Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 9
 Lượt truy cập: 24721959

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 05:02
Thành kính phân ưu gia đình ký giả thi thi văn sĩ giáo sư Hoang lê vừa tạ thế tại Montr1al do Covid
17.01.2022 20:06

Thành Kính Phân Ưu - Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

Vô cùng xúc động và thương tiếc được tin ký giả văn thi sĩ giáo sư Hoàng Lê tức Lê Văn Vui nguyên chủ nhiệm chủ bút báo Thời Luận, tác giả nhiều thơ truyện và tuyển tập thơ tình hải ngoại, nguyên Thiếu tá Tư lệnh phó tài chánh Không Quân VNCH, hiệu trưởng trung học Hoàng Nguyên,  tốt nghiệp cử nhân  truyền thông và cử nhân văn chương tại Canada, nhà tổ chức kiêm ca sĩ trong các show văn nghệ tại Montreál, vừa tạ thế hôm thứ năm ngày 13-01-2022 tại Montréal, Québec, Canada do bệnh Covid, hưởng thọ 88  tuổi.

Xin thành kính phân ưu cùng gia quyến và cầu xin linh hồn ký giả được về nước Chúa

Chủ Nhiệm Tân Văn và Ban Biên Tập báo Phố Việt

Tổng số ca tử vong do COVID-19 của Mỹ sắp cán mốc kỷ lục 1 triệu ca

BNEWS Tổng số ca tử vong vì đại dịch của nước Mỹ có thể sẽ cán mốc kỷ lục 1 triệu ca trong 1 - 2 tháng tới.

Mặc dù biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được giới chuyên gia đánh giá là không gây nguy hiểm chết người bằng các biến thể khác, thế nhưng dự báo giới chuyên gia đưa ra ngày 18/1 cho thấy nước Mỹ có thể sẽ có thêm khoảng 50.000-300.000 người tử vong từ nay cho tới khi dịch giảm dần vào giữa tháng 3 tới.

Tổng số ca tử vong vì đại dịch của nước Mỹ có thể sẽ cán mốc kỷ lục 1 triệu ca trong 1 - 2 tháng tới.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, kể từ giữa tháng 11/2021 tới nay, số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ vẫn liên tục tăng với khoảng 1.700 ca/tuần và số ca tử vong được ghi nhận tại các nhà dưỡng lão cũng tăng trong hai tuần qua, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2021, bởi hầu hết người dân đã tiêm chủng.

Số ca mắc COVID-19, đặc biệt là biến thể Omicron, tăng cao ở nhiều bang và nhiều người có bệnh nền đã trở bệnh nặng hơn.

Giáo sư Katriona Shea, thuộc Đại học bang Pennsylvania - trưởng nhóm nghiên cứu tập hợp các mô hình đại dịch, đã chia sẻ dự báo của nhóm với Nhà Trắng.

Bà nhấn mạnh rằng sẽ có nhiều người mắc COVID-19 hơn trong thời gian tới, kể cả khi mỗi người cảm thấy chính mình ít có nguy cơ nhiễm bệnh hơn.

Cũng theo Giáo sư Shea, số ca tử vong của Mỹ sẽ đạt tới ngưỡng đỉnh vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2. Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại số ca tử vong mỗi tuần thậm chí có thể còn vượt mức kỷ lục của năm 2021 và khả năng cao là do biến thể Delta.

Bằng chứng nghiên cứu từ khoảng 70.000 bệnh nhân tại bang California cho thấy biến thể Omicron gây ảnh hưởng nhẹ hơn so với biến thể Delta, tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện, cấp cứu thở máy và dẫn đến tử vong do Omicron gây nên thấp hơn nhiều so với các biến thể khác.

Điều đáng nói là tình trạng quá tải tại các bệnh viện, thiếu y bác sĩ và các điều trị viên cũng là nguyên nhân đóng góp một phần vào tình trạng gia tăng số ca tử vong bởi người bệnh không được chăm sóc đúng mức.

