Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 25903999

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 03.12.2024 22:53
TBT Nguyễn Phú Trọng được trao Giải thưởng Lê-ninn dỏm vi trung thành với đảng CS Nga
15.12.2021 21:49

Dân trí

 Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng Tổng Bí thư  - nhân dịp 150 năm kỷ niệm Ngày sinh của Lê-nin.

TTXVN

Chiều 15/12, Lễ trao tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Giải thưởng Lê-nin của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga được tổ chức trang trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Lễ trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng Lê-nin - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga, ông L. Kalashnkov trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng Lê-nin. (Ảnh: Trí Dũng -TTXVN).

Ông Leonid Kalashnikov, Phó Chủ tịch Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề về khối Cộng đồng các quốc gia độc lập, Liên kết  Á-Âu và Kiều bào của Đu-ma Quốc gia Nga, đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng Giải thưởng cao quý nhất của Đảng Cộng sản Liên bang Nga và Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tham dự buổi Lễ có các Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan của Việt Nam; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và lãnh đạo các cơ quan hợp tác về quốc phòng, văn hóa, khoa học của Liên bang Nga tại Việt Nam.

Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên bang Nga.

Lễ trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng Lê-nin - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng hoa ông L. Kalashnkov.

Phát biểu tại buổi tiếp và tại Lễ Trao tặng Giải thưởng Lê-nin tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Leonid Kalashnikov khẳng định, Giải thưởng Lê-nin là phần thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Việc Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng cao quý này nhân dịp 150 năm kỷ niệm Ngày sinh của Lê-nin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của đồng chí Tổng Bí thư - nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, được đánh giá cao tại Nga và trên thế giới, trong việc phấn đấu vì công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nghiên cứu làm phong phú lý luận và thực tiễn cho việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cũng như những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga. Thành công của Việt Nam là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa xã hội được hiện thực hóa.

ông Leonid Kalashnikov nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Liên bang Nga luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Đảng Cộng sản Việt Nam và mong muốn hợp tác giữa hai Đảng tiếp tục được tăng cường, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga phát triển toàn diện vì lợi ích của nhân nhân hai nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế.

Lễ trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng Lê-nin - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ trao tặng Giải thưởng Lê-nin.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự xúc động và cảm ơn Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã trao tặng Giải thưởng mang tên Lê-nin cao quý, coi đó không chỉ là sự ghi nhận đối với cá nhân đồng chí mà còn là sự trân trọng và tình cảm của Đảng Cộng sản Liên bang Nga, đất nước và nhân dân Nga đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống quan hệ đặc biệt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng chí đánh giá cao những thành tựu mà Liên bang Nga đạt được trong phát triển đất nước, nâng cao vị thế quốc tế và những sự phát triển của Đảng Cộng sản Liên bang Nga.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn, chí tình, hiệu quả mà nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay luôn dành cho nhân dân Việt Nam và khẳng định cùng Đảng Cộng sản Liên bang Nga và các đối tác Nga tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga và quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

TTXVN

'Giải thưởng Lenin' cho TBT Trọng là dỏm 'không phải chính thức của Liên bang Nga'

Lenin

NGUỒN HÌNH ẢNH,SCRSS

Chụp lại hình ảnh,

Lenin trong ảnh chụp ở Moscow năm 1920

Giải thưởng Lenin đã chấm dứt cùng Liên Xô và huân huy chương mang tên Lenin mà Đảng Cộng sản Nga trao cho một số lãnh đạo nước ngoài ở Việt Nam và Cuba "không mang tính nhà nước" của Nga, theo một biên tập viên BBC News Tiếng Nga.

Giải thưởng đó cũng không liên quan gì đến Giải thưởng Hòa bình Lenin của Liên Xô cũ.

Tuy thế, việc Đảng Cộng sản Nga tặng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2021 và Chủ tịch Raul Castro năm 2019, nhiều năm sau khi Liên Xô đã tan rã, được báo chí hai nước này đặc biệt quan tâm.

Tin từ Việt Nam cho hay hôm 15/12/2021, TBT Nguyễn Phú Trọng được một quan chức Đảng Cộng sản Liên bang Nga (không cầm quyền) trao tặng Giải thưởng Lenin tại Hà Nội.

Các báo Việt Nam viết:

"Việc Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thưởng cao quý này nhân dịp 150 năm kỷ niệm ngày sinh của Lênin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của Tổng bí thư - nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, được đánh giá cao tại Nga và trên thế giới, trong việc phấn đấu vì công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nghiên cứu làm phong phú lý luận và thực tiễn cho việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng như những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga."

Truyền thông Việt Nam cũng nói, đây là "giải thưởng cao quý nhất của Đảng Cộng sản Liên bang Nga và Đảng Cộng sản Liên Xô (cũ)".

Người trao giải là ông Leonid Kalashnikov, Phó chủ tịch Đảng CSLB Nga, và có chức Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề về khối Cộng đồng các quốc gia độc lập, Liên kết Á-Âu và kiều bào của Viện Duma Quốc gia Nga.

Tuy thế, có vẻ như đây không phải là giải thưởng của nhà nước Nga hiện nay, như một biên tập viên BBC News Tiếng Nga tại London giải thích.

Nguồn tin này cho hay đúng là Liên Xô cũ từng trao tặng hàng năm giải thưởng Hòa bình Lenin (Lenin Peace Prize) cho các nhân vật nổi tiếng trên thế giới và tại chính Liê Xô.

Nhưng giải thưởng đó đã chấm dứt sau khi Liên Xô sụp đổ đúng 30 năm trước.

Hiện nay, "giải thưởng Lenin" là giải Đảng Cộng sản Liên bang Nga tự nhận là có quyền trao tặng, chứ không phải là giải thưởng "chính thức của nhà nước Nga", theo biên tập viên nói trên.

Nó giống như "mọi hội đoàn tư nhân có quyền tặng huân huy chương riêng của họ cho ai họ muốn", nhưng không được lưu lại ở các hồ sơ tặng thưởng huân huy chương quốc gia tại Nga.

Biên tập viên ban Tiếng Nga của BBC cũng nói thực ra, vì Đảng Cộng sản ngày nay không còn cầm quyền, việc đảng này làm gì ở nước ngoài ít được người dân Nga chú ý.

GS Nguyễn Phú Trọng viếng Lăng Lenin ở Moscow trong chuyến thăm Nga hồi năm 2014

NGUỒN HÌNH ẢNH,SERGEI CHIRIKOV

Chụp lại hình ảnh,

GS Nguyễn Phú Trọng viếng Lăng Lenin ở Moscow trong chuyến thăm Nga hồi năm 2014

Được biết, Giải Lenin của Đảng CSLB Nga từng được trao cho Đại tướng Cuba Raul Castro năm 2019, với những đóng góp tương tự như TBT Trọng cho "sự nghiệp xã hội chủ nghĩa", theo báo chí Cuba.

Các giải thưởng chính thức tại Nga hiện có những gì?

Theo các báo Nga, giải thưởng cao quý nhất hiện nay của nước này là "Giải thưởng Quốc gia của Liên bang Nga" (The State Prize of the Russian Federation).

Có truyền thống của Giải thưởng Quốc gia Liên Xô (có từ 1967), giải hiện nay có trị giá rất lớn về tài chính: 5 triệu ruble, bằng 180 nghìn USD.

Tuy thế, từ năm 2004, thời Tổng thống Vladimir Putin, nước Nga giảm con số người được trao tặng giải này hàng năm từ 20 xuống còn tám.

Giải này cũng không còn được trao tặng cho chính trị gia mà chỉ ghi nhận công trạng ở một trong ba hạng mục: khoa học, văn hóa nghệ thuật, và từ thiện.

Tổng thống Nga đích thân trao giải này vào ngày 12/06 hàng năm là Ngày nước Nga.

Đứng thứ nhì về uy tín là giải thưởng và huân chương Anh hùng Liên bang Nga, "hậu thân" của Anh hùng Liên Xô, có từ 1934.

Huân huy chương LX
Chụp lại hình ảnh,

Sau khi Liên Xô giản tán, nhiều huân huy chương của nước này được đem ra bán ở chợ trời và trên các trang mạng như Ebay với giá rẻ

Theo nhà báo Alexey Timofeychev viết trên trang Russia Beyond thì người đầu tiên được giải Anh hùng Liên Xô là nhà du hành vũ trụ Sergei Krikalev.

Năm 2017, một phi hành gia thế hệ sau của Nga, Alexei Ovchinin được trao huân chương Anh hùng Liên bang Nga vì công việc nghiên cứu của ông trên trạm Không gian Quốc tế.

Huân chương của Chính thống giáo, quốc đạo của Nga hiện nay, cũng được xem là giải thưởng cao quý, có thể cho là đứng thứ ba, sau hai giải thưởng nói trên.

Đó là Huân chương Thánh Tông đồ Andrei (Order of St. Andrew the Apostle), theo ông Timofeychev.

Từng có ở thế kỷ 17, huân chương này bị xóa thời Liên Xô nhưng được Tổng thống Boris Yeltsin phục hồi năm 1998.

Hiện nay Giáo hội Chính thống Nga trao huân chương Thánh Andrei, với sự ủng hộ của chính quyền Putin.

Bản thân ông Putin thường dự các thánh lễ quốc gia do Giáo hội tổ chức và luôn mời các chức sắc của Giáo hội Chính thống cùng các giáo hội khác dự những ngày lễ quốc gia ở Nga.

Giải thưởng Lenin thời Liên Xô giá trị thế nào?

Hiện không có tài liệu nào ở Nga xác nhận "giải thưởng Lenin" của Đảng CS LB Nga tặng cho lãnh đạo nước ngoài được công nhận là sự tiếp nối của Giải Hòa bình Lenin thời Liên Xô, như một số báo Việt Nam đăng.

Giải thưởng Lenin của Liên Xô từng có uy tín cao trong giới hoạt động cánh tả ở châu Âu, Mỹ Latin, châu Phi và ở ngay tại Liên Xô cũ.

Khi Vladimir Lenin còn sống, ông không cho phép đặt giải thưởng, huy chương mang tên mình.

Sau khi Lenin qua đời và Stalin lên thay, ông ta lập ra giải thưởng mang tên mình và tự tay ông tặng cho những người được chọn.

Lenin talking to Zagorsky

NGUỒN HÌNH ẢNH,SCRSS

Chụp lại hình ảnh,

Lenin nói chuyện với Vladimir Zagorsky, Bí thư Moscow năm 1919. Một thời gian ngắn sau đó, ông Zagorsky bị phe chống lại bắn chết ở tuổi 36. Tổng thống Putin ngày nay không thích giai đoạn đẫm máu ở Nga sau 1917

Tuy nhiên, sau khi các tội ác của chế độ Stalin bị lôi ra ánh sáng sau Đại hội XX Đảng CS Liên Xô, lãnh tụ Nikita Khrushchev xóa giải thưởng Stalin.

Đến năm 1956, ông Khrushchev cho mở giải thưởng mang tên Lenin, trị giá 10 nghìn ruble hồi đó, bằng 9000 USD.

Trong số các nhân vật nổi tiếng quốc tế được trao Giải thưởng Hòa bình Lenin có Fidel Castro, Lázaro Cárdenas, Salvador Allende, Mikis Theodorakis, Seán MacBride, Angela Davis, Pablo Picasso, Oscar Niemeyer, Faiz Ahmad Faiz, Ahmed Ben Bella, Abdul Sattar Edhi, Funmilayo Ransome-Kuti và Nelson Mandela.

Nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh của người da đen tại CH Nam Phi, Nelson Mandela là một trong số các nhân vật quốc tế cuối cùng được trao giải thưởng của Liên Xô mang tên Lenin.

A sale sign featuring Lenin's portrait in a bathroom showroom

NGUỒN HÌNH ẢNH,SVABODA.ORG/RFE/RL

Chụp lại hình ảnh,

Sau khi Liên Xô tan rã, hình ảnh như thế này vẫn có thể tìm thấy ở Belarus nhưng bị thương mại hóa-Lenin trong hình quảng cáo bán hạ giá ở một thương xá

Liên Xô trao giải khiếm diện cho ông Mandela năm 1990, khi ông vừa ra khỏi tù nhưng vẫn bị cấm xuất cảnh.

Năm 1999, ông thăm nước Nga ở cương vị tổng thống nhưng không hỏi và cũng không ai nghĩ đến chuyện tặng muộn cho ông giải thưởng đã bị xóa.

Tuy thế, vào năm 2000, đại sứ Nga ở CH Nam Phi đã chuyển giải thưởng cũ này cho ông Mandela để làm kỷ niệm.

Nước Nga ngày nay có cái nhìn không đồng nhất về Lenin, và bản thân Tổng thống Putin cho rằng "vấn đề lớn nhất của Lenin là ông làm cách mạng".

Trong các phát biểu của mình, ông Putin công khai nuối tiếc sự tồn tại của Liên Xô và buồn phiền vì nước Nga ngày nay "mất kiểm soát ¼ lãnh tổ như thời Liên Xô cũ", nhưng không mặn mà với ý tưởng phục hồi hình ảnh Lenin.

Tổng thống Putin có vẻ hướng về nước Nga thời trước Cách mạng 1917 hơn là ủng hộ giai đoạn nội chiến đẫm máu 1918-1924 ở Nga.

Ông từng nói "cách mạng chỉ tàn phá và không đem lại điều gì tốt hơn trước".

Theo trang Sputnik bản tiếng Việt (tờ báo được hoạt động ở Việt Nam), hồi tháng 7/2021, ông Putin nói: "vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản LX là quả mìn hẹn giờ ở Liên Xô".

Đây là cách nhìn khác quan điểm của TBT Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam.

Hồi 2017, nhân kỷ niệm Cách mạng Nga 1917, ông phát biểu bày tỏ sự đau xót khi Liên Xô sụp đổ và ca ngợi tư tưởng Cách mạng Tháng 10 Nga 'mãi ngời sáng', theo các báo Việt Nam.

Xem thêm:

VN: Không để 'lươn chạch' chui vào bộ máy

Chủ nghĩa CS do TQ áp đặt lên nhân dân VN không phải là vì lý tưởng vô sản thế giới đại đồng gì cả mà chỉ là âm mưu để cai trị Việt Nam.  Tất cả lãnh tụ cũng như đảng viên xưa nay chẳng ai hiểu biết chủ nghĩa CS chỉ sử dụng nó để thăng quan tiến chức vinh thân phì da.  Đa số các lãnh đạo là người gốc Hoa hoặc có DNA TQ như HCM, Tôn Đúc Thắng, Trương Tân Sang, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Văn Tiến Dũng, Chu Hu Mân, Hoàng Trung Hải, Tô Lâm, Tô Ân Xô, Pùng Ngọc Nhạ... đề là người Tạu



CÁC TỔNG BÍ THƯ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 85 năm kể từ ngày thành lập đến nay (3/21930 - 3/2/2015), Đảng ta đã trải qua 11 lần đại hội đại biểu toàn quốc với 11 đồng chí Tổng Bí thư. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc son lịch sử ghi nhận, những thắng lợi, những thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam.

       85 năm kể từ ngày thành lập đến nay (3/21930 - 3/2/2015), Đảng ta đã trải qua 11 lần đại hội đại biểu toàn quốc với 11 đồng chí Tổng Bí thư. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc son lịch sử ghi nhận, những thắng lợi, những thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam. Những thắng lợi, thành tựu và bài học kinh nghiệm ấy đều bắt nguồn sâu xa từ việc Đảng ta vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và được thể hiện ở đường lối chính trị do các đại hội vạch ra trong mỗi giai đoạn cách mạng.  

          1. Trần Phú   

    Đồng chí Trần Phú (gốc Hoa) sinh ngày 01-05-1904. Quê ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1922, Trần Phú đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học ở Huế, được bổ về dạy trường Cao Xuân Dục ở Vinh. Thời gian này Trần Phú cùng với các giáo viên tiến bộ mở lớp dạy quốc ngữ ban đêm cho thanh niên và công nhân nghèo.

       Năm 1925, đồng chí tham gia thành lập Hội Phục Việt (sau đổi thành Hưng Nam rồi Tân Việt cách mạng Đảng). Tháng 07 năm 1926, đồng chí Trần Phú được cử sang Quảng Châu để gặp các đồng chí lãnh đạo Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, để bàn việc hợp nhất Hội thanh niên với Tân Việt. Tại đây, đồng chí Trần Phú được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc và được huấn luyện về chủ nghĩa Mác - Lênin và về kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

       Đầu năm 1927, đồng chí được cử sang học tại trường Đại học Phương Đông, Liên Xô. Tháng 04-1930, đồng chí Trần Phú về nước được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được giao trách nhiệm khởi thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Bản luận cương này được Hội nghị trung ương lần thứ nhất họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10-1930 thông qua. Cũng tại Hội nghị này đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư  của Đảng cộng sản Đông Dương. 

        Sau Hội nghị đồng chí trở về nước tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Tháng 03-1931, chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ hai nhằm đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc trong Đảng và chủ trương tập hợp lực lượng các đoàn thể quần chúng: công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên để đưa phong trào cách mạng tiến lên.

        Ngày 19-04-1931, do lời khai của một tên phản bội, đồng chí Trần Phú bị địch bắt tại Sài Gòn. Biết đây là Tổng Bí thư của Đảng, bọn địch đã dùng đủ mọi cực hình để tra tấn nhưng chúng đã không thể nào khuất phục được người cộng sản trẻ tuổi kiên cường này. 

       Tháng 08-1931, đồng chí lâm bệnh nặng. Ngày 06-09-1931, đồng chí Trần Phú qua đời. Trước khi mất, đồng chí Trần Phú dặn lại các đồng chí của mình: " Hãy giữ vững chí khí chiến đấu". Câu nói đó của người Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng mới 27 tuổi đời đã trở thành một vũ khí mà mỗi người Việt Nam yêu nước mang theo để xông vào quân thù, vượt qua những khó khăn trên con đường cách mạng.

