
Chị Thảo Phạm (trái), thợ nail ở Tacoma, cùng với chị Kati và nhóm thiện nguyện, may tặng hơn 2,000 khẩu trang cho nhân viên y tế ở các bệnh viện tại Tacoma, Washington. (Hình: Thảo Phạm) Tâm An/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Dịch COVID -19 khiến nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế ở Mỹ thiếu khẩu trang, quần áo bảo hộ, nước sát trùng, và nhiều thiết bị y tế khác. Hiểu được tình cảnh này, nhiều người gốc Việt đã sử dụng thời gian rảnh khi tuân thủ lệnh ‘ở tại nhà’ để may khẩu trang tặng nhân viên y tế, bệnh nhân trong các bệnh viện.
Từ thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, chị Tường Vi, thợ sửa quần áo, cho biết: “Tôi đóng cửa tiệm đã một tháng nay, tôi tự đi mua vải về để may khẩu trang rồi đem tặng cho người cao niên ở viện dưỡng lão. Họ cảm động muốn rơi nước mắt. Các y tá họ cũng xin, chủ yếu họ đeo bên ngoài cái khẩu trang y tế. Họ nói làm như vậy thì khẩu trang N95 sẽ đỡ bị nhiễm hơn, có thể dùng lâu dài.”
Một người khác, chị Thảo Phạm, một thợ nail ở thành phố Tacoma, tiểu bang Washington, cùng với nhiều thiện nguyện viên “đã tự may và tặng được hơn 2,000 chiếc khẩu trang cho các y tá bệnh viện trong đó có bệnh viện St. Joshep là 500 cái, bệnh viện Nhi Multicare-Mary Bridge là 200 cái, và nhiều trung tâm y tế.”
Mỗi ngày, chị Thảo cùng gần chục thiện nguyện viên cặm cụi may khoảng 200 chiếc khẩu trang bằng vải để tặng cho các y tá. Để tránh lây nhiễm virus COVID-19, mỗi thiện nguyện viên nhận về nhà mình tự may rồi mang tới giao cho chị Thảo. Trong số đó, có cả một bà cụ 92 tuổi, là bà nội của một thiện nguyện viên, cũng tham gia may khẩu trang.
Đại diện tại các trung tâm y tế tới nhận món quà là các khẩu trang tự may của nhóm chị Thảo Phạm, Kati tại Tacoma, Washington. (Hình: Thảo Phạm)
Nói về sự khởi đầu ý tưởng này, chị Thảo kể: “Tôi có một vài người bạn làm nhân viên tại bệnh viện St. Joshep ở Tacoma. Họ nói với tôi họ rất cần khẩu trang, họ nhờ tôi hỏi những người làm nail, coi có ai dư khẩu trang không, thì cho họ vì trong bệnh viện rất thiếu.”
“Tôi lên Facebook đăng tin xin khẩu trang y tế của những anh chị đồng nghiệp làm nail. Nhờ đó, tôi quen được chị Kati Nguyễn cũng ở cùng thành phố này. Chị ấy muốn tặng những chiếc khẩu trang bằng vải tự may. Tôi không ngờ các y tá đều đồng ý nhận. Vậy là chúng tôi kêu gọi nhiều người góp sức, nhất là các thợ nail, thợ tóc đang lúc rảnh rỗi thất nghiệp, cùng nhau góp sức để mua vải, cắt rồi may hàng ngàn chiếc khẩu trang,” chị Thảo kể tiếp.
Chị Kati Nguyễn, người làm thợ may có thâm niên hàng chục năm, có shop may nhỏ ở thành phố Tacoma thường may đồ cho người Mỹ. Từ khi dịch bệnh còn chưa bùnh phát, chị Kati đã thường tự làm khẩu trang để dùng và bán cho khách hàng với giá $15/cái.
Chị Kati nói: “Tới khi dịch bệnh bùng phát tại tiểu bang này, tôi không còn nghĩ tới chuyện buôn bán nữa, tôi nghĩ tới việc tặng cho những người cần, đó là những y tá, bệnh nhân trong bệnh viện và viện dưỡng lão.”
“Chúng tôi may hai lớp, giống như một cái túi, để các y tá bỏ một lớp màng lọc (filter) vào giữa. Cuối ngày có thể thay lớp màng lọc khác, còn cái khẩu trang thì đem giặt để tái sử dụng được. Vì thế các y tá và bệnh nhân có thể dùng như một khẩu trang y tế, rất tiện lợi và tiết kiệm,” chị Kati nói thêm.
