Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24667494

 
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng 19.03.2024 02:05
Trung Quốc phá sản, XHCN tiêu tùng!
15.08.2019 23:54

Kinh tế Trung Quốc tồi tệ hơn thời khủng hoảng toàn cầu năm 2008

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc Đại Lục suy thoái và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn đang căng thẳng, các số liệu mới nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố cho thấy nhiều chỉ số quan trọng trong tháng 7/2019 của nền kinh tế Trung Quốc đã sụt giảm trên mức dự kiến. Trong đó đáng kể là tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua.

ADVERTISEMENT

Ngày 14/8, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy quy mô giá trị gia tăng công nghiệp trong tháng 7/2019 của Đại Lục chỉ tăng 4,8%, thấp hơn ước tính trung bình 5,8% theo khảo sát của Reuters. Đây được xem là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002 đến nay. Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng cũng chỉ tăng 7,6%, thấp hơn ước tính trung bình 8,6% theo khảo sát của Reuters, mức thấp kể từ tháng Tư năm nay.

Đầu tư tài sản cố định từ tháng 1 đến tháng 7 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn một chút so với ước tính trung bình 5,8% theo khảo sát của Reuter. Trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm chỉ tăng 3,8%, còn tốc độ tăng trưởng từ tháng 1 đến tháng 6 giảm 0,3 điểm phần trăm.

Đầu tư sản xuất chế tạo từ tháng 1 đến tháng 7 đạt mức 3,3%, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với từ tháng 1 đến tháng 6. Nhưng tốc độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân có tính độ đồng bộ hóa cao đã giảm từ 5,7% xuống 5,4%, liệu lĩnh vực sản xuất chế tạo có phục hồi lại được mức bền vững không thì cần quan sát tiếp. Trong cùng kỳ, đầu tư phát triển bất động sản so với cùng kỳ năm trước tăng 10,6%, còn tốc độ tăng trưởng giảm 0,3 điểm phần trăm so với từ tháng 1 đến tháng 6.

Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp hồi tháng 7/2019 trong khảo sát đô thị toàn quốc là 5,3%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thuộc 31 thành phố lớn là 5,2%, cả hai đều tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng trước.

< iframe width="600" height="150" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_0" name="aswift_0" style="box-sizing: border-box; max-width: 100%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; width: 600px; height: 150px; margin: 0px auto !important;">< /iframe>

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm

Dữ liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của giá trị gia tăng công nghiệp là thấp nhất kể từ tháng 2/2002, mức tăng trưởng hàng năm trong tháng 7/2019 là 4,8%, thấp hơn mức tăng 6,3% của tháng 6/2019.

Về tốc độ tăng trưởng hàng tháng, giá trị gia tăng công nghiệp tháng 7 tăng 0,19%, giảm 0,48 điểm phần trăm so với tháng 6.

Về loại hình kinh tế, trong tháng 7, giá trị gia tăng của các công ty cổ phần nhà nước tăng 3,7%, số doanh nghiệp cổ phần tăng 6,1%, còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Hồng Kông, Macao và Đài Loan giảm 0,2%.

Về công nghiệp, hệ lụy tăng trưởng công nghiệp vẫn thuộc về ngành sản xuất xe hơi với mức âm giá trị gia tăng công nghiệp tháng thứ tư liên tục, trong tháng 7 giảm 4,4%, biên độ giảm được mở rộng thêm 1,9 điểm phần trăm.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 5,3%

Số liệu của Cục Thống kê ĐCSTQ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong khảo sát đô thị toàn quốc vào tháng 7 đã tăng lên 5,3%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng 6.

Kinh tế suy thoái khiến áp lực gia tăng sẽ gây tác động hơn nữa đến việc làm. Tạp chí Phố Wall chỉ ra, giải quyết vấn đề thất nghiệp là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, vì họ xem phát triển kinh tế là nền tảng duy trì vai trò cai trị của đảng. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng, trên thực tế tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc cao hơn nhiều so với dữ liệu chính thức công bố.

Trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng 7, Công ty Tài chính Quốc tế Trung Quốc (China International Capital Corporation Ltd) chỉ ra, trong một năm qua lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc đã mất 5 triệu việc làm, trong đó khoảng 1,8 triệu – 1,9 triệu việc làm bị mất do cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.