       2. Lê Hồng Phong       

Đồng chí Lê Hồng Phong (gốc Hoa) sinh năm 1902 (có tài liệu ghi 1900). Quê ở xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sau khi đỗ bằng sơ học, đồng chí Lê Hồng Phong làm thư ký cho một hiệu buôn của người Hoa kiều tại Vinh. Ít lâu sau, đồng chí Lê Hồng Phong được đồng chí Phạm Hồng Thái, công nhân nhà máy Xi pha, giới thiệu vào học nghề thợ máy. Hai đồng chí đã vận động, giác ngộ công nhân đấu tranh đòi quyền lợi.

      Tháng 01-1924, đồng chí Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái sang Thái Lan rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) cùng với đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn thành lập Tâm Tâm xã. Cuối năm1924, đồng chí được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện về chủ nghĩa Mác- Lênin và các kinh nghiệm hoạt động quốc tế.. Sau khi tốt nghiệp trường Quân sự Hoàng Phố, năm 1926 đồng chí được cử sang Liên Xô học trường không quân. Lê Hồng Phong tham gia Hồng quân Liên Xô và được phong quân hàm trung tá. Tiếp đó, đồng chí được vào học trường Đại học Phương Đông. Năm 1932, tốt nghiệp được trở về Trung Quốc, bắt mối liên lạc với trong nước và thành lập Ban hải ngoại của Đảng.

       Tháng 03-1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng diễn ra tại Ma Cao (Trung Quốc), đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 07 - 1935, đồng chí đi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII và được cử làm uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Tại đây, đồng chí Lê Hồng Phong đã gặp nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và hai người yêu nhau rồi cưới nhau ở Trung Quốc.

       Năm 1936, đồng chí Lê Hồng Phong được cử về Việt Nam hoạt động với danh nghĩa là đại diện của Quốc tế cộng sản bên cạnh Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Trong thời kỳ mặt trận dân chủ, đồng chí đã viết một số sách giới thiệu Liên Xô và phổ biến đường lối chủ trương của Đảng chống chủ nghĩa phát xít.

       Năm 1938, đồng chí bị đế quốc Pháp bắt ở Sài Gòn và kết án 10 tháng tù. Mùa thu năm 1939, hết hạn tù, bọn đế quốc đưa đồng chí về làng quản thúc. Đồng chí chưa kịp liên lạc với Đảng để thoát ly thì bị bọn thực dân Pháp bắt giam lại ở Khám Lớn Sài Gòn rồi đày ra Côn Đảo. Đồng chí bị bọn cai ngục đánh đập tra khảo rất dã man nhưng vẫn không chịu khai báo, một lòng trung thành với Đảng.  

       Ngày 06-09-1942, đồng chí Lê Hồng Phong đã hy sinh tại nhà tù Côn Đảo. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đồng chí đã gắng nói to lên nhắn với đồng chí nằm ở buồng bên cạnh: " Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng tới giờ phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng". Cuộc đời hoạt động của Lê Hồng Phong là biểu tượng cho lòng trung thành, ý chí kiên cường, bất khuất của người cộng sản.

       3. Hà Huy Tập     

    Đồng chí Hà Huy Tập (gốc Hoa) sinh năm 1902. Quê ở làng Kim Nặc, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Năm 1923, tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học ở Huế, đồng chí Hà Huy Tập được bổ nhiệm về dạy ở thị xã Nha Trang, rồi lại về dạy tại trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh. Tại đây, đồng chí dượ giác ngộ cách mạng.

       Năm 1926, đồng chí Hà Huy Tập tham gia Hội Phục Việt. Đồng chí hoạt động tích cực trong phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, tổ chức học quốc ngữ ban đêm cho công nhân các nhà máy ở Vinh - Bến Thuỷ. Vì thế, đồng chí Hà Huy Tập bị đổi đi dạy ở Quỳ Châu. Đồng chí chống lại quyết định nên đã bị cách chức.

       Năm 1927, đồng chí Hà Huy Tập vào hoạt động ở Nam Kỳ. Tháng 07-1928, đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc thống nhất Đảng. Sau đó, đồng chí được giới thiệu sang học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. Năm 1932, học xong, đồng chí tìm cách về nước. Qua Pari, Hà Huy Tập bị chính phủ Pháp trục xuất. Đồng chí sang Bỉ rồi trở lại Liên Xô. Đầu năm 1934, Hà Huy Tập về tới Ma Cao (Trung Quốc), đã cùng với Lê Hồng Phong lập ra ban lãnh đạo Đảng ở hải ngoại. Hà Huy Tập là người chủ trì ban lãnh đạo này và chuẩn bị cho việc triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng vào tháng 03-1935.

      Tháng 07-1936, đồng chí Hà Huy Tập cùng với đồng chí Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bổ sung nghị quyết của trung ương trước tình hình mới. Tại hội nghị này, đồng chí Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Hồng Phong. Sau đó, đồng chí trở về Sài Gòn cùng cơ quan Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Thời gian này, đồng chí Hà Huy Tập viết sách báo giải thích chính sách mới của Đảng, vạch mặt bọn Tơrôtxkít phản cách mạng.

        Ngày 14-07-1938, do một tên phản bội chỉ điểm, đồng chí Hà Huy Tập bị địch bắt và kết án tù. Hết hạn tù, bọn thực dân trục xuất đồng chí về nguyên quán. Ngày 30-03-1940, đồng chí lại bị bắt, đưa vào giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, ngày 25-08-1941, bọn chúng buộc đồng chí vào tội "chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa này" và tuyên bố xử tử hình. Trước toà, đồng chí Hà Huy Tập đã trả lời: "Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi vẫn tiếp tục hoạt động!"

        Ngày 26-08-1941, đồng chí bị xử bắn tại Hóc Môn (Gia Định) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu. Là một nhà nho yêu nước theo cách mạng, đồng chí Hà Huy Tập đã thể hiện nhân cách cao cả của một người luôn trung thành với lý tưởng cách mạng, chiến đấu hy sinh vì cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Đồng chí là một trong những nhà hoạt động nổi tiếng góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

       4. Nguyễn Văn Cừ

       Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh 09-07-1912 ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tham gia cách mạng từ khi còn là học sinh trường Bưởi. Tháng 06-1929, đồng chí được kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng. Sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, Nguyễn Văn Cừ được phân công làm Bí thư đặc khu Hòn Gia - Uông Bí. Năm 1932, đồng chí bị địch bắt và đày ra Côn Đảo.

       Năm 1936, phong trào đấu tranh của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ cùng với thắng lợi của Mặt trận bình dân ở Pháp đã buộc thực dân Pháp ở Đông Dương phải trả lại tự do cho Nguyễn Văn Cừ. Ra tù, về Hà Nội, đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng. Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban thường vụ trung ương trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 09-1937.

       Tháng 03-1938, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư  thay đồng chí Hà Huy Tập. Sau đó, đồng chí vào hoạt động tại Sài Gòn. Phong trào cách mạng lên cao, địch theo dõi đồng chí rất sát, rồi chúng trục xuất đồng chí ra khỏi Nam Bộ. Trở ra Hà Nội, đồng chí chú trọng việc thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, trực tiếp chỉ đạo báo chí công khai của Đảng.

       Mùa thu năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào Nam Kỳ cùng với thường vụ trung ương đấu tranh chống bọn Tơrôtxkít giả danh mác xít phá hoại cách mạng. Ký tên Trí Cường, đồng chí viết tác phẩm Tự chỉ trích - một tác phẩm có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn. Với tác phẩm này, đồng chí đã có đóng góp quan trọng vào việc củng cố sự nhất trí trong Đảng và tăng cường ảnh hưởng, uy tín của Đảng trong quần chúng nhân dân.

       Giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ thì ngày18-01-1940 Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt tại đường Nguyễn Tấn Nghiêm, Sài Gòn. Biết đây là Tổng bí thư của Đảng, bọn đế quốc đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man nhất để moi tài liệu. Trước sau đồng chí vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản.

         Ngày 28-08-1941, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị thực dân pháp xử bắn taị pháp trường Bà Điểmcùng một số đồng chí khác.

        5. Trường Chinh

       Đồng chí Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu, gốc Hoa)  sinh ngày 09-02-1907. Đồng chí quê ở xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Năm 1927, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Cuối năm 1936, đồng chí là đại biểu của Đảng cộng sản Đông Dương trong Uỷ ban Mặt trận dân chủ Bắc Kỳ. Năm 1940, đồng chí là chủ bút báo Giải Phóng.

        Tại Hội nghị lần thứ bảy, đồng chí được cử vào Ban chấp hành trung ương Đảng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám tháng 05-1941, đồng chí Trường Chinh được cử làm Tổng bí thư của Đảng. Đêm ngày 09-03-1945, đồng chí chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương mở rộng, ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. 

        Vào tháng 02-1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương được bầu họp chính thức trong một Đại hội đại biểu toàn quốc.

         Năm 1958, đồng chí Trường Chinh làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Nhà nước. Năm 1976, đồng chí được bầu làm chủ tịch Uỷ ban dự thảo hiến pháp của Quốc hội. Ngày 17-07-1986, Ban chấp hành trung ương Đảng họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn từ trần ngày 10-07-1986.

        Tháng 12 -1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được suy tôn làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng.

        Đồng chí Trường Chinh qua đời ngày 30-09-1988. Đồng chí đã được Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

       6. Lê Duẩn

  Đồng chí Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 07-04-1907. Đồng chí quê ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1928, đồng chí tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1930, đồng chí là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.

      Năm 1937, đồng chí giữ chức Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1940, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù. Năm 1946, đồng chí ra Hà Nội. Cuối năm 1946, Trung ương cử đồng chí vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

      Từ 1954-1957, đồng chí ở lại miền Nam lãnh đạo phong trào cách mạng. Năm 1957, đồng chí được điều ra trung ương công tác. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1978, đồng chí làm Bí thư Quân uỷ trung ương.

      Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

       Ngày 10-07-1986, đồng chí Lê Duẩn từ trần. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

    7. Nguyễn Văn Linh    

   Đồng chí Nguyễn Văn Linh (tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh ngày 01-07-1915. Đồng chí quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1929, đồng chí tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 01-05-1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, đồng chí được trả tự do. 

       Năm 1936, đồng chí được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1939, đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1941, đồng chí Nguyễn Văn Linh bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo.

       Năm 1945, đồng chí hoạt động ở miền Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành uỷ, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949-1960, đồng chí là Uỷ viên và quyền Bí thư xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, làm Bí thư, Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam.

       Năm 1976, đồng chí giữ chức vụ Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giữ chức Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của trung ương, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980.

       Năm 1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1985, đồng chí được Ban Chấp hành trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.       

       Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kiêm chức Bí thư Đảng uỷ quân sự trung ương (năm 1987).    

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 06-1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 07-1996), đồng chí được tôn vinh làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

      Ngày 27-04-1998, đồng chí Nguyễn Văn Linh tạ thế để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân. Đồng chí đã được tặng thưởng huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.

        8. Đỗ Mười    

    Đồng chí Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống) sinh ngày 02-02-1917.   Quê ở Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1936, đồng chí tham gia phong trào mặt trận bình dân. Năm 1936, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò, Hà Nội. Tháng 03-1945, đồng chí vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

       Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông. Từ năm 1946 đến 1954, đồng chí giữ các chức vụ sau: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Định; Khu uỷ viên khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư Liên khu uỷ III kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; Chính uỷ Bộ tư lệnh Khu tả ngạn sông Hồng.

       Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố Hải Phòng. Tháng 03-1955, đồng chí được bổ sung làm uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa II. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ năm 1956-1973, đồng chí Đỗ Mười được bổ nhiệm làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Nội thương; Chủ nhiệm Uỷ ban vật giá Nhà nước; Trưởng phái đoàn Thanh tra Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ xây dựng.

       Đất nước thống nhất, tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị; tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 07-1981, đồng chí Đỗ Mười giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị. Năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Tháng 06-1986, đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

       Tháng 06-1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, đồng chí tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tháng 12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Đỗ Mười được suy tôn làm cố vấn Ban Chấp hành trung ương Đảng.                 

       9. Lê Khả Phiêu  

          Đồng chí Lê Khả Phiêu (gốc Hoa) sinh ngày 27-12-1931. Quê ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngày 19-06-1949, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Đồng chí Lê Khả Phiêu là cán bộ trưởng thành từ cơ sở và từ trong quân đội. Trong các cuộc kháng chiến đã trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu liên tục ở các chiến trường Bắc - Trung - Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn.

       Từ năm 1964-1993, đồng chí đã đảm nhận các chức vụ: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 2; Phó Chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 9; Phó Bí thư Quân khu uỷ Quân khu 9; Thiếu tướng, Chủ nhiệm chính trị, Phó tư lệnh chính trị Mặt trận 719; Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1992, tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ ba, khoá VII, đồng chí được bầu vào Ban Bí thư, sau đó được phân công Thường trực Ban Bí thư. Tháng 01-1994, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị. Năm 1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị.

         Ngày 26-12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng.             

10. Nông Đức Mạnh     

  Đồng chí Nông Đức Mạnh (dân tộc thiểu số gốc Hoa)  sinh ngày 11-09-1940 tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đồng chí xuất thân trong gia đình nông dân dân tộc Tày, bản thân là công nhân lâm nghiệp. Đồng chí tham gia cách mạng năm 1958 và được kết nạp vào Đảng năm 1963.

       Năm 1958-1961, đồng chí học trung cấp nông lâm trung ương. Năm 1962-1963, đồng chí là công nhân lâm nghiệp, kỹ thuật viên điều tra trong Ty lâm nghiệp Bắc Kạn. Từ năm 1963-1965, đồng chí làm đội phó đội khai thác gỗ Bạch Thông. Năm 1965-1966, đồng chí học tiếng Nga tại trường ngoại ngữ Hà Nội. Từ 1966-1971, đồng chí là sinh viên Học viện Lâm nghiệp Lêningrát, Liên Xô.

       Năm 1972, trở về nước, đồng chí được phân công làm Phó Ban thanh tra Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Năm 1973-1974, đồng chí làm Giám đốc Lâm trường Phú Lương, Bắc Thái. Từ 1974-1976, đồng chí được cử đi học tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

       Năm 1976-1980, về Bắc Thái, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái kiêm chủ nhiệm Công ty xây dựng lâm nghiệp rồi trưởng Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Từ 1980-1983, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ 1984-10/1986, đồng chí làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ tháng 11/1986 - 02/1989, đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Thái.

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng. Tháng 03-1989, đồng chí được phân công làm Trưởng ban dân tộc trung ương. Tháng 11-1989, đồng chí được bầu bổ sung Đại biểu Quốc hội khoá VIII và được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội.

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được trung ương bầu vào Bộ chính trị. Tháng 09-1992, đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội khóa IX. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được trung ương bầu vào Bộ chính trị.

        Tháng 09-1997, đồng chí giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khoá X và được phân công làm thường vụ Bộ chính trị vào tháng 01-1998.

        Tháng 04-2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được trung ương bầu làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

      11 - Nguyễn Phú Trọng     

 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963,  là học sinh trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) Hà Nội.

      Năm 1963, học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương. Năm 1967, đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản.  Năm 1973, đồng chí được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

       Năm 1981, đồng chí được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô).

      Tháng 8 năm 1983, đồng chí về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10 năm 1983), Trưởng ban (tháng 9 năm 1987), Uỷ viên Ban biên tập (tháng 3 năm 1989), Phó tổng biên tập (tháng 5 năm 1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (tháng 8 năm 1991). Năm 1992, đồng chí được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) được phong học hàm Giáo sư. Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, đồng chí được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII. Tháng 8 năm 1996, đồng chí làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy.

      Tháng 2 năm 1998, đồng chí được phân công phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiệu phó trường Đại học KHXH và Nhân Văn.

      Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, đồng chí tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.

       Tháng 1 năm 2000, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, đồng chí kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, đồng chí trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.

       Ngày 26 tháng 6 năm 2006, đồng chí đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội thay đồng chí Nguyễn Văn An.

      Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, đồng chí tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.

      Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011. đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, như việc đề ra Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Đá ố lãnh đạo CSVN ;à người gốc Hoa hoặc mang họ Việt nhưng có DNA Hoa do mẹ lấ người TQ hoặc có chồng Việt nhưng có con TQ.

                                                                                       Nguyễn Văn Đông (tổng hợp)


Hơn 488 Nhà báo, ký giả đang bị cầm tù

< A >
Vũ Ngọc Yên (Danlambao) - 
Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (Reporters sans frontières - RSF) có văn phòng quốc tế tại Paris, là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Ngày 16.12.2021 Tổ chức RSF đã công bố bản báo cáo về tình trạng của những người hoạt động trong lãnh vực truyền thông đang bị giam ở nhiều quốc gia. Theo đó, số nhà báo và ký giả trong tù đã tăng lên 488, trong đó có 60 nữ ký giả. Con số này cho thấy chưa bao giờ những người hoạt động trong lãnh vực truyền thông bị bắt nhiều như vậy và so với năm trước đã tăng hơn 20%.

Báo cáo của Tổ chức Phóng viên không biên giới kết án ba quốc gia có số ký giả trong tù gia tăng nhiều là Belarus, Myanmar và Trung quốc. Tại Myanmar, chính quyền quân nhân cầm quyền sau cuộc đảo chính vào ngày 1.2.2021 đã lùng bắt giới cầm bút và đưa số ký giả bị tù lên 53, so với lần trước chỉ có 2 người... Tại Belarus dưới sự cai trị của nhà độc tài Alexander Lukaschenko có 32 ký giả ngồi tù, so với năm trước có 7 người. Tại Trung quốc các cuộc đàn áp nhà báo, ký giả cũng diễn ra khủng khiếp. Với luật an ninh quốc gia, chính quyền Trung cộng đã mạnh tay kiểm soát Hongkong. Trước kia Hongkong có quy chế đặc biệt và được công luận xem là tấm gương tôn trọng tự do báo chí trong khu vực Đông Nam Á.

