Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 9
 Lượt truy cập: 24839660

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 23:54
VN được huy chường Vàng lịch sử ngày đầu tiên phá kỷ lục bắn súng Olympic
06.08.2016 20:08

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành HCV tại Olympic 2016
Chủ nhật, 07/08/2016 | - Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử thể thao Việt Nam khi xuất sắc giành tấm huy chương vàng tại Olympic 2016 ở nội dung súng ngắn nam.  Tổng kết huy chương ngày đầu VN đứng nhất cùng hạng vơi Mỹ và trên TQ một bực.

Hoàng Xuân Vinh luôn bị đánh giá là kém tâm lý trong các cuộc thi quốc tế, nhưng lần này xạ thủ của Việt Nam đã vượt qua được điều đó. Ở lượt bắn chung kết, Xuân Vinh và VĐV chủ nhà WU Felipe Almeida đã có màn so kè vô cùng kịch tính qua từng đợt bắn. 

Hình ảnh Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành HCV tại Olympic 2016 số 1

Thành tích của Hoàng Xuân Vinh tại Olympic

 Cho đến lượt bắn áp chót, Felipe Almeida đã hơn Xuân Vinh 0,2 điểm. Áp lực đè nặng lên vai Xuân Vinh ở lượt bắn cuối cùng. Almeida bắn đạt 10.1 điểm. Xuân Vinh bắn sau và đạt thành tích 10.7 điểm. Quá xuất sắc! Xuân Vinh đạt tổng 202.5 điểm và giành tấm HCV đầu tiên cho thể thao Việt Nam ở Olympic 2016.



Hoàng Xuân Vinh mang về Huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Việt Nam

TRÍ CÔNG
02:00 ngày 07-08-2016
Với tổng điểm 202.5 ở chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử khi trở thành VĐV đầu tiên của Việt Nam giành HCV Olympic.
Hoàng Xuân Vinh mang về Huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Việt Nam
Với tổng điểm 202.5 ở chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử khi trở thành VĐV đầu tiên của Việt Nam giành HCV Olympic.

Xuất sắc đạt thành tích tốt thứ tư với 581 điểm ở vòng loại, VĐV Hoàng Xuân Vinh đã trở thành xạ thủ đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử góp mặt ở chung kết tại một kỳ Thế vận hội. Càng ấn tượng hơn khi ở đợt thi chung kết, Xuân Vinh liên tục góp mặt trong top 3 và thường xuyên đứng ở vị trí dẫn đầu.

Xuân Vinh trở thành VĐV Việt Nam đầu tiên giành HCV Olympic 
 
Kết thúc đợt bắn chung kết, điều tuyệt vời đã đến với Đoàn Thể thao Việt Nam ngay ở ngày thi đấu đầu tiên khi Hoàng Xuân Vinh đã xuất sắc đạt thành tích tốt nhất với tổng điểm 202,5 điểm - hơn xạ thủ về nhì là Wu Filipe Almeida của Brazil đúng 0.4 điểm.
 
Như vậy, Xuân Vinh đã đi vào lịch sử với tư cách VĐV đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam giành huy chương tại Olympic. Trước đó, có 2 VĐV của Việt Nam giành HCB là Trần Hiếu Ngân - môn Taekwondo hạng 57 kg tại Sydney 2000 và lực sỹ Hoàng Anh Tuấn ở môn cử tạ nội dung 56 kg tại Olympic Bắc Kinh 2008. 

Càng ngọt ngào hơn khi thành tích kể trên đã giúp Hoàng Xuân Vinh phá kỷ lục Olympic ở đợt thi chung kết - nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Đây cũng là tấm HCV đầu tiên của Thể thao Việt Nam ở một kỳ Olympic. Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử của Thể thao Việt Nam.

Ngoài ra với thành tích 202,5 điểm, Xuân Vinh cũng đã lập kỷ lục Olympic mới về số điểm ghi được trong loạt bắn chung kết, kể từ khi cách tính điểm mới được áp dụng từ Olympic 2012 ở London.Pla

y

03:37

03:52

Năm 2014, ông Hoàng Xuân Vinh nhận quyết định thăng quân hàm từ thượng tá lên đại tá quân đội tại nơi ở của đoàn Việt Nam ở Asiad Incheon 2014.


Khi đó ông được huy chương đồng nội dung đồng đội 50m súng ngắn bắn chậm.


Đầu năm 2016 ông được huy chương đồng nội dung 10 mét súng ngắn hơi tại World Cup bắn súng 2016 diễn ra ở Thái Lan.

03:52

03:53

Trước đó, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã giành một suất vào chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Olympic Rio 2016. Thành tích của Hoàng Xuân Vinh ở vòng loại sau 6 lượt bắn là 581 điểm, xếp thứ tư. Dẫn đầu là xạ thủ người Trung Quốc, Pang Wei với 590 điểm.

Giành HCV, Hoàng Xuân Vinh phá cả kỷ lục Olympic

 Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã mang về tấm huy chương vàng lịch sử cho thể thao Việt Nam ở Olympic 2016. Hãy nhìn lại thời khắc tay súng này đi vào lịch sử.

Ở Olympic London năm 2012, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh từng ở rất gần tấm huy chương nhưng sau đó, anh đã mất bình tĩnh ở thời khắc quyết định và chỉ xếp thứ 9 chung cuộc.

Hoàng Xuân Vinh đọ súng căng thẳng với Felipe Almeida Wu ở lượt đấu cuối
Hoàng Xuân Vinh đọ súng căng thẳng với Felipe Almeida Wu ở lượt đấu cuối

Tuy nhiên, tới Olympic Rio 2016, Hoàng Xuân Vinh đã khắc phục được điểm yếu tâm lý. Bằng chứng, trong ngày thi đấu hôm qua, xạ thủ 41 tuổi này đã cho thấy sự vững vàng tới ngạc nhiên.

Đặc biệt, ở lượt đấu thứ 19/20, sau khi xạ thủ Felipe Almeida Wu của nước chủ nhà Brazil đã vượt lên dẫn trước với khoảng cách 0,2 điểm, Hoàng Xuân Vinh vẫn cực kỳ bản lĩnh.

Ở lượt đấu cuối, Felipe Almeida Wu đã giành được 10,1 điểm. Điều đó có nghĩa rằng, Hoàng Xuân Vinh phải giành ít nhất 10,4 điểm với có Huy chương vàng. Xạ thủ Việt Nam đã ngắm bắn rất lâu. Đó là thời khắc mà rất nhiều con tim của người hâm mộ Việt Nam đã bóp nghẹt dõi theo tiếng súng của Hoàng Xuân Vinh. Cuối cùng, tất cả đã vỡ òa khi xạ thủ 41 tuổi giành tới… 10,7 điểm để giành tấm Huy chương vàng với 202,5 điểm. Đây cũng là kỷ lục của Olympic.

Sau phá súng để đời, Hoàng Xuân Vinh đã vô cùng xúc động. Trong khi đó, ở quê nhà, những người hâm mộ đã vỡ òa sau chiến thắng lịch sử này.

Hình ảnh Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành HCV tại Olympic 2016 số 2
Bảng xếp hạng huy chương tại Olympic Rio 2016

Mộc Phong

Bảng huy chương ngày  2

#Quốc giaHuy chương vàngHuy chương bạcHuy chương đồngTổng cộng
1Trung Quốc3238
2Úc3025
3Italy2327
4Hàn Quốc2215
5Hungary2002
6Hoa Kỳ1528
7Nga1225
8Thụy Điển1102
9Nhật Bản1067
10Đài Loan1012
10Thái Lan1012
12Argentina1001
12Bỉ1001
12Kosovo1001
12Hà Lan1001
12Việt Nam1001
17Canada0112
17Kazakhstan0112
19Brazil0101
19Đan Mạch0101
19Indonesia0101
19New Zealand0101
19Bắc Hàn0101
19Philippines0101
25Uzbekistan0022
26Hy Lạp0011
26Ba Lan0011
26Tây Ban Nha0011

Bắn súng mở màn thi đấu tại Olympic - Rio2016 VN thắng lợi

Theo kế hoạch thi đấu của Ban Tổ chức Olympic Rio 2016, Thể thao Việt Nam sẽ tham dự các nội dung thi đấu đầu tiên vào tối và đêm 6/8. Theo đó, 4 VĐV Việt Nam đầu tiên bước vào tranh tài tại Thế vận hội Olympic Rio 2016 sẽ là 2 xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường (10m súng ngắn hơi, nam) và VĐV Đấu kiếm Nguyễn Thị Như Hoa (kiếm 3 cạnh, nữ), VĐV Judo Văn Ngọc Tú (Judo 48kg, nữ).

Lịch thi đấu cụ thể của các VĐV Việt Nam ở 10 môn thi đấu của Olympic Rio 2016 như sau:

Bắn súng

6/8 - 7/8: Hoàng Xuân VinhTrần Quốc Cường (10m súng ngắn hơi, nam)

10/8 – 11/8: Hoàng Xuân VinhTrần Quốc Cường (50m súng ngắn, nam) 

 

 * Các môn khác:

Đấu kiếm 

6/8 – 7/8: Nguyễn Thị Như Hoa (Kiếm 3 cạnh, nữ)

8/8 – 9/8: Nguyễn Thị Lệ Dung (Kiếm chém, nữ)

10/8 – 11/8: Đỗ Thị Anh (Kiếm liễu nữ) và Vũ Thành An (kiếm chém, nam)

Judo

6/8 – 7/8: Văn Ngọc Tú (48kg, nữ)

Điền kinh

12/8 – 13/8: Nguyễn Thành Ngưng (đi bộ 20km, nam)

13/8 – 16/8: Nguyễn Thị Huyền (chạy 400m và chạy 400m rào, nữ)

Cầu lông

11/8 – 20/8: Nguyễn Tiến Minh (đơn nam) và Vũ Thị Trang (đơn nữ)

Thể dục dụng cụ

3/8 – 21/8: Phạm Phước Hưng và Phan Thị Hà Thanh

Rowing

3/8 – 12/8: Hồ Thị Lý và Tạ Thanh Huyền (thuyền đôi hạng nhẹ, nữ)

Bơi lội

6/8 – 7/8: Nguyễn Thị Ánh Viên (400m hỗn hợp, nữ)

7/8 – 9/8: Hoàng Quý Phước (200m tự do, nam)

8/8: Nguyễn Thị Ánh Viên (400m tự do, nữ)

8/8 – 10/8: Nguyễn Thị Ánh Viên (200m hỗn hợp, nữ)

Cử tạ

7/8: Vương Thị Huyền (48kg, nữ)

7/8 – 8/8: Thạch Kim Tuấn và Trần Lê Quốc Toàn (56kg, nam)

12/8 – 13/8: Hoàng Tuấn Tài (85kg, nam)

Vật

17/8 – 18/8: Vũ Thị Hằng (48kg, nữ)

18/8 – 19/8: Nguyễn Thị Lụa (53kg, nữ)

 Kết quả thi đấu của Đoàn Thể thao Việt Nam ngày 6/8
 

2. Văn Ngọc Tú (Judo): Đánh bại Valentina Moscatt để vào vòng 1/8, hạng cân 48 kg. Nhưng sau đó thua Jeong Bo Kyeong ở vòng 1/8.

3. Hoàng Xuân Vinh (Bắn súng): Vào chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi với thành tích tốt thứ 4 - 581 điểm. Ở chung kết, Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử của Đoàn TTVN khi giành HCV với tổng số điểm là 202,5 điểm. 

4. Trần Quốc Cường (Bắn súng): Bị loại ở vòng loại khi xếp thứ 26 với 575 điểm.

5. Nguyễn Thị Ánh Viên (Bơi lội): Về nhất đợt bơi của mình với thời gian 4 phút 36 giây 85 - phá kỷ lục cá nhân từng lập tại giải VĐTG năm 2015. Nhưng chỉ xếp thứ 9 cả vòng loại nên không được dự đợt bơi chung kết.

 Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã mang về tấm huy chương vàng lịch sử cho thể thao Việt Nam ở Olympic 2016. Hãy nhìn lại thời khắc tay súng này đi vào lịch sử.

Ở Olympic London năm 2012, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh từng ở rất gần tấm huy chương nhưng sau đó, anh đã mất bình tĩnh ở thời khắc quyết định và chỉ xếp thứ 9 chung cuộc.

