Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24864493

 
Văn hóa - Giải trí 24.04.2024 19:04
Nhạc sĩ Tôi Đưa Em sang sông Y Vũ: “Tôi có 34 người vợ”Tam thập tứ thê! Âm nhạc miền Nam giải phóng miền Bắc
13.09.2019 22:01

Y Vũ tên thật là Trần Gia Hội, sinh năm 1940 tại Hà Nội.[1] Từ nhỏ ông được anh là nhạc sĩ Y Vân dạy kèm môn âm nhạc.
Năm 1954, Y Vũ cùng gia đình di cư vào Nam

 
< iframe ng-non-bindable="" frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1568425734982" name="I0_1568425734982" src="https://apis.google.com/u/0/se/0/_/+1/fastbutton?usegapi=1&size=medium&hl=en&origin=https%3A%2F%2Fnhacxua.vn&url=https%3A%2F%2Fnhacxua.vn%2Fnhac-si-y-vu-toi-co-34-nguoi-vo%2F&gsrc=3p&jsh=m%3B%2F_%2Fscs%2Fapps-static%2F_%2Fjs%2Fk%3Doz.gapi.en.4CFxRrSvxq0.O%2Fam%3DwQE%2Fd%3D1%2Frs%3DAGLTcCNk69adtZYbtfIwiKKtklVg1Iw-vg%2Fm%3D__features__#_methods=onPlusOne%2C_ready%2C_close%2C_open%2C_resizeMe%2C_renderstart%2Concircled%2Cdrefresh%2Cerefresh%2Conload&id=I0_1568425734982&_gfid=I0_1568425734982&parent=https%3A%2F%2Fnhacxua.vn&pfname=&rpctoken=35786888" data-gapiattached="true" style="box-sizing: border-box; border-width: 0px; border-style: none; min-height: 25px; max-width: 100%; position: absolute; top: -10000px; width: 450px; margin: 0px;">< /iframe>
Nhạc sĩ Y Vũ nói rằng có thông tin ông có 34 người tình là thiếu chính xác, bởi với ông, họ không phải là người tình mà đều là những người vợ.Khoảng chục năm trở lại đây, nhạc sĩ Y Vũ lui về hậu trường “ở ẩn” với một căn nhà nhỏ xinh ở ngoại ô Sài Gòn. Ở tuổi gần 80, ông vẫn rất khoẻ mạnh, minh mẫn và tràn đầy sức sống. Nhạc sĩ Y Vũ nói, với người nghệ sĩ, thân xác có thể không chống chọi được thời gian nhưng tinh thần phải luôn tươi trẻ. Bởi thế, ở tuổi này, ông vẫn còn có thể sáng tác và dành tình yêu cho nốt nhạc, cung đàn dù có phần 



Không có chuyện “đưa 34 người tình sang sông”

  • Bài hát Tôi Đưa Em Sang Sông sau hơn nửa thế kỉ vẫn được khán giả dành tình cảm đặc biệt, nhưng cũng gây không ít tranh cãi về tác giả thực sự của ca khúc này. Ông có thể giải thích rõ hơn về câu chuyện này?

– Đầu tiên, tôi xin lỗi vong linh của người đã khuất khi phải nhắc lại câu chuyện về bài hát Tôi Đưa Em Sang Sông. Nhật Ngân đã mất cách đây vài năm nên chuyện nói về người đã khuất là không nên nhưng nhiều người không hiểu khiến tôi rất phiền lòng. Đây là lần cuối cùng tôi nói về những lùm xùm xoay quanh sáng tác của mình. Tôi xin khẳng định, ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông là sáng tác của Y Vũ. Tên của Nhật Ngân chỉ được đưa vào theo yêu cầu của anh trai tôi là nhạc sĩ Y Vân. Thời điểm đó Nhật Ngân và Anh Thi (tác giả ca khúc Hoa Biển) là học trò của anh Y Vân nên anh trai tôi giúp đỡ, hỗ trợ họ.

Trên sân khấu ca nhạc hải ngoại, Nhật Ngân từng lên tiếng cho rằng thời điểm ra đời ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông thì tôi đã nổi tiếng nên gắn tên tôi vào để lấy danh. Nhưng thực tế, trước khi Tôi Đưa Em Sang Sông ra đời tôi chưa hề nổi tiếng như Nhật Ngân nói. Ca khúc này cũng chính là sáng tác, thành công đầu tiên trong sự nghiệp của tôi. Vì thế, thông tin mà Nhật Ngân đưa ra không thể chấp nhận được.

Hiện tại, tôi vẫn còn bản thảo đầu tiên của ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông. Bản thảo này chỉ có tên Y Vũ. Khi ký tác quyền cho NXB Diên Hồng mới có thêm một bản chép lại có tên Nhật Ngân. Ca khúc được cho xuất bản vào ngày 30.11.1962 nhưng tôi sáng tác trước đó đến tận nửa năm, khi mối tình đầu tiên tan vỡ. Lời điệp khúc của Tôi Đưa Em Sang Sông ban đầu không phải như hiện tại, mà NXB đã tự ý sửa lại cho hợp thời. Về chuyện này, tôi cũng đã bày tỏ sự không hài lòng với đơn vị xuất bản. Tuy nhiên, để in lại tất cả, thời đó thật tốn kém nên 2 bên giải quyết êm đẹp. Tôi đã được bồi thường một số tiền cho việc NXB tự ý thay đổi lời ca khúc mà không hề xin phép tôi.

Ngày xưa, tôi nghe lời anh Y Vân và không hề nghĩ ngợi chuyện thiệt hơn khi đưa tên Nhật Ngân vào đồng sáng tác. Ngày đi ký tác quyền, Nhật Ngân cũng không hề có mặt. Tuy nhiên, đến hiện tại lại “rách việc”. Tôi rất buồn về sự mạo nhận trắng trợn như thế. Điều khiến tôi buồn hơn nữa là một số người không hiểu, cho rằng tôi dựa vào Nhật Ngân để gây ồn ào.

Về sự ra đời của Tôi Đưa Em Sang Sông, tôi nói rõ đó là hình ảnh trừu tượng chứ chẳng có hình ảnh con đò, bến nước nào trước mặt tôi cả. Trong khoảnh khắc hình thành nên sáng tác, tôi dựa vào 2 câu thơ của Thâm Tâm: “Đưa người ta không đưa sang sông/ Sao có tiếng sóng ở trong lòng?”. Tôi thực sự quá mệt mỏi về những thông tin tranh cãi xoay quanh Tôi Đưa Em Sang Sông.

  • Trong khoảng thời gian xảy ra tranh cãi về quyền tác giả với ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông, ông và nhạc sĩ Nhật Ngân có từng chạm mặt, làm rõ thực hư với nhau không?

– Tôi và Nhật Ngân chưa bao giờ gặp nhau từ sau khi xảy ra tranh cãi liên quan đến ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông. Nhật Ngân định cư ở Mỹ, cũng có thời điểm về Việt Nam nhưng chưa bao giờ tôi gặp mặt. Có một lần chị Như Hường (vợ nhạc sĩ Y Vân) gặp mặt Nhật Ngân ở Mỹ và hỏi chuyện về việc mạo nhận sáng tác ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông. Chị kể lại với tôi rằng Nhật Ngân chỉ biết nói xin lỗi vì mọi chuyện đã lỡ làng. Chị Như Hường sẵn sàng xác nhận thông tin này với giới truyền thông.

  • Tiền tác quyền với ca khúc này được giải quyết như thế nào, thưa nhạc sĩ?

– Ở Việt Nam, tôi vẫn nhận đủ tiền tác quyền từ ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông. Còn chuyện của Nhật Ngân bên Mỹ tôi không nắm rõ lắm.

  • Vừa qua, có thông tin cho rằng ông đã 34 lần “đưa người tình sang sông”. Điều này khiến không ít khán giả phải bất ngờ…

– Nếu nói 34 người tình là hoàn toàn sai bởi ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, ở cùng nhà thì sao gọi là người tình được. Thông tin này khiến những người phụ nữ từng đi qua đời tôi cảm thấy tổn thương, không được trân trọng.

