Quyền lực kinh tế Trung Quốc không mạnh như nhiều người vẫn tưởng
Sự hiện diện của nền kinh tế Trung Quốc trên thị trường thế giới thực sự nhỏ hơn rất nhiều so với nền kinh tế Hoa Kỳ và nhỏ hơn cả ba quốc gia đồng minh Nhật Bản, Ấn Độ và Úc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cộng lại.
Trong những năm gần đây, các phúc trình của các Tổ chức Tài chính như World Bank đều cho rằng Trung Quốc sắp trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP hàng năm của quốc gia này, khi đổi sang USD sử dụng phương pháp sức mua tương đương, ước tính khoảng $19 nghìn tỷ, vượt qua GDP của Mỹ là US$17 nghìn tỷ.
Theo tác giả Peter Robertson, giáo sư đến từ trường Đại học Tây Úc, thị trường Trung Quốc mang lại tiềm năng phát triển kinh tế cho các quốc gia khác như Úc. Tuy vậy, sự lớn mạnh của Trung Quốc cũng đang gây ra sự khó chịu ở cách Trung Quốc sử dụng quyền lực kinh tế của mình. Cả Washington và Canberra đều đặt ra những câu hỏi làm sao để cân bằng lợi ích kinh tế với những mối quan ngại đang lớn dần về an ninh và chính trị.
Các trường đại học Úc bị cáo buộc chia sẻ công nghệ quân sự với Trung Quốc
Hàng trăm dự án nghiên cứu của Úc về trí tuệ thông minh, siêu máy tính và xe hơi không người lái có thể đã bị chia sẻ với các quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc, và có người lo ngại rằng chúng có thể bị sử dụng để chống lại nước Úc trên chiến trường.
Là một quốc gia rộng lớn, Trung Quốc hoàn toàn có thể bắt các quốc gia khác phải chấp nhận những tư tưởng và ưu tiên như là một điều kiện để tham gia kinh tế. Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc vẫn chưa rõ và có thể không đồng nhất với Úc và các quốc gia dân chủ khác trong khu vực.
Hơn nữa, sự khẳng định của Trung Quốc ở biển Đông đã làm dấy lên nhu cầu hợp tác về mặt an ninh giữa những quốc gia dân chủ lớn nhất khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, cũng như Hoa Kỳ thông qua Đối thoại An ninh Bốn bên.
Trung Quốc lớn mạnh, nhưng Hoa Kỳ vẫn mạnh hơn
Những mối quan ngại về an ninh và chính trị là có thật, nhưng đôi chỗ về mặt kinh tế đã bị phóng đại. Cụ thể con số US$19 nghìn tỷ là ước tính dựa trên sức mua tương đương, đã đánh giá quá cao tác động của Trung Quốc lên thị trường thế giới.
Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa hai đơn vị tiền tệ của hai nước. Có nghĩa là phương pháp này tính ra số Nhân dân tệ cần có để sống được ở Hoa Kỳ. Đây là phương pháp tính ra GDP của Trung Quốc là bao nhiêu nếu chi phí sinh hoạt ngang bằng Mỹ.
Phương pháp này có thể hữu hiệu, nhưng không phải là chỉ dấu thể hiện sức mạnh của Trung Quốc trên nền kinh tế thế giới.
Một phương pháp hợp lý hơn là tính xem quốc gia này có khả năng thay đổi cung và cầu của thị trường thế giới như thế nào.
Trung Quốc quan ngại cho sự an toàn của sinh viên nước này tại Úc
Đại sứ quán Trung Quốc vừa ra một cảnh báo an toàn đối với sinh viên nước này đang học tập tại Úc, với lý do ‘số vụ tấn công sinh viên Trung Quốc ngày càng tăng’.
Khi xuất khẩu, những quốc gia phải chấp nhận thanh toán dựa trên tỷ giá hối đoái trên thị trường, cũng như khi nhập khẩu phải trả ngoại tệ dựa trên tỷ giá này. Điều này có nghĩa là so sánh thị trường Trung Quốc với Mỹ, chúng ta cần đổi GDP của Trung Quốc, từ Nhân dân tệ qua đô la Mỹ, sử dụng tỷ giá hối đoái thị trường.
GDP của Trung Quốc tính theo tỷ giá hối đoái chỉ có US$9 nghìn tỷ, bằng một nửa của Mỹ.
Điều này có nghĩa là ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc lên kinh tế thế giới chỉ bằng một nửa của Mỹ.
Sự khác biệt trong giá trị cũng thể hiện khi du khách có thể dùng tiền mua được nhiều thứ hơn ở các quốc gia đang phát triển. Giả sử đổi một đô la Mỹ sang Nhân dân tệ, chúng ta có thể mua được nhiều thứ ở Trung Quốc hơn nếu cầm một đô la sang Mỹ, đặc biệt đối với một số dịch vụ như cắt tóc hay đi ăn ở đường phố.
Sức mua tương đương là tỷ lệ cho chúng ta biết phải cần bao nhiêu tiền để có thể sống ở Trung Quốc, chẳng hạn để mua một giỏ hàng hóa thì cần đổi bao nhiêu ngoại tệ sang Nhân dân tệ. Tỷ lệ này rất hữu dụng cho khách du lịch khi so sánh chi phí sinh hoạt ở các quốc gia.
Sức mua tương đương không thể hiện sức mạnh thực sự của Trung Quốc
Nhưng nó không phải là phương pháp tính ra số lượng hàng hóa một người thực sự có thể mua được. Để đo được ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc, phải tính đến sức mua và bán.
Tương tự, đây cũng là cách tính ảnh hưởng của mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia dân chủ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng GDP của Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, nếu sử dụng phương pháp sức mua tương đương sẽ nhỏ hơn GDP Trung Quốc.
Nhưng tại tỷ giá hối đoái thị trường, độ lớn thị trường của ba quốc gia này đã vượt Trung Quốc. Lý do bởi vì sức mua tương đương khiến Trung Quốc trông có vẻ quá lớn và khiến Nhật Bản có vẻ quá nhỏ so với sức mua và bán thực tế trong thị trường thế giới.
Sự khác biệt này rất rõ rệt và khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ về giá trị của các cơ hội kinh tế và hợp tác an ninh của Úc.
Nói một cách khác, Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, nhưng vẫn phải mất rất lâu nữa trước khi có thể so sánh với sức mạnh kinh tế của Mỹ.
Cho nên dù Trung Quốc quan trọng, độ lớn về thị trường của các quốc gia dân chủ trong vùng cũng không nên bị xem nhẹ.
Tàu cộng hung hãn, có đáng sợ không?
Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Vì sao gọi Tàu cộng hung hãn? Chỉ nêu 3 điều tiêu biểu cũng đủ xác minh Tàu cộng hung hãn:
1- Tàu cộng ngang ngược chiếm trên 80% diện tích biền Đông, Bắc Kinh đã trắng trợn tuyên bố “Đường lưỡi bò” ôm gần trọn biển Đông, còn đè lên “Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý” của các nước khác, như: Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei...
2- Cuộc Hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh từ ngày 12 đến 14 tháng 5 năm 2017, Chủ tịch Tàu cộng là Tập Cận Bình tuyên bố sẽ dành khoảng 124 tỷ USD cho dự án “Nhất đái nhất lộ” nghĩa là “Một vòng đai, một con đường” (One Belt, one Road) nhằm thúc đẩy các tuyến giao thông giữa châu Á, châu Phi và châu Âu, đây là dự án liên lục địa, “One Belt, one Road” có đại diện hàng 100 quốc gia tham dự. Từ đấy, vào ngày 18-10-2017, tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, cựu Ngoại trưởng Hoa kỳ là Rex Tillerson đã cảnh báo: “Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương có thể trở thành nạn nhân của ‘kinh tế kẻ cướp’ (predatory economics) của Tàu cộng”.
3- Theo hãng tin CNN: Một quan chức Mỹ tiết lộ rằng máy bay Mỹ đã nhiều lần bị người Tàu tấn công bằng tia laser, khiến hoạt động trên biển Đông, biển Hoa Đông và Djibouti (thuộc châu Phi) rất đáng lo ngại vì vũ khí Laser gây mù (Protocol on Blinding Laser Weapons).
Để việc theo dõi được dễ dàng, người viết xin khái quát về nước Tàu ngày nay:
Nước Tàu có diện tích là 9.596.960 km2 (3.705.410 sq mi), nước Tàu là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới. Nước Tàu có biên giới với 14 quốc gia khác, đấy là: Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên. Các nước: Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn cũng ở gần nước Tàu qua biển không xa. Dân số nước Tàu vào năm 2010 là1.370.536.875 người (nước có dân số đông nhất Thế giới). Mật độ 143 người/km² (hạng 83). Hiện nay tại nước Tàu có 5 khu tự trị:
1- Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
2- Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương
3- Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ
4- Khu tự trị Nội Mông Cổ
5- Khu tự trị Tây Tạng.
(chiếm khoảng 1/2 nước Tàu)(chiếm khoảng 1/2 nước Tàu)
Màu vàng là 5 khu tự trị ở Tàu cộng (chiếm khoảng 1/2 nước Tàu)
Như vậy, hiện tình nước Tàu về: Chính trị, Kinh Tế và Quân sự như thế nào?:
a- Chính trị và xã hội Tàu cộng hiện nay:
- Đả hổ diệt ruồi của Tập Cận Bình: Khởi động chống tham những từ năm 2012, trong 5 năm qua đã truy tố khoảng 1,55 triệu người, chỉ riêng năm 2017 đã buộc tội các quan chức Tàu tham nhũng 159,000 người. Đặt biệt, những con “Hổ lớn”: Bạc Hy Lai làm Bộ trưởng thương mại và Bí thư thành phố Trùng Khánh. Chu Vĩnh Khang là Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Thượng tướng Từ Tài Hậu làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương... Trong kiếm hiệp người Tàu có câu: “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn” vậy thì những người và thân nhân những người bị hại có quên mối thù với họ Tập không?
