Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24722180

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 06:12
Vẻ vang dân tộc Việt: Xuất khẩu nô lệ tình dục sang Á Rập Sê Út - Số phận lao nô tình dục thời đại HCM
18.09.2019 23:35

Thuở trời đất nổi cơn gió buị  Gái VN làm đĩ năm chău!

Sách về cô gái Việt lao động ở Arab Saudi, thân phận phủ nữ VN thời XHCN với những người phụ nữ VN yếu đuối thời đại HCM XHCN quang vinh
Trốn thoát sau hơn chín tháng đi xuất khẩu lao động, tác giả Nghiêm Hương viết cuốn "Đừng chết ở Ả Rập Xê Út". Kính mong các dịch giả năm châu dịch ra nhiều ngôn ngữ thế giới để tố cáo tội ác dã man Äá»«ng Chết Ở Ả Rập Xê Út
Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út  - Cuốn sách là tự truyện của một người phụ nữ VN thời đại "Đảng quang vinh, chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng HCM vĩ đại" đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út với mong muốn đổi đời với lời hứa hẹn từ trung tâm. 


 

Sách về cô gái Việt lao động ở Arab Saudi.


Chỉ đến khi đặt chân đến đất nước Ả Rập cô mới nhận ra mình bị lừa, phải làm giúp việc cho những gia đình đông người, bị bóc lột đến mức lao lực. Câu chuyện là một góc khuất về xuất khẩu lao động, cảnh tỉnh mọi người cần cảnh giác và tìm hiểu cặn kẽ khi quyết định đi ra nước ngoài kiếm sống.


Trích đoạn:


“Người đó túm lấy tôi một cách thô bạo đẩy vào phòng và tống tôi ngã xuống tấm đệm bẩn thỉu thì tôi hiểu hết. Tôi đã sơ suất không khóa cửa sân thượng.


Ông ta ấn tôi xuống đệm rồi nhổm dậy bật đèn. Tôi tranh thủ vơ lấy điện thoại theo bản năng vì thật ra tôi chẳng thể gọi cho ai lúc đó. Nhanh như cắt ông ta giật điện thoại của tôi và quăng thẳng vào cái thùng cạnh tường. Tôi chống trả điên cuồng nhưng mặc kệ tiếng chửi rủa của tôi, tay ông ta lật tung váy tôi lên. May mắn thay hôm đó là một ngày lạnh âm độ nên tôi xỏ thêm cả quần jeans bó vào bên trong chiếc váy dài dày cộp thay vì chỉ một cái quần len như bình thường. Tôi rít lên: “Nếu ông mà tiếp tục, tôi sẽ cào nát mặt ông ra rồi ông tự đi giải thích với bà chủ nghe chưa?”. Mọi âm thanh đáp trả lại tôi lúc đó chỉ là tiếng thở và đôi mắt vằn lên của một con thú đã lên cơn. Tôi co người lại, ông ta quá khỏe còn tôi chỉ có những lớp áo len dày để chống cự. Vật lộn một hồi mà không thể lột được váy áo của tôi, ông ta bỏ cái áo khoác bằng lông cừu nặng trịch ra khỏi người rồi trần như nhộng, ông ta lăn xả vào phần dưới cơ thể tôi.


Không biết run rủi thế nào mà khóa quần kẹt cứng. Tôi nước mắt lưng tròng thở hổn hển, tay bịt mũi vì hơi thở thối khẳn của ông ta, tay giữ khóa quần. Rốt cuộc sau khi bóp chỗ kín của tôi đau điếng và không thể thọc được tay vào trong, ông ta bỏ cuộc, đứng lên cười nham nhở: “Chúc ngủ ngon. Huôn!”.

Tác giả Nghiêm Hương sinh năm 1974 tại Bắc Giang. Cô đi xuất khẩu lao động tại Arab Saudi (phiên âm tiếng Việt là Ả Rập Xê Út) tháng 11/2014, trốn thoát tháng 7/2015. Hiện cô sinh sống và làm việc tại TP HCM. Tác giả cho biết ở phần mở đầu sách: "Tôi viết để giải tỏa nỗi ám ảnh về những phận người nô lệ dưới mác đi xuất khẩu lao động mà chính tôi là nạn nhân kiêm nhân chứng sống". 

Học nấu ăn tại Trường Du lịch Hà Nội và thiết kế thời trang tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, nhưng sau khi ly hôn, tác giả rơi vào khủng hoảng, muốn trốn chạy thực tại. Khi đọc mẩu quảng cáo xuất khẩu lao động không cần tiền cọc, cô gọi đến công ty môi giới, đăng ký đi xuất khẩu tại Ả Rập Xê Út. Nhưng giấc mộng đổi đời biến mất ngay khi cô xuống sân bay Riyadh. "Thực tế phũ phàng hơn những gì tôi tưởng tượng. Không có lời cảnh báo nào về việc bạn sẽ bị cưỡng hiếp. Chẳng có lời nào cho bạn biết bạn sẽ bị biến thành nô lệ. Và không có đường về", Nghiêm Hương viết.

Bìa sách Đừng chết ở Ả Rập Xê Út.

Tác giả phải làm việc khoảng 16-20 tiếng một ngày dưới giá rét âm độ của mùa đông xứ Ả Rập. Sự hà khắc của nữ chủ nhà, sự khác biệt vê ngôn ngữ, văn hóa, luật lệ khiến cô không thể thích nghi. Cô sẽ không được ăn và ngủ nếu chưa làm xong việc, thậm chí: "Họ biết tôi bệnh. Nhưng không có sự khoan nhượng". Tất cả hành động của người lao động sẽ bị chủ nhà giám sát. Theo văn hóa ở Ả Rập, người giúp việc không được nói chuyện với ông chủ. Mọi việc trong gia đình kể cả cuộc sống của người giúp việc chính là phục tùng mọi yêu cầu mà bà chủ đặt ra. Sau hơn chín tháng, cô qua ba đời chủ và không một nơi nào yên ổn.

Tại nhà chủ đầu tiên, Nghiêm Hương đối mặt mối nguy bị cưỡng bức và không ai đứng ra bảo vệ mỗi lần bà chủ vắng nhà. "Ông ta không để tôi kịp đề phòng, từ phía sau ông ta ôm chặt ngang người tôi, tay còn lại thọc thẳng vào ngực tôi từ phía trên cổ áo rồi cứ vậy ông ta ép "của quý" của mình vào mông tôi và dồn tôi vào sát tường", trích chương Đại chiến với ông chủ dâm ô.

Tại nhà chủ thứ hai, tác giả không còn sợ nỗi lo bị cưỡng bức nhưng phải chịu sự hành hạ về thể xác. Cô bị bạt tai mỗi khi làm không vừa ý hay cãi lại bà chủ. cô kể: "Không nói không rằng, bà ta táng mạnh vào đầu tôi làm tôi loạng choạng ngã vào bồn rửa. Quá đau, mắt tôi hoa lên". Những lần bà chủ tụ tập bạn bè, "bà ta tát tôi đến chóng mặt vì không giữ bọn trẻ cho tốt để bà ta xấu hổ trước mặt mọi người", tác giả viết trong chương Đói rét, tủi cực và... chết hụt.

Hương tiếp tục bị bạo hành trong lần đổi chủ thứ ba với mức độ nặng hơn. Có lần cô bị hất cả lọ tiêu xay vào mặt khi làm sai ý mama (bà chủ). "Tôi chưa từng thấy gia đình nào mà người giúp việc đông tới mức như vậy. Nhưng họ không phải người giúp việc, không phải nô lệ mà chỉ là những con vật câm lặng làm theo tiếng huýt gió của mama", tác giả nhớ lại.

Trong những bữa tiệc xa hoa tại nhà chủ, tác giả thấy một bên là những con người áo quần lộng lẫy, nhàn hạ tận hưởng niềm vui, một bên là những người giúp việc như cô túi bụi trong việc bày biện, dọn dẹp, nấu ăn, rửa bát, giặt ủi... "Chúng tôi phục vụ hết bữa trà sáng thì chuyển sang bữa trưa lúc chín giờ tối. Họ ăn uống, chuyện trò đến gần nửa đêm thì đi nghỉ một lát. Ba giờ sáng họ dậy và chúng tôi lại tất tả bê bữa ăn cuối cho họ để họ kịp ăn trước khi mặt trời mọc. Rửa ráy, dọn dẹp xong xuôi là hơn sáu giờ sáng, cả đám rũ rượi kéo lên nằm vạ vật để chín rưỡi lại phải có mặt để tiếp tục ngày tiếp theo. Được một tuần, tôi không thể chịu đựng nổi khối lượng người phải phục vụ và công việc mà mình cáng đáng" (trích trang 80).

Khi mọi chuyện vượt quá sức chịu đựng, Nghiêm Hương tìm mọi cách tự giải thoát. Cô kể may mắn được một người giúp việc khác có thâm niên hơn trong gia đình chủ giúp đỡ, bày cách trốn. Tuy nhiên, quãng thời gian trôi dạt qua các nhà chủ đã để lại mảng màu u tối trong tâm hồn cô, bởi để tự cứu mình, cô ngụy tạo những lời nói dối về cái chết của mẹ mình, lừa dối những người tốt hiếm hoi cô gặp được ở xứ người, ngụy tạo vụ tự tử để đổi lấy tự do.

Hồi đầu tháng 2, Nghiêm Hương gửi bản thảo mang tên Người đàn bà bỏ trốn và 285 ngày ở Ả Rập Xê Út cho công ty sách Sống. Sách sau đó được in với tên Đừng chết ở Ả Rập Xê Út. Tác giả hy vọng gửi gắm thông điệp: "Hãy cân nhắc trước khi trả giá, trước khi đặt bút ký vào một hợp đồng mang mác xuất khẩu lao động"


TTO - Khi lên đường đến Saudi Arabia theo diện xuất khẩu lao động, tác giả Nghiêm Hương muốn tìm lại cân bằng sau ly hôn, nhưng đón chị nơi đất khách lại là “địa ngục trần gian”.

Nghiêm Hương:  Đừng chết ở xứ Ả Rập - Ảnh 1.

Tác giả Nghiêm Hương - Ảnh: M.LY

Vào năm 2014, Nghiêm Hương ly hôn ở tuổi 40. Để cân bằng lại, chị đến Saudi Arabia sau khi đọc mẩu quảng cáo xuất khẩu lao động không cần đặt cọc. Thủ tục nhanh và dễ dàng nhưng chị phải cam kết đền 3.000 USD nếu bỏ ngang.

Đến xứ người, Nghiêm Hương tưởng mình sẽ làm đầu bếp đúng như sở thích. Nhưng không, chị bị ép làm giúp việc cho nhiều gia đình. Cuộc sống khổ ải trong gần một năm được chị kể lại trong cuốn sách Đừng chết ở Ả Rập Xê Út. Thế giới sách kỳ này có cuộc trò chuyện với tác giả Nghiêm Hương.

Còn nhiều phụ nữ lao động bị chà đạp, bị bóc lột nhưng nếu người chủ trả tiền thỏa đáng, họ vẫn chấp nhận hoàn cảnh. Họ không kêu cứu được vì thấp cổ bé họng. Khi trở về nước, họ vẫn đau buồn. Họ kể lại câu chuyện với làng xóm nhưng không tạo được tiếng vang vì không cách nào kiểm chứng.

Nghiêm Hương


Chuyến đi mạo hiểm

* Lên đường đến một đất nước xa lạ có phải là một quyết định bốc đồng của chị?

