Nếu đắc cử Trump sẽ bắt Trung Quốc bời thường vì Covid-19 bằng cách tịch thu tài sản TQ tại Mỹ để chia cho dân - FBI điều tra gián điệp TQ phát tán Coronavirus tại khán đài TT bổ nhiệm thẩm phán
08.10.2020 14:45
Tổng thống Trump cho biết ông cam kết sẽ "bắt Trung Quốc phải trả giá" cho những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra.Mỹ
"Điều này (Covid-19) xảy ra không phải lỗi của bạn, đó là lỗi của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho những điều họ gây ra với Mỹ. Trung Quốc cũng phải trả giá cho những gì họ đã làm với thế giới. Đây là lỗi của Trung Quốc", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong video đăng trên Twitter hôm 7/10.
Đây không phải lần đầu ông chủ Nhà Trắng quy trách nhiệm về Covid-19 cho Trung Quốc. Trong cuộc họp trực tuyến tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng trước, Trump cũng đề nghị cơ quan này "buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm" vì những điều ông cho là "giấu dịch".
Tổng thống Mỹ cũng từng nhiều lần gọi nCoV là "bệnh dịch ở Trung Quốc" hay "virus Trung Quốc", động thái bị nhiều người chỉ trích làm tăng phân biệt đối xử với người châu Á ở Mỹ.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington hiện chưa bình luận về phát ngôn của Trump. Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng nhiều lần lên tiếng bác cáo buộc "giấu dịch" và tố chính phủ Mỹ đã xử lý Covid-19 một cách sai lầm.
Trên thực tế, Trung Quốc được đánh giá kiểm soát đại dịch tốt hơn nhiều so với Mỹ. Phần lớn chuyên gia cũng phản đối cách chính quyền Trump giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe.
Cũng trong video phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ cho biết thêm ông muốn đẩy mạnh tốc độ tung ra thuốc điều trị có sẵn cho bệnh nhân Covid-19. "Tôi muốn dành cho các bạn những gì tôi có và tôi sẽ làm điều ấy miễn phí", Trump khẳng định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong video ghi tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, ngày 7/10. Ảnh: Twitter/Donald J.Trump.
Tổng thống Mỹ nói thêm việc ông nhiễm nCoV là "phước lành từ Chúa" bởi nó giúp ông nắm được mức độ hiệu quả của các loại thuốc thử nghiệm. Trump sau đó chỉ ra tác dụng từ loại thuốc thử nghiệm của Regeneron, nói rằng ông đã yêu cầu các bác sĩ dùng thuốc này và cho rằng sự hồi phục của ông là do tác dụng của thuốc.
Aruna Subramanian, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Stanford, Mỹ, cho biết cô vô cùng kinh ngạc trước tuyên bố của Trump khi ông nói nhiễm nCoV là phước lành từ Chúa.
"Câu nói ấy khiến tôi phát ốm. Liệu ông ấy sẽ nói sao về hơn 210.000 người Mỹ đã chết vì nCoV, phải chăng họ bị Chúa nguyền rủa?", Subramanian nói.
Tổng thống Mỹ hôm 7/10 quay trở lại Phòng Bầu dục làm việc lần đầu sau khi trở về từ Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed, Maryland. Trong thông báo cùng ngày, các bác sĩ của Trump nói ông không xuất hiện các triệu chứng Covid-19 trong 24 giờ.
Tuy nhiên, thông báo không cung cấp các thông tin quan trọng như Trump xét nghiệm âm tính lần cuối khi nào, kết quả chụp phổi hay ông có đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể ức chế các triệu chứng hay không.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 36,3 triệu người nhiễm và hơn một triệu người chết. Mỹ hiện ghi nhận hơn 7,7 triệu ca nhiễm và hơn 215.000 ca tử vong do nCoV.
Gián điệp TQ tung hoành trên đất Mỹ: Đầu độc Nhà Trắng, Ngũ Giác Đài hàng loạt FBI bất lực
Không quá ngạc nhiên nếu từ đây cho đến ngày bầu cử 3/11, nước Mỹ lại bình yên mà không có những điều bất ngờ xảy ra. Nhưng dòng tweet của Tổng thống Trump thông báo ông và đệ nhất phu nhân dương tính với virus Vũ Hán được coi là một trong số ít mang tính kịch tính nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nhưng có điều bất ổn gì đó không còn được coi là “ngẫu nhiên” nữa, khi làn sóng nhiễm virus Vũ Hán đang tấn công không chỉ Tổng thống Trump mà còn nhiều Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, những người làm việc trong chiến dịch tranh cử và trong nội các của Tổng thống Trump.
Càng sát ngày bầu cử, các biện pháp an ninh và biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt nhất đã được thiết lập để bảo vệ Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence chống lại 'các phi đội ám sát' có thể xảy ra, và một kịch bản Nội chiến đang âm ỉ trong lòng nước Mỹ.
Nhưng có một câu hỏi mà dường như đang ám ảnh trong tâm trí của nhiều người: "Ai đã nhắm mục tiêu Tổng thống Trump?"
Trong khi những người theo cánh tả vui mừng “kỷ niệm” ngày Tổng thống Trump phải nhập viện tại Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed, bằng các dòng tweet như "Điều này đánh dấu sự kết thúc. #CovidCaughtTrump”thì mọi việc không chỉ dừng lại đây…
Nhưng có một câu hỏi mà dường như đang ám ảnh trong tâm trí của nhiều người: "Ai đã nhắm mục tiêu Tổng thống Trump?" (Getty)
Virus Vũ Hán giống như một thứ “vũ khí sinh học”?
Khi một số các nghị sĩ chủ chốt của Đảng Cộng hòa, cùng những người trong chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Trump đều có kết quả dương tính với virus Vũ Hán, đó không còn là việc “ngẫu nhiên” nữa, mà là một “thứ” gì đó như kiểu đã được lên kế hoạch.
Trước đó vào ngày 21/8, tờ Forbes đã đăng một bài viết của Tiến sĩ Mark Kortepeter, Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Y tế Công cộng thuộc Đại học Nebraska, đồng thời là một bác sĩ và là chuyên gia từng làm việc tại phòng thí nghiệm nghiên cứu "vùng nóng" của Quân đội Mỹ. Ông cho rằng, một số bệnh dịch chính là loại vũ khí sinh học hữu hiệu. Đồng thời ông cũng đặt câu hỏi: Liệu Covid-19 có thuộc loại đó hay không?(1)
Bất chấp việc chính quyền Bắc Kinh cho phép các phóng viên vào phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán vào hồi giữa tháng 8, trong một nỗ lực muộn màng nhằm bác bỏ các thuyết âm mưu cho rằng virus SARS-CoV-2 - nguyên nhân gây ra đại dịch Covid-19 - có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm, các nhà quan sát đánh giá sự “cởi mở” này của ĐCSTQ là đã quá muộn. Và sự “cởi mở” này của chính quyền độc tài khó có thể làm giảm bớt các chủ thuyết cho rằng, vụ phát tán virus này là một hành động khủng bố sinh học có chủ ý của ĐCSTQ.
