Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24842516

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 19.04.2024 22:12
Hai đại quốc tang liên tiếp của CSVN: Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua đời
22.04.2019 13:39

Trong khi TBT chủ tịch Trọng còn đang hấp hối, nguyên Chủ tịch nước Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời ở Hà Nội, hưởng thọ 99 tuổi, theo truyền thông chính thống Việt Nam.

Ông Lê Đức AnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước Việt Nam từ 9/1992 đến 9/1997

Hãng tin của nhà nước, Thông Tấn xã Việt Nam, hôm 22/4 ra thông báo:

"Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương: đồng chí Lê Đức Anh, sinh năm 1920, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22/4/2019 tại nhà Công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, Thành phố Hà Nội."

'Đã đến lúc công bố mật ước Thành Đô?'

Họp Thành Đô 'nguyên nhân và diễn biến'

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười qua đời

"Đại tướng Lê Đức Anh là nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên phó bí thư Quân ủy trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, nguyên cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng," báo Tuổi trẻ hôm thứ Hai giới thiệu tiểu sử chính trị gia vừa qua đời.

"Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức vụ bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1987 đến năm 1991, sau đó là chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam cho đến tháng 9-1997, có vai trò quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ," tờ này cho biết thêm.

Báo mạng VnExpress hôm 22/4 cũng lược lại tiểu sử của nguyên Chủ tịch Lê Đức Anh, cho hay:

"Ông tham gia cách mạng từ năm 1937, trong Mặt trận Dân chủ huyện Phú Vang và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Một năm sau, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1944, ông tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh.

"Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn, Trung đoàn. Từ tháng 10/1948 , ông là Tham mưu trưởng Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ 1951, ông là Tham mưu phó, quyền Tham mưu Trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ, rồi Cục phó Cục Tác chiến; Cục Trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam.

"Từ tháng 8/1963, ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 2/1964 đến 1974, ông là Phó Tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam; Tư lệnh Quân khu 9."

'Thăng hàm vượt cấp'

Ông Lê Đức AnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Lê Đức Anh trong một lần tiếp Thượng nghị sỹ John Kerry, cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Vẫn theo VnExpress, ông Lê Đức Anh từng đảm nhiệm Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam từ 1974:

Dấu ấn của TBT Đỗ Mười trong thời Đổi Mới

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười: 'Công, tội và di sản'

Thảo luận: Gạc Ma - ai ra lệnh không cho nổ súng?

"Tháng 6/1974, ông được thăng quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng, làm Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư Lệnh cánh quân hướng Tây Nam đánh vào Sài Gòn.

"Khi đất nước thống nhất, ông làm Tư lệnh Quân khu 9; Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, kiêm chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam; được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1980.

"Năm 1981-1986, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Camphuchia; được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 5 bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986.

"Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 2/1987. Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Từ năm 1997, ông là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng đến khi nghỉ hưu năm 2001."

Ông Lê Đức AnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Lê Đức Anh là Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam từ 2/1987-8/1991

Tờ Tuổi trẻ nêu một số chi tiết liên quan cựu Chủ tịch nước sau khi hưu trí, cho biết thêm:

Nhà báo Bùi Tín nói về các tướng Việt Nam

Tướng Lê Đức Anh nói về vụ Tiên Lãng

Lập đài tưởng niệm Gạc Ma và nhìn lại

Lê Duẩn và 'chiến tranh vì hòa bình'

"Sau khi nghỉ hưu (từ tháng 4-2001), Đại tướng Lê Đức Anh vẫn quan tâm đến thời cuộc và tình hình đất nước, ông trăn trở nhiều về bộ máy công quyền, mối quan hệ giữa nhà nước, trong đó có quân đội, với nhân dân.

"Khi xảy ra sự việc xô xát do cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòngnăm 2012, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã cùng một số vị lão thành lên tiếng mạnh mẽ, yêu cầu làm rõ đúng sai cả về phía người dân và phía chính quyền các cấp trong vụ việc này, cũng như phản đối việc quân đội tham gia cưỡng chế đất đai.

"Phát biểu với báo chí khi đó, ông nói: "Một số cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức có hành động không lành mạnh điều đó đã làm giảm niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, bản thân tôi thấy đó cũng là điều lo lắng.

"Tôi cho rằng trong đội ngũ của Đảng, cán bộ đảng viên mà suy thoái, làm trái nguyên tắc cơ bản của Đảng, làm sai hiến pháp và pháp luật thì cần phải xử lý nghiêm".

Cùng ngày thứ Hai, dẫn nguồn tin trên Việt Nam Thông Tấn xã về việc ông Lê Đức Anh qua đời, báo Quân Đội Nhân Dân phiên bản điện tử cho biết thêm chi tiết:

"Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Lê Đức Anh sẽ được thông báo sau."

Ông Lê Đức Anh thời ở đồn điền cao su

- "Suốt một năm, tôi vừa làm cu ly quét dọn, cùng những người cu ly khác hằng ngày dọn dẹp 10 ngôi biệt thự và quét lá thông trên mấy quả đồi, vừa làm thuê chế biến thực phẩm nguội...".

>> Tuổi thơ của Đại tướng Lê Đức Anh

LTS: Trong cuốn hồi ký Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh dành một chương để kể lại những năm tháng tổ chức các nghiệp đoàn ở đồn điền cao su Lộc Ninh và tham gia đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng 8/1945. Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc một chương có nhiều dữ kiện đáng giá về ông:

Để tránh sự truy lùng của địch, cuối năm 1939, tôi lánh vào Hội An - Quảng Nam, ở nhà chị gái là Lê Thị Búp. Đầu năm 1940, tôi vào Phan Rang và đi xe lửa lên Đà Lạt.

Đến Đà Lạt, tôi ở nhà chị gái Lê Thị Trĩ. Một tháng sau, tôi xin vào làm công tại khu nghỉ mát của sở Nam Kỳ. Hồi đó, bọn chủ vẫn gọi những người lao động là cu ly. Công việc hằng ngày là quét dọn trong nhà, ngoài sân và quét lá thông ở tất cả các đồi. Họ trả lương 15 đồng một tháng. Tiền ăn đã hết 12 đồng, chỉ còn lại 3 đồng, phải tằn tiện, chắt bóp lắm mới đủ tiêu vặt cho những sinh hoạt thường nhật.

Ông Lê Đức Anh thời ở đồn điền cao su

Phó Tư lệnh -Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam Lê Đức Anh tại Bộ Tư lệnh miền - khu căn cứ Tà Thiết, năm 1966. Ảnh trong cuốn hồi ký

Làm cu ly được 2 tháng, tôi thấy mình phải cố gắng học lấy một nghề, bởi có nghề ổn định mới kiếm được tiền sinh sống và tiếp tục hoạt động cách mạng. Tìm hiểu xung quanh, tôi xác định được hai nghề là đánh máy chữ và chế biến thực phẩm. Vì tôi thấy ở gần đó, có hai vợ chồng người Tây tên Bêgăng, là lính đã giải ngũ, quản lý 10 ngôi biệt thự.

Ngoài công việc quản lý, Bêgăng còn làm các món ba tê, xúc xích, dăm bông để bán. Lúc đầu tôi xin vào làm thêm ngoài giờ là đứng xay thịt, Bêgăng đồng ý và trả tôi thêm 3 đồng một tháng. Thấy tôi làm nhanh, ông bắt đầu hướng dẫn tôi làm ba tê, xúc xích. Vợ Bêgăng làm kế toán, kiêm luôn đánh máy chữ. Tôi cũng đi thuê một cái máy chữ về tập đánh. Khi đã thông thạo, tôi bảo vợ Bêgăng cho tôi đánh các văn bản và bà ta đồng ý.

Như vậy, suốt một năm, tôi vừa làm cu ly quét dọn, cùng những người cu ly khác hằng ngày dọn dẹp 10 ngôi biệt thự và quét lá thông trên mấy quả đồi, vừa làm thuê chế biến thực phẩm nguội, vừa đánh máy chữ. Người Tây quản lý nhân công rất chặt chẽ nên khu biệt thự và đồi thông lúc nào cũng sạch sẽ. Việc chế biến thực phẩm thì tôi làm ngoài giờ và ban đêm.

Những người bồi bếp ở mấy khu biệt thự gần đó đến mua ba tê, xúc xích đã khuyên tôi về Sài Gòn.

Tôi cũng muốn về Sài Gòn nhưng rất khó. Hồi đó, Trung Kỳ là đất bảo hộ, từ Huế, Đà Nẵng vào Ninh Thuận đi bằng tàu hỏa thì dễ, nhưng từ Ninh Thuận, Bà Rịa, Biên Hòa, hoặc từ Đà Lạt xuống Sài Gòn đều khó, vì Nam Kỳ là đất thuộc địa của Pháp, từ Trung Kỳ vào Nam Kỳ chúng xét dữ lắm. Một người Tây là chủ công ty cao su nhiệt đới ở khu biệt thự bên cạnh, rất thích ăn ba tê, xúc xích, dăm bông do tôi làm nên thường sai đầu bếp hoặc vợ sang mua.

Về sau người Tây này hỏi tôi:

- Mày làm như vậy lương được bao nhiêu?

- Cả lương cu ly quét dọn và làm thực phẩm được trả 18 đồng một tháng - Tôi trả lời.

Nghe vậy, người Tây này bảo: Đi làm cho tao, tao sẽ trả hơn. Tôi đồng ý ngay. Nhưng ông ta không thuê tôi làm trực tiếp mà lại giới thiệu tôi với một người Tây khác ở đồn điền cao su Lộc Ninh. Người này có xe ô tô đưa tôi về Sài Gòn, sau đó đưa tôi về đồn điền cao su Lộc Ninh làm xúc xích và dăm bông, họ trả cho tôi mỗi tháng 30 đồng.

Xây dựng phong trào phu cao su

Những năm trước Cách mạng tháng Tám, nạn đói ở Bắc Kỳ đã khiến một số đông người từ miền Bắc di cư vào phía Nam để kiếm sống. Từ chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật, tôi thấy từ Vinh vào Huế đến Đà Nẵng, Hội An chỉ có những xưởng sửa chữa nhỏ, ngành cơ khí chưa có gì đáng kể, số lượng công nhân không nhiều.

Ông Lê Đức Anh thời ở đồn điền cao su

Đại tướng Lê Đức Anh thăm Bộ chỉ huy Miền ở Tà Thiết (Lộc Thành, Lộc Ninh) tháng 5/2012. Ảnh: Báo Bình Phước

Còn người dân lao động chỉ tập trung chủ yếu ở ba nơi: hầm mỏ, đường xe lửa và đồn điền cao su. Phần lớn dân ở đồn điền cao su Lộc Ninh là người từ các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hà Đông, Nam Định, Thái Bình... Phu cao su ở đây được quy định lao động một ngày 8 giờ. Chủ Tây đi kiểm tra cả về số lượng và chất lượng rất chặt chẽ. Việc phòng bệnh, chữa bệnh cũng được thực hiện để công nhân có sức khỏe làm việc.

Nếu phát hiện ra người ốm giả vờ thì người quản lý khiển trách và xử phạt. Chủ Tây cho xây nhà thờ Cơ Đốc giáo và khuyến khích phu cao su đi lễ nhà thờ. Đồn điền thì rộng lớn, những người cai quản không nhiều, cai cũng là người làm thuê, hằng ngày trụ ở đồn điền, bám các lô cao su để cai quản những người phu và công việc, còn chủ thực sự của đồn điền thì ở Sài Gòn. Giám đốc, phó giám đốc điều hành thực chất cũng là Tây làm thuê cho Tây chủ đồn điền.

Dưới giám đốc điều hành là thầy xu, dưới thầy xu là cặp rằng, mỗi nhóm từ 15 đến 20 phu cao su thì Tây chỉ định một đội trưởng phụ trách gọi là cặp rằng. Như vậy, thầy xu và cặp rằng đều là người làm thuê. Chủ Tây của đồn điền cao su Lộc Ninh khi thì ở thành phố Sài Gòn, khi thì về sống ở thủ đô Paris. Mọi việc điều hành của đồn điền ông ta giao cho Giám đốc điều hành tên là De Lalane ( Đờ Lalăng), Phó giám đốc là Mandon (Manđông). Mandon là người Do Thái.

De Lalane trả lương cho tôi một tháng là 30 đồng. Thấy ba tê, xúc xích tôi làm ăn ngon nên ông ta yêu cầu làm thêm để bán cho các đồn điền kế cận và mang về Sài Gòn. De Lalane trả thêm cho tôi 15 đồng mỗi tháng để đi phân phát lương thực. Như vậy, mỗi tháng tôi có thu nhập đều đặn 45 đồng.

Có tiền dư dật, công việc lại không bị quản chặt như phu cạo mủ cao su nên tôi có điều kiện đến các làng tiếp xúc với phu cao su vận động, xây dựng phong trào của phu cao su và tôi cũng bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm và bắt liên lạc với tổ chức cách mạng.

Lê Đức Anh(Trích hồi ký 'Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng')

Những sự thật cần phải biết – (Phần 25) – Lê Đức Anh – Kẻ bán nước

Đặng Chí Hùng (Danlambao) – Lê Đức Anh là một tên cai phu cao su có nhiều tội ác với những người dân lành. Đây là kẻ đã từng tiếp tay cho thực dân Pháp đánh đập nhân dân ta. Đó là tội ác không thể dung tha. Đặc biệt, Lê Đức Anh có vai trò rất quan trọng trong việc bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó chúng ta cần phải thấy rõ được bộ mặt thật của Lê Đức Anh để nhân dân một ngày gần đây xét xử trước công luận về tội ác này. Đó chính là lẽ phải và chính nghĩa mà chúng ta phải đấu tranh vì một dân tộc Việt Nam trường tồn mãi mãi…

I. Ác ôn giả danh dân lành:

1. Lý lịch hiện nay:

Theo tài liệu được cung cấp trên trang chính của báo điện tử cộng sản thì Lý lịch của Lê Đức Anh như sau:

“Họ và tên: Lê Đức Anh

Bí danh: Sáu Nam

Ngày sinh: 1920

Quê quán: xã Bàn Môn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế

Ngày tham gia cách mạng: 1937

Ngày vào Đảng: 30-5-1938

Trình độ học vấn: Văn hóa lớp 7/10, Lý luận chính trị: Trường Đảng Việt Bắc, Học viện Quân sự cao cấp Liên Xô.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ 1937 đến 1945: Tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1938, Chỉ huy quân đội vũ trang ở Thủ Dầu Một; Trung đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Chính trị viên tiểu đoàn, Trung đoàn ủy viên, Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một, Ủy viên Ban Chấp hành cao su Nam Bộ.

Từ 10/1948 đến 1950: Được cử giữ các chức vụ: Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8; Khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Quân khu ủy viên.

Từ 1/1951 đến 1975: Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Cục phó Cục Tác chiến, Cục phó thứ nhất Cục Quân lực, Cục trưởng Cục Quân lực, Phó Tổng tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền, Tư lệnh Quân khu 9, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền, Trung tướng (1974).

Từ 1975 đến 1976: Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh cánh quân Tây Nam, Tư lệnh Quân khu 9, Bí thư Quân khu ủy, Đại biểu Quốc hội khóa VI.

Từ 12/1976: Tại Đại hội IV được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 7 (1978), Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thượng tướng (1980).

Từ 6/1981: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Tại Đại hội V (3/1982) của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, Đại tướng (1984). Từ tháng 2/1987 tháng 9/1992: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tại Đại hội VI (12/1986) và Đại hội VII (6/1991) được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị. Đại biểu Quốc hội khóa VIII.

Từ 1992: Được Quốc hội khóa IX bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Đại hội VIII (6/1996), được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Chủ tịch nước.

Từ 12/1997: Được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.”.

Theo tài liệu dạy lịch sử tóm tắt của cộng sản Việt Nam thì tiểu sử tóm tắt của Lê Đức Anh như sau: “Lê Đức Anh (sinh 1920), nhà hoạt động quân sự, chính trị Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; đại tướng. Quê làng Bàn Môn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tham gia cách mạng từ 1937. Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh, các đồn điền Quản Lợi, Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch (1944).