- Bản tính của tôi là thích phiêu lưu. Từ hồi trẻ đến giờ, tôi luôn chọn đi để giải thoát bản thân khỏi tình trạng bế tắc. Vậy nên, đi khỏi đất nước để tìm cân bằng sau hôn nhân đổ vỡ không phải là một quyết định bốc đồng mà chỉ là thói quen của tôi. Đó là cách tôi trốn chạy thực tại, khi bản thân quá bế tắc và không muốn ở lại một môi trường quen thuộc, gợi nhớ những kỷ niệm cũ.

* Nhưng chị hoàn toàn không lường trước sự mạo hiểm của chuyến đi?

- Riêng về chuyến đi này, tôi thừa nhận không tính hết những mạo hiểm, không có kế hoạch, không tìm hiểu về đất nước đó. Tôi cứ nghĩ đằng nào cũng chỉ có hai năm, sẽ nhanh thôi. Thậm chí, tôi không thông báo cho gia đình, không kể về những ngày tháng ở đó cho bất cứ ai. Đến khi cuốn sách này ra đời, mẹ tôi đọc được mới bật khóc vì thương con.

* Thói quen ít chia sẻ khó khăn có phải là lý do chị hạn chế tìm sự giúp đỡ từ Việt Nam khi lâm vào hoạn nạn ở Saudi Arabia?

- Tôi là người mà những gì thuộc về riêng mình tôi sẽ giữ kín. Đến khi tôi chia sẻ thì mọi việc đã giải quyết xong rồi. Món tiền 3.000 USD (gần 70 triệu đồng) lúc đó nằm ngoài khả năng của gia đình tôi. Tôi biết gia đình có muốn cũng không giúp được. Tôi có nhờ chồng cũ nhưng anh chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài mà không chứng minh được nhân thân nên cũng không giúp được.

Vì vậy, tôi quyết định xin ứng lương nhờ một chị người Philippines ở đây nộp giúp. Chị ấy giúp tôi một phần vì tiền, nhưng nếu không có lòng trắc ẩn thì không ai dám mạo hiểm như vậy. Trong cuốn sách, tôi không tái hiện hết được mối nguy hiểm khi sống bên đó. Sau này, tôi mới biết chị ấy bị tố cáo với chủ là đã giúp tôi nên phải quay về Philippines.

Nghiêm Hương:  Đừng chết ở xứ Ả Rập - Ảnh 3.

Sách do Sống và NXB Thế Giới ấn hành - Ảnh: Mi LY

Không phải tố cáo mà là sẻ chia

* Chị so sánh cuộc sống ở Saudi Arabia như "đang trở lại thời nô lệ của Nghìn lẻ một đêm", bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần. Chị lấy đâu ra sức mạnh tinh thần để sống và trở về?

- Người Saudi Arabia không cho phép người ngoại đạo đồng đẳng với mình về văn hóa, tri thức. Sống trong một môi trường như vậy, người giúp việc bị áp chế thì người chủ lại coi đó là lòng trung thành.

Tôi xác định mình phải thích nghi để tồn tại. Tôi nghe theo lời khuyên của một số người giúp việc đi trước để tự bảo vệ mình. Tôi đặt ghi âm điện thoại cả ngày lẫn đêm nên mới ghi được tiếng ông chủ vào bếp định cưỡng hiếp mình.

Nhưng tôi không muốn viết cuốn sách như một lời tố cáo, tôi muốn nó là sự chia sẻ trải nghiệm. Ngay cả quyết định nghe theo công ty môi giới để đến đất nước đó cũng là do chính mình. Tôi không muốn gọi hành vi của công ty đó là lừa đảo nhưng chắc chắn là một sự gian dối.

* Chị muốn nói với những người phụ nữ nghèo từ Việt Nam và các nước khác là họ còn có lựa chọn khác?

- Tôi không muốn áp đặt rằng bất cứ ai đi xuất khẩu lao động ở Saudi Arabia đều sẽ rơi vào hoàn cảnh như tôi. Tôi chỉ muốn họ đọc sách và cân nhắc. Còn nhiều điều kinh khủng hơn rất nhiều nhưng tôi không thể đưa hết vào sách vì chúng nằm ngoài sức tưởng tượng. Tại Việt Nam hiện nay, thông tin về xuất khẩu lao động sang Saudi Arabia vẫn còn rất ít ỏi. Tôi mong cuốn sách đến được tay những người cần đọc, chỉ tiếc là những phụ nữ này lại ít đọc sách.

Tôi chỉ sợ cuốn sách gây hiệu ứng tò mò và hiếu kỳ hơn là quan tâm thực sự.

* Tác động tích cực nhất của trải nghiệm nhớ đời này đối với chị là gì?

- Với tôi bây giờ, mọi áp lực công việc đều không là gì cả. Trước đây khi gặp vấn đề trong công việc, tôi rất dễ chán và bỏ ngang. Nhưng hiện tại, tôi hiểu mọi khó khăn đều có thể vượt qua.

Tủi cực và chết hụt

Chuyện xuất khẩu lao động của Nghiêm Hương bắt đầu vào ngày 5-11-2014 tại thành phố Ha'il ở phía tây bắc Saudi Arabia.

Trong sự ngỡ ngàng của bản thân, chị bị đẩy vào làm giúp việc cho một gia đình sống trong căn biệt thự bề thế nhưng có cách đối xử tàn tệ. Bên cạnh khối lượng công việc nặng nhọc là những quy tắc ràng buộc nặng nề đổ lên đầu người giúp việc, trong đó có việc phải quỳ xuống khi đưa thức ăn cho chủ. Sức chịu đựng của chị lên đến đỉnh điểm khi một lần bị ông chủ tìm cách hãm hiếp. Ý định của chủ không thành nhưng cũng đủ khiến chị hoảng loạn và tuyệt vọng. "Đầu óc tôi bấn loạn, ngay ngày mai tôi sẽ rời khỏi đây và trở về bằng mọi giá, tôi cảm thấy sắp thần kinh tới nơi" - Nghiêm Hương bộc bạch.

Thế nhưng, việc trở về Việt Nam từ nơi đất khách quê người không hề dễ dàng. Sau khi được đổi chủ, chị lại sa chân vào một nơi nguy hiểm khác, bị bà chủ căm ghét, nhốt và bỏ đói suốt hai ngày trong một căn phòng.

Chỉ trong hai tháng đầu ở đất khách, chị qua ba đời chủ và nếm trải vô số khổ ải. Trở về Việt Nam vào tháng 7-2015 sau chuyến đi kinh hoàng ấy, Nghiêm Hương thừa nhận với Tuổi Trẻ rằng chị suy sụp mất 2 năm mới vực dậy được.

Hiện tại, sau khi trở về từ biến cố, Nghiêm Hương đang có cuộc sống hạnh phúc ở Sài Gòn với một công việc tốt.


"Cuốn sách là tự truyện của một người phụ nữ đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út với mong muốn đổi đời với lời hứa hẹn từ trung tâm. Chỉ đến khi đặt chân đến đất nước Ả Rập cô mới nhận ra mình bị lừa, phải làm giúp việc cho những gia đình đông người, bị bóc lột đến mức lao lực. Câu chuyện là một góc khuất về xuất khẩu lao động, cảnh tỉnh mọi người cần cảnh giác và tìm hiểu cặn kẽ khi quyết định đi ra nước ngoài kiếm sống. Trích đoạn: “Không có chuyện làm 8 tiếng/ngày ở đây. Họ vắt kiệt sức lực của tôi và tất cả những người tôi gặp đều làm 16 – 20 tiếng/ngày. Tôi đã lên mạng tìm hiểu về cuộc sống của người lao động tại Ả Rập.

Tuy nhiên tất cả chỉ là lời kêu cứu của những con người thấp cổ bé họng. Không đủ để những người ở nhà thấu hiểu được cuộc sống thật sự ở đây. Bây giờ đối với tôi, Việt Nam là thiên đường. Khi trở về, tôi sẽ ăn một đĩa rau muống xào thật to, tôi sẽ ngủ một giấc thật sâu và tôi tin không có công việc gì ở Việt Nam làm tôi thấy khó, thấy khổ nữa”. “Buổi đêm sau khi xong việc, tôi thường ngồi thu lu trên thành của sân thượng nhìn ra những rặng núi đá tối đen phía xa. Mặc kệ cái lạnh tái tê len lỏi vào người. Mặc kệ những màn cát bay vàng trong đêm dưới ánh đèn đường. Chỉ khi nào mũi miệng toàn cát và run lên cầm cập tôi mới quay vào ổ của mình. Một ngày năm lần tiếng loa cầu nguyện vang vọng, dội lại tai tôi báo thời gian chờ đợi dài thê lương không biết khi nào mới chấm dứt”."

1 cuốn tự truyện chân thực đến nghẹt thở về đời sống lao động Việt tại Ả rập Xê Út. Tác giả cuốn sách chính là nạn nhân cũng là nhân chứng sống kể lại câu chuyện của những phận người nô lệ dưới mác xuất khẩu lao động.

**************
“Bụi phủ dày khắp mọi nơi, ánh sáng mặt trời len qua các tấm kính, lạnh lẽo soi lên các lớp bụi chồng lên nhau qua ngày tháng ở tất cả các phòng, các tầng trong nhà. Có khoảng hơn chục căn phòng bừa bộn và bẩn thỉu y chang nhau. Đồ chơi của lũ nhỏ vung vãi khắp nơi.

Vào căn phòng khách nhỏ cạnh phòng bếp, tôi quẹt tay lên bàn trà, ngón tay tôi đen dày bụi. Một giọt máu nhỏ xuống mặt kính bàn khi tôi cúi xuống. Tôi sờ lên mũi mình, máu bắt đầu nhỏ liên tục rồi ròng ròng chảy xuống áo. Chạy cuống vào bếp, tôi lấy giấy ăn bịt mũi lại, ngồi ngửa mặt lên thở hổn hển.

Tôi bị sốc nhiệt. Trời lạnh khủng khiếp. Chỉ cách đấy chưa đầy 48 giờ tôi vẫn đang ở một nơi nắng ấm tràn đầy. Tôi ước gì ngoài kia là tiếng còi của những dòng xe kẹt bất tận, không phải là sự im lặng nghẹt thở như thế này. Điện thoại không có sim, không mạng, không ai biết tôi ở đâu, đang làm gì. Không muốn bị đạp ngã xuống đất một lần nữa nên tôi cố đứng lên, bắt đầu công việc của mình.

Làm việc có lẽ là cách tốt nhất để tôi không bị hoảng sợ. Các đại lý ở Việt Nam đã vẽ ra viễn cảnh tôi sẽ được trọng dụng như thế nào khi có bằng nấu ăn và biết tiếng Anh. Chui đầu vào rọ cũng không khó lắm khi họ cho xem một loạt hình ảnh đầy thuyết phục về công việc mà tôi sẽ ký kết.

Thực tế là những gì vừa trải qua đã khiến tôi gần như tê liệt vì sợ hãi. Chúng tôi bị bỏ rơi ngay từ khi bước chân lên máy bay. Và giờ đây, dù công việc nhiều như thế nào tôi cũng sẽ chấp nhận, miễn sao đừng có gì nguy hiểm xảy tới”.

- Trích Đừng chết ở Ả Rập Xê Út.

BẢN THẢO "NGƯỜI ĐÀN BÀ BỎ TRỐN VÀ 285 NGÀY Ở Ả RẬP XÊ ÚT" & LỜI TỰ THUẬT CỦA 1 BIÊN TẬP VIÊN.

"Tôi quyết định phải liên hệ mua bằng được bản thảo này ngay sau khi đọc xong chương đầu tiên" - BTV Thùy Chi

Đầu tháng 2 năm nay, tôi tình cờ đọc được trên mạng xã hội câu chuyện của một người phụ nữ Việt Nam đi làm giúp việc tại Ả Rập Xê Út. Câu chuyện làm tôi vô cùng ngạc nhiên, vì ở một đất nước xa hoa và giàu có, tại xứ sở Hồi giáo làm ta liên tưởng đến câu chuyện nghìn lẻ một đêm, nhưng trong thời đại này, lại có những người lao động với thân phận không khác gì n.ô l.ệ k.hổ sai thời trung cổ.

