Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2023
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 23417606

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 22.09.2023 18:32
Bộ xét nghiệm Việt Á: Trò lừa bịp âm mưu của CSBK tay sai TQ bóc lột tiền dân làm dịch lây lan khắp nước tiêu diệt dân tộc VN
26.12.2021 14:59

Covid-19: Những câu hỏi lớn về chất lượng của bộ xét nghiệm Việt Á
Bộ xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á, từng được coi là "kit chẩn đoán SARS-CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam, được Bộ Y tế cấp số đăng ký... WHO đã cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm cho phép lưu hành toàn cầu", nay bị giới chức Việt Nam điều tra vì có nhiều vi phạm, mà tập trung nhiều nhất vào chuyện giá cả bị thổi phồng.

Khi đám Mafia BK chối tội đổ lỗi cho nhau: Bộ nói sai, sao lỗi lại là vì báo chí!

Bộ Khoa học Công nghệ tối qua phát đi văn bản "Đính chính thông tin bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận".

Bộ KH&CN cho rằng, sở dĩ có thông tin trên là “trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống”. Hóa ra trong vụ này, lỗi lớn nhất là báo chí. Bộ chỉ việc nói theo!

Bộ nói sai, sao lỗi lại là vì báo chí!
Bộ KH&CN đính chính thông tin sai sự thật về kit test của Việt Á

Chuyện giá cả các loại kit xét nghiệm Covid-19 đã được dư luận quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, câu chuyện chỉ thực sự vỡ ra khi Tổng giám đốc Phan Quốc Việt của công ty Việt Á bị khởi tố, lộ ra khoản tiền lại quả gần 30 tỉ đồng mà Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến nhận được từ việc mua 151 tỉ đồng tiền kit xét nghiệm của Việt Á.

Gần 10 ngày qua, khi cái kit xét nghiệm của Việt Á đã trở thành tâm điểm xã hội thì câu chuyện trách nhiệm của Bộ KH&CN cũng được đặt ra. Bởi, ai cũng cho rằng, những lời chứng nhận “bộ kit được WHO chấp thuận” của Bộ này đã mở đường cho Việt Á thao túng thị trường cung ứng vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch.

Thế nên, khi ông chủ của Việt Á - người từng tuyên bố hùng hồn rằng: “Việt Nam sản xuất được kit thì không thể bán với giá cao cắt cổ người dân” vướng vào vòng lao lý, thì Bộ KH&CN mới giật mình đọc lại những thông tin do mình công bố ngày 26/4/2020 về việc “WHO công nhận kit của công ty Việt Á”. Sau đó là lặng lẽ gỡ tin!

Thông tin bị nhầm lẫn, thậm chí là sai (dù vô tình hay cố ý) phải gỡ bỏ, đính chính, âu cũng là chuyện thường tình. Có điều là việc thừa nhận thiếu sót, cải chính ấy phải công khai, minh bạch và thành tâm!

Bộ KH&CN đã lặng lẽ gỡ bài mà không thông báo. Đến khi báo chí, dư luận chất vấn thì đại diện cơ quan này là ông Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ KH&CN các khối ngành Kinh tế - Kỹ thuật mới thừa nhận "là sơ suất của Bộ KH&CN". Trong khi chính ông, tại cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công kit xét nghiệm của Việt Á đã không ngớt lời ca ngợi, cho rằng, “đây là cơ hội để xuất khẩu kit xét nghiệm của Việt Nam ra thế giới”.

Bộ KH&CN cho rằng thông tin sai sự thực về kit xét nghiệm của Việt Á chỉ là "trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống", mà "quên" rằng, Bộ này đã gửi thông tin chính thức đến các cơ quan báo chí khẳng định việc "bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận".

Bộ nói sai, sao lỗi lại là vì báo chí!
Nội dung thông tin được Bộ KH&CN gửi cho báo chí ghi rõ nguồn tin từ "Bộ KH&CN cho biết"

Trong cuộc họp báo ngày 5/3/2020, Bộ cũng cho hay bộ kit này được WHO công nhận là "tương đương với bộ sinh phẩm do Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) và WHO sản xuất"; đồng thời khẳng định “Việt Nam trở thành một trong 6 đơn vị sản xuất được sản phẩm này, bên cạnh WHO, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc và Mỹ và cho rằng việc thông qua bộ kit xét nghiệm của Việt Á là một trong những thành công trong việc phòng chống Covid-19 ở nước ta”.

Đã là học thuật thì phải rõ ràng. Làm khoa học, điều cần nhất là phải liêm chính. Khi đã phát hiện mình thông tin sai, phải đính chính mà vẫn thiếu liêm chính thì thật khó chấp nhận.

Vân Thiêng 

Dẹp loạn ‘sân sau’ nhìn từ kit xét nghiệm mang tên Việt Á

Dẹp loạn ‘sân sau’ nhìn từ kit xét nghiệm mang tên Việt Á

Đã gần một tuần sau khi vụ "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại công ty

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Tuy nhiên, vấn đề chất lượng sản phẩm Việt Á khiến nhiều người dân lo lắng, do bộ xét nghiệm này đã có mặt hầu như ở khắp mọi tỉnh thành trên toàn quốc và được sử dụng rộng rãi từ 5/2020 tới nay.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói với BBC News Tiếng Việt rằng bộ xét nghiệm Việt Á thuộc danh mục sản phẩm không được WHO phê chuẩn và kết luận này đã được thông báo cho giới chức Việt Nam từ 10/2020.

VietnamPlus.vn

NGUỒN HÌNH ẢNH,VIETNAMPLUS.VN

Chụp lại hình ảnh,

Hồi 4/2020 báo chí VN đồng loạt loan tin bộ xét nghiệm Việt Á đã được WHO phê chuẩn, tuy nhiên, đến cuối 12/2021, Bộ Y tế tuyên bố việc xét duyệt sản phẩm này không phụ thuộc vào việc phê chuẩn hay không của WHO

Bộ Y tế Việt Nam gần đây tuyên bố việc phê chuẩn bộ xét nghiệm Covid-19 để sử dụng tại Việt Nam không phụ thuộc vào việc WHO có phê chuẩn hay không, và tiến trình xem xét sản phẩm của Việt Á đã được thực hiện đúng quy trình, theo đúng quy định của Việt Nam.

Vậy quy trình phê chuẩn của Việt Nam đối với bộ xét nghiệm của Việt Á có gì giống hay khác quy trình phê chuẩn thông thường theo thông lệ quốc tế, khi mà khoảng thời gian nghiên cứu, xét duyệt, rồi đi vào sản xuất, phân phối bộ xét nghiệm của Công ty Việt Á diễn ra là cuối 1/2020 ký đề án nghiên cứu, 3/3/2020 duyệt thông qua, tháng 5/2020 bắt đầu đem vào sử dụng?

Bác sỹ Wynn Huỳnh Trần, phó giáo sư Đại học Y khoa California Northstate University, đồng thời là người phụ trách trung tâm y tế Wynn Medical Center tại California, Hoa Kỳ, cho BBC News Tiếng Việt biết những đánh giá của ông về mặt chuyên môn y khoa quanh vụ Việt Á.

'Quy trình xét nghiệm có nhiều điểm không phù hợp'

BS Wynn Trần: Thời gian tối thiểu để xét duyệt một bộ xét nghiệm tùy vào hoàn cảnh dịch bệnh, năng lực của công ty sản xuất bộ xét nghiệm, và cuối cùng là khả năng và kinh nghiệm thẩm định của cơ quan xét duyệt.

Nếu phân tích kỹ các bước này, bộ xét nghiệm Việt Á đặt ra nhiều câu hỏi.

Đại dịch Covid-19 càn quét toàn cầu nên nhiều nước xét duyệt bộ xét nghiệm theo quy trình khẩn cấp (EUA, Emergency Use Authorization), bỏ qua một số bước cơ bản. Tuy nhiên, những bước quan trọng nhất thì sẽ vẫn phải có.

Vì vậy, nếu chỉ đánh giá bộ xét nghiệm dựa vào khoảng thời gian thì chưa đầy đủ. Cần đánh giá năng lực nghiên cứu và chuyên môn của công ty cũng như khả năng thẩm định của nhà chức trách.

Lấy ví dụ về trường hợp FDA xét duyệt bộ khẩn cấp bộ xét nghiệm PCR đầu tiên tại Hoa Kỳ cho LabCorp ngày 16/3/2020, chỉ hơn 1 tháng, tính từ lúc đại dịch được công bố tình trạng khẩn cấp tại Hoa Kỳ ngày 31/1/2020.

Labcorp là một công ty chuyên về lab lâu đời tại Mỹ, có kinh nghiệm sản xuất các loại xét nghiệm PCR, gene ung thư, HIV, hay các xét nghiệm phức tạp nhất, mỗi năm xử lý khoảng 1,3 tỉ test (25 triệu test mỗi tuần)...

FDA là cơ quan thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ, chuyên trách xét duyệt các dụng cụ y khoa, gồm bộ xét nghiệm Covid-19.

Quy trình xét duyệt FDA Covid-19 test PCR gồm nhiều bước trong quá trình nộp đơn xin xét nghiệm, trong đó có các bước quan trọng như tiêu chuẩn nơi thực hiện xét nghiệm, quy trình kiểm soát chất lượng ISO 13485 (FDA có trách nhiệm kiểm tra lại), hệ thống phần mềm máy tính kiểm tra.

Một điểm quan trọng trong việc FDA chấp thuận là phải có một nghiên cứu theo dõi nhóm đối chứng ngẫu nhiên ít nhất trên 60 bệnh nhân (trang 28, version 10/21 FDA) trong đó ít nhất 30 bệnh nhân dương tính với Covid-19 để kiểm tra đối chiếu chất lượng bộ kit. Độ nhạy và đặc hiệu phải trên 95% (trang 30).

Xem lại từ thông tin công bố từ báo Tuổi Trẻ, Công ty Việt Á được thành lập năm 2007 nhưng nổi lên rất nhanh từ năm 2020 với bộ xét nghiệm Covid-19.

Theo báo Lao Động, chiều ngày 3/3/2020, bộ test Kit Việt Á được 100% (8/8 vị) hội đồng khoa học thẩm định của bộ KHCN thông qua và chưa đầy 24 giờ, ngày 4/3/2020, Bộ Y tế cấp phép cho phép sử dụng.

Vào thời điểm đó, số ca Covid-19 chỉ đếm trên đầu ngón tay ở Việt Nam (Hà Nội ngày 6/3/2020 mới có ca Covid-19 đầu tiên), như vậy Việt Á làm sao có đủ số ca tối thiểu làm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (khoảng 60 ca) trong vài tuần như tiêu chuẩn cơ bản xét nghiệm PCR?

Thêm nữa, trong vòng 1 ngày, ngày 4/3/2020, Bộ Y Tế khó có đủ thời gian để kiểm soát và thẩm định những ca nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, kiểm tra lại quy trình chứng nhận ISO 13485 (vì sau này WHO nói Việt Á không có chứng nhận này).

Cuối cùng, bộ test Việt Á với độ nhạy 90%, là độ nhạy thấp với test PCR (có đến 10% ca dương tính bị bỏ quên) là điểm khó hiểu vì sao Việt Á được chấp thuận.

Tóm lại, quy trình chấp thuận bộ xét nghiệm Việt Á có nhiều điểm không phù hợp với tiêu chuẩn cơ bản về test PCR như số ca bệnh, chứng nhận ISO, và độ nhạy.

Để đánh giá toàn diện bộ kit này, chỉ cần xem toàn bộ hồ sơ nộp xin xét duyệt bộ xét nghiệm thì chúng ta sẽ so sánh được các điểm quan trọng ở trên.

'Nhà xưởng của Việt Á dưới tiêu chuẩn'

BBC: Nhà xưởng của Việt Á, nếu theo tình trạng đúng như báo chí Việt Nam mô tả là quy mô rất nhỏ, điều kiện vật chất sơ sài, nếu xét về tiêu chuẩn an toàn y tế thì có đảm bảo sản xuất được bộ xét nghiệm không?

BS Wynn Trần: Lúc còn học y khoa, tôi có làm nghiên cứu một thời gian trong phòng xét nghiệm nên khi thấy video và báo chí về nhà xưởng của Việt Á, tôi tự hỏi vì sao người ta có thể chấp thuận một phòng lab dưới tiêu chuẩn thế này.

Đầu tiên, xét nghiệm tìm virus Sars-Cov-2 là PCR, là RT-qPCR (Quantitative reverse transcription PCR) là một xét nghiệm đòi hỏi người làm phải cực kỳ cẩn thận vì nó rất nhạy. Bất kỳ thay đổi trong bất cứ thành phần nào của xét nghiệm (từ primer, probe, máy móc …) đều có thể thay đổi kết quả. Vì vậy, máy móc, cơ sở vật chất, sinh phẩm, nước, quy trình, và nhân viên xử lý test đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng và bảo đảm kết quả đồng nhất.

Một vài quan sát của tôi khi xem lab Việt Á từ video YouTube do đài VTV24 quay:

  • Dùng tủ lạnh không đúng tiêu chuẩn: Tủ lạnh là dụng cụ cực kỳ quan trọng trong phòng lab để giữ đúng nhiệt độ để giữ hóa chất và sinh phẩm có chất lượng cao. Tủ lạnh Việt Á dùng là Sanaky, loại dùng để đựng thịt heo gà vịt, có độ biến thiên nhiệt độ cao, hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn ISO 13485.
  • Nước dùng thí nghiệm trong lab PCR phải là nuclease-free, là nước hay dùng trong lab, PCR, trong đó không có các Rnase, DNase activity, endotoxin-free, và không qua xử lý DEPC-treated. Nước Nuclease-free thường chứa trong các hộp nhỏ. Nước trong video cho thấy phòng lab Việt Á là bình chứa nước lớn, không phải là Nuclease-free.
  • Máy và dụng cụ khá cũ: 3 máy ly tâm (centrifuge) nhỏ, 2 máy centrifuge lớn, 1 máy vortex từ những năm 1990.
  • Máy PT- PCR: dàn máy nhìn khá tốt nhưng tôi không thấy quay chi tiết vận hành.
  • Máy đông khô primer và probe, theo quy chuẩn FDA không thấy trong video. Đây là những máy quay trọng cần có để giữ vững chất lượng.
  • Nhân viên: Video nói có 10 nhân viên, có nhân viên nói là mình không biết gì, chỉ làm theo hướng dẫn. Tiêu chuẩn cơ bản cho nhân viên ở lab là phải biết tất cả các dụng cụ trong lab và quy trình bảo vệ an toàn cho người làm lab.

Tóm lại, tôi không ngạc nhiên khi lab này không đạt tiêu chuẩn ISO 13485 về sản xuất chất lượng dụng cụ y khoa.