Do ảnh hưởng của thương chiến, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, ngay cả doanh nghiệp Trung Quốc cũng tìm cách rời khỏi Đại Lục để tránh thuế quan. Theo Nikkei Asian Review, kể từ tháng 6 năm ngoái đến nay đã có 33 công ty niêm yết thông báo về kế hoạch thiết lập hoặc mở rộng sản xuất ở nước ngoài cho hai sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Đại Lục sẽ tiếp tục tăng lên.

< iframe width="600" height="150" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_1" name="aswift_1" style="box-sizing: border-box; max-width: 100%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; width: 600px; height: 150px; margin: 0px auto !important;">< /iframe>

Phân tích: Tình hình kinh tế tháng 7/2019 tồi tệ hơn năm 2008

Tạp chí Phố Wall dẫn lời chuyên gia kinh tế Hình Triệu Bằng tại ANZ (công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia của Úc) cho biết, mức suy thoái kinh tế tháng 7 của Trung Quốc thậm chí còn tồi tệ hơn hồi năm 2008, khi đó khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp nhưng mức tiêu dùng trong nước vẫn mạnh.

Nguồn tin cho hay, chuyên gia kinh tế Đinh Sảng Biểu tại Standard Chartered (công ty đa quốc gia Anh chuyên về ngân hàng và tài chính) nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực suy thoái ngày càng mạnh, trong khi các chính sách kích thích dùng trước đây hiện không giúp giảm bớt áp lực này.

Cho đến nay, chiến lược kích thích tăng trưởng chủ yếu thông qua cắt giảm thuế và giảm phí của Bắc Kinh hầu như chưa có dấu hiệu thành công. Trong quý II, tăng trưởng kinh tế đã giảm tới mức 6,2%, đây là mức tăng trưởng chậm nhất ở Trung Quốc trong 30 năm qua.

Theo Reuters, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới trong 17 năm qua, cộng thêm tình trạng khó khăn của các kênh tài chính phi truyền thống làm nổi rõ bức tranh nền kinh tế ảm đạm. Cùng đó là tốc độ tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng co lại, cho thấy hiệu quả không tốt của các chính sách ngắn hạn, khiến đầu tư bất động sản cũng phải đối mặt với áp lực suy giảm.

Reuters dẫn quan điểm của một nhà kinh tế chỉ ra: “Dữ liệu kinh tế Đại Lục tháng 7 cho thấy nền kinh tế suy giảm cả cung và cầu, thêm vào đó là nhu cầu tín dụng xã hội suy giảm nhanh, bức tranh nền kinh tế ngày càng ảm đạm hơn, áp lực sẽ tiếp tục gia tăng.”

Huệ Anh



Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc Đại Lục suy thoái và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn đang căng thẳng, các số liệu mới nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố cho thấy nhiều chỉ số quan trọng trong tháng 7/2019 của nền kinh tế Trung Quốc đã sụt giảm trên mức dự kiến. Trong đó đáng kể là tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua.

Các chỉ số kinh tế chính đều sụt giảm

Ngày 14/8, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy quy mô giá trị gia tăng công nghiệp trong tháng 7/2019 của Đại Lục chỉ tăng 4,8%, thấp hơn ước tính trung bình 5,8% theo khảo sát của Reuters. Đây được xem là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002 đến nay. Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng cũng chỉ tăng 7,6%, thấp hơn ước tính trung bình 8,6% theo khảo sát của Reuters, mức thấp kể từ tháng Tư năm nay.

Đầu tư tài sản cố định từ tháng 1 đến tháng 7 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn một chút so với ước tính trung bình 5,8% theo khảo sát của Reuter. Trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm chỉ tăng 3,8%, còn tốc độ tăng trưởng từ tháng 1 đến tháng 6 giảm 0,3 điểm phần trăm.