Theo thống kê của báo New York Times, hiện nước Mỹ mỗi ngày ghi nhận khoảng 800.000 ca nhiễm mới, con số chưa phản ánh hết tình hình lây nhiễm COVID-19 tại đây bởi nhiều người tự xét nghiệm tại nhà hoặc nhiễm mà không xét nghiệm.

Tuy nhiên, một điều rõ ràng là đại dịch vẫn đang lan rộng và giới chức cũng như từng người dân cần nỗ lực hơn nữa để có thể kiểm soát tình hình cũng như giảm thiểu số ca tử vong ngày càng cao./.

Thế giới có hơn 331 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 10:19, 18/01/2022

Tính đến sáng 18/1, thế giới ghi nhận 331.027.458 trường hợp mắc COVID-19, với 5.562.936 ca tử vong. Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới về số ca mắc và tử vong vì COVID-19


 Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở thủ đô Washington, D.C. (Mỹ). (Ảnh: Xinhua)
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở thủ đô Washington, D.C. (Mỹ). (Ảnh: Xinhua)

Sau hơn 2 năm hoành hành, Đại dịch COVID-19 đang tiếp tục để lại những tác động nặng nề tới mọi mặt đời sống con người. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 17/1 nhận định khủng hoảng dịch COVID-19 tiếp tục gây tình trạng mất việc nghiêm trọng trên khắp thế giới, đồng thời cảnh báo có thể phải mất tới vài năm để mức tuyển dụng trở lại như trước đại dịch. Theo ILO, tác động của những biến thể như Delta hay Omicron và sự bất ổn liên quan đến đại dịch sẽ diễn biến ra sao sẽ gây ra việc giảm giờ làm đáng kể trong năm nay so với mức trước đại dịch. ILO khẳng định chỉ có “sự hồi phục thị trường lao động rộng khắp” mới cho phép thế giới hồi phục thực sự sau đại dịch. Để mang tính bền vững, sự hồi phục này cần phải dựa trên những nguyên tắc việc làm đúng đắn, gồm y tế và an toàn, bình đẳng, an sinh xã hội và đối thoại xã hội. Theo ILO, nếu không có các chính sách trong nước và quốc tế hiệu quả và mang tính phối hợp, có thể nhiều quốc gia sẽ phải mất “nhiều năm để khắc phục hậu quả”.

Còn về diễn biến cụ thể, số liệu thống kê trên worldometers.info vào sáng 18/1 cho thấy, hiện toàn thế giới có 268.931.125 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 56.533.397 ca bệnh đang điều trị thì có 56.437.277 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 96.120 ca (chiếm 0,2%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 105.262.351 trường hợp, trong đó có 1.575.390 ca tử vong và 82.072.762 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm và tử vong mới vì COVID-19 tại châu Âu cao nhất thế giới, lần lượt là 744.121 và 2.547 trường hợp. Cùng với sự lây lan đáng lo ngại của biến thể Omicron, Châu Âu hiện là “điểm nóng” dịch bệnh của thế giới với số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục.

Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 18/1, hiện 59,9% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 9,68 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 32,92 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng là không đồng đều, khi số người được chủng ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp hiện mới chỉ đạt 9,5%.

Trong những tuần gần đây, Italy - quốc gia phương Tây đầu tiên bị COVID-19 tấn công hồi đầu năm 2020, đã ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong ngày một gia tăng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ tư sẽ đạt đỉnh ở Italy trong vòng 2-3 tuần tới và sau đó là một giai đoạn đại dịch suy giảm. Theo WHO, sự lây lan của virus SARS-CoV-2 đang chậm lại với số ca nhiễm COVID-19 ở Italy giảm nhẹ. Song với tốc độ lây truyền rất cao của biến thể Omicron, hiện đang phổ biến với hơn 2,5 triệu người Italy dương tính với virus, chắc chắn rằng gần như toàn bộ dân số nước này sẽ phơi nhiễm biến thể Omicron trong năm 2022.

Còn tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 18/1 lên tới 79.106.168 trường hợp, trong đó có 1.276.669 ca tử vong.

Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 67.423.955 ca nhiễm và 874.197 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, Mỹ cũng là nước có số ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất thế giới, với 301.505 ca. Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã làm phát sinh một thực trạng đáng quan ngại tại Mỹ, đó là nguy cơ lây lan dịch bệnh trong môi trường bệnh viện. Thống kê cho thấy ngày càng nhiều bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện ở Mỹ lây nhiễm COVID-19 trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Giới chuyên gia quan ngại nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh nhân lây nhiễm từ các nhân viên y tế mắc COVID-19, gây ra nhiều áp lực cho lĩnh vực y tế.

Tại châu Á, song song với việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiến tới việc mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng . Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn đang hiện hữu cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron. Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại khu vực này là 90.790.046 trường hợp, với 1.272.018 ca tử vong và 84.857.072 ca điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận 450.305 ca nhiễm mới.

Hiện một số thành phố tại Trung Quốc đang ứng phó với các đợt bùng phát dịch COVID-19 liên quan các biến thể Omicron và Delta, trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi chiến lược "Không COVID" và chỉ còn hơn nửa tháng nữa Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 sẽ chính thức khởi tranh. Thành phố Thiên Tân hiện ghi nhận biến thể Omicron lây lan mạnh nhất trên cả nước Trung Quốc, với gần 300 ca kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên hơn một tuần trước đây. Các quan chức chưa xác định được nguồn lây, song thành phố đã hoàn tất đợt xét nghiệm đại trà thứ 3 đối với 14 triệu cư dân tuần qua. Nhà chức trách chưa áp đặt lệnh phong tỏa thành phố vốn là một trung tâm sản xuất công nghiệp và một cảng biển quan trọng. Tuy nhiên, các quận ghi nhận ca mắc COVID-19 đã tiến hành phong tỏa, theo đó người dân địa phương không được ra khỏi nhà trừ những trường hợp cấp thiết.

Tính đến sáng 18/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 10.508.813 trường hợp, trong đó có 234.700 ca tử vong và 9.318.774 ca bình phục. Trong tổng số 955.339 ca đang điều trị thì có 2.689 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.560.921 ca nhiễm COVID-19 và 92.649 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 73.829 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 73.258 ca. Hiện khu vực này có tổng số 1.973.947 trường hợp ca mắc COVID-19, với 5.019 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 1.801.101 ca, tiếp theo sau là Fiji với 59.785 ca./.

Omicron càng lây lan nhanh, càng nhiều nguy cơ đột biến

TTO - Nhà khoa học Maria Van Kerkhove của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 vẫn đang tiến hóa và đến nay chưa thể dự đoán sự biến đổi của nó như với cúm mùa.


Omicron càng lây lan nhanh, càng nhiều nguy cơ đột biến - Ảnh 1.

Ga tàu đông đúc ở Sao Paulo, Brazil, nơi Omicron đã trở thành biến thể thống trị - Ảnh: REUTERS

"Khả năng dự báo có đúng hay không có liên quan đến đặc tính theo mùa của cúm. COVID-19 chưa theo mùa và virus gây bệnh này tiến hóa rất khác", bà Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, viết trên mạng xã hội Twitter.

Trong cuộc họp báo trước đó vào ngày 12-1, bà Kerkhove nói virus SARS-CoV-2 đang trở thành đặc hữu nhưng chúng ta vẫn chưa đến giai đoạn đó.

"Một yếu tố khác mà chúng ta phải xem xét là loại virus này vẫn đang tiến hóa... Như quý vị đã nghe chúng tôi nói nhiều lần, Omicron có thể sẽ không phải là biến thể cuối cùng mà chúng tôi nói đến", bà Kerkhove nói.

Theo bà Kerkhove, do SARS-CoV-2 chưa có đặc tính biến đổi theo mùa, nên để theo dõi cần xây dựng hệ thống giám sát các biến thể của nó tích hợp vào Hệ thống giám sát và ứng phó với cúm toàn cầu (GISRS) của WHO.