Cụ bà 92 tuổi, ở Tacoma, Washington, cũng tham gia tình nguyện may khẩu trang. (Hình: Thảo Phạm)“Các y tá và bệnh nhân nhận món quà của chúng tôi họ rất vui và cảm động,” chị Thảo vui vẻ cho biết.
Việc làm của chị Kati và chị Thảo được rất nhiều bạn bè, đồng hương ủng hộ và khen ngợi. Tiếng lành đồn xa, rất nhiều phóng viên liên lạc để xin chụp hình, phỏng vấn như báo Reuters News, Nothwest Asian Weekly và một số tờ báo tiếng Việt kể cả trong nước và hải ngoại.
“Từ hôm may khẩu trang để tặng tới giờ, tôi có cơ hội quen được rất nhiều người bạn tốt. Có những người ở tận Texas cũng gửi vải qua đường bưu điện tới nhà tôi để tặng cho tôi may khẩu trang. Thảo là người nhiệt tình nhất, luôn luôn tới sớm về trễ để kịp giao cho các y tá đang mong chờ,” chị Kati nói.
“Tôi nhận được hàng chục điện thoai từ các tiểu bang khác, người thì muốn hiến tặng vải, người thì muốn xin khẩu trang. Nhưng vì họ ở xa quá nên tôi không thể tặng khẩu trang cho họ, tôi lên Facebook kêu gọi mọi người giúp sức để may khẩu trang càng nhiều càng tốt, nhằm cứu vãn đồng hương của mình,” chị Kati nói thêm
“Tình hình dịch bệnh xảy ra khắp toàn cầu, cho nên khắp nơi thiếu thốn, đâu phải mình nước Mỹ thiếu khẩu trang. Các bạn y tá của tôi cho biết, lý do chính mà bệnh viện thiếu khẩu trang và quần áo bảo hộ là vì những thứ này đều nhập từ Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc chính là nơi xảy ra dịch bệnh đầu tiên nên họ đã thiếu hụt về loại mặt hàng này, nói gì tới xuất cảng đi các nước.”
Chị Thảo Phạm (trái) và chị Kati Nguyễn là hai tình nguyện viên chính ở Tacoma, trở thành đôi bạn thân nhờ may hàng ngàn khẩu trang tặng cho bệnh viện. (Hình: Thảo Phạm)Hỏi về sự trợ giúp từ gia đình, chị Kati vui vẻ nói: “Ông xã tôi rất tự hào về tôi. Ông ấy là người Mỹ, ông gọi cho má chồng tôi ở tiểu bang khác và khoe rằng tôi đang may khẩu trang để tặng cho bệnh viện. Má chồng tôi nghe xong, bà gọi tôi là ‘anh hùng’!”
Tuy nhiên, chị Thảo Phạm cũng muốn gửi tới lời nhắn nhủ với đồng bào muốn may khẩu trang thiện nguyện rằng: “Tôi được biết không phải bệnh viện nào họ cũng nhận khẩu trang tự làm như thế này. Vì thế trước khi may khẩu trang, quý vị nên hỏi các y tá hoặc tới trực tiếp bệnh viện đó, để hỏi xem họ có cần không và cần loại khẩu trang như thế nào, cho đỡ mất công.”
Chị Thảo giải thích thêm: “Hầu hết ban điều hành các bệnh viện họ đều không lên tiếng xin khẩu trang tự làm của dân, mà chỉ là các nhân viên y tế xin hỗ trợ với tư cách cá nhân. Vì nếu muốn tặng trực tiếp cho bệnh viện thông qua ban giám đốc bệnh viện thì thủ tục rất rườm rà.”

Một tình nguyện viên trong nhóm của chị Thảo và chị Kati, ở Tacoma, Washington. (Hình: Thảo Phạm)Tại Little Saigon, Nam California, hiện đang có rất nhiều nhóm thiện nguyện viên khởi nguyện làm khẩu trang để tặng. Chị Trinh Phí, ở Westminster, cũng đang bắt đầu cắt vải để đưa tới cho các thợ may thiện nguyện.
Chị Trinh Phí, vốn là một nhân viên bán bảo hiểm, nay cùng các con ở nhà cắt vải, cho biết: “Tôi được hướng dẫn rằng chỉ cần mua loại vải 100% cotton là được. Chúng tôi đi mua vải về rồi cắt ra sau đó đưa cho ai biết may để làm giúp. Chúng tôi chọn loại vải kẻ để dễ cắt thẳng vải, các loại vải khác mình cắt không quen dễ bị lẹm.”
Chị Trinh Phí cho biết, người khởi xướng nhóm của chị là chị Kiều Dung, thuộc gia đình Phật Tử Huệ Quang và chị Uyên Trang, thuộc gia đình Phật Tử Phổ Hòa.