Đầu tư sản xuất chế tạo từ tháng 1 đến tháng 7 đạt mức 3,3%, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với từ tháng 1 đến tháng 6. Nhưng tốc độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân có tính độ đồng bộ hóa cao đã giảm từ 5,7% xuống 5,4%, liệu lĩnh vực sản xuất chế tạo có phục hồi lại được mức bền vững không thì cần quan sát tiếp. Trong cùng kỳ, đầu tư phát triển bất động sản so với cùng kỳ năm trước tăng 10,6%, còn tốc độ tăng trưởng giảm 0,3 điểm phần trăm so với từ tháng 1 đến tháng 6.

Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp hồi tháng 7/2019 trong khảo sát đô thị toàn quốc là 5,3%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thuộc 31 thành phố lớn là 5,2%, cả hai đều tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng trước.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm

Dữ liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của giá trị gia tăng công nghiệp là thấp nhất kể từ tháng 2/2002, mức tăng trưởng hàng năm trong tháng 7/2019 là 4,8%, thấp hơn mức tăng 6,3% của tháng 6/2019.

Về tốc độ tăng trưởng hàng tháng, giá trị gia tăng công nghiệp tháng 7 tăng 0,19%, giảm 0,48 điểm phần trăm so với tháng 6.

Về loại hình kinh tế, trong tháng 7, giá trị gia tăng của các công ty cổ phần nhà nước tăng 3,7%, số doanh nghiệp cổ phần tăng 6,1%, còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Hồng Kông, Macao và Đài Loan giảm 0,2%.

Về công nghiệp, hệ lụy tăng trưởng công nghiệp vẫn thuộc về ngành sản xuất xe hơi với mức âm giá trị gia tăng công nghiệp tháng thứ tư liên tục, trong tháng 7 giảm 4,4%, biên độ giảm được mở rộng thêm 1,9 điểm phần trăm.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 5,3%

Số liệu của Cục Thống kê ĐCSTQ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong khảo sát đô thị toàn quốc vào tháng 7 đã tăng lên 5,3%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng 6.

Kinh tế suy thoái khiến áp lực gia tăng sẽ gây tác động hơn nữa đến việc làm. Tạp chí Phố Wall chỉ ra, giải quyết vấn đề thất nghiệp là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, vì họ xem phát triển kinh tế là nền tảng duy trì vai trò cai trị của đảng. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng, trên thực tế tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc cao hơn nhiều so với dữ liệu chính thức công bố.

Trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng 7, Công ty Tài chính Quốc tế Trung Quốc (China International Capital Corporation Ltd) chỉ ra, trong một năm qua lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc đã mất 5 triệu việc làm, trong đó khoảng 1,8 triệu – 1,9 triệu việc làm bị mất do cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.

Do ảnh hưởng của thương chiến, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, ngay cả doanh nghiệp Trung Quốc cũng tìm cách rời khỏi Đại Lục để tránh thuế quan. Theo Nikkei Asian Review, kể từ tháng 6 năm ngoái đến nay đã có 33 công ty niêm yết thông báo về kế hoạch thiết lập hoặc mở rộng sản xuất ở nước ngoài cho hai sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Đại Lục sẽ tiếp tục tăng lên.

< iframe width="600" height="150" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_1" name="aswift_1" style="box-sizing: border-box; max-width: 100%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; width: 600px; height: 150px; margin: 0px auto !important;">< /iframe>

Phân tích: Tình hình kinh tế tháng 7/2019 tồi tệ hơn năm 2008

Tạp chí Phố Wall dẫn lời chuyên gia kinh tế Hình Triệu Bằng tại ANZ (công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia của Úc) cho biết, mức suy thoái kinh tế tháng 7 của Trung Quốc thậm chí còn tồi tệ hơn hồi năm 2008, khi đó khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp nhưng mức tiêu dùng trong nước vẫn mạnh.

Nguồn tin cho hay, chuyên gia kinh tế Đinh Sảng Biểu tại Standard Chartered (công ty đa quốc gia Anh chuyên về ngân hàng và tài chính) nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực suy thoái ngày càng mạnh, trong khi các chính sách kích thích dùng trước đây hiện không giúp giảm bớt áp lực này.

