Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24839266

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 18.04.2024 22:43
Việt Nam, Trung Quốc sẽ củng cố tình đồng chí''''!
14.08.2017 16:48

Lãnh đạo và các quan chức cao cấp của Trung Quốc hai ngày qua đã gặp riêng rẽ với Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, cam kết củng cố “mối quan hệ đồng chí và anh em”, theo Tân Hoa Xã.

Image result for Thủ tướng Lý Khắc Cường được hãng tin nhà nước nói rằng Trung Quốc sẵn lòng duy trì mối quan hệ song phương đi theo đường hướng đúng đắn, cũng như thúc đẩy hợp tác cả trên bộ lẫn trên biển với Việt Nam.

Thủ tướng Lý Khắc Cường được hãng tin nhà nước nói rằng Trung Quốc sẵn lòng duy trì mối quan hệ song phương đi theo đường hướng đúng đắn, cũng như thúc đẩy hợp tác cả trên bộ lẫn trên biển với Việt Nam.

Ông Quang được Tân Hoa Xã nói rằng Hà Nội sẵn sàng “củng cố mối quan hệ hữu nghị anh em và đồng chí Việt – Trung để đảm bảo mối quan hệ song phương lâu bền, ổn định và lành mạnh”.

Theo báo Nhân Dân, trong cuộc gặp này, Chủ tịch Việt Nam bày tỏ “mong muốn các bộ, ngành và địa phương Trung Quốc sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý mở cửa thị trường đối với sữa và các sản phẩm từ sữa, hoa quả, thủy hải sản, thịt lợn của Việt Nam”.

Cuộc khủng hoảng thịt lợn ở Việt Nam hiện nay được cho là xuất phát từ việc “phía Trung Quốc vẫn chưa đồng ý mở cửa thị trường chính thức với thịt lợn nhập khẩu từ Việt Nam”.

Việt Nam từng nồng nhiệt chào đón ông Tập tới thăm năm 2015.
Việt Nam từng nồng nhiệt chào đón ông Tập tới thăm năm 2015.

Trước cuộc gặp với ông Lý, theo VnExpress, “Trung Quốc bắn 21 phát đại bác chào đón” ông Quang trong lễ đón với sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hà Nội cũng từng bắn đại bác chào đón ông Tập tới Việt Nam năm 2015.

Ông Quang thăm Trung Quốc từ ngày 11 tới 15/5 để dự hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường, được coi là sự kiện ngoại giao lớn nhất của Bắc Kinh trong năm 2017.

Ngoài thảo luận với quan chức nước chủ nhà, theo VPG News, ông Quang hôm 14/5 còn gặp “Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif và Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Toshihiro Nakai”.

“Tinh thần đồng chí” Việt-Trung và Biển Đông

Chúng ta thường nghe nói Việt Nam và Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Ai anh ai em?

Thế nhưng trong phạm trù tranh chấp Biển Đông chưa có chứng cớ thuyết phục rằng “tinh thần đồng chí, anh em” Việt-Trung đã từng làm cho Trung Quốc đối xử với Việt Nam một cách hữu nghị, hay tôn trọng, hay công bằng hơn với các nước Đông Nam Á khác trong tranh chấp.

Thậm chí, có thể cho rằng Trung Quốc đã lấn lướt Việt Nam nhiều hơn lấn lướt những nước Đông Nam Á trong tranh chấp không phải là đồng chí với nước này.

Việc cấm đánh cá

Trong phỏng vấn trên báo Tiền Phong o­nline  ngày 20/5/2010, một thuyền trưởng ở Quảng Ngãi trả lời về việc Trung Quốc cấm đánh cá năm nay như sau, 

“Từ ngày lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực, chúng tôi phải dạt ra xa quần đảo Hoàng Sa đến 200 - 300 hải lý mới dám đánh bắt. Họ cấm ở tọa độ 12 độ vĩ bắc tới 113 độ kinh đông kéo dài gần đảo Hải Nam đến tận Nha Trang chẳng khác nào “bịt” đường ra biển của ngư dân chúng tôi. Trong khi đó, mùa này cá thường tìm về khu vực có các rạn san hô như ở đảo Hải Nam, Hoàng Sa nếu không được đánh bắt ở đây thì sản lượng sẽ giảm đáng kể” - ông Bay nói.

Qua lời ông Bay nói, chúng ta có thể hiểu được rằng vùng cấm đánh cá nằm phía Bắc kinh độ 112 Bắc và phía Tây kinh độ 113 Đông. Thí dụ, ông Bay nói vùng Trung Quốc cấm đánh cá kéo dài gần đảo Hải Nam đến tận Nha Trang.

ddh2-305.jpg
Bản đồ 1: Vùng Trung Quốc cấm đánh cá hầu như chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam. Photo courtesy of seasfoundation.org Photo: RFA

Vẽ kinh độ 113 Đông (đường đen đậm dọc) và vĩ độ 12 Bắc (đường đen đậm ngang) lên bản đồ với các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (các đốm xanh lá cây là lãnh hải 12 hải lý thuộc các đảo này) và phạm vi 200 hải lý từ các vùng lãnh thổ không bị tranh chấp (các đường xanh da trời) cho thấy rõ sự tính toán của Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc nới rộng vùng cấm đánh cá xuống phía Nam vĩ độ 12 Bắc, thì việc cấm đánh cá sẽ ảnh hưởng đến vùng biển lân cận các đảo Trường Sa mà Philippines đòi hỏi chủ quyền, tức là có thể ảnh hưởng đến Philippines, hoặc sẽ ảnh hưởng đến vùng biển cách bờ Việt Nam hơn 200 hải lý, nơi tất cả các nước trên thế giới có thể có quyền đánh cá, tức là sẽ ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới ngoài Việt Nam.

