Bà Adriana Cohen, nhà bình luận truyền hình Mỹ nổi tiếng, cho rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã cho thấy sự phụ thuộc đầy rủi ro của Mỹ vào thuốc và vật tư y tế của Trung Quốc, phải chấm dứt.

Theo bà Cohen, đại dịch viêm phổi Vũ Hán, vốn đang phá vụn nền kinh tế Mỹ, khiến cuộc sống gặp nguy hiểm và làm hỏng toàn bộ cách sống của người dân Mỹ, “sẽ đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh rằng chính phủ Mỹ phải ngừng phụ thuộc vào Trung Quốc và các quốc gia nước ngoài khác, để mua thuốc, vật tư y tế hoặc bất kỳ sản phẩm của chuỗi cung ứng nào hoặc thành phẩm cần thiết cho sự sống còn của chúng ta”.

Bà Cohen cho rằng đó cũng là vấn đề an ninh quốc gia. Nếu các thành viên của quân đội Mỹ và những người hỗ trợ các lực lượng quân đội Mỹ không được tiếp cận với thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), thuốc cứu người và các nhu yếu phẩm khác trong đại dịch – và kết quả là không chống nổi nó, thì “chúng ta đặt an ninh quốc gia của mình trước nguy cơ từ những đối thủ nước ngoài, những kẻ có thể lợi dụng tình hình”.

Theo bà Cohen, ông Rosemary Gibson, một cố vấn cấp cao về các vấn đề chăm sóc sức khỏe tại Viện nghiên cứu Đạo đức sinh học Hasting Center, và là đồng tác giả của cuốn sách “China Rx: Exposing the Risks of America’s Dependence o­n China for Medicine” [Tạm dịch: “Trung Quốc Rx: Phơi bày những rủi ro về sự phụ thuộc của Mỹ đối với y học Trung Quốc”], đã cảnh báo các nhà lập pháp năm ngoái rằng: “Thuốc có thể được sử dụng như một vũ khí chiến tranh chống lại Mỹ”.

Về vấn đề này, hãng truyền thông Politico cũng cảnh báo, rằng “nguồn cung cấp có thể bị giữ lại. Thuốc có thể được sản xuất với các chất gây ô nhiễm gây chết người hoặc được bán mà không có bất kỳ loại thuốc thực sự nào trong đó, khiến chúng không hiệu quả”.

Bà Cohen cho rằng không có gì bí mật khi nói rằng Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức nguy hiểm về một loạt các loại thuốc như thuốc kháng sinh, ibuprofen, penicillin và acetaminophen.

Trong một bức thư gửi Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar và FDA vào năm ngoái, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Chuck Grassley, lưu ý: “80% các thành phần dược phẩm thiết thực là được sản xuất ở nước ngoài, phần lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ, tuy nhiên, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) chỉ kiểm tra 1/5 cơ sở sản xuất thuốc cho con người, đã đăng ký ở nước ngoài vào năm ngoái”.

Cảnh báo về những rủi ro liên quan đến sản xuất dược phẩm của nước ngoài, Thượng nghị sĩ Grassley, đại diện cho tiểu bang Iowa này, tuyên bố: “Tôi khuyến khích các hoạt động thể hiện của chính quyền, bao gồm việc kiểm tra không báo trước tại các cơ sở sản xuất nước ngoài để xác định xem họ có đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn dược phẩm cần thiết hay không, duy trì, xét nghiệm và bảo vệ chống hàng giả”.

Bà Cohen nhận định: “Xét bối cảnh chúng ta biết rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự khởi đầu COVID-19, và việc xử lý và che đậy sau đó của họ, gây ra tác hại không thể khắc phục được đối với Mỹ, Châu Âu và toàn cầu, đây có phải là đối tượng mà chúng ta muốn họ kiểm soát chuỗi cung ứng y tế quan trọng của chúng ta hay không? Tuyệt đối không”.

Theo bà Cohen, người dân Mỹ cũng không muốn phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nước ngoài nào khác về các loại thuốc hoặc thiết bị y tế, có khả năng cứu sống người như khẩu trang, găng tay, máy thở hoặc các sản phẩm quan trọng khác.

“Điều này bao gồm Ấn Độ, khi chính phủ của họ vừa tuyên bố cấm xuất khẩu hydroxychloroquine, một loại thuốc sốt rét, mà chúng ta được cho là nó có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh nhân bị mắc virus corona”, bà Cohen lưu ý.

