Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24842539

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 19.04.2024 22:26
Quá khiếp sợ TQ đến nỗi phó thủ tướng Phạm Bình MInh không dám nhắc tên Trung Quốc tại LHQ!
28.09.2019 23:12

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tránh né gọi tên Trung Quốc xâm lấn trước Liên Hiệp Quốc

< A >
Mẹ Nấm (Danlambao) - Báo Việt Nam đưa tin "Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đưa vấn đề Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc". Nội dung bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) tại New York (Hoa Kỳ) không hề có yếu tố "Trung Quốc" - chủ thể gây hấn, quấy rối tại vùng biển Tư Chính của Việt Nam trong suốt 3 tháng qua. Sự việc này một lần nữa chứng minh chủ trương giữ gìn đại cục, thúc đẩy quan hệ mừng kỷ niệm 70 năm Quốc khách Trung Cộng là có thật.

Bài phát biểu dài khoảng 15 phút của ông Phạm Bình Minh có đoạn:

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, vốn được xem là "Hiến pháp đối với các đại dương".

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng Việt Nam cũng đề cập đến luật pháp quốc tế trong bài phát biểu của mình:

"Luật quốc tế là nền tảng quan hệ công bằng giữa các quốc gia. Hành động của chúng ta phải tuân theo luật quốc tế. Việt Nam tin rằng việc tuân thủ luật quốc tế là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn xung đột, và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa bình theo hiến chương LHQ và luật quốc tế bao gồm cả đàm phán, tham vấn, và qua cơ chế tòa.”

Không có Bãi Tư Chính, không có yếu tố Trung Quốc. Với thế giới tất cả như một màn kịch mờ nhạt mà ở đó Việt Nam tố cáo một kẻ gây rối không hề có tên trên bản đồ thế giới.

Đây chính là thái độ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Hẳn người quan sát cũng đã thấy rõ việc tránh chỉ ra cụ thể các xung đột căng thẳng tại Bãi Tư Chính, né hẳn việc chỉ mặt Trung Quốc trước thế giới trong bối cảnh Trung Cộng hiện đã bị Hoa Kỳ và gần 30 nước khác tố cáo tại kỳ họp lần này.

Việt Nam - một quốc gia đang bị xâm lấn, đang gặp rắc rối trong việc bảo vệ quyền khai thác dầu khí của mình trên vùng biển chủ quyền, nhưng lãnh đạo Ba Đình lại chọn thái độ hàng hai, né tránh gọi tên kẻ gây hấn trước sự chứng kiến của thế giới thì ai sẽ bảo vệ chủ quyền cho đất nước này khi lựa chọn của lãnh đạo là như vậy?

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được khá nhiều người kỳ vọng trong ngày 28/9 tại Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra rất rõ lựa chọn của CS Việt Nam là sẽ không bao giờ làm phật lòng Trung Quốc đặc biệt ngay trước lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 

Song song với hành động này, hai ngày trước đó tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã công khai ước muốn tiếp tục "thúc đẩy quan hệ" với Bắc Kinh tại lễ chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh do đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba, tổ chức.

Bắt tay, nâng ly chúc mừng kẻ gây rối, né tránh gọi tên quân xâm lược là lựa chọn đối nội và đối ngoại trong quan hệ với Bắc Kinh của Ba Đình.

Người dân Việt Nam có còn muốn "để đảng và nhà nước lo" nữa hay không?

29.09.2019


Giặc Tàu cộng đến thì Việt cộng lại câm nín?

< A >
Đồ Hiếm (Danlambao) - Thông tin mới nhất về giặc Tàu cộng vào nhà, không phải do “thế lực thù địch” đồn đoán, mà do chính Trung Cộng ngang nhiên thông báo với một cách đầy thách thức! Báo mạng South China Morning Post vào ngày 25/09/2019 dẫn nguồn từ truyền thông Nhà nước Trung Quốc, cũng như theo tài khoản mạng xã hội Trường An Kiếm của Ủy ban Chính Pháp Trung ương TQ vừa thông báo cho cả thế giới biết: Giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 982 (Haiyang Shiyou 982) của Trung Quốc đã xúc tiến hoạt động tại Biển Đông kể từ ngày thứ bảy 21/09/2019! (*).

Được biết, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 là giàn khoan dầu lớn nhất và hiện đại nhất của Tàu cộng hiện nay và độ sâu nhất mà giàn có thể khoan là 5.000 mét. 

Đây là lần thứ ba kể từ 2014, các tàu thăm dò, tàu cẩu và giàn khoan của Tàu cộng ngang ngược ra ra vào vào lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh ngày càng tăng cường các hoạt động thăm dò đầu khí, chỉ vì đang lâm vào tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng trong bối cảnh các cơ sở dầu hỏa của Ả Rập Saudi vừa bị tấn công, mà vương quốc này là nguồn cung cấp dầu thô thứ hai cho TC. 

Giặc cướp lừng lững vào nước nhà từ cả 3 tháng nay, thế mà phía CSVN chỉ biết đưa đại diện Bộ Ngoại giao Lê thị Thu Hằng ca đi ca lại cái điệp khúc cũ rích “Yêu cầu TQ chấm dứt mọi hoạt động trên Biển Đông” rồi phủi tay, coi như công cuộc bảo vệ lãnh thổ như thế là đủ! 

Chưa hết, Thu Hằng đăng đàn hôm trước thì hôm sau, 18/09/2019 Cảnh Sảng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao TC đã “úp mở lẫn răn đe” đáp lời liền: “Kể từ tháng 5 năm nay, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính (Wan'an Tan) của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đây cũng là hành vi vi phạm các thỏa thuận song phương, bao gồm Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến biển giữa Trung Quốc và Việt Nam”. 

Đặc biệt, Tàu cộng lần này tốn kém đưa cả giàn khoan khổng lồ HD 982 này vào Biển Đông với một mục đích duy nhất là “khai thác dầu khí” trong vùng thuộc lãnh hải VN, mà trước đó (qua Cảnh Sảng) Tàu cộng đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền. Nhưng trái lại Việt cộng lại im lặng một cách đồng thuận! Đây là hành động “cướp giữa ban ngày”, chớ không còn và không phải là hành động thách thức luật pháp quốc tế trong vùng tranh chấp, hoặc là hành động “nắn gân” bọn Việt cộng hèn nhục nữa rồi! Nếu để cho Tàu cộng tiếp tục vào khai thác trong vùng đặc quyền của VN, có nghĩa là Tàu cộng lại tiếp tục quá trình bành trướng chiếm toàn bộ Biển Đông, theo đúng bài bản “vô trung sinh hữu” (ngang ngược ăn cướp và đặt sự việc đã rồi): Khởi đi từ Công Hàm bán nước Pham Văn Đồng (1958), đánh chiếm Hoàng Sa (1974) của VNCH, thâu tóm Gạt Ma (1988) và nay vùng Bãi Tư Chính, rồi phần còn lại của Trường Sa... với sự im lặng (và hoàn toàn) đồng thuận của đảng CS Việt gian bán nước! 

Các “thỏa thuận song phương” mà Cảnh Sảng nhắc đến có phải là quyết tâm “bán nước, đoạt chức” trong 15 văn kiện, mà tên phản quốc Nguyễn Phú Trọng đã ký kết hợp tác toàn diện giữa Việt cộng và Tàu cộng hồi năm 2017? Hay là quyết tâm “dâng nước, cứu đảng” của tên tội đồ Nguyên Văn Linh trong Mật ước Thành Đô năm 1990? 

Khốn nạn nhất là bọn chóp bu tam trụ: Trọng-Phúc-Ngân, đến nay không có tên nào dám lên tiếng chỉ ngay mặt giặc cướp Phương Bắc, mà cả ba chỉ giỏi trốn chui trốn nhũi “ngậm miệng ăn tiền”. Đến ngày 1/10 Quốc khánh Tàu cộng, rồi bọn tam trụ bán nước cũng sẽ bắt buộc phải mở miệng hay gửi điện mừng đến vua Tập với lời lẽ nịnh nọt đốn mạt như mọi năm và chắc chắn sẽ không dám hó hé một lời nào về chủ quyền, về biển đảo VN đang bị lấn chiếm! 

Trong lịch sử dân tộc với ngoại trừ thời đại Hồ Bả Chó, chưa bao giờ khi giặc phương Bắc vào nhà, mà vua quan hay chính quyền lại hèn và nhục như thế: Chóp bu Đảng CS câm nín, Quân đội (tự nhận) Nhân dân trốn biệt, riêng chỉ có một lũ côn an cùng côn đồ cờ đỏ, cộng với bộ máy Tư Pháp rừng rú hung hăng ra mặt anh hùng, nhưng không phải anh hùng đối đầu với giặc, mà để thị uy đàn áp, truy bắt và cầm tù những người dân yêu nước xuống đường biểu tình chống Tàu cộng. Côn an nói riêng và Đảng CS Việt gian nói chung, chúng đánh dân ác hơn là kẻ thù! 

Sao cứ giặc Tàu cộng vào nhà, thì “Đảng CS quang vinh” lại vắng nhà? 

Câu trả lời quá rõ: “Đảng ta” đã bán nước cho giặc từ lâu rồi! 

27.09.2019

Chú thích

(*) Beijing deploys new deepwater drilling rig in South China Sea 



Chiêu thức "đến-đi-đến công khai" để ăn cướp chủ quyền của Bắc Kinh

< A >
CTV Danlambao - Bằng đội tàu "khảo sát", Bắc Kinh đã gửi thông điệp chúng đang thực hiện những hoạt động khai thác trên vùng biển "của mình". Để "bình thường hoá" hình ảnh làm chủ khu vực Bãi Tư Chính, giặc Tàu sử dụng chiến thuật "đến-đi-đến" tự do như trong ao nhà riêng. Và để chứng minh rằng đây là nhà của ta, Bắc Kinh cố tình không giấu diếm - không có gì phải giấu khi đây là chủ quyền của ta - bằng cách cố tình phát tín hiệu AIS (hệ thống nhận dạng tự động) mỗi khi có mặt tại khu vực Bãi Tư Chính.

Kể từ đầu tháng 7 đến nay tàu thăm dò Hải Dương 8 của Tàu cộng, được hộ tống bởi các tàu hải cảnh, đã tuần hành, khảo sát khu vực Bãi Tư Chính và phá rối khu vực khai thác dầu khí của Việt Nam tại Lô 06-01. Tất cả đã được tiến hành trong mưu đồ dựng nên hình ảnh có mặt thường xuyên, chính thức và xây dựng bằng chứng đối với thế giới và nhất là đối với dân Tàu trong nước - đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc. 

Sự có mặt thường xuyên, cộng với việc đi vào đi ra khu vực theo ý muốn bất cứ lúc nào và xoay vòng xảy ra trong một thời gian dài một cách công khai, không giấu diêm đã tạo nền tảng cho lý luận "trên thực tế Bắc Kinh đang kiểm soát khu vực biển đảo của mình"

Có thể nói là Tàu cộng đã đặt được mục tiêu cho mưu đồ của mình và thành công một cách quá dễ dàng. 

Lý do: Bắc Kinh được sự "hỗ trợ" tích cực của những "vừa là đồng chí vừa là anh em" tại Ba Đình qua thái độ im lặng của các lãnh đạo CSVN đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Những tuyên bố yếu ớt của người phát ngôn Bộ Ngoại giao CSVN lại càng giúp cho Bắc Kinh đạt được vị thế muốn có: đây đúng là chủ quyền của Trung Quốc và vì vậy Việt Nam đã không thể mạnh miệng, cương quyết chống trả dù chỉ bằng lời. 

Một bên là Tàu cộng Bắc Kinh muốn đến lúc nào thì đến, đi lúc nào thì đi, lúc nào cũng phát tín hiệu công khai xác nhận sự hiện diện, có mặt trong một thời gian dài, người phát ngôn của họ thẳng thừng tuyên bố chủ quyền. 

Một bên là Việt cộng Hà Nội với tam trụ triều đình im lặng từ trên xuống dưới, người phát ngôn BNG thì tuyên bố dè chừng, lạng lách. Kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế cũng không dám. Huy động toàn thể nhân dân Việt Nam và quân đội bảo vệ chủ quyền cũng không làm. Ngược lại, mọi "ý đồ" bày tỏ lòng yêu nước của người dân đã bị Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước hăm he. 

Chỉ có hai nguyên nhân để giải thích "nghịch lý" này: Hoặc là Ba Đình đã quá sợ quan thầy phương Bắc hoặc là đã đồng lòng tiếp tay với Bắc Kinh để từng bước, trên thực tế, giúp Bắc Kinh sở hữu chủ Bãi Tư Chính. 

Những ai đang cổ xuý chuyện "hãy để cho đảng và nhà nước lo" có khác gì đang kêu gọi toàn dân hãy yên tâm để cho đảng và nhà nước chúng nó giao đất nước của mình cho giặc!? 

28.09.2019 


Dân mạng bất mãn vì Phạm Bình Minh ‘không dám nhắc tên Trung Cộng’ tại Liên Hiệp Quốc

Ông Phạm Bình Minh, Bộ Trưởng Ngoại Giao kiêm Phó Thủ Tướng CSVN. (Hình chụp qua màn hình)

NEW YORK, Mỹ (NV) – Hôm 29 Tháng Chín, nhiều blogger bày tỏ sự bất mãn xen lẫn thất vọng đối với bài diễn văn của ông Phạm Bình Minh, Bộ Trưởng Ngoại Giao kiêm Phó Thủ Tướng CSVN tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc.

Vào đêm hôm trước, cộng đồng mạng đã chờ xem video phát trực tiếp bài phát biểu bằng tiếng Anh của ông Minh trên kênh YouTube của Liên Hợp Quốc. Hầu hết đều ngạc nhiên khi ông Minh kết thúc phần đăng đàn mà không nhắc gì chữ “Trung Cộng” hay “bãi Tư Chính”.