Tiến sĩ Mark Kortepeter cho rằng, dù ai đó có tin những thuyết âm mưu này hay không, thì việc cân nhắc xem liệu virus SARS-CoV-2 (virus corona Vũ Hán) có tạo ra cái gọi là vũ khí sinh học “hữu hiệu” hay không là điều nên làm.
Nhiều người tin rằng virus SARS-CoV-2 (virus Corona Vũ Hán) hội tụ đầy đủ yếu tố cần thiết để cấu thành một thứ vũ khí sinh học. (Wikimedia Commons)
Theo ông, chiến tranh sinh học bao gồm việc sử dụng các mầm bệnh truyền nhiễm, hoặc chất độc từ các sinh vật sống để gây ra cái chết hoặc tàn tật cho con người, động vật hoặc thực vật. Việc triển khai vũ khí sinh học có thể bao gồm từ việc đơn giản, như làm ô nhiễm nguồn nước của kẻ thù bằng phân hoặc xác chết, đến việc rải mầm bệnh được gieo rắc tinh vi trên khắp chiến trường.
Mặc dù có hàng ngàn mầm bệnh lây nhiễm sang con người, nhưng chỉ có một số ít khiến chúng trở thành vũ khí sinh học “hữu hiệu”. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phân loại các tác nhân đe dọa cao nhất đối với khủng bố sinh học là "Loại A".
Các bệnh trong danh mục loại A có khả năng xác định gây nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng, trong số đó nhiều bệnh đã từng gây đau khổ cho loài người như bệnh than, dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết và bệnh sốt xuất huyết do virus (Ebola và Marburg).
Ngoại trừ bệnh đậu mùa đã bị diệt trừ và hiện đang bị “nhốt” trong tủ đông lạnh tại CDC ở Atlanta (Mỹ) và ở Nga, tất cả các mối đe dọa thuộc loại A đều tương đối dễ dàng có được, và trường hợp của virus Vũ Hán hiện đang “có sẵn” trên toàn thế giới.
Tiến sĩ Mark Kortepeter cho biết, nhìn chung virus Vũ Hán có một số đặc tính “đáng mong đợi” như một thứ vũ khí sinh học, nhưng có lẽ không đủ “uy lực” để khiến nó trở thành một lựa chọn tốt cho các mục đích quân sự.
Tiến sĩ Mark Kortepeter cho rằng, nhìn chung virus Vũ Hán không đủ “uy lực” để khiến nó trở thành một lựa chọn tốt cho các mục đích quân sự. (Ảnh cắt clip)
Nhưng cũng thật khó để ngăn chặn virus Vũ Hán một khi nó xâm nhập vào quần thể.
Mục tiêu là Tổng thống Donald Trump và nội các của ông?
Có thể nói Tổng thống Mỹ là yếu nhân quyền lực nhất thế giới, có thể vì lẽ đó mà người đứng đầu nước Mỹ cũng là nhân vật được bảo vệ cẩn mật nhất thế giới.
Mặc dù chúng ta không bao giờ có thể biết tường tận cách các mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống, nhưng có một điều chắc chắn, họ rất thành thạo trong việc ngăn chặn các âm mưu liên quan đến các vụ tấn công bằng máy bay, ô tô, súng, bom và các vũ khí có thể nhìn thấy khác. Tóm lại họ có các biện pháp để đối phó với những thứ “hữu hình”.
Tuy nhiên, các đặc vụ Mỹ có thể bó tay với những vụ tấn công “vô ảnh vô hình”, mà virus Vũ Hán có vô số cách để có thể “tìm” đến Tổng thống Trump và các thành viên trong nội các của ông. Đặc biệt là không có cách nào để Sở Mật vụ xác định rõ ai đó có thể 'mang nó', và ai đó muốn đến gần Tổng thống Trump để 'chuyển nó qua' cho ông .
Và sau 7 tháng lũng đoạn nước Mỹ, virus Vũ Hán đã thành công. Nó “tấn công” vào thời điểm một tháng trước cuộc bầu cử, khi Tổng thống Trump đang tăng cường các cuộc vận động tranh cử tại các bang. Nó bùng phát vào thời điểm quá hoàn hảo để được coi là “ngẫu nhiên”.
Và sau 7 tháng lũng đoạn nước Mỹ, virus Vũ Hán đã thành công. Nó “tấn công” vào thời điểm một tháng trước cuộc bầu cử, vào thời điểm quá hoàn hảo để được coi là “ngẫu nhiên”. (Getty)
Rạng sáng ngày 2/10 được coi là một trong số ít các sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ, khi Tổng thống Trump tweet rằng ông và đệ nhất phu nhân đã dương tính với virus Vũ Hán.
Tuy nhiên, khi nhiều thành viên Đảng Cộng hòa ở các vị trí chủ chốt cũng có kết quả dương tính với virus thì những suy đoán về vụ nhiễm bệnh “ngẫu nhiên” của Tổng thống Trump đã bắt đầu “xoay chiều”.
Vấn đề không còn nằm ở việc các đảng viên Đảng Dân chủ đang cố “lèo lái” nguyên nhân Tổng thống Trump nhiễm bệnh là do ông “coi thường” không đeo khẩu trang, và tổ chức những buổi vận động đông người nữa. Việc Tổng thống Trump có đeo khẩu trang hay không giờ cũng không còn quan trọng, mà người ta đang đặt câu hỏi: Tại sao nhiều đảng viên Cộng hòa đang giữ vai trò chủ chốt lại đột ngột nhiễm virus Vũ Hán.
Trong số những người có kết quả xét nghiệm dương tính bao gồm:
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, cố vấn cấp cao của Tổng thống - Ronna McDaniel
Lãnh đạo Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện - Ron Johnson;
Thượng nghị sĩ Mike Lee - thành viên trong Ủy ban Tư pháp Thượng viện;
Thượng nghị sĩ Thom Tillis, thành viên trong Ủy ban Tư pháp Thượng viện
Giám đốc Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump - Bill Stepien,
Thư ký báo chí Nhà Trắng - Kayleigh McEnany
Nhân viên văn phòng báo chí Nhà Trắng - Chad Gilmartin
Phụ tá truyền thông của Nhà Trắng - Karoline Leavitt...
