Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24838746

 
Bản sắc Việt 18.04.2024 20:49
Gián điệp TC hoành hành khắp thế giới, đặc biệt nhám vào VN tiêu diệt nòi giống để chiếm lãnh thổ đồng hóa với sự đồng lõa CCSVN
06.12.2019 14:08

Chân Như (Danlambao) - Hôm 24.11.19, Wang Liqiang- Vương Lập Cường- một gián điệp Trung cộng trốn sang Úc, đã tiết lộ với chính quyền Úc một loạt danh tính các điệp viên tình báo cấp cao của TC tại Hong Kong, Đài Loan và những hoạt động gián điệp của Bắc Kinh khắp châu Á. (1)

Gián điệp Trung cộng

< A >

Nắm được danh sách điệp viên từ Vương Lập Cường, bà Thái Văn Anh đã ra lệnh bắt giữ ngay 2 giám đốc hãng Hong Kong đang đầu tư năng lượng tại Đài Loan, ngay khi cả hai tên này đang trên đường đến phi trường tẩu thoát về Hong Kong. Cũng theo Vương Lập Cường, TC đã mua chuộc vài cơ quan thông tấn tại Đài Loan như CTi News, Chinese television (CTV), và EBC News với số tiền lên đến 210 triệu USD nhằm mục đích tuyên truyền ủng hộ Đài Loan sáp nhập vào TC và TC cũng hỗ trợ mạnh mẽ ứng viên tổng thống Han Kuo-yu thuộc Quốc dân Đảng, người chủ trương kêu gọi Đài Loan quay trở lại “ một Trung Quốc” . (2)

Theo báo chí Úc, Vương đã "tiết lộ tường tận các chi tiết" về cách Bắc Kinh kiểm soát các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán để tài trợ cho các hoạt động tình báo, bao gồm cả việc giám sát và lập hồ sơ của những nhà bất đồng chính kiến với TC. Vương cũng thú nhận rằng chính mình đã tiếp tay thực hiện vụ bắt cóc Lee Bo, chủ hiệu sách Causeway Bay và 4 nhân viên khác của hiệu sách tại Hong Kong vào tháng 10/2015 để đưa về đại lục. Hiệu sách này bị Bắc Kinh cáo buộc là nơi phân phát các tài liệu chống phá TC.

Hiện nay chính phủ Úc đang điều tra, xác minh cũng như đối chiếu với lời khai của Vương Lập Cường trước khi phát lệnh truy nã bọn gián điệp TC trong nước họ. 

Số gián điệp TC tại Úc và Canada

Tương tự vào năm 2005, tờ Thời báo New York có đưa tin, một quan chức ngoại giao của TC là Trần Dụng Lâm cư trú tại Úc cũng đã xin chính phủ Úc “tỵ nạn chính trị”, đồng thời Trần Dụng Lâm còn tiết lộ thêm, ở Úc có hơn 1.000 gián điệp TC. Dân số Úc chỉ có 20 triệu người (ít hơn Đài Loan), nhưng TC lại đưa đến nước này số lượng gián điệp khủng khiếp như vậy.

Trước vụ Trần Dụng Lâm, tờ Global Post của Canada cũng có đưa tin, một nhân viên Văn phòng An ninh Quốc gia là Hách Phụng Quân khi nộp đơn xin tị nạn tới Úc cũng tiết lộ rằng, có hơn 1.000 điệp viên của TC ở Canada, chủ yếu ở hai thành phố đông người gốc Hoa là Toronto và Vancouver. 

Số gián điệp TC tại Hoa Kỳ

Tổng dân số của Úc và Canada khoảng 50 triệu người, vậy mà TC phái đến 2.000 gián điệp, vậy thì với “kẻ thù” như Hoa Kỳ thì TC đã đưa đến bao nhiêu gián điệp cho vừa?

Một số chuyên gia về trí tuệ và an ninh của Hoa Kỳ đã xác nhận rằng TC là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với hành vi trộm cắp công nghệ từ những nghiên cứu mà Hoa Kỳ phải chi ra khoảng 510 tỷ USD hàng năm. Thường thì Hoa Kỳ phải mất khoảng 10 năm để phát triển một hệ thống vũ khí tối tân, nhưng sau khi TC ăn cắp được công nghệ tiên tiến của Mỹ thì TC có thể rút ngắn xuống còn 2 – 3 năm là có thể tung ra những vũ khí hiện đại tương tự như Mỹ. (3)

Muốn thực hiện các điệp vụ khó khăn và tinh vi như trên, chắc chắn TC phải gài vào Hoa Kỳ vài chục ngàn gián điệp mới đủ. 

Gián điệp TC tại VN

Tìm trên Wikipedia chỉ thấy thống kê của năm 1999, tổng số người Hoa ở VN là 862.371 (1,13% dân số ở VN). 20 năm sau tức năm 2019, con số người Hoa sang VN làm việc, mua nhà, định cư chắc chắn đã tăng lên ít nhất là gấp 3 đến 4 lần, khoảng 3 triệu người. Trong 3 triệu người Hoa đó có bao nhiêu người là gián điệp cho TC? Nhiều lắm vì nhìn đâu cũng thấy bàn tay lông lá của tình báo Hoa Nam kiểm soát nhất cử nhất động ĐCSVN: Vây quanh các chủ chốt lãnh đạo, trong Trung ương, trong Bộ Ngoại giao, trong Bộ Quốc phòng, trong các bộ máy tuyên truyền, trong Quốc hội và thậm chí khi người dân xuống đường phản đối TC thì xen lẫn vào những tên côn an VN đánh dân đổ máu cũng có bọn TC! 

6/12/2019


CHÍNH SÁCH ĐỒNG HÓA CÁC DÂN TộC Bị TRị

                              hay là

               HIỂM HọA TRUNG CộNG

 

                                                  Nguyễn Phúc

 

 

          Sau khi đã chiến thắng trên toàn cõi Hoa lục vào năm

     1949, Trung Quốc đã sớm lộ diện là một đế quốc qua việc thôn

     tính một quốc gia nhược tiểu để khuếch trương lãnh thổ và

     phạm vi thế lực của mình: chưa đầy một năm kể từ ngày tuyên

     bố thành lập nền cộng hòa nhân dân, Bắc Kinh đã xua quân

     sang chiếm Tây Tạng và biến nước này thành một vùng mệnh

     danh là "tự trị" của Trung Quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh

     đạo tinh thần và thế tục của dân tộc Tây Tạng hiện lưu vong,

     đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh chấp nhận cho Tây Tạng được

     hưởng quyền tự trị thực sự, nhưng chính quyền Trung Quốc lấy

     cớ là "chưa đến lúc cần có sự thương nghị giữa đôi bên" để

     bác bỏ.

 

          Trên thực tế, Tây Tạng là một vùng dành cho dân di thực

     đến từ chính quốc. Song song với sự di dân ào ạt, còn có

     việc bắt buộc người Tây Tạng phải hạn chế sinh đẻ (có kế

     hoạch hoặc bằng cách phá thai). Cọng thêm với số người bị

     thiệt mạng trong những năm kháng chiến chống ngoại xâm và

     những lý do làm giảm dân số sẽ được đề cập đến ở phần sau,

     hậu quả thấy trước được của chính sách ấy là, sau một vài

     thế hệ, dân tộc Tây Tạng sẽ trở thành một sắc dân thiểu số

     chìm ngập trong biển người Hoa tại chính xứ sở của họ. Đây

     là một chính sách mà Bắc Kinh đã thi hành hữu hiệu ở Nội

     Mông: tại vùng này, cộng đồng Hoa kiều nay lên tới khoảng

     15 đến 20 triệu người trong lúc thổ dân Mông chỉ còn lại độ

     ba triệu người.

 

          Nhưng điều thâm độc hơn cả là chính sách nhằm làm cho

     người Tây Tạng mất gốc để dễ đồng hóa họ: dân Tây Tạng vốn

     sùng đạo Phật và văn hóa Tây Tạng bắt nguồn từ Phật giáo nên

     Bắc Kinh đã chủ trương hủy diệt nền văn hóa Tây Tạng bằng

     cách đàn áp giáo hội và tăng lữ Phật giáo Tây Tạng. Trong

     một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Henri-Christian Giraud và

     Patrice de Méritens của tạp chí Le Figaro vào tháng 4 vừa

     qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết là "chính sách di dân và

     việc kiểm soát sinh đẻ đối với người Tây Tạng vẫn tiếp tục;

     nhưng còn có thêm trò mới: Bắc Kinh cho rằng tất cả những gì

     dính líu đến Phật giáo và văn hóa Tây Tạng đều khuyến khích

     khuynh hướng tách rời (khỏi Trung Quốc) và lòng mong muốn tự

     do của dân chúng, nên họ quyết tâm trấn áp Phật giáo (1)."

