TQ dang cười Mỹ và Âu Châu quá ngây thơ khi vẫn tự lừa dối Covid chỉ là tai nạn không phải vũ khí sinh học đã tổng tấn công toàn cầu
23.04.2020 19:39
Covid-19: Washington nghi ngờ đại dịch xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ khi Sinh học Wuhan: Số ca nhiễm toàn thế giới 3.136.508 Tử vong 217.813 , Mỹ nhiễm 1.035.765 Tử vong 59.266
Đại dịch Covid-19 khiến hơn 1 triệu người nhiễm bệnh tại Mỹ và Tổng thống Donald Trump cho rằng Trung Quốc lẽ ra nên ngăn chặn virus lây lan từ đầu.
Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng vào ngày 28.4
AFP
Hãng Reuters ngày 29.4 đưa tin số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ vượt mốc 1 triệu, trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục cáo buộc Trung Quốc không khống chế được dịch tại Vũ Hán ngay từ ban đầu.
"Đó là 184 quốc gia. Thật khó tin được. Nó nên được ngăn chặn ngay từ nguồn ở Trung Quốc. Giờ đây chúng ta có 184 quốc gia đang đi qua địa ngục", Tổng thống Trump phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng nhằm nhấn mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và người lao động trong đại dịch Covid-19.
Trước đó, Tổng thống Trump cho biết Mỹ "không vui với Trung Quốc và có nhiều cách" để đáp trả liên quan đến việc Bắc Kinh xử lý dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán vào cuối năm ngoái. Phản ứng trước phát biểu này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ "lừa dối" và kêu gọi không nên đổ lỗi.
[VIDEO] Trung Quốc nói đang bị đảng Cộng hòa Mỹ bôi nhọ để giúp Tổng thống Trump tái tranh cử
Hiện Mỹ ghi nhận tổng cộng 1.011.877 ca nhiễm Covid-19, với 58.365 ca tử vong và 115.572 ca hồi phục. Số ca nhiễm cao hơn 4 lần so với nước xếp thứ 2 là Tây Ban Nha với 232.128 ca.
Trong khi đó, Mỹ đang tìm cách nới lỏng các quy định giới hạn nhằm mở cửa lại nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch.
Thống đốc Florida Ron DeSantis gặp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 28.4 trong bối cảnh bang này ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất trong ngày và chỉ còn 2 ngày trước khi hết hạn quy định buộc mọi người ở nhà.
Florida ghi nhận thêm 83 ca tử vong và 700 ca nhiễm vào ngày 28.4, nâng tổng số ca tử vong lên 1.171 với 32.846 ca nhiễm.
Khoảng hơn 10 tiểu bang đang chuẩn bị mở cửa lại nền kinh tế dù chưa đủ khả năng xét nghiệm quy mô lớn. Các chuyên gia khuyến cáo việc dỡ bỏ các quy định cách ly xã hội quá sớm có thể khiến dịch Covid-19 tăng trở lại.Hơn 3,136,000 người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn ba triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 217.000 người đã chết, một số nước nới hạn chế khi tình hình đã ổn định hơn.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, 3.136,508 ca nhiễm và 217,813 ca tử vong do nCoV được ghi nhận tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần lượt 69.814 và 4.286 ca so với hôm qua. 891.804 người đã hồi phục sau khi ghi nhận thêm 28.340 trường hợp trong 24 giờ qua.
Vùng dịch lớn nhất thế giới Mỹ ghi nhận 985.374 ca nhiễm, trong đó 55.952 người đã tử vong, tăng lần lượt 21.995 và 1.142 ca. Cho đến nay, Mỹ đã thực hiện gần 5,6 triệu xét nghiệm, cao nhất thế giới, song giới chuyên gia cho rằng con số này vẫn chưa đủ.
Các bang Alaska, Georgia, Oklahoma và một số bang khác bắt đầu mở cửa lại cửa hàng bán lẻ, công viên, bãi biển từ 24/4. Georgia, Tennessee mở cửa trở lại các nhà hàng từ 27/4, dù các chuyên gia y tế cho rằng cần duy trì cách biệt cộng đồng để ngăn virus lây lan.
Thống đốc Texas Greg Abbott tuyên bố tất cả các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, bảo tàng và thư viện sẽ được phép mở lại vào 1/5 với công suất 25%. Alaska, Oklahoma, Minnesota, Mississippi, Colorado và Nam Carolina cũng bắt đầu cho phép một số hoạt động nhất định.
New York, bang chịu thiệt hại nặng nề nhất, tỏ ra thận trọng khi tỷ lệ nhập viện vẫn cao. Thống đốc Andrew Cuomo đang chuẩn bị gia hạn các biện pháp hạn chế tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng. Sản xuất và xây dựng được khởi động lại ở một số khu vực chịu ít ảnh hưởng sau ngày 15/5.
New Jersey, bang bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai, California và thủ đô Washington cam kết tiếp tục các biện pháp hạn chế.
Tây Ban Nha báo cáo số người chết do nCoV tăng lên 23.521 sau khi ghi nhận thêm 331 trường hợp. Số ca tử vong tăng trở lại chỉ một ngày sau khi giới chức nước này ghi nhận mức thấp nhất trong 5 tuần qua. Ca nhiễm tăng thêm 1.831 trường hợp lên 209.465, trong khi hơn 100.000 người đã hồi phục.
Chính phủ Tây Ban Nha nhận định Covid-19 ở nước này đã đạt đỉnh ngày 2/4. Đất nước với gần 47 triệu dân đã trải qua hơn 6 tuần phong tỏa, trong đó chỉ người lớn được rời nhà để mua thức ăn, thực phẩm hoặc đưa thú cưng đi dạo.
Từ ngày 26/4, tối đa 3 trẻ em dưới 14 tuổi trong mỗi hộ gia đình Tây Ban Nha sẽ được ra ngoài một lần mỗi ngày trong vòng một giờ trong khoảng thời gian từ 9h đến 21h. Các em được vui chơi ngoài trời dưới sự giám sát của một phụ huynh và không đi cách nhà quá một km. Nhiều trẻ em đã đổ ra đường phố thủ đô Madrid ngay sau khi có quyết định nới lỏng phong tỏa.
Tất cả người dân sẽ được phép ra ngoài tập thể dục và đi bộ từ cuối tuần tới. Chính phủ Tây Ban Nha dự kiến công bố kế hoạch nới lỏng phong tỏa lớn hơn vào ngày 28/4 và có thể áp dụng những biện pháp này từ nửa cuối tháng 5.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân Covid-19 lên xe cứu thương tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ hôm 27/4. Ảnh: Reuters.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân Covid-19 lên xe cứu thương tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ hôm 27/4. Ảnh: Reuters.
Italy ghi nhận thêm 1.739 ca nhiễm, giảm so với 2.324 ca một ngày trước đó, và 333 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 199.414 và 26.977, xếp thứ ba thế giới về số ca nhiễm và thứ hai toàn cầu về số ca tử vong.
Nước này áp phong tỏa toàn quốc từ 9/3, buộc người dân phải ở nhà, hầu hết các doanh nghiệp phải đóng cửa, gây áp lực lớn cho nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng euro. Chính quyền Italy dự kiến nới phong tỏa từ ngày 4/5 khi ca nhiễm và ca tử vong liên tục giảm.
Pháp, vùng dịch lớn thứ tư toàn cầu, xác nhận thêm 3.742 ca nhiễm và 437 ca tử vong, tăng so với một ngày trước, nâng tổng số lên lần lượt 165.842 và 23.393.
Thủ tướng Edouard Philippe dự kiến hôm nay công bố các biện pháp mới sau khi lệnh phong tỏa hết hạn ngày 11/5. Các trường học sẽ dần mở cửa trở lại trong một động thái gây tranh cãi nhưng các quán cà phê và nhà hàng hiện vẫn đóng cửa.
Đức báo cáo thêm 664 ca nhiễm và 85 ca tử vong do nCoV, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 158.434 và 6.061. Các biện pháp hạn chế cùng việc xét nghiệm rộng rãi khiến tỷ lệ tử vong ở Đức thấp hơn nhiều nước châu Âu. Gần 3/4 người dân đồng tình với các biện pháp của chính phủ.
Dù Đức bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa tuần trước, Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi người dân thận trọng và không nên mất kiên nhẫn với các hạn chế nhằm ngăn virus lây lan. Hôm 25/4, khoảng 1.000 người biểu tình phản đối các biện pháp phong tỏa ở Berlin, bất chấp lệnh cấm tụ tập.
Anh phát hiện thêm 4.309 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 157.149. Nước này ghi nhận 21.092 ca tử vong, tăng 360 trường hợp, giảm so với một ngày trước đó.
Anh chỉ tính những trường hợp chết trong bệnh viện nên số liệu thực tế có thể cao hơn vì nhiều người qua đời tại nhà và viện dưỡng lão. Nền kinh tế Anh đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ lệnh phong tỏa đã kéo dài hơn một tháng.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua có bài phát biểu đầu tiên sau gần một tháng nhiễm nCoV và phải điều trị. Johnson khẳng định nước Anh sắp kết thúc "giai đoạn đầu của cuộc chiến" và "bắt đầu xoay chuyển tình thế" trong ứng phó Covid-19. Tuy nhiên, ông cảnh báo đây là thời điểm "nguy cơ tối đa" và kêu gọi người dân không mất kiên nhẫn với lệnh phong tỏa.
Nga báo cáo thêm 6.198 ca nhiễm, nâng ca nhiễm cả nước lên 87.147, vượt Trung Quốc với 82.836 ca. Giới chức y tế Nga thông báo thêm 47 người chết, nâng ca tử vong lên 794.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dimitry Peskov nói Covid-19 gây ra khủng hoảng và thách thức chưa từng có cho Nga, khiến giới chức nước này phải điều chỉnh biện pháp đối phó hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Các địa phương đang phối hợp với chính phủ để xây dựng biện pháp đối phó khủng hoảng và khắc phục hậu quả.
Trung Quốc đại lục báo cáo thêm 6 ca nhiễm nCoV, gồm ba ca ngoại nhập, và không thêm ca tử vong nào, nâng số ca nhiễm lên 82.836, trong khi số người chết vẫn là 4.633.
Nước này cũng ghi nhận thêm 40 ca nhiễm không triệu chứng. Hiện 997 ca không triệu chứng đang được giám sát y tế chặt chẽ. 77.555 người đã hồi phục, tăng thêm 81 người so với hôm qua.
Iran tiếp tục là vùng dịch lớn nhất châu Á với 91.472 ca nhiễm. Nước này ghi nhận thêm 96 ca tử vong, đánh dấu ngày thứ 14 liên tiếp số ca tử vong hàng ngày dưới 100, nâng số người chết lên 5.806.
Chính phủ Iran đã cho phép mở lại các cửa hàng theo từng giai đoạn và dỡ bỏ hạn chế di chuyển liên tỉnh. Tuy nhiên, các trường học, nhà thờ Hồi giáo, rạp chiếu phim, sân vận động và các địa điểm công cộng khác vẫn đóng cửa trên cả nước.
Chính quyền trong những ngày gần đây nêu khả năng mở lại nhà thờ Hồi giáo ở các khu vực ít bị ảnh hưởng, song chưa có kế hoạch cụ thể.
Tại khu vực Nam Á, Ấn Độ báo cáo 1.561 ca nhiễm mới và 58 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 29.451 và 939. Lệnh phong tỏa toàn quốc được áp đặt ở Ấn Độ từ ngày 25/3 và sẽ tiếp tục kéo dài đến ngày 3/5.
Bộ Y tế Ấn Độ đang sử dụng phương pháp truy vết tiếp xúc và giám sát cộng đồng nhằm đối phó với các ca nhiễm không triệu chứng. Là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, Ấn Độ được dự đoán sẽ bị dịch bệnh tàn phá nghiêm trọng nếu không có các biện pháp ứng phó mạnh tay.
Đông Nam Á ghi nhận 40.766 ca nhiễm nCoV, trong đó 1.445 người đã chết. Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực với 14.423 ca nhiễm và 12 ca tử vong. Indonesia xếp thứ hai với 9.096 ca nhiễm và 765 ca tử vong, trong khi Philippines là vùng dịch thứ ba.
Đông Timor và Lào tiếp tục là hai nước trong khu vực chịu ít ảnh hưởng nhất từ Covid-19, với lần lượt 23 và 19 ca nhiễm nCoV. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Covid-19 trên Thế giới
Cập nhật: 21:11, 27/4 |Nguồn: WorldOMeters
Quốc gia Nhiễm Tử vong
Châu Âu1,301,271123,997
Bắc Mỹ1,091,90461,634
Mỹ1,010,35656,797
Châu Á483,77117,588
Tây Ban Nha229,42223,521
Italy199,41426,977
Pháp165,84223,293
Đức158,7586,126
Anh157,14921,092
Nam Mỹ144,1886,730
Thổ Nhĩ Kỳ112,2612,900
Iran91,4725,806
Nga87,147794
Trung Quốc82,8364,633
Brazil66,5014,543
Canada48,5002,707
Bỉ46,6877,207
Hà Lan38,2454,518
Châu Phi33,9921,466
Ấn Độ29,451939
Thụy Sỹ29,1641,665
Peru28,699782
Bồ Đào Nha24,027928
Ecuador23,240663
Ireland19,6481,102
Thụy Điển18,9262,274
Saudi Arabia18,811144
Israel15,555204
Mexico15,5291,434
Áo15,274549
Singapore14,42314
Nhật Bản14,153385
Pakistan13,915292
Chile13,813198
Ba Lan11,902562
Romania11,339641
Belarus11,28975
Qatar11,24410
UAE10,83982
Hàn Quốc10,738243
Indonesia9,096765
Ukraine9,009220
Đan Mạch8,698427
Oceania8,295103
Serbia8,275162
Philippines7,777511
Na Uy7,599205
Czech7,445223
Australia6,72584
Cộng hòa Dominica6,293282
Panama6,021167
Bangladesh5,913152
Malaysia5,82099
Colombia5,597253
Nam Phi4,79390
Ai Cập4,782337
Phần Lan4,695193
Morocco4,120162
Argentina4,003197
Luxembourg3,72988
Algeria3,517432
Moldova3,481102
Kuwait3,28822
Thái Lan2,93152
Kazakhstan2,83525
Bahrain2,7238
Hungary2,583280
Hy Lạp2,534136
Oman2,04910
Croatia2,03959
Uzbekistan1,9048
Iraq1,84788
Armenia1,80829
Iceland1,79210
Cameroon1,70558
Afghanistan1,70357
Azerbaijan1,67822
Estonia1,64750
Bosnia & Herzegovina1,56560
Ghana1,55011
New Zealand1,46919
Lithuania1,44941
Slovenia1,40283
Macedonia1,39965
Cuba1,38956
Slovakia1,38118
Bulgaria1,36358
Nigeria1,33740
Ivory Coast1,16414
Guinea1,1637
Hong Kong1,0384
Djibouti1,0352
Tunisia96739
Bolivia95050
Cyprus82215
Latvia81813
Andorra74340
Albania73628
Senegal7369
Diamond Princess71213
Lebanon71024
Niger70129
Costa Rica6976
Kyrgyzstan6958
Honduras66161
Burkina Faso63542
Uruguay62015
Sri Lanka5887
San Marino53841
Channel Islands52535
Guatemala50015
Georgia4976
Somalia48026
DRC45928
Malta4504
Jordan4497
Đài Loan4296
ReUNI0N418
Mali40823
Mayotte4014
Jamaica3647
Kenya36314
Palestine3422
Mauritius33410
Venezuela32910
El Salvador3238
Montenegro3217
Isle of Man30820
Tanzania29910
Sudan27522
Việt Nam270
Guinea Xích Đạo2581
Paraguay2289
Maldives226
Gabon2113
Rwanda207
Congo2006
Faeroe Islands187
Martinique17514
Guadeloupe14912
Myanmar1465
Gibraltar141
Brunei1381
Madagascar128
Liberia12412
Ethiopia1243
Campuchia122
Trinidad & Tobago1168
Guiana1111
Bermuda1106
Cabo Verde1091
Aruba1002
Togo986
Monaco954
Sierra Leone934
Zambia883
Liechtenstein821
Bahamas8011
Barbados806
Uganda79
Mozambique76
Sint Maarten7413
Guyana748
Haiti746
Guinea-Bissau731
Quần đảo Cayman701
Eswatini651
Benin641
Libya612
French Polynesia57
Nepal52
Chad46
Macau45
Syria433
Eritrea39
Saint Martin383
Mông Cổ38
Malawi363
Zimbabwe324
Angola272
Antigua and Barbuda243
Timor-Leste24
Botswana221
CAR19
Lào19
Belize182
Fiji18
Grenada18
New Caledonia18
Curacao161
Dominica16
Namibia16
Saint Kitts and Nevis15
Saint Lucia15
St. Vincent Grenadines15
Nicaragua133
Falkland13
Turks and Caicos121
Burundi111
Montserrat111
Greenland11
Seychelles11
Gambia101
Suriname101
MS Zaandam92
Vatican City9
Papua New Guinea8
Mauritania71
Bhutan7
Quần đảo Virgin thuộc Anh61
St. Barth6
Nam Sudan6
Western Sahara6
Caribbean Netherlands5
Sao Tome and Principe4
Anguilla3
Saint Pierre Miquelon1
Yemen1
3,064,142
Nhiễm
211,533
Tử vong
922,241
Khỏi
Việt Nam
Thế giới
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, 210 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 2.790.986 ca nhiễm nCoV, trong đó 195.920 người tử vong, tăng lần lượt 82.396 và 5.617 trường hợp so với một ngày trước. 779.774 người đã bình phục.
Nhân viên y tế tại một trạm xét nghiệm ở Los Angeles ngày 24/4. Ảnh: Reuters.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 890.524 người nhiễm và 51.017 ca tử vong, tăng lần lượt 17.387 và 1.269.