Gia nhập lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam (8.1945). Thời kì 1945 – 54, đã kinh qua các chức vụ từ cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, chi đội, trung đoàn, tham mưu trưởng Khu VII, Khu VIII, Khu Sài Gòn – Chợ Lớn, tham mưu phó rồi quyền tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Cục phó Cục Tác chiến, cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân giải phóng Miền Nam (1964 – 68). Tham gia chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Jansơn Xiti (Junction City)) của Mĩ vào căn cứ của Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền ở Tây Ninh (1967); đánh vào khu vực Chợ Lớn trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Tư lệnh Quân khu IX (1969 – 74). Phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn (1975). Từ 5.1976 đến 1978, tư lệnh Quân khu IX, tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu VII. Thành viên của Ban Lãnh đạo chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (2. 1979). Tháng 12.1986 – 87, tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm phó bí thư Quân ủy Trung ương. Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992 – 97). Ủy viên Bộ Chính trị (khóa V – VIII); Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị (6.1996 – 12.1997). Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX. Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (12.1997 – 4.2001). Huân chương Sao vàng, huân chương Quân công hạng nhất, huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.” (1)

Ngoài ra trên wiki tiếng Việt (có sự chấp thuận của cộng sản) thì lý lịch của Lê Đức Anh cũng không có gì khác so với bản lý lịch nêu trên. Nó chỉ có thêm 2 chi tiết chính đó là Lê Đức Anh có bí danh Sáu Nam và nhắc tới con trai là Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Con trai là Lê Sỹ Hiệp, Vụ trưởng, Thư ký Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (2)

Qua 3 tài liệu của cộng sản ta có thể thấy lý lịch của Lê Đức Anh khá sạch. Nhưng sự thật có phải như thế không? Chúng ta sẽ được thấy ngay sau đây.

2. Lý lịch bất minh:

Lý lịch của Lê Đức Anh đã được chính các cán bộ cộng sản đề nghị xem xét vì có nhiều bất minh. Hãy theo dõi những tài liệu dưới đây để thấy điều này.

Thứ nhất, về các bản khai lý lịch của Lê Đức Anh đã cho thấy sự mâu thuẫn. Sau đây là lược trích dẫn nội dung thư của 3 tướng cộng sản Phùng Thế Tài, Lê Tự Đồng và Nguyễn Quyết như sau:

Một tài liệu tháng 11-1976, khi Lê Đức Anh tham gia Đại hội 4 và được đề cử vào Ban chấp hành Trung ương. Lúc đó Lê Đức Anh là Tư lệnh Quân khu 9. Tài liệu này ghi:

“- Thành phần gia đình: Trung nông; Bản thân: Viên chức

– Tham gia cách mạng: 1937

– Vào Đảng: 7 – 1945

– Chính thức: 8 – 1945

Bản thân học đến năm 1937, ra dạy tư ở Phú Vang, được kết nạp Đảng vào năm 1938, nhưng chưa sinh hoạt chi bộ. Giữa năm 1939, người anh rể (Hồ Văn Nguyên) bị bắt nên mất liên lạc. Cuối năm 1939 vào Hội An, năm 1940 vào Đà Lạt – Lộc Ninh. Tháng 11 năm 1944 tiếp mối liên lạc hoạt động trong công nhân cao su. Tháng 7-1945 được giao nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa. Lấy đó làm ngày kết nạp và lấy ngày 30-8-1945 là ngày làm Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một làm ngày chính thức”.

Một tài liệu nữa làm tháng 8 – 1986 trước Đại hội 6. Lúc đó Lê Đức Anh là Trưởng ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia giúp Campuchia, Ủy viên Bộ Chính trị. Trước đó Lê Đức Anh là Tư lệnh Quân khu 7. Tài liệu này ghi như sau:

“- Thành phần gia đình: Trung nông

– Bản thân: Công nhân

– Ngày và nơi tham gia cách mạng: 1937

– Ngày nhập ngũ: Tháng 8 – 1945

– Ngày vào Đảng: 30 – 5 – 1938

– Ngày chính thức: 05 – 10 – 1938

1937: Tham gia phong trào Bình Dân ở Phú Vang, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1938. Giữa năm 1939, địch khủng bố mất liên lạc, vào Hội An, Đà Lạt, Thủ Dầu Một làm ăn. 4-1944: Được giao các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh, Quảng Lợi. 8-1945: Chỉ huy quân đội vũ trang Thủ Dầu Một, làm trung đội trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị tiểu đoàn, chính trị viên chi đội 1, sau là trung đoàn 301, trung đoàn ủy viên, Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một”.

Rõ ràng 2 bản lý lịch khai ngày vào đảng khác nhau và từ đó có 1 số vấn đề xảy ra khiến các quan chức cộng sản kỳ cựu đặt vấn đề. Phải nói rằng, trong công tác Đảng viên của cộng sản thì vấn đề Đảng tịch bất cứ thời kỳ nào cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu. Điều lệ Đảng quy định: “Đảng viên chỉ được tính tuổi Đảng từ khi được kết nạp Đảng chính thức. Có nghĩa rằng chỉ có thể chính thức được công nhận là Đảng viên từ ngày được chi bộ chính thức kết nạp”.

Trong bản tóm tắt lý lịch lần thứ nhất (tháng 11 – 1976) của Lê Đức Anh có ghi rõ: chưa sinh hoạt chi bộ. năm 1939 thì mất liên lạc. Cho dù được kết nạp dự bị năm 1938 thì cũng không thể kết nạp chính thức, vì chưa sinh hoạt chi bộ. Bản tóm tắt lý lịch này còn ghi là: “Tháng 11 – 1944 tiếp mối liên lạc hoạt động trong công nhân cao su”. Vậy, tiếp nối liên lạc hoạt động gì? Hoạt động Đảng là hoạt động với tư cách đảng viên chính thức hay đảng viên dự bị? Giả định đã tiếp mối liên lạc về Đảng thì sau đó hoặc là được kết nạp dự bị lại, hoặc là sau một thời gian thử thách được chính thức kết nạp vào Đảng. Trong tóm tắt lý lịch tháng 11-1976 không nói điều này. Xin lưu ý là từ tháng 4 – 1944 đến tháng 7 – 1945 là 1 năm 3 tháng. Lúc đó đang là cao trào cách mạng tiền khởi nghĩa, có vùng Đảng đã hoạt động bán công khai. Bản tóm tắt lý lịch tháng 11 – 1976 còn ghi là: “Tháng 7-1945 được giao nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa. Lấy đó làm ngày kết nạp và lấy ngày 30-8-1945 là ngày làm Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một làm ngày chính thức”. Việc dùng từ “lấy đó” chính là việc mập mờ kết nạp và chưa kết nạp đảng của Lê Đức Anh.

REPORT THIS AD

Bản tóm tắt lý lịch tháng 11-1976 ghi: Thành phần là “viên chức”. Viên chức là thuộc thành phần tiểu tư sản. Được kết nạp năm 1938, nhưng không có ngày. Điều lệ Đảng cộng sản trước đây quy định: “Thời gian dự bị của những người được kết nạp Đảng thành phần tiểu tư sản là 6 tháng. Còn xuất thân thành phần công nhân thời gian dự bị là 3 tháng”. Cho nên khi khai ngày kết nạp (dự bị) là 30 – 5 – 1938 và ngày chính thức là 05-10-1938 (cách nhau 4 tháng 6 ngày thì tất nhiên kèm theo đó phải khai tụt xuống là xuất thân công nhân). Vì nếu xuất thân viên chức thì thời gian dự bị phải là 6 tháng. Rõ ràng là Lê Đức Anh khai man lý lịch. Bản tóm tắt lý lịch tháng 11 – 1976 ghi: “Tham gia Mặt trận Bình Dân, bị địch khủng bố mất liên lạc vào Nam Bộ làm ăn. Tháng 4-1944, tiếp tục hoạt động”. Như vậy là chỉ nói tham gia Mặt trận Bình Dân, không nói rõ tham gia Đảng. Chỉ nói “mất liên lạc vào Nam Bộ làm ăn. Tháng 4-1944 tiếp tục hoạt động”. Như vậy là từ năm 1939 đến tháng 4 năm 1944 làm ăn, không hoạt động gì, thời gian đó là hơn 5 năm. 5 năm không phải là thời gian ngắn.

Bản tóm tắt lý lịch tháng 11-1976 như vậy, thế thì làm sao lại có thể sinh ra trong bản tóm tắt lý lịch lần 2: “ngày vào Đảng là ngày 30-5-1938, ngày chính thức là ngày 05- 10 – 1938?” Vì sao đến năm 1986 lại nhớ cụ thể ngày tháng kết nạp chính thức đến như vậy? Nếu được kết nạp chính thức rồi mà trong suốt 5 năm ấy, sao không tìm cách bắt liên lạc với Đảng? Khi vào Hội An, phong trào cách mạng ở Hội An, Duy Xuyên, Quảng Nam rất mạnh. Tổ chức Đảng và các tổ chức công khai như các hội ái hữu, các nghiệp đoàn đều hoạt động mạnh, ngay trong Sở đạc điền mà Lê Đức Anh làm thư ký cũng có tổ chức quần chúng của Đảng. Rõ ràng có sự man trá trong lý lịch của Anh.

Xem nguyên văn bức thư tại: (3)

Lê Đức Anh và Thủ tướng X

Thứ hai, ông Năm Thi là một cộng sản kỳ cự trong bức thư gửi Lê Đức Thọ yêu cầu xác minh lý lịch và các vấn đề về Lê Đức Anh viết ngày 2 – 8 – 1986 có nói: “Đầu năm 1945, tôi (Năm Thi là Ủy viên Ban cán sự Thủ Dầu Một) được phân công đến Lộc Ninh để kiểm điểm khả năng tổ chức lực lượng Mặt trận Việt Minh… Tháng 2-1945 một tổ chức Mặt trận Việt Minh trong công nhân cao su… Ngày vào Đảng năm 1945 (của đồng chí Lê Đức Anh) do Đảng bộ Thủ Dầu Một có thể là đúng. Còn trước năm 1945, tôi (Năm Thi) chưa thấy rõ vì không có sự giới thiệu nào là một đồng chí đảng viên nằm vùng… Nhiều đồng chí chí cho rằng: đồng chí Lê Đức Anh chưa được kết nạp hoặc chưa được kết nạp chính thức. cho nên mới dùng cái từ “lấy đó làm ngày kết nạp, lấy đó làm ngày chính thức”. Vì vậy, yêu cầu thẩm tra đảng tịch đồng chí Lê Đức Anh của nhiều đồng chí lão thành cách mạng là có lý do xác đáng. Nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên nghi vấn đồng chí Lê Đức Anh chưa được kết nạp vào Đảng là có lý do… cần phải Điều tra lý lịch ngày vào Đảng có phải là 44 hay 39?…”

Như vậy rõ ràng Lê Đức Anh tự khai vào Đảng ngày 30 tháng 5 năm 1938 và chính thức ngày 05 tháng 10 năm 1938 là khai man.

Thứ ba, một bức thư khác của 3 ông tướng cộng sản Phùng Thế Tài, Lê Tự Đồng và Hoàng Minh Thảo đề ngày 2/4/2001 cũng đã cho thấy Lê Đức Anh là một nhân vật bất minh ngay cả với cộng sản:“Ngoài những điểm trên, chúng tôi xin hỏi Ủy ban kiểm tra Trung ương có nghe đồn về việc Lê Đức Anh đã khai man lý lịch để nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và đã có thời kỳ làm cai phu Đồn điền. Nghe đâu đã có một đồng chí đã tố giác việc này. Thực hư ra sao chúng tôi không rõ, nhưng đây là vấn đề bảo vệ trong sạch của Đảng và cũng là sinh mệnh chính trị của đảng viên, rất mong Ủy ban kiểm tra Trung ương có xác minh, kết luận rõ ràng.”.

3. Lê Đức Anh thực chất là ai?

Lê Đức Anh học tiểu học ở Huế, năm 11 tuổi ra Vinh học tiếp nhưng chỉ được một vài năm. Huy Đức viết: “Học vấn của ông Lê Đức Anh ở mức đọc thông viết thạo” (QB, tr. 103). Và con ngươi thật của Lê Đức Anh ra sao? Hãy đọc những tài liệu sau đây:

Thứ nhất, hãy đọc thêm một bức thư nữa của một số vị cộng sản kỳ cựu để thấy lý lịch của Lê Đức Anh thế nào và Lê Đức Anh là ai.

“Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 2005

Kính gởi:

– Bộ chính trị

– Ủy ban kiểm tra trung ương đảng

– Ban chấp hành trung ương đảng khóa 9

Đồng kính gởi:

– Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh

– Đại tướng Võ Nguyên Giáp

– Đ/c Lê Khả Phiêu, nguyên tổng bí thơ

– Đ/c Nguyễn Đức Tâm, nguyên ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ương

Chúng tôi gồm:

1. Phạm Văn Xô (Hai Xô) sinh năm 1910, vào đảng năm 1930, nguyên ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp; ủy viên thường vụ Trung ương Cục miền Nam – trưởng ban kiểm tra trung ương Cục thời chống Mỹ, nguyên ủy viên ban chấp hành trung ương đảng; ủy viên ban kiểm tra trung ương khóa 3, nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đồng Văn Cống (Bảy Cống), trung tướng, sinh năm 1918, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 99 Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp; tư lệnh quân khu 9, phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam, ủy viên quân ủy Miền thời kháng chiến chống Mỹ; tư lệnh quân khu 7, phó tổng thanh tra quân đội sau ngày đất nước thống nhất, nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Văn Thi (Năm Thi) sinh năm 1920, nguyên ủy viên ban cán sự đảng, ủy viên tỉnh ủy, ủy viên thường vụ tỉnh ủy Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương) từ năm 1942 đến năm 1946, chi đội trưởng chi đội I, liên trung đoàn trưởng 301-310, tư lệnh đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn (1950), bí thư đảng bộ nhà tù Côn Đảo (1953) thời kháng chiến chống Pháp; chủ nhiệm hậu cần bộ chỉ huy Miền thời chống Mỹ, nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.


Có thư báo cáo và kiến nghị lên các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng mấy điểm sau đây:

Thời gian qua, nhiều cán bộ lão thành cách mạng và cựu chiến binh cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ đến gặp chúng tôi hỏi tình hình nội bộ đảng. Họ đưa chúng tôi xem nhiều tài liệu mà con cháu họ truy cập được từ Internet. Trong các tài liệu đó, có thư của nhiều tướng lĩnh và lão thành cách mạng gửi bộ chính trị và trung ương khóa 9, đặc biệt là thư ngày 3-1-2004 của đại tướng Võ Nguyên Giáp; các thư của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, nguyên ủy viên trung ương đảng các khóa 5, 6, 7; của đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh, 65 tuổi đảng, nguyên cục trưởng cục tổ chức Tổng cục chính trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, ủy viên trung ương đảng khóa 3; của đồng chí Nguyễn Tài, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên thứ trưởng bộ công an, phó chủ nhiệm ủy ban pháp luật của quốc hội khóa 8.

Các bức thơ tâm huyết đó đều kiến nghị bộ chính trị phải sớm đưa ra hội nghị trung ương đảng xem xét và xử lý một loạt các vụ việc nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trong đảng hàng chục năm qua, trong đó có vụ T4, từng được bộ chính trị khóa 8 bàn giao lại cho bộ chính trị khóa 9 và được coi là “một vụ án chính trị siêu nghiêm trọng” nhưng đến nay vẫn chưa vạch mặt những kẻ cầm đầu để xử lý một cách triệt để.

Những vụ việc trên, chúng tôi ít nhiều đều có nghe, có biết. Qua các thư trên, chúng tôi càng hiểu rõ hơn. Nhưng do phải chờ kết luận của trung ương, chúng tôi không thể giải thích cho những người đến hỏi.


Nay xin báo cáo và cung cấp một số tư liệu để trung ương có thêm căn cứ xem xét nguồn gốc các vụ việc nói trên.

Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng xảy ra trong hơn hai chục năm qua, từ vụ Xiêm Riệp (1983), Sáu Sứ (1991), vụ nâng Cục 2 lên thành Tổng Cục 2 với quyền hạn siêu đảng, siêu nhà nước, được hợp pháp hóa bằng pháp lệnh tình báo của quốc hội và nghị định 96/CP của chính phủ, vụ T4 (1997-1999), đến vụ nói xấu, vu khống nhằm lật đổ tổng bí thư Lê Khả Phiêu trước đại hội 9, v.v., đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên chủ tịch nước, nguyên cố vấn Lê Đức Anh.