Chị Uyên Trang là một kỹ sư về nhu liệu điện toán, cư dân Cypress, cho biết: “Xuất phát từ thỉnh nguyện của một y tá tại bệnh viện San Diego cần khẩu trang, chúng tôi đã cùng nhau mua vải về cắt và nhờ các gia đình biết may làm theo website hướng dẫn của Cơ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC). Đến nay chúng tôi đã làm được khoảng 500 cái và hiện đang được rất nhiều bạn bè và các Phật tử ủng hộ để tiếp tục may thêm nữa.”
Trang web chị Uyên Trang làm theo là trang: https://www.deaconess.com/How-to-make-a-Face-Mask?
Không chỉ cá nhân, mà một số công ty nhỏ cũng góp sức vào phong trào này.
Bé Benjamin Tran, 8 tuổi, cư dân Garden Grove, cắt vải giúp may khẩu trang. (Hình: Trinh Phí)Bà Anne Oliver, giám đốc điều hành công ty House of M Beauty, ở Anaheim cho biết, “Công ty chúng tôi đã quyên góp 5,000 chai nước rửa tay khô (hand sanitizer), 10,000 mặt nạ phẫu thuật (surgical mask) và 5,000 khẩu trang tương đương N95 (N95-equivalent mask) cho nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và các tổ chức cộng đồng. Hiện tại đã có trên 30 bệnh viện đã ghi danh để nhận, thông qua việc ghi danh tại đường link sau: http://houseofmbeauty.com/supplyrequest/
Một nhóm khác cũng ở Little Saigon đang đi tìm nguồn cung cấp khẩu trang để tặng cho bệnh viện. Chị Tammy Nguyễn, đại diện công ty T-Entertainment và chị Thảo Nguyễn, chủ nhà hàng Chợ Đông Ba, cho biết: “Chúng tôi đã tìm được một xưởng may bên Việt Nam, họ nhận may miễn phí không tính tiền công và tiền vải, chúng tôi chỉ mất tiền ship sang Mỹ thôi, số lượng là 10,000 cái để tặng cho các nhân viên y tế và bệnh nhân.”
Chị Tammy cho biết thêm một thông tin rất hữu ích: “Chúng tôi biết một trang web hướng dẫn, là trang www.weneedmasks.org có dạy cách cắt khẩu trang rất bài bản. Ngoài ra trang này còn giúp các cơ sở y tế, bệnh viện ở tất cả các tiểu bang vào đó để ghi danh xin khẩu trang. Do đó, chúng tôi đã biết rõ nơi nào cần và cần bao nhiêu. Rất đơn giản và tiện lợi.” (Tâm An, NV)
Người trẻ may khẩu trang vải tặng trong mùa dịch Covid-19
Học xong chỉ lại cho bà con
Một buổi sáng tháng 3, tại địa chỉ số 168 Hùng Vương, P.2, Q.10, TP.HCM bỗng rôm rả tiếng cười nói của các chị, dì và các bạn đoàn viên trẻ. Họ đến đây để học cách may khẩu trang vải, ai cũng cầm vài mảnh vải, cây kim, cuộn chỉ để bắt đầu làm học trò.
Giơ 2 miếng vải đã được cắt theo hình dáng khẩu trang, chị Vũ Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ P.2, Q.10, TP.HCM thoăn thoắt đi vài đường chỉ, lật qua lật lại trong chớp mắt mà đã xong chiếc khẩu trang vải được may bằng tay.
Người Việt ở nước ngoài may khẩu trang tặng cộng đồng
ỎMỹ, Kati Nguyen tự làm và dạy người Việt may khẩu trang tặng các bệnh viện, còn ở Nga, anh Bằng thay mặt các doanh nghiệp Việt phát khẩu trang ở nơi công cộng.

Chị Kati Nguyen thu xếp số khẩu trang vải các nhóm gửi về để chuyển đến bệnh viện. “Các nhân viên y tế thường dùng khẩu trang này để bọc ra ngoài khẩu trang y tế họ sử dụng, nhằm ngăn chặn
Các cửa hàng, quán xá ở Tamaco, bang Washington đã đóng cửa im ỉm, nhưng trong tiệm may hơn 80 m2 của gia đình chị Kati Nguyen, một thợ may 25 năm tay nghề, tiếng máy may vẫn chạy đều đều. Từ ba tuần nay, khi Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Mỹ, chị Kati may khẩu trang vải cho người thân và bán cho khách hàng.