BBC: Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng tạm thời cho 2 bộ sinh phẩm realtime PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 của Việt Á trong thời hạn 6 tháng vào ngày 4/3/2020 để sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc. Theo thông lệ, các sản phẩm tương tự sau khi hết thời hạn chuẩn thuận ban đầu có cần được phê chuẩn lại/đánh giá lại không?

BS Wynn Trần: Các bộ test thường được đánh giá theo dõi để tiếp tục được cấp phép sau khi đã sản xuất. Ví dụ như Labcorp vẫn thường xuyên được FDA theo dõi và chấp thuận gia hạn bộ test sau ngày 3/16/2010 và được FDA chấp thuận vào tháng 4, tháng 9, và tháng 12/2020.

Lưu ý là mỗi lần gia hạn, Labcrop phải cung cấp thêm hồ sơ chứng minh hiệu quả xét nghiệm.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương phải rà soát lại, kiểm soát người về từ 4 địa bàn TP HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai

NGUỒN HÌNH ẢNH,SUCKHOEDOISONG.VN

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong một lần lên hình của đài báo VN

Vấn đề chịu trách nhiệm trước công chúng

BBC: Theo ông, nên hiểu thế nào về tính chịu trách nhiệm trước công chúng khi Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế Việt Nam lúc mới nhận được thông báo WHO 'đã tiếp nhận hồ sơ' (4/2020) thì tuyên bố 'hồ sơ được WHO phê chuẩn', trong lúc tháng 10/2020 nhận được thư bác bỏ từ WHO lại không lên tiếng đính chính việc đã 'sơ suất hiểu sai' thông báo 4/2020?

BS Wynn Trần: Trách nhiệm trước công chúng trong y khoa và nghiên cứu là một khái niệm không xa lạ với dân khoa học. Nhà nghiên cứu, nhà quản lý, và tổ chức chính phủ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin khoa học và minh bạch nhằm bảo vệ con người.

Tại Hoa Kỳ, đây là luật nghiên cứu quốc gia năm 1974 do Tổng thống Nixon ký. Tổ chức phi lợi nhuận PRIM&R cũng được thành lập để giữ trách nhiệm trước công chúng về các nghiên cứu y khoa.

Trong chuyện bộ xét nghiệm Việt Á, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam có đến 6 tháng để đính chính hiểu sai về EUL (từ tháng 4 đến tháng 10/2020) và có 14 tháng để sửa sai (từ 10/2020 đến 12/2021) nhưng họ không làm.

Đây là lỗi nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch Việt Nam do bộ xét nghiệm này đã bán rộng rãi ở 62 tỉnh thành.

Còn trách nhiệm và lỗi cụ thể thế nào thì phải do cơ quan điều tra kết luận.

BBC:Ngoài Việt Á, còn có một công ty khác của Việt Nam là Sao Thái Dương tuyên bố sản phẩm bộ xét nghiệm Covid của họ cũng được WHO phê chuẩn, và Bộ Y tế VN cũng đưa sản phẩm của công ty này vào danh sách giới thiệu sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về thông tin này?

BS Wynn Trần: Theo WHO thì bộ xét nghiệm của Sao Thai Duong (EUL 0529‐211‐00) không được chấp thuận (trang 3), lý do là chưa đủ tiêu chuẩn, chưa được đánh giá, hoặc do họ đã tự động rút đơn.

Test kit Việt Á: Cuộc chiến tranh quyền đoạt vị giữa các phe nhóm lợi ích giữa đại dịch tại Việt Nam 

Mẹ Nấm (Danlambao)
 - Tháng 3/2020, thông tin Việt Nam tự sản xuất bộ xét nghiệm COVID-19 được đẩy tràn lên mặt báo bằng những lời tuyên truyền có cánh.

Test kit Việt Á là tên gọi của bộ sinh phẩm (bộ kit) phát hiện nhanh virus nCoV, nhưng bộ kit real-time RT PCT o­ne step. Đây là công trình nghiên cứu khoa học của Học viện Quân y và cũng là sản phẩm duy nhất được cấp “giấy thông hành” bởi Hội đồng KH&CN cấp quốc gia, Bộ Y tế, và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương sau kiểm nghiệm lâm sàng.

Thượng tá Hồ Anh Sơn – Phó Giám đốc Học viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y, Trưởng nhóm nghiên cứu đề tài – cho hay: Trước một mầm bệnh mới nổi (chủng mới của virus corona), một phản xạ hết sức tự nhiên của các bác sỹ Học viện Quân y đó là nhờ các nhà khoa học nước ngoài cung cấp thông tin về virus corona.

“Khi đó (tháng 1/2020), chúng tôi chưa nghĩ đến việc sẽ nghiên cứu bộ sản phẩm kit test nhanh. Dần dần, chúng tôi tối ưu các quy trình trong phòng thí nghiệm, song song với đó là ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ, Học viện Quân y về đề tài sản xuất kit phản ứng nhanh.”

Ngay trong tuần đầu tiên sau khi quyết định được giao vào ngày 07/02, Công ty Công nghệ Việt Á và Học viện Quân y đã phối hợp triển khai nghiên cứu, sau 2 tuần đã có sản phẩm đầu tiên.(1)

Nhìn lại bối cảnh ra đời của test kit Việt Á để thấy rằng công ty này có phần của phe nhóm quân đội. Và không phải tự nhiên lúc này Việt Á lên đường.

Phe nhóm, cá nhân nào đủ quyền lực để ra lệnh cho Học viện Quân y "giao" công trình nghiên cứu khoa học có giá trị của họ cho Công ty Công nghê Việt Á để hợp tác sản xuất đại trà?

“Công ty Việt Á có tên cũ Công ty CP thương mại, sản xuất và dịch vụ Việt Á, được thành lập vào tháng 2/2007, có trụ sở chính tại 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Đến tháng 10/2009, công ty này đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 3, nâng vốn điều lệ doanh nghiệp lên 5 tỉ đồng, với danh sách cổ đông sáng lập gồm 3 người. Đến tháng 11/2013, Công ty Việt Á thực hiện đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 4, kinh doanh trong 71 ngành nghề, vốn điều lệ doanh nghiệp được tăng lên 10 tỉ đồng, tỉ lệ nắm giữ cổ phần của 3 cổ đông sáng lập không thay đổi. Tháng 8/2015, Việt Á đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần thứ 5, nâng vốn điều lệ doanh nghiệp lên 200 tỉ đồng.
Tháng 10/2017, đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 6 (lần gần đây nhất), vốn điều lệ doanh nghiệp được nâng lên 1.000 tỉ đồng. Điều đáng lưu ý là khi tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng thì tỉ lệ góp vốn của 3 cổ đông sáng lập vào Công ty Việt Á không thay đổi, cả 3 cổ đông vẫn nắm giữ khoảng 20% cổ phần vốn doanh nghiệp, như vậy có khoảng 800 tỉ đồng được các cổ đông khác đã bơm vào doanh nghiệp.”(2)

Việc giao một công trình khoa học cho một công ty mà đến khi bị CO03 vào cuộc điều tra làm rõ mới phát hiện ra xưởng sản xuất quy mô nhất chỉ có 10m2 cho thấy đây là một quyết định mang tính chỉ đạo hệ thống. Các bộ, ban, ngành phối hợp với nhau, bày binh bố trận rất nhịp nhàng để rút ruột ngân sách, móc túi dân nghèo và ăn chia có hệ thống từ giữa năm 2020 đến ít nhất tháng 7, tháng 8/2021. Chỉ có một tổ chức là đảng Cộng sản mới có thể làm được phần việc này, Vì vậy đây là tham nhũng có tổ chức và theo hệ thống.

Test kit Việt Á được tạo điều kiện rất thuận lợi từ khâu cấp phép thần tốc đến tuyên truyền và chào bán rất “đúng quy trình”.

- Ngày 2/3/2020, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành Quyết định số 489/QĐ-BKHCN thông qua kết quả đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)” vào ngày 2/3/2021.

- Ngày 3/3/2020, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài này đã họp và đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho 2 bộ sinh phẩm realtime PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 (LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-PCR Kit, LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit).
 
- Ngày 4/3/202, Bộ Y tế đồng ý cấp phép cho kit test của VietACorp và Học viện Quân y.(3)

Bộ Khoa học Công nghệ phát đi thông tin “Bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2: Thành công từ “nhiều mũi giáp công” hồi tháng 3/2020. Đến tháng 4/2020 thông tin "Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận" được Bộ KH-CN công bố được hàng trăm tờ báo đồng loạt đưa tin. Hiện nay loạt bài này đã bị xóa. Bộ test kit Việt Á được chào báo ở 62/63 tỉnh, thành phố với giá 470,000đ bị phát giác là “thổi phồng” “chi hoa hồng đậm tay”. Lúc này báo chí mới vào cuộc? Cả hai năm nay, không một cơ quan báo chí nào vào cuộc điều tra năng lực sản xuất, khả năng kinh doanh cùng các thông tin về Việt Á cho tới khi được phát lệnh mở miệng. Tại sao?

Quay trở lại với công trình nghiên cứu khoa học của Học viện Quân y. Đây là công trình khoa học và có kết quả theo chuẩn khoa học và ứng dụng khoa học của nghiên cứu này là ổn. Từ nền tảng của các nhà khoa học chân chính, phe nhóm bên trong đảng đã ra tay biến hoá thành công cụ để hệ thống tham nhũng có tổ chức quy mô kia khai thác kiếm lợi.

Trong phi vụ Việt Á lần này, đảng đã hút máu người dân Việt Nam đến hai ba lần. Đảng dùng tiền ngân sách tài trợ nghiên cứu, có kết quả thì đem ra chỉ định công ty khai thác thành quả để kinh doanh kiếm lợi và tiếp tục sử dụng tiền thuế để chi mua thành phẩm từ thành quả kia.

Việt Á là ví dụ điển hình cho thấy các phe nhóm bên trong đảng đánh nhau để tranh giành lợi ích và quyền lực.

Tuy nhiên, cho dù phe nào thắng thì nhân dân cũng bại bởi các băng nhóm lợi ích vẫn tiếp tục tồn tại cùng đảng để ăn chia bầu sữa ngân sách, tài nguyên quốc gia.

Chú thích:


Việt Á và Vingroup

Mẹ Nấm (Danlambao) - Phan Quốc Việt Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Viet A Corp) bị khởi tố và bắt giam vì thổi giá test kit. Sau vụ bắt giữ này là hàng loạt cuộc thanh tra toàn diện ở 62 tỉnh, thành phố vì liên quan đến các gói thầu mua sắm.

Việt Á và Vingroup có liên quan gì với nhau?

- Tháng 3/2020, Học viên Quân y và Việt Á kết hợp để sản xuất test kit. Việt Á chiếm thế thượng phong.Đến tháng 4/2020, test kit Việt Á được cấp phép và quảng bá rầm rộ bởi đây là bộ xét nghiệm made in Vietnam đầu tiên.

- Tháng 7/2020, Vingroup công bố thông tin Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa phát triển thành công 2 bộ kit xét nghiệm virus corona (VinKit), đạt chất lượng tương đương các sinh phẩm chẩn đoán theo khuyến cáo của WHO. "Bộ kit này đã tăng tốc độ xét nghiệm lên gấp 2 lần so với các bộ kit đang có trên thị trường. Đây là điều quan trọng trong việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh. Hiện chúng tôi đang khẩn trương thực hiện quy trình sản xuất và làm thủ tục cấp số đăng ký để lưu hành rộng rãi" -GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec

Có thể thấy rằng trong năm 2020, hai bộ xét nghiệm của Vingroup là VinKit là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với test kit Việt Á nhưng lại im hơi lặng tiếng. Vingroup không tham gia được vào xới bạc độc quyền xét nghiệm này như Việt Á.

- Ngày 3/6/2021, CTCP Tập đoàn Vingroup đã thành lập CTCP Công nghệ sinh học Vinbiocare (Vinbiocare) với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu. Trong đó tập đoàn Vingroup chiếm 69% cổ phần, bà Phan Thu Hương nắm giữ 1%, ông Phan Quốc Việt nắm giữ 30%. (Tạm tính với phần góp vốn của ba thành viên trong Vinbiocare thì Vingroup góp 138 tỉ, Phan Quốc Việt 60 tỉ, bà Phan Thu Hương 2 tỉ). (1)

- Tháng 10/2021, giới quan sát đặt câu hỏi liệu Vingroup có nâng giá test kit xét nghiệm hay không khi lộ ra công văn số 7263/BYT-KH-TC do Bộ Y tế xin ý kiến về phương án lực chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để mua sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV–2... Trong đó Bộ Y tế tiết lộ đã ký thỏa thuận khung với Vingroup để mua 10 triệu bộ test Realtime RT-PCR, 15 triệu bộ test nhanh kháng nguyên do Úc và Hàn Quốc sản xuất với tổng giá trị 1,920 tỷ (hơn $84 triệu).

Thông tin này có thể khiến giới quan sát nhận định lợi ích của Việt Á và Vingroup có xung đột khi Việt Á chính là công ty đã và đang cung cấp sinh hóa phẩm, test kit xét nghiệm cho 62/63 tỉnh, thành phố.

Ngay sau khi Phan Quốc Việt bị bắt, báo chí đưa tin về quá trình thành lập và góp vốn của Công ty CP Việt Á cho thấy 3 thành viên sáng lập của Việt Á giữ tổng cộng 20% trong số vốn đăng ký 1.000 tỉ đồng. Nếu 3 nhân vật chính của công ty chỉ góp 200 tỉ vậy còn 800 tỉ còn lại do ai góp? Ngoài ra nếu Phan Quốc Việt có đóng góp 60 tỉ vô Vinbiocare thì có thể thấy nhân vật này không phải là tay ngang nữa mà đã chơi canh bạc chiếu trên và tất nhiên đã được chọn mặt gởi vàng đại diện cho các sân sau.

Việt Á bị phanh phui lúc này có liên quan gì đến Vingroup?

Trong bối cảnh Vingroup sắp cho ra mắt bộ xét nghiệm VinKit thì việc chứng minh có tham nhũng, bao che trong lĩnh vực đấu thầu y tế chính là phương thức quảng bá hiệu quả nhất.

Trả lời báo Thanh Niên hồi ngày 2/10/2021, sau khi thông tin Vingroup đội giá bộ xét nghiệm của Hàn Quốc lên, ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup đã tiết lộ thông tin tập đoàn này sắp có nhà mát sản xuất test kit như sau:

Ông nói Vingroup không kinh doanh kit test nhanh nhưng Vingroup sắp có nhà máy sản xuất sản phẩm này? Liệu hai câu chuyện này có mâu thuẫn với nhau không?