 

          Theo lời nói thêm của Ngài thì "trò mới" đây là một

     chiến dịch đàn áp tàn bạo, triệt để, có phương pháp, gọi là

     chiến dịch "Đánh mạnh", do chính phủ Trung Quốc phát động đã

     được hơn một năm. Trước đó, Phật giáo đã bị đàn áp rồi và,

     tuy chưa "đánh mạnh", thế mà trong thập niên 60 đã có hơn

     sáu chục nghìn chùa chiền bị tàn phá và hơn một triệu người

     bị tàn sát (một phần sáu dân số) như một tu sĩ Phật giáo

     người Pháp, tiến sĩ Matthieu Ricard, đã viết trong tạp chí

     Le Figaro (2).

 

          Một nhân vật quan trọng của đảng Cộng Sản Trung Quốc là

     Chen Kuiyuan đã được phái sang Lhassa để chỉ huy chiến dịch.

     Nhân vật này trước đã từng giữ chức "thái thú" tại Nội Mông

     và nhiệm vụ chính của y lúc đó là tìm cách hủy diệt bản sắc

     dân tộc của nhân dân Mông Cổ với kết quả như đã nói trên

     đây; bây giờ kinh nghiệm đó được dùng làm khuôn mẫu để hủy

     diệt nền văn hóa của dân tộc Tây Tạng.

 

          Những toán gồm khoảng 5 viên chức Trung Quốc được phái

     đến các tu viện giảng dạy về tinh thần ái quốc và ý thức hệ

     cho các tu sĩ và ni cô. Các "học viên" phải học tập từ 4 đến

     5 tiếng mỗi ngày để được thấm nhuần về mối hại của đời sống

     tâm linh và những lợi ích của thuyết vô thần và chủ nghĩa

     cộng sản. Các khóa học kéo dài từ 4 đến 8 tuần lễ và kỳ thi

     mãn khóa kết thúc bằng việc ký tên vào một tờ khai theo đó

     các học viên công nhận rằng Tây Tạng bao giờ cũng thuộc về

     Trung Quốc, rằng họ từ bỏ vị Đạt Lai Lạt Ma của họ và thừa

     nhận vị Ban Thiền Lạt Ma do chính phủ cộng sản vô thần chấp

     nhận như là hậu thân của vị Ban Thiền Lạt Ma tiền nhiệm,

     v.v... Những học viên nào không chịu ký tên vào tờ khai sẽ

     bị trục xuất khỏi tu viện hoặc còn bị giam giữ nếu họ biểu

     lộ sự phản đối của họ một cách quá lộ liễu.

 

          "Tội" công khai tuyên bố rằng Tây Tạng không thống

     thuộc Trung Quốc có thể lãnh án tù hơn mười năm. Về phần

     những tu sĩ bị trục xuất khỏi các chùa chiền, đa số bị cấm

     không được tự do du hành và lảng vảng tới các thị thành, nếu

     trái lệnh sẽ bị bắt giam. Họ phải sống một cuộc sống hoàn

     toàn vô vọng, trong một trạng thái bất an toàn thường trực.

     Do đó, nhiều tu sĩ và ni cô chống đối việc ký tên vào tờ

     khai đã tự ý ra đi trước khi các toán "cải tạo tư tưởng" đến

     chùa để tổ chức khóa học. Những người ở lại phải luôn luôn

     dè chừng các điểm chỉ viên đang sống chung với họ. Công an

     địa phương còn bắt họ phải tập bắn súng tay với ý định rõ

     rệt là nhằm hủy diệt phát nguyện bất bạo động và giới sát

     của họ.

 

          Mặt khác, đối với các nhà tu khổ hạnh sống trong các

     hang động, chính quyền sở tại buộc họ phải trả tiền thuê nếu

     họ muốn tiếp tục cư ngụ tại những nơi đó (nay được đánh số

     như các nhà ở tại thành thị) vì lẽ Bắc Kinh xem những nhà tu

     hành như là những "kẻ ăn bám vào xã hội".

 

          Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rằng trong năm

     nay không có tu viện nào bị đóng cửa nhưng trên thực tế,

     những biện pháp nói trên đã đưa đến kết quả là con số các

     nhà tu hành trong các tu viện đã giảm đi từ 50% đến 95%.

     Chẳng hạn, tại một tu viện trong tỉnh Kongo, số tu sĩ đã sút

     giảm từ ba trăm xuống còn có tám vị.

 

          Nhưng chiến dịch "Đánh mạnh" không chỉ tập trung vào

     lãnh vực tôn giáo mà thôi. Những chỉ thị mới đã được đưa ra

     nhằm giới hạn việc xử dụng ngôn ngữ Tây Tạng trong các

     trường học. Các trường dạy tiếng Tây Tạng vốn được dân chúng

     ưa chuộng vì đã đạt được những kết quả tốt nay đã phải đóng

     cửa. Tại viện ngôn ngữ học của cái gọi là "trường đại học

     Tây Tạng" ở Lhassa, từ nay các giáo sư bị buộc phải giảng

     dạy lịch sử Tây Tạng bằng tiếng Hoa.

 

          Trước sự đàn áp vừa tàn bạo vừa thâm độc như vậy, những

     cuộc xung đột, những vụ nổ bom, những cuộc biểu tình đã xảy

     ra nhưng chỉ để chuốc lấy sự thất bại trước mũi súng của

     quân đội và công an với sự phụ giúp của các chỉ điểm viên.

     Càng ngày càng có nhiều người bị bắt giam dài hạn, tra tấn

     dã man hoặc bị thủ tiêu.

 

          Lần nữa, rất nhiều tăng lữ và người thế tục đã chọn con

     đường xa xứ đầy hiểm nguy. Mùa đông vừa qua, nhiều người

     trong số đó đã bị chết rét khi tìm cách vượt qua biên giới

     giữa Tây Tạng và Nepal trên những đường đèo ngập tuyết.

     Trong số những người may mắn đã đến được Katmandou vào tháng

     ba vừa qua, có một ni cô bị bắt giam vào lúc 16 tuổi vì tội

     đã hát một bài hát nói lên lòng khao khát tự do và độc lập

     của mình; ni cô ở tù đến 13 năm và đã phải chịu những hình

     phạt thường lệ như hiếp dâm, tra tấn, v.v.. Hai bàn tay của

     cô trông dị dạng vì những chỗ bị đánh gãy đã được tiếp lại

     một cách vụng về. (3).

 

          Thông cảm với nỗi thống khổ của nhân dân Tây Tạng, xin

     mượn câu văn sau đây, trích trong bài Bình Ngô Đại Cáo, để

     có thể lột hết tính cách tàn bạo, vô nhân của một chính sách

     còn thâm độc hơn cả đường lối cai trị của quan quân nhà Minh

     nhằm đồng hóa người Việt với người Tàu vào đầu thế kỷ XV:

 

           "Quyết Đông Hải chi thủy, bất túc dĩ trạc kỳ ô;

            Khánh Nam Sơn chi trúc, bất túc dĩ thư kỳ ác (4)."

 

 

          Nói đến sự tàn ác của Trung Quốc đối với dân tộc Tây

     Tạng dĩ nhiên phải nghĩ đến mối hiểm họa đang rình rập các

     quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Cũng

     như Tây Tạng, đây là những lân bang của Trung Quốc; họ đã

     từng bị Trung Hoa dòm giỏ và, vào một giai đoạn nào đó trong

     lịch sử của quốc gia họ, họ đã bị người láng giềng khổng lồ

     phương Bắc này xâm lược hay toan tính xâm lược. Năm 1287,

     Hốt Tất Liệt sai quân đi đánh Miến Điện nhưng đã thất bại vì

     ngựa trận của họ, khiếp đảm trước hai ngàn thớt voi của đại

     quân Miến, đã chạy dài mà không dám lâm trận. Năm 1292, y

     lại đưa 1000 chiến thuyền và 20000 quân xuống đánh Java (Nam

     Dương) nhưng bị phục kích, quân Nguyên đành phải rút lui sau

     khi đã tổn thất hơn 3000 người. Riêng Việt Nam sát cạnh đã

     bị Trung Hoa đô hộ cả ngàn năm, đã bao lần bị xâm lăng, đã

     từng bị thất trận nặng nề và cũng đã chiến thắng vẻ vang;

     tuy nhiên, dù chiến thắng chúng ta vẫn phải xin cầu phong và

     chịu cống nước Tàu mới được yên thân. Và trên thực tế, áp

     lực và mối đe dọa từ phương Bắc vẫn luôn luôn tồn tại. Tới

     thế kỷ này, vào những năm cuối thập niên 50 và đầu thập niên

     60, Bắc Kinh đã xử dụng các đảng cộng sản Mã Lai, Nam Dương

     và Phi Luật Tân - được họ huấn luyện và yểm trợ tích cực -

     để gây loạn trong các nước này; công cuộc bình định đã đòi

     hỏi một thời gian khá dài với những tổn thất nặng nề về tài

     sản cũng như về nhân mạng. Vào tháng 1, 1974, Trung Cộng đem

     chiến hạm tấn công và cưỡng chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

     Tháng 2, 1979, Trung Cộng xua quân qua biên giới Bắc Việt để

     "trừng phạt" Việt Cộng. Đến năm 1988, sau khi quốc hội Trung

     Quốc biểu quyết một đạo luật khẳng định chủ quyền của họ

     trên 85% vùng biển Nam Hải, Trung Cộng đã dùng vũ lực chiếm

     7 đảo trong quần đảo Trường Sa (Spratly), rồi ba năm sau,

     chiếm thêm 8 đảo nữa. Trong việc chiếm đóng một số đảo trong

     quần đảo Trường Sa, họ đã gây hấn không những với Việt Nam

     mà còn với Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Đài Loan nữa.