Cho đến nay, chiến lược kích thích tăng trưởng chủ yếu thông qua cắt giảm thuế và giảm phí của Bắc Kinh hầu như chưa có dấu hiệu thành công. Trong quý II, tăng trưởng kinh tế đã giảm tới mức 6,2%, đây là mức tăng trưởng chậm nhất ở Trung Quốc trong 30 năm qua.

Theo Reuters, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới trong 17 năm qua, cộng thêm tình trạng khó khăn của các kênh tài chính phi truyền thống làm nổi rõ bức tranh nền kinh tế ảm đạm. Cùng đó là tốc độ tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng co lại, cho thấy hiệu quả không tốt của các chính sách ngắn hạn, khiến đầu tư bất động sản cũng phải đối mặt với áp lực suy giảm.

Reuters dẫn quan điểm của một nhà kinh tế chỉ ra: “Dữ liệu kinh tế Đại Lục tháng 7 cho thấy nền kinh tế suy giảm cả cung và cầu, thêm vào đó là nhu cầu tín dụng xã hội suy giảm nhanh, bức tranh nền kinh tế ngày càng ảm đạm hơn, áp lực sẽ tiếp tục gia tăng.”

Huệ Anh

Ngày 13/8, Phó Thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Lưu Hạc và hai trợ lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Lighthizer cùng Mnuchin đã cùng trao đổi qua điện thoại về vấn đề thuế quan mới nhất, đồng thời hứa hẹn sẽ nối lại liên lạc trong hai tuần tới. Sau cuộc trao đổi, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tuyên bố biện pháp áp thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc dự kiến bắt đầu triển khai từ ngày 1/9 sẽ hoãn lại ngày 15/12.

ADVERTISEMENT

Tuy nhiên ông David Kostin, chuyên gia chứng khoán hàng đầu của Mỹ tại Goldman Sachs vẫn cảnh báo rằng, thứ Hai tuần sau (19/8) là “ngày quan trọng” – thời hạn mà doanh nghiệp Mỹ không được bán sản phẩm cho Huawei. Ông tin rằng Washington khó có thể kéo dài kỳ hạn liên quan, và có thể ngày hôm đó ĐCSTQ sẽ công bố biện pháp trả đũa. Cuộc chiến thương mại có thể phát triển thành “xung đột kinh tế toàn diện” và không loại trừ khả năng tranh chấp Mỹ-Trung tiếp tục tồi tệ hơn.

Quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng đã tác động rõ rệt đến kinh tế Trung Quốc. Trên thực tế hiện nay, kinh tế Trung Quốc đang chịu thiệt hại nặng nề ở nhiều phương diện. Nếu xảy ra xung đột “mang tính toàn diện” thì kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn. 

Chuỗi sản xuất công nghiệp bị phá hủy

Trung Quốc từng là công xưởng của thế giới, có chuỗi sản xuất công nghiệp tương đối ổn định. Tuy nhiên, trước các lệnh trừng phạt thuế quan của Mỹ, hàng loạt các công ty nước ngoài ở Trung Quốc phải khảo sát lại trong vấn đề trụ ở lại Trung Quốc. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn trong các lĩnh vực như đồ chơi, điện tử và thiết bị công nghiệp đã hoặc đang chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khiến Trung Quốc đang mất vị thế là công xưởng thế giới.

Việc chuỗi sản xuất công nghiệp của Trung Quốc bị tan rã là hệ quả nghiêm trọng nhất mà cuộc chiến thương mại gây ra cho nền kinh tế Trung Quốc. Một khi chuỗi công nghiệp sản xuất di chuyển ra nước ngoài thì rất khó vãn hồi, không doanh nghiệp nào muốn liên tục di dời nhà máy. 

Học giả tài chính Hạ Giang Binh của Đại Lục cho biết, tổng thống Trump phá vỡ chuỗi công nghiệp đã biến Trung Quốc thành công xưởng thế giới, đây là thiệt hại “chí mạng” đối với kinh tế Trung Quốc.

