Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24716132

 
Góc thư giãn 28.03.2024 08:36
Cứu Trợ Đồng Bào Nạn Nhân Covid ở Biển Hồ (Đợt III)
12.06.2021 21:31

Đáp ứng nhiều lời kêu gọi khẩn cứu từ Cambodia, Hiệp Hội ViDan Foundation đã tổ chức thêm đợt cứu trợ khẩn cấp cho 450 gia đình đồng bào nạn nhân dịch Covid-19 ở vùng Biển Hồ. Đây là chuyến cứu trợ thứ ba, nâng tổng số trợ giúp của ba chuyến là $31.166,90 mỹ kim cho 1.550 lượt gia đình.

05 2021 ReliefTrip

Chuyến cứu trợ thứ ba được thực hiện vào cuối tháng 5/2021, sau khi chính quyền Xứ Chùa Tháp ban hành lệnh cách ly nghiêm nhặt lần thứ ba. Lệnh cách ly đã gây cảnh thất nghiệp, dẫn đến đói ăn cho khá nhiều gia đình nghèo khó, khi những người sống trên bờ thì không thể đi lượm ve chai, làm mướn, bán hàng rong, v.v... và những gia đình sống lây lất bằng nghề lưới cá cũng đã không thể bán cá bắt được khi không có lái buôn nào được phép vào để mua.

Trước hoàn cảnh khó khăn, khổ sở đó... thêm lần nữa, Hiệp Hội vừa vận động quyên góp, vừa đồng thời phải ứng quỹ ngay để tiến hành nhanh chuyến cứu trợ cho 450 gia đình khó khăn nhất ở ba vùng Koh Ka'Ek (tỉnh Pursat), Phsar Chhnang và Kampong Prasat (tỉnh Kampong Chhnang).

Như  và  (tháng 2/2021), mỗi gia đình nhận được 3 món quà nhu yếu phẩm là gạo, dầu ăn và đường cát.

Kỳ này, do ngân quỹ quá hạn hẹp, Hiệp Hội chỉ có thể phát tặng cho mỗi gia đình được 15kg gạo (thay vì 30kg cho chuyến thứ nhất và 20kg cho chuyến thứ hai). Do lệnh cách ly nghiêm nhặt, các cộng tác viên của Hội đã nhận được phối hợp nhiệt tình của chính quyền địa phương ở mỗi nơi để giúp phân phối tặng phẩm, với sự kiểm soát chặt chẽ về mặt phòng ngừa bệnh dịch như đo thân nhiệt và phát khẩu trang cho mọi người tham dự.

Tại vùng Koh Ka'Ek: Cộng tác viên của ViDan Foundation cùng nhân viên chính quyền địa phương đã lái ghe chở quà nhu yếu phẩm đến phát trực tiếp từng ghe cho những gia đình không có điều kiện di chuyển đến một số điểm quy tụ nhỏ.

0520231 Koh KaEk (K1 K2)0520231 Koh KaEk (K3 K4)
(Kính mời xem thêm nhiều hình ảnh) 

Tại Phsar Chhnang: Như những lần phát quà trước, bà con được mời đến "sân trường" Samaki. Tại đây, từng người được xét thân nhiệt và phát khẩu trang để đeo trước khi đến chỗ nhận quà.

 05 2021 Phsar Chhnang (A)

 05 2021 Phsar Chhnang (B)

 05 2021 Phsar Chhnang (C)

(Kính mời xem thêm nhiều hình ảnh) 

Tại Kampong Prasat: Địa điểm phát quà cũng là Chùa An Hòa Tự, mà phần dưới là lớp học (do chị Kim Bintliff ở Houston, Texas bảo trợ xây cất). Tại đây, 150 người đại diện gia đình cũng đã được xét thân nhiệt và phát khẩu trang trước khi nhận quà.

05 2021 Kampong Prasat 04A
05 2021 Kampong Prasat 04B
05 2021 Kampong Prasat 04A
(Kính mời xem thêm nhiều hình ảnh) 
***

Chuyến phát quà cứu trợ khẩn cấp đợt III được thực hiện thành công, nhờ sự nhiệt tình đóng góp tài chánh, công sức của nhiều đồng hương; đặc biệt là sự nhiệt tình không ngại nguy hiểm, cực khổ của nhiều thân hữu Cộng tác viên Khmer và Việt Nam ở Cambodia. Tuy nhiên, do thời gian vận động tài chánh quá gấp và ngắn, ngân khoản yểm trợ nhận được vào thời điểm tổ chức phát quà chỉ mới đạt được khoảng hơn 1/2 của tổn phí $6.101,90 mỹ kim.