Cuối cùng bà Cohen kêu gọi “Chính quyền Trump và Nghị viện phải đặt ưu tiên hàng đầu, làm việc cùng với khu vực tư nhân, để tăng cường mạnh mẽ sản xuất thuốc ở trong nước. Tương lai của đất nước này đang bị đe dọa, và đơn giản là không có thời gian để lãng phí”.

Theo Fox News
Duy Nghĩa dịch và biên tập


Động thái của TQ khi nhiều nước phàn nàn chất lượng khẩu trang


authorNguyễn Thái - NYT, LA Times Chủ Nhật, ngày 12/04/2020 21:42 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Giới chức Trung Quốc bắt đầu kiểm tra vấn đề chất lượng của từng lô hàng máy thở, khẩu trang N95 cùng nhiều vật tư y tế khác trước khi xuất khẩu. Động thái được cho là làm chậm quá trình cung cấp vật tư y tế, đồ bảo hộ tới các bệnh viện trên thế giới, những nơi đang chật vật đối phó dịch Covid-19 vì thiếu chúng.

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
Việt Nam
1Hà Nội118058
2TP Hồ Chí Minh55040
3Bình Thuận909
4Ninh Bình1301
5Quảng Ninh700
6Đà Nẵng606
7Đồng Tháp404
8Bắc Giang300
9Hà Tĩnh200
10Bắc Ninh101
11Hải Dương101
12Ninh Thuận202
13Quảng Nam301
14Lào Cai200
15Thừa Thiên Huế404
16Khánh Hòa101
17Thanh Hóa301
18Vĩnh Phúc12011
19Trà Vinh200
20Tây Ninh302
21Bến Tre101
22Lai Châu100
23Nghệ An100
24Cần Thơ101
25Bạc Liêu300
26Đồng Nai100
27Thái Nguyên100
28Hà Nam200

Theo New York Times (NYT), Tổng cục hải quan Trung Quốc hôm 10/4 tuyên bố rằng sẽ áp dụng chính sách mới về đánh giá chất lượng các lô hàng vật tư y tế trước khi xuất khẩu.

Chính sách mới sẽ được áp dụng với 11 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, bao gồm khẩu trang y tế, mặt nạ phẫu thuật, quần áo bảo hộ y tế, nhiệt kế hồng ngoại, máy thở, mũ phẫu thuật, kính y tế, găng tay y tế, bọc giày y tế, máy theo dõi bệnh nhân, khăn khử trùng y tế và thuốc khử trùng y tế.

Tổng cục hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra số lượng vật tư y tế trong các lô hàng, giám sát xem hàng hóa có vi phạm bằng sáng chế nước ngoài và các tài liệu đi kèm có phải gian lận hay không?

Hiện cơ quan hữu quan của Trung Quốc chưa thông báo cụ thể rằng việc kiểm tra chất lượng các lô hàng này sẽ kéo dài bao lâu.

Nhiều nhà máy đã có cơ chế tự kiểm tra chất lượng sản phẩm riêng. Tuy nhiên, các quy định trong chính sách mới của chính phủ Trung Quốc yêu cầu bổ sung thêm việc kiểm tra của cơ quan hải quan hoặc lực lượng thanh tra chính phủ khác.

 dong thai cua tq khi nhieu nuoc phan nan chat luong khau trang hinh anh 1

Mỗi nhà máy sản xuất vật tư y tế, đồ bảo hộ y tế đều có cơ chế tự kiểm tra chất lượng sản phẩm riêng. Ảnh minh họa: Getty

Theo NYT, chính sách kiểm tra chất lượng các lô hàng vật tư y tế, được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm 10/4, lập tức gây ra sự chậm trễ trong việc xuất khẩu các lô hàng vào ngày 11/4 khi các nhà sản xuất, đại lý vận tải và thương nhân còn loay hoay tìm hiểu để tuân thủ chính sách này.

Tùy thuộc vào thành phố, sự chậm trễ có thể thể kéo dài từ vài tiếng tới vài ngày hoặc lâu hơn.

Việc này không chỉ làm chậm tiến trình cung cấp trang thiết bị y tế tới  các nước nhập khẩu mà còn ảnh hưởng tới các công ty của Trung Quốc.