Hoàng Xuân Vinh đọ súng căng thẳng với Felipe Almeida Wu ở lượt đấu cuối
Hoàng Xuân Vinh đọ súng căng thẳng với Felipe Almeida Wu ở lượt đấu cuối

Tuy nhiên, tới Olympic Rio 2016, Hoàng Xuân Vinh đã khắc phục được điểm yếu tâm lý. Bằng chứng, trong ngày thi đấu hôm qua, xạ thủ 41 tuổi này đã cho thấy sự vững vàng tới ngạc nhiên.

Đặc biệt, ở lượt đấu thứ 19/20, sau khi xạ thủ Felipe Almeida Wu của nước chủ nhà Brazil đã vượt lên dẫn trước với khoảng cách 0,2 điểm, Hoàng Xuân Vinh vẫn cực kỳ bản lĩnh.

Ở lượt đấu cuối, Felipe Almeida Wu đã giành được 10,1 điểm. Điều đó có nghĩa rằng, Hoàng Xuân Vinh phải giành ít nhất 10,4 điểm với có Huy chương vàng. Xạ thủ Việt Nam đã ngắm bắn rất lâu. Đó là thời khắc mà rất nhiều con tim của người hâm mộ Việt Nam đã bóp nghẹt dõi theo tiếng súng của Hoàng Xuân Vinh. Cuối cùng, tất cả đã vỡ òa khi xạ thủ 41 tuổi giành tới… 10,7 điểm để giành tấm Huy chương vàng với 202,5 điểm. Đây cũng là kỷ lục của Olympic.

Sau phá súng để đời, Hoàng Xuân Vinh đã vô cùng xúc động. Trong khi đó, ở quê nhà, những người hâm mộ đã vỡ òa sau chiến thắng lịch sử này.


Olympic Rio và cơ hội của thể thao VN

  • 5 tháng 8 2016
Image copyrightAFP
Image captionĐoàn Việt Nam tại làng vận động viên ở Rio ngày 1/8

Việt Nam tham dự Olympic Rio với 23 vận động viên, đông nhất từ trước đến nay, song để giành được những tấm huy chương vẫn là là thách thức rất lớn.

Đến Rio với lực lượng đông đảo, song những người được chờ đợi đoạt huy chương chỉ đếm trên đầu ngón tay và tập trung vào ba cái tên chính là Thạch Kim Tuấn, Hoàng Xuân Vinh, Nguyễn Thị Ánh Viên.

1. Thạch Kim Tuấn

Cử tạ là môn thi đấu đã đem về thành công gần nhất cho thể thao Việt Nam với tấm huy chương bạc của Hoàng Anh Tuấn ở Olympic 2008.

Rio 2016, một lực sĩ tên Tuấn khác trở thành niềm hi vọng lớn nhất của Việt Nam.

Thạch Kim Tuấn, 22 tuổi đã giành Huy chương đồng giải vô địch thế giới 2015, trước đó, là Huy chương bạc Asiad Incheon 2014 ở Hàn Quốc.

Thành tích của vận đông viên người Bình Thuận từ năm 2014 đến nay luôn rất ổn định và nằm trong Top 3 thế giới.

Tuy nhiên, những tin đồn Tuấn bị tái phát chấn thương vốn khiến anh không có được thể trạng tốt nhất suốt một năm qua khiến nhiều người lo lắng.

286 kg là thành tích giành được huy chương đồng tại London bốn năm về trước.

Image captionThạch Kim Tuấn trong kỳ dự thi ở Singapore hồi 2010

Ở giải vô địch thế giới năm ngoái, dù chịu ảnh hưởng chấn thương, Thạch Kim Tuấn vẫn đạt thành tích trội hơn là 287 kg.

Tất nhiên đó cũng chỉ là những con số mang tính tham khảo.

Ở lần đầu dự Olympic cùng vấn đề chấn thương, việc Thạch Kim Tuấn sẽ thi đấu như thế nào trước những kỳ vọng lớn lao vẫn còn là điều khó nói.

2. Hoàng Xuân Vinh

Vận động viên kỳ cựu môn bắn súng là người để lại nhiều tiếc nuối nhất tại London 2012 khi mất huy chương đồng ở những giây phút cuối cùng của vòng thi chung kết.

Bốn năm là quãng thời gian đủ để Xuân Vinh rút ra những bài học cũng như khắc phục những điểm yếu của mình.

Tay súng mang hàm đại tá đã cải thiện đáng kể thành tích của từ sau Olympic 2012 đến nay.

Tại Cúp bắn súng thế giới 2014, anh thậm chí đã đoạt Huy chương vàng và phá kỉ lục thế giới.

Với một vận động viên quân đội như Vinh, những thất bại chỉ càng khiến anh thêm mạnh mẽ và quyết tâm.

Image captionHoàng Xuân Vinh đã để vuột huy chương đồng ở những giây phút cuối cùng tại London 2012

Đó cũng là những gì mà người hâm mộ kỳ vọng.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, trình độ của các vận động viên tham gia môn bắn súng ở thế vận hội là cực kỳ cân bằng và chỉ một tích tắc thôi cũng khiến tấm huy chương vụt mất khỏi tầm tay, như những gì Hoàng Xuân Vinh đã cay đắng trải qua ở Olympic bốn năm trước.

3. Nguyễn Thị Ánh Viên

Kình ngư người An Giang chính là vận động viên được đầu tư mạnh mẽ nhất của thế thao Việt Nam nhiều năm qua.

Thạch Kim Tuấn hay Hoàng Xuân Vinh có thể là những niềm kỳ vọng lớn nhất xét về các chỉ số chuyên môn, nhưng Ánh Viên mới là cái tên sáng giá nhất nếu xét về những gì mà nền thể thao đã đầu tư cho cô.

20 tuổi, Ánh Viên là vận động viên trẻ nhất của thể thao Việt Nam nhưng lại là một trong những nhân tố giàu kinh nghiệm nhất.

Đó không chỉ vì đặc thù của môn bơi lội xem độ tuổi 20 là độ tuổi chín nhất sự nghiệp mà còn bởi Ánh Viên đã từng tham gia Olympic London 2012 cùng nhiều giải đấu lớn nhỏ của châu lục và thế giới suốt thời gian qua.

Đạt 3 chuẩn Olympic song Ánh Viên chỉ được kỳ vọng làm nên bất ngờ ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân nữ.

Nhưng ngay ở cự ly này, những thách thức vẫn cực lớn khi những chỉ số của cô mới chỉ tiệm cận Top 8 thế giới chứ chưa nói đến chuyện cạnh tranh huy chương.

Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionNguyễn Thị Ánh Viên là một trong những vận động viên được đầu tư mạnh nhất của Việt Nam trong những năm qua

Con đường của Ánh Viên là gian nan hơn rất nhiều so với Thạch Kim Tuấn và Hoàng Xuân Vinh.

Do vậy, đừng bất ngờ khi Ánh Viên không thể giành huy chương năm nay.

Phải giải quyết điểm yếu tâm lý

Tâm lý thi đấu chính là một trong những rào cản lớn nhất ngăn bước các vận động viên Việt Nam bước lên đỉnh cao nhiểu năm qua.

Chính ở London bốn năm trước, sức ép tâm lý quá lớn khiến Hoàng Xuân Vinh phạm sai lầm và mất huy chương đồng dù có lúc trong cuộc thi chung kết ấy, Xuân Vinh còn cạnh tranh quyết liệt huy chương vàng.

Cũng tại London, Trần Lê Quốc Toàn đã vụt mất huy chương đồng môn cử tạ khi chỉ thua đối thủ đúng 2 kg.

Niềm hy vọng lớn nhất là Thạch Kim Tuấn đáng ngại thay khi lại là một trong những người trẻ nhất và Rio cũng chỉ mới là kì Olympic đầu tiên của vận động viên này.

Rõ ràng, bên cạnh những nghi ngại chấn thương, tâm lý cũng là thách thức lớn cho Kim Tuấn trong nỗ lực giành huy chương.

Và nhắc đến vấn đề tâm lý, chúng ta cũng đừng nên bất ngờ nếu các tên tuổi được kỳ vọng không thi đấu thành công, trong khi những vận động viên không được kỳ vọng quá nhiều lại làm tốt nhiệm vụ của mình.

Olympic Rio chuẩn bị khởi tranh, và chúc các vận động viên Việt Nam sẽ “chân cứng đá mềm” hầu đem lại vinh quang cho tổ quốc!

(Tiếp tục cập nhật) 

Báo chí thế giới ca ngợi chiến tích vàng của Hoàng Xuân Vinh

Dân tríSau khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành tấm HCV lịch sử cho thể thao Việt Nam ở Olympic 2016 môn súng ngắn hơi nam, nhiều tờ báo lớn trên thế giới đã ca ngợi chiến tích này.
 >> Hoàng Xuân Vinh: “Tôi quá hạnh phúc”
 >> Giành HCV, Hoàng Xuân Vinh phá cả kỷ lục Olympic
 >> Hoàng Xuân Vinh giành HCV bắn súng cho Việt Nam tại Olympic 2016

Đêm qua (theo giờ Việt Nam), xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã mang về tấm Huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam ở các kỳ Olympic, khi vượt qua hàng loạt đối thủ đáng gờm để giành lấy vinh quang ở nội dung 10 mét súng ngắn hơn nam.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành tấm Huy chương vàng lịch sử (ảnh: Daily Mail)
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành tấm Huy chương vàng lịch sử (ảnh: Daily Mail)

Mặc dù ở vòng loại, xạ thủ của Việt Nam chỉ đứng thứ 4 nhưng anh đã cho thấy sự điềm tĩnh và bản lĩnh đáng nể ở vòng chung kết. Đặc biệt, ở loạt đấu cuối cùng với xạ thủ Felipe ở nước chủ nhà, Hoàng Xuân Vinh đã cực kỳ bản lĩnh khi ngắm bắn chuẩn xác và đạt 10,7 điểm, qua đó vượt qua Felipe giành Huy chương vàng.

Đáng nể hơn, với thành tích giành 202,5 điểm, xạ thủ của chúng ta còn phá kỷ lục của Olympic ở nội dung 10 mét súng ngắn hơn nam.

Chiến công của Hoàng Xuân Vinh không chỉ khiến những người hâm mộ Việt Nam nức lòng mà báo chí thế giới cũng không ngớt lời ca ngợi chiến tích của VĐV này.

Tờ Daily Mail (Anh) giật tít: “Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã làm nên lịch sử cho thể thao Việt Nam”. Trong đó, tác giả nhấn mạnh: “Người Việt Nam đã chờ đợi 6 thập kỷ để thấy được chiếc Huy chương vàng đầu tiên ở Olympic. Cú ngắm bắn giữa tâm tròn của xạ thủ 41 tuổi đã khiến VĐV chủ nhà Brazil ôm hận”.

Tờ AP viết: “Việt Nam đã giành Huy chương bạc cử tạ năm 2008, Taekwondo năm 2000 và giờ đây, họ đã có được Huy chương vàng”. Tờ báo này cũng dẫn lời phát biểu của xạ thủ Việt Nam. Hoàng Xuân Vinh nói: “Tôi rất hạnh phúc khi mang về tấm huy chương vàng cho đoàn thể thao Việt Nam”.

Tờ Telegraph (Anh) viết: “Hoàng Xuân Vinh đã giành 202,5 điểm ở nội dung 10 mét súng hơi nam và giành Huy chương vàng đầu tiên cho đất nước của anh ấy”.

Tờ BBC (Anh) giật tít: “Đoàn thể thao Việt Nam đã giành tấm Huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử”.

Tờ Sbnation (Mỹ) giật tít: “Việt Nam giành tấm Huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử nhờ chiến thắng ở nội dung 10 mét súng hơi nam”. Tờ báo này viết thêm: “Hoàng Xuân Vinh đã kết thúc Olympic 2012 trong nỗi đau khi chỉ kết thúc ở vị trí thứ 9. Thế nhưng, tại Rio, vận may đã mỉm cười với anh ấy. Hoàng Xuân Vinh đã giành huy chương vàng sau màn đọ súng căng thẳng với Felipe Almeida Wu. Cuối cùng, xạ thủ Việt Nam chỉ hơn đối thủ 0,4 điểm. Với tổng số điểm 202,5, Hoàng Xuân Vinh đã lập kỷ lục Olympic”.

Tờ Channelnewsasia giật tít: “Olympic: Xạ thủ Việt Nam Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng”.

Tờ Indianexpress (Ấn Độ) giật tít: "Jitu Rai chỉ xếp thứ 8. Hoàng Xuân Vinh giành Huy chương vàng nội dung 10 mét súng hơi nam".