Những người phụ nữ đó đều là vợ của tôi đấy chứ nhưng vì một lý do nào đó, chung sống 2, 3 năm lại dở dang. Có người ra đi vì sự bất đồng trong quan điểm, cuộc sống hằng ngày nhưng cuộc chia ly nào của tôi cũng êm đẹp. Sau này, có gặp lại, chúng tôi vẫn xem nhau là bạn và vui vẻ, cư xử trân trọng. Nhiều người nghĩ tôi đào hoa nhưng thực sự đây là sự xui xẻo trong hôn nhân bởi ai cũng muốn một vợ một chồng trọn đời. Tôi thì liên tục dở dang. Bây giờ, tôi sống chung với người vợ cuối cùng trong cuộc đời. Cô ấy là một người tuyệt vời, hiểu và giúp đỡ tôi rất nhiều trong cuộc sống. Thấm thoắt vậy mà cũng hơn 20 năm chúng tôi sống cùng nhau.

  • 34 cuộc chia ly đó đều cho ông xúc cảm để sáng tác chứ?

– Những bài hát khi xưa, tôi viết là dành cho tình nhân, cho những tình yêu dở dang. Còn với những người vợ, chỉ có một người tôi có sáng tác ca khúc để dành tặng. Ví như bài Kim, tôi viết vì xót thương cho thân phận của người tình bởi cô ấy là vũ nữ, bị người đời cười chê, nhạo báng. Phần lớn những chuyện tình cảm đi qua, tôi và những người phụ nữ ấy chưa có bất kì suy nghĩ tiêu cực nào, trừ một lần tôi yêu đến hận thù vì người đó khiến tôi dằn vặt, đau khổ đến tột cùng. Và đây cũng là nguyên nhân ra đời ca khúc mang tên Hận với giai điệu cũng rất quen thuộc với người yêu nhạc: “Hận người sao đã quên ta, nỡ quên ta nỡ quên sao đành. Hận người bôi xoá trên môi những tin yêu giờ là gian dối”.

Nói không với giám khảo gameshow!

  • Nhiều người khá bất ngờ khi vừa qua, Y Vũ lại xuất hiện trên sóng truyền hình và tham gia một gameshow khá trẻ. Điều này hiếm ai ở thế hệ của ông lựa chọn….

– Vừa rồi, tôi tham gia chương trình Ca sĩ bí ẩn vì tôi thấy vui, chứ không nặng về chuyên môn, thắng thì vui, thua cũng chẳng mất gì. Về chuyên môn, tôi tự tin vào bản thân mình nhưng tuyệt đối nói không với vị trí giám khảo. Nếu mời tôi ở vị trí khách mời nhận xét kèm theo một nghệ sĩ khác, tôi sẽ tham gia với tinh thần đóng góp, xây dựng.

  • Vì sao ông không mặn mà với vai trò giám khảo dù bản thân đã thuộc hàng kỳ cựu, có cái nhìn cũng bao quát hơn?

– Tôi thường sợ vị trí giám khảo vì tôi đến với ai cũng vì hai chữ “nhân tâm” đầu tiên. Với những em hát dở quá, tôi không thể nào buông lời chê bai vì có thể làm họ tổn thương, mặc cảm; với những em xuất sắc, bao nhiêu điểm, lời khen dồn hết vào tôi cũng nghĩ không nên vì khiến họ dễ nảy sinh sự kiêu căng, tự đại. Vì thế, tôi không bao giờ nhận lời làm giám khảo cho các chương trình, gameshow.

  • Ồn ào vừa qua liên quan đến vị trí giám khảo ở các chương trình nhạc bolero, ông có quan tâm và theo dõi chứ?

– Khi ngồi ghế giám khảo, những bình luận, khen chê đều mang màu sắc cá nhân của mỗi người. Đừng nên bảo rằng anh theo lĩnh vực này nhưng sao lại ngồi chấm một loại hình khác. Mỗi con người đều có năng khiếu, khả năng tiềm ẩn nên chúng ta đừng đứng trên quan điểm cá nhân mà cho rằng họ phù hợp hay không phù hợp, xứng đáng hay không xứng đáng.

Tôi nghĩ ở vai trò nhạc sĩ, chúng ta nên cố gắng làm tốt. Còn nếu đã sang lĩnh vực khác, nên biết khiêm nhường. Nhân vô thập toàn, chẳng ai hoàn hảo, vì thế đừng nên lên tiếng chê trách, công kích, phê phán bất kì ai. Đã làm nghệ sĩ, điều quan trọng nhất là phải giữ mình trong một thế giới đầy thị phi như thế.

  • Ngoài ra, việc các nhạc sĩ tranh cãi về hoạt động của Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cũng là vấn đề được dư luận quan tâm. Ý kiến của ông như thế nào?

– Về phía hoạt động của VCPMC, tôi hoàn toàn hài lòng và cảm ơn. Việc họ lấy 25% để chi trả cho nhân viên là hoàn toàn hợp lý. Bây giờ, để cá nhân các nhạc sĩ đi thu tiền, chưa chắc đã biết ở đâu để thu.

  • Điều này hơi tế nhị, nếu không phải phép, mong ông thông cảm và bỏ qua. Với 34 người phụ nữ đi qua cuộc đời như thế, chắc hẳn ông cũng có nhiều con cháu…

– Tôi có khá nhiều con bởi người vợ nào gần như cũng có tin vui. Tuy nhiên, hiện tại, mỗi người một phương trời. Các con tôi đều đã thành đạt và sống hết ở nước ngoài. Khi có thời gian rảnh, các con lại về thăm. Mỗi khi các con cho tiền chi tiêu, tôi thường bảo vui rằng mình còn sống, còn khoẻ nên không cần lo lắng như thế.

Các con đều hiểu nguyên nhân bố mẹ rời xa nhau. Cả tôi và những người vợ chẳng ai tạo nên lỗi lầm hay phụ bạc nhau mà chỉ chia ly vì không phù hợp nên các con luôn dành sự tôn trọng cho bố dù không sống cùng.

  • Vậy những ngày tháng này, ông sống ra sao?

– Ở tuổi này tôi và vợ vẫn sống khoẻ. Bên cạnh việc phổ nhạc, tôi vẫn có đi dạy tại một trung tâm ở quận 3. Dù quãng đường đi khá xa nhưng học trò thương, bản thân tôi cũng phải cố gắng nhiều hơn. Tôi dạy không phải vì tiền mà đầu tiên phải từ nhân cách.

Trước khi nhận lớp, tôi đều trò chuyện qua để nắm tâm lý, tính cách của từng người, nếu không ổn tôi từ chối ngay. Năng lực có thể rèn giũa từng ngày nhưng nhân cách, bản chất thì không thể. Vì thế, trước khi dạy nghề phải xem về đạo đức của học trò. Điều này, học trò luôn hiểu tôi. Tôi nghĩ nghề nào cũng vậy, ngoài tài năng thì tâm, đức phải được đặt lên hàng đầu.

  • Xin cảm ơn ông!