Vì vậy, ViDan Foundation chân thành kêu gọi sự chia sẻ, hỗ trợ của quý đồng hương khắp nơi để khoản tạm ứng từ quỹ yểm trợ giáo dục vừa qua được sớm hoàn lại, hầu Hiệp Hội  có đủ ngân quỹ trả thù lao cho quý Thầy Cô trong tam cá nguyệt sắp tới.

Mặt khác, với hoàn cảnh tha hương biệt xứ, không được hưởng quy chế công dân hay thường trú nhân một cách bình thường, đời sống của đại đa số bà con đồng bào ở Biển Hồ và các khu lao động nghèo đã luôn vô cùng vất vả. Đó là những người khốn khó mà trong thực tế, dù không có nạn dịch cũng đã rất cần để được trợ giúp thường xuyên.

Với tình hình bệnh dịch vẫn còn đang hoành hành, chắc chắn là sự cần thiết về nhu yếu phẩm của hàng ngàn gia đình đồng bào nghèo khó này vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới.

Hiệp Hội chân thành kính mời quý đồng hương cùng nhau tiếp tục góp một bàn tay nhân ái!

Chân thành kêu gọi.

Hiệp hội Thiện nguyện ViDan Foundation Inc.


The ViDan Foundation Inc. là một tổ chức bất vụ lợi hợp pháp, phi chính phủ (Non-profit Organization #801949153) được thành lập tại Hoa Kỳ. 

Ở Việt Nam: ViDan Foundation hiện hợp tác với một số tu sĩ Phật giáo và Công giáo để trợ giúp cho những người nghèo khó ở vùng xa, đặc biệt là người già neo đơn.

Ở Cambodia: ViDan Foundation trợ giúp từ thiện cho hàng ngàn gia đình đồng bào nghèo khó, đa số sống lây lất ở các làng nổi quanh bờ Biển Hồ và một số nhỏ ở sông Mekong. Chương trình ưu tiên và thường trực là trợ giúp giáo dục dành cho hàng ngàn trẻ em không được phép đi học tại các trường công lập (vì không được chính quyền cấp giấy khai sinh). 

Từ năm 2013, ViDan Foundation xây dựng trường, mở lớp học nổi ở các tỉnh Siem Reap, Prey Veng, Pursat, Kampong Chhnang để dạy Việt ngữ và tiếng Khmer cho trẻ em gốc Việt. Số học sinh mỗi lúc thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh mưu sinh của Cha Mẹ, trung bình từ 400-500 em. ViDan Foundation trả thù lao hằng tháng cho các Thầy Cô; đồng thời cung cấp tập vở, sách đọc, bút viết và các học cụ cần thiết cho toàn thể học sinh.

Ngân quỹ hoạt động của Hiệp Hội được bảo trợ bởi thân hữu và đồng hương ở khắp nơi.

Toàn thể thành viên Hội đồng Quản trị và Điều hành của Hiệp Hội đều hoạt động tình nguyện (không lương).


Mọi thắc mắc về chương trình xin liên lạc ViDan Foundation qua địa chỉ email: lienlac@vidan.us hoặc qua số điện thoại (713) 391-9843 (xin hỏi cô Anh Trinh).

Mọi thư từ liên lạc, chi phiếu trợ giúp xin gửi đến: 

ViDan Foundation Inc.: PO Box 92601, Austin, TX 78709-2601

Trợ giúp tài chánh cho hoạt động của Hiệp Hội có thể chuyển qua hệ thống PayPal, hay Zelle bằng địa chỉ email: contact@vidan.us

(Mọi sự trợ giúp được cấp biên nhận khấu trừ thuế – Federal Tax-Deductible Receipts)

www.vidan.us

HÌNH ẢNH CHUYẾN CỨU TRỢ THÁNG 5/2021

0520231 Koh KaEk  (01)
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
 Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Koh Ka'Ek
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Phsar Chhnang
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Phsar Chhnang
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Phsar Chhnang
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Phsar Chhnang
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Phsar Chhnang
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Phsar Chhnang
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Phsar Chhnang
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Phsar Chhnang
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Phsar Chhnang
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Kampong Prasat
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Kampong Prasat
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Kampong Prasat
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Kampong Prasat
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Kampong Prasat
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Kampong Prasat
Hình ảnh chuyến cứu trợ ở vùng Kampong Prasat