Trong khi đó, các nhà khoa học cũng đưa ra nhận định tương tự rằng có thể sẽ còn nhiều biến thể mới xuất hiện nhưng cảnh báo không có gì đảm bảo các biến thể sau sẽ gây bệnh nhẹ hoặc có thể kiểm soát hiệu quả bằng vắc xin.

"Biến thể Omicron càng lây lan nhanh thì càng có nhiều nguy cơ đột biến, có khả năng sinh ra nhiều biến thể hơn", chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leonardo Martinez thuộc Đại học Boston nói với Hãng tin AP.

Cùng quan điểm, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins, ông Stuart Campbell Ray, cho rằng lây nhiễm càng kéo dài thì càng dễ làm xuất hiện các biến thể.

Nói về thông tin ban đầu cho rằng Omicron gây bệnh nhẹ, các chuyên gia nói có khả năng virus đi theo hướng không giết chết vật chủ quá nhanh để tiếp tục lây nhiễm.

Theo ông Ray, một biến thể sẽ đạt được mục tiêu nhân bản của nó trong trường hợp những người bị nhiễm có các triệu chứng nhẹ ban đầu, tiếp đó truyền nhiễm bệnh cho những người khác và sau đó bị bệnh nặng.

"Mọi người thắc mắc liệu virus có tiến hóa theo hướng nhẹ hơn không. Nhưng không có lý do nào để nó theo hướng đó. Tôi không nghĩ chúng ta có thể tự tin rằng theo thời gian virus sẽ ít đe dọa tính mạng hơn", ông Ray nói.

Các chuyên gia khuyến cáo đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng trong khi các vắc xin hiện nay vẫn có hiệu quả.

Giáo sư Úc: Biến thể Omicron chưa phải là sự tiến hóa cuối cùngGiáo sư Úc: Biến thể Omicron chưa phải là sự tiến hóa cuối cùng

TTO - Giáo sư Peter White, chuyên gia nghiên cứu sự tiến hóa của virus tại Đại học New South Wales (Úc), dự đoán biến thể Omicron chưa phải là sự tiến hóa cuối cùng của virus gây đại dịch COVID-19.

TRẦN PHƯƠNG



TTO - Các nhà nghiên cứu Pháp nói còn quá sớm để suy đoán về các đặc điểm virus học, dịch tễ học hoặc lâm sàng của biến thể IHU dựa trên 12 ca nhiễm gần đây. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng lên tiếng về biến thể này.

WHO nói gì về biến thể mới với 46 đột biến ở Pháp? - Ảnh 1.

Người dân đợi xét nghiệm COVID-19 ở Paris (Pháp) vào ngày 23-12-2021. Hôm 4-1, Bộ trưởng Y tế Pháp Oliver Veran cho biết gần 300.000 ca bệnh COVID-19 mới được ghi nhận tại Pháp trong 24 giờ qua - Ảnh: AFP

Tại cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ) vào hôm 4-1, ông Abdi Mahamud, quan chức quản lý sự cố về COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới, cho biết biến thể mới phát hiện ở Pháp "đã nằm trong tầm ngắm của chúng tôi".

Theo ông, biến thể này vẫn chưa gây nhiều đe dọa. Cho rằng biến thể mới không lây lan nhanh chóng vào lúc này là dấu hiệu tích cực, nhưng quan chức WHO lưu ý nó "có nhiều cơ hội để lây nhiễm".

Trong lúc đang được WHO điều tra, biến thể này sẽ chỉ được tuyên bố là "biến thể đáng lo ngại" nếu có bằng chứng cho thấy nó đặt ra nguy cơ nghiêm trọng.

Biến thể được đặt tên "biến thể IHU" hoặc B.1.640.2, lần đầu tiên được phát hiện tại Pháp vào cuối năm 2021, nhưng hiện nhận được sự chú ý của các chuyên gia toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Bệnh viện Đại học Méditerranée (IHU) đã phát hiện biến thể này và ít nhất 12 ca nhiễm biến thể IHU được ghi nhận gần khu vực Marseille, miền nam Pháp. Nhiều trong số các ca nhiễm bị bệnh nặng và nhập viện.