Nếu Trung Quốc nới rộng vùng cấm đánh cá sang phía Đông của kinh dộ 113 Đông, thì việc cấm đánh cá sẽ ảnh hưởng đến vùng biển cách bờ Việt Nam hơn 200 hải lý, nơi tất cả các nước trên thế giới có thể có quyền đánh cá, tức là sẽ ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới ngoài Việt Nam.

Như vậy, kinh độ 113 Đông và vĩ độ 12 Bắc là kinh độ và vĩ độ làm cho việc cấm đánh cá không ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới ngoài Việt Nam. Chỉ có Việt Nam bị ảnh hưởng: 

-Vùng cấm đánh cá phủ trùm lên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam, 
-không phủ trùm lên vùng biển lân cận các đảo Trường Sa mà Philippines, Malaysia và Brunei đòi hỏi chủ quyền,
-không phủ trùm lên vùng đặc quyền kinh tế thuộc lãnh thổ không bị tranh chấp của các nước Đông Nam Á khác,
-không phủ trùm lên vùng biển mà tất cả các nước trên thế giới có thể có quyền đánh cá.

Như vậy, Trung Quốc đã thiết kế phạm vi vùng cấm đánh cá với mục đích xâm phạm chủ quyền Việt Nam, và xâm phạm một cách tối đa, trong khi làm sao cho các nước khác ngoài Việt Nam không bị ảnh hưởng.

Tranh chấp dầu khí


ddh1-305.jpg
Bản đồ 2: Trung Quốc áp lực BP rút khỏi dự án tại các vùng Mộc Tinh (5-03), Hải Thạch (5-02) và ký hợp đồng khảo sát với Crestone trong vùng Tư Chính - Vũng Mây. Photo courtesy of seasfoundation.orgPhoto: RFA

Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc BP phải rút lui khỏi các dự án dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch với vốn 2 tỷ USD với Việt Nam. Hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch nằm trong lô 05-3, 05-2 trong Bản đồ 2 và được đánh dấu bằng các ký hiệu M, H trong Bản đồ 1.

Hai vùng này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và nằm gần các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quý hơn quần đảo Trường Sa, vốn trong tình trạng tranh chấp chủ quyền.

Điều đáng lưu ý là Trung Quốc chưa bao giờ phản đối hay gây áp lực buộc các tập đoàn dầu khí quốc tế rút lui khỏi các dự án với Indonesia, Malaysia, Brunei trong các vùng biển tương đương của các nước này. Mặc dù năm 2009 Trung Quốc có phản đối dự án dầu khí của Philippines tại vùng Reed Bank, cho tới nay chưa có tập đoàn dầu khí quốc tế nào phải rút lui ra khỏi các dự án với Philippines vì áp lực của Trung Quốc.

Tiếp tục đi ngược thời gian, vào năm 1992 Trung Quốc ký hợp đồng khảo sát dầu khí với Crestone trong vùng Tư Chính – Vũng Mây (đường tím trong Bản đồ 1). Khu vực cụ thể của hợp đồng này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng tránh thềm lục địa của Indonesia cũng như các yêu sách thềm lục địa  của Malaysia (đường cam trong Bản đồ 1) và Brunei. Một lần nữa, Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong khi tránh đụng chạm đến các nước Đông Nam Á khác trong tranh chấp. 

Cho tới nay, ngoài hợp đồng với Crestone trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc chưa hề đơn phương ký hợp đồng với nước thứ ba trong vùng đặc quyền kinh tế của nước Đông Nam Á nào khác, hay trong vùng biển Trường Sa, mà các nước này có thể đòi hỏi chủ quyền.   

Quyền lợi và cơ hội được đặt trên tình đồng chí

Như vậy, mặc dù tồn tại mệnh đề Việt Nam và Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, Trung Quốc lại lấn lướt Việt Nam nhiều hơn lấn lướt các nước Đông Nam Á khác.

Lịch sử cho thấy Trung Quốc luôn luôn đặt quyền lợi của mình lên trên bất cứ tinh thần xã hội chủ nghĩa quốc tế nào và Trung Quốc thường tận dụng những cơ hội nước này có.

Yếu tố quyền lợi

Tham vọng của Trung Quốc để chiếm đoạt tất cả Hoàng Sa, Trường Sa và 80% Biển Đông bao hàm quá nhiều quyền lợi để có thể bị ràng buộc bởi tình đồng chí. Không những thế, có thể nói rằng tham vọng đó nằm trong ý thức của Trung Quốc còn sâu hơn cả ý thức hệ: nó bắt đầu từ chính quyền Trung Hoa Dân Quốc, ngày nay Đài Loan cũng có tham vọng đó, và trong khi Trung Quốc trải qua những quan niệm khác nhau về xã hội chủ nghĩa thì tham vọng đó cũng không thay đổi.

