Tiến sĩ Gauden Galea, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc mới đây đã lên tiếng cho biết, Trung Quốc từng nhiều lần từ chối yêu cầu của WHO về việc tiến hành điều tra nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức Anh Sky News, Tiến sĩ Galea nói: “Chúng tôi biết rằng một số quốc gia đang tiến hành điều tra, nhưng ở giai đoạn này, chúng tôi chưa được mời tham gia.”
“WHO gửi yêu cầu đến Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc và các cơ quan liên quan để yêu cầu được tham gia điều tra.” Ông nói: “Điều quan trọng là phải hiểu nguồn gốc của virus, mới có thể ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát.”
Ông Galea nhấn mạnh rằng Trung Quốc không có lý do gì để từ chối yêu cầu này của WHO.
Ngoài ra, chính phủ Úc cũng kêu gọi mở một cuộc điều tra công khai độc lập về nguồn gốc của virus.
Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ thông báo từ phía Úc, cho rằng việc điều tra virus nên được thực hiện bởi các nhà chuyên môn.
Tiến sĩ Galea cũng phát biểu với Sky News rằng WHO không được cho tiếp cận nhật ký công việc của Phòng Thí nghiệm Virus Vũ Hán và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán.
Các chuyên gia của WHO vẫn tin rằng virus “có nguồn gốc tự nhiên”
Tiến sĩ Galea nói: “Từ các bằng chứng hiện có, các đồng nghiệp trong hệ thống ba cấp của WHO (toàn cầu, khu vực và quốc gia) tin chắc rằng virus bắt nguồn từ Vũ Hán là virus có nguồn gốc tự nhiên, không phải nhân tạo.”
Ông Galea cho rằng một báo cáo điều tra đầy đủ cần bao gồm nhật ký làm việc của phòng thí nghiệm, nhật ký này đóng một vai trò quan trọng trong việc xem xét toàn diện về nguồn gốc của virus.
Ông cũng bảo vệ vai trò của tổ chức WHO trong giai đoạn đầu bùng phát dịch: “Vào thời gian đó, chúng tôi chỉ nhận được thông tin mà phía Trung Quốc báo cáo cho chúng tôi.”
Các số liệu đáng ngờ từ chính quyền Vũ Hán
Theo báo cáo từ chính quyền Vũ Hán, từ ngày 3/1 – 16/1, ngoài 41 ca chẩn đoán bị lây nhiễm, ngoài ra không có ca nhiễm mới nào ghi nhận. “Chỉ có 41 ca xác nhận lây nhiễm trong thời gian đó? Tôi nghĩ rằng điều này là không thể.”
“Với tình hình dịch bệnh ở quy mô như vậy, không thể nào chỉ có 41 ca.” Ông nói: “Đây là câu hỏi mà Trung Quốc phải trả lời.”
Tiến sĩ Galea kể lại, khi nhóm chuyên gia của WHO tại Trung Quốc tiến hành chuyến thăm ngắn ngày ở Vũ Hán thời điểm 20 – 21/1, tình hình phát sinh biến động. “Lúc đó, chúng tôi được đưa tham quan khu bệnh viện dã chiến. Chúng tôi chỉ cần hỏi vấn đề đầu tiên lập tức nhận được câu trả lời. Họ nói đang có hai ca nhiễm là các nhân viên y tế. “ Nhân viên y tế bị lây nhiễm, nghĩa là đã xuất hiện tình huống “lây nhiễm từ người sang người”.
Ngày 20/1, Trung Quốc tuyên bố virus có thể lây truyền từ người sang người.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo gần đây đã kêu gọi Trung Quốc cho phép các nhà điều tra quốc tế tiến hành điều tra tại Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu của ông Pompeo.
Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm và cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang điều tra xem liệu virus này có thể bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm virus Vũ Hán và gây ra thảm họa cho toàn thế giới hay không?
Trước đó, ông Pompeo cũng đã nhiều lần yêu cầu tiến hành điều tra tại Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán và các phòng thí nghiệm nghiên cứu virus khác ở Trung Quốc.
Chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần lên án WHO đã tiếp tay cho Trung Quốc che giấu dịch bệnh
Thời điểm ‘viêm phổi Vũ Hán’ hoành hành trên toàn thế giới, Hoa Kỳ đã nhiều lần chỉ trích WHO tiếp tay cho chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn gọi WHO là “công cụ” và là “cơ quan ngoại giao công chúng” cho Trung Quốc.
Ngày 15/4, Nhà Trắng ban hành thông báo để bảo vệ lợi ích của người nộp thuế ở Mỹ, Tổng thống Trump đã thông qua việc tạm gác tài trợ của Hoa Kỳ để truy cứu trách nhiệm của WHO. Điều này khiến WHO phải tiến hành một loạt các biện pháp cải cách nhằm lấy lại tín nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Thông báo nói rằng cách thức quản lý và xử lý dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ của WHO không tốt. Song song với việc tiến hành điều tra, Tổng thống Trump còn đình chỉ tất cả các quỹ tài trợ cho WHO từ trước đến nay.
Mộc Lan
(Ghi chú: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
Vì sao Mỹ gia tăng thúc đẩy vị thế Đài Loan?
TTO - Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Mỹ đã tăng cấp ủng hộ vị thế quốc tế cho Đài Loan trong 2 tháng trở lại đây.