- Các “Khu tự trị”: Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng... Họ đã đấu tranh liên tục, bởi sự cai trị hà khắc của Tàu cộng, truyền thông đã ghi nhận: “Năm 2002, người Duy Ngô Nhĩ tại Bishket (thủ đô Kyrgyzstan), các thành viên của tổ chức bí mật “Tổ chức giải phóng Đông Turkestan “ đã bắn chết viên lãnh sự Tàu cộng ở đấy (2)”. Người Tây Tạng tự thiêu từ đầu năm 2009 đến nay, đã có 110 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối bạo quyền Bắc kinh hủy diệt văn hóa và tôn giáo của họ (3).
- Vào ngày 2-7-2018, RFA đưa tin: Tàu cộng hiện có 57 triệu cựu chiến binh, trong số đấy có nhiều người đã bất bình từ mấy thập niên qua, vì thiếu sự bảo vệ pháp lý về quyền lợi, không được hỗ trợ tài chính và thường xuyên bị tấn công khi họ lên tiếng chính đáng(4).
b- Kinh tế tại Tàu cộng hiện nay:
- “Một vòng đai, một con đường” của Tàu cộng bị khó khăn: Theo AP, khi liên hệ với ngân hàng cho vay, Bắc Kinh lại đòi các nước nhận dự án phải sử dụng công nghệ và công ty xây dựng của Tàu cộng, điều này đã khiến nhiều nước phàn nàn rằng bị chèn ép trong các cuộc đàm phán.
- Quan hệ mậu dịch Mỹ-Trung: Mỹ đã nhập cảng từ Tàu cộng cả năm 2017 là 505 tỷ USD và xuất cảng sang Tàu cộng 130 tỉ USD. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ là 375 tỷ USD (505-130=375). Tuy nhiên, Tàu cộng cho biết thặng dư thương mại giữa Mỹ-Tàu, năm ngoái là 276 tỷ USD (505-229=276). Dù cho mậu dịch của Mỹ bị thâm thụt bởi Tàu cộng là 375 tỉ USD hay 276 tỷ USD, khi TT Trump cho tăng thuế lên tổng trị giá đến 505 tỷ USD thì Tàu cộng lấy gì để chống đỡ?! Đây là hậu quả “ăn miếng trả miếng” của Tàu cộng. Lần đầu tiên Mỹ tăng thuế 34 tỷ USD. Tàu cộng lại hung hăng, liền lạc đáp trả lại cũng tăng thuế hàng hóa của Mỹ 34 tỷ USD, nếu khi đấy Tập Cận Bình biết nhỏ nhẹ: “Thưa Tổng thống (Trump), xin nhẹ tay để lũ em nhờ” thì sự thể không đến nỗi gay go như vậy? Ngoài ra, Tập Cận Bình còn kiêu căng: “Made in China 2025” nhằm mục tiêu đưa nước Tàu đến vị trí hàng đầu thế giới, như dùng trí tuệ nhân tạo, người máy..., đây là họ Tập trịch thượng muốn nước Tàu nổi bật, thế nhưng tập đoàn ZTE tại nước Tàu trong những năm qua đã nhập khẩu linh kiện từ Mỹ? Họ Tập đã thiếu tỉnh táo, nghĩ rằng Tổng thống đương nhiệm tại nước Mỹ năm 2018 vẫn còn Barack Obama nên “khua môi múa mép” mới bị TT Trump trị cho liểng xiểng, vì lẽ Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi lời hứa khi tranh cử: "Nước Mỹ trước tiên: American first".
c- Quân sự tại Tàu cộng hiện nay:
Quân đội Tàu cộng hiện có 2,2 triệu người, trong khi quân đội Hoa Kỳ hiện có 1,4 triệu người. Ngày nay, số lượng quân sĩ trong chiến tranh không còn là yếu tố chính yếu để quyết định thắng bại của cuộc chiến mà khí tài hiện đại của mỗi bên sẽ quyết định cuộc chiến. Thế nên, cần tìm hiểu về “Hàng không mẫu hạm” hay gọi là “Tàu sân bay”. Tàu cộng hiện có 2 hàng không mẫu hạm, chiếc Liêu Ninh mua của Ukraine và một chiếc mới hạ thủy do Tàu cộng tự đóng, 2 chiếc này một thì quá cũ, một thì kỹ thuật chưa được hoàn hảo! Trong khi đấy, Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới về số hàng không mẫu hạm, tới 10 chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử, mỗi Hàng không mẫu hạm chuyên chở được nhiều máy bay.
USS Constellation CV-64 của Hoa Kỳ
Tiêu biểu “Hàng không mẫu hạm” thứ 11 của Mỹ là Mẫu hạm USS Gerald Ford. Trọng tải: 100,000 tấn Anh, độ dài: 1.106 ft (337m), sườn ngang: 256 ft (78m), độ cao: 250 ft (76m), có 25 boong tàu. Có 2 lò phản ứng hạt nhân. Tốc độ: 30 hải lý một giờ (56 km/h; 35 mph). Thủy thủ đoàn: 4.600 thủy thủ, phi công và nhân viên (khi hiện diện đầy đủ). Vũ trang: Tên lửa đất-đối-không RIM-162 Evolved SeaSparrow. Tên lửa tầm gần RIM-116 Rolling Airframe. Mẫu hạm USS Gerald Ford chở trên 75 máy bay. Mẫu hạm này giao cho Hải Quân Mỹ vào tháng 2 năm 2016. Giá thành Mẫu hạm USS Gerald Ford là 13 tỷ USD (6).
Vũ khí nguyên tử: Vũ khí nguyên tử còn gọi là Vũ khí hạt nhân (Nuclear weapon), đây là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt! Thế giới vẫn còn bàng hoàng về vụ ném 2 bom nguyên tử tại nước Nhật, trong Thế chiến thứ II, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, quân đội Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày 9-8-1945, ước tính trên 200 ngàn người chết! Đây mới là bom loại A, còn loại bom H hay bom Hydro tức là loại bom khinh khí, nó có thể tàn phá lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử loại A. Về vũ khí nguyên tử của Tàu cộng thế nào? Tàu cộng bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 1954, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô lúc ấy. Đến ngày 16-10-1964, Tàu cộng thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên bằng lượng uranium, đến ngày 17-6-1967, Tàu cộng thử nghiệm thành công nguyên tử tầm nhiệt đầu tiên, sự thành công này đã gây một tiếng vang lớn. Vậy thì, vũ khí nguyên tử của Mỹ thế nào? Mỹ hiện có vũ khí hạt nhân với khoảng 7.200 đầu đạn. Vũ khí nguyên tử của Mỹ ngoài số tồn trữ các nơi, còn lưu động trên 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio với 24 tên lửa Trident II mỗi tàu. Trên không thì 94 máy bay B-2 và B-52 mang vũ khí hạt nhân, 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III. Thế nên, bất cứ quốc gia nào cũng e ngại dùng bom nguyên tử để đối chọi với Mỹ, vì lẽ nếu nước Mỹ bị bom nguyên tử của đối phương thì các tàu ngầm hạt nhân, các máy bay mang vũ khí hạt nhân ở bên ngoài nước Mỹ (đang lưu động) sẽ đáp trả ngay lập tức vào lãnh thổ kẻ thù tan tành. Cũng xin thưa thêm, những quốc gia hiện nay đã công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân: Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Tàu cộng, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên. Riêng Israel (Do Thái) chưa chính thức khẳng định hay phủ định là có sở hữu bom hạt nhân hay không, nhưng được cho là đã sở hữu bom hạt nhân, còn Iran và Syria thì Hoa Kỳ đã cáo buộc là có sở hữu vũ khí hạt nhân?
Từ những điều nêu trên, rõ ràng Tàu cộng muốn trở thành quốc gia đứng hàng đầu Thế giới (qua mặt Hoa Kỳ), đã được nhiều nhà bình luận nghĩ như vậy. Tuy nhiên, người viết không nghĩ như vậy, vì lẽ hiện nay trong 3 lĩnh vực cốt yếu: Chính trị, Kinh Tế và Quân sự của Tàu cộng còn nhiều trắc trở nên Tàu cộng không đáng sợ và Tàu cộng chưa thể là một siêu cường số một. Ngoài ra, nếu Tập Cận Bình biết khiêm tốn: “Biết mình biết người” (tri kỷ tri bỉ) thì xem kỹ cuốn “Ngô tử binh pháp” của Ngô Khởi đời Chiến Quốc, được coi là một trong những cuốn binh pháp tiêu biểu nhất ở nước Tàu, cũng là một trong Võ kinh thất thư. Lúc Ngô Khởi làm tướng nước Ngụy, Ngô Khởi nói rằng: “Khi trong nước bất hòa thì không nên đem quân đi đánh bất cứ nơi nào.” Hiện tại, nước Tàu nội bộ bất hòa, các khu tự trị đang tìm cách quật khởi, nếu họ Tập hung hăng cho đem binh đi xâm lăng nơi khác, sẽ bị các nước: Mỹ, Nhật, Ấn Độ... đánh cho tan tành và nước Tàu sẽ bị chia năm xẻ bảy.
Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao)-Trong giai đoạn một, Mỹ-Trung dùng biện pháp tăng thuế trên những hàng nhập khẩu của đối phương.