Vì sự trong sạch và vững mạnh của đảng, với ý thức trách nhiệm của những người cộng sản từng gắn bó với đảng và hoạt động ở Nam Bộ hơn sáu bảy chục năm qua, chúng tôi xin báo cáo với đảng một số hiểu biết về Lê Đức Anh như sau:

1. Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người phụ trách việc chế biến thực phẩm cho chủ đồn điền và các quan chức Pháp ở Lộc Ninh (chef des cooperatives) từ đầu thập kỷ 40 của thế kỷ 20, được anh chị em công nhân cao su đặt cho biệt danh là “cai lé”, do chột mắt vì bệnh đậu mùa. Lê Đức Anh là người giúp việc thân cận của chủ đồn điền De Lalant (Delalande?), một sĩ quan phòng nhì của Pháp. Lương của y cao như lương của chef de camp.

REPORT THIS AD

Năm 1955, sau khi bộ đội Nam Bộ tập kết ra miền Bắc, đồng chí Trần Văn Trà là tư lệnh kiêm chính ủy, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh là phó chính ủy, đồng chí Đồng Văn Cống làm tham mưu trưởng, Lê Đức Anh làm tham mưu phó. Thấy Lê Đức Anh không được vào đảng ủy, đ/c Đồng Văn Cống hỏi thì đ/c Vịnh trả lời: “Qua lớp chỉnh đảng ở Việt Bắc, lý lịch của Lê Đức Anh không rõ, nên không giới thiệu”.

Trong một lần tâm sự với Lê Đức Anh, đ/c Đồng Văn Cống hỏi: “Nghe người ta nói cậu là surveillant?”. Lê Đức Anh không trả lời. Đ/c Đồng Văn Cống hỏi tiếp: “Hay cậu là 2è bureau (phòng nhì)?”. Lúc ấy Lê Đức Anh mới trả lời: “Tôi làm công chức cho đồn điền”.

Đến Đại hội đảng lần 4 năm 1976, đ/c Đồng Văn Cống, Lê Đức Anh và Nguyễn Chánh Nam Bộ cùng dự đại hội, sinh hoạt trong đoàn quân sự. Khi xem danh sách giới thiệu vào trung ương khóa 4, thấy ghi Lê Đức Anh là công nhân cao su, đ/c Đồng Văn Cống hỏi: “Sao cậu khai là công nhân?”. Lê Đức Anh ấp úng trả lời: “Họ ghi sai, tôi là công chức!”.

REPORT THIS AD

2. Lê Đức Anh không phải là đảng viên từ năm 1938 mà từ tháng 4 năm 1945, khi ban cán sự đảng Thủ Dầu Một tuyên bố tổ chức y vào đảng và giao nhiệm vụ cho y về gây dựng cơ sở cách mạng ở đồn điền cao su Lộc Ninh trong một cuộc họp có 8 người, trong đó có đồng chí Năm Thi tham dự, vì thấy y tỏ ra hăng hái trong phong trào công nhân cao su ở Lộc Ninh sau ngày Nhật đảo chánh Pháp. Cuộc họp đó do bí thơ Văn Công Khai chủ trì bàn việc phối hợp với phe đồng minh chống phát xít Nhật theo chủ trương chung của mặt trận Việt Minh.

Do man khai đảng viên từ năm 1938, nên năm 1998, Lê Đức Anh được tặng huy hiệu 60 năm tuổi đảng, được báo chí, truyền hình rầm rộ đưa tin trên cả nước!

Đầu năm 2002, để tiếp tục “hợp thức hóa” đảng tịch của mình, Lê Đức Anh cho công chiếu trên đài truyền hình trung ương bộ phim tài liệu nhan đề “Đồng chí Lê Đức Anh” vào tối mùng 4 Tết. Không tìm được “nhân chứng lịch sử” nào sáng giá hơn, người ta cho xuất hiện một ông anh trong gia đình để xác nhận “Lê Đức Anh từng đậu Đíp-lôm (bằng Thành Chung) và vào đảng năm 1938!”.

REPORT THIS AD

3. Lê Đức Anh đã hai lần để sổng toàn quyền Decoux, thống đốc Nam Kỳ Hoffen và chủ đồn điền De Lalant, sĩ quan phòng nhì của Pháp.

Trong cuộc đảo chánh Nhật-Pháp ngày 9-3-1945, quân Nhật bắt được toàn quyền Pháp ở Đông Dương Decoux và thống đốc Nam Kỳ Hoffen tại Sài Gòn, sau đó giải về giam ở nhà De Lalant, chủ đồn điền cao su ở Lộc Ninh. Đ/c Năm Thi được giao nhiệm vụ dẫn một đội vũ trang lên Lộc Ninh tìm cách bắt sống hoặc tiêu diệt tiểu đội bảo vệ của Nhật, rồi tổ chức dẫn độ Decoux và đồng bọn lên Buôn Mê Thuột để đưa ra Bắc chuyển giao cho trung ương. Đ/c Năm Thi đã bàn bạc với Lê Đức Anh và nhất trí lên kế hoạch phối hợp hành động. Nhưng đêm hôm sau, y bất ngờ hủy bỏ kế hoạch, viện cớ sẽ bị quân Nhật kéo lên khủng bố, phá vỡ cơ sở cách mạng của y!

Tháng 9-1945, khi chỉ huy quân Anh vào Nam vĩ tuyến 16 tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật, tướng Gracey đòi Nhật trao Decoux và đồng bọn cho quân đội Anh. Để ngăn cản việc đó, tỉnh ủy Thủ Dầu Một chủ trương cắt đường giao thông từ Lộc Ninh về Sài Gòn, bằng cách đốn cây cản đường từ Lộc Ninh về Hớn Quản rồi phục kích tiêu diệt lực lượng áp giải để bắt bọn Decoux, đơn vị của Lê Đức Anh đã được bổ sung thêm vũ khí để thực hiện nhiệm vụ này. Y nhận lệnh nhưng đã tránh né, cử người khác làm thay. Tên này đã lệnh cho tự vệ dỡ cây và mở đường cho bọn Nhật đưa Decoux, Hoffen và De Lalant về Sài Gòn an toàn!

4. Trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, Lê Đức Anh đã bỏ chạy, không tổ chức cho lực lượng võ trang đánh trả quân Pháp tập kích vào Thuận Lợi, phá hủy một khối lượng lớn cơ sở vật chất dự trữ của miền Đông.

REPORT THIS AD

Để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến, ta chủ trương di chuyển máy móc thiết bị, vật tư, lương thực của các đồn điền cao su và các địa phương miền Đông Nam Bộ về khu vực Thuận Lợi (Phú Riềng cũ) thuộc công ty cao su Dầu Tiếng là địa bàn ở sâu trong hậu phương ta. Trong khi quân Pháp tập kích Thuận Lợi, Lê Đức Anh và lực lượng võ trang thuộc quyền của y đang đóng trên đất Thuận Lợi nhưng đã không tổ chức chiến đấu đánh trả quân địch mà bỏ chạy dài về Cổng Xanh, chiến khu Đ. Do đó, Thuận Lợi bị quân Pháp đốt cháy toàn bộ kho tàng, nhà cửa trong ba ngày đêm liền. Nghe tin tư lệnh Nguyễn Bình sẽ xử tử mình vì tội đó, Lê Đức Anh bèn lánh mặt, đưa quân về vùng Bắc Bến Cát. (Lúc ấy, đ/c Năm Thi là ủy viên thường vụ tỉnh ủy, chi đội phó, kiêm tham mưu trưởng chi đội I Thủ Dầu Một nên biết rõ việc này).

5. Từ năm 1979 đến 1989, lãnh đạo và chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu và giúp bạn ở Campuchia, Lê Đức Anh đã phạm nhiều sai lầm về chính trị và quân sự.

– Về chính trị: ngoài vụ Xiêm Riệp bắt nguồn từ chủ trương “đánh địch ngầm” do Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh đề ra, Lê Đức Anh đã có nhiều biểu hiện và hành vi coi thường bạn, cho kiểm tra nhà ở của một số ủy viên bộ chính trị đảng nhân dân cách mạng Campuchia, bao biện làm thay, can thiệp vào công việc nội bộ, bắt bớ đảng viên của bạn khiến bạn phản ứng và nghi ngờ tình cảm quốc tế trong sáng của đảng, nhà nước và quân đội ta.

REPORT THIS AD

– Về quân sự: đã đánh giá quá thấp kẻ địch, chủ trương “trong năm 1980, quét sạch quân địch ngoài địa hình mà trọng điểm là vùng rừng Ô-Ran, đồng thời hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ phá tan âm mưu địch dùng phần tử hai mặt lũng đoạn đảng và chính quyền của bạn”. Đã chỉ đạo chiến tranh theo kiểu ăn đong, năm này chưa xong thì năm sau, kéo dài đến mười năm vẫn chưa diệt được đối thủ mà Lê Đức Anh gọi là “tàn quân” Pôn Pốt!

Từ cuối năm 1979, Lê Đức Anh đề ra chủ trương “khóa chặt biên giới”, “xây dựng tuyến phòng thủ biên giới” với mật danh K5 bằng cách huy động đông đảo nhân dân các địa phương nước bạn, từ rừng núi đến đồng bằng lên biên giới cùng quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội bạn chặt cây, đào hào, rải chông và căng giây thép gai nhằm ngăn chặn quân Pôn Pốt từ Thái Lan vào đất Campuchia (!). Mặc dù ta và bạn đã bỏ ra nhiều công sức và tiền của trong nhiều năm, nhưng biên giới vẫn không “khóa chặt” được, địch vẫn mở được hành lang qua biên giới vào nội địa, xây dựng được nhiều căn cứ dọc biên giới, có nơi vào sâu đến 30, 40 kilômét.

Do chủ trương sai lầm của Lê Đức Anh mà hàng chục vạn cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam cũng như bộ đội và nhân dân bạn đã bỏ xác trên tuyến biên giới dài 1.200 km cũng như trong nội địa do bị địch đánh úp, do mìn và sốt rét ác tính!

REPORT THIS AD

Mặc dù vậy, đến năm 1983, Lê Đức Anh vẫn cho rằng ở Campuchia chưa có chiến tranh, chỉ mới là những “hoạt động du kích” của “tàn quân Pôn Pốt”. Chúng sẽ bị tàn lụi vào năm 1985 như nghị quyết của ban cán sự và bộ tư lệnh 719! Khi bộ phận tiền phương của cục khoa học quân sự bộ tổng tham mưu tại Campuchia đề nghị nên có sự đánh giá khách quan hơn, có sự chỉ huy chiến tranh bài bản hơn trên cơ sở nghiên cứu tính chất và đặc điểm của cuộc chiến tranh ở Campuchia để tìm ra quy luật đặc thù của nó, thì Lê Đức Anh nổi giận, ra lệnh cho cơ quan tiền phương cục khoa học quân sự gồm 10 đại tá phải rút ngay về nước, trả lại cho bộ tổng tham mưu với lý do “tinh giản biên chế ở chiến trường!”.

Có những sai lầm khuyết điểm như trên, nhưng Lê Đức Anh vẫn thăng tiến rất nhanh, từ ủy viên trung ương khóa 4 lọt vào bộ chính trị khóa 5 rồi tiến lên nắm chức bộ trưởng bộ quốc phòng, chủ tịch nước!

6. Trong quan hệ gia đình, Lê Đức Anh là người chồng phản bội: Ra Bắc được mấy năm, Lê Đức Anh nói với đ/c Đồng Văn Cống là sẽ xin lấy vợ khác, vì bà Bảy Anh trong Nam đã lấy chồng, lại thuộc thành phần gia đình phản động làm tay sai cho địch! Đ/c Đồng Văn Cống nói: “Hôm ở Cao Lãnh tôi thấy chị Bảy khóc rất dữ khi tiễn Anh đi tập kết; nghe nói sau đó chị về công tác ở miền Đông, căn cứ vào đâu mà anh nói Chị đi lấy chồng và theo địch? Tôi không tán thành”.

REPORT THIS AD

Nhưng rồi nhờ sự ủng hộ của Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh vẫn bỏ được vợ cũ, lấy được vợ mới. Trong lúc đó thì trong hoàn cảnh đấu tranh khốc liệt và gian khổ ở miền Nam, chị Bảy Anh vẫn một lòng kiên trung chờ đợi và tiếp tục hoạt động cách mạng, làm ủy viên tỉnh ủy Bình Dương cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng!

Khi biết chuyện này, các đồng chí Phạm Hùng, Nguyễn Thị Định và đồng bào cán bộ miền Nam đều rất bất bình, cho Lê Đức Anh là một tên vô đạo đức!

Thưa bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng!

Đây không phải lần đầu tiên các đảng viên Nam Bộ báo cáo với đảng những hiểu biết nói trên về Lê Đức Anh.

Từ năm 1982, khi được tin Lê Đức Anh vào bộ chính trị khóa 5, đồng chí thiếu tướng Tô Ký và hai đồng chí Bảy Cống và Năm Thi bàn nhau và đã làm báo cáo gởi ủy ban kiểm tra trung ương đảng và thường vụ thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không có hồi âm!

Cuối năm 1986 đầu năm 1987, khi thấy Lê Đức Anh lại được bầu vào bộ chính trị rồi làm bộ trưởng bộ quốc phòng sau hai cái chết bất ngờ của hai đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn, đ/c Nguyễn Văn Thi lại viết thơ tay gởi trực tiếp đến các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Đức Tâm, Lê Đức Thọ nói rõ lai lịch và những hành động đáng ngờ của Lê Đức Anh trước và sau cách mạng tháng 8-1945, nhưng 18 năm qua các khóa trung ương vẫn chưa có trả lời.

Đến Hội nghị trung ương 11B khóa 8 tháng 2 năm 2001, trước thủ đoạn nói xấu, vu khống quá lộ liễu của Lê Đức Anh nhằm lật đổ tổng bí thơ Lê Khả Phiêu, đồng chí Hai Xô đang làm việc ở Hà Nội biết đ/c Năm Thi từng có đơn tố giác, bèn gọi Năm Thi ra gặp các đồng chí Hai Xô, Nguyễn Đức Tâm, Mười Hương và ủy ban kiểm tra trung ương để làm rõ quá khứ của Lê Đức Anh (đ/c Đồng Văn Cống không ra Hà Nội trực tiếp báo cáo, đã phát biểu vào băng ghi âm gởi ra ủy ban kiểm tra trung ương vào đầu tháng 3 năm 2001). Trong cuộc họp đó, đ/c Nguyễn Đức Tâm xác nhận: khi làm trưởng ban tổ chức trung ương, có nhận được thơ tố giác của đ/c Năm Thi, đã báo cáo với Lê Đức Thọ nhưng được trả lời là gác lại, giải quyết sau. Thấy Lê Đức Anh được Lê Đức Thọ bảo vệ, đ/c Nguyễn Văn Linh đành phải gác qua. Cũng trong cuộc họp đó, đ/c Hai Xô phát biểu: “Nếu không chặn đứng được mưu đồ của Lê Đức Anh và đồng bọn, thì tình hình nội bộ đảng sẽ ngày càng nghiêm trọng!”.

REPORT THIS AD

Như vậy là hơn hai chục năm qua, qua nhiều lần đại hội đảng và nhiều khóa trung ương, chúng tôi đã nhiều lần nói rõ về Lê Đức Anh, nhưng mãi cho đến nay lai lịch, và các hành vi sai trái của nhân vật này vẫn chưa được xác minh và xử lý, gây tác hại nghiêm trọng đến sự trong sạch và vững mạnh, sự đoàn kết và thống nhất của đảng.

Chúng tôi nhất trí với ý kiến của đại tướng Võ Nguyên Giáp là “ban chấp hành trung ương khóa 9 cần xử lý kiên quyết, dứt điểm, nghiêm minh những vụ việc tồn đọng nói trên theo đúng điều lệ của đảng, pháp luật của nhà nước, và kỷ luật của quân đội, dù người đó là ai, ở bất kỳ cương vị nào!”.