Wen Guicheng, Phó tổng giám đốc của Công ty sản phẩm y tế V-Medical Hồ Bắc - nhà sản xuất mũ, găng tay và khẩu trang y tế, có trụ sở tại khu ngoại ô tây nam Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - cho biết công ty của ông đang làm việc với lực lượng hải quan để tránh bị chậm các lô hàng xuất khẩu.

Trong khi đó, Noah Blake, một người bán mặt nạ phòng độc ở thành phố Thượng Hải, cho biết một trong các lô hàng của ông đã bị ảnh hưởng bởi chính sách mới. Tuy nhiên, Noah nói thêm rằng chính sách mới giúp các cơ quan y tế công cộng và người tiêu dùng trên thế giới tin tưởng hơn vào chất lượng nguồn hàng được cung cấp từ Trung Quốc.

 dong thai cua tq khi nhieu nuoc phan nan chat luong khau trang hinh anh 2

Ngày càng nhiều khiếu nại từ nước ngoài liên quan đến chất lượng khẩu trang, thiết bị y tế do các công ty Trung Quốc sản xuất. Ảnh minh họa: Bioworld

Theo Los Angeles Times, ngày càng nhiều các khiếu nại từ nước ngoài về chất lượng của thiết bị y tế và bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cách đây vài tuần, các nhà khoa học và giới chức y tế Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh đã phàn nàn về các dụng cụ xét nghiệm Covid-19 nhập khẩu từ các công ty Trung Quốc bị lỗi - khiến chính phủ các nước này tốn kém hàng triệu USD mà không thu lại kết quả như mong muốn.

Giới chức bang Georgia của Mỹ cũng đã hủy một hợp đồng với một đối tác Trung Quốc - công ty đã bán các mẫu thử Covid-19 bị lỗi cho Tây Ban Nha. Malaysia cũng lựa chọn mua kít thử Covid-19 của Hàn Quốc thay vì Trung Quốc vì độ chính xác không cao của lô hàng từ Bắc Kinh.

Tuần trước, Hà Lan cũng yêu cầu trả lại hơn 600.000 khẩu trang mua từ Trung Quốc vì có bộ lọc không phù hợp và lắp ráp sai. Hôm 7/4, Phần Lan kiểm tra một lô hàng thiết bị bảo vệ cá nhân từ Trung Quốc và phát hiện chúng không phù hợp để sử dụng trong bệnh viện tại quốc gia châu Âu này. Quan chức biên giới Úc cũng thu giữ 800.000 khẩu trang lỗi hoặc làm giả có nguồn gốc từ Trung Quốc.

 dong thai cua tq khi nhieu nuoc phan nan chat luong khau trang hinh anh 3

Mỹ và nhiều nước châu Âu phàn nàn về chất lượng vật tư y tế của Trung Quốc. Ảnh minh họa

Không chỉ xuất khẩu ra nước ngoài mà vấn đề chất lượng sản phẩm còn xuất hiện ngay ở Trung Quốc. Ngày 12/3, giới chức Trung Quốc thông báo đã thu giữ hơn 80 triệu khẩu trang lỗi hoặc làm giả và 370.000 lọ hóa chất khử trùng bị lỗi hoặc làm giả cùng một số sản phẩm chống dịch Covid-19 kém chất lượng khác.

Trước vấn đề này, Trung Quốc đã có phản ứng quyết liệt. Giới chức nước này đã bắt giữ hàng chục kẻ sản xuất vật tư y tế giả và răn đe những kẻ khác có ý định buôn bán sản phẩm y tế kém chất lượng với án tù chung thân.

Bắc Kinh cũng thắt chặt tiêu chuẩn xuất khẩu trong những ngày gần đây, bao gồm yêu cầu chứng nhận trong nước cũng như giấy phép nước ngoài cho các sản phẩm y tế xuất khẩu. Và mới nhất là việc kiểm tra chất lượng hàng hóa tại cơ quan hải quan.

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Trung Quốc đã nhập khẩu 2 tỷ khẩu trang và 400 triệu thiết bị bảo hộ y tế cho nhân viên y tế, đặc biệt là ở tâm dịch Vũ Hán.

Nhưng Zhao Lijian, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm 10/4 cho biết, tính từ 1/3 đến 4/4, Trung Quốc đã xuất khẩu 3,86 tỷ chiếc khẩu trang, 2,8 triệu bộ thử Covid-19, 2,4 triệu nhiệt kế hồng ngoại và 16.000 máy thở.