Người gốc Việt ở Cambodia - Không chốn dung thân   Trường Sơn- RFA

Người gốc Việt ở Cambodia - Không chốn dung thân (phần 1)Hình minh hoạ: Một phụ nữ Việt bán thức ăn tại một làng nổi trên dòng Tonle Sap ở Campuchia
 Reuters

Dòng sông Tonle Sap đoạn chảy qua cầu Prek Nok, phía bắc thủ đô Phnom Penh, Cambodia là nơi cư ngụ của gần hàng trăm hộ dân, phần lớn là người gốc Việt đan xen với các gia đình người Chăm và Khơ-me.

Họ sống trong các căn nhà gỗ lợp mái tôn dựng trên bè nổi ở ven sông và làm đủ thứ nghề, từ nuôi cá, xây dựng, làm thuê, đến bán bất cứ thứ gì họ có thể xoay sở được ở cái chợ gần nhà.

Không ai rõ người gốc Việt đã đến đây sinh sống từ bao giờ, nhưng một vài gia đình đã sản sinh ra thế hệ thứ năm. Trải qua thời gian, người Việt cũng đã hoà nhập với cộng đồng bản địa thông qua việc kết hôn với người Khơ-me và người Chăm, con cái của họ nói và viết tiếng Khơ-me thông thạo hơn tiếng Việt.

Tai hoạ trừ trên trời rơi xuống

Ngày 2 tháng 6, chính quyền thủ đô Phnom Penh ra lệnh yêu cầu toàn bộ các hộ dân sống trên nhà nổi phải chuyển lên bờ, người dân được cho thời hạn một tuần, nếu sau đó chưa chuyển đi thì sẽ bị cưỡng chế.

Lý do mà chính quyền đưa ra là vì các hộ dân sống trên nhà nổi khiến cho dòng sông bị ô nhiễm, điều mà các hộ dân ở đây không chấp nhận, bởi họ cho rằng chính họ đã bảo vệ dòng sông khỏi các nhà máy.

Đây cũng là lúc những khó khăn và sự phân biệt đối xử mà người gốc Việt phải chịu đựng được dịp bộc lộ.

Chính quyền cho người dân thời hạn một tuần để chuyển lên bờ sinh sống, nhưng theo những người bị ảnh hưởng thì họ không hề được nhận bất bất cứ một hình thức hỗ trợ nào: không đền bù, không hỗ trợ tài chính, không cấp đất, không cấp nhà ở tạm. Người dân phải tự lo toàn bộ.

Chị Khat, một người gốc Việt có nhà bị dỡ và buộc phải lên bờ cho RFA biết về tình hình:

Người ta đuổi lên bờ nhưng mà không cho cái gì hết. Người giàu thì đi mua đất mua nhà rồi, nhưng mà ở đây người nghèo đông hơn người giàu, có tiền thì đi ở thuê còn không thì không có chỗ nào để ở”.

vncambodiatonlesap2.jpeg
Hình vệ tinh: Khu vực người Việt sinh sống với những căn nhà nổi trên dòng Tonle Sap trước khi bị giải toả. Sentinel hub

Người dân ở đây cho biết hầu hết các hộ gia đình đều tự phá dỡ nhà của họ bởi nếu tự làm thì còn có thể giữ lại những vật dụng thiết yếu hoặc bán đi đồ kim loại để có chút tiền mặt, chứ nếu để chính quyền đến dỡ thì họ sẽ vứt hết xuống sông.

vncambodiatonlesap3.jpeg
Hình vệ tinh: khu vực người Việt sinh sống trên dòng Tonle Sap (Campuchia) sau khi bị giải toả. Hình: Sentinel hub

Bản thân gia đình chị Khat hiện đang mướn một căn phòng để ở mỗi tháng phải trả 50 USD (khoảng hơn 1 triệu VND), cộng thêm với các chí phí sinh hoạt khác như điện, nước, thực phẩm và học phí cho hai đứa con, với giọng tiếng Việt lơ lớ chị nói “không biết phải sống sao” khi nghĩ đến tương lai của gia đình.

Trong số những gia đình ở trên nhà nổi, một vài gia đình làm bè nuôi cá thì được chính quyền cho thời hạn sáu tháng để đợi cá đủ lớn trước khi bán, sau đó sẽ phải lên bờ. Những gia đình này theo ghi nhận của RFA đã chuyển bè lên thượng nguồn, cách khu vực cũ khoảng 5 km.