Nhà văn, nhà báo tự do Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe ở Hà Nội bình luận trên trang cá nhân: “Trong hơn 15 phút nói chuyện trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ông Phạm Bình Minh nhắc tới luật quốc tế sáu lần, Biển Đông ba lần, một lần Indo-Pacific, một lần vùng đặc quyền kinh tế. Không nhắc tới Tàu một lần nào. Ông có nói tới một ‘incident’ (sự cố). Tôi nghĩ những người ngồi dưới chẳng hiểu sự cố gì.”

Cùng thời điểm, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, từng công tác tại báo Thanh Niên, bình luận trên trang cá nhân về phát ngôn “chung chung”, không rõ “quốc gia có liên quan” của ông Minh: “Đã xác định được thủ phạm xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông: Lào! Hãy tự kiềm chế nghe Lào!”

Trong bối cảnh Trung Cộng vẫn đang có những hành động uy hiếp bãi Tư Chính, việc ông Minh cũng như các lãnh đạo chủ chốt của đảng CSVN không dám nhắc tên Trung Cộng hay đề cập đến vụ căng thẳng tại bãi Tư Chính là điều dễ hiểu và dễ tiên liệu. Vì đây có thể là sự định hướng và nhất quán về phát ngôn chung chung khi ám chỉ Trung Cộng của đảng CSVN.

Gần đây nhất, một người đồng cấp với ông Minh, Phó Thủ Tướng CSVN Vương Đình Huệ được các báo nhà nước trích lời khi dự lễ kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc tại Hà Nội: “Đảng, Nhà Nước [CSVN] và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai đảng, hai nước trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng Trung Quốc thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.”

Trước đó, một phó thủ tướng khác, ông Vũ Đức Đam được trang tiếng Việt của Đài Phát Thanh Quốc Tế Trung Quốc dẫn lời hôm 21 Tháng Chín: “Việt Nam nguyện cùng Trung Quốc sâu sắc tin cậy lẫn nhau về chính trị, củng cố tình hữu nghị giữa hai nước, và dốc sức thúc đẩy phát triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc.”

Trong một diễn biến khác, cộng đồng mạng đang dấy lên lời kêu gọi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN phải có “phản ứng thích hợp” khi được mời tới dự khán buổi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc tại Bắc Kinh. Vì hình ảnh được rò rỉ từ buổi tổng duyệt sự kiện này cho thấy có màn những người tham gia đồng diễn xếp hình Trung Quốc và đường lưỡi bò ở Biển Đông. (T.K.)

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng 70 năm Quốc khánh Trung Quốc đã lấn chiếm biển đảo lãnh thổ VN

Trong điện mừng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta chúc mừng những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong 70 năm qua, đặc biệt sau hơn 40 năm cải cách mở cửa.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1-10-1949 - 1-10-2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lật Chiến Thư.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng 70 năm Quốc khánh Trung Quốc 1Ảnh minh họa.

Trong điện mừng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta chúc mừng những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong 70 năm qua, đặc biệt sau hơn 40 năm cải cách mở cửa.

Chúc nhân dân Trung Quốc tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cải cách mở cửa, sớm xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp, đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Nhấn mạnh truyền thống hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước là tài sản quý báu của cả hai dân tộc cần phải được trân trọng và gìn giữ, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của quan hệ hai nước trong nhiều năm qua và thời gian tới.

Điện mừng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đối với công cuộc đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Hết sức coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, mong muốn cùng Trung Quốc tiếp tục củng cố truyền thống láng giềng hữu nghị, làm sâu sắc các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng lợi ích căn bản, lâu dài của hai nước và nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới, cùng hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc vào năm 2020.

Nhân dịp này, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc Phạm Bình Minh đã gửi điện mừng tới Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam Vương Nghị.

TQ Xây Cao Tốc Biên Giới, Bệ Phi Đạn, Chuẩn Bị Đánh VN
 

Trung Quốc chuẩn bị đưa binh lực tràn qua biên giới để tấn công Việt Nam một lần nữa.

Đó là nhận định của nhà phân tích chiến lược David Archibald trong bài viết nhan đề “Advice for Our Vietnamese Friends o­n China” (Lời Khuyên Gửi Các Bạn Việt Nam Của Tôi về TQ) đăng trên tạp chí American Thinker ngày 27/9/2019. Sáu đây là bản dịch các đoạn văn quan trọng về cuộc chiến sắp tới TQ đang chuẩn bị tấn công VN.
 

Bây giờ hãy nhìn từ quan điểm TQ. Trong tận cùng, TQ muốn thống trị thế giới. Trở ngại lớn nhất là Hoa Kỳ. Trong thời gian gần, TQ muốn chiếm hai chuỗi quần đảo phía đông chạy tới phía đông TQ: [chuỗi đảo] phía trong từ Okinawa chạy tới Philippines và phía ngoài chạy dài tới Guam. TQ muốn làm chủ mọi thứ trong Biển Đông và có khả năng cấm tất cả Hải quân các nước không cho đi ngang qua đó. Đó là mục tiêu ngắn hạn. Để tới mục tiêu đó, TQ đã xây một căn cứ trưc thăng trên đảo Nanji Islands, vùng thuộc TQ kiểm soát gần nhất tới đảo Senkaku Islands, nơi Nhật kiểm soát. Căn cứ này sẽ tái tiếp nhiên liệu cho trực thăng trên đường tấn công Senkakus.
 

Để xâm chiếm Việt Nam, TQ đã xây một căn cứ lớn, cách 10 kilomet tới biên giới VN, ở tọa độ 24° 24’ N, 106° 42’ E với các nhà kho và dãy nhà quân đội với diện tích các mái nhà rộng tới 50 acres. Nơi này để che giấu các đơn vị xe tăng và pháo binh TQ không bị vệ tinh nhìn thấy, và các đơn vị này vận chuyển tới căn cứ này ban đêm. TQ cũng dựng các bệ pháo binh dọc biên giới. Và một dặm phía đông bắc khu nhà quân sự lớn này, TQ đã xây các tòa nhà chiếm diện tích khu vực rộng 8  acres, trông như các tòa nhà này sẽ chứa các dàn phi đạn IRBM (ghi chú của người dịch: intermediate-range ballistic missile (IRBM) is a ballistic missile with a range of 3,000–5,500 km – phi đạn đạn đạo tầm trung có tầm bắn xa 3,000–5,500 km) được đưa tới biên giới để sửa soạn tấn công. Như thế sẽ tối đa hóa tầm bắn nhắm vào dọc bờ biển VN. Rút kinh nghiệm bài học tiếp vận [quân nhu, chiến cụ] từ cuộc chiến năm 1979, TQ đang xây một xa lộ cao tốc dài 50 dặm từ phía nam thành phố Chongzuo tới thị trấn biên giới của VN là Po Thiung. Hình ảnh chụp từ vệ tinh của Planet Labs cho thấy xa lộ này chưa hoàn tất; khi xa lộ này chưa xây xong, dự kiến TQ sẽ chưa tấn công VN.

Trong khi đó, hình ảnh vệ tinh trên bờ Hoa Lục phía nhìn sang Eo Biển Đài Loan (Taiwan Strait) không thấy chuẩn bị nào cho một trận đánh vào Đài Loan. Không có gì trông như một bệ đáp trực thăng hay một bbệ cho dàn  phóng phi đạn. Và nơi này [Đài Loan] được tin là trận đánh khó nhất của TQ. Chủ tịch Nước TQ Tập Cận Bình từng tuyên bố quân đội TQ phải sẵn sàng chiếm Đài Loan vào năm 2020, nhưng không thấy mảng đất nào đào lên và không tảng bê-tông này đặt xuống để chuẩn bị cho trận đánh? Trông có vẻ như chiến thuật cổ điển giương Đông kích Tây. Quân lực TQ sẽ trải quá mỏng nếu tấn công Đài Loan trong khi họ làm mọi thứ cần để có một kết quả thành công. Đài Loan có thể thoát trận chiến này. Nếu không bị tấn công quân sự, Đài Loan nhiều phần chỉ chờ xem. Nhiều phần TQ sẽ tấn công dàn radar Đài Loan trên đỉnh núi Leshan (Taiwan’s phased array radar o­n top of Mt. Leshan), nơi có thể thấy tất cả các hoạt động trên bầu trời Hoa Lục xa 5,000 km.
 

CSTQ đang kích động cuộc chiến đối với dân của họ về Hán tộc ưu việt về chiến tranh, với các mục tiêu tuyên truyền sẽ – trả thù Nhật Bản vì bị cai trị tàn ác thời Đệ Nhị Thế Chiến, chứng minh TQ sẽ đánh bại Mỹ, và sẽ cai trị các nước phía nam như thuộc quốc. Tấn công đồng  chủng TQ trên Đài Loan sẽ là một thông điệp phức tạp và không ai muốn chết cho chủ nghĩa cộng sản nữa. Đài Loan có thể bị bao vây, rồi phong tỏa tớo chết đói để buộc đầu hàng, nếu phần cuối kế họach TQ sắp xếp cho cuộc chiến.
 

Có 2 lý do vì sao TQ nhiều phần sẽ đánh VN trong cuộc chiến kế tiếp. Một lý do là sẽ cho bộ binh TQ một vai trò trong cuộc chiến mà tất cả hào quang dự kiến có thể trao hết cho Hải quân và Không quân. Lý do thứ nhì sẽ buộc VN rút binh ra khỏi 17 căn cứ trong Biển Đông. Các nước khác, kể cả Malaysia và Brunei, đều có các căn cứ ở Biển Đông, nhưng VN đặt bin lực hùng hậu nhất trong việc bảo vệ các căn cứ nơi đây. Các lực lượng thủy bộ TQ nhiều phần sẽ bị tổn thương khi tìm cách chiếm các đảo này. Nếu TQ thành công trong việc chiếm vùng phía Bắc VN, nhiều phần sẽ buộc VN rút khỏi các căn cứ trên các đảo để làm điều kiện trao đổi các nơi [phía Bắc] bị chiếm.
 

VN sẽ là quốc gia duy nhất trong phía Đồng Minh [với Hoa Kỳ] trong một cuộc bộ chiến chống TQ. Nếu phía VN giúp thêm hay đề nghị giúp thêm và được xem như giúp Mỹ trong Trận Chiến Trên Không và Mặt Biển chống TQ, nhiều phần Hoa Kỳ sẽ giúp VN trong các trận   bộ chiến. Điều  này sẽ có việ yểm trợ không lực trên mặt trận và cung cấp một số thiết bị kỹ thuật cao để chận đường tiến của TQ: vũ khí và thiết bị thả từ không vận, vũ khí tối tân chống xe tăng, đạn chùm chống tấn công, và phi đạn hành trình chống xe tăng từ loại AT4 tới vũ khí của hãng Raytheon như BGM-71 TOW. VN có thể đã có thể sản xuất phiên bản phi đạn Kornet kiểu Nga chống xe tăng, loại đã chứng tỏ hiệu quả ở Syria.
   

VN nên mời các sĩ quan cao cấp của Bộ Binh Hoa Kỳ tới quan sát các chiến trường tương lai ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Hãy đưa họ tới xem trực tiếp sẽ lôi kéo họ giúp phòng thủ. Bộ Binh Hoa Kỳ nghĩ rằng có thể bị cho ra rìa trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Nhưng sẽ không ra rìa, nếu họ [Bộ Binh Mỹ] có các căn cứ phi đạn trên bờ biển VN và giúp cố vấn những cách tốt nhất để bắn hạ các đơn vị xe tăng TQ. Họ [Bộ Binh Mỹ] sẽ biết ơn nếu được [VN] yêu cầu dính vào cuộc chiến.

Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Mark Esper, nói rằng ông muốn các dàn phi đạn IRBM mới với tầm xa hơn 500 kilometers đặt ở Châu Á “trong vài tháng tới.” Bộ Binh Mỹ nói là muốn tham chiến bằng cách bắn chìm các tàu chiến bằng các hệ thống phi đạn đặt ở bờ biển. Có 2 nơi tốt để đặt các dàn phi đạn này: các đảo Palawan và Luzon của Philippines nơi phía đông Biển Đông, và bờ biển VN từ Vịnh Cam Rang tới Đà Nẵng. Như thế sẽ là sát thủ đối với tàu chiến và chiến đấu cơ TQ trên Biển Đông.

Và sau khi cuộc chiến kết thúc, sẽ là quan trọng đặt điều kiện cho hòa bình lâu dàu. Thứ nhất, Mỹ nên chiếm các đảo nhân tạo của TQ ở Biển Đông. Không để nước nào liên hệ tới. Thứ nhì, TQ phải co cụm về các đường biên giới năm 1949 trước khi xâm chiếm Tây Tạng và một phần Ấn Độ. Thứ ba, tất cả tích sản và tài sản hải ngoại của TQ. bao gồm mọi thứ thuộc sở hữu của công dân TQ, sẽ bị tịch thu để bồi thường. Thứ tư, tất cả các khoản nợ TQ giăng bẫy bắt bí các nước khác trong chương trình Belt and Road (Nhất Đới Nhất Lộ) sẽ được xóa nợ. Thương mại đối với quốc gia TQ hậu chiến nên tối thiểu hóa.
 

(Bản dịch của VB - trích dịch từ “Advice for Our Vietnamese Friends o­n China”. Toàn văn tiếng Anh ở link:

https://www.americanthinker.com/articles/2019/09/advice_for_our_vietnamese_friends_on_china_.html)


Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ của Viện Pháp-Á tiết lộ động trời: Hồ Chí Minh và Ðảng CSVN đã bán nước Việt cho Trung Quốc như thế nào?

LGT.- Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ hiện là Bác Sĩ Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ tại Viện Pháp-Á (IFA), Thành Viên trong Y Sĩ Đoàn Pháp Quốc. Ông là người cầm bút nổi tiếng trước và sau năm 1975, đã ấn hành được hơn 100 ngàn trang sách về lịch sử và y học. Sự kiện Đảng CSVN đã hiến đất dâng biển cho Trung Quốc ra sao. Bí mật của vụ này đã được Bác Sĩ Trần Ðại Sỹ trình bày trong Bản Ðiều Trần trước cơ quan IFA, và được Saigon HD Radio trích đoạn các phần quan trọng sau đây:

alt

Bác sĩ/Tác giả Trần Đại Sỹ hội ngộ cùng 3 cựu Sĩ Quan Võ Bị Dalat tại Dallas (Texas) ngày 26 tháng 5 năm 2012. Hình từ trái qua phải: Thi văn sĩ Quốc Nam (Khóa 22 VB), Dr. Trần Đại Sỹ, cựu Trung Tá Nguyễn Quang Vinh (Khoá 14 VB), và cựu Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình-Tuy Nguyễn Ngọc Ánh (Khóa 16 VB). 