Chúng tôi tán thành ý kiến của các đ/c Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Nguyễn Tài v.v. là “không cho phép duy trì mãi một tổ chức siêu đảng, siêu chính phủ, không thể để Tổng Cục 2 tồn tại với quyền hạn quá rộng như nghị định 96/CP cho phép, mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ tình báo quân sự trực thuộc bộ tổng tham mưu như trước đây”.

REPORT THIS AD

Không cho phép tái diễn những hành vi hãm hại người trung thực, như người ta từng vu khống, tước quân hàm và định bắt giam thượng tướng Trần Văn Trà, sau đó phải trả lại quân hàm mà không công bố; từng vu khống với ý đồ hãm hại đại tướng khai quốc công thần Võ Nguyên Giáp!

Chúng tôi cho rằng: không chỉ riêng vụ T4 mà toàn bộ những vụ việc xảy ra mấy chục năm qua là những mắt xích của một vụ án chính trị nghiêm trọng nhất trong lịch sử 75 năm của đảng, có quan hệ đến sự tồn vong của đảng và đất nước.

Đây không phải là “chuyện ngày xưa” của mấy vị cách mạng lão thành mà các khóa bộ chính trị và trung ương sau này không thể làm rõ được. Không! Đây là những vấn đề lịch sử quan trọng cần xác minh để soi sáng những vụ việc ngày nay. Mảnh đất Lộc Ninh và không ít nhân chứng cùng thời vẫn còn sống. Chỉ cần có trách nhiệm, có dũng khí và quyết tâm là làm được! Chúng tôi sẵn sàng có một cuộc đối chất trực diện nếu có bộ chính trị yêu cầu!

REPORT THIS AD

Không thể vin vào lý do: “ổn định nội bộ” mà bỏ qua và che giấu việc này, vì nhiều tài liệu đã được công bố trên Internet, nên trong đảng cũng như ngoài đảng, trong nước cũng như ngoài nước, nhiều người đã biết các vụ việc xảy ra. Hồ chủ tịch nói: “Một đảng che giấu khuyết điểm sai lầm của mình là một đảng hỏng!”. Bộ chính trị càng bưng bít thì càng mất uy tín, càng làm giảm lòng tin của đảng viên và quần chúng đối với trung ương.

Đúng như đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh đã cảnh báo: “Đang có những làn sóng bất bình ngầm ngày càng lan rộng. Sự yên lặng hiện nay là sự yên lặng của những quả bom nổ chậm chưa đến giờ hẹn”. Tình hình trong Nam cũng vậy.

Kính mong bộ chính trị và ban chấp hành trung ương lắng nghe tiếng nói đầy tâm huyết của các tướng lĩnh, các cán bộ cách mạng lão thành mà quá trình hoạt động và sự đóng góp cho cách mạng đã chứng minh sự trung thành của họ.

Giải quyết dứt điểm và thành công vụ án chính trị siêu nghiêm trọng này, kiên quyết loại trừ những phần tử cơ hội ra khỏi các cơ quan quyền lực của đảng và nhà nước, chấm dứt các hiện tượng cá nhân lũng đoạn là việc làm cấp thiết và cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho đại hội toàn quốc lần thứ 10 của đảng.

Đây cũng là việc làm thiết thực kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng ta!

Xin gởi đến các đồng chí bộ chính trị và trung ương lời chào trân trọng và rất mong được sớm trả lời!

Xin cám ơn.

Phạm Văn Xô

Địa chỉ: 225-18 Xô Viết nghệ Tinh, quận Bình Thạnh,

TP. Hồ Chí Minh – Điện thoại: 8.991300

Đồng Văn Cống

Địa chỉ: 774-2 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận,

TP. Hồ Chí Minh – Điện thoại: 8.447328

Nguyễn Văn Thi

Địa chỉ: 20B88 Cư xá Nguyễn Trung Trực, đường 3-2, quận 10,

TP. Hồ Chí Minh – Điện thoại: 8.655878”.

Qua bức thư chúng ta thấy gì? Đó là chính cộng sản đã khẳng định Lê Đức Anh là cai cao su ác ôn chứ không phải viên chức hay công nhân. Vậy mà hắn dám giả danh người lương thiện. Đó là tội ác cần được phanh phui. Ngoài ra xung quanh con người này cũng là một sự thủ đoạn và chống phá ngay cả đồng chí của mình. Do đó nhân cách của Anh chỉ là số không tròn trĩnh.

Thứ hai, để khẳng định Lê Đức Anh là cai lé đánh đập phu đồn điền cao su chúng ta cùng đọc đoạn trích sau từ báo cáo tổng cục chính trị bộ quốc phòng cộng sản năm 2005: “Việc một số nguồn tin đồng chí Lê Đức Anh đã từng có thời gian làm phu coi đồn điền cao su là có thật. Tuy nhiên sau đó đồng chí đã công khai minh bạch điều này với tổng cục chính trị, ban bí thư trung ương đảng năm 1995. Xét công lao và thành tích của đồng chí trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và trong suốt quá trình làm cai phu đồng chí không gây tội ác nào với nhân dân nên đảng và nước thống nhất chấm dứt mọi nghi kỵ xung quanh việc này…”.

Mặc dù báo cáo là vậy. Tuy nhiên nếu đọc đầy đủ các báo cáo mật của Vũ Quốc Hùng, hay thư của Nguyễn Chính Tâm (cộng sản kỳ cựu) cho thấy Lê Đức Anh là một kẻ nhan hiểm và mưu mô đấu đá như bản thân cái gốc cai phu độc ác của mình:

“Nhằm hạ bệ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước Đại hội IX bằng việc gây sức ép nhiều mặt để yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương phải kỷ luật Lê Khả Phiêu trước khi tổ chức Đại hội IX (bởi vì Lê Khả Phiêu đã qua mặt cả Lê Đức Anh và Đỗ Mười, có ý định giải tán Ban Cố vấn hay chọc gậy bánh xe, không muốn để cho 2 ông Thái thượng hoàng này lộng quyền đứng trên Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương để sai khiến) nên Lê Đức Anh cùng tay sai là Nguyễn Bắc Son đã tiến hành những hoạt động hết sức mờ ám, bỉ ổi, thâm độc và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và Điều lệ Đảng. Có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó sự tác động và chỉ huy của Lê Đức Anh và Đỗ Mười đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ngăn chặn Lê Khả Phiêu tiếp tục ứng cử chức vụ Tổng Bí thư trong Đại hội IX của Đảng. Cũng chính vì vậy mà một kẻ ba phải, thiểu năng về trí tuệ nhưng tham lam và hãnh tiến, có mác là người dân tộc thiểu số đã được Đỗ Mười và Lê Đức Anh chọn làm Tổng Bí thư để dễ bề sai khiến. Còn kẻ phản thầy Trần Đình Hoan đã được thưởng cho chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương để còn sắp xếp đệ tử của Đỗ Mười, Lê Đức Anh vào các vị trí then chốt, béo bở của bộ máy Đảng và Nhà nước; Nguyễn Khoa Điềm, đàn em thân tín của Lê Đức Anh đã được bố trí vào Bộ Chính trị để giữ chức Trưởng ban Tưởng Văn hóa Trung ương.

Đáng tiếc là hình thức kỷ luật của Trung ương đối với Lê Đức Anh và Đỗ Mười là quá nhẹ (chúng tôi không rõ khiển trách hay cảnh cáo) và không được thông báo rộng rãi trong toàn Đảng để tất cả các đảng viên đều biết. Hơn nữa vấn đề man khai ngày vào Đảng của Lê Đức Anh cho đến nay vẫn chưa được kết luận chính thức. Đây không chỉ là trách nhiệm, khuyết điểm của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII mà còn là trách nhiệm nặng nề của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương khóa IX. Vì vậy vấn đề Đảng tịch của Lê Đức Anh cần được làm sáng tỏ trước khi tổ chức Đại hội X của Đảng để lấy lại lòng tin của đảng viên và các cán bộ cách mạng lão thành đối với Đảng.

Điều đáng buồn hơn nữa là tên tay sai đắc lực của Lê Đức Anh là Nguyễn Bắc Son (kẻ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và điều lệ Đảng lại được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Đình Hoan đạo diễn, bố trí giữ chức Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên để chui tiếp vào Ban chấp hành Trung ương khóa X. Qua đó chúng ta cũng thấy là thế lực của Lê Đức Anh, Đỗ Mười đang còn khá mạnh và tư cách của Nông Đức Mạnh, Trần Đình Hoan lại quá kém. Cũng may là Hội nghị Trung ương 13 đã loại được Trần Đình Hoan, Nguyễn Chí Vịnh, Nguyệt Việt Tiến… khỏi danh sách ứng cử viên Ban chấp hành Trung ương khóa X. Hy vọng Hội nghị Trung ương 15 và Đại hội X sẽ sáng suốt hơn để loại tiếp Nguyễn Bắc Son và cả Nông Đức Mạnh (vì đã quá tuổi 65, năng lực kém, tham lam, hãnh tiến, nhu nhược, thiếu bản lĩnh quyết đoán nên đã để cho Đỗ mười và Lê Đức Anh lộng hành sai khiến, chỉ biết yêu bản thân mình và nhiều tai tiếng như các thư phản ánh và góp ý kiến của các đồng chí nguyên ủy viên Trung ương Đảng các khóa trước đây như Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Trung tướng Nguyễn Hòa, đồng chí Lê Văn Hiển, đồng chí Nguyễn Trung Tín …, các lão thành cách mạng như đồng chí Nguyễn Văn Thi, Trần Đại Sơn …) ra khỏi danh sách mà Ban chấp hành Trung ương khóa IX giới thiệu cho Đại hội X.

Nguyễn Chính Tâm

Lão thành Cách mạng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng” (4)

Thứ ba, về con người Lê Đức Anh cũng là một kẻ lá mặt lá trái và cũng quen thói cộng sản đó là nói thì hay và làm thì khác. Hẳn chúng ta còn nhớ trong vụ án của anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng thì chính Lê Đức Anh đã nói: “Sử dụng bộ đội để cưỡng chế là tuyệt đối sai”.

Nhưng cuối cùng thì Lê Đức Anh đã làm gì? Chỉ là nói mà thôi để rồi bè lũ cướp ngày của đồng chí X đưa anh Vươn vào tù trong khi Lê Đức Anh được tiếng “ vì dân”. Đó chính là bộ mặt thật của Lê Đức Anh cũng giống như nhiều ông già cộng sản “chỉ tốt, chỉ phản tình” khi hết ăn của dân được nữa.

Ngoài ra, Lê Đức Anh còn là một tên tay sai hèn hạ của Lê Đức Thọ. Bằng chứng, đó là vào ngày 30/4/1975, Lê Đức Thọ hống hách ra lệnh cho Đại sứ Pháp là ông Mérillon phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Sau đó cần Pháp, thì lại sang quỵ lụy như việc vào năm 1989, sang chữa bệnh ung thư ở nhà thương quân đội Val de Grace, ở vùng Paris, năn nỉ Pháp giúp đỡ sau khi biết rõ Liên Xô sẽ sụp đổ, và thất bại trong việc năn nỉ Hoa Kỳ giúp đỡ, vì Hoa kỳ chú trọng đến Trung Cộng lúc bấy giờ. Việc năn nỉ Pháp cũng không mang đến kết quả vì Pháp cũng không có dồi dào về kinh tế và Pháp đặt điều kiện là phải dân chủ hóa chế độ. Điều kiện mà Thọ không chịu. Sau đó Lê Đức Thọ hèn hạ quay sang năn nỉ Trung Cộng. Chính Thọ đã ra lệnh cho 2 tay em của mình là Đỗ Mười và Lê Đức Anh thi hành lệnh của mình, nên mới đi đến quyết định họp với Trung Cộng ở Thành đô vào tháng 3/1990, một cuộc họp bán nước toàn diện cho Trung cộng tiếp nối ý tưởng của Hồ Chí Minh.

Thứ tư, tội ác của Lê Đức Anh còn thể hiện khi hắn cùng Lê Đức Thọ chỉ đạo đánh sang cả Thái Lan vi phạm luật pháp quốc tế (Xin xem lại “Những sự thật cần phải biết – Phần 22”). Để khẳng định rõ vai trò của Lê Đức Anh trong vụ này chúng ta nên chú ý tới cuốn sách hồi ký “Cuộc chiến tranh bắt buộc” của đại tá cộng sản Nguyễn Văn Hồng. Cuốn sách có đoạn:

“Tôi nhớ cũng trong mùa khô năm 1982-1983, khi tiến công một loạt các căn cứ còn lại dọc biên giới từ Ô-đa xuống Com Riêng, trung đoàn bộ binh 31 đã cho một lực lượng vượt qua biên giới Campuchia-Thái Lan, bố trí phục kích trên một con đường mòn chạy từ phía Nam lên Ô-đa-con đường này thuộc lãnh thổ Thái Lan. Trong lúc ta đang tiến công vào trận địa, thì có một toán lính theo con đường này tiến vào trận địa, anh em đã nổ súng diệt gọn toán địch. Khi tiến lên thu vũ khí, mới biết được toán địch này là lính biên phòng Thái Lan qua trang bị, phù hiệu và cấp hiệu đeo trên ve áo.

Lập tức, máy bay trinh sát và máy bay C130 của không lực Thái lên quần lượn và bắn phá dọc biên giới. Chúng đã dùng súng mát 12,7 mm từ trên máy bay vãi đạn xuống đội hình của quân ta. Trước tình hình đó, các đơn vị điện lên Sở chỉ huy sư đoàn: -Có được bắn máy bay không? Đây là một tình huống ngoài dự kiến nên chưa có sự chuẩn bị trước. Chúng tôi đã báo cáo lên Sở chỉ huy Mặt trận. Hôm sau, Mặt trận tăng cường xuống cho chúng tôi mấy cơ cấu phóng A72 (loại tên lửa vác vai đi theo đội hình bộ binh). Tôi ra lệnh cho các đơn vị: -Hãy sẵn sàng! Nếu máy bay bắn vào đội hình của ta thì kiên quyết phải bắn hạ! Song do địa hình ở đây có ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của loại súng hỏa tiễn này và cũng do trình độ sử dụng súng của anh em chưa tốt, nên khi có máy bay, ta bắn đến 5 quả đạn mà không đạt được kết quả. Tuy nhiên, đây cùng là lời cảnh cáo đối với nhà cầm quyền Thái Lan đã dung túng, bao che cho bọn phản động Pôn Pốt – Iêng Xa-ri, can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.”.AD

Qua đoạn trích chúng ta thấy điều gì? Đó là quân đội cộng sản đã vi phạm chủ quyền Thái, bắn chết lính Thái nhưng không xin lỗi mà còn dùng tên lửa phòng không vác vai bắn máy bay của quân đội Thái Lan. Điều đáng nói là quân của Nguyễn Văn Hồng đã xin ý kiến “trên”. Mà “trên” ở đây chính là Lê Đức Anh chỉ huy trực tiếp chiến trường Campuchia giai đoạn đó. Và quyết định đến việc đánh hay không trên đất Thái chính là một kẻ quyền thế hơn nhiều đó chính là Lê Đức Thọ.

Bạn đọc có thể đọc toàn bộ cuốn sách tại trang của đội ngũ hồng vệ binh cộng sản: (5)

II. Tham gia tích cực Bán nước:

Lê Đức Anh là một tên cai phu cao su độc ác. Không những vậy nổi bật lên là tội ác bán nước cho Trung cộng một cách tích cực cùng bè đảng cộng sản. Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu nói rõ ràng về điều đó.

Lê Đức Anh và “đồng chí “ Lú.

Thứ nhất, để vấn đề được minh bạch sáng tỏ, hãy đọc cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” của ông Trần Quang Cơ, nhân chứng lịch sử giữ vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại Giao của cộng sản Hà Nội vào thời điểm đó. Về vai trò làm đầu sai trong việc đưa nước ta vào tròng ách nô lệ giặc phương Bắc của Nguyễn Văn Linh, TBT đảng cs VN và Lê Đức Anh – đại tướng. Ông Trần Quang Cơ viết:

“Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói: “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”. Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ Chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội… chúng âm mưu diễn biến hòa bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì XHCN, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội… Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay… Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin ….Sáng 6.6.90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19.6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13.6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy. Còn đại sứ Trung Quốc cho anh Ngô Tất Tố, Vụ trưởng vụ Trung Quốc biết là trong cuộc gặp ông ta ngày 6.6, anh Lê Đức Anh đã nói khá cụ thể về “giải pháp Đỏ”: “Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Polpot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Địa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam, có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường… Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi…”.

