Hưởng ứng chính sách mở cửa đón dịch TQ của NPT, thêm 114 người Tàu nhập cảnh trái phép hôm nay
03.08.2020 13:18
114 người nhập cảnh trái phép vào TP HCM- Thêm 21 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 642 bệnh nhân tăng lên từng phút Công an thành phố phát hiện 114 người nước ngoài, chủ yếu quốc tịch Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào TP HCM, một người có dấu hiệu tổ chức.Cảnh sát kiểm tra tiệm thu âm ở quận Bình Tân, nơi có 28 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép trốn, ngày 31/7. Ảnh: Nhật Vy -
Liên quan đến vấn đề này, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói rằng tại cuộc họp của Chính phủ hôm qua, Thủ tướng chỉ đạo sớm khởi tố các vụ đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. "Vì vậy cơ quan chức năng cần sớm thu thập đầy đủ chứng cứ và khởi tố các vụ cấu kết tổ chức người nước ngoài xâm nhập trái phép vào nước ta trong thời gian sớm nhất", ông Nhân nói.
Người đứng đầu Thành ủy TP HCM cũng yêu cầu ngành công an tập trung rà soát tình hình tạm trú trên phạm vi toàn thành phố, báo cáo kết quả cho lãnh đạo thành phố ngày 15/8. Đồng thời, thành phố yêu cầu chủ các cơ sở lưu trú phải chấn chỉnh tình trạng không đăng ký tạm trú.
Thời gian gần đây, lực lượng chức năng TP HCM liên tiếp phát hiện người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Chiều 29/7, thành phố đã phát hiện 11 người tại một chung cư cao cấp ở quận Bình Thạnh.
Ngày 30/7, Công an quận Tân Phú tạm giữ 11 người. Tám người đi cùng nhóm này đã bỏ chạy khi thấy tổ tuần tra. Cùng ngày, Công an phường 2, quận Tân Bình cũng phát hiện 8 người (6 nam, 2 nữ) đang tập trung ở Công viên Gia Định.
Đến hôm 31/7, Công an quận Bình Tân tiếp tục phát hiện28 ngườivượt biên vào TP HCM. Ngoài ra, Công an phường 7, quận 5 cũng phát hiện hai người.HữuCông
TP HCM chuẩn bị phương án 50 người nhiễm nCoV
Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu các sở ngành tính toán, chuẩn bị phương án 50 người nhiễm bệnh với khoảng 14.000 chỗ cách ly vì nguy cơ dịch bệnh còn tăng.
"Hiện thành phố có 8 ca nhiễm. Các sở ngành cần có phương án cho tình huống 50 bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Theo kinh nghiệm cứ một người nhiễm phải cách ly 280 người, như vậy sẽ cần phải có khoảng 14.000 chỗ cách ly", Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP HCM chiều 3/8.
Ông Nhân phân tích Đà Nẵng là nơi bùng phát dịch, những tỉnh lân cận như Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế có thể được xếp vào nhóm nguy cơ cao. TP HCM không gần Đà Nẵng nhưng giao lưu rất mạnh. Đây là một yếu tố đặc thù vì không tiếp xúc về mặt địa lý nhưng lượng người từ Đà Nẵng đến thành phố rất lớn.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc họp chiều 3/8. Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM.
"Chúng ta cần xác định được tình hình hiện tại của thành phố để đưa ra dự báo, giải pháp cần thực hiện. Cần đánh giá cụ thể TP HCM đang thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm nào", ông Nhân nói và cho biết theo thống kê hiện 36.000 người ở thành phố đã khai báo từng đến Đà Nẵng trong tháng 7, hàng không thống kê có 140.000 người đáp máy bay từ Đà Nẵng đến thành phố trong thời gian này.
"Theo số liệu của Sở Y tế thành phố, trong gần 6.000 mẫu xét nghiệm người về từ Đà Nẵng vừa qua có 6 ca dương tính. Như vậy ước tính khoảng 1.000 người thì có một người nhiễm. Như vậy, trong 36.000 mẫu xét nghiệm đã được lấy có khả năng có khoảng 36 người nhiễm", ông Nhân nói và cho rằng chưa chính xác nhưng con số này rất quan trọng và là cơ sở để định hướng, tính toán cho tình huống sắp tới.
Bí thư Thành ủy TP HCM đánh giá dịch bệnh trên thế giới đang rất phức tạp, số ca bệnh ngày một tăng. Tại Việt Nam, tình hình Đà Nẵng cũng phức tạp. TP HCM đang an toàn nhưng nguy cơ dịch bệnh sẽ tăng trở lại vì số người về từ Đà Nẵng còn cả trăm nghìn người.
"Dự báo số bệnh nhân nhiễm nCoV ở TP HCM có thể trở lại như lúc cao điểm hồi cuối tháng 3 với 42 người phải điều trị cùng lúc trong các bệnh viện", ông Nhân nói và cho rằng cần thực hiện việc đeo khẩu trang nơi công cộng vì đây là biện pháp cơ bản và dễ nhất để phòng tránh dịch bệnh lây lan.
