Dân Myanmar trừng trị thủ phạm đảo chiánh: 32 nhà máy TQ bị hư hại nhiều người TQ bị đánh trong vụ đốt phá ở Myanmar, kêu gọi người VN ủng hộ
15.03.2021 14:08
TPO - Tổng cộng 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư đã bị phá hoại trong các vụ tấn công ở Yangon (Myanmar), với thiệt hại tài sản lên tới 240 triệu nhân dân tệ (36,89 triệu USD), Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar nói với Global Times hôm thứ Hai.
Ít nhất 22 người biểu tình chống chính biến thiệt mạng vì lực lượng an ninh trấn áp ở khu ngoại ô một thành phố lớn ở Myanmar sau khi nhiều nhà máy do Trung Quốc hỗ trợ tài chính bị phóng hỏa. Ngoài ra, 16 người ở nhiều nơi khác khắp Myanmar cũng thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát.
Đại sứ quán Trung Quốc cho biết nhiều nhân viên mắc kẹt và bị thương trong các cuộc tấn công nhắm vào các nhà máy may mặc do những kẻ chưa rõ danh tính thực hiện. Cơ quan này cũng kêu gọi Myanmar bảo vệ công dân và tài sản Trung Quốc.
Khói bốc lên từ một nhà máy ở một khu công nghiệp tại Myanmar.
REUTERS
Truyền thông địa phương đưa tin khi các cột khói bốc lên tại khu công nghiệp, lực lượng an ninh Myanmar nổ súng vào người biểu tình ở khu vực ngoại ô, nơi ở của nhiều người di cư từ khắp Myanmar.
Lệnh thiết quân luật được áp dụng ở khu vực này và Yangon, trung tâm thương mại của Myanmar. Phát ngôn viên quân đội Myanmar hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Theo một báo cáo, số người thiệt mạng mới nhất nâng tổng số thương vong nhân mạng vì các cuộc biểu tình ở Myanmar lên 126.
Các cuộc biểu tình phản đối chính biến ở Myanmar tiếp tục lan rộng bất chấp sự trấn áp của lực lượng cảnh sát.
REUTERS
Quân đội Myanmar khẳng định phải chiếm quyền kiểm soát đất nước vì các cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11.2020 đã bị làm ngơ.
Trong kỳ bầu cử này, đảng Liên minh vì Dân chủ (NLD) do bà Suu Kyi lãnh đạo đã giành chiến thắng áp đảo. Ủy ban bầu cử Myanmar phủ nhận cáo buộc gian lận.
Quân đội đã cam kết sẽ tổ chức bầu cử lại, dù chưa công bố ngày cụ thể.
Bà Suu Kyi vẫn bị giam giữ từ sau cuộc chính biến và dự kiến sẽ sớm ra tòa. Bà đang đối mặt với ít nhất 4 cáo buộc, trong đó có sử dụng bộ đàm trái phép và vi phạm các quy định chống dịch Covid-19.
Đại sứ quán cho biết đã có hai người Trung Quốc bị thương trong các vụ tấn công ngày 14/5.
Ngay sau vụ việc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về tình hình, và kêu gọi Myanmar thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho công dân Trung Quốc.
Theo Global Times, các doanh nhân Trung Quốc ở Yangon đang có kế hoạch tạm dừng kinh doanh và cùng nhau tăng cường các biện pháp bảo vệ sau vụ tấn công hôm Chủ nhật.
Không có vụ tấn công mới nào xảy ra sau khi lệnh thiết quân luật được ban bố ở hai thị trấn Hlaing Thar Yar và Shwe Pyi Thar - nơi các nhà máy bị phá hoại, theo người dân Trung Quốc ở Yangon.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian cho biết Myanmar đã cử thêm cảnh sát và lính cứu hỏa đến khu vực bị ảnh hưởng ở Yangon để tăng cường an ninh.
Các con đường từ trung tâm thành phố Yangon đến Hlaing Thar Yar đã tê liệt một phần. Một doanh nhân Trung Quốc ở Yangon cho biết ông đã phải đi đường vòng để đến khu công nghiệp từ trung tâm thành phố.
Một nhân viên doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có trụ sở tại Yangon nói với Global Times hôm thứ Hai rằng nhiều công ty đang lên kế hoạch liên kết với nhau để tự bảo vệ mình và đang tích cực liên lạc với đại sứ quán.