Nguồn: báo Phụ Nữ o­nline. Bài gốc được đăng vào năm 2017 tại link: https://www.phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/tac-gia-toi-dua-em-sang-song-toi-co-34-nguoi-vo-106800/



Tiểu sử

Y Vũ tên thật là Trần Gia Hội, sinh năm 1940 tại Hà Nội.[1] Từ nhỏ ông được anh là nhạc sĩ Y Vân dạy kèm môn âm nhạc.Năm 1954, Y Vũ cùng gia đình di cư vào Nam
Y Vũ sáng tác rất ít vì phải chơi nhạc cho các vũ trường ở Sài Gòn & Vũng Tàu.Sau năm 1975, Y Vũ làm cho nhà hàng Arnol ở Sài Gòn, được chủ nhà hàng cấp cho một căn phòng nhỏ ở tạm qua ngày.Ca khúc nổi tiếng
KimVào năm 1969, Y Vũ làm việc ở Vũng Tàu, tối tối ông thường đi chơi ở vũ trường Blue Star, quen rồi yêu một vũ nữ tên là Kim. Cô gái có hoàn cảnh nghèo này bị bệnh tim. Ðể khích lệ tinh thần Kim, Y Vũ viết bài Kim. Bài hát lập tức nổi tiếng và được ca sĩ Túy Phượng - nữ hoàng nhạc twist lúc đó hát trên cả đài phát thanh lẫn truyền hình. Khoảng một năm sau thì cô gái mất, Y Vũ đau buồn viết tiếp bài Những tâm hồn hoang lạnh riêng tặng cho kiếp vũ nữ.
Tôi đưa em sang sôngTheo nhạc sĩ Nhật Ngân: Vốn là ca khúc đầu tay của Nhật Ngân viết ở Ðà Nẵng vào năm 1960. Sau đó Nhật Ngân gởi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân xuất bản với sự sửa đổi một vài chỗ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông tin VNCH lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu "Rồi thời gian lặng lẻ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẻ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời" cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước. Câu kết của bản gốc là "Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đua" cũng đã được Y Vân đổi thành "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa." Vì lúc đó Nhật Ngân chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với "Tôi đưa em sang sông" để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được xuất bản, "Tôi đưa em sang sông" được ký tên là Trần Nhật Ngân - Y Vũ. Sau đó Y Vũ có viết tiếp một bài nữa dựa vào ý bài này là bài Ngày cưới em.
Theo nhạc sĩ Y Vũ: Trong một cuộc phỏng vấn thực hiện bởi Vietface TV (thuộc Trung tâm Thúy Nga), có trụ sở taị Hoa Kỳ, Y Vũ xác định nguyên văn như sau: "Nhạc phẩm này là do tôi hoàn toàn sáng tác. Y Vân, anh ruột tôi lúc đó là thầy dạy của ba người: tôi, Anh Thy & Nhật Ngân; sau khi nghe bài hát này có nói mày để cả tên Nhật Ngân vào cho nó nổi tiếng. Tôi nghe lời anh mà làm theo vậy thôi."
Trong chương trình ngày 18/11/2017 'Hát Câu Chuyện Tình' cuả đaì truyền hình HTV7 [1] phút 17:15, nhạc sĩ Y Vũ xác nhận lần nưã ông là tác giả duy nhất bằng cách đưa ra bản thảo mà ông viết tay cuả tác phẩm naỳ


Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái

< A >
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nếu ai hỏi tôi rằng sau ngày 30 tháng 4, 1975 cái gì mà cộng sản không thể "giải phóng" được; cái gì vẫn âm thầm nhưng vũ bão giải phóng ngược lại tâm hồn khô khốc của người dân miền Bắc lẫn nhiều cán binh cộng sản; cái gì vẫn miệt mài làm nhân chứng cho sự khác biệt giữa văn minh và man rợ, giữa nhân ái và bạo tàn, giữa yêu thương và thù hận; cái gì đã kết nối tâm hồn của những nạn nhân cộng sản ở cả hai miền Nam Bắc... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.

Nếu ai hỏi tôi, ảnh hưởng lớn nhất để tôi trở thành người ngày hôm nay, biết rung động trước hình ảnh của Ngoại già lầm lũi quang gánh đổ bóng gầy dưới ánh đèn vàng, biết nhung nhớ một khe gió luồn qua hai tấm ván hở của vách tường ngày xưa nhà Mẹ, biết man mác buồn mỗi khi đến hè và trống vắng với một tiếng gà khan gáy ở sau đồi, biết tiếc nuối một mặt bàn lớp học khắc nhỏ chữ tắt tên người bạn có đôi mắt người Sơn Tây, biết ngậm ngùi trăn trở chỉ vì một tiếng rao hàng đơn độc đêm khuya... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.

Âm Nhạc Miền Nam đã trở thành một chất keo gắn chặt cuộc đời tôi vào mảnh đất mang tên Việt Nam. Âm Nhạc Miền Nam đã làm tôi là người Việt Nam.

*

Tôi lớn lên theo những con đường đất đỏ bụi mù trời và cây reo buồn muôn thuở. Niềm say mê âm nhạc đơm mầm từ các anh lớn của Thiếu và Kha đoàn Hướng Đạo Việt Nam, trổ hoa theo những khúc hát vang vang của các anh giữa vùng trời Đạt Lý đang vào mùa cà phê hoa trắng nở: "Tôi muốn mọi người biết thương nhau. Không oán ghét không gây hận sầu. Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau. Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu..." Các bậc đàn anh như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang của Phượng Hoàng đã lót đường nhân ái cho đàn em nhỏ chúng tôi chập chững trở thành người, để biết ngước mặt nhìn đời và "cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi, hãy ngước mặt nhìn đời, nhìn tha nhân ta buông tiếng cười..."

Những đêm tối, giữa ngọn đồi nhiều đại thụ và cỏ tranh, bên nhau trong ánh lửa cao nguyên chập chờn, chúng tôi cảm nhận được niềm hãnh diện Việt Nam với bước chân của cha ông và bước chân sẽ đi tới của chính mình: "Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng. Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm. Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng chân tươi. Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời..." Và anh Nguyễn Đức Quang, người nhạc sĩ của thị xã đèo heo hút gió đã trở thành thần tượng của chúng tôi. Có những buổi chiều buông trong Rừng Lao Xao bạt ngàn, những đứa bé chúng tôi theo anh ngậm ngùi số phận "Xương sống ta đã oằn xuống, cuộc bon chen cứ đè lên. Người vay nợ áo cơm nào, thành nợ trăm năm còn thiếu. Một ngày một kiếp là bao. Một trăm năm mấy lúc ngọt ngào. Ôi biết đến bao giờ được nói tiếng an vui thật thà." Nhưng cũng từ anh đã gieo cho chúng tôi niềm lạc quan tuổi trẻ: "Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến. Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt. Hy vọng đã vươn dậy như làn tên..." Và từ anh, chúng tôi hát cho nhau "Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi. Mà phải cùng nhau ta làm cho tươi mới." Cô giáo Việt văn của tôi đã mắng yêu tôi - tụi em thuộc nhạc Nguyễn Đức Quang hơn thuộc thơ của Nguyễn Công Trứ!

Nguyễn Công Trứ. Đó là ngôi trường tuổi nhỏ có cây cổ thụ già, bóng mát của tuổi thơ tôi bây giờ đã chết. Tôi nhớ mãi những giờ cuối lớp tại trường, Cô Trâm cho cả lớp đồng ca những bài hát Bạch Đằng Giang, Việt Nam Việt Nam, Về Với Mẹ Cha... Đứa vỗ tay, đứa đập bàn, đứa dậm chân, chúng tôi nở buồng phổi vang vang lên: "Từ Nam Quan, Cà Mau. Từ non cao rừng sâu. Gặp nhau do non nước xây cầu. Người thanh niên Việt Nam. Quay về với xóm làng. Tiếng reo vui rộn trong lòng..." Nhìn lên lớp học lúc ấy, có những biểu ngữ thủ công nghệ mà cô dạy chúng tôi viết: Tổ quốc trên hết, Ngày nay học tập ngày sau giúp đời, Không thành công cũng thành Nhân... Nhưng đọng lại trong tôi theo năm tháng vẫn là những câu hát "Tình yêu đây là khí giới, Tình thương đem về muôn nơi, Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người..."

Cô giáo của tôi đã ươm mầm Lạc Hồng vào tâm hồn của chúng tôi và cứ thế chúng tôi lớn lên theo dòng suối mát, theo tiếng sóng vỗ bờ, theo tiếng gọi lịch sử của âm nhạc Việt Nam, để trở thành những công dân Việt Nam yêu nước thương nòi và hãnh diện về hành trình dựng nước, giữ nước của Tổ tiên.

Trong cái nôi nhiều âm thanh êm đềm nhưng hùng tráng ấy, trừ những ngày tết Mậu Thân khi tiếng đạn pháo đì đùng từ xa dội về thành phố, cho đến lúc chui xuống gầm giường nghe tiếng AK47 và M16 bắn xối xả trước nhà vào ngày 10 tháng 3, 1975, tuổi thơ tôi được ru hời bởi dòng nhạc trữ tình của miền Nam để làm nên Những Ngày Xưa Thân Ái của chúng tôi.

Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai 
Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em 
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù 
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em...