Sau khi giành Huy chương vàng ở nội dung 10 mét súng hơi nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sẽ tranh tài ở nội dung 50 mét súng ngắn nam vào lúc 19h00 ngày 10/8.

H.Long


VN tham gia Olympic từ khi nào?

Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế vận hội năm 1952 với tư cách Quốc gia Việt Nam[1], khi đất nước Việt Nam bị chia cắt chỉ còn lại Việt Nam Cộng hòa tranh tài từ năm 1956 cho đến năm 1972. Sau đó hai miền lại thống nhất dưới tên chung Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tranh tài từ năm 1980 tới nay. Vì lý do kinh tế và chính trị, Việt Nam không tham dự hai kỳ Thế vận hội 1976 & 1984. Đối với Thế vận hội Mùa đông, Việt Nam chưa từng cử đại diện tham gia.


Thành tích VN tại các kỳ Thế vận hội

Đại hộiVĐVVàngBạcĐồngTổng
Hy Lạp Athens 1896không tham dự
Pháp Paris 1900không tham dự
Hoa Kỳ St. Louis 1904không tham dự
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London 1908không tham dự
Thụy Điển Stockholm 1912không tham dự
Bỉ Antwerp 1920không tham dự
Pháp Paris 1924không tham dự
Hà Lan Amsterdam 1928không tham dự
Hoa Kỳ Los Angeles 1932không tham dự
Đức Berlin 1936không tham dự
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London 1948không tham dự
Phần Lan Helsinki 19524với tư cách  Việt Nam (VIE)
Úc Melbourne 19566với tư cách  Việt Nam (VIE)
Ý Roma 19603với tư cách  Việt Nam (VIE)
Nhật Bản Tokyo 19645với tư cách  Việt Nam (VIE)
México Mexico City 19689với tư cách  Việt Nam (VIE)
Đức Munich 19722với tư cách  Việt Nam (VIE)
Canada Montreal 1976không tham dự
Liên Xô Moskva 1980310000
Hoa Kỳ Los Angeles 1984không tham dự
Hàn Quốc Seoul 1988100000
Tây Ban Nha Barcelona 199270000
Hoa Kỳ Atlanta 199660000
Úc Sydney 200070101
Hy Lạp Athens 2004110000
Trung Quốc Bắc Kinh 2008210101
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland London 2012180000
Brasil Rio de Janiero 2016231001
Nhật Bản Tokyo 2020
Tổng1203

Huy chương theo môn[sửa | sửa mã nguồn]

MônVàngBạcĐồngTổng cộng
Bắn súng1001
Taekwondo0101
Cử tạ0101
Tổng1203

Vận động viên đạt huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chươngTênĐại hộiMôn thiNội dung
Huy chương bạc Trần Hiếu NgânSydney 2000TaekwondoNữ 57 kg
Huy chương bạc Hoàng Anh TuấnBắc Kinh 2008Cử tạNam 56 kg
Huy chương vàng Hoàng Xuân VinhRio de Janeiro 2016Bắn súng10 m súng ngắn hơi nam


'Muốn vỡ tim với viên đạn cuối của Xuân Vinh'

HLV Nguyễn Thị Nhung chia sẻ sau khi học trò Hoàng Xuân Vinh giúp thể thao Việt Nam lần đầu tiên có HC vàng Olympic.
HLV Nguyễn Thị Nhung (giữa) đã có 37 năm gắn bó với bắn súng. HLV Nguyễn Thị Nhung (giữa) đã có 37 năm gắn bó với bắn súng.
"Tôi suýt vỡ tim khi chờ Hoàng Xuân Vinh bắn viên cuối cùng", HLV Nguyễn Thị Nhung chia sẻ.

Ở loạt đạn áp chót, Hoàng Xuân Vinh bắn không tốt, chỉ được 9,2 điểm. Từ vị trí dẫn đầu, anh tụt xuống thứ hai, kém xạ thủ Felipe Almeda Wu 0,2 điểm.

Viên đạn cuối, Felipe Almeda Wu bắn rất nhanh, đạt thành tích tốt 10,1. Trong khi đó Hoàng Xuân Vinh vào tư thế, đứng bất động gần 30 giây. Phát đạn quyết định của xạ thủ Việt Nam xuất sắc, đạt 10,7 điểm, đưa anh vượt lên giành HC vàng nội dung 10m súng hơi nam. Đây là tấm HC vàng đầu tiên của thể thao Việt Nam tại Olympic.

"Tôi đứng lâu vì lúc đó bị căng thẳng, cần thời gian để bình tâm. Bắn súng là vậy, lúc nào cũng căng thẳng. Xem có khi đã hồi hộp mà tổn thọ", Hoàng Xuân Vinh lý giải về việc đứng rất lâu trước khi bắt viên quyết định.

HLV Nguyễn Thị Nhung cho biết Hoàng Xuân Vinh từng để vuột HC vàng ASIAD 2010, HC đồng Olympic 2012 vì tâm lý không tốt ở thời khắc quyết định. Tuy nhiên, lúc nào chị cũng tin người học trò sẽ làm nên chuyện tại giải đấu danh giá trên đất Brazil.

"Tôi huấn luyện Xuân Vinh thì tôi phải biết năng lực của cậu ấy ra sao. Thế nên trước giờ thi đấu tôi không lo mà luôn tin tưởng sẽ có huy chương. Tất nhiên, chiến thắng hôm nay, bên cạnh năng lực và sự cố gắng của Xuân Vinh, thì cũng có một phần may mắn. Tôi cũng muốn cảm ơn Xuân Vinh vì cậu ấy đã mang vinh quang về cho tổ quốc", HLV Nguyễn Thị Nhung nói thêm.

HLV Nguyễn Thị Nhung được mệnh danh là “Người đàn bà thép". Chị đến với bắn súng từ năm 14 tuổi và đến nay đã có 37 năm gắn với môn thể thao này.
“Tấm HC vàng này là thành tựu to lớn không chỉ với tôi mà với cả đất nước, với tất cả người Việt nam. Tôi hi vọng chiến thắng hôm nay sẽ kích thích thêm đam mê với môn bắn súng thể thao của thế hệ trẻ Việt Nam”, Hoàng Xuân Vinh chia sẻ sau khi nhận HC vàng. "Tôi tự hào là người lính, được quân đội nuôi dưỡng để có ngày hôm nay. Cảm ơn người hâm mộ đã cổ vũ, cảm ơn những người thầy đã dìu dắt, cảm ơn gia đình đã luôn ở bên".

Viên đạn cuối cùng chung kết 10m súng hơi nam, Hoàng Xuân Vinh ngắm rất lâu. Cú bắn xuất thần giúp anh giành thêm 10,7 điểm, từ chỗ kém hơn đối thủ Felipe Almeda Wu 0,2 điểm vươn lên giành HC vàng. Với 202,5 điểm, xạ thủ số một Việt Nam cũng phá kỷ lục Olympic.

"Những loạt bắn cuối cùng luôn rất gay cấn. Tôi tâm niệm rằng những lúc khó khăn nhất phải mạnh mẽ nhất. Tôi trấn tĩnh lại, hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh, thi đấu tốt hơn", Hoàng Xuân Vinh nói thêm.

Trước khi bước vào tranh tài, Felipe Almeda Wu là ứng cử viên số một cho tấm HC vàng nội dung 10m súng hơi bởi anh đang đứng vị trí số một trên bảng xếp hạng của Liên đoàn bắn súng thế giới, mới giành hai HC vàng giải ISSF World Cup tổ chức ở Bangkok và Baku. Sau khi đổ vuột vinh quang vào tay Hoàng Xuân Vinh, xạ thủ của nước chủ nhà khéo léo đổ lỗi cho chấn thương

“Tôi hạnh phúc khi giúp đoàn Brazil có được tấm huy chương đầu tiên tại Olympic 2016. Tôi bị đau vai và lưng, nhưng giờ thì niềm vui có huy chương đã giúp tôi quên đi điều đó”, xạ thủ gốc Trung Quốc chia sẻ.

Đứng thứ ba nội dung 10m súng hơi nam là Pang Wei, xạ thủ người Trung Quốc từng giành HC vàng tại Olympic 2008 tổ chức trên sân nhà. Điều đặc biệt, vợ của tay súng này cũng vừa giành HC bạc bắn súng tại Olympic Rio 2016.

“Mục tiêu của tôi là HC vàng. Tôi đã mắc lỗi và không đạt được những gì mong muốn. Dẫu sao tôi cũng được an ủi phần nào vì có huy chương”, Pang Wei chia sẻ.

Theo Vnexpress

"Cơn mưa" tiền thưởng dành cho Hoàng Xuân Vinh sau tấm HCV Olympic

Số tiền thưởng cho đến thời điểm hiện tại dành cho xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã lên tới gần 3 tỷ đồng.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã trở thành VĐV đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử giành huy chương vàng Olympic với chiếc HCV môn bắn súng ngắn hơi 10m nam. Thành tích của Hoàng Xuân Vinh làm nức lòng người hâm mộ quê nhà.

Sau khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh lập kỳ tích Huy chương vàng Olympic, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã gửi thư chúc mừng và thưởng nóng cho xạ thủ 42 tuổi này 100 triệu đồng, trong đó VĐV Hoàng Xuân Vinh nhận 60 triệu đồng, HLV Nguyễn Thị Nhung 20 triệu đồng và chuyên gia Hàn Quốc Park Chung Gun 20 triệu đồng.

Hình ảnh Cơn mưa tiền thưởng dành cho Hoàng Xuân Vinh sau tấm HCV Olympic số 1

Hoàng Xuân Vinh giành tấm HCV Olympic đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam.

Theo quy định thưởng của Nhà nước, VĐV đoạt HCV Olympic sẽ nhận 180 triệu đồng và thêm 60 triệu đồng nếu phá kỷ lục Thế vận hội.

Trung Ương Đoàn, Báo Thanh Niên cùng các doanh nghiệp quyết định tặng 2000 USD cho Xuân Vinh, 1000 USD cho HLV Nguyễn Thị Nhung.

Chưa dừng lại ở đó, trước khi lên đường sang Brazil, nhà tài trợ cho Liên đoàn Bắn súng Việt Nam - Công ty cổ phần Đầu tư Thể thao đã treo thưởng 1 tỉ đồng cho tấm HCV Olympic. Tập đoàn thể thao Động Lực đề ra mức 500 triệu đồng nếu VĐV đoạt HCV.

Công ty Synotex (Hàn Quốc) treo thưởng 50.000 USD (khoảng hơn 1,1 tỷ đồng) cho tấm huy chương Vàng Olympic đối với riêng bộ môn bắn súng. 

Như vậy, số tiền thưởng cho đến thời điểm hiện tại dành cho xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã lên tới gần 3 tỷ đồng.

Như trước đó đã đưa tin, rạng sáng ngày 7/8 (giờ VN), xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã giành xuất sắc chiến thắng ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam với tổng điểm 202,5 điểm và giành Huy chương Vàng lịch sử cho đoàn thể thao Việt Nam. 

Hình ảnh Cơn mưa tiền thưởng dành cho Hoàng Xuân Vinh sau tấm HCV Olympic số 2

Xạ thủ 42 tuổi phá cả kỷ lục Olympic với 202,5 điểm.

Ngay từ những loạt bắn đầu tiên, Hoàng Xuân Vinh đã có mặt trong Top 3. Sau tám loạt đạn đầu tiên, anh đứng thứ hai. Từ loạt thứ chín, áp lực tăng cao khi các xạ thủ gần như phải đấu loại trực tiếp. Cứ sau hai loạt đạn thì người ở vị trí thấp nhất bị loại. Xuân Vinh dẫu vậy vẫn giữ được sự bình tĩnh đến lạnh lùng. Anh lúc nào cũng là người ngắm bắn muộn nhất, và đạt điểm số cao. Bám sát anh là VĐV nước chủ nhà Felipe Almeida Wu.

Ở viên áp chót, Hoàng Xuân Vinh bắn không tốt nên tụt xuống thứ hai với 0,2 điểm kém Felipe. Tuy nhiên, xạ thủ sinh năm 1974 đã thể hiện được bản lĩnh vững vàng, ngắm bắn và găm viên đạt vào gần tâm để đạt 10,7 điểm, vọt lên giành HCV lịch sử cho đoàn thể thao Việt Nam.