"Nhiều công ty Trung Quốc trước đây vẫn khá lạc quan về tình hình ở đây, nhưng lần này họ quyết tâm đóng cửa tạm thời”, ông nói và cho biết thêm rằng công ty nơi ông làm việc vẫn chưa bị ảnh hưởng.
Doanh nhân phụ trách Hiệp hội Thương mại tỉnh Chiết Giang ở Myanmar cũng bày tỏ sự lo lắng của mình sau khi một trong những công ty may mặc liên kết với hiệp hội của ông bị cháy vào đêm Chủ nhật.
"Tôi sợ rằng có thể có nhiều hoạt động bạo lực nghiêm trọng hơn ngày hôm nay," ông nói.
Doanh nhân này cho biết những kẻ đốt phá dường như có tổ chức. Hơn nữa, người Trung Quốc ở Myanmar khó có thể liên lạc với nhau do tình trạng thiết quân luật của địa phương và kết nối internet bị hạn chế.
Trước đó, một nhóm nhân quyền cho biết ít nhất 22 người đã thiệt mạng ở Hlaing Thar Yar (ngoại ô Yangon) khi lực lượng an ninh nổ súng về phía người biểu tình. Nguồn cơn vụ nổ súng có liên quan đến việc nhà máy may mặc Trung Quốc bị những kẻ lạ mặt đốt phá.
Đài truyền hình Myawadday của quân đội cho biết lực lượng an ninh đã “hành động sau khi bốn nhà máy may mặc và một nhà máy phân bón bốc cháy, trong khi khoảng 2.000 người ngăn xe chữa cháy tiếp cận hiện trường”.
'Vũ khí mới' của người biểu tình ở Myanmar: Hình xăm
TTO - Những người biểu tình phản đối chính quyền quân sự tại Myanmar có công cụ mới - những hình xăm theo chủ đề phản đối đảo chính - để bày tỏ thái độ, theo Hãng tin Reuters ngày 15-3.
Chân dung bà Aung San Suu Kyi xuất hiện trên cổ một công dân Myanmar tham gia biểu tình phản đối chính quyền quân sự Myanmar tại Thái Lan - Ảnh: REUTERS
Một số người tại Myanmar đã chọn xăm các dòng chữ như "Tự do vượt qua sợ hãi" (Freedom from Fear) hay "Cách mạng mùa xuân" (Spring Revolution) trên cơ thể của mình. Một số khác thích xăm chân dung lãnh đạo đã bị lật đổ, cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi hoặc biểu tượng của phong trào với bàn tay giơ lên 3 ngón.
Các tiệm xăm cho biết ngày càng có nhiều người đến xăm những họa tiết này từ sau khi quân đội Myanmar thực hiện cuộc đảo chính ngày 1-2, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo khác của chính quyền dân cử.
"Tôi cảm thấy mất hết tương lai khi nghe tin tức vào ngày 1-2. Tôi thấy đau khổ và không muốn quên đi nỗi đau này" - một phụ nữ 23 tuổi giấu tên cho biết tại một tiệm xăm ở thành phố Yangon.
Người phụ nữ này đã chọn xăm dòng chữ "Tự do vượt qua sợ hãi" trên cơ thể để không bao giờ quên nỗi đau đó và để chứng minh cho những người trẻ hơn thấy niềm tin vào việc đưa Myanmar thoát khỏi biến cố này.
Để thể hiện tinh thần đoàn kết, các nghệ sĩ xăm hình đã xăm miễn phí cho mọi người trong nhiều ngày qua.
Sau khi nhận được thông tin nhiều nghệ sĩ xăm hình đã bị bắt, nhiều cửa hàng đang cố gắng hoạt động kín tiếng hơn nhưng vẫn giảm giá mạnh cho những người muốn thể hiện sự phản đối với chính quyền quân sự.
"Họ dùng vũ khí đe dọa chúng tôi. Tuy nhiên, cuộc cách mạng của chúng tôi sẽ không thể chiến thắng nếu chúng tôi sợ hãi. Vì vậy, chúng tôi phải vượt qua nỗi sợ hãi này để giành lợi thế trong cuộc cách mạng" - một khách hàng ở một tiệm xăm của thành phố Yangon cho biết.
Cuối tuần trước, Mỹ và một số đồng minh cam kết sẽ làm việc cùng nhau để khôi phục nền dân chủ tại Myanmar.
Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP) cho biết đến ngày 14-3 đã có 126 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính tại Myanmar. Hơn 2.150 người đã bị bắt và khoảng 300 người đã được thả, tính đến hết ngày 13-3.