Trong khi đó, chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông là chướng ngại vật mà Trung Quốc phải đè bẹp trên đường tiến xuống phía Nam tại Biển Đông. Nếu chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông đứng vững thì Trung Quốc khó có cơ sở lý lẽ hay sự kiểm soát trên thực tế để đối đầu với các nước Đông Nam Á khác trong phạm trù tranh chấp chủ quyền.

Đối với Trung Quốc, mặc dù nước này và Việt Nam có cùng ý thức hệ, vai trò của Việt Nam trên thực tế hoàn toàn không hơn gì bất cứ nước Đông Nam Á nào khác cho quyền lợi chiến lược của Trung Quốc.

Yếu tố cơ hội

So với các nước trong khu vực và các cường quốc, về sức mạnh nói chung, sức mạnh quân sự nói riêng, và đặc biệt là về hải quân, ngày nay là lúc Trung Quốc mạnh nhất trong nhiều thế kỷ. Điều này cộng với sự yếu kém riêng lẻ của các nước Đông Nam Á trong tranh chấp, và với việc hiện nay các nước này chưa tạo được sức mạnh tập thể, là cơ hội ngàn năm một thuở cho Trung Quốc.

Ngoài ra, Việt Nam còn thế cô hơn những nước Đông Nam Á khác trong tranh chấp – điều này tạo thêm cơ hội để Trung Quốc lấn lướt Việt Nam.

Hệ quả và thực tế

Với các yếu tố quyền lợi, cơ hội như trên, không có gì đáng ngạc nhiên khi, mặc dù tồn tại mệnh đề Việt Nam và Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, Trung Quốc lại lấn lướt Việt Nam nhiều hơn lấn lướt các nước Đông Nam Á khác.

Nếu Việt Nam là anh em với Trung Quốc thì trên thực tế có vẻ như là Việt Nam có vai em. Trong khi đó, lịch sử lại cho thấy Trung Quốc khó có thể là một người anh tốt với Việt Nam. Một người anh xấu sẽ hà hiếp người em thế cô trước khi bắt nạt những người hàng xóm có đồng minh. Trong khi đó, quan hệ “anh em” lại gây ra những rào cản cho cho việc vận động cộng đồng ủng hộ quyền lợi chính đáng của người em. 

Việt Nam nên nhìn nhận thực tế là Trung Quốc đã, đang và sẽ luôn luôn đặt tham vọng chiếm đoạt tất cả Hoàng Sa, Trường Sa và 80% Biển Đông lên trên bất cứ tinh thần đồng chí, anh em nào. Tinh thần đồng chí, anh em đó đã không, không, và sẽ không bao giờ là bùa hộ mạng cho chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và phần Biển Đông của mình.

Tệ hơn, việc tin tuởng hoặc thể hiện như tin tuởng vào tinh thần đồng chí, anh em này sẽ làm Việt Nam càng cô độc hơn trên thế giới.

Điều duy nhất có thể bảo tồn chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và phần Biển Đông của mình là mỗi người Việt Nam, từ người dân đến lãnh đạo, làm tất cả những gì mình có thể.

Cũng có thể có ý kiến cho rằng con đường “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Trung Quốc có thể đem lại lợi ích nào đó trong phạm trù nào đó khác với tranh chấp Biển Đông và có thể tránh bớt những khó khăn mà Trung Quốc có thể gây ra cho Việt Nam. Nhưng ngay cả trong ý kiến đó thì khái niệm “có thể tránh bớt những khó khăn mà Trung Quốc có thể gây ra cho Việt Nam” cũng nói lên một sự bắt nạt nào đó mà bất cứ dân tộc nào có tinh thần độc lập cũng phải tìm cách thoát khỏi. Và trong phạm trù tranh chấp Biển Đông chắc chắn là con đường đó sẽ dẫn đến cái chết cho chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và ở Biển Đông. 

Vì vậy, một trong những câu hỏi mà dân tộc Việt Nam, từ người dân đến lãnh đạo, phải trả lời là: chúng có nên chọn con đường “vừa là đồng chí, vừa là anh em” đó hay không? 

Tàu khoan nước ngoài đã rời Việt Nam

Chiếc tàu khoan thăm dò Deep Sea Metro I đến vùng nước thuộc cảng Labuan, Malaysia trong ngày 14 tháng 8 sau khi rời vùng biển Việt Nam.RFA
2017-08-14
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa Courtesy VOV
Hãng tin Reuters loan tin dẫn dữ liệu tàu biểncho biết tàu khoan thăm dò Deep Sea Metro I sau khi rời Việt Nam vào ngày 14 tháng 8 đã đến vùng biển thuộc Cảng Labuan, Malaysia. Lần cuối cùng chiếc tàu được báo cáo ở khu vực khoan thăm dò tại vùng biển Việt Nam là ngày 30 tháng 7.

Vào tháng qua Hãng Repsol của Tây Ban Nha cho biết hoạt động khoan thăm dò phải ngưng lại sau khi công ty này đã chi ra 27 triệu đô la tại giếng khoan. Việc ngưng khoan thăm dò là do áp lực từ phía Trung Quốc.

