Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 16
 Lượt truy cập: 24721411

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 02:50
Thanh Hóa quê hương Phạm Minh Chính, cái nôi cách mạng trung thành với TQ được chích Vaccine Tàu nhiều người tử vong
25.11.2021 10:34

Thanh Hóa: Những ca tử vong sau khi tiêm vaccine Vero Cell phòng Covid của TQ

24 tháng 11 2021 Thanh Hóa: Hai ca tử vong sau khi tiêm vaccine Vero Cell phòng Covid - BBC  News Tiếng Việt


Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa - nơi đang cấp cứu các bệnh nhân bị phản ứng sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 ở huyện Nông Cống

NGUỒN HÌNH ẢNH,TUOITRE.VN

Chụp lại hình ảnh,

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa - nơi đang cấp cứu các bệnh nhân bị phản ứng sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 ở huyện Nông Cống

Đã có hai trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine Vero Cell phòng COVID-19 tại huyện Nông Cống, truyền thông Việt Nam đưa tin.

Bản tin của TTXVN ngày 24/11 cho biết có 3 người khác đang được cấp cứu sau khi tiêm.

Các ca này xảy ra sau khi Trung tâm Y tế huyện tổ chức tiêm chủng vaccine Vero Cell mũi hai để phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giầy Kim Việt, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

"Lực lượng chức năng đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm, trong đó có 5 trường hợp xuất hiện triệu chứng nặng, được chẩn đoán phản ứng phản vệ sau tiêm và chuyển tuyến về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu, điều trị.

"Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã huy động tối đa các điều kiện trang thiết bị, thuốc, nhân lực tốt nhất để cấp cứu, điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng và diễn biến quá nhanh của phản vệ nên có 2 trường hợp đã tử vong vào lúc 0 giờ 45 phút và 8 giờ 45 phút ngày 24/1," bản tin viết.

Việt Nam đang khẩn trương tiêm mũi hai cho các địa phương.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đang khẩn trương tiêm mũi hai cho các địa phương.

Được biết Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã "báo cáo Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo".

Chụp lại video,

Mức độ hiệu quả và an toàn của vaccine Sinopharm (Trung Quốc)

Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xác nhận tin này với báo Tuổi Trẻ.

"Sở Y tế Thanh Hóa đang tiến hành điều tra vụ việc, tối nay đoàn điều tra xong và Sở Y tế Thanh Hóa quyết định thời gian họp hội đồng chuyên môn xem xét nguyên nhân," bà Dương Thị Hồng nói.

Vào tháng 9 năm nay, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 110/NQ-CP về mua 20 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc.

Nghị quyết nêu rõ, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về tờ trình và khẩn trương tổ chức thực hiện việc mua vaccine này đảm bảo chất lượng vaccine, hiệu quả, tiến độ trong phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đó, hôm 28/9 xảy ra một ca tử vong ở TPHCM sau khi tiêm vaccine Pfizer.

Khi đó Sở Y tế TP.HCM nói kết luận ban đầu của các chuyên gia không ghi nhận bằng chứng tử vong liên quan đến chất lượng vaccine.

Hôm 5/11, tỉnh Gia Lai cho biết đang điều tra để xác định nguyên nhân một người phụ nữ trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

Thêm một nữ công nhân tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 và nhiều người nữa chưa kiểm chứng ở Thanh Hóa

Dân trí

 Liên quan đến sự cố phản vệ sau tiêm vaccine phòng Covid-19 tại Thanh Hóa đã ghi nhận thêm một trường hợp tử vong.

Ngày 25/11, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa xác nhận với phóng viên Dân trí, liên quan đến sự cố tiêm vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn huyện Nông Cống, vào chiều tối ngày 24/11, đã có thêm một công nhân tử vong. 

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, ngày 23/11, Trung tâm Y tế huyện Nông Cống tổ chức tiêm chủng vaccine Vero Cell mũi 2, phòng Covid-19 tại Công ty TNHH giầy Kim Việt cho công nhân, người lao động theo kế hoạch.

Thêm một nữ công nhân tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 ở Thanh Hóa - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Ngày 23/11, tại Công ty TNHH giầy Kim Việt tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho công nhân theo kế hoạch (Ảnh: Bình Minh).

Trong quá trình tổ chức tiêm chủng đã ghi nhận nhiều trường hợp phản ứng sau tiêm, trong đó có 5 trường hợp xuất hiện triệu chứng nặng, được chẩn đoán phản ứng phản vệ sau tiêm. Các trường hợp này đã được lực lượng phản ứng nhanh của ngành Y tế sơ cứu, cấp cứu ngay tại chỗ theo hướng dẫn chuyên môn và chuyển tuyến về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa điều trị.

Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng và diễn biến quá nhanh của phản vệ nên có 2 trường hợp đã tử vong vào lúc 0h45 và 8h45 ngày 24/11. Đến chiều tối cùng ngày, đã có thêm một trường hợp tử vong. Hiện, một số trường hợp khác đang được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Theo ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, Sở đã chỉ đạo Hội đồng chuyên môn khẩn trương đánh giá nguyên nhân tai biến trong quá trình sử dụng vaccine tại huyện Nông Cống và báo cáo Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo.

Sau sự cố nêu trên, các cấp chính quyền địa phương, ngành chức năng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và phía công ty nơi các công nhân làm việc đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ bước đầu tới gia đình có người tử vong; thăm hỏi, động viên các trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và các trường hợp đang theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống.

Trước mắt, huyện Nông Cống hỗ trợ mỗi gia đình có nạn nhân tử vong số tiền 50 triệu đồng; Công ty TNHH giầy Kim Việt hỗ trợ mỗi gia đình có nạn nhân tử vong 100 triệu đồng; Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa cũng đã hỗ trợ mỗi gia đình có người tử vong 5 triệu đồng, mỗi công nhân đang điều trị 1 triệu đồng.

Thêm một nữ công nhân tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 ở Thanh Hóa - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Sau sự cố nêu trên, các cấp chính quyền địa phương, ngành chức năng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và phía công ty nơi các công nhân làm việc đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ bước đầu tới gia đình nạn nhân (Ảnh: P.N).

Huyện Nông Cống cũng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện này tạm dừng việc tiêm vaccine Vero Cell cho người dân, chờ chỉ đạo của cơ quan chuyên môn.

Ngày 25/11, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Bạch Mai về việc tăng cường cấp cứu, điều trị các trường hợp sự cố tiêm vaccine tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa.

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa, đến hết ngày 24/11, địa phương này đã triển khai tiêm được hơn 2,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19.

Hiện sự cố nêu trên đang được các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ nguyên nhân.

Trần Lê

Thanh Hóa: Ba ca tử vong sau khi 'tiêm vaccine Trung Quốc'

Việt Nam đang khẩn trương tiêm mũi hai cho các địa phương.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đang khẩn trương tiêm mũi hai cho các địa phương.

Sáng 24/11, hai nữ công nhân tử vong, người thứ ba mất vào chiều cùng ngày tại Thanh Hóa sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 của Trung Quốc, Vero Cell.

Huyện Nông Cống, Thanh Hóa tiêm vaccine Vero Cell ngày 23/11.

Tối 25/11, ông Trịnh Hữu Hùng (Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá) cho báo chí biết Hội đồng tư vấn chuyên môn nhận định, ba nữ công nhân tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 ở huyện Nông Cống là do sốc phản vệ, chưa phát hiện sai sót chuyên môn trong tổ chức tiêm chủng.

Lãnh đạo ngành Y tế Thanh Hoá đã đề nghị tạm dừng tiêm vaccine Verocell trên phạm vi toàn tỉnh Thanh Hoá trong khi chờ Bộ Y tế có quyết định.

Các ca này xảy ra sau khi Trung tâm Y tế huyện tổ chức tiêm chủng vaccine Vero Cell mũi hai để phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giầy Kim Việt, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Được biết Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã "báo cáo Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo".

Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xác nhận tin này với báo Tuổi Trẻ.

"Sở Y tế Thanh Hóa đang tiến hành điều tra vụ việc, tối nay đoàn điều tra xong và Sở Y tế Thanh Hóa quyết định thời gian họp hội đồng chuyên môn xem xét nguyên nhân," bà Dương Thị Hồng nói.

Vào tháng 9 năm nay, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 110/NQ-CP về mua 20 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc.

Nghị quyết nêu rõ, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về tờ trình và khẩn trương tổ chức thực hiện việc mua vaccine này đảm bảo chất lượng vaccine, hiệu quả, tiến độ trong phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đó, hôm 28/9 xảy ra một ca tử vong ở TPHCM sau khi tiêm vaccine Pfizer.

Khi đó Sở Y tế TP.HCM nói kết luận ban đầu của các chuyên gia không ghi nhận bằng chứng tử vong liên quan đến chất lượng vaccine.

Hôm 5/11, tỉnh Gia Lai cho biết đang điều tra để xác định nguyên nhân một người phụ nữ trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.


Thành công của vaccine Trung Quốc đang lụi tàn ở châu Á chỉ có CSVN tận tình chích cho dân lành làm vật tế thần

  • Tessa Wong
  • BBC News
Một sinh viên Indonesia được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc vào ngày 1/7

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Indonesia chủ yếu sử dụng vaccine Sinovac trong chương trình tiêm chủng Covid

Trên khắp châu Á, vaccine Trung Quốc đã đóng một vai trò cốt yếu trong việc chủng ngừa cho người dân chống lại Covid-19, với hàng triệu người được tiêm Sinovac hoặc Sinopharm.

Nhưng trong những tuần gần đây, mối quan ngại về hiệu quả của chúng ngày càng tăng. Giờ đây, một số quốc gia châu Á vốn đưa vaccine Trung Quốc thành mũi nhọn quan trọng trong các chương trình tiêm chủng đã thông báo rằng họ sẽ sử dụng các loại vaccine khác.

Động thái này đã dấy lên nhiều câu hỏi, không chỉ về việc liệu có tin dùng vaccine Trung Quốc được không, mà còn về nỗ lực của Trung Quốc trong nền ngoại giao vaccine ở châu Á.

Chuyện gì đang diễn ra ở Thái Lan và Indonesia?

Tuần trước, Thái Lan thông báo họ đang thay đổi chính sách vaccine - thay vì tiêm hai mũi Sinovac, người dân hiện sẽ được tiêm kết hợp Sinovac và AstraZeneca.

Nhân viên y tế đã được chủng ngừa đầy đủ với Sinovac cũng sẽ được tiêm thêm một mũi vaccine khác như mũi tiêm nhắc lại.

Indonesia đã công bố một động thái tương tự vào tuần trước, nói rằng họ sẽ tiêm tăng cường Moderna cho các nhân viên y tế được đã được chủng ngừa bằng Sinovac.

Các quyết định đưa ra sau khi có ghi nhận rằng hàng trăm nhân viên y tế được chủng ngừa đầy đủ vẫn mắc Covid, với hai người ở Thái Lan và 30 người ở Indonesia - tử vong.

Cả hai nước này đều chậm triển khai chương trình tiêm chủng và đang phải chống chọi với những đợt bùng phát dịch mới. Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm Covid và tử vong cao kỷ lục vào hôm Chủ nhật, trong khi Indonesia - tâm chấn mới của Covid ở châu Á - thì bệnh viện quá tải và bị thiếu oxy.

Ketut Nomer, 59 tuổi, một bệnh nhân Covid-19 đang nằm trong một ngôi lều tạm bợ, bên ngoài khu cấp cứu tại một bệnh viên ở Bekasi, Indonesia

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Indonesia hiện đang trong tình trạng căng thẳng vì dịch bệnh Covid

Hai nước nói họ chuyển hướng để tăng cường khả năng bảo vệ, các quan chức Thái Lan trích dẫn các nghiên cứu địa phương cho thấy việc tiêm kết hợp hai loại vaccine có thể tăng cường miễn dịch.

Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno gần đây cũng nói với BBC rằng vaccine Sinovac "khá hiệu quả".

Nhưng bằng chuyển đổi loại vaccine, chính phủ Thái Lan và Indonesia về cơ bản "nói rằng họ lo ngại về sự thất bại của vaccine", Dale Fisher, người đứng đầu Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng không có đầy đủ thông tin về các ca nhiễm và tử vong của các nhân viên y tế, đồng thời kêu gọi các nhà chức trách tiến hành một "cuộc điều tra kỹ lưỡng".

Sinovac vẫn chưa đưa ra bình luận nào.

Từ đó, Malaysia thông báo họ sẽ chuyển sang sử dụng Pfizer sau khi họ dùng hết nguồn cung Sinovac.

Nhưng các quốc gia khác như Philippines và Campuchia vẫn đang tiếp tục sử dụng vaccine Trung Quốc.

Vaccine của Trung Quốc có hiệu quả không?

Trong các thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới, vaccine virus bất hoạt của Sinovac và Sinopharm đã được chứng minh là có hiệu quả từ 50% đến 79% trong việc ngăn ngừa mắc Covid mà có triệu chứng.

Nhưng chúng vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn các ca nhập viện hoặc tử vong do Covid - các nghiên cứu cho thấy mũi tiêm Sinovac có hiệu quả 100% ở Brazil và hiệu quả từ 96 đến 98% ở các nhân viên y tế Indonesia.

Giáo sư dịch tễ học Benjamin Cowling thuộc Đại học Hong Kong nói thực tế việc vẫn có số lượng lớn người vẫn nhiễm bệnh dù đã tiêm đủ hai mũi vaccine có thể là do một số nhân tố.

Một là vaccine Trung Quốc, giống như nhiều loại vaccine khác, có thể giảm hiệu quả theo thời gian. Một nghiên cứu của Thái Lan được công bố trong tuần này cho thấy kháng thể ở những người được tiêm chủng đầy đủ hai mũi Sinovac giảm còn một nửa sau mỗi 40 ngày.

Một điều nữa là các thử nghiệm lâm sàng có bộ dữ liệu nhỏ hơn so với số ca nhiễm trong thực tế, đặc biệt là ở Indonesia, nơi đang có số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt lên đến hàng chục nghìn.

Nó cũng có thể là do biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn, đã được phát hiện ở 60% ca nhiễm gần đây ở Indonesia và 26% trường hợp ở thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Chưa có dữ liệu công khai nào về hiệu quả của vaccine Trung Quốc đối với bất kỳ biến thể nào của Covid. Nhưng các nghiên cứu sơ bộ đã gợi ý rằng vaccine virus bất hoạt, như của Sinopharm và của Sinovac, chỉ bảo vệ chống lại biến thể Delta ít hơn 20% so với virus nguyên khởi, theo GS Cowling.

Ông nói, không có loại vaccine nào có hiệu quả hoàn toàn trong việc ngăn ngừa nhiễm Covid, dù vaccine Trung Quốc "không hiệu quả 100%, chúng vẫn đang cứu sống nhiều mạng người". Các chuyên gia nhấn mạnh rằng những ca lây nhiễm đột phá không có nghĩa vaccine là vô dụng, vì tiêm chủng giúp ngăn những ca nhiễm Covid nặng.

A medical worker prepares a syringe with a dose of China's Sinovac coronavirus disease (COVID-19) vaccine at the Central Vaccination Center, inside the Bang Sue Grand Station, in Bangkok, Thailand, 24 May 2021.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Không có dữ liệu công khai nào về hiệu quả của vaccineTrung Quốc chống lại biến thể Delta

Cũng chưa có báo cáo nào về các ca nhiễm bệnh dù đã được tiêm chủng ở Trung Quốc, nơi hơn 630 triệu người đã tiêm ít nhất một mũi vaccine Trung Quốc. Không rõ có bao nhiêu người trong số đó được tiêm đủ hai mũi.

Tuy nhiên, virus này được cho là đã được kiểm soát ở Trung Quốc, nơi đang ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày thấp và đã nhanh chóng dập tắt các đợt bùng dịch ở địa phương.

Điều này ảnh hưởng ra sao đến ngoại giao vaccine của Trung Quốc?

Là nơi nhận nhiều mũi tiêm chủng của Trung Quốc nhất, châu Á là khu vực nòng cốt trong chiến lược ngoại giao vaccine của Trung Quốc.

Hơn 30 quốc gia châu Á đã mua hoặc được quyên tặng vaccine. Indonesia là một trong những nước mua vaccine Sinovac lớn nhất thế giới với số lượng đặt mua 125 triệu liều.

Chuyên gia Trung Quốc, Ian Chong, thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết sự háo hức bán hoặc quyên tặng vaccine của Trung Quốc là "một nỗ lực để thay đổi câu chuyện rằng thực tế các ca nhiễm Covid đầu tiên được phát hiện từ Vũ Hán, và để chứng tỏ rằng đây là một cường quốc khoa học".

Với việc các quốc gia giàu có độc quyền nhiều đơn đặt hàng các loại vaccine khác từ sớm, nhiều quốc gia ở châu Á - đặc biệt là những quốc gia nghèo hơn - đã đón nhận các mũi tiêm Trung Quốc.

Tiến sĩ Chong cho biết: "Suy nghĩ tiêu chuẩn là 'có sự bảo vệ tốt hơn là không có biện pháp bảo vệ nào', dù vào thời điểm đó, dữ liệu về tính hiệu quả không cao.

Ví dụ, Thái Lan ban đầu đã tin tưởng vào một công ty địa phương thuộc sở hữu của nhà vua để sản xuất số lượng lớn vaccine nội địa, nhưng khung thời gian phân phối chậm trễ đã buộc chính phủ phải tìm kiếm các nguồn khác sau khi dịch Covid mới lại bùng phát trong năm nay.