 

          Những hành động bất chấp luật lệ và qui tắc quốc tế

     cùng với việc gia tăng ngân sách quốc phòng và hiện đại hóa

     quân lực Trung Quốc là mối ưu lo rất lớn đối với các nước ở

     Đông Nam Á. Tuy nhiên, trung thành với truyền thống của họ

     là "dàn xếp tranh chấp bằng thương thuyết", các nước trong

     hiệp hội ASEAN chủ trương nên tìm cách giải quyết vấn đề

     bằng đường lối ngoại giao ôn hòa, đặc biệt là tránh đối đầu

     trực tiếp với Trung Quốc. Về phần Hà Nội, họ đã "bán đứng"

     đảo Hoàng Sa [nay đổi tên là Xisha (Tây Sa)] cho Trung Quốc

     như chúng ta đã biết và lúc đứng trước việc nước này chiếm

     một số đảo của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa thì tuy họ

     có phản đối nhưng lời lẽ rất là yếu ớt.

 

         Cho đến khi Trung Cộng chiếm cứ và đặt một trạm thông

     tin trên đảo Mischief, một đảo san hô thuộc quần đảo Spratly,

     cách đảo Palawan thuộc Phi Luật Tân 170 cây số và cách địa

     điểm gần nhất trên lục địa Trung Hoa đến 1200 cây số, các

     nước trong ASEAN mới thực sự rúng động. Họ cấp tốc gia tăng

     chi phí tạo mãi vũ khí và, riêng trong năm 1994, 6 nước

     ASEAN đã chi tiêu về quốc phòng đến 12,7 tỷ Mỹ kim. Lý do

     khiến hiệp hội ASEAN kết nạp Việt Nam vào hội sớm hơn dự

     định là kỳ vọng ở sự đóng góp của một quân lực hùng hậu,

     giàu kinh nghiệm chiến đấu nhất trong vùng và có khả năng

     giúp làm cân bằng cán cân lực lượng. Ít ra thì với sự hiện

     diện của quân đội Việt Nam, cộng thêm với việc tăng cường

     quân lực của họ, họ hi vọng có thể làm cho đối phương thối

     chí hay từ bỏ ý định xâm lăng.

 

          Mặt khác, vì sách lược an ninh của ASEAN trước nay vẫn

     là giải quyết tranh chấp bằng đường lối ôn hòa nên họ hi

     vọng rằng Diễn đàn Khu vực hiệp hội ASEAN (ASEAN Regional

     Forum, gọi tắt là ARF) về vấn đề an ninh sẽ tìm được giải

     pháp hòa bình cho "bài toán Trung Quốc". ARF là một tổ chức

     dùng làm nơi thảo luận về việc giải quyết những vấn đề căng

     thẳng và gây tín nhiệm giữa các quốc gia Đông Nam Á; nói

     cách khác, ARF có mục đích giúp làm cho thế quân bình lực

     lượng hiện rất mong manh tại Đông Nam Á khỏi bị xáo trộn bởi

     sự ganh đua giữa các nước lớn - Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản

     và Nga. Được thiết lập cách đây 4 năm, ARF gồm có 9 hội viên

     của hiệp hội ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Nga,

     Liên Hiệp Âu Châu và Gia Nã Đại.

 

          Trong thời gian này, tình hình xem ra có vẻ sáng sủa

     hơn trước. Nhưng dù sao, thái độ hùng hổ của Trung Quốc vẫn

     còn làm cho các quốc gia vùng Đông Nam Á luôn luôn lo âu vì

     nó đe dọa nền an ninh và sự ổn định mà các quốc gia này cần

     có để tiếp tục phát triển. Năm trước đây, có vẻ như Trung

     Quốc đã thiên về khuynh hướng đối đầu với các nước mà họ cho

     là đối thủ của họ. Việc Trung Quốc phóng hỏa tiễn vào các

     đường biển ở ngoài khơi Đài Loan với mục đích hăm dọa các cử

     tri tại đảo quốc này trước khi có cuộc bầu cử tổng thống vào

     tháng Ba trong năm đã dẫn tới cuộc "chạm trán" với Hoa Kỳ.

     Cuộc khủng hoảng này cùng với việc cưỡng chiếm các đảo san

     hô tại biển Nam Hải có vẻ như báo hiệu là những tai họa mà

     mọi người lo sợ nhất thế nào cũng sẽ xảy ra. Tức giận vì

     những biện pháp của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ Đài Loan mà Trung

     Quốc coi như một phần đất của họ, đầu năm nay Trung Quốc đã

     công khai đòi hỏi Hoa Kỳ phải rút quân về nước.

 

          Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục coi chừng nhau một

     cách thận trọng và tình trạng "hai bên còn giữ miếng" đó dù

     sao cũng đã giải tỏa được phần nào thắc mắc của các nước Á

     Châu về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến khu

     vực này. Với một nước Nga còn mắc kẹt trong bãi lầy kinh tế

     và một nước Nhật vẫn còn bị các nước Á Châu khác nhìn họ với

     con mắt ngờ vực, Hoa Kỳ là cường quốc duy nhất đủ hùng mạnh

     để ngăn chận một Trung Quốc hiếu thắng. Một số quốc gia

     trong vùng có ý nghi ngờ rằng Hoa Kỳ không có quyết tâm duy

     trì sự hiện diện của họ trong khu vực một khi chiến tranh

     lạnh đã chấm dứt; nhưng việc Hoa Kỳ đưa hai chiếc hàng không

     mẫu hạm đến ngoài khơi Đài Loan trong vụ "khủng hoảng Đài

     Loan" đã trấn an được tinh thần của những kẻ ngờ vực và làm

     cho họ tin rằng Hoa Kỳ sẽ không thể để cho thế quân bình lực

     lượng tại vùng này bị Trung Quốc đảo lộn bằng vũ lực.

 

          Không bao lâu sau, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tái xác nhận

     hiệp ước an ninh song phương ký kết giữa hai nước, theo đó

     Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Nhật Bản và thỏa thuận sẽ tìm cách gia

     tăng sự đóng góp của Nhật Bản vào vấn đề an ninh trong vùng.

     Những tài liệu hướng dẫn về vấn đề hợp tác quân sự, được

     công bố trong tháng qua, chấp nhận cho Nhật Bản được tiếp

     vận và cung cấp những sự yểm trợ khác cho quân đội Hoa Kỳ,

     không những trong trường hợp Nhật Bản bị tấn công mà còn

     trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng tại các khu vực

     bao quanh quốc gia này. Qua hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ,

     Nhật Bản nay đã có thể thảo luận sâu hơn về những vấn đề an

     ninh với tất cả các lân bang trong vùng và đặc biệt là với

     Trung Quốc. Và Nhật Bản đã bày tỏ mối quan tâm của mình về

     việc Trung Quốc gia tăng quân lực để sẵn sàng xử dụng tại

     Đài Loan hay tại bất cứ nơi nào khác.

 

          Sự phản ứng của những nước trong vùng đối với sự đe dọa

     bằng hỏa tiễn của Trung Quốc, cùng với nhận thức rằng họ

     chưa đủ sức mạnh về quân sự cần thiết để giải quyết vấn đề

     Đài Loan bằng vũ lực, hình như đã làm cho họ thấy được rằng,

     trong thời gian này, họ cần phải nghĩ đến việc hòa giải. Do

     đó, trong những tháng qua, Trung Quốc đã bắt đầu cải thiện

     những mối quan hệ giữa họ và các nước trong hiệp hội ASEAN (5).

 

          Tuy nhiên, sự hưu tranh này có thể chỉ có tính cách tạm

     thời. Mục đích tối hậu của Trung Quốc là thay chân Hoa Kỳ

     làm bá chủ trong vùng Á Châu - Thái Bình Dương. Để đạt mục

     đích ấy, Trung Quốc đã phát triển và hiện đại hóa quân lực

     của họ để biến một quân đội vốn dùng để bảo vệ an ninh nội

     địa thành một lực lượng hùng hậu, không những đủ sức bảo vệ

     biên cương rộng lớn của nước họ mà còn thừa khả năng vượt

     biên giới để thực hiện tham vọng của họ, theo như nhận xét

     của David Shambaugh, một chuyên gia về Trung Quốc của Viện

     Đại Học George Washington tại Hoa Thịnh Đốn.  Đồng thời, bù

     lại sự thiếu vắng ý thức hệ do sự suy sụp của chủ nghĩa cộng

     sản trên toàn thế giới, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã khơi lại

     tinh thần quốc gia sẵn có trong mỗi người dân hầu một lúc

     đạt hai mục đích: một là thực hiện sự đoàn kết quốc gia trên

     căn bản dân tộc trong thời gian đất nước có sự thay đổi

     nhanh chóng và sôi động; hai là duy trì quyền lực của họ.