- Chúng tôi không kinh doanh, dự án sản xuất test nhanh của Vingroup là dự án phi lợi nhuận. Việc sản xuất này xuất phát từ nhu cầu chống dịch, bảo vệ sức khỏe của người dân và nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo tự lực, tự chủ nguồn cung kit test cho Việt Nam trong bối cảnh “bình thường mới”. “Chúng tôi đã có thỏa thuận chuyển giao công nghệ với Công ty NG Biotech của Pháp, theo đó giai đoạn 1 sẽ nhập nguyên vật liệu từ công ty này và gia công đóng gói tại Việt Nam, sẽ bán cho các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Tới đây, khi bắt đầu sản xuất, chúng tôi sẽ cung cấp trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp với giá gốc, giúp giảm chi phí xét nghiệm cho họ và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế….”(2)

Đương nhiên lời hứa bao giờ cũng hay và đẹp. Giá gốc là giá nào khi chính Vingroup cũng nhập test kit Hàn Quốc về bán lại với giá cao hơn thực tế trong khi doanh nghiệp chào tận gốc chỉ có $2? Vingroup mua tặng 20 triệu test kits, mua “bán lỗ” 15 triệu test kits để rồi cuối cùng vẫn có thể ẵm trọn là $84,120,000 từ ngân sách nhà nước (tức tiền thuế dân) do Bộ Y tế phê duyệt. (2)

Việt Á và Vingroup là hai đối thủ có tên cùng nhiều chân rết ẩn danh đang cạnh tranh rất khốc liệt để tranh nhau để ăn cho bằng hết miếng bánh ngân sách chống dịch. Tuy nhiên cả hai đối thủ này không thể cạnh tranh theo đúng kiểu thị trưởng mở và minh bạch. Bởi lý do đơn giản có thể hiểu là cả hai đang phục vụ cho các quan lớn và ăn chia với nhau.

Vì vậy mới có chuyện một đối thủ cạnh tranh lại góp vốn vào để liên doanh cùng Vinbiocare như Việt Á.

Với ngân sách dự trù chống dịch và phục hồi kinh tế mà đảng Cộng sản dự trù lên tới $4,5 tỷ thì canh bạc quyền lợi này cho thấy cả Việt Á và Vingroup đều là những băng nhóm lợi ích bắt tay cùng đảng thao túng để cấu xé ngân sách, vơ vét tài nguyên. Và cho dù bên nào thắng thì nhân dân vẫn là người chịu thiệt hại chính trong các thương vụ kiểu này.

Chú thích:



< A >
Ngân sách chống dịch – miếng bánh ngon mà các băng nhóm lợi ích tranh nhau chia phần

Mẹ Nấm (Danlambao) - Câu chuyện Công ty Cổ phần Việt Á thổi giá kit bị khởi tố, hàng loạt cá nhân bị tống giam chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Bởi theo dòng thông tin mà báo chí được phép công bố lúc này, chi phí sản xuất bộ kit Việt Á đã được Bộ KH-CN tài trợ nên giá chào bán nằm ở mức 400.000 - 600.000 đồng/bộ.

Theo danh sách các sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-C0V-2 đã được cấp số đăng ký, cấp giấy phép nhập khẩu và khả năng cung ứng, giá bán do đơn vị cung ứng công bố mà Bộ Y tế cập nhật đến ngày 2-7-2021, bô kit do Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất có giá 470.000 đồng/test. Bên cạnh báo giá cũng ghi chú: giá 470.000 đồng/test đối với đơn hàng dưới 500.000 test, giá 367.000 đồng/test đối với đơn hàng từ 500.000 test đến 1 triệu tesst; giá 315.000 đồng đối với đơn hàng từ 1 triệu đến 5 triệu test và giá 220.000 đồng/test với đơn hàng từ 5 triệu test trở lên.(1)

Thời điểm Công ty Việt Á niêm yết giá trên Cổng công khai giá là 470.000 đồng/sản phẩm, thì Công ty Sao Thái Dương niêm yết giá loại xét nghiệm PCR là 300.000 đồng/sản phẩm và xét nghiệm LAMP giá 385.000 đồng/sản phẩm, Công ty Ampharco U.S.A giá 179.800 đồng/sản phẩm; 15 sản phẩm PCR nhập khẩu đã được cấp phép đăng ký và niêm yết giá từ 280.000 đồng đến 600.000 đồng/sản phẩm.(2)

Có thể thấy ở dây theo bảng giá này, test kit rẻ nhất thuộc về Công ty Ampharco U.S.A với giá 179,800đ. Vậy tại sao giá rẻ nhất lại không được chọn?

Tại sao báo chí đồng loạt thông tin 61/63 tỉnh thành phố mua test kit Việt Á và thông tin cùng số lượng, cách thức đấu thầu lại không được công bố? Phải chăng đây chính là cách rung cây dọa khỉ, mở đường cho hành trình chạy án đối với các nhóm đối tượng có liên quan đến mua sắm trang thiết bị vật tư y tế từ Việt Á sau khi Giám đốc CDC Hải Dương bị bắt vì nhận hoa hồng trong các gói thầu lên gần 30 tỷ đồng?
Việt Á có một mình một chợ không?

Câu trả lời là không!

Điểm lại các màn đánh nhau chia phần miếng bánh ngân sách chống dịch.

Tháng 7/2021:

Sao Thái Dương lộ diện khi PR quá đà cho viên nang cứng Kovir chưa được cấp phép nhưng đã đưa vào hỗ trợ điều trị COVID-19. Giá thuốc này đã được lên đến 1 triệu đồng 1 hộp trong bối cảnh tháng 7/2021 khi toàn dân bắt đầu hoảng loạn ở đợt dịch bùng phát lần thứ 4.(3)

Sao Thái Dương trước đó được Bộ Y tế chống lưng bằng công văn số 5944/BYT-YDCT. Trong công văn này, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 gồm: Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên, Viên nang Kovir, Bạch địa căn, Siro Viêm họng, Siro Dưỡng âm bổ phế, Siro Ngân kiều, Hạnh tô, Vệ khí khang, Hoạt huyết Nhất Nhất, Viên nang Imboot, Xuyên tâm liên, Viên nang Nasagast - KG… Tất cả các loại thuốc trên chưa hề qua thử nghiệm về công năng điều trị Covid nên không rõ vì lý do gì mà Bộ Y tế ra công văn quảng cáo này khiến cho giá thuốc được đẩy lên chất ngất, toàn dân thi nhau tích trữ. Và cuối cùng Bộ Y tế lại ra tiếp công văn 5967/BYT-YDCT để thu hồi công văn quảng cáo trá hình trên.

Tháng 10/2021:

Vingroup với nghi án thổi phồng giá kit xét nghiệm nhập từ Hàn Quốc bị rò rỉ cũng từ một công văn chỉ định thầu của Bộ Y tế với tổng giá trị mua sắm lên đến $84,120,000 trong lĩnh vực kit xét nghiệm và sinh hóa phẩm phục vụ xét nghiệm.

Theo công văn mà Bộ Y tế “đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước để mua lại toàn bộ số sinh phẩm xét nghiệm mà Tập đoàn VinGroup hỗ trợ mua trước” “với mức giá thấp hơn giá thị trường hiện nay, hoàn toàn không hưởng lợi” thì VinGroup đã chi $84,120,000 (Tám mươi bốn triệu, một trăm hai mươi ngàn đô la) tương đương 1,926,348,000,000VNĐ (Một ngàn chín trăm hai mươi sáu tỷ, ba trăm bốn mươi tám triệu đồng). VinGroup được chọn là nhà thầu đặc biệt vì Bộ Y tế áp dụng Điều 26 Luật đấu thầu do “chủ sở hữu sản phẩm SD Biosensor đã ủy quyền cho Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh Hatech/Úc rồi đơn vị này lại tiếp tục ủy quyền cho Công ty TNHH Đầu tư Kỹ thuật VLINK độc quyền nhập khẩu nên Bộ Y tế không thể lựa chọn đơn vị nào khác. Tuy nhiên Tập đoàn VinGroup đã đàm phán và các đơn vị nhập khẩu nêu trên đã đồng ý cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu với mức phí rất thấp để đóng góp cho công tác phòng dịch: 0,15% tổng giá trị lô hàng, giá thị trường phải khoảng 1% giá trị lô hàng”

VinGroup nhập test kits SD Biosensor/Hàn Quốc.

Giá bán lẻ một hộp test kits STANDARD Q COVID-19 Ag Test được rao bán công khai $75.

Đây là giá bán lẻ, nếu mua sỉ với số lượng lớn chắc chắn sẽ có giá ưu đãi rất tốt.

$75 x 22,900đ (tỷ giá Bộ Y tế công bố) = 1,717,500/hộp/25 test kits

Tuy nhiên về tới Việt Nam. Standard Q Covid-19 Ag Test của Hàn Quốc, có giá 4.452.000 đồng/hộp 25 
test (178.080 đồng/test). Mức giá này đã được điều chỉnh giảm gần 500.000 đồng/hộp so với giá trong lần công bố ngày 13/7.

Đây có phải là hàng VinGroup hỗ trợ, tài trợ với mức giá tốt nhất hay chưa hẳn Bộ Y tế biết rõ hơn ai hết.(4)

Và cuối cùng là tháng 12/2021, Việt Á bị phanh phui.

Câu chuyện kinh doanh khởi nghiệp làm giàu của Việt Á vốn rất ly kỳ khi báo chí tập trung đăng ty công ty này đã thu được 4,000 tỷ giữa đại dịch. Tuy nhiên nếu tổng hợp kỹ các chi tiết mà báo chí được phép công bố thì những thông tin cứng như nguồn nhập nguyên liệu, xuất xử quốc gia mà Việt Á gia công bộ xét nghiệm và giá gốc nhập về đều không thấy công bố. Đây có phải là bí mật quốc gia hay không? Vì ngày nào chưa làm rõ những thông tin cơ bản này, ngày đó người dân còn hoang mang với việc bị ngoáy mũi mỗi ngày mà không biết mình đang sử dụng sản phẩm nào, chất lượng ra sao? Khi công an vô cuộc, nhiều tỉnh thành chối bỏ trách nhiệm có liên quan đến Việt Á, vậy lấy đâu ra thông tin 62/63 tỉnh thành phố mua sắm bộ kit Việt Á?

Một thông tin đáng chú ý khác, Việt Á đã đầu tư máy móc xét nghiệm đem cho nhiều địa phương mượn và cử luôn người đến hướng dẫn vận hành trước khi các tỉnh này quyết định mua test kit như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bắc Giang, Nghệ An…(5)

Riêng tại TpHCM, Công ty Việt Á đưa nhân lực và trang thiết bị đến cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu (hiện là Trung tâm hồi sức Covid-19 1.000 giường) thực hiện công việc xét nghiệm. Sau đó, Tập đoàn Vingroup ngỏ lời thanh toán phần chi phí mà Công ty Việt Á đã hỗ trợ thành phố và được TP.HCM chấp thuận. “Từ đó cho đến khi Việt Á rút ra khỏi cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu thì thành phố không mua sắm trang thiết bị và vật tư tiêu hao của doanh nghiệp này” – Thông tin từ Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai.(6)

Nhìn lại các diễn biến trên có thể thấy, ngay từ khi đợt dịch lần 4 bùng phát, các nhóm lợi ích đã tranh thủ mọi ngã đường để hợp tác với Bộ Y tế và các tỉnh thành. Họ bày binh bố trận từ trung ương đến địa phương để ăn chia với nhau. Lấy ví dụ câu chuyện Vingroup ngỏ lời hỗ trợ thanh toán phần chi phí mà Việt Á đã chi cho TpHCM có thể thấy Vingroup đứng ra trả tiền cho Việt Á. Đây là quan hệ dịch vụ giữa hai đối tác tư nhân nhưng nó được "bảo chứng" bởi Sở Y tế TpHCM thông qua cái gọi là "tài trợ". Vingroup trả bao nhiêu cho Việt Á ở gói "tài trợ" này có thể tạm xem là chuyện làm ăn của họ. Nhưng ai làm marketing cũng hiểu tài trợ phải đi đôi với quyền lợi của bên tài trợ. Và tất nhiên Vingroup thừa sức và lực để thu về khoản lợn nhuận có được từ tài trợ mà ra. Đơn cử như họ có thể chen ngang để mượn vaccine Moderna, hay trúng thầu gói kit lên đến $84,120,000. Đây là chiêu thức thả con tép, bắt con tôm hùm.

Điều quan trọng có thể thấy rõ nhất chính là thông qua chiêu thức hợp tác / tài trợ kiểu này có bàn tay môi giới/giới thiệu hay chỉ đạo trực tiếp/gián tiếp từ Bộ Y tế và cả Ban Điều hành chống dịch từ TW đến địa phương. Và đây chính là cơ chế làm ăn ở Việt Nam mà không ai làm khác được. Không có một tay mơ nào có thể chen ngang làm ăn mà không có sự kiểm tra, phê chuẩn và giám sát từ TW.

Khi các phe nhóm tranh quyền đoạt vị, phân chia quyền lợi, chia lãnh địa thì chiến lược chống dịch của đảng mới lộ ra bao bất cập, bao sai lầm, bao thiếu sót từ TW đến địa phương trong thời điểm ngàn cân treo sợi tóc của giai đoạn đầu, chiến lược của đợt dịch thứ 4. Mọi thứ không có tổ chức khoa học, không có nhân tố lãnh đạo tập trung, không có chiến thuật/chiến lược... coi như tay không ra bắt giặc virus và vì thế tha hồ để cho mọi phe nhóm kiếm ăn trên tính mạng của dân, kiếm ăn trên an ninh sức khoẻ của toàn dân, trên an ninh quốc gia... Cái giá phải trả quá đắt và vì thế Việt Nam mới hân hạnh được Bloomberg xếp cuối bảng trong chỉ số phục hồi đại dịch và là nơi xấu nhất để đến trong lúc này bởi vì đại dịch.

Thế lực chống phá Việt Nam giữa đại dịch chính là các phe nhóm băng đảng như Việt Á, Sao Thái Dương, Vingroup… cùng cácquan chức trong đảng đứng phía sau các phe nhóm này. Đảng có dám, có đủ bản lĩnh để dẹp hết các phe nhóm, băng đảng tư bản hoang dã do đảng đẻ ra để khai thác không?

Đương nhiên hỏi tức là tự trả lời, đảng đâu có dại mà tự mình bắn vào chân mình, nên như thường lệ, đảng sẽ vẽ ra “thế lực thù địch, phản động” để đổ lỗi và mị dân.

Chú thích:









Ăn tiền phủi tay:  Bộ y tế có vô can trong vụ nâng giá xét nghiệm của công ty Việt Á?

< A >
Hương Khê (Danlambao)
 - Mấy ngày nay báo chí đồng loạt đưa tin về việc Phan Quốc Việt, giám đốc công ty Việt Á bị bắt đã làm chấn động dư luận.

Báo Tuổi Trẻ ngày 19/12 đưa tin: “Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, và giám đốc CDC Hải Dương để điều tra vụ "thổi giá" kit xét nghiệm. Mức giá đang được cho là đã "thổi" là 470.000 đồng/bộ test”(1).

Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, còn nhiều tỉnh thành mua kit test của Việt Á với mức giá từ 470.000 đồng/bộ test PCR như ở Hải Dương, thậm chí mua ở mức giá cao hơn.

Nam Định mua 13.536 bộ test tương tự của Việt Á, giá 509.250 đồng/bộ. Đà Nẵng đã mua của Công ty Việt Á 70.000 kit test với giá hơn 509.000 đồng v.v...

Thủ đoạn lừa đảo: Hợp thức hóa hồ sơ chỉ định thầu

Sau khi hai bên thống nhất giá cả, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách công ty sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (công ty liên danh, công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho công ty theo giá do công ty đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.

Tháng 4/2020, Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm test COVID-19 của Công ty Việt Á.

Đến nay, Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.

Theo thông tin từ VTV24, thì đội ngũ sản xuất kit test của Việt Á chỉ có 10 người, với máy móc rất thô sơ với mấy cái tủ lạnh, tủ cấp đông dân dụng mà chúng ta vẫn hay dùng, khi phỏng vấn nhân viên của Việt Á thì họ bảo họ chỉ có mỗi việc lấy nguyên liệu do TGĐ cung cấp, họ không biết nguồn gốc, về để pha chế và đóng hộp.

Cũng theo báo Tuổi Trẻ: Trụ sở chính của Công ty Việt Á chỉ có cái biển hiệu đặt nhờ, không có nhân viên.

“khi chúng tôi đi xác minh thì chủ nhà này nói Việt Á chỉ mượn chỗ để đặt cái bảng hiệu gần 10 năm. Tại đây không có nhân viên hay tài liệu”

Dư luận nghi ngờ rằng, Việt Á nhập hàng Tàu trôi nổi với giá rẻ mạt về đóng hộp dán tem Made in Việt Nam rồi đem bán chứ nghiên cứu chế tạo mẹ gì đâu với 10 nhân công, có chú còn chả học hành gì, chỉ biết pha trộn như trẻ con chơi đồ hàng!

Điều này giải thích vì sao người ta đề ra chủ trương chọc mũi toàn dân. Vì “cứ chọt là phọt ra tiền”. Vì vậy mà bí thư phường Vĩnh Phú ở Bình Dương đã bất chấp pháp luật và đạo lý, cưỡng chế bằng được bà Hoàng Thị Phương Lan đưa đi chọt mũi.

Điều đáng nói, Phan Quốc Việt lợi dụng tình hình dịch bệnh để bắt tay với giám đốc CDC một số địa phương nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 để hưởng lợi bất chính số tiền lớn.

Chỉ riêng Giám đốc CDC Hải Dương được Việt Á lại quả gần 30 tỉ đồng.

Vậy những địa phương mua nhiều hơn Hải Dương với giá cao hơn thì sẽ được lại quả bao nhiêu? Ai dám chắc Phan Quốc Việt sẽ không chi cho người nào khác nữa với số tiền tương tự hoặc lớn hơn?

Dư luận cho rằng Bộ Công an cần mở rộng điều tra tất cả những đơn vị trên cả nước đã từng mua bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, nhằm lật mặt những con kền kền ẩn nấp trong bộ y tế và các địa phương, nhằm róc rỉa xương thịt đồng bào trên nỗi đau đồng loại. Đặc biệt, trong vụ việc này có dấu hiệu của sự cấu kết giữa lãnh đạo CDC một số tỉnh, thành với doanh nghiệp này. Cũng cần phải làm rõ trách nhiệm của những cá nhân liên quan, không chỉ là đơn vị CDC của các tỉnh. Bởi, khi mua sắm trang thiết bị y tế ở địa phương nào đó không chỉ mỗi ông giám đốc CDC có thể tự quyết mà còn phải trải qua nhiều khâu, nhiều ý kiến của cá nhân tổ chức.

Nếu không có kẻ chống lưng và hỗ trợ thì làm sao Việt Á có quan hệ với hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước?

Theo thông tin báo chí thì 3 cổ đông lộ mặt của Việt Á chỉ nắm có 20% cổ phần. Còn 80% kia của ai thì báo không dám viết.

Ngày 8/9/2021, bộ trưởng y tế Nguyễn Thành Long ra công điện 1346/CĐ-BYT, chỉ đạo “thần tốc xét nghiệm trên diện rộng” tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid trên toàn quốc, trong đó xác định thần tốc xét nghiệm trên diện rộng là then chốt”, để tiêu thụ Kít test cho Việt Á!

Việt Á quảng cáo rằng, bộ xét nghiệm của họ được nước Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE), cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS); Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm cho phép lưu hành toàn cầu.

Thế nhưng báo Tuổi Trẻ hôm nay có bài: “WHO không phê duyệt bộ xét nghiệm của Việt Á”(2).

Vì lợi nhuận đám quan lại nhắm mắt phê duyệt bộ KIT xét nghiệm khi chưa được WHO thông qua, đã vậy còn dối trá bịp bợm, là hà hơi, tiếp sức cho hành vi tội ác, trời không dung, đất không tha, là tột cùng của tội ác.

Hốt hoảng trước sự việc đang dần bị phanh phui, bộ y tế đã nhanh chóng phủi tay bằng việc ra thông cáo báo chí, từ ngày 28/9 đến ngày 29/9, bộ y tế đã gửi đi hai thông cáo báo chí, giải thích xung quanh các ý kiến về giá kit xét nghiệm đang được cho là có bất thường. Bộ Y tế khẳng định chưa mua test nhanh, việc đấu thầu do đơn vị, địa phương tự làm.

Tháng 11/ 2021, Bộ Y tế bị chất vấn trước Quốc hội về chuyện loạn giá các bộ xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã nói loanh quanh rằng “các đơn vị quá bận phòng chống dịch nên yêu cầu “thực thanh thực chi” cũng có phần chưa được quan tâm”.

Vậy vai trò và trách nhiệm của bộ y tế trong việc tiếp tay cho bọn tội phạm, nâng giá xét nghiệm nhằm bòn rút tiền thuế, là mồ hôi xương máu và nước mắt của dân để làm giàu bất chính là gì?

Việc Việt Á thổi giá bán trang thiết bị vật tư y tế cho các bệnh viện công và các công ty y tế do nhà nước quản lý đã có từ thời mụ phù thủy Kim Tiến còn làm bộ trưởng.

Do đó vụ vụ nâng giá xét nghiệm lần này chỉ là giọt nước làm tràn ly mà thôi.

Vấn đề là vụ này sẽ bị bóc đến đâu, quan lại cỡ nào sẽ bị vào lò? Vì ném chuột có sợ vỡ bình. Hay nói như ông Trọng là chống tham nhũng khó là vì ta đánh ta?

Chú thích:




Chính quyền CSVN:  Guồng máy MAFIA bóc lộc nhân dân do BK chủ động với sự bảo trợ của TQ

Vì sao nghiên cứu khoa học cấp quốc gia rơi vào tay Công ty Việt Á?


Từ kết quả nghiên cứu khoa học thực hiện nhiệm vụ quốc gia với kinh phí gần 19 tỉ đồng ngân sách, Công ty Việt Á - một doanh nghiệp tư nhân bỗng dưng được ứng dụng sản xuất để “thổi giá”, thu tiền.

Bộ KH-CN hôm qua (26.12) đã đăng tải trên cổng thông tin điện tử về bộ kit xét nghiệm Covid-19 liên quan đến Học viện Quân y phối hợp với Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Theo đó, từ tháng 2.2020, các đơn vị này đã thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ cấp quốc gia có mã số ĐTĐL.CN.29/20, với tên gọi đầy đủ: “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV)”.

< iframe src="about:blank" marginwidth="0" marginheight="0" frameborder="0" width="100%" height="100%" scrolling="NO" style="box-sizing: inherit; color: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; position: absolute; left: 0px; top: 0px; padding: 0px; border-width: initial; border-style: none; width: 640px; height: 362.986px;">< /iframe>
Covid-19 sáng 27.12: Cả nước 1.651.673 ca nhiễm | Tiêm vắc xin ngay cho F0 vừa khỏi bệnh

“Nhiệm vụ quốc gia” được cấp ngân sách gần 19 tỉ đồng

Nhiệm vụ này do Học viện Quân y chủ trì, có 17 thành viên tham gia. Trong đó, PGS-TS Hồ Anh Sơn (Học viện Quân y) làm chủ nhiệm nhiệm vụ cùng với 12 người khác là cán bộ thuộc Học viện Quân y là thành viên. 4 thành viên còn lại đều thuộc Công ty Việt Á, trong đó có ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á (người vừa bị Bộ Công an khởi tố, bắt giam - PV).

Vì sao nghiên cứu khoa học cấp quốc gia rơi vào tay Công ty Việt Á? - ảnh 1

Bộ kit xét nghiệm Covid-19 mang lại doanh thu 4.000 tỉ đồng cho Công ty Việt Á

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ KH-CN

Đáng chú ý, tổng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học này là 18,98 tỉ đồng, được chi từ ngân sách sự nghiệp khoa học. Thời gian thực hiện theo hợp đồng đã ký kết từ tháng 2.2020 - 7.2021. Thời gian thực tế thực hiện từ tháng 2.2020 - 10.2021 (sau khi được gia hạn).

Theo thông tin của Bộ KH-CN, nhiệm vụ này sẽ được Bộ KH-CN tổ chức đánh giá, nghiệm thu vào tháng 12.2021 nhưng hiện tại chưa có bất cứ thông tin nào về việc Bộ đã tổ chức triển khai việc đánh giá, nghiệm thu hay chưa.

Trong khi đó, báo cáo kết quả tự đánh giá của nhóm nghiên cứu cũng do Bộ KH-CN công bố hôm qua cho biết nhiệm vụ đã có “những đóng góp mới”, bao gồm: Đã nghiên cứu chế tạo thành công 2 bộ sinh phẩm RT-PCR sàng lọc và real-time RT-PCR phát hiện chủng 2019-nCoV là những sản phẩm nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao, cũng như tính ứng dụng thực tiễn thể hiện bằng những chứng nhận, sản phẩm khoa học là quyết định cấp phép lưu hành 2 bộ sinh phẩm này của Bộ Y tế (Quyết định số 74/QĐ-BYT ngày 4.3.2020; số 5071/QĐ-BYT ngày 4.12.2020); giấy chứng nhận kiểm nghiệm trang thiết bị y tế chẩn đoán in-vitro số 1160/VSDTTƯ-NCYS ngày 18.8.2020 của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư; Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cũng đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sinh phẩm (20.4.2020)...

Vì sao nghiên cứu khoa học cấp quốc gia rơi vào tay Công ty Việt Á? - ảnh 2

Danh sách 17 thành viên thực hiện “nhiệm vụ quốc gia” có ông Phan Quốc Việt, Công ty Việt Á

Nhóm nghiên cứu cũng tự đánh giá đề tài trên đã đạt nhiều hiệu quả khác về kinh tế, xã hội. Trong đó, việc ra đời được bộ sinh phẩm “Made in Vietnam” có ý nghĩa xã hội to lớn “góp phần xây dựng thương hiệu VN trên bản đồ khoa học công nghệ quốc tế”. Mặt khác “đã chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất trên 3 triệu test phục vụ xét nghiệm sàng lọc phát hiện SARS-CoV-2 trên 163 trung tâm, bệnh viện lớn trong cả nước như: Bạch Mai, T.Ư Huế, Đại học Y Hà Nội; CDC Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Dương… Hơn 20 quốc gia đã đàm phán mua bộ sinh phẩm, và đã xuất khẩu trên 500.000 test”...

Báo cáo tự đánh giá này còn cho hay: “Chúng ta không phải mua những kit chẩn đoán nước ngoài với giá thành cao, giúp giảm giá thành sản phẩm, điểm quan trọng nữa là giúp chủ động nguồn cung ứng, đáp ứng nhu cầu dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và khó lường hiện nay, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, giúp ổn định kinh tế - xã hội”.

Current Time0:02
/
Duration2:26
Auto
TP.HCM chưa phát hiện vi phạm liên quan đến Công ty Việt Á

Tiền hậu bất nhất

Thông tin công bố từ Bộ KH-CN cho biết sản phẩm khoa học kit xét nghiệm RT-PCR phát hiện chủng 2019-nCoV đã được ứng dụng từ tháng 3.2020 đến nay do cơ quan ứng dụng là Học viện Quân y và các đơn vị xét nghiệm SARS-CoV-2 trên toàn quốc, mà không có tên Công ty Việt Á.

Trong khi đó, hồi đầu tháng 3.2020, Bộ KH-CN đã tổ chức họp báo công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kit) phát hiện SARS-CoV-2 do Học viện Quân y và Công ty Việt Á thực hiện. Tại cuộc họp báo này, ông Phan Quốc Việt, Giám đốc Công ty Việt Á, cho hay về khả năng thương mại hóa, năng lực sản xuất của VN khoảng 10.000 bộ kit/ngày, với giá thành từ 400.000 - 600.000 đồng/bộ.

Ngày 26.4.2020, Cổng thông tin điện tử của Bộ KH-CN đã công bố đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu cho bộ kit test của Công ty Việt Á. Trong đó nêu rõ: “Ngày 24.4, WHO đã chấp thuận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của VN do Bộ KH-CN giao cho Học viện Quân y và Công ty CP công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất. WHO đã đánh giá bộ kit theo quy trình danh sách khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00”. Trong khi đó trên thực tế, ngày 20.10.2020, WHO công bố báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Á là: Not Accepted - Không được chấp nhận. Sau khi những lùm xùm của Công ty Việt Á xảy ra, Bộ KH-CN đã lặng lẽ gỡ bỏ các thông tin trên.

Chủ nhiệm đề tài nói gì?

Với các thông tin mới do Bộ KH-CN công bố đang đặt ra hàng loạt câu hỏi, vì sao Công ty Việt Á đứng tên cùng với Học viện Quân y thực hiện “nhiệm vụ cấp quốc gia”? Vì sao đề tài khoa học vừa nghiên cứu tháng 2.2020, thì đến tháng 3.2020 đã ra được ứng dụng sản phẩm và được Bộ Y tế cấp phép cho lưu hành?

Báo cáo tự công bố của nhóm nghiên cứu từ đề tài khoa học trên cũng cho biết ứng dụng chuyển giao là bộ sinh phẩm real-time RT-PCR phát hiện chủng 2019-nCoV đã được sử dụng trong phòng chống dịch Covid-19 từ tháng 3.2020 đến nay.

Trả lời báo chí câu hỏi thứ nhất, PGS-TS Hồ Anh Sơn cho biết thông thường, nhiệm vụ khoa học sẽ được tách làm 2 giai đoạn. Giai đoạn nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm, sau khi nghiệm thu sẽ triển khai sản xuất thử nghiệm. Giai đoạn 1, các nhà khoa học đảm nhiệm chế tạo sản xuất quy mô ở phòng thí nghiệm. Giai đoạn 2 do doanh nghiệp chủ trì.