Bên cạnh vaccine AstraZeneca được sản xuất trong nước, hiện tại, họ chủ yếu dựa vào Sinovac, vì công ty Trung Quốc là một trong những công ty đầu tiên cung cấp.

A Thai health volunteer stands in front of a campaign banner for Chinese made Sinopharm vaccine during a mass vaccination drive for disabled and disadvantaged people in Bangkok, Thailand, 25 June 2021.

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Thái Lan cũng đã nhận được một số liều Sinopharm

Tiến sĩ Chong cho biết, quyết định chuyển đổi sang các loại vaccine khác của Thái Lan và Indonesia có thể chọc thủng hình ảnh thành công, làm vỡ bong bóng về hiệu quả của vaccine Trung Quốc và dấy lên câu hỏi về năng lực công nghệ của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận nào, nhưng trước đây vẫn khẳng định rằng vaccine của họ có hiệu quả.

Công chúng phản ứng thế nào?

Cả chính phủ Thái Lan lẫn Indonesia đang phải đối mặt với nhiều chỉ trích về việc chậm triển khai tiêm chủng và tình trạng Covid ngày càng trở nên tồi tệ.

Ở Thái Lan, sự phẫn nộ càng tăng thêm khi một tài liệu bị rò rỉ của Bộ Y tế trích dẫn lời một quan chức phản đối việc cho nhân viên y tế tiêm thêm mũi Pfizer vì đây sẽ là "sự thừa nhận rằng Sinovac không mang lại sự bảo vệ".

Tiến sĩ Arm Tungnirun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Chulalongkorn, nói: "Có rất nhiều sự giận dữ trong công chúng Thái Lan, họ nói 'tại sao bạn không quan tâm đến nhân viên y tế', 'điều này không nên được xem là một nhân tố'. Nhiều người quan ngại sâu sắc về cách thức truyền thông của chính phủ và sự phụ thuộc vào Sinovac."

"Hiện ngày càng có nhiều người từ chối tiêm Sinovac, họ tin rằng nó không hiệu quả. Có một sự mất lòng tin lớn vào chính phủ Thái Lan và vấn đề vaccine đã trở nên bị chính trị hóa nặng nề."

Có những mối lo sợ rằng các ghi nhận mới nhất về các nhiễm bệnh dù đã được tiêm vaccine sẽ thúc đẩy thêm sự hoài nghi về vaccine nói chung. Ở Indonesia, những người theo đạo và có ảnh hưởng trên mạng xã hội lẫn những người theo thuyết âm mưu đã và đang truyền bá các thông điệp chống vaccine đi kèm với tâm lý bài Trung.

Các chuyên gia đang thúc giục việc kiểm soát chặt chẽ hơn việc lây nhiễm và nỗ lực hơn nữa trong việc dập tắt các thông tin sai lệch trên mạng.

Giáo sư Cowling nói: "Thật là một điều tốt khi chúng ta đang sử dụng [vaccine của Trung Quốc] nhưng chúng ta không thể trông chờ quá nhiều vào chúng.

"Chúng ta phải nhận ra rằng sẽ có những ca nhiễm bệnh dù đã được tiêm vaccine và sẵn sàng ứng phó với chúng, vì chúng có thể làm tổn hại đến niềm tin vào vaccine."Thanh Hóa: Hai ca tử vong sau khi tiêm vaccine Vero Cell phòng Covid - BBC  News Tiếng Việt

Mỹ viện trợ cho Việt Nam thêm 4,1 triệu liều vaccine COVID-19, VC dành cho đảng viên

VOA Tiếng Việt

24/11/2021

Tiêm vaccine Pfizer/BioNTech Covid-19 ở Hà Nội.

Hôm 23/11, Nhà Trắng cho biết Hoa Kỳ đang chuyển thêm bốn triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam, nâng tổng số vaccine mà Hoa Kỳ tài trợ cho Việt Nam lên hơn 17 triệu liều, theo AFP.

Tiêm vaccine Pfizer/BioNTech Covid-19 ở Hà Nội.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ nói với hãng tin AFP rằng 4.149.990 liều vaccine Pfizer đang được chuyển đi cho Việt Nam từ hôm 23/11.

Với đợt viện trợ mới này, tổng số vaccine mà Hoa Kỳ chuyển giao cho Việt Nam lên 17.589.110 liều. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã tài trợ 268.472.780 liều vaccine to 110 quốc gia trên toàn cầu. Quan chức không nêu tên này cho AFP biết con số hơn 268 triệu liều này “nhiều hơn số vaccine mà tất cả các quốc gia cộng lại đã chia sẻ.”

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden xem việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 là trọng tâm chính trong chính quyền của ông kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2021, cũng cho rằng việc cung cấp vaccine ra nước ngoài phải đi đôi với các nỗ lực trong nước.

“Như Tổng thống đã nói, Mỹ sẽ là kho chứa vaccine trong cuộc chiến chống lại COVID-19 của chúng tôi”, quan chức này nói.

Khi được đề cập đến những cáo buộc rằng các đối thủ của Mỹ là Trung Quốc và Nga đã sử dụng ngoại giao vaccine như một công cụ để tạo đòn bẩy đối với các quốc gia có nguồn lực kém hơn, quan chức này cho biết “vaccine của chúng tôi không đi kèm với các ràng buộc.”

Trong thời gian qua, Hoa Kỳ liên tục viện trợ vaccine COVID-19 cho Việt Nam.

Ngày 17/11, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thông báo Mỹ vừa tặng thêm 1 triệu liều vaccine Moderna cho Việt Nam.

Trước đó, từ ngày 6-8 tháng 11, hơn 2.8 triệu liều vaccine Pfizer Hoa Kỳ tặng Việt Nam thông qua cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX đã đến Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

“Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam tự hào hợp tác cùng Việt Nam nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19”, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội viết trên trang web của cơ quan này hôm 8/11, nói thêm rằng “Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 30,2 triệu đô la nhằm ứng phó với COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu”.

Việt Nam, với dân số khoảng 100 triệu người, hôm 23/11 đã ghi nhận 1.143.967 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; với 24.118 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo thông tin của Bộ Y tế Việt Nam.

Thanh Hóa: 4 ca tử vong sau tiêm vaccine Vero Cell - Nguyên nhân vì đâu?

  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt
Vietnam, vaccine

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Việc 4 ca tử vong liên tiếp xảy ra tại Thanh Hoá sau khi tiêm vaccine Vero Cell của Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam.

2 trường hợp đầu đã tử vong vào lúc 0h45 và 08h45 ngày 24/11/2021.

Đến tối 24.11, thêm một công nhân tử vong.

Chiều 25/11, đã có thêm 1 công nhân tử vong.

"Việc cần làm ngay là ngưng tiêm vaccine Vero Cell và kiểm tra lại chất lượng, tạp chất, độc tố trong các lô vaccine này ngay lập tức," TS Vũ nói.

Trong khi đó, GS Nguyễn Văn Tuấn từ ĐH New South Wales, Australia nói với BBC rằng nếu chỉ quan sát vài ca tử vong sau khi tiêm vaccine thì chưa đủ chứng cứ để nói đến mối liên hệ nhân quả giữa tiêm vaccine và tử vong.

GS Tuấn lý giải: "Chúng ta cần ghi nhận rằng xác suất tử vong liên quan đến Covid ở người chưa tiêm vaccine cao gấp 10-20 lần so với người đã tiêm vaccine.

"Số người tử vong sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine chỉ chiếm dưới 1% tổng số tử vong, và trong số này đa số là người cao tuổi (trên 65) với 2 bệnh nền trở lên. Những bệnh nền phổ biến là tim mạch, tiểu đường, suy thận, và ung thư.

GS Nguyen Van Tuan
BBC

"Ở Việt Nam, số ca tử vong mới được ghi nhận đa số xảy ra ở người đã tiêm vaccine Sinopharm hay Vero Cell. Nhưng xin nhấn mạnh rằng sự thật đó vẫn chưa đủ để nói rằng tử vong là do vaccine Trung Quốc, bởi những người tử vong có thể có nhiều bệnh khác mà chúng ta chưa biết."

Dù vậy, GS Tuấn cũng có chung quan điểm rằng khi có hàng loạt ca tử vong như vậy thì "cần tạm ngưng tiêm vaccine Vero Cell và tiến hành điều tra."

GS Tuấn chỉ rõ: "Cần phải có điều tra độc lập về chất lượng vaccine, từ khâu bảo quản đến khâu pha chế trước khi tiêm. Điều tra qui trình tiêm vaccine có đúng với các tiêu chuẩn đề ra hay không. Dĩ nhiên, cần phải xem xét kĩ tiền sử bệnh lý của những người tử vong."

"Không có những thông tin đó, rất khó tiếp tục chương trình tiêm chủng đại trà," GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC từ Australia.

Các nguyên nhân có thể gây tử vong sau tiêm vaccine Covid-19?

Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, các vaccine Covid-19 nói chung có nguy cơ chung gây "sốc phản vệ" (anaphylaxis). Phản ứng này xảy khi người được chích ngừa "dị ứng mạnh" với thành phần có trong vaccine.

"Tuy nhiên, chuyện này thường là rất hiếm vì các vaccine đã trải qua các giai đoạn nghiên cứu để giảm thiểu nguy cơ này. Nếu có xảy ra thì tối đa chỉ vài phần triệu," TS Vũ nói.

"Ngoài ra, mỗi loại vaccine Covid-19 thì lại có những nguy cơ riêng như chúng ta biết hiện nay," TS Vũ giải thích thêm.

"Chẳng hạn vaccine AstraZeneca, J&J với bản chất Adenovirus có nguy cơ rất nhỏ gây đông máu, vaccine Pfizer/BioNTech, Moderna với bản chất mRNA có nguy cơ nhỏ gây viêm cơ tim.

"Khó bàn về vaccine Vero Cell vì các nghiên cứu về vaccine này so với các vaccine phương Tây là quá ít mà các kết quả không đồng nhất,"TS Vũ Hồng Nguyên cho biết.

GS Nguyễn Văn Tuấn trong khi đó nhấn mạnh rằng loại vaccine của Trung Quốc 'hiệu quả thấp' hơn các vaccine khác của Anh, Mỹ.

"Dữ liệu nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng vaccine Sinopharm và CoronaVac có hiệu quả thấp hơn vaccine phương Tây như Pfizer, AstraZeneca và Moderna."

"Chẳng hạn như một nghiên cứu ở Thái Lan trên 185 người cho thấy chỉ có 60% người được tiêm có lượng kháng thể đáng kể sau 1 tháng tiêm liều 2 liều CoronaVac. Con số này đối với AstraZeneca vaccine là 86%.

Chụp lại video,

Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

"Điều đáng ngại hơn nữa là 3 tháng sau tiêm đủ 2 liều CoronaVac, chỉ có 12% là có lượng kháng thể đủ để chống lại nCov.

"Hiệu lực của vaccine Trung Quốc có vẻ tuỳ thuộc vào độ tuổi. Ở người trẻ tuổi (20 - 39) CoronaVac giảm tử vong lên đến 83%, nhưng vẫn thấp hơn so với AstraZeneca (98%) và Pfizer (90%).

"Tuy nhiên, ở những người 80+ tuổi trở lên, hiệu quả của CoronaVac chỉ 30% đối với những ca nhiễm nặng, và 45% giảm tử vong; con số này đối với AstraZeneca là 67% và 85%. Nghiên cứu này cho thấy rõ vaccine CoronaVac có hiệu lực kém hơn AstraZeneca.

Chụp lại video,

Mức độ hiệu quả và an toàn của vaccine Sinopharm (Trung Quốc)


Tử vong 'liên quan vaccine Covid-19' ở các nước khác

Nước láng giềng của Việt Nam, Thái Lan, hôm 4/11 công bố 3 ca tử vong "do tiêm vaccine Covid-19", theo Bangkok Post. Trong đó 2 người do hội chứng đông máu và 1 người do số lượng tiểu cầu thấp.

Ba ca này nằm trong tổng số 1269 ca tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 tại Thái Lan. Giới chức y tế sau đó đã cho điều tra 842 ca. Những ca tử vong khác trong số này được kết luận là do viêm phổi nặng (257 người), tim mạch (109), đột quỵ (37), nhiễm trùng máu (29), chảy máu bụng (8), ung thư phổi (6), thuyên tắc phổi (máu đông trong phổi - 4), ung thư vú (2) và suy gan (2) sau khi ăn phải nấm độc.

Hàng chục trường hợp tử vong sau tiêm không xác định được nguyên do không đủ thông tin.

Trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 mới đây nhất tại Thái Lan xảy ra hôm 24/11, một nam giới chết sau khi tiêm liều hai vaccine Moderna. Liều một là vaccine Sinopharm hồi đầu tháng Chín.

Hồi tháng 10, một sinh viên Thái Lan 20 tuổi chết sau khi tiêm liều hai AstraZeneca, liều 1 Sinopharm.

Các trường hợp tử vong đều xảy ra sau khi tiêm vaccine 'trộn', liều một là Sinopharm của Trung Quốc và liều hai vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca, theo Bangkok Post.

Về các trường hợp này, GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC rằng "trước đây, một số giới chức y tế phương Tây không khuyến khích trộn vaccine. Nhưng sau này khi đã có kết quả nghiên cứu thì người ta đồng ý cho tiêm trộn vaccine như Pfizer và AstraZeneca. Còn trộn vaccine Vero Cell và AstraZeneca thì chỉ mới được triển khai ở Thái Lan."

"Tôi nghĩ trước những chứng cứ về hiệu quả tương đối thấp của vaccine Sinopharm hay Vero Cell thì việc tiêm thêm liều 3 vaccine AstraZeneca hay Pfizer cho những người đã tiêm 2 liều vaccine Vero Cell là hợp lý," GS Tuấn nói.

Tại NewZealand, một phụ nữ tử vong hồi tháng Tám sau khi tiêm Pfizer và được kết luận do 'viêm cơ tim' - một phản ứng hiếm gặp của loại vaccine này.

Tại Anh Quốc, từ 9/12/2020 đến 8/9/2021, có 1.645 ca tử vong ngay sau khi được tiêm một trong các loại vaccine Covid-1. Đây là số trường hợp tử vong được báo cáo "có thể liên quan đến vaccine", tuy nhiên chúng chưa được điều tra đầy đủ tại thời điểm báo cáo và một báo cáo không phải là bằng chứng về nguyên nhân. theo tổ chức Yellow Card Scheme.

Số liệu từ các tổ chức khác cho hay tới tháng 8/2021, có 9 ca tử vong ở Anh Quốc mà vaccine Covid-19 'đóng vai trò trong chuỗi các sự kiện dẫn đến cái chết'.

WHO khuyến cáo gì về vaccine Vero Cell?

Theo tài liệu của WHO về Vero công bố hôm 24/5/2021, SARS-CoV-2 (VeroCell) là vaccine bất hoạt chống lại Covid-19 thông qua kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể mà không gây bệnh. Sau khi virus bất hoạt được đưa vào hệ miễn dịch của cơ thể, chúng kích thích sản xuất các kháng thể và làm cho cơ thể sẵn sàng ứng phó với tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 sống.

Một thử nghiệm giai đoạn 3 trên quy mô đa quốc gia đã chỉ ra rằng hai liều Vero Cell được sử dụng cách nhau 21 ngày có hiệu quả 79% chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng trong 14 ngày hoặc hơn sau khi tiêm liều thứ hai. Các thử nghiệm không được thiết kế để minh chứng cho hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nặng.

Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nhân phải nhập viện là 79%.

Dữ liệu được xem xét tại thời điểm này hỗ trợ kết luận rằng các lợi ích đã biết và tiềm năng của vaccine Sinopharm vượt trội hơn những rủi ro đã biết và rủi ro tiềm ẩn.

Tuổi khuyến cáo để tiêm vaccine Vero Cell: 18 trở lên.

Vaccine cần được sử dụng ngay, không được pha loãng.

Khi tiêm, cần kiểm tra lọ hoặc ống tiêm chứa vaccine để đảm bảo rằng chất lỏng là hỗn dịch màu trắng đục, màu trắng sữa.

Nếu thấy kết tủa phân tầng, cần lắc lọ đựng vaccine.

Cần rút vaccine ra khỏi lọ vào thời điểm tiêm. Tiêm ngay lập tức vì vaccine không chứa chất bảo quản.

Trong các buổi tiêm chủng, các lọ và / hoặc ống tiêm chứa thuốc tiêm nên được giữ trong khoảng từ +2 đến +8 ° C và tránh ánh sáng.

Chống chỉ định tiêm đối với người đã có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine; Những người đã có phản vệ sau liều đầu tiên không nên tiêm liều hai.

Tất cả mọi người nên được tiêm chủng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe có đội ngũ y tế sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp phản ứng dị ứng. Cần quan sát sau 15 phút tiêm phòng. Những người đang sốt nặng cấp tính (thân nhiệt độ trên 38,5 ° C) nên hoãn tiêm cho đến khi hết sốt hoàn toàn. Hoãn tiêm những người mắc Covid-19 cấp tính cho đến khi họ đã khỏi và đủ tiêu chuẩn để ngừng cách ly.

Các ca tử vong khác sau tiêm vaccine Covid-19 tại VN?

Hôm 28/9 xảy ra một ca tử vong ở TPHCM sau khi tiêm vaccine Pfizer.