Ngay lập tức, tôi tìm cách liên hệ và cuối tháng 2, tôi nhận được email giới thiệu gửi kèm tập bản thảo có tên: “Người đàn bà bỏ trốn và 285 ngày ở Ả Rập Xê Út”. Không chỉ tôi mà tất cả các biên tập viên (BTV) và nhân viên ở Sống được khuyến khích đọc bản thảo này bởi nó quá đỗi chân thực và hấp dẫn. Một cuộc thảo luận nhỏ đã diễn ra sau đó:

- Chị nghi ngờ bản thảo được chấp bút! Văn phong này người bình thường viết còn không tới huống chi một người làm giúp việc. Thế nhưng cảm xúc trong đây quá chân thực, nếu chấp bút thì người chấp bút phải rất cao tay. – Giám đốc nội dung của Sống đưa ra nhận định.

- Em khá tò mò, một người biết trình độ tiếng Anh và đọc trong đây có thể thấy là một người hiểu biết, tại sao lại phải đi làm giúp việc? – BTV Tuyết Nga thắc mắc.

- Trước đến giờ chỉ mới đọc báo về người xuất khẩu lao động bị bạo hành, đọc xong cuốn này mới thấy những gì báo chí nêu lên chỉ mới lột tả được một phần nhỏ. Không biết số phận chị này bây giờ ra sao? – Giám đốc truyền thông của Sống nhận xét.

Phải nói thêm, đây là một cuốn tự truyện rất đặc biệt, bởi lẽ tác giả lại không phải người chủ động muốn viết ra nó. Vì mỗi khi nhớ lại những ngày tháng ở Ả Rập, hình ảnh người phụ nữ mặc áo choàng đen luôn đứng sau theo dõi vẫn luôn hiện rõ mồn một trong giấc mơ đầy ám ảnh .

Đừng chết ở Ả Rập Xê Út - Tiếng nói từ người trong cuộc

14:00 23/08/2019

pno
Cuốn sách gây sửng sốt vì những sự thật không thể tưởng tượng về cuộc sống của những người đi lao động xuất khẩu ở vương quốc này.

Trốn thoát trở về sau 285 ngày làm nô lệ khổ sai ở Ả rập Xê út, tác giả Nghiêm Hương đã viết cuốn 'Đừng chết ở Ả rập Xê út', như một lời cảnh báo cho những ai đang muốn đi xuất khẩu lao động đến vương quốc này.

Nghiêm Hương (sinh năm 1974 tại Bắc Giang, hiện sống ở TP.HCM) đăng ký tìm việc nấu ăn thông qua công ty môi giới. Tháng 11/2014, chị bay sang Ả rập Xê út theo diện xuất khẩu lao động. Nhưng giấc mộng đổi đời biến mất ngay khi xuống sân bay Riyadh. “Thực tế phũ phàng hơn tất cả những gì tôi tưởng tượng. Không có lời cảnh báo nào về việc bạn sẽ bị cưỡng hiếp. Chẳng có lời nào cho bạn biết bạn sẽ bị biến thành nô lệ. Và không có đường về” - tác giả viết ngay từ trang đầu sách.

Học nấu ăn tại Trường Du lịch Hà Nội, học thiết kế thời trang tại Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, nhưng sang Ả rập Xê út, công việc chị Hương nhận được là giúp việc nhà. Thời gian làm việc 20 tiếng/ngày và sự hà khắc của chủ nhà gần như biến chị thành nô lệ. Ngoài việc bị đối xử tệ, đánh đập tàn nhẫn, chị còn bị ông chủ giở trò, bị bà chủ bắt nhốt trong phòng, bỏ đói suýt chết.

Dung chet o A Rap Xe Ut - Tieng noi tu nguoi trong cuoc
< iframe src="about:blank" marginwidth="0" marginheight="0" frameborder="0" width="100%" height="100%" scrolling="NO" style="box-sizing: border-box; width: 300px; left: 0px; top: 0px; marginTình cảnh ‘Ô-sin’ Việt ở Saudi: bị bóc lột, bỏ đói
25/09/2018
Hoài Hương-VOA
Bà Pham Thi Dao, 46 tuổi, nói bà phải làm việc hơn 18 giờ một ngày mà chỉ được ăn một bữa ăn. [Yen Duong/Al Jazeera -Screenshot]
Bà Pham Thi Dao, 46 tuổi, nói bà phải làm việc hơn 18 giờ một ngày mà chỉ được ăn một bữa ăn. [Yen Duong/Al Jazeera -Screenshot]
Chia sẻ
Xem bình luận

 Print

Một phụ nữ Việt Nam sang Saudi - Ả Rập Xê-út, giúp việc nhà nói bà bị chủ nhân ngược đãi và bóc lột sức lao động. Trang mạng Asia Times trích một bài phóng sự của Al-Jazeera, kết luận rằng rất nhiều ‘ô-sin’ Việt Nam đang bị ngược đãi đằng sau những cánh cửa đóng kín ở vùng Vịnh bên Trung Đông, trong khi không được nhận đồng lương xứng đáng như đã được hứa hẹn.

Trong một cuộc phỏng vấn do đài Al Jazeera thực hiện, bà Phạm Thị Đào cho biết bà phải làm việc từ 5g sáng tới 1g sáng ngày hôm sau. Mỗi ngày chỉ được ăn một bữa cơm duy nhất vào lúc 1g chiều. Tác giả bài báo, Yen Duong, nhà báo kiêm phóng viên nhiếp ảnh, cho hay bà Đào, 46 tuổi, làm ô-sin tại Ả Rập Xê-út trong hơn 7 tháng trước khi trở về Việt Nam vào tháng Tư năm nay.

Phóng sự điều tra của tờ Al Jazeera, cơ quan truyền thông tiếng Ả Rập, mang tựa đề: “Ô-sin Việt ở Ả Rập Xê-út: Lao động quá sức, bị ngược đãi, bị bỏ đói.”

Một số phụ nữ được phỏng vấn nói họ bị buộc phải làm việc ít nhất 18 tiếng một ngày, bị bỏ đói, đánh đập và ngăn cản, không cho về nước.

Một trường hợp khác là trường hợp chị Trịnh Thị Linh, đến từ Hà Nam. Chị Linh cho biết như nhiều người đồng cảnh ngộ chị đã gặp bên Ả Rập Xê-út, hộ chiếu của chị bị tịch thu ngay khi tới Riyadh.

Chị Linh, 30 tuổi, kể lại với Al-Jazeera rằng chị được hứa mức lương 388 USD /tháng, và mới đầu rất mừng bởi vì già đình nghèo, và mức lương tháng đó cao hơn thu nhập của gia đình trong hai vụ mùa.

Chị phải làm việc 18 giờ một ngày, và như bà Đào, mỗi ngày chỉ được ăn một bữa. Khi chị Linh xin đổi chủ, là một quyền của người lao động dựa trên hợp đồng, thì bị nhân viên tại công ty môi giới Việt Nam quát tháo và dọa nạt.

Rốt cuộc chị phải tuyệt thực cho tới khi chủ nhân đồng ý trả chị lại cho công ty môi giới ở Ả Rập Xê-út.

Nhưng thật không may, bà chủ của gia đình thứ nhì còn tệ hơn nhiều.

“Bà chủ giữ vali của tôi, lấy hộ chiếu, không cho tôi dùng điện thoại và không cho tôi nấu ăn lấy. Tôi không có cả băng vệ sinh để dùng, tôi phải rửa chân cho các chủ nhân và đấm bóp họ. Có lúc, bà chủ vất thức ăn còn thừa, thay vì cho tôi ăn.”

Họ sang bên đó với hy vọng có thể được đối xử tốt và đem tiền về nuôi gia đình nhưng thực sự ra là hầu hết những công nhân Việt Nam đi gặp những hoàn cảnh bị ngược đãi và bị bóc lột rất là nhiều.”
Ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Tự do, Sydney, Úc Châu
Ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Liên đoàn Lao Động Việt Tự do có trụ sở tại Úc, là tổ chức giúp lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bị ngược đãi, nói tình cảnh vừa nêu không chỉ xảy ra cho những người giúp việc ở Ả Rập Xê-út.

Ông Hùng nói:

“Trường hợp này xảy ra nhiều nước khác nhau chứ không riêng gì Ả Rập Xê-út. Có nhiều trường hợp ngược đãi là bởi vì những người này là công nhân nghèo ở dưới quê, có người không biết chữ, không rành về các hợp đồng. Hợp đồng mà họ ký không phải là hợp đồng với các chủ nhân, mà là do những người môi giới ở Việt Nam ký. Nhiều người không biết nội dung hợp đồng nói gì. Khi đến nơi thì chủ nhân nói hợp đồng không có giá trị. Vì vậy họ đi là toàn bị lưà gạt. Họ sang bên đó với hy vọng có thể được đối xử tốt và đem nhiều tiền về nuôi gia đình nhưng thực sự ra hầu hết những công nhân Việt Nam đi gặp những hoàn cảnh bị ngược đãi và bị bóc lột rất là nhiều.”

Có lẽ tình cảnh người lao động Việt Nam ở Ả Rập Xê-út còn khó khăn hơn những nước khác vì luật kafala của Ả Rập Xê-út cấm người giúp việc đổi việc và rời Ả Rập Xê-út nếu không được phép của chủ nhân. Đây là một quy định nhằm trói chân các nạn nhân phải tiếp tục làm việc với chủ, dù bị ngược đãi.

Nhiều người lâm vào tình trạng tuyệt vọng tới mức họ thà bị cảnh sát bắt giữ và trục xuất về nước, chứ không còn chịu đựng được cảnh bị bóc lột và ngược đãi như thế.

Tờ Asia Times dẫn lời bà Nguyen Thi May Thuy thuộc Văn Phòng Lao động nước ngoài Việt Nam, nói rằng môi trường làm việc đối với những người giúp việc nhà hạn chế những sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài và vì thế, các nạn nhân bị ngược đãi rất khó có thể thu thập chứng cớ để chứng minh là quả thật, họ đã bị ngược đãi.

Một số hiếm hoi may mắn thoát được kể lại những điều kiện sinh sống tương tự như những nô lệ.

“Chúng tôi không đòi hỏi nhiều. Xin đừng bỏ đói, đừng đánh đập chúng tôi, cơm ngày 3 bữa. Nếu đạt được những điều đó, chúng tôi đã không phải kêu cứu.”
Chị Phạm Thị Đào, lao động Việt bị ngược đãi ở Saudi
Trên trang Facebook riêng, chị Phạm Thị Đào chia sẻ kinh nghiệm cay đắng của mình. Chị nói:

“Tôi biết rằng trong tư cách là những người giúp việc, chúng tôi phải làm quen với những điều kiện làm việc khó khăn. Chúng tôi không đòi hỏi nhiều. Xin đừng bỏ đói, đừng đánh đập chúng tôi, cơm ngày 3 bữa. Nếu đạt được những điều đó, chúng tôi đã không phải kêu cứu.”

Bà Bảo Khánh, Trưởng đài Vietnam Sydney Radio ở Úc, nói người Việt ở khắp nơi phải lên tiếng để giúp đồng hương ở trong nước tránh bị lừa gạt.