"Xem thời sự thấy bệnh viện thiếu khẩu trang, những người bạn làm bác sĩ, y tá của tôi cũng nói nguồn khẩu trang y tế khan hiếm nên tôi may tặng", chị Kati giải thích đơn giản. Dù đơn đặt hàng các sản phẩm khác còn kéo dài nhiều tháng, chị vẫn quyết "dẹp qua một bên" để tập trung may khẩu trang.
Một mình may không xuể, chị lên các hội nhóm của cộng đồng người Việt Nam tại bang Washington kêu gọi hỗ trợ. Không ngờ mọi người hưởng ứng rất nhiệt tình. Quanh ngôi nhà hơn 4.000m2 của gia đình chị, ô tô đậu kín. Nhiều người Việt từ khắp tiểu bang chạy xe hơn một giờ đồng hồ đến học may, tặng nguyên liệu.
Tiệm may đông người đến học, để tránh tụ tập đông người, chị phải chuyển sang một vị trí khác rộng rãi hơn. Nhiệt độ ngoài trời có khi xuống dưới 10 độ C, điểm may mới chưa có máy sưởi công suất lớn. Nhóm người phải ngồi cách xa nhau, chỉ được làm ấm bằng máy sưởi nhỏ nhưng đến ngày một đông. Có người còn mang theo 5-6 máy khâu cho mình và những người khác đến học.
Khẩu trang vải nhóm người Việt may có cả tấm lọc kháng khuẩn để đảm bảo vệ sinh. "Khẩu trang rất dễ may, nhưng hồi đầu thiếu chun để làm quai, chúng tôi phải cắt vải ra dùng nên mất thời gian. Hiện tại nguyên liệu đã đủ", chị nói.
Sau khi các nhóm đã thạo cách may, Kati đề nghị mọi người giải tán theo khuyến cáo của chính phủ. Nhiều nhóm đã biết cách may thì chủ động lo nguyên liệu, tìm điểm phát tặng. Một số nhóm đến tiệm của Kati nhận nguyên liệu về nhà may, sau đó mang sản phẩm đến để chị chuyển cho nơi cần.
Thời gian đầu, bà chủ tiệm may tự bỏ tiền túi sản xuất khẩu trang tặng. Sau đó bạn bè, những người biết đến hoạt động của chị tặng nguyên liệu, đồ ăn, ủng hộ tiền để Kati làm quà tặng nhân viên y tế. Hiện đã có 54 bệnh viện, phòng khám và viện dưỡng lão... được nhóm của chị tặng trên 10.000 khẩu trang vải.
Nhân viên y tế tại mộ bệnh viện của Mỹ sử dụng khẩu trang y tế do nhóm của Kati Nguyễn gửi tặng. Ảnh: Kati Nguyễn.
Nancy Ann - y tá làm việc trong một bệnh viện tại Mỹ cho biết công việc của cô rất cần khẩu trang. Nhưng Nancy chỉ có một cái dùng trong suốt ca làm việc 12 giờ đồng hồ của mình. "Tôi cảm thấy vừa nóng, vừa ẩm ướt lại vô cùng bất tiện. Chúng tôi rất ngạc nhiên và biết ơn các bạn vì đã tặng khẩu trang miễn phí cho các bệnh viện", cô viết lời tri ân nhóm của Kati Nguyen.
Rất nhiều tờ báo của người Việt ở nước ngoài và báo chí Mỹ đã đưa tin về hoạt động may khẩu trang của cộng đồng người Việt tại bang Washington. Đọc báo, ông David Ellitott ở Seatle chạy xe hơn một giờ đồng hồ đến Tamaco chỉ để nhận của Kati một khẩu trang vải.
"Ông đưa cho tôi 50 USD trả công, nhưng tôi nói chỉ tặng, không nhận tiền. Ông ấy rớm nước mắt, nhờ tôi góp tiền này mua thêm nguyên liệu may khẩu trang tặng các bệnh viện. Về nhà, ông ấy vẫn nhắn tin cảm ơn rối rít", Kati kể.
Hơn chục ngày qua, thói quen tự tay chuẩn bị bữa trưa và bữa tối cho chồng của chị Kati không còn. Thay vào đó, anh Kevin Barnett còn phải mang vác giúp vợ nguyên vật liệu may khẩu trang. Không những không phàn nàn, anh chồng kỹ sư viễn thông còn tự hào khoe với bạn bè, mẹ ruột về việc làm của cô vợ Việt và gọi Kati là "anh hùng".
Cuối tháng 3, Covid-19 diễn biến phức tạp ở Nga. Anh Hồ Sỹ Bằng đi khắp các hiệu thuốc mua khẩu trang nhưng không ai bán. Nhân viên hiệu thuốc cũng không có khẩu trang đeo. Anh Phó chủ tịch hội đồng hương Nghệ An ở Matxcova lên mạng xã hội kêu gọi cộng đồng người Việt chung tay sản xuất khẩu trang cung cấp cho bà con bằng giá thành sản xuất.