Khi đó Sở Y tế TP.HCM nói kết luận ban đầu của các chuyên gia không ghi nhận bằng chứng tử vong liên quan đến chất lượng vaccine.

Hôm 5/11, tỉnh Gia Lai cho biết đang điều tra để xác định nguyên nhân một người phụ nữ trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

Quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chích thuốc TQ chống dịch

(Baothanhhoa.vn) - Cùng với tuyên truyền, xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua luôn coi trọng việc quán triệt và vận dụng tư tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.021

Quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Thanh HóaCác đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" được thể hiện trên nhiều bài viết, bài nói chuyện của Người, song tập trung nhất là trong tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quyét sạch chủ nghĩa cá nhân".

Nhân kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, báo Nhân dân số 5409 ra ngày 3-2-1969 đã đăng trên trang nhất bài: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Hồ Chủ tịch với bút danh T.L. Sau này tác phẩm được biên trong Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 12, trang 438-439.

Tuy ngắn gọn, song bài viết là tổng kết tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng và về bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hai mặt này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau và luôn được Người quan tâm đặt lên hàng đầu.

Bởi theo Người: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; và đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền thì đạo đức cách mạng là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo, quản lý. Thực tiễn cách mạng Việt Nam 91 năm qua đã chứng minh điều đó. Vì vậy, giáo dục tư tưởng chính trị, xây dựng tổ chức, chỉnh đốn và đổi mới Đảng... mà không đặt trên nền tảng đạo đức cách mạng vững chắc thì sẽ không có được thành quả vững bền.

Nội dung bài viết của Bác được kết cấu thành ba phần, có quan hệ lô gic chặt chẽ với nhau:

Thứ nhất, về những ưu điểm

Mở đầu tác phẩm Bác viết: “Nhân dân ta thường nói: đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ chúng ta”. Đồng thời cũng là sự thể hiện lòng tin của Nhân dân với Đảng. Tiếp theo, Người khẳng định những thắng lợi vẻ vang mà Nhân dân ta đạt được luôn gắn liền với việc Đảng đã giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ các thế hệ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, đạo đức cách mạng cao đẹp, không sợ hy sinh, khó khăn, gian khổ; luôn hăng hái, dũng cảm, tiền phong, gương mẫu trong mọi công việc.

Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ chiến sĩ cách mạng. Người khẳng định: "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng... "[1]. Các tác phẩm "Đường cách mệnh", "Sửa đổi lối làm việc"... cho đến các bài nói chuyện của Người ở các lớp huấn luyện, lớp chỉnh huấn, là những giáo trình, các bài giảng ngắn gọn, sâu sắc, có sức hấp dẫn người nghe, người đọc. Từ các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, Trung Quốc (1924 - 1927), các lớp bồi dưỡng ở biên giới Việt - Trung (1941), các lớp chỉnh huấn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các lớp bồi dưỡng đảng viên sau hòa bình, đến hệ thống các trường Đảng (nay gọi chung là Trường chính trị, Trung tâm chính trị) từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, đã chứng minh Đảng ta và Hồ Chủ tịch luôn đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Thứ hai, Bác thẳng thắn phê phán những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân - đối lập với đạo đức cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh "đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng... giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình, gương mẫu trong mọi việc... "[2].

Về chủ nghĩa cá nhân, Người nói: "tư tưởng không đúng thì có nhiều, nhưng có một tư tưởng mẹ đó là chủ nghĩa cá nhân. "Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. "miễn là mình béo, mặc kệ thiên hạ gầy". Nó là mẹ đẻ ra tất cả tính hư, nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội" [3] . Vì vậy, chủ nghĩa cá nhân đối lập với đạo đức cách mạng. Người khẳng định: "Đảng ta đã đào tạo được một thế hệ thanh niên cách mạng, gái cũng như trai, rất hăng hái, dũng cảm trong mọi công tác". Đồng thời Người cũng chỉ ra "bên cạnh những đồng chí tốt ấy, còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém" do mang nặng chủ nghĩa cá nhân.

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ những biểu hiện đa dạng của chủ nghĩa cá nhân như: ngại gian khổ, khó khăn; tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi, tham địa vị, quyền hành; tự cao, tự đại coi thường tập thể, coi kinh quần chúng; chuyên quyền, độc đoán, xa rời thực tế, quan liêu, mệnh lệnh; lười biếng, không chịu học tập, cố gắng vươn lên; mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm; không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân.

Trước đó, vào đầu tháng 6-1968, khi làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn (nay là Ban Tuyên giáo) Trung ương Đảng, Người đã từng cảnh báo: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân" [4] .

Nhưng thật đáng buồn là, những lời cảnh báo trên của Bác 51 năm về trước, khi đó mới chỉ có một số ít, thì đến nay do mặt trái của kinh tế thị trường tác động - những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân chẳng những không giảm, mà đang tiếp tục phát triển, trở thành căn bệnh ngày càng trầm trọng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền. Vì vậy, Đảng ta đã thẳng thắn thừa nhận: "... sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi... " [5] .

Nguy hiểm hơn khi: "Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước" [6]. Những hiện tượng ấy đã: "làm xói mòn lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch, chống phá, thực hiện "Diễn biến hòa bình" đối với Đảng ta, chế độ ta" [7] .

Thứ ba, phương hướng, giải pháp khắc phục căn bệnh cá nhân chủ nghĩa.

Đề quyét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu:

- Đối với tổ chức Đảng: Phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức cách mạng của người đảng viên; phải thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng, phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên; chế độ sinh hoạt chi bộ phải nghiêm túc; kỷ luật Đảng phải nghiêm minh, công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ.

- Đối với cán bộ, đảng viên: Phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của Nhân dân lên trên hết, trước hết, tức là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng...; phải đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hiện nay.

Theo chúng tôi, cần thực hiện tốt ba nhóm giải pháp sau đây:

Một làtiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tỉnh.

Tuyên truyền, quán triệt nhằm không ngừng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời để cho họ có ý thức tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành “công bộc” của Nhân dân “vừa có đức, vừa có tài”, “vừa hồng, vừa chuyên” như sinh thời Bác hằng yêu cầu.

Muốn vậy, trước hết các cấp, các ngành trong tỉnh cần phải tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, quán triệt triệt tư tưởng của Người về: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" cho đội ngũ cán bộ, đảng viên bằng nhiều hình thức, phương thức, như: lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị, các chương trình tập huấn... Đồng thời, phải xây dựng kế hoạch cụ thể; có báo cáo, đánh giá về kết quả thực hiện; phát huy dân chủ, tạo điều kiện và cơ chế thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia giám sát đối với việc thực thi công vụ nói chung và trau dồi "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" nói riêng của đội ngũ cán bộ, đảng viên; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra; khen thưởng, nhân ra diện rộng đối với gương "người tốt, việc tốt" và xử lý sai phạm một cách nghiêm minh.

Hai là, tổ chức quán triệt và thực hiện tốt các giải pháp mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hiện nay được thể hiện trong nhiều nghị quyết, văn bản của cấp ủy, chính quyền, song trong giai đoạn hiện nay, ý chí ấy được thể hiện tập trung nhất ở Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX.

Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương; đặc biệt là quán triệt và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã thảo luận và nhất trí thông qua toàn văn Nghị quyết của Đại hội; trong đó có "công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị" hiện nay.

Đại hội đã thống nhất quyết nghị 8 giải pháp sau đây [8]:

(1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

(2) Đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng theo hướng bám sát và phục vụ trực tiếp nhiệm vụ chính trị của tỉnh và các địa phương, đơn vị.

(3) Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

(4) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

(5) Không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân.

(6) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cùng với các nhóm giải pháp khác, nhóm giải pháp này có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

(7) Nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp.

(8) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của tỉnh.

Ba làtập trung cụ thể hóa bằng chương trình hành động và kế hoạch cụ thể nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII; Nghị quyết số 58 - NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", đi đôi với việc tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30-10-2016 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) "về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ"; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh.

Những lời giáo huấn, cảnh tỉnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và những biến tướng cách đây đã 51 năm đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và tính thời sự.

Để thực hiện tốt di huấn của Người, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh cần vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người trong điều kiện mới về phương hướng, giải pháp khắc phục căn bệnh cá nhân chủ nghĩa. Trước hết, cần làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức. Đồng thời thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp đã nêu trên, nhất là Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tỉnh, để "Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn", nhiệt tình và trách nhiệm cao hơn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Thanh Hóa: 4 ca tử vong sau tiêm vaccine Vero Cell - Nguyên nhân vì đâu?

  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt
Vietnam, vaccine

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Việc 4 ca tử vong liên tiếp xảy ra tại Thanh Hoá sau khi tiêm vaccine Vero Cell của Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam.

2 trường hợp đầu đã tử vong vào lúc 0h45 và 08h45 ngày 24/11/2021.

Đến tối 24.11, thêm một công nhân tử vong.

Vaccine Vero Cell, của hãng nhà nước Trung Quốc Sinopharm, do Beijing Institute of Biological Products sản xuất tại Trung Quốc, là một trong tám loại vaccine mà Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

'Cần ngừng tiêm Vero Cell lập tức'

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 26/11, TS Nguyễn Hồng Vũ từ Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ kiêm cố vấn khoa học Ruy Băng Tím, cho rằng việc đã có 4 ca tử vong ở cùng một nơi "có thể khiến ông nghĩ tới lý do 'chất lượng vaccine'".

"Việc cần làm ngay là ngưng tiêm vaccine Vero Cell và kiểm tra lại chất lượng, tạp chất, độc tố trong các lô vaccine này ngay lập tức," TS Vũ nói.

Trong khi đó, GS Nguyễn Văn Tuấn từ ĐH New South Wales, Australia nói với BBC rằng nếu chỉ quan sát vài ca tử vong sau khi tiêm vaccine thì chưa đủ chứng cứ để nói đến mối liên hệ nhân quả giữa tiêm vaccine và tử vong.

GS Tuấn lý giải: "Chúng ta cần ghi nhận rằng xác suất tử vong liên quan đến Covid ở người chưa tiêm vaccine cao gấp 10-20 lần so với người đã tiêm vaccine.

"Số người tử vong sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine chỉ chiếm dưới 1% tổng số tử vong, và trong số này đa số là người cao tuổi (trên 65) với 2 bệnh nền trở lên. Những bệnh nền phổ biến là tim mạch, tiểu đường, suy thận, và ung thư.

GS Nguyen Van Tuan
BBC

"Ở Việt Nam, số ca tử vong mới được ghi nhận đa số xảy ra ở người đã tiêm vaccine Sinopharm hay Vero Cell. Nhưng xin nhấn mạnh rằng sự thật đó vẫn chưa đủ để nói rằng tử vong là do vaccine Trung Quốc, bởi những người tử vong có thể có nhiều bệnh khác mà chúng ta chưa biết."

Dù vậy, GS Tuấn cũng có chung quan điểm rằng khi có hàng loạt ca tử vong như vậy thì "cần tạm ngưng tiêm vaccine Vero Cell và tiến hành điều tra."

GS Tuấn chỉ rõ: "Cần phải có điều tra độc lập về chất lượng vaccine, từ khâu bảo quản đến khâu pha chế trước khi tiêm. Điều tra qui trình tiêm vaccine có đúng với các tiêu chuẩn đề ra hay không. Dĩ nhiên, cần phải xem xét kĩ tiền sử bệnh lý của những người tử vong."

"Không có những thông tin đó, rất khó tiếp tục chương trình tiêm chủng đại trà," GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC từ Australia.

Các nguyên nhân có thể gây tử vong sau tiêm vaccine Covid-19?

Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, các vaccine Covid-19 nói chung có nguy cơ chung gây "sốc phản vệ" (anaphylaxis). Phản ứng này xảy khi người được chích ngừa "dị ứng mạnh" với thành phần có trong vaccine.

"Tuy nhiên, chuyện này thường là rất hiếm vì các vaccine đã trải qua các giai đoạn nghiên cứu để giảm thiểu nguy cơ này. Nếu có xảy ra thì tối đa chỉ vài phần triệu," TS Vũ nói.

"Ngoài ra, mỗi loại vaccine Covid-19 thì lại có những nguy cơ riêng như chúng ta biết hiện nay," TS Vũ giải thích thêm.

"Chẳng hạn vaccine AstraZeneca, J&J với bản chất Adenovirus có nguy cơ rất nhỏ gây đông máu, vaccine Pfizer/BioNTech, Moderna với bản chất mRNA có nguy cơ nhỏ gây viêm cơ tim.

"Khó bàn về vaccine Vero Cell vì các nghiên cứu về vaccine này so với các vaccine phương Tây là quá ít mà các kết quả không đồng nhất," TS Nguyễn Hồng Vũ cho biết.

GS Nguyễn Văn Tuấn trong khi đó nhấn mạnh rằng loại vaccine của Trung Quốc 'hiệu quả thấp' hơn các vaccine khác của Anh, Mỹ.

"Dữ liệu nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng vaccine Sinopharm và CoronaVac có hiệu quả thấp hơn vaccine phương Tây như Pfizer, AstraZeneca và Moderna."

"Chẳng hạn như một nghiên cứu ở Thái Lan trên 185 người cho thấy chỉ có 60% người được tiêm có lượng kháng thể đáng kể sau 1 tháng tiêm liều 2 liều CoronaVac. Con số này đối với AstraZeneca vaccine là 86%.

Chụp lại video,

Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

"Điều đáng ngại hơn nữa là 3 tháng sau tiêm đủ 2 liều CoronaVac, chỉ có 12% là có lượng kháng thể đủ để chống lại nCov.

"Hiệu lực của vaccine Trung Quốc có vẻ tuỳ thuộc vào độ tuổi. Ở người trẻ tuổi (20 - 39) CoronaVac giảm tử vong lên đến 83%, nhưng vẫn thấp hơn so với AstraZeneca (98%) và Pfizer (90%).

"Tuy nhiên, ở những người 80+ tuổi trở lên, hiệu quả của CoronaVac chỉ 30% đối với những ca nhiễm nặng, và 45% giảm tử vong; con số này đối với AstraZeneca là 67% và 85%. Nghiên cứu này cho thấy rõ vaccine CoronaVac có hiệu lực kém hơn AstraZeneca.

Chụp lại video,

Mức độ hiệu quả và an toàn của vaccine Sinopharm (Trung Quốc)


Tử vong 'liên quan vaccine Covid-19' ở các nước khác

Nước láng giềng của Việt Nam, Thái Lan, hôm 4/11 công bố 3 ca tử vong "do tiêm vaccine Covid-19", theo Bangkok Post. Trong đó 2 người do hội chứng đông máu và 1 người do số lượng tiểu cầu thấp.

Ba ca này nằm trong tổng số 1269 ca tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 tại Thái Lan. Giới chức y tế sau đó đã cho điều tra 842 ca. Những ca tử vong khác trong số này được kết luận là do viêm phổi nặng (257 người), tim mạch (109), đột quỵ (37), nhiễm trùng máu (29), chảy máu bụng (8), ung thư phổi (6), thuyên tắc phổi (máu đông trong phổi - 4), ung thư vú (2) và suy gan (2) sau khi ăn phải nấm độc.

Hàng chục trường hợp tử vong sau tiêm không xác định được nguyên nhân do không đủ thông tin.

Trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 mới đây nhất tại Thái Lan xảy ra hôm 24/11, một nam giới chết sau khi tiêm liều hai vaccine Moderna. Liều một là vaccine Sinopharm hồi đầu tháng Chín.

Hồi tháng 10, một sinh viên Thái Lan 20 tuổi chết sau khi tiêm liều hai AstraZeneca, liều một là Sinopharm.

Các trường hợp tử vong đều xảy ra sau khi tiêm vaccine 'trộn', liều một là Sinopharm của Trung Quốc và liều hai vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca, theo Bangkok Post.

Về các trường hợp này, GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC rằng "trước đây, một số giới chức y tế phương Tây không khuyến khích trộn vaccine. Nhưng sau này khi đã có kết quả nghiên cứu thì người ta đồng ý cho tiêm trộn vaccine như Pfizer và AstraZeneca. Còn trộn vaccine Vero Cell và AstraZeneca thì chỉ mới được triển khai ở Thái Lan."

"Tôi nghĩ trước những chứng cứ về hiệu quả tương đối thấp của vaccine Sinopharm hay Vero Cell thì việc tiêm thêm liều 3 vaccine AstraZeneca hay Pfizer cho những người đã tiêm 2 liều vaccine Vero Cell là hợp lý," GS Tuấn nói.

Tại NewZealand, một phụ nữ tử vong hồi tháng Tám sau khi tiêm Pfizer và được kết luận do 'viêm cơ tim' - một phản ứng hiếm gặp của loại vaccine này.

Tại Anh Quốc, từ 9/12/2020 đến 8/9/2021, có 1.645 ca tử vong ngay sau khi được tiêm một trong các loại vaccine Covid-19. Đây là số trường hợp tử vong được báo cáo "có thể liên quan đến vaccine", tuy nhiên chúng chưa được điều tra đầy đủ tại thời điểm báo cáo và một báo cáo không phải là bằng chứng về nguyên nhân, theo tổ chức Yellow Card Scheme.

Số liệu từ các tổ chức khác cho hay tới tháng 8/2021, có 9 ca tử vong ở Anh Quốc mà vaccine Covid-19 "đóng vai trò trong chuỗi các sự kiện dẫn đến cái chết".

WHO khuyến cáo gì về vaccine Vero Cell?