Thư ký Báo chí Nhà Trắng - Kayleigh McEnany, một nhân vật "khó ưa" đối với truyền thông cánh tả và đảng Dân chủ đã dương tính với virus Vũ Hán. (Getty)
Các vụ lây nhiễm đã làm chao đảo chiến dịch tranh cử tổng thống đang bước vào tháng quyết định cuối cùng, làm xáo trộn thị trường tài chính quốc tế, và làm chậm lại công việc của Quốc hội, với việc Thượng viện có khả năng trì hoãn bất kỳ cuộc bỏ phiếu xác nhận vị trí thẩm phán của bà Amy Coney Barrett khi ba thành viên của đảng Cộng hòa có kết quả dương tính, trong đó có hai Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Tư pháp, là những người sẽ bỏ phiếu xác nhận trực tiếp bà Amy Coney Barrett. (3)
Lin Wood, một luật sư cấp cao đã tweet: "Nhiều nhà lãnh đạo quản lý của Donald Trump bị cách ly bởi những gì dường như là cuộc tấn công có mục tiêu của Covid-19". Sau đó ông thêm một tweet: “Không có sự trùng hợp nào cả. Số không. Không ai. Hãy dừng lại".
Deanna Lorraine, phóng viên chính sự và là ứng viên tranh cử vào Quốc hội, cũng chọn chủ đề về "cuộc tấn công có mục tiêu" trong tweet của cô:
“Điều khá đặc biệt là bệnh dịch Trung Quốc bằng cách nào đó rất biết chỉ nhằm vào các thành viên của Ủy ban Tư pháp Thượng viện.
Trong số 53 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, 3 người bị nhiễm virus đều thuộc Ủy ban (Tư pháp Thượng viện).
Thật trùng hợp ... hay không”
Deanna Lorraine đã phải kinh ngạc đặt câu hỏi trong một tweet khác của cô:
"Có ai khác thấy kỳ lạ khi không có đảng viên Dân chủ nổi tiếng nào bị nhiễm virus nhưng danh sách đảng viên Cộng hòa cứ lặp đi lặp lại?”.
Omar Navarro, một chính trị gia Đảng Cộng hòa ở California đã tweet như sau:
“1 - Thẩm phán RBG chết. 2 - Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ đề cử thẩm phán công lý mới trước cuộc bầu cử. 3 - Pelosi thực hiện kế hoạch "Còn một mũi tên trong ống” để ngăn chặn ông ấy (hàm ý vẫn còn biện pháp đối phó với Tổng thống Trump). 4 - Một tuần sau khi Tổng thống Trump (nhiễm bệnh), trợ lý hàng đầu của ông ấy, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông ấy, hai Thượng nghị sĩ đều dính COVID. 5 - Schumer (lãnh đạothiểu số tại Thượng viện) ngay lập tức yêu cầu trì hoãn việc đề cử”.
Cuối cùng, có một thực tế là người đàn ông được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới, người luôn miệt mài làm việc và tương tác với mọi người bất chấp đại dịch, từ chối “ẩn nấp” trong một boongke biệt lập và không bị lây nhiễm trong suốt hơn 7 tháng virus xâm nhập vào nước Mỹ - đã bất ngờ bị “dính đòn” trực tiếp.
Một lần nữa, vào những tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử, sự nhiễm bệnh của Tổng thống Trump đã làm gián đoạn một thứ mà chiến dịch tranh cử của Joe Biden hằng ao ước và không bao giờ có thể làm được: Các cuộc diễn thuyết mít-tinh có rất đông người ủng hộ.
Ngẫu nhiên? Trùng hợp? Hay là âm mưu hãm hại?
Khi đại dịch virus Vũ Hán dần chìm lắng, khi các cuộc bạo loạn của nhóm khủng bố Antifa, Black Lives Matter càng làm cho người dân Mỹ ngày càng chán ghét, thì cái chết của thẩm phán Ruth Bader Ginsburg đã làm cho những người thuộc Đảng Dân chủ hoảng loạn thật sự.
Vậy, có điều gì lạ lùng khi trước đó đại dịch dường như có vẻ “bốc hơi” trong tâm trí người Mỹ, thì nay làn sóng nhiễm Covid-19 đã quay trở lại tấn công nơi được coi là An toàn nhất - Nhà Trắng. Và không chỉ Tổng thống Trump mà còn nhiều Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bị nhiễm virus.
Như nhà văn Ian Fleming - cha đẻ của Điệp viên 007 từng nói: “Một lần là ngẫu nhiên. Hai lần là trùng hợp. Lần thứ ba chính là hành động của kẻ thù”.
Như nhà văn Ian Fleming - cha đẻ của Điệp viên 007 từng nói: “Một lần là ngẫu nhiên. Hai lần là trùng hợp. Lần thứ ba chính là hành động của kẻ thù”. (Wikimedia Commons)
Vào thời điểm trước khi nhiễm “cúm Tàu”, Tổng thống Donald Trump đang thực hiện các cuộc vận động tranh cử cực kỳ hiệu quả ở các bang chiến trường với sự ủng hộ của hàng nghìn người hâm mộ. Tuy nhiên, việc Tổng thống bị dương tính với virus Vũ Hán đã khiến mọi kế hoạch tranh cử của ông đột nhiên bị ngừng lại vào đúng thời điểm quan trọng nước rút.
Từ một người sôi nổi và thích giao lưu với người dân, Tổng thống Trump bị buộc phải nhập viện điều trị tại Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed ở bang Maryland vào tối 2/10. Đương nhiên là “bệnh nhân”, Tổng thống Trump bị buộc phải cách ly và sống ẩn dật.
Có điều, nhiều người sẽ nghĩ rằng ứng viên Joe Biden (ở độ tuổi 78), với trí nhớ sa sút và những pha nói “cà lắp” - sẽ càng phải thận trọng và hạn chế đi lại, tiếp xúc với cử tri trong những tuần cuối cùng của chiến dịch như ông vẫn thường áp dụng online tại nhà. Chưa kể Joe Biden đã tham gia cuộc tranh luận đầu tiên với Tổng thống Trump nên khả năng lây nhiễm virus khá cao.
Tuy nhiên, ngay sau khi Tổng thống Trump bị gạt ra khỏi “cuộc chơi” vận động tranh cử, Joe Biden đã lên máy bay, bay tới nhiều nơi trong những ngày đầu tháng 10 còn nhiều hơn cả số lần ông bay trong cả tháng 9, trong đó ông đã bay đến 2 bang chiến trường là Michigan và Florida.