Giải pháp tiếp theo, ông Nhân yêu cầu người về từ vùng dịch phải khai báo y tế và tự cách ly. Khi phát hiện trường hợp không tự cách ly, người dân cần báo cơ quan chức năng. Ngoài ra, các ngành nghề, dịch vụ đang sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các tiêu chí bảo đảm an toàn mà các sở ngành đã xây dựng. Đồng thời, cần hạn chế tập trung quá 30 người theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bí thư Thành ủy TP HCM cũng cho rằng người từ Đà Nẵng tới TP HCM cần được kiểm soát chặt chẽ. Người nhập cảnh trái phép phải được ngăn chặn quyết liệt. Với tình trạng đưa người nhập cư, lưu trú bất hợp pháp tại TP HCM, các sở, ngành, quận, huyện cần có những biện pháp mạnh, cứng rắn để không tái diễn. Đối với những trường hợp có đủ chứng cứ về hành vi phạm tội, tòa án, Viện kiểm sát cần khởi tố trong thời gian sớm nhất.
Bộ Y tế chiều 3/8 ghi nhận 21 ca dương tính nCoV, trong đó 15 ca tại Đà Nẵng, 6 ca tại Quảng Nam liên quan đến Đà Nẵng. Tổng số ca nhiễm cả nước lên 642, trong đó 374 người đã khỏi, sáu người tử vong, 262 bệnh nhân đang điều trị.
Dòng người vượt biên trái phép vào Việt Nam tiếp tục tăng
NGUỒN HÌNH ẢNH,TTXVN
Chụp lại hình ảnh,
Từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 16 ngàn người xuất, nhập cảnh trái phép bị chặn giữ và kiểm tra y tế tại chỗ.
Việt Nam liên tục phát hiện các trường hợp vượt biên trái phép từ các quốc gia láng giềng trong những ngày gần đây.
Được công khai trên báo chí đầu tiên là các vụ đưa người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc "nhập cảnh bất hợp pháp, trốn cách ly" bằng đường bộ qua các tỉnh giáp biên. Những người này đã vào tới nhiều tỉnh thành như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Việc đưa người bất hợp pháp được phát hiện và công bố vào thời điểm Việt Nam phát hiện các ca dương tính Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng sau hơn ba tháng yên ắng, khiến một số người đặt câu hỏi về khả năng virus theo chân dòng người nhập cư lậu, không qua kiểm soát dịch tễ của giới chức.
Sau trường hợp đầu tiên được xác nhận hôm 25/7, các ca dương tính với virus corona liên tục được ghi nhận với số lượng tăng nhanh và tình trạng sức khỏe nghiêm trọng so với đợt bùng phát ở Việt Nam hồi tháng Ba.
Tính đến tối ngày 2/8, Việt Nam ghi nhận có 620 ca dương tính với virus corona, với sáu trường hợp tử vong.
Đi đường mòn, lối mở, vượt sông, đường biển
Cũng trong thời gian này, giới chức liên tục phát hiện dòng người tìm cách nhập cảnh bất hợp pháp qua các tỉnh giáp biên như Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Tây Ninh, An Giang.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tình trạng nhập cảnh bất hợp pháp tại khu vực giáp biên ở Mèo Vạc diễn ra gần như hàng ngày, theo báo Tuổi Trẻ (hình minh họa)
Tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tình trạng này diễn ra gần như thường ngày, báo Tuổi Trẻ nói, thậm chí có hôm lực lượng biên phòng "bắt hơn trăm người".
Trong những vụ phát hiện mới đây, hầu hết những người tìm cách nhập cảnh đều là người Việt.
Sáng 2/8, đồn biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh thuộc lực lượng biên phòng tỉnh Cao Bằng bắt giữ một nhóm 17 người, là dân các tỉnh miền bắc vốn đã vượt biên, cũng trái phép, sang Trung Quốc làm thuê hồi năm ngoái, trang tin Quân đội Nhân dân nói.
Đây là vụ mới nhất trong tổng số 21 vụ bắt giữ với 132 người Việt mà chốt biên phòng này đã thực hiện chỉ riêng trong tháng Bảy.
Trong các ngày 31/7 và 1/8, lực lượng biên phòng tỉnh Hà Giang chặn hai nhóm, một nhóm tám người, và một nhóm 31 người, tìm cách nhập cảnh trái phép.
Những người này là dân của 12 tỉnh, cả ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Hôm 30/7, lực lượng biên phòng thành phố Móng Cái phát hiện được hai nhóm, một gồm 29 người, một gồm 16 người, vượt sông biên giới để vào Việt Nam, theo báo Tuổi Trẻ.
Điểm chung của những nhóm người bị phát hiện, bắt giữ mới đây, là họ đều sang Trung Quốc đi làm thuê.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến công ăn việc làm trở nên khó khăn, họ tìm cách quay trở lại Việt Nam. Sang Trung Quốc trái phép, họ cũng lựa chọn cách đi tương tự để trở về - thuê người đưa qua đường mòn, lối mở hay vượt sông.
Tại miền Nam, chiều 31/7, tỉnh An Giang bắt giữ một nhóm 41 người, gồm 20 người lớn và 2 trẻ em, đi từ Campuchia vào Việt Nam bằng đường thủy, trên tám chiếc thuyền nhỏ.
Báo Dân Trí nói những người này "không có giấy tờ tùy thân" và "có ý định về Việt Nam sinh sống".