Giai đoạn hai bắt đầu bằng việc hạ giá tiền tệ, tạo lợi thế trong xuất khẩu, mà đồng Quan của Trung Cộng đã giảm giá 6% gần đây, việc nầy được bộ Tài Chánh Mỹ lưu ý.
Theo hãng tin RIA Novosti (Nga) lúc mới bắt đầu cuộc chiến thương mại, Bắc Kinh dùng chiến thuật “ăn miếng trả miếng” để phản kích một cách có trật tự, nhưng giờ đây Trung Cộng đã bắt đầu loạn thế trận, không có trật tự.
Nhà bình luận Dmitry Kiselyov (Nga) phân tích, nhìn vào những hành động thực tế gần đây của Trung Cộng cho thấy họ đang cố gắng lôi kéo quan hệ với châu Âu, đồng thời ký kết các hiệp định thương mại. Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra hôm 20/7, cũng là cơ hội tốt mà Bắc Kinh muốn dùng để lôi kéo, mở rộng phe cánh của mình.
Ông Trump và nhiều lãnh đạo Châu Âu gần đây chỉ trích gay gắt nhau, nhưng Trung Cộng và Châu Âu khó có thể hình thành bất kỳ một loại liên minh nào để cùng chiến đấu chống lại Mỹ vì Trung Cộng và phương Tây có các giá trị và hệ thống xã hội hoàn toàn khác nhau.
Trong bài trước tôi có đề cập đến khoảng nợ tín dụng 760 tỷ USD để kích thích tín dụng toàn dân, mà hầu như không thể đòi được. Nhà cầm quyền Trung Cộng thiết lập trang mạng điện tử liệt kê tên họ những người thiếu nợ với mục đích làm họ “mắc cỡ” để trả nợ.
Hôm 26/7/2018 trên tờ South China Morning Post đưa thêm tin về việc nầy trong bài viết toà án nhân dân ở Kaifeng Longtin, tỉnh Hồ Nam Trung Cộng dùng kỹ thuật Video lồng nhạc, tên tuổi, địa chỉ, số tiền nợ đưa ra công chúng xem để thúc đẩy việc trả nợ. Chỉ trong tuần lễ đầu đã có 8,000 lượt người xem hình nầy! Tháng trước, toà án nhân dân ở Douyin, nam tỉnh Quảng Tây đã dùng cùng biện pháp, tỉnh Anhui, tỉnh Sichuan cũng tương tự. Nhà cầm quyền Trung Cộng đang sỉ nhục nhân dân họ. Trung Cộng đang gặp khó khăn lớn về nợ tín dụng, nợ công, lẫn tín dụng đen trong xã hội.
Hình và tên con nợ trong Video, trích trong bài viết “Tik Tok, Tik Tok: Chinese court uses video platform to give debtors the hurry-up South China Morning Post” phổ biến ngày 26 tháng 7, 2018.
Trung Cộng không còn cách nào đòi số nợ khổng lồ nầy, nên “sáng tạo” những cách đòi nợ “mang sắc thái Trung Cộng”. Chẳng những không đòi được, vì món tiền vạy mượn nầy được chi dùng phần lớn cho du lịch, họ còn mang hình ảnh xấu xí người Tàu khạc nhổ, tiểu tiện, gây ồn ào nơi công cộng đi khắp nơi trên thế giới.
Ông Lui He, người cầm đầu nhóm chuyên gia trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã thất bại trong việc điều đình với Mỹ, ông đã mất chức và hiện là “kiến trúc sư” cho chương trinh thúc đẩy tiêu thụ nội địa để đối phó với chiến tranh thương mại đang tiếp diễn.
Có phải chăng chính quyền Trump chọn đúng thời điểm để bắt đầu cuộc chiến thương mại, cho dù thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ đã xảy ra hơn thập kỷ? Đây có phải là thời điểm tốt nhất để bắt đầu vì Trung Cộng đang sa lầy trong kế sách “một vòng đai một con đường”, chương trình mà họ tiêu tốn nhiều trăm tỷ mà chưa thấy kết qủa cụ thể, thiết thực cho sự phát triển đất nước?.
Bình luận gia kinh tế Fraser Howie, hôm 27 tháng 7 nói rằng Trung Cộng không biết cách nào để đối phó với ông Trump, họ chỉ dùng lại cách cũ họ từng làm khi đánh hơi biến cố sắp xảy đến. Ông nói trong quá khứ, Bắc Kinh mở cửa tín dung cho dòng tiền chảy ra để đối phó khi có biến cố kinh tế, và hiện tại họ đang làm như cũ cho dù hậu quả của những khủng hoảng trước chưa giải quyết xong.
Ông dẫn chứng rằng tuần qua Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc đã tuồng vào những doanh nghiệp nhỏ 74 tỉ USD để tiếp hơi cho họ. Và Ban Cố Vấn Trung Ương đã thông báo sẽ chi 200 tỉ USD vào chương trình nâng cấp hạ tầng cơ sở trên toàn quốc, đồng thời họ giảm giá trị đồng Quan 6% để đối phó với việc đánh thuế của Mỹ. Đó là những phương cách họ từng dùng.
Tương tự như cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008, họ mở rông tín dụng để kích thích kinh tế. Biện pháp kích thích nầy, vào thời điểm đó, được tán thưởng như là một cứu tinh cho việc phát triển, nhưng chính nó để lại núi nợ cho đến bây giờ chưa giải quyết được hậu quả.
Một số nhận xét khác, những biện pháp tài chánh, ngân sách kịp thời nầy là sức mạnh của Bắc Kinh: chủ động, quyết đoán và có đủ tiềm năng tài chánh để đảo ngược nguy cơ. Nhưng trên thực tế đó là chỉ dấu của rối loạn.
Vài dấu hiệu khác của sự rối loạn
Một bài báo trong South China Morning Post ngày 27/7 với tựa đề: “Trung Cộng huy động 60,000 công ty thu mua hàng hoá nước ngoài để giữ thị trường Trung Cộng vẫn sinh hoạt, trước Hội Chợ Nhập Cảng" (từ ngày 5-10 tháng 11 tại Thượng Hải).
Thứ Trưởng bộ Thương Mại Wang Bingnan cho biết sẽ huy động những chuyên viên nhập cảng, các nhà buôn, những đại lý bán sỉ, bán lẻ, nhà sản xuất, và những nhà cung cấp dịch vụ nhập cuộc để mua những sản phẩm mà Trung Cộng cần.
Hiện tại làn sóng di dời những xưởng sản xuất từ Trung Cộng đến Mã Lai, Việt Nam đang gây lo âu, xáo trộn trong giới công nhân, giới tài chính Trung Cộng.
30 năm trước đây làn sóng di dời hãng xưởng từ Hồng Kông đến Hoa Lục xảy ra ồ ạt, hôm nay họ lại gắp rút di dời hãng xưởng từ Hoa Lục đến các nước Đông Nam Á để tìm chỗ an toàn, giá thành rẻ cho những sản phẩm của họ như công ty làm đồ chơi trẻ em, đồ dùng điện tử, hàng may mặc, dụng cụ bằng nhựa để tránh ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ Trung.
Đợt di chuyển đầu tiên nầy sẽ ảnh hưởng đến 1 triệu công việc làm và 25, 5 tỷ USD, ông Clara Chan Yuen-Shan giám đốc Hội Đồng Thương Mại các Xí Nghiệp Trẻ và Tổng Giám Đốc cộng ty cổ phần Lee Kee ở Hồng Kông tuyên bố. Họ lo ngại nếu cuộc chiến càng leo thang thì chiến dịch “tái định cư” các hãng xưởng càng lên cao.
Trung Cộng không tìm được sách lược hữu hiệu đối phó với Hoa Kỳ, họ bị động, lúng túng và chỉ dùng những cách đỡ gạt cũ kỹ, kém hiệu quả. Vì vậy nếu cuộc chiến thương mại càng kéo dài, họ sẽ nhanh chóng kiệt quệ và sự thất bại chỉ còn là lúc nào mà thôi.
Mấy ngày nay một hiện tượng chính trị gây ồn ào, bất lợi cho chinh quyền Trump là việc ông tỏ ra thân thiện với Tổng Thống Nga Putin và mời ông đến Mỹ trong mùa hè (đã dời đến năm 2019). Có phải chăng Tổng Thống Trump muốn hòa hoãn với Liên Xô để rảnh tay triệt hạ “Con Rồng Đỏ” phương đông, một chiến lược mà cố Tổng Thống Nixon dùng để hạ bệ Liên Xô? Báo chí lề phải, một số nhà lập pháp Hoa Kỳ, giới anh ninh tình báo Mỹ chỉ trích nặng nề việc nầy, nhưng đừng đánh giá hời hợt động thái nầy của ông Trump!
Một nhà bình luận chính trị người Trung Quốc Ông Tang Hao mới đây đã trao đổi với Epoch Times rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin để cô lập Trung Cộng.
Ông Hao nói thêm, nếu Mỹ có thể đạt được hợp tác với Nga, và tách Bắc Hàn ra khỏi chế độ cộng sản Trung Quốc, thì tình huống đó sẽ gây rất nhiều khó khăn mang tính toàn cầu cho Đảng Cộng sản Trung Quốc
Cùng nhận định trên, Ông Wen Zhao cho rằng cải thiện mối quan hệ Mỹ – Nga sẽ là cách kéo Nga ra xa Trung Quốc.
Chúng ta hẳn còn nhớ việc Nixon-Kissinger đã thực hiện chiến lược hoà Trung chống Nga trong thập niên 70 cuối thiên niên kỷ trước, Mỹ kéo Nga vào cuộc chạy đua vũ khí để sau cùng Nga sụp đổ về kinh tế, và buộc Nga phải từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.