Lập tức, Bằng nhận được hàng loạt các cuộc gọi từ các ông chủ doanh nghiệp may mặc Việt ở ngoại ô Matxcova nói sẵn sàng may khẩu trang tặng miễn phí. Họ nhờ anh đảm nhiệm khâu tiếp nhận và phân phát. Ông Phan Hùng - chủ xưởng sản xuất đồ thể thao với hơn 100 công nhân và anh Bằng chưa từng biết nhau trước đó - đã kết nối qua mạng xã hội khi có chung mục đích.
Ông Hùng cho biết khi Covid-19 bùng phát, ông nhận được nhiều hợp đồng của các đơn vị đề nghị may khẩu trang nhưng từ chối vì không được cấp phép may sản phẩm này. Đến cuối tháng 3, Chủ tịch hội đồng liên bang cho phép các doanh nghiệp được phép may khẩu trang, không cần xin giấy phép để cung ứng cho nhu cầu thị trường.
"Tôi thấy khẩu trang thiếu rất nhiều, trong khi nguyên liệu của mình lại có sẵn nên quyết định may tặng miễn phí. Để đảm bảo chất lượng, chúng tôi dành một ngày vệ sinh toàn bộ công xưởng trước khi sản xuất", ông Hùng nói. Hiện doanh nghiệp của ông đã may tặng 17.000 khẩu trang miễn phí.
Khẩu trang vải của người Việt may được đặt dưới sân khu dân cư ở Nga kèm với chú thích "Nếu cần bạn có thể lấy 1-2 chiếc", kèm hướng dẫn sử dụng. Ảnh: Sỹ Bằng.
Anh Hồ Sỹ Bằng cho biết, ngoài ông Hùng, còn có 6 chủ doanh nghiệp người Việt khác may khẩu trang tặng cho người Việt và người Nga. Một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên tiền dùng làm kinh phí mua thực phẩm thiết yếu, thuốc men cho người Việt đang phải cách ly chủ động.
Nhóm của anh Bằng thường đặt khẩu trang ở các tiệm thuốc, các tòa nhà với thông điệp "Khẩu trang miễn phí. Hãy lấy 1-2 cái nếu bạn cần". Để đảm bảo an toàn khi cấp phát, nhóm của anh Bằng nhắc nhau đeo khẩu trang, găng tay và tránh tiếp xúc gần với người nhận. Họ cũng hướng dẫn người dùng cách sử dụng, tẩy giặt để đảm bảo vệ sinh.
"Có lần tôi đem tặng nhân viên hiệu thuốc gần nhà khẩu trang vải. Họ bất ngờ, tay ôm ngực thốt lên ’Anh là người hùng, là thiên thần của chúng tôi’", anh Bằng kể.
Bà Natalia trưởng đại diện của khu dân cư có 1.500 người sống ở vùng hồ Malakhovskoe cho biết, đã nhận được 500 chiếc khẩu trang anh Bằng gửi tặng và đang muốn xin thêm 100 chiếc nữa.
"Từ tận trái tim, những người dân vùng hồ Malakhovskoe gửi lời cảm ơn đến các bạn vì đã tặng số khẩu trang miễn phí này cho chúng tôi. Chúng tôi đã thông báo đến các cư dân về tấm lòng của các bạn. Cảm ơn rất nhiều. Mong các bạn luôn khỏe mạnh để làm thêm nhiều điều tử tế", bà Natalia nói.
Bị từ chối nhập viện, du học sinh Việt ở Ba Lan tự chiến đấu với Covid-19
Dù nhận được kết quả dương tính vi rút SARS-CoV-2 nhưng Bùi Phi Long đã bị từ chối nhập viện vì lý do quá tải. Chàng trai này sau đó đã tiến hành cách ly tại nhà và tự chiến đấu với dịch bệnh.

Long tập luyện thể dục thể thao và cách ly trong căn phòng 15m2.
Du học sinh Việt tại Ba Lan kể lại những ngày tự chống chọi với Covid-19
Bùi Phi Long (19 tuổi) là sinh viên năm nhất trường King’s College London và đang sống ở Warsaw (thủ đô của Ba Lan) cùng gia đình. Anh tự quay video kể về tình trạng bệnh của mình để khuyến cáo cộng đồng nên cảnh giác với dịch bệnh và không nên tin “fake news” về Covid-19.