Bắc Kinh kêu gọi quân đội Myanmar ngăn chặn các vụ tấn công vào những công ty có đầu tư của Trung Quốc sau khi hàng chục nhà máy bị đốt phá ở Yangon ngày 15/3.
Đây là những bình luận mạnh mẽ nhất cho tới nay của Bắc Kinh về khủng hoảng ở Myanmar, theo SCMP.
Khi được hỏi về các vụ tấn công nhà máy Trung Quốc ở Yangon, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 15/3 nhấn mạnh Myanmar nên “thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn nữa để ngăn chặn mọi hành vi bạo lực, trừng phạt thủ phạm theo quy định của pháp luật và đảm bảo sự an toàn của các công ty và nhân viên Trung Quốc tại Myanmar".
Tuy nhiên, ông Triệu không cung cấp thông tin về việc liệu Bắc Kinh có kế hoạch sơ tán công dân nước này khỏi Myanmar hay không.
Ngoài ra, ông Triệu cũng kêu gọi những người biểu tình Myanmar “thể hiện mong muốn của mình một cách hợp pháp, tránh bị kích động hoặc lôi kéo, và không làm tổn hại đến mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và Myanmar”.
Người dân Myanmar biểu tình chống chính quyền quân sự ở Yangon vào ngày 14/3. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, các chủ doanh nghiệp Trung Quốc ở Myanmar đang tăng cường biện pháp an ninh, bao gồm cân nhắc tự vệ có vũ trang, để bảo vệ tài sản khỏi người biểu tình.
Theo tờ Global Times, trong hai ngày 14-15/3, tổng cộng 32 nhà máy ở Yangon có chủ đầu tư đến từ Trung Quốc đã chịu thiệt hại trong đợt tấn công của người biểu tình ở Myanmar.
Trong đó, hai công nhân Trung Quốc bị thương. Tổng thiệt hại về tài sản vào khoảng 37,8 triệu USD.
Theo thông tin từ đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN, nhóm người biểu tình mang theo thanh sắt, rìu và xăng để phóng hỏa ở lối vào nhà máy và nhà kho của các công ty này. Xe cộ và các cửa hàng gần đó cũng bị phá hoại.
Lệnh thiết quân luật được ban bố đối với khu công nghiệp Hlaingthaya và một số quận khác của thành phố Yangon từ đêm 14/3. Tuy nhiên, một số chủ kinh doanh người Trung Quốc cho biết một nhà máy khác của họ cũng bị phóng hỏa ngay sau khi lệnh thiết quân luật có hiệu lực.
Các doanh nhân Trung Quốc đang tăng cường bảo vệ tài sản của họ.
"Chúng tôi niêm phong tất cả cửa sổ của các nhà máy và phân công thêm nhân viên bảo vệ tuần tra mang theo dùi cui điện. Chúng tôi cũng mua một số lượng lớn bình chữa cháy trong hôm nay", một doanh nhân Trung Quốc nói với South China Morning Post.
Lee Htay, một người Trung Quốc điều hành công ty vận tải ở Yangon, cho biết một số chủ doanh nghiệp đang cân nhắc đến biện pháp tự vệ có vũ trang.
"Nhưng chúng tôi cũng rất thận trọng. Những động thái như vậy có thể sẽ được coi là không thuận lợi cho phe quân sự", Lee nói.
Kể từ cuộc chính biến của quân đội ngày 1/2, Myanmar rơi vào hỗn loạn. Người dân liên tục biểu tình để phản đối chính phủ quân sự và đòi thả tự do cho cựu cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi.
Trong những tuần gần đây, người biểu tình tập trung đông bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon, kêu gọi Bắc Kinh lên án cuộc chính biến.
Các quan chức Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh không biết về vụ chính biến trước khi nó xảy ra và họ không ủng hộ chính phủ quân sự.
TTO - Ít nhất 39 người thiệt mạng tại các cuộc biểu tình trên khắp Myanmar vào ngày 14-3, trong khi nhiều nhà máy của doanh nghiệp Trung Quốc tại Myanmar bị đốt và nhiều nhân viên Trung Quốc bị thương.
ANH THƯ
Vì sao dân Myanmar cởi trần, mặc bikini biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc?
TTO - Hàng trăm người Myanmar đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon ngày 11-2 để phản đối cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự. Họ giơ các biểu ngữ bằng tiếng Miến Điện và tiếng Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh can thiệp.