Theo tài liệu của WHO về Vero Cel công bố hôm 24/5/2021, SARS-CoV-2 (VeroCell) là vaccine bất hoạt chống lại Covid-19 thông qua kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể mà không gây bệnh. Sau khi virus bất hoạt được đưa vào hệ miễn dịch của cơ thể, chúng kích thích sản xuất các kháng thể và làm cho cơ thể sẵn sàng ứng phó với tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 sống.

Một thử nghiệm giai đoạn 3 trên quy mô đa quốc gia đã chỉ ra rằng hai liều Vero Cell được sử dụng cách nhau 21 ngày có hiệu quả 79% chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng trong 14 ngày hoặc hơn sau khi tiêm liều thứ hai. Các thử nghiệm không được thiết kế để minh chứng cho hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nặng.

Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nhân phải nhập viện là 79%.

Dữ liệu được xem xét tại thời điểm này hỗ trợ kết luận rằng các lợi ích đã biết và tiềm năng của vaccine Sinopharm vượt trội hơn những rủi ro đã biết và rủi ro tiềm ẩn.

Tuổi khuyến cáo để tiêm vaccine Vero Cell: 18 trở lên.

Vaccine cần được sử dụng ngay, không được pha loãng.

Khi tiêm, cần kiểm tra lọ hoặc ống tiêm chứa vaccine để đảm bảo rằng chất lỏng là hỗn dịch màu trắng đục, màu trắng sữa.

Nếu thấy kết tủa phân tầng, cần lắc lọ đựng vaccine.

Cần rút vaccine ra khỏi lọ vào thời điểm tiêm. Tiêm ngay lập tức vì vaccine không chứa chất bảo quản.

Trong các buổi tiêm chủng, các lọ và / hoặc ống tiêm chứa thuốc tiêm nên được giữ trong khoảng từ +2 đến +8 ° C và tránh ánh sáng.

Chống chỉ định tiêm đối với người đã có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine; Những người đã có phản vệ sau liều đầu tiên không nên tiêm liều hai.

Tất cả mọi người nên được tiêm chủng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe có đội ngũ y tế sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp phản ứng dị ứng. Cần quan sát sau 15 phút tiêm phòng. Những người đang sốt nặng cấp tính (thân nhiệt độ trên 38,5 ° C) nên hoãn tiêm cho đến khi hết sốt hoàn toàn. Hoãn tiêm những người mắc Covid-19 cấp tính cho đến khi họ đã khỏi và đủ tiêu chuẩn để ngừng cách ly.

Các ca tử vong khác sau tiêm vaccine Covid-19 tại VN?

Hôm 28/9 xảy ra một ca tử vong ở TPHCM sau khi tiêm vaccine Pfizer.

Khi đó Sở Y tế TP.HCM nói kết luận ban đầu của các chuyên gia không ghi nhận bằng chứng tử vong liên quan đến chất lượng vaccine.

Hôm 5/11, tỉnh Gia Lai cho biết đang điều tra để xác định nguyên nhân một người phụ nữ trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.



Vì sao hầu hết dân phản đối tiêm vắc- xin của Trung Quốc vẫn bị ép chích? 

Diễm Thi, RFA

Vì sao hầu hết dân phản đối tiêm vắc- xin của Trung Quốc?Một nhân viên y tế chuẩn bị một liều vắc xin Sinopharm chích cho người dân Colombo, Sri Lanka vào ngày 30 tháng 7 năm 2021.Những quan điểm trái chiều

Hôm 31 tháng 7, thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận một triệu liều vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc trong tổng số năm triệu liều đặt mua của hãng này. Đây là lô vắc-xin nhập khẩu đầu tiên do Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) đàm phán, thương thảo và ký hợp đồng mua của Sinopharm theo sự uỷ quyền của UBND thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, các văn bản được lan truyền trên mạng xã hội có nội dung cho thấy lãnh đạo, cán bộ địa phương được phân loại chích vắc xin theo thứ tự Pfizer, Moderna, Astra Zeneca mà không hề thấy có Sinopharm. Điều này khiến người dân cho rằng, khi phía Nhà nước có sự phân biệt vắc- xin như thế thì làm sao thuyết phục người dân tiêm vắc- xin Trung Quốc?

Cách đây hai hôm, báo điện tử VietNamNet có thông tin về chất lượng vắc- xin COVID -19 của Trung Quốc cho hay, hai vắc- xin Sinopharm, Sinovac do Trung Quốc sản xuất, sử dụng công nghệ vi-rút bất hoạt truyền thống đã được WHO phê duyệt, và hiện là một trong những vắc-xin ngừa COVID-19 phổ biến nhất thế giới.

Theo quan điểm của tôi, đã là vắc- xin thì Astra Zeneca, Sinopharm, Pfizer, Moderna hay Sputnik đều có hiệu quả. Tất nhiên mỗi loại có uy lực riêng, mỗi loại cũng có tai biến riêng. Cho y tế cộng đồng thì nếu có vắc- xin cộng với lây nhiễm tự nhiên, lây nhiễm bầy đàn thì nó sẽ tạo miễn dịch cộng đồng. - Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng

Là một nghiên cứu sinh chuyên ngành về truyền nhiễm và chống nhiễm khuẩn, Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng cho rằng, số lượng vắc- xin về Việt Nam hiện nay như ‘muối bỏ bể’. Muốn có hiệu quả thì phải chích ngừa kết hợp với lây nhiễm cộng đồng. Ông nêu quan điểm về vắc- xin với RFA: 

“Theo quan điểm của tôi, đã là vắc- xin thì Astra Zeneca, Sinopharm, Pfizer, Moderna hay Sputnik đều có hiệu quả. Tất nhiên mỗi loại có uy lực riêng, mỗi loại cũng có tai biến riêng. Cho y tế cộng đồng thì nếu có vắc- xin cộng với lây nhiễm tự nhiên, lây nhiễm bầy đàn thì nó sẽ tạo miễn dịch cộng đồng.”

Đa số người dân không tin vào vắc- xin do Trung Quốc sản xuất vì họ không tin ‘ông bạn vàng’ của Nhà nước Việt Nam, nhưng cũng có người chấp nhận Sinopharm vì ‘có còn hơn không’. Cô Thu Trà bày tỏ quan điểm của mình rõ ràng trên Facebook cá nhân của cô rằng, nếu được chọn vắc- xin để tiêm thì cô sẽ không chọn vắc- xin Trung Quốc, nhưng nếu không có sự lựa chọn nào khác thì cô đồng ý tiêm vắc- xin Trung Quốc. Lý do được cô giải thích là vì Trung Quốc đã khống chế được dịch cũng bởi chính vắc- xin Trung Quốc. Điều đó cho thấy tính hiệu quả dù không cao như vắc- xin của Mỹ, Anh nhưng vẫn có tác dụng.

000_9JM67Z.jpg
Người dân Vũ Hán thực hiện xét nghiệm Covid-19 vào ngày 3 tháng 8 năm 2021. AFP

Cô Lan, một người dân quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, khu cô ở rất nhiều người bị dương tính với vi-rút corona. Bản thân cô không dám ra đường nên chỉ mong được chích vắc- xin càng sớm sàng tốt, nhưng cô từ chối chích vắc- xin Trung Quốc. Cô nói:

“Ai cũng được chích ở phường hết. Tổ trưởng họ vô tận nhà hỏi mình rồi đăng ký cho mình luôn. Khi thuốc về thì phường sẽ gọi tổ trưởng rồi tổ trưởng gọi tổ viên ra phường chích.

Em đã đăng ký rồi nhưng nếu họ kêu đi chích em sẽ hỏi thuốc đó là thuốc gì rồi mình nhận diện. Nếu thuốc của Nhật, Anh, Mỹ thì chích, còn thuốc Trung Quốc em sẽ không chích. Mình đã biết Trung Quốc là một nước quá độc ác. Nó hại nhiều nước chứ không chỉ hại nước Việt Nam mình nên không thể tin Trung Quốc được.”

Là một tài xế xe tải, anh Minh có dịp tiếp xúc với nhiều người. Anh cho biết tất cả đều từ chối chích vắc- xin của Trung Quốc. Bản thân anh cũng thẳng thừng từ chối:

“Không, không, không, dứt khoát là không chích vắc- xin Trung Quốc. Thứ nhất, không thể tin cái ông vừa ‘sản xuất’ và có thể phát tán ra con vi-rút này, vừa sản xuất ra thuốc ngừa để bán. Cá nhân tôi và rất nhiều bạn bè của tôi không tin vắc- xin Trung Quốc. Không thể tin được ‘ông bạn vàng’ này. Thứ hai là tâm lý cảm thấy không công bằng khi các loại thuốc nổi tiếng về thương hiệu và hiệu quả thì lại được dùng để tiêm cho cán bộ, cho quan chức, thậm chí cả người nhà của quan chức.

Bây giờ nhập đến năm triệu liều vắc xin Trung Quốc về Sài Gòn để tiêm cho ai? Tôi chở hàng nên gặp gỡ nhiều người. Ai cũng bảo dứt khoát không tiêm vắc- xin Trung Quốc dù trước đó có ký đơn tự nguyện tiêm.”

Khó cho chính phủ?

Thống kê cho thấy tính đến tối ngày 3 tháng 8, tổng số liều vắc-xin ngừa COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam là 6.959.197; trong đó có 6.246.333 liều tiêm mũi thứ nhất, 1.712.864 liều tiêm mũi thứ hai.

Việc người dân từ chối chích vắc- xin của Trung Quốc sẽ khó cho Chính phủ đạt mục tiêu 70% dân được chích ngừa. Ngoài việc người phản đối chích Sinopharm do không tin bất cứ sản phẩm nào từ Trung Quốc và tâm lý ‘bài Hoa’, người dân phản đối còn vì lý do không công bằng giữa dân và cán bộ. Thêm vào đó là những thông tin về vắc-xin Trung Quốc được báo chí quốc tế loan tải và Việt Nam dẫn lại.

Thứ nhất, không thể tin cái ông vừa ‘sản xuất’ và có thể phát tán ra con virus này, vừa sản xuất ra thuốc ngừa để bán. Không thể tin được ‘ông bạn vàng’ này. Thứ hai là tâm lý cảm thấy không công bằng khi các loại thuốc nổi tiếng về thương hiệu và hiệu qủa thì lại được dùng để tiêm cho cán bộ, cho quan chức, thậm chí cả người nhà của quan chức. - Anh Minh

Theo thông tin từ báo Công an nhân dân hôm 11 tháng 4 năm 2021, ông Gao Fu, Giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch bệnh (CDC) Trung Quốc xác nhận vắc-xin ngừa COVID-19 do nước này chế tạo có tỷ lệ bảo vệ không cao và các chuyên gia đang cân nhắc kết hợp các mẫu vắc xin khác nhau để tăng hiệu quả.

Cũng trong tháng 4, báo Tuổi trẻ có bài viết “Chile bị COVID-19 'nhấn chìm' vì ỷ lại vào vắc xin Trung Quốc”. Theo đó, dù nằm trong top đầu thế giới về tỉ lệ tiêm chủng nhưng Chile vẫn bị COVID-19 nhấn chìm, do hoàn toàn ỷ lại vào vắc- xin. Vắc xin CoronaVac của Trung Quốc đang chiếm tới 93% lượng vắc xin được triển khai cho chương trình tiêm chủng của Chile.

Gần đây nhất, tờ The Star đưa tin Giám đốc Sở Y tế bang Kelantan của Malaysia, ông Zaini Hussin, cho biết Kelantan sẽ ngừng tiêm vắc- xin Sinovac và thay bằng vắc- xin Pfizer-BioNTech tại tất cả các điểm tiêm chủng từ cuối tháng 7 năm 2021. Vị Giám đốc sở này từ chối đưa ra lý do ngưng sử dụng loại vắc- xin trên, dù khẳng định vấn đề không liên quan tới việc thiếu nguồn cung.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam vào ngày 3 tháng 8 trích lời ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM trong buổi họp báo cung cấp thông tin về phòng, chống dịch COVID-19 ở thành phố rằng người dân có quyền từ chối tiêm vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc mà không bị phạt. Vắc-xin này vẫn chưa được tiêm cho người dân TPHCM trong đợt tiêm mới nhất bắt đầu từ ngày 3 tháng 8 năm 2021.


Người dân nhiều nước tẩy chay vắc-xin Trung Quốc vì chất lượng thuốc và thái độ của Bắc Kinh ở Biển Đông trừ CSVN?

Bài bình luận của Liêu Quốc Đạt
2021-06-23
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba (phải) và Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long tại lễ nhận 500.000 liều vắc-xin ngừa COVID-19 do Trung Quốc tặng hôm 20/6/2021 ở sân bay Nộ Bài, Hà Nội
 Sức Khoẻ và Đời Sống

Đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới, làm gia tăng số người mắc bệnh và tử vong. Tuy nhiên, ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân từ chối tiêm vắc-xin của Trung Quốc, bất chấp nguy cơ mắc bệnh.. Điều này xảy ra ở Việt Nam, Philippines, Đài Loan và một số nước châu Âu. Ngay cả các công dân nước ngoài sinh sống ở Trung Quốc cũng tìm kiếm cơ hội được tiêm chủng bằng các loại vắc-xin không phải của Trung Quốc, chẳng hạn như AstraZeneca.

Bộ Y tế Việt Nam mới đây cho biết, ngày 20/6, Trung Quốc đã cung cấp cho Việt Nam 500.000 liều vắc-xin. Số vắc-xin này sẽ được ưu tiên tiêm cho ba nhóm: Người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc tại Trung Quốc và người dân khu vực biên giới. (1)

Việc nhận và sử dụng vắc-xin từ Trung Quốc gây nên một làn sóng dư luận của người dân Việt Nam. Đông đảo người dân lên Facebook thể hiện công khai rằng họ không muốn và sẽ không chích vắc-xin từ Trung Quốc, cho dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa.

Vậy vì sao nhiều người dân Việt Nam và các quốc gia khác lại ghét vắc-xin của Trung Quốc như vậy? Có hai lý do để giải thích cho sự căm ghét này. Thứ nhất, đó là lo ngại về chất lượng vắc-xin của Trung Quốc; Thứ hai, đó là với các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, đã khiến nhiều người dân muốn tẩy chay vắc-xin từ Trung Quốc.

Nghi ngờ về chất lượng vắc-xin của Trung Quốc

Thoạt nhìn, có vẻ Trung Quốc là nước đi đầu trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Họ là nước đầu tiên phát triển vắc-xin phòng ngừa căn bệnh này, khoảng một tỷ mũi tiêm đã được thực hiện ở Trung Quốc, các công ty dược phẩm địa phương gửi hơn 350 triệu liều vắc-xin ra nước ngoài và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho phép sử dụng vắc-xin Sinopharm và Sinovac Biotech do Trung Quốc sản xuất (dù chỉ trong trường hợp khẩn cấp). 

dutertechinavaccine.jpeg
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) bắt tay Đại sứ Trung Quốc Huang Xijan trước một máy bay chở vắc-xin Sinovac của Trung Quốc gửi Philippines hôm 28/2/2021. AP

Nhưng từ tháng 5/2020, Trung Quốc đã không ngừng nhấn mạnh rằng vắc-xin ngừa COVID-19 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển "đứng hàng đầu thế giới". Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh thậm chí còn cho rằng vắc-xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc chiếm bốn vị trí đầu tiên trong danh sách 10 loại vắc-xin ngừa COVID-19 an toàn nhất thế giới.

Vấn đề là, trên phương diện vắc-xin ngừa COVID-19, chưa có tổ chức, chuyên gia hay tạp chí uy tín quốc tế nào thừa nhận vắc-xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới.

Thực tế, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, Trung Quốc tự nhận có "ưu thế về mặt thể chế". Tuy nhiên, ưu thế ấy được xây dựng trên cơ sở sử dụng các biện pháp mạnh, phong tỏa tin tức, người dân tự giác hoặc ép buộc phối hợp… khiến tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc trở nên tương đối nhẹ so với các nước khác, trở thành một trong những thành tích chính trị của nước này. Ở phương Tây cũng có không ít người khẳng định hiệu quả chống dịch của Trung Quốc, nhưng nhìn chung cho rằng biện pháp chống dịch của Trung Quốc về căn bản không thể áp dụng trong xã hội tự do Âu-Mỹ.

Báo cáo cho thấy tại Hong Kong có ba trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin Trung Quốc; 1 phụ nữ Hàn Quốc cũng tử vong sau khi tiêm vắc-xin ở Thượng Hải. Theo tin tức công khai, tới thượng tuần tháng 3/2021, vắc-xin Sinovac đã được tiêm 44 triệu mũi, ít nhất 56 người chết sau khi tiêm vắc-xin này. Số ca tử vong không nghiêm trọng, cho nên, vẫn chưa dẫn tới tẩy chay hay cấm sử dụng.

Trung Quốc đã cung cấp vắc-xin ngừa COVID-19 cho 69 quốc gia mà tình hình dịch bệnh căng thẳng. Lãnh đạo một số nước như Indonesia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Jordan… đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc và khẳng định hiệu quả của nó. Một chuyên gia Trung Quốc là ông Kim Xán Vinh đã tuyên bố vắc-xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc có hiệu quả 100%. Nhưng kết quả thử nghiệm ở Brazil cho thấy hiệu quả của vắc-xin ngừa COVID-19 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển chỉ đạt 50,4%.