Các anh, những người anh miền Nam đã khoát áo chinh nhân lên đường đối diện với tử sinh, làm tròn lý tưởng Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm, đã hy sinh cuộc đời các anh và để lại sau lưng các anh những ngày xưa thân ái cho đàn em chúng tôi. Nhờ vào các anh mà chúng tôi có những năm tháng an lành giữa một đất nước chiến tranh, triền miên khói lửa.

Lần đầu tiên, chiến tranh tưởng như đứng cạnh bên mình là khi chúng tôi xếp hàng cúi đầu đưa tiễn Thầy của chúng tôi, là chồng của cô giáo Việt Văn, một đại úy sĩ quan Dù đã vị quốc vong thân. Cô tôi, mồ côi từ nhỏ, một mình quạnh quẻ, mặc áo dài màu đen, tang trắng, đứng trước mộ huyệt của người chồng còn trẻ. Cô khóc và hát tặng Thầy lần cuối bản nhạc mà Thầy yêu thích lúc còn sống - "Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo... Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa! Trên cõi đời này, trên cõi đời này. Từ nay mãi mãi không thấy nhau..."

Và tôi say mê Mùa Thu Chết từ dạo đó. Trong những cụm hoa thạch thảo đầy lãng mạn ấy có đau thương đẫm nước mắt của Cô tôi. Có hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ nắp quan tài của người Thầy Đại úy Sĩ quan Binh chủng Nhảy Dù vào mùa Hè hầm hập gió Nồm năm ấy.

*

Từ những ngày xa xăm tuổi nhỏ, những người lính VNCH là thần tượng của chúng tôi. Tôi mơ được làm một người lính Dù bởi anh là loài chim quý, là cánh chim trùng khơi vạn lý, là người ra đi từ tổ ấm để không địa danh nào thiếu dấu chân anh, và cuối cùng anh bi hùng ở lại Charlie. Giữa những đau thương chia lìa của chiến tranh, những dòng nhạc của Trần Thiện Thanh đã cho tôi biết thương yêu, kính trọng những người lính không chân dung nhưng rất gần trong lòng chúng tôi. Những "cánh dù ôm gió, một cánh dù ôm kín đời anh" cũng là những cánh dù ôm ấp lý tưởng đang thành hình trong tâm hồn tuổi nhỏ của chúng tôi.

Nhìn lại quãng thời gian binh lửa ấy, tôi nhận ra mình và các bạn cùng lứa không hề biết rõ Phạm Phú Quốc là ai, chỉ biết và say mê huyền sử của một người được "Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời. Đặt tên cho anh, anh là Quốc. Đặt tên cho anh, anh là Nước. Đặt tên cho Người. Đặt tình yêu Nước vào nôi", chỉ ước ao một ngày chúng tôi cũng được như anh, cũng sẽ là những "Thần phong hiên ngang chẳng biết sợ gì!" Chúng tôi, nhiều đứa núi đồi, rừng rú, chưa bao giờ thấy biển nhưng thèm thuồng màu áo trắng và đại dương xanh thẳm, thuộc lòng câu hát "Tôi thức từng đêm, thơ ấu mà nghe muối pha trong lòng. Mẹ là mẹ trùng dương, gào than từ bãi trước ghềnh sau. Tuổi trời qua mau, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi. Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội. Mà lòng thì chưa hề yêu ai". Chúng tôi cũng không tìm đọc tiểu sử, cuộc chiến đấu bi hùng của Đại tá Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo, cũng không biết địa danh Charlie nằm ở đâu, nhưng Đại tá Nguyễn Đình Bảo là biểu tượng anh hùng của chúng tôi để chúng tôi thuộc lòng khúc hát "Toumorong, Dakto, Krek, Snoul. Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu. Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình. Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành." Chúng tôi không biết "Phá" là gì, "Tam Giang" ở đâu, nhà thơ Tô Thùy Yên là ai, nhưng "Chiều trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận. Em ơi, em ơi..." đã thân thiết chiếm ngự tâm hồn để chúng tôi biết thương những người anh chiến trận đang nhớ người yêu, nhớ những người chị, cô giáo của chúng tôi ngày ngày lo âu, ngóng tin từ mặt trận xa xăm.

Trong cái nôi của những ngày xưa thân ái ấy, từ nơi khung trời đầy mộng mơ của mình chúng tôi chỉ biết đến nỗi niềm của các anh bằng những "Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh, Đời lính quen yêu gian khổ quân hành". Giữa mùa xuân pháo đỏ rộn ràng con đường tuổi thơ thì chính âm nhạc nhắc cho những đứa bé chúng tôi biết đó cũng là "ngày đầu một năm, giữa tiền đồn heo hút xa xăm, có người lính trẻ, đón mùa xuân bằng phiên gác sớm". Giữa những sum vầy bình an bên cạnh mai vàng rực rỡ, thì ở xa xăm có những người con rưng rưng nhớ đến Mẹ già và gửi lời tha thiết "bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, không lẽ riêng mình êm ấm, Mẹ ơi con xuân này vắng nhà..." Âm nhạc Việt Nam đã gieo vào tâm hồn chúng tôi hình ảnh rất bình thường, rất người, nhưng lòng ái quốc và sự hy sinh của thế hệ đàn anh chúng tôi - những người lính VNCH - thì ngời sáng. Và chúng tôi biết yêu thương, khâm phục, muốn noi gương các anh là cũng từ đó.

*

Sau ngày Thầy hy sinh, chúng tôi gần gũi với Cô giáo Việt Văn của mình hơn. Nhiều đêm thứ bảy, tôi và các bạn ghé nhà thăm Cô. Đó là lúc chúng tôi đến với Một thời để yêu - Một thời để chết. Chúng tôi bắt đầu chạm ngõ tình yêu với những Vũng lầy của chúng ta, Con đường tình ta đi, Bây giờ tháng mấy, Ngày xưa Hoàng Thị, Tình đầu tình cuối, Em hiền như Ma Soeur, Trên đỉnh mùa đông, Trả lại em yêu... Đó là lúc Cô đọc thơ Chiều trên Phá Tam Giang của Tô Thùy Yên cho chúng tôi nghe, giảng cho chúng tôi về tài nghệ "thần sầu" của Trần Thiện Thanh trong lời nhạc "anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ... ôi niềm nhớ........ đến bất tận. Em ơi... em ơi!..." khi diễn tả nỗi nhớ ngút ngàn, và sau đó chú Trần Thiện Thanh Toàn - em ruột của nhạc sĩ Nhật Trường ở Sài Gòn lên thăm Cô, vừa đàn vừa hát. Những buổi tối này, mình tôi ở lại với Cô tới khuya. Cô đọc thơ và hát nhạc phổ từ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, chỉ cho tôi tính lãng đãng của lời nhạc Từ Công Phụng, khắc khoải của Lê Uyên Phương, mượt mà của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, sâu lắng của Vũ Thành An... Và qua âm nhạc, Cô kể tôi nghe chuyện tình của Cô và Thầy. Hai người đến với nhau khởi đi từ bản nhạc mà Cô hát khi Cô còn là nữ sinh Đệ Nhất và Thầy là Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Bản nhạc ấy có những dòng như sau:

"Nhưng anh bây giờ anh ở đâu 
con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm
tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ 
Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa
nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời."

Thầy và cô tôi yêu nhau từ sau khúc hát Người Tình Không Chân Dung ấy và "người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này" cũng là định mệnh Thầy, của cuộc tình bi thương giữa một cô giáo trẻ và người lính VNCH.

Cô tôi sống một mình và qua đời vào năm 2010. Bạn cùng lớp của tôi là Phương lùn, vào một ngày cuối năm, từ Sài Gòn trở về Ban Mê Thuột, xách đàn đến trước mộ Cô và hát lại "Ta ngắt đi một cụm hoa Thạch Thảo" để thay mặt những đứa học trò thơ ấu kính tặng hương hồn của Cô. Còn tôi, năm tháng trôi qua nhưng tôi biết rõ trong dòng máu luân lưu và nhịp đập của tim mình vẫn đầy tràn những thương yêu mà Cô đã gieo vào tôi bằng Âm Nhạc Miền Nam.