Người biểu tình cởi trần, viết khẩu hiệu phản đối chính quyền quân sự và Trung Quốc trong cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar ngày 11-2 - Ảnh: AFP
Các cuộc biểu tình đã bùng nổ tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, sau vài ngày im ắng sau đảo chính. Cũng giống như Thái Lan, người trẻ Myanmar đã thể hiện sự sáng tạo của mình trong cuộc biểu tình, từ việc cởi trần đến mặc bikini, thậm chí đem cả bàn cờ vua ra chơi trong lúc biểu tình.
Một thông tin chưa được kiểm chứng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên Facebook trong những ngày vừa qua. Nhiều người Myanmar cho rằng Trung Quốc đã bí mật đưa người tới trợ giúp chính quyền quân sự dưới vỏ bọc máy bay chở hàng hóa. Họ tin rằng đây là những người đã khiến mạng Internet ở Myanmar chập chờn kể từ sau đảo chính.
Hôm 10-2, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar đã bác bỏ tin đồn và khẳng định các chuyến bay này chỉ chở "thủy hải sản" bình thường, không phải các chuyên gia công nghệ thông tin. Trang Facebook của sứ quán dường như đã bị đánh sập sau tuyên bố thanh minh trên.
"Mẹ kêu tôi tới đây mua hải sản nè", một người biểu tình giơ biểu ngữ bằng tiếng Anh trước Đại sứ quán Trung Quốc. Một người khác thì tuyên bố "không cần hải sản" và đòi Trung Quốc trả lại những gì thuộc về người Myanmar.
Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi trong cuộc biểu tình của người dân - Ảnh: REUTERS
Khi được hỏi về tin đồn Trung Quốc cử thiết bị và chuyên gia CNTT đến Myanmar, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết ông chưa nghe về điều này.
"Đã có những thông tin và tin đồn sai lệch về Trung Quốc trong các vấn đề liên quan Myanmar", ông Vương khẳng định. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc kế đó nhắc lại Trung Quốc đang theo dõi sát tình hình và hi vọng tất cả các bên để tâm đến sự ổn định và phát triển của Myanmar.
Trung Quốc đã bác bỏ việc nhúng tay vào cuộc đảo chính ngày 1-2, đồng thời kêu gọi các bên ở Myanmar giải quyết sự khác biệt và duy trì ổn định xã hội. Tuy nhiên, điều này không làm dịu các chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh ở Myanmar.
Trong một tuyên bố được phát tối 11-2, Thống tướng Min Aung Hlaing - người lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân bầu - đã kêu gọi người dân "tránh tụ tập". Tổng tư lệnh quân đội Myanmar cũng khuyến cáo các viên chức trở lại làm việc, chấm dứt tình trạng bất tuân dân sự.
Đã có những lo ngại tuyên bố của tướng Min Aung Hlaing sẽ mở màn cho các cuộc đàn áp biểu tình trong những ngày tới.
Người Myanmar gốc Hoa giăng biểu ngữ phản đối đảo chính bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ngày 11-2 - Ảnh: REUTERS
Paing Takhon (giữa), mặc đồ truyền thống của Trung Quốc, vừa bày biện đồ ăn vừa giơ biểu ngữ phản đối Bắc Kinh. "Ủng hộ dân chủ, đừng tiếp tay độc tài", một biểu ngữ được viết bằng tiếng Anh lẫn tiếng Trung - Ảnh: AFP
"Các người đụng nhầm thế hệ rồi", nhóm thanh niên Myanmar cởi trần khoe cơ bắp trước Đại sứ quán Trung Quốc ngày 11-2 - Ảnh: REUTERS
Nhóm "soái ca" này trước đó đã khiến nhiều người trầm trồ trong một cuộc biểu tình ở Yangon ngày 10-2 - Ảnh: REUTERS
Người trẻ Myanmar cho thấy sự sáng tạo trong biểu tình bằng những màn hóa trang không đụng hàng - Ảnh: REUTERS
Nhóm người biểu tình mặc váy cưới xuống đường phố Yangon đòi thả bà Aung San Suu Kyi ngày 10-2 - Ảnh: REUTERS
Biểu tình trong bể bơi bơm hơi bên ngoài Đại sứ quán Nhật tại Myanmar để kêu gọi Tokyo lên tiếng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: REUTERS
Các nhà máy có vốn của Trung Quốc tại khu công nghiệp ở Yangon bị đốt phá, khiến lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình, làm nhiều người chết.