20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ gia tăng mức độ nặng và tử vong caoBộ Y tế: 20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ gia tăng mức độ nặng và tử vong cao - Ảnh 1.

Theo Bộ Y tế những người có bệnh nền như đái tháo đường; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ung thư, đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi; Bệnh thận mạn tính; Béo phì, thừa cân... thuộc nhóm nguy cơ gia tăng mức độ nặng và tử vong cao khi mắc COVID-19

Trong công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 ngày 21/12,  Bộ Y tế cho biết hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529).

Trong đó nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc COVID- 19 là nhóm người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

Theo Bộ Y tế có 20 bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc COVID-19, đó là:

- Đái tháo đường

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác

- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

- Bệnh thận mạn tính

- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

- Béo phì, thừa cân

- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

- Bệnh lý mạch máu não

- Hội chứng Down

- HIV/AIDS

- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)

- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

- Hen phế quản

- Tăng huyết áp

- Thiếu hụt miễn dịch

- Bệnh gan

- Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

- Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

- Các bệnh hệ thống.

- Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

Ngoài ra, tại công văn này, Bộ Y tế cũng hướng dẫn nhóm nguy cơ khác là người trên 50 tuổi; phụ nữ có thai.

Bộ Y tế lưu ý khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc COVID- 19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định.

Đồng thời hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ, đánh giá tình trạng bệnh, sơ cấp cứu và chỉ định chuyển cơ sở điều trị kịp thời.

Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc COVID-19.

Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19.

Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...) để quản lý điều trị kịp thời.

 Quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ ăn uống, vận động thể lực, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.

Tình trạng 'thiếu oxy thầm lặng': Nguy cơ khiến bệnh nhân COVID-19 trở nặng

Nhiều người tự chuẩn bị đủ các loại thuốc điều trị COVID-19 trong nhà, nhưng khi hỏi có thiết bị đo SpO2 không thì lại không có hoặc chưa để ý đến...
Nguy hiểm nếu chỉ số SpO2 ở bệnh nhân COVID-19 giảm đột ngột
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, có những người nồng độ oxy máu thấp nhưng người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào. Vì vậy người bệnh điều trị tại nhà mỗi ngày cần chủ động đo 1-2 lần theo hướng dẫn để phát hiện nguy cơ này.

Tại Bệnh viện Nhiệt đới TW hiện điều trị hơn 120 bệnh nhân COVID-19, trong đó một số trường hợp gặp tình trạng 'thiếu oxy thầm lặng.

 'Thiếu oxy thầm lặng' hay còn gọi là tình trạng "Happy Hypoxia" được chẩn đoán khi người bệnh không cảm thấy khó thở nhưng SpO2 lại giảm dưới 94%.
"Theo thống kê, gần 20% bệnh nhân nhập viện cảm thấy không hề khó thở trong khi biểu hiện CT scan bất thường (86%) và cần phải bổ sung oxy (40%). Đây là một tỷ lệ khá cao do đó mọi người cần hết sức lưu ý"- TS Tuấn thông tin.

Làm rõ hơn về sự nguy hiểm của tình trạng 'thiếu oxy thầm lặng', theo BS Tuấn, ở giai đoạn đầu của bệnh, phổi có thể còn giãn nở bình thường, không có sự gia tăng khoảng chết và kháng cự đường thở. Do đó, có thể trung tâm hô hấp không cảm thấy bất thường về việc thở. Tuy nhiên, diễn tiến bệnh có thể nhanh và xảy ra tình trạng mất bù hô hấp. Nếu bệnh nhân đột ngột thở nhanh, sâu có thể là dấu hiệu của suy hô hấp tiến triển trong COVID-19.
"Có thể hiểu ngắn gọn là bình thường phần phổi lành sẽ bù cho các phần đã tổn thương, nên với người hơi thiếu oxy đã khó thở thì khoảng bù trừ này còn lớn. Nhưng với người gặp tình trạng thiếu oxy thầm lặng thì khoảng bù rất nhỏ, do đó tiến triển nặng sẽ rất nhanh chóng ngay sau khi xuất hiện khó thở"
.