Tàu Deep Sea Metro I được thuê thực hiện hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/3 của Việt Nam. Lô này nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra để tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Theo Reuters thì một nguồn tin ngoại giao cho biết quyết định của Hà Nội cho ngưng khoan thăm dò tại lô 136/3 được đưa ra sau khi có một phái đoàn của Việt Nam sang làm việc tại thủ đô Trung Quốc.

Chính quyền Hà Nội chưa bao giờ xác nhận về hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/3 bắt đầu khi nào và bị ngưng ra làm sao; tuy nhiên vào tháng qua khi được hỏi về vụ việc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Nội lên tiếng cho rằng Việt Nam có quyền khai thác dầu khí trong vùng thuộc chủ quyền và quyền tài phàn của nước này.

Việt Nam được cho biết gần đây trở thành quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ nhất chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Tin nói chính  Hà Nội yêu cầu phải đưa vào tuyên bố chung cuộc họp ngoại trưởng lần thứ 50 tại Manila, Philippines vừa qua quan ngại về hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc, Đài Loan và 4 quốc gia khác thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á- ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên và là tuyến đường biển quan trọng này. Bốn nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Trung Quốc tiếp tục cải tạo tại Hoàng Sa

Nhóm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải, AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược & Quốc tế, tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 8 vừa qua cho biết Trung Quốc tiếp tục hoạt động cải tạo tại quần đảo Hoàng Sa.

Theo AMTI thì cụ thể hoạt động cải tạo do Trung Quốc tiến hành được tiếp tục tiến hành ở hai Đảo Cây và Đảo Bắc thuộc cụm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa.

Vào tháng 8 năm 2015, chỉ hai tháng sau khi ngoại trưởng Vương Nghị lên tiếng tuyên bố hoạt động cải tạo của Trung Quốc tại Biển Đông chấm dứt, AMTI ghi nhận có một mỏm đất nhỏ được bồi lắp lên ở cực tây Đảo Cây.

Kể từ đó Trung Quốc cho nạo vét một cảng mới và bồi lắp thêm chừng 10 héc ta đất tại Đảo Cây. Bên cạnh đó, ngoài những cơ sở mà AMTI thông báo vào tháng 2, thì gần đây Trung Quốc vừa hoàn tất một bãi đáp trực thăng và cho lắp đặt những cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo dưới dạng những turbine gió và hai mạng pin mặt trời.

Trung Quốc bắt đầu tiến hành hoạt động cải tạo để nối Đảo Bắc với Đảo Trung, chỉ cách nhau chừng 850 thước, vào năm 2016. Tuy nhiên, cầu đất bồi lắp lên bị bão Sarika đánh trôi vào tháng 10 năm 2016. Kể từ đó, Trung Quốc tiến hành cải tạo thêm tại cực nam Đảo Bắc và xây bờ kè chống sói lở quanh khu 2 hec ta đất mới được bồi.

Trên Đảo Bắc, một số công trình mới được xây dựng, trong đó dường như là một tòa nhà hành chính lớn trên khu đất mới được phát quang. Còn tại bờ kè giữ đất bồi có một khoảng trống mở ra hướng cầu đất bị bão cuốn trội. Dấu hiệu này cho thấy có thể Trung Quốc không từ bỏ kế hoạch nối hai Đảo Bắc và Đảo Trung với nhau.

Theo AMTI, hoạt động bồi lắp và xây dựng của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ít được chú ý so với tại quần đảo Trường Sa. Đối với Việt Nam thì hoạt động xây dựng tại Hoàng Sa của Trung Quốc cũng gây bất ổn như ở Trường Sa.

Chuỗi quần đảo Hoàng Sa có vai trò quan yếu đối với Trung Quốc trong mục tiêu thiết lập khả năng kiểm soát và mở rộng sức mạnh khắp Biển Đông. Vì mục tiêu đó Bắc Kinh cho tiến hành những nâng cấp đáng kể các cơ sở hạ tầng quân sự tại Hoàng Sa.

Trung Quốc chiếm 20 đảo tiền tiêu tại Hoàng Sa. Trong số này có 3 nơi đã có cảng bảo vệ đủ chỗ đậu cho nhiều tàu hải quân và tàu dân sự. Bốn nơi khác có cảng nhỏ hơn và một cảng dạng này đang được xây dựng tại Đảo Duy Mộng. Năm trong số những đảo tiền tiêu của Trung Quốc tại Hoàng Sa đã có sân đỗ trực thăng; trong đó Đảo Quang Hòa có căn cứ trực thăng hoàn chỉnh.

Đảo Phú Lâm lớn nhất quần đảo Hoàng Sa đã có đường băng máy bay, các nhà chứa máy bay và bệ phóng tên lửa đất đối không HQ-9. Đây là căn cứ quân sự chính của Trung Quốc tại Hoàng Sa và cũng là thủ phủ hành chính quản lý cả ba nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông: Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa và Bãi Macclesfield.

Trung Quốc phản đối Mỹ cho tàu chiến đi sát Bãi đá Vành Khăn ở Trường Sa


Trung Quốc rất thất vọng vì hành động của Mỹ khi cho tàu chiến đi ngang qua khu vực 12 hải lý Đá Vành Khăn, trong quần đảo Trường Sa vào hôm 10 tháng 8 vừa qua.