     Lãnh đạo đảng lợi dụng mọi cơ hội để nhắc nhở quốc dân về sự

     phồn thịnh hiện nay và những sỉ nhục trong quá khứ: nhân dân

     nên tự hào với những thành tích đạt được trong hiện tại và

     phải học bài học của quá khứ để ngăn ngừa những điều sỉ nhục

     đã qua tái diễn lần nữa. Nhằm "giáo dục tinh thần ái quốc",

     đảng Cộng Sản đã đề ra một cuộc vận động rộng rãi; theo lời

     một học giả của Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, "mục đích

     là để xây dựng một dân tộc-quốc gia (nation-state) hợp nhất

     về phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa khi mà ảnh

     hưởng của ngoại quốc, và đặc biệt của Tây phương, có tác

     dụng xói mòn ngay chính nền tảng của dân tộc-quốc gia". Cuộc

     vận động nhấn mạnh ở điểm là những lời kêu gọi về dân chủ và

     nhân quyền chỉ đem lại tình trạng phân hóa và rối loạn và mở

     đường cho sự xâm lược của ngoại quốc và cho thêm nhiều điều

     sỉ nhục khác. Những lập luận như trên nhằm thuyết phục người

     dân để họ tin rằng một chính phủ mạnh, độc đảng là điều kiện

     cần thiết để duy trì an ninh quốc gia và ổn định xã hội.

 

          Cuộc vận động đoàn kết quốc gia đã đem lại những sự đáp

     ứng trong dân chúng phù hợp với ý đồ của lãnh đạo Cộng Sản

     Trung Quốc: tin tưởng ở khả năng trở thành một siêu cường

     của Trung Quốc, tinh thần bài ngoại...; thậm chí, có nhiều

     người cho rằng phong trào dân chủ trong nước đi ngược lại

     với quyền lợi của Trung Quốc; một trường phái gồm những nhà

     văn và những vị khoa bảng dân tộc, không cộng sản còn chủ

     trương rằng Trung Quốc cần có một chính phủ quốc gia độc tài

     để hướng dẫn quốc dân trong công cuộc phục hưng xứ sở. Quan

     niệm quốc gia cực đoan này được hỗ trợ bởi những đòi hỏi của

     nền kinh tế quốc gia. Andrew Nathan, một học giả chuyên về

     Trung Quốc của trường Đại học Columbia tại New York, vạch

     cho thấy rằng theo đà tăng gia dân số tại Trung Quốc, mỗi

     năm có đến hàng chục triệu người tìm việc gia nhập thị

     trường lao động. Nếu mức tăng trưởng kinh tế không đạt được

     mức tối thiểu là 7% mỗi năm, nguy cơ bất ổn xã hội sẽ rất

     lớn. Ông nói: "Vậy thì, nếu có dầu ở biển Nam Hải, anh (có

     nghĩa là Trung Quốc) phải chiếm lấy; nếu có những CD mà anh

     có thể bán ở thị trường thì anh phải giả mạo; nếu có cách gì

     vào World Trade Organisation (Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới) mà

     khỏi phải nhượng bộ thì anh phải cố làm (6)."

 

          Trong các văn kiện bằng tiếng Hoa, từ ngữ liên quan đến

     biển Nam Hải thường được xử dụng là "shengcun kongjian"

     ("sinh tồn không gian"). Điều này hàm ý rằng việc làm chủ

     quần đảo Spratly với tiềm năng rất lớn về dầu hỏa không chỉ

     là vấn đề bành trướng thế lực mà còn nhằm mục đích cung cấp

     nhiên liệu cho kỹ nghệ Trung Quốc và nuôi sống dân Trung Hoa

     trong thế kỷ sắp tới. Dĩ nhiên, việc Trung Quốc đòi quyền

     khai thác những mỏ dầu ở những vùng biển xa xôi khó có thể

     bênh vực chiếu theo luật quốc tế. Nhưng nếu Trung Quốc vẫn

     cứ khăng khăng đòi cho được các hòn đảo trong biển Nam Hải

     vì nhu cầu sinh tồn, chắc chắn là trong tương lai sẽ có

     những thời kỳ rất gian nan, khó khăn cho các nước trong vùng

     và các phe liên hệ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tìm giải

     pháp cho vấn đề.

 

          Về phần Việt Nam, ngoài việc gia nhập ASEAN, tham gia

     ARF và mời Hoa Kỳ trở lại hải cảng Cam Ranh, liệu còn việc

     gì phải làm nữa không? Để đào sâu vấn đề, ta hãy đặt câu hỏi

     là giả dụ rằng trong trường hợp Trung Quốc cần có đất để di

     dân hầu giải quyết nạn nhân mãn và giải pháp họ chọn là mở

     mang bờ cõi thì họ sẽ nhắm vào nước nào trước hết? Không cần

     có tài tiên tri ai cũng biết được đó là Việt Nam. Lịch sử

     nước ta cho thấy rằng khi nào nước Tàu mạnh thì dân tộc bị

     đe dọa trước nhất là Việt Nam. Khi Tần Thủy Hoàng nhất thống

     thiên hạ, nước ta phải thần phục nước Tàu. Nhờ có loạn Vương

     Mãng, Trưng Vương khởi nghĩa mới thành công. Tới lúc Quang Vũ

     trung hưng nước Tàu, Mã Viện bình ngay được Giao Chỉ. Nhân

     có loạn vào lúc nhà Đường sắp mất ngôi, Ngô vương mới giành

     lại được độc lập. Về sau, những lúc nhà Tống, nhà Nguyên,

     nhà Minh hùng mạnh, thảy đều xâm lấn Việt Nam.

 

          Trong một cuốn sách nhan đề "The Clash of Civilisations

     and the Remaking of World Order" (Sự Xung Đột giữa các nền

     Văn Minh và việc Tái Lập Trật Tự Thế Giới), xuất bản vào đầu

     năm nay, tác giả Samuel Huntington, giáo sư Đại Học Harvard,

     đưa ra viễn cảnh (giả định) về một cuộc chiến tranh thế

     giới, khởi đầu bằng một cuộc đụng độ tại biển Nam Hải giữa

     Trung Quốc và Việt Nam và tiếp theo là một cuộc xâm lăng

     Việt Nam đại qui mô bởi quân đội Trung Quốc. Không phải ngẫu

     nhiên mà tác giả chọn Việt Nam là mục tiêu xâm lăng đầu tiên

     của Trung Quốc. Đó phải là kết quả của một sự nghiên cứu sâu

     rộng về lịch sử, kinh tế, địa-chính (geopolitics) v..v.. của

     cả hai nước và kết luận tất nhiên là Việt Nam sẽ là nước đầu

     tiên bị Trung Quốc xâm lăng. Giống như các hoàng đế Trung

     Hoa ngày xưa, những người lãnh đạo nước Trung Hoa Cộng Sản

     ngày nay cũng có máu xâm lăng chảy trong huyết quản của họ

     và họ không ngần ngại đánh chiếm một quốc gia yếu hơn họ dù

     đó là một nước "cộng sản anh em".

 

          Dĩ nhiên là Việt Nam sẽ chống trả như Cộng Sản Việt Nam

     đã đánh lại Cộng Sản Trung Quốc vào năm 1979. Nhưng giả

     thử cuộc kháng chiến xảy ra lúc đảng Cộng Sản Việt Nam còn

     nắm chính quyền, liệu quân đội Việt Cộng có thể kháng cự

     ngang ngửa như lúc trước với quân đội Trung Cộng đã được

     "hiện đại hóa" hay không? Để trả lời, người viết xin nhắc

     lại một đoạn trong bài viết "Ý nghĩa của vấn đề Việt Nam gia

     nhập ASEAN" đăng trong tạp chí Cách Mạng số 3: "Thực tế là

     hiện nay người ta thường thấy những quân nhân mặc sắc phục

     lái xe đổ đất tại các công trường xây dựng nhiều hơn là lái

     xe tăng tham dự các cuộc thao diễn, và các cấp chỉ huy của

     họ thì đang bận kinh doanh làm giàu. Vả lại, những người

     lính thiện chiến của các thập niên 60 và 70 nay đã "phục

     viên" khá nhiều, đa số các quân nhân hiện tại ngũ đều là

     lính trẻ. Mặt khác, số 1900 chiến xa, 223 phi cơ chiến đấu

     và 55 chiến hạm của quân lực Việt Nam hiện nay là những thứ

     quân cụ được xử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, hơn 20 năm

     về trước. Thử hỏi những thứ đó có thể chống chọi được với

     các chiến cụ tối tân hiện nay của Trung Cộng hay không?" Dĩ

     nhiên là không. Vậy muốn cho quân lực Việt Nam hoàn tất được

     nhiệm vụ giao phó cho họ, trước hết Hà Nội phải trả tất cả

     các binh sĩ biệt phái về quân đội để thi hành nhiệm vụ chính

     yếu và duy nhất của họ là bảo vệ Tổ Quốc và tách rời họ khỏi

     công tác chính trị tức là làm công cụ cho Đảng và Nhà Nước

     Cộng Sản. Đồng thời, quân lực phải được hiện đại hóa và

     trang bị bằng những chiến cụ tối tân và phải tập dượt thường

     xuyên. Một quân đội hùng mạnh sẽ làm cho đối phương e dè

     hoặc có thể làm họ nhụt chí mà từ bỏ ý định xâm lăng. Trường

     hợp Đài Loan là một thí dụ cụ thể: sở dĩ Trung Cộng vẫn hầm

     hè dọa nạt mà không dám tấn công Đài Loan vì họ nhận thức

     rằng họ chưa có đủ sức mạnh quân sự để đánh bại quân đội

     mạnh mẽ của đảo quốc này. Và nếu trong cuộc đụng độ tại biên

     giới Việt-Hoa vào năm 1979 họ không bị tổn thất nặng nề thì

     ằt họ không bỏ lỡ dịp và đã hăm hở "thừa thắng xông lên" để

     đánh chiếm nước ta.