Trump tuyên bố "cách biệt cộng đồng" có thể kéo dài tới sau 1/5 nếu ông cảm thấy đất nước chưa an toàn. Trước đó ông ký sắc lệnh đình chỉ một phần hoạt động nhập cư vào Mỹ nhằm đảm bảo việc làm cho lao động nước này trong đại dịch. Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ 480 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, bệnh viện và mở rộng xét nghiệm nCoV.
Tây Ban Nha xác nhận thêm 6.740 ca nhiễm nCoV, mức tăng cao nhất trong 9 ngày qua, nâng tổng số lên gần 220.000, trong đó hơn 22.500 người chết. Thêm 367 ca tử vong mới, giảm so với 440 ca hôm qua và là mức thấp nhất kể từ 21/3. Tây Ban Nha là vùng dịch lớn thứ hai và là vùng chết chóc thứ ba thế giới, sau Mỹ và Italy.
Quan chức y tế Tây Ban Nha tin rằng đại dịch tại nước này đã qua đỉnh hôm 2/4, gần ba tuần sau khi chính phủ áp đặt biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, buộc gần 47 triệu người dân ở nhà để làm chậm virus lây lan. Lệnh phong tỏa tại Tây Ban Nha sẽ kéo dài đến ngày 9/5 nhưng một số quy định được nới lỏng từ ngày 26/4 như cho phép trẻ em ra ngoài trong khoảng thời gian nhất định.
Italy ghi nhận 3.021 ca nhiễm và 420 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 192.994 và 25.969. Đây là mức tăng ca tử vong trong một ngày thấp nhất kể từ 19/3.
Chính quyền từ 9/3 áp lệnh phong tỏa toàn quốc, buộc người dân phải ở nhà, hầu hết các doanh nghiệp phải đóng cửa, gây áp lực lớn cho nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng euro. Chính quyền dự kiến nới phong tỏa từ ngày 4/5.
Pháp xác nhận thêm 1.645 ca nhiễm và 389 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 159.828 và 22.245.
Pháp áp lệnh phong tỏa từ 17/3 đến 11/5. Một số trường học sau 11/5 sẽ nối lại hoạt động nhưng những cơ sở quán cafe và nhà hàng dự kiến tiếp tục đóng cửa.
Đức báo cáo 143.464 ca nhiễm và 5.760 ca tử vong, tăng lần lượt 1.870 và 185. Đức được đánh giá phản ứng nhanh với Covid-19 và bước đầu kiểm soát được dịch. Tuy nhiên, Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo cuộc chiến chống Covid-19 mới ở giai đoạn đầu và đại dịch dường như sẽ thành một phần cuộc sống trong thời gian dài.
Chính phủ Đức nới dần các biện pháp phong tỏa, song yêu cầu người dân tiếp tục duy trì "cách biệt cộng đồng" đến 3/5 và gấp rút tăng cường khả năng đối phó với đợt bùng phát thứ hai. Merkel và thủ hiến 16 bang dự kiến họp ngày 30/4 để đưa ra các biện pháp ứng phó tiếp theo.
Anh phát hiện thêm 5.386 ca nhiễm nCoV, tăng so với mức 4.583 một ngày trước đó, nâng tổng số lên 143.464. Nước này ghi nhận 19.506 ca tử vong, tăng 684 trường hợp. Anh chỉ tính những trường hợp chết trong bệnh viện, nên số liệu thực tế có thể cao hơn vì nhiều người qua đời tại nhà và viện dưỡng lão.
Nước này đã sống dưới lệnh phong tỏa hơn một tháng, khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa và người dân được yêu cầu ở nhà nếu không có việc cần thiết. Chính phủ dự kiến xem xét lại lệnh phong tỏa vào ngày 7/5.
Iran là vùng dịch lớn nhất châu Á với 88.194 ca nhiễm. Nước này ghi nhận thêm 93 ca tử vong, đánh dấu ngày thứ 11 liên tiếp số ca tử vong hàng ngày dưới 100, nâng tổng số người chết lên 5.574.
Giới chức cho phép trung tâm mua sắm, chợ và công viên mở cửa trở lại trong tuần này và cũng dỡ bỏ lệnh cấm đi lại liên thành phố. Họ tiếp tục đóng cửa trường học và cấm các cuộc tụ họp văn hóa, tôn giáo và thể thao.
Trung Quốc báo cáo thêm 12 ca nhiễm, 11 trong số đó là ngoại nhập, nâng tổng số ca lên 82.816. Số ca tử vong không tăng, duy trì ở 4.512.
Nghiên cứu được một nhóm tác giả tại Đại học Hong Kong công bố trên tạp chí y khoa Lancet hôm 21/4 nói rằng số ca nhiễm nCoV thực tế của Trung Quốc có thể cao gấp 4 lần thống kê chính thức. Trung Quốc xác nhận 55.000 ca nhiễm tính tới ngày 20/2, nhưng các chuyên gia nhận định con số thực tế có thể lên tới 232.000 ca.
Giáo sư Chris Dye, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford, nói không nên dùng báo cáo mới để thúc đẩy quan điểm rằng Trung Quốc cố tình "giấu dịch". "Nghiên cứu có thể cung cấp sự điều chỉnh hữu ích về số ca nhiễm nCoV tại Trung Quốc, song không thay đổi kết luận bản chất về tỷ lệ nhiễm thấp tại Trung Quốc và việc nước này kiểm soát hiệu quả Covid-19", Dye nói.
Ấn Độ ghi nhận thêm 1.408 ca nhiễm và 59 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 24.447 và 780. Bộ Y tế Ấn Độ cho hay họ đang sử dụng phương pháp truy vết tiếp xúc và giám sát cộng đồng nhằm đối phó với các ca nhiễm không triệu chứng. Là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, Ấn Độ được dự đoán sẽ bị dịch bệnh tàn phá nghiêm trọng nếu không có các biện pháp ứng phó mạnh tay.
Lệnh phong tỏa toàn quốc được áp đặt ở Ấn Độ từ ngày 25/3 và sẽ tiếp tục kéo dài đến ngày 3/5. Người nghèo Ấn Độ được cho là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do thất nghiệp và cũng không có phương tiện giao thông công cộng để trở về quê nhà.
Tại Đông Nam Á, Singapore tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với 12.075 ca nhiễm, tăng 897 ca, trong đó chỉ có 13 người là công dân Singapore và thường trú nhân, còn lại là lao động nước ngoài trong các ký túc xá. Hầu hết lao động nước ngoài nhiễm nCoV ở nước này có triệu chứng nhẹ và không ai phải ở phòng chăm sóc tích cực. Số ca tử vong là 12, không thay đổi trong hai ngày qua.
Indonesia thông báo thêm 436 ca nhiễm nCoV, mức tăng hàng ngày cao nhất, nâng số ca nhiễm toàn quốc lên 8.211. Tổng số 689 người chết do nCoV, tăng 42 ca.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết nước này đã hoãn thực hiện dự án di dời thủ đô trị giá 33 tỷ USD để tập trung nguồn lực đối phó Covid-19. Thủ đô Jakarta sẽ kéo dài "cách biệt cộng đồng" đến 22/5.
Philippines, vùng dịch lớn thứ ba Đông Nam Á, ghi nhận thêm 211 ca nhiễm và 15 ca tử vong do nCoV, nâng tổng số lên lần lượt 7.192 và 477. 762 người đã bình phuc, tăng 40 so với một ngày trước đó.
Tổng thống Rodrigo Duterte gia hạn phong tỏa ở thủ đô Manila cho đến ngày 15/5, nhưng sẽ giảm bớt các hạn chế ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn.
Malaysia ghi nhận 5.691 ca nhiễm và 96 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 88 ca nhiễm và một ca tử vong. Chính phủ đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc, đi kèm với loạt biện pháp "cách biệt cộng đồng".
Thái Lan báo cáo thêm 15 ca nhiễm nCoV, nâng tổng ca nhiễm cả nước lên 2.854. Số người chết do nCoV ở Thái Lan đang dừng ở mức 50, không ghi nhận ca tử vong mới.
Đông Timor và Lào tiếp tục là hai nước trong khu vực chịu ít ảnh hưởng nhất từ Covid-19, với lần lượt 23 và 19 ca nhiễm nCoV. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Mỹ đang điều tra cáo buộc Trung Quốc khiến dịch Covid-19 lây lan toàn cầu
Thụy Miên
THANH NIÊN onLINE
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay lẽ ra Trung Quốc có thể ngăn chặn bệnh Covid-19 trước khi nó biến thành đại dịch và càn quét toàn cầu, nhấn mạnh Washington đang “điều tra hết sức nghiêm túc” về chuyện gì đã xảy ra.
Tổng thống Trump trong thời gian gần đây liên tục chỉ trích cách thức Trung Quốc xử lý dịch Covid-19 trong giai đoạn đầu /// AFP/Getty
Tổng thống Trump trong thời gian gần đây liên tục chỉ trích cách thức Trung Quốc xử lý dịch Covid-19 trong giai đoạn đầu
AFP/GETTY
“Chúng tôi đang điều tra rất nghiêm túc…Trung Quốc khiến chúng tôi không vui”, Reuters dẫn lời Tổng thống Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào sáng 28.4 (giờ Việt Nam). “Có rất nhiều cách buộc họ (Trung Quốc) phải chịu trách nhiệm”.
“Chúng tôi cho rằng dịch Covid-19 lẽ ra đã được dập tại nguồn. Lẽ ra bệnh dịch có thể được dập tắt nhanh chóng và không lây lan khắp toàn cầu như hiện nay”, theo Tổng thống Trump.
Đây là những lời chỉ trích mới nhất của người đứng đầu chính quyền Washington đối với cách thức Trung Quốc xử lý dịch bệnh, mà theo điều tra đã bắt đầu từ cuối năm ngoái ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trước khi lan khắp thế giới.
Trước đó trong ngày, cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro cáo buộc Trung Quốc không những bán các thiết bị xét nghiệm Covid-19 kém chất lượng mà còn gửi hàng “dỏm” cho Mỹ để thu lợi từ dịch bệnh.
Mỹ đang điều tra cáo buộc Trung Quốc khiến dịch Covid-19 lây lan toàn cầu -
ảnh Đồ dổm: Một bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 của Trung Quốc
Ông Navarro cho hay Mỹ đang rất cần thêm nhiều thiết bị xét nghiệm Covid-19 và xét nghiệm kháng thể trước khi đưa lực lượng lao động quay lại làm việc sau thời gian phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. “Tuy nhiên, chúng ta không thể dùng thiết bị Trung Quốc, vì họ cung cấp toàn hàng kém chất lượng và cả hàng giả”, cố vấn Nhà Trắng nhấn mạnh.
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay Washington tin rằng Bắc Kinh không báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh và cố tình che đậy mức độ nguy hiểm của căn bệnh.
Ngoại trưởng Pompeo cho rằng đã đến lúc phải thay đổi triệt để cấu trúc hiện tại của WHO vì tổ chức này đã xử lý theo hướng thiên vị Trung Quốc trong giai đoạn đầu dịch Covid-19 bùng phát, và Washington có lẽ sẽ không khôi phục tài trợ cho WHO.
Cố vấn Thương mại Nhà Trắng: Trung Quốc ‘thủ lợi’ từ đại dịch
28/04/2020 Reuters
Cố vấn Thương mại Tòa Bạch Ốc, Peter Navarro trong một cuộc phỏng vấn tại Tòa Bạch Ốc ngày 6/4/020.
Cố vấn Thương mại Tòa Bạch Ốc, Peter Navarro trong một cuộc phỏng vấn tại Tòa Bạch Ốc ngày 6/4/020.
Cố vấn Thương mại Tòa Bạch Ốc, Peter Navarro, ngày 27/4 cáo buộc Trung Quốc đã gởi các bộ xét nghiệm kém chất lượng và thậm chí là những bộ xét nghiệm kháng thể virus corona giả sang Mỹ và “thủ lợi” từ đại dịch.
Ông Navarro, một người thường chỉ trích Bắc Kinh đã được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm việc về các vấn đề cung ứng liên quan tới dịch corona, nói xét nghiệm thêm về virus và kháng thể là rất cần thiết để dân Mỹ có thể trở lại làm việc sau thời gian bị phong toả.
“Chúng ta không thể để Trung Quốc đưa qua những bộ xét nghiệm sai hay giả, vì việc này sẽ làm gián đoạn mọi thứ,” ông Navarro nói với chương trình Fox and Friends.
“Có nhiều bộ xét nghiệm kháng thể đến từ Trung Quốc chất lượng thấp, đọc kết quả sai và đại loại như thế.”
Hoa Kỳ dựa nhiều vào Trung Quốc về những trang bị căn bản và thuốc men và hai đối thủ chiến lược-thương mại đã cáo buộc lẫn nhau trong lúc dịch bệnh bùng phát.
Ông Navarro cáo buộc Trung Quốc làm lây lan virus ra thế giới sau khi ‘họ che giấu trong 6 tuần.’ Người ta tin rằng virus corona khởi nguồn từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
“Họ đáng lý phải khống chế trong Vũ Hán,” ông nói. “Họ không làm. Họ gieo rắc dịch bệnh trên toàn thế giới, với hàng trăm ngàn người Trung Quốc lên máy bay đi đến Milan, New York và các nơi khác.”
Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc của Mỹ, trong đó có cáo buộc của Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng Trung Quốc che giấu dịch bệnh bùng phát.
Ngày 27/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lên Twitter yêu cầu ông Pompeo nên “ngưng chơi trò chính trị. Tốt hơn là dành năng lượng để cứu nhân mạng.”
Với hơn 970.000 ca nhiễm và 55.000 người chết vì COVID-19, Hoa Kỳ là nước bị ảnh hưởng tệ hại nhất trên thế giới.
Vào ngày 25/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã bỏ quy định buộc một số sản phẩm chính liên quan tới dịch corona phải được các nhà ban hành qui định trong nước chấp thuận trước khi xuất khẩu, miễn là được các nước nhập khẩu chấp thuận.
Trung Quốc qui định thêm sự chấp thuận trong nước kể từ cuối tháng 3 sau khi một vài nước Châu Âu than phiền là những bộ xét nghiệm do Trung Quốc chế tạo không chính xác.
Ngày 27/4, ông Navarro cáo buộc là trong suốt thời gian trì hoãn báo cáo, Trung Quốc “hút hết các trang bị bảo hộ cá nhân trên thế giới” cần cho những nhân viên y tế. “Và hiện nay Trung Quốc căn bản hưởng lợi từ tình hình này,” ông nói thêm.
Cách đây một tuần, ông Navarro cáo buộc Trung Quốc có thể giữ lại dữ liệu từ sớm về lây nhiễm virus corona vì muốn thắng cuộc chạy đua thương mại để chế tạo vaccine.
Hiện chưa có cách chữa trị hay vaccine được chấp thuận để chữa trị và phòng ngừa COVID-19.
Quen thói bắt nạt CSVN, TQ bị Australia phản pháo khi Trung Quốc hăm dọa tẩy chay vì ủng hộ điều tra Covid-19
Dân trí Ngoại trưởng Australia Marise Payne đã lên tiếng sau khi một nhà ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Canberra có thể bị “tẩy chay” nếu ủng hộ cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne (Ảnh: ABC News)
Australia Financial Review (AFR) đưa tin, Ngoại trưởng Marise Payne đã lên tiếng về phát ngôn trước đó của Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye liên quan tới việc Canberra có thể bị đáp trả nếu ủng hộ điều tra về Covid-19.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn đăng tải ngày 26/4 trên AFR, ông Cheng cảnh báo về viễn cảnh người tiêu dùng Trung Quốc có thể "tẩy chay" hàng hóa và dịch vụ của Australia nếu chính quyền Canberra ủng hộ một cuộc điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Các trường đại học, ngành du lịch, các mặt hàng rượu và thịt bò là những lĩnh vực có thể bị “tổn thương” trước sự “tẩy chay” của người Trung Quốc, ông Cheng cho biết.
Trước đó, Ngoại trưởng Payne đã kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế nhằm “xác định nguồn gốc của virus corona chủng mới, cách ứng phó cũng như sự minh bạch của thông tin được chia sẻ”. Bà Payne cũng bày tỏ quan ngại về tính minh bạch của Trung Quốc trong việc xử lý đại dịch Covid-19 sau khi dịch này bùng phát tại thành phố Vũ Hán hồi cuối năm ngoái.
“Cộng đồng Trung Quốc đang cảm thấy bối rối, không hài lòng và thất vọng với những gì mà Australia đang làm. Các hành động gây nghi ngờ, hoặc chia rẽ ở một thời điểm quan trọng như lúc này có thể làm suy yếu nỗ lực toàn cầu trong việc chống lại đại dịch”, ông Cheng cho biết trong bài phỏng vấn ngày 26/4.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Payne đã chỉ trích nhà ngoại giao Trung Quốc vì đã kết nối vấn đề kinh tế và cuộc điều tra về Covid-19.
“Australia đã phát đi lời kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về Covid-19 - một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa có tiền lệ với tác động nghiêm trọng tới xã hội, kinh tế và y tế. Cuộc điều tra có thể được thực hiện vào một thời điểm thích hợp vì nhiều quốc gia vẫn đang phải đương đầu với những thách thức của dịch bệnh”, bà Payne nói.
“Một cuộc điều tra minh bạch và rõ ràng là rất quan trọng để chúng ta học hỏi những bài học quan trọng nhằm nâng cao năng lực phản ứng (với dịch bệnh) trong tương lai. Chúng tôi hy vọng toàn bộ thành viên của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ hợp tác trong cuộc điều tra”, nhà ngoại giao Australia nhấn mạnh.
“Chúng tôi phản đối mọi đề nghị rằng việc cưỡng ép về kinh tế là câu trả lời cho lời kêu gọi mở một cuộc điều tra như vậy khi điều chúng ta cần là sự hợp tác toàn cầu”, bà Payne cho biết thêm.
Lãnh đạo phe đối lập Thượng viện Australia Penny Wong cho hay, việc kêu gọi điều tra không phải là vấn đề về mặt địa chính trị mà nhằm giúp nhân loại có thể rút ra bài học để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai.