Việt Nam có thể là đại công xưởng khẩu trang của thế giới

Dân trí - Từ công suất sản xuất hiện nay, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới, chất lượng hơn TQ.

>>Giấy vệ sinh, khẩu trang bùng nổ "cứu" tiêu dùng Nhật Bản

Việt Nam có thể là đại công xưởng khẩu trang của thế giới - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Xưởng sản xuất khẩu trang của một doanh nghiệp Việt Nam.

Những tín hiệu sáng của ngành dệt may

Mới đây, lãnh đạo một công ty may lớn tại Việt Nam chia sẻ việc mới được “đặt hàng” 400 triệu khẩu trang y tế, trị giá 52 triệu USD.

Thông tin này thực sự là điều vui mừng đối với ngành dệt may việt Nam trong bối cảnh ngành công nghiệp tỷ đô này của Việt Nam đang chịu áp lực vô cùng lớn từ đại dịch Covid-19.

Ngành này đã phải đối mặt với "cú sốc kép". Trong tháng 2/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải, từ Trung Quốc.

Sang đến tháng 3, khi nguồn cung được nối lại thì cũng là lúc dịch bùng phát ở Châu Âu, Hoa Kỳ khiến cho thị trường mua sắm gần như bị đóng băng, các khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính đơn hàng sẽ giảm khoảng 70% trong tháng 4 - 5 và khả năng phục hồi sẽ chậm cho đến cuối năm.

Tuy nhiên, le lói cơ hội trong đại dịch, một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang xoay sở tìm đường xuất khẩu khẩu trang - mặt hàng vô cùng cần thiết tại nhiều quốc gia thời điểm này.

“Sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng”, đại diện Cục Xuất nhập - Bộ Công Thương nhận định.

Nhu cầu lớn, trong khi đó khẩu trang là một sản phẩm không đòi hỏi đầu tư nhiều, về cơ bản nhà xưởng, thiết bị và công nhân ở các doanh nghiệp dệt may đều có thể làm được khẩu trang.

Vì thế, khả năng sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì hoàn toàn có thể xuất khẩu.

Năng lực sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt ra sao?

Theo thông tin do Cục Công nghiệp tổng hợp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Đại diện cơ quan này cho biết, nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Nhưng hiện nay một số doanh nghiệp, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước.

Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa.

Trong số này, ngoài khẩu trang y tế thì khẩu trang vải cũng có khả năng “xuất ngoại". Theo đánh giá của Bộ Công Thương, khẩu trang vải là một sản phẩm đơn giản, nhưng từ khi nhu cầu về khẩu trang vải tăng cao, các doanh nghiệp đã đầu tư vào khâu thiết kế, mẫu mã, chất liệu để nâng cấp, cải tiến sản phẩm này.

Bộ Công Thương cho biết, sản phẩm khẩu trang vải cơ bản hiện nay là khẩu trang 2 lớp, trong đó có một lớp là vải kháng khuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp sản xuất các loại khẩu trang vải 3 lớp, 4 lớp. Ngoài lớp kháng khuẩn có thể có thêm lớp vải kháng nước, chống giọt bắn.

Việt Nam có thể trở thành đại công xưởng sản xuất khẩu trang

Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, vị này lưu ý đến công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam.

“Khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Đã có một vài doanh nghiệp thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang, nhưng con số này còn rất ít”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Một điểm cần được lưu ý, theo phản ánh của một số doanh nghiệp dệt may, hiện nay Chính phủ chỉ cho phép dùng trong nước 75% sản lượng khẩu trang y tế và 25% còn lại thì phải có chỉ định, hợp đồng, điều này sẽ “bó” các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh khẩu trang.

Về vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu trong trường hợp viện trợ, hỗ trợ quốc tế được Chính phủ Việt Nam cho phép. Và nếu được cấp phép thì cũng chỉ cho xuất khẩu tối đa 25% sản lượng của doanh nghiệp.

Quy định trên được đưa ra để dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước, đảm bảo có đủ trang thiết bị cho đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa lường được hết diễn biến của dịch bệnh nên vẫn phải luôn đề phòng khả năng dịch bệnh bùng phát, số ca nhiễm tăng cao. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang thực hiện mua dự trữ khẩu trang y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch về lâu dài, vì vậy việc quản lý chặt chẽ xuất khẩu khẩu trang y tế là cần thiết.