Ai biết được đầu thiên niên kỷ 21 Tổng Thống Trump hòa hoãn với Nga, dồn toàn bộ sức lực vào cuộc chiến thương mại để làm tan rã nền kinh tế lớn thừ 2 trên thế giới, từ đó biến Trung Cộng thành đế quốc cộng sản sau cùng sụp đổ.
Nixon xoá sạch cộng sản Đông Âu, Liên Xô, hy vọng Trump sẽ xoá sạch cộng sản Châu Á. Nếu Trump thành công thì chính hai nhân vật lịch sử nầy ra tay xoá sổ chủ thuyết cộng sản đã từng gieo rắc nỗi kinh hoàng, từng tiêu diệt 100 triệu người dân vô tội trên hành tinh nầy!
Trục Mỹ - Liên Âu - Nhật - Ấn - Úc -Nga chống Tàu.
Cục diện chính trị thế giới đang thay đổi quá nhanh và ngày càng có thêm những tình huống bất ngờ! Trục Mỹ, Liên Âu, Nhật, Ấn Độ, Úc...và Nga đã được hình thành. Trong khi đó thì Trung Quốc ngày càng rơi vào thế bị cô lập từ bên ngoài và bị rối loạn từ bên trong.Mỹ và Liên Minh Châu Âu vừa ký một thoả thuận bằng cách Mỹ sẽ không đánh thuế thép và nhôm của Liên Minh Châu Âu, nhưng đổi lại Liên Minh Châu Âu sẽ phải mua dầu và nông sản của Mỹ. Đây là những thỏa thuận quan trọng sau một thời gian dài đám phán giữa Mỹ và Liên Minh Châu Âu.
Diễn biến giữa Mỹ và Nga cũng có những thay đổi nhanh chóng sau hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng Thống Trump và Tổng Thống Putin. Sau khi kết thúc hội nghị Thượng đỉnh tại Phần Lan và Tổng Thống Putin trở về Nước Nga thì ngay lập tức báo chí Nga đã công kích, bêu xấu Trung Quốc một cách thậm tệ.
Trung Quốc đi nước cờ bằng cách chạy sang Liên Minh Châu Âu để vận động chống lại chính sách đánh thuế của Mỹ, nhưng đã bị Liên Minh Châu Âu từ chối và đưa ra lời khuyến cáo là Trung Quốc cần phải xem lại trong vấn đề gian lận thương mại. Trung Quốc đã bị thất bại nhục nhã trong chuyến đi vận động Liên Minh Châu Âu.
Có lẽ Tổng Thống Trump đã biết trước được Trung Quốc đi vận động Liên Minh Châu Âu để chơi Mỹ nên Tổng Thống Trump đã lên án Trung Quốc là vô cùng độc ác khi đánh thuế vào hàng nông sản và tầng lớp nông dân mà ông rất yêu mến họ. Tổng Thống Trump đã ngay lập tức đưa ra đề xuất chi 12 tỷ đô la hỗ trợ cho nông dân do bị ảnh hưởng đánh thuế của Trung Quốc.
Theo thông tin thì nội bộ lãnh đạo của Trung Quốc cũng đang bị rối loạn và có nguy cơ tan rã. Phe phái của Giang Trạch Dân thì ra mặt chỉ trích Tập Cận Bình là không biết cách đối phó với chính sách thương mại của Mỹ. Cùng lúc thì những cuộc biểu tình của các cựu chiến binh đã nổ ra và ngày càng thêm phức tạp trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc.
Có một chi tiết cũng khá quan trọng mà các nhà quan sát chính trị cũng nên theo dõi, đó là vừa xảy ra một vụ nổ lớn ngay bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Đây có thể là một vụ nổ có tính toán từ các phe phái chính trị trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc để làm thêm rối loạn cho Tập Cận Bình và trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đạt Tiến Nguyễn
Thời điểm để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông đã đến
Photo Credit: National Interest
NATIONAL INTEREST – Có môt thời điểm, khi cựu Tổng thống Barack Obama vẫn còn đang nhiệm chức, khi liên minh do Mỹ lãnh đạo ở Á Châu -Thái Bình Dương có thể phản ứng lại, và có lẽ đã chống lại sự chiếm đóng và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đômg. Theo nhiều chuyên gia an ninh, cơ hội cho những sự kiện như vậy đã đóng lại, và Bắc Kinh đã thành công không thể đảo ngược trên căn bản. Nếu đó thực sự đó là trường hợp, thì sự tự do hoạt hàng hải, (FONOPS, Freedoom of Navigation Operations) và các biện pháp ít và quá muộn. Trung Quốc đã thiết lập một hiện trạng mới ở Biển Đông, và những nỗ lực để chống lại tham vọng lớn hơn của Trung Quốc nên tập trung ở nơi khác.
Điều có lẽ đáng ngạc nhiên nhất về những gì đã xảy ra ở Biển Đông trong thập niên qua không phải là những sự thành công của Trung Quốc trong việc xây dựng một loạt đảo nhân tạo và quân sự hóa, mà là cộng đồng quốc tế sẽ bị đặt trong tình trạng hiện tại một cách không nhận thức được. Ngay từ đầu, Bắc Kinh đã để lộ ý định của mình ở Biển Đông, và nếu nó trở thành khu vực cấm cho những quốc gia khác trong khu vực, và đối với Hoa Kỳ, đó là kết quả của sự không chú tâm của chúng ta và thất bại của chúng ta đã thờ ơ không hành động.
Các quốc gia dân chủ trong khu vực, cùng với quốc gia bảo đảm an ninh lâu đời của họ đã quay trở lại Washington. Họ hiện đang đương đầu với một tình trạng khó xử mới. Và lần này, rõ ràng là tất cả những hành động như không hoạt động hoặc không chú tâm có nghĩa là rắc rối nhiều hơn. Nhận thức được rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông có liên quan trực tiếp đến tham vọng lớn hơn ở Tây – Thái Bình Dương và Ấn Độ – Thái Bình Dương, và hiện tại Trung Quốc đang đối đầu với các nước đồng minh trong khu vực.
Khu vực đầu tiên mà câu hỏi này cần được hỏi là ở Biển Hoa Nam, nơi Trung Quốc cũng đang tăng cường các hoạt động quân sự và hàng hải của mình — cốt yếu gần các đảo nhỏ Diaoyu / Senkaku đang tranh chấp được tuyên bố chủ quyền bởi Tokyo, Bắc Kinh và Đài Bắc. Ở đó, như ở Biển Đông, chiến lược của Bắc Kinh là một trong những “cắt xúc xích từng khoanh nhỏ”, rồi dần dần đạt được theo thời gian, về căn bản chuyển sự cân bằng trong lợi thế phía Bắc Kinh.
Vì nhiều lý do khác nhau, sức mạnh của các lực lượng tự vệ Nhật Bản và hiệp ước an ninh của Tokyo với Hoa Kỳ trong số đó, lợi ích của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam bị giới hạn nhiều hơn ở Biển Đông. Tuy nhiên, tần suất xâm nhập của cảnh vệ duyên hải và tàu đánh cá vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, hoặc vùng tranh chấp đảo Senkaku / Diaoyu, và sự tuần tra của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN) và Không quân PLA (PLAAF) qua eo biển Miyako, giữa Đài Loan và Nhật Bản, đi vào Tây Thái Bình Dương, đã đạt đến mức báo động trong những năm gần đây.
Nếu như tranh luận, chúng ta phải rút lui để nhượng lãnh hải Biển Đông cho Trung Quốc, thì bước tiếp theo là quyết định làm gì kế tiếp. Sự không hoạt động có thể sẽ khuyến khích Bắc Kinh tìm cách hoàn thành ở Biển Hoa Nam những gì họ đã đạt được ở Biển Đông. Một lựa chọn khác, nếu liên minh dân chủ sẵn sàng thực hiện hành động đối kháng cụ thể chống lại Trung Quốc, sẽ biến toàn bộ Biển Hoa Nam thành một “điểm nghẹn” cho Trung Quốc: bị từ chối khu vực, theo đó PLAN và PLAAF sẽ không thể sử dụng được chín kênh hiện tại mà họ hiện đang sử dụng để di chuyển từ trong chuỗi đảo đầu tiên đi vào Tây Thái Bình Dương.
Nhật Bản, Hoa Kỳ và Đài Loan chắc chắn có phương tiện để đóng lại khu vực này ngăn chặn quân đội Trung Quốc bằng cách bảo vệ các hệ thống phòng thủ hải quân, mặt đất và trên không cũng như củng cố Đảo Yonaguni, chỉ cách 108 km (67 dặm) từ bờ biển phía đông của Đài Loan. (Mọi nỗ lực nên được thực hiện để bảo đảm rằng Palau, một đảo nhỏ ở Thái Bình Dương nhưng có vị trí chiến lược, vẫn giữ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.)
Chắc chắn một hành động như vậy sẽ leo thang căng thẳng tình hình. Tuy nhiên, sự kiện này có thể được đưa ra đồng thời rằng Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách từ chối công nhận tính hợp pháp của phán quyết Trọng tài Thường trực vào tháng 7 năm 2016. Những hành động như vậy có thể hợp pháp hóa một hành động phản đối của liên minh Á Châu có hiệu lực để trừng phạt Bắc Kinh vì sự vi phạm của họ đối với các quốc gia liên quan có trách nhiệm. Mục tiêu của hành động thực thi như vậy, không nghi ngờ gì sẽ cần sự phối hợp giữa Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ. Và có thể với các đồng minh khác, sẽ từ chối Trung Quốc tại Biển Hoa Nam như một hành lang để vào Tây Thái Bình Dương và giới hạn họ tại Kênh Bashi giữa Đài Loan và Philippines.