Đức Hoàng
Theo AFR
Các nước Tây phương nghi ngờ Trung Quốc che giấu
nhiều sự thật về đại dịch Covid-19. Hoa Kỳ dường như không loại trừ khả năng siêu vi corona chủng mới xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Anh, Pháp đòi Bắc Kinh phải làm sáng tỏ một số vấn đề.
Hoa Kỳ mở điều tra tìm hiểu nguồn cội siêu vi corona
Virus đã giết chết 140 ngàn người trên thế giới tính đến ngày 16/04/2020. Trả lời đài FoxNews tối thứ Năm, ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết đang điều tra sâu rộng, không loại trừ một giả thuyết nào về việc siêu vi lây lan khắp địa cầu và gây ra thảm họa khủng khiếp như vậy.
Một ngày trước, nhật báo Washington Post khẳng định là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, cách nay hai năm, sau khi thăm một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đã báo động bộ Ngoại Giao về tình trạng thiếu an toàn của viện nghiên cứu này. Theo tin riêng của FoxNew, siêu vi corona gây đại dịch lần này có nguồn gốc tự nhiên chứ không phải nhân tạo. Thứ hai là siêu vi lọt ra bên ngoài từ viện nghiên cứu thiếu an toàn này là do sơ suất của con người chứ không phải do cố tình. Ngoại trưởng Mỹ không phủ nhận hai tin này.
Cùng thời điểm, từ Luân Đôn, thủ tướng Anh Boris Johnson, đang trong giai đoạn hồi sức, cáo buộc Bắc Kinh che giấu sự thật : Trung Quốc sẽ phải trả lời "một số câu hỏi hóc búa" về sự xuất phát của siêu vi và lý do vì sao virus corona không bị ngăn chặn sớm.
Theo AFP, Paris dường như đồng tình với quan điểm của Washington và Luân Đôn. Trong một bài phỏng vấn dài trên nhật báo kinh tế Anh Financial Times cũng vào ngày hôm thứ Năm 16/04, tổng thống Pháp cho rằng có nhiều "mảng tối" trong cách Trung Quốc đối phó với dịch, "có nhiều chuyện xảy ra mà chúng ta không biết". Kêu gọi công luận đừng "ngây thơ" tin vào thông tin tuyên truyền về hiệu năng chống dịch của chế độ độc tài, tổng thống Emmanuel Macron giải thích là "trong chế độ dân chủ với các quyền tự do thông tin và ngôn luận, việc quản lý khủng hoảng diễn ra trong minh bạch và có tranh luận".
Trước những lời công kích của Tây phương, Bắc Kinh kêu gọi quốc tế "đoàn kết" chống dịch. Tối hôm qua, trong cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng bảo vệ Bắc Kinh, chỉ trích những lời cáo buộc Trung Quốc là "thiếu xây dựng".
Trung Quốc bí mật vũ khí hóa virus corona từ 2 thập kỷ, lên kế hoạch “san bằng nước Mỹ”?
Phương Tây vẫn chưa nắm b.ắ.t được động cơ thật sự trong việc Trung Quốc luôn sẵn sàng tham gia vào các phòng thí nghi.ệ.m vi sinh học P4, nơi nghiên cứ.u các virus gây ch.ế.t người hàng đầu thế giới. Giờ đây đại dịch corona mới đã xảy ra ở Vũ Hán, ngay bên ngoài phòng thí nghi.ệ.m virus học cơ bản P4 của Trung Quốc.
Trung Quốc đã lên kế hoạch vũ khí sinh học từ lâu?
Trong một bài phát biểu tối mật dành cho các cán bộ nòng cốt cấp cao của Trung Quốc gần hai thập kỷ trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Trì Hạo Điền đã giảng giải một kế hoạch dài hạn để đảm bảo sự phục hưng của Trung Quốc. Ông nói có 3 vấn đề quan trọng cần phải nắm b.ắ.t. Đầu tiên là vấn đề về không gian sống – Trung Quốc đang bị quá tải dân số nghiêm trọng và môi trường ngày càng xấu đi.
Do đó theo tướng Trì, vấn đề thứ hai là TQ phải dạy cho công dân Trung Quốc đi “ra ngoài,” có nghĩa là đi chinh phục những vùng đất mới, để biến nó thành thuộc địa và có thể xây dựng một Trung Quốc thứ hai tại nơi đó. Rồi phát sinh tiếp vấn đề quan trọng thứ ba: “vấn đề về người Mỹ”:
Tướng Trì cảnh báo: “Điều này có vẻ hơi sốc, nhưng lý lẽ thực sự rất đơn giản. Trung Quốc xung đột cơ bản về lợi ích với chi.ế.n lược của phương Tây. Vì vậy, Mỹ sẽ không bao giờ cho phép Trung Quốc chiếm đoạt các nước khác để xây dựng một Trung Quốc thứ hai. Nước Mỹ sẽ chố.n.g lại kế hoạch của Trung Quốc.
Tướng Trì giải thích vấn đề như sau: “Liệu Mỹ có để yên cho chúng ta ra ngoài giành lấy không gian sống mới không? Đầu tiên, nếu Mỹ kiên quy.ế.t ngăn chặn, chúng ta sẽ khó có thể làm bất cứ điều gì to tát với Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ hoặc thậm chí Nhật Bản, [vì vậy] chúng ta phải làm cách nào để chi.ế.m thêm không gian sống đây? Rất bình thường! Chỉ các quốc gia như Mỹ, Canada và Úc mới có vùng đất rộng lớn để đáp ứng nhu cầu thực dân đại chúng của chúng ta.”
“Chúng ta không ngu ngốc đến mức muốn cùng ôm nhau ch.ế.t với Mỹ bằng cách dùng vũ kh.í h.ạ.t nh.â.n. Chỉ có cách sử dụng loại v.ũ kh.í không thể ph.á hủy và có thể gi.ế.t ch.ế.t nhiều người, chúng ta mới có lực lượng đấu lại nước Mỹ”. Ông nói thêm: “Tất nhiên, chúng ta đã không lãng phí thời gian, trong những năm qua chúng ta đã nắm b.ắ.t cơ hội để làm chủ v.ũ kh.í loại này”. Câu trả lời được tìm thấy trong vũ khí sinh học.
Trung Quốc coi vũ khí sinh học là v.ũ k.hí quan trọng nhất để hoàn thành mục tiêu “san bằng nước Mỹ” của họ.
Ông Trì ca ngợi Đặng Tiểu Bình với việc đề cao v.ũ k.hí sinh học lên trên tất cả các hệ thống v.ũ kh.í khác trong kho v.ũ kh.í của Trung Quốc: “Khi đồng chí Tiểu Bình vẫn còn ở với chúng ta, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định đúng đắ.n khi không phát triển các nhóm tàu sân bay. Thay vào đó, chúng ta tập trung vào phát triển v.ũ k.hí gây ch.ế.t người có thể loại bỏ đông đảo dân số của quốc gia th.ù đị.c.h.”
Điều này có vẻ khó tin, nhưng tướng Trì t.ự xem mình là một người “nhân đạo,” và thừa nhận những cảm x.ú.c cá nhân lẫn lộn về vấn đề này: “Đôi khi tôi nghĩ rằng thật tà.n nhẫn khi Trung Quốc và Mỹ trở thành kẻ thù…”. Sau mọi chuyện, Mỹ đã giúp Trung Quốc trong Thế chi.ế.n thứ II. Người dân Trung Quốc vẫn nhớ rằng Mỹ đã chố.n.g lại đế quốc Nhật. Nhưng bây giờ nó không còn quan trọng nữa.”
Ông tiếp tục: “Về lâu dài, quan hệ của Trung Quốc và Mỹ sẽ là một cuộc đấ.u tr.a.nh sinh tử. Chúng ta không được quên rằng lịch sử nền văn minh Trung Quốc nhiều lần đã dạy chúng ta rằng một núi không thể có hai hổ sống chung. Chúng ta phải chấp nhận viễn cảnh bi thảm này”.
Giả thiết virus corona là từ chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc và Viện Vi trùng học Vũ Hán đang được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội. (Ảnh qua Global News)
Theo tướng Trì, vấn đề dân số quá đông của Trung Quốc và suy thoái môi trường cuối cùng sẽ dẫn đến sụp đổ xã hội và nội chiến. Ông ước tính rằng “hơn 800 triệu người Trung Quốc” sẽ ch.ế.t trong một cuộc sụp đổ như vậy. Do đó, TQ không có chính sách thay thế. Hoặc là dọn sạch nước Mỹ thành công bằng các cuộc tấ.n công sinh học, hoặc Trung Quốc phải chịu thả.m họ.a quốc gia.
Tướng Trì đưa ra lập luận theo sau:
“Chúng ta phải chuẩn bị 2 kịch bản. Nếu vũ khí sinh học của chúng ta thành công trong cuộc tấ.n công bất ngờ, người dân Trung Quốc sẽ có thể gi.ữ tổn thất ở mức tối thiểu trong cuộc chi.ế.n chố.ng lại Mỹ. Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công thất bại và kích hoạt sự trả đũa h.ạt nhâ.n từ Mỹ, Trung Quốc có lẽ sẽ phải chịu một thả.m họ.a với hơn một nửa dân số sẽ thi.ệ.t m.ạng. Đó là lý do tại sao chúng ta cần sẵn sàng với các hệ thống phòng không cho các thành phố lớn và vừa của chúng ta.”
Trong bài phát biểu, tướng Trì cung cấp cho chúng ta chìa khóa để hiểu chi.ế.n lược phát triển của Trung Quốc. Theo ông, “sự phát triển kinh tế của Trung Quốc tất cả là để chuẩn bị cho nhu cầu chi.ế.n tra.n.h!” Phát triển kinh tế của Trung Quốc không phải để cải thiện đời sống của người dân Trung Quốc trong ngắn hạn. Cũng không phải để xây dựng một xã hội tư bản định hướng tiêu dùng.
Tướng Trì công khai rằng “chúng ta vẫn nhấn mạnh lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, nhưng trên thực tế, phát triển kinh tế cho chủ trương chi.ế.n tr.a.nh mới là trọng tâm của nó!”
Vũ khí hóa Virus
Không lâu sau phát biểu của mình, Tướng Trì Hạo Điền đã từ chức Bộ trưởng Quốc phòng năm 2003, cùng năm với dịch SARS xảy ra tại Trung Quốc. Đây cũng là (trùng hợp) cùng năm Bắc Kinh quyết định xây dựng phòng thí nghi.ệ.m virus học Vũ Hán P4. Nhìn vào bài phát biểu của tướng Trì, liệu có phải dịch bệnh virus corona mới ở Vũ Hán là một t.ai n.ạn rủi ro do v.ũ k.hí hóa virus tại phòng thí ngh.i.ệm vi sinh học P4 của thành phố?
Có 3 điểm dữ liệu đáng để xem xét cho luận điểm trên. Đầu tiên, vào năm 2008, theo tờ Sydney Morning Herald, quan chức an ninh hàng đầu của Đài Loan đã nói với các nhà lập pháp rằng “Đài Loan có thông tin tình báo về sự liên kết giữa virus SARS với nghiên cứ.u được thực hiện tại các phòng thí nghi.ệ.m của Trung Quốc”.
Với ảnh hướng kinh tế của Trung Quốc và sự xâ.m nhập chính trị của các phương tiện truyền thông tiếng Trung, không có gì ngạc nhiên khi Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Đài Loan Thái Triêu Minh buộc phải rút lại tuyên bố của mình, mặc dù tuyên bố của ông không có sơ hở nào .
Điểm dữ liệu đáng xem xét thứ hai là: Tạp chí Virology Journal có một bài viết của Tiến sĩ Gulfaraz Khan, được xuất bản vào ngày 28/2/2013, nói về việc phát hiện ra một chủng virus corona mới ở Ả Rập Saudi vào tháng 6/2012.
Loại virus này rất giống corona và chỉ có một đặc tính khác biệt duy nhất: Khi lần đầu tiên được phát hiện, nó không thể dễ dàng truyền từ người sang người. Tuy nhiên, có một thứ gì đó bên trong loại virus này đã bị thay đổi kể từ thời điểm đó. Do đó, phiên bản virus corona chủng loại mới ở Vũ Hán được dán nhãn là 2019-nCoV thay vì chỉ đơn giản là NCoV. Bởi vì bản thân NCov không phải là virus truyền nhiễm, trong khi 2019-nCoV đang lây lan nhanh chóng khắp Trung Quốc.
Vậy điều gì đã thay đổi khả năng lây truyền của nó trong khoảng thời gian 2012-2020? Là do đột biến ngẫu nhiên hay được vũ khí hóa? Câu hỏi này hiện đã được các nhà khoa học Ấn Độ trả lời, họ đã phát hiện virus corona đã được ai đó thêm vào gen của virus HIV. Bằng chứng là các phương pháp điều trị HIV đã phát huy tác dụng khi được sử dụng cho các bệ.nh nhâ.n nhiễm 2019-nCoV. Theo Bộ Y tế Thái Lan, nữ bệnh nhân người Trung Quốc đã âm tính với virus corona sau khi được điều trị bằng phác đồ thuốc chống virus cúm và HIV, Bangkok Post đưa tin vào tối 2/2.
Nếu dịch bệnh viêm phổi ch.ế.t người hiện tại xảy ra ở bất kỳ thành phố nào khác ngoài Vũ Hán, thì việc tin vào một sự đột biến ngẫu nhiên cũng là chuyện khả dĩ. Nhưng Vũ Hán là nơi đầu tiên Trung Quốc thí nghi.ệ.m v.ũ kh.í hóa sinh học. Liệu đây có đơn giản chỉ là một sự trùng hợp?
Liên quan đến việc virus corona lan rộng ở Trung Quốc, ông Michael Pillsbury, một chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc cho biết, mặc dù vẫn chưa chứng minh việc virus có phải xuất phát từ phòng thí nghi.ệ.m P4 hay không, nhưng nghi vấn này không nên bị bỏ qua và cần tiến hà.nh điều tra.
“Các nhà khoa học hàng đầu đang dần có chung nhận thức rằng ít nhất coronavirus mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay là sản phẩm đến từ một phòng thí nghi.ệ.m, chứ không phải là sản phẩm của một quá trình xảy ra tự nhiên nào đó. Ngày càng có nhiều quan điểm đồng ý rằng Coronavirus này là một loại virus nhân tạo liên quan tới các chương trình và năng lực v.ũ k.h.í sinh học của Trung Quốc”.
“Thế giới nên nghi.ê.m túc xem xét, cân nhắc khả năng này, và nó sẽ ảnh hưởng đến chính sách và mối qu.a.n h.ệ của chúng ta với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, ông Fisher nói.
Tác giả: J.R. Nyquist
Theo .http://news.xltt.xyz/trung-quoc-bi-mat-vu-khi-hoa-virus-corona-tu-2-thap-ky-len-ke-hoach-san-bang-nuoc-my/
FBI: Mỹ từng phát hiện nhà khoa học Trung Quốc nghi mang lọ chứa virus MERS, SARS qua đầu độc nước Mỹ
TTO - Hải quan Mỹ vào năm 2018 từng phát hiện trong hành lý của một nhà sinh vật học Trung Quốc có ba lọ nghi chứa virus gây bệnh MERS và SARS mà FBI xem là nguy cơ an ninh sinh học đối với nước Mỹ.
Nhân viên Cục Hải quan và biên phòng Mỹ - Ảnh: REUTERS
Đây là nội dung từ bản báo cáo tình báo chiến thuật của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) mà trang tin Yahoo News cho biết đã tiếp cận được và công bố mới đây. Hiện Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng gì về cáo buộc trên của FBI.
Theo đó, vào cuối tháng 11-2018, tức trước một năm kể từ khi thế giới phát hiện trường hợp nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc), Hải quan Mỹ đã phát hiện điều bất thường trong hành lý của một người Trung Quốc.
Cụ thể nhân viên Cục Hải quan và biên phòng Mỹ tại sân bay Detroit Metro đã chặn một nhà sinh vật học Trung Quốc và phát hiện ba lọ ghi chữ "Kháng thể" trong hành lý của người này.
Nhà sinh vật học trên nói với các nhân viên rằng một đồng nghiệp ở Trung Quốc đã yêu cầu ông ta giao các lọ trên tới một nhà nghiên cứu ở một viện nghiên cứu ở Mỹ.
Sau khi kiểm tra các lọ này, nhân viên hải quan đi tới một kết luận "đáng báo động", theo Yahoo News.
"Việc kiểm tra chữ ghi trên lọ và danh tính người nhận dẫn tới việc nhân viên thanh tra tin rằng thành phần chứa trong các lọ này có khả năng là thành phần của virus gây Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS)", báo cáo của FBI viết.
Một đoạn trong bản báo cáo FBI do Yahoo News tiếp cận được - Ảnh: Yahoo News
Theo Yahoo News, bản báo cáo này do Đơn vị tình báo hóa sinh, thuộc Hội đồng về Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDD) của FBI viết. Báo cáo không cho biết tên nhà khoa học Trung Quốc mang theo mẩu thử nghi là virus gây bệnh MERS và SARS nêu trên, cũng không cung cấp danh tính của người nhận tại Mỹ.
Tuy nhiên FBI kết luận rằng vụ việc này cùng với hai trường hợp khác trong báo cáo là một phần của một tình trạng đáng báo động.
"WMDD đánh giá rằng các nhà nghiên cứu khoa học nước ngoài vận chuyển vật liệu sinh học không khai báo vào Mỹ chứa trong hành lý cá nhân và/hoặc hành lý kiểm tra gần như chắc chắn mang tới một nguy cơ an ninh sinh học cho Mỹ. WMDD viết bản đánh giá này với độ xác tín cao dựa trên báo cáo liên lạc với sự tiếp cận trực tiếp", báo cáo viết.
Bản báo cáo này được công bố hơn hai tháng trước khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) biết về một cụm các trường hợp viêm phổi tại Vũ Hán, mà sau đó được xác định là bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19).