“Mọi người cần phải lên tiếng về vấn đề này. Nếu chúng ta không lên tiếng thì người lao động Việt Nam sẽ bị gạt để mà lấy tiền, bị dụ dỗ để đưa đi lao động nhưng thực ra chỉ giúp nhà cầm quyền hoặc các nhóm tham nhũng giàu thêm mà người dân thì khổ thêm.”

Ả Rập Xê-út là một trong những nước nhập khẩu người giúp việc lớn nhất thế giới.

Dựa trên các số liệu của Bộ Lao động Việt Nam thì hiện nay có khoảng 20.000 lao động người Việt ở Ả Rập Xê-út , ước lượng trong số này có 7000 người được mướn làm 'ô-sin', phục vụ các gia đình Ả rập. Hồi năm 2014, Saudi và Việt Nam ký thỏa thuận 5 năm, cho phép thêm nhiều công dân Việt Nam sang lao động tại vương quốc Ả Rập Xê-út.

16x9 Image
Hoài Hương-VOAx; padding: 0px; border-width: initial; border-style: none; height: 169px; position: absolute !important;">< /iframe>
Skip 6 s

Đọc Đừng chết ở Ả rập Xê út, độc giả hẳn sẽ liên tưởng đến tiểu thuyết 12 năm nô lệ của Solomon Northup. Chỉ khác ở khoảng thời gian Nghiêm Hương phải đối mặt với công việc khổ sai: chỉ ba năm. Nếu không, chị phải đền hợp đồng 3.000 USD mới được trở về Việt Nam. Ở vương quốc của những gia đình giàu có hoặc “trưởng giả học làm sang” như Ả rập Xê út, họ xem người giúp việc là hạ đẳng, họ toàn quyền sai khiến, hành hạ đúng kiểu tôi đòi.

Cuốn sách gây sửng sốt vì những sự thật không thể tưởng tượng về cuộc sống của những người đi lao động xuất khẩu ở vương quốc này, không chỉ có người Việt mà có cả người nghèo ở Philippines, Bangladesh…

“Tôi viết Đừng chết ở Ả rập Xê út để giải tỏa nỗi ám ảnh về những phận người nô lệ dưới mác đi xuất khẩu lao động mà chính tôi là một nhân chứng sống. Cuốn sách này dành tặng những chị em đang đứng trước lựa chọn: đi hay không đi bán sức lao động ở xứ người” - tác giả tâm sự.

Là một người viết không chuyên, nhưng Nghiêm Hương ghi lại 285 ngày đau khổ nhất cuộc đời ấy bằng sự quan sát tỉ mỉ và nhiều chi tiết đủ thu hút người đọc. Tác phẩm như một cuốn phim chiếu chậm, với những hình ảnh tả thực về cả sự hào nhoáng của một quốc gia Hồi giáo giàu có lẫn những sự thật trần trụi đến kinh hoàng.

Nghiêm Hương may mắn được trở về Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của một người “nô lệ” nước khác - về bằng một lý do buộc phải tạo ra để lừa gia đình chủ. Không còn cách nào khác để trốn chạy khỏi cuộc sống như địa ngục. Từ một người tự do, tác giả trở thành kẻ phải sống dưới đáy xã hội, đến cả sinh mạng cũng có thể bị người khác định đoạt. Tất cả vì cú lừa của văn phòng môi giới, với những cam kết dành cho người lao động rằng, chỉ cần đi xuất khẩu 2-3 năm, làm “việc nhẹ lương cao”, sẽ đổi đời. 

Hoàng Hạc




Đừng chết ở Ả Rập Xê Út: Hành trình bỏ trốn của người đàn bà sau 285 ngày làm osin ở "thiên đường"

VIÊN VIÊN 

Đây là chuyện của một phụ nữ Việt đi xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út, kể về cuộc hành trình chạy trốn sau 285 ngày tồi tệ nhất cuộc đời.

Cuốn sách gây sửng sốt vì được viết bởi một cây bút nghiệp dư và vốn dĩ, cô không có ý định nhớ lại quãng thời gian kinh hoàng đó để viết thành sách. Nhưng nhận được lời động viên từ người dì – một nhà báo kỳ cựu, đã nhìn nhận rằng đây là câu chuyện cần được chia sẻ như một lời cảnh tỉnh cho những giấc mơ đi xuất khẩu ở xứ người.

Nhờ sự hỗ trợ, khuyến khích đó mà tác giả đã có dũng khí đặt bút kể ra câu chuyện của mình, và cũng là để giải thoát cho chuỗi ký ức đau khổ kia.

Đối với người lao động nghèo, việc lựa chọn đi xuất khẩu lao động hứa hẹn mang đến nguồn thu nhập lớn sau khi họ trở về nước. Nhưng xuất khẩu lao động cũng là một cái bẫy cho những ai nhẹ dạ, tin vào hứa hẹn tươi sáng từ các công ty môi giới.

Đặc biệt, đất nước Hồi giáo như Ả Rập Xê Út thì có phù hợp với người lao động Việt Nam hay không, câu trả lời sẽ được tiết lộ trong cuốn sách “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út” của tác giả Nghiêm Hương.

Người đàn bà và 285 ngày ở Ả Rập Xê Út
Người đàn bà và 285 ngày ở Ả Rập Xê Út

Đó là câu chuyện chân thực đến từng chi tiết về cuộc sống của một nữ lao động Việt làm giúp việc tại Ả Rập Xê Út, qua đó chúng ta sẽ thấy được sự thật trần trụi đằng sau vẻ hào nhoáng, văn minh của một quốc gia vô cùng giàu có ở xứ sở Hồi giáo. 285 ngày – chính xác là quãng thời gian kinh khủng nhất mà Nghiêm Hương phải trải qua, khi phải phục vụ như một nô lệ trong những gia đình bề thế, bị coi thường và không được đối xử như con người.

Cuốn sách phơi bày tất cả mọi bí mật về một cuộc sống nhàn hạ, lương cao mà các công ty môi giới vẽ ra. Thực chất, không hề có sự thoải mái nào trong sinh hoạt, tất cả hành động của người lao động sẽ bị giám sát bởi chủ nhà.

Và theo văn hóa ở Ả Rập, người giúp việc không được nói chuyện với ông chủ, tất cả mọi chuyện trong gia đình đều được phụ trách bởi người phụ nữ và cuộc sống của một người giúp việc chính là phục tùng mọi yêu cầu mà bà chủ đặt ra.

Tuy nhiên, đó chỉ là một góc khuất bắt đầu cho cơn ác mộng. Ở các nước Hồi giáo, ngoại trừ vợ của mình, người đàn ông không được nhìn mặt phụ nữ khác, và họ cũng không được phép ngoại tình. Vậy nên, với thân phận của người giúp việc thấp hèn, mối nguy hiểm bị cưỡng bức và không ai đứng ra bảo vệ đã ập đến với tác giả mỗi lần bà chủ vắng nhà.

Sau những lần đấu tranh, gọi điện về Việt Nam nhờ hỗ trợ, tất cả những gì công ty môi giới giúp đỡ cho người lao động chỉ có thể là “đổi chủ”. Họ không được cam kết an toàn về tính mạng và thể xác, còn tinh thần họ thì suy sụp mỗi lần bị chủ đánh và nhốt trong những căn phòng bỏ trống.

Thực chất, trong môi trường đó, chính người lao động trở thành một món hàng hóa được đem bán với giá rất hời cho những gia đình giàu có. Và không có thực tế nào đau lòng hơn, người lao động phải chấp nhận tất cả những điều đó, dù muốn hay không.

Nhưng mỗi lần đổi chủ giống như thêm một lần đặt cược bản thân mình trên bàn cờ số phận vậy. Đúng là tác giả may mắn được một gia đình tử tế tiếp nhận, nhưng phút giây ấy quá ngắn ngủi vì họ không có đủ khả năng thanh toán cho công ty môi giới. Người lao động không được chọn lựa chủ mình sẽ phục vụ, vì quyền đó nằm trong tay những gã môi giới hợm hĩnh.

Đừng chết ở Ả Rập Xê Út của tác giả Nghiêm Hương.
Đừng chết ở Ả Rập Xê Út của tác giả Nghiêm Hương.

Qua những dòng chữ trong “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”, Nghiêm Hương lột trần sự thật tàn khốc trong những bữa tiệc xa hoa, một bên là những con người áo quần lộng lẫy, sung sướng đắm chìm tận hưởng hoan lạc, một bên là những người giúp việc túi bụi trong việc bày biện, dọn dẹp, nấu ăn, rửa bát, giặt ủi…

Có những ngày phải lao động đến 20 giờ, chuẩn bị bữa ăn cho những bữa tiệc không hồi kết, ngâm tay mình trong những chậu rửa bát đầy thuốc tẩy đến khi bàn tay không thể co gấp vì hóa chất. Mà chỉ cần một giây không vừa mắt bà chủ, họ có thể nhận ngay một cái bạt tai, thậm chí, có thể bị hắt nguyên một lọ tiêu vào mặt như chính tác giả đã từng chịu đựng. Thậm chí, một cô bé chỉ chừng 14, 15 tuổi trong lúc làm việc đã bất cẩn, cũng không được lượng thứ, mà phải gánh chịu những đòn roi đến tóe máu.

Và khi đi đến giới hạn cùng cực thì cũng là sự xuất hiện của đấu tranh, tìm cách bỏ trốn khỏi địa ngục trần gian ấy là cách duy nhất. Tác giả may mắn được một người một người giúp việc khác có thâm niên hơn trong gia đình chủ giúp đỡ, khi bày cách nói dối để thuyết phục ông chủ.

Tuy nhiên, đó lại là mảng màu u tối trong tâm hồn cô, khi cô phải nói dối về cái chết của mẹ mình. Vốn dĩ lựa chọn đi xuất khẩu lao động là của cô, lựa chọn chấp nhận làm nô lệ trong suốt một thời gian dài là của cô; nhưng đến cuối cùng, cô phải “tạo ra cái chết” cho chính mẹ của mình để đổi lấy cơ hội trốn chạy khỏi hiện thực tàn khốc. Khiến cô hối hận và cay đắng với chính những quyết định của mình.

Thông qua cuốn sách “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”, Nghiêm Hương nói đến cái giá phải trả quá đắt cho một lần trưởng thành. Quyết định bồng bột đã đẩy cô đến cuộc sống dưới đáy của xã hội, để rồi cuối cùng phải ngụy tạo những lời giả dối trái với tâm hồn.

Lừa dối một người tốt bụng, khiêm nhường mà cô yêu quý để đổi lấy sự tự do cho mình. Hy vọng qua câu chuyện này, những người lao động nghèo có thể cảm nhận được thông điệp: “Hãy cân nhắc trước khi trả giá” trước khi đặt bút ký vào một hợp đồng mang mác “xuất khẩu lao động”.

Tác giả cuốn sách cuốn sách “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út” của tác giả Nghiêm Hương, do thương hiệu sách Sống phát hành. Nghiêm Hương, đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út tháng 11/2014, trốn thoát tháng 7 năm 2015. Hiện đang sinh sống tại Sài Gòn, làm việc tại Trường Ngoại Ngữ tiếng Mỹ giao tiếp CAE. 


Đừng chết ở Ả Rập Xê Út - Tiếng nói từ người trong cuộc

14:00 23/08/2019

pno
Cuốn sách gây sửng sốt vì những sự thật không thể tưởng tượng về cuộc sống của những người đi lao động xuất khẩu ở vương quốc này.

Trốn thoát trở về sau 285 ngày làm nô lệ khổ sai ở Ả rập Xê út, tác giả Nghiêm Hương đã viết cuốn 'Đừng chết ở Ả rập Xê út', như một lời cảnh báo cho những ai đang muốn đi xuất khẩu lao động đến vương quốc này.