Theo RSF, số nữ ký giả trong tù từ 2017 nay đã tăng lên gấp đôi. Tại nhà tù Belarus có 15 nam và 17 nữ ký giả. Trung quốc là quốc gia đứng đầu bảng với 127 người bị giam vì hoạt động truyền thông. Kế tiếp là nước Myanmar với 53 và Việt Nam với 43, Belarus có 32 và Saudi Arbien với 3.

Tổ chức RSF cũng tường thuật một số trường hợp đáng lo ngại. Trong số đó phải nhắc đến Julian Assange, người sáng lập Wikileads. Trong trường hợp bị trao cho Mỹ, ông này sẽ phải lãnh án tù tới 175 năm.

Trong thời gian qua RSF đã nhiều lần yêu cầu VN trả tự do cho những nhà báo và ký giả như như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn, Trương Duy Nhất, Nguyễn Văn Hoá, Phạm Đoan Trang.

Nhà báo Phạm Đoan Trang là một trong ba người nhận Giải thưởng Tự do Báo chí của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) năm 2019.

Ngày 14-12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 9 năm tù đối với nhà báo Phạm Đoan Trang, về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 16-11-2017 đến ngày 5-12-2018, Phạm Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các chính quyền dân chủ phương Tây đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam vì bản án nặng với nhà báo Phạm Đoan Trang, người mà được báo chí truyền thông quốc tế mô tả là một trong những nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

Tại CHLB Đức, Diễn đàn Việt Nam 21 ủng hộ triệt để chiến dịch đòi tự do cho nhà báo Phạm Ðoan Trang do Tổ chức Phóng viên Không biên giới phát động. Trong thư để ngày 17.12.2021 gửi Tân ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhân dịp nhậm chức, Tiến sĩ Dương Hồng Ân, điều hợp viên của DĐVN21, đã nêu trường hợp án tù đối với Nhà báo Phạm Đoan Trang và yêu cầu chính quyền Đức hãy can thiệp. Trong thư TS Ân viết “…Chúng tôi chào mừng tân chính sách đối ngoại dựa trên các giá trị của Đức chống những quốc gia độc tài như Trung cộng, Nga sô, Việt Nam, Belarus và Bắc Hàn… Chính quyền Hà Nội đã không tôn trọng và không thực thi các điều cơ bản liên quan đến nhân quyền được quy định trong "Đối thoại pháp quyền Đức-Việt" và "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Âu châu"... Chúng tôi chân thành yêu cầu Bà Ngoại trưởng hãy can thiệp cho Nhà hoạt động nhân quyền và đòi Hà Nội phải trả tự do ngay cho Phạm Đoan Trang…".

Sai lầm hay âm mưu của bọn Mafia BK bóc lột sinh mạng và tài sản dân lành?

Đảng cộng sản Việt Nam lạc hậu, sai đường

< A >
Nguyễn Dân (Danlambao)  - 
Kính thưa: Chủ đề này không phải là nhỏ, và cũng không phải là mới để được nêu ra. Tuy nhiên, cũng là cần thiết để nhận xét, nhận định.

Xét thấy, không hẳn là chuyên gia, là lý thuyết gia, là học cao hiểu rộng. Một đảng từ mấy mươi năm độc quyền cai trị, mục đích để cho một đất nước giàu mạnh, người dân có được hạnh phúc ấm no. Vì thế, bất cứ là người dân nào vẫn có quyền nhận xét, phê phán.
< iframe id="aswift_4" name="aswift_4" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=1587007743&adf=3795519817&pi=t.aa~a.3140851194~i.5~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639757446&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2Fang-cong-san-viet-nam-lac-hau-sai-uong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChEIgIfxjQYQ6OSwpJ_DpvylARI9AO4DzDjXVxtSOM9cze_epAvP4Ox6rxPl3vikHfnUWNZJ1y8RoEkInm_j7WNcVyblZ2__8NsNibvH7VJNMQ&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjExMCIsW10sbnVsbCxudWxsLCI2NCJd&dt=1639763380652&bpp=4&bdt=1811&idt=-M&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C691x173%2C438x350%2C0x0&nras=2&correlator=4278314932428&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639763380&ga_hid=155915426&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=8&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&dmc=8&adx=289&ady=895&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=44750774%2C31063825%2C21067496&oid=2&pvsid=569857987407317&pem=504&tmod=288&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&jar=2021-12-17-17&ifi=5&uci=a!5&btvi=3&fsb=1&xpc=wMQdYvQM5u&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=80" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!5" data-google-query-id="CNuKrc6y6_QCFYu6nwod96IDgw" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

Người viết, cũng chỉ là một người dân, xin được góp phần nhận định:
< iframe id="aswift_5" name="aswift_5" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=1587007743&adf=3034558282&pi=t.aa~a.3140851194~i.7~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639757446&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2Fang-cong-san-viet-nam-lac-hau-sai-uong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChEIgIfxjQYQ6OSwpJ_DpvylARI9AO4DzDjXVxtSOM9cze_epAvP4Ox6rxPl3vikHfnUWNZJ1y8RoEkInm_j7WNcVyblZ2__8NsNibvH7VJNMQ&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjExMCIsW10sbnVsbCxudWxsLCI2NCJd&dt=1639763380652&bpp=3&bdt=1812&idt=-M&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C691x173%2C438x350%2C0x0%2C691x280&nras=3&correlator=4278314932428&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639763380&ga_hid=155915426&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=8&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&dmc=8&adx=289&ady=1219&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=44750774%2C31063825%2C21067496&oid=2&pvsid=569857987407317&pem=504&tmod=288&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&jar=2021-12-17-17&ifi=6&uci=a!6&btvi=4&fsb=1&xpc=OMflBXZvCf&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=107" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!6" data-google-query-id="CJv4r86y6_QCFSAGaAgdbQoFbQ" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

Một đảng đến hôm nay đã trở thành lạc hậu, sai đường?

Trên 76 năm, từ ngày một đảng (csVN) cướp chính quyền, rồi sau đó dùng mọi cách để tóm thâu quyền lực, giành quyền chống thực dân, diệt địa chủ, triệt tiêu mọi phe nhóm, đảng phái (không cùng quan điểm với mình) để độc quyền lãnh đạo toàn dân với mục đích: độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc toàn dân.

Để rồi, sau 30/4/1975 – đánh dấu mốc “thắng lợi hoàn toàn” - thống nhất đất nước (Nam Bắc), đảng csVN đưa cả nước đi theo chủ nghĩa xã hội (CNXH), con đường do đảng vạch ra, rập khuông theo cs quốc tế Nga, Tàu - một chủ nghĩa mà đảng cho là “ưu việt” nhất, và quyết tâm đeo đuổi để thực thi.

Và rồi đã thấy được gì với sự quyết tâm thực thi CNXH?
< iframe id="aswift_6" name="aswift_6" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=280&adk=1587007743&adf=2384718026&pi=t.aa~a.3140851194~i.15~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639757446&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x280&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2Fang-cong-san-viet-nam-lac-hau-sai-uong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChEIgIfxjQYQ6OSwpJ_DpvylARI9AO4DzDjXVxtSOM9cze_epAvP4Ox6rxPl3vikHfnUWNZJ1y8RoEkInm_j7WNcVyblZ2__8NsNibvH7VJNMQ&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjExMCIsW10sbnVsbCxudWxsLCI2NCJd&dt=1639763380652&bpp=3&bdt=1812&idt=-M&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C691x173%2C438x350%2C0x0%2C691x280%2C691x280&nras=4&correlator=4278314932428&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639763380&ga_hid=155915426&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=8&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&dmc=8&adx=289&ady=1806&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=44750774%2C31063825%2C21067496&oid=2&pvsid=569857987407317&pem=504&tmod=288&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&jar=2021-12-17-17&ifi=7&uci=a!7&btvi=5&fsb=1&xpc=PKCg95eBiV&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=122" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!7" data-google-query-id="CJjSsM6y6_QCFQx5DAodrCMJEQ" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

- Muôn vàn bao hy sinh khổ đau tiếp nối: Hàng bao triệu con người đã phải chết: chết vì tận diệt địa chủ (ngoài Bắc) qua cải cách ruộng đất thập niên 1950 (172. 000 người, mà phân nữa bị giết vì đấu tố lầm lẫn, sai trái, oan khiên). Đeo đuổi 2 cuộc chiến chống Pháp và Mỹ Ngụy – 30 năm – có từ 4-5 triệu người phải chết (chết vì chiến trận, và chết vì không cùng phe nhóm bị thủ tiêu) – 30 năm phải chấp nhận khổ nghèo, hy sinh vì cuộc chiến.

- Rồi sau 1975, vẫn không ngừng tiếp tục hy sinh, đặc biệt ở miền Nam – qua đường lối tận diệt (gốc) tư bản - Cả nước sau 10 năm, lâm cảnh nghèo đói, không đủ lương thực để ăn, phải ăn độn (mì sắn, bo bo) từng ngày. 1986, đất nước trở nên nguy khốn (mọi mặt), phải đề ra chính sách “đổi mới” để cứu nguy.

- Rồi 1989 – 1990: con đường tiến lên CNXH không thành công, đã phải cáo chung (bải bỏ) tại cái nôi phát sinh, mà csVN rập khuôn đeo đuổi là Nga (cùng toàn bộ hệ thống XHCN gọi là Xô Viết, với 15 nước cs Đông Âu. Hệ thống CNXH thế giới coi như tan rả. Còn lại vài nước rời rã cố bám, trong đó có VN – CHXHCN Việt Nam.

- Tại sao phải cố bám? Chỉ vì tham vọng, chỉ vì tiếc nuối, và chỉ vì một đảng duy nhất thống trị uy quyền, muốn độc bá, độc tôn, muốn tiếp tục giữ vững ngôi vị thống trị toàn dân.

Đảng cs VN phải muối mặt qùi lụy, van xin, dựa dẫm vào đàn anh là Tàu cộng – qua hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên, đầu tháng 9/1990. Đầu não đảng ta (Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng…) cúi đầu ký kết, chấp nhận VN thống thuộc cs Tàu, tuân hành mọi thứ, mọi điều do Tàu cộng quyết định để được Tàu cộng chở che, giúp đỡ - để cứu đảng, chế độ khỏi tan rã - Mọi điều khoản của hiệp ước (ngày 3-4/9/1990) Thành Đô hoàn toàn tuyệt mật, không phổ biến, mà bộ trưởng ngoại giao (thời gian đó) là Nguyễn cơ Thạch đã thố lộ: “Bắt đầu cho thời kỳ Bắc thuộc mới”.

- Và rồi, kể từ đó, Việt- Trung vô cùng khắn khít, giao hảo tốt đẹp bất bình thường với phương châm “4 tốt, 16 chữ vàng” đời đời bền vững, mà hầu hết mọi sự “quan hệ” qua lại, VN là đàn em, phải biết vâng lời, tuân thủ đàn anh, bằng các hình thức: nhượng đất, nhượng biển, nhượng cho Tàu cộng mọi thứ. Mặc cho Tàu cộng tha hồ lấn lướt, đảng csVN chỉ biết tuân hành từ suốt trên 30 năm nay. Mỗi lần dân ta (ai đó) chống Tàu cộng là đảng không ngừng trấn áp.

Tụt hậu, sai đường:

Cả một khối cs quốc tê – Nga và các nước Đông Âu theo chủ thuyết Mác – Lê (Karl Marx – LeNin), tức là XHCN thuộc lớp đàn anh đi trước, csVN chỉ là rập khuông chạy theo sau. Từ khi khối cs này sụp đổ, tất cả thay đổi, và chuyển qua thể chế dân chủ, sau hơn 30 năm đều phát triển tiến bộ, hấp thụ tự do. Họ đã bước đi một bước khá dài, toàn dân có được ấm no hạnh phúc, sang giàu. Thì VN (XHCN) ngày nay vẫn cả nước ngụp lặn trong đói nghèo và khốn khổ. So với lân bang, các nước khu vực Đông Nam Á châu, Việt Nam ta đứng hàng “tụt hậu” thấp nhất, với GDP (thu nhập bình quân đầu người) 2.600 usd/năm – so với Thái Lan, Mã Lai, Philippine, Hàn quốc, Đài Loan, Nhật – có từ 10.000 – 50.000 usd/ người/năm. (Các nước này, so với trước 1975, GDP chưa hơn VNCH (miền Nam).

- Trên 46 năm, phát triển đất nước trong thời bình, kinh tế VN ngày nay ra sao? Một nền kinh tế trên đà suy sụp – tài nguyên là rừng vàng biển bạc, quặng mỏ không thiếu - Để ngày hôm nay (năm 2021) quốc khố trống không, chia nhau mà đi “xin” theo kiểu ăn mày khắp cùng thế giới.
< iframe id="aswift_7" name="aswift_7" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="691" height="0" frameborder="0" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2398794779417186&output=html&h=250&adk=3037798312&adf=4219838385&pi=t.aa~a.3140851194~i.33~rp.4&w=691&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1639757446&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=6625729929&psa=1&ad_type=text_image&format=691x250&url=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F2021%2F12%2Fang-cong-san-viet-nam-lac-hau-sai-uong.html&flash=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=173&rw=691&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChEIgIfxjQYQ6OSwpJ_DpvylARI9AO4DzDjXVxtSOM9cze_epAvP4Ox6rxPl3vikHfnUWNZJ1y8RoEkInm_j7WNcVyblZ2__8NsNibvH7VJNMQ&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTYuMC40NjY0LjExMCIsW10sbnVsbCxudWxsLCI2NCJd&dt=1639763380652&bpp=4&bdt=1811&idt=-M&shv=r20211207&mjsv=m202112060101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=895x280%2C691x173%2C438x350%2C0x0%2C691x280%2C691x280%2C691x280&nras=5&correlator=4278314932428&frm=20&pv=1&ga_vid=1602026952.1626446332&ga_sid=1639763380&ga_hid=155915426&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=8&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&dmc=8&adx=289&ady=3164&biw=1730&bih=881&scr_x=0&scr_y=0&eid=44750774%2C31063825%2C21067496&oid=2&pvsid=569857987407317&pem=504&tmod=288&ref=https%3A%2F%2Fdanlambaovn.blogspot.com%2F&eae=0&fc=384&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1745%2C881&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&jar=2021-12-17-17&ifi=8&uci=a!8&btvi=6&fsb=1&xpc=5trDpjl6DU&p=https%3A//danlambaovn.blogspot.com&dtd=140" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" data-google-container-id="a!8" data-google-query-id="CNyAuM6y6_QCFQd5vQodppEFRw" data-load-complete="true" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; width: 691px; left: 0px; position: absolute; top: 0px; height: 0px;">< /iframe>

Cao ngạo, tự hào: “đất nước ta chưa bao giờ có được như hôm nay”? - Tự hào cho đảng (chỉ biết cướp đoạt), hay tự hào cho toàn dân (phải chịu đựng cướp đoạt tận cùng)?

- Đất nước với lắm nhà cao cửa rộng (so với trước đây nhà đất, nhà tranh, ngủ bụi, nằm bờ?) Nhà cao cửa rộng hiện giờ là của ai? Những biệt thự nguy nga lộng lẫy, đồ đạc dát vàng như cung vua, phủ chúa là của ai?

- Và những khu nhà mái che tồi tàn rách nát nơi từng thôn xóm, ở tận miền cao… là của ai? Với từng đám trẻ đói rách ngày ngày moi rác tìm kiếm thức ăn… được lén lúc trình chiếu trên các video, youtube, là ở thời đại nào? Chắc là thời thuở xa xưa, thời kỳ ăn lông ở lổ, chứ không phải là hôm nay, trên một đất nước tự hào có đảng quang vinh, độc quyền cai trị?

“Đến hết thế kỷ này (tức 80 năm nữa), không biết CNXH có được hoàn thiện ở đất nước ta chưa”? Phải trên 4 thế hệ nữa tới đây (80 năm), phải thắt lưng buộc bụng, ăn xin, ăn mày tiếp tục để cho đảng dìu đắt một dân tộc ngấp nghé tới “cổng thiên đường”? Là ngu, là dốt, là lú lẫn, ù lì, hay là quỷ quyệt tinh ma, để một TBT đảng, chẳng còn chút lương tri để mà “ru ngủ” như thế?

- Chưa hết, vừa mới rồi, lại mửa ra “nhai lại” để ra thêm quyển sách, được gióng trống phất cờ, vạn tuế tung hô với tựa đề: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”. Trời ơi! Một đất nước, dân tộc sẽ phải “khốn nạn” cho đến bao giờ?

- Cố theo một chủ thuyết, một chủ nghĩa, một đường lối sai lầm, “họ” vẫn không cho là sai. Đưa một đất nước tụt hậu tận cùng bên bờ vực thẩm - chỉ còn chờ chết - Họ vẫn cứ cho là “đúng hướng”? Hướng nào đây? Sự hiện diện của ngoại bang (Tàu cộng) tự do lấn chiếm, họ vui vẻ bằng lòng. Sự đói nghèo, chết chóc toàn dân, họ chẳng quan tâm - mặc kệ - Họ chỉ lo cho riêng đảng, cho lợi lộc, uy quyền, giàu có, vinh sang…

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây. 75 năm chết chóc từng ngày”, khốn khổ, đói nghèo vì giặc cộng. Giặc cộng hôm nay là “giặc quỉ”. Chỉ có loài yêu tinh, ma quỉ mới không biết thương xót dân mình– độc ác, dã tâm, nhai xương hút máu.

Cả một dân tộc đã phải lầm - lầm tin cái bọn mặt người, dạ quỉ - từ suốt ¾ thế kỷ. Diệt giặc chống xâm lăng, hy sinh không hề tiếc. Từ sau ngày “thắng lợi hoàn toàn”, lũ quỉ lần lượt lộ hình.