“Công ty Việt Á tham gia cùng nhóm từ những ngày đầu nghiên cứu là bởi tính cấp bách. Hai giai đoạn được tích hợp làm một. Việc chuyển giao gần như đồng thời giữa nhóm nghiên cứu và đơn vị sản xuất để cùng nhau thẩm định kết quả, kịp cho việc sản xuất kit phục vụ phòng chống dịch. Bởi chuyển giao từ quy mô phòng thí nghiệm sang sản xuất mở rộng cần được nghiên cứu, tối ưu tiếp tại cơ sở sản xuất”, ông Sơn nói và cho rằng các nhà khoa học của Học viện Quân y đã làm đúng chức năng nhiệm vụ và nghiên cứu thành công. Học viện Quân y không có chức năng sản xuất cũng như phân phối thương mại sản phẩm.

Trong khi đó, theo Bộ Y tế, việc cấp phép lưu hành sinh phẩm xét nghiệm cho Công ty Việt Á là căn cứ vào kết quả “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút Corona mới 2019 (2019-nCoV)” do Bộ KH-CN phê duyệt, được thực hiện giữa Học viện Quân y và Công ty Việt Á.

Từ các thông tin do Bộ KH-CN và Bộ Y tế cung cấp, dư luận đang tiếp tục đặt câu hỏi vì sao “nhiệm vụ quốc gia” sử dụng tiền ngân sách nhà nước lại trở thành sản phẩm ứng dụng chuyển giao cho doanh nghiệp tư nhân, tạo tiền đề cho Công ty Việt Á “thổi giá”, thu tiền?

Ngày 10.12 vừa qua, Cơ quan CSĐT (C03) Bộ Công an khởi tố vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương và một số đơn vị, địa phương, đồng thời khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tư pháp đối với 7 người có liên quan, gồm: Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á; Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương… Theo C03, từ tháng 4.2020 đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC và sở y tế 62 tỉnh, thành với doanh thu hơn 4.000 tỉ đồng, có dấu hiệu “thổi giá” để thu lợi nhuận bất chính... Chỉ tính riêng 5 hợp đồng bán kit xét nghiệm cho CDC Hải Dương trị giá 151 tỉ đồng, Công ty Việt Á đã chi cho Giám đốc CDC Hải Dương số tiền lại quả 30 tỉ đồng.

'Trụ sở chính' của Công ty Việt Á chỉ có cái biển hiệu đặt nhờ, không có nhân viên, công ty ma chẳng có cơ xưởng, chi mua đồ dỏm made in China về rồi chinh quyền Mafia BK tuyên dương lừa bịp

TTO - Ông Phan Quốc Việt - tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á - vừa bị bắt để điều tra về việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19. Tuổi Trẻ ghi nhận thì tại nơi doanh nghiệp này đăng ký đặt trụ sở, chỉ có cái biển hiệu đặt nhờ.

Trụ sở chính của Công ty Việt Á chỉ có cái biển hiệu đặt nhờ, không có nhân viên - Ảnh 1.

Nơi Công ty Việt Á đặt trụ sở - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Như Tuổi Trẻ o­nline đã đưa tin, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố và bắt giam Phan Quốc Việt - người sáng lập kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á - để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19.

Việt Á đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Tuy nhiên, khi chúng tôi đi xác minh thì chủ nhà này nói Việt Á chỉ mượn chỗ để đặt cái bảng hiệu gần 10 năm. Tại đây không có nhân viên hay tài liệu gì.

Trước thông tin Công ty CP Tập đoàn Vingroup đã thành lập Công ty CP Công nghệ sinh học VinBioCare với vốn điều lệ 200 tỉ đồng, trong đó ông Phan Quốc Việt nắm giữ 30%, theo thông tin của Tuổi Trẻ, ngay từ ngày 31-7-2021, hội đồng quản trị VinBioCare đã bổ nhiệm bà Lê Ngọc Chi làm tổng giám đốc mới, thay ông Phan Quốc Việt... Ông Việt cũng đã rút và thôi là thành viên góp vốn tại VinBioCare và không còn bất cứ liên quan nào đến công ty này.

Ngoài kit xét nghiệm, Việt Á còn có mảng kinh doanh đồ gia dụng, sản xuất và phân phối khẩu trang, nước rửa tay khô, máy xông tinh dầu, tinh dầu tự nhiên… Đơn vị này cũng trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn trên cả nước.

Theo thông tin của cơ quan chức năng, ông Việt và nhóm thuộc Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit. Thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.

Đến nay, công ty do ông Việt lãnh đạo đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.

Trước đó, vào giữa năm 2020, tổng giám đốc Công ty Việt Á từng chia sẻ trên truyền thông, cho biết Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm COVID-19 do Bộ Khoa học và công nghệ giao Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.

Về lý do được cấp CE nhanh chóng, ông Việt cho biết: "Vì từ trước đó, Việt Á đã có chứng chỉ ISO 9001:2015 và ISO13485:2016 do Bureau Veritas, Ý cấp cho hệ thống quản lý chất lượng trang thiết bị y tế, bảo hộ y tế, nên Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Anh thấy ngay rằng quy trình sản xuất của công ty đảm bảo chuẩn quốc tế".

Theo dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần công nghệ Việt Á được thành lập từ năm 2007, trụ sở chính trên đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận, TP.HCM). Người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc là ông Phan Quốc Việt (sinh năm 1980).

Về Công ty Việt Á, trong các thông báo tuyển dụng, doanh nghiệp tự giới thiệu chuyên hoạt động trong lĩnh vực sinh học phân tử, với đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm hơn 10 năm - đây cũng là nhóm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công và đưa vào thương mại từ rất sớm các kit sử dụng kỹ thuật realtime PCR và lai phân tử.

Bọn Mafia BK khinh dân ngu đến thế là cùng

(Made in China, Hình: Trích xuất từ VnExpress.net)
'Thổi giá' kit test COVID-19: tổng giám đốc Công ty Việt Á, giám đốc CDC Hải Dương bị bắt

TTO - Các trinh sát phải mất nhiều tháng lăn lộn tại nhiều tỉnh thành thu thập thông tin, tài liệu, theo dõi đường đi của kit xét nghiệm mới có thể bóc tách được hành vi móc ngoặc "thổi giá" của các bị can.

TIẾN MẠNH - QUANG ĐỊNH - BÔNG MAI


 Giáo dục kiểu CSBK: Mua bằng bán tước

Cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô bị tuyên 12 năm tù

hdiu.edu.vn

NGUỒN HÌNH ẢNH,HDIU.EDU.VN

Chụp lại hình ảnh,

Trang web của Đại học Đông Đô

Ông Dương Văn Hòa (cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô) bị tòa ở Hà Nội tuyên án 12 năm tù ngày 24/12, trong vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô.

Bị cáo cũng bị cấm đảm nhận chức vụ trong lĩnh vực giáo dục trong thời hạn 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội phạt bị cáo Trần Kim Oanh (nguyên Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục, Trường Đại học Đông Đô) 10 năm tù. Cấm đảm nhiệm chức vụ 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Bị cáo Lê Ngọc Hà (nguyên Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Viện trưởng Viện 4.0, Trưởng ban in bằng, Trường Đại học Đông Đô) bị phạt 9 năm tù.

Bị cáo Trần Ngọc Quang (nguyên Phó Trưởng Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên) bị tuyên phạt 6 năm tù giam, không áp dụng hình phạt bổ sung.

6 bị cáo còn lại, gồm các nguyên cán bộ Đại học Đông Đô, lĩnh các mức án từ 12 tháng tù treo đến 3 năm tù (4 bị cáo hưởng án treo).

Về dân sự, Tòa chấp nhận đề nghị của Viện Kiểm sát, buộc Đại học Đông Đô truy nộp hơn 7,1 tỷ đồng do thu lời bất chính từ việc bán bằng giả.

Các bị cáo, bị truy tố với tội danh "giả mạo trong công tác", đều là cựu lãnh đạo, nhân viên của trường đại học dân lập này, trong lúc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chủ yếu là những đối tượng từng 'mua' bằng từ các bị cáo.

Trong số những người được xác định là đứng đầu, chỉ đạo hoạt động vi phạm có ông Trần Khắc Hùng, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị của trường, hiện đã bỏ trốn.

Cáo trạng nói gì?

Theo cáo trạng, việc vi phạm xảy ra đối với hoạt động cấp 429 bằng đại học chính quy, diện bằng hai, chuyên ngành tiếng Anh, và hai giấy chứng nhận, trong thời gian từ 4/2018 đến 3/2019, cho các khóa học không qua tuyển sinh, không được đào tạo.

Hồ sơ học bạ của các học viên được hợp thức hóa bằng cách các bị cáo tổ chức thi, có rọc phách chấm điểm như các khóa học khác. Điểm khác biệt là thay vì tự làm bài, học viên được phát luôn đáp án để chép lại.

Số tiền thu được từ việc ký, cấp bằng, theo cáo trạng, là khoảng hơn 7 tỷ đồng, nhưng các luật sư bào chữa nói con số này không chính xác.

Cấp bằng giả ồ ạt

Cơ quan điều tra nói ông Trần Khắc Hùng hồi cuối 2017 là người ký việc tiến hành đào tạo văn bằng hai chuyên ngành tiếng Anh, một khóa học kéo dài hai năm với mức học phí từ khoảng từ 28 triệu đến 35 triệu đồng đối với mỗi học viên.

Học sinh VN tại Văn Miếu

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Với thời gian phạm tội được xác định là chỉ trong vòng một năm, chưa hết thời hạn một khóa học tính từ thời điểm cuối 2017, đã có hơn 400 bằng giả được cấp, tuy trong quá trình điều tra, con số bằng giả được nhắc tới lên tới 600-700 trường hợp.

Nhiều bằng giả này được người nhận nhanh chóng sử dụng, 'khấu hao', chủ yếu phục vụ cho việc thăng tiến.

Chỉ riêng trong 210 trường hợp nhận bằng giả đã được xác định rõ danh tính, "67 người dùng các loại giấy tờ này để làm nghiên cứu sinh, 2 trường hợp sử dụng để học thạc sĩ, 4 người kê khai hồ sơ công và viên chức, 3 cá nhân khác dùng bằng giả để thi công chức hoặc thi thăng hạng," theo báo Tuổi trẻ.

Như vậy, con số những người dùng bằng giả do Đại học Đông Đô cấp rất có thể sẽ còn tăng một khi các trường hợp còn lại được tìm ra.

Tham gia phạm tội do hoàn cảnh bắt buộc?

Được biết một số người được cấp bằng giả cho rằng họ là nạn nhân, và nay muốn được hoàn trả số tiền đã đóng cho trường.

Một số bị cáo cũng khai tại tòa rằng họ không biết việc tham gia của mình là hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, một số bị cáo thừa nhận đã ý thức rõ hành vi của mình là sai nhưng vẫn làm.

Ông Trần Ngọc Quang, nguyên là phó trưởng phòng đào tạo và quản lý sinh viên của trường Đông Đô, được báo Thanh Niên dẫn lời, nói: "Bị cáo gặp hoàn cảnh khó khăn, kiếm tiền chữa bệnh tuổi già,… nên đã phạm tội."

Một số người khác, như bà Trần Kim Oanh và ông Lê Ngọc Hà, hai cựu hiệu phó trường, thì khai trước tòa rằng Chủ tịch Trần Khắc Hùng quy định 'chỉ tiêu' mỗi nhân viên trường phải đem về một năm ít nhất là bốn đến 10 hồ sơ xin làm giả văn bằng hai, và sẽ được chia lại ít nhất 7 triệu đồng đối với mỗi hồ sơ thu phí thành công, theo tường thuật của VietnamNet.

Ông Dương Văn Hòa, cựu hiệu trưởng trường, khai rằng ông buộc phải làm theo lệnh của ông Trần Khắc Hùng, người mà ông Hòa nói là chủ sở hữu thực sự của Đại học Đông Đô, nếu không sẽ bị đuổi việc.

Được biết sau khi tin tức về vụ án cấp bằng giả của trường Đại học Đông Đô loan ra, một số người từng theo học tại trường này tuy không phải là đối tượng nhận bằng giả, cũng đã lên tiếng yêu cầu trường trả lại những khoản học phí họ đã đóng.

Vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ Giáo dục, Đào tạo cũng được nhiều người đặt câu hỏi, khi Bộ đã từng tới thanh tra Đại học Đông Đô nhưng không phát hiện ra sai phạm của trường trong việc tuyển sinh đại học bằng hai khi chưa được phép, và không kiểm soát việc sử dụng phôi bằng, dẫn đến tình trạng trường dùng phôi bằng do Bộ cung cấp để làm bằng giả trao cho học viên.

Tội 'giả mạo trong công tác' được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự, với mức hình phạt tối đa tới 20 năm tù giam kèm theo các biện pháp phạt tiền tới 100 triệu đồng.

Việt Nam: Đảng điều tra Bộ Giáo dục thời ông Phùng Xuân Nhạ, người gốc Hoa làm giáo dục VN

Ông Phùng Xuân Nhạ (góc phải), ảnh năm 2017

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ông Phùng Xuân Nhạ (góc phải), ảnh năm 2017

Cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hôm 24/12 ra thông cáo về các quyết định kỷ luật, thanh tra đảng viên mới nhất.

Trong đó, có đoạn nói: "Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác tổ chức cán bộ; tham mưu xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách; biên soạn sách giáo khoa; đầu tư công,… Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng cần được tiếp tục kiểm tra, làm rõ."

Ông Phùng Xuân Nhạ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng Tư năm 2016, nhiệm kỳ 2016 - 2021, thay cho ông Phạm Vũ Luận.

Tại Đại hội Đảng XIII tháng Giêng 2021, ông Phùng Xuân Nhạ là thành viên Chính phủ duy nhất dù được Trung ương khóa XII đề cử vào Trung ương khóa XIII nhưng đã không trúng cử.

Tháng Tư năm nay, ông Nhạ rời Bộ Giáo dục, giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Trong nhiệm kỳ giữ chức vụ Bộ trưởng Giáo dục, ông Nhạ cũng là Bí thư Ban Cán sự Đảng của Bộ.

Theo quy định tổ chức của Đảng Cộng sản, thành viên ban cán sự đảng các bộ, ngành gồm: bộ trưởng (hoặc người đứng đầu ngành), các thứ trưởng (hoặc các cấp phó của người đứng đầu ngành), vụ trưởng vụ tổ chức - cán bộ; các thành viên khác (nếu có) do ban cán sự đảng đề nghị, Ban Bí thư quyết định.

Bộ trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, một thứ trưởng làm phó Bí thư Ban cán sự đảng.