Nói cách khác, nó sẽ mang lại lợi ích nhưng cũng ngăn chặn quyền lợi của Trung Quốc, đặc biệt là lợi ích ở Biển Hoa Nam sẽ đe dọa trực tiếp đến các tuyến thương mại Nhật Bản, hăm dọa sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương và làm cho lục địa Mỹ nguy hiểm bởi hỏa tiễn đạn đạo từ tàu ngầm Trung Quốc.
Ngọc Thạch (Theo National Interest)
Mỹ chỉ thẳng Trung Quốc tư lợi ở Syria
Nhà ngoại giao Trung Quốc lưu ý công cuộc tái thiết Syria sẽ cần từ 200 - 260 tỷ USD và tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng giúp đỡ Syria.
Đặc nhiệm Mỹ chiến đấu bên cạnh người Kurd tại Syria
Động cơ tư lợi
Tạp chí The National Interest cho biết từ ngày 13-14/5, Trung Quốc đã tổ chức “Hội nghị chuyên đề quốc tế về triển vọng một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria” ở Thượng Hải, đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức một diễn đàn quốc tế về việc giải quyết xung đột Syria.
Hội nghị chuyên đề này là dấu hiệu chưa từng có cho thấy Trung Quốc đang đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng sự đồng thuận quốc tế về cách tham gia cuộc xung đột Syria và có thể báo trước cả vai trò ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong tương lai của Damascus và ảnh hưởng ngày càng suy giảm của Mỹ trong tiến trình hòa bình này.
Hội nghị chuyên đề do Đặc phái viên Trung Quốc tại Syria Xie Xiaoyan (Tạ Hiểu Nham) tổ chức có sự tham dự của đặc phái viên Liên hợp quốc tại Syria, Staffan de Mistura, cũng như đặc phái viên Vương quốc Anh và Pháp, và các quan chức và học giả từ Mỹ, Syria, Iran, Ai Cập, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Jordan, Lebanon và Qatar.
Đặc phái viên Trung Quốc tại Syria Xie Xiaoyan (Tạ Hiểu Nham)
Thảo luận được thúc đẩy bởi 3 câu hỏi cơ bản: Giải pháp ở Syria như thế nào? Các yếu tố chính ảnh hưởng đến triển vọng về một giải pháp ở Syria là gì? Và vai trò của cộng đồng quốc tế ở Syria là gì?
Ông Xie Xiaoyan tái khẳng định lập trường không thay đổi của Trung Quốc, nhắc lại tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Syria. Để đạt được mục tiêu này, quan chức Trung Quốc đã vạch ra 5 nguyên lý chính then chốt cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, gồm:
Duy trì liên lạc đa phương cởi mở; hỗ trợ Liên hợp quốc làm kênh trung tâm cho các nỗ lực làm trung gian hòa giải; thúc đẩy sự tham gia tiếp tục và tích cực vào các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva và thông qua tiến trình Astana; hỗ trợ người dân Syria và đảm bảo rằng những nỗ lực chống khủng bố và ngừng bắn hoạt động song song; và hỗ trợ những nỗ lực tái thiết của Syria.
Ông Xie Xiaoyan cũng kêu gọi tất cả các bên tham gia phải nhớ nghĩa vụ của họ như đã được chỉ ra trong Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc buộc các bên ký kết phải ngay lập tức chấm dứt bạo lực đối với dân thường và tìm kiếm một giải pháp chính trị.
Theo đánh giá của tạp chí Mỹ, những nội dung trên không mới nhưng lại có một mục đích mới bởi Trung Quốc nhận thấy các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở Syria phần lớn là vô giá trị, với lệnh ngừng bắn 30 ngày do Nghị quyết 2401 ban hành hồi đầu năm nay đã thất bại và làm leo thang xung đột giữa Mỹ và Nga tại Syria.
Bằng cách tổ chức một diễn đàn trong đó chính Trung Quốc có thể kêu gọi cộng tác lớn hơn trong việc thực thi một lệnh ngừng bắn và thúc đẩy một giải pháp hòa bình, Trung Quốc đang lãnh đạo cuộc đối thoại đa phương về Syria. Qua đó, Trung Quốc có thể thúc đẩy các mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn và có trọng lượng lớn hơn trong việc đưa ra quyết định.
Theo giới phân tích Mỹ, bằng cách kết hợp trách nhiệm quốc tế với những "câu thần chú" mang tính chỉ dẫn của riêng mình, Trung Quốc đang đặt nền móng ảnh hưởng và quyền lực ở Syria. Việc Trung Quốc thúc đẩy hòa bình được tạp chí Mỹ coi là một cái cớ cho những động cơ tư lợi ngầm.
Tham vọng lớn của Bắc Kinh
Theo suy luận của giới phân tích Mỹ, bằng cách đóng một vai trò tích cực hơn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại về vấn đề Syria, Trung Quốc có thể đang nỗ lực để được tính đến như là nhà nước bảo lãnh thứ tư cho tiến trình Astana.
Trung Quốc đã được Nga mời tham dự hội nghị Astana hồi tháng 1 tại Sochi, và sự ủng hộ ngày càng tăng của Trung Quốc thực sự là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh tìm kiếm một chỗ tại bàn đàm phán này.
Nếu được tham gia với tư cách là nhà nước bảo lãnh thứ tư, Trung Quốc sẽ có khả năng ký thác các cuộc đàm phán hòa bình của tiến trình Astana cho các nước thành viên SCO, góp phần vào một sự đồng thuận khu vực mạnh mẽ do Bắc Kinh thúc đẩy.
Mặc dù Bắc Kinh không đóng một vai trò quan trọng nào trên thực địa, nhưng những lời hứa hẹn về kinh tế và nhân đạo của nước này với Syria thu được những thắng lợi là mối quan hệ tăng cường.
Bộ trưởng Bộ Thông tin của Syria, Bassam Abu Abdullah, đã cảm ơn Trung Quốc bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền của Syria và bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong các cuộc đối thoại quốc tế về Syria.
Không tốn công can dự quân sự nhưng Trung Quốc vẫn được Syria cảm ơn "giúp bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền"
Với việc Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc, Ma Zhaoxu, nói về thành công của hội nghị tại cuộc họp Hội đồng Bảo an ngày 17/5, có khả năng Trung Quốc sẽ tổ chức nhiều cuộc đối thoại đa phương về cuộc xung đột Syria hơn và thực sự sẽ đóng một vai trò trung tâm hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp lâu dài cho Syria.
Theo The National Interest, vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán hòa bình Syria khiến Mỹ và các nhân tố phương Tây ở vào một vị trí bất lợi độc nhất vô nhị. Mỹ bị dồn vào một góc và phải hành động ngoài phạm vi của Liên hợp quốc cũng như các tiêu chuẩn quốc tế nếu muốn đóng một vai trò tích cực ở Syria. Washington có thể mạo hiểm và làm leo thang các hành động đơn phương.
Về phía Trung Quốc, nếu được tham gia tiến trình Astana, vốn được thành lập vào tháng 1/2017 theo sáng kiến của ba nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Kinh có thêm cơ hội triển khai dự án tham vọng “Vành đai và Con đường”.
Trung Quốc muốn xây dựng mạng lưới đường sắt nối liền châu Á với châu Âu, nhưng một trong những tuyến thuận tiện nhất về địa lý lại phải đi qua khu vực Trung Đông, chính xác hơn là qua Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Syria.
Syria vừa có"miếng bánh" tái thiết, vừa nằm trên tuyến đường huyết mạch Á-Âu mà Trung Quốc muốn triển khai "Vanh đai và Con đường"
Ngoài lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc còn có khả năng tận dụng sức mạnh về kinh tế để đóng một vai trò nhất định ở Syria nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình.
Hồi cuối tháng 4 vừa qua, Đặc phái viên Trung Quốc về Syria Xie Xiaoyan cho kêu gọi cả các nước nên tham gia công cuộc tái thiết Syria sau cuộc chiến. Nhà ngoại giao Trung Quốc lưu ý công cuộc tái thiết Syria sẽ cần từ 200 - 260 tỷ USD và tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng giúp đỡ Syria.
Theo ông, một số công ty Trung Quốc đã thiết lập liên lạc với chính quyền Damascus để tham gia các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học, đường xá...
Trung Cộng đang đuối sức trong cuộc chiến thương mại
Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Cuộc chiến tranh thương mại nổ ra giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ làm nền kinh tế của hai quốc gia này kiệt quệ và sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Đó là điều không tránh khỏi.
Kinh tế Hoa Kỳ vừa phục hồi sau cơn suy thoái 2008 và cuộc chiến thương mại với Tàu đang xảy ra trong hoàn cảnh kinh tế nước Tàu đang u ám bởi nhiều vấn nạn như vốn đầu tư sục giảm nặng, nợ công tăng nhanh, thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu bất ổn, núi nợ đang phình to và nợ tín dụng nhân dân trở thành cơn ác mộng.
New York Times bình luận, Tổng thống Donald Trump hiểu rõ chiến tranh thương mại sẽ khiến các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này.
Tổng Thống Trump nghĩ rằng trước mắt người dân Mỹ chịu thiệt hại kinh tế để sẽ có được những lợi ích lâu dài.
Theo thống kê năm 2017, Trung Cộng nhập khẩu 129 tỷ Mỹ kim (USD) hàng hóa của Mỹ và xuất khẩu sang Mỹ đến 506 tỷ Mỹ kim, do đó thâm hụt mậu dịch Mỹ lên tới 307 tỷ Mỹ kim.