 

          Tuy nhiên, nghi vấn được đặt ra là Hà Nội có chịu xuất

     kinh phí để tạo mãi chiến cụ tối tân cho quân đội như các

     nước ASEAN khác hay không. Với chủ trương cố hữu là đặt

     quyền lợi của Đảng Cộng Sản trên hết, quyền lợi và tiền đồ

     của Tổ Quốc và Nhân Dân bị xếp vào hàng thứ yếu. Đối với họ,

     việc làm giàu cho bản thân - bằng cách vơ vét cho đầy túi

     tham - và cho đảng của họ - qua trung gian các xí nghiệp và

     công ty quốc doanh - còn quan trọng hơn là vấn đề quốc

     phòng. Cũng có thể là Hà Nội hi vọng rằng Hoa Kỳ sẽ đáp ứng

     lời van nài của họ và sẽ trở lại Cam Ranh. Với sự hiện diện

     của hạm đội Mỹ tại hải cảng này, họ hi vọng là Hoa Kỳ sẽ can

     thiệp khi Trung Cộng có hành vi "ỷ mạnh hiếp yếu" đối với

     Việt Nam, như Hoa Kỳ đã làm khi Trung Cộng pháo kích vào eo

     biển Đài Loan. Sự thể có thể xảy ra như họ mong muốn, nhưng

     khi Trung Cộng "lấn tới" chưa chắc gì Hoa Kỳ đã muốn đối đầu

     trực tiếp với họ. Ta đã thấy thái độ nửa vời của chính phủ

     Clinton trong việc đối phó với những hành động vi phạm nhân

     quyền trầm trọng của Trung Cộng. Mặt khác, tại Hoa Kỳ không

     thiếu gì người muốn chính phủ của họ nên có chính sách linh

     động đối với Trung Cộng, đứng đầu sổ là các đại công ty, các

     doanh gia và kỹ nghệ gia Mỹ. Lại có những người không muốn

     Hoa Kỳ can thiệp vào những vụ do Trung Quốc gây ra trong khu

     vực ảnh hưởng của nước này. Giáo sư Huntington, khi đưa ra

     viễn ảnh (giả định) một cuộc chiến tranh thế giới vào phần

     cuối cuốn sách của ông, cho rằng nguyên nhân của cuộc chiến

     tranh là việc Hoa Kỳ - đại diện cho nền văn minh Tây phương

     - can thiệp vào vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam,

     một quốc gia nòng cốt và chủ yếu của nền văn minh Chi-na.

     Ông kết luận: "Hoa Kỳ không nên chống đối Trung Quốc trong

     phạm vi khu vực ảnh hưởng chính thống của họ, nếu không,

     những vụ xung đột như thế không thể tránh khỏi. Trong kỷ

     nguyên tới, muốn tránh cho chiến tranh khỏi xảy ra giữa các

     nền văn minh chủ yếu, các quốc gia nòng cốt phải tránh can

     thiệp vào những cuộc xung đột bên trong các nền văn minh

     khác (7)."

 

          Tóm lại, thay vì trông cậy ở người, chúng ta phải tạo

     điều kiện để có thể tự cứu khi lâm nguy; một quân đội hùng

     mạnh có thể chống trả cuộc tấn công của Trung Cộng, ít nhất

     là trong một thời gian cho đến khi có một sự giải quyết thỏa

     đáng. Nếu không, thế giới sẽ bị đặt trước "sự đã rồi" và mọi

     sự can thiệp đều đã chậm trễ. Vì quá ỷ lại vào một đồng minh

     bất nhân bất nghĩa, Việt Nam Cộng Hòa đã đi đến chỗ diệt

     vong; đó là một bài học để đời.

 

          Nói thế không có nghĩa là chúng ta chủ trương "đơn

     thương độc mã" đối đầu với Trung Cộng. Chúng ta vẫn cần liên

     kết với những nước cùng chung một hoàn cảnh tức là những

     nước nằm trong khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. Việt Nam đã

     gia nhập hiệp hội ASEAN. Hiện thời, nội bộ ASEAN đang có sự

     bất đồng về việc thu nhận những thành viên mới là những nước

     nghèo làm trì trệ bước tiến của tổ chức; một lý do khác là

     sự gia nhập của Việt Nam (cộng sản) và Miến Điện (độc tài

     quân phiệt), ASEAN có thể bị dư luận thế giới xem như là

     "hội của những kẻ độc tài" ("dictators' club") và đó là điều

     làm cho,các thành viên Thái Lan và Phi Luật Tân rất lo ngại.

     Mặt khác, cuộc đảo chính đẫm máu của Hun Sen đã khiến cho

     ASEAN phải lúng túng về vấn đề Cao Miên gia nhập hiệp hội.

     Nghiêm trọng hơn là cuộc khủng hoảng hiện nay về tiền tệ và

     chứng khoán tại các nước đàn anh trong hiệp hội có cơ làm

     cho sự phát triển của các con hổ Á Châu lâm vào tình trạng

     bấp bênh. Hi vọng là với kinh nghiệm sẵn có, ASEAN có thể

     giải quyết nhanh chóng những mâu thuẫn nội bộ và với sự giúp

     đỡ của IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) và các nước tư bản - đặc

     biệt là Nhật Bản, họ có thể ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện

     thời để tiếp tục phát triển và chăm lo bảo vệ hòa bình an

     ninh trong vùng. Về phần ARF, tổ chức này đã giúp làm cho

     tình hình hiện nay tại Đông Nam Á có phần nào sáng sủa hơn.

     Vai trò của Hoa Kỳ rất quan trọng trong việc duy trì thế

     quân bình lực lượng trong vùng như chúng ta thấy ở trên.

     Các nước Đông Nam Á đã bắt đầu tìm cách chia xẻ gánh nặng

     của Hoa Kỳ bằng cách đón nhận các chiến hạm của hải quân

     Hoa Kỳ vào đậu tại các hải cảng hoặc sửa chữa tại các xưởng

     sửa tàu của họ. Với sự liên kết chặt chẽ giữa các nước trong

     vùng, với những cố gắng của các thành viên ARF, chúng ta

     có thể hi vọng rằng Trung Quốc sẽ bớt hùng hổ và tình trạng

     hòa hoãn tạm thời hiện nay có thể trở thành một nền hòa

     bình lâu dài.

 

          Mặt khác, Trung Quốc cần phải ý thức được rằng nếu một

     siêu cường có những quyền hành rộng lớn thì họ phải có những

     trách nhiệm trọng đại tương ứng với địa vị tột đỉnh của họ.

     Câu nói của Napoléon, được dùng làm tựa đề cho một tác phẩm

     của Alain Peyrefitte "Quand La Chine S'éveillera... La Terre

     Tremblera" (Khi Trung Hoa Thức tỉnh... Thế Giới sẽ Rung

     động), có đúng hay không là tùy thuộc vào việc Trung Quốc

     muốn trở thành một tay anh chị trong vùng hay một cường quốc

     có tinh thần trách nhiệm. Một Á Châu đã có sự đóng góp rộng

     rãi cho Trung Quốc để giúp họ canh tân xứ sở và thực hiện

     những kỳ vọng của họ tất phải có quyền đòi hỏi Trung Quốc

     phải chứng tỏ sự đáp ứng của họ qua việc chấp nhận những

     trách nhiệm gắn liền với địa vị họ mới đạt được (8).

 

                                                    Nguyễn Phúc

 

     Chú Thích:

 

       (1) "Notre invité: le Dalai-lama - Propos recueillis par

            Henri-Christian Giraud et Patrice de Méritens",

            Le Figaro Magazine, 26 Avril 1997.

 

       (2) "Une nouvelle Révolution culturelle au Tibet?",

           Matthieu Ricard, Le Figaro Magazine, 12 Avril 1997.

 

       (3) Tài liệu đã dẫn.

 

       (4) Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, Trung Tâm Học Liệu -

           Bộ Giáo Dục xuất bản, Nhà sách Đại Nam tái bản, tr.