…Càng ngày càng lộ ra, để mọi người thức tỉnh. Số phận nghiệt ngã, kiếp nạn chực chờ. Không biết (người dân) có còn vượt thoát được chăng?

14/12/21

Không gì quý hơn Độc Lập Tự Do!

Hơn 488 Nhà báo, ký giả đang bị cầm tù

< A >
Vũ Ngọc Yên (Danlambao) - 
Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (Reporters sans frontières - RSF) có văn phòng quốc tế tại Paris, là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Ngày 16.12.2021 Tổ chức RSF đã công bố bản báo cáo về tình trạng của những người hoạt động trong lãnh vực truyền thông đang bị giam ở nhiều quốc gia. Theo đó, số nhà báo và ký giả trong tù đã tăng lên 488, trong đó có 60 nữ ký giả. Con số này cho thấy chưa bao giờ những người hoạt động trong lãnh vực truyền thông bị bắt nhiều như vậy và so với năm trước đã tăng hơn 20%.

Báo cáo của Tổ chức Phóng viên không biên giới kết án ba quốc gia có số ký giả trong tù gia tăng nhiều là Belarus, Myanmar và Trung quốc. Tại Myanmar, chính quyền quân nhân cầm quyền sau cuộc đảo chính vào ngày 1.2.2021 đã lùng bắt giới cầm bút và đưa số ký giả bị tù lên 53, so với lần trước chỉ có 2 người... Tại Belarus dưới sự cai trị của nhà độc tài Alexander Lukaschenko có 32 ký giả ngồi tù, so với năm trước có 7 người. Tại Trung quốc các cuộc đàn áp nhà báo, ký giả cũng diễn ra khủng khiếp. Với luật an ninh quốc gia, chính quyền Trung cộng đã mạnh tay kiểm soát Hongkong. Trước kia Hongkong có quy chế đặc biệt và được công luận xem là tấm gương tôn trọng tự do báo chí trong khu vực Đông Nam Á.

Theo RSF, số nữ ký giả trong tù từ 2017 nay đã tăng lên gấp đôi. Tại nhà tù Belarus có 15 nam và 17 nữ ký giả. Trung quốc là quốc gia đứng đầu bảng với 127 người bị giam vì hoạt động truyền thông. Kế tiếp là nước Myanmar với 53 và Việt Nam với 43, Belarus có 32 và Saudi Arbien với 3.

Tổ chức RSF cũng tường thuật một số trường hợp đáng lo ngại. Trong số đó phải nhắc đến Julian Assange, người sáng lập Wikileads. Trong trường hợp bị trao cho Mỹ, ông này sẽ phải lãnh án tù tới 175 năm.

Trong thời gian qua RSF đã nhiều lần yêu cầu VN trả tự do cho những nhà báo và ký giả như như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn, Trương Duy Nhất, Nguyễn Văn Hoá, Phạm Đoan Trang.

Nhà báo Phạm Đoan Trang là một trong ba người nhận Giải thưởng Tự do Báo chí của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) năm 2019.

Ngày 14-12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 9 năm tù đối với nhà báo Phạm Đoan Trang, về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian từ ngày 16-11-2017 đến ngày 5-12-2018, Phạm Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các chính quyền dân chủ phương Tây đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam vì bản án nặng với nhà báo Phạm Đoan Trang, người mà được báo chí truyền thông quốc tế mô tả là một trong những nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

Tại CHLB Đức, Diễn đàn Việt Nam 21 ủng hộ triệt để chiến dịch đòi tự do cho nhà báo Phạm Ðoan Trang do Tổ chức Phóng viên Không biên giới phát động. Trong thư để ngày 17.12.2021 gửi Tân ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhân dịp nhậm chức, Tiến sĩ Dương Hồng Ân, điều hợp viên của DĐVN21, đã nêu trường hợp án tù đối với Nhà báo Phạm Đoan Trang và yêu cầu chính quyền Đức hãy can thiệp. Trong thư TS Ân viết “…Chúng tôi chào mừng tân chính sách đối ngoại dựa trên các giá trị của Đức chống những quốc gia độc tài như Trung cộng, Nga sô, Việt Nam, Belarus và Bắc Hàn… Chính quyền Hà Nội đã không tôn trọng và không thực thi các điều cơ bản liên quan đến nhân quyền được quy định trong "Đối thoại pháp quyền Đức-Việt" và "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Âu châu"... Chúng tôi chân thành yêu cầu Bà Ngoại trưởng hãy can thiệp cho Nhà hoạt động nhân quyền và đòi Hà Nội phải trả tự do ngay cho Phạm Đoan Trang…".


Dưới sự cai trị của xã hội đen, Việt Nam mãi nằm dưới đáy đói nghèo chẳng có gì lạ

< A >
Phương Nguyễn (Danlambao)
 - Không thể phủ nhận trình độ lý luận khoa học, kiến thức xã hội học, kinh tế học và khả năng triết luận của các ông Marx, Angel hai kẻ lập thuyết cộng sản có sức hấp dẫn, thuyết phục cao. Do đó, học thuyết cộng sản ngay từ lúc ra đời đã có không ít trí thức khoa bảng, kể cả tầng lớp quý tộc tham gia ủng hộ, tiếp tay rao giảng, truyền bá trong quảng đại quần chúng nhân dân khắp thế giới.

Tuy nhiên thảm họa khủng khiếp của cộng sản gieo rắc xuống nhân loại chỉ xảy đến kể từ khi Lenin biến học thuyết Mác thành chủ nghĩa Mác- Lenin và lợi dụng thành phần công nông ít học, tầng lớp đầu đường xó chợ, đâm cha thuốc chú sử dụng bạo lực cách mạng, đấu tranh vũ trang cướp chính quyền, độc quyền lãnh đạo nhà nước, xã hội. Chúng củng cố độc tài, phát triển tội ác, xuất cảng mô hình nhà nước phi nhân, phản động đi ngược lại trào lưu tiến hoá của nhân loại ra toàn thế giới.

Với nguồn gốc xuất thân từ thành phần bất hảo ít học nhưng lưu manh độc ác cực kỳ nên trở thành thảm họa cho nhân loại. Thảm họa cộng sản chỉ dừng lại hay biến mất, khi và chỉ khi nào chế độ độc tài toàn trị, công an trị bị loại trừ khỏi đời sống của xã hội loài người.

Thảm họa này tồn tại trong hiện tại, tiếp diễn đến cả tương lai bởi nguồn gốc xuất thân của các tín đồ cộng sản đa phần là thành phần bất hảo, ngu dốt độc ác phi nhân tính, chúng xây dựng quyền lực chính trị trên nòng súng và nhà tù.

Ngay cả các tên lãnh đạo chính trị tối cao, là tứ trụ triều đình cộng sản Việt Nam hiện tại gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và chủ tịch quốc hội vẫn không hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn của người lãnh đạo quốc gia, điều hành đất nước. Điều đó làm cho xã hội rối loạn, luật pháp như con nít chơi nhà chòi, mạnh ai nấy làm luật, diễn giải luật tuỳ ý, thi hành luật tuỳ tiện.

Cụ thể là các bộ trưởng của nội các chính phủ cộng sản Việt Nam đều được bộ chính trị chỉ định, cơ cấu qua màn diễn ứng cử, bầu cử do đảng cộng sản tổ chức bằng tiền thuế của người dân và hầu hết các bộ trưởng nội các chính phủ Việt cộng đều không biết vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của họ bao gồm:

- Định hướng chính sách của chính phủ và đưa ra các quyết định lẫn giải pháp mang tính chiến lược về các vấn đề phát triển quốc gia.

- Thảo luận việc thực hiện chính sách quốc gia và đề xuất cách hoàn thiện chính sách phát triển quốc gia.

- Soạn thảo dự luật, trình bày các dự luật đưa ra quốc hội bỏ phiếu thông qua để tháo mở rào cản luật pháp do các bộ của nội các chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện chính sách.

Với nội các chính phủ do đảng cộng sản tuyển chọn theo tiêu chuẩn hồng hơn chuyên, qua cái gọi là rèn luyện, cơ cấu. Thực chất là được chỉ định chỉ biết thần thánh hoá lãnh tụ, vâng lời lãnh tụ một cách máy móc và học tập làm theo chủ trương, đường lối, cương lĩnh đảng, là cương lĩnh lạc hậu lỗi thời, phản động từ nguồn gốc lý luận. Thế cho nên bảo sao nhà nước Việt cộng không đi từ sai lầm này đến sai lầm khác… Rối rắm trong vòng luẩn quẩn, sai rồi sửa, sửa rồi lại sai nhấn chìm đất nước, dân tộc xuống đáy đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến.

Không chỉ nội các chính phủ của Việt cộng không biết vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của chúng mà tứ trụ triều đình cộng sản cũng không biết trách, nhiệm vụ lãnh đạo quyền lực chính trị tối cao của chúng là phải làm gì?

Lãnh đạo Việt cộng, đứa nào như đứa nấy, chúng lãnh đạo, điều hành quốc gia như băng đảng xã hội đen, phát ngôn nhảm nhí như con nít, nói không biết nói gì?

Điển hình của chuyện lãnh đạo Việt cộng, nói nhưng không biết nói gì, là chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ, một trong tứ trụ triều đình đã nhiều lần phát ngôn linh tinh không biết vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu ngành lập pháp đã được Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định:

"Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

…Lập pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận của quyền lực nhà nước. Quyền lập pháp, bao gồm thể chếthiết chế và hoạt động của thiết chế đó, thực hiện nhiệm vụ làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật nhằm thực thi quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền làm chủ của người dân và lợi ích chung của toàn xã hội.”


Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch quốc hội, lãnh đạo tối cao ngành lập pháp, dù không đúng chuẩn của các nước dân chủ văn minh tiên tiến, vẫn được quy định cụ thể rõ ràng như sau:

1-Chủ tọa các phiên họp Quốc hội, bảo đảm thi hành quy chế đại biểu Quốc hội, nội quy kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội.

2-Chỉ đạo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình làm việc, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3-Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

4-Giữ mối quan hệ với các Đại biểu Quốc hội.

5-Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.

6-Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của Đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

Qua những quy định cụ thể về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch quốc hội do nước cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nêu trên.

Thế chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ có làm theo luật pháp quy định sau khi tên thủ tướng Việt gian Phạm Minh Chính giết dân, phá nát kinh tế Việt Nam qua việc chống dịch cúm Tàu cho Tàu bằng các khẩu hiệu.

Chúng ta cùng nhau tham khảo phát biểu sau đây của Vương Đình Huệ:

“Hiện việc hấp thụ vốn của nền kinh tế gặp trở ngại, tín dụng tăng chậm, có nguy cơ chảy vào những lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản.

Bộ tài chính, ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu giải pháp cải thiện thể chế, luật pháp, ưu đãi... để mở rộng năng lực thị trường vốn, huy động nguồn lực trong dân còn đang nhiều.

Phải tập trung phân tích các yếu tố để đánh giá năng lực hấp thụ vốn nền kinh tế. Tiền đưa vào chỗ nào, kích thích vào đâu để tiền rót vào mà tiêu được, nhất là phân bổ, giải ngân đầu tư công, giải quyết các dự án treo, chậm tiến độ...

Tác động của Covid-19 gây nguy cơ rủi ro kinh tế, đứt đoạn chuỗi cung ứng còn hiện hữu. Bản kế hoạch tái cơ cấu 5 năm tới phải gắn với chương trình phục hồi tổng thể nền kinh tế và tăng tính tự chủ nền kinh tế…

Như vậy, vừa phải trọng cung, vừa phải kích cầu. Tức là coi trọng kích thích các yếu tố phát triển, nhưng cũng phải chú trọng tới kích cầu.

Chương trình phải gắn với nâng cao nội lực, tính tự chủ của nền kinh tế, gắn với khuôn khổ đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính ngân sách, phát triển kinh tế, xã hội dài hạn.

Chương trình cũng cần có lộ trình phù hợp, đồng thời cần có trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi cao và dẫn vốn được vào khu vực thực sự cấp bách, có khả năng hấp thụ vốn.

Chương trình quản lý rủi ro đảm bảo cho việc huy động, phân bổ các nguồn lực công khai, đúng mục đích, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, chống lợi ích nhóm…"

Phát ngôn của Vương Đình Huệ vừa dẫn và nhiều phát ngôn kể từ khi được đảng cử làm chủ tịch quốc hội, Huệ luôn cầm nhầm vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn. Nói cách khác là Huệ hiểu sai chức năng của người đứng đầu ngành lập pháp.

Như phát ngôn được trích dẫn ở trên, Vương Đình Huệ nói như người lãnh đạo ngành hành pháp, đứng đầu nội các chính phủ ban hành sắc lệnh hành pháp cho các bộ hoạch định chính sách phục hồi kinh tế hậu cúm Tàu.

Thật ra không chỉ có Vương Đình Huệ không biết vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn chính trị của mình mà hầu hết lãnh đạo cộng sản Việt Nam đều không hề biết điều gì được làm và điều gì không được làm trong nhiệm vụ chính trị của chúng được đảng cộng sản giao.

Với Việt cộng, nhiệm vụ chính trị là nòng súng, nhà tù và với công cụ đàn áp đó, chúng quản trị, điều hành đất nước tồi tệ hơn băng đảng giang hồ xã hội đen sống ngoài vòng pháp luật.

Một đất nước nằm dưới sự cai trị của băng đảng xã hội đen thì mãi nằm dưới đáy đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến so với thế giới chẳng có gì lạ!

Tham khảo:






Kỷ nguyên 150 năm đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản Mác Lênin

Nguồn: Stephen Kotkin, “Communism’s Bloody Century”, Wall Street Journal, 03/11/2017

Người dịch: Hiếu Chân

Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, thứ ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.

Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ.

Chủ nghĩa cộng sản đi vào lịch sử như là sự kết tội chủ nghĩa tư bản, kịch liệt nhưng đầy chất lý tưởng, và hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, cũng như những người cánh tả khác, đều đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản đã gây ra tình trạng bi thảm của nông dân và công nhân cũng như sự lan tràn của lao động nhập cư và lao động trẻ em. Những người cộng sản nhìn thấy cuộc tàn sát trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất như là hậu quả trực tiếp của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc để giành giật thị trường nước ngoài.

Nhưng một thế kỷ cầm quyền của chủ nghĩa cộng sản – mà ngày nay vẫn còn đứng vững ở Cuba, Bắc Hàn và Trung Quốc – đã làm rõ cái giá phải trả về nhân mạng của một chương trình chính trị quyết tâm lật đổ chủ nghĩa tư bản. Hết lần này đến lượt khác, nỗ lực xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã gây ra cái chết của một số lượng người đáng kinh ngạc. Từ năm 1917 – ở Liên Xô, Trung Quốc, Mông cổ, Đông Âu, Đông Dương, Phi châu, Afghanistan và nhiều nước châu Mỹ Latin – chủ nghĩa cộng sản đã làm thiệt mạng ít nhất 65 triệu người, theo nghiên cứu cẩn thận của các nhà dân số học.

Những công cụ hủy diệt của chủ nghĩa cộng sản bao gồm việc trục xuất hàng loạt, các trại cưỡng bức lao động và sự khủng bố của nhà nước cảnh sát – một mô hình được lập ra bởi Lenin và đặc biệt là người kế tục ông là Joseph Stalin. Mô hình này được nhân rộng nhiều nơi. Dù chủ nghĩa cộng sản đã cố ý giết chết một lượng lớn người dân nhưng thậm chí còn nhiều nạn nhân hơn đã chết vì nạn đói – hậu quả của những dự án tàn bạo về cải tạo xã hội.

Với những tội ác mang “tầm sử thi” này, Lenin và Stalin phải chịu trách nhiệm cá nhân, cũng như Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Pol Pot ở Campuchia, gia tộc họ Kim ở Bắc Hàn và các nhà độc tài cộng sản khác ít tàn bạo hơn. Nhưng chúng ta đừng bỏ qua các ý tưởng đã thôi thúc những kẻ độc ác này tàn sát con người trên quy mô lớn như vậy, cũng đừng quên cái bối cảnh dân tộc thôi thúc họ đi theo các ý tưởng này. Sự nghiệp chống chủ nghĩa tư bản hấp dẫn họ do tính đúng đắn của chính nó và trong tâm trí họ, đó cũng là công cụ để các quốc gia chậm tiến nhảy vọt lên, đứng vào hàng ngũ các cường quốc.

Giờ đây, cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa đã lụi tàn, nhưng một trăm năm của nó, xét như một sự nghiệp vĩ đại chống chủ nghĩa tư bản, vẫn đòi hỏi một sự phân xử thích hợp.

Vào tháng Hai năm 1917, Nga hoàng Nicholas đệ Nhị thoái vị dưới áp lực của các tướng lĩnh, những người lo ngại rằng các cuộc biểu tình và tuần hành đòi cơm áo ở thủ đô St. Petersburg đang làm xói mòn nỗ lực chiến tranh chống Đức và các nước đồng minh của nó. Cuộc Cách mạng tháng Hai, như tên gọi biến cố ấy, lập ra một chính phủ lâm thời không do người dân bầu lên; chính phủ này cầm quyền mà không có một nghị viện dân cử. Nông dân bắt đầu giành lấy ruộng đất và các xô-viết (tức là các ủy ban chính trị) bắt đầu được thành lập trong binh lính ở chiến trường, cũng giống như các xô-viết đã được lập ra trước đó trong các nhóm chính trị ở đô thị.

Mùa thu năm ấy, khi chiến tranh diễn ra ngày càng dữ dội, những người bolshevik của Lenin đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa vũ trang, huy động được có lẽ không quá 10.000 người. Cuộc đảo chính của họ không nhắm lật đổ chính phủ lâm thời từ lâu đã trở nên dở sống dở chết; thay vì vậy họ chống lại các xô-viết chính ở thủ đô do những người xã hội chủ nghĩa ôn hòa hơn thống trị. Cuộc Cách mạng tháng Mười bắt đầu là một cuộc lật đổ chớp nhoáng mà những người cánh tả cấp tiến thực hiện để chống lại phần còn lại của cánh tả, thành phần tố cáo những người bolshevik vi phạm quy tắc và sau đó đã bỏ ra khỏi các xô-viết.