"Tôi bị tiêu chảy. Có thể đó là triệu chứng đầu tiên". Chàng sinh viên năm thứ nhất bị tiêu chảy, không ho, không sốt, không tức ngực.
Phi Long chỉ nghĩ rằng do mình ăn nhiều quá mà không hề biết rằng đó là lời cảnh báo đầu tiên của loại dịch bệnh đang khiến cả thế giới lao đao những ngày qua. Lúc ấy, Phi Long đang học ở London, nước Anh.
Phi Long cho rằng, mọi người hãy tự trang bị những hiểu biết cũng như tiếp nhận các thông tin dịch bệnh từ những nguồn tin chính thống.
Thế rồi, Long bắt đầu thở khó khăn hơn. Ngày 14/3 Long trở về nhà ở Ba Lan. Phi Long chấp nhận mức vé tăng từ 60 lên tới 600 bảng bởi đó là ngày cuối cùng trước khi chính phủ Anh ra lệnh đóng cửa biên giới.
Xuống sân bay, được kiểm tra sức khỏe, cậu vẫn được nhập cảnh bình thường. Nhưng Phi Long tự ý thức được rằng, mình là người đi từ vùng dịch trở về và có ý thức tự cách ly.
Anh dùng video chat để trao đổi với mọi người trong gia đình, Long luôn đeo khẩu trang khi đi ra khỏi phòng và trong túi lúc nào cũng có sẵn nước rửa tay khô.
Trở về từ London, Phi Long nhận được tin mình nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
Phi Long cảm thấy bớt triệu chứng tiêu chảy, nhưng lại bắt đầu cảm thấy cơ thể nặng nề, lồng ngực nhói đau mỗi khi hít thở sâu. Đêm 17/3 Long đến bệnh viện truyền nhiễm làm xét nghiệm.
Dù đến vào buổi tối nhưng số người bệnh quá tải và vì Long không có các triệu chứng cụ thể như sốt, ho hay thở dốc nên đành buộc phải tự cách ly.
Sau đó anh nhận được kết quả xét nghiệm qua email, nhìn thấy dòng chữ “dương tính”, Long run run vì điều lo sợ nhất cuối cùng cũng xảy đến.
Hôm sau cả gia đình Long đi xét nghiệm và kết quả đều âm tính. Lúc này anh mới cảm thấy gánh nặng như được trút bỏ được gánh nặng.
Long chia sẻ: “Hiện tại, tôi đang ở trong phòng và tuân thủ cách ly kể từ khi tôi trở về từ London. Ban đầu tôi cảm thấy mình rất tệ vì có thể mình đã lây bệnh cho gia đình, lây nhiễm cho những người tôi yêu thương. May mắn thay, gia đình tôi đã nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19”.
Những ngày cách ly, Long vẫn dành thời gian để học tập.
Phi Long ở yên trong phòng, hằng ngày cứ mỗi ba tiếng Long lại đo thân nhiệt rồi gọi điện báo cho mẹ.
Phòng của Long được trang bị thêm một chiếc máy lọc không khí. Ngày thứ 2 chống chọi với Covid-19 hơi thở của Long vẫn khá nặng. Buổi tối, hai mắt cay xè, thân nhiệt 37,5 độ, dù chưa sốt nhưng Long quyết định dùng thuốc hạ sốt. Đây là lần duy nhất trong hành trình 14 ngày Long dùng đến loại thuốc này.
Ngày thứ 3, nhiệt độ cơ thể có dấu hiệu giảm, trung bình khoảng 35,8 độ. Anh vẫn học bài và tập luyện thể dục. Mỗi ngày Long chống đẩy 100 cái, chia thành 5 lần. Kỳ lạ là các triệu chứng như ho, sốt đều chưa xuất hiện.
Ngày thứ 4 Long liên hệ với bệnh viện và mong muốn được nhập viện để điều trị nhưng bị từ chối do bệnh viện quá tải, chỉ nhận bệnh nhân trên 65 tuổi mà thôi.
“Tôi không được cho thuốc và tôi cũng không được bác sĩ hứa cho đi xét nghiệm lần tiếp theo. Ở đầu dây bên kia, họ chỉ "Vâng, như vậy thôi", Long kể.
Hiện tại, sức khỏe của Phi Long hiện vẫn ổn định, không ho, không sốt, vẫn ăn uống và tập thể dục đều đặn. Mẹ là người luôn đồng hành, động viên Long trong những ngày anh tự cách ly trong phòng.
"Tôi đã bị dính Covid-19, đừng nghĩ thanh niên không thể mắc bệnh. Thời gian này mọi người nên tự cách ly ở nhà, đừng ra ngoài tụ tập nơi đông người nữa", Phi Long nhắn gửi.