Nguyên Chủ tịch Hội chữ thập đỏ bị cảnh cáo

Cũng trong thông báo ngày 24/12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng một số đơn vị và cá nhân ở Hội chữ Thập đỏ Việt Nam - trong đó có nguyên nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch hội Nguyễn Thị Xuân Thu -có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác tổ chức - cán bộ; quản lý tài chính.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định Cảnh cáo bà Nguyễn Thị Xuân Thu, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Trung ương Hội; ông Trần Quốc Hùng, Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội; ông Đặng Minh Châu, nguyên Uỷ viên kiêm Chánh Văn phòng Đảng đoàn, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định Khiển trách ông Nguyễn Hải Anh, Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đinh Bá Tuấn, Bí thư Chi bộ, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhân đạo và Đời sống.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 8 diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4-112021, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc hoạt động của Đảng, Quy chế làm việc của Đảng đoàn; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội, một số đơn vị và cá nhân có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác tổ chức - cán bộ; quản lý tài chính; quy hoạch, sắp xếp và quản lý các cơ quan báo chí trực thuộc Cơ quan Trung ương Hội.

Luật pháp được BK đặt ra để bảo vệ quyền lợi bè nhóm và áp bức nhân dân

Luật pháp Việt Nam: Vì sao đến giờ vẫn tù mù và lộn xộn?

  • Luật sư Lê Quốc Quân
  • Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
Luật sư Lê Quốc Quân

NGUỒN HÌNH ẢNH,FACEBOOK LÊ QUỐC QUÂN

Chụp lại hình ảnh,

Luật sư Lê Quốc Quân

Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của một quốc gia nhưng ở Việt Nam nó thể hiện sự bất ổn định: ta có 5 bản hiến pháp trong chưa đầy 70 năm, và chúng đều lộn xộn về cách thể hiện.

Xin nêu một ví dụ.

Lời đầu tiên của Hiến pháp 2013 nước CHXHCN Việt Nam có câu "Trải qua mấy ngàn năm lịch sử...". Vậy mấy là "mấy"? 4000 năm như trong hiến pháp 1980 hay là 2.700 năm như các sử gia kết luận ?

Mơ hồ từ Hiến pháp trở xuống

Văn bản tối cao này đã bắt đầu một cách tù mù như vậy dẫn đến hàng loạt khác biệt cho các văn bản quy phạm pháp luật bên dưới.

Điều 2 của Hiến pháp quy định: "Nhà nước CHXHCN Việt nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân" trong khi Điều 4 đột ngột quy định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản lên toàn bộ "Nhà nước và Xã hội'. Số lượng đảng viên chỉ chiếm 5% dân số đã cho thấy sự khiên cưỡng, kiểu điều sau đá điều trước.

Phòng xử án Tòa án Nhân dân tỉnh Vũng Tàu, 2006

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM

Chụp lại hình ảnh,

Phòng xử án Tòa án Nhân dân tỉnh Bà rịa-Vũng tàu,, 2006

Về chính trị, một loạt bộ luật nhằm cụ thể hóa điều 25 của Hiến pháp như Luật hoạt động của Đảng Cộng sản, Luật biểu tình, luật tiếp cận thông tin, luật về Hội....chưa có, cũng có thể không bao giờ có.

Như thế Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trên cơ sở văn bản pháp lý nào? Đăng ký ở đâu?

Luật về Hội đã bàn khoảng 20 năm nay và dự thảo đến 6 lần rồi chợt im lặng từ 2016 đến nay.

Về kinh tế thì tại điều 51, Hiến pháp 2013 vẫn quy định "Kinh tế nhà nước là chủ đạo" trong khi thực tế đang chứng minh ngược lại, và để giải thích sự vênh nhau trong các văn bản đó, Đảng lại phát triển thêm nhiều thuật ngữ mới như: "Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng". Thật vô cùng khó khăn để phân biệt giữa, "chủ đạo, quan trọng và bộ phận quan trọng".

Đặc biệt, sự phát triển của xã hội hiện tại đang làm cho những diễn đạt của luật pháp và nghị quyết càng ngày càng trở nên lòng vòng, mơ hồ và khó hiểu. Đôi khi để thể hiện một vấn đề đã sai, người ta không nói thẳng là sai và quay lại mà cứ phải đi một vòng cong cong rất dài rồi mới trở lại khái niệm ban đầu.

Hiến pháp quy định là sẽ cụ thể hóa bằng luật mà nhiều luật lại chưa có cho nên có một khoảng trống cho các bộ ngành tự phóng tác theo ý của mình.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật để ra luật) quy định có đến 26 loại văn bản khác nhau, từ Hiến pháp của Quốc hội đến Quyết định của UBND xã. Nhưng đó chỉ là các văn bản "quy phạm pháp luật" mà chưa kể đến nghị quyết của Đảng cộng sản. Loại văn bản chỉ đạo này là phía sau hậu trường, thường là quan trọng hơn nhưng "chung chung" hơn và dân ít được tiếp cận hơn.

Từ "Nghị Quyết của đảng" dịch chuyển sang "văn bản pháp luật của chính quyền" là một bước rất dễ thao túng, làm lệch lạc sau đó từ văn bản sang thực hành lại là một sự khác biệt lớn nữa.

Thêm nữa, hiện nay ở Việt Nam chưa có các bộ luật điều chỉnh những vấn đề công nghệ, kinh tế mới phát sinh như: Kinh doanh trên mạng, tiền kỹ thuật số, blockchain và fintech...

Quốc hội cũng chưa bao giờ thảo luận một cách sâu sắc những chuyện này, thậm chí họ cũng không hiểu nổi khái niệm hoặc thiếu luôn cả từ vựng để giải quyết.

Tòa án Nhân dân tỉnh Bà rịa-Vũng tàu

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM

Chụp lại hình ảnh,

Tòa án Nhân dân tỉnh Bà rịa-Vũng tàu, 2006

Lỗi tiếng Việt hay thiếu tư duy có logic

Ngôn ngữ pháp lý lẽ ra phải thật đơn giản, trong sáng và một nghĩa, đột nhiên trở thành những phạm trù vô cùng trừu tượng.

Ví dụ như: "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"; "phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng đảng là then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt". Nghe qua thì rất "vào" nhưng càng nghiên cứu càng thấy mông lung.

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, chúng ta không thể tư duy bên ngoài ngôn ngữ. Dù bạn thạo bao nhiêu thứ tiếng, thì cuối cùng cũng phải dịch ra một thứ tiếng để bộ não hiểu. Các ngôn ngữ phương Tây thường có đặc điểm hình thức rất cao và ràng buộc chặt chẽ với nhau.

Ví dụ chia động từ là bắt buộc với nhiều thì, thời, thể, thức khác nhau, thậm chí trong quá khứ còn có cả quá khứ kép, như trong tiếng Anh có Past perfect, hoặc "hiện tại" vẫn có "hoàn thành tiếp diễn - Present perfect continous".

Chính vì vậy trước khi nói hoặc viết người phương Tây thường phải chuẩn bị rất cẩn thận để sắp xếp trật tự thời gian, giống, số, cách thật logic.

Tiếng Việt chúng ta rất đặc biệt, cao vút về âm thanh và vô cùng linh động về hình thái, nghiêng ngả theo từng hoàn cảnh. Cùng một đại từ nhân xưng là "ông" nhưng có thể hiểu là kính trọng, hỗn, hoặc "xách mé" tùy theo hoàn cảnh và cách phát ngôn.

Chúng ta có thể viết và nói ào ào như chim hót và bỏ qua tất cả những trật tự thời gian, cách và giống. Có lẽ cũng vì vậy tư duy của chúng ta thường là không chặt chẽ, logic.

Chúng ta duy tình mà không duy lý. Nhưng luật là lý, nếu không duy lý thì luật pháp không thể phát triển được. Xây dựng pháp luật rất cần một thứ ngôn ngữ có logic hình thức cao.

Ví dụ theo tôi khái niệm "thấu tình đạt lý" đã thể hiện sự à uôm và chống lại tư duy pháp lý. Khi nói thế là người ta chỉ mong có được vừa đủ một "hình thức pháp lý" đủ để che cái tình (vốn rộng lớn bao la) mà được coi là quan trọng.

Alexander Humboldt đã nói "Ngôn ngữ là linh hồn dân tộc".

Đọc các văn bản pháp luật của Việt Nam, tôi thấy nó cũng có cái hồn "uyển chuyển" của một dân tộc trong đó. Nó có cơ hội trở nên tốt nếu có một hệ thống tư pháp độc lập và liêm chính nhưng vô cùng tai hại khi nền tư pháp tham nhũng và thối nát. Linh động quá nhiều khi hóa "ba phải".

Những người biểu tình phản đối Trung Quốc

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHAU DOAN

Chụp lại hình ảnh,

Những người biểu tình phản đối Trung Quốc

Văn hóa Khổng giáo đã ăn sâu vào chính trị, ngôn từ

Ngoài chuyện tư duy và ngôn ngữ, thì văn hóa cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng văn bản pháp luật của Việt Nam.

Về cơ bản người Việt không thích dùng luật pháp để nói chuyện với nhau, coi đó là một cái gì đó rất "mất tình cảm".

Do không quan tâm và cọ xát cho nên bản thân luật pháp cũng không phát triển được trong đời sống xã hội, dẫn đến một hậu quả ngược lại là môi trường sống đó cũng nghèo tính "pháp lý" và không giúp nhiều cho quá trình xây dựng luật pháp.

Tư duy Khổng giáo về vị trí của cá nhân, gia đình, làng xóm cũng ngăn cản việc xây dựng pháp luật một cách mạch lạc và xuyên suốt. Cùng lúc, phép vua thua lệ làng hoặc "trên bảo dưới không nghe" phản ánh rõ nét sức kháng cự rất mạnh liệt của văn hóa trước các quy phạm pháp luật chung.

Những quan hệ "vua - tôi", anh em họ hàng, xâu chuỗi, bén rễ trong từng làng quê và đặc biệt tính chất "đối nhân" chứ không phải "đối sự" đi ngược lại nguyên tắc cá nhân bình đẳng trước pháp luật.

Nhiều hoạt động kinh tế chỉ thông qua nói mồm, qua loa đại khái. Khi xảy ra xung đột thì cảm thấy oan ức, thiếu thiện lành, mong manh, nức nở. Sau đó hai bên thường đến luật sư để xả một dòng cảm xúc cá nhân đang dâng trào hơn là để đi tìm những luận giải khả lý.

Nhìn văn hóa khóc lóc van xin của các quan chức và các thẩm phán coi đó là "tình tiết giảm nhẹ" cho thấy sự gian xảo về nhận thức và việc làm của người được đào tạo.

Nền tư pháp đang cổ súy cho việc đó bằng cách xem xét "thái độ" chứ không phải hành vi khi đưa ra các bản án với các mức án rất khác nhau. Đây thực sự là một sự nguy hiểm, đe dọa lâu dài khả năng phát triển tư duy pháp lý của Việt Nam.

Bà Trần Thị Nga ôm con trai và một tấm áp phích chống Trung Quốc, 8/7/2012, khi tham gia một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM

Chụp lại hình ảnh,

Bà Trần Thị Nga ôm con trai và một tấm áp phích chống Trung Quốc, 8/7/2012, khi tham gia một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.

Độc tài toàn trị mới thực sự là phản động

Độc tài toàn trị luôn là phản động vì nó chống lại dân chủ, nhân quyền. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia mà còn đi sâu vào tâm hồn của từng cá nhân cụ thể, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng pháp luật.

Pháp luật của sự chuyên chế sẽ bóp nghẹt toàn xã hội nhưng trước hết nó làm tổn thương ngay chính những người xây dựng nó.

Thật vậy: tư duy con người là rất hạn chế và thường bị thiên kiến. May mà Thượng đế cũng đã cài cắm cho chúng ta một tình yêu vào sự thông thái, minh triết.

Từ trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta cần và muốn nghe phản biện. Đôi khi chúng ta cố cãi nhưng trong tâm can vẫn muốn hiểu xem bên kia sẽ nói gì. Điều này đang đã và đang bị mất đi vì tính toàn trị.

Tháng trước tôi đây có làm trọng tài cho một gia đình đang có mâu thuẫn vì bố thích Donald Trump còn con trai thì ngược lại. Họ đã không trao đổi chuyện chính trị trong gần hai năm nay nhưng do có tôi là khách, lại thích chính trị, nên ngồi mãi với nhau.

Một cuộc biểu tình chống Trung quốc tại Hà Nội

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHAU DOAN

Chụp lại hình ảnh,

Một cuộc biểu tình chống Trung quốc tại Hà Nội

Trong suốt cuộc đối thoại, mấy lần người Bố giận dữ đứng dậy nhưng tai vẫn như "vểnh lên" để chờ đợi một phản biện của con trai. Người con trai cũng không thể hiểu nổi tại sao bố mình ủng hộ dân chủ mà lại thích ông Trump và rất muốn tìm hiểu nguyên nhân.

Từ trong sâu thẳm, đối thoại là một đòi hỏi đầy thiện lương. Sau buổi tối đó thật là tuyệt vời vì các bên cuối cùng cũng chế ngự được đam mê, từ bỏ độc quyền lẽ phải, trở nên bao dung hơn, hai bố con thú nhận là có nhiều nhận thức mới hơn từ "sự tranh luận, phản biện".

Từ đó về sau họ thường nói chuyện chính trị và tôn giáo trong giờ ăn tối.

Tương tự như vậy, làm ra một văn bản, đặc biệt văn bản luật, chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ, phải xem xét cả bối cảnh quá khứ, hiện tại và tương lai, phải tranh luận nhiều và gay gắt.

Càng tranh luận nhiều chúng ta càng hiểu sâu được phạm vi, hoàn cảnh, dự báo được tương lai và lựa chọn được ngôn ngữ rõ ràng, độc đáo cho các văn bản pháp lý.

Chỉ khi các đại biểu quốc hội của Việt Nam được tự do tư tưởng, dám bày tỏ quan điểm, dám tranh luận, phản biện để cùng xây dựng luật thì hệ thống pháp luật mới thật trong sáng, rõ ràng và dễ áp dụng;

Cuối cùng, tôi tin rằng chỉ khi có tư pháp độc lập, các thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, xem xét mọi việc trên đúng "tinh thần pháp luật" thì luật pháp mới đi vào đời sống thực tiễn và không mơ hồ về lý thuyết.

Bài thể hiện văn phong và quan điểm riêng của Luật sư Lê Quốc Quân, người từng bị tù vì bất đồng chính kiến, hiện sống tại Hà Nội.

Chú thích: Các học giả thường kết luận là lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 TCN khi Vua Hùng thành lập nước Văn Lang và đến nay xấp xỉ 2,700 năm. Sách lịch sử lớp 4 của Việt Nam, Trang 11, NXB Giáo Dục, Bài học số 1: "Buổi đầu dựng nước và giữ nước" được dạy cho học sinh là nhà nước Văn Lang ra đời khoảng năm 700 TCN.