Việc bán nước cho Trung cộng còn được Trần Quang Cơ tiết lộ thông qua sự dắt mối của Vũ Xuân Vinh, ông Trần Quang Cơ viết:

“Theo Hồ Càn Văn, ngày 23.5.90 Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam Vũ Xuân Vinh đã mời Tùy viên quân sự Trung Quốc Triệu Nhuệ đến để thông báo là TBT Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh sẽ tiếp Từ Đôn Tín khi đến Hà Nội.”

Qua đây cho thấy được là Lê Đức Anh chính là một tên bán nước và nhiệt tình trong việc đưa Việt Nam thành nô lệ cho Trung cộng.

Thứ hai, bên cạnh hồi ký của Trần Quang Cơ là “hồi ký” của đại sứ Trung cộng Trương Đức Duy tại Hà Nội cùng thời điểm đó. (Bản tiếng Việt của dịch giả Quốc Thanh). Trước hết là những cuộc gặp bí mật giữa Lê Đức Anh với đại sứ Tầu Trương Đức Duy và giữa TBT Nguyễn Văn Linh với Trương Đức Duy do chính sứ Tầu viết. Về vai trò làm tay sai cho giặc của Lê Đức Anh, cũng chính do đại sứ Tầu Trương Đức Duy viết:

“Hơn 10 năm qua, quan hệ Trung-Việt ở trạng thái không bình thường, sứ quán không có mối liên hệ nào với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh, vậy thì nên thông qua con đường nào đây để yêu cầu được gặp riêng một cách ổn thỏa hơn? Tôi triệu tập ngay cuộc họp Đảng ủy mở rộng, mời mọi người bàn bạc ra mưu sách. Ý tưởng thông qua con đường Vụ đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì sợ sẽ không giữ được bí mật, mà cũng khó để thực hiện “gặp riêng”.

Có đồng chí nêu xem có thể thông qua con đường quân đội được không? Tôi cho như thế sẽ khá là ổn thỏa, lại càng có lợi hơn cho việc bảo mật. Thế là tôi liền nghĩ tới Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ quốc phòng mà tôi khá thân thiết, từ ngày đến Việt Nam lần này, tôi đã gặp ông ta vài lần, quan hệ rất tốt, có thể thông qua ông ta để yêu cầu được gặp Đại tướng Lê Đức Anh (Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ quốc phòng) thân thiết với Nguyễn Văn Linh, rồi xin Lê Đức Anh giúp đỡ bố trí cho tôi bí mật gặp Nguyễn Văn Linh.

Mọi người thấy biện pháp này có thể được. Thế là tôi lập tức cho Tùy viên quân sự Triệu Nhuệ liên hệ chính thức với Cục trưởng Vũ Xuân Vinh. Khi gặp Cục trưởng Vũ Xuân Vinh, Tùy viên quân sự Triệu đã trịnh trọng đề xuất: “Đại sứ Trương có việc gấp và quan trọng muốn được gặp Bộ trưởng Lê Đức Anh. Xin Cục trưởng bố trí cho ngay”.

Chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh trả lời Tùy viên quân sự Triệu rằng: “Đồng chí Đại tướng rất vui lòng được gặp đồng chí Đại sứ, 8 giờ sáng hoặc 7 giờ tối mai đều được. Đại tướng còn nói, sau này đồng chí Đại sứ có muốn gặp ông thì cứ Cục đối ngoại Bộ quốc phòng bố trí là được”. Vào 8 giờ sáng ngày 20 tháng 8, xe của tôi chạy thẳng vào Bộ quốc phòng. Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh đón đợi ở cổng tòa nhà, dẫn tôi vào phòng tiếp khách của Bộ trưởng rồi lui ra, khép chặt cửa lại. Tôi đang tiến thẳng vào thì Bộ trưởng Lê Đức Anh cũng bước vào phòng khách từ một cửa khác, khi gặp nhau Lê Đức Anh bắt tay, ôm tôi rất nhiệt tình.

Tôi nói xã giao: “Thực sự được xin lỗi, mới sáng ra đã tới làm phiền đồng chí Đại tướng”. Đại tướng Lê Đức Anh mỉm cười bảo: “Đại sứ đến lúc nào tôi cũng tiếp”. Trong phòng khách ngoài hai chúng tôi ra, không có ai đi theo. Chuyện trò hàn huyên xong tôi chuyển ngay sang chủ đề chính, đầu tiên bày tỏ lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ Trung-Việt, hiện nay tình hình quốc tế phát triển rất nhanh, thời gian không chờ đợi mình, cả hai bên cần chớp lấy thời cơ, nhanh chóng loại bỏ trở ngại là vấn đề Campuchia, từ đó thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.

Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư. Tôi nói, hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái: “Đây quả thực là việc hết sức quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư”. Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là: Thứ nhất, nhấn mạnh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy…”

Và cuộc gặp giữa Trương Đức Duy và Lê Đức Anh có kết quả diễn tiến theo lời kể của Trương Đức Duy như sau:

“Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân sự Triệu, nói rằng: “Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều không đem theo phiên dịch và thư kí. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng…

Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá giúp bố trí cho. Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương khóa 9 Đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: “Đúng 8 giờ sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ”. Sáng ngày 29, tôi đến phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ.

Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một cách dí dỏm: “Trông bộ dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin tốt lành đến cho chúng tôi rồi”. Tôi nói: “Chiều tối qua, tôi nhận được chỉ thị quan trọng của Trung ương. Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã lại tới làm phiền anh rồi”.

Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê Đức Anh việc Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả lời trực tiếp với đồng chí ấy.

Lê Đức Anh bày tỏ: “Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe mà cảm thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi phải có những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công.”

Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng, Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam…”

Trương Đức Duy (đứng giữa) đang làm nhiệm vụ phiên dịch cho Hồ và Mao

(ảnh công bố trên “Pháp chế vãn báo” báo số ra ngày 19/2/2012

được báo Lịch sử Đảng Cộng sản Trung cộng đăng lại)

Qua đoạn hồi ký trên chúng ta thấy gì? Đó là Lê Đức Anh chính là kẻ muốn quy phục Trung cộng và tiếp tay cho Nguyễn Văn Linh và bộ sậu cộng sản bán nước cho giặc. Tội đó không thể tha thứ.

Thứ ba, trên một bài báo của Vietnamnet (cộng sản) đã chỉ rõ vai trò kết nối bán nước của Lê Đức Anh như sau: “Sau khi ông Lê Đức Anh đi “tiền trạm” về. Từ ngày 3 đến ngày 10/11/1991, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên Hội đàm, ra thông cáo chung và kí kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường giữ hai nước trên cơ sở 5 nguyên tắc hòa bình, đồng thời kí cả quan hệ bình thường giữa hai Đảng, khép lại 15 năm đối đầu căng thẳng.” (6)

Tất nhiên là bài báo không được phép nói thẳng ra Lê Đức Anh bán nước nhưng chúng ta thấy sự thật đã rõ ràng khi Kiệt và Mười đi thăm bán nước cho Trung cộng. Và vai trò kết nối ở đây có công không nhỏ của Lê Đức Anh. Sự kiện này đã được chính báo cáo của bộ chính trị cộng sản về Lê Đức Anh như sau:” “Đồng chí Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh v.v… đã có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng khởi đầu cho mối quan hệ bẳng 16 chữ vàng và 4 tốt hiện nay. Tiếp nối truyền thống của Mao chủ tịch và Hồ chủ tịch đã xây dựng …” (6)

(“Ngày 19-11-1994 Tại Hà Nội, Đỗ Mười và Lê Đức Anh tại lễ đón tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Chuyến thăm kéo dài đến 22-11-1994”./ Nguồn: Trung Quốc-Việt Nam (sách ảnh) Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa biên soạn. China Intercontinental Press, 2003, tr. 26/) (7)

Bức ảnh quy tụ rất nhiều gương bán nước tiêu biểu trong

cái gọi là “nhà văn hóa và thể thao” của chính Lê Đức Anh.

Đến đây chúng ta nhận thấy rõ vai trò bán nước cực kỳ quan trọng của Lê Đức Anh trong móc xích bán nước của cộng sản Việt Nam.

III. Kết luận:

Qua trường hợp của Lê Đức Anh chúng ta thấy đây là một tên cai phu cao su có nhiều tội ác với những người dân lành. Đây là kẻ đã từng tiếp tay cho thực dân Pháp đánh đập nhân dân ta. Đó là tội ác không thể dung tha. Đặc biệt, Lê Đức Anh có vai trò rất quan trọng trong việc bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó chúng ta cần phải thấy rõ được bộ mặt thật của Lê Đức Anh để nhân dân một ngày gần đây xét xử trước công luận về tội ác này. Đó chính là lẽ phải và chính nghĩa mà chúng ta phải đấu tranh vì một dân tộc Việt Nam trường tồn mãi mãi.

Đặng Chí Hùng

danlambaovn.blogspot.com


Nói về Tướng Lê Đức Anh trong quan hệ với TQ và vụ Gạc Ma 1988

Ông Lê Đức AnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Lê Đức Anh làm Chủ tịch Nước Việt Nam từ 1992-1997.

Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước của Việt Nam, là một nhà lãnh đạo 'vì quyền lợi quốc gia', một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự từ Bộ Quốc phòng của Việt Nam nói với BBC Tiếng Việt.

Ý kiến này cho rằng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam theo cơ chế lãnh đạo tập thể, nên không hề có chuyện lãnh đạo nào đó thân Trung Quốc, hay thân nước nào khác.

Tuy nhiên bình luận với BBC hôm thứ Tư, 01/5/2019 từ Hà Nội, Đại tá Phạm Hữu Thắng, nhà nghiên cứu từ Viện Lịch sử Quân sự cho rằng ông Lê Đức Anh "có vai trò đầu tiên" trong thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sau cuộc chiến tranh Biên giới 2/1979.

Ý kiến của nhà nghiên cứu cũng cho rằng không có một mệnh lệnh nào từ trên xuống ra lệnh cho bộ đội Việt Nam không nổ súng trong sự kiện xảy ra ở Gạc Ma năm 1988, như dư luận nhiều năm gần đây đặt vấn đề.

Đây là giai đoạn Tướng Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam.

Chủ tịch Trọng làm Trưởng Ban tang lễ Tướng Lê Đức Anh

Cố Tổng bí thư Đỗ Mười: 'Công, tội và di sản'

Dấu ấn của TBT Đỗ Mười trong thời Đổi Mới

Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang qua đời và di sản

"Việc quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, tôi không nghĩ lãnh đạo lại có người thân Trung Quốc, hay thân Liên Xô... bởi vì lãnh đạo Việt Nam là lãnh đạo tập thể. Quan điểm chung của Đảng và nhà nước là phải làm sao tìm ra một con đường đối ngoại có lợi nhất cho Việt Nam trong phát triển kinh tế, cũng như là ổn định," Đại tá Thắng trả lời câu hỏi liệu có phải ông Lê Đức Anh 'thân Trung Quốc' như một số ý kiến trong dư luận đặt ra.

"Với Trung Quốc là một nước lớn, mà là nước láng giềng, thì rõ ràng cũng ảnh hưởng đến an ninh, cũng như đến việc ổn định, xây dựng xã hội, cũng như trong xây dựng kinh tế của Việt Nam.

"Cho nên thực ra quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam bao giờ cũng là một việc rất lớn và là việc Trung ương, Bộ Chính trị, Đảng, nhà nước rất quan tâm. Cũng có ý cho rằng người này thế này, người khác thế khác, nhưng trong cơ chế lãnh đạo tập thể của đảng thì ông Lê Đức Anh là người có vị trí cao như thế, thì chắc chắn ông phải vì quyền lợi quốc gia."

Tháng 3/1988 đã xảy ra sự kiện xung đột Trung - Việt ở Gạc Ma trên Biển Đông, kết thúc bằng trận đánh mà phía Trung Quốc bắn chết 64 binh sỹ Việt Nam.

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-1" name="smphtml5iframemedia-player-1" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.23.25/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" gesture="media" allow="autoplay" title="Đại tá Phạm Hữu Thắng nói về Tướng Lê Đức Anh" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 616.188px; height: 346.6px;">< /iframe>
Đại tá Phạm Hữu Thắng nói về Tướng Lê Đức Anh

Từ đó, Trung Quốc chiếm giữ thêm một số đảo, đá tại vùng quần đảo Trường Sa.

Một phần dư luận Việt Nam, kể cả trong giới cựu chiến binh, nhiều năm gần đây cho rằng đã có một mệnh lệnh từ cấp cao, mà có người cho là từ lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, ra lệnh các chiến sỹ không nổ súng kháng cự.

Quyết định nàydẫn đến điều mà nhiều người gọi là 'thảm sát' Gạc Ma và họ quy kết trách nhiệm cho ông Lê Đức Anh, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng.

'Không có mệnh lệnh đó?'

Bình luận về ý kiến mang tính cáo buộc này, Đại tá Phạm Hữu Thắng nói với BBC:

"Tướng Lê Mã Lương nói rằng có lệnh từ trên là không được bắn súng, không được chống cự. Vấn đề Gạc Ma trên thực tế là bộ đội Việt Nam rất kiềm chế trong việc xây dựng các căn cứ hậu cần ở các nơi đóng quân, ở các đảo ngầm.

Đại tướng Lê Đức AnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐại tướng Lê Đức Anh giữ cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam từ năm 1987-1991

"Khi đi rõ ràng với quan điểm không gây hấn ở vùng biển gây xung đột lớn, chiến tranh lớn sẽ rất nguy hại cho chủ quyền, quan điểm chung của Việt Nam là chỉ dùng những tàu hậu cần và lực lượng công binh, bộ binh, hải quân, lính thủy đánh bộ chỉ cắm cờ và trú quân, xây dựng các công sự để trú quân ở trên các đảo ngầm đó thôi.

"Còn việc cương quyết giữ vững chủ quyền, lúc ấy đồng chí Lê Đức Anh là Bộ trưởng Quốc phòng cũng rất kiên quyết, làm sao bằng mọi cách để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Sau đó ông cũng đã ra thăm quần đảo Trường Sa và có những tuyên bố kiên quyết để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam."

Bình luận về quốc tang Lê Đức Anh

VN: Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua đời

Quyền Chủ tịch nước đứng thấp trong Ban tang lễ

Khi được hỏi lại liệu Tướng Lê Đức Anh có ra lệnh cho bộ đội Việt Nam ở Gạc Ma không được nổ súng đáp trả khi bị các lực lượng Trung Quốc uy hiếp, tấn công như dư luận đặt vấn đề hay không, Đại tá Phạm Hữu Thắng nói:

"Tôi cho là không có lệnh đó".

Khi được hỏi tiếp về căn cứ của nhận định này, nhà nghiên cứu từ Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam nói:

"Tôi cũng nghiên cứu lịch sử hải quân và trong toàn bộ phần lịch sử không nói chuyện là không cho nổ súng."

'Vai trò đầu tiên'

Trở lại với điều được cho là vai trò của Tướng Lê Đức Anh liên quan Hội nghị Thành Đô giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc diễn ra hồi tháng 9/1990 và liên quan quan hệ Việt - Trung, nhà nghiên cứu lịch sử từ Bộ Quốc phòng Việt Nam nói:

"Tôi cũng nghiên cứu Hồi ký của Đại tướng Lê Đức Anh, thì thấy rằng ông cũng là một người có vai trò gần như đầu tiên trong việc kết nối, tạo ra bình thường hóa quan hệ đối với Trung Quốc.

Hải quân Việt NamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP
Image captionCác chiến sỹ trẻ hải quân Việt Nam trước mô hình đảo Trường Sa lớn (hình minh họa).

"Ông cũng đã tham mưu để Bộ Quốc phòng bố trí lùi quân đội ở phía biên giới, lùi về phía sau, rồi có những cuộc gặp đi đến Hội nghị với Trung Quốc để đưa tới bình thường hóa quan hệ."