Ngay sau khi Tổng thống Trump bị gạt ra khỏi “cuộc chơi” vận động tranh cử, Joe Biden đã lên máy bay, bay tới nhiều nơi trong những ngày đầu tháng 10 còn nhiều hơn cả số lần ông bay trong cả tháng 9. (Getty)
Thêm một yếu tố đáng ngờ nữa là các thành viên chủ chốt của Đảng Cộng hòa đã “đổ” bệnh ngay sau thông báo xác nhận bà Amy Coney Barrett làm thẩm phán tối cao, và ngay sau cuộc điều trần lấy lời khai của cựu Giám đốc FBI JamesComey trong vụ án “dài kỳ” liên quan đến Hillary-Obama.
Kỳ lạ hơn, cựu phó Giám đốc FBI Andy McCabe đã “không thể” xuất hiện tại Thượng viện để tham gia phiên điều trần với lý do "lo sợ cho sự an toàn của gia đình mình" khi bị nhiễm COVID-19.
Thêm nữa, lãnh đạo phe thiểu số Đảng Dân chủ tại Thượng viện là Chuck Schumer đã gợi ý yêu cầu hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần các phiên điều trần xác nhận bà Amy Coney Barrett làm thẩm phán, với lý do để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Một điều cần nhấn mạnh là, trước đó những gương mặt “cộm cán” của Đảng Dân chủ luôn công khai nói rằng, Joe Biden "không bao giờ được phép để thua (Donald Trump) trong bất kỳ trường hợp nào”. Đảng Dân chủ cũng luôn phản đối đề cử bà Amy Coney Barrett của Tổng thống Trump và muốn việc đề cử và xác nhận thẩm phán mới bổ nhiệm sau bầu cử.
Sự nhanh nhảu lộ liễu của Đảng Dân chủ
Với các tiêu chuẩn bảo vệ an ninh chặt chẽ, vậy Tổng thống Trump nhiễm bệnh ở đâu? Truyền thông cánh tả nhanh chóng “đổ dồn” sự chú ý vào khán phòng tại Cleveland, nơi diễn ra cuộc tranh luận giữa ông Trump và Joe Biden vào ngày 29/9. Cùng ngày Tổng thống Trump xác nhận dương tính (2/10), thành phố Cleveland báo cáo có 11 trường hợp nhiễm COVID-19 có liên quan đến việc lập kế hoạch và thiết lập cuộc tranh luận tổng thống ngày 29/9. (4)
Nhà Trắng trở thành ổ dịch khi virus dường như chỉ nhắm mục tiêu vào đảng viên đảng Cộng hòa mà “ưu ái” bỏ qua đảng viên Dân chủ. (Wikimedia Commons)
Tuy nhiên virus dường như chỉ nhắm mục tiêu vào đảng viên đảng Cộng hòa mà “ưu ái” bỏ qua đảng viên đảng Dân chủ. Ngay sau khi Tổng thống Trump dương tính với virus Vũ Hán, các bác sĩ xác nhận Joe Biden và vợ của ông là Jill Biden đã có kết quả xét nghiệm âm tính.
Vậy các đảng viên Đảng Cộng hòa vì sao đồng loạt nhiễm bệnh? Các đảng viên Đảng Dân chủ đã cố gắng "liên kết" đến một sự kiện đông đúc được tổ chức ở Vườn Hồng trước đó. Đó chính là buổi lễ Tổng thống Trump chính thức tuyên bố đề cử bà Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện.
Tuy nhiên, không chỉ có Tổng thống và các thành viên đảng Cộng hòa tham dự buổi lễ đó, mà có rất nhiều thành viên đảng Dân chủ và những người ủng hộ Joe Biden cũng có mặt trong buổi lễ ấy. Vậy sao họ không bị nhiễm?
Đảng Dân chủ có nhiều cách để lập luận, rằng họ - với tư cách là những người nghiêm túc đeo khẩu trang - đã tránh được việc nhiễm bệnh từ những người Cộng hòa mang COVID-19.
Tuy nhiên, các đảng viên Dân chủ quên mất rằng, mọi người vẫn có thể nhiễm virus Vũ Hán như thường, bất chấp việc đeo khẩu trang, rửa tay và giữ giãn cách xã hội - đó chỉ là những biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro. Thật kỳ lạ khi ở một “thị trấn nhỏ” của các chính trị gia như Washington DC, chỉ có đảng Cộng hòa “chịu đòn”.
Thật là kỳ lạ khi ở một “thị trấn nhỏ” như Washington, DC, chỉ có đảng Cộng hòa “chịu đòn”. (Pixabay)
Suốt gần 4 năm qua, các đảng viên Đảng Dân chủ và những người cánh tả đã cố gắng luận tội Tổng thống Trump, đã cố gắng buộc ông từ chức, làm mất uy tín của ông, phá hoại thành tích của ông, chế nhạo và sỉ nhục ông.
Họ đã không ngừng đe dọa cuộc sống của ông, công khai ước ao vị Tổng thống của họ chết nhiều lần, và rõ ràng họ chẳng hề quan tâm đến gia đình hay sức khỏe của Tổng thống.
Vậy, việc Tổng thống và các đảng viên Cộng hòa chủ chốt bị lây nhiễm virus có phải nằm trong kế hoạch nỗ lực khác để loại Tổng thống Trump ra khỏi Nhà Trắng?
Đảng Dân chủ tưởng là sẽ kìm hãm được Tổng thống Trump ít nhất trong 2 tuần tại bệnh viện, ngừng các cuộc vận động tranh cử và bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với cử tri.
Nhưng họ đã thật sự choáng váng khi chỉ đúng 2 ngày sau khi nhập viện, Tổng thống Trump bất ngờ xuất hiện chớp nhoáng bên ngoài Trung tâm Quân y Walter Reed để vẫy tay chào những người ủng hộ, và 72 tiếng sau khi nhận kết quả dương tính, ông đã trở lại Nhà Trắng làm việc bình thường.
Những người thuộc đảng Dân chủ như bình luận viên Chris Cuomo của kênh CNN đã không buồn che giấu nỗi thất vọng và tức giận khi Tổng thống Trump “xuất viện” trở lại Nhà Trắng. Ông ta chỉ còn biết lên sóng CNN chỉ trích sự “coi thường” virus của Tổng thống Trump. Đơn giản,Chris Cuomo cũng từng bị nhiễm “cúm Tàu” và phải mất 3 tuần để điều trị trong khi Tổng thống Trump chỉ mất có 3 ngày.