Lãnh đạo các nước như Anh, Mỹ, Canada… đều đã công khai tiêm ngừa COVID-19 để gia tăng sự tin tưởng của người dân vào tác dụng phòng ngừa dịch bệnh của việc tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc tới nay vẫn chưa công khai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 do nước này nghiên cứu phát triển. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc Cao Phúc thẳng thắn nói rằng tác dụng của vắc-xin Trung Quốc "không quá lý tưởng". Theo ông Cao Phúc, việc WHO trước đây không chấp thuận vắc-xin Trung Quốc là điều dễ hiểu vì vắc-xin Trung Quốc thiếu dữ liệu thử nghiệm giai đoạn ba. Có người cho rằng việc không thể cung cấp dữ liệu đợt ba là do dữ liệu xấu, nên không dám công bố. Thiếu minh bạch đã khiến dư luận đặt câu hỏi về tính an toàn của vắc-xin Trung Quốc.

Dã tâm và hành động của Trung Quốc ở biển Đông

Theo giới quan sát, số vắc-xin của Trung Quốc đến Việt Nam diễn ra khi Bắc Kinh muốn nâng cao vị thế của mình trong khu vực thông qua “chính sách ngoại giao vắc-xin". Cùng ngày Việt Nam tiếp nhận lô vắc-xin Trung Quốc, một lô vắc-xin khác của hãng Sinopharm cũng đã đến Bangkok (Thái Lan).

Các hành động hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông gần đây đã khiến đa số người Việt Nam không có thiện cảm với chính quyền Trung Quốc. Kể từ năm 2007 trở lại đây, Trung Quốc ngày càng lộ rõ dã tâm chiếm đoạt biển Đông trở thành ao nhà của họ. Ngay trong năm nay, Trung Quốc đã gây hấn với hàng loạt quốc gia trên biển Đông. Đầu năm, Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh với việc cho phép lực lượng Hải cảnh Trung Quốc có thể tấn công bằng vũ khí đối với các tàu cá quốc gia khác trong vùng biển “thuộc thẩm quyền của Trung Quốc”. Trung Quốc luôn khẳng định vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” chiếm gần 90% biển Đông là “vùng biển thuộc chủ quyền của họ”. Từ đầu tháng 3 cho đến nay, Trung Quốc đã triển khai hàng trăm tàu cá xung quanh khu vực Đá Ba Đầu (quần đảo Trường Sa). Đầu tháng sáu, 16 máy bay Trung Quốc đã uy hiếp vùng trời của Malaysia tại khu vực gần bãi Luconia. Chính vì vậy, nhiều người dân Đông Nam Á đã tức giận, đòi tẩy chay vắc-xin từ Trung Quốc.

000_99C3N8.jpg
Tuần duyên Philippines theo dõi tàu cá Trung Quốc ở Sabina Shoal hôm 5/5/2021. AFP

Tại Philippines, dân chúng quốc gia này đang tỏ thái độ chống Trung Quốc do các hành động hung hăng của nước này ở Biển Đông và Trung Quốc cũng là nơi khởi nguồn của đại dịch COVID-19. Richard Heydarian, nhà phân tích chính trị ở Manila, nói: Trung Quốc đang chịu nhiều điều tiếng xấu ở Đông Nam Á” và nhận thức được rằng họ cần phải tìm cách xoa dịu. Ông Heydarian cho rằng do virus SARS-CoV-2 khởi nguồn từ Trung Quốc, nước này phải nhân đôi trách nhiệm”. Chuyên gia này cũng đưa ra nhận định Trung Quốc đang gặp nhiều bất lợi hơn mọi người nghĩ. Cho đến tháng 5/2020, Trung Quốc còn chiếm thế thượng phong trong tranh chấp ở Biển Đông, nhưng mọi chuyện cũng đang thay đổi. Hãy nhìn những tuyên bố phản đối từ Indonesia, từ Việt Nam, thậm chí cả Malaysia”, ông Heydarian phát biểu.

Covid-19: Mất bao lâu để một người nhiễm virus hồi phục?

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Covid-19 chỉ xuất hiện vào cuối năm 2019, nhưng đã có những dấu hiệu rằng có thể mất một thời gian dài để một số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ bạn ốm yếu thế nào. Một số người sẽ khỏi nhanh chóng, nhưng đối với những người khác, nó có thể để lại những vấn đề kéo dài.

Tuổi tác, giới tính và các vấn đề sức khỏe khác đều làm tăng nguy cơ bệnh trở nặng hơn.

Việc điều trị càng xâm lấn trong thời gian càng lâu thì khả năng phục hồi càng chậm.

Nếu tôi chỉ có triệu chứng nhẹ thì sao?

coronavirus

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Hầu hết những người mắc Covid-19 sẽ chỉ phát triển các triệu chứng chính - ho hoặc sốt. Nhưng họ có thể cảm thấy đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau họng và đau đầu.

Bắc đầu là ho khô, nhưng một số người cuối cùng sẽ bắt đầu ho ra chất nhầy có chứa tế bào phổi chết gây ra do virus.

Những triệu chứng này được điều trị bằng nghỉ ngơi trên giường, uống nhiều nước và uống giảm đau như paracetamol.

Những người có triệu chứng nhẹ có thể phục hồi tốt và nhanh chóng.

Cơn sốt sẽ thuyên giảm trong vòng chưa đầy một tuần, mặc dù ho có thể kéo dài. Một phân tích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa trên các dữ liệu Trung Quốc cho biết trung bình phải mất hai tuần để phục hồi.

Nếu tôi có các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì sao?

Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều đối với một số người. Điều này có xu hướng xảy ra trong khoảng ngày thứ bảy hoặc mười sau khi nhiễm bệnh.

Sự thay đổi này có thể đột ngột. Hơi thở trở nên khó khăn và phổi bị viêm. Điều này là do mặc dù hệ thống miễn dịch của cơ thể đang cố gắng chống lại - nó thực sự phản ứng thái quá và cơ thể bị tổn thương.

Một số người sẽ cần phải ở trong bệnh viện để được hỗ trợ thở oxy.

Bác sỹ Sarah Jarvis nói: "Việc khó thở có thể mất một thời gian đáng kể để cải thiện ... cơ thể đang chống lại viêm nhiễm."

Bà nói rằng có thể mất hai đến tám tuần để hồi phục, với sự mệt mỏi kéo dài.

Nếu tôi cần chăm sóc đặc biệt thì sao?

WHO ước tính cứ một trong 20 người sẽ cần điều trị chăm sóc tích cực, có thể bao gồm được dùng thuốc an thần và đặt máy thở.

Sẽ mất thời gian để phục hồi từ trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc chăm sóc tích cực (ICU), bất kể bệnh gì. Bệnh nhân được chuyển đến một phòng bệnh thông thường trước khi về nhà.

Bác sĩ Alison Pittard, Trưởng khoa Chăm sóc Chuyên sâu, cho biết có thể mất 12 đến18 tháng để trở lại bình thường sau bất kỳ giai đoạn nào trong phòng điều trị đặc biệt.

Nằm một thời gian dài trên giường bệnh viện dẫn đến mất khối lượng cơ bắp. Bệnh nhân sẽ yếu và cơ bắp sẽ mất thời gian để hồi phục lại. Một số người sẽ cần vật lý trị liệu để đi lại được.

Do những gì cơ thể trải qua trong ICU, cũng có khả năng người bệnh sẽ bị mê sảng và rối loạn tâm lý.

"Có vẻ như có một yếu tố được thêm vào với căn bệnh này - sự mệt mỏi do virus chắc chắn là một yếu tố rất lớn", Paul Twose, nhà vật lý trị liệu tại Hội đồng Y tế Đại học Cardiff và Vale University Health Board nói.

Đã có báo cáo từ Trung Quốc và Ý về tình trạng yếu toàn thân, khó thở sau bất kỳ mức độ gắng sức nào, ho dai dẳng và thở không đều. Cộng thêm cần ngủ nhiều.

"Chúng tôi biết bệnh nhân mất một khoảng thời gian đáng kể, có khả năng nhiều tháng, để hồi phục."

Nhưng thật khó để khái quát điều này. Một số người chỉ mất thời gian tương đối ngắn trong phòng chăm sóc đặc biệt, trong khi một số khác phải thở máy trong nhiều tuần.

Coronavirus sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của tôi?

Phòng phục hồi chức năng cho bệnh nhân Covid-19 tại Pháp

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Phòng phục hồi chức năng cho bệnh nhân Covid-19 tại Pháp

Chúng ta không biết chắc chắn vì không có dữ liệu dài hạn, nhưng chúng ta có thể xem xét các điều kiện khác.

Hội chứng suy hô hấp cấp tính (được gọi là Ards) phát triển ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm quá mức, gây tổn thương cho phổi.

"Có dữ liệu tin cậy rằng, thậm chí sau 5 năm, mọi người có thể gặp khó khăn về thể chất và tâm lý", ông Twose nói.

Bác sĩ James Gill, bác sĩ đa khoa và giảng viên tại Trường Y khoa Warwick, cho biết mọi người cũng cần hỗ trợ về sức khỏe tâm thần để cải thiện khả năng phục hồi.

"Bạn đang cảm thấy khó thở, sau đó bác sĩ nói 'Chúng tôi cần cho bạn thở máy. Chúng tôi cần đưa bạn vào giấc ngủ. Bạn có muốn nói lời tạm biệt với gia đình không?'.

"PTSD [rối loạn căng thẳng sau chấn thương] ở những bệnh nhân nặng nhất này không có gì đáng ngạc nhiên. Sẽ có những vết sẹo tâm lý đáng kể cho nhiều người."

Vẫn có khả năng thậm chí một số trường hợp nhẹ vẫn gặp phải vấn đề sức khỏe lâu dài - chẳng hạn như mệt mỏi.

Có bao nhiêu người đã hồi phục?

Lấy một con số chính xác là khó khăn.

Tính đến ngày 15/4, Đại học Johns Hopkins báo cáo khoảng 500.000 người đã khỏi bệnh trong số hai triệu người mắc bệnh.

Nhưng các quốc gia sử dụng các phương pháp ghi dữ liệu khác nhau. Một số không công bố số liệu phục hồi và nhiều người nhiễm bệnh nhẹ sẽ bị bỏ qua.

Các mô hình toán học đã ước tính khoảng 99-99,5% số người nhiễm phục hồi.

Tôi có thể tái nhiễm Covid-19 không?

Bệnh nhân Covid-19 hồi phục hôn từ biệt mặt đất trước khi rời bệnh viện Morocco

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Bệnh nhân Covid-19 hồi phục hôn từ biệt mặt đất trước khi rời bệnh viện ở Morocco

Đã có nhiều suy đoán, nhưng ít bằng chứng, về độ bền của bất kỳ khả năng miễn dịch nào. Nếu bệnh nhân đã chiến đấu với virus thành công, họ hẳn đã có một phản ứng miễn dịch.

Báo cáo về các bệnh nhân bị nhiễm hai lần có thể chỉ là các xét nghiệm ghi lại không chính xác rằng họ không có virus.

Câu hỏi về khả năng miễn dịch là rất quan trọng để hiểu liệu mọi người có thể bị tái nhiễm hay không và hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào.

Covid-19: Bệnh nhẹ vẫn có thể để di chứng nặng, kéo dài

  • David Cox
  • BBC Future
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Khi bà Melissa Heightman thành lập phòng khám đầu tiên dành cho bệnh nhân hậu Covid-19 ở Bệnh viện thuộc Đại học University College London (UCLH) vào tháng 5/2020, bà nghĩ phần lớn thời gian sẽ dành để giúp bệnh nhân hồi phục sau khi phải sử dụng máy thở nhiều tuần. Với đa số bệnh nhân, bà hy vọng quá trình hồi phục sẽ nhanh chóng.

"Đầu thời gian dịch bệnh, chúng tôi không biết hệ quả kéo dài do Covid-19 gây ra sẽ là gì," Heightman, chuyên gia cố vấn về bệnh đường hô hấp, nói. "Chúng tôi nghĩ nó cũng giống bệnh cúm, bệnh sẽ khỏi hẳn, và ổn thôi."

Bà cũng không ngờ rằng sau một năm, một phần ba số bệnh nhân trong phòng khám vẫn không khỏe lên, và đa phần trong số họ không thể làm việc. Hơn một nửa số người đó chưa từng phải nhập viện do Covid-19.

Gần như ngay sau khi phòng khám mở cửa, bà Heightman bắt đầu nhận được điện thoại từ các trung tâm y tế gia đình gần đó, nơi rơi vào tình trạng hoang mang do bất thình lình phải đối mặt làn sóng bệnh nhân tăng mạnh - đa số còn khá trẻ và không có bệnh nền gì, nay có triệu chứng mãn tính.

Câu chuyện của họ có chung một mẫu số: ban đầu họ chỉ có triệu chứng nhiễm Covid khá nhẹ, nhưng sau đó hàng loạt những triệu chứng bệnh khác bắt đầu xuất hiện.

Thay vì dần giảm bớt, các triệu chứng này tiếp tục hành hạ bệnh nhân nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng, khi mà virus corona lẽ ra đã không còn trong cơ thể.

Đó là vấn đề đau đầu mà giới y khoa không ngờ tới. "Những bệnh nhân này ban đầu bị bỏ quên," Heightman giải thích. "Đa số các bệnh viện khó có thể khám cho họ, vì bệnh viện không có quỹ để mở phòng khám dành riêng cho các bệnh nhân hậu Covid-19. Nhưng giờ đây đó là vấn đề chính mà phòng khám của chúng tôi tập trung vào."

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Dù Covid-19 ban đầu được coi là bệnh hô hấp, nhưng virus này có khả năng lây nhiễm đến rất nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể

Triệu chứng thông thường nhất, theo bà Heightman, khoảng 80% bệnh nhân tại phòng khám của bà gặp phải, đó là sự mệt mỏi đờ dẫn ảnh hưởng đến cuộc sống, khiến họ thậm chí khó có thể hoàn thành những việc đơn giản nhất hàng ngày.

Nghiên cứu cho thấy triệu chứng mệt mỏi kéo dài có thể xảy ra với ít nhất 62% bệnh nhân mắc Covid-19. Những trường hợp bệnh như vậy được gọi là 'hậu Covid' hoặc triệu chứng cấp tính hậu Covid-19, là trạng thái bệnh sau khi bị nhiễm virus, và nó phổ biến hơn so với những gì chúng ta tưởng.

Giới khoa học cho rằng cứ khoảng 10 bệnh nhân Covid-19 thì sẽ có một người tiếp tục phải chịu triệu chứng 12 tuần sau đó.

Bệnh nhân 'hậu Covid'

Nhưng để hiểu đầy đủ tình trạng mơ hồ và phức tạp này, ta cần phải xem xét tình trạng yếu mệt hậu Covid xảy ra ở hai nhóm bệnh nhân rất khác nhau, gồm những người phải nhập viện do Covid-19 và những người không phải nhập viện. Mỗi nhóm có những nguyên nhân gây triệu chứng hoàn toàn khác nhau.

Với nhóm đầu tiên, tình trạng của họ đã quá rõ với các bác sĩ điều trị. Cơ bản là phổi và tim của họ bị tổn hại, hoặc là vì tình trạng lây nhiễm virus cấp tính, hoặc vì hậu quả gây ra bởi bão cytokine, một loại phản ứng viêm nghiêm trọng khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân tự tấn công nội tạng.

Kỹ thuật chụp cắt lớp CT và chụp cộng hưởng từ (MRI) nhanh chóng cho thấy mức độ bị tổn thương, và các loại thuốc như colchicine có thể được dùng để làm giảm tình trạng viêm còn lại trong các cơ quan nội tạng bị tổn thương đó.

Bà Heightman cho biết trong số các bệnh nhân Covid-19 từng phải nhập viện và sau đó bị chứng hậu Covid, hai phần ba bệnh nhân tại UCLH giờ đây đang hồi phục tốt, một phần ba còn lại cũng có cải thiện, nếu xem xét các phim chụp sau sáu tháng.

"Chúng tôi kỳ vọng đa số bệnh nhân sẽ tiến triển đến mức họ sẽ không bị những tổn thương này gây trở ngại, khó khăn cho cuộc sống bình thường," bà nói. "Chúng tôi hy vọng sẽ chỉ có chưa đến 10% số bệnh nhân từng phải nằm phòng cấp cứu một thời gian dài bị những bất thường mãn tính sau này với tim hay phổi."

Nhưng những bệnh nhân không nhập viện với triệu chứng kéo dài lại khó hiểu hơn cả.

Theo bà Heightman, độ tuổi của họ thường là 35 đến 49, và họ có hàng loạt các triệu chứng bí ẩn.

Một số khảo sát với bệnh nhân cho thấy có đến 98 triệu chứng khác nhau, trong khi đó một nghiên cứu quốc tế công bố tháng 7/2021 cho thấy 200 triệu chứng xuất hiện ở 10 hệ cơ quan nội tạng, trong đó có hệ tim mạch, hệ thần kinh, não và hệ hô hấp.

Phổ biến nhất là tình trạng mỏi mệt, sương mù não (tình trạng rối loạn chức năng nhận thức, gây mệt mỏi mãn tính, kém tập trung hoặc thiếu minh mẫn), đau cơ khớp, mất ngủ, đau nửa đầu, đau ngực, ngứa da, thay đổi cảm nhận về mùi vị, rối loạn hệ thần kinh thực vật (tình trạng hiếm gặp, gây hiện tượng nhịp tim tăng bất thường đến khó chịu khi họ vận động cơ thể).