Nội dung báo cáo này có vẻ là một phần trong số mối lo ngại lớn mà Mỹ hướng về các trường hợp liên quan giữa Trung Quốc với các nghiên cứu ở Mỹ. Trong khi bản báo cáo nhắc tới "các nhà nghiên cứu nước ngoài", thì cả ba trường hợp xuất hiện trong báo cáo này đều có người Trung Quốc.
Trong vụ phát hiện vật liệu lọ nghi chứa virus gây bệnh SARS và MERS nêu trên, bản báo cáo trích dẫn một tài liệu phân loại khác được đánh dấu FISA (Foreign Intelligence Surveillance Act), tức bao gồm thông tin thu thập được dưới Đạo luật Giám sát tình báo nước ngoài.
FBI không nói rõ "nguy cơ an ninh sinh học" ở đây là gì. Nhưng theo giáo sư an ninh sinh học toàn cầu Raina MacIntyre tại Đại New South Wales (Úc), FBI có vẻ đang quan tâm tới nghiên cứu "công dụng kép", tức một trong hai mục đích nghiên cứu có khả năng là "khủng bố sinh học".
Thông tin về đánh giá của FBI đối với trường hợp nhà sinh vật học trên có thể thu hút sự chú ý của dư luận, trong bối cảnh đã xuất hiện thông tin chưa kiểm chứng về nguồn gốc virus gây COVID-19 hiện nay.
Một trong các thuyết âm mưu nổi bật nhất là nghi án nói virus corona chủng mới gây COVID-19 xuất phát từ một phòng thí nghiệm tại Trung Quốc. Vừa qua, quan hệ Mỹ - Trung trong vấn đề COVID-19 cũng đặc biệt căng thẳng khi một nhà ngoại giao Trung Quốc đặt ra khả năng quân đội Mỹ… đem virus tới Vũ Hán.
Phía Trung Quốc đến nay chưa có phản ứng chính thức đối với bản tin đăng ngày 30-3 của Yahoo News. Một số chuyên gia do Yahoo News phỏng vấn cũng nêu lo ngại về trường hợp này, nhưng là lo ngại về tình hình ở Mỹ.
Trước tiên, việc kiểm tra như của FBI có thể tạo tiền lệ xấu và ảnh hưởng tới hợp tác nghiên cứu khoa học. Chưa kể nó còn tạo ra sự phân biệt đối với người Trung Quốc.
Tiếp theo, việc kiểm tra virus qua đường hành lý sân bay, qua hải quan nhằm vào người Trung Quốc, trước tiên không thể bao quát toàn bộ vấn đề xét về an ninh. Vì còn đó khá nhiều con đường khác "nhập khẩu" vật liệu sinh học vào nước Mỹ. Thậm chí vụ bắt vật liệu này cũng có khả năng chỉ là con bài nhử nhằm kiểm tra năng lực an ninh của người Mỹ.
TTO - Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump sử dụng cụm 'virus Trung Quốc' trên Twitter, làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc khi mỗi bên đổ lỗi cho bên còn lại về dịch COVID-19.
NHẬT ĐĂNG
Fox News nghi virus Covid -19 là nỗ lực thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán
16/04/2020 09:13
Trung Quốc đã nhanh chóng ban bố lệnh ngừng hoạt động ở Vũ Hán đến các vùng còn lại của TQ, nhưng không chặn các chuyến bay quốc tế đi từ đây.
Vũ Hán là nơi đầu tiên phát hiện các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới.
Kênh Fox News ngày 15/4 đăng tải một phóng sự độc quyền trong đó cho biết “ngày càng có nhiều sự tự tin” rằng virus Corona chủng mới (Covid-19) có lẽ đã được bắt đầu từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán nhưng không phải dưới dạng một loại vũ khí sinh học mà là một phần của nỗ lực của Bắc Kinh trong việc minh chứng khả năng xác định và chống lại các loại virus nói chung.
Theo kênh truyền hình của Mỹ, nỗ lực này của Trung Quốc là để thể hiện rằng khả năng nghiên cứu sinh học của Bắc Kinh là ngang bằng, thậm chí lớn hơn năng lực tương tự của Hoa Kỳ.
Nhiều nguồn tin, những người từng được nhận các báo cáo về các “hành động sớm” của chính quyền Trung Quốc và các tài liệu có liên quan đã nhận định như vậy với Fox News.
“Đây có thể là sự che đậy tốn kém nhất từ một chính phủ trong mọi thời đại", một trong những nguồn tin cho biết.
Theo Fox News, các nguồn tin tin rằng sự lây truyền ban đầu của virus Corona chủng mới là từ dơi sang người và "bệnh nhân số 0" là nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, sau đó lây lan ra cộng đồng ở Vũ Hán.
Fox News cho biết kênh truyền hình của họ đã yêu cầu được xem các bằng chứng mà các nguồn tin đã viện dẫn. Chúng bao gồm các tài liệu, chứng cứ thu thập được từ các nguồn mở và cả các tài liệu mật.
Tại cuộc họp báo vào hôm thứ Tư vừa qua, khi phóng viên John Roberts của Fox News nêu câu hỏi đề cập đến những nghi ngờ xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói như sau:
“Chúng ta nghe ngày càng nhiều về câu chuyện này...chúng tôi đang tiến hành điều tra sâu rộng về tình huống khủng khiếp này”.
Theo Fox News, các tài liệu họ được tiếp cận mô tả chi tiết các nỗ lực đầu tiên của giới bác sỹ, nhân viên của trong một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán cũng như những nỗ lực ngăn chặn khi phát hiện sự lây lan của virus Corona mới.
Fox News cho biết, Vũ Hán – khu chợ bán hải sản ẩm ướt ở thành phố thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc ban đầu được xác định là nơi bùng phát dịch. Tuy nhiên, thực sự thì nơi này không bán thịt dơi.
Các nguồn tin nói với Fox News rằng, việc tuyên bố virus Corona chủng mới xuất hiện từ chợ hải sản là nỗ lực của Trung Quốc để che đậy những gì đã thực sự diễn ra trong phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán.
Ngoài ra, theo các nguồn tin, nỗ lực đánh lạc hướng này cũng được tiến hành song song với chiến dịch tuyên truyền và đổ lỗi cho Mỹ và Italy.
Fox News trích dẫn một thông tin được báo Washington Post đăng tải hôm 14/3 vừa qua nói rằng, vào tháng 1/2018, các quan chức của Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc đã được cảnh báo về sự không an toàn đầy đủ trong hoạt động nghiên cứu tại Viện nghiên cứu sinh học Vũ Hán.
Khi đó, giới chức trong Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc nhận được thông tin nói rằng các nhà khoa học tại viện nghiên cứu ở Vũ Hán đang tiến hành các “nghiên cứu rất rủi ro” về virus Corona ở loài dơi.
Bài báo được Fox News đăng trên trang nhất.
Về báo cáo này, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ nói rằng:
“Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên đâu, chúng tôi cũng rất quan tâm và chúng tôi cũng có rất nhiều thông tin tình báo về sự việc đó. Ở thời điểm này chưa có kết luận dù bằng chứng nhiều và rõ ràng. Chúng tôi chưa kết luận”.
Mỹ ban đầu là nước đã giúp đào tạo các nhà khoa học Trung Quốc thông qua chương trình có tên gọi là PREVENT trước khi Trung Quốc tự tiến hành các thí nghiệm về virus Corona. Chính phủ Pháp cũng là nước từng giúp Trung Quốc xây dựng phòng thí nghiệm tại Viện nghiên cứu virus ở Vũ Hán.
Một nguồn tin khác nói với Fox News rằng “100% Trung Quốc đã kiểm soát và thay đổi các dữ liệu. Nhiều mẫu thí nghiệm đã bị hủy bỏ, cọ rửa nhiều khu vực làm việc, các báo cáo ban đầu bị kiểm soát và nhiều bài báo hàn lâm thuần túy khoa học đã bị xóa”.
Có những bác sĩ và nhà báo đã "biến mất" sau khi họ lên tiếng cảnh báo về sự lây lan của virus và khả năng lây truyền từ người sang người của Covid-19. Trung Quốc đã nhanh chóng ban bố lệnh ngừng hoạt động ở Vũ Hán đến các phần còn lại của Trung Quốc, nhưng không dừng các chuyến bay quốc tế đi từ Vũ Hán.
Ngoài ra, các nguồn tin đã cáo buộc với Fox News rằng, “Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đồng lõa ngay từ đầu trong việc giúp Trung Quốc che dấu vết”.
Hiện tại, chính quyền Trung Quốc chưa có phản ứng gì chính thức đối với những thông tin được Fox News đăng tải.
Chính Phấp đã tham lam nên bán phòng thí nghiệm Virus cho TQ tạo nên dại dịch
Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa RFI
Phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp từ trên cao ngày 17/04/2020LOUISA GOULIAMAKI / AFP
Tú Anh
Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?
Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.
Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi
Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".
Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».
Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.
Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng "an toàn tối đa" cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.
Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.
Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.
Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.
Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.
Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm "y tế".
Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì "P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn".
Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán
Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải "giao hàng", một chuyên gia cho biết như thế.
Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là "quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc".
Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe "không tin" Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.
Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?
Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ
Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.
Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.
Một nhà nghiên cứu mất tích
Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.
Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại "Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán". Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.
Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost
Tránh trách nhiệm Covid-19: Pháp bác nghi ngờ siêu vi corona thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hándo mình cung cấp
Tại sân bay quốc tế của thành phố Vũ Hán, nơi xuất phát dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 10/04/2020.REUTERS - ALY SONG
Tú Anh
Vào lúc Trung Quốc bị chất vấn về đại dịch Covid-19 và bị quy trách nhiệm gián tiếp gây ra thảm họa trên toàn cầu, một nhà khoa học Pháp đưa giả thuyết siêu vi corona chủng mới chính là do người chế tạo, phối hợp với gen của virus HIV/SIDA. Nhưng Paris bác bỏ nghi ngờ virus gây bệnh Covid-19 đã thoát ra từ phòng thí nghiệm do Pháp cung cấp cho Trung Quốc.
Trong bối cảnh tranh cãi về nguồn gốc dịch Covid-19, một nhà khoa học Pháp, giải Nobel Y học 2008 Luc Montagnier, cho rằng siêu vi corona chủng mới, tên khoa học SARS-CoV-2, là do người chế tạo, trong đó có phần gen của virus HIVSIDA.
Trên đài truyền hình CNEWS ngày 16/04/2020, giáo sư Luc Montagnier, một trong ba nhà khoa học tìm ra siêu vi HIV, lý giải: SARS-CoV-2 phải do một chuyên gia cừ khôi về sinh hóa phân tử chế tạo ra. Phải giỏi lắm mới có thể cấy ghép một đoạn gen của HIV. Để làm gì ? Giáo sư Luc Montagnier nói ông không biết, nhưng cho rằng rất có thể mục đích của tác giả là tìm cách chế tạo vaccin ngừa SIDA.
Tuy nhiên, lập luận trên và giả thuyết về virus "nhân tạo" không thuyết phục được cộng đồng khoa học gia quốc tế. Gaetan Bargio, chuyên gia di truyền học, đại học Australia, bác bỏ giả thuyết của đồng nghiệp Luc Montagnier như sau, theo trích dẫn của Le Monde ngày 17/06/2020: siêu vi corona chủng mới và HIV có quá ít điểm tương đồng, nên khó có thể kết luận có chuyện "đổi gen", theo nghĩa là do người cố ý chế tạo.
Pháp không có "yếu tố cụ thể" cho phép nghi ngờ có quan hệ nhân quả giữa phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán và siêu vi SARS-CoV-2, đang gây thảm họa y tế toàn cầu. P4 là mức độ an toàn cao nhất của loại phòng thí nghiệm và nghiên cứu siêu vi.
Theo Le Monde và Reuters, một nguồn tin từ điện Elysée khẳng định như trên hôm qua, sau khi Washington và truyền thông tại Hoa Kỳ đòi phải điều tra xem có thật sự là phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã để lọt siêu vi ra ngoài.
Phòng thí nghiệm P4 do Pháp cung cấp cho Trung Quốc và đặt tại Vũ Hán, theo một thỏa thuận vào năm 2004, một năm sau khi dịch viêm phổi cấp tính SARS, cũng phát xuất từ Hoa lục, lan ra 29 nước, lây bệnh cho 8000 người và làm hơn 700 nạn nhân tử vong.
Bí ẩn bao trùm phòng thí nghiệm virus gây tranh cãi ở Vũ Hán
Phòng thí nghiệm bí mật của Trung Quốc ở Vũ Hán vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn trong lúc có nhiều đồn đoán về những gì diễn ra sau cánh cửa đóng kín và khả năng cơ sở này liên quan đến đại dịch COVID-19.
Bức ảnh tòa nhà của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán đăng trên trang web của Viện.
Bí ẩn không chỉ nằm ở tên gọi Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, mà còn vì nó đang trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi. Gần đây nhất, cơ sở này bị cáo buộc là không tuân thủ các quy định chặt chẽ về bảo đảm an toàn. Hoạt động nghiên cứu nguy hiểm trên dơi và các loại virus corona cũng bị hoài nghi. Ngoài ra, các nhà khoa học làm việc tại viện này rất kín tiếng.
Có một người đã lên tiếng là Shi Zhengli, nhưng bà không nói gì nữa sau khi bị tạp chí khoa học Mỹ Scientific American dẫn lời để bày tỏ hoài nghi về khả năng các virus corona ở dơi có thể thoát ra từ phòng thí nghiệm này. Từ khi bài báo của Scientific American xuất hiện vào ngày 11/3, bà Shi cực kỳ hiếm thấy mặt.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 16/4, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tất cả ý kiến ngoài nghi về phòng thí nghiệm này và nhắc lại rằng không có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2, loại virus corona đang gây bệnh cho hơn 2 triệu người khắp thế giới được tạo ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
“Người đứng đầu WHO đã tuyên bố nhiều lần rằng không có bằng chứng cho thấy virus corona mới bắt nguồn từ phòng thí nghiệm”, Người phát ngôn Triệu Lập Kiên nói.
“Nhiều chuyên gia y tế uy tín trên thế giới cũng tin rằng cái gọi là rò rỉ từ phòng thí nghiệm không có cơ sở khoa học nào cả”, ông Triệu nói tiếp.
Nhưng những khẳng định đó không xua được hoài nghi.
Cấp độ bảo vệ cao nhất
Viện nghiên cứu virus Vũ Hán là cơ sở nghiên cứu đầu tiên ở Trung Quốc nghiên cứu các mầm bệnh tấn công con người và được xây dựng theo tiêu chuẩn để chịu được động đất 7 độ richter. Viện này được coi là niềm tự hào của Vũ Hán, đại diện cho năng lực của Trung Quốc và đưa các nhà nghiên cứu của nước này sánh ngang với giới nghiên cứu của Mỹ và châu Âu.
Viện Khoa học Trung Quốc chấp thuận cho xây dựng phòng thí nghiệm này từ năm 2003. 44 triệu USD được chi cho công trình được xây dựng trong hơn chục năm mới xong. Tính phức tạp của tòa nhà giúp bảo đảm cấp độ an toàn sinh học mức 4 đầu tiên của Trung Quốc (BSL-4), sau khi các nhà khoa học như chuyên gia sinh học phân tử Mỹ Richard Abright bày tỏ lo ngại về khả năng virus gây dịch SARS thoát ra từ các phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh.
Năm 2015, Viện nghiên cứu virus Vũ Hán bắt đầu hoạt động.
“Cơ sở BSL-4 mới của chúng tôi sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong ngăn ngừa và kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh có độc lực mạnh”, Xia Han, phó giáo sư tại Viện nghiên cứu virus Vũ Hán nói trong bài viết đăng trên tạp chí của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
Nằm cạnh sông Dương Tử, phòng thí nghiệm này “được chứng thực và cấp chứng nhận về bảo đảm an toàn trong lắp đặt thiết bị và vận hành”, giới thiệu trên trang web của Viện khẳng định. Phòng thí nghiệm BSL-4 thuộc mức độ bảo đảm an toàn sinh học cấp cao nhất.
Các mức an toàn sinh học được đánh giá theo thang từ 1 đến 4 dựa trên loại vi sinh vật được nghiên cứu. Phòng thí nghiệm cơ bản chỉ nghiên cứu mầm bệnh không gây chết người và gây đe dọa tối thiểu cho cán bộ hoặc môi trường.
Còn phòng thí nghiệm cấp độc BSL-4, giống như Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, thường nghiên cứu những mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm và gây chết người. Những người làm việc trong đó phải tuân thủ hàng loạt biện pháp đề phòng và bảo đảm an toàn chặt chẽ, như lọc không khí và xử lý nước và rác thải trước khi ra khỏi nơi làm việc. Nhân viên phải mặc đồ bảo hộ có thông khí, đi bốt cao cổ và đeo khẩu trang, phải tắm và thay quần áo sau mỗi ca làm việc.
Dù Trung Quốc mới có một phòng thí nghiệm như vậy, nhiều phòng thí nghiệm tương tự được xây dựng ở Mỹ và châu Âu trong 15 năm qua. Hiện Mỹ có 10 cơ sở, trong đó có phòng thí nghiệm trị giá 480 triệu USD ở Atlanta.
WHO cho biết có khoảng 54 phòng thí nghiệm được bảo đảm an toàn mức cao nhất đang hoạt động ở hai chục quốc gia. Danh sách năm 2018 của WHO liệt kê 31 phòng thí nghiệm BSL-4 ở nhiều nước, trong đó có Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc và Bờ Biển Ngà.
Từ khi mở cửa, Viện nghiên cứu virus Vũ Hán đã nghiên cứu SARS, Ebola, HIV, virus Lassa Tây Phi và COVID-19.
Viện này cộng tác với nhiều trường đại học trên khắp thế giới, trong đó có ĐH Wageningen ở Hà Lan và ĐH Montpellier 2 của Pháp. Viện cũng có quan hệ gần gũi với bang Texas của Mỹ và nhận được hỗ trợ từ Phòng thí nghiệm quốc gia Galveston thuộc ĐH Texas và nhiều tổ chức khác.