Tính đến thời điểm này, Đảng Dân chủ đã phải đón nhận hai tin buồn:
Đó là bác sĩ của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy (10/10) cho biết tổng thống không còn có nguy cơ lây truyền coronavirus. Tiến sĩ Sean Conley cho biết, Tổng thống Trump đáp ứng các tiêu chí của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) về việc ngừng cách ly một cách an toàn, và theo "các tiêu chuẩn hiện được công nhận", ông không còn bị coi là nguy cơ lây truyền.
Bất chấp virus Vũ Hán tấn công các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và bất chấp mọi rào cản từ các đảng viên Đảng Dân chủ xã hội chủ nghĩa, ngày 12/10, Thượng viện đã bắt đầu phiên điều trần đầu tiên xác nhận vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao tương lai đối với bà Amy Coney Barrett.
Đây có thể được coi là hai đòn giáng mạnh vào những nỗ lực của Đảng Dân chủ trong việc chống phá Tổng thống Trump, nội các của ông cùng các thành viên Đảng Cộng hòa.
Ngày 12/10, Thượng viện đã bắt đầu phiên điều trần đầu tiên xác nhận vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao tương lai đối với Amy Coney Barrett. (Getty)
Âm mưu hãm hại lần thứ 3, nhưng bất thành?
Như đã phân tích ở trên, mặc dù tờ Forbes - trong đó Tiến sĩ Mark Kortepeter chưa bao giờ đưa ra kết luận tuyệt đối về việc liệu Covid-19 có phải là một vũ khí sinh học hay không, nhưng các phương tiện truyền thông cánh tả đã rất nhanh chóng cho rằng 'coronavirus KHÔNG phải là một vũ khí sinh học'. Liệu có tật phải chăng giật mình? (5).
Joe Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ nói chung từ lâu đã bán linh hồn của họ và nước Mỹ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Liệu chính quyền Bắc Kinh có thực sự bỏ qua họ để sử dụng 'vũ khí sinh học' này trong một nỗ lực khác nhằm 'hạ gục' Tổng thống Donald Trump, khi mà trước đó mọi nỗ lực khác mà họ từng làm trong suốt gần 4 năm qua đều thất bại?
Với hơn 30% những người đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 không có triệu chứng gì, có nghĩa là kiểm tra thân nhiệt sẽ không xác định họ là dương tính với Covid-19, các thế lực ngầm có thể tung ra một số “đòn” đánh vào những người Cộng hòa mà họ biết rằng sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể truy tìm nguồn gốc lây nhiễm? (6)
Việc một loạt các thành viên Đảng Cộng hòa chủ chốt đột ngột nhiễm virus Vũ Hán đã gợi nhớ đến một sự cố nghiêm trọng hầu như bị lãng quên vào tháng 1 năm 2018. Một chuyến tàu chở các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa và gia đình của họ từ Washington đến khu nghỉ mát tại Tây Virginia, đã va chạm với một xe chở rác ‘bí ẩn” bị cho là mắc kẹt trên đường ray.
Tai nạn xảy ra lúc 11h20 phút tại thành phố Crozet, cách thủ đô Washington khoảng 125 dặm về phía Tây Nam làm một người tử vong và một người bị thương nặng. Có điều lạ là các kênh truyền thông dòng chính tỏ ra không mấy quan tâm đến tai nạn này, cũng như không hề đưa tin tiếp theo để giải thích vụ tai nạn nhẽ ra khó có thể xảy ra này. (7) Bảy tháng trước khi vụ tai nạn tàu hỏa xảy ra, vào ngày 14/6/2017, một tay súng đã bắn vào các thành viên đảng Cộng hòa, khiến Hạ nghị sĩ Steve Scalise, người lúc đó đang giữ chức vụ House Majority Whip, bị thương nặng cùng ba người khác bị thương. (8)
Điều trùng hợp là, hiện trường vụ xả súng là tại một sân bóng chày ở Alexandria, cũng thuộc bang Virginia, nơi các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang thư giãn tập luyện bóng chày. Kênh NBC đưa tin: “Các nhân chứng nói với các nhà điều tra rằng khi tay súng đến sân bóng, anh ta hỏi mọi người: “Đây là đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ?” (9)
Trong gần bốn năm kể từ khi Donald Trump trở thành Tổng thống, có thể nói các thành viên đảng Cộng hòa đã phải trải qua 3 sự kiện “sinh tử”. Chỉ còn ít ngày nữa là tới ngày bầu cử, và vào những ngày cuối cùng của “cuộc chiến” cam go này, hẳn nhiên sự cố nhiễm virus Vũ Hán hàng loạt của các thành viên cao cấp trong Đảng Cộng hòa đã nhắc nhớ họ cần phải cẩn trọng hơn, trong một chính quyền mà kẻ thù liên tục phá hoại và quấy rối Tổng thống. Đã đến lúc người dân Mỹ cần phải biết và hiểu điều gì đang xảy ra với họ.
Xuân Trường
Ngân hàng JPMorgan Chase: Ông Trump đang có lợi thế ở các bang ‘chiến trường’
TTO - Các phân tích của Ngân hàng JPMorgan Chase từ việc ghi danh bầu cử cho thấy tại nhiều bang chiến trường, cử tri đang có xu hướng ủng hộ Đảng Cộng hòa nhiều hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đứng trên bancông bên ngoài Phòng Xanh (Blue Room) khi từ viện trở lại Nhà Trắng ngày 5-10-2020 - Ảnh: AP
Theo Đài Foxnews, ngân hàng có trụ sở tại New York, JPMorgan Chase vừa công bố báo cáo phân tích của họ về các xu hướng thực tế trong việc đăng ký bầu cử của cử tri Mỹ.
Các chiến lược gia tại JPMorgan Chase cho rằng những thay đổi về số cử tri đăng ký với mỗi đảng lớn (Dân chủ và Cộng hòa) đã được chứng minh là một biến số rất quan trọng tác động tới kết quả những cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước đây.
Cựu phó tổng thống Joe Biden dẫn trước Tổng thống Donald Trump 9,2% về tỉ lệ ủng hộ trên toàn quốc theo thống kê trung bình các kết quả thăm dò công luận của trang RealClearPolitics. Tuy nhiên ông Biden chỉ cách biệt với ông Trump ở khoảng cách 4,9% tại các bang chiến trường.
Các chiến lược gia tại JPMorgan Chase cho rằng cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay cũng có thể được phân thắng bại tại một vài trong số các bang chiến trường tương tự như năm 2016.