< iframe width="600" height="150" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_0" name="aswift_0" style="box-sizing: border-box; max-width: 100%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; width: 600px; height: 150px; margin: 0px auto !important;">< /iframe>

Bùng nổ thất nghiệp

Khi dây chuyền sản xuất công nghiệp bị ngắt quãng thì nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động, kéo theo là số lượng lớn người thất nghiệp. Hiện Trung Quốc vẫn đang có xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động ngày càng giảm dần. Thống kê chính thức của cơ quan chức năng ĐCSTQ cho thấy lực lượng lao động năm 2018 giảm (4,7 triệu), là năm thứ bảy liên tiếp suy giảm.

Trong vài thập kỷ qua, ĐCSTQ đã tận dụng nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp để phát triển các ngành sản xuất cần tập trung lao động. Cách làm này dẫn đến lực lượng lao động Trung Quốc bị thiếu nghiêm trọng lao động tay nghề cao.

Trong một lần trả lời Đài VOA, Phó chủ tịch điều hành Hiệp hội Giày dép và May mặc Mỹ Steve Lamar cho biết, hơn một năm qua nhiều thành viên của họ đã bàn về vấn đề có thể phải thay đổi chuỗi cung ứng. Như vậy vừa giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc lại tránh được thuế quan của Mỹ.

Lamar cho biết, cuộc chiến thương mại đã khiến mọi người trong ngành chịu nhiều vấn đề tâm lý thất vọng và lo lắng. Cuộc chiến đã làm bùng lên trào lưu doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, xu hướng sẽ tiếp tục trong tương lai, ngay cả các công ty của Liên minh châu Âu cũng đã và đang lên kế hoạch rời khỏi Trung Quốc.

Theo báo cáo thống kê mới nhất của ĐCSTQ, số nhà máy hoạt động ở Trung Quốc vào tháng 7/2019 đã sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp. Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất Trung Quốc (PMI) cũng chỉ đạt 49,7 – mức giảm thấp dưới ngưỡng triển vọng tháng thứ ba liên tiếp. Chỉ số giá xuất xưởng (PPI) của các nhà sản xuất công nghiệp Trung Quốc giảm 0,3% – mức thấp kỷ lục mới trong ba năm qua.

Những số liệu này cho thấy ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đang trong thời kỳ suy thoái. Từ góc độ việc làm của người lao động, những con số này hàm nghĩa việc làm đang sụt giảm và thất nghiệp gia tăng.

Xuất khẩu giảm mạnh

Một biểu hiện thiệt hại khác của nền kinh tế Trung Quốc chính là tình hình xuất khẩu cũng đang giảm mạnh. Theo Reuters, trong 7 tháng đầu năm nay, tổng thương mại Mỹ-Trung đã giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 2.100 tỷ Nhân dân tệ (CNY). Trong đó xuất khẩu sang Mỹ giảm khoảng 2%, còn nhập khẩu từ Mỹ giảm gần 1/4.

Xuất khẩu là trụ cột chính của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ lệ rất lớn. Cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ Brad Setser đã nhận định, trên thế giới không nước nào có tiềm lực thay thế Mỹ (trở thành nước nhập khẩu hàng Trung Quốc nhiều như vậy).

Giới phân tích của Citibank tại Mỹ đã nhận định rằng sau khi đợt thuế quan mới có hiệu lực, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm thêm 2,7%, điều này sẽ khiến GDP của Trung Quốc giảm thêm 50 điểm cơ bản.

Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý II của Trung Quốc là 6,2%, là mức thấp nhất trong tăng trưởng GDP theo quý tính từ năm 1992. Mặc dù vậy, Giám đốc điều hành Shaun Rein của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Trung Quốc (CMR) cho rằng, tốc độ tăng trưởng này “gợi cảm giác như tăng trưởng chỉ 2,6%. Nhiều phương diện đều ngưng trệ”. Ông trả lời Đài BBC rằng, sống ở Trung Quốc sẽ cảm nhận rõ hiện tượng nền kinh tế đình lạm, tất cả các số liệu đều giảm thấp.

Đồng CNY mất giá nhanh

Khi động năng xuất khẩu ngoại hối bị mất, ĐCSTQ đã buộc phải dùng cách phá giá CNY để đối phó với tác động của cuộc chiến thương mại. Đây cũng là biểu hiện nền cho thấy kinh tế Trung Quốc bị chấn động.