Bản điều trần nêu lên nhiều chi tiết đau lòng. Theo BS Trần Ðại Sỹ, “Vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999, thì tôi được biết tin chi tiết, do hai ký giả Trung-quốc là bạn với tôi thông báo vào ngày 9-1-2000. Nghĩa là 10 ngày sau, hai anh thuật, theo tinh thần bản hiệp định thì: Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn”.

Trong khi đó, Bộ Giao Thông CSVN lặng lẽ sơn lại các cọc cây số, và Bộ Ngoại Giao CSVN cũng lặng lẽ lên trang web sửa thành câu văn mới: “lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây số không ở phía Bắc”.

Lý do, theo BS Sỹ, vì “Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấỵ. Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây số. Từ cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc”.

Các phần quan trọng trong bản văn ghi như sau:

Bí ẩn về việc đảng CSVN, Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc

Bản điều trần của Yên-tử cư-sĩ TrầnÐại Sỹ

Dr. Trần Ðại-Sỹ, 5, place Félix Éboué 75012 PARIS, FRANCE.

LGT: Trong mấy tháng gần đây, nội địa Việt-Nam cũng như hải ngoại đều rúng động vì tin nhà nước hay nói đúng hơn là đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc.Ðau đớn nhất là địa danh lịch sử Nam-quan, đi vào tâm tư, là niềm tự hào của tộc Việt nay đã ở trong lãnh thổ Trung-quốc.

Ngay cả hang Pak-bo, là thánh địa của đảng Cộng-sản, trước kia ở cách biên giới Hoa-Việt trên 50 km, nay đứng ở đây gần như nhìn vào lãnh thổ Trung-quốc. Trong suốt 25 năm qua Bác-sĩ TrầnÐại-Sỹì vì ký khế ước làm việc với Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (CMFC), trong đó có điều căn bản là “không được viết, được thuật những gì với báo chí về Trung-quốc, Việt-Nam hiện tạị Không được tham gia các đoàn thể chính trị chống đối Trung-quốc, Việt-Nam”; nên không bao giờ ông tiết lộ bất cứ điều gì mắt thấy tai nghe trong những lần công tác tại Trung-quốc hay Việt-Nam. Tuy nhiên ông đã được một cơ quan (chúng tôi dấu tên) triệu hồi để điều trần về vụ nàỵ Theo luật lệ hiện hành, mà Bác-sĩ Trần phải tuân theọ Rất mong các vị đứng đầu CEP-CMFC thông cảm với chúng tôị (IFA)

Kính thưa Ngài … Kính thưa Quý Ngàị Kính thưa ông Giám-đốc… Kính thưa Quý-liệt-vị,

Thực là hân hạnh, khi mới ngày 17-3 vừa qua, chúng tôi được cử đến đây để trình bầy những vụ việc đang diễn ra tại vùng Á-châu Thái-bình dương. Hôm nay chúng tôi lại được gửi tới trình bầy về diễn biến trong vụ việc chính phủ Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN) cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc (THNDCHQ), gọi tắt là Trung-quốc.Ðây là một việc cực kỳ tế nhị, cực kỳ khó khăn cho tôi, làm thế nào giữ được tính chất vô tự Vì:

– Thứ nhất, tôi gốc là người Việt, hơn nữa thuộc giòng dõi một vị Vương đứng hàng đầu trong lịch sử Việt, vì ngài thắng Mông-cổ liên tiếp trong ba lần, vào thế kỷ thứ 13. Mà nay tôi phải nói về những người đem lãnh thổ Việt nhượng cho Trung-quốc, khó mà diễn tả lời lẽ vô tư cho được.

– Thứ nhì, ngoài chức vụ giáo-sư Y-khoa ra, tôi là một tiểu thuyết gia, đã viết trên mười bốn nghìn trang, thuật huân công của các anh hùng tộc Việt trong việc dựng nước, giữ nước. Mà suốt trong năm nghìn năm lịch sử, chỉ duy năm 1540, giặc Mạc Dăng-Dung cắt đất dâng cho triều Minh của Trung-quốc; bị tộc Việt đời đời nguyền rủạ Vậy mà nay phải chứng kiến tận mắt lãnh thổ Việt bị cắt cho Trung-quốc.

– Thứ ba, các sinh viên Việt-Nam muốn du học Pháp, thường bị vài tổ chức đòi phí khoản 20 nghìn USD mỗi đầu ngườị Một vị Ðại-sứ của Việt-Nam tại châu Âu, mời tôi về nước (tất cả chi phí do tiền của IFA) để giúp sinh viên Việt-Nam du học Pháp. Với sự hướng dẫn của tôi, từ nay sinh viên muốn du học Pháp, họ đã biết rất rõ những gì phải làm, những gì phải chứng minh. Họ không phải tốn một đồng nào cạ Thế nhưng khi trở về Pháp, lúc lên phi cơ tại phi trường Tân-sơn-nhất, tôi bị ba sĩ quan cao cấp của Công-an chờ sẵn, hạch sách, khám xét trong hoảng 98 phút, bằng những câu hỏi có tính cách nhục mạ, ngớ ngẩn, lời lẽ cục súc. Tôi cho đây là một hình thức khủng bộ Thưa Quý-vị, hôm đó tôi chỉ cười nhạt, khinh rẻ, vì tôi biết rất rõ kiến thức, mục đích của ho Trong khi họ không đủ khả năng bịa ra bất cứ tội gì để kết tội tôị Hơn nữa tôi giữ trong tay một ủy nhiệm thư, theo Công-pháp Quốc-tế, họ không thể công khai vị phạm.(1)

Ghi chú, (1) Trong lần về Việt-Nam này, chúng tôi thuê xe đi Lạng-sơn. Khi tới trạm biên giới mới, chúng tôi xin sang lãnh thổ Trung-quốc mới (Nam-quan cũ) thì bị Công-an Việt-Nam từ chốị Chúng tôi đặt vấn đề: Chúng tôi mang thông hành Liên Âu, có visa hợp pháp vào Việt-Nam, thì chúng tôi có quyền ra khỏi Việt-Nam chử Công-an cửa khẩu trả lời rằng: Ông có visa ra vào cửa khẩu Tân-sơn-nhất, Nội-bài, chứ không có quyền rời Việt-Nam bằng cửa Hữu-nghi Chúng tôi xin chụp hình cửa khẩu mơí, thì họ không chọ Chúng tôi đành trở về, rời Tân-sơn-nhất, rồi đi Quảng-châụ Từ Quảng-châu đi Nam-ninh. Từ Nam-ninh thuê xe tới Bằng-tường là đất Trung-quốc đối diện với Nam-quan. Rồi vào Nam-quan cũ –

Ðứng trước vùng đất thiêng của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của ngườị Tự nhiên tôi bật lên tiếng khóc như trẻ con. Viên sĩ quan Công-an Trung-quốc tưởng tôi là người Hoạ Anh ta hỏi:

– Tiên sinh có thân nhân tử trận trong dịp mình dạy bọn Nam-man bài học ả

Tôi lắc đầu, khóc tiếp. Anh an ủi:

– Thôi, người thân của Tiên-sinh đã hy sinh dưới cờ thực, nhưng nay bọn Nam-man đã dâng đất này tạ tội rồị. Tiên sinh chẳng nên thương tâm nhiềụ.

Tôi kiếm tảng đá ngồi ôm đầu khóc. Anh Công-an bỏ mặc tôị Khóc chán, tôi trở sang Bằng-tường, kiếm một cơ sở mai táng (xây mộ, làm mộ chí). Tôi mượn họ khắc trên một miếng đá bóng nhân tạo (granite) bài thơ bằng chữẠ Hán như sau:

1.Thử địa cựu Nam-quan,

2.Biên địa ngã cố hương.

3.Kim thuộc Trung-quốc thổ,

4.Khấp, khốc, ký đoạn trường.

5.Lê Hoàn bại Quang-Nghĩa,

6.Thường Kiệt truy Bắc phương,

7.HưngÐạo đại sátÐát,

8.Lê Lợi trảm Vương Thông.

9.Nam xâm, Càn-Long nhục,

10.Gươm hồng Bắc-bình vương.

11.Ngũ thiên niên dĩ tải,

12.Hoa, Việt lập dịch trường.

13.Mao, Hồ tình hữu nghị,

14.Nam, Bắc thần xỉ thương,

15.Huyết lệ vạn dân cốt,

16.Hồng-kỳ thích ô hoang.

Ðại-Việt vong quốc nhân TrầnÐại-Sỹ-Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001.

Tôi đem tảng đá này, gắn vào một vách núi ngay cạnh đường, trên độ cao khoảng 2-3m. Công-an, cán bộ Trung-quốc xúm lại xem. Nhưng họ chỉ hiểu lơ mơ ý trong thơ mà thôị – Xin tạm dịch:

1.(Ðất này xưa gọi Nam-quan,)

2.(Vốn là biên địa cố hương của mình.)

3.(Hiện nay là đất Trung-nguyên,)

4. (Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay)

5.(Vua Lê thắng Tống chỗ này,)

6.(Thường Kiệt rượt Tiết cả ngày lẫn đêm,)

7.(Thánh Trần sát Ðát liên miên,)

8.(Lê Lợi giết bọn Thành-sơn bên đồi,)

9.(Càn-Long chinh tiễu than ôi,)

10.(Quang-Trung truy sát muôn đời khó quên.)

11.(Năm nghìn năm cũ qua rồi,)

12.(Chợ biên giới lập, đời đời Việt-Hoạ)

13.(Ông Hồ kết bạn ông Mao,)

14.(Sao răng lại cắn, máu trào môi sưng.)

15. (Vạn dân xương trắng đầy đồng,)

16. (Ðể lại trên lá cờ Hồng vết nhơ)

(Người nước Ðại-Việt vong quốc tên TrầnÐại-Sỹ, khóc đề thơ ngày 6 tháng 9 năm 2001)

Câu 5,. Vua Tống Triệu Quang-Nghĩa sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng sang đanh VN, bị vua Lê (Hoàn) đánh bạị

Câu 6, Năm 1076, vua Tống Thần-Tông sai bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết mang quân sang đánhÐại-Việt, bị Thái-úy Lý Thường Kiệt đánh đuổị

Câu 8, Tước của Vương Thông là Thánh-sơn hầụ.

Câu 10, Vua Quang-Trung còn có tước phong là Bắc-bình vương.

Câu 14, Hồi 1947-1969 Chủ-tịch Trung-quốc là Mao Trạch Ðông, Chủ-tịch Việt-Nam là Hồ Chí Minh kết thân với nhaụ Việt-Hoa ví như răng với môị. Vì sợ môi hở răng lạnh nên ông Mao phải giúp ông Hồ- Năm 1979, Ðặng Tiểu Bình đem quân tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc Việt-Nam, nên người ta đổi câu trên thành: Răng cắn môi máu chảy ròng ròng.

– Tháng 9 vừa qua,Ðảng Cộng-sản Việt-Nam liệt tôi vào danh sách 80 người phản động nhất, vì năm 1997 tôi đã viết một bài tiết lộ những chi tiết tuyệt mật về cuộc viếng thăm Trung-quốc của Tổng Bí-thư Ðỗ Mười, Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Nhất là cuộc họp mật của hai nhân vật này với Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch Dân. Tôi viết dưới hình thức hài hước cho tờ báo Văn-nghệ Tiền-phong ở Virginia, USA , số Xuân 1998. Nội dung của bài đó là một phần bài thuyết trình của tôi với Quý-vị cuối năm 1997. Như Quý-vị biết về Cộng-sản, khi họ kết tội ai phản động, có nghĩa là toàn đảng phải dùng hết khả năng tiêu trừ người ấỵ (2).

Ghi chú (2) Tôi không tin chỉ với bài này mà họ kết tội tôi nặng như vậỵ Tôi biết rất rõ ai chủ trương, ai kết tội tôi. Nhưng tôi chưa muốn nói ra. Trong bài viết trên, tôi đã tiết lộ những điều tuyệt mật về cuộc hội đàm, khiến họ sợ hãi mà thôi. Ðiều tuyệt mật đó là vụ: ông Lê Ðức-Anh bị Trung-quốc đánh thuốc độc, bị bán thân bất toại. Rồi cũng do Trung-quốc trị cho. Nay tôi tiết lộ thêm, những vụ đầu độc cùng một phương pháp:

– Cậu-Chó vì dính dáng đến vụ Trương Như Tảng, định dâng Việt-Nam cho Trung-quốc, không thành, rồi cũng được bán thân bất toại để bảo mật

– Trong kỳ đại hội Đảng 8, giữa đại hội, ông Lê Mai, Bộ-trương Ngoại-giao, ôngÐào Duy-Tùng ứng viên Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản cũng bị hạ độc bằng cùng một phương thức. Nhưng tôi không biết ai đã làm công việc đó.

– Gần đây nhất một Bác-sĩ Việt-Nam từng dính dáng với phong trào Trương Như Tảng. Sau đó đã tỵ nạn lần thứ nhì sang Canada, năm trước đây, nghe tin Bác-sĩ Dương Quỳnh-Hoa từ Việt-Nam qua Pháp. Ông lén từ Canada sang Paris gặp bà mưu kiếm ít xôi thịt từ Trung-quốc. Khi trở về Canada, ông cũng bị đột quỵ và tiêu dao miền Cực-lạc.