Chẳng hạn tại bang Pennsylvania, một bang ‘thiên xanh’ (có xu hướng nghiêng về Đảng Dân chủ hơn) nhưng ông Trump đã giành chiến thắng năm 2016 với 44.292 phiếu phổ thông. Kể từ sau bầu cử 2016 tới nay, Đảng Cộng hòa đã tăng thêm được gần 200.000 cử tri ủng hộ họ tại bang này.
JPMorgan cho rằng mức tăng này hé lộ khả năng trong cuộc bầu cử năm nay ông Trump có thể giành được thắng lợi tại Pennsylvania với khoảng cách hơn 240.000 phiếu.
Những xu hướng tăng tiến tương tự của Đảng Cộng hòa tại các bang chiến trường khác là Florida và North Carolina cũng cho thấy ông Trump có thể giành thắng lợi tại những bang này với cách biệt cao hơn 4 năm trước.
JPMorgan cũng tin rằng việc tăng số cử tri Đảng Cộng hòa đã đăng ký bỏ phiếu sẽ khiến cuộc đua tranh ở bang New Mexico căng thẳng hơn, nhưng theo họ dự đoán, chiến thắng tại đây vẫn sẽ thuộc về ông Biden.
Tương tự, bất kể số cử tri Đảng Dân chủ đăng ký bỏ phiếu ở bang Arizona có tăng nhưng ông Trump cũng được JPMorgan dự đoán sẽ thắng ở đây.
Theo một báo cáo công bố tháng trước của Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), có một số vấn đề khác đã không được công bố trong các cuộc thăm dò cũng đã cho thấy những tín hiệu tích cực với Tổng thống Trump.
Chẳng hạn Wells Fargo cho biết ông Trump đã có những kết quả vượt trội hơn trong các kết quả thăm dò tại tất cả các bang chiến trường trong năm 2016.
Ngân hàng này cũng cho rằng các diễn biến gần đây như việc đề cử thẩm phán mới cho Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, các xu thế trong việc sở hữu súng ở Mỹ và sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của các cử tri người Mỹ gốc Phi đang là yếu tố tạo thêm thuận lợi cho ông Trump.
TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trumpi và ứng cử viên Joe Biden bên Dân chủ đang kèn cựa nhau trong hai sự kiện độc lập xảy ra ở cùng ngày, cùng giờ (từ 7h sáng 16-10 giờ Việt Nam) tại Mỹ.
D. KIM THOA
T Trump vẫn có khả năng thắng cử ra sao?
Anthony Zurcher
Phóng viên BBC vùng Bắc Mỹ
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Joe Biden đang dần bứt lên và bỏ xa đối thủ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay trong cả các điều tra quốc gia và ở các bang dao động chủ chốt.
Nhờ gây quỹ lớn nhất trong lịch sử, đảng Dân chủ cũng có lợi thế tài chính đáng kể, có nghĩa ông Biden sẽ có thể phủ sóng diện rộng với những thông điệp của mình trong những tuần cuối.
Trang blog Fivethirtyeight.com của Nate Silver gần đây cho rằng ông Biden có khả năng thắng cử là 87%, trong khi trang Decision Desk HQ nhận định khả năng này là 83.5%.
Nếu như tất cả những điều này là quen thuộc một cách đau đớn với Đảng Dân chủ, thì đó là điều dễ hiểu. Tại thời điểm tương tự bốn năm trước, bà Hillary Clinton cũng được dự đoán sẽ có nhiều khả năng chiến thắng. Và đảng Dân chủ còn nhớ kết cục thế nào.
Liệu lịch sử có lặp lại với một chiến thắng nữa của ông Trump không? Nếu vị tổng thống lại tuyên thệ nhậm chức lần nữa vào tháng Một sang năm, đây là năm lý do vì sao điều đó xảy ra.
Một điều bất ngờ nữa
Cách đây bốn năm, chỉ 11 ngày trước ngày bầu cử, Giám đốc FBI James Comey tuyên bố rằng cơ quan của ông mở lại cuộc điều tra về việc bà Clinton sử dụng một email cá nhân trong khi bà làm ngoại trưởng. Suốt một tuần, các câu chuyện liên quan chủ đề này tràn ngập mặt báo và cho chiến dịch của ông Trump có thời gian để thở.
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là các cuộc thăm dò đóng lại năm nay, và một sự kiện chính trị gây chấn động tương tự có thể đủ để đưa ông Trump tới chiến thắng.
Ít ra thì cho tới giờ, những điều bất ngờ lớn nhất của tháng này đều là tin xấu cho ông Trump - chẳng hạn việc ông nộp thuế và phải vào viện vì Covid-19.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Hunter Biden và cha, Phó Tổng thống Joe Biden lúc chụp hình năm 2016
Một số người theo phe bảo thủ cho rằng một bài báo của tờ New York Post gần đây có thể gây chấn động cho chiến dịch của ông Biden.
Bài báo viết về một máy laptop bí hiểm có chứa email có thể cho thấy mối liên hệ giữa Joe Biden với nỗ lực vận động một công ty khí Ukraine của con trai ông, Henter Biden.
Nhưng việc bài báo này không nêu được bằng chứng rõ ràng và thiếu các chi tiết cụ thể có nghĩa nó khó có thể thay đổi quan điểm của nhiều cử tri.
Tuy nhiên, ông Trump hứa hẹn rằng sẽ còn nhiều điều bất ngờ nữa. Nếu đây chỉ là màn dạo đầu, việc đưa ra bằng chứng trực tiếp Biden có sai phạm khi làm phó tổng thổng có thể sẽ là câu chuyện rất khác, lớn hơn rất nhiều.
Cũng có thể sẽ có những diễn tiến gây sốc và không ai ngờ được của chiến dịch đang sắp sửa bùng nổ.
Nếu chúng ta dự đoán được, thì còn gì là bất ngờ nữa.
Kết quả thăm dò sai
Thực sự, từ khi ông Biden trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ, các cuộc thăm dò đều cho thấy ông dẫn trước ông Trump. Ngay cả ở các bang do dự, nơi cuộc đua sát nút hơn, Biden cũng thường dẫn trước với tỷ lệ đủ để bù trừ cho sai sót trong thăm dò.
Tuy nhiên, năm 2016 cho thấy ai dẫn đầu thăm dò toàn quốc không có ý nghĩa và các thăm dò cấp tiểu bang cũng có thể sai.