Nghiêm Hương (sinh năm 1974 tại Bắc Giang, hiện sống ở TP.HCM) đăng ký tìm việc nấu ăn thông qua công ty môi giới. Tháng 11/2014, chị bay sang Ả rập Xê út theo diện xuất khẩu lao động. Nhưng giấc mộng đổi đời biến mất ngay khi xuống sân bay Riyadh. “Thực tế phũ phàng hơn tất cả những gì tôi tưởng tượng. Không có lời cảnh báo nào về việc bạn sẽ bị cưỡng hiếp. Chẳng có lời nào cho bạn biết bạn sẽ bị biến thành nô lệ. Và không có đường về” - tác giả viết ngay từ trang đầu sách.

Học nấu ăn tại Trường Du lịch Hà Nội, học thiết kế thời trang tại Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, nhưng sang Ả rập Xê út, công việc chị Hương nhận được là giúp việc nhà. Thời gian làm việc 20 tiếng/ngày và sự hà khắc của chủ nhà gần như biến chị thành nô lệ. Ngoài việc bị đối xử tệ, đánh đập tàn nhẫn, chị còn bị ông chủ giở trò, bị bà chủ bắt nhốt trong phòng, bỏ đói suýt chết.

Dung chet o A Rap Xe Ut - Tieng noi tu nguoi trong cuoc

Đọc Đừng chết ở Ả rập Xê út, độc giả hẳn sẽ liên tưởng đến tiểu thuyết 12 năm nô lệ của Solomon Northup. Chỉ khác ở khoảng thời gian Nghiêm Hương phải đối mặt với công việc khổ sai: chỉ ba năm. Nếu không, chị phải đền hợp đồng 3.000 USD mới được trở về Việt Nam. Ở vương quốc của những gia đình giàu có hoặc “trưởng giả học làm sang” như Ả rập Xê út, họ xem người giúp việc là hạ đẳng, họ toàn quyền sai khiến, hành hạ đúng kiểu tôi đòi.

Cuốn sách gây sửng sốt vì những sự thật không thể tưởng tượng về cuộc sống của những người đi lao động xuất khẩu ở vương quốc này, không chỉ có người Việt mà có cả người nghèo ở Philippines, Bangladesh…

“Tôi viết Đừng chết ở Ả rập Xê út để giải tỏa nỗi ám ảnh về những phận người nô lệ dưới mác đi xuất khẩu lao động mà chính tôi là một nhân chứng sống. Cuốn sách này dành tặng những chị em đang đứng trước lựa chọn: đi hay không đi bán sức lao động ở xứ người” - tác giả tâm sự.

Là một người viết không chuyên, nhưng Nghiêm Hương ghi lại 285 ngày đau khổ nhất cuộc đời ấy bằng sự quan sát tỉ mỉ và nhiều chi tiết đủ thu hút người đọc. Tác phẩm như một cuốn phim chiếu chậm, với những hình ảnh tả thực về cả sự hào nhoáng của một quốc gia Hồi giáo giàu có lẫn những sự thật trần trụi đến kinh hoàng.

Nghiêm Hương may mắn được trở về Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của một người “nô lệ” nước khác - về bằng một lý do buộc phải tạo ra để lừa gia đình chủ. Không còn cách nào khác để trốn chạy khỏi cuộc sống như địa ngục. Từ một người tự do, tác giả trở thành kẻ phải sống dưới đáy xã hội, đến cả sinh mạng cũng có thể bị người khác định đoạt. Tất cả vì cú lừa của văn phòng môi giới, với những cam kết dành cho người lao động rằng, chỉ cần đi xuất khẩu 2-3 năm, làm “việc nhẹ lương cao”, sẽ đổi đời. 

Hoàng Hạc


Sốc với sự thật được phơi bày trong cuốn "Đừng chết ở Ả Rập Xê Út"

(HanoiTV) - “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út” là cuốn sách gây “sốt” của tác giả Nghiêm Hương vừa ra mắt độc giả. Đây là cuốn tự truyện của một phụ nữ Việt Nam đi xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út, kể về cuộc hành trình chạy trốn sau 285 ngày tồi tệ nhất cuộc đời.

Cuốn sách gây sửng sốt vì được viết bởi một cây bút nghiệp dư và vốn dĩ, cô không có ý định nhớ lại quãng thời gian kinh hoàng đó để viết thành sách. Nhưng nhận được lời động viên từ người dì – một nhà báo kỳ cựu, đã nhìn nhận rằng đây là câu chuyện cần được chia sẻ như một lời cảnh tỉnh cho những giấc mơ đi xuất khẩu ở xứ người. Nhờ sự hỗ trợ, khuyến khích đó mà Nghiêm Hương đã có dũng khí đặt bút kể ra câu chuyện của mình, và cũng là để giải thoát cho chuỗi ký ức đau khổ kia.

Đó là câu chuyện chân thực đến từng chi tiết về cuộc sống của một nữ lao động Việt làm giúp việc tại Ả Rập Xê Út, qua đó chúng ta sẽ thấy được sự thật trần trụi đằng sau vẻ hào nhoáng, văn minh của một quốc gia vô cùng giàu có ở xứ sở Hồi giáo. 285 ngày – chính xác là quãng thời gian kinh khủng nhất mà tác giả Nghiêm Hương phải trải qua, khi phải phục vụ như một nô lệ trong những gia đình bề thế, bị coi thường và không được đối xử như con người.

Bìa cuốn sách "Đừng chết ở Ả Rập Xê Út"

Cuốn sách phơi bày tất cả mọi bí mật về một cuộc sống nhàn hạ, lương cao mà các công ty môi giới vẽ ra. Thực chất, không hề có sự thoải mái nào trong sinh hoạt, tất cả hành động của người lao động sẽ bị giám sát bởi bà chủ trong nhà. Và theo văn hóa ở Ả Rập, người giúp việc không được nói chuyện với ông chủ, tất cả mọi chuyện trong gia đình đều được phụ trách bởi người phụ nữ và cuộc sống của một người giúp việc chính là phục tùng mọi yêu cầu mà bà chủ đặt ra.

Tuy nhiên, đó chỉ là một góc khuất bắt đầu cho cơn ác mộng. Ở các nước Hồi giáo, ngoại trừ vợ của mình, người đàn ông không được nhìn mặt phụ nữ, và họ cũng không được phép ngoại tình. Vậy nên, với thân phận của người giúp việc thấp hèn, mối nguy hiểm bị cưỡng bức và không ai đứng ra bảo vệ đã ập đến với tác giả mỗi lần bà chủ vắng nhà.

Sau những lần đấu tranh, gọi điện về Việt Nam nhờ hỗ trợ, tất cả những gì công ty môi giới giúp đỡ cho người lao động chỉ có thể là “đổi chủ”. Họ không được cam kết an toàn về tính mạng và thể xác, còn tinh thần họ thì suy sụp mỗi lần bị chủ đánh và nhốt trong những căn phòng bỏ trống. Thực chất, trong môi trường đó, chính người lao động trở thành một món hàng hóa được đem bán với giá rất hời cho những gia đình giàu có. Và không có thực tế nào đau lòng hơn, người lao động phải chấp nhận tất cả những điều đó, dù muốn hay không.

Nhưng mỗi lần đổi chủ giống như thêm một lần đặt cược bản thân mình trên bàn cờ số phận vậy. Đúng là tác giả may mắn được một gia đình tử tế tiếp nhận, nhưng phút giây ấy quá ngắn ngủi vì họ không có đủ khả năng thanh toán cho công ty môi giới. Người lao động không được chọn lựa chủ mình sẽ phục vụ, vì quyền đó nằm trong tay những gã môi giới hợm hĩnh.

Qua những dòng chữ trong “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”, Nghiêm Hương lột trần sự thật tàn khốc trong những bữa tiệc xa hoa, một bên là những con người áo quần lộng lẫy, sung sướng đắm chìm tận hưởng hoan lạc, một bên là những người giúp việc túi bụi trong việc bày biện, dọn dẹp, nấu ăn, rửa bát, giặt ủi… Có những ngày phải lao động đến hai mươi giờ, chuẩn bị bữa ăn cho những bữa tiệc không hồi kết, ngâm tay mình trong những chậu rửa bán đầy thuốc tẩy đến khi bàn tay không thể co gấp vì hóa chất. Mà chỉ cần một giây không vừa mắt bà chủ, họ có thể nhận ngay một cái bạt tai, thậm chí, có thể bị hắt nguyên một lọ tiêu vào mặt như chính tác giả đã từng chịu đựng. Thậm chí, một cô bé chỉ chừng mười bốn, mười lăm tuổi trong lúc làm việc đã bất cẩn, cũng không được lượng thứ, mà phải gánh chịu những đòn roi đến tóe máu.

Và khi đi đến giới hạn cùng cực thì cũng là sự xuất hiện của đấu tranh, tìm cách bỏ trốn khỏi địa ngục trần gian ấy là cách duy nhất. Tác giả may mắn được một người một người giúp việc khác có thâm niên hơn trong gia đình chủ giúp đỡ, khi bày cách nói dối để thuyết phục ông chủ. Tuy nhiên, đó lại là mảng màu u tối trong tâm hồn cô, khi cô phải nói dối về cái chết của mẹ mình. Vốn dĩ lựa chọn đi xuất khẩu lao động là của cô, lựa chọn chấp nhận làm nô lệ trong suốt một thời gian dài là của cô; nhưng đến cuối cùng, cô phải “tạo ra cái chết” cho chính mẹ của mình để đổi lấy cơ hội trốn chạy khỏi hiện thực tàn khốc. Khiến cô hối hận và cay đắng với chính những quyết định của mình.

Thông qua cuốn sách “Đừng chết ở Ả Rập Xê Út”, Nghiêm Hương nói đến cái giá phải trả quá đắt cho một lần trưởng thành. Quyết định bồng bột đã đẩy cô đến cuộc sống dưới đáy của xã hội, để rồi cuối cùng phải ngụy tạo những lời giả dối trái với tâm hồn. Lừa dối một người tốt bụng, khiêm nhường mà cô yêu quý để đổi lấy sự tự do cho mình. Hy vọng qua câu chuyện này, những người lao động nghèo có thể cảm nhận được thông điệp: “Hãy cân nhắc trước khi trả giá” trước khi đặt bút ký vào một hợp đồng mang mác “xuất khẩu lao động”. Ngọc Hương

Nỗi khốn nạn ngươì phụ nữ VN thời đai HCM XHCN!

Hành trình chạy trốn của một phụ nữ Việt đi xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út

SGGPO  
Đừng chết ở Ả Rập Xê Út (Sống và NXB Thế Giới) là cuốn tự truyện của tác giả Nghiêm Hương, một phụ nữ Việt Nam đi xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út, kể về cuộc hành trình chạy trốn sau 285 ngày tồi tệ nhất cuộc đời.

Đối với người lao động nghèo, việc lựa chọn đi xuất khẩu lao động hứa hẹn mang đến nguồn thu nhập lớn sau khi họ trở về nước. Nhưng xuất khẩu lao động cũng là một cái bẫy cho những ai nhẹ dạ, tin vào hứa hẹn tươi sáng từ các công ty môi giới. 

Tác giả Nghiêm Hương là một cây bút nghiệp dư, chị đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út tháng 11-2014 và trốn thoát vào tháng 7-2015. (Hiện chị đang sinh sống tại TPHCM, làm việc tại Trường Ngoại ngữ tiếng Mỹ giao tiếp CAE).

Cuốn sách là câu chuyện chân thực đến từng chi tiết về cuộc sống của chị trong thời gian làm giúp việc tại Ả Rập Xê Út, qua đó độc giả sẽ thấy được sự thật trần trụi đằng sau vẻ hào nhoáng, văn minh của một quốc gia giàu có ở xứ sở Hồi giáo.