Những cảnh báo sớm
Dù Viện nghiên cứu virus Vũ hán đóng vai trò lớn trong việc phát hiện virus gây đại dịch COVID-19 là virus corona mới, nhưng thành tựu này bị phủ bóng bởi nhiều giả thuyết cho rằng con người nhiễm virus này do sự cố trong phòng thí nghiệm.
Nhà bình luận các vấn đề đối ngoại Gordon Chang nói trong bài nêu ý riêng của Fox News rằng “nhiều người Trung Quốc tin virus corona mới có thể bị thả một cách có chủ ý hoặc vô tình thoát ra từ Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, một cơ sở có cấp độ an toàn sinh học mức 4”.
Ông nói thêm: “Phòng thí nghiệm nghiên cứu các virus corona này cách không xa khu chợ được phát hiện là nơi đầu tiên xuất hiện người mắc COVID-19”.
Trong hàng loạt bức điện tín ngoại giao từ trước đó, các cán bộ đại sứ quán Mỹ cảnh báo rằng phòng thí nghiệm này có rất nhiều điểm yếu trong quản lý, gây rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và cảnh báo Washington thận trọng.
Điện tín đầu tiên mà báo Washington Post có được đã cảnh báo về hoạt động nghiên cứu của phòng thí nghiệm này trên virus corona từ dơi, và cụ thể hơn là cách mầm bệnh tấn công con người như hồi đại dịch SARS.
“Trong những tiếp xúc với các nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, họ nhấn mạnh rằng phòng thí nghiệm đang thiếu nghiêm trọng các kỹ thuật viên được đào tạo đạt chuẩn và các chuyên gia điều tra cần thiết để bảo đảm hoạt động an toàn cho phòng thí nghiệm cấp độ cao như thế này”, bức điện tín đề ngày 19/1/2018 do 2 cán bộ về môi trường, khoa học và y tế của đại sứ quán Mỹ viết.
Bức điện tín cho rằng Mỹ nên hỗ trợ các nhà nghiên cứu Trung Quốc nhiều hơn vì những nghiên cứu đối với virus corona từ dơi rất quan trọng và nguy hiểm.
Bức điện tín cũng cho rằng cần chú ý đến bà Shi, nhà khoa học ban đầu cho rằng virus corona mới có thể vô tình thoát ra từ phòng thí nghiệm nhưng sau đó rút lại.
Bà Shi xuất bản một bài báo vào tháng 11/2017 nói rằng dơi móng ngựa thu thập từ một trường hợp ở tỉnh Vân Nam có thể liên quan đến dịch SARS do viros corona gây ra năm 2003.
Bất chấp bằng chứng cho thấy các hoạt động nghiên cứu nguy hiểm trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, giới lãnh đạo quân sự và một số quan chức cấp cao Mỹ nói với Fox News rằng COVID-19 không xuất phát từ phòng thí nghiệm hay kết quả của vũ khí sinh học.
Bình Giang
Theo Fox News
TRUNG QUỐC ĐANG CHUẨN BỊ CHO CHIẾN TRANH (Brian Vũ)
Trong khi thế giới vẫn còn đang phải vất vả đối phó với cơn đại dịch virus Vũ Hán (hay China virus/ Covid-19) thì Trung Quốc lại đang lặng lẽ tăng cường sức mạnh quân đội của họ.
Trong khi thế giới đang bận tâm với coronavirus, Trung Quốc đang âm thầm mở rộng quyền lực trên toàn thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nắm bắt cơ hội này để đe dọa Đài Loan, gây ảnh hưởng với Châu Âu, hiện đại hóa quân đội và tìm mọi cách bám sâu hơn vào Biển Đông.
Khi thế giới nhận thức được cuộc khủng hoảng xảy ra bên trong nội địa Trung Quốc với sự lây lan nhanh chóng của virus Vũ Hán, một số người đã vội suy đoán rằng đây có thể là sự diệt vong của đảng cộng sản Trung Quốc. Nó thậm chí còn được mệnh danh là thảm họa Chernobyl của Trung Quốc. Nhưng một thực tế khác đang âm thầm xuất hiện. Thay vì không bị tiêu diệt, đảng cộng sản TQ đã sử dụng cuộc khủng hoảng để củng cố vị thế của mình trong nội địa và mưu toan tiến xa hơn nữa. Làm như vậy, TQ đã khiến siêu cường thế giới, Hoa Kỳ, trở nên mong manh và yếu đuối. Kurt Campbell và Rush Doshi có viết bài cho Bộ Ngoại Giao vào ngày 18 tháng 3 như sau:
“Khi Washington chùn bước, Bắc Kinh đang di chuyển nhanh chóng và khéo léo để tận dụng lợi thế của việc mở ra do những sai lầm của Hoa Kỳ, lấp đầy khoảng trống để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc ứng phó với đại dịch. TQ đang làm việc để chào mời hệ thống riêng của mình, cung cấp hỗ trợ vật chất cho các quốc gia khác và thậm chí tổ chức các chính phủ khác. Không hề nói quá khi nói đến những bước tính toán của TQ. Rốt cuộc, chính Bắc Kinh đã đánh lạc hướng thế giới, đặc biệt là những nỗ lực của họ lúc đầu để che giấu mức độ nghiêm trọng và sự lây lan của dịch bùng phát đã giúp tạo ra cuộc khủng hoảng hiện đang ảnh hưởng đến phần lớn thế giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh hiểu rằng nếu họ được coi là quốc gia hàng đầu và Washington được coi là không thể hoặc không muốn làm như vậy, thì nhận thức này về cơ bản có thể thay đổi vị trí của Hoa Kỳ trong chính trị toàn cầu và cuộc tranh giành quyền lãnh đạo trong thế kỷ 21.”
Trung Quốc đang sử dụng virus Vũ Hán (China virus/ coronavirus) để biến tham vọng toàn cầu của mình thành hiện thực.
Trung Quốc đe dọa toàn cầu
Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) do nhà nước Trung Quốc kiểm soát đã viết rằng “việc đào tạo để chuẩn bị chiến tranh sẽ không bị dừng lại ngay cả khi xảy ra dịch bệnh Covid-19.”
Trong khi mọi người bị phân tâm, Trung Quốc đã nhân cơ hội đe dọa Đài Loan với một vài hậu quả. Tuần trước, tờ South China Morning Post đã xuất bản một bài báo có tựa đề là “Trong màn sương mù coronavirus, việc gây hấn với Đài Loan đã không bị chú ý”. Trong tháng trước, Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm không phận Đài Loan, tổ chức các cuộc tập trận quân sự trên eo biển Đài Loan và làm hư hại một tàu tuần duyên của Đài Loan khi tàu Đài Loan bị một tàu cao tốc Trung Quốc quấy rối và khiêu khích. Trung Quốc đã trở nên quá khích đến nỗi một quan chức quốc phòng Đài Loan đã buộc phải trấn an công chúng vào thứ Hai rằng hòn đảo đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công.
Trung Quốc cũng đã xâm nhập vào các vùng rạn san hô do Philippines tuyên bố chủ quyền, xây dựng các cơ sở mới ở Biển Tây Philippines. Tân Hoa Xã đưa tin, hai cơ sở là các trạm nghiên cứu nhằm mục đích giúp các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu về sinh thái biển sâu, địa chất, môi trường, khoa học vật liệu và năng lượng biển. Các cơ sở được xây dựng trên Fiery Cross và Subi Reefs ở quần đảo Trường Sa đều được Philippines tuyên bố chủ quyền. Mặc dù các rạn san hô này không được đưa vào một phán quyết quốc tế thuộc về Philippines, nhưng chúng nằm gần Philippines hơn một rạn san hô khác mà Trung Quốc đã xây dựng một phần và đã được phán quyết là lãnh thổ của Philippines.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã lợi dụng cơn đại dịch virus Vũ Hán để “xâm nhập” vào Châu Âu. Một số nước Châu Âu đã mắc bẫy Trung Quốc khi chuyển sang Trung Quốc để nhờ giúp đỡ chống lại đại dịch và do đó Trung Quốc đã được ca ngợi như một vị cứu tinh. Trong khi gửi mặt nạ, máy thở và nhân viên y tế có vẻ không giống như một sự tiếp quản của quân đội, nó đang mang lại cho Trung Quốc một chỗ đứng lớn hơn trong khu vực và mở ra cơ hội hợp tác hơn nữa. TQ cũng đã cung cấp hỗ trợ này cho các quốc gia bị ảnh hưởng khác.
Serbia là một trong những quốc gia đó, khi các bác sĩ Trung Quốc xuất hiện, đã thực hiện “mô hình Trung Quốc”, trong đó bao gồm thử nghiệm hàng loạt, cô lập tất cả các trường hợp lây nhiễm và trừng phạt những người vi phạm quy tắc an toàn xã hội và lệnh giới nghiêm với mức phạt từ 3 đến 12 năm tù.
Trung Quốc đã đạt được mục đích nham hiểm của họ khi được Tổng Thống Serbia khen ngợi. Đây chỉ là một trong nhiều cách Trung Quốc đã lợi dụng đại dịch này để tìm cách đưa cái-gọi-là “sáng kiến vành đai và con đường” (bri) vào Châu Âu và hơn thế nữa, một sáng kiến bao gồm những tham vọng nham hiểm và đen tối về quân sự toàn cầu.
Serbia cũng là một ví dụ điển hình của việc xuất cảng khác mà Trung Quốc có thể tận dụng trong cơn đại dịch virus Vũ Hán. Ngày 29 tháng 3, 2020, tờ South China Morning Post đã đăng bài “Với cuộc khủng hoảng coronavirus, Trung Quốc đã có cơ hội xuất khẩu mô hình quản trị của mình”. Bài báo nói về cách Trung Quốc có thể sử dụng “sáng kiến vành đai và con đường” (bri) như một phương tiện để xuất cảng phương pháp quản trị của mình bằng cách tập trung quyền lực, “thay thế cho mô hình tự do phương Tây”.
Báo chí phương Tây đã vô cùng ngây thơ khi hết lời ca ngợi cách xử lý khủng hoảng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng (bỏ qua những tiêu cực của một cuộc đàn áp toàn trị như vậy), cho thấy phương Tây đã trở nên cởi mở hơn với mô hình quản trị này của TQ. Điều này thể hiện rõ với cuộc đàn áp khốc liệt của Serbia đối với những ai không tuân thủ những quy tắc kiểm dịch, còn cảnh sát Anh Quốc thì sử dụng máy bay không người lái (drones) như một bản sao của Trung Quốc, và theo dõi dữ liệu quốc gia và điện thoại di động.
Trung Quốc cũng đã được hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng của mình. TQ đang sơn lại các máy bay quân sự với lớp phủ mới để làm cho chúng khó bị phát hiện hơn với radar quân sự. Ngày 10 tháng 3, 2020, Hải Quân và Không Quân TQ đã thực hiện một cuộc tập trận chung mà mô phỏng cuộc chạm trán trực diện với máy bay và tàu chiến nước ngoài xâm lược ở Biển Đông. Cuộc tập trận diễn tập tìm kiếm máy bay nước ngoài không xác định, đuổi máy bay địch ra khỏi không phận Trung Quốc, thành phố và thậm chí là bắn hạ chúng bằng tên lửa để ngăn chúng tấn công tàu chiến Trung Quốc. TQ cũng thông báo vào ngày 20 tháng 3, 2020, rằng máy bay của họ gần đây đã thực hiện một cuộc tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông.
Hoa Kỳ chuẩn bị cho chiến tranh
Hoa Kỳ cũng đã nhận thức được các hành động của Trung Quốc. Ngày 4 tháng 3, 2020, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Taipei (Sáng kiến bảo vệ và tăng cường quốc tế với đồng minh Đài Loan). Dự luật xác định việc Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho Đài Loan và hứa hẹn sẽ giúp nâng cao vị thế quốc tế của Đài Loan. Thượng Nghị Sĩ Cory Gardner, người ủng hộ đạo luật này, nói rằng luật pháp sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các quốc gia rằng sẽ có hậu quả cho việc hỗ trợ các hành động của Trung Quốc làm suy yếu Đài Loan. Đạo luật này cũng có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ giảm các tương tác kinh tế, an ninh và ngoại giao với các quốc gia phản đối độc lập của Đài Loan.
Tòa Bạch Ốc cũng đã nhận được một số cảnh báo từ các quan chức quân sự và chính trị hàng đầu nói rằng Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc. Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chad Sbragia cảnh báo rằng “Trung Quốc hiện đang trải qua một trong những nỗ lực hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng nhất trong lịch sử gần đây.” Ông nói tiếp: “Trong hầu hết các điểm nóng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Eo biển Đài Loan, Biển Đông, Quần đảo Senkaku hay Bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ có thể gặp xung đột quân sự với Trung Quốc.”
Ông cảnh báo rằng mối đe dọa cũng nghiêm trọng không kém Chiến Tranh Lạnh và Hoa Kỳ phải chuẩn bị để phù hợp với tình trạng đó. Sbragia nói thêm rằng đó sẽ không phải là vấn đề nhưng cần thiết khi căng thẳng leo thang. Một nhà phân tích quân sự cho rằng, đối với Trung Quốc, Đài Loan không phải là mục tiêu, nó chỉ đơn thuần là khuôn mẫu cho việc đe dọa các nền dân chủ khác.
Khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc xung đột, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã có sẵn một kế hoạch từ hàng thập kỷ nay để chuẩn bị lực lượng cho trận chiến, tập trung vào Trung Quốc. Việc hiện đại hóa này của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bao gồm ngừng hoạt động thiết giáp, giảm số lượng bộ binh, giảm các đơn vị pháo binh, giảm số lượng phương tiện đổ bộ và một số máy bay.
Điều này được thiết kế để cho phép thành lập Trung Đoàn Littoral Marine với vũ khí chống hạm trên bờ, các đơn vị chuyên biệt để chiếm giữ và xây dựng các căn cứ viễn chinh, cũng như các đơn vị chiến đấu đặc biệt dành cho các khu vực bên ngoài các căn cứ cố định lớn của Hoa Kỳ. Thủy Quân Lục Chiến cũng có kế hoạch hợp tác chặt chẽ hơn với Hải Quân để chuẩn bị đối phó với địch thủ lớn.
Trong khi đó, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cũng đưa vào ngân sách năm 2021 của mình một yêu cầu tài trợ để có thêm tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất để nhắm vào các tàu, một vũ khí bị cấm theo Hiệp Ứớc Chiến Tranh Lạnh.
Hoa Kỳ cũng đã gia tăng sự hiện diện của mình trong vùng biển tranh chấp xung quanh Trung Quốc và Đông Nam Á. Trong khi điều này thường được giới hạn trong tự do hoạt động hàng hải, Hoa Kỳ cũng đã gửi một cảnh báo mạnh mẽ hơn cho Trung Quốc. Ngày 19 tháng 3, 2020, Hải Quân Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc tập trận tên lửa bắn đạn thật ở Biển Philippines. Chuyên gia quân sự Bắc Kinh Zhou Chenming nói rằng vì những cuộc tập trận này không phổ biến, nên nó có thể được coi là một lời cảnh báo cho Trung Quốc. Nhà phân tích quân sự Bắc Kinh Li Jie đã đồng ý rằng Hải Quân Hoa Kỳ muốn “nói” với Trung Quốc rằng Hoa Kỳ hoàn toàn có thể khống chế các tên lửa tiên tiến của Trung Quốc.
Trong khi đó, nhà bình luận quân sự có trụ sở tại Hồng Kông là Song Zhongping cho biết, “Việc biển vùng biển Philippines thành một động mạch hàng hải quan trọng đối với các tàu Trung Quốc khi chúng đi đến phía tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hải Quân Hoa Kỳ cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện quân sự trong khu vực, và những điều này đang báo hiệu rằng niềm tin chính trị giữa hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đang giảm xuống một cách nghiêm trọng.
Brian Vu tổng hợp
April 21-2010
Thắng lợi TQ: Hơn 190.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 190.000 người chết trong hơn 2,7 triệu ca nCoV, các điểm nóng vẫn ở Mỹ và châu Âu.
Tại Iraq, nơi phong trào biểu tình đòi cải cách chính trị kéo dài 6 tháng trước khi chính quyền áp lệnh giới nghiêm vì nCoV, cơn thịnh nộ của người dân bùng phát tại Nasiriyah và Sadr, thành phố nghèo đói sát vách thủ đô Baghdad, dù chỉ tồn tại ngắn ngủi.
Phạm Gia Đại
Người dân biểu tình hôm 17/4 tại thành phố Tripoli, Lebanon, bất chấp lệnh phong tỏa vì Covid-19. Ảnh: AFP.
"Tôi thà chết vì virus còn hơn chết vì đói, hoặc phải nhìn vợ con mình đói khổ. Nhưng tôi không thể kiếm thức ăn cho họ", Hussein Fakher cho biết. Trước đây, thanh niên 20 tuổi này kiếm chưa đến 20 USD/ngày bằng nghề lái xe tuk-tuk trong một khu chợ ở Baghdad, nơi giờ đây đóng cửa.
Fakher từng bị cảnh sát yêu cầu nộp phạt do vi phạm lệnh giới nghiêm khi ra ngoài để tìm việc, sau đó anh đã đánh nhau với cảnh sát. "Tôi nên làm gì bây giờ? Ăn xin? Hay đi cướp?", Fakher nói.
Tại thành phố Mumbai, Ấn Độ, hàng chục nghìn người lao động di cư thất nghiệp, bị mắc kẹt và không thể trở về quê hương, tuần trước tập trung thành đám đông biểu tình, bất chấp những quy tắc cách biệt cộng đồng.
Tại Lebanon, đất nước vốn đang đối mặt nguy cơ sụp đổ tài chính trước cả khi Covid-19 làm tê liệt nền kinh tế, những người phẫn nộ đã ít nhất ba lần tràn ra đường phố ở thủ đô Beirut và thành phố Tripoli phía bắc, dù lệnh phong tỏa đang có hiệu lực.