Năm lý dẫn đến sự tan rã của Liên Xô

  • Kateryna Khinkulova & Olga Ivshina
  • BBC Tiếng Nga
Image of the Soviet flag o­n parched, dry earth with cracks

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Liên bang Xô Viết tan rã vào ngày 26/12/1991

Vào ngày 25/12/1991, ông Mikhail Gorbachev chính thức thôi giữ chức tổng thống Liên Xô. Sau đó một ngày, hôm 26/12, quốc hội nước này - Xô Viết Tối cao - chính thức công nhận sự độc lập của 15 quốc gia mới, và kết thúc sự tồn tại của Liên bang Xô Viết.

Ngọn cờ đỏ với búa liềm, một thời là biểu tượng của một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, được hạ xuống ở Điện Kremlin.

Ông Gorbachev lên nắm quyền năm 1985, khi ông chỉ mới 54 tuổi. Ông bắt đầu một chuỗi các cải cách để đưa sức sống mới vào một đất nước đang bế tắc.

Nhiều người cho rằng những cải cách này, còn được gọi là Perestroika (tái xây dựng và tái cơ cấu) và Glasnost (mở cửa và tự do ngôn luận), đã dẫn đến ngày tàn của đất nước. Những người khác lại cho rằng không có gì cứu vãn được Liên Xô, vì cơ cấu cứng nhắc của nước này.

Trong bài này, chúng tôi xem xét những lý do chính dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, những điều có tác động sâu sắc tới cách nước Nga tự nhìn nhận mình và cách nước này duy trì mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.

1. Kinh tế

Một nền kinh thế sụp đổ là vấn đề lớn nhất của Liên Xô. Đất nước này đã có một nền kinh tế kế hoạch tập trung, thay vì kinh tế thị trường như ở hầu hết các quốc gia khác.

Ở Liên bang Xô viết, nhà nước quyết định số lượng sản xuất của mỗi mặt hàng (chẳng hạn bao nhiêu xe hơi, bao nhiêu đôi giày hay bao nhiêu ổ bánh mỳ).

Nhà nước cũng quyết định mỗi công dân cần những mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu, giá cả hàng hóa cũng như tiền lương người dân nhận được.

Soviet shop queue

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trong những năm cuối của Liên bang Xô viết, những mặt hàng thiết yếu rất thiếu thốn và tình trạng xếp hàng dài là phổ biến

Lý thuyết của cách vận hành này là hệ thống này sẽ có hiệu quả và công bằng, nhưng trên thực tế, nó hoạt động một cách chật vật.

Cung luôn không theo kịp cầu và đồng tiền thường không có giá trị.

Nhiều người dân Liên Xô không hẳn là nghèo đói, nhưng đơn giản là họ không thể kiếm được các mặt hàng thiết yếu vì không bao giờ có đủ các mặt hàng này.

Để mua được ô tô, bạn phải có tên trong danh sách chờ hàng năm trời. Để mua áo khoác hay giầy mùa đông, bạn phải xếp hàng nhiều giờ, chỉ để phát hiện khi đến lượt là cỡ của bạn đã hết.

Điều khiến tình hình còn tồi tệ hơn là chi phí lớn cho thám hiểm vũ trụ và chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.

Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa người lên vũ trụ và sở hữu một kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo rất tiên tiến. Nhưng điều đó cũng rất tốn kém.

Liên Xô dựa vào nguồn tài nguyên, như dầu khí,để chi trả cho cuộc chạy đua vũ trang, nhưng vào những năm đầu thập kỷ 1980, giá dầu giảm mạnh và tác động lớn đến nền kinh tế vốn èo uột.

Cải cách Perestroika của Gorbachev đưa ra một số nguyên tắc thị trường, nhưng nền kinh tế Xô viết khổng lồ quá cồng kềnh nên không thay đổi nhanh được.

Hàng tiêu dùng tiếp tục khan hiếm, và lạm phát tăng nhanh chóng mặt.

Năm 1990, chính quyền đưa ra cải cách tiền tệ làm xóa sạch các khoản tiết kiệm, dù rất nhỏ, của hàng triệu người.

Sự bất mãn của người dân với chính phủ ngày một lớn.

Vì sao điều này vẫn có ý nghĩa ngày nay?

Nạn khan hiếm hàng tiêu dùng để lại tác động lâu dài về cách suy nghĩ của người dân sau thời kỳ Xô viết.

Ngay cả bây giờ - sau một thế hệ - nỗi lo sợ không có hàng thiết yếu vẫn ăn sâu.

Đây là một tâm lý mạnh và có thể dễ dàng bị thao túng trong các chiến dịch bầu cử.

2. Tư tưởng

Chính sách Glasnost của Gorbachev nhằm mở rộng tự do ngôn luận ở một nước đã có hàng thập kỷ dưới một chế độ đàn áp, nơi người dân sợ không dám nói lên ý nghĩ của mình, đặt câu hỏi hay phàn nàn.

Ông Gorbachev mở lại các tư liệu lịch sử cho thấy mức độ đàn áp thực sự dưới thời Joseph Staling (lãnh đạo Xô viết từ 1924-1953), dẫn đến cái chết của hàng triệu người.

Ông cũng khuyến khích tranh luận về tương lai của Liên Xô và cơ cấu quyền lực của nước này, về chuyện cải cách ra sao để đất nước tiến lên.

Ông thậm chí còn nói đến ý tưởng về một hệ thống đa đảng, thách thức sự thống trị của đảng Cộng sản.

Anti-gorbachev rally in the Soviet UNI0N

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Mikhail Gorbachev được đánh giá cao ở nước ngoài, nhưng mất lòng dân trong nước

Thay vì chỉ điều chỉnh chút ít tư tưởng Xô Viết, tư tưởng của Gorbachev khiến nhiều người ở Liên Xô tin rằng hệ thống do đảng Cộng sản lãnh đạo - nơi quan chức chính phủ được bổ nhiệm hay bầu qua các cuộc bầu cử không có đối thủ - là không hiệu quả, mang tính đàn áp và dễ có tham nhũng.

Chính phủ của Gorbachev vội vàng đưa một số yếu tố của tự do và công bằng vào quy trình bầu cử, nhưng đã quá muộn.

Vì sao điều này vẫn có ý nghĩa ngày nay?

Tổng thống Nga Vladimir Putin từ rất sớm nhận ra tầm quan trọng của một tư tưởng dân tộc mạnh mẽ, nhất là với một chính phủ không hoàn toàn minh bạch và dân chủ.

Ông ta đã dùng các biểu tượng từ những kỷ nguyên đã qua của nước Nga và thời Xô Viết để xây dựng hình ảnh dân tộc được sùng bái cho nhiệm kỳ của mình: sự giàu có và hào nhoáng của Hoàng gia Nga, chủ nghĩa anh hùng hy sinh cho chiến thắng trong thế chiến thứ Hai dưới thời Stalin và sự ổn định bình yên trong những năm 1970 của kỷ nguyên Xô Viết. Tất cả được nhào trộn kết hợp để làm dấy lên lòng tự hào và yêu nước (và bỏ qua những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày ở nước Nga ngày nay).

3. Chủ nghĩa dân tộc

Liên Xô là một quốc gia có nhiều bang, quốc gia kế tục Đế chế Nga.

Nó gồm 15 nước cộng hòa, mỗi nước trên lý thuyết đều bình đẳng về quyền như các nước anh em.

Trên thực tế, Nga là nước lớn nhất và mạnh nhất, và ngôn ngữ và văn hóa Nga thống trị ở nhiều khu vực.

Cải cách Glasnost khiến nhiều người ở các nước cộng hòa nhỏ thuộc Liên Xô hiểu rõ hơn về đàn áp thiểu số trong quá khứ, trong đó có nạn đói ở Ukraine những năm 1930, việc xâm chiếm các nước vùng Baltic và tây Ukraine theo thỏa thuận hữu nghĩ giữa Xô Viết và Phát xít Đức, và việc cưỡng ép trục xuất nhiều nhóm thiểu số trong Thế Chiến thứ Hai.

pro-independence rally in ukraine, 1991

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tư tưởng dân tộc dâng cao ở Liên Xô khi người dân ở các nước cộng hòa bên ngoài Nga, như Ukraine, biết được về tình trạng đàn áp trong quá khứ

Những sự kiện này và một số sự kiện khác dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và nhu cầu có quyền tự quyết.

Ý tưởng rằng Liên Xô là một đại gia đình của các quốc gia bị xói mòn và những nỗ lực vội vàng để cải cách bằng cách cho các nước cộng hòa nhiều quyền tự quyết hơn được coi là quá ít và quá muộn.

Vì sao điều này vẫn có ý nghĩa ngày nay?

Căng thẳng giữa Nga, nước vẫn muốn duy trì vai trò trung tâm và tầm ảnh hưởng của mình, và nhiều nước trong khối Liên Xô cũ vẫn tiếp diễn.

Quan hệ trắc trở giữa Moscow và các quốc gia vùng Baltic, Georgia và gần đây nhất là Ukraine, tiếp tục định hình tình hình địa chính trị ở châu Âu và xa hơn nữa.

4. Đánh mất lòng dân

Trong nhiều năm, người dân Xô Viết được tuyên truyền rằng phương Tây đang "thối rữa" và người dân phương Tây sống trong đói nghèo và đau khổ dưới các chính phủ tư bản.

Tư tưởng này bị thách thức từ cuối những năm 1980 khi việc đi lại và quan hệ trực tiếp giữa người dân các nước tăng lên.

Các công dân Liên Xô có thể thấy rằng ở nhiều nước, mức sống, quyền tự do cá nhân và phúc lợi xã hội vượt xa ở nước họ rất nhiều.

Mikhail Gorbachev and Ronald Reagan in November 1985

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Mikhail Gorbachev, trong ảnh chụp cùng Tổng thống Mỹ Ronald Reagan hồi 1985, thường được ghi công là người chấm dứt Chiến tranh Lạnh

Họ cũng có thấy được những gì mà chính quyền của họ đã tìm cách giấu nhiều năm bằng cách cấm họ đi nước ngoài, cấm các đài radio nước ngoài (chẳng hạn BBC World Service) và kiểm duyệt sách báo và phim ảnh nước ngoài vào Liên Xô.

Ông Gorbachev có công kết thúc Chiến tranh Lạnh và ngăn mối đe dọa của một cuộc đối đầu hạt nhân bằng cách cải thiện quan hệ với phương Tây, nhưng một kết quả không định trước của mối quan hệ được cải thiện đó là người dân Xô Viết nhận ra cuộc sống của họ nghèo khổ thế nào so với người dân nước khác.

Gorbachev ngày càng được ưa thích ở nước ngoài trong lúc chịu ngày càng nhiều chỉ trích ở trong nước.

Vì sao điều này vẫn có ý nghĩa ngày nay?

Chính phủ Nga ngày nay đã trở nên rất thông thạo trong việc thao túng các thông điệp truyền thông để có lợi cho họ.

Để tránh có sự so sánh bất lợi với các nước khác trên thế giới, nước Nga thường được mô tả như một đất nước độc nhất cả về văn hóa và lịch sử - môt chiến binh cô độc bị những kẻ xấu vây quanh.

Những thành tích khoa học, chiến thắng trong Thế chiến thứ Hai và di sản văn hóa liên tục được truyền thông sử dụng để nhắc đi nhắc lại thông điệp về tính cá biệt dân tộc, để làm người dân Nga bớt chú ý đến những khó khăn hàng ngày.

5. Sự lãnh đạo

Ông Gorbachev biết là cần có những thay đổi cấp tiến để ngăn sự xuống dốc của nền kinh tế Xô Viết cũng như tinh thần của công chúng, nhưng tầm nhìn của ông về cách làm để đạt được điều này thiếu sự rõ ràng.

Bằng cách chấm dứt Chiến tranh lạnh, ông trở thành anh hùng với thế giới bên ngoài, nhưng trong nước ông bị chỉ trích bởi những người muốn cải cách và cảm thấy ông không chớp thời cơ kịp thời, cũng như những người bảo thủ cảm thấy ông đã đi quá xa.

Kết quả là, ông bị cả hai phe xa lánh.

Phe bảo thủ mở một cuộc đảo chính xấu số hồi tháng 8/1991 để truất quyền ông Gorbachev.

mikhail gorbachev raising a glass o­n December 26, 1991

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Mikhail Gorbachev, trong ảnh đang nâng cốc vào ngày 26/12/1991, tại bữa tiệc chia tay ông. Ông là một nhà lãnh đạo nhiệt huyết nhưng thiếu quyết đoán

Thay vì bảo vệ cho Liên Xô, cuộc đảo chính không thành dẫn đến sự sụp đổ của khối này. Chưa đầy ba ngày sau, các lãnh đạo đảo chính tìm cách chạy khỏi Liên Xô và ông Gorbachev được đưa về nắm quyền trở lại, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

Boris Yeltsin ở Nga và các lãnh đạo các nước cộng hòa ở các nơi khác của Liên Xô vùng lên.

Trong những tháng tiếp theo, nhiều nước cộng hòa tổ chức trưng cầu dân ý về độc lập và đến tháng 12, số phận của siêu quốc gia này đã được định đoạt.

Vì sao điều này vẫn có ý nghĩa ngày nay?

Vladimir Putin là một trong những người cầm quyền lâu năm nhất ở Nga.

Một trong những bí quyết để cầm quyền được lâu là đặt nước Nga trên hết, hay ít nhất là có vẻ như vậy.

Trong khi Mikhail Gorbachev bị chỉ trích vì đã đơn phương từ bỏ nhiều vị trí sức mạnh mà Liên Xô khó khăn mới giành được - như vội vàng rút quân Liên Xô ra khỏi Đông Đức, thì ông Putin lại đấu tranh tới cùng cho những gì mà ông ta cho là có lợi cho nước Nga.

Putin từng là sỹ quan KGB (cơ quan tình báo Liên Xô) ở Đông Đức khi Bức tường Berlin sụp đổ, và ông tận mắt chứng kiến sự hỗn loạn khi Liên Xô rút quân.

30 năm sau, ông kịch liệt phản đối việc NATO tiến gần hơn đến biên giới Nga và sẵn sàng thể hiện bằng vũ lực nếu cần, như việc tăng cường đưa quân Nga tới gần Ukraine cho thấy.

Niềm tin và gian dối

< A >
Nguyễn Dân (Danlambao) - 
Đảng csVN lúc nào cũng tự cho là: toàn dân một lòng tin yêu đảng. Đảng là chân chính, đấu tranh vì nước, vì dân, cho ấm no, hạnh phúc toàn dân. Tám mươi năm vẫn là với luận điệu tuyên truyền: do dân, vì dân phục vụ dân. Nhưng mà, thật sự là dối gian tráo trở, là gian manh lừa mị: chỉ có đảng là trên hết, toàn dân phải đời đời biết ơn đảng?