Về sự kiện tướng Lê Đức Anh được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung Tướng vào năm 1974, Đại tá Thắng bình luận:

"Rõ ràng với công lao nổi bật của ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như thế, một người tham gia từ kháng chiến chống Pháp, rồi suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, luôn luôn ở trong chiến trường nóng bỏng và cũng có những đột xuất trong lãnh đạo chỉ huy của mình, ví dụ như là trong năm 1973 sau Hội nghị Paris, hoặc là trong Tổng tiến công, vai trò to lớn của ông trong Bộ Tư lệnh miền, thì ông cũng là người xứng đáng.

"Còn theo tôi biết cũng không phải một mình ông được phong Tướng, cũng có một vài Trung tướng khác, họ đều là những người nổi bật cả, đều là những người từ những chiến trận rất khó khăn và lập được những công lao to lớn... Ông Đồng Sỹ Nguyên cũng là một người được phong Trung tướng đợt ấy," nhà nghiên cứu lịch sử quân sự từ Bộ Quốc phòng Việt Nam nói với Quốc Phương của BBC News Tiếng Việt



tải xuống (31)Tên & Bí danh : Lê Đức Anh - Sáu Nam
Sinh ngày : 1/12/1920
Chức vụ : đại tướng -chủ tịch nước chxhcnvn
Thành tích : huân chương sao vàng-huân chương hcm-huân chương quân công hạng 1- huân chương chiến công hạng 1-huân chương chiến thắng hạng 1-huy hiệu 75 năm tuổi đảng.
Tiểu sử :

Năm 1944 là Cặp Rằn cho thực dân Pháp coi phu cạo mủ cao su-tháng 8/1945 gia nhập quân đội VM nắm chức chính trị viên tiểu đoàn trung đoàn 301-1948-1950 tham mưu trưởng QK7-QK8 và đặc khu SG-CL-1951-54 tham mưu trưởng lực lượng nam bộ,tập kết ra bắc-1955 đại tá cục trưởng cục quân lực BTTM. Năm 1963 Phó tham mưu trưởng QĐNDVN-Tháng 2/1964 hoạt động bí mật tại miền Nam với chức vụ Phó tư lệnh tham mưu trưởng QĐ GPMN-Năm 1969 tư lệnh QK9-Cuối năm 1974 Phó tư lệnh QĐ GPMN phong vượt cấp hàm trung tướng-Năm 1975 phó tư lệnh chiến dịch HCM tư lệnh cánh quân Tây nam đánh vào Sài Gòn-năm 1976 tư lệnh QK9-năm 1978 tư lệnh QK7-Năm 1981 tư lệnh mặt trận 479 quân tình nguyện VN tại CPC-Năm 1984 đại tướng-Năm 1992 chủ tịch nước chxhcnvn.

Quá trình phạm tội :
-xuất thân là một tên ác ôn cho nên y đã phục vụ cho thực dân Pháp tại đồn điền cao su năm 1944 với chức danh Cặp Rằn(chuyên đánh đập,quản lý phu cạo mủ đồn điền),sau đó nhờ có máu bạo tàn y đã đi theo VM,tiền thân của VC sau này.
Với bề dầy thành tích cống hiến cho tập đoàn csvn suốt cuộc đời có thể nói bàn tay của Lê Đức Anh thấm đẩm máu của những người dân miền Nam VN trước năm 1975,nhưng với những vị trí công tác của hắn,Lê Đức Anh phải chịu trách nhiệm cụ thể trước Dân Tộc và lịch sử về những tội ác sau đây:
- với chức vụ phó tư lệnh QĐ GPMNVN Lê Đức Anh phải chịu trách nhiệm về các vụ pháo kích và khủng bố dân thường tại miền Nam mà vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy năm 1974 giết chết các em học sinh vô tội là một bằng chứng không thể nào chối cãi.
- ở vị trí phó tư lệnh chiến dịch hcm năm 1975 Lê đức Anh đã dẫn đầu một cánh quân tấn công và cưỡng chiếm thành công miền Nam VN,dẫn đến hậu quả ngày hôm nay nước Việt đã hoàn toàn bị nhuộm đỏ và là một trong hai quốc gia đứng cuối bảng sắp hạng của thế giới.
- năm 1981 với vai trò tư lệnh mặt trận 479 (trải dài suốt tuyến biên giới CPC-Thái Lan)Lê Đức Anh đã đem quân đội csvn đánh qua nước CPC,trong đó có nhiều thế hệ thanh niên Sài Gòn bị ép buộc cầm súng ra chiến trường,gây nên hàng trăm ngàn cái chết thương tâm cho một thế hệ ngoài ra sau khi giải phóng CPC khỏi họa diệt chủng y đã không chịu giao trả quyền tự quyết cho người dân CPC mà tiếp tục chiếm đóng trái phép tại quốc gia Chùa Tháp trên 10 năm (1989),dựng lên một chính quyền thân cộng sản nhằm mưu đồ nhuộm đỏ toàn cõi Đông Dương dẫn đến hệ quả nước VN tiêu hao tiềm năng với chiến phí khổng lồ và bị quốc tế bao vây cấm vận làm cho nền kinh tế nước Việt Nam hôm nay đuối sức hụt hơi so với các quốc gia trong khu vực,ngoài ra Lê Đức Anh còn đóng một vai trò châm ngòi nổ chiến tranh dẫn đến hai cuộc chiến trong một thời điểm (Tây Nam&Biên giới phía Bắc) và cuối cùng là dẫn đến hội nghị Thành Đô với việc mất hàng ngàn km địa đầu trong đó có một phần Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc.


Lê Đức Anh: Hồi kết của một lãnh đạo thân Tàu

Báo Tiếng Dân

g; theo phe Lê Duẩn-Lê Đức Thọ để trù dập tướng Võ Nguyên Giáp; ra lệnh cho binh sĩ không được nổ súng khi Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma năm 1988; là người có công thiết kế các cuộc tiếp xúc bí mật Hội nghị Thành Đô năm 1990; nằm trong phe bảo thủ cùng với Đỗ Mười hiềm khích phe cấp tiến của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và được cho là người bảo trợ chính cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để ông này lộng hành sau này.

Còn các báo “lề đảng” thì vẫn tiếp tục viết bài đề cao ông Lê Đức Anh, gọi ông ta là “đại tướng nhân dân”, phớt lờ vai trò của ông ta trong cuộc tắm máu ở Gạc Ma và các biến động chính trị đã làm suy yếu chính trường VN, đẩy Việt Nam lại gần Trung Quốc.

Riêng VietNamNet có bài là đoạn trích trong hồi ký của ông Lê Đức Anh, bàn về phút gặp riêng giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân. Trong bài có đoạn ông Lê Đức Anh nói khi gặp Giang Trạch Dân hồi tháng 7/1991:

“Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ to lớn trước sự tồn vong, còn hay mất của chủ nghĩa xã hội, của phong trào độc lập dân tộc trên thế giới. Đó là nhận thức sâu sắc của chúng tôi. Về phía Việt Nam, chúng tôi kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên không cần lập mặt trận chống ai, nhưng Trung Quốc ổn định, vững, là niềm cổ vũ lớn cho phong trào cộng sản quốc tế”.

Toàn bộ lập trường thân TQ của ông Lê Đức Anh có thể được tóm tắt trong câu nói trên. Cho nên, Việt Nam dưới thời ông Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Quốc phòng, rồi Chủ tịch nước, hầu như không dám làm mất lòng TQ. Hội nghị Thành Đô với sự thiết kế của Lê Đức Anh, đã mở ra giai đoạn TQ thao túng chính trường VN từ năm 1990 cho tới nay.

Gạc Ma – Lê Đức Anh lệnh không bắn?

Phan Trí Đỉnh|

Sáng 28/7, tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của cụ Võ Văn Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.

Thảo luận nhiều vấn đề, nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gạc Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận.

Trước cuộc họp này, tôi đã nói chuyện nhiều với các cựu binh còn sống sót của Gạc Ma 1988. Tôi đã hỏi chuyện cụ Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Tham mưu phó, kiêm Trưởng Phòng Tác chiến Quân chủng Hải quân giai đoạn đó. 

Cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” do AHLLVT Lê Mã Lương làm chủ biên, sau 4 năm thực hiện và xin cấp phép. Đây là cuốn sách đặc biệt, được Cty văn hóa Trí Việt (First News) do anh Nguyễn Văn Phước làm Giám đốc khởi xướng, để tri ân và kể lại câu chuyện ít được nhắc đến về 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hy sinh vì biển đảo Tổ quốc vào ngày 14-3-1988, trên bãi đá san hô Gạc Ma và lân cận, thuộc quần đảo Trường Sa.

Suốt 4 năm qua, cuốn sách thu hút 68 người tham gia biên soạn. Họ là các tướng lĩnh, nhà nghiên cứu sử học, nhà báo, cựu chiến binh Gạc Ma. Nhóm biên soạn đã tổ chức các cuộc phỏng vấn trực tiếp 22 người lính Gạc Ma còn sống sót và 9 cựu chiến binh Gạc Ma bị bắt vào ngày 14-3-1988, như Thượng úy Nguyễn Văn Chương, Trương Văn Hiền, Dương Văn Dũng, hồi ký viết tay của cựu binh Lê Hữu Thảo…

Cuốn sách cũng phải trải qua quá trình chỉnh sửa hàng trăm lần, với 48 lần biên tập, cập nhật, qua 14 nhà xuất bản, mới chính thức ra mắt bạn đọc. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử xuất bản Việt Nam, khi một hội đồng thẩm định cấp nhà nước phải được thành lập để thẩm định. Và đây cũng là cuốn sách được báo chí trong và ngoài nước, cũng như mạng xã hội, đề cập và tranh luận nhiều nhất, trước khi được cấp phép…

Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý xuất bản cuốn sách này, cho rằng những người làm sách là trở cờ, là theo giặc, là nói xấu quân đội và nhân dân ta. Những ý kiến này cũng có sự tham gia của cả các tướng lĩnh quân đội, chứ không chỉ những người dân, người trẻ tuổi.

Dài dòng một chút để các bạn nắm thêm chút thông tin, trước khi tôi kể về cuộc họp.
Mọi người đều đồng thuận rằng: sự thật đã bị bưng bít lâu quá. Người còn, người mất. Rồi nhiều thông tin không rõ ràng, nên mọi người loay hoay giữa sự hỗn độn đó. Nhưng nói chung là đã tố cáo tội ác của quân Trung Quốc dã man tàn sát bộ đội Hải quân ta.

Vấn đề không làm rõ được là mệnh lệnh “KHÔNG BẮN“ hay là “KHÔNG BẮN TRƯỚC”, CÓ LỆNH KHÔNG? CÓ THÌ AI RA LỆNH???

Đó là khúc mắc của nhiều người, nhiều năm. Khi tôi hỏi thì Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nói rằng: “Bắn trước hay bắn sau, không quan trọng, mà là tinh thần giữ đảo của chiến sỹ ta là tuyệt vời. Bây giờ “ NHÉT “ (chữ cụ dùng) câu đó vào mồm thằng Lanh binh nhất 19 tuổi rồi trách cứ nhau”. Cụ nói tiếp: Tôi gọi thằng Lanh về, hỏi: “Họ phỏng vấn thì mày nói gì ?”. Lanh, một con người như thất thần sống sót sau loạt nã pháo tàn bạo của quân Trung Quốc, thưa: “Dạ! Nói gì, con cũng không nhớ. Con cứ lựa theo họ hỏi là con nói”.

Cụ Lâm than: “Thôi chết rồi! Bọn nhà báo vô lương tâm. Nó vào phỏng vấn tôi, hỏi xiên xẹo. Tôi đuổi thẳng cổ. Tôi bảo cô nhà báo: Chị muốn viết gì theo ý chị thì viết chứ lừa tôi để viết theo ý chị thì mời chị ra khỏi nhà”.

Thực ra, ngày đó Quân chủng HQ không có kế hoạch tác chiến chống cướp đảo. Tàu tên lửa, tàu hộ vệ, tất cả nằm ở Cam Ranh, với mệnh lệnh cấm ra khơi. Và mấy con tầu vận tải nhằm Trường Sa chở theo vật liệu xây dựng. Mà cũng không ngờ TQ nó tàn bạo thế.

Ts. Lê Đăng Doanh

Chuyện tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to: “Tôi biết người ra lệnh KHÔNG BẮN”, làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại, thì đó là ông Lê Đăng Doanh.

Tôi may mắn ngồi gần, nên quay sang nói: “Bác kể xem nào”.

Ông Doanh kể: “Hôm ấy, tôi với vai trò là người giúp việc TBT Nguyễn văn Linh, ngồi ngay sau TBT, nên tôi theo dõi hết.

Ông Nguyễn Cơ Thạch ĐẬP BÀN, NHƯ LÀ GẦM LÊN, RUNG CẢ CỬA KÍNH: “Ai ra lệnh KHÔNG BẮN?“, thì ông Lê Đức Anh trả lời: “TÔI“. Ông Thạch quay sang ông Linh, thì ông Linh ngồi im, không có ý kiến gì”.

Có ai đó chen vào: “Họ đã chuẩn bị cho Thành Đô 1990 từ lúc này”.

Tôi nhắc lại là theo yêu cầu của vài người bạn thân thiết, tôi chỉ chép lại những gì tôi nghe được. Còn đúng sai là việc quá xa vời, tôi không khẳng định. Các bạn thấy xem được thì xem. Không hợp ý các bạn thì tôi nhận là kẻ chém gió bốc phét ba lăng nhăng. Các bạn biết tôi mà. Tôi không trách gì các bạn./.

Hùm chết để da, Lê Đức Anh để lại cái gì?

Hình chụp hôm 2/4/1997: Chủ tịch nước Lê Đức Anh phát biểu khai mạc Quốc hội 11 ở Hà Nội

Hình chụp hôm 2/4/1997: Chủ tịch nước Lê Đức Anh phát biểu khai mạc Quốc hội 11 ở Hà Nội
 AFP

Theo truyền thống của chế độ cộng sản, báo chí lề phải Việt Nam đang tấu khúc hùng tráng bi ai ca ngợi công đức, phẩm chất của ông Lê Đức Anh, người từng giữ những chức vụ cao ngất ngưởng: Đại tướng, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc phòng như là lãnh tụ tướng lĩnh tài ba, liêm khiết…. Nhưng với người dân, với mạng xã hội, nghi vấn về những gian trá trong cuộc đời và những tội lỗi của Lê Đức Anh với đất nước, nhân dân và quân đội lại có dịp được khơi dậy sôi nổi hơn, trong đó có không ít sự thật hiển nhiên, bóc trần sự tán tụng của nền báo chí bưng bô.

Sống trong căn hộ hay có nhiều vương phủ?

Báo Tuổi trẻ o­nline đăng loạt bài hoành tráng về Lê Đức Anh trong đó ngày 24-4, có bài “Cái bắt tay của Chủ tịch nước trong giờ giải lao” ghi theo lời kể của tướng Hoàng Kiền về sự kiện Lê Đức Anh được bầu đi dự Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân tại Hà Nội và lên đọc báo cáo thành tích trước đại hội. Bài viết này dẫn ý kiến của đại tá Khuất Biên Hòa - thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh suốt 7 năm là "Đại tướng là con người cách mạng không bao giờ dựa vào quyền chức của mình để đưa con cái vào chỗ này chỗ kia. Tất cả hoàn toàn phải noi gương bố phấn đấu".{1}

Nhà báo Huy Đức, tác giả Bên thắng cuộc đã có bài viết CHUYỆN "BIỆT THỰ" CỦA CTN LÊ ĐỨC ANH & TƯỚNG HOÀNG KIỀN phản biện với báo Tuổi trẻ nguyên văn như sau: “Nghĩa tử nghĩa tận, giờ này mà ca ngợi cựu CTN Lê Đức Anh cũng là "truyền thống tốt đẹp của báo chí nhà nước ta". Nhưng, một tờ báo chính trị như Tuổi Trẻ, ghi lời của thiếu tướng Hoàng Kiền (Kien Hoang) nói, Tướng Lê Đức Anh nói với ông ấy - "Tôi sống trong một căn hộ ở đây. Tôi không có biệt thự nào" - là rất bất cẩn.

Cho dù, mục tiêu của đại tướng Lê Đức Anh không phải là tiền bạc - ông có một vẻ ngoài giản dị gần giống như những nhà lãnh đạo cộng sản cùng thời - nhưng, về nhà cửa ông cũng không thua kém ai cả. Các con của ông, từ con của bà lớn ông để lại miền Nam, hay con của bà sau ông cưới khi ra Bắc, ai đủ tiêu chuẩn đều được cấp nhà, cấp đất. Bản thân ông, từ những ngày đầu về Sài Gòn, đã ở dinh thự mênh mông ở Pasteur.