Khác với các nhóm nhập cảnh bất hợp pháp khác được xác định là người Việt và được đưa đi cách ly, nhóm các gia đình Việt kiều sinh sống tại tỉnh Siem Reap của Campuchia đã được vận động để quay về nơi chốn cũ để "tiếp tục làm ăn sinh sống, không quay lại Việt Nam".
Lỗ hổng chưa kiểm soát được?
Trong chiến dịch phòng chống Covid-19, Việt Nam đã rất quyết liệt ứng phó với những hình thức như áp dụng giãn cách xã hội, phong tỏa cục bộ các điểm dịch bùng phát, tạm ngưng các hoạt động giao thông công cộng liên tỉnh...
Cho đến nay, một số biện pháp vẫn đang được tiếp tục áp dụng, như đóng cửa các đường bay quốc tế và tiến hành cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ nước ngoài.
Tuy nhiên, đối với những hình thức nhập cảnh đường bộ bất hợp pháp thì không thể biết chính xác là đã có bao nhiêu trường hợp đã lọt qua vành đai kiểm soát cả về biên phòng lẫn y tế.
Tại cuộc họp về phòng chống Covid-19 hôm 31/7 của Bộ Quốc phòng tại Hà Nội, Thiếu tướng Lê Đức Thái, người phụ trách lực lượng Bộ đội Biên phòng, được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói chỉ riêng trong thời gian từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 16 ngàn người xuất, nhập cảnh trái phép bị chặn giữ và kiểm tra y tế tại chỗ.
Việc qua lại đường biên bất hợp pháp diễn ra ở cả ba khu vực biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, Tướng Thái cho biết thêm.
Tướng Thái cho rằng, việc đưa người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới là loại tội phạm có từ trước dịch Covid-19, ở cả 3 tuyến với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Bộ Y tế hôm thứ Bảy nói có tới 800 ngàn du khách tới Đà Nẵng đã rời đi, trở về các tỉnh thành kể từ hôm 1/7
Cạnh đó, việc di chuyển nội địa trong thời gian bùng phát dịch bệnh cũng khiến nhiều người quan ngại.
Bộ Y tế hôm thứ Bảy nói có tới 800 ngàn du khách tới Đà Nẵng đã rời đi, trở về các tỉnh thành kể từ hôm 1/7, và có hơn 41 ngàn người đã ra vào ba bệnh viện của Đà Nẵng, nơi phát hiện ra những ca dương tính đầu tiên của đợt bùng phát dịch bệnh sau hơn ba tháng không có lây lan trong cộng đồng.
Việt Nam: Đợt dịch Covid-19 thứ hai dữ dội hơn đợt đầu tiên, chế độ lung lay
Thanh Phương
Sau hơn ba tháng không có ca nhiễm mới nào trong cộng đồng, và sau một thời gian dài được cả thế giới khen ngợi về thành tích phòng chống dịch Covid-19 giỏi đến mức không có một ca tử vong nào (theo thông báo chính thức), Việt Nam nay phải đối phó với một làn sóng dịch thứ hai, đến bất ngờ và dữ hội hơn lần trước, với tâm chấn là thành phố du lịch Đà Nẵng.
Tính đến sáng hôm nay, 03/08/2020, tại Việt Nam đã có đến 6 người chết vì dịch Covid -19, tuổi từ 53 đến 86, tất cả trước đó đều đã có những bệnh mãn tính và đều có liên quan đến Đà Nẵng. Điều đáng nói là số tử vong có vẻ đang tăng nhanh, vì chỉ riêng trong ngày Chủ nhật đã có 3 người chết vì Covid-19. Số tử vong rất có thể sẽ còn tăng nữa vì hiện có 13 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
Cũng tính đến sáng hôm nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 621 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 242 bệnh nhân vẫn đang được điều trị. Như vậy là sau hơn ba tháng không phát hiện ca nào (ngoài những ca ngoại nhập), dịch Covid-19 lại xuất hiện trong cộng đồng, chính thức là kể từ ngày 25/07 ở Việt Nam. Từ đó cho đến nay, đã có hơn 174 ca nhiễm mới được ghi nhận, trong đó có 120 ca ở Đà Nẵng, phần còn lại là ở các tỉnh thành khác: Quảng Nam với 35 ca, Sài Gòn 8 ca, và Quãng Ngãi và Đắc Lắk mỗi nơi 3 ca, Hà Nội 2 ca, Thái Bình, Hà Nam và Đồng Nai mỗi nơi 1 ca.
Trước tình hình dịch Covid-19 từ Đà Nẵng đang lan rộng như vậy, chính quyền Việt Nam thông báo sẽ xét nghiệm toàn bộ 1,1 triệu dân của thành phố này. Vấn đề là kể từ ngày 01/07 đã có hơn 800.000 người đến Đà Nẵng và sau đó trở về nơi ở của họ tại các tỉnh thành khác. Ngoài ra còn có khoảng 41.000 người đã từng đến chữa bệnh tại các bệnh viện của Đà Nẵng, nơi tập trung phần lớn các ca nhiễm mới. Thân nhân của người bệnh cũng bị lây nhiễm. Chẳng hạn như ca mới nhất được thông báo hôm nay là một phụ nữ 60 tuổi, cư dân tỉnh Quảng Ngãi, đến chăm sóc người thân ở Bệnh viện Đà Nẵng, từ ngày 18 đến 22. Đến ngày 31/07 bà bắt đầu bị ho và sốt cao, rồi được xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus corona.