Heightman cho biết trong số các bệnh nhân Covid-19 không phải nhập viện, 50% người mắc chứng hậu Covid ở UCLH đã có tiến triển trong một năm qua ở mức độ nay họ có thể kiểm soát các triệu chứng, nhưng 50% còn lại vẫn chưa khỏe lại.

Hầu hết thông tin ta biết về tiên lượng bệnh lâu dài và các triệu chứng mà nhóm bệnh nhân này gặp phải được thu thập từ một số những phòng khám chuyên môn như trung tâm của bà Heightman từ nhiều nơi trên thế giới, cùng với nỗ lực trong cộng đồng bệnh nhân hậu Covid trên mạng, như Nhóm các bệnh nhân hợp tác nghiên cứu (PLRC).

Một nửa số bệnh nhân của bà Heightman phục hồi tốt, số còn lại không may mắn như vậy.

Một khảo sát gần đây từ PLRC cho ta thấy tình hình xấu hơn. Trong số 3.762 bệnh nhân hậu Covid, 77% vẫn bị mệt mỏi sau sáu tháng, 72% bị mệt mỏi sau khi vận động cơ thể, 55% bị rối loạn chức năng nhận thức, và có 36% bệnh nhân nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

"Chu kỳ kinh nguyệt của tôi ngừng trong ba tháng," Hannah Wei, một thành viên chủ chốt trong nhóm PLRC cho biết, cô cũng bị hậu Covid suốt năm qua.

Ba làn sóng mệt mỏi

Khảo sát cho thấy ở nhiều bệnh nhân hậu Covid, những người trước đây không phải nhập viện để điều trị Covid, các triệu chứng xuất hiện và biến mất trong ba làn sóng riêng biệt.

Mô thức này bắt đầu với những cơn ho khan và sốt, sau đó nhanh chóng chuyển qua làn sóng thứ hai với triệu chứng mới như rối loạn hệ thần kinh thực vật, và sau đó các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng nhất sau hai tháng và rồi giảm dần.

Một tháng sau khi bị nhiễm, làn sóng triệu chứng thứ ba xuất hiện, với tình trạng ngứa da, đau cơ, các loại dị ứng mới, và đờ đẫn.

"Đây là tình trạng đáng quan ngại nhất, vì làn sóng triệu chứng này chỉ tiếp tục tồi tệ thêm, đạt đỉnh sau khoảng 4 tháng, và sau đó cứ thế tiếp tục," Wei nói.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều bệnh nhân hậu Covid kéo dài nói họ thấy các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất theo từng đợt

Nhưng tại sao Covid-19 tác động như vậy đến bệnh nhân, và bằng cách nào mà một số bệnh nhân bị nhiễm một năm về trước vẫn chưa thể hồi phục?

Một trong những thách thức lớn với bác sĩ trong việc điều trị hậu Covid, đó là có vẻ như có nhiều lý do gây kích thích hoặc nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng bệnh, tùy theo bệnh nhân.

Các đại dịch gần đây đã đem lại một trong những manh mối quan trọng về việc điều gì có thể là nguyên nhân tiềm ẩn.

Sars-CoV-2, loại virus gây Covid-19, thì không phải là thứ virus quá đặc biệt. Một số nhà nghiên cứu tin rằng hầu hết các đợt bùng phát dịch bệnh lây nhiễm đều khiến cho một số bệnh nhân bị yếu mệt mãn tính, không thể phục hồi trở lại hoàn toàn như trước, và họ có những triệu chứng tương tự như hậu Covid.

Tình trạng này được gọi là "di chứng kéo dài" của dịch bệnh.

Thông qua nghiên cứu những bệnh nhân sống sót từ đợt bùng phát dịch Sars trong những năm 2000 và dịch bệnh Ebola ở Tây Phi trong thập niên vừa rồi, một nhóm nhà khoa học nghĩ họ biết vì sao có tình trạng này.

Di chứng kéo dài

Năm 2004, Harvey Moldofsky, nhà khoa học thần kinh từ Đại học Toronto, nhận được cuộc gọi từ một người bạn cũ.

Một năm trước, dịch Sars đã xảy ra trong thời gian ngắn ở Châu Á lan đến Canada, khiến 251 người nhiễm bệnh, chủ yếu là nhân viên y tế làm việc ở Toronto. Nhưng hơn 12 tháng sau đó, 50 người trong số họ vẫn ốm mệt, và John Patcai, làm tư vấn ở Bệnh viện Đa khoa Toronto muốn tìm hiểu và giải thích vì sao.

"Đó là điều bí ẩn vì thậm chí không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng viêm phổi vẫn còn, hay là còn virus Sars trong cơ thể, nhưng họ vẫn bị triệu chứng này," Moldofsky cho biết. "Họ thấy yếu người, cực kỳ mệt mỏi, bị đau khắp mình mẩy, và họ hoàn toàn không thể làm việc. Chúng tôi gọi đó là triệu chứng hậu Sars, và vì tôi có quá trình lâu dài nghiên cứu tình trạng mệt mỏi, John nhờ tôi xem thử tình trạng ở những người này."

Moldofsky nhanh chóng xác nhận những người bị tình trạng như trên ngủ rất kém. Ông ngờ rằng cùng với những triệu chứng khác, việc này cho thấy dấu hiệu của tình trạng viêm lan rộng trong não, nhưng lúc đó không có chi phí để nghiên cứu sâu hơn.

'Dấu vết gene virus sót lại trong cơ thể bệnh nhân'

Nhưng sau đó đã có một bước đột phá xảy ra.

Các nhà khoa học ở Trung Quốc cho biết họ phát hiện những mảnh chất liệu gene virus Sars tồn tại trong các tế bào não khác nhau của bệnh nhân bị chứng hậu bệnh Sars.

Với Moldofsky, phát hiện này giải thích phần lớn tình trạng ốm yếu của họ. "Chúng tôi biết có kết nối trực tiếp từ mũi lên não, gọi là dây thần kinh khứu giác, và đây có lẽ là cách virus trực tiếp đi lên vòng tuần hoàn não," ông giải thích. "Tôi tin rằng những mảnh virus này can thiệp vào quy trình não vận hành, và giải thích tình trạng chất lượng giấc ngủ kém và nhiều vấn đề khác."

Amy Proal, nhà nghiên cứu vi sinh ở Tổ chức Nghiên cứu PolyBio chuyên nghiên cứu nguyên nhân các bệnh viêm mãn tính, tin rằng có một lượng nhỏ mầm bệnh còn sót lại mà hệ miễn dịch không thể chạm tới.

Chúng nằm ở những khu vực hốc ngách xa trong cơ thể, còn gọi là nơi khu trú hoặc khu vực bảo tồn giải phẫu học, và ít nhất đó cũng là một phần nguyên nhân gây ra hàng loạt triệu chứng hậu nhiễm bệnh.

Tình trạng này bao gồm cả hậu Covid kéo dài, nhưng một số những căn bệnh bí ẩn khiến nhà khoa học khó hiểu trong nhiều thập niên, ví dụ như bệnh Lyme mãn tính, và bệnh ME/CFS (Viêm cơ não myalgic / Hội chứng mệt mỏi mãn tính), một tình trạng từ lâu đã biết nguồn lây dù một số nhà khoa học cho rằng có thể có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác, có một số điểm tương tự với hậu Covid kéo dài.

"Việc một số người gặp các triệu chứng bệnh mãn tính sau khi dịch bệnh bùng phát không phải điều gì mới," bà giải thích.

"Nếu virus Sars-CoV-2 không gây ra tình trạng này, thì có lẽ là đó là mầm bệnh duy nhất kể từ khi các trận dịch bệnh được ghi chép lại đầy đủ không gây tình trạng mãn tính. Có rất nhiều nghiên cứu không được cộng đồng y khoa chú ý, cho thấy những cơ quan nội tạng bị nhiễm bệnh vẫn còn mầm bệnh trong nội tạng, và tiếp tục gây ra tiến triển bệnh. Một số virus cực kỳ hướng thần kinh, nghĩa là chúng có thể chui sâu vào các dây thần kinh, khu trú ở đó, và có bằng chứng cho thấy Sars-CoV-2 có khả năng này."

Proal cho biết trong quá khứ, nhiều bác sĩ đã nhanh chóng quy các triệu chứng hậu nhiễm bệnh vào nhóm yếu tố tâm lý, thay vì cho rằng các triệu chứng ngầm do mầm bệnh gây ra vẫn có thể gây hại đến phần nào đó trong cơ thể.

Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, sau các đợt bùng phát dịch Ebola, Zika và nay là Covid-19 đã gây ra hậu quả bệnh mãn tính kéo dài với nhiều bệnh nhân, dẫn việc mọi người ngày càng cởi mở hơn khi tìm hiểu vấn đề này.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Dịch Ebola bùng phát ở Guinea, Tây Phi, xuất phát từ một người nhiễm virus trong đợt bùng phát 5 năm trước đó

Cụ thể hơn, bệnh Ebola đã giúp các nhà khoa học hiểu thêm rất nhiều về khả năng tồn tại kéo dài của virus trong cơ thể, trong nhiều tháng hoặc có khi nhiều năm.

Từ năm 2013, Georgios Pollakis, nhà nghiên cứu vi sinh từ Đại học Liverpoopl, đã làm việc với nhiều bệnh viện khắp Tây Phi, theo dõi các ca bệnh Ebola kéo dài, bệnh nhân bị đau, mệt và hàng loạt các triệu chứng thần kinh khác như nhức đầu, chóng mặt.

Bất ngờ trước nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân Ebola có lượng kháng thể tăng cao trở lại trong thời gian một năm sau khi nhiễm bệnh, Pollakis và nhiều người khác đã phát hiện vật liệu gene của virus trong các vị trí ẩn trong cơ thể, từ mắt đến hạch bạch huyết, và thậm chí trong chất dịch cơ thể như sữa mẹ và tinh dịch.

Dù trước đây các nhà khoa học cho rằng dấu vết của virus như trên có thể nhẹ thôi, nhưng hậu Ebola cho thấy virus vẫn có thể hoạt động trong những khu vực ẩn chứa trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Đầu năm nay, một phân tích về gene mới được xuất bản dưới dạng bản in trước, cho thấy đợt bùng phát bệnh ở Guinea thậm chí khởi nguồn từ một bệnh nhân Ebola đã từng nhiễm bệnh trong khoảng 2014-2016. Người này lây bệnh cho bạn tình sau khi virus ngủ đông trong những xét nghiệm được thực hiện ít nhất là trong 5 năm.

Pollakis tin rằng triệu chứng của cả hậu Ebola và hậu Covid xảy ra vì cơ thể không hoàn toàn tẩy sạch được virus. Thay vào đó, các chất liệu gene còn sót lại của virus vẫn ẩn ở nơi khu trú, có thể gây viêm nhiễm nội tại ở khu vực đó. Qua thời gian virus trở lại mạch máu, kích thích phản ứng miễn dịch cùng với nhiều triệu chứng khác.

Ông chỉ ra rằng Sars-CoV-2 cho thấy có khả năng lây nhiễm đến hàng loạt các cơ quan trong cơ thể, từ não đến tinh hoàn.

"Với Covid-19, người ta có thể tìm thấy virus trong tinh dịch sau thời gian dài," ông giải thích. "Vì vậy chúng tôi nghi ngờ, nó có thể nằm trong những khu vực ưu tiên miễn dịch này."

'Virus có thể kích hoạt hệ miễn dịch tấn công nội tạng cơ thể bệnh nhân'

Nhưng những mảnh vật liệu tinh ranh của Sars-CoV-2 có vẻ như không phải nguyên nhân duy nhất gây tình trạng hậu Covid.

Sự xuất hiện bất thần của các dị ứng mới mà bệnh nhân trước đây không có, cũng như tình trạng đau cơ khớp nhiều người gặp phải cho thấy virus có thể kích thích phản ứng tự miễn dịch trong một số ca bệnh.

"Chúng tôi nghĩ rằng ở một số bệnh nhân, có điều gì đó về Covid kích hoạt hệ miễn dịch tấn công chính nội tạng cơ thể, tương tự như những bệnh tự miễn dịch như bệnh lupus, viêm thấp khớp, và nhiều dạng xơ cứng khác," bà Heightman nói.

Điều này có thể giúp giải thích số lượng phụ nữ bị hậu Covid khá nhiều. Heightman cho biết 66% bệnh nhân của phòng khám UCLH là phụ nữ, và tình trạng chênh lệch về giới như vậy cũng xảy ra với ME/CFS.

Phụ nữ cũng dễ bị các bệnh tự miễn dịch hơn. Nhóm PRLC hiện đang làm việc với nhiều nhóm nghiên cứu để xác định những bệnh nhân hậu Covid có kháng thể tự miễn dịch - là loại kháng thể tấn công chính protein trong cơ thể - có thể đây là nguyên nhân của một số triệu chứng.

Phản ứng tự miễn dịch trong thời gian mới nhiễm virus có thể có liên hệ với một thuyết khá thịnh hành khác, giải thích một số những triệu chứng hậu Covid còn kỳ quặc hơn, như tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc máu đông.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng Covid-19 là bệnh nội mô, nghĩa là tình trạng viêm xảy ra để chống lại virus cuối cùng lại gây tổn hại đến nội mô mạch máu, một lớp màng mỏng giữa máu và cơ quan nội tạng.

Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen cho rằng ở một số bệnh nhân Covid, cơ thể có thể tấn công chính cấu trúc mạch máu bên trong.

Covid-19 đánh thức virus bất hoạt trong cơ thể

Nhưng ở một nhóm nhỏ bệnh nhân khác, hiện tượng lạ lùng hơn có thể xảy ra.

Một số nghiên cứu cho thấy virus herpes zoter được kích hoạt lại - đây là virus nổi tiếng gây bệnh thủy đậu - cũng như virus Epstein-Barr, và virus cự bào cytomegalovirus - gây nhiễm trùng - với bệnh nhân bị Covid-19 cấp tính. Đây là các virus tồn tại trong cơ thể suốt đời ở tình trạng bất hoạt trong tế bào.

Một số nghiên cứu cho rằng Covid-19 có thể kích hoạt các virus đã ngủ đông trong cơ thể nhiều năm, thậm chí hàng thập niên, dẫn đến các triệu chứng bệnh mãn tính.

"Một trong số những thứ mà Sars-CoV-2 gây ra là, đó là nó làm mòn khả năng ra ra hiệu cho interferon, và các tế bào interferon là một phần của hệ miễn dịch kiểm soát virus," Proal cho biết.

"Vì vậy, nếu bạn đã có virus Epstein-Barr ngủ đông trong cơ thể, thì nó có thể được kích hoạt lại, gây nhiễm ở thần kinh hay cơ quan nội tạng mới. Có thể nó sẽ chui vào hệ thần kinh trung ương, kết quả là gây ra triệu chứng mãn tính."

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các liệu pháp dựa trên tập thể dục trong một phòng khám ở Ba Lan được sử dụng để giúp bệnh nhân hồi phục hậu Covid

Nhưng sự phức tạp của hậu Covid, với nhiều triệu chứng và các khả năng gây ra tình trạng như trên, đã gây ra thách thức lớn với y bác sĩ khi họ cố gắng tìm cách điều trị cho bệnh nhân.

Trong khi các chính phủ cố gắng xoay sở nguồn quỹ để nghiên cứu sâu hơn căn bệnh này, thì vào tháng Hai, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Sức Khỏe và Cơ quan Nghiên cứu và Sáng tạo Anh Quốc đã trao cho các nhà khoa học ở Đại học Birmingham 2,2 triệu bảng Anh để nghiên cứu về hậu Covid - với các thử nghiệm lâm sàng tìm hiểu những cách chữa trị khác nhau cho tương lai.

Với bác sĩ và bệnh nhân thì sự trì hoãn này khó mà chấp nhận được. "Bạn cảm thấy chút tuyệt vọng vì với cả bác sĩ và bệnh nhân Covid, chúng tôi không có thời gian, chúng tôi cần câu trả lời ngay bây giờ," Heightman cho biết. "Có những bệnh nhân vẫn đang tuyệt vọng thử mọi cách chữa trĩ."

Ví dụ về các loại thuốc thay thế đang được thử nghiệm rộng rãi như quercetin - một loại màu thực vật tự nhiên có trong trà xanh, hành củ và nhiều loại quả mọng - đến chất niacin, một loại trong nhóm Vitamin B với tính năng chống oxy hóa.

Hiện vẫn chưa có nhiều căn cứ nền tảng cho những liệu pháp này, nhưng như Heightman chỉ ra, bệnh nhân tìm đến các chất này vì bác sĩ không có mấy lựa chọn nào khác.

Vì lý do đó mà một số chuyên gia cho rằng bệnh nhân nên được chữa trị dựa trên những gì ta đã biết từ những căn bệnh tương tự khác.

Con đường điều trị

Với hậu Covid, và những triệu chứng hậu nhiễm khác, thì mệt mỏi, đau và đờ đẫn là một số các triệu chứng dai dẳng và khổ sở nhất.

"Khi tôi thực sự khốn khổ với hậu Covid mùa hè năm ngoái, có những ngày tôi không biết mình đang làm gì nữa," Wei nhớ lại. "Tôi khổ sở tìm cách suy nghĩ thông suốt, và có một khoảng thời gian trong tháng Chín lúc tôi nhận ra mình không nhớ được gì nhiều thời gia trong hè. Với tôi tình trạng đó khá đáng sợ, vì thường thì tôi có trí nhớ rất tốt."

