Tổng tham mưu trưởng Ấn Độ và 12 người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng do TQ bắn hạ bằng laser?
08.12.2021 22:29
Dân trí
Ít nhất 13 người, trong đó có Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, thiệt mạng sau khi một trực thăng của Không quân Ấn Độ bị rơi hôm nay 8/12.
Hãng tin AFP dẫn thông tin từ Không quân Ấn Độ cho biết, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Bipin Rawat và vợ cùng với 11 người khác đã thiệt mạng sau khi trực thăng chở họ bị rơi ở miền nam nước này. Chỉ một người còn sống sót.
Trước đó, truyền thông địa phương đưa tin, ông Rawat được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch do bỏng đến 70-80% sau vụ tai nạn.
Quân đội Ấn Độ đang tiếp tục điều tra để làm sáng tỏ nguyên nhân vụ tai nạn. Trực thăng Mi-17V5 của Không quân Ấn Độ chở 14 người gặp nạn hôm nay gần Coonoor, Tamil Nadu khi trên đường từ căn cứ không quân ở Sulur tới Coonoor.
Hiện danh tính những người trên trực thăng chưa được công bố, nhưng một số nguồn tin cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn, trên trực thăng có Tổng tham mưu trưởng quân đội Bipin Rawat, vợ của ông, cùng với các lính biệt kích và các phi công của Không quân Ấn Độ.
Tướng Rawat là tổng tham mưu trưởng quân đội đầu tiên của Ấn Độ - vị trí được chính phủ Ấn Độ thiết lập vào năm 2019. Ông được coi là người có mối quan hệ thân cận với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Minh Phương Theo AFP
Trực thăng chở đại tướng Ấn Độ không phát tín hiệu khẩn nguy
Báo cáo sơ bộ cho thấy trực thăng chở tướng Rawat mất liên lạc và gặp nạn ngay trước khi hạ cánh mà không phát tín hiệu khẩn nguy nào.
Trung tướng Manavendra Singh, tư lệnh không quân Ấn Độ, ngày 9/10 dẫn đầu nhóm điều tra tới thị trấn Wellington, bang Tamil Nadu để tìm hiểu nguyên nhân vụ rơi trực thăng Mi-17V-5 khiến Tổng tham mưu trưởng Bipin Rawat và 12 người khác thiệt mạng.
Báo cáo điều tra sơ bộ cho thấy chiếc Mi-17V-5 chở đại tướng Rawat cùng 13 người cất cánh từ Sulur, thành phố Coimbatore lúc 11h48 ngày 8/12, dự kiến hạ cánh tại cơ sở quốc phòng ở thị trấn Wellington, huyện Nilgiris sau đó khoảng 27 phút.
Khoảng 20 phút sau khi trực thăng cất cánh, phi công chiếc Mi-17V-5 thông báo qua vô tuyến với cơ quan kiểm soát không lưu khu vực rằng trực thăng sẽ hạ cánh xuống bãi đáp ở Wellington sau 7-8 phút. Cơ quan kiểm soát không lưu sau đó đột ngột mất liên lạc với phi công mà không nhận được bất cứ tín hiệu khẩn nguy nào.
Không quân Ấn Độ đã thu hồi được hộp đen của chiếc Mi-17V-5, trong đó chứa dữ liệu hành trình chuyến bay và bản ghi âm các cuộc hội thoại trong buồng lái. Các dữ liệu này sẽ xác định rõ những gì diễn ra sau cuộc gọi của phi công với đài kiểm soát không lưu trước khi trực thăng gặp nạn.
Lời khai của các nhân chứng cho thấy trực thăng có thể đã bất ngờ đâm vào một ngọn đồi khi bay trong đám sương mù dày đặc. Mảnh vỡ trực thăng nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn của thung lũng, cho thấy máy bay có thể đã lăn nhiều vòng xuống sườn đồi trước khi bốc cháy.
Đại úy Varun Singh, người duy nhất sống sót sau vụ tai nạn, có thể văng ra ngoài khi trực thăng bắt đầu vỡ thành nhiều mảnh. Đại úy Singh bị bỏng tới 80%, đang trong tình trạng nguy kịch nhưng dần ổn định, các nguồn tin cho biết.
Dự báo thời tiết cho thấy khu vực trực thăng rơi đột ngột có mây mù vào thời điểm xảy ra tai nạn. Các điều tra viên sẽ tìm hiểu xem tướng Rawat có được thông báo về nguy cơ thời tiết xấu khi di chuyển hay không.
Trước đó, một số chuyên gia cũng nhận định chiếc Mi-17-V-5 có thể gặp nạn vì thời tiết xấu khi bay ở độ cao thấp giữa sương mù trên khu vực đồi núi.