Theo các nhóm nhân quyền và thống kê của chính phủ, nhiều người Kenya thậm chí thiệt mạng trong cuộc đàn áp của cảnh sát đối với những cư dân phá lệnh giới nghiêm hôm 18/4.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo Covid-19 đặt ra "mối đe dọa nghiêm trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế". Cùng với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về đợt suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ, "tình trạng bất ổn xã hội và bạo lực có nguy cơ gia tăng, gây suy yếu nặng nề khả năng chống dịch của chúng ta", Guterres nói thêm.
Những quốc gia giàu có hơn cũng không thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Hơn 22 triệu người lao động Mỹ phải nộp đơn xin thất nghiệp trong tháng qua do nền kinh tế rơi vào bế tắc, thúc đẩy các nhóm bảo thủ tổ chức biểu tình đòi mở cửa tại một số bang như Michigan, Minnesota và Virginia.
Các nhóm lên kế hoạch biểu tình chống phong tỏa ở một số thị trấn và thành phố Đức cũng được tòa án chấp thuận. Việc nới lỏng hạn chế hồi đầu tháng tại miền nam Italy, khu vực tương đối nghèo, thậm chí tạo ra làn sóng tội phạm cướp đồ, buộc cảnh sát phải bảo vệ siêu thị khỏi những công dân đói khát.
Mặc dù vậy, các nước nghèo không đủ khả năng trợ cấp cho người thất nghiệp vẫn dễ bị tổn thương hơn trước tình trạng bất ổn leo thang, Catia Batista, giáo sư kinh tế tại Đại học Nova ở Lisbon, Bồ Đào Nha, nhận định. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, hơn 2 tỷ người trên toàn cầu cần thu nhập hàng ngày để tồn tại. Với nhiều người trong số họ, không đi làm thường đồng nghĩa với không có gì ăn.
Nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới, một nhóm cố vấn Liên Hợp Quốc, cảnh báo 500.000 người có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói tuyệt đối do những biện pháp hạn chế nhằm ngăn nCoV, đảo ngược tiến bộ trong cuộc chiến chống đói nghèo ba thập kỷ qua. "Nếu không làm việc, họ sẽ không được trả lương và có nguy cơ bị đói", Batista cho hay.
Giáo sư nói thêm rằng những nền kinh tế mới nổi ở châu Phi cũng sẽ bị tấn công nghiêm trọng. Khu vực này tới nay báo cáo khá ít ca nhiễm nCoV, nhưng chủ yếu bởi thiếu xét nghiệm. Nhiều người châu Phi sẽ thắc mắc tại sao họ không được đi làm, dù cuộc sống của họ dường như không bị đe dọa ngay lập tức.
Theo các nhà phân tích, Trung Đông, khu vực vốn bị chiến tranh tàn phá, có thể trở thành điểm nóng. Những cuộc nổi dậy Mùa xuân Arab gần một thập kỷ trước vẫn âm ỉ trong xung đột hiện nay ở Syria, Yemen và Libya. Làn sóng biểu tình thứ hai tại Iraq, Lebanon và Algeria năm ngoái bị những biện pháp đối phó đại dịch kiềm chế, nhưng sự im lặng đó có lẽ sẽ không kéo dài.
Túng quẫn khiến một số người hành động bột phát trong tuyệt vọng. Video lan truyền trên mạng xã hội tại Lebanon cho thấy một người đàn ông đốt xe taxi của mình sau khi bị cảnh sát buộc tội vi phạm lệnh phong tỏa. Trong video khác, một người tị nạn Syria tự thiêu trên cánh đồng do không thể nuôi sống gia đình. Tại Tunisia, một người đàn ông cũng chết vì tự thiêu.
Túng quẫn, nghèo đói hoành hành thế giới giữa Covid-19
Nỗ lực chống Covid-19 của toàn cầu bước sang giai đoạn mới đầy hỗn loạn, khi các cuộc biểu tình vì thiệt hại kinh tế nổ ra khắp nơi.
Hơn một nửa dân số thế giới đang bị "kìm chân" do những biện pháp hạn chế nhằm ngănnCoVlây lan, trong bối cảnh số ca nhiễm toàn cầu đã lên hơn 2,6 triệu và gần 183.000 người chết. Tuy nhiên, nỗ lực chống dịch lại làm dấy lên bất ổn chính trị - xã hội, do người dân bị đẩy vào cảnh khốn cùng vì mất sinh kế, mối đe dọa "sát sườn" hơn so với nhiễm virus.
Fawaz Gerges, giáo sư quan hệ quốc tế tại Học viện Kinh tế London, cho biết giai đoạn bất ổn tiếp theo tại các nước Arab có thể tồi tệ và dữ dội hơn so với phong trào phản kháng có tổ chức nhằm đòi cải cách chính trị. "Tôi lo sợ những sự bùng nổ xã hội. Vấn đề không phải nền dân chủ, mà là việc xóa đói giảm nghèo. Nguy hiểm nằm ở đó", Gerges nói.
Ali Fathollah-Nejad, nhà nghiên cứu Iran tại Trung tâm Brookings Doha ở Qatar, đánh giá tình hình phụ thuộc phần lớn vào việc Covid-19 kéo dài bao lâu. Ông cũng cho hay mối đe dọa sức khỏe ngăn cản người dân xuống đường, nhưng các nguyên nhân sâu xa của biểu tình, bao gồm nền kinh tế, đói nghèo và tham nhũng, sẽ không biến mất.
Trung Quốc, nơi Covid-19 khởi phát, tuần trước báo cáo GDP quý I giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu tiên nước này có quý tăng trưởng âm kể từ năm 1992. Giáo sư Yasheng Huang thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, cho biết lòng tin vào chính phủ là chìa khóa duy trì ổn định xã hội khi người dân phải chịu tổn thất kinh tế vì công tác chống dịch.
Tuy nhiên, theo bình luận viên Liz Sly của Washington Post, lòng tin đó dường như bị xói mòn trước những bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc ban đầu che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch. Điều đó có nguy cơ khiến nền kinh tế bị tổn hại lâu dài và sâu sắc hơn Ánh Ngọc (Theo Washington Post)
Tình báo Mỹ điều tra khả năng 'kẻ thù' dùng virus Corona làm vũ khí sinh học
Giới chức Mỹ có thể đang gia tăng điều tra khả năng virus Corona là vũ khí sinh học, dù chưa có bằng chứng nào về việc này.
Mỹ đang tập trung nhiều hơn vào việc điều tra khả năng virus Corona là vũ khí sinh học
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH YAHOO NEWS
Tờ Politico ngày 24.4 dẫn nguồn từ giới chức quốc phòng và tình báo Mỹ tiết lộ về việc đang đẩy mạnh điều tra khả năng kẻ thù có thể sử dụng virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây Covid-19 làm vũ khí sinh học.
Các quan chức này nhấn mạnh rằng việc đẩy mạnh điều tra không có nghĩa là họ cho rằng virus được cố ý tạo ra để làm vũ khí. Giới tình báo vẫn đang điều tra nguồn gốc của virus và hiện chưa có chứng cứ nào cho thấy nó xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, họ vẫn tiến hành điều tra khả năng virus được dùng làm vũ khí nhằm vào các mục tiêu cấp cao và Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây tập trung theo dõi khả năng này chặt chẽ hơn.
Mỹ xem xét khả năng virus corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mike Andrew từ chối bình luận về thông tin này. Ông cho biết Chương trình Phòng vệ Hóa học và Sinh học của Lầu Năm Góc – có vai trò then chốt trong việc thực thi chiến lược đối phó vũ khí hủy diệt hàng loạt – hiện vẫn tiếp tục hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc xét nghiệm, phát triển vắc xin và các trang thiết bị bảo hộ.
Vẫn chưa rõ điều gì khiến giới chức Mỹ tập trung nhiều hơn vào khả năng virus Corona bị vũ khí hóa. Các cựu quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết cơ quan chức năng luôn nỗ lực phối hợp điều tra bất cứ mối đe dọa nào, bao gồm khả năng triển khai vũ khí sinh học, nên việc điều tra về virus Corona cũng không ngoại lệ.
“Theo trạng thái tự nhiên, virus hiện tại có thể được dùng làm vũ khí sinh học bởi các nhóm ít tinh vi hơn, hoặc bởi một quốc gia có chương trình vũ khí sinh học tiên tiến”, theo ông Andy Weber, cựu quan chức Lầu Năm Góc phụ trách về các chương trình phòng vệ hạt nhân, hóa-sinh dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Một cựu quan chức Mỹ cho rằng một “nhân tố thù địch” có thể không cần trực tiếp lây lan virus nhằm tránh lưu lại dấu vết, mà có thể cho một người lây nhiễm thường xuyên đến khu vực có những đối tượng mục tiêu.
Ông Weber cho rằng nguy cơ virus Corona bị lợi dụng làm vũ khí sinh học đang gia tăng vì đối với khủng bố sinh học, virus này rất dễ tìm.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ít có nguy cơ virus Corona được dùng làm vũ khí trên quy mô lớn vì khả năng lây nhiễm cao khiến nhóm thủ phạm dễ trở thành nạn nhân.
Khả năng Mỹ thắng kiện Trung Quốc vì Covid-19 đến đâu?
24/04/2020 06:12
Hàng loạt tổ chức tại Mỹ đã đệ đơn kiện, đòi Bắc Kinh phải bồi thường hàng chục nghìn tỷ USD vì nhiều lý do như tắc trách, mập mờ thông tin...
Số người chết vì Covid-19 tại Mỹ tăng chóng mặt, có lúc đạt đỉnh 2.000 ca trong 1 ngày
Cho rằng đất nước tỷ dân là nơi khởi nguồn của Covid-19 khiến nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ chịu tổn thất rất lớn về người và của, hàng loạt tổ chức tại Mỹ đã đệ đơn kiện, đòi Bắc Kinh phải bồi thường hàng chục nghìn tỷ USD vì nhiều lý do như tắc trách, mập mờ thông tin... Vậy những đơn kiện này dựa trên cơ sở pháp lý nào và mức độ khả thi ra sao?
Kiện để thể hiện quyền đấu tranh vì công lý
Tính đến thời điểm này, đã có ít nhất 7 vụ kiện tại Mỹ nhằm chống lại chính quyền Trung Quốc cùng các cơ quan ban ngành, quan chức của Bắc Kinh liên quan tới dịch bệnh Covid-19. Mới đây nhất, Missouri trở thành tiểu bang đầu tiên tại nước này có hành động pháp lý đối với Bắc Kinh.
Đơn kiện được đệ lên Toà án Quận khu vực Đông Missouri, do Chưởng lý bang Eric Schmitt thực hiện, cáo buộc Chính phủ Trung Quốc, đảng cầm quyền ở nước này cũng như nhiều cơ quan giấu giếm thông tin, bắt bớ những người lên tiếng về dịch bệnh. Đồng thời lập lờ bản chất truyền nhiễm nghiêm trọng của virus, gây chết người và “thiệt hại không thể khắc phục” trên toàn cầu.
Trước đó, luật sư bảo thủ Larry Klayman và nhóm các luật sư biện hộ Freedom Watch cũng đệ đơn kiện tại bang Texas, yêu cầu Trung Quốc bồi thường 20 nghìn tỷ USD vì “thái độ thờ ơ, liều lĩnh và hành động nguy hiểm”.
Một số luật sư khác như Jeremy Alters đệ đơn kiện Bắc Kinh dựa trên luận điểm rằng: Tuy các quốc gia đều có quyền miễn trừ tư pháp quốc gia (đơn giản là quốc gia không bị mang ra xét xử tại tòa án; không bị áp dụng các biện pháp bảo đảm sơ bộ…) nhưng theo luật pháp Mỹ, vẫn có một số ngoại lệ liên quan tới thiệt hại về người hoặc của và đối với những hành động ở nước ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ở Mỹ.
Hiện nay, đã có nhiều Nghị sĩ Mỹ như Hạ Nghị sĩ đảng Cộng hoà đại diện bang New Jersey Chris Smith và Hạ Nghị sĩ đảng Cộng hoà đại diện bang Texas Ron Wright đã đề xuất lên Quốc hội nước này các dự luật mới cho phép người dân Mỹ có thể kiện Chính phủ Trung Quốc.
Các dự luật này tương đương Luật chống những người tài trợ chủ nghĩa khủng bố (JASTA) vốn cho phép gia đình các nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001 quyền được kiện Chính phủ Saudi Arabia nếu họ cho rằng, chính quyền Riyadh đứng sau các hành động khủng bố chết người.
Song, dù có được đưa thành luật như JASTA, hiệu quả pháp lý từ các dự luật và những vụ kiện Trung Quốc về Covid-19 có lẽ sẽ không cao, tương tự như thực tế liên quan tới luật JASTA. Hiện tại, sau nhiều năm liền bị kiện, Chính phủ Saudi Arabia vẫn luôn bác bỏ và chưa có động thái bồi thường hay chịu trách nhiệm.
Hơn nữa, về bản chất, trong một số vụ kiện với Trung Quốc, nguyên đơn cũng không xác định sẽ nhận tiền bồi thường mà họ chỉ làm để thể hiện quyền đấu tranh cho công lý.
Chẳng hạn như cô Lorraine Caggiano, một quản trị viên đến từ TP New York, đã bị nhiễm Covid-19 cùng 9 người khác trong gia đình sau khi tham gia 1 đám cưới. Tháng trước, bố và dì cô đã qua đời vì Covid-19. “Tôi không mong chờ tiền bạc. Đây chỉ là một hành động mang tính biểu tượng, cho thấy chúng tôi đang chiến đấu. Tôi muốn biết vì sao thế giới lại rơi vào hoàn cảnh tới mức hàng nghìn người thiệt mạng/ngày, hàng loạt công ty phá sản. Chúng ta phải cùng nhau đảm bảo vấn đề này không bao giờ lặp lại”, cô Lorraine nói.
Nếu muốn Trung Quốc chịu trách nhiệm, các đơn nguyên cần nắm trong tay bằng chứng xác thực chứng minh hành vi che đậy thông tin, hành xử chậm khiến hậu quả dịch bệnh nặng nề. Đến nay, nguồn gốc thực sự của Covid-19 mới dừng lại ở những tin đồn rằng, mầm bệnh bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán hoặc từ chợ hải sản Huanan gần đó.
Để có kết quả sẽ mất rất nhiều thời gian
Nhận định về những biện pháp Mỹ có thể thực hiện để buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm liên quan tới hậu quả của Covid-19, hai chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu châu Á là ông Riley Walters và Dean Cheng chia sẻ trong bài viết trên trang web của tổ chức The Heritage.org rằng: Hành động pháp lý có lẽ là động thái nên thực hiện nhất dù kết quả có thể sẽ đến sau rất nhiều năm và chỉ khi có sự kết hợp của các hoạt động ngoại giao cẩn trọng. Bởi “đối đầu với Trung Quốc đã và luôn là thách thức lớn dai dẳng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong chính sách ngoại giao của Mỹ trong hàng chục thập kỷ tới”, hai học giả nói thêm.
Phản ứng trước những động thái pháp lý của Mỹ, trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: Covid-19 là kẻ thù chung của tất cả nhân loại. Trung Quốc cũng là một nạn nhân và cộng đồng toàn cầu nên hợp tác cùng nhau thay vì tìm kiếm một nguồn duy nhất để đổ lỗi.
“Người Mỹ nên hiểu rằng, kẻ thù thực sự là Covid-19, không phải Trung Quốc. Trung Quốc đã bị virus tấn công và cũng là nạn nhân. Chúng tôi không phải là thủ phạm, không phải là đồng phạm của virus Corona”, nhà ngoại giao này lập luận.
Các nước G7 có thể đòi Trung Quốc bồi thường 6.500 tỷ USD
Không riêng Mỹ, nhiều nước phương Tây như: Đức, Pháp, Anh… đều lên tiếng trực tiếp thể hiện sự tức giận với Trung Quốc vì cho rằng nước này đã vi phạm nhiều nguyên tắc quốc tế trong xử lý dịch bệnh, làm tăng tác động của đại dịch Covid-19 với đời sống, kinh tế và con người.
Viện nghiên cứu Henry Jackson Society (HJS) có trụ sở ở London, Anh cho rằng, các nước G7 có thể kiện Trung Quốc, đòi bồi thường ít nhất 6.500 tỷ USD do để Covid-19 lây lan. Trong đó, riêng Anh đã đòi bồi thường hơn 430 tỷ USD từ Chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, Đức muốn Bắc Kinh phải bồi thường 160 tỷ USD.
“Nếu Trung Quốc cung cấp thông tin chính xác trong giai đoạn đầu, dịch bệnh đã không rời khỏi nước này”, Viện HJS viết trong báo cáo “Bồi thường virus Corona?” được công bố hôm 7/4.
Tài liệu cho rằng Trung Quốc đã vi phạm 10 điều luật, trong đó có Quy định Sức khỏe Quốc tế (IHR) vốn được siết chặt sau đại dịch SARS năm 2003. Quy định IHR yêu cầu các nước phải theo dõi và chia sẻ thông tin về khả năng truyền nhiễm và mức độ nghiêm trọng của những mầm bệnh có khả năng lây lan giữa các nước. Viện Henry Jackson Society cáo buộc Trung Quốc đã hành động ngược lại khi che giấu thông tin và trừng phạt những người tìm cách công bố dữ liệu (như việc cảnh cáo bác sỹ Lý Văn Lượng).