Các bảng quảng cáo tuyển quân của cơ quan quốc phòng Đài Loan trưng trên phố ở Đài Bắc ngày 20-4 - Ảnh: Reuters
Mới nhất là việc Washington lên tiếng yêu cầu cho Đài Bắc trở lại Liên Hiệp Quốc (LHQ) - vị trí đã bị thế chỗ bởi Bắc Kinh kể từ năm 1971. Việc Mỹ công khai và tích cực thúc đẩy vị thế quốc tế của Đài Loan - vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc - là một tín hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai bên khả năng cao trong giai đoạn hậu COVID-19 sẽ không còn như trước.
Trong khi chỉ trích Trung Quốc thiếu minh bạch về đại dịch COVID-19, Mỹ không ngừng ca ngợi sự thành công của Đài Loan trong việc chống dịch nhằm tạo ra sự đối lập rõ ràng: cùng một dân tộc và chỉ cách nhau một eo biển hẹp nhưng có kết quả khác nhau.
“Quan hệ Mỹ - Trung đã bước vào giai đoạn hoàn toàn mới, được xác định bởi sự gia tăng các điểm nóng, vòng luẩn quẩn thù địch, suy nghĩ mất mát của người khác là cái được của mình, và sự sụp đổ của các cơ chế hòa giải, giảm nhẹ.
Nhà nghiên cứu về Trung Quốc JUDE BLANCHETTE thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ)
Chiến dịch #TweetForTaiwan
"LHQ được thành lập để phụng sự như một diễn đàn cho tất cả các tiếng nói, nơi chào đón sự đa dạng về quan điểm. Việc cấm Đài Loan đặt chân vào LHQ là cuộc đối đầu không chỉ với người dân Đài Loan đáng tự hào mà còn là cả các nguyên tắc của LHQ" - phái bộ Mỹ tại LHQ kết thúc dòng tweet ngày 1-5 với hashtag #TweetForTaiwan.
Trong cùng ngày hôm đó, Cục Các tổ chức quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ và gây sức ép để Đài Loan được gia nhập Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng Y tế thế giới (WHA). Các dòng tweet đều kết thúc với hashtag #TweetForTaiwan (tweet vì Đài Loan).
Cơ sở cho các động thái ủng hộ dồn dập gần đây của Mỹ là đạo luật mang tên Sáng kiến tăng cường và bảo vệ đồng minh quốc tế Đài Loan (TAIPEI) được Tổng thống Donald Trump ký thông qua hồi cuối tháng 3 vừa qua. Đạo luật yêu cầu cần phải thúc đẩy sự gia nhập của Đài Loan trong các diễn đàn, tổ chức quốc tế và có những hành động trừng phạt các quốc gia phá hoại an ninh hoặc sự thịnh vượng của Đài Loan.
Trong gần 1 tháng qua, hashtag #TweetForTaiwan đã được sử dụng khá nhiều trên mạng xã hội Twitter và thường đi cùng với #TaiwanCanHelp để khẳng định Đài Loan có thể làm được nhiều hơn cho thế giới nếu được tham gia vào các tổ chức quốc tế.
Khái niệm "mô hình Đài Loan" cũng thường xuyên được nhắc tới để nhắc người khác nhớ về việc Đài Bắc không chỉ khống chế dịch bệnh với số ca nhiễm dưới 500 người dù nằm cạnh Trung Quốc, mà còn hào phóng tặng hàng triệu khẩu trang cho nước khác. Bộ Ngoại giao Mỹ lập luận thế giới cần Đài Loan trong cuộc chiến chống COVID-19 và với những gì đã thể hiện, Đài Bắc xứng đáng một ghế quan sát viên trong WHA cũng như các tổ chức khác.
Trung Quốc tố Đài Loan vận động bằng tiền
Thống nhất Đài Loan vẫn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc nên các động thái của Mỹ đã chọc giận nước này. Phái bộ Trung Quốc tại LHQ ngày 2-5 đã lên tiếng khẳng định: "Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc".
Hoàn Cầu Thời Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc thì cảnh báo Đài Loan nên nhớ "không có bữa trưa nào miễn phí". Tờ báo có quan điểm cứng rắn này sau đó còn dẫn "một nguồn tin riêng" nói rằng để đạo luật TAIPEI được thông qua tại Mỹ, Đài Bắc đã phải chi đậm cho Washington.
Theo đó, chính quyền Đài Bắc đã trả số tiền rất lớn dưới hình thức "quyên góp" cho các chuyên gia và học giả được các nghị sĩ Mỹ giới thiệu thông qua một số viện nghiên cứu giáo dục như "Viện phát triển kinh tế Đài Loan" và "Viện nghiên cứu Đài Loan". Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Stephen Bannon và cựu nghị sĩ Hsiao Bi-khim được hai bên chỉ định làm đầu mối liên lạc, phối hợp trao và nhận "quyên góp".
Chưa rõ thực hư thông tin của Hoàn Cầu Thời Báo ra sao nhưng việc công bố nó vào thời điểm này được cho là nhằm hạ thấp uy tín các nỗ lực ủng hộ Đài Loan của Mỹ. Giới quan sát thì nhận định: bằng việc thúc đẩy mạnh mẽ vị thế quốc tế của Đài Loan, Mỹ đã chạm vào tất cả những vấn đề gây căng thẳng và đối đầu với Trung Quốc, từ nhân quyền đến sở hữu trí tuệ, thâm hụt thương mại và Biển Đông.