Giang Trần (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Vợ xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và đêm trắng hạnh phúc

TPO - Chị Phan Hương Giang, vợ xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, tâm sự rằng chị vui đến độ thức trắng đêm sau khi chứng kiến chồng bước lên ngôi vô địch Olympic 2016.
Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng tới thăm, chúc mừng gia đình xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Ảnh: Hồng Vĩnh.Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng tới thăm, chúc mừng gia đình xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Ảnh: Hồng Vĩnh."Khó có thể diễn tả thành lời cảm xúc của tôi lúc này. Hạnh phúc xen lẫn vui sướng và tự hào lắm. Qua bao nhiêu năm nỗ lực, anh Vinh cuối cùng cũng được đền đáp", chị Phan Hương Giang chia sẻ với phóng viên trong buổi gặp sáng nay.

+ Chị có theo dõi anh Vinh thi đấu tại nội dung 10m súng ngắn hơi nam Olympic 2016 hôm qua hay không?

- Tôi và cháu lớn thức theo dõi anh Vinh thi đấu qua truyền hình. Nhưng thú thật ở lượt bắn cuối cùng của vòng chung kết, tôi hồi hộp quá nên không dám xem, chỉ nhắm mắt và nguyện cầu. Khi mà mở mắt ra, viên đạn đã găm đúng hồng tâm, bảng điện tử báo 10,7, tôi hét lên vì vui sướng.

+ Sau khi giành HCV Olympic 2016, anh Vinh có gọi điện về báo tin vui cho gia đình hay không?

- Tôi vui đến mức không ngủ được. Đến khoảng 6h kém, anh Vinh gọi điện về thông báo là anh giành HCV Olympic. Anh nói đây là món quà mà anh dành tặng cho mấy mẹ con ở nhà. Tôi xúc động lắm.

Vợ xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và đêm trắng hạnh phúc - ảnh 1Vợ con xạ thủ Xuân Vinh và bà ngoại. Ảnh: Hồng Vĩnh
+ Vì tập luyện và thi đấu, anh Vinh đi "quanh năm suốt tháng", chẳng mấy khi ở nhà. Có khi nào chị thấy buồn vì điều đó?

- Anh Vinh thường xuyên vắng nhà là do tính chất của công việc, chứ không ai muốn như vậy cả. Tôi cũng hiểu điều này. Nhiều lúc tôi nói vui với anh là "Anh không về nên mẹ con em quen rồi. Giờ anh về, sinh hoạt hàng ngày có khi lại bị đảo lộn".

Ba mẹ con tôi ở nhà không hề thấy thiệt thòi hay vất vả. Chúng tôi luôn động viên, giúp anh có tâm lý tốt nhất để yên tâm thi đấu.

+ Trong mắt chị, anh Vinh là người như thế nào?

-Với bản thân mình, anh ấy là người chồng quá tuyệt vời. Mỗi lần có dịp về nhà, anh đều tận dụng thời gian ít ỏi để quan tâm tới con cái, đưa mẹ con đi chơi chỗ này chỗ kia. Tôi cũng hiểu là anh luôn nỗ lực hết sức để vừa có thể làm tốt công việc của mình, lại hoàn thành trọng trách là người đàn ông trong gia đình. Còn mọi người xung quanh thì nhận xét anh Vinh là người đẹp trai, có tài mà lại chiều vợ yêu con.

Hoàng Xuân Vinh: 'Tôi chỉ nghĩ cố gắng'

Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionÔng Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng đầu tiên cho Việt Nam

Khán giả Việt Nam vui mừng trước tin Việt Nam có huy chương vàng đầu tiên tại Olympic Rio 2016.

Trong ngày thi đấu đầu tiên tại Thế Vận hội Olympic Rio 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trở thành người Việt Nam đầu tiên giành huy chương vàng Olympic trong bộ môn bắn súng.

Ông Vinh, 41 tuổi, chiến thắng ở nội dung 10m súng ngắn bắn hơi nam tại Rio hôm thứ Bảy 6/8.

Ông có cuộc thi kịch tính với vận động viên chủ nhà Felipe Almeida Wu, 24 tuổi, người dẫn đầu sau lượt bắn áp chót.

Nói với BBC Tiếng Việt, Nguyễn Quang Đạt, cây viết thể thao từ Sài Gòn nhận định: “Với Hoàng Xuân Vinh thì huy chương vàng có ý nghĩa rất lớn với cá nhân anh. Anh đã phải rất gập ghềnh để đạt được huy chương này. ”

“Trước loạt đạn thứ 19, Vinh luôn đứng đầu ở hầu hết các loạt đạn. Đến khi mọi đối thủ dần bị loại, chỉ còn hai người tranh huy chương vàng, là Hoàng Xuân Vinh và Felipe Almeida Wu của Brazil.

“Loạt thứ 19, Vinh đã bắn không đúng phong độ, trong khi Almeida gần như không mắc sai sót nào. Almeida đã bất ngờ vượt lên, đẩy Vinh xuống thứ hai, lúc này tâm lý đặt lên Vinh thật kinh khủng.

“Loạt 20, loạt đạn cuối cùng để xác định tấm huy chương, Almeida ra tay rất nhanh và lại rất chuẩn. Khán giả tại nhà thi đấu dường như đã nhảy lên ăn mừng. Vinh vẫn chưa bắn, anh giương súng lên cao hơn bình thường, ngắm rất lâu, và ra tay rất nhanh. Anh thậm chí còn không nhìn màn hình, cho đến khi đối thủ và khán giả vô tay chúc mừng Vinh mới vỡ oà chiến thắng.

Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionÔng Vinh mừng chiến thắng tại Rio 2016

“Vinh đã đạt được hàng loạt huy chương vàng của SEA Games, có cả vô địch châu Á, vô địch Asiad, anh đều đạt được. Thậm chí cả cúp thế giới 2013 ở Hàn Quốc Vinh cũng đạt được. Chỉ duy nhất huy chương vàng Olympic thì Hoàng Xuân Vinh chưa đạt được. Và anh để vuột huy chương Olympic tại London cách đây bốn năm khi mà anh chỉ thiếu 0,1% điểm so với vận động viên đoạt huy chương đồng người Trung Quốc.”

Hãng tin AFP nói Hoàng Xuân Vinh đã kết thúc sáu thập niên chưa từng giành được huy chương vàng Olympic của Việt Nam, và ngả vào vòng tay của các huấn luyện viên sau phát đạn cuối cùng gần như hoàn hảo trong bộ môn bắn súng hơi 10m.

'Vượt qua tâm lý'

“Trước khi Olympic diễn ra thì giới chuyên môn đều đổ dồn chú ý vào vận động viên Thạch Kim Tuấn. Thậm chí nhiều chuyên gia còn bình luận là chỉ có thể kỳ vọng vào khả năng đoạt huy chương đồng của Thạch Kim Tuấn," ông Quang Đạt bình luận.

“Qua những lần Hoàng Xuân Vinh hụt cúp ở các cuộc thi, chuyên gia đánh giá tâm lý của Hoàng Xuân Vinh có vấn đề, như anh hay đánh rơi chiến thắng ở những thời điểm quyết định. Ví dụ như Olympic London 2012, ở loạt đạn cuối cùng anh vẫn đang có lợi thế, nhưng anh đã bắn loạt đạn cuối cùng khá sai lầm nên anh không thể có huy chương và phải chấp nhận vị trí thứ tư.

“Các dạng như vậy đã làm cho niềm tin của các chuyên gia vào Hoàng Xuân Vinh giảm sút khá nhiều, và chỉ dám kỳ vọng Hoàng Xuân Vinh đoạt huy chương đồng.

“Khi xem truyền hình trực tiếp, tôi quan sát thấy thì có thể thấy Hoàng Xuân Vinh có thể đã giải quyết được khúc mắc tâm lý mà ở tất cả các giải đấu trước mà anh gặp phải,” ông Quang Đạt nhận định.

Tại cuộc họp báo sau đó, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh nói:"Tôi rất may mắn, đây là huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tôi cảm thấy rất may mắn, cảm ơn tất cả mọi người," ông Vinh nói trong cuộc họp báo sau đó.

"Đạt được huy chương vàng là một kỷ niệm cả đời, không thể nào quên. Bởi vì lần đầu tiên đoạt huy chương vàng cho Việt Nam," hãng tin AFP dẫn lời ông Vinh.

"Xạ thủ Brazil rất nhanh và mạnh hơn, nhưng tôi chỉ nghĩ 'cố lên, cố lên, cố lên'. Ở phát đạn cuối cùng, tôi không còn nghĩ vàng hay bạc. Tôi chỉ nghĩ cố gắng," vận động viên môn bắn súng này nhớ lại.

Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionÔng Hoàng Xuân Vinh bắt tay vận động viên người Trung Quốc sau cuộc thi đấu

Huỳnh Trí Thiện, nghiên cứu sinh ngành Quản lý Thể thao Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) nhận định với BBC: “Dù bắn súng luôn là môn thể thao quan trọng và nằm trong nhóm được ưu tiên đầu tư, nhưng đoạt được huy chương vàng vẫn là bất ngờ ngoài mong đợi trong tất cả các kỳ Olympic.

"Đầu năm 2016, vấn đề về trang bị đạn cho vận động viên luyện tập cũng đã ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị và huấn luyện của đội tuyển bắn súng Việt Nam. Nhưng có lẽ chính vì vậy mà Hoàng Xuân Vinh đã có thêm kiên trì và quyết tâm ở kỳ Olympic này, ” ông Huỳnh Trí Thiện cho biết.

Ông Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử Olympic cho Việt Nam.


Tiểu sử Hoàng Xuân Vinh


Hoàng Xuân Vinh (sinh 6 tháng 10 năm 1974 tại Sơn TâyHà Tây (nay thuộc Hà Nội))[2][3] là một vận động viênbắn súng của Việt Nam. Anh là vận động viên thể thao Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu trường Thế vận hội, đó là huy chương vàng 10m súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội Mùa hè 2016.[4]

Từ SEA Games 21 cho đến SEA Games 26, không một kỳ SEA Games nào anh không đoạt huy chương.[5]

Trong kỳ Thế vận hội Mùa hè 2012 tổ chức tại Luân Đôn, tại nội dung 10m súng ngắn hơi nam, anh về thứ 9[6] còn tại nội dung 50m súng ngắn nam tự chọn, anh lại đáng tiếc để mất huy chương đồng với 0,1 điểm trước người giành Huy chương đồng Olympic nội dung này là Vương Trí Vĩ và chấp nhận đứng vị trí thứ 4.[7]

Nhưng ngay sau đó, vào cuối năm 2012, anh vô địch châu Á. Và đến đầu năm 2013, anh vô địch thế giới,[8][9] đều ở nội dung 10m súng ngắn hơi. Vì hai lần liên tiếp giành chức vô địch đấu trường châu lục và thế giới nên anh là người đầu tiên đã đem về những chức vô địch thế giới và châu Á đầu tiên cho các xạ thủ bắn súng của Việt Nam.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tổ chức tại Rio de JaneiroBrasil, anh là người mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam tại Thế vận hội với nội dung 10m súng ngắn hơi nam với tổng điểm 202,5 điểm,[4] thiết lập kỷ lục Olympic mới và đầu tiên cho nội dung chung kết 10m súng ngắn hơi nam (nội dung này trước đó chưa có kỷ lục được thiết lập vì Liên đoàn bắn súng quốc tế -- ISSF áp dụng thể thức mới từ năm 2013).

Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp thể thao nước nhà, anh được phong cấp bậc quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bắt đầu theo bắn súng chuyên nghiệp

Khác với phần lớn các xạ thủ, Hoàng Xuân Vinh theo nghiệp bắn súng chuyên nghiệp khá muộn. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh, anh về làm việc tại Lữ đoàn 239 Công binh tại Thường Tín, Hà Tây. Trong quân đội, việc phải biết sử dụng súng gần như là điều bắt buộc. Hoàng Xuân Vinh được cử đi tham dự các giải phong trào và thường mang thành tích tốt về cho đơn vị.

