Giải pháp cho VN khi TQ ngăn nước Cửu Long: Tạo giống lúa chịu mặn, trồng trên biển không cần đất, lọc nươc biển thành nước ngọt để uống
27.04.2020 11:39
Trồng lúa trên biển không cần đất có thể cách mạng hóa ngành nông nghiệp, tạo ra khối lượng thực phẩm khổng lồ giải quyết tình trạng thiếu ăn trên thế giới. Khoảng 1% nước trên Trái Đất là nước ngọt, nhưng đến 70% nước ngọt dùng cho nông nghiệp. Trong số các loại cây trồng, lúa tốn nhiều nước nhất để sinh trưởng. Có hơn 100 quốc gia trồng lúa để tạo ra 700 triệu tấn gạo thành phẩm mỗi năm, Châu Á sản xuất 90% gạo thế giới. Mỗi ngày, có 3,5 tỷ người ăn thực phẩm làm ra từ lúa gạo.
Posted by: nvngaynay1 day agoin TIN TỔNG HỢPComments Offon Tạo giống lúa chịu mặn, trồng trên biển không cần đất
Dân số thế giới bùng nổ, dự đoán sẽ có 9,7 tỷ người trên hành tinh vào năm 2050. Nhu cầu thực phẩm tăng nhanh qua từng ngày trong khi tình hình biến đổi khí hậu ngày một diễn biến phức tạp và cực đoan. Trước tình hình này, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra những “mảnh đất” mới để canh tác nông nghiệp. Giới khoa học đã tạo ra giống lúa chịu mặn trong vài năm gần đây nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Tuy vậy, việc canh tác lúa trên biển vẫn còn là một điều xa vời. Nhóm nghiên cứu AgriSea ở New Zealand mới đây đã tạo ra giống lúa chịu mặn và nông trại lúa trên biển, dự định sẽ đi vào hoạt động chính thức từ năm 2021. Biến lúa thành cây chịu mặn bẩm sinh. Công ty AgriSea chuyên thực hiện các dự án khoa học thực phẩm có trụ sở tại New Zealand vừa giới thiệu hướng đi mới của nông nghiệp, giúp nâng cao năng suất rất nhiều lần so với nông nghiệp truyền thống. Bằng cách phân tích và chỉnh sửa DNA của các giống lúa, nhóm tìm ra phương thức trồng lúa trên biển không cần đất rất sáng tạo.
Đồng sáng lập Rory Hornby đang phân tích giống cây trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Agrisea. Thay vì trộn lẫn các loại gene của nhiều loại thực vật lại với nhau để tạo ra giống cây mới chịu được mặn, thì AgriSea chỉnh sửa gene trực tiếp trên cây lúa, giúp lúa tự điều chỉnh được lượng muối nạp vào bên trong cũng như có khả năng tách biệt tế bào, bảo vệ DNA khỏi nhiễm mặn và thậm chí là tăng cường khả năng này qua các thế hệ. “Nói một cách dễ hiểu, công việc chúng tôi đang làm cũng giống như thiên nhiên giúp các loài cây sinh trưởng được trong môi trường khó khăn, chúng sẽ tự thích ứng được ngay từ trong bộ gene và phát triển bình thường qua nhiều thế hệ. Chúng tôi chỉnh sửa gene của cây lúa rồi thử nghiệm lặp đi lặp lại đến khi thành công”, một trong các đồng sáng lập của AgriSea cho biết.
Trước mắt, AgriSea đang tiến hành thử nghiệm trong phòng nghiên cứu rồi sẽ nhân rộng các giống lúa này. Trong thời gian sắp tới, công ty sẽ liên lạc với các quốc gia trồng lúa nhiều mà có vùng biển rộng như Việt Nam, Tàu, Bangladesh hay tại xứ ôn đới như Mỹ, Nhật Bản, Chile, New Zealand để mở các nông trại trên biển. Trong năm 2020, công ty sẽ có nông trại trên biển đầu tiên và sẽ trồng một vụ mùa thử nghiệm. Dự định đến năm 2021, các nông trại với quy mô lớn sẽ được khai triển trên khắp thế giới khi thời gian đàm phán kết thúc. Nếu ý tưởng này thành công, nhu cầu lương thực trước mắt sẽ được giải quyết ổn thỏa. Thúc đẩy đa dạng sinh học. Lúa trồng trên đất được bón phân và hóa chất nhiều, gây hư tổn đất và ô nhiễm nguồn nước. Trong khi đó, AgriSea thực hiện dự án lúa trồng biển không cần đất ngoài mục đích giải quyết vấn đề lương thực thì còn mong muốn thúc đẩy sự đa dạng sinh học biển, nhìn xa hơn là bảo vệ môi trường trong sạch.