Trong trường hợp Việt Nam và các nước khác khống chế được dịch Covid-19, khả năng cung ứng và dự trữ trong nước đối với mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu, các Bộ ngành có thể phối hợp xem xét, kiến nghị Chính phủ biện pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế.

Nguyễn Mạnh

Muốn phát triễn kỹ nghệ dụng cụ Y Khoa, VN phải liên doanh một trong những công ty dưới đây

While previously the focus of smaller firms and startups, industry giants like GE Healthcare and Siemens AG are putting forth a vision that more closely reflects those of their less influential peers. The implementation of strategies that involve cloud-based solutions, connectivity, and patient-based software options is a significant step forward in the evolution of 21st-century healthcare. 

“The emerging field of health tech marries traditional medtech (e.g., medical devices) with state-of-the-art consumer electronics technology, digital marketing, e-commerce, and social media tools to create an entirely new class of products and solutions. Where traditional medtech catered exclusively to physicians and hospital systems, health tech is more likely to be consumer-facing, bringing new tools and technologies directly to patients. It’s also more focused o­n preventive care, enabling patients to better manage their health before their physical problems advance to a state that can o­nly be treated via an intervention such as surgery,” Josh Makower, M.D., a general partner with venture capital firm New Enterprise Associates, said in EY’s 2015 Pulse of the Industry report.

The digital health trend is joined by more traditional actions that have been reflected in past Top 30 reports—primarily mergers and acquisitions, company splits into separate entities, and a focus o­n global markets. All of these strategies comprise an overall effort among medtech firms to become o­ne-stop healthcare solutions for doctors and their patients, while ultimately increasing revenue.

Makower added, “Taken together, the improving landscape for traditional medtech and the fast-growing market for new health tech businesses strongly signal an upswing for the medtech sector overall.”

While perusing this year’s report, be o­n the lookout for less obvious signs of the gradual transition by leading medtech firms to a greater focus o­n digital health technology and related solutions.

Editors’ note: As you read our report, please take note that while the companies are ranked according to sales reported for FY 2015 (though we do provide some 2016 figures to date where possible), some may include non-device sales within a division, such as combination products, drug delivery, software, or device-related services. Not all companies explicitly break out the device portion of total revenues. We consulted numerous public documents and contacted company officials as needed to arrive at the best estimates. Also note that foreign currency conversions were done based o­n the exchange rate at the end of the fiscal reporting period being discussed. 

CompanyMarket CapKey Products
Abiomed (NASDAQ:ABMD)$15.3 billionHeart pumps
Align Technology (NASDAQ:ALGN)$20.7 billionClear dental aligners, intraoral scanners
DexCom (NASDAQ:DXCM)$12.4 billionContinuous glucose monitoring (CGM) systems
Intuitive Surgical (NASDAQ:ISRG)$62.7 billionRobotic surgical systems
Tandem Diabetes Care (NASDAQ:TNDM)$2.8 billionInsulin pumps

TOP MEDICAL DEVICE MANUFACTURERS
 
1. Johnson & Johnson$25.1B
2. Medtronic$20.2B
3. GE Healthcare$17.6B
4. Siemens Healthcare$14.5B
5. Philips Healthcare$11.9B
6. Cardinal Health$11.4B
7. Danaher Corp.$10.9B
8. Becton Dickinson$10.3B
9. Baxter International$10.0B
10. Stryker Corp.$9.9B
11. Abbott Laboratories$9.7B
12. Boston Scientific$7.5B
13. Essilor$7.3B
14. B. Braun$6.7B
15. Alcon (Novartis)$6.0B
15. Zimmer Biomet$6.0B
17. Fresenius$5.5B
17. St. Jude Medical$5.5B
19. 3M Healthcare$5.4B
20. Olympus Medical$4.7B
20. Terumo Corp.$4.7B
20. Smith & Nephew$4.7B
23. Getinge Group$3.6B
24. C.R. Bard$3.4B
25. Varian Medical$3.1B
26. Dentsply International$2.7B
26. Hologic Inc.$2.7B
28. Edwards Lifesciences$2.5B
29. Intuitive Surgical$2.4B
30. Sonova Holding$2.1B