Những người bolshevik, cũng như nhiều đối thủ của họ – là môn đệ trung thành của Karl Marx, nhà tư tưởng cho rằng đấu tranh giai cấp là động lực vĩ đại của lịch sử. Cái mà ông gọi là chế độ phong kiến sẽ phải nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản, rồi đến lượt mình, chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản và cuối cùng là một thế giới đại đồng không tưởng xa xăm! Marx hình dung ra một kỷ nguyên mới của tự do và sung túc, và điều kiện tiên quyết của nó là sự phá hủy “chế độ nô lệ tiền lương” và sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Như ông và người cộng sự Friedrich Engels từng tuyên bố trong Tuyên ngôn Cộng sản năm 1848, học thuyết của họ “có thể được tóm gọn trong một câu đơn nhất: bãi bỏ quyền tư hữu”.

Một khi đã giành được quyền lực vào đầu năm 1918, những người bolshevik tự đổi tên thành đảng Cộng sản và họ tìm cách buộc nước Nga phải cấp tốc đi lên chủ nghĩa xã hội, đi tới giai đoạn cuối cùng của lịch sử. Hàng triệu người bắt đầu tập sống theo những phương cách mới. Tuy nhiên không ai biết chính xác xã hội mới sẽ ra làm sao. “Chúng tôi không thể mô tả đặc điểm của chủ nghĩa xã hội. Chúng tôi không biết, chúng tôi không thể nói chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào khi nó đạt đến hình thức hoàn hảo của nó”, Lenin kết luận như vậy vào tháng Ba năm 1918.

Nhưng với họ có một điều rõ ràng: chủ nghĩa xã hội không giống chủ nghĩa tư bản. Chế độ xã hội chủ nghĩa thay thế quyền tư hữu bằng sở hữu tập thể, thị trường thay bằng kế hoạch hóa và các nghị viện “tư sản” thay bằng “quyền lực nhân dân”. Tuy vậy vào thời điểm đó ngay cả một số người cộng sản đã rút ra kết luận là trong thực tế không thể nào thực hiện được kế hoạch hóa khoa học. Còn công cuộc tập thể hóa quyền tư hữu đã đem lại quyền lực không phải cho nhân dân mà cho nhà nước.

Quá trình do người cộng sản phát động đã kéo theo sự bành trướng rộng rãi một guồng máy công an mật vụ để xử lý các vụ bắt bớ, lưu đày trong nước và hành quyết những “kẻ thù giai cấp”. Việc tước quyền sở hữu của các nhà tư bản cũng làm giàu cho một giai cấp mới các cán bộ nhà nước, những người nắm quyền kiểm soát tài sản quốc gia. Tất cả các đảng phái và quan điểm nằm bên ngoài học thuyết chính thống đều bị đàn áp, chính trị như là một cơ chế để điều chỉnh bị xóa bỏ.

Những mục tiêu được tuyên bố của cuộc cách mạng năm 1917 là sự sung túc và công bằng xã hội, nhưng sự tiêu diệt chủ nghĩa tư bản đã sinh ra những cơ cấu làm cho các mục tiêu đó không bao giờ đạt được.

Ở khu vực đô thị, chế độ xô-viết có khả năng dựa vào lực lượng công nhân nhà máy có vũ trang, những người mới kết nạp đảng đầy nhiệt huyết và công an chìm, dựa vào những người trẻ nôn nóng xây dựng thế giới mới. Nhưng ở nông thôn, người nông dân – có khoảng 120 triệu người như vậy – đã thực hiện cuộc cách mạng của riêng họ, lật đổ giới quý tộc và thiết lập trong thực tế quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.

Với một đất nước bị tàn phá đang đi tới bờ vực của nạn đói, Lenin bắt buộc các cán bộ đảng còn miễn cưỡng phải chấp nhận cuộc cách mạng riêng rẽ của nông dân trong thời điểm đó. Ở nông thôn một nền kinh tế gần giống kinh tế thị trường vẫn được cho phép vận hành, bất chấp sự phản đối của các đảng viên cộng sản thuần túy.

Khi Lenin qua đời vào năm 1924, sự nhân nhượng với nông dân đã trở thành vấn đề của Stalin. Cho đến năm 1928, có chưa tới 1% diện tích đất canh tác đã được hợp tác hóa một cách tự nguyện. Vào thời điểm ấy, phần lớn các nhà máy chủ yếu đều đã do nhà nước làm chủ và chính quyền đã cam kết một kế hoạch 5 năm công nghiệp hóa. Các nhà cách mạng bực tức khi thấy giờ đây Liên Xô có hai hệ thống không tương thích với nhau – chủ nghĩa xã hội ở thành phố và chủ nghĩa tư bản ở làng quê.

Stalin đã không trì hoãn. Ông áp đặt công cuộc tập thể hóa cưỡng bức trên toàn quốc, từ ven biển Baltic tới ven bờ Thái Bình Dương, bất chấp những cuộc nổi loạn của quần chúng nông dân. Ông đe dọa các cán bộ đảng, bảo họ rằng nếu như họ không nghiêm túc trong việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, họ hãy chuẩn bị sẵn sàng để giao quyền lực cho những nhà tư sản đang nổi lên ở nông thôn. Ông kích hoạt cuộc chiến tranh giai cấp chống lại “kulak” (trung nông và điền chủ), và bất cứ ai bảo vệ họ, áp đặt hạn ngạch (quota) cho việc bắt bớ tràn lan và lưu đày nội địa.

Stalin nói rõ nguyên lý cơ bản về ý thức hệ của ông: “Chúng ta có thể phát triển nông nghiệp theo kiểu kulak, kiểu nông trại cá nhân, bên cạnh trang trại quy mô lớn” giống như ở “Mỹ và các nước khác” hay không? Ông hỏi. “Không, chúng ta không thể. Chúng ta là đất nước Xô-viết. Chúng ta muốn xây dựng một nền kinh tế tập thể, không chỉ trong công nghiệp mà cả trong nông nghiệp”.

Và ông đã không bao giờ thoái lui, ngay cả khi, do hậu quả các chính sách của ông mà đất nước Nga rơi vào một nạn đói nữa vào các năm 1931-1933. Tập thể hóa cưỡng bức trong mấy năm ngắn ngủi đó đã cướp đi sinh mạng của khoảng từ 5 đến 7 triệu người.

Tiền lệ khủng khiếp của Liên Xô đã không ngăn cản được các nhà cách mạng cộng sản khác. Mao Trạch Đông, một người cứng rắn như Stalin, đã vươn lên vị trí cao nhất của phong trào cộng sản Trung Hoa và vào năm 1949, ông và các đồng chí của ông trở thành người chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Mao đã thấy cái giá nhân mạng khổng lồ trong cuộc thử nghiệm của Liên Xô như là yếu tố nội tại của thành công!

Chính sách Đại Nhảy Vọt của Mao, một chiến dịch bạo lực diễn ra từ 1958 tới 1962, là nỗ lực tập thể hóa khoảng 700 triệu nông dân Trung Quốc và mở rộng công nghiệp về nông thôn. “Ba năm lao động cần cù và chịu đựng [để có] ngàn năm thịnh vượng”, là một trong những câu khẩu hiệu nổi bật thời đó.

Các báo cáo sai lệch về những vụ thu hoạch thắng lợi và nông dân sung sướng vui vẻ tràn ngập các khu nhà ở được cung cấp đầy đủ của giới tinh hoa cộng sản cầm quyền ở Bắc Kinh. Nhưng trong thực tế, chương trình của Mao đã dẫn tới một trong những nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử, làm chết đói khoảng từ 16 đến 32 triệu người. Sau thảm họa, mà những người sống sót nói tới như là “làn gió cộng sản”, Mao dập tắt hết những lời kêu gọi ngừng tập thể hóa nông nghiệp. Như ông từng tuyên bố: “nông dân muốn tự do nhưng chúng ta muốn chủ nghĩa xã hội”.

Những mất mát khủng khiếp này vẫn không ngăn chặn được sự lặp lại tính tàn bạo cộng sản nhân danh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Sau khi chinh phục được Campuchia vào năm 1975, Pol Pot và phe Khmer Đỏ của ông ta đã đuổi hàng triệu người ra khỏi các thành phố, đẩy họ về nông thôn làm việctrong các công xã và các dự án cưỡng bức lao động. Họ tìm cách biến Campuchia thành một xã hội thuần nông không có giai cấp.

Khmer Đỏ bãi bỏ đồng tiền, cấm đánh bắt cá để kinh doanh, hành quyết các tu sĩ Phật giáo, Hồi giáo; các cộng đồng thiểu số gốc Việt và gốc Hoa của đất nước bị coi là “kẻ xâm nhập”. Chế độ của Pol Pot cũng tập trung trẻ em để ngăn ngừa việc chúng bị lây nhiễm ý thức hệ từ cha mẹ “tư bản” của chúng.

Được biết đã có khoảng 2 triệu người Campuchia, tương đương một phần tư dân số vào thời ấy, đã chết vì đói rét, bệnh tật, bị hành quyết hàng loạt trong bốn năm ác mộng dưới ách cai trị của Pol Pot. Ở một số khu vực, ao chuôm nào đào lên cũng thấy sọ người.

Phân tích về giai cấp của Marx bác bỏ tính chính danh của mọi phong trào chính trị đối lập, không chỉ từ các phần tử “tư sản” mà từ ngay bên trong các phong trào cộng sản – bởi vì những người đối lập phục vụ “một cách khách quan” cho lợi ích của trật tự tư bản quốc tế. Cái lô-gic về cách mạng không ngừng nghỉ chống chủ nghĩa tư bản sẽ chỉ tới một lãnh tụ duy nhất trên đỉnh một hệ thống độc đảng.

Từ Nga tới Trung Quốc, từ Bắc Hàn tới Cuba, các nhà độc tài cộng sản đều chia sẻ những đặc điểm chung chủ yếu. Tất cả đều ít nhiều tuân theo khuôn mẫu của Lenin: một sự pha trộn hệ tư tưởng đấu tranh với những thủ đoạn vô nguyên tắc. Và tất cả đều có sức mạnh ý chí tuyệt vời – điều kiện tiên quyết để thủ đắc những gì chỉ có sự đổ máu không tính nổi mới có thể mang lại.

Tuy nhiên, trong thế kỷ vừa qua chủ nghĩa cộng sản không phải là tác nhân duy nhất thực hiện các vụ tàn sát. Sự đàn áp của chủ nghĩa quốc xã (Nazi), những cuộc chiến tranh thanh lọc sắc tộc cũng đã giết hại khoảng 40 triệu người. Và trong thời Chiến tranh Lạnh, phong trào chống cộng sản đã kích hoạt những cơn bùng phát bạo động bất ngờ và dữ dội ở Indonesia, châu Mỹ Latinh và nhiều nơi khác.

Nhưng bằng chứng về nỗi kinh hoàng cộng sản nổi lên liên tục trong nhiều thập niên đã gây sốc nặng cho những người cánh tả và theo tư tưởng tự do ở phương Tây, những người cùng chia sẻ nhiều mục tiêu công bằng xã hội của các nhà cách mạng. Nhiều người phản đối Liên Xô đã làm méo mó chủ nghĩa xã hội, và quy những tội ác của chế độ Xô-viết cho tình trạng lạc hậu của nước Nga, cho tính khí của Lenin và Stalin. Dù sao, Marx không bao giờ ủng hộ việc tàn sát hàng loạt hoặc các trại lao động kiểu Gulag. Không tìm đâu thấy ông biện luận rằng công an chìm, trục xuất người trên xe chở súc vật và chết đói hàng loạt là những biện pháp nên dùng để thiết lập các trang trại tập thể.

Nhưng nếu chúng ta phải học có một bài học từ một thế kỷ cộng sản thì đó chính là: để thực thi các lý tưởng của Marx thì cần phải phản bội chúng. Đòi hỏi của Marx “bãi bỏ quyền tư hữu” là tiếng kèn xung trận kêu gọi hành động – nhưng cũng là con đường kiên định dẫn tới sự hình thành nhà nước đàn áp, không bị kiểm soát.

Một số nhà xã hội chủ nghĩa bắt đầu nhận ra rằng, không thể có tự do nếu không có thị trường và sở hữu tư nhân. Khi họ bắt đầu giải hòa với sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, hy vọng sẽ điều tiết thay vìxóa bỏ nó, họ bị cáo buộc là những kẻ phản bội. Theo thời gian, ngày càng có nhiều nhà xã hội chủ nghĩa chấp nhận kiểu nhà nước phúc lợi, hoặc kinh tế thị trường có sự phân phối. Nhưng tiếng còi kêu gọi vượt qua chủ nghĩa tư bản vẫn còn vang vọng trong một số người cánh tả.

Những thành trì cố thủ quan trọng của thế kỷ cộng sản vẫn còn tồn tại, dù không theo kiểu Marxist chính thống, ở Nga và Trung Quốc. Cả hai quốc gia này vẫn tiếp tục hoài nghi những gì có lẽ là quan trọng nhất của thị trường tự do và sở hữu tư nhân: khả năng đem lại cho người dân thường sự độc lập trong suy nghĩ và hành động, cho họ quyền theo đuổi những lợi ích của chính họ mà họ thấy phù hợp, trong đời sống riêng tư, xã hội dân sự và không gian chính trị.

Nhưng chống chủ nghĩa tư bản còn được sử dụng như một chương trình thay thế trật tự thế giới bằng một trật tự mới, trong đó những mục tiêu dân tộc chủ nghĩa từ lâu bị đè nén sẽ được hiện thực hóa. Đối với Stalin và Mao, người thừa kế những nền văn minh cổ đầy tự hào, châu Âu và Hoa Kỳ đại diện cho sức cám dỗ và mối đe dọa của một phương Tây siêu việt. Những người cộng sản tự đặt ra cho mình nhiệm vụ phải đuổi kịp và vượt qua các đối thủ tư bản chủ nghĩa và giành cho đất nước mình vị thế trung tâm trên sân khấu quốc tế. Cuộc đấu tranh cách mạng cho phép nước Nga thỏa mãn cái ý thức kéo dài nhiều thế kỷ về sứ mệnh đặc biệt của mình trên thế giới, trong khi nó cho Trung Quốc cơ hội để tuyên xưng một lần nữa là Vương quốc Trung tâm.

Sự chống đối phương Tây của Vladimir Putin, cùng với sự pha trộn đặc thù của ông trong đó niềm hoài vọng về thời đại Xô-viết hòa với sự phục hồi Chính thống giáo Nga, được xây dựng trên tiền lệ của Stalin. Về phần mình, tất nhiên Trung Quốc vẫn là cường quốc cộng sản cuối cùng, ngay cả khi Bắc Kinh quảng bá và cố gắng kiểm soát một nền kinh tế phần lớn là thị trường. Giờ đây, dưới quyền ông Tập Cận Bình, đất nước này vừa đi theo hệ tư tưởng cộng sản vừa khai thác văn hóa truyền thống Trung Hoa trong nỗ lực nâng cao vị thế quốc gia như là một sự thay thế phương Tây.

Thế kỷ máu của chủ nghĩa cộng sản đã đi tới lúc kết thúc, và chúng ta có thể bày tỏ niềm vui về sự lụi tàn của nó. Nhưng những khía cạnh đáng lo ngại trong di sản của nó thì vẫn còn dai dẳng!

Stephen Kotkin là giáo sư sử học và quan hệ quốc tế đại học Princeton và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Hoover của đại học Stanford. Cuốn sách mới nhất của ông, “Stalin: Chờ đợi Hitler, 1929-1941” vừa được Penguin Press xuất bản tháng trước.  Nguồn:Viet-studies

Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: David Priestland, “What’s Left of Communism”, The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống tro tàn của lịch sử?

“Ura! Ura! Ura!”[1] Tôi vẫn nhớ rất rõ âm thanh ấy, khi những người lính nghiêm trang trong quân phục xám đến chào chỉ huy của họ: “Chúc mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại!”

Năm 1987, khi còn là một sinh viên trao đổi ở Moskva, trong một sáng tháng 11 hanh khô, tôi đã đến Đường Gorky để xem một đoàn binh diễu hành đến Quảng trường Đỏ. Các quan chức cấp cao của Liên Xô và nước ngoài ngồi trên khán đài chủ trì buổi lễ trong khi những người lính trẻ tỏ lòng tôn kính của họ trước Lăng Lenin. Màn diễu binh ấn tượng này là nhằm thể hiện sức mạnh cách mạng lâu dài của chủ nghĩa cộng sản và phạm vi toàn cầu của nó.

Nhà lãnh đạo Liên Xô, Mikhail Gorbachev, đã nói về một phong trào được hồi sinh bởi các giá trị của năm 1917 trước một nhóm các nhà lãnh đạo cánh tả, trong đó có cả Oliver Tambo từ Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC), và Yasir Arafat từ Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organisation – PLO). Trên những biểu ngữ là lời tuyên bố của nhà thơ Vladimir Mayakovsky, “Lenin đã sống, Lenin đang sống, Lenin sẽ sống mãi!”

Tuyên bố này không thực sự thuyết phục. Những khó khăn kinh tế của Liên Xô đã trở nên rõ ràng với tất cả mọi người, đặc biệt là các sinh viên Liên Xô bạn của tôi, những người phải phụ thuộc vào nguồn thực phẩm hạn hẹp do trường đại học cung cấp. Dù vậy, chế độ dường như vẫn rất vững chắc, hệt như phiến đá cẩm thạch ở Lăng Lenin. Giống như hầu hết các nhà quan sát, tôi chẳng dám tin rằng chỉ trong vòng hai năm, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ, và trong vòng bốn năm, Liên Xô cũng sẽ tan rã.