285 ngày - chính xác là quãng thời gian kinh khủng nhất mà Nghiêm Hương phải trải qua, khi phải phục vụ như một nô lệ trong những gia đình bề thế, bị coi thường và không được đối xử như con người.

Hành trình chạy trốn của một phụ nữ Việt đi xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út  ảnh 1"Đừng chết ở Ả Rập Xê Út" là lời cảnh tỉnh đến những người lao động nghèo trước khi đặt bút ký vào hợp đồng mang mác "xuất khẩu lao động"

Cuốn sách phơi bày những bí mật về một cuộc sống nhàn hạ, lương cao mà các công ty môi giới vẽ ra. Thực chất, không hề có sự thoải mái nào trong sinh hoạt, tất cả hành động của người lao động sẽ bị giám sát bởi bà chủ trong nhà. Và theo văn hóa ở Ả Rập, người giúp việc không được nói chuyện với ông chủ, tất cả mọi chuyện trong gia đình đều được phụ trách bởi người phụ nữ và cuộc sống của một người giúp việc chính là phục tùng mọi yêu cầu mà bà chủ đặt ra.

Tuy nhiên, đó chỉ là một góc khuất bắt đầu cho cơn ác mộng. Với thân phận của người giúp việc thấp hèn, mối nguy hiểm bị cưỡng bức và không ai đứng ra bảo vệ đã ập đến với tác giả mỗi lần bà chủ vắng nhà.

Sau những lần đấu tranh, gọi điện về Việt Nam nhờ hỗ trợ, tất cả những gì công ty môi giới "giúp đỡ" người lao động chỉ có thể là “đổi chủ”. Họ không được cam kết an toàn về thể xác, còn tinh thần họ thì suy sụp mỗi lần bị chủ đánh và nhốt trong những căn phòng bỏ trống.

Thực chất, trong môi trường đó, chính người lao động trở thành một món hàng hóa được đem bán với giá rất hời cho những gia đình giàu có. Và không có thực tế nào đau lòng hơn, người lao động phải chấp nhận tất cả những điều đó, dù muốn hay không.

Nhưng mỗi lần đổi chủ giống như thêm một lần đặt cược bản thân mình trên bàn cờ số phận vậy. Tác giả đã may mắn khi được một gia đình tử tế tiếp nhận, nhưng phút giây ấy quá ngắn ngủi vì họ không có đủ khả năng thanh toán cho công ty môi giới. Người lao động không được chọn lựa chủ mình sẽ phục vụ, vì quyền đó nằm trong tay những gã môi giới hợm hĩnh.

Hành trình chạy trốn của một phụ nữ Việt đi xuất khẩu lao động Ả Rập Xê Út  ảnh 2Những trang viết của "Đừng chết ở Ả Rập Xê Út" đầy sinh động khi được viết bởi chính người trong cuộc

Qua những dòng chữ trong Đừng chết ở Ả Rập Xê Út, Nghiêm Hương lột trần sự thật tàn khốc trong những bữa tiệc xa hoa, một bên là những con người áo quần lộng lẫy, sung sướng đắm chìm tận hưởng hoan lạc, một bên là những người giúp việc túi bụi trong việc bày biện, dọn dẹp, nấu ăn, rửa bát, giặt ủi…

Có những ngày phải lao động đến 20 giờ, chuẩn bị bữa ăn cho những bữa tiệc không hồi kết, ngâm tay mình trong những chậu rửa đầy thuốc tẩy đến khi bàn tay không thể co gấp vì hóa chất. Mà chỉ cần một giây không vừa mắt bà chủ, họ có thể nhận ngay một cái bạt tai, thậm chí, có thể bị hắt nguyên một lọ tiêu vào mặt như chính tác giả từng chịu đựng. Thậm chí, một cô bé chỉ chừng 14, 15 tuổi trong lúc làm việc đã bất cẩn, cũng không được lượng thứ, mà phải gánh chịu những đòn roi đến tóe máu...

Thông qua cuốn sách Đừng chết ở Ả Rập Xê Út, Nghiêm Hương nói đến cái giá phải trả quá đắt cho một lần trưởng thành. Quyết định bồng bột đã đẩy cô đến cuộc sống dưới đáy của xã hội, để rồi cuối cùng phải ngụy tạo những lời giả dối trái với lương tâm. Lừa dối một người tốt bụng, khiêm nhường mà cô yêu quý để đổi lấy sự tự do cho mình.

Thông qua câu chuyện của mình, tác giả Nghiêm Hương nhắn gửi: “Hy vọng qua câu chuyện này, những người lao động nghèo có thể cảm nhận được thông điệp: “Hãy cân nhắc trước khi trả giá” khi đặt bút ký vào một hợp đồng mang mác “xuất khẩu lao động”. QUỲNH YÊN

Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út- Chuyến Phiêu Lưu Cực Nhọc 285 Ngày Ở Vương Quốc Nghìn Lẻ Một Đêm.

 Phạm Thanh Dung       
Cuốn sách này dành tặng những chị em đang đứng trước sự lựa chọn: Đi hay không đi bán sức lao động ở xứ người?

Cuốn sách "Đừng chết ở Ả Rập Xê Út" phơi bày mọi bí mật ẩn sau những lời hứa hẹn về cuộc sống nhàn hạ, lương cao mà các công ty môi giới đặt ra. Vì đa số người lao động đều sẽ gật đầu sau buổi tư vấn, để rồi họ bàng hoàng nhận ra sự thật chỉ là những giờ lao động cực khổ, áp lực, thậm chí bị chà đạp nhân phẩm - đặc biệt là với lao động nữ.

Tại một quốc gia Hồi giáo như Ả Rập Xê Út, vấn đề hòa nhập văn hóa còn là một trong những yếu tố làm xáo trộn thói quen vốn dĩ quá khác biệt với văn hóa Việt Nam, nếu chưa nói đến khái niệm khắt khe về mọi mặt trong cuộc sống về cách cư xử, hành động và cả trong sinh hoạt hằng ngày.

Và còn nhiều tình tiết về những bí mật kinh hoàng đang chờ bạn khám phá trong cuốn sách "Đừng chết ở Ả Rập Xê Út" của tác giả Nghiêm Hương.

Chia sẻ của tác giả: "Một chuyến đi xuất phát từ sự thiếu suy nghĩ và thói ảo tưởng phù phiếm đã cho tôi những trải nghiệm suýt phải đánh đổi bằng cả mạng sống. Và dù không mong muốn, nhưng tôi đã có một câu chuyện “đáng giá” để kể lại cho các bạn. Tôi tin nó không phải là tình huống phổ biến xảy ra với đại đa số những người đã và đang làm nghề giúp việc ở xứ sở nơi mà tôi đã từng làm, hoặc ở bất kỳ quốc gia nào mà bạn đang có ý định đặt chân tới.

Khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của cuốn sách, tôi chỉ đơn giản muốn ăn mừng sự sống đã quay trở lại và chia sẻ câu chuyện của mình với góc nhìn cá nhân. Tôi hy vọng nó không xung đột với góc nhìn của bạn hay bất kỳ ai khác trong tình huống tương tự."

Tất cả hứa hẹn mang đến cho bạn một câu chuyện kịch tính về chuỗi hành trình tìm cách chạy trốn của một nữ lao động Việt. Một cuốn sách dành tặng những chị em đang đứng trước sự lựa chọn: Đi hay không đi bán sức lao động ở xứ người?

Đừng chết ở Ả Rập Xê Út - Tiếng nói từ người trong cuộc, nạn nhân nô lệ tình dục thời đại HCM XHCN  quang vinh

14:00 23/08/2019

pno
Cuốn sách gây sửng sốt vì những sự thật không thể tưởng tượng về cuộc sống của những người đi lao động xuất khẩu ở vương quốc này.

Trốn thoát trở về sau 285 ngày làm nô lệ khổ sai ở Ả rập Xê út, tác giả Nghiêm Hương đã viết cuốn 'Đừng chết ở Ả rập Xê út', như một lời cảnh báo cho những ai đang muốn đi xuất khẩu lao động đến vương quốc này.

Nghiêm Hương (sinh năm 1974 tại Bắc Giang, hiện sống ở TP.HCM) đăng ký tìm việc nấu ăn thông qua công ty môi giới. Tháng 11/2014, chị bay sang Ả rập Xê út theo diện xuất khẩu lao động. Nhưng giấc mộng đổi đời biến mất ngay khi xuống sân bay Riyadh. “Thực tế phũ phàng hơn tất cả những gì tôi tưởng tượng. Không có lời cảnh báo nào về việc bạn sẽ bị cưỡng hiếp. Chẳng có lời nào cho bạn biết bạn sẽ bị biến thành nô lệ. Và không có đường về” - tác giả viết ngay từ trang đầu sách.

Học nấu ăn tại Trường Du lịch Hà Nội, học thiết kế thời trang tại Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, nhưng sang Ả rập Xê út, công việc chị Hương nhận được là giúp việc nhà. Thời gian làm việc 20 tiếng/ngày và sự hà khắc của chủ nhà gần như biến chị thành nô lệ. Ngoài việc bị đối xử tệ, đánh đập tàn nhẫn, chị còn bị ông chủ giở trò, bị bà chủ bắt nhốt trong phòng, bỏ đói suýt chết.

Dung chet o A Rap Xe Ut - Tieng noi tu nguoi trong cuoc

Đọc Đừng chết ở Ả rập Xê út, độc giả hẳn sẽ liên tưởng đến tiểu thuyết 12 năm nô lệ của Solomon Northup. Chỉ khác ở khoảng thời gian Nghiêm Hương phải đối mặt với công việc khổ sai: chỉ ba năm. Nếu không, chị phải đền hợp đồng 3.000 USD mới được trở về Việt Nam. Ở vương quốc của những gia đình giàu có hoặc “trưởng giả học làm sang” như Ả rập Xê út, họ xem người giúp việc là hạ đẳng, họ toàn quyền sai khiến, hành hạ đúng kiểu tôi đòi.

Cuốn sách gây sửng sốt vì những sự thật không thể tưởng tượng về cuộc sống của những người đi lao động xuất khẩu ở vương quốc này, không chỉ có người Việt mà có cả người nghèo ở Philippines, Bangladesh…

“Tôi viết Đừng chết ở Ả rập Xê út để giải tỏa nỗi ám ảnh về những phận người nô lệ dưới mác đi xuất khẩu lao động mà chính tôi là một nhân chứng sống. Cuốn sách này dành tặng những chị em đang đứng trước lựa chọn: đi hay không đi bán sức lao động ở xứ người” - tác giả tâm sự.

Là một người viết không chuyên, nhưng Nghiêm Hương ghi lại 285 ngày đau khổ nhất cuộc đời ấy bằng sự quan sát tỉ mỉ và nhiều chi tiết đủ thu hút người đọc. Tác phẩm như một cuốn phim chiếu chậm, với những hình ảnh tả thực về cả sự hào nhoáng của một quốc gia Hồi giáo giàu có lẫn những sự thật trần trụi đến kinh hoàng.

Nghiêm Hương may mắn được trở về Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của một người “nô lệ” nước khác - về bằng một lý do buộc phải tạo ra để lừa gia đình chủ. Không còn cách nào khác để trốn chạy khỏi cuộc sống như địa ngục. Từ một người tự do, tác giả trở thành kẻ phải sống dưới đáy xã hội, đến cả sinh mạng cũng có thể bị người khác định đoạt. Tất cả vì cú lừa của văn phòng môi giới, với những cam kết dành cho người lao động rằng, chỉ cần đi xuất khẩu 2-3 năm, làm “việc nhẹ lương cao”, sẽ đổi đời. Hoàng Hạc

Con đường đưa tôi vào trại tỵ nạn

Đến ngày 8/12/2017, tôi được đưa đến làm cho nhà chủ thứ ba ở thành phố Tabuk. Đến chủ thứ ba này, tâm trạng của tôi rất lo lắng. Tôi lo sợ rằng các nhà chủ Ả Rập nay có thể tốt với tôi, nhưng mai họ trở mặt như trở bàn tay. Và nếu tôi bị trả về văn phòng môi giới ở Riyadh, tôi sẽ lại bị Thằng Lùn đánh còn đau hơn lần trước.