Hôm 12/8, tỷ giá hối đoái của CNY so với USD (Đô la Mỹ) tiếp tục giảm đến mức 1 CNY đổi 7,06 USD. Kể từ khi Trump cho biết sẽ áp thuế 10% trên hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD, tỷ giá hối đoái của CNY nội địa so với USD đã giảm 1,7%.

Tình trạng mất giá của CNY so với USD phản ánh trực tiếp áp lực chiến tranh thương mại lên nền kinh tế Trung Quốc. Sau khi đồng CNY giảm phá ngưỡng 7 CNY/1USD thì Mỹ lập tức xếp ĐCSTQ vào danh sách thao túng tiền tệ.

Tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc đang nổi lên thêm một bước mới, ĐCSTQ cũng thừa nhận “tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vẫn còn ảm đạm”, “tình trạng mất cân đối và xuống dốc của phát triển trong nước vẫn rất nghiêm trọng”. Nhưng vốn dĩ ĐCSTQ thích tung hứng thành thích, chuyện tốt bị thổi phồng thực tế; chuyện xấu thường đảo ngược từ mười thành một, thậm chí giấu đi. Từ thực tế này, không ít chuyên gia nhận định, so với những gì ĐCSTQ thừa nhận thì tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều.

Trên Nhật báo Phố Wall (WSJ), chuyên gia Andy Puzder, cựu Giám đốc điều hành của Carl’s Jr. cho biết, trừng phạt thuế quan và các lệnh trừng phạt khác của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc vào thời điểm kinh tế xã hội của nước này đều suy yếu, nhưng vì ĐCSTQ có truyền thống bưng bít thông tin nên bên ngoài rất khó biết được rốt cuộc Trung Quốc đã xảy ra chuyện gì.

Trong khi trên kênh tài chính CNBC, cố vấn kinh tế cao nhất của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, ĐCSTQ đã phóng đại GDP lên vài phần trăm, nhưng dù thế nào cũng không ngăn chặn được tình hình thực tế ngày càng thấp hơn, “nền kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ”.

Huệ Anh

Một cuộc khảo sát mới đây do hãng Nanos Research thực hiện cho thấy hầu hết người dân Canada không có cảm tình với chế độ Trung Quốc.

< iframe src="https://embed.gettyimages.com/embed/885255030?et=x86W2SxkRqBjlGoDT03Ocw&tld=com&sig=odAhrpsVhjvrThgXgRwU6SIpTJil3wv7Pmuud_FHU94=&caption=false&ver=2" scrolling="no" frameborder="0" width="594px" height="396px" style="box-sizing: border-box; max-width: 100%; margin: 0px; display: inline-block; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 594px; height: 396px;">< /iframe>


Đa số người dân Canada không có cảm tình với chế độ Trung Quốc. 

Cuộc khảo sát do Nanos Research thực hiện vào cuối tháng Bảy theo đặt hàng của hãng tin Globe and Mail cho thấy rằng 90% người Canada có ấn tượng “tiêu cực”hoặc “khá tiêu cực” đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chế độ do ông ta lãnh đạo.

Tổng cộng có 1.000 người Canada tham gia trả lời khảo sát của Nanos Research. Các cuộc phỏng vấn chủ yếu được thực hiện qua điện thoại và internet. Sai số của khảo sát này nằm trong khoảng +-3,1%.

Kết quả khảo sát mới nhất này chỉ ra rằng thái độ tiêu cực của người dân Canada với chế độ Trung Quốc đã tăng 7% so với cuộc khảo sát tương tự do Nanos thực hiện năm 2018.

Về cách thức chính phủ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc, cuộc khảo sát cho thấy 40% đáp viên nói rằng Ottawa đã làm “rất kém” hoặc “kém” về quản lý mối quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Trong khi đó, 27% đáp viên nói chính phủ Trudeau làm việc “trung bình” và 25% nói rằng chính phủ làm việc “tốt” hoặc “rất tốt” và 7% không đưa ra quan điểm.

Trong cuộc phỏng vấn với Globe and Mail, Chủ tịch Nanos Research, ông Nik Nanos cho hay: “Cả cường độ và quy mô về quan điểm tiêu cực của người dân Canada [đối với chế độ Trung Quốc] đều đang tăng lên đáng kể. Thương hiệu chính quyền Trung Quốc đã bị đánh giá một cách tiêu cực.”