Vào ngày 6/7/2018 Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến thương mại bằng cú đánh 25% thuế vào một số mặt hàng Hoa Kỳ nhập từ Trung Cộng với tổng trị giá lên đến 34 tỷ Mỹ kim. Để đáp trả, Trung Cộng đánh 25% thuế trên hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá tương đương 34 tỷ Mỹ kim.
Tổng Thống Trump dự định đánh thuế thêm 16 tỷ Mỹ kim trên các mặt hàng hoá khác, nếu Trung Cộng vẫn đáp trả lại Mỹ sẽ đánh thuế thêm 500 tỷ Mỹ kim hàng hoá dự trù sẽ nhập cảng vào Hoa Kỳ trong năm nay.
Cuộc chiến thương mại mới bắt đầu chỉ một tuần lễ, nhưng phía Trung Cộng đã mất gần 2000 tỷ Mỹ kim. Chỉ số Shanghai Composite mất gần 20%, và giới đầu tư bắt đầu lo ngại nền kinh tế Trung Cộng không đương đầu nổi cuộc chiến nên họ đã bán cổ phiếu, rút tiền đầu tư vào nơi khác an toàn hơn mà Mỹ là địa chỉ đáng tin cậy. Trong khi đó chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục tăng, dù Cơ Quan Dự Trữ Trung Ương đã tăng lãi xuất trong tháng 6 vừa qua.
Một yếu điểm khác chỉ ra rằng Trung Cộng khó chạy theo cuộc chiến thương mại lâu dài là khoảng nợ công lên đến 30.000 tỷ Mỹ kim, bằng 259% GDP của họ. Thêm vào đó nợ đầu tư cổ phiếu bằng tiền vay tín dụng ở Trung Cộng đã lên đến 760 tỷ Mỹ kim trong thời gian Trung Cộng mở rộng tín dụng toàn dân để phô trương thành tích tăng trưởng. Với khoản nợ có nguy cơ mất rất lớn, khó đòi nên hiện nay nhà cầm quyền Trung Cộng đã thiết lập một trang mạng liệt kê danh sách những người thiếu nợ tín dụng với hy vọng vì mắc cỡ nên trả nợ. Một phương cách chắc chưa có quốc gia nào đủ “đỉnh cao trí tuệ” để “sáng tạo” được.
Hôm 14 tháng 7, tờ South China Morning Post, với tựa đề “Don’t mention the trade war” cho thấy Trung Cộng rất sợ dân chúng biết cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Họ ra lệnh các tờ báo (lề đảng) không được đưa tựa đề nầy trên báo. Nhất là không được nối kết chuyện chiến tranh thương mại với sự té nhào của thị trường chứng khoán, sự sụt giá đồng Quan, kinh tế đang trì trệ làm người dân lo sợ. Không được dịch từ Twitter của Trump lời đe doạ sẽ đánh thuế 200 tỷ đô la từ hàng hoá Trung Cộng. Tàu đang lấy thúng úp voi.
Cũng trong tờ báo trên, một bài viết khác với tựa đề “Trump’s trade war on China: phoney or real, world will be the loser” có đoạn ông Trump dự định áp thuế 500 tỷ lên hàng hoá Trung Cộng, con số lớn hơn tổng xuất khẩu của Tàu vào Mỹ, nếu Tàu không “cúi đầu” (bài báo dùng chữ bow) nghe theo yêu sách của Mỹ.
Trong cùng bài báo, Bộ trưởng thương mại Tàu thanh minh rằng việc thặng dư mậu dịch không phải là lỗi của Tàu và họ bác khước việc đánh cắp tài liệu khoa học, bắt buộc các công ty ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật cho họ. Không riêng Mỹ đưa ra cáo buộc nầy, mà “thế lực thù địch” khác là bà Merkel của Đức cũng cùng lên án như thế.
Sáng kiến đầy tham vọng “một vành đai một con đường” dùng bẩy nợ để thôn tính các nước nghèo, chừng như càng lúc càng xa và có thể đó là con đường đi không bao giờ đến.
Kẻ gian mắc nạn: Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ghi nhận sáu tháng đầu năm 2015 Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ chỉ có 25,756 tấn thép, nhưng sáu tháng đầu năm 2016 số lượng thép Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ là 312,329 tấn, tăng hơn 12 lần. Sự tăng trưởng đột biến nầy khiến Bộ Thương Mai Hoa Kỳ điều tra. Và họ cáo buộc Trung Cộng tuồn thép qua Việt Nam để xuất cảng sang Hoa Kỳ tránh thuế.
Trung Cộng tuồn thép sang Việt Nam để xuất cảng sang Hoa Kỳ tránh áp thuế. Việc nầy họ đã làm từ hai năm trước khi họ tuồn nhôm cuốn sang Mễ Tây Cơ để từ đó nhập vào Hoa Kỳ để trốn thuế.
Các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ U.S. Steel Corp., Nucor Corp., AK Steel Holding Corp. và ArcelorMittal,cáo buộc các hãng sản xuất thép Trung Cộng vận chuyển kim loại vào Việt Nam, tăng thêm chất lượng, dán nhãn sản xuất tại Việt Nam và xuất cảng sang Hoa Kỳ theo mức thuế thấp mà Mỹ dành cho thép Việt Nam. Vì vậy trong năm qua Hoa Kỳ đã áp mức thuế thép là 266% cho bốn loại thép của Trung Cộng.
Một trong những vũ khí mà Trung Cộng có thể dùng để đánh trả là bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ trị giá 1,17 ngàn tỷ USD mà họ đang nắm giữ. Đó là mối lo ngại của các đời Tổng Thống trước Trump. Nhưng sau khi Tổng Thống Trump cầm quyền, kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán tăng giá, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp vì vậy nếu Trung Cộng dám bán tháo trái phiếu họ đang giữ thì những nhà đầu tư đang tháo chạy từ Trung Cộng, Việt Nam sẽ sẵn sàng mua trái phiếu nầy, vừa an tâm vừa có lời. Nếu Trung Cộng bán hết trái phiếu, Mỹ cũng không bị thiệt hại vì giá trị đồng USD cũng không giảm giá vì lãi suất trên đồng USD không giảm, nhưng ngược lại Trung Cộng sẽ mất hết lợi thế là nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu trong kho bạc Hoa Kỳ.
Việt Nam cùng thọ nạn:
Ngày 21/5/2018, ông Jeffrey Gerrish, Phó Đại Diện Thương mại Mỹ đã có chuyến công du đến Hà Nội. Theo một số nhà quan sát kinh tế thì Ông Jeffrey Gerrish gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ để yêu cầu Việt Nam phải “san bằng thâm hụt thương mại” theo yêu cầu của Tổng thống Trump và đòi Việt Nam phải hạ mức thâm hụt thương mại xuống mức dưới 8 tỷ USD/năm.
Vào năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với tổng giá trị 41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập khẩu có 9,2 tỷ USD, tạo mức thặng dư thương mại lên 32,4 tỷ USD, vì vậy Việt Nam nằm trong 16 nước có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ mà bộ Thương Mại Mỹ lên danh sách.
Ông Jeffrey Gerrish yêu cầu Việt Nam phải tự cắt giảm mức thâm hụt thương mại 8 tỷ USD/năm và có thể bắt đầu vào năm 2018 hoặc chậm phải là năm 2019. Theo chuyên gia kinh tế, để giảm số thặng dư xuất siêu còn 8 tỷ USD/năm thì giá trị xuất siêu của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm đến 75% so với những năm trước. Bi kịch kinh tế và bi kịch ngân sách tăng đột biến có thể làm đổ nhào chế độ cộng sản.
Nhìn quanh các đối tác láng giềng số thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, với Hàn Quốc số nhập siêu đến 20 tỷ USD vào năm 2016 và gần 25 tỷ USD trong năm 2017, với Trung Cộng số nhập siêu kể cả chánh ngạch và tiểu ngạch lên đến khoảng 40 - 50 tỷ USD mỗi năm.
Một tháng sau khi Phó đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish đến Hà Nội “đưa giấy nợ”, vào tháng Sáu năm 2018 Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ đã sang Washington gặp quan chức Bộ Tài chính Mỹ.
Trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Toà Bạch Ốc hôm 31/5/2017, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại với Việt Nam và ông muốn sớm có được cân bằng thương mại giữa hai nước.
Trong năm 2017 và đến đầu năm 2018 Bộ Thương Mại Mỹ đánh vào hai mặt hàng quan trong của Việt Nam là thép lên 53% và tôm lên hơn 25%, đồng thời Liên Minh Châu Âu cảnh cáo đối với hàng hải sản dơ bẩn của Việt Nam.
Theo Nguyễn Đình Đạt, nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại Học The West of Scotland: Thị trường chứng khoán Việt Nam "nhiều khả năng vẫn tiếp tục giảm trong thời gian tới". “Sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh hơn 1.204,33 điểm với vốn hoá thị trường 3.269.948 tỷ VND vào ngày 09/04/2018, thị trường chứng khoán đang điều chỉnh giảm mạnh còn 909,72 điểm với vốn hoá 2.889.125 tỷ VND vào ngày 13/7/2018, tương đương giảm 33% về điểm và giảm 380.823 tỷ VND về giá trị tương đương 16,5 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường”. Hiện tại, tiền Đồng Việt Nam đang mất giá, một USD bằng 22,675 Đồng Việt Nam, vì vậy giới kinh doanh, người dân đang rút tiền ra để mua ngoại tệ mạnh, tránh mất giá. Nếu động thái nầy cứ tiếp diễn thì không bao lâu Việt Nam sẽ theo con đường mà CHXH Venezuela đang đi.