           278. Trong bản tiếng Việt, tr. 242, câu ấy ghi như

           sau: "Độc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội; dơ bẩn

           thay! nước bể không rửa sạch mùi."

 

       (5) "Will East Asia keep its balance?", The Economist,

           July 26th 1997.

 

       (6) "The New Nationalism", Nayan Chanda & Kari Huus, Far

           Eastern Economic Review, Nov 9, 1995.

 

       (7) "War and Peace: Samuel Huntington's Clash of

           Civilizations", Far Eastern Economic Review, May 1, 97.

 

       (8) "China Complex: Superpower rights, superpower

           responsibilities", Far Eastern Economic Review,

           July 20, 1995.


Trung Quốc lộ mặt đồng hóa, tẩy não người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

Trung Quốc lộ mặt đồng hóa, tẩy não người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương
 
Biểu tình tại Bandung, Indonesia ngày 21/12/2018 phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. REUTERS/Novrian Arbi

    Liên đoàn Nhà báo Điều tra Quốc tế (International Consortium of Investigative Journalists, ICIJ) có thêm bằng chứng khẳng định hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, theo Hồi Giáo, nói tiếng Thổ, ở vùng tự trị Tân Cương, bị giam giữ trong các trại tập trung, mà Trung Quốc gọi là « trung tâm dạy nghề ».

    Chỉ trong vòng hai tuần, hàng loạt tài liệu mật về chiến dịch trấn áp của chính quyền Bắc Kinh, được tổ chức quy mô nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, bị tiết lộ cho báo chí phương Tây : đợt đầu gồm 403 trang được New York Times đăng ngày 16/11/2019, đợt tiếp theo được Liên đoàn Nhà báo Điều tra Quốc tế cho phép 17 tòa báo trên thế giới đăng từ hôm 24/11.

    Trong một phóng sự ngày 25/11, đài France 24 đã gặp bà Guibahar Jelilova, một người Duy Ngô Nhĩ, hiện sống ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Bị bắt vào tháng 05/2017, bà Jelilova phải sống trong trại 1 năm, 3 tháng và 10 ngày :

    « Tôi kiệt sức trong thời gian bị giam giữ. Họ dẫn tôi vào một căn phòng có cửa thép dầy và nặng. Tiếng cửa kêu rất lớn mỗi khi họ mở. Căn phòng chỉ rộng khoảng 20 mét vuông, không có cửa sổ. Bên trong có khoảng 40 phụ nữ, một nửa trong số đó phải đứng, những người khác thì nằm sát nhau trên sàn. Chúng tôi phải mang xích ở cổ chân. Cứ mỗi tuần một lần, họ cho chúng tôi xem một đoạn video về Tập Cận Bình. Sau đó, họ bắt chúng tôi viết tự kiểm điểm. Họ muốn chắc rằng ý thức hệ của chúng tôi đã thay đổi và tiến bộ hơn ».

    Thực ra, đã có rất nhiều lời chứng, các cuộc điều tra về chiến dịch trấn áp ở Tân Cương. Những tiết lộ mới chỉ khẳng định thực tế trên, theo nhận định với RFI của ông Thierry Kellner, giảng viên Đại học Tự do Bruxelles (Université Libre de Bruxelles, Bỉ) :

    « Sau khi những tài liệu này bị lộ, chính quyền Bắc Kinh khó lòng phủ nhận được sự tồn tại của hệ thống trại giam, cũng như bản chất của chiến dịch trấn áp được áp dụng từ 2-3 năm nay. Những tài liệu đó khẳng định rằng người Duy Ngô Nhĩ, cũng như một số cộng đồng thiểu số khác theo Hồi Giáo ở Tân Cương, bị theo dõi trên diện rộng. Để làm được việc này, Bắc Kinh đã sử dụng đại trà công nghệ mới « big data », nhằm theo dõi, lập danh sách và trấn áp toàn bộ dân cư.

    Thực ra, những tiết lộ này, gồm những tài liệu lưu hành nội bộ Trung Quốc, chỉ củng cố thêm cho những phân tích trước đây của phương Tây dựa trên nhiều nghiên cứu tỉ mỉ trong năm 2018-2019. Dù Bắc Kinh khẳng định những tài liệu trên là giả, thì chúng cũng khiến chính quyền Trung Quốc khó lòng thuyết phục được một phần công luận phương Tây ».

    Tân Cương : Vùng đất chiến lược trong dự án Con đường Tơ lụa mới

    Chống khủng bố ở Tân Cương chỉ là cái cớ để chính quyền Bắc Kinh, theo dõi và đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ. Vẫn theo nhà nghiên cứu Thierry Kellner, một động cơ khác, không kém phần quan trọng, đó là vai trò của Tân Cương trong dự án Con đường Tơ lụa mới :

    « Phải nói Tân Cương là một vùng chủ đạo, vô cùng quan trọng trong dự án Những Con đường Tơ lụa mới. Chúng ta có thể nhận thấy mọi biện pháp an ninh được triển khai là nhằm bảo đảm kiểm soát tối đa vùng này và về lâu dài là đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ, nếu căn cứ vào các biện pháp được triển khai ở Tân Cương. Chúng ta hiện có những bằng chứng rõ ràng chứng minh ngược lại những phát biểu của chính quyền Bắc Kinh về việc « trấn áp khủng bố », « bài Hồi Giáo cực đoan », mà thực chất là chính sách đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ, dùng sức mạnh áp đặt quyền lực của Bắc Kinh ở vùng này ».

    Hồng Kông : Cử tri dùng lá phiếu trừng phạt chính quyền

    Sau thất bại ê chề của chính quyền Hồng Kông trong cuộc bầu cử đại biểu cấp quận ngày 24/11/2019, hai hôm sau (26/11), trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) thông báo thành lập ủy ban đánh giá độc lập về tình hình Hồng Kông.

    « Dĩ nhiên, chúng tôi dựa vào kinh nghiệm tương tự của những nước khác, đặc biệt là ở Anh Quốc, sau loạt bạo động ở Tottenham năm 2011. Dựa trên mô hình đó, chúng tôi thành lập một ủy ban đánh giá để xác định và phân tích những lý do dẫn đến giai đoạn bất ổn xã hội kéo dài này ở Hồng Kông, dù đó là lý do kinh tế-xã hội, thậm chí là chính trị, để có thể kiến nghị với chính phủ các biện pháp nên thi hành. Tôi chân thành hy vọng rằng những đánh giá đó sẽ giúp chúng ta có được những phương tiện để tiến lên phía trước ».

    Nếu không có kết quả áp đảo của phe ủng hộ dân chủ, chưa chắc chính quyền Hồng Kông đã tỏ ra khiêm nhường nhận trách nhiệm « để mất quá nhiều thời gian » giải quyết tình trạng bất ổn và bạo lực. Trả lời đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde, ông Keneth Chan, nghị sĩ phe đối lập ở Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, đánh giá chiến thắng ở 17 quận trên tổng số 18 của phe ủng hộ dân chủ được coi như là một cuộc trưng cầu dân ý để người dân bày tỏ bất bình đối với chính quyền đặc khu :

    « Tôi nghĩ là người dân Hồng Kông trông đợi rất nhiều vào kết quả này. Họ chờ câu trả lời của chính quyền Lâm Trịnh Nguyệt Nga và Bắc Kinh. Đối với họ, đây là cơ hội để làm giảm căng thẳng. Nếu chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh không nắm bắt thời cơ này, thì tôi e rằng xung đột còn kéo dài. Vì trên thực tế, cuộc bầu cử vừa rồi như một cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và về bạo lực cảnh sát. Những người ủng hộ Bắc Kinh cũng sử dụng cuộc bầu cử này như là một cuộc trưng cầu dân ý để phản đối người biểu tình. Bây giờ, mọi người phải tôn trọng kết quả bầu cử. Lực lượng ủng hộ dân chủ kiểm soát 17 trên 18 quận ở Hồng Kông. Đây là một tín hiệu mạnh mẽ mà chúng tôi gửi đến Bắc Kinh, thông qua bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, cũng như đến toàn thế giới ».

    Hoa Vi kiện một chuyên gia người Pháp « vu khống »

    Nhà nghiên cứu người Pháp Valérie Niquet, một chuyên gia về Trung Quốc và thường trả lời đài RFI, cùng với chuyên gia về truyền thông Stéphane Dubreuil, bị tập đoàn Hoa Vi kiện vì tội « vu khống »

    Luật sư Laurent Merlet của tập đoàn Hoa Vi tại Pháp cho rằng hai chuyên gia này « đã đi quá xa » khi chỉ trích mối quan hệ được cho là tồn tại giữa Hoa Vi và đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng không đưa ra bằng chứng, trong một số chương trình truyền hình (trên đài France 5 ngày 07/02/2019 và trên đài TF1).