Cuộc khảo sát nêu trên được thực hiện trong bối cảnh mối quan hệ ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc đang ngày càng xấu đi từ sau khi Ottawa bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei, Mạnh Vãn Châu vào cuối tháng Mười Hai năm ngoái. Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ với việc bà Mạnh bị bắt và tiến hành hàng loạt các biện pháp trã đũa.

Thời gian ngắn sau khi Canada bắt bà Mạnh Vãn Châu, giới chức Trung Quốc đã bắt giam hai công dân Canada Michael Spavor và Michael Kovrig, đồng thời cấm nhập khẩu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Canada như cải dầu, thịt lợn và thịt bò. Hai ông Spavor và Kovrig bị buộc tội “gây nguy hiểm cho an ninh nhà nước” và được cho là đang bị chính quyền Trung Quốc giám sát suốt 24 giờ mỗi ngày.

Trong một cuộc họp báo hôm 6/8 tại Toronto, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cũng đã nói với phóng viên về tình huống liên quan tới hai công dân Canada bị Trung Quốc bắt giữ.

Bà Freeland cho biết bà đã nói về chủ đề Spavor và Kovrig với người đồng cấp Trung Quốc trong một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ở Bangkok, Thái Lan tuần trước. Mặc dù bà Freeland đã gọi cuộc gặp mặt trực tiếp với giới chức Trung Quốc vừa qua là “một bước tích cực”, nhưng Ngoại trưởng Canada cũng thừa nhận rằng vấn đề này vẫn đòi hỏi phải làm việc thêm nữa mới có thể đạt được giải pháp thành công.

Tôi muốn nhấn mạnh với người dân Canada rằng tình huống này tiếp tục là thách thức, và chúng tôi sẽ duy trì làm việc về nó,” bà Freeland nói.

Cuộc khảo sát của Nanos Research cũng hỏi các đáp viên quan điểm của họ về Tập đoàn Công nghệ Huawei, Trung Quốc. Kết quả cho thấy 69% người được hỏi nói rằng họ có ấn tượng “tiêu cực” hoặc “khá tiêu cực” với công ty Trung Quốc này, trong khi chỉ 11% đáp viên nói rằng họ có ấn tượng “tích cực” hoặc “khá tích cực”.

< iframe width="600" height="150" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_0" name="aswift_0" style="box-sizing: border-box; max-width: 100%; left: 0px; position: absolute; top: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; width: 600px; height: 150px; margin: 0px auto !important;">< /iframe>

Ngoài ra, 52% đáp viên nói giới chức Canada nên cấm Huawei tham gia vào mạng công nghệ 5G của nước này. Chính phủ Mỹ đã cấm Huawei tham gia vào xây dựng mạng 5G của Mỹ, viện dẫn lý do “quan ngại về an ninh quốc gia”. Washington cũng đã thúc ép các đồng minh trong liên minh tình báo Ngũ Nhãn mà Canada là thành viên cần phải đưa ra hành động tương tự.

Đánh giá chung về kết quả khảo sát, Chủ tịch hãng Nanos Research, ông Nik Nanos cho rằng quan điểm của người dân Canada đối với chế độ Trung Quốc đang trong “vòng xoáy tiêu cực”. “Căng thẳng tiếp diễn giữa hai chính quyền Trung Quốc và Canada đã đang có tác động tiêu cực rõ ràng tới quan điểm của người dân Canada về chế độ Trung Quốc,” ông Nanos nói.

Xuân Thành (Theo The Epoch Times)

Tri Thuc VN



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [NEW]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!
Thảm Trạng Dân Tộc Vô Cùng Đau Đớn Của người Việt thời dại HCM
Chưa hề có lãnh đạo CSVN nào cho 1 đồng từ thiện mà chỉ tham nhũng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Tìm hiểu sự thật bác Hồ là ai

     Đọc nhiều nhất 
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn [Đã đọc: 793 lần]
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích [Đã đọc: 743 lần]
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 740 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 634 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 483 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 415 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 104 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 77 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 6 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.