Kính thưa Quý-vị:

Tuy tôi đã tuyên thệ tại đây hồi tháng ba vừa qua. Nhưng hôm nay tôi xin tuyên thệ một lần nữa:

“Tôi xin tuyên thệ với tất cả danh dự của tôi rằng: Tôi không thù, không ghét những người tại Việt-Nam họ đã nộp lãnh hải, lãnh thổ cho Trung-quốc. Tôi cũng không vì lòng yêu nước Việt mà oán ghét họ. Tôi không hận những người Việt chủ trương khủng bố tôi khi họ mời tôi về Việt-Nam giúp đỡ họ. Những lời tôi trình bày hôm nay hoàn toàn vô tư”.

Kính thưa Quý-vị

Tôi vừa lướt qua vài nét đơn sơ về biên giới Hoa-Việt, về ngoại giao Hoa-Việt trong thời gian 989 năm. Bây giờ tôi xin đi thẳng vào đầu đề hôm nay, về việc:

– Ðảng Lao-động Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-hòa (VNDCCH, 1945-1975).

– Ðảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN, 1975-2001) nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc gọi tắt là Trung-quốc.

3. Vụ Việt-Nam dân chủ Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc.

3. Vụ Việt-Nam dân chủ Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc.

3.1. Kết quả của văn kiện 14-9-1958.

Ngày 4-9-1958, chính phủ Trung-quốc tuyên cáo về lãnh hải 12 hải lý kể từ đất liền của họ, có đính kèm bản đồ rất rõ ràng. Bản tuyên cáo này chỉ có hai nước công nhận đó là VNDCCH và Bắc Cao (Cộng-hòa Nhân-dân Triều-tiên). Việc VNDCCH công nhận như sau: Ngay khi nhận được bản tuyên cáo do sứ quán Trung-quốc tại Hà-nội trao, Chủ-tịch Hồ Chí Minh triệu tập Bộ Chính-trị đảng Lao-động Việt-Nam (tức đảng Cộng-sản Việt-Nam ẩn danh). Trong buổi họp này toàn thể các thành viên nhất trí chấp nhận bản tuyên bố của Trung-quốc. Ngày 14-9-1958, Thủ-tướng Phạm Văn-Ðồng tuân lệnh Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, gửi văn thư cho Tổng-lý Quốc-vụ viện Trung-quốc (Thủ-tướng) là Chu Ân-Lai, trong đó có đoạn (Văn thư đính kèm 1): những nước liên hệ tới bản tuyên bố là :

– Trung-hoa Dân-quốc (Ðài-loan), – Nhật-bản, – Hoa-kỳ (hạm đội 7)), – Phi-luật-tân, – Mã-lai, – Brunei, – Indonésia, – VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH).

Thế nhưng từ hồi đó đến nay các nhà nghiên cứu Âu-Mỹ cho đến các nước Á-châu Thái-bình-dương (ACTBD) không hề để ý đến văn thư trên.

Vì sao?

Bản tuyên bố chỉ đọc trên hệ thống truyền thanh của Trung-quốc, rồi cũng được các báo Trung-quốc đăng lại, mà không có bản đồ đính kèm. Cả thế giời cứ nhìn trên bản đồ Trung-quốc cũng như vùng Nam-hải phân định lãnh hải từ 1887 mà cho rằng: theo Quốc-tế công pháp thì lãnh hải hầu hết các nước đều gồm 12 hải lý, kể từ thềm lục địa. Vụ Trung-quốc tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của họ là một sự bình thường. Cái tương lầm tai hại đó cho đến nay (11-2001), những người chống đối vụ nhường đất cho Trung-quốc ở trong nội địa Việt-Nam, cũng như hải ngoại chỉ kết tội vu vơ, không rõ ràng, không chứng cớ vì nguyên do không bản đồ nàỵ.

Do kết quả không có bản đồ đính kèm của Trung-quốc tuyên bố lãnh hải của họ (gần như trọn vẹn vùng biển Nam-hải, đính kèm), Hoa-kỳ cũng như thế giới không biết (hay không công nhận), nên suốt thời gian 1958-2001:

– Hạm đội 7 của Hoa-kỳ tuần hành trong vùng lãnh hải tuyên bố này, đầy đe dọa Trung-quốc, mà Trung-quốc vẫn ngậm bồ hòn.

– Chiến hạm của Pháp,Ðức, Ý cũng như một số nước Úc, Âu trong thời gian 1975-1980 vẫn tuần hành, hộ tống những con tầu vớt người Việt trốn chạy trong vùng, mà Trung-quốc đành im lặng.

Hôm nay tôi cần phải trình bày trước các vị và làm sáng tỏ nội vụ

Kính thưa Quý-vị,

3.2. những bí ẩn.

Cái bí ẩn đó không có gì lạ cả, rất rõ ràng, rất chi tiết.

– Về phía các nhà nghiên-cứu Âu-Mỹ, ACTBD không có bản đồ đính kèm bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung-quốc, họ cứ nhìn vào bản đồ đãẠ phân định từ 1887, giữẠa Pháp và triều Thanh. Họ cũng cứ nhìn bản đồ của các nước vùng Nam-hải, của Trung-quốc, của Trung-hoa Dân-quốc cũ, rồi cho rằng lãnh hải 12 hải lý thì chẳng có gì là lạ cả.

Nhưng nếu họ có bản đồ về lãnh thổ đính kèm bản tuyên bố thì họ sẽ toát mồ hôi rạ Vì bản đồ này bao gồm toàn bộ các đảo trong vịnh Bắc-Việt, toàn bộ các đảo ở biển Nam-hải như Tây-sa (Hoàng-sa) và Nam-sa (Trường-sa). Như vậy nếu tính lãnh hải 12 hải lý, tính từ các đảo này thì:

– lãnh hải Trung-quốc ở biển Nam-hải, phía Tây sẽ sát tới bờ biển suốt miền Trung, Bắc Việt-Nam.

– PhíaÐông sát tới lục địa Phi-luật-tân, Bruneị

– Phía Nam sát tới Indonésia, Mã-laị

Trở lại với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, bộ Chính-trị đảng Lao-động (Cộng-sản) Việt-Nam và chính phủ VNDCCH hồi 1958, khi các vị ấy có bản tuyên bố lãnh hải của Trung-quốc, thị cũng có bản đồ chi tiết. Nhưng các vị ấy gửi thư chấp nhận bản tuyên bố đó thì có nghĩa rằng:

Họ đồng ý nhường cho Trung-quốc toàn bộ:

– Các đảo của Việt-Nam trên biển Nam-hảị

– Toàn bộ lãnh hải Việt-Nam cách các đảo đó 12 hải lý, nghĩẠa là toàn bộ biển Nam-hảị

Kính thưa Quý-vị,

3.3 – Bí ẩn vụ Trung-quốc chiếm Hoàng-sa (Tây-sa) .

Từ trước đến giờ, có nhiều vị hiện diện hôm nay từng đặt câu hỏi với tôi rằng:

– Tại sao năm 1973, thình lình Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) từ VNCH. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi, phía Trung-quốc bị thiệt hại gấp ba VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía Trung-quốc). Nhưng VNCH vì quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhọ Trong khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa địa, chiến hạm lớn đông gấp 3 VNCH. VNCH lại đang có nội chiến, phải đương đầu với quân đội VNDCCH, vì vậy VNCH phải bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng-sa- Bấy giờ Hoa-kỳ với VNCH có hiệp ước hỗ tương an ninh, Hoa-kỳ đang tham chiến tại Việt-Nam, hạm đội 7 hùng hậu đang tuần hành gần vùng giao chiến. Tại sao Hoa-kỳ không can thiệp, không lên tiếng bênh vực VNCH?

Nay tôi xin thưa:

Vì:

Trong-cuộc mật đàm giữa Hoa-kỳ (Kissinger) và Trung-quốc (Mao TrạchÐông). Phía Trung-quốc đã trao cho ông Kissinger bản tuyên bố lãnh hải 4-9-1958 cùng bản độ Ông Kissinger đã công nhận bản tuyên bố đọ Cho nên ông Kissinger vừa rời Trung-quốc, thì Trung-quốc đem hạm đội xuống chiếm Hoàng-sa.

Vì:

Văn thư của ông Phạm VănÐồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Trung-quốc chiếm Hoàng-sa chỉ là việc chiếm lại lãnh thổ được hiến dâng, đã 16 năm bị VNCH xâm lăng.

– cũng có vị hỏi tôi rằng: Tại quần đảo Trường-sa (Nam-sa) hiện có quân của Trung-hoa Dân-qước (Ðài-loan), Phi-luật-tân, Mã-lai, Việt-Nam. Thế sao hải quân Trung-quốc luôn khai hỏa vào hải quân Việt-Nam. Quan trọng nhất là trận chiến tháng 3 năm 1988. Việt-Nam chỉ phản đối lấy lệ.

Nay tôi xin thưa:

Do văn thư của ông Phạm VănÐồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Lập luận phía Trung-quốc là: Thủ-tướng Phạm VănÐồng đãẠ công nhận vùng này là lãnh hải Trung-quốc, tại sao quân đội Việt-Nam còn hiện diện tại đây? Như thế là Việt-Nam xâm phạm lãnh thổ Trung-quốc. Quân đội Trung-quốc phải đánh đuổi quân xâm lăng, bảo vệ đất nước là lẽ thường. Quân độiÐài-loan đóng tại đây, mà Trung-quốc không tấn công vì quânÐài-loan thì cũng là quân đội Trung-quốc đóng trên lãnh thổ Trung-quốc. Còn Phi, Mã-lai với Trung-quốc đang tranh chấp trên quần đảo này chưa ngã ngũ thì quân đội của họ hiện diện là lẽ thường. Trung-quốc không thể tấn công họ, vì như vậy là Trung-quốc ỷ lớn hiếp nhỏ.

Ðối với vụ việc tranh chấp Trung-quốc, Việt-Nam trên đảo Trường-sa (Nam-sa) đã giải quyết bằng văn thư của Việt-Nam ngày 14-9-1958. Chính vì lý do này mà Trung-quốc chỉ chấp nhận đàm phán về vùng đảo với từng nước, mà không chịu đàm phán chung với tất cả các bên liên hê Có nghĩa họ gạt Việt-Nam ra ngoài, vì Việt-Nam đã công nhận các đảo này là của Trung-quốc. 3.5 – Về hoàn cảnh đảng Cộng-sản Việt-Nam năm 1958, và chính phủ VNDCCH.

Tất cả những vị trong bộ Chính-trị đảng Cộng-sản, trong Chính-phủ đều biết rằng:

– Kể từ năm 1540, sau khi dâng đất cho Trung-quốc, giặc MạcÐăngÐung bị lịch sử Việt-Nam kết tội, bị toàn dân nguyền rủa, đến bấy giờ trải 418 năm, chính họ cũng nguyền rủa bọn Mạc.

– Giữa VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH), cả hai bên đều đang lo củng cố xây dựng lại vùng đất của mình sau chiến tranh (1945-1954). Cả hai bên cùng chưa chính thức gây hấn với nhaụ VNDCCH không có ngoại thù.

– Trung-quốc không có chiến tranh với VNCDCH. Không có áp lực ngoại xâm.

– Năm 1958, là lúc thịnh thời nhất của Chủ-tịch Hồ Chí Minh, củaÐại-tướng Võ Nguyên Giáp. Thời kỳ này, miền Bắc Việt Nam vừa trải qua cuộc Cải cách ruộng đất, 246.578 người hầu hết là phú nông, địa chủ, trung nông, các cựu đảng viên không phải của đảng Lao động (Cộng-sản), dân chúng… bị giết. Nghĩa là toàn miền Bắc dân chúng kinh hoàng, cúi đầu răm rắp tuân lệnh đảng. Không còn kẻ nội thù,

– Nhất là lúc ấy VNDCCH đang kéo cao cờ nghĩa đánh Pháp, chống Mỹ cứu nước. Họ kết tội VNCH là Việt-gian, là Ngụỵ Họ phải hết sức giữ gìn để khỏi mất chính nghĩạ

– Thế sao đảng Cộng-sản lại làm cái việc thân bại danh liệt, trở thành tội đồ muôn năm của tộc Việt?

– Bàn về việc ký thỏa ước với nước ngoài, việc nhận đất, nhượng đất phải thông qua Quốc-hộị Bấy giờ VNDCCH cũng có Quốc-hộị Nhưng Quốc-hội không được hỏi đến, không được bàn đến và nhất là không được thông trị Quốc dân cũng thệ Tất cả thắc mắc này, tôi xin để Qúy-vị suy đoán và trả lời.

3.6 – Một câu hỏi được đặt ra:

Vậy thì vì lý do gì mà đảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo Chính-phủ VNDCCH lại nhượng lãnh hải cho Trung-quốc quá dễ dàng? Cho đến nay, tôi cũng không tìm ra lý do thỏa đáng.

Tôi không tìm ra vì:

– Tất cả những vị trong bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam dự buổi hội quyết định nhượng lãnh hải, đều đã từ trần. Các vị trong nội các Phạm VănÐồng hồi ấy, không biết nay có ai còn sống hay không? Tôi chỉ biết chắc rằngÐại-tướng Võ Nguyên Giáp, vừa là Bộ-trương bộ Quốc-phòng, vừa là ủy viên Bộ Chính-trị là còn tại thệÐại-tướng là người có học thức cao nhất bộ Chính-trị, từng là giáo sư Sử-học. Bấy giờ lại là lúc uy tín, quyền hành củaÐại-tướng lên tột đỉnh. Vụ ông Phạm VănÐồng ký văn kiện nàyÐại-tướng phải biết. NayÐại-tướng đang đi vào những ngày cuối cùng của đời ngườị Nếu sĩ khí, dũng khí củaÐại-tướng còn, xinÐại-tướng cho quốc dân biết không?…

– Nếu nói rằng khi ký văn kiện trên, là tự ý Thủ-tướng Phạm VănÐồng thì không thể nào tin được. Vì chính ông Phạm VănÐồng từng than rằng: Ông là một Thủ-tướng lâu năm, nhưng không có quyền hành gì, ngay cả việc muốn thay một Bộ-trương cũng không được. Vậy thì đời nào ông dám ký văn kiện dâng đất cho Trung-quốc!