*

Một buổi tối chúng tôi ngồi hát với nhau. Các bạn từ Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Đà Nẵng, Sài Gòn... nhưng chỉ có mình tôi là sinh ra và lớn lên trước 1975. Các bạn tôi, hay đúng ra là những người em đang cùng đồng hành trên con đường đã chọn, đã thức suốt đêm hát cho nhau nghe. Rất tự nhiên, rất bình thường: toàn là những ca khúc của miền Nam thân yêu. 

Đêm hôm ấy, cả một quãng đời của những ngày xưa thân ái trong tôi sống lại. Sống lại từ giọng hát của những người em sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ độc tài. Các em hát cho tôi nghe về những người lính miền Nam mà các em chưa bao giờ gặp mặt "Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó, đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ, đem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ, anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về...". Tôi hát cho các em mình về những ngày tháng mộng mơ trước "giải phóng" của những "Con đường tuổi măng tre, nắng vàng tươi đẹp đẽ, bóng người dài trên hè, con đường tình ta đi..." Các em tâm sự về cảm nhận đối với người lính VNCH qua những dòng nhạc êm đềm, đầy tình người giữa tàn khốc của chiến tranh: "Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước lê qua đường phố; tôi lại gặp anh, giờ đây nơi quán nhỏ, tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ".. Tôi chia sẻ với các em về nỗi ngậm ngùi quá khứ: "Như phai nhạt mờ, đường xanh nho nhỏ, hôm nay tình cờ, đi lại đường xưa đường xưa. Cây xưa còn gầy, nằm phơi dáng đỏ, áo em ngày nọ, phai nhạt mây màu, âm vang thuở nào, bước nhỏ tìm nhau tìm nhau"... 

Đêm ấy, khi các bạn nói lên cảm nhận về những mượt mà, êm ả, nhân ái của Âm Nhạc Miền Nam, tôi đã tâm sự với các bạn rằng: Chỉ cần lắng nghe và hát lên những dòng nhạc ấy, các em sẽ hiểu thấu được những mất mát khủng khiếp của con người miền Nam. Những mất mát không chỉ là một cái nhà, một mảnh đất, mà là sự mất mát của cả một đời sống, một thế giới tâm hồn, một đổ vỡ không bao giờ hàn gắn lại được. Khi những mượt mà, nhân ái ấy đã bị thay thế bởi những "Bác cùng chúng cháu hành quân" và "Tiến về Sài Gòn" thì các em hiểu được tuổi thanh xuân và cuộc đời của những thế hệ miền Nam đã bị đánh cắp hay ăn cướp như thế nào.

*

Năm tháng trôi qua, Âm Nhạc Miền Nam vẫn như dòng suối mát trôi chảy trong tâm hồn của người dân Việt. Chảy từ đồng bằng Cửu Long, xuôi ngược lên Bắc, nhập dòng sông Hồng để tưới mát tâm hồn của mọi người dân Việt đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa bạo tàn cộng sản. Dòng suối trong mát ấy cũng cuốn phăng mọi tuyên truyền xảo trá của chế độ về xã hội, con người miền Nam trước 1975 cũng như về tư cách, phẩm giá, lý tưởng của những người lính VNCH và tình cảm trân quý, yêu thương của người dân miền Nam dành cho họ.


Năm tháng trôi qua, trong tuyệt vọng của những kẻ thật sự đã thua trận trong cuộc chiến giữa chính nghĩa và gian tà, nhà cầm quyền cộng sản đã tìm mọi cách để tiêu diệt Âm Nhạc Miền Nam. Nhưng họ không biết rằng, dòng âm nhạc đó không còn là những bản in bài hát, những CD được sao chép, bán buôn... Âm Nhạc Miền Nam đã trở thành máu huyết và hơi thở của người dân Việt, bất kể Bắc - Trung hay Nam, bất kể sinh trưởng trước hay sau 1975. Bạo tàn và ngu dốt có thể đem Âm Nhạc Miền Nam vào những danh sách cấm đoán vô tri vô giác, nhưng không bao giờ đem được Âm Nhạc Miền Nam ra khỏi con người Việt Nam.

Ai giải phóng ai? Hãy hỏi Con Đường Xưa Em Đi và đốt đuốc đi tìm xem Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân đang nằm trong cống rãnh nào trên những con đường Việt Nam!!!


Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

Nhìn lại quá trình kiểm duyệt nhạc Việt qua năm tháng

Tranh của họa sĩ Sỹ Ngọc (Văn Nghệ, 14 tháng 7 năm 1955)Bản quyền hình ảnhSỸ NGỌC /VĂN NGHỆ
Image caption"Thuần phong mỹ tục … Mỹ / Văn nghệ ướt của Mỹ." Tranh của họa sĩ Sỹ Ngọc vẽ (Văn Nghệ, 14 tháng 7 năm 1955)

Chính phủ của các quốc gia có quyền kiểm duyệt các tác phẩm lưu hành và xuất bản. Như vậy thì khó bác bỏ việc Việt Nam có luật lệ cấm hay cho phép tác phẩm được phổ biến. Dư luận gần đây có nhiều tranh cãi về hành động của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cho, rồi rút, rồi lại cho phép lưu hành 5 ca khúc của thời gọi là "Sài Gòn tạm chiếm."

Vấn đề chính là cách thẩm định nhạc không rõ ràng và nhất quán của cơ quan kiểm duyệt. Kết quả là một hệ thống kiểm duyệt có vẻ tùy tiện, song nhiều yếu tố trong quá khứ đã góp phần làm nên chế độ kiểm duyệt ở Việt Nam.

Công việc kiểm duyệt các tác phẩm là sự thừa kế của chế độ thực dân Pháp. Thực ra Pháp đã xây nên hệ thống truyền thông cho xứ Việt, họ kiểm soát hệ thống ấy cũng là đương nhiên. Luật pháp kiểm duyệt đối với quốc dân Pháp ở thuộc địa cũng thoải mái, tuy nhiên đối với người bản xứ quá chặt chẽ. Một tờ báo hay quyển sách viết bằng tiếng Pháp được in tự do hơn một tác phẩm quốc ngữ.

Nhưng nếu tác phẩm nào bằng tiếng Việt không chạm trực tiếp đến chính trị thì chắc cơ chế quản lý của Pháp cho phép lưu hành. Thí dụ trong những năm đầu 1940 có những bài ca ái quốc "thanh niên lịch sử" của nhóm Lưu Hữu Phước được Tổng hội Sinh viên của Trường Đại học Hà Nội được xuất bản.

Nước Pháp có toàn quyền ở Đông Dương, như thế thời thực dân các tác phẩm xuất bản không có thông tin về giấy phép. Đến năm 1946, Việt Nam độc lập bắt đầu thấy chữ "kiểm duyệt" (ghi tắt là k.d.) trên bìa sau của bản nhạc.

Từ Tập nhạc Thương Binh Ca HátBản quyền hình ảnhTHƯ VIỆN QUỐC GIA
Image captionTập nhạc Thương Binh Ca Hát (Bộ Thương Binh Cửu Binh xuất bản, 1948) trong thông tin in không có việc kiểm duyệt (nguồn tư liệu: Thư Việc Quốc Gia)

Thời kháng chiến chống Pháp, âm nhạc không được in ấn nhiều về số lượng và nếu được in là in thạch tại địa phương. Như vậy âm nhạc chủ yếu được phổ biến theo cách truyền miệng.

Lúc bấy giờ kiểm duyệt có nghĩa là tự kiềm chế mình trong hoàn cảnh của đời sống mới xã hội chủ nghĩa xây dựng con người mới. Một bài báo Văn Nghệ năm 1950 nhấn mạng rằng "nhạc sĩ phải gạt bỏ đầu óc cá nhân, lao mình vào đời sống của đại chúng, phải kiểm điểm lại tư tưởng, để gột tẩy sạch những tàn tích lãng mạn còn rơi rớt trong mỗi người."

Đa số các nhạc sĩ sáng tác vốn là dân thành phố có tính tiểu từ sản. Nếu xâm nhập vào thực tế cuộc sống của người nông dân nghèo họ sẽ nhận ra sự phù phiếm của đời sống cũ.