Năm 1998, tại giải bắn súng toàn quân đội, Vinh giành vị trí quán quân.[12] Vì vậy, năm 1999, Câu lạc bộ Quân đội xin Vinh về. Anh được gọi vào đội tuyển quốc gia khi đã 26 tuổi và chính thức chia tay chức vụ sĩ quan chỉ huy[5] Cùng năm, Hoàng Xuân Vinh giành huy chương đầu tiên trong sự nghiệp VÐV thể thao chuyên nghiệp, đó là HCÐ đồng đội năm 1999 ở Cúp quốc gia nội dung súng ngắn hơi nam tổ chức tại Hải Phòng. Sang năm 2000, Vinh đã đoạt HCV và phá kỷ lục quốc gia môn súng ngắn hơi 10 m nam với 580 điểm và trở thành tuyển thủ quốc gia.[11] Sáu kỳ SEA Games liên tiếp kể từ năm 2001 cho đến 2011, không năm nào Vinh không đoạt ít nhất một huy chương vàng.[5]

Các Đại hội Thể thao Đông Nam Á

Năm 2001, Hoàng Xuân Vinh đoạt huy chương vàng đồng đội đầu tiên tại SEA Games 21SEA Games 22 tại Việt Nam, anh đoạt một huy chương vàng cũng nội dung đồng đội súng ngắn hơi nam. SEA Games 24 tạiThái Lan, anh đoạt hai huy chương vàng cá nhân và một huy chương vàng đồng đội ở nội dung súng ngắn 10m hơi nam và súng ngắn 25m ổ quay.[3] Anh trở thành xạ thủ xuất sắc nhất đội bắn súng Việt Nam tại SEA Games 24 khi giành được ba huy chương vàng, dẫn đầu thành tích cá nhân.[11]

Năm 2011, tại SEA Games 26, anh giành 1 huy chương vàng tại nội dung súng ngắn hơi 10m Nam, 1 huy chương vàng nội dung súng ngắn ổ quay 25m [13] và một huy chương bạc.

Các Đại hội thể thao châu Á

Hoàng Xuân Vinh khoác áo đội tuyển tham dự Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) từ năm 2006. Tại ASIAD 2006 anh cùng đồng đội giành một huy chương đồng đồng đội nội dung 10m súng ngắn nam.[14]

Tại ASIAD 16, khi tham dự nội dung 25m súng ngắn ổ quay, ở loạt bắn 10 viên đầu tiên, anh bắn được 97 điểm, chỉ thiếu 3 điểm là đạt điểm số tuyệt đối. Sang 2 loạt tiếp theo, thành tích của anh còn tốt hơn khi được 99 điểm. Với kết quả này, Vinh đạt 872 điểm loạt bắn chậm, dẫn đầu bảng xếp hạng.

Sang loạt bắn nhanh, Vinh tiếp tục xuất phát ấn tượng với tổng điểm là 99 điểm ở 10 viên đầu tiên. Đến loạt bắn 10 viên tiếp theo, anh bắt đầu mất bình tĩnh khi chỉ được 97 điểm và có đến hai điểm 8 ở loạt bắn 10 viên cuối cùng trước khi đến viên thứ 10 quyết định. Thế nhưng anh vẫn hơn đối thủ xếp sau 4 điểm. Bất ngờ đã xảy ra, trong khi các đối thủ ghi những điểm 10 quan trọng, Vinh vừa nâng tay lên chưa kịp ngắm thì một tiếng nổ chát chúa vang lên. Không phải là do súng hỏng, mà do Vinh đã mất bình tĩnh, bóp cò sai mục tiêu. Kết quả, từ vị trí quán quân, Vinh phải nhận vị trí 13 chung cuộc. Và sau đó anh cùng đồng đội trắng tay huy chương đồng đội. [15]

Thế vận hội Mùa hè 2012

Hoàng Xuân Vinh giành vé tham dự Thế vận hội Mùa hè 2012 tại Giải vô địch châu Á 2012 ở Qatar. Tại giải đấu này anh xếp thứ tư ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Do ba vận động viên xếp trên đều đã có vé tham dự Thế vận hội từ những cuộc thi đấu trước nên Hoàng Xuân Vinh giành vé và là vận động viên bắn súng đầu tiên của Việt Nam giành quyền dự Thế vận hội bằng cách vượt qua vòng loại.[16]

Tại London, Hoàng Xuân Vinh tham dự hai nội dung 10m súng ngắn hơi và 50m súng ngắn tự chọn. Tại nội dung 10m súng ngắn hơi, anh đạt 582 điểm ở vòng loại, chỉ kém 1 điểm để được vào vòng chung kết.[17]

Ở nội dung 50m súng ngắn tự chọn, Hoàng Xuân Vinh xếp thứ tư vòng loại với 563 điểm và là một trong tám xạ thủ lọt vào vòng chung kết. Tiến vào lượt bắn chung kết tranh huy chương, anh còn thuộc nhóm có khả năng lấy huy chương sau khi bắn các loạt 3, 6, 7, 8 đều đạt trên 10 điểm. Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra ở loạt bắn thứ 9 khi Vinh chỉ cần bắn được điểm 8 là sẽ có huy chương nhưng xạ thủ người Hà Nội chỉ bắn được 7,3 điểm. Do đó dù loạt bắn cuối cùng đạt 10,2 điểm để kết thúc lượt bắn chung kết với số điểm là 95,5 điểm và tổng điểm chung cuộc 658,5 điểm, Hoàng Xuân Vinh vẫn kém huy chương đồng Vương Trí Vĩ 0,1 điểm.[18][19]

Vì đoàn Việt Nam không có tấm huy chương nào tại kỳ Olympic này, nên thất bại của anh ở nội dung 50m súng ngắn tự chọn gây ra nhiều tiếc nuối.[18]

Giải vô địch bắn súng hơi châu Á 2012

Giải đấu được tổ chức vào tháng 12 năm 2012 tại Trung Quốc. Hoàng Xuân Vinh tham dự nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Ở loạt bắn tiêu chuẩn, Xuân Vinh giành được 583 điểm. Đến loạt bắn chung kết, anh thi đấu xuất sắc, đạt 100,3 điểm và giành huy chương vàng cá nhân với tổng điểm 683,3. Anh cũng góp phần đem về tấm huy chương đồng đồng đội cho đội Việt Nam ở nội dung này. Đây là tấm huy chương vàng châu Á đầu tiên của các xạ thủ Việt Nam.[20][21]

Cúp bắn súng thế giới 2013

Tại Cúp bắn súng thế giới - ISSF World Cup 2013 tổ chức ở Hàn Quốc (từ ngày 4 đến 9-4-2013), Hoàng Xuân Vinh tham dự nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Đối thủ chính của anh ở giải này vẫn là người hơn Vinh 0,1 điểm ở Thế vận hội Mùa hè 2012, Vương Trí Vĩ. Ở vòng loại, Hoàng Xuân Vinh và Vương bám đuổi nhau quyết liệt về điểm số và xạ thủ người Việt Nam đã xếp nhì với thành tích 583 điểm.

Tại chung kết, Xuân Vinh và Vương vẫn là hai xạ thủ so kè nhau từng điểm số. Hoàng Xuân Vinh lần này đã thi đấu tập trung, không bắn hụt như những lần chung kết quan trọng khác. Kết quả loạt chung kết anh đạt 200,8 điểm, hơn Vương Trí Vĩ 0,7 điểm để đoạt huy chương vàng đầu tiên cho bắn súng Việt Nam trên đấu trường thế giới.[8][22]

Thế vận hội Mùa hè 2016

Tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tổ chức tại Rio de JaneiroBrasil, anh là người mang về tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam với nội dung 10m súng ngắn hơi nam sau khi đánh bại vận động viên Felipe Almeida Wu của nước chủ nhà Brasil. Thành tích 202,5 điểm ở loạt đấu chung kết của Xuân Vinh nhỉnh hơn 0,4 điểm so với thành tích của Felipe Almeida và đồng thời thiết lập kỷ lục Olympic đầu tiên cho nội dung chung kết 10m súng ngắn hơi nam kể từ khi Liên đoàn bắn súng quốc tế -- ISSF thay đổi thể thức thi đấu đối với nội dung này từ ngày 1-1-2013. Kỷ lục thế giới ở nội dung chung kết 10m súng ngắn hơi nam hiện là 206 điểm do vận động viên người Hàn Quốc Jin Jong-oh thiết lập tại Cúp bắn súng thế giới - ISSF World Cup 2015, người chỉ xếp hạng 5 tại Thế vận hội lần này.

Trong diễn biến của loạt đấu chung kết này, kịch tính được đẩy lên đỉnh điểm ở hai loạt đạn cuối khi chỉ còn là cuộc đấu tay đôi tranh huy chương vàng giữa Xuân Vinh và Felipe Almeida sau khi các đối thủ khác đều bị cắt loại trực tiếp. Trước lượt bắn áp chót, tổng điểm của Xuân Vinh là 182,6 trong khi tổng điểm của Felipe Almeida là 181,8. Ở lượt áp chót, Xuân Vinh bắn không tốt khi chỉ đạt 9,2 điểm so với 10,2 điểm của đối thủ và bị tụt xuống vị trí thứ 2 với 0,2 điểm ít hơn. Ở lượt bắn quyết định, tưởng chừng Xuân Vinh lại một lần nữa cay đắng về nhì khi Felipe Almeida nhanh chóng thực hiện tốt loạt đạn cuối với 10,1 điểm và nhận được tiếng hò reo cổ vũ của khán giả nhà, Xuân Vinh tập trung vào mục tiêu rất lâu và rồi xuất thần ghi đến 10,7 điểm khi đưa viên đạn găm rất sát vùng tâm bia và qua đó vươn lên giành huy chương vàng trong tiếng vỗ tay thán phục của chính đối thủ nước chủ nhà. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã không giấu nổi những giọt nước mắt hạnh phúc.

Tấm huy chương vàng môn bắn súng mà Xuân Vinh giành được tại Thế vận hội Mùa hè 2016 mang ý nghĩa lịch sử đối với thể thao nước nhà vì đây là tấm huy chương vàng đầu tiên của Việt Nam tại một kỳ Thế vận hội.

Vinh danh, đời tư

Năm 2000, Hoàng Xuân Vinh đã lập gia đình với Phan Hương Giang.[11] Hai vợ chồng có một con gái và một con trai.[5] Dù là một xạ thủ nhưng anh lại bị cận nặng.[12][23][24] Thần tượng của Xuân Vinh là Trần Oanh, xạ thủ lừng lẫy một thời của bắn súng Việt Nam.[3]

Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiêp thể thao nước nhà, năm 2012, anh được thăng quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam[10] Cũng trong năm này, Hoàng Xuân Vinh xếp thứ ba trong danh sách 10 vận động viên tiêu biểu của Việt Nam.[25] Năm 2013, anh tiếp tục đứng thứ ba trong danh sách bình chọn Mười vận động viên tiêu biểu.

Olympic: Hoa Kỳ có huy chương vàng đầu tiên môn bắn súng

Virginia Thrasher (giữa) của Hoa Kỳ với huy chương vàng, bên cạnh trái và phải là Li Du và Siling Yi của Trung Quốc nhận huy chương bạc và đồng trong cuộc thi bắn súng Air Rifle 10m nữ vào ngày 1 của Thế Vận Hội Rio 2016 diễn ra tại Olympic Shooting Center, Rio de Janeiro, Brazil ngày 6 tháng 8, 2016. (Hình: Getty Images)
Virginia Thrasher (giữa) của Hoa Kỳ với huy chương vàng, bên cạnh trái và phải là Li Du và Siling Yi của Trung Quốc nhận huy chương bạc và đồng trong cuộc thi bắn súng Air Rifle 10m nữ vào ngày 1 của Thế Vận Hội Rio 2016 diễn ra tại Olympic Shooting Center, Rio de Janeiro, Brazil ngày 6 tháng 8, 2016. (Hình: Getty Images)

Tay súng nữ Virginia “Ginny” Thrasher, 19 tuổi của Hoa Kỳ là vận động viên đầu tiên tại Thế Vận Hội bước lên bục nhận huy chương vàng bộ môn bắn súng 10m. Trước đó vào đầu năm nay, cũng tay súng nữ này đoạt vô địch NCAA cho trường West Virginia University.

Thrasher quan tâm đến bộ môn thể thao này trong một chuyến đi săn của gia đình cách đây 5 năm. Sắp bước vào năm thứ hai ngành kỹ sư tại trường đại học West Virginia, Thrasher đã thi đấu giải bắn súng quốc tế đầu tiên.

Thrasher kết thúc hạng sáu trong vòng loại trước khi đánh bại hai đối thủ Trung Quốc Li Du và Yi Siling ở lần thi bắn cuối cùng. Du lãnh huy chương bạc và Siling, từng đoạt huy chương vàng tại London 2012, nhận huy chương đồng.

Trong khi đó, lần đầu tiên trong lịch sử, tay súng Việt Nam, Hoàng Xuân Vinh đoạt huy chương vàng Thế Vận Hội bộ môn bắn súng 10m nam.