Chưa hết, “theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nợ xấu ở Việt Nam năm 2016, bao gồm nợ xấu do Tổng công ty Quản lý Quỹ Việt Nam quản lý (VAMC), đã lên đến 487 nghìn tỷ đồng (21,7 tỷ USD), chiếm 8,8% tổng dư nợ cho vay 5,5 triệu tỷ đồng (241 tỷ USD), tỷ lệ khá cao. NHNN cho hay kế hoạch đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào năm 2020. Bình quân mỗi người Việt Nam mang số nợ US$ 1.038 và thu nhập binh quân của họ là 6 đô la Mỹ/ngày”. (Theo nhà báo Phạm Chí Dũng).
Tiến sỹ Nguyễn Văn Phú, một nhà nghiên cứu kinh tế của Đại học Strasbourg, Pháp, nói: các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu." Mỹ sẽ áp dụng thuế cao hơn cho các sản phẩm 'made in Việt Nam' thì tất cả đều 'chết',".
Trong hoàn cảnh ông bạn 4 tốt và 16 chữ vàng đang tang gia bối rối thì làm sao cứu được “đứa con hoang lầm đường” được. Trong thời khắc hồn ai nấy giữ thì Việt cộng nên:
“liệu bề cướp đó giựt đây
Thặng dư 8 tỷ việc nầy mới xong”
Hoặc
“Liệu mà cao chạy xa bay
Tấm thân khuyển mã chỉ ngần ấy thôi” (phỏng theo truyện Kiều).
TPO - Giám đốc FBI nói rằng gián điệp Trung Quốc có mặt ở mọi nơi trên 50 tiểu bang của Mỹ, từ lĩnh vực nông nghiệp đến công nghệ cao, tạo ra mối đe dọa lớn cho nước này.
Các mối đe dọa từ Bắc Kinh gồm gián điệp kinh tế lẫn gián điệp truyền thống. Theo giám đốc FBI, họ không hoạt động theo cách tình báo truyền thống mà đánh mạnh vào nguồn nhân lực, cũng như các phương tiện mạng. Giám đốc FBI nói: “Các cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy gián điệp kinh tế Trung Quốc có mặt ở 50 tiểu bang. Nó bao gồm mọi thứ từ hạt ngô ở Iowa, đến các tuốc bin gió ở Massachusetts, từ nông nghiệp cho đến công nghệ cao. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, khối lượng và quy mô của gián điệp Trung Quốc là không thể coi thường”.
Chính quyền Trump đang bỏ qua WTO và đơn phương dựa vào luật pháp Mỹ để giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc.Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng "phớt lờ" WTO là một minh chứng về việc chính quyền của ông không thích các tổ chức quốc tế lớn duy trì trật tự chính trị, an ninh và kinh tế toàn cầu. Ông Trump luôn cho rằng hành động đơn phương là cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của riêng mình. Kể từ khi WTO được thành lập vào năm 1995, một trong những mục đích quan trọng nhất của tổ chức này là hành động như một trọng tài trung lập trong các tranh chấp thương mại giữa 164 quốc gia thành viên.
Bản Sắc Trung Cộng Đang Bị Tổng Thống Trump Đánh Sập
Nguyễn Quang Duy
Vietnam – Cali Today news – Chúng ta đều biết Trung cộng là quốc gia cộng sản và đều nghe về kinh tế thị trường chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc.
Nền kinh tế thị trường có đuôi cộng sản Bắc Kinh này là nền kinh tế nhà nước can thiệp định hướng thị trường bằng cách bảo hộ mậu dịch.
Sang đến Việt Nam nó biến thành kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cả hai nước dùng cụm từ này vì khi gia nhập WTO họ đã cam kết từng bước trở thành kinh tế thị trường nhưng đến nay vẫn không chịu thực hiện.
Việc Tổng Thống Trump đánh thuế trên hàng hóa Trung cộng nhập cảng vào Mỹ vì thế là cuộc chiến phá bỏ thể chế nhà nước bảo hộ mậu dịch của Bắc Kinh và Hà Nội.
Chiến tranh leo thang, phía Mỹ thông báo vào tháng 9/2018 sẽ đánh 10% thuế lên 200 tỷ Mỹ kim khác. Như vậy chừng một nửa tổng số hàng Trung cộng nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị đánh thuế và vượt quá khả năng Trung cộng có thể đánh trả.
Phía Trung cộng đã kiện với WTO, nhưng đến nay Mỹ chưa công nhận Trung cộng theo kinh tế thị trường nên việc tranh chấp rất ít cơ hội được WTO giải quyết. Ông Trump lại từng tuyên bố WTO chẳng mang lợi gì cho nước Mỹ và dọa Mỹ sẽ rút khỏi tổ chức này.
Hiểu được thể chế nhà nước bảo hộ mậu dịch như thế nào sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn việc ông Trump đang làm là rất đúng và rất tốt cho người Việt Nam.
Giữ tỷ giá hối đoái
Trước đây Tổng Thống Obama thường xuyên lên án Trung cộng dùng đồng tiền để bảo hộ thương mãi nhưng ông không làm được gì nên cán cân mậu dịch giữa hai nước càng ngày càng mở rộng.
Tổng Thống Trump biết thế nên đánh thuế và đòi hỏi phía Trung cộng phải cân bằng thặng dư thương mãi.
Để giúp ổn định kinh tế vĩ mô, nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Nhật, Đại Hàn, Đài Loan cũng giữ tỷ giá hối đoái. Nhưng các quốc gia này theo thể chế tự do nên đều giảm thiểu thiệt hại cho Mỹ, cho thế giới, cũng như cho chính các quốc gia này.
Vì là 2 quốc gia cộng sản Trung cộng và Việt Nam vẫn sử dụng các phương cách bảo hộ dưới đây gây nhiều ảnh hưởng xấu đến Mỹ và thế giới.
Công đoàn bị cấm hoạt động
Trung cộng và Việt Nam lập ra các công đoàn quốc doanh. Đại diện công đoàn lãnh lương chủ, làm việc như công chức nhà nước. Không ai đấu tranh cho quyền lợi công nhân nên lương bổng công nhân còn rất thấp.
Đa số công nhân lại từ vùng quê lên đô thị kiếm việc, không có tay nghề chuyên môn nên ít dám đòi hỏi quyền lợi. Hầu hết công nhân xem công việc là tạm bợ, làm cho đến khi kiệt lực, chán nản hay mất việc họ lại quay về thôn quê.
Lương lao động thấp nên giá hàng xuất khẩu rẻ, giết chết công nghiệp Mỹ, làm người Mỹ thất nghiệp. Chính thành phần công nhân bị mất việc hay bị đe dọa mất việc đã ủng hộ và bầu ông Trump đắc cử Tổng Thống.
Khi đắc cử ông Trump cho biết: “Dưới chính quyền của tôi, việc đánh cắp sự thịnh vượng của Mỹ sẽ chấm dứt. Chúng ta rốt cuộc sẽ bảo vệ các ngành công nghiệp và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho công nhân Mỹ” và ngày nay ông Trump thực hiện lời hứa.
Ông Trump đã bắt đầu sửa soạn tranh cử cho nhiệm kỳ tới và nếu ông thắng cử cuộc chiến thương mãi sẽ chỉ kết thúc bằng việc Trung cộng và Việt Nam phải thực hiện lời hứa khi họ gia nhập WTO chấp nhận công đoàn tự do và các hứa hẹn khác.
Hàng Rào Thuế Quan
Nhiều mặt hàng Mỹ khi nhập cảng vào Trung cộng vẫn phải chịu các sắc thuế đã có từ trước khi Trung cộng gia nhập WTO, cho đến nay sau hơn 15 năm vẫn chưa được hủy bỏ.
Đầu Tư
Nhờ tham gia WTO các công ty Trung cộng phần lớn được cho phép đầu tư tự do trên thị trường quốc tế trong khi Bắc Kinh lại hạn chế khả năng của các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung cộng, nhất là trong các lãnh vực ngân hàng, ô tô, công nghiệp nặng và nông nghiệp.
Trung cộng còn ép buộc các công ty nước ngoài muốn làm ăn phải chuyển giao kỹ thuật trước khi cấp phép cho khai thác thị trường tại đây.
Khi có được kỹ thuật mới trong tay Trung cộng sử dụng tài sản trí tuệ này một cách trái phép gây thiệt hại nặng nề cho công nghệ các nước tiên tiến.
Khoáng sản, Tài Nguyên và Môi Trường
Bảo hộ thương mãi dẫn tới nạn khai thác và xuất khẩu khoáng sản và tài nguyên đến cạn kiệt. Môi trường được xem như của trời cho và nhiều vô tận nên bị hủy hoại khủng khiếp.
Chỉ vài năm trước nguồn xuất khẩu chính của Việt Nam là dầu thô. Nhưng sáu tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập cảng nhiều hơn xuất cảng vì các giếng dầu đang cạn dần, khó khai thác, chi phí cao. Đó là chưa kể đến xăng và dầu luôn phải nhập và càng ngày càng tăng.
Bauxite Tân Rai được bảo hộ mọi mặt, liên tục bù lỗ, 3 lần vỡ đê, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nhưng vẫn tiếp tục hoạt động và xuất khẩu.
Formosa hủy hoại môi trường biển, Hà Nội đòi 500 triệu Mỹ kim tiền phạt trong khi thiệt hại phải vài thế hệ mới trả xong.