Những năm kháng chiến chưa có danh sách cấm-cho. Chính quyền Việt Nam mong rằng mỗi người sẽ vui lòng quay lưng với quá khứ chưa nghiêm túc của mình và tuân theo chính sách văn nghệ của chính quyền. Một thí dụ là lãnh đạo văn nghệ khuyên nhạc sĩ Phạm Duy phải "khai tử" bài hát "Bên cầu biên giới."

Để sống và thành công với kháng chiến thì các nhạc sĩ phải làm như vậy thôi. Nhưng Phạm Duy và một số nhạc sĩ khác bỏ về thành. Nhạc sĩ Tô Hải ở lại và kể về "các lớp 'chỉnh huấn'" là chỗ mà các tác giả bị bắt phải "kiểm điểm, phê bình và tự phê bình" chính mình và các tác phẩm của mình. Để tồn tại, ông phải cho rằng những tác phẩm trước của ông là "đồi trụy, tư sản, tiểu sư sản, thậm chí phản động."

Thuở đó các vùng dưới quyền kiểm soát Pháp như các thành phố Hà Nội, Huế và Sài Gòn đều có nhà xuất bản âm nhạc. Các ấn phẩm được in với hai chữ "k.d." với con số và ngày chứng minh rằng bài ca này được cấp phép lưu hành.

Một điều đương nhiên nữa là nhạc cách mạng không được xuất bản. Dù vậy cũng đã có nhiều bài ca tình ca đem từ vùng kháng chiến được phép in và rất phổ biến. Từ thời đó Việt Nam đã có hai thế giới âm nhạc hoàn toàn riêng biệt.

Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt năm 1954 thì hai thế giới âm nhạc mới ấy có biên giới xác định. Ở phía Bắc vĩ tuyến 17 không có chính sách công khai cấm bài hát nào. Nhưng thực tế thì khác.

Tôi gặp một phụ nữ người Hà Nội hơn tám mươi tuổi kể rằng mẹ của bà bắt bà đốt các tờ nhạc trước 1954 của bà. Đây là thời cải tạo tư sản khi mà người giàu có bị nghi ngờ rồi vì vậy họ sợ dư luận và không dám cất giữ và hát loại âm nhạc mà mình yêu thích.

Ở ngoài Bắc lúc bấy giờ các ấn phẩm không cần in chữ "k.d." vì nhà nước có toàn quyền trên mọi phương tiện truyền thông. Dù vậy cũng có những chuyện tế nhị trong giới âm nhạc.

Có một phong trào bài trừ "nhạc vàng" nghĩa là nhạc tiểu tư sản, nhạc bị gọi là "ủy mị" vì thiếu tính chiến đấu. Những ca khúc như "Tình ca" của Hoàng Việt, "Bài ca hy vọng" của Văn Ký, "Tình ca người thủy thủ" của Hoàng Vân đều bị phê bình là quá trữ tình. Với những nhà quản lý khắt khe thì khoảng cách từ trữ tình đến ủy mị có lẽ cũng không xa lắm?

Nhưng có một vấn đề cấp bách hơn - đó chính là văn nghệ từ bên kia vĩ tuyến.

Một bài đăng trên báo Nhân Dân với đầu đề "Văn nghệ lai Mỹ, phản động và đồi bại" tỏ ra lo ngại về nhạc chiến tranh tâm lý từ bên kia ranh giới. Các bài ca miền Nam bị gọi là "quá ủy mị, ướt át, muốn nằm dài ra mà thở."

Bài báo này cũng khẳng định các bài hát miền Nam chỉ được viết nhờ bảo trợ của Mỹ "tung tiền 'com-măng'." Theo tuyên truyền của miền Bắc thì các bài hát này bị dân miền Nam tẩy chay.

Bài báo viết: "Hiện nay, đồng bào miền Nam càng căm ghét thứ văn nghệ phản động, đồi bại theo kiểu Mỹ đang tràn ngập ở miền Nam bao nhiêu, càng nhớ, càng yêu những bài thơ, câu hò, điệu múa trong thời kỳ kháng chiến bấy nhiêu".

Thị trường âm nhạc sầm uất nổi lên cùng thời ở miền Nam phủ nhận những lời xác nhận ấy.

Mặc dù những lời viết ở trên không phản ánh đúng sở thích âm nhạc của dân bên kia vĩ tuyến, nhưng ở đằng sau nó biểu lộ một điệp khúc thường xuyên của các quan chức văn hóa về ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.

Đó là âm mưu phá hoại văn hóa và phong tục người Việt của nước Mỹ. Văn hóa Mỹ theo họ chỉ toàn là găngxtơ, cao bồi, đĩ điếm, là như bệnh dịch và người nào chạm vào nền văn hóa ấy sẽ bị lây bệnh. Các tác phẩm viết theo chế độ "Mỹ-ngụy" miền Nam bị coi như nguy hiểm.

Tranh của họa sĩ Sỹ Ngọc (Văn Nghệ, 14 tháng 7 năm 1955)Bản quyền hình ảnhSỸ NGỌC /VĂN NGHỆ
Image caption"Thuần phong mỹ tục … Mỹ / Văn nghệ ướt của Mỹ." Tranh của họa sĩ Sỹ Ngọc vẽ (Văn Nghệ, 14 tháng 7 năm 1955)

Với chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam các bài ca phải được kiểm duyệt, và các tác phẩm Cộng sản thì bị cấm. Thời Ngô Đình Diệm có những ca khúc bị coi như ướt át cũng không được lưu hành hay phải đổi lời ca.

Trong một bài phỏng vấn năm 1963, nhạc sĩ Minh Kỳ than vãn nhạc lúc bấy giờ bị "bế tắc." "Chúng tôi mà nói đến yêu đương một cách rõ ràng quá, hoặc lời lẽ có phần ướt át, thì cái kéo của ba Kiểm duyệt không tha!"

Một điều tất nhiên nữa là các ca khúc về đề tài người lính chiến được ưu tiên phổ biến trên các nguồn truyền thống của chính phủ. Như vậy nhạc làm vai trò tất yếu là tuyên truyền, nhưng nhạc sĩ cùng thời cũng thừa nhận: "tuyên truyền quá rõ dễ bị người nghe ít ưa."

Thông tin in và kiểm duyệt trong tập nhạc Ca Khúc Cho Ngày Mai (Sài Gòn: Quảng Hóa, 1970) của Phạm Duy.Bản quyền hình ảnhSÀI GÒN/QUẢNG HÓA
Image captionThông tin in và kiểm duyệt trong tập nhạc Ca Khúc Cho Ngày Mai (Sài Gòn: Quảng Hóa, 1970) của Phạm Duy.

Hai chế độ đều kiểm duyệt nhạc, nhưng cả hai bên đều không thực hành được việc đó một cách trọn vẹn. Ở miền Bắc nhiều người nghe trộm đài của Sài Gòn, BBC và VOA.

Phan Thắng Toán và Nguyễn Văn Lộc (tức Toán Xồm và Lộc Vàng) và một số người nữa bị tù vì tổ chức những buổi hát nhạc vàng với nhau (tức nhạc lãng mạn gọi theo lý thuyết của Mao Trạch Đông) và nhạc miền Nam, nhưng hành động này chỉ phản ánh một phong trào bí mật mà không thể biết được có bao nhiêu người nữa cũng như vậy.

Ở Hải Phòng và Hà Nội cùng thời cũng có nhiều thanh niên thích nghe và chơi nhạc rock Mỹ với nhau.

Mặt khác là ở miền Nam cũng có nhiều người nghe trộm Đài Tiếng Nói Việt Nam của Hà Nội. Cũng có những tác phẩm trái với quy định của nhà nước và không được cấp phép nhưng vẫn được phổ biến.

Các ca khúc đòi hòa bình của Trịnh Công Sơn không được cấp phép phổ biến. Mặc dù có lệnh cấm 33 vào ngày 2 tháng 8 năm 1969, các bài ca phản chiến của ông vẫn được xuất bản và thu băng (không xin giấp phép).

Có nhóm sinh viên Đà Lạt muốn hát lại những ca khúc kháng chiến chống Pháp vốn không được phép phổ biến ở miền Nam nhưng vẫn tự xuất bản tập nhạc Năm Xưa.