Phi Long quyết định công khai câu chuyện của mình lên mạng xã hội như một lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về sự lây lan của Covid-19 và kinh nghiệm của bản thân trong hành trình “chiến đấu”với dịch bệnh.
VN cứu nhân loại: Phong trào ‘nhà nhà may, người người may’ khẩu trang của người Việt ở Đức
TGVN. Việc may khẩu trang chống dịch của người Việt trở thành phong trào tương đối rầm rộ, đặc biệt tại một số tỉnh và thành phố phía Đông nước Đức.
![]() | Italy thay đổi quan điểm về khẩu trang phòng dịch Covid-19 |
![]() | WHO khuyến khích dùng khẩu trang để hạn chế lây lan dịch Covid-19 |
Những phụ nữ Việt chăm chỉ cùng phong trào may tặng khẩu trang. (Nguồn: Facebook) |
Không chỉ cần cù, chịu khó người Việt còn có bản tính “Thương người như thể thương thân”, đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Vì thế khi dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát và ngày một gia tăng ở Đức, khi nhu cầu khẩu trang tại các bệnh viện, viện dưỡng lão trở nên cấp thiết, bà con ta lại đồng lòng dấy lên phong trào “nhà nhà may, người người may”.
Nơi khởi phát đầu tiên của việc may khẩu trang là bà con vùng Dresden, nòng cốt là Hội Văn hoá Việt Nam, Hội Phụ nữ Dresden và nhóm thiện nguyện của chị Võ Thiên Nga. Riêng Hội Văn hoá Việt Nam đã mở đầu bằng việc tặng 2000 khẩu trang cho bệnh viện Vincentius.
“Trong những ngày này chiến dịch chung tay may khẩu trang chống dịch đang bước vào thời kỳ cấp tập. Vùng Dresden đã may được hàng ngàn chiếc khẩu trang tặng cho các bệnh viện, viện dưỡng lão, các trung tâm y tế và cả người dân Đức”, chị Võ Thiên Nga chia sẻ trên trang Facebook cá nhân. Chị cũng kêu gọi mọi người tiếp tục ủng hộ vải, tiếp tục may khẩu trang phục vụ nhu cầu chống dịch đang trở nên cấp thiết.
Tại thành phố biển Rostock, tổ chức đứng lên kêu gọi quyên góp và may khẩu trang là Ban liên lạc lớp Doanh nghiệp Rostock và sự đồng hành của Hội Phụ nữ Rostock. Ngày 3/4, Ban liên lạc cùng với đại diện các cơ sở may, các nhà tài trợ đã trao 2500 chiếc khẩu trang đầu tiên cho bệnh viện Klinikum Südstadt.
Cầm trên tay chiếc khẩu trang do chính bàn tay của những người Việt tự cắt may, ông Dipl. - Kfm. Steffen Vollrath Giám đốc bệnh viện rất xúc động. Ông đánh giá cao tấm lòng đầy sẻ chia của cộng đồng người Việt và chân thành gửi lời cám ơn đến mọi người.
Những chiếc khẩu trang tuy nhỏ bé, nhưng là cả tấm lòng của bà con người Việt. (Nguồn: Facebook) |
Đối với bà con vùng Cottbus, ngày 30/3 cũng là ngày ra quân đầu tiên. Tại đây bà con đã đem tặng 700 khẩu trang tự may cho bệnh viện thành phố trong sự đón nhận đầy xúc động của lãnh đạo bệnh viện.
Berlin là nơi người Việt định cư đông nhất nên phong trào may khẩu trang và quyên góp các thiết bị y tế ủng hộ các bệnh viện, nhà dưỡng lão, trung tâm y tế được xem là rầm rộ, phong phú nhất cả về số lượng và hình thức.
Trước hết phải kể đến nhóm Từ thiện Sen Vàng - một tổ chức đã nhiều năm liên tục, bền bỉ làm những công việc từ thiện cả trong nước và tại nước Đức. Sen Vàng Berlin cũng được xem là một trong những tổ chức đầu tiên tại Thủ đô Berlin may khẩu trang thiện nguyện.
Hiện nay gia đình Sen Vàng Berlin có đến 9 điểm may khẩu trang và các thành viên của nhóm này tỏa đi các nơi trao tặng kể cả cơ sở y tế lẫn người dân. Chị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội Sen Vàng chia sẻ: ”Có nhiều người Đức đến đặt 5 Euro (chưa cộng thuế) để mua một chiếc khẩu trang nhưng anh chị em không nhận, chỉ chung tay may tặng. Gia đình Sen vàng cả năm đã làm không biết bao nhiêu việc thiện tại quê hương dù bản thân họ không phải là những người giàu có. Họ chỉ là những người giàu về tấm lòng”.