Che dấu bằng chiếc mặt nạ “gian manh” như thế, họ đã thành công - được cho là thắng lợi hoàn toàn. Và sau đó thì bộ mặt thật được lộ ra không cần giấu diếm - dối gian là bản chất - Người ta nói: “Không lừa đảo, dối gian, không ác độc bạo tàn, không phải là người cộng sản”.

Thử xem xét: người dân với lòng tin theo đảng?

Thật sự là có (niềm tin). Người dân cả tin từ khi một đảng phất cờ kêu gọi toàn dân vùng dậy chống xâm lăng, được đậy che bằng bộ mặt chân chính (giả trá), đảng csVN đã thu hút được lòng dân. Người ta hết dạ đồng lòng nghe theo vì mục đích đấu tranh đánh đuổi thực dân, giành độc lập nước nhà, hạnh phúc ấm no cho dân tộc – theo như luận điệu tuyên truyền – và cũng từ đó mà chẳng quản ngại hy sinh máu xương tuông đổ…

Để rồi, khi hoàn thành sự nghiệp, thắng lợi hoàn toàn, thì csVN, bộ mặt thật phơi bày: dối gian, tàn độc.

Trên 46 năm, dân tộc chưa bao giờ hết khổ. Trên 46 năm phát triển, xây dựng, một đất nước trở nên tụt hậu nghèo nàn, chỉ vì người cs cầm quyền là “lũ cướp” - cướp tàn tệ, cướp tận cùng cho đảng được phú quí vinh sang, mà toàn dân không có được ấm no hạnh phúc - Đó là thực trạng đất nước, dân tộc ngày hôm nay.

Niền tin người dân đã mất, sự gian dối tàn độc của đảng vẫn không ngừng. Và để rồi hôm nay, trước tình thế một đất nước suy tàn, một đảng có nguy cơ tận diệt, họ tìm phương cứu gở, cứu gở bằng mọi cách để đảng sống còn, để giữ vững lợi quyền thống trị, kể cả dâng bán non sông, đưa dân vào nô lệ.

Cho rằng: nhờ công lao của đảng là luận điệu tuyên truyền bỉ ổi xảo trá. Mấy mươi năm họ thành công được là nhờ dân - thắng lợi là do dân – dân còn tin vào đảng. Một khi niềm tin đã hết, một đảng ắc phải tiêu vong.

Và vì thế, cần khôi phục niềm tin - Bằng cách nào?

Vô phương cách. “Một lần thất tín là vạn lần thất tín”, thành ngữ từ xưa đã dạy. “Mất tiền bạc, của cải, chỉ mất một phần - mất nghĩa tình, mất đi phân nữa - mất niềm tin là hoàn toàn mất hết”…

Từ mấy mươi năm, từ khi thắng lợi hoàn toàn, vì quá tham lam vô độ, tàn ác vô song, gian dối vô cùng… lòng tin từ dân hoàn toàn tiêu mất hết, và đổi lại là sự “hận thù” – thù kẻ cướp của giết người, thù kẻ gian manh lừa gạt, thù cái lũ đang nắm quyền thống trị không thương xót dân mà giết hại dân mình. Không còn thù quân xâm lược, thực dân đô hộ, địa chủ bóc lột… mà là một đảng cướp đoạt, tàn hại lương dân.

Dân tộc Việt Nam ta, một dân tộc có truyền thống hiền hòa, khoan dung độ lượng, cứu khổ phò nguy, nhưng rất kiên cường, không tha thứ bất cứ ai: một khi đã nhận chân là phường bội vong đốn mạt.

Bằng vào sự hy sinh mấy mươi năm – hy sinh vô cùng to lớn, tận lực, tận cùng - để rồi một đảng ngày nay hưởng thụ đủ đầy, mà người dân không một ngày ấm no sung sướng. Tất cả đã bị dối lừa.

Nhớ lại ngày nào nuôi dưỡng cán bộ (cs): đào hầm chở che bom đạn, chắt mót từng củ khoai, gói cơm, hộp thuốc, lăn xả vào bao khó khăn nguy hiểm để tiếp tế nuôi quân nơi hang sâu cùng cốc, đồng ruộng núi rừng… Cùng “chúng nó” mà hy sinh, mà chiến đấu - chết bao nhiêu không sợ, bao mất mát chẳng màng. Để có ngày thắng lợi hoàn toàn, thì “bọn này” lại trở mặt quay lưng, và “cướp” - cướp tận cùng mọi thứ để (riêng) đảng vinh sang. Dối gian không ngừng, lừa đảo không thôi, bạo tàn không dứt… thì làm sao mà khôi phục niềm tin? Làm sao mà trở lại tấm lòng thương yêu, tin tưởng (đảng)?

“Phải tao mà biết trước như vầy, thà lương thực cho chó ăn, thuốc men đem đổ bỏ, không khổ công mà tiếp tế, nuôi tụi bây ốm đau, đói khát trong rừng…”. Bà mẹ (nuôi quân), ngày hôm nay là “dân oan”, mất đất, mất nhà, phải lang bạt gió sương, đói nghèo (vì một đảng cướp), không tiếc lời oán than, nguyền rủa. Đám lãnh đạo uy quyền nơi nhà cao cửa rộng, biệt phủ dát vàng… chúng bây có tỏ mắt ra chưa? Cái lũ, quân khốn nạn!

(Chúng nó) lại cúc cung tận tụy, quì lụy giặc Tàu (cs) để cứu nguy chế độ, và bất chấp nô lệ dân mình. Có cứu được chăng? Có giữ vững được chăng? Một đảng đã đến hồi tận diệt?

Dân là nước, đảng, nhà nước là thuyền… Nước đã từng che chở nâng thuyền, thì nước cũng có lúc sóng cả mà nhận thuyền chìm sâu đáy vực. Chỉ tại lũ chúng bây! Gieo nhân, gặt quả.

Cũng đừng cố chạy, cố vượt, cố bơi… Quyền lực chỉ còn một nhúm - với mấy đứa “cắc ké”- CA, QĐND – qua hành vi trấn áp không ngừng để gọi là cứu nguy, cứu đảng?

Đừng hòng! Cả một đám nhu nhược ươn hèn, chỉ biết thụ hưởng tham lam, đớp hít ăn chơi, mà vô tích sự.

Giặc bên ngoài không ngừng lấn chiếm, cả một đám (hàng triệu đứa ranh ma) từ cao xuống thấp… toàn một lũ khiếp nhược ươn hèn.

Niềm tin và gian dối - Không còn niềm tin thì gian dối chỉ bằng thừa, chỉ là vô vọng. Gian manh, dối gian, lừa phỉnh với ai? Chỉ còn nội bộ cấu xé, tranh nhau mà tìm… lối thoát?

18/12/21

 TQ chỉ đạo: Cỏ đồng bên liệu có xanh hơn?

Nguyên Khanh

Nguyên Khanh

1 2 3 4 5
Trong khi hàng ngàn container chở nông sản VN đang “tắc” đường sangTrung Quốcthì ở chiều ngược lại, rau quả Trung Quốc nhập vào VN vẫn tăng rất mạnh.

Thậm chí lan hồ điệp, vốn là thế mạnh của thủ phủ hoa Đà Lạt, trong lúc các nhà vườn đang than ngắn thở dài vì sức mua giảm mạnh thì số lượng hoa xuất xứ từ Trung Quốc còn nhiều hơn cả số lượng nhà vườn VN chuẩn bị cho tết này. Vậy thị trường nội địa có thể là nơi giải cứu cho hàng vạn tấn nông sản đang đợi chờ vô vọng ở các cửa khẩu biên giới phía bắc?

Câu hỏi này đã nhiều lần được đặt ra, không chỉ trong lần ùn ứ hiện nay mà từ nhiều năm trước mỗi khi thị trường Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung có biến động. Đáp án lần nào cũng giống nhau, thị trường nội địa hoàn toàn có thể là “điểm tựa” cho sản xuất trong nước ở cả những tình thế cấp bách và trong dài hạn. Thực tế trong quá khứ, “sân nhà” đã nhiều lần trở thành nơi giải cứu cho không ít lĩnh vực ngành hàng khi thị trường ngoài kia nổi sóng. Mới đầu năm ngoái khi đại dịch Covid-19 hoành hành ở nhiều nước, phong trào “Yêu VN, du lịch VN”, “Người VN đi du lịch VN”... đã giúp hàng loạt điểm đến, hệ thống lưu trú, hàng không... phục hồi dù không có khách quốc tế. Hay giữa năm nay, nhiều công ty xuất khẩu thủy hải sản cũng thành công quay về “ao nhà” khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy.

Hàng thập niên qua, thị trường bán lẻ VN luôn được đánh giá là hấp dẫn hàng đầu thế giới. Năm nay cũng không ngoại lệ, theo các tổ chức UNIDO, WB, INCENTRA, UN CONTRADE và EU-Vietnam Business Network (EVBN), VN thuộc nhóm 30 quốc gia có tầng lớp tiêu dùng trung lưu lớn nhất thế giới với mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN và trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Nói thế để thấy, thị trường tiêu dùng trong nước thực sự là mảnh đất hết sức màu mỡ. Chẳng thế mà hàng chục năm trước khi chúng ta thua hàng Trung Quốc giá rẻ nói riêng và hàng ngoại nhập nói chung ngay trên sân nhà, Bộ Chính trị đã triển khai chương trình “Người VN ưu tiên dùng hàng VN” kéo dài đến hiện nay nhằm lấy lại lòng tin của người tiêu dùng trong nước. Kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo T.Ư) năm 2019 cho thấy, có 67% số người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hàng Việt. Tác động của dịch Covid-19 càng làm xu hướng này gia tăng khi có đến 76% số người tiêu dùng VN chuộng hàng trong nước, nhất là những sản phẩm đã có thương hiệu, bảo đảm chất lượng và tốt cho sức khỏe.

Nói như vậy không có nghĩa là ta đóng cửa tự sản tự tiêu. Mở cửa hội nhập để hàng hóa VN có thể bán sang các nước và ngược lại, người tiêu dùng trong nước có thêm nhiều lựa chọn. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa từ chất lượng, giá cả, dịch vụ hậu mãi... Nhưng muốn vững tay chèo ra biển lớn thì trước hết phải vững chãi ở sân nhà. Đặc biệt trong đại dịch, khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy thì sân nhà càng trở nên quan trọng với doanh nghiệp. Tiếc rằng, không ít doanh nghiệp trong nước vẫn chọn cách dễ nhất, gom mua nông sản đổ bán biên mậu bất chấp những khuyến cáo rủi ro; rất nhiều doanh nghiệp lớn cũng say sưa với xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa.

Với quy mô, sức mua và cả niềm tin của người tiêu dùng như nói trên, liệu “cỏ đồng bên có xanh hơn” hay ta vẫn đang tự làm khó mình khi cứ tiếp tục đi trên một lối mòn trong khi thế giới đã thay đổi?



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Happy Valentine day! [14.02.2023 11:15]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Vừa đặt chân đến nước tự do Hungary phái đoàn lao động CHXHCNVN bỏ ‘trốn thiên đường XHCN ngay từ sân bay Budapest’
Cách Làm Giàu Nhanh Nhất: Bí Quyết Làm Gì Để Mau Giàu
Đường dây mãi dâm các hoa hậu thế giới của CHXHCNVN
Người Việt hải ngoại mở công ty chế tạo máy bay không người lái UAVđể bán khắp thế giới
Nga vừa mất thêm hai đại tá dù, tăng con số cấp tá tử trận lên vài trăm
CƯỚP BÓC LOẠN CÀO CÀO Ở CALI
Hai mươi hai năm sau sự kiện 11/9 bí mật vẫn bao trùm thủ phạm chủ mưu vì lợi ích của những lãnh đạo
Vân hóa láu cá CSBK: Niềm hổ then dân tộc
Thiên đường CS XHCN: Nhân dân thành phố mang tên bác quá nghèo đói chen lấn nhau giành giật gạo từ thiện cứu đói
Thua xa Campuchia, Lào: CSVN khiếp nhược liên tục bị TQ bắt nạt, ngư dân bị đánh giết không biết bao nhiêu mà kể
Phụ nữ Việt ham của lấy chồng Tàu suýt bị giết con gái bị đâm 107 nhát dao thế mạng
Muốn giàu nhanh hãy đầu tư thị trường chứng khoán, cp Vinfast VFS lên 500% trong 1 tuần ai mua hôm đầu giờ đã có gấp 5 lần tài sản
VN quyết tâm đi đầu trong lãnh vực chế tạo máy bay và khinh tốc đỉnh, chiến binh robot không người lái để xuất khẩu và quốc phòng
Sau khi ra lệnh tiêu diệt trùm lính đánh thuê, TT Putin phát biểu trên truyền hình Nga hôm 24.8, xác nhận ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập công ty lính đánh thuê Wagner, đã thiệt mạng trong máy bay ở tỉnh Tver.
Ukraine đã đổ bộ tấn công Crimea giẳi phóng phần lãnh thổ bị Nga chiếm giữ từ năm 2014

     Đọc nhiều nhất 
Người Việt khắp thế giới đứng lên tổ chức lạc quyên, gia nhập lực lượng quốc tế tình nguyện đánh Nga cứu nhân loại - Người Việt tại Nga hãy bắt cóc Putin giao cho LHQ - Cách dùng Bùa ếm Putin [Đã đọc: 332 lần]
Kết bạn, tìm người yêu, hôn phối- Seeking friends,lovers, partners - Chercher des amis, amants, partenaires [Đã đọc: 328 lần]
Vợ chồng Thủ tướng Canada ly thân trước khi ly dị [Đã đọc: 289 lần]
CSVN bản chất khát máu thích dùng hình phạt tử hình trong thế kỷ 21 [Đã đọc: 279 lần]
Thời đại HCM học toàn triết lý CS dân VN trở nên ngu đần và bị lừa bởi bọn buôn người khắp thế giới [Đã đọc: 268 lần]
Ukraina dỡ bỏ biểu tượng cộng sản trong khi các lãnh đạo CSVN bắt dân nghèo nhịn ăn góp tiền xây dựng tượng Mác Lê Nin -Ukraine đại thắng Nga [Đã đọc: 265 lần]
TQ ra lệnh cho VN giữ vững đường lối XHCN và triệt để tôn thờ lý tưởng CS của Mao chủ tịchtrong khi TQ chiếm biển chiếm đất [Đã đọc: 200 lần]
Ukraine đã đổ bộ tấn công Crimea giẳi phóng phần lãnh thổ bị Nga chiếm giữ từ năm 2014 [Đã đọc: 199 lần]
Thống kê thế giới khách quan về CHXHCN Việt Nam [Đã đọc: 190 lần]
Sau khi ra lệnh tiêu diệt trùm lính đánh thuê, TT Putin phát biểu trên truyền hình Nga hôm 24.8, xác nhận ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập công ty lính đánh thuê Wagner, đã thiệt mạng trong máy bay ở tỉnh Tver. [Đã đọc: 187 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.