Từ tập nhạc Năm XưaBản quyền hình ảnhĐOÀN DU CA ĐÀ NẴNG
Image captionThông tin in (không kiểm duyệt) cho tập nhạc Năm Xưa (Đà Nẵng: Đoàn Du Ca Đà Nẵng, 1972).

Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn cũng thực hiện hai tập nhạc Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe. Đây là nhạc đấu tranh, chống chiến tranh và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Một điều dĩ nhiên là các nhạc phẩm này không xin và không được cấp phép lưu hành. Như vậy khi thực hiện tập nhạc này, nhóm sinh viên ghi là "phổ biến nội bộ Sinh viên Học sinh."

Sau khi nước Việt Nam thống nhất thì gần như toàn thể các nhạc phẩm tân nhạc của những nơi không nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đều bị cấm luôn.

Điều đó nghĩa là nó bao gồm các tác phẩm có nguồn gốc nhạc mới của Việt Nam của các tác giả như Đặng Thế Phong, Văn Cao, v.v. (mặc dù chưa chính thức bị cấm), các tình ca thời kháng chiến chống Pháp, và tất cả các ca khúc của thời Việt Nam Cộng Hòa, ngoài những ca khúc phong trào sinh viên đấu tranh được nhắc đến ở trên.

Bìa tập nhạc Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe: Chúng Ta Đã Đứng Dậy, tập 1 (Sài Gòn: Tổng Hội Sinh Viên Saigon, 1970).Bản quyền hình ảnhTỔNG HỘI SINH VIÊN SAIGON
Image captionBìa tập nhạc Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe: Chúng Ta Đã Đứng Dậy, tập 1 (Sài Gòn: Tổng Hội Sinh Viên Saigon, 1970).
Thông tin in của tập nhạc Hát Cho Đồng Bào Tôi NgheBản quyền hình ảnhTỔNG HỘI SINH VIÊN SAIGON
Image captionThông tin in của tập nhạc Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe

Ngay sau những biến cố năm 1975 vẫn còn nhiều bản nhạc không in thông tin kiểm duyệt. Nhưng từ đó cũng bắt đầu bản nhạc và tập nhạc với thông tin kiểm duyệt gọi là "giấy phép xuất bản."

Chẳng hạn tập nhạc Hát Từ Sài Gòn Giải Phóng gồm ca khúc của những sinh viên miền Nam tham gia phong trào đấu tranh phải in thông tin cấp phép. Nhưng đến những năm 1990 vẫn có nhiều ấn phẩm nốt nhạc của các cơ quan nhà nước xuất bản mà không đề cập đến giấy phép.

Bìa tập nhạc Hát Từ Sài Gòn Giải Phóng: Tuyển Tập Bài Hát Tự Biên Tự Diễn (Sài Gòn: Bộ Thông Tin Văn Hóa, Bộ Phận Văn Hóa Quần Chúng, 1976)Bản quyền hình ảnhBỘ THÔNG TIN VĂN HÓA, BỘ PHẬN VĂN HÓA QUẦN C
Image captionBìa tập nhạc Hát Từ Sài Gòn Giải Phóng: Tuyển Tập Bài Hát Tự Biên Tự Diễn (Sài Gòn: Bộ Thông Tin Văn Hóa, Bộ Phận Văn Hóa Quần Chúng, 1976).
Thông tin in của tập nhạc Hát Từ Sài Gòn Giải PhóngBản quyền hình ảnhBỘ THÔNG TIN VĂN HÓA, BỘ PHẬN VĂN HÓA QUẦN C
Image captionThông tin in của tập nhạc Hát Từ Sài Gòn Giải Phóng

Từ năm 1975 ranh giới hệ thống kiểm duyệt nhạc Việt là trên toàn bộ nước Việt hình chữ S. Nhưng người Việt tỵ nạn ở rải rác khắp năm châu đã không còn chịu bất cứ sự kiểm duyệt nào.

Song người Việt ở lại miền Nam bị nghi ngờ rất nặng nề, nhất là những người từng làm cho nhà nước và trong giới quân sự. Sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức trích báo Sài Gòn Giải Phóng viết về cựu lính rằng: "Đế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành dã thú."

Những người sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa coi như bị nước Mỹ tẩy não. Hoàng Phủ Ngọc Tường viết trên báo Thừa Thiện Huế cuối năm 1975 là "tất cả hệ thống những 'phương tiện văn hóa' nhằm đạt đến một hiệu quả tinh thần rất nguy hiểm: phổ biến tư tưởng phản động và gieo rắc nọc độc đồi trụy của bọn đế quốc và giai cấp tư sản."

Như vậy tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều bị cấm, tịch thu, thậm chí tiêu hủy. Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, chủ nhiệm Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam, kể cho tôi rằng tất cả hàng hóa của tiệm bị lấy đi hết. Nhưng mặt khác, lúc đó cũng có nhiều người lính miền Bắc đã cứu các văn hóa phẩm nguy hiểm của thị trường miền Nam và mang ra miền Bắc.

Thứ nào bị cấm thì trốn tránh trong bóng tối. Nhiều người bí mật giữ lại các bản nhạc và đĩa hát. Các quân nhân và công chức của chế độ cũ bị giam cũng lưu giữ âm nhạc trong trí nhớ không cải tạo của họ. Bị tách riêng, các tù nhân sống ở môi trường khác với đa số đồng bào họ. Họ hát và dạy các bài ca cấm cho người bảo vệ ở trại. Một số người bị giam cũng sáng tác bài hát mới để tâm sự với nhau.

Báo giới Việt Nam chê trách các "ấn phẩm đen" đang phổ biến. Tức là các tác phẩm chép tay, in rô-nê-o ngoài phạm vi của cơ chế kiểm duyệt.

Tuyển Tập Đặc Biệt Mưa Bụi 2, một "ấn phẩm đen" (giai đoạn khoảng 1995).Bản quyền hình ảnhOTHERS
Image captionTuyển Tập Đặc Biệt Mưa Bụi 2, một "ấn phẩm đen" (giai đoạn khoảng 1995).
Bài ca "Kẻ Ở Miền Xa" của Trúc Phương, ghi trong Tuyển Tập Đặc Biệt Mưa Bụi 2Bản quyền hình ảnhOTHERS
Image captionBài ca "Kẻ Ở Miền Xa" của Trúc Phương, ghi trong Tuyển Tập Đặc Biệt Mưa Bụi 2.

Về việc xét lại các ca khúc xưa thì dân đi trước nhà nước. Từ năm 1986, Câu Lạc Bộ Âm Nhạc của Hội Liên Hiệp Thanh Niên ở Sài Gòn và Cung Thiếu Nhi ở Hà Nội từng giới thiệu các tác phẩm được gọi là nhạc tiền chiến, nghĩa là nhạc lãng mạn của những năm đầu tiên của nền tân nhạc.

Ngày 15 tháng 10 năm 1989, Cục Âm Nhạc Và Múa mới bắt đầu cấp phép cho các bài hát trước 1975 được phổ biến. Trong đợt đầu tiên này có các tác phẩm xưa của Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Quý, Nguyễn Xuân Khoát, Đoàn Chuẩn, v.v.

Phải đợi hai năm nữa, ngày 10 tháng 8 năm 1991, thì mới có một số tác phẩm thời Việt Nam Cộng Hòa của các tác giả Thanh Sơn, Y Vân, Trần Thiện Thanh, Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ, Hoàng Trọng, Minh Kỳ, v.v. được cấp phép phổ biến.

Mãi đến 16 tháng 1 năm 2003 một số bài ca của nhạc sĩ Việt ở hải ngoại được cấp phép lưu hành ở Việt Nam. Một số tác giả phải đợi lâu hơn - nhạc Phạm Duy mới bắt đầu được cấp phép hồi năm 2005, nhạc Lam Phương năm 2007 và nhạc Hoàng Thi Thơ năm 2008.