Lo lắng của tôi quả là không sai. Một hôm bà chủ nhà sai tôi lên phòng tìm bình sữa của con bà để rửa. Vì tôi chưa từng vào phòng ông bà chủ, loay hoay một lúc tôi mới tìm thấy bình sữa.

Tôi cầm cái chai xuống bếp, không nhìn thấy bà chủ đang đứng ở sau cửa. Bất ngờ, bà đẩy tôi thật mạnh từ phía sau khiến tôi ngã chúi xuống, tý nữa thì dúi xuống nền nhà. Vừa ngạc nhiên, vừa giận dữ, tôi không kìm được cơn nóng giận. Tôi chỉ tay mắng lại bà (bằng tiếng Việt) và suýt nữa thì lao vào đánh bà.

Sau trận đó, bà chủ đối xử với tôi tốt hơn và quan tâm đến tôi nhiều hơn, nhưng nói thật là đến lúc này, tôi chán chường và tuyệt vọng, chẳng còn tư tưởng muốn làm việc nữa.

Tôi chỉ muốn thoát khỏi văn phòng môi giới Ả Rập với Thằng Lùn khốn nạn, thoát khỏi đất nước Ả Rập đầy cạm bẫy và trở về Việt Nam.

Dao's journey in Saudi Arabia

Sau hơn một tháng làm việc, tôi quyết định xin nghỉ việc ở nhà chủ thứ ba để tìm đường về Việt Nam.

Tới khoảng 5 giờ chiều ngày 19/1/2018, tôi được đưa lên xe để trả về văn phòng môi giới Riyadh.

Đi tới 3 giờ sáng hôm sau, xe dừng ở bến xe thành phố Hail chừng 30 phút để lấy thêm hàng. Lúc đó, tôi nảy ra ý định gọi điện cho chị M của văn phòng đại diện của Công ty Thăng Long ở Riyadh để cầu cứu. Chị M nói tôi đừng đi đâu mà nên ngồi trong nhà chờ ở bến xe cho đến khi trời sáng, rồi lên taxi bảo họ gọi điện cho chị. Chị M sẽ chỉ đường cho họ đưa tôi đến văn phòng đại diện.

Tới 6 giờ sáng, tôi lên taxi và nhờ anh tài xế gọi cho chị M. Từ đó tới 7 giờ 30, sau mấy chục cuộc gọi và nhắn tin, chị M vẫn không trả lời. Sau một hồi đi lòng vòng, taxi lại đưa tôi trở về bến xe.

Bến xe báo cảnh sát, và cảnh sát bắt tôi đưa vào một trại tỵ nạn ở Hail, cách thủ đô Riyadh gần 700 km.

Thăm người Thượng từ VN bị bắt ở Thái Lan

Người Thượng ở Campuchia 'cầu cứu, không muốn về VN'

Chị Đào bị 5 người đàn ông Ả Rập bạo hành
Image caption'Thấy tôi không hợp tác, họ cầm một ống nước cao su màu xanh dài khoảng 80 cm và đánh tôi tím hết một nửa người'.

Cơn ác mộng trong trại tỵ nạn

Khoảng 8 giờ tối ngày 20/1, tôi tới trại tỵ nạn ở Hail. Chừng 9 giờ tối, có năm người đàn ông Ả Rập xuất hiện và gọi tôi vào nhà vệ sinh.

Họ bảo tôi cởi hết đồ ra. Chẳng có lý do gì tôi phải cởi đồ cả, và tôi không chấp nhận cởi.

Thấy tôi không hợp tác, họ cầm một ống nước cao su màu xanh dài khoảng 80 cm và đánh tôi tím hết một nửa người.

Đánh xong, họ còn dùng giày da dẫm lên 10 đầu ngón chân tôi. Trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ - họ có thể đánh chết tôi nhưng dứt khoát tôi sẽ không cởi đồ.

Cuối cùng sau một hồi, họ cũng dừng lại và đưa tôi về một phòng trong trại tỵ nạn.

Tôi đang nằm bê bệt trong phòng thì có một chị người Ma Rốc bước vào. Tôi được biết chị cũng đang chờ để về nước. Thấy tôi bị đánh đau, chị nhờ những người nấu ăn ở trại, những người hay đi ra ngoài mua đồ ăn, mua cho tôi hai hộp sữa tươi. Ngày hôm sau chị được về nước nhưng tôi luôn biết ơn chị vì đã chăm sóc cho tôi lúc hoạn nạn.

Ả rập Saudi bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe

Ả Rập Saudi điều tra video phụ nữ mặc váy ngắn

Những hoàng tử bị mất tích

Bản đồ chị Đào vẽBản quyền hình ảnhPHAM THI ANH DAO
Image captionBản đồ chị Đào vẽ khi ở văn phòng môi giới Riyadh chờ về Việt Nam.
Quang cảnh thành phố Hail về đêm chụp từ trên cao.Bản quyền hình ảnhHASSAN AMMAR/GETTY IMAGES
Image captionQuang cảnh thành phố Hail về đêm chụp từ trên cao.

Chẳng khác nào ở tù trước khi về VN

Tới ngày 22/1, cảnh sát tới trại tới đón tôi và thả tôi về bến xe ở Riyadh. Tôi bơ vơ một mình, tiếng Ả Rập thì chưa nói được mấy. Tôi vội tìm một chiếc taxi và nói họ đưa tôi đến sứ quán Việt Nam.

Chờ tới giờ sứ quán mở cửa, tôi vào làm việc với người phụ trách phòng lao động. Vừa nói được vài câu, tôi đã thấy thằng lái xe của Thằng Lùn xuất hiện để đón tôi về văn phòng môi giới Riyadh. Vừa nói vừa ra hiệu, tôi bảo thằng tài xế này "ông chủ mày đã đánh tao rồi, tao không muốn về văn phòng môi giới nữa đâu."

Gã này không nói gì, chỉ nhìn tôi và cười. Gã kiên trì chờ tôi suốt từ sáng tới trưa. Rồi phiên dịch H.T gọi đễn dỗ dành: "Chị ơi chị cứ về văn phòng môi giới đi, em sẽ nói với ông chủ em không đánh chị nữa."

Nhiều người khác cũng gọi đến thuyết phục tôi, trong đó có cả chủ của Công ty Môi giới Bảo Sơn từ Việt Nam, công ty mà đến lúc đó tôi ngã ngửa ra rằng tôi đã được chuyển giao.

Cuối cùng tôi đành đồng ý quay trở về văn phòng môi giới Riyadh, nơi có Thằng Lùn và Thằng Cao (cũng là chủ văn phòng) hung bạo, để chờ ngày được về nước.

'Nhóm chúng tôi có 11 người. Họ khóa cửa phòng 24/24 không cho đi đâu hết.'
Image caption'Nhóm chúng tôi có 11 người. Họ khóa cửa phòng 24/24 không cho đi đâu hết.'

Thời gian ở đó chẳng khác nào ở tù. Nhóm chị em Việt chúng tôi có khoảng 11 người tất cả, người thì chờ đổi chủ, người thì chờ về Việt Nam.

Họ khóa cửa phòng chúng tôi gần như 24/24, không cho chúng tôi đi đâu hết. Mỗi ngày, họ chỉ cho chúng tôi có hai bát gạo, một quả cà chua và một củ hành tây để tự nấu ăn.

Có lần, ba ngày trời họ chẳng mang cho chúng tôi một chút gạo nào. Mấy chị em đói quá, nằm dài la liệt trong phòng.

Nếu có ai ốm đau thì họ bảo là giả vờ và không cho thuốc men.

Mỗi khi Thằng Lùn hay Thằng Cao vào phòng chúng tôi, ai cũng run. Chúng tôi ngồi im như tượng vì sợ chúng nó sẽ đánh một ai đó.

Trong thời gian này, tôi được gọi điện về cho gia đình. Tôi xin họ giúp đỡ nộp tiền bồi thường và tiền vé máy bay để tôi được về nước.

Tới ngày 8/4/2018, tôi được báo ngay hôm sau tôi sẽ bay. Vậy là cuối cùng tôi cũng được thoát khỏi đất nước ma quái này, tôi mừng không tả xiết.

Giờ đây nghĩ lại, tôi vô cùng ân hận vì đã bất chấp lời gàn của bạn bè, gia đình, đã ăn phải bùa mê thuốc lú của gã môi giới mà đi sang Ả Rập lao động.

Mấy tháng sau khi về nước, hồn vía tôi vẫn như bay bổng trên mây xanh. Tôi vẫn bị ám ảnh bởi những chuỗi ngày kinh hãi ở đó.

Khi ra đi, tôi từng hy vọng sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá để nuôi con. Khi về nước, tôi tay trắng và chỉ có những vết thương và nỗi ám ảnh làm hành trang.

Presentational grey line

Biện pháp nào bảo vệ người lao động?

Minh Thư, BBC Tiếng Việt viết:

Tình trạng phụ nữ nước ngoài làm nghề giúp việc nhà ở Ả Rập Saudi bị bạo hành và ngược đãi được ghi nhận là rất phổ biến không những chỉ riêng với người Việt Nam. Bị cám dỗ bởi một công việc không đòi hỏi trình độ cao và có mức lương tương đối tốt, hàng trăm ngàn phụ nữ châu Á từ Philippines, Ấn độ, Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia, v.v. đã và đang tiếp tục đổ sang Vương quốc Hồi giáo có văn hóa và khí hậu hà khắc này.

Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung, trong một phiên chất vấn trước Quốc hội hồi tháng 6/2018, cho biết hiện có hơn 9000 người Việt Nam làm nghề giúp việc nhà tại Ả Rập Saudi. Ông cho biết Bộ LĐ-TB-XH sẽ khuyến khích các doanh nghiệp môi giới xuất khẩu lao động mở thêm văn phòng tại nước này để 'hỗ trợ lao động Việt'.

"Để giúp đỡ các trường hợp rủi ro tại Saudi Arabia thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức xây dựng mô hình nhà tạm lánh cho công dân Việt Nam để chính quyền tác động hỗ trợ kịp thời", Bộ trưởng Dung được báo chí trong nước dẫn lời.

Ông cũng nói Bộ LĐ-TB-XH sẽ xử lý nghiêm minh 'bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị nào trục lợi chính sách, cò mồi, thu tăng lệ phí, vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật'.

Năm 2015, chính phủ Indonesia đã chính thức cấm lao động nước này sang làm giúp việc ở 21 quốc gia Trung Đông, trong đó có Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ quyền người lao động cho rằng biện pháp này chỉ mở đường cho các công ty môi giới đưa người lao động đi 'chui', khiến họ còn chịu nhiều rủi ro hơn.

Những tiếng kêu cứu, những câu chuyện thương tâm về những người phụ nữ châu Á, trong đó có người Việt, như câu chuyện của chị Đào đã được truyền thông đăng tải rộng rãi trong nhiều năm qua và hẳn là đã đến tai giới chức.

Nhưng liệu những biện pháp mà các chính phủ đưa ra để bảo vệ người lao động có đủ mạnh để thực sự cải thiện an toàn và điều kiện làm việc của họ ở những môi trường làm việc hà khắc như Ả Rập Saudi?