– Ví thử ông Phạm VănÐồng tự ý ký văn kiện trên, thì năm 1977 văn kiện ấy lộ ra ngoàị Người Việt hải ngoại từng đem đăng báo, ông Phạm VănÐồng hãy còn sống, sao Bộ Chính-trị, Quốc-hội và Chính-phủ không truy tố ông ra tòa về tội phản quốc? Tội này trong hình luật Việt-Nam phải xử tử hình. Thế mà ông ấy vẫn ung dung sống thêm bốn chục năm nữa, đầy quyền hành?

– Liệu những tài liệu, biên bản về buổi họp này có nằm tại văn phòng Bộ Chính-trị, văn phòng bộ Ngoại-giao CHXHCNVN không? Các vị trong Bộ Chính-trị hiện thời có thể công bố cho quốc dân biết không? Nếu quý vị im lặng, thì muôn nghìn năm sau, lịch sử còn ghi:Ðảng Cộng-sản bán nước, mà không cầu vinh, cũng chẳng cầu tài; chứ không phân biệt rằng Bộ Chính-trị 1958 bán nước, chứ Bộ Chính-trị 2001 không hề làm việc nàỵ

Chúng tôi xin ngừng lời để Quý-vị thắc mắc, trước khi điều trần sang phần thứ nhì.

Kính thưa Quý-vị,

Bây giờ tôi xin điều trần sang phần thứ nhì, đó là:

4. Vụ nhượng lãnh thổ mới đâỵ

* Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt-Nam, Trung-quốc ngày 30-12-1999.

* Hiệp định phân định lãnh hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000.

4.1 – Ai chịu trách nhiệm về hai hiệp định.

Hai hiệp định này đều ký trong thời gian 1999-2000. Vào thời kỳ này tại Việt-Nam thì:

– Ông Lê Khả-Phiêu làm Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản ViệtNam,

– Ông TrầnÐức-Lương làm Chủ-tịch nhà nước,

– Ông NôngÐức-Mạnh làm Chủ-tịch Quốc-hội,

– Ông Phan Văn-Khải làm Thủ-tướng.

– Ông NguyễN Mạnh Cầm làm Bộ trương Ngoại-giaọ

Ai chịu trách nhiệm khi ký hai hiệp định trên? Cá nhân thì tôi không biết, nhưng có một điều tập thể thì ai cũng khẳng định là Bộ Chính-trị của đảng Cộng-sản Việt-Nam. Không cần biết người ký là Chủ-tịch TrầnÐức-Lương, Thủ-tướng Phan Văn-Khải hay Bộ-trương Ngoại-giao Nguyễn Mạnh-Cầm. Tôi xin khẳng định: Ai ký cũng chỉ là người tuân lệnh Bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam.

Nhưng người quyết định là aỉ ?!?

Ông Phan Văn-Khải, Nguyễn Mạnh-Cầm – Hai ông này không có quyền, dù có quyền các ông ấy cũng không dám quyết định. Ông Lê Khả-Phiêu quá yếu, không thể quyết định một mình. Ông TrầnÐức-Lương, NôngÐức-Mạnh càng không có quyền gị Vì vậy tôi mới quyết đoán rằng vụ này do Bộ Chính-tri đảng Cộng-sản chủ trương. Hiện tất cả các ông trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu vẫn còn sống, rất khỏe mạnh. Khi quyết định nhượng đất, biển cho Trung-quốc các ông ấy đều biết rất rõ rằng:

– Tinh thần dân chúng bây giờ không phải như dân chúng hồi 1540. Trình độ dân chủ, phương tiện thông tin của đảng viên, của dân chúng vượt xa hồi 1958. Uy tín của Tổng Bí-thư Lê Khả-Phiêu không thể so sánh với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh năm 1958. Mỗi vị trong Bộ Chính-trị bây giờ là một mảng, chứ không thể là một khối như Bộ Chính-trị hồi 1958. Các vị trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu đều biết trước rằng: Ký hiệp ước nhượng lãnh thổ trong lúc này không thể bịt miệng, dấu diếm đảng viên cũng như dân chúng. Thế nhưng các ông ấy vẫn làm! Vì vậy phải có nguyên do gì trọng đại lắm. Liệu các ông có thể công bố cho quốc dân biết không?

– Thời gian ấy (1999-2000) đảng Cộng-sản lấn át Chủ-tịch Nhà-nước, cũng như Thủ-tướng nhất.Ðến nỗi Chánh-văn phòng Thủ-tướng chỉ vì nói một câu không mấy lịch sự với người đàn bà có thế lực trong đảng, mà bị bắt giam không lý do, Thủ-tướng không thể can thiệp cho ông ta tại ngoạị.

– Quyền gần như nằm trong tay ba ông Cố-vấn là cựu Tổng Bí-thưÐỗ Mười, cựu Chủ-tịch nhà nước LêÐức-Anh và cựu Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Ba ông này như ba Thái-thượng hoàng thời Trần. Tuy mang danh Cố-vấn, nhưng ba ông vẫn còn uy quyền tuyệt đốị

– cũng trong thời gian ấy, cả thế giới (trừ Trung-quốc) đều có chính sách ngoại giao rất đẹp với Việt-Nam: Hoa-kỳ (Tổng-thống Bill Clinton), Liên-Âu, các nước ASEAN đang theo đuổi chính sách ngoại giao rất mềm dẻo với Việt-Nam. Nhất là Tổng-thống Clinton ký sắc lệnh bỏ cấm vận Việt-Nam, mở cửa cho sinh viên Việt-Nam sang du học Hoa-kỳ, mở cửa cho hàng Việt-Nam được nhập vào Hoa-kỵ Nói tóm lại thời gian từ nửa năm 1999 cho đến cuối năm 2000, Việt-Nam không bị một áp lực quốc tế nguy hiểm nào, đến độ phải nhượng đất, nhượng biển cho Trung-quốc để được viện trợ vũ khí, để được che chở.

– cũng thời gian trên, Trung-quốc, Việt-Nam không có tranh chấp lãnh thổ, không có đụng chạm biên giới, không có căng thẳng chính trị, không có chiến tranh. Vậy vì lý do nào mà các ông ấy cắt đất, cắt biển cho Trung-quốc? 4.2 – Chi tiết vụ cắt đất.

Vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999, thì tôi được biết tin chi tiết, do hai ký giả Trung-quốc là bạn với tôi thông vào ngày 9-1-2000. Nghĩa là 10 ngày saụ Hai anh thuật, theo tinh thần bản hiệp định thì:

– Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn.

– Có mấy hiệp định thư (Photocol) đính kèm về việc thi hành. Quan trọng nhất là :

– Nhượng vùng Cao-bằng, sát tới hang Pak-bó, nơi Chủ-tịch Hồ Chí Minh ẩn thân lãnh đạo cuộc kháng chiến. Hang này trở thánh địa của đảng Cộng-sản Việt-Nam. Trước kia nằm rất xa biên giới (khoảng 50 km), nay nằm sát biên giớị

– Nhượng vùng đất bằng phẳng thuộc tỉnh Lạng-sơn nơi có cửa ải Nam-quan.

Thưa Qúy-vị,

4.3 – Ảnh hưởng vụ cắt đất.

4.3.1 – Mất biểu tượng năm nghìn năm của tộc Việt.

Khu Ải Nam-quan này là vùng đất thiêng, là Thánh địa trong mấy nghìn năm của người Việt. Bất cứ người Việt nào từ 6 tuổi trở lên đều biết rằng Ải Nam-quan là vùng đất tượng trưng biên giới phía Bắc, tượng trưng cho lãnh thổ, cho tinh thần tự chủ, cho niềm niềm tự hào của hoÐây là vùng đất đi sâu vào lịch-sử, văn-học và tâm tư toàn thể người Việt. Trở về quá khứ, trong lần mạn đàm giữa Chủ-tịch Mao TrạchÐông và Chủ-tịch Hồ Chí Minh. Chủ-tịch Mao Trạch Ðông đã nói:

“Cái tên Ải Nam-quan, nhắc nhở đến cuộc chiến do bọn phong kiến Hoa, Việt làm xấu tình hữu nghị nhân dân. Tôi xin đổi thành Mục Nam-quan. Mục là mắt, coi như nhân dân Trung-quốc luôn hướng mắt nhìn về nhân dân Việt ở phương Nam. Ngược lại coi như mắt của nhân dân Việt luôn nhìn về Bắc với tình hữu nghị”.

Chủ-tịch Hồ Chí-Minh vui vẻ chấp thuận. Nhưng trên thực tế, chỉ có phía Trung-quốc in trên bản đồ địa danh Mục Nam-quan mà thôị Còn phía Việt-Nam trên bản đồ hành chính, trên báo chí, văn học, vẫn dùng từ Ải Nam-quan hay cửa Hữu-nghị.

4.3.2 – Mất cửa ngõ giao thông lịch sử giữa tộc Hoa, tộc Việt.

Tôi đã nhiều lần từ Việt-Nam sang Trung-quốc bằng cửa ải này và ngược lạị lãnh thổ Hoa-Việt được phân chia bởi một con sông nhọÐây là cửa họng giao thông của Trung-quốc, Việt-Nam bằng đường bô Suốt hơn mấy nghìn năm qua, dân Hoa-Việt giao thương đều qua đâỵ Chính vì vậy mà con đường quốc lộ xuyên Việt mang tên Quốc-lộ 1, được đánh số cây số Zéro từ đầu cây cầu Nam-quan. Tất cả thư tịch Việt-Nam đều chép rằng:

“Con đường Bắc-Nam khởi từ ải Nam-quan”.

Hoặc : “lãnh thổ Việt-Nam Bắc giáp Trung-hoa, khởi từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu, theo hình chữ S”.

Bây giờ nếu Quý-vị vào Website của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam, Quý-vị sẽ không thấy hàng chữ trên, mà chỉ thấy câu: “lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây số không ở phía Bắc”.

Thưa Quý-vị,

Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấỵ Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây sộ Từ cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc.

Sát cây cầu Nam-quan, phía bên Trung-quốc cũng như Việt-Nam, đều có nhiều cơ sở:

– Cơ sở Hải-quan.

– Bai đậu cho hằng trăm xe tải, để chờ kiểm soát, chờ làm thủ tục nộp thuế.

– Cơ sở di trú của Công-an để kiểm soát Passeport.

– Ðồn của quân đội để tuần phòng, bảo vệ lãnh thộ

– Hằng chục cơ quan, khác như Bưu điện, Ngân-hàng, công ty điện, nước.

– Về phía dân chúng, hằng trăm cửa hàng ăn, nhà ngủ, khách sạn.

Các cơ sở phía Nam thuộc Việt-Nam, trong chiến tranh Hoa-Việt 1978, quân đội Trung-quốc đã san bằng hết. Kể cả cây cột biên giớị Tuy vậy sau chiến tranh, đã xây dựng lại hoàn toàn. Từ khi có phong trào mở cửa, đổi mới chính trị, dân chúng cả hai bên đã xây dựng lại khang trang hơn cũ, rộng lớn hơn cũ, và hiện đại hơn cụ Nhưng từ khi hiệp định 30-12-1999 ký thì toàn bộ khu này thuộc Trung-quốc. những cơ sở đó bây giờ được thay bằng một tòa nhà duy nhất.

4.3.3, Mất dân, mất di tích lịch sử

Ði sâu vào khu vực phía Nam của Nam-quan ít cây số nữa là quận lỵÐồng đăng, rồi tới tỉnh lỵ Lạng-sơn.Ðây cũng là đất thiêng, khu có di tích văn hóa lịch sử của tộc Việt:Ðộng Tam-thanh, tượng núi Tô-thị, thành của bọn giặc Mạc trên núị Vùng Lạng-sơn xưa là Thủ-đô của con cháu giặc MạcÐăngÐung, mà năm 1540 đã dâng đất cho Trung-quốc, để được bao che cát cứ quân phiệt một thời gian. Trong chiến tranh Hoa-Việt 1978, hầu như toàn bộ các cơ sở kỹ nghệ, cầu cống, dinh thự, di tích tôn giáo, lịch sử, cơ sở hành chính, thương mại, kể cả nhà cửa của dân chúng bị san bằng. Chắc Quý-vị cho rằng tôi dùng từ Coventry có đôi chút quá đáng. Thưa Quý-vị từ Coventry cũng chưa đủ để chỉ việc quân đội Trung-quốc đã làm ở Lạng-sơn. Kinh khiếp nhất là động Nhất-thanh, Nhị-thanh, Tam-thanh, họ cũng dùng đại bác bắn vào làm hư hại rất nhiềụ

Ði sâu về phía Nam ít cây số nữa là Ải Chi-lăng, nơi mà quân Trung-quốc vượt qua không biết bao nhiêu lần để tiến về thủ đô Thăng-long của Việt-Nam xưạ Tại đây đã diễn ra những trận chiến ác liệt, khiến ít nhất 73 vạn quân của các triều đại Tống, Mông-cổ, Minh, Thanh bị giết. Và cũng tại đây, có không biết bao nhiều tướng của các triều đại trên bị tử trận. Khi quân Việt giết những tướng, dù vào thời kỳ nào chăng nữa thì đầu vẫn bêu tại một mỏm núi, gọi là núiÐầu-quỵ Tại ải Chi-lăng, núi Ðầu-quỷ đều khắc bia đá ghi lại di tích lịch sự Hồi chiến tranh Hoa-Việt 1978, khi các tướng Hồng-quân cho quân tiến đến đây, nghe nhắc chuyện cũ thì họ toát mồ hôi lạnh, phải ngừng lạị May mắn thay khu này vẫn còn thuộc lãnh thổ Việt.