Kiểu mất trí nhớ và nhầm lẫn này thường thấy ở ME/CFS, và trong tám năng qua các nhà khoa học đã nghiên cứu căn bệnh đi tới kết luận là một trong số những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này là vì viêm thần kinh, do các tế bào miễn dịch trong não gọi là microglia gây ra.

Với người khỏe mạnh, vi tế bào đóng vai trò then chốt giúp tế bào thần kinh hoạt động bình thường, nhưng chúng rất dễ bị tổn thương.

Tình trạng viêm trong máu, dù là do phản ứng tự miễn dịch do nhiễm bệnh gây ra, hay là do virus vẫn còn quanh quẩn trong cơ thể, có thể làm các tế bào này được bơm ra khỏi các phân tử viêm nhiễm, sau đó nhanh chóng lan lên não.

Nghiên cứu dựa trên hình do các nhà nghiên cứu Nhật Bản tiến hành cho thấy viêm thần kinh mãn tính ở hàng loạt bệnh nhân ME/CFS, tương tự như tình trạng gián đoạn vi tế bào, được cho là có xảy ra ở một số rối loạn tâm thần như trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt.

Do vậy, Valeria Mondelli, nhà nghiên cứu miễn dịch từ trường Kings College London, đang kêu gọi thử nghiệm các loại thuốc chống viêm cho bệnh nhân hậu Covid.

"Thậm chí thuốc chống viêm như minocyline, một loại kháng sinh có vẻ hiệu quả với bệnh nhân bị viêm nặng hơn trong máu - hoặc các chất ức chế cytokine, có thể cũng là lựa chọn chữa trị tiềm năng," bà nhận định.

David Kaufman, bác sĩ chuyên về ME/CFS đã điều trị khoảng 1.000 bệnh nhân ở Mountain View, California trong tám năm qua, nhận thấy các bác sĩ điều trị hậu Covid nên tìm những bằng chứng về tình trạng rối loạn chức năng trong hệ vi sinh, vốn có thể khiến bệnh nhân dễ gặp phải các vấn đề lâu dài do Sars-CoV-2 gây ra.

Trong khi ME/CFS được coi là loại bệnh mà người bệnh khó có thể khỏi, Kaufman có tỷ lệ chữa trị thành công cao khác thường, tuyên bố khoảng 15-20% bệnh nhân của ông khỏi bệnh hoàn toàn, dù tuyên bố này chỉ có tính tham khảo.

Ông cho biết kết quả này một phần là vì ông kiên trì tìm và điều trị những triệu chứng như rò rỉ ruột làm tăng tính thẩm thấu ở niêm mạc ruột, đây là nguyên nhân khiến những người nhạy cảm về mặt di truyền dễ bị tình trạng tự miễn dịch xảy ra nhằm chống lại tác nhân từ bên ngoài, như nhiễm virus.

Đó là vì ruột cho phép chất độc và vi khuẩn đi vào máu, gây ra hàng loạt các vấn đề từ gây viêm mãn tính đến triệu chứng kích hoạt tế bào mast - là tình trạng bệnh thường xảy ra khi có phản ứng dị ứng. Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn sau khi bị nhiễm bệnh.

"80% bệnh nhân ME/CFS tôi xét nghiệm có một lượng nhỏ vi khuẩn trong ruột phát triển quá mức," Kaufman nói. "Vì ruột là cơ quan miễn dịch lớn, tình trạng này dẫn đến vấn đề tự miễn dịch."

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Hiện có ít nghiên cứu xem liệu vaccine chống Covid-19 có thể giúp giảm triệu chứng do hậu Covid gây ra hay không

Một số nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng sự mất cân bằng vi sinh ở bệnh nhân hậu Covid có thể dẫn đến triệu chứng viêm mãi không thuyên giảm.

Nhưng dù người ta vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi đề nghị sử dụng các loại thuốc như prebiotics hay thuốc kháng viêm cho bệnh nhân hậu Covid như một phần trong khám điều trị lâm sàng, thì một số triệu chứng đơn lẻ có thể dễ điều trị hơn một số triệu chứng khác.

Heightman cho rằng bệnh nhân hậu Covid bị xuất hiện dị ứng phản hồi khá tốt với thuốc chống dị ứng anti-histamines, trong khi Amy Kontorovich, bác sĩ tim mạch tại bệnh viện Mount Sinai chuyên về điều trị rối loạn hệ thần kinh thực vật, đã phát triển chương trình vật lý trị liệu mới có tên gọi Liệu pháp Điều hòa Tự Động (ACT) cho thấy khả năng giảm triệu chứng mỏi mệt ở một số bệnh nhân hậu Covid, và từ đó đã được 53 trung tâm điều trị vật lý trị liệu ở New York ứng dụng.

Kontorovich giải thích rằng chương trình ACT bắt đầu với hàng loạt bài tập vận động, trước khi tiến đến những bài tập thể dục aerobic khác nhau giúp tăng dần cường độ, nhưng không bao giờ cho phép bệnh nhân vượt quá 85% nhịp tim tối đa của họ.

Cách này lấy cảm hứng từ một chương trình trị liệu tương tự, đã cho thấy hiệu quả khi điều trị một dạng rối loạn hệ thần kinh thực vật tên là POTS.

"Có vẻ như nó lên chương trình để tái cài đặt hệ thần kinh thực vật," bà giải thích. "Một trong những xu hướng thú vị tôi nhìn thấy ở rất nhiều bệnh nhân hậu Covid mà tôi điều trị, đó là trước đây họ rất tích cực hoạt động, và trong thời gian mắc bệnh cấp tính thì họ hoặc là chỉ nằm trên giường hoặc là vận động rất ít. Thời gian không vận động có thể là yếu tố góp phần gây ra mô thức rối loạn hệ thần kinh thực vật hậu Covid, vì chúng tôi biết điều đó có thể xảy với tình trạng giảm vận động."

ACT không phải thuốc chữa bách bệnh - Kontorovich chỉ ra một số bệnh nhân với triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật nghiêm trọng thường không thể hoàn thành phác đồ điều trị, vì họ cảm thấy quá mệt - nhưng kết quả ban đầu của bà cho thấy chương trình có thể có ích cho bệnh nhân nào có thể hoàn thành liệu trình.

Heightman cho biết thêm rất nhiều bệnh nhân hậu Covid đơn giản là sẽ khỏe hơn theo thời gian, khi cơ thể họ dần hồi phục và được chữa lành.

Vì virus SARS-CoV-2 chỉ mới hiện diện khoảng hơn một năm rưỡi, vẫn còn quá sớm để biết những triệu chứng mãn tính này sẽ kéo dài bao lâu. "Tôi không muốn ai bị di chứng hậu Covid cảm thấy hoảng sợ nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ hết, bởi vì phần đa nhiều người khỏe hơn trong năm đầu tiên," bà chia sẻ.

Tuy nhiên với những ai vẫn tiếp tục khổ sở vì bệnh, hy vọng rằng hàng triệu đô la đổ vào các quỹ nghiên cứu sẽ đem lại một số khả năng điều trị khả thi, nếu không hậu Covid sẽ để lại hệ quả kinh tế xã hội không thể nào bù đắp được.

"Nếu ta không tìm ra câu trả lời, thì điều đó có nghĩa là hàng triệu người sẽ không còn có thể làm việc như trước đây nữa," Kaufman cho biết.

Một phần rất lớn trong số bệnh nhân bị hậu Covid là nhân viên y tế. Đó là những người được đào tạo, năng nổ, làm việc hiệu quả và giờ đây không thể làm việc. Tác động căn bệnh gây ra sẽ rất lớn."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Phòng chống dịch Covid định hướng CNXH

< A >
Lê Bá Vận (Danlambao) - 
CSVN vận dụng chủ thuyết Mác-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguyễn Phú Trọng để chống dịch Covid-19. Hình minh họa: ‘Chồng lái xe gắn máy cũ đèo theo tài sản gia đình, vợ ngồi sau ẵm con nhỏ. Chung quanh là các cặp gia đình khác, bị phong tỏa kéo dài ăn đói, cũng rời Tp HCM, di tản trốn chạy về quê.

Đã 35 năm nay, từ cuối năm 1986 nước Cộng hòa CNXH Việt Nam từ bỏ chính sách bao cấp, mở cửa đổi mới mặc nhiên trở thành nước “Cộng Hòa Định Hướng CNXH Việt Nam”.

Mọi hoạt động trong xã hội: chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, tôn giáo, thông tin, văn hóa, thể thao… đều được Đảng CSVN buộc định hướng Chủ Nghĩa Xã Hội.

Mới đây nhất, từ năm 2020 là sách lược Đảng phòng chống dịch Covid-19.

Những trải nghiệm quý báu sống với dịch cúm Tàu này giúp nhân dân nhận chân cộng sản.

Tất nhiên phải đối chiếu Việt Nam với thế giới bên ngoài. Đó là cơ hội tốt để so sánh cung cách phòng chống Covid-19 của mỗi bên tuy rằng “mọi con đường đều dẫn tới thành Rome ”.

*

I) Các Biện Pháp Phòng Chống Covid-19.

1) Giãn Cách Xã Hội (social distancing) áp dụng cho các F1, là những người nghi nhiễm do gần gũi người bệnh. Giãn cách xã hội có nghĩa giảm thiểu tối đa các tương tác xã hội, giảm giao lưu bạn bè, họp hội nghị ảo, học và làm việc tại nhà o­nline...

Đi ra ngoài mua sắm hoặc đi dạo chỉ cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m.

2) Cách Ly (quarantine) áp dụng cho các F0 là người nhiễm Covid-19.

Các F0 cách ly tại nhà (self-quarantine, tự cách ly), tuyệt đối ở trong nhà, hàng ngày được theo dõi diễn biến các triệu chứng và chỉ đi ra ngoài nếu bệnh trở nặng cần vào bệnh viện.

Các lãnh đạo chính quyền trên thế giới lắm lúc chỉ là F1 cũng nguyện ý tự cách ly 2 tuần lễ.

Tách biệt, cô lập (isolation) áp dụng cho bệnh nhân Covid nằm điều trị tại bệnh viện.

3) Phong Tỏa (lockdown). (Phong=đóng, Tỏa=khóa). Là biện pháp chung, nhà cầm quyền đóng cửa biên giới, hủy hoặc giảm các chuyến bay, xe lửa, chuyên chở công cộng, đóng cửa rạp hát, chiếu bóng, cấm tiệm ăn trong… Lệnh ở nhà (stay-home orders) được ban bố cho toàn thể dân cư song ai ra đường tức nhiên có việc cần, không phải xét hỏi. (1).

Việt Nam phong tỏa có nghĩa ngăn đường bít phố, dựng lên các điểm chốt kiểm soát.

4) Giới Nghiêm (curfew) nghiêm ngặt hơn, có thể là khu vực hoặc toàn thành phố, cấm ra đường vào những giờ quy định thường là ban đêm. Vi phạm sẽ bị bắt giữ, xử phạt.

II) Con Vi Rút Và Nền Kinh Tế .

Đã qua 2 năm là thời gian đủ để sơ kết sách lược thế giới xử lý con vi rút và nền kinh tế.

1) Các Nước Tiên Tiến Tiếp Cận Covid-19.

1.1) Con vi rút - Các nước áp dụng chiến thuật “kiên trì phòng thủ”, tránh né con vi rút. Các biện pháp cá nhân bảo vệ cần thiết là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xa nhau 2 m, năng rửa tay. Các điều này rất hữu hiệu là cơ bản. Ở mọi cửa hàng tư, sở công đều luôn đặt sẵn các chai dung dịch rửa tay khô diệt khuẩn (hand sanitizer) dùng miễn phí

Các biện pháp chung, giản cách xã hội, cách ly, phong tỏa được áp dụng. Tuy nhiên đường sá thông suốt, vận chuyển hàng hóa không ngưng trệ, chợ búa giữ giãn cách luôn mở cửa…

Đồng thời chính phủ thúc đẩy nỗ lực điều chế vaccine mà đã thành công trước dự toán.

1.2) Nền kinh tế - Chính phủ vay tiền để hỗ trợ các xí nghiệp và người dân bị giảm việc do ảnh hưởng dịch Covid-19. Về sau chính nhân dân đóng thuế để trả nợ. Người được hỗ trợ chỉ điền vào mẫu đơn gửi o­nline trực tiếp đến chính quyền trung ương. Hàng tháng tiền hỗ trợ rộng rãi được đều đặn gửi bằng séc hoặc chuyển ngân vào trương mục của họ. Hỗ trợ chỉ chấm dứt lúc người nhận thông báo đã đi làm việc trở lại do vaccine được tiêm tỷ lệ đủ cao, dịch giảm nhiệt.

Chính quyền liên bang (trung ương) đảm nhận trách nhiệm cung cấp vaccine và gói hỗ trợ.
Chính quyền các bang/tỉnh giành toàn quyền triển khai phòng chống dịch từ khâu giãn cách đến lệnh giới nghiêm cũng như lịch trình tiêm vaccine trên địa hạt của mình.

Chính phủ liên bang không hô khẩu hiệu, không ra nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo các bang/tỉnh.

2) ĐCSVN Tiếp Cận Covid-19.

2.1) Con vi rút - ĐCSVN nhằm tạo thành tích, áp dụng chiến thuật “tấn công toàn diện” tốc chiến tốc thắng, lấy công làm thủ.

Báo Điện tử ĐCSVN ngày 19/5/2020 kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác viết: “Vận dụng sáng tạo tư tưởng HCM trong cuộc chiến phòng, chống dịch. Lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc chống dịch”.

Thể hiện triệt để truy vết, khoanh vùng, mỗi nhà, mỗi khu phố là một pháo đài tử thủ chống Covid, bít chặt kẽ hở, súng ống binh lính bao vây mọi ngã con vi rút kẻ tử thù của nhân dân.

Chiến thuật bóp chết từ trong trứng con Covid, đấu tranh không khoan nhượng đã đem lại chiến thắng hiển hách làm lu mờ? chiến công vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

TBT Nguyễn Phú Trọng hào hùng phát biểu sau chiến thắng vẻ vang ở các đợt đầu của dịch:

“Với tất cả sự khiêm tốn của người cs, có thể khẳng định thành công của VN trong phòng, chống đại dịch COVID-19 là minh chứng hùng hồn cho sự ưu việt của chế độ ta. Với chiến lược thông minh và hiệu quả của mình, Việt Nam đã trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới trong việc chống dịch”. Phát biểu nêu thành công của Bác Trọng đã tạo ra một loạt hệ luận.

Một hệ luận là Việt Nam do đã mau mắn đạt được mục tiêu “Zero Covid-19” (không còn Covid-19) nên vaccine là dư thừa, có đặt mua sớm cũng chỉ lãng phí tiền của. Rồi ra muốn xa xỉ cũng có viện trợ đủ dùng. Ngân sách nhà nước cũng đang hồi cạn kiệt kinh niên.

2.2) Nền kinh tế - Một hệ luận khác quan trọng là do đạt chiến thắng dịch chớp nhoáng nên nền kinh tế không bị ảnh hưởng. Dù mặt ngoài có đề cập đến hỗ trợ song các gói hỗ trợ cho xí nghiệp và nhân dân thì Đảng xét ra vô căn cứ, hoặc không gấp, ngân sách vốn đã thâm thủng. Ngân sách y tế cũng để y vậy, giữ nguyên cũng là hệ luận.

III) Biến Chủng Delta Thách Thức ĐCSVN.

Biến chủng Delta xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ cuối năm 2020, lây lan nhanh, gây tử suất cao.

1) Tại Các Nước Tiên Tiến.

Các vaccine chống Covid-19 xuất hiện đầu năm 2021 và được tiêm rộng rãi ngay cho dân chúng. Kết quả là vào tháng 7/2021 tại giải bóng đá vô địch châu Âu và đầu tháng 9 giải vô địch tennis Mỹ, các khán giả hầu hết không đeo khẩu trang ngồi chen chúc ở các khán đài. Từ giữa năm 2021 biến chủng Delta của Covid-19 chiếm đa số các ca nhiễm song đại dịch giảm nhiệt.

2) Tại Việt Nam.

2.1) Vaccine phòng dịch - Đợt dịch Covid-19 lần 4 khởi phát lẻ tẻ từ cuối tháng 4/2021. Chiến dịch chích vaccine đang rầm rộ ở nước ngoài nên Bộ Y tế đồng ý nhập khẩu 204.000 liều thuốc để tiêm cho những đối tượng diện ưu tiên.

Đầu tháng 7/2021 các ca nhiễm tăng mạnh, chủ yếu do biến chủng Delta. ĐCSVN theo bản năng đáp ứng leo thang chiến cuộc, hô hào đoàn kết chống dịch, siết chặt thêm gọng kềm phong tỏa, đưa quân đội, súng AK, xe bọc sắt tiến vào trận địa quyết tận diệt giặc dịch.

Ngày 28/7/2021 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch COVID-19. “Với tinh thần ‘chống dịch như chống giặc’… nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 và phải chiến thắng cho bằng được…”

Ngày 29.8.2021 Thủ tướng Phạm Minh Chính được Bác Trọng đồng ý, phát biểu đột nhiên xuống giọng: “Chúng ta phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối…”

Cũng như cuối năm 1986 mở cửa định hướng cnxh thị trường, gió đã đổi chiều. ĐCSVN tạm ngưng tư duy hiếu chiến dụng võ miệng và tay, hổi hả xin viện trợ và đặt mua vaccine Covid-19. Đảng kể lể công lao chủ trương sáng suốt thúc đẩy tiêm phòng, tuy chậm còn hơn không. Ngày 1/10 Tp HCM ca nhiễm còn khá cao song tạm hé mở cửa dần, tháo gỡ bớt các điểm chốt chặn.