Với thành tích tổng số điểm 202.5, Hoàng Xuân Vinh vượt qua các đối thủ để tạo nên lịch sử khi lần đầu tiên lên bục nhận huy chương vàng.

Tại vòng loại, Hoàng Xuân Vinh được 581 điểm đứng thứ tư và trở thành tay súng Việt Nam đầu tiên góp mặt vòng chung kết tại Thế Vận Hội. Và ở đợt thi đấu chung kết, tay súng Việt Nam luôn có mặt trong top 3 và cuối cùng được tổng số điểm tối đa như đề cập ở trên.

Hoàng Xuân Vinh của Việt Nam sau cuộc thi bắn súng 10m Air Pistol nam vào ngày 1 của Thế Vận Hội Rio 2016 diễn ra tại Olympic Shooting Center, Rio de Janeiro, Brazil ngày 6 tháng 8, 2016. (Hình: Getty Images)
Hoàng Xuân Vinh của Việt Nam sau cuộc thi bắn súng 10m Air Pistol nam vào ngày 1 của Thế Vận Hội Rio 2016 diễn ra tại Olympic Shooting Center, Rio de Janeiro, Brazil ngày 6 tháng 8, 2016. (Hình: Getty Images)

Về nhì là xạ thủ Wu Filipe Almeido của Brazil thua Hoàng Xuân Vinh 0.4 điểm.

Trước đây, Việt Nam chỉ có hai lực sĩ đoạt huy chương bạc là Trần Hiếu Ngân môn Taekwondo hạng 57kg tại Sydney 2000 và lực sĩ Hoàng Anh Tuấn môn cử tạ 56kg tại Olympic Bắc Kinh 2008.

Các kết quả huy chương khác

Tính đến 3 giờ chiều giờ California, có một số quốc gia đoạt được các huy chương vàng, bạc và đồng theo thứ tự sau đây:

  1. Trung Quốc: 1 bạc, 2 đồng
  2. Nam Hàn: 1 vàng, 1 bạc
  3. Hoa Kỳ: 1 vàng, 1 bạc
  4. Kazakhstan: 1 bạc, 1 đồng
  5. Nhật Bản: 2 đồng
  6. Argentina: 1 vàng
  7. Bỉ: 1 vàng
  8. Nga: 1 vàng
  9. Việt Nam: 1 vàng
  10. Brazil: 1 bạc
  11. Đan Mạch: 1 bạc
  12. Australia: 1 đồng
  13. Uzbekistan: 1 đồng (TCC)

 Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử đoạt HCV Thế Vận

TỔNG HỢP – Sau lễ khai mạc diễn ra vào tối Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016, ngày Thứ Bảy chính thức bắt đầu tranh tài các bộ môn Thế Vận Hội Rio 2016 và Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên có được huy chương vàng ở bộ môn bắn súng.

Lực sĩ Việt vỡ mộng đoạt huy chương Olympic 2016 vì trọng tài

Ban huấn luyện phản ứng dữ dội, nhưng không thay đổi được kết quả, sau khi tổ trọng tài không công nhận kết quả của Vương Thị Huyền ở nội dung cử giật hạng 48 kg.
Vương Thị Huyền thất thần khi bị trọng tài từ chối công nhận thành tích.Vương Thị Huyền thất thần khi bị trọng tài từ chối công nhận thành tích.

5h45 sáng nay 8/7 (theo giờ Hà Nội), Vương Thị Huyền bước vào tranh tài ở hạng 48 kg tại Olympic 2016. Ở nội dung cử giật, nữ đô cử 24 tuổi Việt Nam đăng ký mức 83 kg.

Lần thực hiện đầu tiên, Vương Thị Huyền nâng tạ thành công, tay có chút run run. Tuy nhiên, chỉ một đèn của trọng tài báo đỏ, hai đèn trắng, đồng nghĩa với việc kết quả vẫn được công nhận.

Bất ngờ xảy ra sau đó, khi đô cử Việt Nam vào phía trong nghỉ, các trọng tài lại thay đổi quyết định, không công nhận kết quả của Vương Thị Huyền. Lãnh đội Đỗ Đình Khánh và Ban huấn luyện lao ra phản ứng dữ dội, nhưng không thay đổi được kết quả.

Vương Thị Huyền bị tâm lý sau tình huống trên. Ở hai lần thực hiện cử giật kế sau, đô cử Việt Nam đều không thành công. Trước đó, tại giải vô địch châu Á, nữ đô cử 24 tuổi này từng thành công ở mức 86 kg và giành HC vàng.

Không hoàn thành phần thi cử giật, Vương Thị Huyền tan giấc mơ giành huy chương tại Thế vận hội Rio de Janeiro 2016. Rất lâu sau khi phần thi kết thúc, thầy trò đô cử này vẫn ngồi thất thần, không tin vào quyết định của các trọng tài.

Theo VnExpress

Bảng huy chương Olmpic cập nhật mới nhất chiều nay:

#Quốc giaHuy chương vàngHuy chương bạcHuy chương đồngTổng cộng
1Hàn Quốc1102
1Hoa Kỳ1102
3Argentina1001
3Bỉ1001
3Hungary1001
3Nga1001
3Thái Lan1001
3Việt Nam1001
9Trung Quốc0134
10Kazakhstan0112
11Brazil0101
11Đan Mạch0101
11Indonesia0101
11Italy0101
15Nhật Bản0033
16Úc0011
16Ba Lan0011
16Uzbekistan0011

Phiến quân IS buông súng đầu hàng ở Libya

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở thành phố chiến lược Sirte đã hạ vũ khí sau hàng loạt cuộc không kích do Mỹ thực hiện.
Các tay súng IS ở Libya đầu hàng quân chính phủ. Ảnh: MilitaryCác tay súng IS ở Libya đầu hàng quân chính phủ. Ảnh: Military

Khi quân đội Libya tiến vào Sirte hôm 4/8, các tay súng IS đã xin hàng,Military.com. đưa tin.

Lực lượng chính phủ đã thực hiện chiến dịch kéo dài ba tháng này để đẩy lui phiến quân ra khỏi các khu vực có nhiều người dân bị mắc kẹt.

Chiến thắng này có được nhờ sự hỗ trợ của Mỹ trên không kết hợp với lực lượng đặc nhiệm Anh. Trong tuần qua Washington đã thực hiện 7 cuộc không kích vào khu vực có IS, theo đề nghị của Thủ tướng Libya Fayez al-Serraj. 

Hàng chục phiến quân đã bị tiêu diệt hoặc bị thương. Các chỉ huy Libya nói hàng trăm tay súng đang bị bao vây ở Sirte, theo Reuters.

Sirte là thành phố bị IS kiểm soát gần hai năm qua. IS đã lợi dụng tình hình hỗn loạn ở Libya sau khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ năm 2011 để mở rộng phạm vi hoạt động.

Theo VnExpress

Ông Obama nói Donald Trump truyền bá 'thuyết âm mưu'

TPO - Chính quyền Tổng thống Obama đã bắt đầu quá trình chuẩn bị chuyển gia quyền lực cho nhân vật sẽ kế nhiệm ông sau cuộc bầu cử vào cuối năm nay. Đó là thông báo của Trung tâm chuyển giao quyền lực Tổng thống trực thuộc Chính phủ Mỹ.
Ứng viên Donald TrumpỨng viên Donald Trump

Theo truyền thống, Nhà Trắng chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho cả 2 ứng viên Tổng thống chính thức - ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump.

Cả 2 ứng viên này đều đã thành lập ê-kíp riêng để tiếp nhận từng bước việc chuyển giao quyền lực. Đứng đầu ê-kíp của bà Hillary là chuyên gia công nghệ chính trị Ed Meyer. Còn người lãnh đạo ê-kíp của ông Trump là Thống đốc bang New Jersey Chris Christie.

Trong cuộc họp báo hôm 4/8 vừa qua tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Obama đã đề cập ít nhiều đến vấn đề chuyển giao quyền lực. Ông Obama khẳng định ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump có quyền nhận được các báo cáo tình báo theo đúng pháp luật và truyền thống của nước Mỹ. Theo ý kiến Tổng thống Obama, đó là việc cần thiết để “ông ta (tức Trump) không phải bắt đầu chuẩn bị từ con số không” trong trường hợp đắc cử Tổng thống.

Khi được hỏi liệu có thể giao phó cho Trump việc kiểm soát vũ khí hạt nhân hay không, ông Obama tuyên bố trao quyền phán xét về vấn đề này cho mỗi người dân Mỹ và hy vọng ông và tất cả các cử tri Mỹ đều cùng chung một tiếng nói.

Khi được đề nghị bình luận đối với lời cảnh báo của ứng viên Trump về khả năng cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới có thể bị gian lận, ông Obama khẳng định cuộc bầu cử “đương nhiên” sẽ trung thực. Ông cho biết việc điều hành cuộc bầu cử không phải do chính quyền liên bang chịu trách nhiệm mà là trách nhiệm của chính quyền các bang.

Ông Obama cũng không quên chỉ trích ứng viên Trump đã và đang truyền bá “thuyết âm mưu”. Ông nhấn mạnh rằng những lời cáo buộc gian lận thường do những người ở thế yếu đưa ra.

“Nếu ông ta (tức Trump) trước cuộc bầu cử giành được tỷ lệ tín nhiệm cao hơn đối thủ 15% mà vẫn thất cử thì ông ta mới có quyền đặt vấn đề có gian lận hay không”, ông Obama nói.

Theo Nezavisimaya Gazeta

Đàn ông Hối giáo Iran cũng trùm khăn

TP - Gần đây, ngày càng nhiều nam giới Iran dùng khăn hijab - loại khăn truyền thống trùm kín đầu dành cho phụ nữ Hồi giáo.

Họ sử dụng biện pháp này để thể hiện tình đoàn kết với phụ nữ bởi vì tất cả phụ nữ Iran buộc phải dùng hijab sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Nam giới Iran còn muốn dùng biện pháp này để đề nghị chính quyền cho phép phụ nữ được quyền tự do lựa chọn cách ăn mặc. Người đề xuất sáng kiến trên là một nhà báo nữ Iran hiện đang sống tại Anh. Bà cho rằng, việc buộc phụ nữ phải dùng khăn trùm kín đầu là xúc phạm đến phẩm giá của họ. 

Học giả Trung Quốc:

Thất bại trong vụ kiện biển Đông - nỗi nhục quốc gia

TP - Thái độ hành xử, lập trường của Trung Quốc tiếp tục bị các học giả Trung Quốc lên tiếng phê phán. Dương Quang, một nhà nghiên cứu ở Đại lục đã viết bài nhan đề “Chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về nỗi nhục quốc gia trong vụ kiện biển Đông” đăng trên tạp chí Tranh Minh (Hong Kong) số tháng 8/2016. TPCN trích dịch một số nội dung chính để bạn đọc tham khảo.
Mặc dù phán quyết của tòa trọng tài quốc tế bác “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng  chính phủ Philippines ngày 3/8 buộc phải khuyến cáo người dân nên tránh bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc chiếm đóng để khỏi bị quấy rối.Mặc dù phán quyết của tòa trọng tài quốc tế bác “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng chính phủ Philippines ngày 3/8 buộc phải khuyến cáo người dân nên tránh bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc chiếm đóng để khỏi bị quấy rối.

Phán quyết PCA đánh trúng chỗ yếu hại của Trung Quốc

“Sau ba năm rưỡi, vụ kiện biển Đông đã khép lại ngày 12/7. Chính phủ Philippines đã thắng 14 trong số 15 nội dung họ kiện Trung Quốc, gần như toàn thắng. Phía Trung Quốc thua toàn diện. Kết quả phán quyết xấu vượt quá sự tưởng tượng của đại đa số người Trung Quốc, thật là xấu đến mức không thể xấu hơn”… Học giá Dương Quang cho rằng: Phán quyết PCA đã đánh trúng 3 điểm yếu hại của Trung Quốc:

Thứ nhất, tính hợp pháp của cái gọi là “Đường 9 đoạn” đã bị PCA thẳng thừng phủ nhận. Phán quyết PCA cho rằng, “không có chứng cứ nào cho thấy trong lịch sử một mình Trung Quốc có quyền khống chế đối với vùng nước này và tài nguyên của nó” và “cho dù Trung Quốc có quyền lợi lịch sử ở mức nào đó đối với tài nguyên trong vùng nước biển Đông, nhưng các quyền lợi đó cũng bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS). Phán quyết này có hiệu lực “rút củi đáy nồi” đối với chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông. Do đó, mọi chủ trương quyền lợi của Trung Quốc bỗng chốc trở nên như sông không có nguồn, cây chẳng có gốc.