Không chốn dung thân

Trong số hàng trăm gia đình bị ảnh hưởng bởi lệnh trục xuất lên bờ của chính quyền Phnom Penh, bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những gia đình không có quốc tịch Cambodia.

Trong hai năm 2017 và 2018, chính quyền Cambodia mở chiến dịch huỷ bỏ “giấy tờ tuỳ thân không hợp lệ”, ước tính đã có khoảng 70 ngàn người bị mất tư cách công dân Cambodia, hầu hết trong số đó là người gốc Việt.

Chính quyền sau đó áp dụng chính sách mới, người gốc Việt không có quốc tịch được cấp chứng nhận thẻ ngoại kiều, hay còn gọi là thẻ vàng. Tuy nhiên, để duy trì tư cách ngoại kiều, mỗi người trên 18 tuổi sẽ phải đóng lệ phí hàng năm vào khoảng 1,4 triệu đồng tiền Việt. Một con số không hề nhỏ đối với các hộ nghèo.

Việc không có tư cách công dân đẩy nhiều gia đình sống trên nhà nổi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, bởi họ không thể mua đất và xây nhà kể cả trong trường hợp có đủ tiền, do luật Cambodia cấm những người không có tư cách công dân sở hữu đất.

Không thể sống ở dưới sông, cũng không thể lên bờ, nhiều gia đình đã chọn cách quay trở về Việt Nam mặc cho mối liên hệ giữa họ và Việt Nam không gì hơn ngoài thứ ngôn ngữ mà cha mẹ họ truyền lại.

000_SAHK990603565840.jpg
Hình minh hoạ: Một em bé người Việt trên dòng Tonle Sap, Phnompenh, Campuchia. Hình: AFP

Có thể do đoán trước được việc nhiều gia đình người gốc Việt sẽ chọn cách về Việt Nam, hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia, một tổ chức đại diện cho người gốc Việt ở Cambodia có mối liên hệ với chính quyền Việt Nam, ngày 13 tháng 6 đã ra một thống cáo trong đó kêu gọi các hộ dân bị di dời không trở về Việt Nam.

Lý do được đưa ra là do Việt Nam đã đóng cửa biên giới với Cambodia để phòng dịch COVID-19, do vậy sẽ không tiếp nhận người tới từ Cambodia.

Cũng trong thông cáo này, Hội Khmer-Việt Nam Tại Campuchia hứa sẽ hỗ trợ về chỗ ở và lương thực cho các gia đình bị ảnh hưởng, nhưng theo ghi nhận của RFA, nhiều gia đình đến nay không hề nhận được khoản hỗ trợ nào.

RFA đã liên hệ được với ít nhất một gia đình hiện đang mắc kẹt tại biên giới Việt Nam-Cambodia do bị từ chối nhập cảnh. Họ quyết định neo căn nhà nổi của mình một chỗ và chờ đợi, hàng ngày ra ngoài đánh cá để làm thực phẩm sống qua ngày.

Ông Sim Chy, Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam Tại Campuchia từ chối trả lời phỏng vân khi phóng viên của RFA liên hệ.

Thảm nạn của những người Việt không quê hương

< iframe frameborder="0" src="https://www.facebook.com/plugins/like.php?href=https://www.datviet.com/tham-nan-cua-nhung-nguoi-viet-khong-que-huong/&layout=button_count&show_faces=false&width=105&action=like&colorscheme=light&height=21" style="box-sizing: border-box; border-width: initial; border-style: none; overflow: hidden; width: auto; height: 21px;">< /iframe>
Trẻ em chơi thả diều ở làng nổi trên hồ Tonle Sap, Cambodia, nơi có 1,500 căn nhà nổi – chủ yếu là của người Việt vô tổ quốc. (Hình minh họa: Jason South/Fairfax Media/Getty Images)

Những đứa trẻ có nước da đen nhẻm, mái tóc cháy nắng vàng hoe, áo quần rách rưới, chèo những chiếc thuyền thúng nhỏ vây quanh các con thuyền chở khách du lịch để xin tiền, xin thức ăn hoặc bán những thứ vặt vãnh là cảnh thường thấy cạnh các làng chài trên hồ Tonle Sap ở ngoại ô thành phố du lịch Siem Reap và trên sông Mekong gần thủ đô Phnom Penh…

Những đứa không có thuyền thì ngồi trong những chiếc chậu nhôm lớn, mà chúng điều khiển thật khéo léo. Đó là con cái của những gia đình Việt Nam sinh sống trong những cái chòi nổi trên mặt sông, được dựng lên trên những chiếc phao bằng nhựa, quây bằng tôn trông rất xập xệ, bên dưới sàn ván là bè nuôi cá, bên trên là nơi ăn ngủ sinh hoạt của cả một gia đình có khi lên tới hàng chục người.