Truyền thông địa phương cho biết khi khói bốc lên từ khu công nghiệp Hlaing Tharyar, ngoại ô Yangon hôm 14/3, lực lượng an ninh bắt đầu nổ súng vào người biểu tình, khiến ít nhất 22 người thiệt mạng. Vùng ngoại ô này là nơi sinh sống của người di cư từ khắp đất nước.
Theo đài truyền hình Myawaddy do quân đội điều hành, lực lượng an ninh nổ súng sau khi 4 nhà máy may mặc và một nhà máy phân bón bốc cháy. Khoảng 2.000 người đã ngăn xe chữa cháy tiếp cận các nhà máy.
"Thật kinh khủng. Mọi người bị bắn ngay trước mắt tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh đó", một phóng viên ảnh tại hiện trường cho biết.
Thêm 16 người thiệt mạng ở nhiều khu vực khác, gồm Mandalay và Bago, theo Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP), khiến hôm qua trở thành ngày đẫm máu nhất từ sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng trước. Tại Bago, đài truyền hình nhà nước MRTV cho biết một cảnh sát chết vì vết thương ở ngực sau cuộc đối đầu với người biểu tình.
Thiết quân luật đã được áp dụng ở Hlaing Tharyar và một quận khác của Yangon. Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm vụ đốt các nhà máy.
Quân đội Myanmar từ chối bình luận về sự việc, trong khi bác sĩ Sasa, đại diện cho các nghị sĩ được bầu trong quốc hội bị lật đổ, thể hiện sự đoàn kết với người dân Hlaing Tharyar. "Những thủ phạm, kẻ tấn công, kẻ thù của người dân Myanmar, SAC (Hội đồng Hành chính Nhà nước) sẽ phải chịu trách nhiệm cho từng giọt máu đã đổ", ông cho hay.
Biểu tình phản đối đảo chính tại Yangon, Myanmar hôm 14/3. Video: AFP.
Đại sứ quán Trung Quốc mô tả tình hình "rất nghiêm trọng", nhiều nhân viên Trung Quốc bị thương và mắc kẹt, đồng thời kêu gọi Myanmar bảo vệ tài sản và công dân Trung Quốc.
"Trung Quốc kêu gọi Myanmar thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn nữa để ngăn chặn mọi hành vi bạo lực, trừng phạt thủ phạm theo quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của các công ty và nhân viên Trung Quốc tại Myanmar", tuyên bố của đại sứ quán Trung Quốc cho hay.
AAPP cho biết những trường hợp tử vong mới nhất nâng số người chết trong biểu tình chống đảo chính lên 126. Hơn 2.150 người bị bắt giam tính đến 13/3, trong đó hơn 300 người đã được thả.
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener lên án điều bà mô tả là "sự tàn bạo đang diễn ra". Theo bà, hành động của lực lượng an ninh làm suy yếu triển vọng hòa bình và ổn định, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ người dân Myanmar cũng như nguyện vọng dân chủ của họ.
Lực lượng an ninh Myanmar được triển khai trong cuộc biểu tình chống đảo chính ở khu công nghiệp Hlaing Tharyar, ngoại ô Yangon hôm 14/3. Ảnh: AFP.
Anh cho biết nước này "kinh hoàng" khi lực lượng an ninh sử dụng vũ lực chết người với người vô tội ở Hlaing Tharyar và những nơi khác. "Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay bạo lực và yêu cầu chính quyền quân sự chuyển giao quyền lực cho những người được người dân Myanmar bầu chọn một cách dân chủ", Đại sứ Anh Dan Chugg nói.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội lấy lý do xảy ra gian lận bầu cử để đảo chính, bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Bà Suu Kyi hiện đối mặt 4 cáo buộc và sẽ hầu tòa lần hai trong hôm nay.
Bạo lực diễn ra một ngày sau khi Mahn Win Khaing Than, "quyền phó tổng thống" được đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) bổ nhiệm, cho biết chính phủ dân sự sẽ tìm cách trao cho người dân quyền tự vệ hợp pháp.
Biểu tình Myanmar: Đàn áp đẫm máu sau vụ công ty TQ bị đốt phá
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Có ít nhất 21 người biểu tình bị giết chết trong các cuộc đụng độ tại thành phố chính Yangon của Myanmar trong lúc các chính trị gia bị lật đổ bởi cuộc đảo chính quân sự đang kêu gọi có cuộc "cách mạng".
Các lực lượng an ninh đã nã súng tại khu vực Hlaing Tharyar của Yangon khi những người biểu tình sử dụng gậy gộc và dao.