Ngay sau đó, những quan điểm phổ biến về năm 1917 đã thay đổi hoàn toàn: Thị trường tự do dường như là tự nhiên và không thể tránh khỏi, trong khi chủ nghĩa cộng sản dường như đã bị đem bỏ vào “thùng rác lịch sử” như lời Leon Trotsky. Trật tự tự do toàn cầu hóa có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức mới, nhưng chúng sẽ đến từ chủ nghĩa Hồi giáo hay Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước Trung Quốc, chứ không phải từ chủ nghĩa Marx đã mất uy tín.

Ngày nay, khi chúng ta kỷ niệm Cách mạng Tháng Hai – phần mở màn trước cuộc đảo chính của Đảng Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Lenin vào Tháng Mười Một – lịch sử đã quay trở lại. Trung Quốc và Nga đã dùng các biểu tượng của di sản cộng sản để củng cố chủ nghĩa dân tộc chống tự do. Còn ở phương Tây, niềm tin vào chủ nghĩa tư bản thị trường tự do vẫn chưa thể hồi phục sau khủng hoảng tài chính năm 2008, và các lực lượng cực hữu và các nhà hoạt động cánh tả đang cạnh tranh để thu phục người dân. Sức mạnh bất ngờ của ứng viên độc lập theo đường hướng xã hội chủ nghĩa Bernie Sanders trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ vào năm ngoái ở Mỹ, và thắng lợi bầu cử của Đảng Podemos mới, do một cựu thành viên cộng sản dẫn đầu tại Tây Ban Nha, là dấu hiệu cho sự hồi sinh từ gốc rễ của cánh tả. Năm 2015, tại Anh, tác phẩm kinh điển mà Marx và Engels viết năm 1848, “Tuyên ngôn Cộng sản,” đã trở thành một cuốn best seller.

Liệu rằng tôi đã chứng kiến thời khắc huy hoàng cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản vào ngày hôm ấy ở Moskva, hay là một chủ nghĩa cộng sản được định hình lại cho thế kỷ 21 đang sắp ra đời?

Những gợi ý về câu trả lời ẩn trong thiên sử thi phức tạp và dài cả thế kỷ này của chủ nghĩa cộng sản– một câu chuyện đầy những bước khởi đầu sai lầm, những lúc cận kề cái chết và những lần hồi sinh chẳng hề mong đợi.

Hãy xem lại cuộc đời của Semyon Kanatchikov. Là con trai của một nông nô, ông rời vùng quê đói nghèo để làm công nhân trong nhà máy và đến với những rực rỡ của sự hiện đại. Năng động và hòa đồng, Kanatchikov đã mong muốn cải thiện bản thân và đã dùng cuốn sách The Self-Teacher of Dance and Good Manners[2] (tạm dịch: Tự học Nhảy và Phép lịch sự) làm hướng dẫn cho mình. Khi đến Moskva, ông gia nhập một nhóm thảo luận về chủ nghĩa xã hội, và sau cùng đã gia nhập Đảng Bolshevik.

Trải nghiệm của Kanatchikov đã giúp ông tiếp thu những ý tưởng cách mạng: một nhận thức sâu sắc về khoảng cách người giàu và người nghèo, một ý thức rằng trật tự cũ đang cản ngăn sự trỗi dậy của trật tự mới, và mối hận thù với chế độ chuyên quyền. Những người cộng sản đã đưa ra các giải pháp rõ ràng và thuyết phục. Không giống như các nhà tự do, họ ủng hộ sự bình đẳng về kinh tế; nhưng khác với các nhà vô chính phủ, họ ủng hộ công nghiệp hiện đại và kế hoạch hóa của nhà nước; và ngược hoàn toàn với các nhà xã hội chủ nghĩa trung dung, họ lập luận rằng thay đổi phải được thực hiện bằng đấu tranh giai cấp cách mạng.

Thực tế, những lý tưởng này rất khó kết hợp. Một nhà nước toàn quyền có xu hướng bóp nghẹt sự tăng trưởng, trong khi lại nâng cao các tầng lớp tinh hoa mới, và đi kèm với bạo lực cách mạng là việc thường xuyên săn tìm “kẻ thù”. Bản thân Kanatchikov cũng trở thành nạn nhân. Sau cách mạng, ông được bổ nhiệm vào nhiều vị trí cấp cao, nhưng do mối liên hệ với đối thủ của Stalin, Trotsky, nên vào năm 1926, Kanatchikov đã bị hạ bệ.

Tính đến thời điểm đó, tương lai của chủ nghĩa cộng sản đã vô cùng tồi tệ. Những ngọn lửa đầu tiên của cách mạng ở Trung Âu thời hậu Thế chiến I đã bị dập tắt. Liên Xô tự thấy mình bị cô lập, còn đảng cộng sản ở những nơi khác đều rất nhỏ bé và đang bị bao vây. Sự hiện đại của người Mỹ trong Thập niên Ầm ĩ (Roaring Twenties, chỉ những năm 1920) chắc chắn là ở chủ nghĩa tiêu dùng, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng những sai lầm của kinh tế tự do đã cứu vớt phe cộng sản. Sự sụp đổ của Phố Wall vào năm 1929 và sau đó là Đại Suy thoái đã biến những ý tưởng xã hội chủ nghĩa về sự bình đẳng và kế hoạch hóa của nhà nước trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn cho bàn tay vô hình của thị trường. Quân đội cộng sản cũng nổi lên như một trong số ít các lực lượng chính trị chống lại mối đe dọa của chủ nghĩa phát xít.

Ngay cả ở những nơi chẳng phải đất hứa với chủ nghĩa cộng sản như Mỹ, vốn thù ghét chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa xã hội vô thần, cũng đã trở thành mảnh đất màu mỡ. Được hỗ trợ bởi việc Moskva bỏ học thuyết đảng phái và chuyển sang ủng hộ các “mặt trận bình dân” (popular front) vào năm 1935, những người cộng sản Mỹ đã tìm được điểm chung với những người cánh tả trung dung chống chủ nghĩa phát xít. Al Richmond, một nhà báo New York của tờ The Daily Worker, nhớ lại niềm lạc quan mới ấy khi ông và các đồng nghiệp dành cả buổi tối ở một nhà hàng Ý để uống rượu chúc mừng, “vì một cuộc sống như những ngày xưa cũ, vì kỷ nguyên ấy, vì những điềm xấu và những hy vọng của nó, và tin tưởng vào nhịp điệu của thời đại này, bởi trong đó ta đã nghe thấy nhịp điệu của chính mình.”

Niềm lạc quan ấy đã được chia sẻ bởi một nhóm nhất định. Là nạn nhân trong cuộc thanh trừng của Stalin, Semyon Kanatchikov đã qua đời vào năm 1940.

Nhiều người sẵn sàng bỏ qua hành động khủng bố của Stalin vì lợi ích của sự thống nhất chống phát xít. Nhưng sự xuất hiện lần thứ hai của chủ nghĩa cộng sản vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940 đã chẳng thể kéo dài sau thất bại của chủ nghĩa phát xít. Khi Chiến tranh Lạnh dần trở nên căng thẳng, hình ảnh chủ nghĩa cộng sản gắn với một đế quốc Liên Xô ở Đông Âu đã ảnh hưởng tiêu cực đến tuyên bố trở thành người giải phóng của nó. Ở Tây Âu, một chủ nghĩa tư bản được cải cách, được điều tiết, và được khuyến khích bởi Mỹ, đã đem đến mức sống và phúc lợi cao hơn. Nền kinh tế chỉ huy vốn hữu dụng trong thời chiến nay lại kém hiệu quả với thời bình.

Nhưng trong khi chủ nghĩa cộng sản đang suy tàn ở phương Bắc, nó lại dần mở rộng ở phương Nam. Ở đó, những lời hứa của chủ nghĩa cộng sản về sự hiện đại hóa nhanh chóng do nhà nước lãnh đạo đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà dân tộc chủ nghĩa chống thực dân. Ở đây một làn sóng đỏ thứ ba đã mở rộng, nó nổ ra ở Đông Á vào thập niên 1940, sau đó lan dần sang các nước phương Nam hậu thuộc địa từ cuối thập niên 1960.

Đối với Geng Changsuo, một người Trung Quốc đến thăm trang trại tập thể kiểu mẫu ở Ukraine vào năm 1952 – ba năm sau khi các du kích cộng sản của Mao Trạch Đông tiến vào Bắc Kinh – di sản năm 1917 vẫn còn rất mạnh mẽ. Là nhà lãnh đạo nông dân khôn ngoan đến từ Wugong, một ngôi làng cách Bắc Kinh khoảng 120 dặm về phía nam, ông đã được biến đổi nhờ chuyến đi của mình. Trở về nhà, ông cạo sạch râu ria, mặc quần áo Tây phương và truyền bá về tập thể hóa nông nghiệp và chiếc máy kéo thần kỳ.

Nước Trung Quốc cách mạng chỉ làm củng cố quyết tâm của Washington nhằm kiềm chế chủ nghĩa cộng sản. Nhưng khi Mỹ đặt chân vào cuộc chiến thảm khốc ở Việt Nam, một thế hệ mới các nhà Marxist dân tộc chủ nghĩa đã xuất hiện ở phương Nam, tấn công “chủ nghĩa tân đế quốc” mà họ tin rằng những nhà xã hội chủ nghĩa đi trước họ đã dung thứ. Năm 1966, Hội nghị Ba Lục địa (Tricontinental Conference) do Cuba tài trợ và bao gồm các nhà xã hội chủ nghĩa ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á đã đem đến một làn sóng cách mạng mới. Đến thời điểm năm 1980, các nước theo chủ nghĩa Marx-Lenin đã kéo dài từ Afghanistan đến Angola, từ Nam Yemen đến Somali.

Phương Tây cũng chứng kiến sự hồi sinh của chủ nghĩa Marx trong những năm 1960, nhưng những sinh viên cấp tiến của phong trào này cuối cùng lại theo đuổi quyền tự trị cá nhân, dân chủ trong cuộc sống hàng ngày và chủ nghĩa đại đồng (cosmopolitanism) hơn là các nguyên tắc của chủ nghĩa Lenin, đấu tranh giai cấp và quyền lực nhà nước. Sự nghiệp của chàng sinh viên cấp tiến người Đức, Joschka Fischer, là một ví dụ nổi bật. Là một thành viên của tổ chức Đấu tranh Cách mạng (Revolutionary Struggle), ông đã cố gắng kích động một cuộc nổi dậy cộng sản của các công nhân ngành ô tô vào năm 1971, sau đó Fischer lại trở thành lãnh đạo Đảng Xanh của Đức.

Sự nổi lên từ cuối những năm 1970 của một trật tự do Mỹ dẫn đầu, thống trị bởi thị trường toàn cầu, theo sau là sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô vào cuối những năm 1980, đã gây ra khủng hoảng cho những người cấp tiến ở khắp nơi. Fischer, giống như nhiều sinh viên khác ở thập niên 1960, đã thích nghi với thế giới mới: với tư cách là Ngoại trưởng Đức, ông đã ủng hộ chiến dịch không kích của Mỹ vào Kosovo hồi năm 1999 (nhằm chống lại lực lượng của cựu lãnh đạo cộng sản của Serbia, Slobodan Milosevic), và ông còn ủng hộ những cắt giảm phúc lợi của Đức vào năm 2003.

Ở phương Nam, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ép buộc các cải cách thị trường lên các nước hậu cộng sản, và một số cựu lãnh đạo cộng sản đã hăng hái chuyển đổi sang chủ nghĩa tân tự do. Hiện chỉ còn tồn tại một số ít các quốc gia cộng sản trên danh nghĩa: Triều Tiên và Cuba, và những nước đậm chất tư bản hơn là Trung Quốc, Việt Nam và Lào.

Ngày nay, hơn một phần tư thế kỷ sau khi Liên Xô tan rã, liệu chúng ta có được chứng kiến lần hồi sinh thứ tư của chủ nghĩa cộng sản?

Có một trở ngại lớn là thế giới hậu thập niên 1960 đã bị chia rẽ giữa một bên là những người cánh tả cũ vốn ưu tiên cho bình đẳng kinh tế với những người thừa kế Fischer, những người nhấn mạnh các giá trị quốc tế, chính trị giới tính và đa văn hóa. Hơn nữa, việc thúc đẩy lợi ích của những người thiệt thòi trên quy mô toàn cầu gần như là một nhiệm vụ bất khả thi. Khủng hoảng năm 2008 chỉ làm gia tăng tình thế tiến thoái lưỡng nan của cánh tả, tạo cơ hội cho những nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan như Donald J. Trump và Marine Le Pen khai thác sự tức giận trước tình trạng bất bình đẳng kinh tế ở phương Bắc.

Chúng ta chỉ mới ở đầu một giai đoạn của những thay đổi lớn về kinh tế và bất ổn xã hội. Khi một chủ nghĩa tư bản, với công nghệ cao, nhưng lại không bình đẳng, thất bại trong việc cung cấp đủ số việc làm với mức lương chấp nhận được, thì giới trẻ có thể sẽ áp dụng một chương trình nghị sự kinh tế cấp tiến hơn. Khi ấy, một cánh tả mới có thể thành công trong việc thống nhất những người thua cuộc, cả giới trí thức và công nhân, đi theo một trật tự kinh tế mới. Chúng ta đang nhìn thấy nhu cầu về một nhà nước tái phân phối thu nhập nhiều hơn. Những ý tưởng như thu nhập cơ bản phổ quát, mà Hà Lan và Phần Lan đang thử nghiệm, là rất gần với tầm nhìn của Marx về khả năng của chế độ cộng sản trong việc đáp ứng nhu cầu của mọi người – “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.”

Đã là một chặng đường dài từ Quảng trường Đỏ ở Moskva vào năm 1987, thậm chí xa hơn nữa là từ Cung điện Mùa đông ở Petrograd năm 1917. Sẽ không có sự quay lại của chủ nghĩa cộng sản kiểu kế hoạch năm năm và những trại cải tạo lao động (gulag). Tuy nhiên, nếu có một điều mà lịch sử hỗn loạn này đã dạy chúng ta, thì đó là “tiếng hô ura cuối cùng” có thể chỉ là ảo tưởng, cũng giống như sự “cáo chung của ý thức hệ” được tiên đoán vào những năm 1950, hay sự “cáo chung của lịch sử” mà Francis Fukuyama đưa ra năm 1989.

Lenin không còn nữa, chủ nghĩa cộng sản cũ có thể đã chết, nhưng cảm giác bất công khởi nguồn cho nó thì vẫn còn sống rất mạnh mẽ!

David Priestland, Giáo sư Lịch sử Hiện đại tại Đại học Oxford, là tác giả cuốn “The Red Flag: A History of Communism.”

Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài về di sản và lịch sử của Chủ nghĩa Cộng sản 100 năm sau Cách mạng Tháng 10 Nga.

—————

[1] Tiếng hô truyền thống của binh lính Liên Xô

[2] Kanatchikov nói rằng mình vô tình nhìn thấy cuốn The Self-Teacher of Dance and Good Manners được trưng bày trong một hiệu sách trên phố Nikolskaia, “Một cuốn sách nhỏ, bìa ngoài được trang trí sơ sài, trên đó vẽ một người đàn ông và một quý bà đang khiêu vũ. … Tôi không nhớ rõ tên tác giả. Nhưng ‘Đây đúng là thứ tôi cần’” (Theo “The Russian Worker: Life and Labor Under the Tsarist Regime,” biên tập bởi Victoria E. Bonnell).

VN duy trì Nhà nước XHCN đến 2030 nhưng nói nhiều hơn đến các giá trị phổ quát 

Moscow

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân viếng Lăng Lenin trong chuyến thăm Moscow gần đây

Cuối 2021, đúng vào dịp 30 năm Liên Xô giải tán, chính quyền Việt Nam tổ chức một hội thảo quan trọng về chính trị cho tương lai nước này.

Có tên là hội nghị bàn về đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", các lãnh đạo Việt Nam nói đến nhu cầu "dân chủ", "pháp luật" và chất lượng của bộ máy công quyền.

Hội nghị tụ họp nhiều lãnh đạo cao cấp nhất của chính quyền, gồm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khai mạc, chủ trì), Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng một số Ủy viên Bộ Chính trị và 100 chuyên gia, nhà khoa học được giới thiệu là "hàng đầu" trong trong lĩnh vực nhà nước pháp luật ở Việt Nam.

Các giá trị phổ quát và đặc thù

Lần đầu tiên trong nhiều tháng, lãnh đạo Việt Nam đề cập trực tiếp đến các giá trị phổ quát của nhân loại như dân chủ, nhân quyền, tuy vẫn nhắc tới sự lãnh đạo của Đảng CS VN.

Nội dung của hội nghị, theo trang VOV hôm 11/12/2021 về đề án này nhấn mạnh đến ba yếu tố quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền:

  • Thứ nhất là vấn đề dân chủ, được coi là linh hồn, sinh khí của nhà nước pháp quyền;
  • Thứ hai là vấn đề pháp luật, cụ thể là câu chuyện thể chế phát triển;
  • Thứ ba là chất lượng công chức trong bộ máy pháp quyền, gồm cả năng lực, đạo đức, phẩm chất, uy tín.

Đáng chú ý hơn cả, Chủ tịch Phúc nói rằng Việt Nam đang dịch chuyển từ mô hình "chuyên chính vô sản" (khái niệm Leninist kiểu cũ-BBC), sang Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Theo ông, việc áp dụng tiêu chuẩn nhà nước pháp quyền của thế giới vào thực tiễn Việt Nam, "vừa mang đầy đủ những giá trị phổ quát, chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền, vừa mang những nét đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam".

Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây cũng nói trực tiếp về nhân quyền.

Theo các báo Việt Nam trích thuật hôm 06/12/2021, ông Chính nói "nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên..."