Dự đoán số cử tri đi bầu - những ai thực sự sẽ đi bỏ phiếu - là một thách thức cho mọi cuộc bầu cử, và một số hãng thăm dò dự đoán sai lần trước, họ đã không tính đủ số cử tri da trắng, không có bằng đại học, đã đi bỏ phiếu cho Trump.
Bầu cử Mỹ 2020: Ai thực sự quyết định người thắng cuộc?
Mặc dù tờ The New York Times dự đoán lề chênh lệch hiện nay của Biden sẽ đảm bảo ông không bị thua cho dù thăm dò có sai lầm ở mức độ tương tự như năm 2016, các hãng thăm dò lại có những thách thức mới họ phải đối mặt năm 2020.
Chẳng hạn, nhiều người Mỹ dự định sẽ bỏ phiếu qua bưu điện lần đầu tiên. Đảng Cộng hòa đã thề sẽ thách thức kết quả bỏ phiếu qua bưu điện để đề phòng cái mà họ nói có thể là gian lận diện rộng - điều đảng Dân chủ nói là nỗ lực để đàn áp cử tri.
Nếu các cử tri điền phiếu bầu sai hay không theo đúng quy trình, hoặc nếu dịch vụ bưu điện bị chậm trễ hay gián đoạn, chúng đều có thể dẫn tới các phiếu bầu bị loại bỏ. Các điểm bỏ phiếu thiếu nhân viên cũng có thể khiến việc bỏ phiếu khó khăn hơn trong ngày bầu cử, làm nản lòng những người Mỹ mà các hãng thăm dò cho là "các cử tri nhiều khả năng đi bầu".
Một tranh biện làm thay đổi tình thế
Mọi chuyện đã lắng xuống sau cuộc tranh biện tổng thống đầu tiên giữa Trump và Biden cách đây hơn hai tuần.
Các thăm dò cho thấy phong cách hung hăng, hay ngắt lời của ông Trump không được phụ nữ thành thị ưa thích, mà họ là một nhóm cử tri chủ chốt trong chiến dịch này. Trong khi đó, Biden đủ khả năng chịu nhiệt, làm dịu lo lắng của một số cử tri - mà đảng Cộng hòa tranh thủ - rằng ông đã mất tinh tường vì tuổi già.
Trump bỏ lỡ một cơ hội để thay đổi ấn tượng trong tranh biện đầu tiên khi ông từ chối tham gia cuộc tranh biện lần hai theo dự kiến vì nó đã thay đổi cách thức từ tranh luận mặt đối mặt sang tranh luận 'ảo'. Ông sẽ có thêm một cơ hội trên sân khấu lớn vào thứ Năm tuần sau và ông phải làm tốt lần này.
Nếu Trump thể hiện phong thái bình tĩnh hơn, ra dáng tổng thống hơn và Biden bị vào thế bí hay bị ngắc ngứ một cách ngoạn mục, cán cân cuộc đua có thể sẽ nghiêng về phía Trump.
Chiến thắng vang dội ở các bang dao động
Ngay cả khi các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden có lợi thế, có đủ số tiểu bang hiện ông Trump đang dẫn đầu để nếu mọi chuyện diễn ra có lợi cho vị tổng thống - thuật toán Đại cử tri đoàn có thể giúp ông chiến thắng.
Mặc dù Trump thua số phiếu phổ thông toàn quốc lần trước, ông thắng với chênh lệch thoải mái trong phiếu Đại cử tri đoàn, theo đó mỗi tiểu bang được một số phiếu dựa theo dân số của họ.
Bầu cử Mỹ 2020: Chúa Giêsu có vai trò chủ chốt?
Một số tiểu bang dao động ông Trump thắng lần trước - như Michigan và Wisconsin - dường như khó với tới lần này. Nhưng nếu ông có thể giành chiến thắng sát nút ở các bang dao động còn lại, và được nhiều cử tri da trắng không có bằng đại học đi bầu ở những bang như Pennsylvania và Florida, ông sẽ có thể giành 270 phiếu đại cử tri cần thiết để ở lại Nhà Trắng.
Có những bối cảnh như cả hai ông đều được 269 phiếu, dẫn đến kết quả hòa, và như vậy kết quả sẽ được quyết định bởi các đoàn đại biểu của tiểu bang ở Hạ Viện, mà đa số họ có lẽ sẽ ủng hộ ông Trump.
Biden loạng choạng
Ông Biden tới giờ đã có một chiến dịch hết sức có kỷ luật.
Cho dù vì thực chất hay vì bối cảnh do dịch Covid-19 tạo ra, một ứng viên hay ngắc ngứ như ông đã tránh không bị rọi đèn và những tình huống mà khả năng nói của ông có thể khiến ông gặp rắc rối.
Nhưng giờ đây ông Biden đang trên đường đi vận động hết mình. Với việc xuất hiện nhiều hơn, có rủi ro cao hơn là ông sẽ nói hay làm điều gì đó ảnh hưởng tới kết quả thăm dò.
Liên minh các cử tri ủng hộ Biden là những người có quan điểm trung dung ở thành thị, những cử tri Cộng hòa chán nản, đảng viên Dân chủ tầng lớp lao động, các nhóm thiểu số và những người thực sự tin vào tự do. Đó là nhóm người có những mối quan tâm rất khác và nhiều khi mâu thuẫn nhau và họ có thể tức giận nếu ông Biden cho họ lý do để làm vậy.
Và còn có khả năng, vì mệt mỏi trên đường đi vận động, Biden cho thấy ảnh hưởng của tuổi tác và một lần nữa gây lo ngại liệu ông có đủ sức làm nhiệm vụ của tổng thống không. Nếu ông có dấu hiệu đó, chắc chắn chiến dịch của Trump sẽ chớp ngay cơ hội.
Chiến dịch của Biden có thể nghĩ họ chỉ cần tiếp tục cho đến ngày bầu cử, và Nhà Trắng sẽ thuộc về họ. Nhưng nếu họ vấp ngã, họ sẽ không phải là nhóm chính trị đầu tiên phải chịu thất bại từ một chiến thắng tưởng như là cầm chắc trong tay.
Bầu cử Mỹ 2020: Tín hiệu ông Trump có thể tái đắc cử
Dân trí
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang bị đối thủ Dân chủ Joe Biden bỏ xa trong các thăm dò dư luận, nhưng thị trường chứng khoán cho thấy một tín hiệu ngược lại.