Thứ hai, với phán quyết của PCA liên quan đến địa vị của các cấu trúc tại Trường Sa, những đảo nhân tạo mà Trung Quốc dùng tiền người đóng thuế tạo nên như Su Bi, Vành Khăn…đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, Trung Quốc trở thành kẻ ngốc, mất cả gốc lẫn lãi, trở thành người tạo đảo hộ người khác.

Thứ ba, tất cả những hành động của Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp biển Đông đều bị Tòa cho là phi pháp. Theo ông Dương Quang, “hình ảnh Trung Quốc ở biển Đông chính là kẻ vô lại, gây sự vô lý, ỷ mạnh hiếp yếu, xây dựng không phép và tìm cớ gây sự”.

Thất bại trong cuộc chiến ngoại giao và bôi đen

Vào dịp PCA ra phán quyết, chính phủ Trung Quốc đã phát động hết cỡ cuộc chiến ngoại giao và bôi đen. Từ các lãnh đạo cao cấp nhất cho tới các đại sứ ngoại giao ở nước ngoài đều lợi dụng mọi cơ hội để dẫn dắt, lôi kéo, thậm chí mua chuộc chính phủ nước ngoài bày tỏ “ủng hộ” chính sách biển Đông của Trung Quốc. Theo báo chí chính thống, có tới 60 - 70 nước “ủng hộ” Trung Quốc,  mặt trận có vẻ khả quan, tuy đại đa số là các nước nhỏ ở châu Phi và Trung Đông. Thế nhưng, sau khi phán quyết đưa ra, Mỹ, Nhật, Australia, các nước EU tới tấp phát biểu đốc thúc Trung Quốc tôn trọng luật quốc tế, chấp hành phán quyết của Tòa, mà chẳng thấy bất cứ một quốc gia nào ra tuyên bố tỏ rõ tán thành việc Trung Quốc coi phán quyết của Tòa là “mảnh giấy lộn”. Cuộc chiến ngoại giao được phát động vội vã này rõ ràng đã thất bại.

Còn về cuộc chiến bôi đen, Trung Quốc châm biếm Tòa án trọng tài quốc tế là “cơ cấu gà rừng” (ý nói không hợp pháp), Tòa trọng tài thường trực là “gánh hát rong” mà quên đi rằng Tòa án trọng tài quốc tế còn có lịch sử lâu đời hơn cả LHQ. Trung Quốc từ thời Dân quốc đến Cộng sản đều nhiệt thành tham gia vào các sự vụ của Tòa. Thứ trưởng ngoại giao Lưu Chấn Dân chỉ trích vô lý cựu Chánh án Tòa án trong tài quốc tế Shunji Yanai tự mình chỉ định 5 trọng tài viên (quan tòa), còn nói họ nhận tiền của Philippines, thực ra đó đều là những việc đúng trình tự quy định ở Điều 3, 7 của Phụ lục 7 UNCLOS.

Các phương tiện truyền thông chính thống Trung Quốc còn “như o­ng vỡ tổ” bịa ra “thuyết âm mưu” công kích Mỹ điều khiển Philippines “diễn kịch”, ngầm thao túng Tòa; nhưng thật bất hạnh, những sự công kích đó đều vô chứng cứ, thể hiện sự không tôn trọng tối thiểu đối với cơ cấu quốc tế và chính phủ nước khác.

Nỗi nhục quốc gia

Thất bại trong vụ kiện biển Đông là nỗi nhục quốc gia, là thất bại ngoại giao nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại hội 18. Thực tế, đây không chỉ là thất bại ngoại giao mà còn là thất bại chính trị; không chỉ là thất bại về lĩnh vực tư pháp quốc tế, mà còn là thất bại về chiến lược biển, chiến lược khu vực và chiến lược toàn cầu ở vào thời điểm then chốt, khu vực then chốt.

Học giả Dương Quang cho rằng: Nếu Trung Quốc vẫn cứ đối xử với phán quyết của Tòa bằng thái độ ngạo mạn, miệt thị thì quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN; ảnh hưởng và khả năng tham gia vào các công việc của khu vực Đông Á, châu Á - TBD; quan hệ với Mỹ, phương Tây, thậm chí địa vị Trung Quốc có được trong hơn 30 năm qua có nguy cơ mất sạch.

CSVN sợ súc phạm TQ chẳng dám làm gì!

Bị 3 người Iran Hối giáo khống chế, tài xế bung cửa cầu cứu CSGT

Trông thấy tổ CSGT Công an TP HCM liền thắng gấp, bung cửa ra ngoài kêu cứu.Không thể dừng xe bỏ chạy vì bị nhóm nghi can nước ngoài khống chế, anh Phụ

Công an quận 9 (TP HCM) vừa bàn giao 3 nghi can quốc tịch Iran cho Công an tỉnh Ninh Thuận điều tra về hành vi Cướp giật tài sản.

bi-3-nguoi-nuoc-ngoai-khong-che-tai-xe-bung-cua-cau-cuu-csgt

Nhóm nghi can bị bắt. Ảnh: C.A

Trước đó, trưa 3/8, anh Phan Minh Phụng lái xe 16 chỗ đón khách tại TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) thì 3 người ngoại quốc đến thuê chở đi TP HCM với giá 200 USD. Chạy được một đoạn, anh Phụng nhận được điện thoại của Công an tỉnh Ninh Thuận, thông báo nhóm khách anh chở vừa gây ra vụ cướp giật, yêu cầu phối hợp bắt giữ.

Tỏ ra nghi ngờ, khi anh Phụng có ý định dừng xe, nhóm người nước ngoài buộc đi tiếp, sau đó dùng hung khí khống chế, buộc tài xế phải chạy theo ý mình.

Sau đoạn đường hàng trăm km, đến khu du lịch Suối Tiên (quận 9, TP HCM), thấy tổ tuần tra CSGT Đội Rạch Chiếc đang làm nhiệm vụ trên đường, anh Phụng thắng gấp, đạp cửa chạy xuống kêu cứu. Nhóm người nước ngoài bỏ chạy đến chiếc taxi nhưng bị CSGT và người dân bắt lại.

Theo điều tra ban đầu, 3 người đàn ông quốc tịch Iran đã giả vờ đổi tiền tại một tiệm tạp hóa ở Ninh Thuận. Trong lúc bà chủ sơ ý, họ giật tiền bỏ chạy. Nhà chức trách tình nghi nhóm này có thể gây ra nhiều vụ án khác.

Quốc Thắn

Hoàng tử Arab Saudi bị nghi liên quan đến vụ 11/9 Mỹ không dám đụng

Số điện thoại của Hoàng tử Bandar bin Sultan nằm trong danh sách cuộc gọi của trợ lý thân cận trùm khủng bố Bin Laden.

hoang-tu-arab-saudi-bi-nghi-lien-quan-den-vu-11-9

Cựu đại sứ Arab Saudi tại Mỹ Bandar bin Sultan. Ảnh: Daily Beast

Trong danh sách cuộc gọi của Abu Zubaydah, kẻ được coi là nhân vật cấp cao của al-Qaeda, có số điện thoại không đăng ký của công ty có liên hệ với ông Bandar, Independent hôm qua đưa tin.

Theo đó, số điện thoại trên thuộc về công ty từng quản lý tài sản của ông Bandar ở bang Colorado, Mỹ. Một số điện thoại khác được tìm thấy trong danh sách cuộc gọi của Zubaydah là của vệ sĩ làm việc ở Đại sứ quán Arab Saudi tại Washington.

Đây là một phần trong báo cáo mật từ 2002, dài 28 trang liên quan đến vụ khủng bố 11/9/2001, được chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định công bố tháng trước. 

"Cả hai số điện thoại này đều không được công bố, vì thế các điều tra viên phải truy cập danh bạ của Zubaydah thông qua đầu mối cá nhân, người biết các số này và chúng thuộc về ai", ông Bob Graham, cựu thượng nghị sĩ, đồng chủ tịch Ủy ban biên soạn báo cáo này thuộc Quốc hội, nói.

Các quan chức Arab Saudi bác bỏ bất kỳ cáo buộc nào liên quan đến vụ tấn công 11/9 khiến gần 3.000 người chết. 

Theo ông Graham, mối liên hệ gián tiếp giữa Hoàng tử Bandar với trợ lý trùm khủng bố là một trong những phần "gây choáng váng" và cần được theo dõi tiếp.

Ông Bandar là đại sứ tại Mỹ từ 1983 đến 2005, là người thân thiết với cựu Tổng thống George Bush. 

Mỹ công bố yếu tố Arab trong tài liệu mật vụ khủng bố 11/9

Chính phủ Mỹ công bố một phần báo cáo điều tra của quốc hội về vụ khủng bố chấn động thế giới hôm 11/9/2001.

Tòa tháp đôi ở New York bị tấn công trong vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ. Ảnh: Tomatobubble.com

Tòa tháp đôi ở New York bị tấn công trong vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ. Ảnh:Tomatobubble.com

Theo AFP, bản tài liệu mật mang tên "28 trang" đã được bảo mật nhiều năm qua. Nội dung một phần tài liệu được giải mật cho rằng 15 trong số 19 tên không tặc có quốc tịch Arab gây ra vụ khủng bố 11/9 đã "tiếp xúc, nhận được hỗ trợ, giúp đỡ từ các cá nhân có thể có quan hệ với chính phủ Arab Saudi". 

Một người được cho là xuất thân từ Bộ Nội vụ Arab, ở tại miền đông nước Mỹ đã gây nghi ngờ lớn khi lên cơn động kinh trong cuộc thẩm vấn về mối quan hệ với không tặc của Cơ quan điều tra liên bang Mỹ (FBI). Người này sau khi được ra viện đã trốn khỏi Mỹ. 

Tình báo Mỹ cho biết người anh cùng cha khác mẹ với trùm khủng bố Osama bin Laden từng làm việc cho đại sứ quán Arab Saudi tại Washington có liên hệ với chỉ huy nhóm không tặc 11/9 là Mohammed Atta. 

Tại California, một người khác bị cho là tình báo Arab Saudi cũng bị nghi ngờ cung cấp "hỗ trợ đáng kể" cho hai tên không tặc khác trong vụ 11/9.

Danh bạ điện thoại của một tổ chức khủng bố al-Qaeda bị thu giữ tại Pakistan cũng có số điện thoại ở Mỹ của một công ty mang tên Colorado, có liên hệ với đại sứ quán Arab Saudi. 

Phản ứng trước các thông tin này, Ngoại trưởng Arab Saudi Adel al-Jubeir cho biết chưa cá nhân nào trong số nhóm khủng bố được chứng minh là có quan hệ với chính phủ của ông. "Vấn đề bây giờ đã kết thúc. Chúng tôi hy vọng với sự giải mật tài liệu, các chỉ trích nhằm vào đất nước chúng tôi sẽ chấm dứt".

Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết tài liệu mật là của một ủy ban điều tra độc lập được thành lập sau vụ khủng bố và họ đã "không làm sáng tỏ hay đưa ra kết luận" nào về vụ việc. 

Nhiều năm qua, quốc hội Mỹ bày tỏ tức giận với việc tình báo nước này bỏ lọt các mối liên hệ giữa bọn khủng bố và Arab Saudi. Quốc hội cho rằng cách làm việc của tình báo Mỹ là "không thể chấp nhận" do các mối liên hệ này có thể "gây ra nguy cơ an ninh nghiêm trọng với đất nước".

Chính quyền cựu tổng thống Bush từng cho rằng cần bảo vệ các nguồn tin của tình báo Mỹ nên cần phân loại tài liệu. Ông Bush cũng lo ngại việc công bố toàn bộ tài liệu có thể gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đồng minh với Arab Saudi. 

Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã quyết định giải mật toàn bộ tài liệu. Những tiết lộ này có thể sẽ thúc đẩy những cuộc tranh cãi mới về mối quan hệ Washington - Riyadh và vai trò của Arab Saudi trong việc dung dưỡng chủ nghĩa khủng bố. 

Xem thêm: Chân dung thủ lĩnh một mắt quyết từ chối giao nộp bin Laden

Văn Việt

Economist: Việt Nam, “con hổ” châu Á tiếp theo

Lệ Thu | 

Economist: Việt Nam, “con hổ” châu Á tiếp theo

25 năm qua, Việt Nam đã có được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao thứ hai trên thế giới...