Mặt khác, chính quyền Việt Nam hôm qua thừa nhận là rất khó truy ra nguồn gốc của đợt dịch lần này, vì tại Đà Nẵng có nhiều nguồn virus và có rất nhiều người bị lây nhiễm trong cộng đồng. Còn theo lời quyền bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thành Long, virus corona gây ra đợt dịch lần này là “một chủng virus mới xâm nhập vào Việt Nam có đột biến làm tăng khả năng cảm nhiễm, dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm cao.” Ông Long cho biết chỉ số lây nhiễm của virus mới này là khoảng 5-6, tức là một người có thể lây cho 5-6 người, trong khi chỉ số lây nhiễm của virus trong đợt dịch trước chỉ khoảng 1,8-2,2.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 30/07/2020, vào lúc mà Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm-Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, đã nhấn mạnh đến nguy cơ lây nhiễm từ những người nhập cảnh trái phép và nguy cơ từ các bệnh viện.
RFI: Thưa bác sĩ Trương Hữu Khanh, với tư cách một người làm trong ngành y tế, bác sĩ có ngạc nhiên về sự bùng phát của đợt dịch lần này?
BS Trương Hữu Khanh: Dịch xảy ra như thế này thì mình có thể tiên đoán được, tại vì những nước chung quanh vẫn còn, thì khả năng ca ngoại lại xâm nhập là có thể xảy ra. Vấn đề là mình biết lúc nào nó tới. Về nguyên tắc, một nước đã khống chế được nội tại, nhưng không kiểm soát được nguồn ngoại lai xâm nhập, thì mình sẽ bị. Ở Việt Nam, chỉ có sân bay, đường hàng không là kiểm soát được tốt, chứ còn đường bộ, đường sông thì mình không thể kiểm soát được. Theo tôi, nếu mình không kiểm soát được nhập cư, thì mình sẽ bị như thế này.
RFI: Dịch đã bùng phát đầu tiên ở Đà Nẵng và đã có nhiều người bị nhiễm từ Đà Nẵng đến một số thành phố khác, vậy theo bác sĩ làm cách nào để ngăn dịch lây lan thêm nữa?
BS Trương Hữu Khanh:Việc quan trọng nhất là mình phát hiện và sàng lọc những người ở các tỉnh khác, nếu phát hiện ra một ca thì mình sẽ vẽ đường đi của họ, xem họ đã đi đến những nơi nào, mình phải đuổi theo trước con virus, có nghĩa là họ đã đi đến đó thì có khả năng là con virus tồn tại ở khu vực đó. Muốn kiểm soát dịch này thì mình phải chặn trước con virus. Mình phải khoanh vùng và tầm soát những người đến khu vực đó, thông báo cho họ phải tiếp xúc với cơ quan y tế và tự cách ly mình. Việt Nam đang làm như vậy.
RFI: Thưa bác sĩ, Việt Nam có đã rút những kinh nghiệm từ đợt dịch trước hay không, tức là áp dụng những biện pháp đã được thực hiện trước đây?
BS Trương Hữu Khanh:Chắc chắc là phải áp dụng quyết liệt hơn là đối với những trường hợp trước đây, bởi vì thời gian mà mình phát hiện ca đầu tiên thì tương đối là trễ: có bệnh nhân nặng có nghĩa là ngoài cộng đồng đã có rồi. Thường thường cộng đồng phải có bệnh nhẹ trước, rồi mới có bệnh nặng. Thứ hai là phát hiện rồi mình mới thấy ổ dịch là nằm ở các bệnh viện, có nghĩa là những nơi giao lưu rất nhiều. Đó lại là những bệnh viện lớn, giao lưu từ các tỉnh rất là nhiều. Đây lại là một tỉnh thành du lịch, giao lưu rất là nhiều. Cho nên có khả năng là mình phải làm quyết liệt hơn và thời gian để khống chế dịch có thể sẽ dài hơn.
RFI : Thưa bác sĩ, những thành phố khác mà có nguy cơ là có những người đến từ Đà Nẵng thì phải thi hành những biện pháp nào để ngăn chận dịch Covid-19 bùng phát mạnh?
BS Trương Hữu Khanh:Thứ nhất là phải khai báo y tế. Tất cả những người từ thành phố Đà Nẵng về, tính theo khoảng thời gian mà họ mang mầm bệnh từ nơi đó, về đều phải khai báo y tế. Từ khai báo y tế đó, người ta mới hướng dẫn cho họ những phương pháp phòng ngừa tại chổ, khi phát hiện thì phải làm như thế nào. Hiện Việt Nam cũng đang dần dần lấy mẫu tất cả những nhóm người đó, để xem trong người họ có mang virus hay không. Nếu không mang virus thì kêu gọi họ tự cách ly. Còn nếu họ có mang virus thì phải cách ly tập trung.