2.2) Gói hỗ trợ - Nguyên thủy, Đảng và chính phủ không dự trù hỗ trợ cho đến lúc không thể tránh né do phong tỏa kéo dài. Mặc ngân sách èo uột Đảng vẫn hứa hão. Các gói hỗ trợ cho có vì, ít ỏi, được ban phát chậm trễ, nhỏ giọt, có nhiều bỏ sót lại bị tham nhũng thao túng. Tiền hỗ trợ được phổ biến trên đài đến xã, phường lãnh song “Văn kỳ thanh kiến bất kỳ hình”.

Người dân lao động hết tiền, không còn tiền thuê phòng trọ, không nơi ở dĩ nhiên phải rời thành phố. Đây là một sự thất bại rất lớn của chế độ đánh mất chút niềm tin còn sót lại.

2.3) Vấn nạn Y tế - Đợt 1, đầu năm 2020 toàn quốc chỉ có vài trăm ca nhiễm, không có ca tử vong. Ngày 25/3/2020 Bí thư thành ủy Tp HCM nói Việt Nam phải cố giữ không để vượt 1.000 ca nhiễm Covid-19 trên toàn quốc. Nếu vượt quá số 1.000 ca tất Việt Nam không kham nổi.

Sự thực đúng vậy, ngân sách Bộ Y tế rất giới hạn, chỉ bằng 1/10 ngân sách Bộ Công an.

Đến giữa năm 2021, các ca nhiễm Covid-19 và biến chủng Delta tăng vùn vụt lên đến con số vài chục rồi vài trăm ngàn (tính đến ngày 05/11/2021 ca nhiễm vượt 950.000, tăng trở lại).

Tử suất ở Việt Nam là cao: 2.5%, Mỹ, Ấn Độ, Anh 1.6%, Brazil, Nga 2.8%, Thế giới 2%.

ĐCSVN kiên định chính sách bất biến, dồn các ca F0 và F1 vào các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến để rồi “đem con bỏ chợ”, bỏ mặc không ngó đến, “sống chết có số”.

Các trang mạng xã hội và báo chí nước ngoài như RFA, Bỉ, Pháp… đã phản ánh những tình trạng tồi tệ và hỗn loạn trong các khu cách ly, tạo điều kiện cho sự lan nhiễm dịch. Không có đủ điện nước, thiếu khu vệ sinh, hàng ngàn người đói không có đồ ăn, đau không được phát thuốc.

Tác giả các bài viết phản ánh bị gọi làm việc, phạt tiền, bỏ tù.

Số ca chết dịch hàng chục ngàn, ùn ứ tại các lò thiêu xác. Rút cuộc CSVN cũng nghe ra, để các F0 cách ly tại nhà, tuy vậy bệnh trở nặng liên lạc với bệnh viện khó được bắt máy.


IV) Ba Sự Kiện Thời Covid Bộc Lộ Chân Diện Mục ĐCSVN.

1) Cuộc Di Tản Tháo Chạy 2021 Tại Nước CH Định Hướng CNXH Việt Nam.

Đây là sự kiện độc đáo nổi bật trong đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới.

Về góc cạnh nội bộ so sánh với cuộc di cư năm 1954 và di tản năm 1975 là như sau:

1.1) Số lượng: - năm 1954 trên 1 triệu người - 1975 trên 1 triệu - 2021 trên 2 triệu.

1.2) Lý do: - năm 1954 chia vĩ tuyến – năm 1975 vượt biên tìm tự do – năm 2021 di tản về nguyên quán, lần này xảy ra bất ngờ lúc phong tỏa dần được tháo gỡ.

1.3) Thành phần: - năm 1954 di cư vào Nam gồm giới trung lưu, trí thức, người công giáo - di tản năm 1975 gồm thành phần Việt cộng gọi là ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân – di tản năm 2021 gồm giới công nhân và dân lao động thành phố nạn nhân mạo danh của ĐCSVN.

ĐCSVN bấy lâu xưng bừa “Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động…” nay lâm sự Covid bị chối bỏ thẳng thừng bởi trên 2 triệu công nhân và nhân dân lao động thành phố chính hiệu bị mất việc, nợ tiền trọ, bị CSVN phong tỏa bỏ đói. Xét ra ĐCSVN chỉ là đại biểu trung thành quyền lợi của chính họ!

2) Chính Quyền Cà Mau Tiêu Hủy Bầy Chó F1.

Ông PM Hùng, 49 tuổi và vợ thợ hồ đều nghỉ việc do dịch bùng phát đã lái xe gắn máy về Cà Mau. Hai người mang theo bầy chó nuôi gồm 4 con lớn và trong lồng là lũ chó nhỏ. Ngày 11/10/2021 về đến Cà Mau, hai vợ chồng thử là F0 được đem đi cách ly. Lũ chó của họ tổng cộng 12 con lớn nhỏ bị chính quyền ra lệnh tiêu hủy ngay với lý do để ngăn chận lây nhiễm.

Vụ việc này đã gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế. Truyền thông Hong kong, Malaysia, Thái Lan, Đức, Anh… đều đưa tin Việt Nam tàn nhẫn giết bầy chó.

Không có bằng chứng dịch tễ Covid-19 từ người lây sang thú vật. Ông PM Hùng và vợ tuy là F0 song không có triệu chứng, đã lái xe gắn máy trên quãng đường dài 300 km về Cà Mau.

Nên chăng tự hậu bất cứ gia đình nào có ca F0 thì chó mèo nuôi trong nhà là F1, phải cách ly chúng hoặc tiêu hủy? Hiện tại địa phương thừa nhận đã "hơi vội" do áp lực chống dịch.

Tuy nhiên bài học quan trọng nhắc nhở ĐCSVN là “Ngu dốt + Nhiệt tình = Phá hoại”.

Huống hồ đó là một nhiệt tình cộng sản giáo điều, phách lối, ngớ ngẩn của bác Lú. Tư duy Việt cộng là thà giết lầm hơn bỏ sót. Hãy nhớ Bàn tay sắt Hồ Chí Minh và Cải Cách Ruộng Đất.

3) Thiếu Ăn, Thiếu Mặc, Khốn khổ Vì Dịch - Chiều ngày 18/10/2021. Kỳ họp HĐND TPHCM - Báo Lao Động đưa tin ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh [là cấp lãnh đạo] đánh giá trong gần 5 tháng qua dịch bệnh trên địa bàn TPHCM rất là ác liệt, kinh hoàng nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ vì dịch.

-Trưa ngày 19/10 ông Lê Minh Tấn phân bua "Ý của tôi không phải như vậy. Tại anh em nghe không rõ nên mới đăng vậy. Tôi không nói câu 'chưa có ai khốn khổ, khó khăn' mà ý của tôi là ‘không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ’”. Nghị quyết 68 của Chính phủ cũng nói vậy.

Báo Lao Động phản bác cho đăng tải đoạn ghi âm 2 phút 31 giây lời khẳng định của ông Tấn.

- Chiều ngày 20/10. TPO - Ông Lê Minh Tấn đã gặp gỡ báo chí và gửi lời xin lỗi đến người dân. Ông Tấn trình bày: “Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành về sơ xuất này với người dân TPHCM! Tôi rất mong nhận được sự thông cảm, lượng thứ của người dân”.

ĐCSVN chống dịch buộc dân ở nhà rồi bỏ mặc dân thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ là sự thật phũ phàng. Khốn khổ vì tiền điện, nước, phòng trọ, tiền nộp phạt vi phạm phong tỏa, tiền “ngoáy mũi” thử Covid… Hai triệu người phong tỏa vừa tháo gỡ là bỏ chạy. Ông Tấn thì đã nhận lỗi.

Ông đính chính và lời lẽ trong NQ 68 của Chính phủ: “không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ vì dịch” lại càng tệ hại hơn vi đó là lời hứa hão, dối trá. CSVN càng sửa càng lừa gạt.

Hãy nhớ Hồ Chí Minh Cải Cách Ruộng Đất, cũng sụt sùi lau nước mắt ngỏ lời xin lỗi.

Ông Tấn tuyên bố sai sự thực, có thể xin lỗi và đính chính. Song vì là đảng viên ông có bổn phận chối quanh để bảo vệ uy tín Đảng, rủi thay lại có bằng chứng ghi âm được đưa ra. Phải cách chức ông? Song lỗi là của tập thể HĐND, là của chế độ. Thay thế là phải thay thế chế độ.

Hồ Chí Minh rất tinh khôn phủ dụ: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Ấy là Hồ dư biết ai lên thay thế thì cũng là đảng viên cộng sản với nhau, cùng một giuộc.

Giá ông xem trọng dân thành tâm nói: “Nếu Đảng làm hại dân thì dân có quyền đuổi Đảng.”

Được chăng? bởi vì theo Cương lĩnh Đảng "Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.

Hết sảy. Thật rõ khéo: Trời sinh ông Tổng Lú.

Đất rặn bác Hồ Tinh.

Chú Thích:

 (1) Trích Email 23/10/2021 BichNgoc to YKH Haingoai.

PS: Em xin thông báo 1 chút tình hình ở Singapore. Ba tháng qua Singapore bị Delta Variant tấn công, đât nước nhỏ xíu mà mỗi ngày có trên 3000 cases bị nhiễm COVID-19. Chính phủ ban hành lockdown, ai ở nhà nấy, mỗi ngày chỉ được tiếp 2 người. Ra đường cũng chỉ được share taxi với người cùng một nhà, và chỉ có 2 người ăn 1 bàn. Vi phạm sẽ bị phạt từ 1500 SGD, cho đến 3 hay 6 tháng tù, nặng nề hơn là bị đánh 2 hèo, em thà chấp nhận tốn tiền hay bị tù chớ không dám nhận đến nửa hèo. Với những người ngoại quốc đến Singapore làm việc như Ánh, thì không những phạt mà còn bị tống khứ ra khỏi Singapore ngay lập tức. À, ai mà không chích ngừa (ngoại trừ lí do đặc biệt) thì không được đi ăn, đi vô mọi events. Nói chung không chích ngừa bị người ta nhìn như tội phạm. Chỉ vì con coronavirus virus mà đảo quốc thần tiên trở thành ngôt ngạt và buồn thiu. Chúc quí thầy cô cùng ACE vạn sự an vui. Thân ái Ngọc. (1SGD=0.75USD)

 

1) Ông PM Hùng chở vợ và chó nuôi, 4 chó lớn, lũ nhỏ thì trong lồng, lái xe gắn máy về Cà Mau.

2) Đặc trưng CSVN phòng chống dịch Covid-19 định hướng CNXH – Dãy cống bê tông và các hàng rào dây thép gai làm điểm chốt cứng kiên cố. Rào sắt di động là tại các điểm chốt mềm, có ca trực cả ngày lẫn đêm. Tại thủ đô Hà Nội chặn thêm có cả thùng container, xe tải… Thế giới xem hình lãnh đạo Việt Nam phòng chống Covid-19 bít kín đường sá thì cảm thấy lạ mắt.


"Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất?"

< A >
Phương Trạch (Danlambao)
 - Trong cơn đại dịch cúm Tàu đang hoành hành hiện nay, đã làm cho cả thế giới điêu đứng, làm chết rất nhiều người, trong đó có Việt Nam.

Một trong những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của cúm Tàu mà nhiều nước đã áp dụng thành công, là tiêm vắc xin cho nhiều người để tạo miễn dịch cộng đồng.

Vì VN chưa sản xuất được vắc xin, nên việc đi mua là đương nhiên. Và nhà nước đã huy động các doanh nghiệp và người dân đóng góp tiền để mua vắc xin.

Đối với các nước như Anh, Mỹ, họ có nền khoa học hiện đại, đội ngũ các nhà khoa học giỏi, nên chất lượng vắc xin họ sản xuất được đánh giá rất cao, được nhiều nước ưa chuộng.

Nguồn viện trợ của các nước:

Tính đến ngày 28/8, Mỹ tặng 6 triệu liều vắc xin cho VN.

Ngoài ra Ý và Romania, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary và Pháp đều đã viện trợ vắc xin cho VN.

Khối EU đã viện trợ tổng cộng 2,6 triệu liều vắc xin cho VN. Nhật Bản hơn 4 triệu liều.

Hàn Quốc sẽ cung cấp cho Việt Nam 1 triệu liều. Úc:1,5 triệu liều.

Đối với Trung Quốc thì sao? TQ thực hiện chiến lược “tằm ăn dâu”.

Đầu tiên là ngày 20/6//2021: TQ tặng VN 500.000 liều vắc xin vero cell của Sinopharm, sẽ tiêm cho 3 nhóm: Người TQ đang làm việc tại VN, người VN có nhu cầu học tập, làm việc tại TQ, và người dân khu vực biên giới hay đi lại với TQ.

Ngày 10/8, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tặng 5 triệu liều vắc xin Vero Cell của TQ cho TP.HCM.

Ngày 23/8, Bộ Quốc phòng TQ tặng Bộ Quốc phòng VN 200.000 liều vắc xin.

Ngày 24/8, TQ viện trợ thêm cho VN 2 triệu liều vắc xin. Điều đặc biệt là đại sứ Hùng Ba đòi gặp cho được TT Phạm Minh Chính trước khi phó TT Mỹ thăm VN. Dư luận cho rằng tặng vắc xin là cái cớ để TQ “chỉ thị” cho VN không được chơi thân với Mỹ.

Ngày 10/9, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị thăm VN. Ông công bố việc viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho VN trong năm nay.

Ngày 14/9: Tỉnh Quảng Tây (TQ) tặng VN 800.000 liều vắc xin Sinopharm.

Ngày 16/9/2021 Bộ Y tế cấp giấy phép nhập khẩu 30 triệu liều Hayat – Vax là Vero Cell đóng gói ở UAE.

Ngày 19/9, Vạn Thịnh Phát tặng 8 triệu liều vắc xin Vero Cell, cho 25 tỉnh thành của VN.

Điều đáng chú ý là VTP mua vắc xin TQ cho dân VN, nhưng người của họ lại tiêm vắc xin Anh, Mỹ mà không thèm ngó ngàng gì đến vắc xin TQ.

Ngày 22/9: Chính phủ VN đồng ý mua 20 triệu liều vắc xin Vero Cell của TQ.

Tờ Tin Tức của TTXVN ngày 22/9 cho biết: “Nghị quyết của Chính phủ về việc mua vắc xin Sinopharm”, có những điểm đáng lưu ý như sau:

“Chấp thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm đối với các khiếu nại phát sinh từ hoặc liên quan đến vaccine hoặc việc sử dụng vaccine.

Việc giải quyết tranh chấp của hợp đồng áp dụng theo luật pháp của Trung Quốc.

Trường hợp không giải quyết được, tranh chấp do Ủy ban Trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc phán quyết”(1).

Nghĩa là phía TQ đã ban ơn cho VN được mua vắc xin của họ.

Tại sao bỏ tiền ra mua mà thiếu công bằng và chịu hèn hạ và nhục nhã đến thế.

Từ chỗ chỉ có 500 000 liều vào 20/6/2021, cứ tiến dần ngày càng lớn, dự báo sẽ có 70 triệu liều vắc xin TQ tại VN trong tháng 10-11/2021.

Giá mua vắc xin như thế nào?

Theo tài liệu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC-Công ty Cổ phần MED GROUP, trong bài: “Giá các loại vắc xin phòng ngừa COVID-19 được cấp phép tại Việt Nam” như sau:

Giá vắc xin AstraZeneca được đánh giá là rẻ hơn so với các loại khác, 1 liều chỉ khoảng 2,4 USD. Vắc xin Vero Cell của Sinopharm (TQ) có giá khoảng 13,6 USD. Vắc xin Pfize giá trung bình khoảng 19,5 USD/liều"(2).

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Astra của Anh chỉ 2,4USD/ 1 liều mà không mua, lại đi mua hàng Tàu kém chất lượng giá cao 13,6USD/ 1 liều?Thà chịu đắt hơn mà mua vắc xin Mỹ cũng đáng giá hơn vắc xin TQ.

Đã từ lâu nay, các sản phẩm của TQ tràn sang VN nổi tiếng với các hóa chất độc hại được tẩm, ướp vào để đầu độc người VN. Từ đồ chơi trẻ em cho đến cái áo ngực phụ nữ, rồi đến như các loại nông sản, nhất là các loại trái cây, được ướp chất bảo quản để đến 6 tháng không hư. Vì vậy mà người VN tẩy chay hàng TQ.

Nay trong các loại vắc xin của TQ tràn sang VN dưới hình thức tặng và mua, ai mà biết được nó được trộn chất độc gì nhằm mục đích hủy hoại giống nòi người Việt về sau?

Từ lâu, cha ông ta đã truyền tụng câu ca:

“Bao giờ tằm bỏ ăn dâu/mèo thôi bắt chuột thì Tàu thương ta”.

Nhạc sĩ Việt Khang, trong bài hát Việt Nam tôi đâu, có những câu:

“Giờ đây Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta…”

Vậy dân VN đang ào ạt dùng vắc xin TQ, nếu chích vào sau này gây tai họa cho giống nòi thì ai chịu trách nhiệm?

Chú thích:





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 700 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 538 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 488 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 181 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 143 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 83 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 82 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 66 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 26 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 11 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.