Trở lại vùng đất mà đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng cho Trung-quốc, dĩ nhiên họ nhượng cả dân chúng nữạ Trong năm nghìn năm lịch sử chiến tranh Hoa-Việt, dân chúng, chiến sĩ tại vùng này là lực lượng đầu tiên chống quân Trung-quốc. Họ phải hy sinh tính mạng, tài sản đầu tiên, khi quân Trung-quốc đánh sang. Có không biết bao nhiêu di tích, huyền sử về núi non, về sông ngòi về cuộc chiến, về gương anh hùng. Chính quyền các triều đại đều tuyên dương công lao của họ, họ từng hãnh diện đời nọ sang đời kiạ Bây giờ vùng này trao cho Trung-quốc, kẻ thù năm nghìn năm của họ- Họ bị mất mát quá nhiều về tinh thần. Họ phải cúi mặt chịu sự cai trị của kẻ thụ Bao nhiêu di tích lịch sử, huyền sử phải phá bỏ, không được nhắc tớị Thương tổn tinh thần quá lớn Gần đây nhất, trong chiến tranh 1978, phía Việt cũng như Trung-quốc, chôn trên lãnh thổ mình, dọc theo biên giới mấy chục vạn quả mìn. Sau chiến tranh mới đào lên. Phía Việt lập rất nhiều đồn, hầm, công-sự chiến đấu dọc biên giới thành 4 vòng đaị Mấy chục nghìn chiến sĩ Việt tử trận tại đâỵ Hiện những cơ sở đó vẫn còn. Trong khu vực này dân chúng, gia đình liệt sĩ đã ghi dấu tưởng niệm thân nhân ho Nay trao cho Trung-quốc, dĩ nhiên các di tích này bị phá hủỵ Dân chúng đang là lực lượng chong mặt với kẻ thù, bảo vệ lãnh thổ, nay họ bỗng trở thành những người Trung-quốc bất đắc dị Các vòng đai phòng thủ bị mất. Dân tộc Việt-Nam mất mát về an ninh quá nhiềụ

4.4 – Vụ cắt lãnh hảị

Hiệp định phân định lãnh hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000.

Từ giữa thế kỷ thứ 19 về trước, chưa từng có việc ấn định rõ lãnh hải Việt-Hoạ Tuy nhiên vào thế kỷ thứ 15, Việt-Nam đã định lãnh hải qua vụ nhà vua sai vẽẠ Hồng đức bản độ Theo bản đồ này thì các quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) và Trường-sa (Nam-sa) thuộcÐại-Việt. Và hai quần đảo đó đều thuộc Việt-Nam cho đến khi Bộ Chính-trị thời 1958 trao cho Trung-quốc (trên lý thuyết). Vào những thời kỳ ấy (1500-1887), Thủy-quân cũng như thương thuyền, tầu đánh cá của cả Hoa lẫn Việt chỉ là những thuyền nhỏ, không ra xa bờ biển làm bao, nên chưa có những đụng chạm. Sau khi triều Nguyễn của Việt-Nam ký hòa ước năm 1884, công nhận quyền bảo hộ của Pháp; thì người Pháp mới định rõ lãnh hảị Nước Pháp với tư cách bảo hộ Việt-Nam, đã ký với Thanh-triều hòa ước 1887, định rõ lãnh hải trong vùng vịnh Bắc-Việt.Ðối với hòa ước này, Việt-Nam đã chịu khá nhiều thiệt hại, vì mất một số đảo, mà dân chúng là người Việt, nói tiếng Việt, mặc y phục Việt, sống trong văn hóa Việt. Cho đến nay (2001), dân trên các đảo này vẫn còn nói tiếng Việt, ẩm thực theo Việt, và dùng y phục Việt. Chúng tôi đã từng thăm vùng này hồi 1983. Tuy nhiên với hòa ước 1887, lãnh hải vịnh Bắc-Việt được phân chia như sau: Trung-quốc 38% Việt-Nam 62% .Ðối với người Pháp, thời đó họ chưa hiểu rõ tình trạng giữa Trung-hoa và Việt-Nam, họ thấy Thanh-triều chấp nhận 38%, thì cho rằng mình thắng thệ Còn Thanh-triều khi đạt được 38%, họ coi như một món quà trên trời rơi xuống. Vì trong quá trình lịch sử, Trung-quốc vẫn coi vịnh Bắc-Việt là của Việt-Nam. Chứng cớ:

– Vùng đất Hợp-phố là đất cực Nam của Trung-quốc, thế nhưng lại có hải cảng Bắc-hảị Bắc đây chỉ có thể là Bắc đối với Việt-Nam. Nếu là đất của Trung-quốc họ phải gọi là thị xã Nam-hải chử Rõ ràng vùng này là đất cũ của Việt-Nam.

– Vùng vịnh nằm ở phía Nam Trung-quốc, phía Tây đảo Hải-Nam, phíaÐông Bắc Việt-Nam mà Pháp-Hoa ký hòa ước 1887 đó, Việt-Nam gọi là vịnh Bắc-Việt. Trung-quốc cũng gọi là vịnh Bắc-bô Cho đến nay (2001), họ cũng vẫn dùng tên đọ Vậy thì rõ ràng vịnh này của Việt-Nam. Nếu của Trung-quốc thì họ phải gọi là vịnh Nam-bộ chử Bây giờ đến hiệp định Việt-Hoa 25-12-2000 thì vùng vịnh Bắc-bộ được chia ra như sau: Việt-Nam 53% Trunguốc 47%. So với trước 1887 thì Việt-Nam chỉ mất có 38%, nay mất thêm 9% nữa!

4.5 – Ảnh hương vụ cắt lãnh hảị

4.5.1 – Mất lãnh hải, quốc sản.

Theo hiệp định này thì rõ ràng đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhường cho Trung-quốc tới 9% lãnh hải vùng vịnh Bắc-Việt. Cái đau đớn là vùng nhượng là vùng:

– Có nhiều hải sản về cá thu, cá song, cá hồng, mực, là những loại hải sản quý – Dưới đáy biển có mỏ hơi đốt, và dầu lửạ – Một số đảo trong vùng nhượng, thuộc Trung-quốc.

4.5.2 – An ninh quốc gia bị đe dọạ

Nếu vụ nhượng đất nguy hại về phương diện tinh thần, kinh tế, thì vụ nhượng lãnh hải lại nguy hại về an ninh. Vì Trung-quốc có thể dùng các đảo này làm phi trường quân sự, căn cứ Hải-quân để uy hiếp Thủ-đô Hà-nội và các tỉnh trung châu Bắc-Việt và miền Trung, miền Nam Việt-Nam. Tin của ECL ghi lại, trong những cuộc hội đàm Hoa-Việt về lãnh hải, Trung-quốc đòi cho được mấy đảo nhỏ trong vùng. cũng những tin của ECL về các cuộc hội của Bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam thì việc chủ trương nhượng các đảo do quyết định của toàn thể, không do ba ông Cố-vấn Ðỗ Mười, Lê Ðức-Anh hay Võ Văn-Kiệt.Ðể tỏ ý hoàn toàn quy phục Trung-quốc, Bộ Chính trị, cũng trao cho Trung-quốc toàn bộ kế hoạch phòng thủ phía Bắc Việt-Nam. Theo ý kiến chúng tôi, thì trong Bộ Chính-trị bấy giờ, nhóm quân đội rất mạnh, chủ chốt có ba vị tướng là Lê Khả-Phiêu, Phạm Văn-Trà, Phạm Thanh-Nhàn. Trong tài liệu này, có phần ước tính tình hình Trung-quốc, Việt-Nam, đại lược như sau:

“- Trung-quốc không có khả năng dùng Không-quân tấn công vào Thủ-đô Hà-nội và các tỉnh đồng bằng Bắc-bộ. Vì khoảng cách từ các phi trường Quảng đông, Quảng-tây, Vân-nam, Hải-Nam quá xa. Phi cơ chỉ có thể tới oanh tạc, nhưng trở về thì không đủ nhiên liệu.

– Nếu Trung-quốc tiến công bằng đường bộ, thì ít nhất phải có một triệu quân. Với một triệu quân mỗi ngày cần 10.000 lượt ô-tô tiếp tế. Mà đường bộ thì các ngả Lai-châu, Lào-cai, Hà-giang không dùng được. Chỉ có ba ngả chính tạm dùng. Một là Lạng-sơn, hai là Hạ-long (Quảng-yên cũ), ba là Cao-bằng. Ba ngả đó đường xá gồ ghề, núi non hiểm trở. Với 10.000 lượt xe, thì chỉ ba ngày là đường nát hết.

– Ðịa thế hiểm trở, khúc khuỷu của ba con đường này, chỉ cần ba người đóng một chốt, cũng đủ cản trở một ngày tiếp tệ – Trong bối cảnh chiến tranh Hoa-Việt xẩy ra, thì Thủ-đô cũng như Bộ Chính-trị, Bộ Tổng Tư-lệnh có thể chuyển vào Thành-phố Hồ Chí-Minh.

– Trường hợp đó bắt buộc Trung-quốc phải dùng đường biển tiếp tế, chuyển quân. Hai quân cảng lớn sử dụng sẽ là Bắc-hải, Quảng-châu, Hải-Nam. Cả ba cùng xa, rất khó khăn”.

Bây giờ Trung-quốc được mấy đảo trong vịnh Bắc-Việt, rất gần với thềm lục địa của trung châu Bắc-bộ, miền Trung và miền Nam. Nếu như Trung-quốc thiết lập căn cứ Không-quân, Hải-quân, trạm tiếp vận tại đây, thì toàn bộ lãnh thổ Việt-Nam bị uy hiếp nặng nề. Ông Lê Khả-Phiêu, Phạm Văn-Trà, Phạm Thanh-Nhàn đều là tướng lãnh, từng cầm quân trên 40 năm, thì các ông phải biết rõ điều đó. Biết, nhưng các ông vẫn làm, thì có nghĩa là các ông muốn: “Việt-Nam vĩnh viễn nằm trong vòng kiềm tỏa của Trung-quốc”. Còn như các ông ấy làm việc đó để được gì, cho ai, vì ai thì tôi chịụ…

Bác sĩ/Tác giả TRẦN ĐẠI SỸ (Paris, Pháp Quốc, http://tuongvang.org/2014/11/19/dong-phuong/tai-lieu/bi-mat-dong-troi-vc-ban-nuoc-cach-nao-cho-tau-cong/

HÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG



THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG
 VC Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, nói một câu để đời và làm ô danh, điếm nhục thêm cho Hồ chí Minh và đảng CSVN: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng “.


*"Thà mất nước còn hơn mất đảng"Đấy, quyết tâm cộng sản đề raThà dâng Tàu cộng sơn hàĐể Tàu cho phép đảng ta sống bềnCòn sông núi mất tên mất tuổiDân mất nơi sớm tối gọi nhàVà bày cộng sản Trung HoaÂm mưu Hán hoá, đảng ta lỗi gì ??? *Lỗi tại dân ngu si, nhu nhượcKhông dám nào cả nước dấn thânCùng nhau đòi lại đời dânĐòi vể tổ quốc trọn phần đấy thôi !Nói thật nhé, bọn người cộng sảnBốn triệu tên với đảng trung thànhSức đâu đọ với dân lànhTám mươi triệu khắp mọi ngành dân gian ???Đã biết đảng tập đoàn bán nướcChỉ mê say quyền tước bạc vàngLo gì còn, mất Việt NamSá gì dân tộc lầm than đau buồn ?Thì sao chẳng tìm phương vùng dậyĐể Việt Nam lừng lẫy kiêu hùng?Mà ta vô cảm lạnh lùngMặc ai quằn quại nỗi chung căm hờn !?    *"Thà mất nước còn hơn mất đảng"Nghe rõ lời cộng sản nói không?Nếu không đồng loạt, đồng lòngVùng lên mà cứu non sông giống nòiThì ta sẽ sống đời nô dịchVà nước ta thành tỉnh của TàuTỰ DO giả chẳng rẻ đâuMà bằng xương máu, bằng câu kiên cường!Muốn bảo vệ quê hương dòng giốngVà chính mình được sống TỰ DOThì đừng hèn nhát, quanh coĐừng mơ hàng xóm tặng cho, như quà !Phải vùng dậy giữ nhà, giữ nướcNhư Ông Cha đảm lược bao lầnKìa Đinh-Lý-Nguyễn-Lê-TrầnPhất cờ nổi trống đem quân diệt thùĐể đất nước muôn thu rực rỡNay cháu con khiếp sợ, ươn hènĐã là tội với Tổ TiênNăm châu còn nhục cho riêng giống nòi ! *Đứng lên, đứng dậy làm ngườiĐừng làm sâu bọ uổng đời lắm ru ??


Ngô Minh Hằng

Bãi Tư Chính, Nguyễn Phú Trọng, và màu của máu…

Phạm Chí Dũng/Người Việt

Việt Nam đã mua sắm tàu ngầm Kilo từ Nga, nhưng tương quan lực lượng quân sự quá nhỏ bé trước Trung Quốc. (Hình: Getty Images)

Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào ngày 18 Tháng Chín, 2019, không những khẳng định vùng biển ở Bãi Tư Chính (nằm ở Đông Nam Việt Nam) là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà còn đòi “Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính,” là chưa từng có, rất có thể là bước dọn đường dư luận quốc tế và dư luận tại đại lục để nhảy sang hành động tiếp biến khó lường: Chiến tranh!

Hải Quân Việt Nam sẽ cầm cự được bao lâu?

Khác với thái độ đe nẹt có mức độ trong vài lần ra tuyên bố từ lúc cho tàu Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm khu vực Bãi Tư Chính vào đầu Tháng Bảy, 2019, tuyên bố ngày 18 Tháng Chín thực chất là một tối hậu thư đối với giới “văn dốt, võ dát” ở Ba Đình.

Đây là kết quả tất yếu phải xảy ra sau chuỗi thời gian gần ba tháng dù bị hành hạ cả về tinh thần lẫn thể xác nhưng Bộ Chính Trị và Bộ Quốc Phòng Việt Nam vẫn không dám nổ một phát súng, dù chỉ bắn lên trời để cảnh cáo tàu Trung Quốc.

Sau tuyên bố trên, rất có thể Trung Quốc sẽ chuyển từ “đấu tranh ngoại giao” sang một giai đoạn mới là hành động mới về quân sự.

Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ chiến dịch, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới được Trung Quốc vẽ bổ sung.