    Ba đơn kiện đã được Hoa Vi đệ vào đầu năm 2019, nhưng sẽ chỉ được đưa ra xét xử vào khoảng năm 2021. Đây là lần đầu tiên, Hoa Vi kiện đích danh một cá nhân. Trả lời RFI, chuyên gia Valérie Niquet tỏ ra bất ngờ khi bị kiện :

    « Rõ ràng là Hoa Vi ở Pháp cảm thấy là bị chỉ trích khi người ta nhắc đến những sự việc mà mọi người đều biết, như chủ tịch tập đoàn Hoa Vi ở Trung Quốc là đảng viên đảng Cộng Sản, từng tham gia Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, cũng như mối quan hệ vô cùng chặt chẽ giữa Nhà Nước, đảng và doanh nghiệp. Những thông tin này không hề nhằm tấn công vào danh tiếng của Hoa Vi, mà thực chất chỉ nhằm miêu tả tình hình của các doanh nghiệp ở Trung Quốc ».

    Hạ Viện Mỹ mở điều trần công khai : Chiến lược tốt cho đảng Dân Chủ ?

    Ông Donald Trump là vị tổng thống thứ tư của Mỹ chịu thủ tục luận tội phế truất : Bill Clinton (1998), Richard Nixon (1974), Andrew Johnson (1868). Sau khi 15 nhân vật có liên quan tham gia điều trần kín, 12 người trong số này đã tham gia các phiên điều trần công khai, được truyền hình trực tiếp, do Ủy Ban Điều Tra Hạ Viện, mà đa số nằm trong tay đảng Dân Chủ, tổ chức vào giữa tháng 11/2019.

    Tuy nhiên, dường như những phiên điều trần công khai này sẽ không gây tác động lớn đối với chủ nhân Nhà Trắng. Luật gia Anne Deysine, giảng viên trường đại học Ouest-Nanterre, giải thích trong chương trình Những thách thức Quốc tế ngày 15/11 trên đài France Culture :

    « Liệu cách làm này có thay đổi được gì không ? Chúng ta biết là trong thủ tục truất phế tổng thống Nixon, công luận đã biến chuyển. Nhưng ngày nay, người dân ít quan tâm hơn bởi vì Hoa Kỳ bị chia thành hai phe. Vì thế, những người phản đối ông Trump vẫn giữ ý kiến của họ. Còn những người ủng hộ chủ nhân Nhà Trắng thì vẫn tiếp tục trung thành.

    Có khoảng 13 triệu người theo dõi trực tiếp các phiên điều trần về luận tội tổng thống Trump trong khi đó, người dân Mỹ chăm chú theo dõi tiến trình truất phế vào thời Nixon. Hơn nữa, nếu xem điều trần trực tiếp, họ cũng theo dõi trên các kênh ưa thích của họ. Ví dụ những người có khuynh hướng cánh tả thì xem CNN, còn những người ủng hộ ông Trump thì xem Fox News ».

    Dù có khoảng 47% ý kiến thăm dò ủng hộ « phế truất », nhưng chủ nhân Nhà Trắng hoàn toàn có thể tin tưởng vào lòng trung thành của cử tri Cộng Hòa, bất chấp cáo buộc về các mạng lưới « ngoại giao song song » gây tác hại cho hoạt động chính thức. Luật gia Anne Deysine giải thích :

    « Ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp của nhà ngoại giao Kissinger, từng bí mật đến Trung Quốc để tìm cách thiết lập đối thoại giữa Washington và Bắc Kinh. Nhưng thời đó, ngành ngoại giao, bộ Ngoại Giao và tổng thống, có chung tiếng nói và theo đuổi cùng mục đích. Điều chủ yếu trong vụ Trump-Zelensky thì lại làm suy yếu Ukraina, trong khi lợi ích ngoại giao của Mỹ là phải ủng hộ một đồng minh chống lại Nga sau khi Matxcơva sáp nhập Crimée và xâm chiếm vùng Donbass. Đó là những điều được nêu rất rõ trong các phiên điều trần ! Nhưng tôi cho rằng những người ủng hộ ông Trump không nghe thấy điều này ! »


    Chính sách đồng hóa dân tộc thiểu số của Trung Quốc kể cả An Nam

    Gần đây, chính phủ Trung Quốc vừa ban hành một chính sách mới tại Tân Cương. Bắc Kinh sẽ thưởng tiền mặt và nhiều lợi ích tài chính khác cho những cuộc hôn nhân giữa người Hán và người dân tộc thiểu số tại quốc gia này.

    Người đàn ông lớn tuổi và một phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ đang biểu diễn điệu múa dân tộc ở công viên

    Các quan chức địa phương của chính quyền Trung Quốc (CCP) tại khu tự trị Tân Cương dường như đang học tập cách hành xử trong bộ phim Star Trek (Cuộc du hành giữa các vì sao).

    Loạt phim khoa học viễn tưởng Star Trek có một chủng tộc gọi là Borg. Họ là những sinh vật có khả năng đồng hóa tất cả những ai mà họ bắt gặp. Borg có một khẩu hiệu khá nổi tiếng: “Chúng tôi là Borg đây! Hãy hạ khiên xuống và giao nộp tàu ngay! Chúng tôi sẽ biến đặc điểm sinh học và công nghệ của các ngươi thành của chúng tôi. Văn hóa của các ngươi cũng sẽ phải thích nghi để phục vụ chúng tôi. Kháng cự là vô ích!”.

    Chủng tộc Borg trong phim Star Trek

    Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra mệnh lệnh tương tự với những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (cộng đồng người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) sinh sống chủ yếu ở vùng phía Tây khu tự trị Tân Cương. Cụ thể là Bắc Kinh cấm họ mặc trang phục dân tộc, cấm nam giới để râu, cấm phụ nữ choàng khăn, cấm tập tục không ăn thịt lợn. Những cán bộ địa phương thậm chí còn dùng đến những hình cổ động hoạt hình nhằm ngăn người dân ăn chay trong tháng Ramadan,  tháng ăn chay của cộng đồng người theo đạo Hồi.

    Và bây giờ lại có một quy định mới nữa xuất hiện: ban thưởng tiền cho các cuộc hôn nhân giữa các nhóm dân tộc khác nhau.

    Một cặp vợ chồng người Duy Ngô Nhĩ đang nhảy cùng nhau trong đám cưới ngày 02/8/2014, tại Kashgar, Tân Cương thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ. (Kevin Frayer / Getty Images)

    Phó Bí thư Đảng tại Huyện Cherche là Yasen Nasi’er đã đề xuất ưu đãi dành cho các cặp đôi giữa người Hán và người dân tộc thiểu số. Những đôi vợ chồng mới cưới này sẽ nhận được nhiều hỗ trợ tài chính, trong đó có việc ban thưởng tiền mặt, trợ cấp nhà ở và y tế, và lợi ích dành cho con cái của họ sau này.

    Huyện Cherchen bắt đầu cuộc thử nghiệm vào cuối tháng Tám vừa qua. Yasen Nasi’er, một quan chức của Đảng, phát biểu rằng chính sách này là một “nghĩa cử cao đẹp nhằm hướng đến sự hợp nhất và hội nhập giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số” – theo tin từ Tianshan Net, một kênh thông tin của nhà nước tại Tân Cương.

    Người Hán chiếm phần lớn tại Trung Quốc và đa số Đảng viên đều là người Hán. Còn các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống dọc các vùng biên giới, trong đó có khu vực Tây Tạng và Tân Cương. Mối quan hệ giữa người Hán với các dân tộc thiếu số thường là phân biệt đối xử, định kiến và đàn áp.

    Chính sách mới của chính phủ hứa hẹn sẽ trao thưởng 10.000 nhân dân tệ (tương đương với 1.626 Đô la Mỹ) hàng năm cho những cặp vợ chồng mới kết hôn, với điều kiện một trong hai người phải là người Hán, và người còn lại phải xuất thân từ một trong số 55 dân tộc thiểu số tại Trung Quốc.

    Nếu họ có thể tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân, họ sẽ được thưởng tiền hàng năm trong vòng 5 năm tiếp theo. Và sau ba năm đầu tiên, họ sẽ được hưởng lợi ích trợ cấp y tế và nhà ở.

    Con cái của những gia đình này cũng được hưởng lợi. Nhà nước hứa hẹn sẽ giáo dục miễn phí cho trẻ em từ cấp mẫu giáo cho đến trung học. Trong khi đó, những em theo học tại các trường trung cấp nghề sẽ được nhận 500 Đô la mỗi năm học. Sinh viên đại học cũng được trợ cấp 800 Đô la hàng năm.

    Theo số liệu của chính phủ, Huyện Cherchen có khoảng 100.000 người, trong đó 72% là người Duy Ngô Nhĩ, còn lại chủ yếu là người Hán.

    Mối quan hệ giữa người Duy Ngô Nhĩ và chính quyền Bắc Kinh – mà trong đó hầu hết là người Hán – đã trở nên ngày càng căng thẳng hơn trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do các cuộc đàn áp liên tiếp của nhà nước đối với việc thờ tự của người Hồi giáo. Thêm vào đó, sự kháng cự dữ dội của một số người Duy Ngô Nhĩ đã bị chế độ quy kết là những kẻ khủng bố.