Mỹ đánh 25% thuế trên thép và 10% trên nhôm nhập khẩu, giúp tăng sản xuất thép và nhôm tại Mỹ, giảm nhu cầu nhập khẩu vào Mỹ. Bắt buộc Việt Nam phải giảm số lượng thép và nhôm sản xuất và do đó giảm bớt hủy hoại môi trường.
Nhôm Tân Rai, thép Formosa chỉ là một thí dụ dễ thấy trong hằng trăm ngàn các hãng xưởng đang ngày đêm hủy hoại môi trường sống tại Việt Nam.
Rõ ràng việc làm của ông Trump đang cứu dân Việt chết dần mòn trong ô nhiễm do tăng trưởng theo mô hình nhà nước bảo hộ thương mãi gây ra.
Doanh Nghiệp Nhà Nước
Cả Trung cộng lẫn Việt Nam đều không thi hành lời hứa khi gia nhập WTO vẫn tiếp tục bao cấp các doanh nghiệp nhà nước ngay cả khi các doanh nghiệp này bị thua lỗ nặng nề.
Việc duy trì và bơm tiền bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước là rào cản lớn nhất cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và ngoại quốc.
Thuế Bán Phá Giá
Nhà nước Trung cộng bảo hộ hàng hóa đến độ giá xuất khẩu thường thấp hơn cả giá thành sản phẩm nên thường bị kiện là bán phá giá. Mục đích là để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, thu ngoại tệ, cả với mục tiêu quân sự và chính trị.
Theo số liệu thống kê của WTO, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2014, các biện pháp chống bán phá giá đối với Trung cộng là 638, chiếm 27% số lượng toàn cầu. Các biện pháp chống bán phá giá hữu hiệu hiện nay của Liên Minh Châu Âu (EU) có đến 3/4 là nhắm vào Trung cộng.
Trường hợp xuất cảng thép Trung cộng bị nghi là có mưu đồ quân sự và chính trị. Khi công nghiệp Mỹ không thể cạnh tranh phải đóng cửa. Mỹ lệ thuộc vào thép Trung cộng. Nếu chiến tranh xảy ra Mỹ sẽ mất khả năng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thép để sản xuất vũ khí.
Khi không trực tiếp bán sang Mỹ, Trung cộng dùng Việt Nam làm sân sau để tuồn hàng ra tránh thuế và thực hiện mục tiêu chính trị.
Cuối tháng 5/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra tuyên bố sẽ thu thuế chống bán phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp 256,44% đối với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam sử dụng chất nền có nguồn gốc Trung cộng.
Đất
Tình trạng thu hồi đất của dân để giao cho các công ty Trung cộng vào Việt Nam đầu tư đang ngày càng gia tăng.
Bắc Kinh giờ phải giữ vốn đầu tư trong nước thay vì mang sang Việt Nam đầu tư, rõ ràng ông Trump đang giúp dân oan đỡ mất đất vào tay Trung cộng.
Ngay cả ba Đặc Khu Phú Quốc, Bắc Vân Phong, Vân Đồn cũng có thể đã được hoãn lại vì giảm ưu tiên trong chiến lược toàn cầu “Một Vòng Đai, Một Con Đường” của Bắc Kinh.
Miễn giảm Thuế
Vào năm 2017, 4 công ty Samsung có tổng doanh thu là 61,5 tỷ Mỹ Kim và lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ Kim. Trong khi đó thuế cho nửa đầu năm 2017 chỉ 186 triệu Mỹ Kim. Ước tính cả năm thuế chỉ hơn 6 % trên lợi nhuận ròng.
Sau 20 năm lỗ liên tiếp Coca-Cola Việt Nam bị thuế vụ Việt Nam tình nghi hoạt động chuyển giá nhằm trốn thuế nên mới bắt đầu đóng 20 triệu Mỹ Kim tiền thuế vào năm 2014.
Thuế ở Mỹ cao hơn nhiều và hệ thống thuế ở Mỹ rất minh bạch khó mà gian lận được. Nên các công ty tìm đến các nơi dễ trốn thuế như Việt Nam và Trung cộng.
Còn Việt Nam muốn thu hút đầu tư nên miễn giảm thuế cho các công ty ngoại quốc vào đầu tư gây thiệt hại cho các quốc gia khác nhất là Mỹ.
Một thị trường công bằng cho mọi doanh nghiệp đã không được thực hiện như lời hứa khi Việt Nam gia nhập WTO.
Nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ bị bỏ rơi.
Mô hình do Bắc kinh dàn dựng phải dùng thuế hay nguồn tài nguyên của nông nghiệp và doanh nghiệp để bảo hộ cho công nghiệp xuất khẩu.
Bởi thế Việt Nam là 1 quốc gia nông nghiệp với 80% dân chúng sống ở nông thôn ngày nay nhiều mặt hàng nông nghiệp đã không thể cạnh tranh với hàng ngoại quốc. Ngay cả gạo ngon và sạch cũng hầu như nhập cảng từ Thái Lan và Campuchia.
Nhiều mặt hàng tiêu dùng trước đây được sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước thì nay lại phải nhập cảng từ các nước trong vùng.
Thể chế nhà nước bảo hộ mậu dịch đã làm thay đổi nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Nông thôn ngày càng nghèo. Người nghèo ngày càng đông. Việt Nam ngày càng thua xa các quốc gia trong vùng.
Tổ Chức Dân Sự
Chính phủ Nhật bảo hộ thương mãi gây bất lợi cho nông thôn các tổ chức nông hội tại Nhật vận động Quốc Hội Nhật trợ giúp cho ngành nông nghiệp. Bởi thế sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị được thu hẹp, xã hội Nhật được ổn định.
Các quốc gia tự do công đoàn được tự do hoạt động trở thành tiếng nói chính thức của công nhân. Công đoàn vừa vận động chính phủ đề ra các chính sách có lợi cho công nhân vừa thương lượng với chủ nhân để bảo vệ và gia tăng quyền lợi của công nhân.
Đã có khá nhiều tổ chức dân sự hoạt động tại Việt Nam nhưng vì chưa có luật về tổ chức dân sự nên chưa thể phát triển được. Hai thí dụ bên trên cho thấy hoạt động dân sự rất cần thiết trong việc phát triển quốc gia.
Kết
Trong cuộc chiến thương mãi ai cho rằng ông Trump bảo hộ thương mại Mỹ đều giả thử Trung cộng là nền kinh tế theo thị trường tự do. Nhưng điều này không đúng Trung cộng là một nước cộng sản theo thể chế nhà nước bảo hộ mậu dịch.
Bài viết chỉ đưa ra vài trường hợp bảo trợ dễ thấy. Thật ra Trung cộng còn hằng ngàn phương cách khác để bảo trợ mậu dịch khác, như trợ giúp gián điệp công nghệ cao, tài trợ vốn đầu tư, đầu tư không cần lời, trợ giá, đầu tư vì mục đích quân sự hay chính trị…
Bởi thế việc ông Trump trừng phạt Trung cộng là đang đánh thẳng vào thể chế nhà nước bảo hộ mậu dịch đánh thẳng vào thể chế cộng sản.
Mô hình phát triển Việt Nam rập khuôn mô hình Trung cộng nên rõ ràng việc phá vỡ thể chế này sẽ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam.
Chưa rõ cuộc chiến sẽ kết thúc thế nào nhưng con đường duy nhất để Việt Nam phát triển là phải thay đổi cả thể chế kinh tế và lẫn chính trị.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
18/7/2018
Trump's trade war isn't the only thing that's taking a bite out of China's economy
China's economy expanded at its slowest pace since 2016 in the second quarter.
The Chinese government has been cracking down on excessive debt and risk.
At the same time, tariffs have been looming over domestic demand.
China's economy expanded this spring at its slowest pace in nearly two years as the government cracks down on debt and risk and amid an ongoing trade fight with the US.
Real gross-domestic-product growth in the country slipped 0.1 percentage points to 6.7% in the second quarter, the statistics bureau reported Monday, a pace not seen since 2016. That is still over the government's target of around 6.5%, and year-over-year growth remained at 6.8%.
The fall was widely expected after Chinese policymakers began a campaign to curb financial leverage last year, which analysts say has weighed heavily on growth.
"Credit and money growth were disappointing in June, highlighting the persistent and negative impact of the financial deleveraging reform on credit conditions in the real economy," Societe General analysts led by Brigitte Richard-Hidden wrote in a note.
Investment spending has been growing at a record-low pace this year, falling to 2.1% of gross domestic product in the second quarter from 2.4% a year ago. Property investment has been particularly sluggish, posting its weakest growth in six months in June.
Societe General
At the same time, tariffs have also loomed over China's economy. Beijing and Washington have been in a trade spat since March, when the Trump administration announced plans to penalize Beijing over accusations of intellectual-property theft and what officials saw as unfair trade practices.
Trump has threatened to impose additional tariffs on almost all Chinese imports to the US. He followed through with tariffs on $34 billion worth of Chinese goods last month, prompting an in-kind response. UBS expects the first round of tariffs to slow China's economic growth by 0.1% in the first year.
If Trump carries through with recent threats to impose tariffs on an additional $200 billion worth of Chinese imports to the US, analysts say it could slow further — by between 0.3% to 0.5%. But they caution those escalations would also hurt the US and other major economies.
"As the third quarter gets under way, markets will be closely watching how the global trade developments play out and what impacts it may have on the Chinese, US and global economy," Lukman said.
The mix of trade tensions and a deleveraging campaign puts policymakers in a tight spot, according to Richard-Hidden.
"The economy is under strong pressure from the well-intentioned deleveraging reform," Richard-Hidden said. "Now that the risk of trade tensions affecting the real economy is also on the rise, we think that policymakers will have no choice but to opt for more policy easing."