Cùng lúc, giới chỉ trích thường cho rằng nhà nước Việt Nam gần như không thay đổi vì thiếu ý chí chính trị, vì phản ứng bảo thủ trước các biến đổi mang tính thế hệ về con người, nhân sinh quan trên thế giới và ở nước này, và vì thế, né tránh "các giá trị phổ quát" như nhân quyền.

Mới đây nhất, viết trên trang Asia Sentinel về vụ xử nữ nhà báo Đoan Trang dự kiến vào ngày 14/12/2021 ở Việt Nam, cây bút Mỹ David Brown cho rằng bộ máy Việt Nam theo mô hình Leninist không muốn "nhượng bộ một ly" trước các đòi hỏi của những nhà vận động nhân quyền.

Việc một số nhà hoạt động như bà Đoan Trang được giải thưởng quốc tế về nhân quyền không được báo chí Việt Nam đăng tải rộng rãi.

Hiện chưa rõ việc phải cân nhắc giữa các giá trị phổ quát, và đặc thù của một quốc gia sẽ diễn ra ở Việt Nam những ngày tháng tới ra sao.

Lưu luyến Liên Xô nhưng thực tế xã hội đã khác

Bài học Liên Xô tuy thế vẫn rất quan trọng cho ban lãnh đạo Việt Nam.

Về cá nhân họ, các lãnh đạo Việt Nam vẫn bày tỏ sự kính trọng với Lenin và chủ thuyết của ông.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc khi sang thăm Nga gần đây đã tới Lăng Lenin ở Moscow đặt vòng hoa trong trời mưa tuyết.

Nhưng về thực tiễn kinh tế, các tuyến giao thương chủ chốt của Việt Nam là với khu vực châu Á, EU, Hoa Kỳ, chứ không còn nhiều với Nga.

Người Việt thường được xem là lạc quan

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một bộ phận dân cư VN không để ý nhiều đến 'câu hỏi lý luận' của Đảng CS đang cầm quyền

Giữa năm 2021, các văn kiện của Đảng CS VN đánh giá sự kiện Liên Xô tan rã tháng 12/1991 là do hệ thống cứng nhắc, xa dân:

"Đối với các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu và Trung Âu, việc chọn mục tiêu chủ nghĩa xã hội là đúng đắn nhưng con đường thực hiện lại sai lầm; do buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; lơi là cảnh giác cách mạng; quan liêu, xa rời nhân dân; bảo thủ, thiếu phát triển sáng tạo nhận thức lý luận trong điều kiện thực tế đã thay đổi... mà dẫn tới đổ bể, cho dù đã có những thành tựu to lớn chưa từng có trong lịch sử loài người," theo một nhà lý luận của ĐCSVN được báo Lao Động (05/2021) trích thuật.

Cách nhìn "định mệnh" này về CNXH không giải thích được vì sao các nước Đông Âu nay đều sung túc và tự do hơn xưa sau khi bỏ mô hình Liên Xô.

Công tác lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam thường bị một phần dư luận cho là việc làm "vô nghĩa", "xa rời thực tiễn", thậm chí "lẩm cẩm", "hoài cổ".

Nhưng trên thực tế, rất nhiều vướng mắc của kinh tế, xã hội và nhất là giáo dục tại VN bị cho là do "lỗi hệ thống" - tức cơ chế quyền lực cũ, và tư duy sai gây cản trở.

Mặt khác, ham muốn vừa hưởng lợi từ quan hệ tư bản, vừa duy trì quyền lực cộng sản có thể đưa VN vào chỗ nhận lãnh các nhược điểm của cả hai thể chế.

Đại dịch Covid cũng làm thay đổi nhận thức của nhiều người Việt Nam.

Trên mạng xã hội có một đánh giá rằng hàng chục nghìn người chết trong dịch không hề do bị "bọn phản động", "tổ chức khủng bố" nào tấn công, mà một phần vì các chính sách sai của bộ máy.

Và dù không được bàn luận công khai, một bộ phận trí thức Việt Nam vẫn ưu tư về con đường cho đất nước, về mô hình thể chế, mong muốn các thay đổi phù hợp cho quốc gia (xem thảo luận YouTube).

Xem thêm:

QUÊ MẸ - MỘT LẦN ĐI LÀ VĨNH VIỄN CHIA LY

By Lê Thị Minh Vân

 

Sau bữa cơm gia đình tối ngày 29 tháng 4 năm 1975, Ba tôi họp gia đình, như Ba vẫn thường làm mỗi lần có chuyện đại sự, nhưng tối hôm đó là một buổi họp gia đình tôi không bao giờ quên cho đến cuối cuộc đời.  Giọng Ba tôi run run, như muốn khóc, những giọt nước mắt chảy ngược vào lòng - "Ngày mai gia đình mình phải đi tỵ nạn, Ba chưa biết mình sẽ đi đâu và về đâu, nhưng Ba biết rằng mình không thể nào sống dưới chế độ cộng sản, và nếu sự ra đi có nguy hiểm đến tính mạng, thì ít nhất, cả gia đình mình sẽ cùng chết chung với nhau".  Tôi còn nhớ cái im lặng sững sờ trong lòng tôi và chắc trong lòng của những đứa em tôi, dù chúng còn thơ dại, chưa hiểu biết gì nhiều ngoài chuyện cả tháng nay, qua máy truyền hình và tin tức mỗi đêm, chiến tranh đã dần đi vào thành phố và sự yên bình của Sài Gòn đang dần bất ổn.  Phi trường Tân Sơn Nhất đã bị pháo kích.  Ba tôi không còn một hy vọng gì cùng gia đình trốn ra khỏi VN bằng đường bay như một số bạn của Ba đã hứa trước đó. Chúng tôi gồm 9 chị em với Ba và bà Ngoại.  Má tôi thì đã mất sớm, khi Má chỉ mới tròn 39 tuổi.  Ở tuổi xanh non như chiếc lá mới, nhưng là chị cả, tôi đã phải già trước tuổi từ khi Má tôi qua đời 2 năm trước.

Sáng sớm ngày 30 tháng 4, chúng tôi đã thu xếp xong hành lý.  Mỗi người được mang theo đúng một cái giỏ nhỏ, đựng thức ăn, một hoặc hai bộ đồ và những gì mình quý nhất. Đó là lời Ba tôi đã dặn.  Hành lý của tôi gồm một số hình ảnh của gia đình, một cuốn nhật ký với vài cây viết, một cái radio cassette nhỏ với một vài băng nhạc vì tật ghiền nghe nhạc của tôi, cùng 2 cuốn tự điển Anh Việt và Pháp Việt.  Tôi mặc cái quần jean trắng, áo xanh bông.  Nhìn tôi, Ba tôi giận hỏi "Mày nghĩ là mày đi chơi ở đâu vậy, con?  làm ơn hỏi Bà Ngoại và liệu mà mặc đồ của bà Ngoại, cột tóc lên, bỏ đeo cái kiến cận và dẹp 2 cuốn tự điển vô dụng đó cho lúc này".  Đó là câu nói chót mà Ba tôi đã nói sáng hôm đó với tôi.   Chỉ trong thoáng chốc, cô sinh viên trẻ hồn nhiên vui tươi bỗng trở thành một cô gái "hương đồng cỏ nội" trong bộ áo bà ba xám buồn đơn sơ của bà Ngoại và mấy đứa em gái của tôi cũng cùng mặc chung loại "đồng phục" đó của Ngoại.  

Tất cả chúng tôi dồn hết vào chiếc xe hơi kiểu gia đình chật cứng, chỉ đủ sức chứa người mà không còn một chỗ trống nào cho đồ vật trừ một số lương khô để ăn dọc đường.  Tôi ngồi phía trước với đứa em áp út, gần 7 tuổi.  Thằng út 2 tuổi thì nằm ngủ ngoan hiền trong vòng tay của bà Ngoại tôi, như cuộc đời và những hoạn nạn chung quanh không thể đụng tới tuổi thơ em thiên thần.  Thỉnh thoảng tôi sợ sệt nhìn Ba tôi, nhưng người vẫn buồn bã im lặng nhìn chăm chú về phía trước, tay lái không ngừng xoay chuyển.  Thường ngày, Ba tôi hay lái xe nhanh, nhưng hôm nay dù có muốn cách mấy, Ba tôi cũng không thể chạy nhanh được trên những con đường đầy người và xe cộ.  Ba tôi cứ phải thắng gấp, và những lần thắng gấp như vậy làm cho mọi người trong xe đụng đầu vào nhau nôn nao ruột như muốn nôn mửa. Tôi bắt đầu chóng mặt, dây thần kinh trên hai thái dương giật đều đặn như tiếng nước đổ của thác đập vào ghềnh đá, như những cơn sóng dữ đập vào mạn thuyền, cho thần trí tôi thêm mỏi mệt trong sự lo âu sẵn có.  Không khí nặng nề đè lên tim óc mọi người, không ai buồn nói một câu.  Trái tim trong lòng ngực tôi đã đánh lên nhịp cao nhất, liên hồi, như tiếng trống tế thần của người dân Phi Châu trong những kỳ lễ lớn.  Tôi muốn khóc, nhưng không khóc được, cảm xúc tôi tê cứng. Tôi cố định tâm, cố gắng sắp xếp những chuyện quan trọng phải làm, những hiểm nghèo phải đối phó, những gì đã bỏ quên, những khuôn mặt họ hàng, ...nhưng tất cả đã đảo lộn, mê sảng, rối bời và tôi không còn sức để suy nghĩ.

Đôi mắt tôi mở lớn, như muốn chụp lại mọi điều sáng nay.  Những con đường đầy ắp người và xe cộ đổ ra từng đoàn hỗn độn, từ mọi góc phía của thành phố, hớt hãi như những con vật tội nghiệp trong cơn thịnh nộ của ngọn lửa rừng, cháy lan trong cơn gió bảo.  Tôi rùng mình lần nữa, cảm giác cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong sự hỗn độn khủng khiếp này làm tôi chột dạ. Những tiếng súng chỉ thiên không ngừng.  Màu áo lính và màu áo thường dân quện vào nhau như một rừng giấy nát, nhốn nháo tạp nhạp, khổ sở và bi thảm.  Ai cũng chạy loạn, tránh nổi chết.  Ai cũng cố tìm cho mình một lối thoát. Tôi nhìn thấy những khuôn mặt người hốc hác đầy sợ sệt, tóc tai rũ rượi già nua.  Tiếng khóc la của trẻ nhỏ.  Khói xăng cùng bụi đường.  Tiếng chửi thề, lời nguyền rủa, tiếng người la hét, đánh đập và đạp dẫm lên nhau.  Tất cả như con vụ mất thăng bằng không còn tự chủ được, rơi lăn vào nỗi mất mát đầy tuyệt vọng.

Từ Lê Quang Định ra Phạm Thế Hiển bằng con đường ngắn nhất cũng mất hơn ba tiếng đồng hồ.  Bình thường đã chắc gì mười lăm phút.  Ba tôi đậu xe bên đường, cùng theo sự phân vân và đợi chờ như những người khác, không biết chắc phải đi về đâu - tiếp tục lên đường đi về hướng biển hay đành bỏ cuộc tại nơi này.  Cái radio cassette tape tôi mang theo đã được mở lên liên tục vì Ba tôi muốn nghe tin tức và tình hình trong đô thị sáng hôm đó. 

 

Khoảng gần mười một giờ sáng.  Đài phát thanh Sài Gòn cho dạo một đoạn nhạc - bài "Giọt Mưa Thu" của nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Bản nhạc bình thường đã thê lương, buồn bã và uổng tử, bây giờ gia đình tôi cùng ngồi nghe bổng khóc sụt sùi, như đang đưa đám người nào thân yêu nhất. Sài Gòn, miền Nam, bao nhiêu sinh linh, quê mẹ và bao nhiêu thứ nữa, bầu trời tự do, công lý và bác ái.  Tất cả đang bị cơn trốt cuốn đi, cuốn trôi những kỳ vọng yên bình trong lòng mỗi người.  Một chập sau, có lệnh của ông Dương Văn Minh buông súng đầu hàng vô điều kiện như một nhát dao của tên đồ tể chém thẳng vào trái tim Việt Nam đang giãy chết. 

Đường Phạm Thế Hiển bị ngăn lại bởi những toán lính Biệt Động Quân, Cảnh Sát Dã Chiến và Nhân Dân Tự Vệ đứng quanh từng vòng kẽm gai tua tủa kéo sát vào tận lề đường.  Xóm Củi vẫn đánh nhau chưa tan, dù lời đầu hàng của ông Minh đã kịp bay tới hai bên thù địch.  Đạn pháo kích nổ xé không gian, xác người nằm chết cháy cong queo bên vệ đường như một đống đồ tạp nhạp sau khi đốt xong.  Bên kia vệ đường, một mớ thịt người rửa nát trên vũng máu đen đặc quánh.  Tôi rợn người và run sợ, liên tưởng đến những lần xem tin thời sự trên màn ảnh của máy truyền hình hay trên báo chí, những tấm hình trắng đen đầy xác chết từ những trận địa, từ những người dân vô tội đã bị giết trong Tết Mậu Thân, mà hôm nay tôi đã phải chứng kiến bằng mắt thấy tai nghe, đang diễn ra ngay trước mặt...

Tiếng đạn rơi không ngừng, gia đình tôi phải chạy vội vào nhà của một người dân sống gần đó, trốn trong một hầm trú đạn đào khá sâu, bên trên là một bộ ván gỗ dày, của nhà người đàn bà tốt bụng cho chúng tôi  trú ẩn trong lúc hiểm nguy.  Gia đình tôi chui kín trong bóng tối mập mờ.  Mùi đất ẩm và mốc meo làm mọi người ngộp thở, chỉ muốn chui lên ra khỏi miệng hầm, rồi có thế nào cũng được...Có tiếng thầm thì của  bà Ngoại và các em tôi lâm râm cầu kinh, Ba tôi vẫn ngồi yên, tay ôm cứng những đứa em khác của tôi và tôi thì phải vỗ về thằng em út đừng khóc, sẽ gây nguy hiểm cho cả gia đình.   Những tiếng nổ lốp bốp bổng thật gần, "Suỵt! suỵt! Họ đã về tới nơi rồi... Thôi vậy là chết hết cho xong"- giọng bà chủ nhà đầy tuyệt vọng. Nhưng may sao, họ lại rẽ hướng khác.  Bà chủ là người ra khỏi hầm trú ẩn đầu tiên và gia đình tôi lục đục kéo theo lên.

Con đường Phạm Thế Hiển sau trận đánh lại đông nghẹt người và xe cộ. Dân chúng vừa hiếu kỳ, vừa lo sợ, đứng hai bên đường nhìn hiện tượng quái đản lạ lùng đang xảy ra trên mặt lộ. Ba tôi và cả gia đình đứng chen lẫn trong đám đông mà bây giờ không biết ai bạn ai thù vì có những tiếng reo hò từ đám người cộng sản nằm vùng rồi những người khác đi chung quanh cổ võ, hô hào cho đám lính việt cộng đang tiến dần vào thành phố.  Tôi học được từ Ba Má tôi từ thuở nhỏ về chế độ tàn ác và dã man của cộng sản, và ý thức được cảnh nước mất nhà tan và sự sụp đổ cuối cùng đã đến.  Kể từ giờ phút này, như Ba tôi đã dạy, càng đi xa đám người cộng sản Việt càng tốt.  Tôi nghe thấm thía những cơn đau, niềm tủi nhục và lòng thù hận.  Đau cho vận nước không may, tủi cho dân tộc Việt Nam nhiều hoạn nạn, và hận cho thời thế và cuộc chiến tương tàn kết thúc một quá bất ngờ và đầy phi lý. 

Việt cộng từ đồng ruộng phía sau Ty Cảnh Sát Quận Tám ùa vào thành phố.  Một đoàn người lượm thượm đi xiêu vẹo giữa mặt lộ.  Những khuôn mặt thiếu máu, xanh xao vàng vọt như mắc bệnh ngã nước và sốt rét rừng dài hạn.  Những làn da tái mét và bệnh hoạn, gắn liền với những tháng năm không tiếp xúc với ánh mặt trời.  Rồi những cái nón cối đội lụp xụp trên khuôn mặt đầy xương xẩu, đầy nếp nhăn khắc khổ, có những bộ đội già nua bên cạnh những khuôn mặt non choẹt làm chứng tích cho cuộc chiến dài đăng đẳng bao thế hệ.  Họ mặc đủ loại quần áo, nhưng phần lớn là quần đùi ngắn, màu xanh "nylon"bạc màu, chân buộc chặt trong đôi dép râu.  Vũ khí quấn ngang bụng hoặc vát trên vai- rỉ sét như bị ngâm nước lâu đời và thô sơ đến thảm hại.  Họ như những xác chết biết đi và đang là những kẻ chiến thắng.  Ba tôi thở dài buồn bã.  Có lẽ trong trí nhớ của Ba tôi, hình ảnh của những buổi diễn hành, những ngày Lễ Kỷ Niệm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 19 tháng 6 hiện về như những điều tương phản vô cực.  Những binh chủng hùng hậu, những màu quân phục oai hùng, những khuôn mặt sáng ngời niềm tin và sức phấn đấu, những khuôn mặt đẹp cường tráng của những đứa con yêu của Mẹ Việt Nam... tưởng như chẳng còn niềm tổn thương nào lớn hơn cho những người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.   Gia đình chúng tôi đứng xa đám bụi và đoàn người hiếu kỳ vây đón theo sau những toán quân việt cộng đi sâu vào thành phố, và Ba tôi cho mọi người lên xe, tiếp tục đi về hướng biển.