Khác với nhiều nhà lãnh đạo có quê từ Vĩ tuyến 17 trở vô. Khi về hưu, Lê Đức Anh không trả nhà công vụ. Ông vẫn ở một dinh thự "trong Thành", số 5a Hoàng Diệu. Chỉ thỉnh thoảng ông mới vào SG, ở căn nhà đã thuộc về mình, ở Pasteur. Tôi không nghĩ Lê Đức Anh nói dối với ông Kiền. Tôi cũng không nghĩ ông Hoàng Kiền nhớ nhầm. Cách nói của tướng Kiền cũng theo truyền thống "nghĩa tử là nghĩa tận". Vấn đề là, báo Tuổi Trẻ hoàn toàn có thể xác minh để không hăm hở đưa chi tiết đó. Khen nhau như thế cũng bằng hại nhau” {2}

Ảnh chụp đoạn viết của nhà báo Huy Đức về Đại tướng Lê Đức Anh hôm 24/4/2019 trên Facebook
Ảnh chụp đoạn viết của nhà báo Huy Đức về Đại tướng Lê Đức Anh hôm 24/4/2019 trên Facebook Courtesy of Fb Truong Huy San

Đúng như Huy Đức viết, một trong những hậu duệ của Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà, từng là Phó chủ tịch UBND THCM, Phó Văn phòng chính phủ vừa bị kỷ luật khiển trách vì liên quan đến sai phạm vụ mua bán AVG. Vai trò của Hà không phải nhỏ, khả năng bị chuyển hóa thành củi theo chân Phạm Nhật Vũ và hai bộ trưởng đang mở ra trước mắt.

Lệnh không nổ súng ở Gạc Ma!

Tuy nhiên, Huy Đức chỉ mới phản biện chi tiết cụ thể mà chưa chạm đến nội dung cốt yếu của bài viết là Tướng Hoàng Kiền ca ngợi Lê Đức Anh hỏi han dặn dò các sĩ quan Hải quân giữ đất giữ biển rất tâm huyết.

Tướng Hoàng Kiền cũng là người tố cáo, yêu cầu thu hồi quyển sách “Gạc Ma vòng tròn bất tử” - quyển sách duy nhất viết về sự kiện 64 chiến sĩ Hải quân bị Trung Quốc thảm sát và cưởng chiếm Gạc Ma. Nguyên nhân chính là trong sách có dẫn lời nhân chứng còn sống sót cho rằng có lệnh cấp trên không được nổ súng.

Hình chụp vệ tinh. Đá Gạc Ma do Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa
Hình chụp vệ tinh. Đá Gạc Ma do Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa Courtesy of AMTI

Trước đó, năm 2012, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức: “Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?” Ông Nguyễn Khắc Mai Giám đốc trung tâm Minh Triết giải thích lãnh đạo cao cấp ra lệnh không nổ súng chính là Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng thời điểm đó. {3}

Cho đến nay, Nhà nước, Bộ Quốc phòng Việt Nam chưa hề có thông tin phản biện hay thừa nhận cáo buộc này, có lẽ nghi án này sẽ mãi mãi gắn với bia mộ của Lê Đức Anh.

Bán đứng Campuchia cho Trung Quốc

Không chỉ một nghi án Gạc Ma, Lê Đức Anh còn là tác nhân tham gia mật ước Thành Đô, đầu phục Trung Quốc và còn kéo cả Campuchia vào quỹ đạo của Trung Quốc. David W. P. Elliott, giáo sư ngành quản trị và quan hệ quốc tế tại Pomona College đã viết “Mặc dù phái đoàn Việt Nam ở Thành Đô đã đưa ra sự nhượng bộ lớn là chấp thuận đề xuất của Trung Quốc vốn có thể làm nghiêng cán cân sang hướng có lợi cho các đối thủ của Hun Sen, nhưng Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh đã bay tới Phnom Penh và cố gắng thuyết phục Hun Sen đồng ý hợp tác với các lực lượng Pol Pot, do bức tranh toàn cảnh là các nước đế quốc đang cố gắng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, và Campuchia có thể tự cứu mình bằng cách đạt được hòa giải giữa phe cộng sản của Hun Sen và phe Khmer Đỏ. Nguyễn Văn Linh nói với lãnh đạo Campuchia, “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc.” Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xóa cộng sản. Nó đang xóa ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xóa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” Hậu quả của việc làm này là “Đại sứ Việt Nam thông báo rằng sau cuộc họp này thái độ của Hun Sen đối với Việt Nam đã thay đổi – điều này cuối cùng dẫn đến cảnh Đại sứ Ngô Điền “đơn độc” buộc phải chứng kiến sự tan rã của Đảng Cộng sản Campuchia. Kết cục là Việt Nam không còn nước cộng sản nào bảo trợ cho mình, và cũng không còn nước cộng sản nào để mình bảo trợ nữa. Trần Quang Cơ có lẽ đã không đơn độc khi kết luận rằng hội nghị Thành Đô là “vết nhơ về ngoại giao của Việt Nam.”

Hình minh họa. Quốc vương Campuchia Noromdom Sihanouk (trái) và Chủ tịch Lê Đức Anh ở Hà Nội
Hình minh họa. Quốc vương Campuchia Noromdom Sihanouk (trái) và Chủ tịch Lê Đức Anh ở Hà Nội AFP

Với thành tích bán nước, bán bạn bè cho Trung Quốc, Lê Đức Anh đã được bầu làm Chủ tịch nước sau đó không lâu.

Tướng bất minh gây nợ máu

VOA có bài viết “Lê Đức Anh: làm tướng giỏi, làm chính trị tồi?” dẫn ý kiến của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đồng tình với lĩnh vực này. Về tài năng quân sự, ông đề cao Lê Đức Anh trong lập trường tiếp tục tiến công ở quân khu 9 sau hiệp định Paris, làm tư lệnh cánh quân phía Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh và thắng lợi trong cuộc chiến ờ Campuchia. Ông Cù Huy Hà Vũ vốn không phải nhà quân sự, lại ở quá xa chiến trường miền Nam và Campuchia nên không đủ thông tin và lập luận để đánh giá điều này. Thứ nhất, về tư tưởng tiến công quân sự sau hiệp định Paris chỉ thể hiện sự lật lọng, vi phạm hiệp ước quốc tế đã ký kết chứ không phải là tài năng. Thực tế, thời điểm ấy quân khu 9 cũng không có trận đánh nào có tiếng vang như trận Thường Đức ở Đà Nẵng hay trận Phước Long ở miền Đông Nam Bộ làm thay đổi tình thế, cục diện chiến trường. Ngược lại về phía VNCH, địa bàn này dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Khoa Nam, quân đội đã giữ nguyên vẹn lãnh thổ, binh lực và hệ thống chỉ huy đến tận ngày 1-5 năm 1975 mới tan rã.

Về cánh quân hướng Tây Nam do Lê Đức Anh chỉ huy có hai nhiệm vụ là tấn công vào Sài Gòn và cắt đứt lộ 4 (Quốc lộ 1 hiện nay) ở đoạn Long An, Tiền Giang để chia cắt sự chi viện giữa Quân đoàn 4 của tướng Nam với Sài Gòn. Hồi ký của Lê Đức Anh và các tướng tá thuộc cấp đã tô vẽ với những lời có cánh về những thành tích ảo của cánh quân này, nhưng theo nghiên cứu tổng hợp của Nguyễn Đức Phương cho thấy cánh quân này đã không hoàn thành nhiệm vụ: Không đột phá sâu vào Sài Gòn trước khi TT Dương Văn Minh đầu hàng, chỉ gây gián đoạn thời gian ngắn mà không chia cắt làm chủ đươc lộ 4. Mãi sau khi dinh độc lập thất thủ, đại tá Trần Vĩnh Huyến, Tiểu khu trưởng Long An vẫn mở cuộc hành quân bộ đưa hơn 1 trung đoàn về Miền Tây để hợp quân với tướng Nguyễn Khoa Nam. Mãi đến 20 giờ ngày 30-4 do không liên lạc được với các đơn vị bạn cánh quân này tự tan rã.{4}

Về chiến trường Campuchia, cho tới nay vẫn chưa công bố chính thức số lượng binh sĩ thương vong là hai vạn, bốn vạn hay 10 vạn. Tư lệnh chiến dịch giải phóng Campuchia là tướng Lê Trọng Tấn. Mũi tiến công chiến lược giải phóng Pnompenh là quân đoàn 4 của tướng Hoàng Cầm. Tướng Lê Đức Anh chỉ huy lực lượng quân khu 7 đánh một số tỉnh phía đông Campuchia chỉ là hướng thứ yếu. Trong thời gian làm tư lệnh quân tình nguyện ở Campuchia, Lê Đức Anh đã trúng kế phản gián của Ponpot bức tử hàng chục cán bộ cấp tỉnh, Bí thư tỉnh Xiêm Riệp phải tự sát, gây ra vết rạn rất lớn trong mối quan hệ hai bên Việt Nam và Campuchia, tạo thuận lợi cho PonPot kéo dài chiến tranh và tổn hao xương máu quân đội Việt Nam.{5}

Gian trá hại người tiếm quyền, cố vị

Những dữ liệu ấy đủ đánh giá Lê Đức Anh có phải là tướng giỏi hay không. Việc năm 1974, Lê Đức Anh được phong vượt cấp từ đại tá lên Trung tướng được nhiều người giải thích chỉ là việc lợi ích phe cánh khi Lê Đức Anh ăn cánh với Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.

Nếu xem chính trị theo nghĩa vương đạo làm ích nước lợi nhà, đất nước thanh bình nhân dân yên ấm thì Lê Đức Anh quả là nhà chính trị tồi. Nếu xem chính trị là kỹ thuật tranh giành quyền lực thì từ anh cai đồn điền thành chủ tịch nước và tiếp tục làm thái thượng hoàng đến khi trút hơi thở cuối cùng thì Lê Đức Anh thật sự không tồi. Trong số những lãnh đạo cộng sản Việt Nam thì người bị chính đồng đội, đồng chí tố cáo, bêu diếu ngay từ lúc đang còn sống nhiều nhất chính là Lê Đức Anh. Năm 2005, các cán bộ lãnh đạo kỳ cựu của miền Nam như Phạm Văn Xô, Nguyễn Văn Thi, Đồng Văn Cống, … liên tục có đơn tố cáo Lê Đức Anh khai man lý lịch, là cai đồn điền nhân viên phòng nhì của Pháp, không được kết nạp đảng viên. {6}

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Trung tá Nguyễn Minh Ngọc và nhiều sĩ quan cao cấp khác kể cả đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tố cáo vụ án gián điệp siêu nghiệm trọng ở Tổng Cục 2. Lê Đức Anh đã nâng Cục Quân Báo từ một đơn vị tình báo quân sự trực thuộc Bộ Tổng tham mưu thành Tổng Cục II, là đơn vi tình báo chiến lược trực thuộc Bộ Quốc Phòng và nguyên thủ quốc gia. Tổng cục II đã dựng ra điệp viên Sáu Sứ báo cáo hàng loạt cán bộ cao cấp liên quan đến CIA. Lê Đức Anh và đồng mưu đã sử dụng nguồn tin giả này để không chế, thanh trừng cán bộ. Mục tiêu chính của âm mưu này là triệt tiêu vai trò của tướng Giáp và giành quyền lực trong tay mình.

Ông Võ Viết Thanh, thứ trưởng Bộ Công An đã trực tiếp điều tra bắt được Sáu Sứ và phá vỡ âm mưu này và bị trả giá là mất chức và quay về TP.HCM làm Phó Chủ tịch.

Tiếp đó, Lê Đức Anh dựng Lê Khả Phiêu lên làm Tổng Bí Thư và giữ vai Cố Vấn để thao túng nhưng khi thấy Lê Khả Phiêu không thần phục còn lập ra tổ chức A 10 để theo dõi chính mình Lê Đức Anh đã lật đổ Phiêu.{7}

Con đường hoạn lộ của Lê Đức Anh tắm đầy máu của đồng đội và cấp trên. Hậu quả việc rước voi giày mả tổ, mở đường cho Trung Quốc xâm chiếm, khống chế Việt Nam của Lê Đức Anh đối với dân tộc, đất nước sẽ còn kéo dài.

Đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tổ chức quốc tang, báo chí lề phải đang sẽ rầm rộ tán tụng, điếu văn sẽ là lời xưng tụng có cánh công đức của Lê Đức Anh, nhưng sự thật lịch sử sẽ không bị che phủ. Ngôi đền rộng 4000 m2 mà chính quyền đang gấp rút trùng tu sẽ trở thành địa phủ của tội ác mà bia miệng người đời nguyền rủa.

Điều quan trọng là càng bưng bít những tội ác của lãnh đạo đời trước, lãnh đạo thế hệ sau của đảng cộng sản Việt Nam càng đào sâu hơn cái hố chôn vùi danh dự của mình.

Lê Đức Anh - Giang Trạch Dân và cuộc họp 'kiên định con đường XHCN'

Giang Trạch Dân ở Moscow 1991Bản quyền hình ảnhTASS
Image captionTBT Giang Trạch Dân của Trung Quốc ký hiệp định biên giới với những lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô tại Moscow năm 1991. Sau đó, Liên Xô tan rã, gây choáng cho ban lãnh đạo Trung Quốc.

Báo Việt Nam vừa giới thiệu lại lời cố Đại tướng Lê Đức Anh và lãnh đạo Giang Trạch Dân của Trung Quốc hồi 1991 cùng đồng ý 'bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội' và sự lãnh đạo của hai đảng cộng sản trong bối cảnh Liên Xô tan rã.

Trang VietnamNet (24/04/2019) có bài "Phút gặp riêng giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân" trích lại nhiều đoạn trao đổi giữa hai người mà ông Lê Đức Anh ghi lại trong hồi ký.

Hai chiều ý kiến về cựu TBT Đỗ Mười

VN: Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua đời

Dấu ấn của TBT Đỗ Mười trong thời Đổi Mới

Tại cuộc họp ở Bắc Kinh vào tháng 7/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh với tư cách là đặc phái viên của TBT Đỗ Mười, đã cùng ông Hồng Hà, trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, được các quan chức cao cấp Trung Quốc đón tiếp.

Cùng nhau vì chủ nghĩa xã hội

Đây là thời điểm mà như TBT, Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân nói với khách Việt Nam, người Trung Quốc "giật mình" (xúc mục kim tâm) trước sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Giới quan sát cho rằng đây là lý do khiến ai đảng cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam "tìm đến nhau" sau nhiều năm thù địch, kể từ Cuộc chiến Biên giới 1979.

Những gì đoàn Việt Nam và phía chủ nhà phát biểu xác nhận điều này.

Đại tướng Lê Đức Anh đã cảm ơn viện trợ của Bắc Kinh cho Hà Nội trong hai cuộc kháng chiến và ca ngợi Trung Quốc trong hoàn cảnh mới, làm chỗ dựa cho Việt Nam:

"Bây giờ Trung Quốc hơn một tỷ dân, đang tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đó là viện trợ to lớn nhất, không thể đánh giá hết được."

Đáp lời, TBT Giang Trạch Dân nói:

"Tôi nghe thông báo về Đại hội 7, thấy các đồng chí kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tự đáy lòng tôi thấy rất phấn khởi."

Ông Lê Đức Anh nói thêm, khẳng định "sự phấn khởi trước lập trường quan điểm" của lãnh đạo Trung Quốc, và "niềm tin ở tương lai xã hội chủ nghĩa".

Lê Đức Anh và Giang Trạch DânBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHai ông Lê Đức Anh và Giang Trạch Dân gặp nhau trong tình đồng chí hồi tháng 7/1991

"Trong thời điểm này, Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ to lớn trước sự tồn vong, còn hay mất của chủ nghĩa xã hội, của phong trào độc lập dân tộc trên thế giới. Đó là nhận thức sâu sắc của chúng tôi.

"Về phía Việt Nam, chúng tôi kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên không cần lập mặt trận chống ai, nhưng Trung Quốc ổn định, vững, là niềm cổ vũ lớn cho phong trào cộng sản quốc tế."