Trung Cộng Đang Bị Thế Giới Đòi Bồi Thường Vì Coronavirus
25/04/2020
Dù rằng Trung Cộng không muốn Tổng Thống Donald Trump và Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo gọi con corona là virus Tầu (China Virus) hay virus Vũ Hán (Wuhan Virus) thì cả thế giới đều nhận thấy con virus này nó từ bên Hoa Lục mà lây lan ra khắp 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên năm châu bốn biển. Hiện nay đã có 10 nước trong đó có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Châu, và Canada đang bàn tính đưa đơn kiện Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa của họ (Chinese government to pay for their malign actions). Việc đòi bồi thường nay thực ra chỉ là con số tượng trưng vì thực tế chưa có một thống kê nào liệt ra được tổn thất về kinh tế, tài chánh, đời sống tinh thần vật chất của 210 nước đang có người bị nhiễm bệnh này lên đến bao nhiêu ngàn ngàn tỷ USD. Đó là chưa kể đến thiệt hại về nhân mạng đã trên 2 triệu 200 ngàn người đang bị bệnh và gần 200 ngàn tử vong trên thế giới. Bởi vì sự thiệt hại nhân mạng quá lớn này, không thể ước tính số tiền như thế nào mới đền bù lại được những đau thương của người thân mất người thân trong suốt hơn bốn tháng qua.
Riêng tại Hoa Kỳ, tiểu bang Missouri là tiểu bang đầu tiên đã nộp đơn kiện Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CCP: Chinese Communist Party) vào ngày Thứ Ba April 21st. Bộ Trưởng Tư Pháp Missouri Eric Schmitt kiện China vì họ đã bưng bít tin tức về dịch bệnh toàn cầu này. Theo chân Missouri một ngày sau là Mississippi với Bộ Trưởng Tư Pháp Lynn Fitch và bắt China CCP phải chịu trách nhiệm về “những hành động nguy hiểm và thâm độc” của họ (China accountable for their malicious and dangerous acts) đã gây ra dịch bệnh toàn cầu pandemic này-dẫn đến lây lan cho nhân loại và tàn phá nền kinh tế của Hoa Kỳ và thế giới.
Các nước và các văn phòng luật đang đồng loạt nộp đơn kiện đảng cộng sản Tầu CCP như Bild của nước Đức đã đòi khoản bồi thường lên đến $130 tỷ bảng Anh hay $146 tỷ USD. Chưa kể nhiều cá nhân hội đoàn và quốc gia cho rằng Trung cộng cố ý gây ra cơn dịch bệnh này để trả thù Hoa Kỳ và phương Tây. Nếu chúng ta nhớ lại lời đe dọa từ Bắc Kinh của Tổng Bí Thư Trung Cộng Tập Cận Bình rằng Hoa Kỳ sẽ phải trả giá rất đắt vì đã áp thuế quá mạnh lên hàng của China nhập cảng vào Mỹ năm ngoái, thì giả thuyết này là rất có thể là sự thực.
Chưa kể các cơ quan tình báo Mỹ và Do Thái đã leak ra tin rằng con virus này có nhiều cơ sở xuất phát từ phòng thí nghiệm P4 của Viện Vi Trùng Học Vũ Hán tại tỉnh Hồ Bắc. Gần đây lại có tin từ SITE Intelligence group cho biết các Viện Vi Trùng Học Vũ Hán, Foundation của Bill Gates, và ngay cả Cơ Quan Y Tế Thế Giới WHO đã bị xâm nhập hacking và khoảng 25 ngàn emails và thông tin đã bị hacked liên quan đến coronavirus. Tuy nhiên chi tiết về việc xâm nhập này được biết leak ra từ SITE (Search for International Terrorist Entities= Cơ Quan Tìm Kiếm các tổ chức Khủng Bố) là một cơ quan tình báo xuất sắc của Do Thái do Rita Karz cầm đầu. Hoạt động của SITE rất được theo dõi vì đã đưa những tin bí mật ra bên ngoài như những năm Nhà Nước Hồi Giáo ISIS đang thực hiện và gia tăng khủng bố tại Syria thì SITE đã cho phổ biến ngay video nhà báo Steven Sotloff bị ISIS chặt đầu làm rung động thế giới.
Trong tháng 3 vừa qua, để chối tội, Bắc Kinh đã đổ lỗi qua quân đội Hoa Kỳ đã gây ra con virus này tại Vũ Hán, rồi sửa lại có thể từ Ý. Viên đại sứ của China tại Washington đã được Mỹ triệu hồi vào làm việc về tin thất thiệt đó. Ngay sau đó Tổng Thống Donald Trump đã nói: “họ biết rất rõ con virus này từ đâu ra, và chúng ta cũng biết rõ.” Có thể phải chờ đến cơn dịch bệnh này hoàn toàn bị tiêu diệt, thế giới và Hoa Kỳ mới tiết lộ các tin tức mà chúng ta mong đợi và mới tính sổ với người partner China tại Hoa Lục.
Tuy nhiên, ngay bây giờ, thế giới nhất là các nước phương Tây như Anh, Ý và Hoa kỳ đã nhìn thấy người bạn làm ăn với mình trong bao tập niên nay là China như thế nào. Cái mặt nạ của Bắc Kinh đã rơi xuống vì sự lũng đoạn và dối trá của họ như bình luận gia Alain Frachon của tờ báo Le Monde đã nhận định. Ông nói Trung Cộng không ngờ rằng họ đang chơi trò gậy ông đập lưng ông qua “ngoại giao khẩu trang” đã thất bại. Hàng triệu khẩu trang của China gửi qua Tây Ban Nha, Ý, và một triệu máy trợ thở gửi đến Canada đang bị trả về nguyên quán vì là hàng dỏm mà lấy tiền thật. Bắc Kinh đang cố gắng đóng vai trò nhà hảo tâm để xóa đi hình ảnh quá xấu bị nghi đã gây ra con virus từ Vũ Hán này, nhưng một lần nữa China lại thất bại.
Ông Kyle Bass, sáng lập viên của Hayman Capital Management có trụ sở tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ, nói kinh nghiệm đau thương của Canada khi trả về một triệu máy thở là một trong nhiều hình ảnh của nhịp điệu chung. Nhịp điệu đó là Tách Rời (Decoupling) khỏi China vì qua việc gây ra con virus này đưa đến tổn thất khủng khiếp cho thế giới đã làm cho mọi người phải nhìn lại có thể còn tin tưởng vào hệ thống sản xuất dây chuyền này từ China đi khắp toàn cầu nữa hay không? Ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự Sụp đổ Sắp Đến của China” (The Coming Collapse of China) nói với tờ The Epoch Tiems rằng việc tách rời này là điều không thể tránh khỏi (The Decoupling is inevitable) và Hãy ra khỏi Hoa Lục, tách rời là cần thiết (Get out of China, decoupling is necessary).
Hiện nay tổng số tiền mà Hoa Kỳ còn thiếu nợ China là $1,09 ngàn tỷ USD, đứng sau chủ nợ lớn nhất của Hoa kỳ là Nhật Bản với số nợ $1.26 ngàn tỷ. China đang là chủ nợ của Hoa Kỳ, nhưng số tiền kia có đủ để trang trải những món tiền đòi bồi thường vì coronavirus?.
Theo Harris Poll thăm dò trong tháng April cho thấy 72% dân Mỹ lên án Trung Cộng đã thông báo sai lạc các tin tức về bệnh dịch coronavirus. Một thăm dò khác của Pew Research Center cho biết 2/3 người Mỹ đang có cái nhìn mất thiện cảm (unfavorable views) đối với China. Chúng ta hãy chờ xem tấn tuồng này sẽ hạ màn như thế nào. (Tin Tổng Hợp). Phạm Gia Đại, VB
Khả năng Mỹ thắng kiện Trung Quốc vì Covid-19 đến đâu?
24/04/20Hàng loạt tổ chức tại Mỹ đã đệ đơn kiện, đòi Bắc Kinh phải bồi thường hàng chục nghìn tỷ USD vì nhiều lý do như tắc trách, mập mờ thông tin...
Số người chết vì Covid-19 tại Mỹ tăng chóng mặt, có lúc đạt đỉnh 2.000 ca trong 1 ngày
Cho rằng đất nước tỷ dân là nơi khởi nguồn của Covid-19 khiến nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ chịu tổn thất rất lớn về người và của, hàng loạt tổ chức tại Mỹ đã đệ đơn kiện, đòi Bắc Kinh phải bồi thường hàng chục nghìn tỷ USD vì nhiều lý do như tắc trách, mập mờ thông tin... Vậy những đơn kiện này dựa trên cơ sở pháp lý nào và mức độ khả thi ra sao?
Kiện để thể hiện quyền đấu tranh vì công lý
Tính đến thời điểm này, đã có ít nhất 7 vụ kiện tại Mỹ nhằm chống lại chính quyền Trung Quốc cùng các cơ quan ban ngành, quan chức của Bắc Kinh liên quan tới dịch bệnh Covid-19. Mới đây nhất, Missouri trở thành tiểu bang đầu tiên tại nước này có hành động pháp lý đối với Bắc Kinh.
Đơn kiện được đệ lên Toà án Quận khu vực Đông Missouri, do Chưởng lý bang Eric Schmitt thực hiện, cáo buộc Chính phủ Trung Quốc, đảng cầm quyền ở nước này cũng như nhiều cơ quan giấu giếm thông tin, bắt bớ những người lên tiếng về dịch bệnh. Đồng thời lập lờ bản chất truyền nhiễm nghiêm trọng của virus, gây chết người và “thiệt hại không thể khắc phục” trên toàn cầu.
Trước đó, luật sư bảo thủ Larry Klayman và nhóm các luật sư biện hộ Freedom Watch cũng đệ đơn kiện tại bang Texas, yêu cầu Trung Quốc bồi thường 20 nghìn tỷ USD vì “thái độ thờ ơ, liều lĩnh và hành động nguy hiểm”.
Một số luật sư khác như Jeremy Alters đệ đơn kiện Bắc Kinh dựa trên luận điểm rằng: Tuy các quốc gia đều có quyền miễn trừ tư pháp quốc gia (đơn giản là quốc gia không bị mang ra xét xử tại tòa án; không bị áp dụng các biện pháp bảo đảm sơ bộ…) nhưng theo luật pháp Mỹ, vẫn có một số ngoại lệ liên quan tới thiệt hại về người hoặc của và đối với những hành động ở nước ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ở Mỹ.
Hiện nay, đã có nhiều Nghị sĩ Mỹ như Hạ Nghị sĩ đảng Cộng hoà đại diện bang New Jersey Chris Smith và Hạ Nghị sĩ đảng Cộng hoà đại diện bang Texas Ron Wright đã đề xuất lên Quốc hội nước này các dự luật mới cho phép người dân Mỹ có thể kiện Chính phủ Trung Quốc.
Các dự luật này tương đương Luật chống những người tài trợ chủ nghĩa khủng bố (JASTA) vốn cho phép gia đình các nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001 quyền được kiện Chính phủ Saudi Arabia nếu họ cho rằng, chính quyền Riyadh đứng sau các hành động khủng bố chết người.
Song, dù có được đưa thành luật như JASTA, hiệu quả pháp lý từ các dự luật và những vụ kiện Trung Quốc về Covid-19 có lẽ sẽ không cao, tương tự như thực tế liên quan tới luật JASTA. Hiện tại, sau nhiều năm liền bị kiện, Chính phủ Saudi Arabia vẫn luôn bác bỏ và chưa có động thái bồi thường hay chịu trách nhiệm.
Hơn nữa, về bản chất, trong một số vụ kiện với Trung Quốc, nguyên đơn cũng không xác định sẽ nhận tiền bồi thường mà họ chỉ làm để thể hiện quyền đấu tranh cho công lý.
Chẳng hạn như cô Lorraine Caggiano, một quản trị viên đến từ TP New York, đã bị nhiễm Covid-19 cùng 9 người khác trong gia đình sau khi tham gia 1 đám cưới. Tháng trước, bố và dì cô đã qua đời vì Covid-19. “Tôi không mong chờ tiền bạc. Đây chỉ là một hành động mang tính biểu tượng, cho thấy chúng tôi đang chiến đấu. Tôi muốn biết vì sao thế giới lại rơi vào hoàn cảnh tới mức hàng nghìn người thiệt mạng/ngày, hàng loạt công ty phá sản. Chúng ta phải cùng nhau đảm bảo vấn đề này không bao giờ lặp lại”, cô Lorraine nói.
Nếu muốn Trung Quốc chịu trách nhiệm, các đơn nguyên cần nắm trong tay bằng chứng xác thực chứng minh hành vi che đậy thông tin, hành xử chậm khiến hậu quả dịch bệnh nặng nề. Đến nay, nguồn gốc thực sự của Covid-19 mới dừng lại ở những tin đồn rằng, mầm bệnh bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán hoặc từ chợ hải sản Huanan gần đó.
Để có kết quả sẽ mất rất nhiều thời gian
Nhận định về những biện pháp Mỹ có thể thực hiện để buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm liên quan tới hậu quả của Covid-19, hai chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu châu Á là ông Riley Walters và Dean Cheng chia sẻ trong bài viết trên trang web của tổ chức The Heritage.org rằng: Hành động pháp lý có lẽ là động thái nên thực hiện nhất dù kết quả có thể sẽ đến sau rất nhiều năm và chỉ khi có sự kết hợp của các hoạt động ngoại giao cẩn trọng. Bởi “đối đầu với Trung Quốc đã và luôn là thách thức lớn dai dẳng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong chính sách ngoại giao của Mỹ trong hàng chục thập kỷ tới”, hai học giả nói thêm.
Phản ứng trước những động thái pháp lý của Mỹ, trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: Covid-19 là kẻ thù chung của tất cả nhân loại. Trung Quốc cũng là một nạn nhân và cộng đồng toàn cầu nên hợp tác cùng nhau thay vì tìm kiếm một nguồn duy nhất để đổ lỗi.
“Người Mỹ nên hiểu rằng, kẻ thù thực sự là Covid-19, không phải Trung Quốc. Trung Quốc đã bị virus tấn công và cũng là nạn nhân. Chúng tôi không phải là thủ phạm, không phải là đồng phạm của virus Corona”, nhà ngoại giao này lập luận.
Các nước G7 có thể đòi Trung Quốc bồi thường 6.500 tỷ USD
Không riêng Mỹ, nhiều nước phương Tây như: Đức, Pháp, Anh… đều lên tiếng trực tiếp thể hiện sự tức giận với Trung Quốc vì cho rằng nước này đã vi phạm nhiều nguyên tắc quốc tế trong xử lý dịch bệnh, làm tăng tác động của đại dịch Covid-19 với đời sống, kinh tế và con người.
Viện nghiên cứu Henry Jackson Society (HJS) có trụ sở ở London, Anh cho rằng, các nước G7 có thể kiện Trung Quốc, đòi bồi thường ít nhất 6.500 tỷ USD do để Covid-19 lây lan. Trong đó, riêng Anh đã đòi bồi thường hơn 430 tỷ USD từ Chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, Đức muốn Bắc Kinh phải bồi thường 160 tỷ USD.
“Nếu Trung Quốc cung cấp thông tin chính xác trong giai đoạn đầu, dịch bệnh đã không rời khỏi nước này”, Viện HJS viết trong báo cáo “Bồi thường virus Corona?” được công bố hôm 7/4.
Tài liệu cho rằng Trung Quốc đã vi phạm 10 điều luật, trong đó có Quy định Sức khỏe Quốc tế (IHR) vốn được siết chặt sau đại dịch SARS năm 2003. Quy định IHR yêu cầu các nước phải theo dõi và chia sẻ thông tin về khả năng truyền nhiễm và mức độ nghiêm trọng của những mầm bệnh có khả năng lây lan giữa các nước. Viện Henry Jackson Society cáo buộc Trung Quốc đã hành động ngược lại khi che giấu thông tin và trừng phạt những người tìm cách công bố dữ liệu (như việc cảnh cáo bác sỹ Lý Văn Lượng).
Giáo sư Mỹ: Ngoài đối mặt với Covid-19 nguy hiểm, Mỹ phải coi chừng Trung Quốc
Ảnh chụp từ video https://www.youtube.com/watch?v=BMj9SX0xY-Q
Trong một bài bình luận đăng trên Fox News gần đây, giáo sư Victor D. Hanson cảnh báo ngoài việc đối mặt nguy hiểm với Covid-19, Mỹ phải cảnh giác với Trung Quốc, Nga, Iran, và Triều Tiên.
Là một viện sĩ cấp cao về lịch sử quân sự ở Viện Hoover tại Đại học Stanford, và là giáo sư danh dự tại Đại học bang California, thành phố Fresno, ông Hanson cho rằng trong khi người Mỹ tranh luận về phản ứng cần thiết thích hợp chống lại virus, cũng như tranh cãi về nguồn gốc, bản chất và quỹ đạo của dịch bệnh, thì có thể “họ đã không chú ý đến những tin tức đáng sợ khác”.
Theo giáo sư Hanson: “Nhiều người Mỹ nổi giận với Trung Quốc vì sự che giấu tai hại và bất lương của họ đối với thông tin về đại dịch virus corona. Nhưng họ có lẽ quên rằng Trung Quốc cũng có những vấn đề lớn khác”.
Nhận định “hình ảnh ở nước ngoài của Trung Quốc là nhơ nhuốc”, giáo sư Hanson tin rằng “các nhà nhập khẩu [trên thế giới] không bao giờ có thể chắc chắn về sự an toàn hoặc độ tin cậy của hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu. Họ sẽ chỉ biết rằng các nhà cung cấp của họ là một kẻ giả mạo hàng loạt, có khả năng làm bất cứ điều gì để đảm bảo quyền lực và lợi nhuận”.
Ngay cả cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc, vốn luôn phỉ báng, vu oan những người chỉ trích họ như những kẻ phân biệt chủng tộc và bài ngoại, cũng không còn tác dụng nữa.
“Số lượng lớn các quốc gia, bị tổn thất lớn về nhân lực và tài chính từ những người Trung Quốc nói dối, sẽ không tin một lời nào nữa từ Bắc Kinh”, giáo sư Hanson khẳng định.
Theo giáo sư Hanson, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi thu các khoản nợ của Dự án ‘Con đường Tơ lụa’ từ các nước châu Á và châu Phi sắp phá sản, vì hầu hết các nước này “đang cáo buộc Trung Quốc phân biệt chủng tộc và phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh toàn cầu, [vì nó] đã phá hủy chính những nền kinh tế mà Trung Quốc mưu toan thu được lợi nhuận”.