Mặc dù như vậy, Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn vẫn duyệt các nhạc phẩm của thời Việt Nam Cộng Hòa và của cộng đồng người Việt hải ngoại. Vấn đề là ở nội dung bài hát tùy thuộc các tác phẩm của miền Nam trước 1975 mà quần chúng ưa nghe nếu không chửi bới và không nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hình như trở ngại chính nằm ở hai chữ thôi. "Lính chiến" là cặp chữ cấm kỵ bị coi như đại diện cho những người lính của chế độ miền Nam bị coi như "lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ."

Cuộc chiến Việt-Mỹ đã xưa rồi, quan hệ ngoại giao hiện nay thành bình thường và hai nước có quan hệ hữu nghị. Song "lính chiến" của ngày xưa vẫn chưa được coi như bạn hữu chăng?

Một trong những bài hát từng bị tạm cấm lưu hành là "Cánh thiệp đầu xuân" của Minh Kỳ và Lê Dinh sáng tác năm 1962 trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Bài hát ấy cũng ra đời trong hoàn cảnh kiểm duyệt của thời chiến tranh.

Như được nhắc ở trên, chế độ kiểm duyệt thời Ngô Đình Diệm không cho hai tác giả Việt có các bài ca hoàn toàn như ý của họ. Hiện nay nhạc sĩ Lê Dinh cho thay thế lời "anh lính chiến" bằng "anh yêu dấu." Như thế lời ca mới này chỉ có nội dung tình yêu và nhớ nhung.

Phạm Duy mơ về 'một ngày như thế' - BBC Vietnamese - Việt Nam

'VN hai câu nói sau cùng khi lìa đời' - BBC Vietnamese - Diễn đàn

Bài ca "Rừng xưa"của Lam Phương sáng tác năm 1963 cũng được cho hát lại. Nhìn về lịch sử bài hát này thì dễ hiểu tại sao bài ca này từng bị cấm. Bài này không phải là một bài ca xuất sắc của tác giả và hai câu lời ca trong bài nghe cũng rất bình thường: "Đây ước mơ của miền Nam mến yêu. Tha thiết đến tin anh về bên mái gia đình tìm hạnh phúc ngày qua."

Hoàn cảnh lịch sử cho biết đây là người ở miền Nam thời chiến xin người tình đã tập kết ra Bắc về quê sống với gia đình và bỏ rơi cuộc kháng chiến.

Nhưng ngày hôm nay, hơn 50 năm sau, ai còn bận tâm đến chuyện chiêu hồi? Nếu cứ cấp phép thì chắc ít ai nhắc đến bài ca "Rừng xưa" vì bài ca không hợp hoàn cảnh đời sống người nghe hiện nay như nhiều ca khúc khác.

Phải chăng, các nhà quản lý cố nhắm mắt không nhận rằng hiện nay không còn như thời bao cấp khi Việt Nam chưa toàn cầu hóa? Từ khi có khả năng thu lại nhạc với các phương tiện như máy ghi âm và máy vi tính thì các nhạc phẩm bị cấm được lưu hành rất dễ dàng ở chợ đen. Hiện nay làm sao mà cấm nổi nhạc khi mà bất cứ ai cũng có thể lên mạng, có thể nghe bất cứ loại nhạc nào vào bất cứ lúc nào?

Dù thế chăng nữa, hình như thể loại nhạc đáng lo nhất vẫn là nhạc bolero Việt Nam. Bolero Việt là một khối âm nhạc lớn đã hơn 60 năm chinh phục được nhiều người Việt yêu nhạc. Suốt thời gian này, dù bị chê, dù bị cấm, nó không chết và trong khoảng mười năm qua được khôi phục nhiều.

Có phải khối nhạc này làm hại cho sự tiến triển của nhạc Việt hay làm cho trình độ nhạc bị hạ thấp? Tôi không nghĩ vậy. Nhất là vì trong thời gian này dư luận kết án các loại nhạc trẻ "gây sốc" hay "nhạc rác."

Có nhạc sĩ lý luận rằng "những ca khúc thế này ['nhạc rác'] đã kéo gu thẩm mỹ âm nhạc của khán giả ngày càng đi xuống." Bolero, một thời bị coi như "nhạc sến", nếu xem xét thì lại có nội dung lành mạnh và lịch thiệp. Nguồn nhạc này nghe rất xứng đáng và đáng quý so với nhạc thị trường hiện nay. Nhưng đại đa số ca khúc bolero còn bị cấm.

Thực ra việc người Việt nghe và hát một bài ca bolero nhắc đến người lính chiến là chuyện bình thường đang xảy ra trên khắp nước Việt từ sáng đến khuya. Kiểm duyệt việc ấy chỉ có kết quả là hạn chế việc biểu diễn các ca khúc ấy trên sân khấu hay trên làn sóng chính thức. Cấm, cho phép, cấm lại, và lại cho phép các nghệ sĩ hát những bài ca này chỉ làm cho dân nghĩ rằng các cơ quản kiểm duyệt làm việc một cách tùy tiện.

Nhưng việc cấm-cho phép đã có hiệu quả. Nếu cứ hát nhạc cấm có thể nhiều lần mà không bị làm sao, nhưng sẽ đến một lúc người hát sẽ bị phạt nặng để làm bài học cho tất cả mọi người khác. Tuy nhiên kết quả không phải là cấm nhạc ấy, hay làm giảm sự ưa chuộng của thính giả đối với nhạc ấy, mà là làm cho các nghệ sĩ và nhà tổ chức phải cẩn thận để tự kiểm duyệt mình và tự hạn chế sức sáng tạo của mình.

Theo tôi biết thì người Việt Nam sống theo phương châm độc lập, tự do, và hạnh phúc. Quyền nghe được nhạc mình ưa thích nằm ở trong ba điều lý tưởng ấy?

Thời chiến tranh thì việc cấm và hạn chế âm nhạc là rất hợp lý. Cấm những tác phẩm quá thô tục và gây loạn cũng có lý. Việc cấm các bài ca chỉ vì lý lịch đen thì tôi nghĩ là không nên. Nhưng điều đó là chuyện người dân và nhà nước Việt Nam phải giải quyết với nhau.

Ông Jason Gibbs có bằng tiến sĩ về Lý thuyết và Sáng tác âm nhạc từ Đại học Pittsburgh, chuyên nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Bài viết gửi BBC được ông viết trực tiếp bằng tiếng Việt, trong loạt bài về các gương mặt nhạc sĩ Việt Nam.

HTV HÁT CÂU CHUYỆN TÌNH 2017 | Nhạc sĩ Y Vũ 34 lần ...

Nov 18, 2017 - Uploaded by HTV Entertainment
Cú pháp tìm nhanh chính xác: "HTV HCCT" hoặc "HCCT Tap XYZ". HTV HÁT CÂU CHUYỆN TÌNH | HCCT #5 FULL ...
Feb 26, 2019 - Uploaded by ĐÔNG TÂY PROMOTION OFFICIAL
Nhạc sĩ Y Vũ tiết lộ bài hát cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của mình | Tình Khúc Giao Mùa tập 5. ĐÔNG TÂY PROMOTION ...
Nov 18, 2017 - Uploaded by ĐÔNG TÂY PROMOTION OFFICIAL
hat cau chuyen tinh, hát câu chuyện tình, tien luat, tiến luật, cat tuong, cát tường, tim, truong quynh anh Nhạc Sỉ Y Vũ ...
Nov 16, 2017 - Uploaded by ĐÔNG TÂY PROMOTION OFFICIAL
Nhấn subcribe để xem tiếp những video tuyệt vời khác: ✥ Subscribe: http://bit.ly/dtpsubs ✥ Website: www.dongtay.com.
Jun 18, 2019 - Uploaded by SBTNOfficial
Quý vị hãy ủng hộ SBTN bằng cách liên lạc với các hãng Cable địa phương hoặc Directv ở số 1 866 687 7109 để bắt đài SBTN hoặc ...
Feb 15, 2016 - Uploaded by Dan Nguyen an
Những Ca Khúc Vui Hay Nhất của Y Vũ trước 75 (Nhạc Dân Ca - Nhạc Sôi Động - Nhạc Hài) ( Nhạc Dân Ca) ĐÔI TA ...



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 542 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 473 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 430 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 426 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 405 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 352 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 352 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 310 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 301 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 301 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.