Nhấn để phóng to ảnh
Những tín hiệu lạc quan từ thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy Tổng thống Donald Trump có thể tái đắc cử. (Ảnh: Reuters)
Các kết quả thăm dò dư luận tại Mỹ cho thấy, Tổng thống Donald Trump đang bị ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden dẫn trước với cách biệt kỷ lục 17 điểm. Một mô hình dự báo của tạp chí The Economist cũng chỉ ra, tính đến ngày 12/10, cơ hội đắc của của ứng viên Biden lên tới 91%, trong khi của ông Trump chỉ là 9%.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đang phát đi một tín hiệu hoàn toàn khác. Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu của thị trường chứng khoán trong gần 100 năm qua cho thấy rất có thể ông Trump sẽ một lần nữa giành chiến thắng bất ngờ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Kể từ năm 1928, bất cứ khi nào chỉ số S&P 500, gồm cổ phiếu của những công ty lớn nhất nước Mỹ, tăng trong vòng 3 tháng trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, thì đảng đang kiểm soát Nhà Trắng có 90% cơ hội giành chiến thắng.
"Thị trường chứng khoán có xu hướng tăng là tín hiệu cho thấy giới đầu tư hài lòng với các chính sách hiện tại", Julian Emanuel, chiến lược gia của quỹ đầu tư BTIG, lý giải.
Ví dụ, năm 1928, Tổng thống Calvin Coolidge của đảng Cộng hòa Mỹ chọn nghỉ hưu thay vì tái tranh cử. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tăng trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm đó, điều này được cho là đã tạo ưu thế lớn cho ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Herbert Hoover - người trở thành chủ nhân Nhà Trắng sau đó. Bốn năm sau, tình thế đảo ngược. Đại suy thoái đã kéo thị trường chứng khoán Mỹ đi xuống, ông Hoover phải chấp nhận thất bại trong cuộc chạy đua với ứng viên tổng thống Franklin D. Roosevelt của đảng Dân chủ.
Kể từ năm 1928 đến nay có tất cả 6 kỳ bầu cử tổng thống mà S&P 500 giảm trong 3 tháng trước ngày bầu cử. Ở cả 6 cuộc bầu cử đó, đảng kiểm soát Nhà Trắng đều thất bại.
Năm nay, cách đây 3 tháng, chỉ số S&P 500 ở mức 3.271 điểm và hiện ở ngưỡng sát 3.500 điểm, tăng khoảng 7%. Dựa trên phân tích dữ liệu chứng khoán, chuyên gia Emanuel cho rằng, ông Trump có nhiều cơ hội tái đắc cử hơn các hãng khảo sát hay truyền thông nghĩ.
Những người chỉ trích ông Trump có thể nói rằng 2020 là một năm ngoại lệ nằm ngoài quy luật đó bởi đây là năm có nhiều sự kiện nghiêm trọng như đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, dữ liệu phân tích của ông Emanuel cũng bao gồm những giai đoạn khó khăn, thách thức như Đại suy thoái, Thế chiến hai và Chiến tranh Triều Tiên hay các vụ ám sát chính trị.
Ông Emanuel nhận định thêm, ngoài thị trường chứng khoán, các yếu tố khác cũng có thể giúp tăng cơ hội tái đắc cử của ông Trump như gói cứu trợ Covid-19, việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao Amy Coney Barrett.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đang bước vào những tuần cuối cùng. Chiến dịch của ông Trump đối mặt với không ít khó khăn do cử tri không hài lòng với cách chính quyền ứng phó đại dịch Covid-19 và làn sóng bạo lực sắc tộc. Bản thân ông Trump và nhiều trợ lý, cố vấn đã mắc Covid-19.
Thăm dò ý kiến
Bạn dự đoán ai sẽ chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ 2020?
Minh Phương Theo Marketwatch
Vừa ném đá đã giấu tay: Trung Quốc lo bị 'đổ vạ' khi Trump nhiễm nCoV
Trong buổi tranh luận tổng thống đầu tiên với Biden, Trump đã chỉ đích danh bên chịu trách nhiệm cho đại dịch Covid-19 là Trung Quốc.
Ông Trump nói có thể bắt TQ bồi thường vì Covid-19, Bắc Kinh lớn tiếng đáp trả
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới leo thang khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và giới chức Trung Quốc không ngừng khẩu chiến, đổ lỗi cho nhau về đại dịch Covid-19.
Tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 27/4, Tổng thống Trump cho biết, Washington đang tiến hành "các cuộc điều tra nghiêm túc" về cách Trung Quốc xử lý sự bùng phát dịch Covid-19. Ông cho rằng, dịch bệnh có thể đã được ngăn chặn nhanh chóng và không lây lan khắp thế giới nếu Bắc Kinh "dập tắt tại nguồn (khởi phát)".
Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong ứng phó với đại dịch Covid-19. Ảnh: Politico.
Theo báo Guardian, trước câu hỏi của phóng viên về một bài xã luận trên tờ báo Đức Bild, có nội dung yêu cầu Bắc Kinh phải bồi thường cho Berlin 165 tỷ USD vì thiệt hại kinh tế do virus corona chủng mới gây ra, ông Trump nói Mỹ có thể cân nhắc làm điều tương tự.
Lãnh đạo Nhà Trắng cho rằng, có rất nhiều cách để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm. "Đức đang xem xét mọi việc, chúng tôi cũng đang cân nhắc tình hình. Chúng tôi thảo luận về số tiền lớn hơn nhiều so với mức Đức đang đề cập. Chúng tôi vẫn chưa quyết định con số cuối cùng. Nó sẽ rất lớn", ông Trump nhấn mạnh.
Đáp trả, các quan chức Trung Quốc kêu gọi chính quyền của ông Trump nên tập trung lo giải quyết quan ngại của chính các công dân Mỹ về phản ứng của chính phủ trước đại dịch Covid-19, đồng thời lên án các chính khách Mỹ âm mưu làm giảm uy tín của Bắc Kinh.
Theo Sputnik, tại một cuộc họp báo cùng ngày 27/4 ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nhắc lại hàng loạt câu hỏi do truyền thông Mỹ đăng tải, trong đó ám chỉ Washington đã phản ứng chậm chạp trước sự tấn công của dịch Covid-19.
"Tất cả muốn biết rõ sự thật: Trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên xảy ra ở Mỹ khi nào? Liệu chính phủ Mỹ có đang che giấu điều gì đó hay không? Tại sao họ lại tìm cách đổ lỗi cho những quốc gia khác và các tổ chức quốc tế?", ông Cảnh Sảng nói.
Quan chức này khẳng định cả Mỹ và Trung Quốc đều là nạn nhân của virus corona chủng mới, "kẻ thù chung của nhân loại". Ông cũng cảnh báo mọi nỗ lực đổ tội cho Bắc Kinh đều sẽ thất bại.