Bước đầu, Trung Quốc có thể tấn công các tàu hải cảnh của Việt Nam đang bảo vệ Bãi Tư Chính. Sau đó, cuộc chiến sẽ leo thang với sự đụng độ giữa các tàu chiến của hai bên.

Hiện thời, một số thông tin cho biết cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã dàn tàu ở khu vực Bãi Tư Chính và vùng biển lân cận khu vực này, với số lượng mỗi bên gần 30 tàu.

Tuy nhiên xét về năng lực hải quân thì cho dù có điều động toàn bộ số tàu chiến và hải cảnh ra Biển Đông, phía Việt Nam cũng chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng lượng tàu chiến và hải cảnh của Trung Quốc, chưa kể hàng chục ngàn tàu “thương mại dân sự,” tức tàu cá được bọc sắt, mà Bắc Kinh tung ra như một đòn chiến thuật biển vào những lúc không cần có mặt tàu chiến.

Trên một phương diện tổng quan hơn, nếu so sánh lượng chi phí quốc phòng từ $4- $5 tỷ/năm của Việt Nam với con số $177 tỷ/năm của Trung Quốc thì càng quá khập khiễng.

Nếu chỉ căn cứ vào vài so sánh trên, hoàn toàn có thể nhận ra tình thế sẽ khó lòng cầm cự được lâu của Hải Quân Việt Nam nếu nổ ra chiến tranh ở Biển Đông.

Còn nếu xét về ý chí “hải quân bám bờ” trong suốt thời gian nhiều năm qua thì chẳng có hy vọng gì về việc Hải Quân Việt Nam dám can đảm chống cự tàu Trung Quốc khi bị tấn công, thậm chí cảnh “bỏ của chạy lấy người” còn có thể lan tỏa rộng – đúng theo phương cách “chống giặc bằng cờ” mà giới chóp bu Việt Nam đang đốc thúc phát 1 triệu lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân để “bám biển.”

Chiến hạm và sự hiện diện của Hải Quân Mỹ trong một lần ở quân cảng Cam Ranh hồi năm 2012. (Hình: Getty Images)

“Chuyện trong nhà”

Khác với quá khứ tạm thời êm ấm, giờ đây nguy cơ xung đột quân sự giữa “hai đảng anh em” đang hiển thị dần sau từng tuần lễ – khoảng cách thời gian đã thu hẹp rất đáng kể so với dự báo trước đây về nguy cơ này theo từng quý và từng tháng.

Hy vọng, hoặc chỗ bám víu còn nước còn tát của giới chóp bu Việt Nam giờ đây chỉ là trông đợi sự can thiệp của quốc tế nếu xung đột quân sự Trung-Việt nổ ra ở Bãi Tư Chính, chứ không còn cảnh “tự sướng” của báo đảng về 6 tàu ngầm lớp Kilo tân trang mà Việt Nam mua lại của Nga, hoặc về “tàu buồm Lê Quý Đôn hiện đại nhất thế giới của hải quân Việt Nam.”

Nhưng cộng đồng quốc tế lại là một ẩn số, mà cách nào đó là khá giống với phương trình đi Mỹ và làm gì ở đó của “Tổng tịch” Nguyễn Phú Trọng.

Bi kịch của Việt Nam từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường “vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam,” mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế.

Cách tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó, rất có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong “đường lưỡi bò 9 đoạn,” tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế “thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” vào năm 2019.

Cho tới lúc này Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu ban đầu của chiến dịch này, không chỉ khiến nhiều quốc gia trên thế giới và dư luận quốc tế dần bớt mối quan tâm đến một Biển Đông giằng co nhàm chán, mà còn biến Bãi Tư Chính từ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành nơi “tranh chấp không thể tranh cãi.” Để nếu chiến tranh nổ ra, bản chất cuộc chiến này sẽ là giành ăn dầu khí giữa những kẻ tương thông “Mười Sáu Chữ Vàng,” hoặc là “chuyện trong nhà” giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em mà không cần đến sự chia sẻ hay can thiệp của các nước khác.

Còn với Việt Nam, tình thế đã không còn dễ rút lui và dễ “rửa mặt” cho Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị của ông ta, khi Trung Quốc đã dám tung ra tối hậu thư “chủ quyền.”

Màu của máu

Đã rất rõ là phía Việt Nam càng lùi, Trung Quốc càng lấn tới – y hệt cái cách mà nhà cầm quyền Việt Nam và chế độ công an trị ở đất nước này đã đối xử với phong trào dân chủ nhân quyền. Ngay cả nếu Nguyễn Phú Trọng chấp nhận nhượng bộ “đi Trung trước, đi Mỹ sau” thì cũng khó làm cho Tập Cận Bình hài lòng để không tiếp tục “tống tiền” Bãi Tư Chính.

Tàu Trung Quốc chỉ có thể rút khỏi Bãi Tư Chính, mà cũng chỉ là tạm rút, trong trường Nguyễn Phú Trọng hủy bỏ chuyến đi Mỹ của ông ta, tương đương với việc từ bỏ ý định nâng tầm “đối tác chiến lược” của Việt Nam với Hoa Kỳ và không đưa Việt Nam nhích vào quỹ đạo của khối liên minh quân sự Đông Bắc Á (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc) đối trọng với Trung Quốc.

Thêm một lần nữa trong rất nhiều lần, Nguyễn Phú Trọng đứng giữa ngã ba đường. Nhưng khác nhiều với trước đây khi còn “trẻ khỏe,” hiện thời ông ta đang ở bên kia dốc trong ráng hoàng hôn màu đỏ quạch của tử thần.

…Và màu của máu

Nhưng nếu Trọng hủy bỏ chuyến đi Washington, sẽ chẳng có những hàng không mẫu hạm nào của hải quân Mỹ đi vào Biển Đông để áp sát những nơi mà Trung Quốc đã gia cố và phát triển thành căn cứ quân sự, răn đe bầy đàn tàu chiến của Trung Quốc. Mà nếu không có Mỹ, tương lai Trung Quốc nuốt gọn Bãi Tư Chính của Việt Nam chỉ là ngày một ngày hai. Khi đó, chính thể độc tài ở Việt Nam không chỉ mất trắng bể dầu thô nuôi đảng mà dân tộc Việt còn bị kẻ thù san sẻ lãnh thổ.

Nguy vong hơn lúc nào hết, giờ đây giới chóp bu Việt Nam phải tự quyết định số phận tồn vong của nó là thêm một lần đánh đu với người anh em cộng sản Bắc Kinh sẽ rất dễ khiến lục phủ ngũ tạng của dân tộc Việt Nam bị kẻ thù phanh thây, theo đúng cái cách mà chính quyền Trung Quốc đã làm để mổ sống nội tạng các tín đồ Pháp Luân Công. (Phạm Chí Dũng)

Việt Nam sợ xử lý tội phạm Trung Quốc?

Những ngày qua xôn xao thông tin xuyên tạc 4 đối tượng sản xuất ma túy ở Việt Nam chỉ bị phạt hành chính 95 triệu rồi “tha bổng về nước”, rồi quy kết rằng điều đó thể hiện “một chính quyền thất bại”. Thậm chí, để khẳng định thêm lập luận này, họ còn dẫn chứng thêm việc trao trả hơn 380 người đánh bạc Trung Quốc ở Việt Nam, vụ 3 đối tượng Trung Quốc giết tài xế giết tài xế taxi Việt Nam rồi bỏ trốn… Vậy những vấn đề này phải nhìn nhận sao cho đúng và đầy đủ?

71477255_942222492803471_8002728080630087680_n

Đầu tiên, cần phải nhìn nhận việc trao trả hơn 380 đối tượng người Trung Quốc đánh bạc ở Việt Nam là hoàn toàn đúng luật theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bởi đường dây đánh bạc trong lãnh thổ Trung Quốc, cho người Trung Quốc chơi không phải tổ chức cho người Việt, mà đất nước ta chỉ là nơi vận hành. Hơn nữa, những tội phạm Trung Quốc thì trao trả cho họ xét xử và thực hiện án phạt chứ tội gì mà Việt Nam ta lại phải tốn ngân sách để mở những phiên xét xử xong rồi lại phải nuôi họ để thực hiện án phạt theo kiểu “ôm rơm nặng bụng”. Nếu ta làm thế Trung Quốc còn sướng rơn vì có đất nước chứa chấp tội phạm giùm họ. Bên cạnh đó, những trường hợp trao trả này được các nước trên khu vực và thế giới thường sử dụng để hỗ trợ nhau trong quá trình truy bắt tội phạm, đặc biệt ở chuyên án này không chỉ có sự chấp pháp của lực lượng cảnh sát Việt Nam mà còn có cả cảnh sát Trung Quốc.

Thứ hai, cần khẳng định thông tin 4 đối tượng có hành vi sản xuất ma túy ở Việt Nam chỉ bị phạt hành chính rồi “tha bổng” về Trung Quốc là hoàn toàn sai sự thật. Chính xác là 4 trong 6 đối tượng liên quan đến đường dây ma túy này bị phạt 95 triệu đồng về hành vi cư trú bất hợp pháp được UBND tỉnh Bình Định ra quyết định. Còn việc xử lý tội sản xuất ma túy cơ quan chức năng vẫn còn đang trong quá trình điều tra làm rõ và chưa có kết luận. Theo thông tin nhận được thì Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã di lý 6 đối tượng là người Trung Quốc từ tỉnh Bình Định ra TP Hà Nội để điều tra tiếp. Cũng giống như việc công an Việt Nam bắt 3 đối tượng giết tài xế taxi Việt Nam hồi tháng 8 đến nay vẫn đang trong quá trình điều tra nên việc quy kết rằng những đối tượng trong 2 vụ án này sẽ được trao trả cho Trung Quốc là hoàn toàn không có cơ sở. Việc rêu rao những thông tin không có chỉ giúp thỏa mãn việc chửi rủa chính quyền và đánh vào tâm lý bài Trung của một số đối tượng chứ nó chẳng giúp gì cho việc xử lý những đối tượng phạm tội này.

Xử lý 1 vụ việc phải có đầy đủ bằng chứng, cơ sở pháp lý, hơn nữa nếu đó là tội phạm xuyên quốc gia thì càng phải cẩn trọng vì nó liên quan đến hiệp định tương trợ tư pháp và quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đã kí kết. Việc xử lý không tốt những trường hợp này có thể dẫn đến những khúc mắc trong việc trao trả tội phạm giữa các nước với nhau, gây ra tiền lệ xấu hoặc mất uy tín trên trường quốc tế chứ đâu chỉ phạm vi ở trong nước. Thậm chí, có thể đây sẽ là cái cớ để Trung Quốc hung hăng tấn công chúng ta nhiều hơn ở biển Đông. Với một nước luôn có tư tưởng bành trướng cái họ cần chỉ là một lý do mà thôi. Đừng đòi hỏi công bằng giữa một nước lớn và một nước nhỏ, bởi nghìn năm qua Trung Quốc đâu có ngừng tham vọng xâm lược Việt Nam ta. Nhưng chúng ta bao giờ cũng chiến thắng bởi biết vận dụng từng bước đi chiến lược ngoại giao khôn khéo, như cây tre dẻo dai mà vững chắc. Tất nhiên là không phải là vụ việc nào cũng trao trả, như giết người Việt Nam thì phải đền tội, gây phương hại cho Việt Nam thì phải đền tội… Chúng ta có quyền lên tiếng để yêu cầu chính quyền minh bạch về việc xử lý những tên tội phạm đó, còn suốt ngày chửi rủa mà không có căn cứ thì cũng chẳng khác nào những kẻ xâm lược luôn nhăm nhe Việt Nam ngoài kia. Tôi luôn đánh giá tinh thần xây dựng hơn là chửi cho sướng miệng.

Dường như chúng ta mang tâm lý bài Trung quá nặng nên một số người nhìn nhận sự việc thiếu khách quan. Tại sao không thử hỏi rằng nếu sợ Trung Quốc, nếu chính quyền Việt Nam thất bại như thế thì tại sao chúng ta có thể phá được 1 đường dây đánh bạc khổng lồ với con số lên đến 12 000 tỷ đồng, 1 đường dây sản xuất ma túy 13 tấn lớn chưa từng có, tóm gọn và nhanh chóng những đối tượng giết người đang bỏ trốn ở khu vực biên giới…? Những nỗ lực nằm gai nếm mật để bắt giữ, để triệt phá những vụ việc khủng khiến như vậy sao không được nhắc đến?

Căm ghét những điều Trung Quốc đang mưu đồ trên biển Đông là điều mà mỗi người dân ghi tạc trong lòng thế nhưng không vì thế mà rơi vào tâm lý bài Trung để dẫn đến kích động bạo loạn đất nước. Hãy nhớ từ xưa đến nay chưa bao giờ Việt Nam sợ Trung Quốc, nhưng phải khôn khéo và tỉnh táo để chiến thắng.

Lữ Khách



 Hèn với giăc Tàu ác với dân Việt:  CSVN!

Phát biểu tại Đại hội đồng LHQ là cơ hội tốt cho Việt Nam “quốc tế hóa việc tranh chấp” trên Biển Đông với Trung Quốc và việc ông Phạm Bình Minh không chỉ đích danh Trung Quốc thể hiện sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam về đối sách với Bắc Kinh, theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales.

Đồng thời, nhiều người Việt bày tỏ thất vọng khi ông Minh không nêu tên Trung Quốc trong bài phát biểu trước Đại hội đồng dù Hà Nội trong những tháng qua nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của mình cũng như tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.

Trong bài phát biểu hôm 28/9 tại New York, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam “kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982”.

Ông Minh nói "Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển Việt Nam" và rằng "các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển."

Bài phát biểu dài khoảng 16 phút của ông Minh không nêu tên Trung Quốc cũng như không đề cập đến vụ 'đối đầu' đang diễn ra tại Bãi Tư Chính.

Quang cảnh buổi họp của Đại hội đồng LHQ khi Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu.
Quang cảnh buổi họp của Đại hội đồng LHQ khi Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu.