Nhóm đang trong thời gian thương thảo với chính phủ Mỹ và New Zealand để những nông trại biển của họ được thả trôi ở đây. Tại những cánh đồng biển này, tảo sẽ có cơ hội được sống lại và không còn xảy ra tình trạng tảo nở hoa, tẩy trắng san hô do hóa chất trôi từ đất liền gây ra. Ngoài ra, vì những cánh đồng này được neo ở gần bờ biển, vì thế chúng sẽ tận dụng được chất dinh dưỡng dư thừa trôi ra từ đất liền, như một cách tận dụng tài nguyên bị lãng phí rồi hấp thụ lại để sinh trưởng. Tại một số quốc gia đặc thù như Nhật Bản vốn được bao quanh bởi biển cả, dự án này hứa hẹn sẽ thay đổi ngành nông nghiệp của nước này bởi họ không cần nhập cảng nước ngọt hay vận chuyển lúa gạo đi xa nữa.
Nhóm nghiên cứu của Agrisea nhận được khoản đầu tư trị giá 1 triệu USD từ IndieBio để tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu. Hiện tại nhóm đang thí điểm một cánh đồng biển khác của mình ở Velocity, ontario (Canada). Khi hoàn thành giống lúa trồng biển không cần đất, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu trên các loài cây nông nghiệp khác như ngô bắp, lúa mì, lúa mạch, đậu tương, đậu xanh,… và nhiều hơn nữa.
Quang Niên (Theo Forbes)
3 phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt đang được sử dụng nhiều nhất
Nước là một trong những thành phần quan trọng, nó không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, theo kết quả thông kê cho thấy hiện nay trái đất có đến 97% là nước biển, chỉ có 3% là nước ngọt. để có đủ nước ngọt sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt, cần phải có thiết bị xử lý lọc nước biển thành nước ngọt. Bài viết này chuyên gia máy lọc nước sẽ tổng hợp 3 phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Tổng hợp 3 phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt được đươc sử dụng nhiều hiện nay
Phương pháp 1: chưng cất biến nước biển thành nước ngọt
Đây là một trong những phương pháp được các nhà máy lọc nước sử dụng khá nhiều, phương pháp chưng cất có thể tạo ra hàm lượng muối từ 1-50mg/l.
Quá trình chưng cất diễn ra như sau:
Nước biển được đun nóng ở nhiệt độ 1000C là 2256 kJ/kg (hay 539 kcal/kg), nghĩa là cần tiêu tốn 539 kcal nhiệt để thu được 1kg nước ngọt.các phân tử nước H20 sẽ bay hơi, các chất vô cơ, chất hữu cơ mà chất hòa tan Nacl đều không bay hơi, hơi nước H20 gặp lạnh sẽ được ngưng tụ thành nước tinh khiết mà không lẫn các chất hữu cơ khác.
Phương pháp chưng cất này thường được áp dụng cho các nhà máy có quy mô lớn khử muối chuyên nghiệp.
Ưu điểm của phương pháp chưng cất nước muối thành nước ngọt
Mức tiêu thụ điện năng thấp, sử dụng nhiệt trực tiếp để phân tách, nước thu được 100% là nước tinh khiết không bị lẫn các tạp chất,
Nhược điểm của phương pháp này
Chi phí bảo hành và sửa chữa máy của phương pháp này sẽ cao lý do là bộ phận trao đổi nhiệt bị đóng cặn, tắc nghẽn chính vì vậy cần phải bảo dưỡng theo định kỳ
Hình ảnh việc tách nước muối thành nước biển bằng phương pháp chưng cất
Phương pháp số 2: Sử dụng màng lọc RO để biến nước biển thành nước ngọt
Đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều hiện nay trong việc loại bỏ muối từ nước biển để thu được nước ngọt, theo như kết quả thống kê hiện nay có khoảng 16.000 nhà máy lớn sử dụng công nghệ RO để biến nước biển thành nước muối.
Quy trình chưng cất của phương pháp này diễn ra như sau:
Hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt bằng màng lọc RO gồm 4 giai đoạn
Giai đoạn 1: màng lọc PP5 sẽ có chức năng lọc sơ bộ để loại bỏ rác cặn lơ lửng có kích thước lớn hơn 5 micomet.
Giai đoạn 2: nước sau khi đi qua màng lọc PP5 sẽ được hút sang màng lọc thứ 2, màng lọc thứ 2 được làm thừ than hoạt tính, các phân tử clo dư sẽ bị màng lọc này giữ lại.