Các doanh nghiệp của Trung tâm Thương mại (TTTM) Đồng Xuân và Hội Phụ nữ Đồng Xuân dù kêu gọi may khẩu trang và quyên góp các vật dụng bảo hộ y tế có phần chậm hơn so với các nhóm khác trong cộng đồng nhưng lại được tổ chức quy củ hơn và số người tham gia cũng đông đảo hơn.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Quận Lichtenberg chung sức giúp đỡ các bệnh viện và các cơ quan cảnh sát, cứu hỏa... đang tập trung lực lượng chống lại đại dịch Covid-19, ngày 31/3, TTTM Đồng Xuân đã phối hợp với Công ty USA- Nails của ông Nguyễn Văn Lũy tới Văn phòng Quận trao tặng 1000 chiếc khẩu trang y tế và 30 hộp thuốc khử trùng.
Bà Emmrich - nguyên Chủ tịch Quận Lichtenberg đã tiếp nhận và gửi lời cảm ơn món quà vừa tình nghĩa, vừa rất thiết thực này. Theo bà, số khẩu trang và thuốc khử trùng sẽ được Quận gửi tới bệnh viện và đội cứu thương , cứu hỏa, cảnh sát ... đang làm nhiệm vụ .
Bà Trịnh Thị Mùi - Tổng Giám đốc TTTM Thái Bình Dương - khi biết các nhóm may ở nhiều nơi thiếu vải, bà đã không ngần ngại đem hết số áo T.Shirt khoảng 5000 cái chất liệu cotton 100%, mềm, mịn với hai tông màu trắng và hồng nhạt phát cho bà con để may khẩu trang dành tặng cho các nhân viên y tế và nhân viên điều dưỡng.
“Hiện có rất nhiều nhóm đang may khẩu trang làm từ thiện. Hầu hết đều tự bỏ tiền túi mua vải, tự may như: nhóm Phật tử chùa Phổ Đà, nhóm Phúc Hải, nhóm Bích Quảng Thông”, bà Mùi thông tin.
Cùng với khẩu trang, người Việt còn gửi cả những suất ăn đến các y, bác sĩ người Đức. (Nguồn: Facebook) |
Làm việc có hiệu quả nhất cho đến ngày hôm nay tại Berlin phải kể đến nhóm Chung tay gồm 5-6 thành viên đứng đầu là chị Đỗ Thu Hà. Trong ba ngày liên tiếp, nhóm đã đem quà đến tặng tại 20 địa điểm với hàng ngàn khẩu trang y tế, hàng ngàn khẩu trang tự may, hàng ngàn găng tay, một số nước khử trùng và hàng trăm suất ăn tình nghĩa cho các bác sĩ, y tá đang ngày đêm trực chiến tại các phòng cấp cứu ở các bệnh viện.
Riêng trong ngày ra quân đầu tiên, nhóm đã tặng 6.000 khẩu trang y tế, 1.400 khẩu trang may, 12.000 găng tay và 30 hộp xịt khuẩn cho 2 bệnh viện, 1 phòng khám, 1 trung tâm chăm sóc sức khỏe người già và Liên hiệp các nhà điều dưỡng.
Ngày 3/4, nhóm đã chuyển 300 chiếc khẩu trang tự may nhờ Đại sứ quán Việt Nam chuyển tới Đại sứ quán Italy như một món quà dành tặng cho những người dân Italy sớm vượt qua đại dịch.
Những chiếc khẩu trang tuy nhỏ bé nhưng là cả tấm lòng của bà con người Việt mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào một mục tiêu to lớn là đẩy lùi đại dịch đem cuộc sống yên lành về cho mọi nhà.
![]() | Đại sứ Italy cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam trong khó khăn chống dịch Covid-19 TGVN. Ngày 3/4, lô hàng gồm 88.000 khẩu trang và các vật dụng y tế được quyên góp bởi các cơ quan nhà nước, các ... |
![]() | Khốc liệt cuộc chiến khẩu trang trên thế giới TGVN. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nước phương Tây đã không đủ khẩu trang và buộc phải đặt mua ở Trung Quốc. Điều ... |
![]() | Hành trình của những chiếc khẩu trang quý giá trong mùa dịch TGVN. "Phong trào khẩu trang" và hỗ trợ nhau vượt qua dịch bệnh Covid-19 đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người Việt tại ... |
Hùng Lý
» Trốn khỏi nơi cách ly để đi dạo công viên, 3 du học sinh Việt Nam đối diện với mức phạt nặng của Hàn Quốc