Đó là phát biểu của ông Cảnh Sảng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào chiều tối ngày thứ Năm, ông nói thêm rằng bằng hành động đó, Mỹ đã xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.

Hôm thứ Năm 10 tháng 8 khu trục hạm USS John S. McCain đã thực hiện một chuyến tuần tra áp sát Đá Vành Khăn, một trong 7 bãi mà Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo trong thời gian qua.

Một viên chức của Hải quân Mỹ nói với hãng thông tấn AP rằng Mỹ có quyền cho tàu hay máy bay của mình đến bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.

Ông Cảnh Sảng nói rằng với hành động của Mỹ, Trung Quốc sẽ gia tăng tiềm lực để bảo vệ chủ quyền của mình.

Trung Quốc là nước tuyên bố chủ quyền lên đến 90% diện tích biển Đông, nhưng vào tháng Bảy năm ngoái Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế ở Hà Lan tuyên rằng đòi hỏi đó không có giá trị, và vùng biển xung quanh những bãi đá, đảo nhỏ trên biển Đông, dù bất cứ ai làm chủ cũng là vùng biển quốc tế.

Những chuyến tuần tra trên biển Đông mà Mỹ gọi là Chiến dịch tự do hàng hải đã được bắt đầu dưới thời Tổng thống Obama, và lần tuần tra này là lần thứ ba dưới thời Tổng thống Trump.

Mười ngư dân Việt Nam bị Philippines cầm giữ

Ngư dân Việt Nam được Philippines trả tự do, tháng 11 năm 2016.

Ngư dân Việt Nam được Philippines trả tự do, tháng 11 năm 2016.

10 ngư dân Việt Nam bị Philippines bắt giữ khi đang đánh cá gần hòn đảo Taputin, thuộc tỉnh Palawan, của Philippines.

Sự việc xảy ra hôm 8 tháng tám, và Lực lượng Tuần duyên Phi phát hiện trên chiếc tàu của ngư dân Việt cá mập đã xẻ thịt.

Những ngư dân này bị giam vì tội đánh cá trộm trong vùng biển Philippines và sẽ bị trục xuất theo qui định của Philippines.

Vùng biển Palawan của Philippines nằm sát bên vùng quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và Trung Quốc.

Trong thời gian gần đây số lượng ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá trên vùng biển các nước láng giềng ngày càng tăng. Lý do được nói do vùng biển Việt Nam không còn dồi dào hải sản như trước. Số lượng ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ nhiều nhất là ở Indonesia, chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, 2017, có đến 340 ngư dân Việt Nam bị bắt ở nước này.

Vào tháng 11 năm ngoái, đích thân tổng thống Philippines ra lệnh trả tự do cho 17 ngư dân Việt Nam bị giam 2 tháng tại Philippines vì đánh cá tại vùng biển của nước này.



Tình đồng chí có giúp giữ được chủ quyền biển đảo?

Ls Nguyễn Văn Thân (Danlambao) - Vào ngày 24/7, ký giả BBC Bill Hayton đưa tin là Việt Nam phải ra lệnh ngưng khai thác dầu khí ở Lô 136-03 tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vì Trung cộng đe dọa là sẽ tấn công các thực thể mà Việt Nam đang xây dựng tại Trường Sa. Hayton cho biết là nguồn tin xuất phát từ một công ty khai thác dầu khí tại Châu Á và đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận. Chỉ vài ngày trước đó, Repsol (công ty mẹ của Talisman Vietnam) là công ty có hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam đã công bố là tìm thấy một mỏ dầu lớn tại khu vực này. Qua ngày hôm sau, Gs Carl Thayer trong cuộc phỏng vấn với Sydney Morning Herald cũng xác nhận là theo nguồn tin của ông từ Hà Nội cho biết thì Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngưng khai thác từ ngày 15/7.

Cả Bill Hayton và Carl Thayer đều là những chuyên gia về Việt Nam có uy tín. Hayton là tác giả của quyển sách ''Vietnam - Rising Dragon" (Việt Nam - Con Rồng trỗi dậy) và quyển ''The South China Sea: the Struggle for Power in Asia''(Biển Đông: Cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Châu Á). Gs Carl Thayer là một gương mặt quen thuộc của người Việt tại Úc. Ông đã nhiều lần tham gia vào các chương trình hội luận của Đài Truyền Hình SBTN Úc Châu và Vietface TV và làm diễn giả trong các buổi hội thảo của do Cộng đồng Người Việt Tự do và Nhóm Nghiên Cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long tổ chức. Vào tháng 6 năm ngoái, ông nhận lời diễn thuyết về Biển Đông và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong Đại Hội của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại Dapto. Đó là một trong những lý do mà ông bị nhà cầm quyền CSVN loại ra khỏi chương trình hội thảo về Biển Đông trong trung tuần tháng 7 vừa qua do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS (Centre for Strategic and International Studies) của Mỹ tổ chức mà Bộ Ngoại giao Việt Nam là một trong những nhà tài trợ.