“Thận trọng” và “chia rẽ”

Theo nhận định của GS Thayer, chuyên gia phân tích các vấn đề Việt Nam, giới lãnh đạo Hà Nội đã “rất thận trọng” trong việc ứng xử với vụ việc này.

Vị giáo sư của Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc của Đại học NSW cho rằng, mặc dù Việt Nam đang tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế trong vụ tranh chấp với Trung Quốc, việc không chỉ đích danh Trung Quốc tại Đại hội đồng LHQ là vì các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, “chia rẽ về việc Việt Nam nên theo đuổi chính sách nào” để ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông trong khi Bắc Kinh “không muốn danh thế hay vị thế của họ bị chỉ trích” trên trường quốc tế.

“Nguyên nhân của việc thiếu sự thống nhất là do Việt Nam không có những lựa chọn tốt,” theo GS Thayer và ông cho rằng “Trung Quốc hoàn toàn rõ ràng cho thấy họ muốn Rosneft Việt Nam ngừng khai thác dầu và Việt Nam không may là đã phải ngừng lại với Repsol trước sự đe dọa ở Bãi Tư Chính.”

Các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, “chia rẽ về việc Việt Nam nên theo đuổi chính sách nào” để ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông.
Carl Thayer, giáo sư của Đại học New South Wales


Vào tháng 7/2017 và tháng 3/2018, Việt Nam được cho là đã ngừng hai dự án khai thác dầu khí với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha. Hiện Việt Nam đang hợp tác với tập đoàn Rosneft của Nga ở Bãi Tư Chính nơi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đến thăm dò.

Luật sư Vũ Đức Khanh, người thường xuyên theo dõi chính trường Việt Nam, cũng cho rằng một trong những lý do Việt Nam vẫn ‘chưa’ nêu đích danh Trung Quốc là vì “vẫn cảm thấy cô đơn nếu có một cuộc xung đột vũ trang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam không tin bất cứ ai có thể đứng ra giúp họ và càng không tin Hoa Kỳ sẽ sát cánh chiến đấu bên cạnh họ vì giữa họ và Hoa Kỳ cũng như thế giới vẫn chưa có sự chia sẻ vào những giá trị nền tảng chung.”

Mỹ cho tới nay là quốc gia duy nhất nêu đích danh Trung Quốc khi cáo buộc nước này “bắt nạn” Việt Nam và các nước láng giềng trong hoạt động khai thác dầu khí Biển Đông.

“Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc bắt nạt nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn giữa Mỹ và Việt Nam cũng như lòng tin trong vấn đề này,” GS Thayer nói và cho rằng Việt Nam và Mỹ có những quan điểm khác nhau về mối quan hệ chiến lược, và Mỹ sẽ không bảo vệ Việt Nam trên Biển Đông chừng nào Việt Nam không phải là một đồng minh của họ.

Thất vọng

Từ Việt Nam, luật sư Lê Công Định viết trên Facebook: “Những ai quan tâm đến tình hình quốc gia hiện nay đều trông đợi (ông) Phạm Bình Minh lên án (Trung Quốc) thực hiện chính sách gây hấn trên Biển Đông và xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên (ông) Phạm Bình Minh đã nói gì? Ông cũng nêu vấn đề mà mọi người quan tâm, nhưng tuyệt nhiên không dám nhắc đến (Trung Quốc) như kẻ xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam.”

Nhiều người Việt, trong và ngoài nước, dùng từ “thất vọng” về bài phát biểu của ông Minh, cũng là bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.

“Cá nhân tôi cũng như hàng triệu người Việt Nam khác trong lẫn ngoài nước cùng nhiều bạn bè của Việt Nam trên thế giới đều rất thất vọng” về bài phát biểu của ông Minh trước Đại hội đồng LHQ hôm 28/9, Luật sư Vũ Đức Khanh nói với VOA từ Canada.

"Ông (Phạm Bình Minh) cũng nêu vấn đề mà mọi người quan tâm, nhưng tuyệt nhiên không dám nhắc đến (Trung Quốc) như kẻ xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam."
LS Lê Công Định


Tiến sỹ Mạc Văn Trang, hiện đang sống ở Hà Nội, cũng chia sẻ chung quan điểm này. Ông nói với VOA rằng ông “quá thất vọng” vì cho rằng Việt Nam là “chính nghĩa, bị hại, mà không dám nêu tên kẻ cướp và lên án (Trung Quốc)”.

Trong số những người bày tỏ sự thất vọng qua các đăng tải trên Facebook cá nhân, một người dùng có tên Nguyen Ngoc Chu viết rằng “Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam, đem tàu đến thăm dò địa chất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không cho Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam, mà Việt Nam không dám chỉ mặt gọi tên lên án Trung Quốc tại ĐHĐLHQ thì ai sẽ lên án Trung Quốc giúp Việt Nam?"

Theo dữ liệu hành trình mới nhất mà chuyên gia hàng hải của Đại học Hải chiến Hoa Kỳ, Ryan Martinson, cập nhật hôm 30/9, hai ngày sau khi ông Minh phát biểu tại LHQ, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã quay trở lại vùng biển của Việt Nam lần thứ 4. Cho tới lúc này Việt Nam chưa có phản ứng gì về lần trở lại mới nhất của tàu Trung Quốc.

Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc như Philippines đã làm để có được sự ủng hộ chính thức của cộng đồng quốc tế và giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông về lâu dài.

‘Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống’

Thường Sơn

(VNTB) – Chóp bu Việt Nam đã thêm một lần nữa bị vuột cơ hội vận động quốc tế về vụ Bãi Tư Chính, nhưng bởi chính thói đớn hèn đã trở thành nan y của chế độ này.

Tại cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) vào ngày 28/9/2019, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cắm đầu đọc một bài diễn văn dài tới 15 phút, với nội dung chủ yếu xoay quanh:

“Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS”

Phạm Bình Minh ‘đọc bài’ nhưng không một lần dám nhắc cái tên Trung Quốc

Blogger Phạm Thành bình luận: “Phạm Bình Minh nhắc tới luật quốc tế 6 lần, biển Đông 3 lần, 1 lần Indo-Pacific, 1 lần vùng đặc quyền kinh tế. Không nhắc tới Tàu một lần nào. Ông có nói tới một incident (sự cố?). Tui nghĩ đám ngồi dưới chả hiểu sự cố gì…”

Đã quá đủ để nhìn ra ‘bản lĩnh Việt Nam’!

Cử chỉ bị coi là câm nín của giới lãnh đạo Việt Nam và việc chẳng một quan chức cao cấp nào trong ‘tam trụ’ – từ Nguyễn Phú Trọng đã từng cầu an ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam’ đến Nguyễn Xuân Phúc từng nghiêng ngoẹo cụng ly với Tập Cận Bình vào năm 2016, và cả Nguyễn Thị Kim Ngân uốn éo trước mặt họ Tập về ‘đại cục’ ở Bắc Kinh… đã dìm xác suất ‘kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế’ xuống đáy hy vọng, xứng đáng bổ sung thêm một ‘không’ nữa vào chính sách ‘ba không’ gậy ông đập lưng ông của Hà Nội: không kiện Trung Quốc!

Rốt cuộc, tất cả từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế.

Đó chính là nguồn cơn khiến Bắc Kinh tự tin và ngạo mạn khi đưa ra tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó. Điều này rất có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong “đường lưỡi bò 9 đoạn,” tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế “thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” vào năm 2019.

Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này. Và nếu Trung Quốc đạt được một sự ủng hộ của một số nước nào đó, dưới dạng tuyên bố hoặc nghị quyết quốc tế, đó sẽ là cơ sở và tiền đề cực kỳ quan trọng để ‘Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa’ tiến hành một chiến dịch quân sự tốc chiến xâm chiếm Bãi Tư Chính của Việt Nam. Tốc chiến trước khi Việt Nam khai thác hết dầu để nuôi đảng!

Một sự ghẻ lạnh lạ lùng xâm phủ bộ mặt chính thể độc tài ở Việt Nam – luôn tự hào có rất nhiều quan hệ đối tác chiến lược.

‘Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống

Dân phẫn nộ vì người Trung Quốc sản xuất ma túy ở Việt Nam chỉ bị phạt hành chính trong khi người VN bị tử hình tại VN, TQ


Một cảnh sát canh gác bên cạnh lô hàng ma túy bị thu giữ ở Trung Quốc năm 2018. Bộ Công an Việt Nam đã phát hiện và đang điều tra đường dây sản xuất ma túy của người Trung Quốc ở Việt Nam, trong đó 4 người Trung Quốc bị phạt "hành chính" 95 triệu đồng.

Việc nhà chức trách đưa ra mức xử phạt hành chính đối với 4 người Trung Quốc tham gia đường dây sản xuất ma túy “cực lớn” ở Việt Nam đã làm người dân phẫn nộ khi họ cho rằng Việt Nam sẽ là “thiên đường” của tội phạm Trung Quốc.

Truyền thông trong nước hôm 11/9 cho biết một đường dây sản xuất ma túy được gọi là “cực lớn” do nhóm người Trung Quốc cầm đầu ở tỉnh Bình Định đã bị Công an Việt Nam triệt phá. Bốn người Trung Quốc liên quan đến đường dây này bị xử phạt hành chính về “hành vi cư trú bất hợp pháp với số tiền 95 triệu đồng”.

Quyết định xử phạt của tỉnh Bình Định đối với những người Trung Quốc, được VTC và Người Lao Động trích dẫn, cho biết ông Zhou Liuging, 38 tuổi, bị phạt 35 triệu đồng do “không có giấy tờ tùy thân và đã vi phạm hành chính với lỗi là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền”. Ba người còn lại bị phạt mỗi người 20 triệu đồng do “nhập cảnh hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền”.

Bốn người này nằm trong số 6 nghi can vừa bị Bộ Công an bắt giữ liên quan đến 2 kho chứa hóa chất dùng để chế biến ma túy tại phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn của Bình Định, theo ghi nhận của phóng viên VTC và Người Lao Động.

Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy của Bộ Công an đã thu giữ 200 thùng phuy chứa hóa chất và nhiều dụng cụ, máy móc để sản xuất ma túy.

Kết quả cho thấy kho chứa hóa chất ở Bình Định là nơi trung chuyển cho các cơ sở sản xuất ma túy tại nhiều tỉnh, thành trong nước do người Trung Quốc cầm đầu vừa được Bộ Công an Việt Nam triệt phá.

Trước đó, Bộ Công an hôm 9/9 bắt giữ 8 người Trung Quốc có hành vi sản xuất ma túy tại tỉnh Kon Tum. Công an Việt Nam đã thu giữ hàng chục tấn hóa chất, tiền chất ma túy cùng 20 tấn máy móc, thiết bị sản xuất ma túy trong vụ đột kích nhà kho ở tỉnh trên Tây Nguyên, theo Thanh Niên.

Trong số những người phản đối mức phạt “hành chính” đối với 4 công dân Trung Quốc, một người dùng Facebook có tên Thuy Le cho rằng “tội phạm buôn bán, tàng trữ, sản xuất ma túy thường phải xử nhiều năm tù hoặc chung thân đến tử hình”. Facebooker này “phẫn nộ” trước việc những người Trung Quốc chỉ bị phạt “vài chục triệu đồng”.

Anh Linh, một người dùng Facebook, cũng nêu ý kiến phản đối khi cho rằng “buôn bán sản xuất 13 tấn ma túy chỉ phạt hành chính thì xã hội không loạn mới lạ”.

Trong khi đó, hôm 5/9 một tòa án ở TP HCM đã tuyên án chung thân đối với một công dân Úc gốc Việt vì tham gia đường dây buôn bán ma túy từ Việt Nam sang Úc.

Luật sư Hà Huy Sơn nói với VOA rằng khung hình phạt theo Bộ luật hình sự Việt Nam cho hành vi sản xuất ma túy với khối lượng lớn như vậy phải là tử hình.

Nhận định về việc xử phạt 4 người Trung Quốc của chính quyền Bình Định, ông Lê Quang Huy, một người dân sống ở TP HCM nói với VOA rằng “tội phạm ma túy là tội hình sự” và do đó theo ông “tội phải xét xử theo thẩm quyền lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị vướng vào hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc nên phải trả cho Trung Quốc”. Ông Huy nói ông “phản đối điều này.”

Trung Quốc tháng trước cho biết quốc hội nước này đã phê chuẩn một Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam đã được ký kết từ năm 2015, theo đó các tội phạm của Trung Quốc sẽ được đưa về nước họ để xử. Việc phê chuẩn này diễn ra hơn 1 tháng sau khi Việt Nam dẫn độ hơn gần 400 nghi phạm người Trung Quốc tham gia đường dây đánh bạc được coi là lớn nhất ở Việt Nam qua mạng internet tại Hải Phòng bằng đường bộ qua cửa khẩu quốc tế tại Lạng Sơn.

Tháng trước, ba người Trung Quốc bị kết tội giết hại một người lái xe taxi ở Sơn La rồi vứt xác xuống sông nhưng lại được trục xuất về Trung Quốc. Vụ việc này cũng gây nên phẫn nộ từ phía người dân.

Cũng trong tháng 8, Việt Nam đã dẫn độ 28 người Trung Quốc giao cho Cục Công an TP Đông Hưng của Trung Quốc xử lý về hành vi điều hành sàn chứng khoán giả tại Việt Nam.

Luật sư Lê Đình Việt cho rằng “Hiệp ước dẫn độ Việt-Trung sẽ thu hút nhiều người Trung Quốc qua Việt Nam phạm tội” trong một phần đăng tải trên Facebook cá nhân hôm 11/9.

Một Facebooker có tên Vova Bui, trong phần bình luận về việc xử phạt hành chính 4 người Trung Quốc ở Bình Định, cũng cho rằng “Việt Nam sẽ là thiên đường của tội phạm Trung Quốc”.

“Để đảm bảo chủ quyền và luật pháp được thực hiện nghiêm minh thì tội phạm xảy ra trên đất nước Việt Nam cần phải được xử lý bằng pháp luật Việt Nam,” theo LS Hà Huy Sơn



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 482 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 412 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 373 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 354 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 347 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 299 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 288 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 256 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 251 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 249 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.