Presentational grey line

*Tên một số nhân vật đã được thay đổi. Đây là phần hai trong bài chuyên mục hai phần về chủ đề này. Quý vị đọc phần một của bài viết tại đây.

Đừng chết ở Ả Rập Xê Út - Tiếng nói từ người trong cuộc

14:00 23/08/2019

pno
Cuốn sách gây sửng sốt vì những sự thật không thể tưởng tượng về cuộc sống của những người đi lao động xuất khẩu ở vương quốc này.

Trốn thoát trở về sau 285 ngày làm nô lệ khổ sai ở Ả rập Xê út, tác giả Nghiêm Hương đã viết cuốn 'Đừng chết ở Ả rập Xê út', như một lời cảnh báo cho những ai đang muốn đi xuất khẩu lao động đến vương quốc này.

Nghiêm Hương (sinh năm 1974 tại Bắc Giang, hiện sống ở TP.HCM) đăng ký tìm việc nấu ăn thông qua công ty môi giới. Tháng 11/2014, chị bay sang Ả rập Xê út theo diện xuất khẩu lao động. Nhưng giấc mộng đổi đời biến mất ngay khi xuống sân bay Riyadh. “Thực tế phũ phàng hơn tất cả những gì tôi tưởng tượng. Không có lời cảnh báo nào về việc bạn sẽ bị cưỡng hiếp. Chẳng có lời nào cho bạn biết bạn sẽ bị biến thành nô lệ. Và không có đường về” - tác giả viết ngay từ trang đầu sách.

Học nấu ăn tại Trường Du lịch Hà Nội, học thiết kế thời trang tại Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, nhưng sang Ả rập Xê út, công việc chị Hương nhận được là giúp việc nhà. Thời gian làm việc 20 tiếng/ngày và sự hà khắc của chủ nhà gần như biến chị thành nô lệ. Ngoài việc bị đối xử tệ, đánh đập tàn nhẫn, chị còn bị ông chủ giở trò, bị bà chủ bắt nhốt trong phòng, bỏ đói suýt chết.

Dung chet o A Rap Xe Ut - Tieng noi tu nguoi trong cuoc

Đọc Đừng chết ở Ả rập Xê út, độc giả hẳn sẽ liên tưởng đến tiểu thuyết 12 năm nô lệ của Solomon Northup. Chỉ khác ở khoảng thời gian Nghiêm Hương phải đối mặt với công việc khổ sai: chỉ ba năm. Nếu không, chị phải đền hợp đồng 3.000 USD mới được trở về Việt Nam. Ở vương quốc của những gia đình giàu có hoặc “trưởng giả học làm sang” như Ả rập Xê út, họ xem người giúp việc là hạ đẳng, họ toàn quyền sai khiến, hành hạ đúng kiểu tôi đòi.

Cuốn sách gây sửng sốt vì những sự thật không thể tưởng tượng về cuộc sống của những người đi lao động xuất khẩu ở vương quốc này, không chỉ có người Việt mà có cả người nghèo ở Philippines, Bangladesh…

“Tôi viết Đừng chết ở Ả rập Xê út để giải tỏa nỗi ám ảnh về những phận người nô lệ dưới mác đi xuất khẩu lao động mà chính tôi là một nhân chứng sống. Cuốn sách này dành tặng những chị em đang đứng trước lựa chọn: đi hay không đi bán sức lao động ở xứ người” - tác giả tâm sự.

Là một người viết không chuyên, nhưng Nghiêm Hương ghi lại 285 ngày đau khổ nhất cuộc đời ấy bằng sự quan sát tỉ mỉ và nhiều chi tiết đủ thu hút người đọc. Tác phẩm như một cuốn phim chiếu chậm, với những hình ảnh tả thực về cả sự hào nhoáng của một quốc gia Hồi giáo giàu có lẫn những sự thật trần trụi đến kinh hoàng.

Nghiêm Hương may mắn được trở về Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của một người “nô lệ” nước khác - về bằng một lý do buộc phải tạo ra để lừa gia đình chủ. Không còn cách nào khác để trốn chạy khỏi cuộc sống như địa ngục. Từ một người tự do, tác giả trở thành kẻ phải sống dưới đáy xã hội, đến cả sinh mạng cũng có thể bị người khác định đoạt. Tất cả vì cú lừa của văn phòng môi giới, với những cam kết dành cho người lao động rằng, chỉ cần đi xuất khẩu 2-3 năm, làm “việc nhẹ lương cao”, sẽ đổi đời.  Hoàng Hạc

Sách về cô gái Việt lao động ở Arab Saudi

Trốn thoát sau hơn chín tháng đi xuất khẩu lao động, tác giả Nghiêm Hương viết cuốn "Đừng chết ở Ả Rập Xê Út".

Tác giả Nghiêm Hương sinh năm 1974 tại Bắc Giang. Cô đi xuất khẩu lao động tại Arab Saudi (phiên âm tiếng Việt là Ả Rập Xê Út) tháng 11/2014, trốn thoát tháng 7/2015. Hiện cô sinh sống và làm việc tại TP HCM. Tác giả cho biết ở phần mở đầu sách: "Tôi viết để giải tỏa nỗi ám ảnh về những phận người nô lệ dưới mác đi xuất khẩu lao động mà chính tôi là nạn nhân kiêm nhân chứng sống". 

Học nấu ăn tại Trường Du lịch Hà Nội và thiết kế thời trang tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, nhưng sau khi ly hôn, tác giả rơi vào khủng hoảng, muốn trốn chạy thực tại. Khi đọc mẩu quảng cáo xuất khẩu lao động không cần tiền cọc, cô gọi đến công ty môi giới, đăng ký đi xuất khẩu tại Ả Rập Xê Út. Nhưng giấc mộng đổi đời biến mất ngay khi cô xuống sân bay Riyadh. "Thực tế phũ phàng hơn những gì tôi tưởng tượng. Không có lời cảnh báo nào về việc bạn sẽ bị cưỡng hiếp. Chẳng có lời nào cho bạn biết bạn sẽ bị biến thành nô lệ. Và không có đường về", Nghiêm Hương viết.

Bìa sách Đừng chết ở Ả Rập Xê Út

Bìa sách Đừng chết ở Ả Rập Xê Út

Tác giả phải làm việc khoảng 16-20 tiếng một ngày dưới giá rét âm độ của mùa đông xứ Ả Rập. Sự hà khắc của nữ chủ nhà, sự khác biệt vê ngôn ngữ, văn hóa, luật lệ khiến cô không thể thích nghi. Cô sẽ không được ăn và ngủ nếu chưa làm xong việc, thậm chí: "Họ biết tôi bệnh. Nhưng không có sự khoan nhượng". Tất cả hành động của người lao động sẽ bị chủ nhà giám sát. Theo văn hóa ở Ả Rập, người giúp việc không được nói chuyện với ông chủ. Mọi việc trong gia đình kể cả cuộc sống của người giúp việc chính là phục tùng mọi yêu cầu mà bà chủ đặt ra. Sau hơn chín tháng, cô qua ba đời chủ và không một nơi nào yên ổn.

Tại nhà chủ đầu tiên, Nghiêm Hương đối mặt mối nguy bị cưỡng bức và không ai đứng ra bảo vệ mỗi lần bà chủ vắng nhà. "Ông ta không để tôi kịp đề phòng, từ phía sau ông ta ôm chặt ngang người tôi, tay còn lại thọc thẳng vào ngực tôi từ phía trên cổ áo rồi cứ vậy ông ta ép "của quý" của mình vào mông tôi và dồn tôi vào sát tường", trích chương Đại chiến với ông chủ dâm ô.

Tại nhà chủ thứ hai, tác giả không còn sợ nỗi lo bị cưỡng bức nhưng phải chịu sự hành hạ về thể xác. Cô bị bạt tai mỗi khi làm không vừa ý hay cãi lại bà chủ. cô kể: "Không nói không rằng, bà ta táng mạnh vào đầu tôi làm tôi loạng choạng ngã vào bồn rửa. Quá đau, mắt tôi hoa lên". Những lần bà chủ tụ tập bạn bè, "bà ta tát tôi đến chóng mặt vì không giữ bọn trẻ cho tốt để bà ta xấu hổ trước mặt mọi người", tác giả viết trong chương Đói rét, tủi cực và... chết hụt.

Hương tiếp tục bị bạo hành trong lần đổi chủ thứ ba với mức độ nặng hơn. Có lần cô bị hất cả lọ tiêu xay vào mặt khi làm sai ý mama (bà chủ). "Tôi chưa từng thấy gia đình nào mà người giúp việc đông tới mức như vậy. Nhưng họ không phải người giúp việc, không phải nô lệ mà chỉ là những con vật câm lặng làm theo tiếng huýt gió của mama", tác giả nhớ lại.

Trong những bữa tiệc xa hoa tại nhà chủ, tác giả thấy một bên là những con người áo quần lộng lẫy, nhàn hạ tận hưởng niềm vui, một bên là những người giúp việc như cô túi bụi trong việc bày biện, dọn dẹp, nấu ăn, rửa bát, giặt ủi... "Chúng tôi phục vụ hết bữa trà sáng thì chuyển sang bữa trưa lúc chín giờ tối. Họ ăn uống, chuyện trò đến gần nửa đêm thì đi nghỉ một lát. Ba giờ sáng họ dậy và chúng tôi lại tất tả bê bữa ăn cuối cho họ để họ kịp ăn trước khi mặt trời mọc. Rửa ráy, dọn dẹp xong xuôi là hơn sáu giờ sáng, cả đám rũ rượi kéo lên nằm vạ vật để chín rưỡi lại phải có mặt để tiếp tục ngày tiếp theo. Được một tuần, tôi không thể chịu đựng nổi khối lượng người phải phục vụ và công việc mà mình cáng đáng" (trích trang 80).

Khi mọi chuyện vượt quá sức chịu đựng, Nghiêm Hương tìm mọi cách tự giải thoát. Cô kể may mắn được một người giúp việc khác có thâm niên hơn trong gia đình chủ giúp đỡ, bày cách trốn. Tuy nhiên, quãng thời gian trôi dạt qua các nhà chủ đã để lại mảng màu u tối trong tâm hồn cô, bởi để tự cứu mình, cô ngụy tạo những lời nói dối về cái chết của mẹ mình, lừa dối những người tốt hiếm hoi cô gặp được ở xứ người, ngụy tạo vụ tự tử để đổi lấy tự do.

Hồi đầu tháng 2, Nghiêm Hương gửi bản thảo mang tên Người đàn bà bỏ trốn và 285 ngày ở Ả Rập Xê Út cho công ty sách Sống. Sách sau đó được in với tên Đừng chết ở Ả Rập Xê Út. Tác giả hy vọng gửi gắm thông điệp: "Hãy cân nhắc trước khi trả giá, trước khi đặt bút ký vào một hợp đồng mang mác xuất khẩu lao động". Thùy Linh

Jun 15, 2017 - Uploaded by VTV24
Cạm Bẫy Việc Làm Tại -Rập Qua Lời Kể Của Nạn Nhân - Tin Tức VTV24 Kí ức kinh hoàng về cạm bẫy việc làm tại -rập qua ..


Oct 14, 2018
Nhà báo Khashoggi sống  nước ngoài trong hơn một năm qua sau khi nhiều lần lên tiếng chỉ trích các chính sách của Ả Rập ...

Apr 25, 2017 - Uploaded by KÊNH VTC14
Ngày 23/3 vừa qua, 1 nữ lao động xuất khẩu sang thị trường Ả rập đã may mắn trở về Việt Nam dù vây quanh chị là hãi hùng, ám ảnh.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 702 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 541 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 490 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 183 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 146 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 85 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 85 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 69 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 29 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 15 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.