Vào tháng Giêng năm nay, Việt Nam công bố là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã ký hợp đồng với công ty Exxon Mobile của Mỹ để khai thác mỏ dầu (Lô 118) tại khu vực được gọi là Mỏ khí Cá Voi xanh. Lô 118 này nằm cách bờ biển Quảng Nam ở miền Trung khoảng 88 km tức trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam (1 hải lý bằng khoảng 1.85km; 200 hải lý tương đương với 370 km). Đây là mỏ khí được coi như lớn nhất ở Việt Nam ước lượng có tới 150 tỷ mét khối với vốn đầu tư hơn 10 tỷ Mỹ kim. Nhưng lô 118 cũng nằm trong phạm vi bản đồ ''đường lưỡi bò'' của Trung cộng.

Trong tháng 6, dư luận nóng lên vì việc Tướng Phạm Trường Long Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Trung cộng thình lình cắt ngắn chuyến viếng thắm Việt Nam. Tân Hoa Xã bất ngờ đưa tin là Tướng Long đã nói thẳng với lãnh đạo CSVN là "toàn bộ các đảo ở Biển Đông đã thuộc lãnh thổ của Tàu kể từ thời thượng cổ." Gs Carl Thayer cũng cho biết là Tướng Long đã yêu cầu Việt Nam ngưng mọi hoạt động khảo sát dầu khí.

Nhưng chỉ sau đó không lâu vào đầu tháng 7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã công du Ấn Độ và tuyên bố là Việt Nam đồng ý gia hạn hợp đồng thêm hai năm nữa cho công ty o­nGC Videsh của Ấn Độ hoạt động khai thác tại Lô 128 nằm khoảng 100 km ở ngoài khơi Bình Thuận trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam nhưng cũng trong đường lưỡi bò.

Cũng trong đầu tháng 7, Bill Hayton cho biết là Talisman Vietnam đã bắt đầu khoan dầu tại lô 136-01 thuộc bãi Tư Chính ở Trường Sa mà Trung cộng gọi là Vạn An Bắc 21. Talisman Việt Nam là một công ty con của tập đoàn dầu hỏa Repsol (Tây Ban Nha). Vào năm 2014, Trung cộng cho biết là đã bán lô dầu Vạn An Bắc này cho Brightoil là một công ty Hồng Kông. Hai giám đốc của Brightoil là đảng viên cao cấp của Đảng Cộng Sản Tàu. Việt Nam đã ngưng hoạt động khai thác của Talisman Vietnam trong 3 năm qua vì sợ làm phật lòng Trung cộng. Nhưng Việt Nam cho phép Talisman Vietnam trở lại hoạt động khoan dầu từ ngày 21/6. Việt Nam giữ kín việc này vì sự nhạy cảm của vấn đề đối với Bắc Kinh. Bill Hayton cũng cho biết là sau khi Trung cộng ra tối hậu thư thì Bộ Chính Trị Đảng CSVN đã có họp và biểu quyết với tỷ lệ 17/19 quyết định tiến tới khoan dầu. Chỉ có 2 phiếu chống nhưng đó là phiếu của 2 nhân vật quyền lực nhất là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch.

Có người hoài nghi về nguồn tin của Bill Hayton. Trong một cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, Ts Hà Hoàng Hợp cho biết là ông cũng nhận tin từ Hà Nội là không có cuộc họp nào của Bộ Chính Trị về vấn đề này. Vả lại, thành viên bây giời chỉ còn 18 người sau khi ông Đinh La Thăng "xin thôi". Cho dù có họp thì cũng khó có đủ 18 người tham dự vì nhiều lý do khác nhau như bận công việc hoặc vì sức khỏe, chẳng hạn như Đinh Thế Huynh.

Trong một thể chế dân chủ thì ký giả có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chính phủ chớ không cần đồ đoán là có hoặc không có họp hoặc nếu có họp thì bao nhiêu tham dự, hoặc họp đối mặt hay qua điện thoại hoặc video hay skype. Ngoài ra, các bộ trưởng phải trả lời trước Quốc Hội và bị chất vấn. Việt Nam không phải là một quốc gia dân chủ nên không có trách nhiệm giải trình như vậy. Bộ Chính Trị cũng không cần tham khảo ý kiến với ai. Nhưng việc mà Trung cộng đe dọa sử dụng vũ lực không phải là chưa từng có. Trong một cuộc hội đàm vào tháng 5 vừa qua, Tổng Thống Duterte của Phi Luật Tân đã nói với Tập Cận Bình là Phi Luật Tân có ý định tiếp tục hoạt động khai thác tại bãi Cỏ Rong (Reed Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân. Như Việt Nam, Phi Luật Tân đã tạm ngưng khai thác vì Trung cộng liên tục quấy nhiễu. Vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng Tài ban hành phán quyết vụ kiện Đường Lưỡi Bò với kết luận là Trung cộng vi phạm UNCLOS khi ngăn cản quyền khai thác của Phi Luật tân trong vùng đặc quyền kinh tế tại bãi Cỏ Rong. Thế mà Tập đã hăm là sẽ động binh nếu Duterte tiến hành khai thác trở lại. Trước khi qua Việt Nam thì Tướng Phạm Trường Long đã đi Madrid, Tây Ban Nha và đặt vấn đề với Repsol. Trung cộng và Việt Nam một phần nào cũng gián tiếp xác nhận sự việc. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung cộng Lục Khảng khi được hỏi về việc này lập lại là Trung Quốc đã yêu cầu ngưng khoan dầu tại khu vực có tranh chấp. Về phía Việt Nam, bà Lê Thu Hằng phát biểu là "hoạt động dầu khí diễn ra tại khu vực biểu trong quyền tài phán của Việt Nam và đề nghị các bên liên quan tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam".