Những căn nhà nổi được kết nối vào nhau thành một khu xóm, mà lối đi là những miếng ván hẹp nối từ nhà này sang nhà khác. Người lớn thì nuôi cá hoặc lên bờ làm những công việc tạp vụ, trẻ con thì thả rông trên mặt hồ, đứa lớn trông chừng đứa bé. Đã nhiều năm qua, cuộc sống – của những “Việt kiều Cambodia” – cứ vậy trôi đi trong thiếu thốn và khổ cực, trong sự thù ghét và khinh rẻ của người bản xứ.

Cho đến đầu Tháng Sáu vừa qua, chính quyền Cambodia ra lệnh cho 1,500 căn nhà nổi – chủ yếu là của người Việt vô tổ quốc, “stateless ethnic Vietnamese,” theo cách dùng từ của hãng tin Reuters – trên bờ sông Tonle Sap phải rời đi trong vòng một tuần lễ, chậm nhất là ngày 2 Tháng Sáu, hoặc dọn lên ở hẳn trên bờ, hoặc trở về Việt Nam.

Lý do được nhà cầm quyền đưa ra là hình ảnh những khu nhà bè rất xốn mắt, làm xấu cảnh quan, ô nhiễm nguồn nước và gây nguy cơ về y tế, cần phải dọn sạch trước khi Cambodia trở thành chủ tịch luân phiên của khối ASEAN năm tới và đăng cai tổ chức Đại Hội Thể Thao Đông Nam Á (SEA Games) vào năm 2023.

Ông Phay Siphan, phát ngôn viên chính phủ Cambodia, nói với báo chí: “Chúng tôi đã bảo họ nhiều năm nay rồi. Nhưng họ phớt lờ cảnh báo; rồi họ than phiền rằng họ không có chỗ nào khác để đi đến.” Ông Siphan cũng nói, chính quyền không thể chờ đến khi hết dịch COVID-19 mới thực thi việc trục xuất.

Theo tường thuật của Reuters, một số gia đình đã dọn vào các khu định cư trên đất liền, mà các tổ chức nhân quyền cho biết là rất thiếu thốn nước sạch và nhà vệ sinh. Một số gia đình khác “hồi cư” về Việt Nam, nhưng điều trớ trêu là họ bị chính quyền Việt Nam xua đuổi, không cho nhập cảnh với lý do phòng dịch COVID-19.

Hãng tin Reuters dẫn không ảnh từ vệ tinh của Cơ Quan Không Gian Âu Châu, cho biết là trên sông Mekong ở biên giới Việt-Miên phía trên thị xã Tân Châu, tỉnh Đồng Tháp, chính quyền Việt Nam đã dùng những con tàu lớn tạo thành một bức tường ngăn cách, không cho thuyền của người Việt từ Cambodia xuôi xuống lãnh thổ Việt Nam. Tại đó, ông Bạch Bai, một người bị đuổi nhà khỏi Phnom Penh ba tuần trước, nói với nhà báo những lời thật thống thiết: “Tôi sinh ra trên dòng sông Tonle Sap, nhưng người ta bảo tôi Cambodia không còn là quê hương của tôi nữa… Tôi không có tiền, không có thuốc men và gạo cũng sắp hết. Việt Nam, xin hãy rủ lòng thương cho các con tôi được trở về đất mẹ!” Ông Bạch cho biết, hai tuần trước ông đã bị chặn lại ở biên giới và buộc phải quay trở lại Cambodia.

Ông Bạch, cùng với những người Việt đang bị xua đuổi ở Cambodia, đã gia nhập vào đội ngũ 15 triệu người “vô tổ quốc” trên thế giới – những người không được quốc gia nào chấp nhận, là thành phần đang có nguy cơ cao nhất trong đại dịch COVID-19.