    Chính phủ địa phương tại Tân Cương đã cấm phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ không được đeo khăn truyền thống, đồng thời cấm nam giới không được để râu. Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình và xung đột trong năm nay.

    Các vụ tấn công bạo lực cũng xảy ra tại Tân Cương và một số nơi khác. Chính quyền đổ lỗi cho các phần tử dân tộc cực đoan từ Tân Cương.

    Tháng Tám vừa qua, Bắc Kinh đã hành quyết tám người Duy Ngô Nhĩ với cáo buộc tổ chức tấn công khủng bố trên Quảng trường Thiên An Môn hồi tháng Mười năm ngoái.

    Chính quyền mô tả cuộc tấn công này do một chiếc xe jeep đâm thẳng vào hàng rào, rồi bùng cháy gần Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh. Kết quả, hai khách du lịch thiệt mạng, ba hành khách là tài xế cùng vợ và mẹ anh ta.

    Kết quả trái ngược

    Một người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đứng phản đối đội cảnh sát chống bạo động ở Tân Cương

    Cũng như nhiều chính sách thiếu suy xét được nhà nước ban hành, chính sách hôn nhân nhằm đồng hóa sắc tộc này đã vấp phải nhiều phán ứng từ dân chúng.

    “Phương pháp này thực sự cần phải được xem xét lại. Hội nhập quốc gia là một quá trình dần dần, một quy trình tự nhiên trong nhiều thế kỷ . Cố tình can thiệp sẽ giống với việc “đồng hóa” [hơn là hội nhập]. Tình yêu và hôn nhân không nên bị lợi dụng theo cách này! Đó là một ý kiến ngu xuẩn!”, trích lời nhận xét của một người dùng internet với tên gọi “NY-CMP”.

    Một cư dân mạng khác tên là “Jin Ai” đã viết: “Thay vì dùng tiền để khuyến khích hôn nhân khác tộc, chính phủ nên đặt nhiều nỗ lực vào việc phát triển giáo dục cũng như y tế địa phương để mọi trẻ em đều được giáo dục và vào đại học”.

    Nhiều người khác cho rằng có thể kết quả kế hoạch này sẽ hoàn toàn trái ngược. Một người với bí danh “Tuojiangde Baicai” đã sống ở Tân Cương hơn 30 năm qua cho biết, trong tất cả những cuộc hôn nhân đa dân tộc mà Baicai từng chứng kiến, thông thường người hôn phối (người Hán) cuối cùng sẽ chuyển theo tôn giáo của người dân tộc thiểu số.

    Các đôi nam nữ nhảy múa trong một lễ hội truyền thống của người Duy Ngô Nhĩ

    Theo Đại Kỷ Nguyê



    Tây Tạng, Tân Cương : chính sách đồng hóa của Trung Quốc là nguyên nhân gây bất mãn

    Trung Quốc mang vũ trang tuần hành trên đường phố Địch Hóa

    Bạo loạn tại Tân Cương hiện nay và tại Tây Tạng hồi tháng ba 2008 có cùng một nguồn cội và những điểm tương đồng. Người Duy Ngô Nhĩ nói tiếngThổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi ở Tân Cương và người Tây Tạng theo đạo Phật đều nổi dậy chống chính sách đồng hóa thô bạo của Bắc Kinh.

    Mặc dù giữa Tây Tạng và Tân Cương từ địa lý, tài nguyên đến văn hóa đều hoàn toàn không có một điểm tương đồng, nhưng các cuộc bạo loạn tại hai vùng ven biên của Trung Quốc đều mang sắc thái chung.

    Theo nhận định của giới chuyên gia được AFP trích dẫn thì mẫu số chung này là hai sắc dân kẻ theo đạo Phật người theo đạo Hồi đều phẫn nộ chính sách Hán hóa thô bạo của Bắc Kinh.

    Chính sách đồng hóa này được thực hiện có hệ thống từ khi đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông chiếm chính quyền năm 1949 tại Hoa lục.

    Hệ quả là 60 năm sau, chính sách đưa người Hán lên định cư tại hai khu vực ven biên này làm đảo lộn quân bình dân số. Chỉ riêng tại thủ phủ Lhassa, người Hán đã chiếm đến 17% và kiểm soát hầu hết sinh hoạt thương mại. Còn tại Địch Hóa, thủ phủ của Tân Cương, người Hán đã chiếm đa số với 75%, người Duy Ngô Nhĩ trở thành thiểu số ngay trên quê hương của mình.

    Chuyên gia Mỹ Dru Gladney nhận định là ở Tây Tạng cũng như tại Tân Cương, người dân địa phương nổi dậy là chuyện tự nhiên.

    Chính sách Hán hóa được thể hiện qua các biện pháp bóp nghẹt văn hóa, tiêu diệt ngôn ngữ, cản trở sinh hoạt tôn giáo và tự do tín ngưỡng. Tệ hại hơn nữa là chính quyền Trung Quốc xem người dân Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ như một loại « công dân hạng hai » ngay trên đất nước của tổ tiên để lại.

    Chuyên gia này cho biết thêm là từ sáu mươi năm qua, Trung Quốc thi hành cùng một chính sách sắc tộc tại Tây Tạng cũng như tại Tân Cương và mô hình đồng hóa này không thể thành công, không thể khuất phục được những dân tộc có bản sắc vững chắc và văn hóa cao.

    Tháng ba năm ngoái trước những cuộc biểu tình phản kháng tại Tây Tạng, bộ máy an ninh của Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp làm 203 người chết, một ngàn người bị thương và gần 6 ngàn người bị bắt giam từ đó. Đây là số liệu do Ủy ban quốc tế ủng hộ Tây Tạng đưa ra trong hồ sơ kiện chính phủ Trung Quốc tội diệt chủng tại Tòa án Tây Ban Nha.

    Tại Tân Cương, bạo động còn đẫm máu hơn với 184 người chết theo số liệu chính thức, nhưng phong trào ly khai nói đến con số từ 600 đến 800 người Duy Ngô Nhĩ bị giết.

    Nhà Tây Tạng học người Pháp Claude Levenson ghi nhận tại hai « vùng tự trị này » biến cố trên đây làm lộ ra tình trạng sống « trong hận thù và sợ hãi ». Tại hai nơi, giới quan sát chứng kiến những điểm tương đồng khác trong cách xử lý của nhà nước Trung Quốc : lực lượng công an đứng về phía người Hán và dùng từ ngữ khinh miệt người địa phương là « bọn man rợ ».

    Trước phản ứng của cộng đồng người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài, Bắc Kinh quy trách nhiệm cho các nhà lãnh đạo lưu vong là Đức Đạt Lai lạt Ma của Tây Tạng và bà Rebya Kadeer đứng đầu tổ chức Đại Hội người Duy Ngô Nhĩ trên thế giới.

    Bất chấp mọi nghịch lý, chính quyền Trung Quốc một mặt ám chỉ Hoa Kỳ gián tiếp can thiệp vào nội tình Trung Quốc, mặt khác lên án thành phần « Hồi giáo cực đoan liên kết với khủng bố Al Qaida » phá hoại tình đoàn kết dân tộc.

    Điểm giống nhau cuối cùng là chính sách truy bắt hàng loạt những người mà Trung Quốc gọi là « gây chia rẽ dân tộc ».

    Theo chuyên gia Pháp Jean-Philippe Beja, đại học Hong Kong, thì nếu như những lời tuyên bố của giới lãnh đạo Trung Quốc là chính xác thì công luận có quyền nghi ngờ Bắc Kinh cố tình để xảy ra một cuộc « thanh lọc » sắc tộc. Vì từ tháng giêng, chính quyền địa phương Tân Cương tuyên bố là thành phần ly khai sẵn sàng  « ra tay » bằng mọi giá.

    Nhưng sự kiện chủ tịch Hồ Cẩm Đào giữa chừng bỏ hội nghị G8 khẩn cấp về nước cho thấy tình hình không đơn giản.

    Tân Cương trước khi bị Trung Quốc xáp nhập, là nước độc lập với tên gọi là Đông Turkestan. Khác với Tây Tạng, Tân Cương có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên gồm dầu hỏa, khí đốt, Uranium và than đá, nhu cầu sinh tử của Trung Quốc.

    Tân Cương còn có giá trị địa lý chiến lược rất quan trọng  nằm giữa Trung Quốc và 8 nước Trung Á. Ngoài ra Tân Cương còn nằm cạnh một vùng bất ổn của thế giới Hồi Giáo trong đó có Pakistan và Afghanistan. Chính vị trí đặc biệt này làm cho Bắc Kinh vô cùng lo ngại.



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


    Những nội dung khác:




    Lên đầu trang

         Tìm kiếm 

         Tin mới nhất 
    Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
    Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
    Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
    Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
    Tưởng niệm tháng tư 75
    Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
    CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
    Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
    CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
    Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
    Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
    Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
    Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
    Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
    Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

         Đọc nhiều nhất 
    Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
    Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
    Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 403 lần]
    Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 365 lần]
    CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 342 lần]
    CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 339 lần]
    Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
    Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
    Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
    Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 242 lần]

    Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

    Bản quyền: Vietnamville
    Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.