Cũng tại cuộc gặp, ông Giang Trạch Dân nêu ra các nguy cơ và cho đoàn Việt Nam biết sự kiên định bảo vệ Đảng CS và đường lối XHCH của Trung Quốc là gì.

TQBản quyền hình ảnhSOUTH CHINA MORNING POST
Image captionTrung Quốc mở cửa nhưng kiên quyết duy trì chế độ không có đối lập và quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng CS
  • Đó là chống mọi âm mưu lật đổ,chống cách dùng chế độ đa đảng để lật đổ Đảng Cộng sản.
  • Ngoài ra là việc coi các nước phương Tây muốn dùng chiêu bài dân chủ, tự do, nhân quyền để thực hiện "diễn biến hòa bình".
  • Trung Quốc kiên quyết bác bỏ con đường nghị viện kiểu phương Tây,không cho phép có đảng đối lập, cảnh giá với tư tưởng luân phiên nắm chính quyền.
  • Thêm nữa, quân đội nhân dân phải tuyệt đối đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
  • Và tuyên truyền quả thật phải không ngừng cải tiếnđi sâu vào lòng người...Về công tác tư tưởng, phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật, dùng truyền thông hiện đại cho tuyên truyền.
  • Trung Quốc cũng nói họ chống cả tự do hóa tư sản nhưng học tập kỹ thuật tiên tiến, cách quản lý khoa học, văn hóa ưu tú của tư sản.
  • Cuối cùng là quan điểm chuyển hướng cải cách mở cửa, khuyến khích nước ngoài đầu tư nhưng phải tôn trọng pháp luật.

Một kết quả ngay lập tức của cuộc gặp Giang Trạch Dân - Lê Đức Anh là vào tháng 11/1991, TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt sang thăm chính thức TQ.

Hai bên đã ra bản thông cáo chung và ký hiệp định chính thức bình thường hóa quan hệ .

VNBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionCho đến nay, giống như Trung Quốc, Việt Nam vẫn kiên định theo con đường 'CHXH'

Đặc biệt họ cũng ký kết "quan hệ bình thường giữa hai đảng sau hơn 10 năm trắc trở", theo báo Việt Nam.

Sau nhiều năm nhìn lại, hiện có hai dòng quan điểm về việc bình thường hóa quan hệ Trung - Việt những ngày cuối của Chiến tranh Lạnh.

Một quan điểm cho rằng đây là điều tích cực cho môi trường địa chính trị chung tại Đông Nam Á, sau nhiều 'cuộc chiến Đông Dương' liên tiếp và tạo cơ hội cho VN có hòa bình để đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Một quan điểm khác, phổ biến trong một số giới ở Việt Nam và hải ngoại, cho rằng để đổi lấy bình thường hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiêng về phía Trung Quốc trong nhiều năm sau đó.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua đời ở Hà Nội hôm 22/04, hưởng thọ 99 tuổi.

Ông cũng từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong thời gian có các cuộc pháo kích xuyên biên giới Việt - Trung của cả hai bên, và khi xảy ra trận Gạc Ma 14/3/1988, với ít nhất 64 bộ đội Việt Nam bị Trung Quốc bắn chết hết và chiếm đảo.


'Đã đến lúc công bố mật ước Thành Đô?'

Hội nghị Thành ĐôBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionHội nghị Thành Đô được nhóm họp vào ngày 3-4/9/1990 tại Trung Quốc.

Việc công bố các văn bản như mật ước Thành Đô giữa lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Trung Quốc gần một phần tư thế kỷ về trước là điều Việt Nam nên làm hiện nay, theo một sử gia về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tuy nhiên, sự kiện cuộc gặp cấp cao đó đã diễn ra 'quá lâu' và nay giới nghiên cứu 'không còn quan tâm' nữa, theo một chuyên gia khác về lịch sử Đảng từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Song nếu cần tìm hiểu về hội nghị này, thì những ai quan tâm nên tiếp cận với Văn phòng Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn theo chuyên gia này.

Trong khi đó, Hội nghị Thành đô là một sự kiện vẫn còn tác động tới đường lối và cán bộ của bộ máy lãnh đạo của Việt Nam ngày nay, điều được gọi là 'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch', theo một cựu lãnh đạo cấp Vụ ngành ngoại giao Việt Nam.

Trước hết, trao đổi với BBC hôm 17/10/2014, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nêu quan điểm về mức độ quan tâm của giới nghiên cứu tới cuộc gặp cấp cao từng xảy ra từ năm 1990 vốn đang được dư luận Việt Nam 'quan tâm' trở lại gần đây:

"Quan tâm là quan tâm từ cái thời ấy thôi, chứ bây giờ giới nghiên cứu cũng không quan tâm nhiều lắm, chủ yếu là bên chính trị thôi," Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc nói.

'Hỏi Văn phòng TƯ Đảng'

Khi được hỏi Hội nghị được cho là có vai trò mở ra bình thường hóa quan hệ giữa Việt - Trung sau nhiều năm xung đột, chiến tranh căng thẳng, tại sao lại không được giới nghiên cứu quan tâm, giáo sư Phúc đáp:

"Bởi vì đấy là thuộc về lĩnh vực quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước, còn chúng tôi về lịch sử không được am tường những vấn đề đó.

"Cứ liên lạc với chỗ Văn phòng Trung ương Đảng thì may ra người ta biết."

Hôm thứ Sáu, khi được hỏi về việc có nên giải mật để công bố hay bạch hóa trước công luận và tại Quốc hội các văn kiện liên quan 'mật nghị', hay 'mật ước Thành Đô 1990 hay không, kể cả các văn bản, văn kiện chỉ đạo đường lối, sách lược, chính sách liên quan 'chịu tác động' từ Hội nghị này, một sử gia khác về lịch sử Đảng nói:

Hội nghị Thành ĐôBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionCác ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng dự Hội nghị Thành Đô.

"Tôi nghĩ rằng văn bản nào chăng nữa thì độ mật, độ bí mật gì đó, nếu có, thì nó chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định.

"Và nếu có những văn bản như thế, thì tôi nghĩ cũng nên hoàn toàn công khai. Hoàn toàn nên công khai, chứ không có gì phải giữ bí mật quá lâu," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói.

"Nhưng chỉ có điều Việt Nam cầm văn bản đó, thì Việt Nam công khai đến đâu, đến cấp nào, đấy là một câu chuyện.

"Phía Trung Quốc thì nói thật là có những tài liệu đến nay đã hơn nửa thế kỷ rồi, bây giờ người ta cũng chẳng công khai. Phía Trung Quốc thì rõ ràng rất khó lấy được tài liệu chính thức từ phía họ.

"Còn phía Việt Nam, các tài liệu đã công khai rất nhiều, nhưng tôi nghĩ không phải là đã hết. Mà chắc chắn là vẫn còn những điều gì đó mà chưa công khai, thì văn bản đó tôi nghĩ, nếu có, thì nên công khai.

"Để cho nhân dân, để cho cán bộ, để cho tất cả mọi người có thể hiểu được thực sự, thực hư lúc bấy giờ, trong bối cảnh như vậy, với tư cách là những cá nhân, không phải với tư cách là một tập thể, đương nhiên những cá nhân có trọng trách và trách nhiệm, thì đã có những thỏa hiệp như thế nào với phía Trung Quốc về câu chuyện này. Đấy tôi nghĩ là điều nên làm."

'Thất thố ngoại giao?'

Hôm 15/10/2014, một cựu cán bộ ngoại giao của Việt Nam, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, nói với BBC một số nguyên tắc về ngoại giao và thể thức (protocol) ngoại giao có thể đã bị Trung Quốc vượt qua và đem lại lợi thế cho mình trong cuộc mật đàm.

Ông Dương Danh Dy nói: "Phê phán tại sao Hội nghị đó có những kết quả như thế này, như thế kia, nói thế thì nó đụng nhiều người."

"Tôi biết chuyện này khá rõ nhưng chưa tiện nói bây giờ, bởi vì Trung Quốc rõ ràng có ý định trong chuyện đưa một số nhà lãnh đạo Việt Nam vào bẫy, mắc bẫy của họ.

"Chẳng hạn như chuyện phía Trung Quốc họ bảo rằng để rất kính trọng ba đồng chí lão thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì họ để ba ông ở ba biệt thự khác nhau, thế thì những ông đã già bảy mươi, tám mưới như ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh lúc đó thì làm sao mà hội ý được với nhau...?"

Cũng hôm thứ Tư, một cựu quan chức khác ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, người không muốn tiết lộ danh tính, nói với BBC:

Ông Nguyễn Cơ Thạch
Image captionCó ý kiến nói sự 'thôi chức vụ' của ông Nguyễn Cơ Thạch là điều kiện bình thường hóa quan hệ Việt - Trung.

"Một số cán bộ ngoại giao cấp cao có thể đã tiếp cận được văn bản và các tài liệu, nhưng việc được phép phổ biến, công bố tới đâu, có những nguyên tắc hạn chế."

Theo cựu nhân viên ngoại giao này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung đàm phán, ký kết, kể cả những điều được cho là 'phụ lục' nhưng lại có vai trò như những nguyên tắc chỉ đạo cho bình thường hóa và cả 'hậu bình thường hóa' lẫn 'tái cấu trúc' quan hệ và chiến lược 'quan hệ, hợp tác' giữa hai nước dài hạn, điều mà Việt Nam lâu nay vẫn gọi là 'các thỏa thuận cấp cao' và 'sự kế tục'.

Trong đó cụ thể có các nguyên tắc 'chỉ đạo' đàm phán không chỉ liên quan tình hình chính trị và điều kiện tái lập quan hệ nhất thời mà còn các phương châm 'chỉ đạo chiến lược và lâu dài' về giải quyết tranh chấp, xung đột trong quá khứ và thực tế khi đó để lại và một số ràng buộc chính trị dưới danh nghĩa 'quan hệ về ý thức hệ' liên Đảng v.v...

'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch'

Hôm 17/10, một cựu lãnh đạo cấp Vụ phó ở Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng hậu quả của Hội nghị Thành Đô vẫn còn 'đang tác động' tới tâm lý của lãnh đạo, cán bộ và đường lối của Việt Nam hiện nay trong quan hệ liên quan Trung Quốc.

Theo ý kiến này, việc ông Nguyễn Cơ Thạch, khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao, bị Trung Quốc 'gây áp lực' với Việt Nam và đặt điều kiện phải 'loại bỏ' để bình thường hóa quan hệ, đã gây ra một 'nỗi sợ' với giới chức không chỉ trong ngạch ngoại giao của Việt Nam, suốt từ đó đến nay, trong các quan hệ, công việc của nhà nước liên quan Trung Quốc.

"Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch là việc Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam," cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, nguyên Vụ Phó Bộ Ngoại giao, ông Đặng Xương Hùng nói.

"Trong đó không chế về mặt đối ngoại, khống chế về mặt tổ chức nhân sự cũng như cơ cấu nhà nước của Việt Nam, làm sao có lợi nhất đối với Trung Quốc."

Theo cựu quan chức ngoại giao nay đang tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ, việc này tạo thành một hội chứng đáng kể mà theo ông:

"Bất cứ nhân vật nào lên đều không dám đụng tới Trung Quốc và không dám nói nhiều, không dám đứng ra như dạng ông Nguyễn Cơ Thạch đã đứng ra công khai chống lại việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (đặt dưới các điều kiện bất lợi cho Việt Nam) thì sẽ bị 'xử lý'.

"Nhiều nhân vật sau này, khi đụng chạm đến vấn đề Trung Quốc, khi đụng chạm giải quyết vấn đề biên giới cũng như vấn đề biên giới, cũng như những vấn đề về tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cũng như thế, đều có những dấu hiệu của hội chứng Nguyễn Cơ Thạch.

"Tức là rất sợ những ý kiến cả nhân của mình về vấn đề quan hệ với Trung Quốc... rất sợ Trung Quốc sẽ xử lý qua việc khống chế lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và làm ảnh hưởng đến chức vụ của mình với những quyền lợi và lợi ích của mình trong cơ cấu nhà nước."

'Can thiệp nhân sự?'

Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân thăm VNBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionCựu Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh đón ông Giang Trạch Dân.

Cũng hôm 17/10, khi được hỏi có thể có một khả năng tác động sâu và cao như vậy từ phía Trung Quốc vào nhân sự lãnh đạo của Việt Nam hay không, thông qua trường hợp được cho là đã xảy ra với cố Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, PGS Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội bình luận thêm:

"Cách gây sức ép của Trung Quốc trên tất cả các mặt, kể cả về mặt nhân sự nếu như Trung Quốc có thủ đoạn như vậy, tôi nghĩ là hoàn toàn có thể có.

"Nhưng vấn đề đặt ra là ví dụ nhân sự như ông Nguyễn Cơ Thạch mà Trung Quốc không thích bởi vì sao? Nguyễn Cơ Thạch có thể có quan niệm đối ngoại khác, nó rộng mở hơn, nó thoáng hơn, mà người Trung Quốc không muốn Việt Nam có một nhân vật như vậy ở trong giới lãnh đạo cao cấp.

"Có thể họ gây sức ép đòi hỏi không nên như vậy, không nên thế nọ, không nên thế kia, cái điều đó người Trung Quốc có thể làm lắm, tôi cũng tin là người Trung Quốc có thể làm các điều này.

"Tức là về mặt nào đấy có thể nói là họ muốn can thiệp vào vấn đề nhân sự của riêng Việt Nam.

"Nhưng về phía Việt Nam, ai là người thay ông Nguyễn Cơ Thạch, và người đó có làm theo ý đồ của Trung Quốc hay không?

"Đấy lại là một việc khác và người Trung Quốc không thể lãnh đạo, không thể chỉ đạo việc đó được," sử gia chuyên về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm.

Hôm 15/10, một quan chức Vụ trưởng, thuộc Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói đang có yêu cầu công khai ra Quốc hội Việt Nam về Hội nghị Thành Đô, ngay cả trước khi có một tài liệu được cho là của Ban tuyên huấn Trung ương của Đảng về Hội nghị được loan truyền trên mạng Internet.

"Văn bản của Ban Tuyên giáo... thì nó có thật đấy. Họ đưa ra để giải thích vấn đề Thành Đô.

"Nhưng chúng tôi hoài nghi sự giải thích đấy ở chỗ không biết là có đến nơi, đến chốn không.

"Và chúng tôi đang muốn là Quốc hội phải thành lập một Ủy ban nghiên cứu và bạch hóa vấn đề này," ông Nguyễn Khắc Mai nói với BBC từ Hà Nội.

Câu đối viếng Lê Đức Anh


Câu đối 1: 

Nhà ông Lê Đức Anh có treo một chữ TÂM to tướng. Chiến công lừng lẫy của chủ nhân chữ TÂM ấy là góp công thiết kế cuộc đầu hàng Thành Đô và ra lệnh cấm nổ súng để thảm sát các chiến sĩ ta ở đảo Gạc-Ma. 

Thử hỏi ngày thảm sát Gạc-Ma 14/3/1988 ấy và ngày Lê Đức Anh chết, ngày nào mới đáng ghi là ngày Quốc tang? 

Cuộc đời gọi là Cách mạng của LĐA còn lưu nhiều nghi vấn khác nữa.

Vậy có Câu đối rằng:

CHỮ TÂM kia rỉ máu đồng bào, đáng ghi một Quốc tang vào Lịch sử ?

CHIẾN CÔNG ấy buốt xương chiến sĩ, vẫn còn bao Nghi vấn để Mai sau !

Câu đối 2: 

* “Thảm sát Gạc-Ma”, cấm nổ súng: ô danh cho một kiếp!

* “Thành Đô mãi quốc”, cuộc đầu hàng: đắc tội đến nghìn thu!

Câu đối 3:

* Trắng đen tráo trở, ôi là… "tướng"!

* Công tội xoay tròn, thực những… "quân"!

Câu đôi nôm na (tưởng như văn xuôi) của Lý Toét:

* Mấy chục năm  kiếp sống một ANH cai đồn điền, giả danh đạo ĐỨC!

* Xin một lễ CHIÊU hồn cho truyền THỐNG vua ái quốc, đích thực nhà !

1/5/2019




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 482 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 412 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 373 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 354 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 347 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 299 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 288 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 256 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 251 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 249 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.