***

Thảm cảnh của người Việt ở Cambodia đã được cảnh báo từ rất lâu, nhưng hầu như không được chính quyền hai nước liên quan giải quyết rốt ráo, mà cũng không nhận được các tổ chức nhân quyền quốc tế để ý tới.

Người Việt bắt đầu di cư sang Cambodia, còn có tên là Cao Miên, Cambodia, từ cuối thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc, người đi tìm cơ hội làm ăn mới, người đi theo sự điều động của chính quyền thực dân.

Ngay từ lúc đó đã nảy sinh mối ác cảm giữa người Việt di cư và người Khmer bản xứ vì lịch sử Cambodia ghi nhận Việt Nam thời các Chúa Nguyễn đã xâm lược và chiếm đóng miền đất phía Đông của vương quốc Khmer, sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày nay.

Ngay đến Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam và trung tâm kinh tế lớn nhất nước, hiện vẫn được người Cambodia gọi một cách không chính thức là Prey Nokor – cái tên của thành phố khi còn thuộc vương quốc Khmer hơn 300 năm về trước. Thêm nữa, những lớp người Việt đầu tiên đến Cambodia là những viên chức của chính quyền Pháp thuộc, là những “thầy thông, thầy ký” có chữ nghĩa, phục vụ trong guồng máy cai trị của người Pháp ở Liên Bang Đông Dương.

Trong mắt người Khmer bản địa họ chỉ là tay sai của các ông Tây thực dân mắt xanh mũi lõ đàn áp và bóc lột dân tộc họ. Người Khmer đã gọi người Việt định cư ở Cambodia là “yuon” (duôn) – một từ ngữ vừa có ý khinh miệt, vừa căm ghét vừa sợ hãi. Tâm lý bài Việt do vậy đã có gốc rễ sâu trong dân chúng Cambodia và luôn được các chính quyền cai trị xứ này lợi dụng cho các mục đích chính trị của họ.

Sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ hoàng gia thân Cộng của Quốc Vương Norodom Sihanouk năm 1970, Thống Chế Lon Nol trở thành thủ tướng Cambodia và hành động quan trọng đầu tiên của ông ta là tiêu diệt cộng đồng người Việt ở xứ Chùa Tháp. Trong suốt những năm 1970-72, báo chí ở Sài Gòn không ngày nào không đăng những hình ảnh đau thương về người Việt bị giết hại, bị thả trôi sông dưới bàn tay “cáp duồn” của chính quyền Lon Nol.

Chế độ Cộng Hòa Khmer của Lon Nol bị thủ tiêu khi quân Cộng Sản Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh Tháng Tư, 1975, và trong cuộc diệt chủng quy mô mà Khmer Đỏ thực hiện những năm sau đó có hơn hai triệu người Cambodia bị giết, chủ yếu là các sắc dân thiểu số gồm người Việt, người Chăm và người Hoa.

Chế độ Khmer Đỏ cũng rắp tâm chiếm lại những vùng đất mà họ cho là Việt Nam đã cướp của cha ông họ. Ngay sau khi giành được quyền lực ở Cambodia, Khmer Đỏ lập tức tấn công vào các tỉnh biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, buộc Hà Nội phải “phản kích tự vệ.”

Việt Nam phản công và tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ trong thời gian ngắn và lập ra một chính phủ thân Việt Nam gồm những du kích Khmer do Việt Nam nuôi dưỡng và đào tạo, trong đó có Hun Sen – thủ tướng Cambodia suốt mấy chục năm nay, có tên Việt là Mai Phúc.

Chính quyền Hà Nội cho rằng, Việt Nam đã hy sinh nhiều xương máu để cứu dân tộc Cambodia khỏi họa diệt chủng của Khmer Đỏ, và do đó người Cambodia phải mang ơn chính phủ Việt Nam. Nhưng dưới mắt nhiều người Cambodia, cuộc chiến tranh rồi cuộc chiếm đóng kéo dài 10 năm của quân đội Việt Nam trên đất Chùa Tháp là một cuộc xâm lược, gây nên nhiều nỗi bất bình cho người dân xứ này.

Nỗi ác cảm có tính lịch sử của người Cambodia đối với người Việt Nam lại được các đảng chính trị nước này khoét sâu và lợi dụng, làm cho cuộc sống của người Việt ở Cambodia luôn phập phồng lo sợ và bị kỳ thị trầm trọng.