Biến thể trực thăng Mi-17V-5 được phát triển từ dòng Mi-8MTV-5 cho không quân Nga, ra mắt hồi năm 2012 và được coi là một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng trực thăng này, trang bị nhiều thiết bị điện tử cùng radar thời tiết và hệ thống lái tự động.
Tuy nhiên, đây cũng là dòng trực thăng chứng kiến nhiều sự cố. Trước vụ rơi trực thăng chở tướng Rawat, dòng trực thăng Mi-17 Ấn Độ ghi nhận 21 tai nạn, trong đó có 5 vụ liên quan đến dòng Mi-17V-5, vì nhiều lý do khác nhau.
TQ ăn mừng: Đại tướng tử nạn, Ấn Độ hứng 'tổn thất không thể khắc phục'
Vụ tướng Rawat tử nạn vì trực thăng rơi được coi là "tổn thất không thể khắc phục" với Ấn Độ, vì ông là kiến trúc sư tiến trình hiện đại hóa quân đội.
"Đại tướng Bipin Rawat là tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội Ấn Độ, đồng thời là kiến trúc sư tiến trình tái cấu trúc quốc phòng quan trọng nhất của đất nước", cựu thiếu tướng lục quân Ấn Độ Ashok Mehta cho biết hôm 9/12, một ngày sau vụ tai nạn trực thăng khiến tướng Rawat và 12 người khác thiệt mạng.
Rawat bắt đầu sự nghiệp quân ngũ trong lực lượng Gorkha của lục quân Ấn Độ, sau đó trở thành chỉ huy tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn bộ binh Gorkha số 11. Trung tướng Laxman Singh Rawat, cha của tướng Rawat, từng là chỉ huy tiểu đoàn này.
"Năm 1988, trung tướng Laxman Rawat đưa tôi đến văn phòng thủ tướng Ấn Độ để thảo luận về phong trào Gorkhaland. Khi đó tôi giữ hàm chuẩn tướng", Mehta cho biết. "Bipin Rawat khi đó là thiếu tá thuộc Cục Tác chiến, chúng tôi thường xuyên gặp nhau tại trụ sở Bộ Quốc phòng Ấn Độ".
Mehta cho biết trong cuộc gặp tiếp theo năm 2015, Rawat đã được thăng hàm trung tướng, chỉ huy Quân đoàn III của lục quân Ấn Độ. Ông khi đó đang lên kế hoạch cho một chiến dịch đặc biệt nhằm đáp trả phiến quân phục kích tiểu đoàn Dogra của lục quân Ấn Độ.
"Rawat thể hiện sự táo bạo, can đảm và dám đối mặt thách thức trong kế hoạch tác chiến mà anh ấy nói với tôi", Mehta nhớ lại.
Sau chiến dịch, Rawat được bổ nhiệm làm chỉ huy Bộ tư lệnh miền Nam, rồi phó tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ. Tháng 12/2016, chính phủ Ấn Độ chọn ông làm tư lệnh lục quân, dù quân chủng này khi đó có hai trung tướng có thâm niên lâu hơn.
Trong ba năm đảm nhận vị trí tư lệnh lục quân, tướng Rawat triển khai loạt cải cách lực lượng và được chú ý nhờ phong cách chỉ huy quyết liệt, chủ động trong chiến dịch chống nổi dậy ở Jammu và Kashmir.
Trong phát biểu nhân quốc khánh Ấn Độ 15/8/2019, Thủ tướng Narendra Modi thông báo sẽ bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng quân đội đầu tiên. Đây là vị trí lần đầu được xác lập trong quân đội Ấn Độ, một phần trong nỗ lực cải cách lực lượng vũ trang chưa từng có, với sự ủng hộ từ Thủ tướng Modi và cố vấn an ninh Ajit Doval.
Người được chọn để đảm nhận vị trí quan trọng này cũng như làm "kiến trúc sư" cho quá trình tái cơ cấu quân đội là đại tướng Rawat. Ông nhậm chức Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ ngày 1/1/2020.
"Khi tôi gặp Rawat lần cuối hồi tháng 10, ông giải thích chi tiết cấu trúc quốc phòng cấp cao của quân đội Ấn Độ cũng như kế hoạch lập các quân khu. Rawat trình bày rất tự tin về nỗ lực cải cách quốc phòng và hiện đại hóa quân đội đầy ấn tượng", Mehta viết.
Mehta cho rằng thảm kịch khiến tướng Rawat tử nạn là tổn thất "không thể khắc phục" với quân đội Ấn Độ, bởi ông là trụ cột vững chắc trong cơ cấu an ninh quốc phòng nước này và được Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh hoàn toàn tin tưởng.
Rawat là cố vấn duy nhất của Bộ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Singh, đồng thời là chủ tịch Nhóm Chính sách Quốc phòng, đứng đầu Cục Quân vụ và Bộ Tham mưu Quốc phòng Tổng hợp.