Victor Davis Hanson, nhà sử học quân sự, viện sĩ Viện Hoover tại Đại học Stanford, và là giáo sư danh dự tại Đại học bang California thuộc thành phố Fresno (ảnh: The Federalist).
Trung Quốc đã bắt đầu thất bại trong cuộc chiến thương mại với Mỹ ngay cả trước khi virus hoành hành. Người Mỹ nghĩ rằng Trung Quốc là rất lớn, hùng mạnh và giàu có. Trên thực tế, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc là chỉ bằng khoảng 1/6 thu nhập bình quân của người Mỹ.
“Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc chỉ bằng 2/3 GDP của Mỹ, tính theo giá trị thị trường hiện tại, mặc dù dân số Trung Quốc nhiều gấp 4 lần so với dân số Mỹ. Hàng trăm triệu người dân nông thôn Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt trong nghèo đói”, giáo sư Hanson lưu ý.
Bắc Kinh sẽ đối mặt với khả năng là nhiều ngành công nghiệp sẽ dời Trung Quốc quay về Mỹ. Ngoài ra hàng ngàn sinh viên và các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng có thể sẽ sớm phải rời Mỹ về nước trong khi sự tiếp thu của họ đối với khoa học và công nghệ Mỹ, là rất quan trọng đối với ngành công nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo giáo sư Hanson, “Trung Quốc sẽ không ngoan ngoãn chấp nhận tình trạng giảm sút sau đại dịch. Thay vào đó, thậm chí họ sẽ hành động khiêu khích và liều lĩnh hơn bao giờ hết”.
Có những tin đồn lan truyền rằng Trung Quốc có thể đang tiến hành các vụ thử hạt nhân, vi phạm các thỏa thuận toàn cầu về thử hạt nhân zero-yield (không có phản ứng nổ dây chuyền).
“Nếu đúng vậy, nó nhắc nhở chúng ta rằng những kẻ thù của chúng ta nguy hiểm nhất khi bị tổn thương và bị dồn vào chân tường”, giáo sư Hanson cảnh báo.
Ngoài những nguy cơ từ Trung Quốc, giáo sư Hanson cũng lưu ý đến Iran, nước đang bị ‘vùi dập’ bởi các lệnh trừng phạt do Mỹ đứng đầu, bởi tình trạng bất ổn trong nước, và bởi những lời nói dối liên tiếp của chính phủ.
Iran, vốn được cho là phản ứng không thích hợp với dịch bệnh, hiện đã điều động các tàu hải quân đến Vịnh Ba Tư, để quấy rối các tàu chiến Mỹ.
Người Iran thừa nhận rằng tàu chiến của họ có thể dễ dàng bị Hải quân Mỹ làm cho nổ tung. Nhưng mục tiêu lớn hơn của họ là khiến nước Mỹ bị sa lầy vào bế tắc ở Trung Đông trong cơn hoảng loạn virus corona – và ngay trước cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Giáo sư Hanson cho rằng việc Iran trêu trọc nước Mỹ, có thể là một chiến lược nguy hiểm, nhưng Tehran đang cạn kiệt các sự lựa chọn bởi vì giá dầu thô giảm, bởi các lệnh trừng phạt thương mại và chi phí đối phó với virus, đã khiến cả nước Iran phá sản.
Iran khó có thể mong đợi sự giúp đỡ từ các nước đối tác quen thuộc, thông thường của mình là Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.
“Trung Quốc hiện là một ‘quốc gia ngoài vòng pháp luật’, đối mặt với suy thoái nghiêm trọng. Nga đang quay cuồng vì giá dầu thô giảm, và Triều Tiên bị cấm vận và khánh kiệt”, giáo sư Hanson nhận định.
Tất cả 3 quốc gia độc đoán này đều bị kiềm chế bởi virus corona. Họ có thể phải đối mặt với tình trạng bất ổn nội bộ lớn hơn và nghèo đói nhiều hơn. Tuy nhiên người ta dự đoán rằng họ sẽ trở nên khiêu khích hơn khi cuộc bầu cử Mỹ đến gần. Họ hy vọng rằng ông Trump sẽ ra đi vào năm 2021, thay thế bằng một tổng thống ‘dễ bảo’ hơn, người có thể bị bắt nạt.
Theo giáo sư Hanson, Liên Hợp Quốc (LHQ) hầu như ‘không tồn tại’ trong đại dịch toàn cầu, trong khi 2 nền dân chủ bị LHQ đối xử tồi tệ là Israel và Đài Loan, đã thể hiện xuất sắc trong cuộc khủng hoảng, theo cách hoàn toàn ngược lại với Trung Quốc.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trực thuộc LHQ, đã nhắc lại như con vẹt những tuyên truyền của Trung Quốc, khiến cho thế giới chậm phản ứng đối với virus, gây tổn thất hàng ngàn mạng sống, và phá hủy hàng nghìn tỷ đô la sản lượng kinh tế trên thế giới.
Giáo sư Hanson cho rằng virus corona sẽ không bị đánh bại bởi các tổ chức y tế quốc tế hoặc các ủy ban xuyên quốc gia do LHQ hỗ trợ. Thay vào đó, hợp tác khoa học song phương giữa các nước phương Tây, sẽ tìm ra vắc-xin và thuốc giải độc, chứ không phải là các hiệp hội vô trách nhiệm được quốc tế tài trợ.
“Thế giới là một nơi nguy hiểm trước và sau đại dịch virus corona. Virus có thể bị tiêu diệt, nhưng một thế giới thậm chí còn đáng sợ hơn vẫn tiếp diễn”, giáo sư Hanson kết thúc bài bình luận, với ám chỉ về những mối đe dọa, từ các nước độc tài, đặc biệt là Trung Quốc.
Theo Fox News
Bill Gates vừa khen vừa bênh vực Trung Quốc hết lời, đưa ra nhận định bất ngờ về cách Mỹ ứng phó COVID-19
Bill Gates cũng cho rằng những phát ngôn của một vài nhân vật chính trị tại Mỹ nhắm vào Trung Quốc thời gian gần đây ‘không chính xác và thiếu tính công bằng’
ảnh minh họa
Xem Video: 9 triết lý sống giúp Bill Gates trở thành tỷ phú - sang
9 triết lý sống giúp Bill Gates trở thành tỷ phú - sang
Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN vào hôm Chủ Nhật (26/4), Bill Gates cho rằng vẫn còn quá sớm để nói về việc Trung Quốc có đáng bị chỉ trích cho sự bùng phát của dịch COVID-19 hay không. Tỷ phú giàu thứ hai thế giới cũng nhận định những nỗ lực đổ lỗi cho Bắc Kinh chỉ gây ra sự ’phân tâm’’ trong công tác phòng chống dịch của thế giới.
"Trung Quốc đã làm tốt nhiều việc ngay từ đầu, giống như bất cứ quốc gia nào khi một loại virus mới lần đầu xuất hiện", người sáng lập Microsoft cho biết.
“Đây là lúc để tận dụng nền khoa học tuyệt vời mà chúng ta đang có. Thực tế, chúng ta đang cùng nhau chung tay hiệu chỉnh lại công tác xét nghiệm và tìm ra vaccine, cũng như giảm thiểu thấp nhất hàng nghìn tỷ USD thiệt hại và rất nhiều thứ khác không thể đo lường được về mặt kinh tế. Chúng khiến cho tình trạng của chúng ta rất tồi tệ. Vì vậy, đó là sự phân tâm.” ông Gates nói tiếp.
Trong khi đó, cách nước Mỹ ứng phó dịch COVID-19 ‘đặc biệt kém cỏi’ so với các quốc gia khác, vốn đã hạn chế được những tác động đến nền kinh tế, theo Bill Gates.
"Một vài quốc gia đã phản ứng rất nhanh và thực hiện tốt việc xét nghiệm, nhờ đó họ đã tránh được những tổn thất to lớn về kinh tế. Trong khi đó, thật đáng buồn khi nước Mỹ, vốn được kỳ vọng là sẽ làm tốt, lại có cách ứng phó dịch bệnh đặc biệt kém cỏi".
Bill Gates ngợi khen những nỗ lực chống dịch của Trung Quốc, đồng thời gọi cách Mỹ đối phó COVID-19 là ’đặc biệt kém cỏi’
Đáng chú ý, Bill Gates cũng cho rằng những phát ngôn của một vài nhân vật chính trị tại Mỹ nhắm vào Trung Quốc thời gian gần đây ‘không chính xác và thiếu tính công bằng’. Mặc dù chính phủ Mỹ đã bác bỏ thuyết âm mưu cho rằng virus SARS-COV-2 được Trung Quốc chế tạo dưới dạng dạng vũ khí sinh học, một số quan chức nước này vẫn suy đoán virus có thể đã bị rò rỉ khỏi viện virus học Vũ Hán.
Trung Quốc sau đó đã lập tức bác bỏ cáo buộc trên. Một số quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng khẳng định chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy virus gây bệnh COVID-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. Trong khi đó, giới khoa học trên thế giới đưa ra nhận định virus SARS-COV-2 có khả năng đến từ dơi.
"Mỹ vẫn rất cần tới Tổ chức y tế thế giới WHO"
Trong buổi phỏng vấn với CNN, Bill Gates cũng đưa ra quan điểm bảo vệ WHO trong bối cảnh tổ chức y tế thế giới đang phải hứng chịu chỉ trích dữ dội từ dư luận. Bill Gates gọi những gì WHO đã làm được là ‘phi thường’, đồng thời cho rằng nước Mỹ vẫn rất cần tới WHO.
Cả WHO và Bill Gates hiện đang là nạn nhân của nhiều thuyết âm mưu lan truyền trên mạng.
"WHO có kết nối mạnh mẽ với một quốc gia. Quốc gia đó chính là Mỹ", Bill Gates cho biết. Theo ông, có rất nhiều nhân viên của WHO hiện nay từng làm việc tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ. "Không có cơ quan nào của Liên Hợp Quốc có mối quan hệ chặt chẽ nhiều hơn WHO và CDC Mỹ".
Ông Gates cũng bảo vệ WHO trước các chỉ trích từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn vừa ra quyết định tạm dừng cấp kinh phí cho tổ chức này.
"Động thái ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới khi đại dịch đang diễn ra thật sự khó hiểu. Chúng ta cần phải có một phản ứng phối hợp trên toàn cầu. Khi bạn đang trong một cuộc khủng hoảng như vậy, tất cả phải cùng nhau chung tay ", quỹ Bill & Melinda Gates của Bill Gates trả lời Reuter.
Hiện tại, quỹ từ thiện của Bill Gates là nhà tài trợ lớn thứ hai cho WHO sau Mỹ. Vị tỷ phú công nghệ đã chi ra tổng cộng 250 triệu USD. Khoản tài chính này sẽ phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển các xét nghiệm chẩn đoán nhanh và chính xác hơn hơn, cũng như tìm ra phương pháp điều trị và vắc-xin hiệu quả.
Thế giới sẽ có vắc xin COVID-19 trong 12 tháng nữa
Trong các cuộc phỏng vấn gần nhất, Bill Gates đã bày tỏ tham vọng tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho toàn bộ 7 tỷ người trên Trái Đất sau khi đưa ra lời kêu gọi hợp tác trên toàn cầu. Ông khẳng định sẽ cố gắng dồn tiền xây dựng nhà máy sản xuất cho 7 loại vắc-xin COVID-19 tiềm năng - một công việc có thể phung phí hàng tỷ USD khi chỉ có 2 nhà máy được chọn cuối cùng sẽ đi vào hoạt động.
Bill Gates đã chi ra rất nhiều tiền để nghiên cứu vắc xin COVID-19
Vị tỷ phú cũng cho biết việc xây dựng nhà máy nên được bắt đầu ngay trong khi các loại vắc-xin còn đang thử nghiệm. Trong trường hợp nhanh nhất, Gates tin rằng thế giới sẽ có vắc xin COVID-19 sau 12 tháng nữa.
Mặc dù có nhiều đóng góp cho công cuộc phòng chống COVID-19, Bill Gates lại đang trở thành nạn nhân của ’thuyết âm mưu’ trên Facebook và YouTube. Thống kê từ công ty phân tích truyền thông Zignal Labs cho thấy, các cáo buộc liên quan đến Bill Gates là phổ biến nhất trong các tin giả về COVID-19 trên mạng xã hội, nhiều hơn 33% so với thuyết âm mưu ‘5G gây ra COVID-19’. Gần đây nhất, một số thuyết âm mưu đã cho rằng Bill Gates và WHO đã biết trước về dịch COVID-19
Cố vấn Nhà Trắng tố Trung Quốc gửi kit xét nghiệm giả, "trục lợi" từ Covid-19
- Ngày 27-4, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cáo buộc Trung Quốc gửi những bộ kit xét nghiệm Covid-19 kém chất lượng và thậm chí là giả sang Mỹ để "trục lợi" từ đại dịch.
Ông Navarro, một người thường công khai chỉ trích Bắc Kinh, nói các xét nghiệm virus và kháng thể đều rất quan trọng để giúp người Mỹ được quay lại làm việc. "Có thể chúng ta sẽ tìm thấy những người miễn dịch với Covid-19 và được làm việc ở môi trường an toàn hơn. Nhưng chúng ta không thể để Trung Quốc đưa vào các bộ xét nghiệm giả vì điều này sẽ trở nên rất phiền phức" - ông Navarro nói với kênh Fox and Friends.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng còn cho rằng trong thời gian trì hoãn báo cáo về dịch bệnh, Trung Quốc "đã hút sạch các thiết bị bảo hộ cá nhân trên thế giới". "Và hôm nay, về cơ bản Trung Quốc đang trục lợi từ dịch bệnh" - ông Navarro nói thêm.
Mỹ đang phải phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về các thiết bị y tế cơ bản và thuốc thang. Tuy nhiên, hai đối thủ thương mại vẫn tiếp tục chỉ trích lẫn nhau trong đại dịch. Ngoài việc cáo buộc Trung Quốc gửi kit xét nghiệm kém chất lượng, ông Navarro còn tố cáo Trung Quốc làm lây lan virus SARS-CoV-2 ra thế giới sau khi "che giấu nó trong 6 tuần".
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro. Ảnh: Reuters
"Đáng lẽ họ có thể ngăn chặn nó ở Vũ Hán nhưng họ đã không làm. Họ gieo mầm dịch bệnh cho thế giới khi hàng trăm ngàn người Trung Quốc lên máy bay đến Milan, New York và những nơi khác" - trích lời ông Navarro.
Tổng thống Donald Trump cũng đồng tình với ý kiến trên của cố vấn thương mại Nhà Trắng và tuyên bố chính quyền của ông đang "điều tra thật kỹ" những gì đã xảy ra. "Chúng tôi không hài lòng với Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng đáng lẽ Covid-19 có thể đã được ngăn chặn nhanh chóng tại nguồn phát bệnh và không lan ra khắp thế giới" - trích lời tổng thống Mỹ tại cuộc họp báo ngày 27-4 của Nhà Trắng.
Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc của Mỹ về việc che giấu dịch bệnh, bao gồm cả chỉ trích của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Cũng trong ngày 27-4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết trên Twitter ông Pompeo nên "ngừng chơi trò chơi chính trị mà hãy tiết kiệm năng lượng để cứu người".
Bảo Hạnh (Theo Straits Timest
Cố vấn Nhà Trắng tố Trung Quốc gửi kit xét nghiệm giả, "trục lợi" từ Covid-19
(NLĐO) - Ngày 27-4, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cáo buộc Trung Quốc gửi những bộ kit xét nghiệm Covid-19 kém chất lượng và thậm chí là giả sang Mỹ để "trục lợi" từ đại dịch.
Ông Navarro, một người thường công khai chỉ trích Bắc Kinh, nói các xét nghiệm virus và kháng thể đều rất quan trọng để giúp người Mỹ được quay lại làm việc. "Có thể chúng ta sẽ tìm thấy những người miễn dịch với Covid-19 và được làm việc ở môi trường an toàn hơn. Nhưng chúng ta không thể để Trung Quốc đưa vào các bộ xét nghiệm giả vì điều này sẽ trở nên rất phiền phức" - ông Navarro nói với kênh Fox and Friends.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng còn cho rằng trong thời gian trì hoãn báo cáo về dịch bệnh, Trung Quốc "đã hút sạch các thiết bị bảo hộ cá nhân trên thế giới". "Và hôm nay, về cơ bản Trung Quốc đang trục lợi từ dịch bệnh" - ông Navarro nói thêm.
Mỹ đang phải phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về các thiết bị y tế cơ bản và thuốc thang. Tuy nhiên, hai đối thủ thương mại vẫn tiếp tục chỉ trích lẫn nhau trong đại dịch. Ngoài việc cáo buộc Trung Quốc gửi kit xét nghiệm kém chất lượng, ông Navarro còn tố cáo Trung Quốc làm lây lan virus SARS-CoV-2 ra thế giới sau khi "che giấu nó trong 6 tuần".
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro. Ảnh: Reuters
"Đáng lẽ họ có thể ngăn chặn nó ở Vũ Hán nhưng họ đã không làm. Họ gieo mầm dịch bệnh cho thế giới khi hàng trăm ngàn người Trung Quốc lên máy bay đến Milan, New York và những nơi khác" - trích lời ông Navarro.
Tổng thống Donald Trump cũng đồng tình với ý kiến trên của cố vấn thương mại Nhà Trắng và tuyên bố chính quyền của ông đang "điều tra thật kỹ" những gì đã xảy ra. "Chúng tôi không hài lòng với Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng đáng lẽ Covid-19 có thể đã được ngăn chặn nhanh chóng tại nguồn phát bệnh và không lan ra khắp thế giới" - trích lời tổng thống Mỹ tại cuộc họp báo ngày 27-4 của Nhà Trắng.
Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc của Mỹ về việc che giấu dịch bệnh, bao gồm cả chỉ trích của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Cũng trong ngày 27-4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết trên Twitter ông Pompeo nên "ngừng chơi trò chơi chính trị mà hãy tiết kiệm năng lượng để cứu người". Bảo Hạnh (Theo Straits Times)