Đảng Cứu Quốc Cambodia (Cambodia National Rescue Party (CNRP) – đảng đối lập nay đã bị ông Hun Sen giải tán – chẳng hạn, lấy quan điểm chống Việt Nam và cổ xúy tình cảm chống Việt Nam làm đường lối cốt lõi. Họ không thèm phân biệt chính phủ Cộng Sản Việt Nam ở Hà Nội với nhân dân Việt Nam nói chung, người Việt ở Cambodia lâu đời nói riêng mà gộp chung thành một thứ “yuon,” kẻ thù của Cambodia.

Những nhân vật lãnh đạo của CNRP như Sam Rainsy, Kem Sokha đều kích thích nỗi thù ghét người Việt của cử tri để giành lợi thế chính trị. Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2008, Sam Rainsy, đảng trưởng đảng CNRP, tuyên bố: “Nếu tôi thắng cử, tôi sẽ tống bọn yuon về nước.” Năm 2013, ông ta lại nói: “Bọn yuon đang chiếm đất đai Khmer, giết hại người Khmer… Trong các công ty của yuon, họ chỉ thuê người yuon làm quản lý, còn người Khmer làm công nhân.” Khi còn là nghị sĩ trong Quốc Hội Cambodia, Sam Rainsy còn tổ chức những đoàn người đi tới biên giới Việt-Miên để đòi đất, ông ta đưa ra quan điểm: chỗ nào có cây thốt nốt mọc thì chỗ đó là đất của người Khmer!

Sau khi Sam Rainsy bị chính quyền Hun Sen truy tố, phải bỏ trốn ra nước ngoài thì Kem Sokha lên thay và Sokha còn kỳ thị chủng tộc gay gắt hơn cả người tiền nhiệm. Năm 2010 xảy ra một sự cố: trong một lễ hội, người ta chen nhau qua một cây cầu dẫn ra đảo Koh Pich ở Phnom Penh, cầu sập và 353 người bị chết, hàng ngàn người bị thương. Bốn năm sau, Kem Sokha tố cáo vô căn cứ rằng người Việt Nam đứng sau thảm họa đó: “Họ tạo ra biến cố để giết người Khmer… Họ âm mưu xóa bỏ chủng tộc Khmer, truyền thống và văn hóa của chúng ta.”

Thủ Tướng Hun Sen đặt đảng CNRP ra ngoài vòng pháp luật, buộc Sam Rainsy phải lưu vong và bỏ tù Kem Sokha, nhưng không có nghĩa là ông ta thiện cảm với Việt Nam, nước đã nuôi dưỡng và đưa ông ta lên đỉnh cao quyền lực. Bây giờ thì Hun Sen đã quay sang thần phục Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự ở Vịnh Thái Lan và mở đồn điền giáp biên giới Việt-Miên, lập gọng kềm khống chế Việt Nam từ mọi hướng.

Và mới đây nhất, chính phủ Hun Sen mở chiến dịch trục xuất người Việt – kể cả những gia đình sinh trưởng ở Cambodia, đã lập nghiệp ở đây nhiều đời, và thậm chí không còn nói được tiếng Việt, với lý do làm đẹp thành phố đón những người khách quốc tế.

***

Vài dòng hồi tưởng như vậy để thấy vấn đề người Việt ở Cambodia là rất phức tạp, do những nguyên nhân lịch sử và văn hóa mà giữa người Việt di cư và người Cambodia bản địa từ lâu đã tồn tại một mối ác cảm, một sự thù nghịch đôi khi bộc phát thành những vụ xung đột bạo lực. Trong bối cảnh này, người Việt bao giờ cũng là thành phần bị thua thiệt.

Theo số liệu thống kê năm 2013 của chính phủ Cambodia, có khoảng 63,000 người gốc Việt sinh sống ở Cambodia nhưng con số thật có thể cao hơn nhiều. Một số tổ chức xã hội cho rằng có từ 400,000 đến 700,000 người Việt và người Việt là cộng đồng thiểu số lớn nhất ở nước này, chiếm khoảng 3% tổng dân số. Nhưng có lẽ bị ám ảnh bởi lịch sử bị chiếm đất, các chính quyền Cambodia từ trước đến nay đều có chính sách không chấp nhận cho người Việt nhập cư.

Rất nhiều gia đình người Việt trong các khu nhà nổi đã sinh sống ở Cambodia nhiều thế hệ mà vẫn không thể nhập tịch, không thể trở thành công dân xứ Chùa Tháp, mà chỉ là những kẻ ngoại quốc ăn nhờ ở đậu, thậm chí bị coi là người nhập cư bất hợp pháp.