Đó là biện pháp khoanh vùng. Còn riêng trong tỉnh mà mình đã phát hiện ca bệnh thì phải dò đường đi của ca bệnh đó, đuổi theo ca bệnh đó và khoanh vùng tiếp tục, để giám sát xem những người ở vùng đó có mang virus hay không, thì mới có thể khống chế được.
RFI: Vẫn theo nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh, thì có lẽ Việt Nam sẽ phải tiến hành xét nghiệm đại trà. Việt Nam có đủ phương tiện để tiến hành xét nghiệm hàng loạt đó?
BS Trương Hữu Khanh:Việt Nam có đủ phương tiện, bởi vì năng lực xét nghiệm của Việt Nam hiện nay được mở ra khá là nhiều rồi. Năng lực phát hiện ban đầu, cũng bằng phương pháp PCR, để phát hiện ca âm tính, thì đủ. Còn nếu là ca dương tính thì mình phải check lại một lần nữa. Cái này Việt Nam cũng đủ năng lực. Về sinh phẩm, Việt Nam cũng tự sản xuất được và cũng nhập khẩu được, bởi vì hiện nay nguồn sinh phẩm để chẩn đoán không phải là khó kiếm như lúc ban đầu.
Thứ hai là trong suốt thời gian vừa rồi, Việt Nam đã tập huấn cho những cơ sở xét nghiệm khác nhau để nâng năng lực của họ lên, tăng số nơi xét nghiệm lên.
Cái Việt Nam hiện nay khởi động nhiều hơn, đó là khối điều trị. Lúc trước ca bệnh nặng không nhiều, chỉ là bệnh nhẹ thôi. Bây giờ có những ca bệnh nặng nên phải khởi động một số nơi điều trị bệnh nặng, để chia sẻ cho các vùng chưa có kinh nghiệm. Lúc trước chỉ tập trung các ca bệnh nặng ở hai nơi là bệnh viện Chợ Rẫy, Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh và Nhiệt Đới Trung Ương. Bây giờ người ta đang mở ra những nơi khác như Bệnh viện Trung ương Huế, rồi dần dần sẽ mở ra thêm để đủ năng lực điều trị bệnh nặng, trải đều ra.
RFI: Thưa bác sĩ, với tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, chắc là Việt Nam sẽ phải tiếp tục đóng cửa biên giới, tức là khoan đón nhận trở lại du khách nước ngoài, đề phòng những ca ngoại nhập?
BS Trương Hữu Khanh:Khi đã có những ca du nhập mà không kiểm soát được và ở các nước khác đang có đợt dịch mới, chắc chắn là Việt Nam chưa thể mở cửa du lịch thoải mái, có thể chỉ mở cửa chọn lọc cho một số chuyên gia vào làm việc. Những người này phải tuân thủ cách ly 14 ngày, rồi xét nghiệm lại.
RFI: Nếu đợt dịch kỳ này quá lớn so với kỳ trước, bệnh viện của bác sĩ đang chuẩn bị như thế nào để tiếp nhận bệnh nhân?
BS Trương Hữu Khanh:Bệnh viện Nhi Đồng 1 khoảng 1 tuần nay đã khởi động rồi và đã tiếp nhận bệnh nhân rồi, nhưng đó là những ca mà mình nghi ngờ thôi. Những nhân viên bệnh viện đi từ Đà Nẵng về hoặc đã đến những bệnh viện có ca bệnh thì cũng đã được xét nghiệm và cách ly theo dõi. May mắn là những người đó đều được xét nghiệm âm tính.
Đối với bệnh viện Nhi Đồng 1, nếu phát hiện các ca dương tính thì chúng tôi chia thành hai nhóm. Nếu là người lớn thì mình chuyển sang Bệnh Viện Nhiệt Đới hoặc bệnh viện dã chiến, còn trẻ nhỏ thì mình chuyển sang Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố, vì bệnh viện Nhi Đồng 1 đang trong giai đoạn xây dựng.
Thêm 21 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 642 bệnh nhân
TPO - Bộ Y tế ghi nhận thêm 21 ca mới dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 15 ca tại Đà Nẵng, 6 ca tại Quảng Nam. Tất cả bệnh nhân đều liên quan đến vùng dịch Đà Nẵng.
Bệnh nhân 622-627 (BN622-627): các bệnh nhân tại Quảng Nam, độ tuổi từ 38-83, liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng. Trong đó 3 ca là người thăm tại Khoa Thận - Nội tiết, 1 ca là người chăm sóc BN524, 1 ca tiếp xúc BN524, 1 ca là bệnh nhân Khoa Thận - Nội tiết.
Hiện 6 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Bệnh nhân 628-642 (BN 628-642) là các ca bệnh tại Đà Nẵng, độ tuổi từ 20-78.
Cụ thể: 12 ca là các đối tượng F1 (BN456: 5 ca, BN509: 2 ca, BN488: 2 ca, BN501: 1 ca, BN510: 1 ca, BN426 và 430: 1 ca); 2 ca là người nhà chăm sóc tại Bệnh viện Đà Nẵng; 1 ca ở quận Hải Châu, khám ngoại trú tại Bệnh viện Gia Định, Đà Nẵng.
Đến nay Việt Nam ghi nhận tổng số 642 ca mắc COVID-19, trong đó 307 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 195 ca.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong ngày 3/8 BN397 (nữ, 58 tuổi) được công bố khỏi bệnh tại Bệnh Viện Nhiệt đới Hải Dương.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 373/642 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 58,3% tổng số ca bệnh.
Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi.
Tính đến chiều ngày 3/8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 21 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2.
Hiện còn 241 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19. Số trường hợp tử vong: 6 ca.
Chiều 3/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TPHCM họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Tại buổi họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, ông Giám đốc người Nhật đến TPHCM 2 ngày và có lịch trình đi lại rất dày đặc.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã ký công văn gửi các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế ngành để hướng dẫn kê đơn thuốc trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chiến dịch chống COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam chiều 3/8.
Sau khi Bộ Y tế công bố ca bệnh COVID-19 số 620 vào chiều 2/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam công bố lịch trình di chuyển của nữ bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hà Nam (44 tuổi, ở thôn Đình Tràng, Phường Nam Hạ, thành phố Phủ Lý).
Tối 2/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. Như vậy Việt Nam đã có 6 bệnh nhân tử vong, trong đó riêng hôm nay có 3 trường hợp.
Sáng ngày 3/8, Bộ Y tế cho biết có thêm 1 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân tại Việt Nam lên 621 ca.
THÁI HÀ
Ảnh: Như Ý
Bệnh viện Quảng Nam chuẩn bị tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân Covid-19
20 chuyên gia từ các bệnh viện lớn cả nước hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tập huấn xét nghiệm, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Kiểm tra Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam sáng 3/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh bệnh viện này sẽ trở thành tuyến đầu chống dịch ở miền Trung. Ở giai đoạn hai của dịch, số lượng bệnh nhân tăng lên nhiều, xuất hiện nhiều ca nặng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam sẽ là nơi tiếp nhận, điều trị số lượng lớn bệnh nhân.
Dự kiến ngày 4/8, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 từ các khu cách ly và các tỉnh, thành khác. "Bộ Y tế sẽ hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế, chuyên môn giúp bệnh viện điều trị bệnh nhân", Thứ trưởng Sơn nói.
Tiến sĩ Đinh Đạo, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, cho biết bệnh viện đang điều trị 15 bệnh nhân Covid-19.
Để tăng cường năng lực cho bệnh viện, Bộ Y tế hôm nay đề nghị các Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, cử chuyên gia hỗ trợ.
20 chuyên gia từ các bệnh viện lớn cả nước, đã có mặt ở bệnh viện Quảng Nam. Hôm qua, Trường Đại học Y Hà Nội cũng cử một ê kip về xét nghiệm, gồm đủ các khâu trong quy trình từ lấy mẫu bệnh phảm, mã hóa đến xử lý mẫu, xét nghiệm và trả kết quả, đến Quảng Nam.
"Cùng với 20 chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Trường ĐH Y Hà Nội..., bệnh viện giờ đây có khả năng thực hiện công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân", tiến sĩ Đạo nói.
Các chuyên gia Trường Đại học Y Hà Nội tập huấn về quy trình lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Covid-19 tái phát ở VN: Mô hình "trì hoãn", lợi hại và bài học?
Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Xét nghiệm ở Hà Nội hôm 31/7
Việc Việt Nam làm chậm hay đình hoãn khá tốt sự tiến triến của dịch Covid-19 với nhiều biện pháp, trong đó có đảm bảo cách ly, giãn cách xã hội trong giai đoạn đầu tỏ ra có nhiều ưu điểm, một chuyên gia về chính sách sức khỏe cộng đồng và dịch tễ học nói với BBC News Tiếng Việt.
Điều này lẽ ra đã cần phải được tiếp tục, nhưng rất tiếc là bản thân ngành y tế và nhiều người dân đã có phần 'lơi lỏng, chủ quan' nên hiện nay Việt Nam đang phải trả giá, Bác sỹ Phạm Hoàng Anh nói.
Nguyên Giám đốc Health Bridge Canada, một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ chính sách y tế công cộng và sức khỏe cộng đồng, nói với BBC:
"Trong giai đoạn một, bên cạnh cách ly, giãn cách xã hội là một trong các biện pháp được áp ụng để ngăn ngừa sự lan truyền.
"Tất nhiên là việc làm chậm lan truyền thì cũng có nghĩa là dịch cũng diễn tiến chậm lại, nhưng đó là phương pháp phòng ngừa quan trọng mà hầu như bất cứ quốc gia nào cũng nghiên cứu áp dụng.
"Có nơi tính đến miễn dịch cộng đồng, nhưng một câu hỏi đặt ra là cần phải biết được hiện nay đã có lây nhiễm với tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm rồi? Ví dụ giả sử biết được là trong cộng đồng tỷ lệ nhiễm là 30% rồi, thì cũng hy vọng là nếu có miễn dịch cộng đồng trên 50%, thì khoảng cách còn ít thời gian nữa, thì có thể "buông" chẳng hạn.
"Nhưng vấn đề là có biết được hiện nay tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng là bao nhiêu phần trăm hay không? Thông tin nói có một vùng rất nghèo ở Mumbai, tại Ấn Độ, có một cộng đồng dân cư mà có tỷ lệ được coi là 'miễn dịch cộng đồng', mà khi xét nghiệm thì khoảng 57% tái nhiễm và người ta cho rằng số ca xuất hiện ở trong cộng đồng ấy là đang giảm xuống rất là nhanh. Thì đó là nơi mà có thể có được miễn dịch cộng đồng tự nhiên.
"Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mà không có một quốc gia nào dám khẳng định là thả nổi thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa dịch sẽ đi xuống. Cho nên tôi nghĩ rằng cách ly rồi giãn cách xã hội là biện pháp bắt buộc, không thể khác được và đây là điều đã làm đúng."
'Chậm vẫn là tốt'
Có ý kiến cho rằng việc làm chậm lại chỉ là để tạm trì hoãn tiến triển quy mô, mức độ lây lan của đại dịch, nhưng nếu chủ quan, lơi lỏng kiểm soát, thì dịch có thể lại bùng phát và gây ra tác hại khó lường.
Về vấn đề này, Bác sỹ Phạm Hoàng Anh bình luận:
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
"Nếu mà nói rằng làm chậm lại, sau này nó vẫn có thể bung ra… thì tôi nghĩ rằng là nếu làm chậm được đà tiến triển của dịch thì cũng vẫn là tốt. Bởi vì làm chậm thì áp lực lên hệ thống y tế cũng bớt đi và những trường hợp bị nhiễm có điều kiện được chữa khỏi, rồi người ta có miễn dịch, thì huyết tương của người ta có thể dùng để điều trị những bệnh nhân khác.
"Còn nói bấy giờ để nó ồ ạt một lúc, bao nhiêu người mắc nhiễm, thì hệ thống y tế của Việt Nam hiện nay, mà chúng ta cũng thừa biết rằng không có dịch bệnh cũng đã quá tải rồi, bệnh viện nào cũng đông sẵn rồi, lại gánh thêm dịch Covid-19 nữa, thì sẽ hết sức khó khăn.
"Ngoài ra, bệnh nhân và các bác sỹ cũng có thể bị nhiễm dịch nữa, bệnh viện như ở Đà Nẵng, ngay trong bệnh viện, nhiều cán bộ y tế đang phải cách ly rồi, thì các bệnh nhân mà có dấu hiệu bệnh tất nhiên cũng có thể đưa vào đấy, nhưng chăm sóc và thiết bị, điều kiện sẽ bị hạn chế rất là nhiều.
"Cho nên tôi nghĩ, nếu Việt Nam tiếp tục làm giãn cách xã hội để làm chậm sự phát triển của dịch vẫn còn là cái may, nếu mà làm được".
'Đang phải trả giá'
Bác sỹ Phạm Hoàng Anh lấy làm tiếc khi thấy rằng Việt Nam chưa tự học được điều mà bà gọi là 'bài học quan trọng' từ phòng chống, kiểm soát và làm chậm đại dịch của chính nước này từ đợt một, khi mấy tháng qua để cho giãn cách xã hội, cùng nhiều biện pháp phòng hộ cá nhân và cộng đồng khác có phần bị lơi lỏng.
Bà nói:
"Tôi nghĩ có lẽ bài học tạm lui của dịch sau đợt một là việc chúng ta phải trả giá, tức là cũng chủ quan. Tôi nghĩ rằng người dân cũng nhiều người rất là chủ quan, theo quan sát của tôi, và có thể ngay cả ngành y tế cũng chủ quan.
"Trong thâm tâm của rất nhiều người nghĩ rằng chúng ta an toàn, chúng ta vượt qua rồi và thậm chí ở đâu đấy có những giả định là người Việt Nam có miễn dịch đặc biệt chẳng hạn.
"Đấy là những giả định mà chưa có cơ sở khoa học nào đảm bảo cả, mà trong khi chưa có cơ sở như thế chúng ta lại chủ quan, lơi lỏng với những biện pháp cách ly, những biện pháp phòng hộ cá nhân… thì rất là nguy hiểm.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
"Cho nên tôi nghĩ là bây giờ, ngay lập tức phải siết chặt giãn cách xã hội và thứ hai nữa là phải tiếp tục giáo dục, khuyến cáo người dân về những biện pháp phòng hộ cá nhân và tầm quan trọng để trước mắt hy vọng hạn chế được với người nào thì hay người ấy và trụ được ngày nào thì hay ngày ấy, còn nếu để nó bùng nổ đại quy mô thì hết sức nguy hiểm.
"Nếu nhìn ra bên ngoài, mấy nước bị kinh khủng như là Tây Ban Nha, Brazil, rồi Ấn Độ chẳng hạn, tôi thấy là Tây Ban Nha và một số nước, như là nước Pháp chẳng hạn, thời điểm ban đầu lây rất nhanh, là bởi vì văn hóa của họ có những yếu tố như gần gũi, kể cả bạn bè, không phải ruột thịt, nhiều khi gặp nhau cũng ôm hôn, rồi văn hóa lễ hội… tức là họ luôn luôn thể hiện sự nồng nhiệt.
"Còn Ấn Độ, dân cư quá đông, nhiều nơi chen chúc, rồi cũng có yếu tố văn hóa như ở nhiều người Việt Nam cũng thấy có, đó là sự tò mò, thấy gì lạ cũng chụm lại rất là đông để mà xem xét, theo dõi… Ấn Độ lan nhanh cũng là vì dân số quá đông và mật độ quá đông.