"Rawat được mệnh danh là người chắp cánh cho không quân Ấn Độ", Mehta cho biết. "Đại tướng là một quý ông, một quân nhân hào hiệp và chuyên nghiệp, một chiến binh Gorkha kiêu hãnh. Khó ai có thể thay thế được vai trò của ông ấy".
Một khẩu súng phòng không không cần đạn có thể hạ các UAV đang được Quân đội Nga thử nghiệm.
Phát minh mới của Quân đội Nga được ra đời để "tóm sống" các máy bay không người lái, máy bay điều khiển từ xa, máy bay phá sóng cỡ nhỏ của đối phương đang hoạt động ở độ cao thấp. Nguồn ảnh: Nomac
Sử dụng sóng cao tần có cường độ rất lớn, cách thức hoạt động của khẩu súng này tương tự như các loại máy phá sóng cồng kềnh hiện tịa, chỉ có điều chúng có kích thước nhỏ gọn hơn. Sóng cao tần khi được chĩa thẳng vào mục tiêu sẽ gây nhiễu sóng, mất sóng và các máy bay điều khiển từ xa của đối phương sẽ bị vô hiệu hóa ngay lập tức. Nguồn ảnh: Nomac.
Không những có thể sử dụng để tiêu diệt các máy bay do thám, máy bay không người lái của đối phương trên chiến trường, khẩu súng sử dụng sóng cao tần này còn có thể dễ dàng "bắn hạ" các máy bay điều khiển từ xa gắn camera hay còn gọi là Flycam vốn đang rất thịnh hành trong giới trẻ hiện nay nhưng lại thường "vô tình" bay vào các khu quân sự và ghi hình lại. Nguồn ảnh: Nomac.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đau đầu với những chiếc Flycam được sử dụng quanh khu vực quân sự, trong khi đó việc sử dụng máy phá sóng cỡ lớn để "vít cổ" các máy bay flycam này lại quá mất thời gian và cồng kềnh. Nguồn ảnh: Nomac.
Thậm chí Quân đội Mỹ còn nuôi cả... đại bàng trong các căn cứ quân sự của mình để chúng tấn công các flycam bay lạc, tuy nhiên cách thức đó chắc chắn không thể hiệu quả và có tính ổn định cao như việc sử dụng các khẩu súng cao tần này. Nguồn ảnh: Nomac.
Có trọng lượng chỉ khoảng 20 kg, sử dụng pin sạc cỡ lớn, khẩu súng này có thể được các đơn vị bộ binh mang vác một cách dễ dàng khi đi hành quân và sử dụng được trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nhiệt mà không bị giảm đi độ chính xác. Nguồn ảnh: Nomac.
Khẩu súng cao tần vẫn đang nằm trong quá trình thử nghiệm, mặc dù vậy kết quả khá khả quan và dự kiến trong tương lai khẩu súng này sẽ được sớm đưa vào sản xuất với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Nomac
Nếu khẩu súng này được đưa vào sử dụng, rất có thể công nghệ của nó sẽ còn được áp dụng để thiết kế những khẩu súng với sức mạnh lớn hơn đủ sức để bắn hạ cả những máy bay không người lái cỡ lớn hoạt động ở tầm cao. Nguồn ảnh: Nomac.
Mỹ áp lệnh cấm vận vũ khí với Campuchia
Dân trí
Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và hạn chế xuất khẩu đối với Campuchia vì ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở nước này.
Tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo ngày 8/12 kêu gọi Campuchia "đạt được tiến bộ có ý nghĩa" trong việc giải quyết các vấn đề như tham nhũng cũng như "giảm bớt ảnh hưởng của quân đội Trung Quốc ở Campuchia".
Cùng với lệnh cấm vận vũ khí, Mỹ cũng hạn chế việc Campuchia tiếp cận các thiết bị có thể sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, các thiết bị quân sự ít nhạy cảm, các trang thiết bị và dịch vụ quốc phòng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo khẳng định "Mỹ vẫn hoàn toàn cam kết đối với độc lập của Campuchia và chủ quyền của người dân Campuchia".
Hồi tháng 11, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Mỹ đồng loạt ra thông báo về việc trừng phạt hai quan chức Campuchia bị cáo buộc trục lợi từ việc xây dựng tại căn cứ hải quân Ream do Mỹ tài trợ.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh cách đây một năm, Campuchia thông báo đã san phẳng một cơ sở do Mỹ tài trợ tại căn cứ hải quân Ream nhằm phục vụ công tác mở rộng cơ sở. Trước đó, Campuchia đã từ chối đề nghị của Mỹ tu sửa căn cứ.
Mỹ cáo buộc Campuchia thiếu minh bạch về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại căn cứ này, hối thúc giới chức Campuchia công bố toàn bộ "ý định, bản chất và quy mô dự án hay vai trò của quân đội Trung Quốc".