Theo Tổ Chức Quyền Của Người Thiểu Số (Minority Rights Organisation) có trụ sở tại Phnom Penh, có đến 90% số người Việt ở Cambodia không có quy chế công dân hoặc giấy tờ định cư hợp pháp. Tình trạng cư trú bấp bênh đó khiến cho người gốc Việt bị tước bỏ quyền ứng cử và bầu cử, quyền sở hữu nhà đất, thậm chí con cái họ không được theo học các trường công lập hay thụ hưởng dịch vụ chăm sóc y tế của chính phủ. Hậu quả là do tình trạng “vô tổ quốc” (stateless), người Việt là cộng đồng thiểu số lớn nhất nhưng cũng là cộng đồng nghèo khổ nhất của đất nước Chùa Tháp.

Trong những năm gần đây, rải rác đã có nhiều người Việt rời bỏ Cambodia trở về Việt Nam nhưng điều bi thảm là họ không nhận được sự giúp đỡ của chính quyền trong nước. Một số gia đình hồi cư lại tiếp tục làm nhà bè nuôi cá trên sông Mekong đoạn chảy vào các tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Nhưng do họ không có giấy tờ tùy thân theo đòi hỏi của chính quyền địa phương nên họ không được cấp đất, không được mua nhà đất để định cư, và con cái họ không được đến trường! Một số tổ chức thiện nguyện ở Sài Gòn thường quyên góp quần áo cũ, sách vở, học cụ, lương thực thực phẩm mang đến giúp bà con “Việt kiều Cambodia” hồi cư nhưng chỉ là muối bỏ bể; vấn đề của họ cần phải được giải quyết bằng chính sách ở cấp quốc gia.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát và có một số trường hợp nhập cảnh từ Cambodia bị xét nghiệm dương tính với virus Corona, đại sứ Việt Nam tại Cambodia hồi Tháng Tư đã ra thông báo yêu cầu bà con Việt Nam bình tĩnh, “không cố gắng di chuyển sang Việt Nam theo các đường dây đưa người trái phép.”

“Một số hộ gia đình và cá nhân người gốc Việt thời gian qua đã bị buộc quay lại Cambodia vì không có giấy tờ chứng nhận là công dân Việt Nam như hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân còn hiệu lực. Một số công dân Việt Nam đã bị bắt và đưa ra xét xử,” thông cáo viết.

Trưởng Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Chống COVID-19, Phó Thủ Tướng Việt Nam Vũ Đức Đam cũng yêu cầu các tỉnh phải tăng cường kiểm soát biên giới phía Tây Nam giáp với Cambodia. Và khi chính quyền phong tỏa đường biên giới, nhiều gia đình bị đẩy vào chỗ bế tắc: bị Cambodia trục xuất, Việt Nam không nhận cho hồi cư! Quả thật bi đát cho phận người “sinh vô gia cư, tử vô địa táng.”

Trên Facebook, Đại Sứ Việt Nam tại Phnom Penh Vũ Quang Minh phê phán hành động trục xuất người Việt của chính quyền Cambodia là “một quyết định đột ngột” và ông thúc giục người gốc Việt nỗ lực nhiều hơn nữa để hội nhập vào xã hội Cambodia và “đừng trông chờ lòng từ thiện.” Nhưng làm thế nào để hội nhập trong hoàn cảnh bế tắc như vừa mô tả thì không thấy ông đại sứ đề cập tới.

“Tất cả những gì chúng tôi biết là chúng tôi phải ở đây cho đến khi COVID-19 chấm dứt,” ông Bạch Bai nói với phóng viên Reuters tại căn chòi của mình trên bờ sông Mekong thuộc lãnh thổ Cambodia nhưng chỉ cách biên giới Việt-Miên vài cây số. “Nhưng bao giờ thì dịch mới kết thúc đây?,” ông thắc mắc và chưa ai đưa ra được câu trả lời.

Theo Người Việt

Video for Người gốc Việt ở Cambodia - Không chốn dung thân phan 2
Your browser can't play this video. Learn more. Switch camera. Share. Include playlist. An error occurred while ...
3 hours ago · Uploaded by hiện tình việt nam



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!

     Đọc nhiều nhất 
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 805 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 696 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 533 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 483 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 178 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 78 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 73 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 63 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 18 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.