"Như vậy sơ bộ có thể thấy có những nhân tố văn hóa, xã hội tác động đến quá trình lây nhiễm, còn Việt Nam xem xét vấn đề này, tôi nghĩ chúng ta tuy vậy cũng có một số yếu tố ưu, thuận lợi cho quản lý dịch bệnh cộng đồng, trong đó nhiều người dân nhanh nhạy thông tin, nhạy bén với các thông tin liên quan đến sức khỏe, nên khi có những khuyến cáo của ngành y tế, của nhà nước và nếu lại được nhắc nhở, kịp thời, thì người dân cũng có ý thức tuân thủ."
'Buông lỏng quá sớm?'
Theo bác sỹ Phạm Hoàng Anh, người từng tu nghiệp ở London, Anh Quốc, về dịch tễ học, ngoài yếu tố trên, Việt Nam thực ra cũng có một lợi thế khác nữa trong hành vi của cá nhân trong cộng đồng.
Bà nói:
"Một vấn đề nữa trong giãn cách xã hội mà nhiều người cũng dễ thực hiện hơn ở nơi khác là vì người Việt Nam quen chịu những áp lực về mặt tinh thần.
"Tôi theo dõi và biết là vấn đề sức khỏe tâm thần, tinh thần của nhiều người dân ở nhiều nước phương Tây diễn tiến rất là xấu, vì trong đợt dịch kéo dài này, nhà nước ở những nơi đó phải suy tính nhiều cách để giải tỏa cho người ta, nếu không thì các vấn đề trầm trọng có thể dẫn tới trầm cảm, tự tử, kể cả bạo lực gia đình và nhiều vấn đề khác.
"Tất nhiên, ở Việt Nam cũng có nhưng nhiều người Việt Nam chống đỡ nhẹ nhàng hơn, chứ không tới mức độ nếu không được đi ra ngoài thì 'phát điên', cái đó cũng có thể có, nhưng chắc không nhiều.
"Tuy nhiên, dù là may mắn thế nào, thì trong giai đoạn mới, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần trở lại với sự kéo dài, chỉ có điều là cần phải gấp rút tranh thủ từng ngày trong giai đoạn 'vàng' để đừng bỏ lỡ áp dụng đúng các biện pháp, đồng thời đúc rút những bài học hiệu quả phù hợp nhất từ giai đoạn một đến ngay bây giờ."
Đợt tái bùng phát Covid-19 ở Việt Nam thu hút sự quan tâm, theo dõi của quốc tế và khu vực, đặc biệt với các thông tin được thông báo mới đây về các ca mắc nhiễm tăng thêm trong cộng đồng, trong đó có các ca tử vong và nhiều ca có nguy cơ tiến triển bệnh nặng.
Trang mạng Asia Times hôm 30/7 2020 có bài báo gây chú ý với tựa đề "Việt Nam - một nạn nhân của chính mình trong thành công chống Covid-19".
"Việt Nam là một 'mô hình mẫu' ngăn chặn virus corona, nhưng một làn sóng thứ hai bất ngờ cho thấy giới chức đã buông lỏng sự cảnh giác của họ quá sớm," tác giả David Hutt, một cây bút chuyên theo dõi thời sự Việt Nam, Đông Nam Á và khu vực, đưa ra lời nhận xét.
Covid-19 : Tại Việt Nam, bệnh nhân thứ 6 tử vong, 13 ca nguy kịch
Một dây chuyền sản xuất máy trợ thở tại công ty Vsmart thuộc tập đoàn Việt Nam Vingroup vùng ngoại ô Hà Nội (Việt Nam). Ảnh chụp ngày 03/08/2020.
Thụy My
Tại Việt Nam, dịch virus corona tiếp tục gây lo ngại với bệnh nhân thứ sáu đã tử vong, 21 trường hợp chẩn đoán nặng trong đó có 13 ca nguy kịch, đa số là người cao tuổi. Ngoài các khu vực đã bị phong tỏa ở Đà Nẵng, đến lượt thành phố Ban Mê Thuột bị cách ly.
Theo bộ Y Tế Việt Nam, trong số 242 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị trên toàn quốc, có 13 người đang trong tình trạng trầm trọng phải cho thở máy hoặc can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) tại Huế và Đà Nẵng. Ngoài ra có 21 ca nặng.
Ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Khám & Chữa Bệnh cho biết, bộ Y Tế đã huy động các bác sĩ giỏi nhất để điều trị cho các bệnh nhân trên, đa số là người lớn tuổi có nhiều bệnh nền. Ba bệnh viện lớn của Saigon cũng đã chi viện cho Quảng Nam.
Tính đến sáng nay, Việt Nam ghi nhận 621 trường hợp nhiễm virus corona, và có 373 bệnh nhân được chữa khỏi. Theo quyền bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, kết quả giải mã gien cho thấy chủng virus corona mới xâm nhập Việt Nam có mức độ lây nhiễm cao gấp ba lần các chủng đã phát hiện trong sáu tháng đầu năm.
Hiện có 103.268 người đang bị cách ly để theo dõi, do tiếp xúc gần với người bệnh và nhập cảnh từ vùng dịch.