Nền kinh tế của quốc gia châu Á nào đã tăng trưởng vượt bậc trong 25 năm qua, giúp hàng triệu người thoát cảnh nghèo đói?

Nền kinh tế của quốc gia châu Á nào, dù vẫn có tỷ trọng đóng góp khá cao của ngành nông nghiệp, nhưng sẽ trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của khu vực trong những năm sắp tới?

Phần lớn người ta sẽ nghĩ ngay đến Trung Quốc và Ấn Độ. Thế nhưng đó không phải câu trả lời chính xác, đất nước được đề cập trong bài viết này chính là Việt Nam.

Đó là những nhận xét mà tạp chí Economist đưa ra trong một bài bình luận mới đây.

Theo Economist, Việt Nam - đất nước với dân số hơn 90 triệu người - trong suốt một phần tư thế kỷ qua đã có được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (tức giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bên trong một quốc gia trong một năm được chia theo dân số trung bình của cùng năm đó) cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Tạp chí này cũng đánh giá, nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng 7% trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ vươn lên ngang hàng với Hàn Quốc hay Đài Loan. 

Những gì Việt Nam đã làm được quả thật đáng nể, nếu xét đến việc tính đến đầu thập niên 1980, nước này nghèo như Etiopia và trải qua nhiều thập kỷ bị chiến tranh tàn phá.

Không giống Trung Quốc hay Ấn Độ, Việt Nam không có lợi thế về quy mô, chính vì vậy kinh nghiệm từ quá trình phát triển của Việt Nam sẽ có nhiều giá trị với nhóm nước đang phát triển trên thế giới.

Khi mà các dây chuyền tự động hóa được đưa vào các nhà máy ngày một nhiều, người ta lo ngại các nước nghèo sẽ không thể phát triển nếu chỉ dựa vào các ngành sản xuất thâm dụng lao động. 

Tuy nhiên, theo Economist, trường hợp Việt Nam cho thấy mô hình phát triển này vẫn có nhiều thành công đáng kể.

Tạp chí kinh tế nổi tiếng của Anh quốc bình luận, chính sách cởi mở đã góp phần quan trọng cho thành công của Việt Nam. Khi chi phí lao động của Trung Quốc tăng cao, nhiều công ty muốn tìm kiếm lựa chọn thay thế ít đắt đỏ hơn, và Việt Nam đã may mắn ở đúng vị trí để đón làn sóng này. Thế nhưng trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ Việt Nam có lợi thế đó. Việt Nam thành công hơn, đơn giản là vì đã làm tốt hơn.

Kể từ thập niên 1990, Việt Nam đã đơn giản hóa các quy định thương mại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện tương đương khoảng 150% GDP, cao hơn bất kỳ nước nào khác ở ngưỡng thu nhập tương tự.

Chính phủ Việt Nam cũng đã bỏ quy định buộc các công ty nước ngoài phải mua nguyên liệu đầu vào tại Việt Nam, trong khi đó Indonesia vẫn áp dụng chính sách này. Rất nhiều công ty nước ngoài đã đổ xô đến Việt Nam, và hiện khối này đóng góp khoảng 2/3 kim ngạch xuất nhập khẩu.

Nền kinh tế Việt Nam cũng hết sức linh hoạt. Chính phủ khuyến khích phát triển môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa 63 tỉnh thành. Tp.HCM đi đầu với rất nhiều khu công nghiệp, Đà Nẵng phát triển mạnh ngành nghề cần công nghệ cao còn phía Bắc đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất. 

Vì vậy, kinh tế Việt Nam có khả năng chống đỡ khá tốt các cú sốc từ bên ngoài, ví như cú sốc từ thị trường bất động sản năm 2011.

Việc người Việt đầu tư mạnh tay cho giáo dục cũng được Economist xem là một nguyên nhân quan trọng. Tạp chí này dẫn chứng, mức chi tiêu cho giáo dục của người Việt Nam cao hơn bất kỳ nước nào ở cùng giai đoạn phát triển. 

Đồng thời, học sinh Việt Nam cũng đạt được thành tích khá cao. Nhiều dữ kiện cho thấy học sinh Việt Nam 15 tuổi giỏi toán không kém học sinh Đức cùng lứa.

Chính sự đầu tư này đã mang đến thành công về thương mại. Các nhà máy có thể được tự động hóa, nhưng vẫn cần những người kỹ sư giỏi để vận hành. Cần phải có những người lao động trình độ cao, giỏi nghề để có thể ứng phó với nhiều tình huống phức tạp. 

Trên phương diện này, dù Thái Lan, Indonesia hay Malaysia có thể giàu hơn, nhưng không đầu tư đúng hướng như Việt Nam.

Hiện là nước thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ phải cố gắng vươn lên tầm thu nhập cao hơn, trong bối cảnh có nhiều thách thức phía trước.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể gặp nhiều cản trở tại Quốc hội Mỹ. Không ít doanh nghiệp nhà nước còn hoạt động thiếu hiệu quả. 

Nhiều tỉnh thành để lại gánh nặng nợ nần khi phát triển cơ sở hạ tầng. Việt Nam cũng gặp khó khi muốn xây dựng chuỗi cung ứng nội địa. Mục tiêu phát triển sản xuất lên nấc cao hơn của chuỗi giá trị thì không hề đơn giản, bởi Trung Quốc đã có thế mạnh trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, Economist vẫn đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam, xem đó là một hình mẫu tốt cho những nước nào đang cố gắng vươn lên cao hơn trên nấc thang phát triển. Việt Nam đã bắt đầu cải tổ mạnh mẽ nhóm doanh nghiệp nhà nước. 

Việt Nam đã và đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại với các nước châu Á, châu Âu. Việt Nam đồng thời cũng đang nỗ lực tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất mà không khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi.

Sau một tuần “cục súc”, Trump bị Clinton bỏ xa cách biệt ủng hộ

Kết thúc một tuần tồi tệ nhất trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump, ứng viên Đảng Cộng hoà này bị đối thủ Hillary Clinton của Đảng Dân chủ nới rộng khoảng cách tỉ lệ ủng hộ.

Cuộc thăm dò gần đây nhất do trung tâm McClatchy/Marist thực hiện cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump với tỷ lệ 48% so với 33%. Trong cuộc thăm dò tương tự hồi tháng rồi, khoảng cách này gần hơn khi bà Clinton được 42% và ông được 39%.

Cuộc thăm dò được thực hiện từ 1-3.8 và công bố hôm 4.8.

Tuy nhiên, không phải tất cả số liệu này đều tích cực cho cựu Ngoại trưởng Clinton, với 40% cử tri trưởng thành đã đăng ký cho biết họ bỏ phiếu cho bà vì họ chống lại ông Trump, theo cuộc khảo sát.

Cuộc thăm dò cũng cho thấy 55% cử tri trưởng thành đã đăng ký không yêu chuộng bà Clinton.

Ông Trump còn tệ hơn, với 66% cử tri được hỏi cho biết họ không ưa doanh nhân tỷ phú này.

Ở nhóm cử tri dưới 30 tuổi, quan điểm thể hiện rất rõ ràng. Theo VOA, cả cuộc thăm dò McClatchy và cuộc khảo sát cử tri do GenForward thực hiện đều cho thấy dưới 25% cử tri trong độ tuổi từ 18 đến 30 thích ông Trump.

Cử tri trong mọi độ tuổi vẫn tỏ ra không tin tưởng và không thích bà Clinton xuất phát từ vụ tai tiếng dùng máy chủ email cá nhân tại tư gia trong công tác của chính phủ. Trong buổi vấn đáp tại một hội nghị ở Washington dành cho nhóm báo chí thiểu số hôm 5.8, khi được hỏi về tỷ lệ ưa chuộng dành cho bà, bà Clinton dẫn tỷ lệ ủng hộ khi bà thôi chức Ngoại trưởng là 66% và bày tỏ tin tưởng rằng khi cử tri thực sự lắng nghe cương lĩnh của bà, họ sẽ ủng hộ.

"Tôi sẽ bước lên và trình bày rõ đường lối của tôi, dân chúng sẽ nghe" - bà Clinton phát biểu trước hội nghị.

Trump trốn quân dịch trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam thế nào?

Việc ông Donald Trump tuần qua chỉ trích gia đình một binh sĩ Mỹ người Hồi giáo tử trận đã khiến báo chí lục lại hồ sơ quân sự của chính ứng cử viên Đảng Cộng hòa này. 

    Theo tờ Los Angeles Times, Trump vẫn tuyên bố rằng giới cựu chiến binh ủng hộ ông, song ông chưa bao giờ từng phục vụ trong quân đội. 

    Một loạt các giấy hoãn đã giúp ông tránh đi nghĩa vụ trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. 

    Trump tốt nghiệp Học viện quân sự New York năm 1964, khi cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn khốc liệt hơn. Tháng 3.1965, Mỹ lần đầu tiên đưa quân chiến đấu sang Việt Nam. 

    Không lâu sau sinh nhật 18 tuổi, Trump đăng ký với Cơ quan chọn lựa, vào ngày 24.6.1964. Luật liên bang yêu cầu tất cả nam giới 18 tuổi phải đăng ký với cơ quan này và phải sẵn sàng đi nghĩa vụ quân sự. Thẻ đăng ký của Trump nhấn mạnh rằng ông cao 1m89, nặng 82kg, có vết bớt ở cả 2 gót chân. 

    Nhưng Trump ông muốn theo đuổi việc học để có thể bước vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản và nối bước cha ông là Fred, người đã xây dựng một công ty làm ăn rất tốt ở New York. 

    Trump ở lại New York, đăng ký học tại Đại học Fordham vào mùa thu năm 1964, ở đó 2 năm, sau đó chuyển sang trường Wharton tại Đại học Pennsylvania để học kinh doanh. 

    Ông nhận được 4 giấy hoãn nghĩa vụ trong toàn bộ thời gian đi học - theo Cơ quan lưu trữ Quốc gia. 

    Giấy hoãn đầu tiên được cấp ngay ngày 28.7.1964, vài tuần trước khi ông bắt đầu vào học ở Fordham. Các giấy tiếp theo được cấp khi ông học năm thứ hai, thứ ba, thứ tư - kết thúc là khi ông tốt nghiệp Wharton, khiến Trump lúc đó 22 tuổi lại tiếp tục có đủ điều kiện nghĩa vụ. 

    Trump tốt nghiệp năm 1968 - vào một trong những thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến. Ông dự định trở về New York. 

    Ngày 15.10, vài tháng sau khi tốt nghiệp, Trump được cấp giấy hoãn nghĩa vụ vì lý do y tế loại 1-Y. 

    Một lần trả lời phỏng vấn New York Times, Trump cho biết lý do ông nhận được giấy hoãn là vì ông bị gai gót chân. 

    Kho lưu trữ quốc gia không nói cụ thể lý do mà Trump có giấy hoãn nghĩa vụ vì lý do y tế. Giấy này được cấp cho những người bị hạn chế hiệu quả phục vụ cho quân đội, chẳng hạn người huyết áp cao, hen suyễn, dị ứng... họ sẽ không bị Cơ quan lựa chọn gọi đi nghĩa vụ quân sự. 

    Ngoài ra, tháng 12.1969, khi Cơ quan lựa chọn bắt đầu bốc thăm sổ xố nghĩa vụ để quyết định thứ tự gọi nhập ngũ, Trump đã có sẵn giấy hoãn y tế. 

    Tuy nhiên ông cho biết,  ông cũng bốc thăm được số thứ tự rất cao - khoảng số 356, gần cuối. 

    Một quan chức Cơ quan lưu trữ khẳng định Trump nhận được số thứ tự gọi nhập ngũ là 356 trong số 365 số. 

    Nhưng từ trước đó Trump đã được miễn hơn 1 năm vì có giấy hoãn y tế. Việc đi nghĩa vụ kết thúc năm 1973. 

    Khi bị chỉ trích là chưa từng phục vụ nước Mỹ, Trump nói ông đã hy sinh rất nhiều và làm việc rất rất chăm chỉ.



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


    Những nội dung khác:




    Lên đầu trang

         Tìm kiếm 

         Tin mới nhất 
    Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
    Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
    Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
    Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
    Tưởng niệm tháng tư 75
    Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
    CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
    Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
    CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
    Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
    Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
    Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
    Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
    Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
    Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

         Đọc nhiều nhất 
    Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
    Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
    Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 405 lần]
    Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 367 lần]
    CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
    CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
    Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 291 lần]
    Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
    Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
    Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

    Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

    Bản quyền: Vietnamville
    Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.