Phe quân nhân nắm quyền đã tuyên bố thiết quân luật ở khu vực sau khi các cơ sở kinh doanh của người Trung Quốc bị tấn công. Những người biểu tình tin rằng Trung Quốc đang hỗ trợ giới quân nhân Miến Điện.
Myanmar đã rơi vào tình trạng có biểu tình liên tục kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự, hôm 1/2.
Giới quân sự cầm quyền đã bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân sự của nước này và là người đứng đầu đảng Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD).
NLD giành chiến thắng vang dội trong kỳ bầu cử năm ngoái, nhưng phe quân sự cáo buộc đã có tình trạng gian lận rộng khắp trong kỳ bầu cử đó.
Một số người trong các dân biểu bị lật đổ đã không chấp nhận cuộc đảo chính hồi tháng trước và đã ẩn náu.
Trong lần phát biểu công khai đầu tiên, lãnh đạo của những người này, Mahn Win Khaing Than đã thúc giục người biểu tình hãy tự vệ trước cuộc trấn áp của phe quân đội trong cái mà ông gọi là "cuộc cách mạng".
Ngoài những người bị giết chết tại Yangon hôm Chủ Nhật, đã có thêm các trường hợp tử vong và bị thương ở những nơi khác trên toàn quốc.
Hiệp hội Hỗ trợ Các Tù nhân Chính trị (AAPP) nói số người tử vong trong ngày là 38.
Điều gì đã xảy ra tại Hlaing Tharyar?
Giới quân nhân nắm quyền đã tuyên bố thiết quân luật tại Hlaing Tharyar và quận Shwepyitha láng giềng sau khi Trung Quốc nói các nhà máy của Trung Quốc tại khu vực đã bị tấn công, và đòi phải được bảo vệ.
Bắc Kinh nói những người mang gậy sắt, rìu và xăng đã phóng hỏa làm hư hại 10 cơ sở kinh doanh của người Trung Quốc, hầu hết là các cơ sở sản xuất đồ may mặc hoặc nhà kho tại Yangon. Một khách sạn của người Trung Quốc cũng bị tấn công.
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA
Chụp lại hình ảnh,
Một cơ sở kinh doanh ở khu Hlaing Tharyar bị phóng hỏa trong đêm
Trên trang Facebook của mình, Đại Sứ quán Trung Quốc nói rằng một số nhà máy đã bị cướp phá, phá hoại, nhiều nhân viên Trung Quốc đã bị thương và mắc kẹt bên trong.
Đại Sứ quán thúc giục Myanmar "hãy có các biện pháp hiệu quả hơn nữa nhằm chấm dứt toàn bộ những hành động bạo lực, trừng trị thủ phạm phù hợp với luật pháp, và đảm bảo sự an toàn về tính mạng, tài sản của các các công ty và nhân sự Trung Quốc tại Myanmar".
Hãng truyền thông do quân đội sở hữu, Myawaddy Media, đưa tin rằng lính cứu hỏa đã bị trở ngại trong việc dập tắt các đám cháy, do bị người dân chặn đường.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Các lực lượng an ninh nã đạn thật vào người biểu tình ở Hlaing Tharyar
Tiếng súng nổ đã vang lên trong suốt cả ngày, và người ta nhìn thấy các xe tải quân sự chạy trên đường phố.
Một nhân viên cảnh sát đăng tải trên mạng xã hội rằng cảnh sát đang có kế hoạch sử dụng vũ khí hạng nặng.
"Ba người chết ngay trước mắt tôi trong lúc tôi đang cố gắng chữa trị cho họ. Tôi gửi hai người khác tới bệnh viện. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói vào lúc này," một nhân viên y tế nói với hãng tin AFP.
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Tin tức nói một số người khác chết trong tay quân đội ở các vùng khác, trong đó một phụ nữ trẻ bị các lực lượng an ninh bắn vào đầu ở thành phố phố Hpakant chuyên sản xuất ngọc bích ở miền bắc, và một người đàn ông cùng một phụ nữ bị giết chết tại Bago nằm về phía bắc của Yangon.
Trong lúc đó, truyền hình nhà nước nói rằng một nhân viên cảnh sát đã bị giết chết, ba người khác bị thương do người biểu tình ném đá và dùng súng cao su tại vùng Bago.
Tổng số đã có hơn 120 người biểu tình bị giết chết xong đợt trấn áp này, theo nhóm AAPP.