Đồn cảnh sát ở đầu cầu Chữ Y đã đổi chủ.  Chiếc xe của gia đình tôi qua cầu trong sự thấp thỏm của một thứ định mệnh treo mành.  Ba tôi lái xe thật chậm, dò xét. Trước mặt chúng tôi là một trạm kiểm soát vừa mới lập ra vội vàng từ những những cán bộ cộng sản chính quy và một số dân nằm vùng, ngổn ngang người cùng xe cộ.  Không còn một bóng dáng quân cảnh hay cảnh sát khám xét đám hành khách trên đường đi về lục tỉnh và những vùng phụ cận, như những lần Sài Gòn biến động, mà bây giờ chỉ còn thấy lố nhố những cái nón cối và những bộ đồ xanh.  Ba tôi quay lại, dặn dò "Các con phải ngoan, can đảm và bình tĩnh, lúc nào cũng phải cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi.  Mọi chuyện để Ba đối phó, tụi con chỉ trả lời không biết gì hoặc im lặng".

Không ai còn nhận ra gia đình chúng tôi nữa.  Ba tôi thì mặc một bộ đồ nhàu nát, bạc màu, những đứa con trai thì mặc đồng phục đi học, những đứa con gái thì mặc áo ba bà nhạt màu của Ngoại tôi, tóc cột sơ sài, rũ rượi. Tất cả đều lơ láo, bối rối và sợ hãi mới sau một buổi sáng chứng kiến những cảnh đau thương của những người chạy nạn.  Chúng tôi ai cũng mệt mỏi với đôi môi khép chặt trong khuôn mặt đã thất thần.  Tôi nhận diện được một vài người quen của gia đình, một vài người bạn cùng đại học, nhưng tất cả chỉ biết nhìn nhau phân vân và xa lạ. 

Trong đám người chạy loạn sáng nay, gia đình tôi có vẻ nheo nhóc và cơ cực nhất.  Cái dáng dẻ bần cùng và dân giả mà Ba tôi đã chuẩn bị cho mọi người đã thành công.  "Các người đi đâu? Làm gì?"-"Chúng tôi muốn trở lại miền Tây, về quê sinh sống với ruộng vườn".  Giọng tên cán bộ còn gắt gỏng kỳ kèo nhiều thứ, cuối cùng gia đình tôi được cho đi khỏi trạm kiểm soát.  Tôi nghe thương yêu và kính phục Ba tôi nhiều hơn.  Người và kinh nghiệm của những tháng năm lửa đạn, những ngày nhỏ sống trong vùng "xôi đậu", giặc giã điêu linh, và bao nhiêu lần chạy loạn, đã dạy cho Ba tôi cẩn thận hơn, khôn ngoan hơn, để sống còn, để đủ sức bảo vệ và che chở cho những đứa con còn nhỏ dại.

Tôi ngồi im trong lòng ghế như cơ thể tôi không còn cử động được.  Tôi vẫn lâm râm đọc kinh cầu nguyện và "thề thốt" nhiều hơn với Thượng Đế, như một người mộ đạo, rằng khi đến được bến bờ tự do, tôi sẽ chọn Chúa hay Phật làm nơi thờ phượng, cho linh hồn tôi còn có một nơi chốn bình yên và suốt đời mang ơn Thượng Đế.  Tôi liên tưởng đến xấp giấy tờ và những hồ sơ quan trọng đến cuộc đời công chức và những cơ sở kinh doanh của Ba tôi, mấy lá thư từ giã họ hàng không kịp gởi đi, những kỷ niệm và tàn tích cũ của một đời sống sung túc yên vui mang theo làm kỷ vật, những đồ dùng cần thiết cho chuyến vượt biển như địa bàn, ống dòm, bản đồ và những của cải khác, nằm ngoan ngoãn dưới lòng nệm ghế mà Ba tôi đã cẩn thận mang theo.  Tất cả bây giờ là những chứng cớ tai hại và nguy hiểm, nếu chẳng may gia đình tôi bị khám xét.  Họ chỉ cần lật lớp lò xo ra là cả gia đình tôi sẽ phải chịu những hình phạt ghê gớm nhất dành cho những kẻ "phản động" và  dám"chống chế độ", dù là chế độ chưa được một ngày tuổi, đang hình thành như chất độc đang thấm dần vào cơ thể miền Nam Tự Do, ngày nào khỏe mạnh, bây giờ lây lất trong cơn hấp hối.

Xe băng qua nhiều ngã đường.  Tôi nhìn cảnh vật hai bên đường với sự ngậm ngùi của một lần cuối còn nhìn thấy quê hương trong tầm mắt, để mai này hành trang tôi mang theo còn đầy ắp "những nẻo đường Việt Nam", để nỗi xót xa và niềm tiếc nuối hôm nay còn sống mãi trong trong tâm hồn tôi.

 

Mấy đứa em nhỏ của tôi đang say ngủ, bởi suốt đêm qua chúng nó đã ngủ dật dờ, giật mình từng hồi theo những tiếng nổ từ phía phi trường Tân Sơn Nhất. Những đứa lớn hơn đã biết đăm chiêu suy nghĩ.  Không biết chúng nó nghĩ gì trong khối óc ngây thơ và non dại đó về những nỗi chia lìa và mất mát hôm nay.  Đứa nào cũng nhìn nhau im lặng. Mới chưa đầy một ngày mà chị em tôi đã tập nói chuyện với nhau bằng mắt như đã quen.  Từ ngày má tôi qua đời, Ngoại và Ba tôi là cột trụ, là ngọn đèn và là bóng mát yêu thương soi lòng mỗi đứa.  Lần đi sinh tử này, trong sự im lặng của chết chóc và hiểm nguy, mọi người đã giữ gìn và đùm bọc lấy nhau, bởi một mở miệng hay một lỡ lời, tất cả đều liên lụy, đều thiệt mạng.  Tôi thương những đứa em tôi, quá ngây thơ và trong sáng để phải sớm chịu cảnh gian khổ, loạn ly.  Càng thương các em tôi bao nhiêu, tôi càng thấm thía hiểu tại sao Ba tôi cứ phải vất vả và lam lũ cả đời lo cho tương lai của những đứa con.

Làng mạc hai bên đường im lìm, chìm đắm trong màu nắng xế chiều ảm đạm, tôi tưởng như làng mạc cũng đang để tang như lòng vạn người miền Nam hôm nay.  Mặt đường trải đá xanh đầy ổ gà loang lở, vắng hoe.  Quốc lộ nằm phơi buồn trong sự già nua và tàn phá của thời gian và cuộc chiến.  Cơn mưa nào vẫn còn để lại những vũng nước đọng, vàng màu bụi đất.  Đoạn đường về Gò Công ngày bình thường đã buồn và vắng vẻ, bây giờ càng vắng lặng hơn.  Xe Ba tôi phải dừng lại rất nhiều lần.  Có những chặng đường bị chận ngang bằng thân cây chuối, lá xanh dập nát, nhát chém còn rỉ nhựa tươi ngang chân gốc.  Vài tên việt cộng ngơ ngác cầm súng đứng giữ.  Tôi tự hỏi, từ đây cho đến Gò Công chúng tôi còn phải gặp bao nhiêu trạm kiểm soát như thế này nữa?  Liệu gia đình tôi có thoát khỏi an toàn hay sẽ bị đuổi lại, hoặc bất hạnh hơn, bị lạc đạn mà chết.  Ba tôi đăm chiêu hơn, lo lắng hơn.  Thỉnh thoảng tôi nhìn Ba tôi như muốn hỏi han, an ủi.  Sự tuyệt vọng lại đến.  Trong ý nghĩ của mọi người, đường cùng là chết chung với nhau. 

Lính việt cộng liên lạc với nhau từng trạm qua máy truyền tin sơ sài.  Những món đồ có giá trị trên người ba tôi từ từ biến mất.  Từ cặp viết "Parker", đồng hồ "Omega", cho đến cặp kiếng mát.  Nhìn những người lính việt cộng chính quy mân mê những món quà của "ngụy" rồi mở đường cho gia đình tôi đi, tôi vừa mừng vừa tủi, quê hương mình còn nghèo, sau hơn ba mươi năm chiến chinh, thiếu thốn mọi điều.  Trong hiểm nghèo và tai biến, tôi nhận thức được rõ hơn về số phận bé nhỏ như hạt bụi của con người.  Và gia đình tôi giờ đây, là những hạt bụi tí teo trong một sa mạc đầy gió...

Gần đến Cần Đước, tôi thấy đủ loại xe và người, tạp nhạp, hỗn độn, đứng chờ ở hai bên đường, xe chở hàng, xe đò, xe du lịch, xe gắn máy và từng đoàn người tụ năm tụ bảy như mắc cửi, di động trong cơn nắng vẫn còn gay gắt của buổi xế chiều.  Xe gia đình tôi cũng "nhập cuộc".  Có mấy tên việt cộng mặt "búng ra sữa" chửi đổng "Sư cha chúng nó, bọn ngụy ngoan cố.  Mẹ! giờ này mà vẫn còn đánh nhau."  Mọi người ngột ngạt, khó chịu, tức tưởi đứng im nghe không một phản ứng.  Có lẽ trong thâm tâm của mọi người, ai cũng thấy mình hèn đi dưới sự đè nén và chịu đựng bất đắc dĩ của "kẻ ngụy", tay không, trước mắt những tên dốt nát và thô bạo đang cầm súng.

 

Những tiếng nổ vang dội từ xa.  Từng cuộn khói bốc lên từ một đám lửa cháy ngút một góc trời.  Tôi cứng đơ ngồi khóc.  Mấy đứa em tôi cũng khóc rưng rức.  Chỉ có thằng út vẫn thở đều trong cánh tay của bà Ngoại tôi.  Mai này, nếu có ngày gia đình tôi được sống trên một vùng đất tự do nào đó, cách xa quê hương, tôi sẽ phải kể lại từng chi tiết của cuộc hành trình gai góc này, để những đứa em tôi nhớ mãi không phai một khúc quanh cuộc đời và lịch sử đất nước đã ảnh hưởng đến tận cùng cuộc đời của những người dân đã từng sống trên đất nước đó.  Tôi muốn sau này các em tôi lớn lên, không một ai có thể quên được cội nguồn và vì sao mình phải ra đi, xa lìa nơi chôn nhao cắt rốn.  Tôi muốn các em còn ý thức được trọng trách của mình, là phải làm một cái gì đó để đóng góp cho quê hương, cho quê hương không còn bóng dáng kinh hoàng của những người cộng sản mà chúng nó đang nhìn thấy hôm nay.  Tôi nhìn khuôn mặt bình yên của thằng em út mà ước rằng giá mình cũng được ngủ say như thế, dù một khoảnh khắc, cho thần kinh bớt mỏi mệt, cho giấc ngủ được bình yên trong vòng tay yêu thương của Ba và của Bà - đó là nơi chốn thiên đường rất thật, đơn sơ và mật ngọt.   

Bốn giờ chiều, Cần Đước và Cần Giuộc vẫn còn cầm cự, đánh nhau với việt cộng.  Hình như lệnh đầu hàng vô điều kiện của ông Minh chỉ làm họ thêm hăng tiết, quyết tử thủ cho đến cùng.  Họ là những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà suốt đời chúng tôi yêu kính, ghi ơn.  Càng đi sâu vào thị xã, phố xá hai bên đường càng hiu quạnh.  Những cuộn kẽm gai vẫn còn rào chung quanh đồn lính.  Lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn tung bay.  Trường học xác xơ.  Vũ khí rải rác vung vãi đầy trước những hiên nhà, trên những chiếc xe jeep và những chiếc xe nhà binh không mui.  Những người lính VNCH, một số đã thay đồ dân sự, một số vẫn còn mặc nguyên binh phục.  Trên một bãi tập, nhiều toán lính ngồi bó gối, chịu trận.  Trong số đó, có người đang nguyền rủa tất cả, có người bực tức chửi đám đông chạy loạn, đang đeo cứng vào thành và trên mui chiếc xe đò hối hả chạy ra hướng biển.  Không ai còn đủ thời giờ để hỏi nhau chuyện gì đang xảy ra.  Những con mắt thất thần, những khuôn mặt đầy tuyệt vọng, ngơ ngác.  Mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy lo thân.

 

Tôi giúp Ba tôi rút xăng ra từ một chiếc xe nhà binh bỏ trống, không người, và mua thêm xăng dọc đường vì bình xăng xe đã cạn.  Trụ sở vẫn còn treo cờ; điều này giúp trấn an Ba tôi và gia đình.  Và như thế, Ba tôi chạy nhanh ra hướng biển, chúng tôi đã gần tới, nhưng vẫn chưa biết đến khi nào. Thời gian thật vô cùng cấp bách.

Dòng sông rộng, nước vẫn xuôi chảy.  Đã mấy hôm chẳng ai được qua sông vì công binh không làm việc dưới phà.  Nhưng hôm nay họ mở cầu, bắt phà cho dân đi qua, như hành động nghĩa hiệp cuối cùng.  Qua phà, mọi người nhìn nhau lặng lẽ, không ai buồn nhắc đến vận nước.  Mặt sông gợn sóng, sóng rẽ dưới chân cầu như vô tình chia cắt dòng đời cũ mới hai nơi.  Tôi nhìn dòng sông không đủ rộng cho biệt mù tầm mắt thấy, vậy đó mà vĩnh viễn cách ngăn.  Đường đi không có lối trở lại, không biết có một ngày về. 

Năm giờ chiều ở Gò Công, gia đình tôi tới địa điểm khởi hành cho chuyến vượt biển như một phép lạ.   Buổi chiều ở Vàm Láng âm u xám.  Khu phố chợ nhốn nháo người.  Lính Nhảy Dù và lính Biệt Động Quân đầy khắp.  Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt họ, nhìn những nỗi ẩn uất và bất bình của những người đánh giặc ngày đêm, hy sinh mạng sống của mình trong lửa đạn, cho cuộc chiến với đoạn kết quá phi lý này. Ý niệm về gia đình, những người thân yêu, những người bạn đồng đội và sự chấm dứt ấm ức của thế cuộc chắc làm họ thêm chua xót, thêm bất mãn, khi nhìn đám người thành phố đổ ra biển để thoát thân.  Tôi lấn vào bên trong cửa tiệm thuốc Tây của người bạn của bạn Ba tôi, tránh các tia nhìn soi mói của dân địa phương.

Khi Ba tôi và những người bạn của Ba tôi đang tính toán ván bài cuối cùng cho chuyến vượt biển thì cùng lúc ấy hai chiếc công xa từ trong quận đổ ra.  Những quan quân cao cấp, những khuôn mặt buồn bực trầm ngâm cùng đoàn tùy tùng hối hả chạy về hướng bờ sông đổ ra biển.  Gia đình tôi nhập vào nhóm người chạy loạn đó, níu kéo nhau lên chiếc ghe nhỏ chòng chành như sắp chìm dưới sức nặng quá mức của người, đồ vật và vũ khí.

      

Khi chiếc ghe nhỏ cập vào chiếc thuyền lớn hơn, mấy người lính giúp bồng bế đám em tôi lên trước hết, kế đến là đàn bà và tuần tự tất cả mọi người.  Ông chủ thuyền đòi trở lại bến để mua thêm dầu dự trữ, nhưng tiếng nói của ông đã bị cuốn vào sự xao động khủng khiếp của những tiếng động khác.  Con thuyền hốt hoảng nhổ neo khi tiếng đạn nổ lách tách từ phía khu chợ quận lớn dần.  Trong mắt tôi, hình ảnh cuối cùng trên đất liền là những xác người tung lên cao theo sức tàn phá của tiếng nổ.  Có nhiều tiếng la hét và một rừng người muộn màng quờ quạng đổ ra sông.

Con thuyền lướt nhanh như bị ma đuổi.  Bóng tối dần bao phủ.  Trên thuyền, vị sĩ quan cao cấp nhất đang chỉ huy, như khi điều động cuộc hành quân chưa chấm dứt.  Mọi người chia nhau xuống đáy thuyền bắt đầu tát nước vì đáy thuyền đã bị lủng và nước sông cứ tiếp tục tràn vào.  Mấy đứa em trai lớn của tôi được Ba tôi bắt "phải tình nguyện", nhập vào nhóm những người lính cùng chia phiên nhau tát nước suốt đêm. 

Khi những tiếng bom nổ và những lằn đạn bay nhỏ dần rồi im bật, mọi người trên thuyền bắt đầu nghĩ đến cái bụng đói meo và cổ khô rang vì thiếu nước suốt hôm nay.   Dưới sự chỉ huy tài tình và đầy nhân ái của vị sĩ quan cao cấp mà tôi không hề biết tên và cấp bậc, mọi người đều góp chung nước và thức ăn lại cùng một khối rồi phân phát nhau ăn chút đỉnh lót lòng cho qua cơn đói, ăn từ từ còn để dành lại cho ngày mai hay thêm một ngày nào khác nữa, vì đoạn đường trước mặt còn quá dài và gần như vô định.

Tôi không còn nhớ mình đã ngủ thiếp đi từ lúc nào trong cái góc nhỏ ở đầu thuyền.  Cơn mộng dữ vẫn như còn nấn ná.  Trong giấc ngủ, tôi đã thấy từng toàn lính việt cộng với súng ống chạy đuổi rượt theo tôi, tôi cấm đầu chạy, chạy hụt hơi và vấp té nhào trên mặt đất. Tôi choàng tỉnh, mấy đứa em nhỏ của tôi nằm la liệt bên cạnh, tôi dang tay ôm cứng lấy thằng em út như sợ mất.  Tôi tạ ơn trời cho một chặng sống còn.  Chúng tôi đã ra được ngoài cửa biển.  Biển bao la mở rộng trong bóng tối bao trùm. Tôi thấy hàng chục chiếc thuyền lớn nhỏ khác nhau cùng đốt đèn trong đêm tối đi tìm tự do.  Ba tôi ngồi một mình ở đầu thuyền, đăm chiêu nhìn vào khoảng không trước mặt. 

… Mùi nước biển mằn mặn ngày hôm đó đã hằn sâu trong ký ức của tôi với lời nguyện với trời đất rằng tôi sẽ hết lòng giúp người, giúp đời để có thể phần nào đáp lại sự hy sinh của bao người lính đã bảo vệ cho miền Nam, cho gia đình tôi đến giờ phút cuối cùng.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 245 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 172 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 157 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 136 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 136 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.