Dù vì bất cứ lý do đằng sau chính xác thế nào đi nữa nhưng rõ ràng là Repsol đã chính thức ra thông báo đình chỉ hoạt động khai thác dầu khí vì có sự tranh chấp từ Trung cộng. Thứ hai, Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam ngưng khai thác và đe dọa trừng phạt nếu Hà Nội không nghe lời. Và thứ bà là Bộ Chính Trị đã quyết định ngưng khai thác theo lời yêu cầu của Bắc Kinh. Quyết định của Bộ Chính Trị Đảng CSVN sẽ dẫn đến hậu quả rất tai hại cho Việt Nam. Không chỉ mất đi nguồn thu trong tương lai mà Việt Nam có nguy cơ phải bồi thường thiệt hại cho Repsol. Ước đoán là Repsol đã chi hơn 300 triệu Mỹ kim cho dự án này. Con số bồi thường có thể lên tới 1 tỷ Mỹ kim vì bên nào vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực tế và thất thoát lợi nhuận dựa theo hợp đồng. Chưa kể là Việt nam khó thu hút được các đối tác trong tương lai cùng hợp tác khai thác và do đó sẽ đe dọa đến nền an ninh năng lượng có ý nghĩa sống còn cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

Tại sao lại có sự phân biệt đối xử của Trung cộng giữa lô 118, 128 và 136-03? Lô 118 và 128 rõ ràng nằm trong phạm vi 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Exxon Mobil và o­nGC Videsh là hai công ty của Mỹ và Ấn Độ với lực lượng hải quân hùng hậu. Trong khi đó, Repsol là một tập đoàn dầu khí quốc gia của Tây Ban Nha là nước không có sự hiện hiện quân sự tại Biển Đông. Ngoài ra, lô 136-03 cách bờ biển Vũng tàu khoảng 400 km tức ngoài phạm vi 200 hải lý (370 km) của Việt Nam. Nhưng nếu tính từ Côn Sơn (Côn đảo) thì có thể nằm trong phạm vi 200 hải lý. Câu hỏi là dưới UNCLOS, từ đường cơ sở của Việt Nam đến bãi Tư Chính tính từ Vũng Tàu hay là Côn Đảo? Dù sao đi nữa, Việt Nam có thể lập luận rằng bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa của Việt Nam và do đó Việt Nam có toàn quyền khai thác khoáng sản và dầu khí phù hợp với UNCLOS mà Trung cộng không có bất cứ lý do chính đáng nào để can thiệp.

Trong mấy ngày qua, Duterte bắn tiếng là sẽ hợp tác khai thác chung với Trung cộng tại bãi Cỏ Rong. Trước đây vào năm 2005, Tổng Thống Gloria Arroyo đã ký thỏa thuận khảo sát địa chấn chung với Trung cộng. Ngược lại, Bắc Kinh giúp Manila đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng tới năm 2008 thì lòi ra các vụ xì-căng-đan tham nhũng dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Arroyo. Sau khi thỏa thuận chấm dứt, Trung cộng nêu yêu sách chủ quyền trong khu vực khảo sát chung và xua đuổi các công ty ngoại quốc không cho họ thương lượng hợp đồng với Manila. Từ thời Đặng Tiểu Bình, Trung cộng đã đưa ra kế sách tạm gác tranh chấp chủ quyền và khai thác chung. Vấn đề là yêu sách chủ quyền của Trung cộng tại Trường Sa dựa vào đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý như phán quyết của Tòa Trọng Tài xác nhận. Nói một cách khác, Trung cộng đòi hỏi chủ quyền bất hợp pháp rồi kết luận là có tranh chấp chủ quyền rồi đòi khai thác chung trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.

Có thể Bắc Kinh cũng đang chờ giương một cái bẫy tương tự như vậy với các đồng chí trong Bộ Chính Trị ở Ba Đình đối với bãi Tư Chính.

13.08.2017


Nguyễn Phú Trọng và ĐCS là thế lực kìm hãm và đẩy đất nước vào vòng nô lệ!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Đối với sự trơ trẽn lì lợm của ĐCSVN (Đảng Cướp Sạch Vẹm Nô) trong suốt hơn 70 năm cho miền Bắc và hơn 42 năm cho cả nước, người viết chẳng ngại ngần mà ví đảng như mấy câu lục bát sau đây để ghi nhận cảm nghĩ của người dân nhằm bày tỏ nhận định của họ:

Rằng thơm thì đã thơm rồi
Cầm bằng quá thối, còn ngồi làm chi?
Đã thối thì chớ quá lì
Chần chừ ngồi mãi kẻ khi người cười.

Nhận định này là một sự thật phũ phàng như những gáo nước nóng tạt vào mặt đảng khiến đảng phải tê rát nóng bừng.

Người khôn không ai nghe theo cộng sản, nếu có theo thì cũng chỉ bởi vì tư lợi về quyền lực và tiền bạc.

Con người của Nguyễn Phú Trọng gồm có những đặc điểm như sau:

- Ngu (hay mụ, lú) đây là điểm nổi bật nhất.