Giai đoạn 3; Màng lọc PP1, màng lọc PP1 được ép từ bông sợi có kích thước 1 micormet, chính vì vậy các phần tử có kích thước lớn hơn 1 micoromet sẽ bị màng lọc này giữ lại
Giai đoạn 4: Màng lọc RO nước đi qua màng lọc PP1 sẽ được đẩy qua màng lọc RO, màng lọc RO có kích thước rất nhỏ, chỉ có phân tử nước mới có thể đi qua còn các chất con lại sẽ bị giữ lại qua đường nức thải, sau khi nước đi qua màng lọc RO sẽ tiếp tục đi qua các màng lọc T-33, màng lọc Nano bạc để bổ sinh PH và khử khuẩn, cho ra nguồn nước tinh khiết có thể sử dụng được luôn.
Ưu điểm của phương pháp lọc nước sử dụng công nghệ RO
Công nghệ lọc RO có xem là công nghệ lọc phù hợp nhất với nguồn nước tại Việt Nam hiện nay, nó có thể lọc sạch 99,99% vi khuẩn, có thể sử lý được mọi nguồn nước: nhiễm đá vôi, nước mặn…..
Nhược điểm của phương pháp này
Để hoạt động được cần phải có nguồn điện ổn định, và phương pháp lọc này cho ra nguồn nước thải lớn thường tỷ lệ sẽ là 50-50
Phương pháp số 3: Lọc nước biển thành nước ngọt bằng phương pháp trao đổi ion
Quy trình lọc của phương pháp này diễn ra như sau:
Người ta sẽ chế tạo ra các tấm nhựa trao đổi ion, nhựa trao đổi ion dương gọi là cation, trao đôi ion âm gọi là anion, cho nước biển đi qua bể chứa các tấm nhựa cationit và anionit. Các cation như Na+ bị tấm nhựa cationit giữ lại và đẩy vào nước ion H+. Các anion như Cl– bị tấm nhựa anionit hấp phụ và đẩy vào nước ion OH–. Nước ra khỏi bể có hàm lượng ion Na+ và Cl– nhỏ, nghĩa là có hàm lượng muối NaCl nhỏ, ta thu được nước ngọt.
Ưu điểm của phương pháp này
Đơn giản, dễ làm và không tốn kém
Nhược điểm
Không loại bỏ được hoàn toàn muối ra khỏi nước, nguồn nước chưa đạt tiêu chuẩn nước tinh khiết.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản và chi tiết nhất về 3 phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt bạn có thể tham khảo, hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm những hiểu biết về phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt.
Màng lọc RO: Đây được coi là trái tim của chiếc máy lọc nước biển. Màng lọc RO sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược với các lỗ lọc chỉ 0,1 nanomet có khả năng loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật, kim loại nặng, muối, hóa chất có trong nước cho nguồn nước đầu ra hoàn toàn tinh khiết và là nước ngọt có thể sử dụng. Hơn nữa, hàm lượng muối không bị giữ lại trên màng mà đi theo đường nước thải ra ngoài. Do đó sẽ không có tình trạng bị ăn mòn hay bị tắc màng.
Màng lọc RO được coi là trái tim của máy lọc nước biển
Ngoài ra, máy còn có các bộ phận khác như van áp cao, van áp thấp, đồng hồ đo chất lượng nước đầu ra…
Ứng dụng của máy lọc nước biển trong đời sống
Máy lọc nước biển được sử dụng ngày càng rộng rãi trên các tàu biển, ngoài hải đảo, nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch sinh thái ven biển… Với sản phẩm này bà con ngư dân sẽ không còn nỗi lo thiếu nước ngọt mỗi khi ra khơi, hơn nữa biện pháp này cũng tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cũng như chi phí so với các biện pháp thông thường.
Máy lọc nước biển giúp người dân tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức
Máy lọc nước biển Việt Nam là sản phẩm của công ty cổ phần khoa học môi trường Việt Nhật nghiên cứu và chế tạo thành công. Nguyên liệu của máy được nhập khẩu từ Mỹ và láp ráp tại Việt Nam giúp tiết kiệm chi phí chỉ bằng 1/3 so với giá nhập nguyên chiếc. Chất lượng nước đầu ra của máy đạt ttieeu chuẩn nước sinh hoạt và ăn uống của Bộ Y Tế.
Thông tin sản phẩm
Thông số
Máy lọc nước biển Việt Nam
Model
VN 003 – 050
Xuất xứ:
Nhập khẩu từ USA, lắp ráp tại VN
Công suất lọc
30-500 lít/giờ
Điện áp đầu vào
AC 110, 220V 1 pha hoặc 3 pha
Như vậy, với máy lọc nước biển thành nước ngọt, giờ đây ngư dân cũng như các hộ gia đình đang sinh sống tại các vùng ven biển, hải đảo sẽ không còn nỗi lo thiếu nước ngọt phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản xuất.