học công nghệ hiện đại. Các dự án này bao gồm từ trồng trọt cho tới chăn nuôi, đạt kết quả phấn khởi hạ giá thành sản xuất một cách rất cạnh tranh, sản phẩm đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy những mô hình sản xuất tập trung tiên tiến này vẫn chỉ là đếm trên đầu ngón tay, so với con số hơn chục triệu hộ gia đình nông dân trên cả nước.

Đối với thực trạng sản xuất nông nghiệp, hiếm khi người nông dân được nghe ông Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam nói thật. Trong tư cách Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 vào thời điểm hoàng hôn nhiệm kỳ, ông Nguyễn Quốc Cường mới mạnh dạn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, kêu gọi Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể bỏ mặc nông dân trong cảnh nghèo khổ triền miên.

Ông Nguyễn Quốc Cường đưa ra những thông tin làm nhiều người giật mình. Đây là những sự thật khó che dấu nhưng chính phủ tránh không đề cập tới. Trong số 5 nguy cơ của nông dân, đáng chú ý và cụ thể nhất  là khoảng cách giàu nghèo giữa cư dân nông thôn và thành thị. Trước Đại hội Đảng, hôm 23/1/2016 vừa qua, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường, được xem là giới chức cao cấp đầu tiên của Đảng nói thẳng vào sự thất bại của chế độ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông dân. Thành phần này lại chiếm tới 60-65% dân số Việt Nam. Chúng tôi xin trích nguyên văn lời ông Nguyễn Quốc Cường: “Nông dân đang bị  phân hóa giàu nghèo và xu thế ngày càng tăng. Trước đổi mới khoảng cách là 3,5 lần; đầu đổi mới 5,6 lần và hiện tại khoảng cách này là 10,2 lần.”

Nông nghiệp đứng trước những khó khăn

Khoảng cách giàu nghèo giữa cư dân nông thôn và thành thị được cảnh báo là còn tăng hơn nữa, trước áp lực hội nhập nhanh và sâu rộng hiện nay như AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN, TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU cũng như một loạt các Hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam đã ký kết.

Trước ngày Cộng đồng Kinh tế ASEAN hiệu lực 31/12/2015, TS Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Việt Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từng bày tỏ quan ngại về việc các công ty lớn của nước ngoài đang dần dần chiếm lĩnh hệ thống bán lẻ ở Việt Nam.

“Nếu như siêu thị của họ phục vụ tốt hàng hóa lại bán rẻ có chất lượng tốt thì lúc bấy giờ hàng hóa của Việt Nam sẽ không có đất sống và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể tồn tại được. Điều đó sẽ đe dọa với cả nền nông nghiệp Việt Nam, thí dụ trái cây Thái Lan rẻ và ngon, trái mít cũng ngon hơn trái mít của chúng ta, quả nhãn quả xoài cũng ngon hơn. Chưa thuế suất bằng 0 nhưng tôi về đồng bằng Cửu Long đã thấy trái cây Thái Lan khá nhiều, không muồn dùng chữ tràn ngập nhưng đã là khá nhiều rồi… thế thì tôi thấy những điều ấy rất là lo lắng.”

Tại Đại Hội Đảng lần thứ 12 vừa qua, trước khi nói tới nguy cơ thứ 5 là phân hóa giàu nghèo, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đã chỉ ra 4 nguy cơ khác. Đó là tình trạng giảm nhanh tỷ lệ đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp nông thôn từ 32,4% những năm 1989-1990 đến mức chỉ còn 6,06% trong những năm 2012-2014. Do vậy thu nhập của nông dân giảm và tạo ra tâm lý nông dân không muốn làm nông nghiệp. Ngoài ra quá trình đô thị hóa, rồi ảnh hưởng chính sách ruộng đất phân tán, phát triển nông nghiệp không thể áp dụng công nghệ hiện đại và hàng loạt bất cập khác tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn xã hội nông thôn.

Đề cập tới sức ép cạnh tranh toàn diện trên nhiều sản phẩm nông nghiệp trong giai đoạn Việt Nam hội nhập nhanh với thế giới. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, kêu gọi nhà nước phải nhanh chóng cải cách.

“Nếu không cải cách được thì nền nông nghiệp Việt Nam đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn, cũng sẽ không hình dung nổi là sẽ đi đến đâu và nhất là số phận của người nông dân, một bộ phận rất đông đảo trong xã hội Việt Nam sẽ đi tới đâu nữa. Tôi cho rằng sức ép về nhiều mặt cũng như đòi hỏi cuộc sống người nông dân, nó đòi hỏi Việt Nam thực sự thực hiện cải cách rất mạnh mẽ đối với nông nghiệp như là một cuộc cách mạng xanh mà một số nước đã làm. Ở đây là cả việc tổ chức lại sản xuất, cả việc xem lại chế độ sở hữu đối với đất đai, cũng như là về các khía cạnh kỹ thuật đối với sản xuất nông nghiệp.”

Những người nông dân như ông Sáu Học ở đồng bằng sông Cửu Long  đã quen với việc làm nông đầu tắt mặt tối mà chỉ đủ ăn. Họ tỏ ra thờ ơ  với việc đổi đời một lần nữa, họ chưa thấy một mùa xuân đổi mới dù Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát được giao trọng trách thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững từ giữa năm 2013. Ba năm vừa qua nông nghiệp nông dân nông thôn chưa thấy tiến bộ. Qua Đại hội 12 ông Cao Đức Phát vẫn được tái cử vào Trung ương Đảng, liệu ông có thể đổi mới được gì cho nông nghiệp nông dân nông thôn, để người nông dân có được một mùa xuân đổi mới thực sự.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 702 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 541 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 490 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 183 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 147 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 85 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 85 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 69 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 29 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 18 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.