Trung Quốc và Campuchia được cho là đã ký một "thỏa thuận bí mật" cho phép Bắc Kinh đóng quân, cất giữ vũ khí và neo đậu tàu chiến tại căn cứ hải quân Ream. Giới chức Mỹ từng tiếp cận bản thảo sơ bộ của thỏa thuận trên cho biết, thỏa thuận cho phép binh lính, vũ khí và tàu Trung Quốc sử dụng căn cứ tại Campuchia trong 30 năm và tự động gia hạn 10 năm một lần.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Campuchia đã bác bỏ những đồn đoán trên và nói rằng việc phá dỡ tòa nhà bên trong căn cứ Ream nhằm phục vụ kế hoạch mở rộng căn cứ. Người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết việc Trung Quốc xây dựng ở căn cứ Ream là một phần trong các hoạt động hỗ trợ phát triển.
Các động thái của Mỹ phản ánh nỗ lực của Washington nhằm giảm bớt ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, trong bối cảnh Campuchia đã trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hồi tháng 9 cho biết, Trung Quốc đã nhất trí cấp khoản viện trợ lên tới 272 triệu USD cho Campuchia và khoản viện trợ này đã được công bố nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng tặng và bàn giao cho Campuchia một sân vận động trị giá khoảng 160 triệu USD.
Thủ tướng Hun Sen nói rằng, Trung Quốc là "người bạn đáng tin cậy" và gọi việc trao tặng các món quà trên là "bước ngoặt mới trong mối quan hệ hữu nghị giữa Campuchia và Trung Quốc".
Trung Quốc đang trở thành một đồng minh kinh tế, chính trị ngày càng quan trọng của Campuchia. Trung Quốc là nước viện trợ phát triển hàng đầu cho Campuchia với việc đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở quốc gia Đông Nam Á này. Khi đại dịch Covid-19 càn quét, Trung Quốc cũng viện trợ vaccine cho Campuchia.
Thành Đạt
Theo Reuter
Pháp đẩy mạnh kết nối với châu Á sau "cú sốc" AUKUS
Dân trí
Việc Pháp loại khỏi liên minh an ninh AUKUS giữa Anh, Mỹ và Australia đã tạo động lực để quốc gia châu Âu này đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Liên minh AUKUS giữa Anh, Mỹ và Australia, trong đó Australia rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm với Pháp, đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Paris. Đại sứ Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ông Christophe Penot, cho hay sự việc này sẽ gây ra hiểu lầm rằng có những bất đồng trong liên minh các nước phương Tây.
Tuy nhiên, ông Penot nhấn mạnh rằng vụ việc không gây "tác động mạnh" đến chiến lược của Pháp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Những thách thức, bao gồm sự bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự cạnh tranh ngày càng cao giữa Mỹ và Trung Quốc, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực và việc Pháp nên tham gia nhiều hơn tại khu vực là điều "hoàn toàn bình thường", ông nói.
Ông Penot cho biết Pháp đã tham gia với các quốc gia trong đó có Nhật Bản và Ấn Độ trước khi hiệp ước giữa AUKUS được công bố vào tháng 9, và Paris hi vọng tăng cường các mối quan hệ này.
"Thực tế là chúng tôi đã đánh mất mối quan hệ đối tác đặc quyền với Australia, đây là điều không ai mong muốn nhưng sự việc đã xảy ra rồi. Vì vậy, mục tiêu sắp tới của chúng tôi là thúc đẩy kết nối với Ấn Độ và Nhật Bản", ông Penot nói với các phóng viên tại Singapore.
Nhà ngoại giao Pháp đang có chuyến thăm khu vực để tham vấn song phương với các đối tác, trước khi Pháp đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu vào tháng 1 tới.
Ông Penot nhấn mạnh rằng Pháp có quan hệ đối tác chiến lược với các nước như Singapore, Indonesia, và hợp tác sâu rộng với Malaysia, Hàn Quốc và New Zealand. "Điều này rất quan trọng vì chúng là sự hỗ trợ cho sự kết nối," ông nói thêm.
Ông Penot, từng là đặc phái viên của Pháp tại Australia, cũng đã đề cập tới mối quan hệ Trung Quốc - Lithuania ngày càng xấu đi.
Trung Quốc đã gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Lithuania sau khi nước này cho phép Đài Loan mở văn phòng ngoại giao mới ở thủ đô Vilnius vào tháng trước.
Khi được hỏi EU sẽ phản ứng như thế nào trước lập trường ngày càng tăng quyết đoán của Bắc Kinh và về vấn đề Đài Loan, nhà ngoại giao Pháp nói rằng khối liên minh sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc để tìm ra "giải pháp có trách nhiệm" cho các vấn đề toàn cầu.