- Hèn

- Thâm độc

- Tham quyền cố vị

- Vô duyên

Nhìn chung người ta không tìm thấy sự thông minh, nhạy bén cùng sự hấp dẫn của một lãnh đạo (leader), cho nên dân Hà thành đã không sai khi lưu lại câu ví von: “Giàu như Phú - Lú như Trọng” .

Chính những đặc điểm trên của Trọng mà Tàu cộng đã biết chọn và sử dụng tên này như là một tên tay sai đắc lực vì nếu một người khôn lanh, trọng danh, trọng nghĩa, có đầy đủ bổn phận, trách nhiệm của một công dân yêu nước thương nòi thì không thể bị sai khiến làm tên phản quốc, bán nước được. Tuy nhiên, cho dẫu Trọng có đầy đủ những yếu tố của một tên đần độn và hèn hạ thì trong thâm tâm người sử dụng hắn vẫn khinh khi.

Ngay khi còn sống, Nguyễn Phú Trọng phải nhớ rằng Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống là những tên hôn quân, nối giáo, rước voi giày mả tổ mà lịch sử vẫn còn nguyền rủa ngàn đời, thì bản thân của Trọng Lú, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh…cũng sẽ không ngoại lệ. Còn gì nhục nhã cho bản thân và dòng họ sau khi chết đi mà vẫn còn sử sách ghi lại ô danh?.

Nếu ĐCSVN (Đảng Cướp Sạch Vẹm Nô) lập luận rằng:

- Mỹ xâm lược Việt Nam, vậy Mỹ đã lấy tấc đất nào của Việt Nam? Nếu có, ở đâu?. Còn Trung cộng là đồng chí anh em, thì Trung cộng cướp bao nhiêu Biển Đảo? Ở đâu thì phải nói một cách chân thật cho toàn dân rõ.

- Nếu ĐCS viện cớ rằng Việt Nam cố gắng đấu tranh với Trung Quốc trong hòa bình để giữ ổn định, tránh chiến tranh, vậy đưa chuyện Trung cộng tuyên bố chủ quyền “Đường lưỡi bò” bất hợp pháp cũng như chiếm cướp các đảo bất hợp pháp bằng vũ lực ra Tòa án Quốc tế là hành động chiến tranh sao?.

Bác sĩ cho uống thuốc bậy thì chỉ chết một người, tài xế xe lái ẩu gây tai nạn, cùng lắm thì chỉ chết vài chục người nhưng thằng đảng trưởng đảng chính trị mà LÚ thì chết cả dân tộc.

Ông Đồ Nguyễn Phú Trọng

- Bài vè bật mí nội vụ chuyến chầu Bắc Triều 4 ngày của bầu đoàn các "ông Đồ thời sản" và tương lai của Việt Nam

Mai đào vừa tàn nụ
Bắc Kinh tiễn xuân qua
Triệu ông Tổng Phú Lú
Diện kiến tổ Trung Hoa

Áo thụng ông quì vái
Vừa lạy vừa nín đái
Hủ mực Tàu giấy đỏ
Ông vẽ thật thoải mái

Ông vẽ chữ 4 Tốt
Cùng 16 chữ vàng
Xong ông phì mặt độn
Hò vần điệu bưng bô

Muôn tâu Tập Cận Bình
Thiên tử thật nghĩa tình
Đã cưu mang đảng cộng
Thắng Mỹ rất quang vinh

Xưa đánh giặc cho Tàu
Nay Biển Đông làm ao
Sau nhà của quí quốc
Mất Biển Đông chả sao

Nhớ xưa lời Bác dạy
Với địch, ta nên bậy
Với đàn anh thắm thiết
Đừng cọ quậy, chết ngay

Lời Bác thật thắm thía...
Sá chi bãi chim ỉa (*)
Đàn anh cần cứ lấy
Hầu đáp trả tình nghĩa

Với thước ngọc khuôn vàng
Cho đảng được vạn an
Nắm dân mà cai trị
Chúng nó đ... dám than

Thiên Tử cứ tiến tới
Hoàng Trường... cứ đào bới
Xây Trường Thành Vạn Lý
Thủ lãnh thế giới mới

Yên tâm đừng sợ Mỹ
Tụi tư bản sàm đĩ
Chỉ to mồm hò hét
Tụi mày nên yên trí

Lạy Thiên Tử kính yêu
Khanh chỉ có bấy nhiêu
Thỏa hiệp đều ký tất
"Sướng rêm mé đìu hiu"

Đồ Trọng quay trở về
Lòng sung sướng hả hê
Từ nay có mẫu quốc
Lo mọi việc yên bề.

14/8/2017


_________________________________________

Ghi chú:

(*) Lời Hồ Chí Minh

1/ Một nguồn tin trên mạng http://www.x-cafevn.org/forum/showthr... viết như sau "Theo hồi ký của Hoàng Văn Hoan... bác Hồ có nói, "Mấy cái đảo hoang ở ngoài khơi đó là của ai thì tôi cũng không rõ lắm, nhưng đó cũng chỉ là là mấy cồn đá hoang toàn phân chim. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi" Buổi gặp mặt đó ngoài Hoàng Văn Hoan ra còn có Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh và Lê Duẩn."



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.