Trên 70% bệnh nhân COVID-19 có tổn thương phổi ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu tổn thương rất là nhỏ, cơ thể bù trừ được, không gây ảnh hưởng gì. Tổn thương lớn hơn khiến cơ thể không bù trừ được, biểu hiện là tụt oxy trong máu. Lúc này cần có sự hỗ trợ của các biện pháp hồi sức.
SpO2 ở người bình thường là 94-100%. Ở bệnh nhân COVID-19 bị viêm phổi, mức oxy chỉ còn 60-70%, thậm chí 50%, đe dọa suy hô hấp, dẫn đến tử vong.
Chuẩn bị đủ loại thuốc nhưng lại quên thiết bị đo SpO2

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo đối với bệnh nhân có bệnh nền (tim mạch, gout, tăng huyết áp...), chưa tiêm vaccine hoặc chưa đủ mũi càng phải chú ý hơn đến tình huống này.

Ngoài ra, cần chú ý đến thời gian ngày thứ 7-10 kể từ khi phát hiện bệnh, đây cũng là thời điểm tình trạng 'happy hypoxia' có thể xuất hiện. Nếu SpO2 dưới 95% đã là chỉ dấu nguy hiểm, dưới 90% thì cận kề nguy hiểm. Từ thời điểm này, người bệnh cần được hỗ trợ thở oxy sớm và chuyển nhanh nhất đến cơ sở điều trị.

Cũng về vấn đề này, bac sĩ nhấn mạnh tuyệt đối không chủ quan chỉ căn cứ vào triệu chứng khó thở mà bỏ qua chỉ số SpO2 trên máy, khi thấy tụt SpO2 dưới 94% mà chưa khó thở thì hãy hết sức đề phòng. Cần nằm tư thế, tập thở thật tốt để cải thiện SpO2 ngay.

"Nằm sấp giúp phân bố máu cho những vùng phía sau, rất quan trọng trong điều trị Covid-19 ở giai đoạn sớm và có thể điều trị lâu dài giúp cải thiện oxy máu. Ngoài ra, những vùng phổi phía sau lưng vốn ít được thông khí hơn, khi nằm sấp những vùng phế nang sẽ được phân bố oxy hít vào, giảm hiện tượng chỗ nhiều oxy mà lại ít máu đến, chỗ ít oxy mà máu lại đến nhiều (cân bằng thông khí- tưới máu)."
Phải cấp cứu gấp khi có triệu chứng sau,… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

1) Khó thở.
2) Nhịp thở tăng:
3) SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo).
4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
5) HA thấp: HATĐ < 90 mmHg, HATT < 60 mmHg.
6) Đau tức ngực thường xuyên.
7) Thay đổi ý thức.
8) Tím-nhợt môi, đầu móng tay, móng chân, da xanh...
9) Không thể uống, bú, nôn.
10) Đối với trẻ em: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, xuất huyết...
11) Bất kỳ tình trạng nào cảm thấy không ổn, lo lắng
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, có những người nồng độ oxy máu thấp nhưng người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào. Vì vậy F0 điều trị tại nhà mỗi ngày cần chủ động đo 1-2 lần theo hướng dẫn để phát hiện nguy cơ này./


Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân

  • Amber Dance
  • Bài đăng trên Knowable Magazine

Các bác sĩ và nhà khoa học ngày càng tin rằng những ca bệnh này là do phản ứng miễn dịch đi quá đà - vì vậy nó gây hại thay vì bảo vệ cơ thể.

Thông thường, khi cơ thể người bị nhiễm mầm bệnh, hệ miễn dịch bắt đầu tấn công kẻ xâm nhập và sau đó giảm dần mức độ tấn công.

Nhưng có khi, đội quân tế bào vốn rất trật tự nắm trong tay vũ khí phân tử lại mất kiểm soát, từ những chiến binh ngoan ngoãn hóa thân thành đám đông ngỗ ngược tay đuốc tay đinh ba.

Mặc dù có các thí nghiệm và cách chữa có thể giúp xác định và kiềm chế cuộc nổi dậy này, nhưng vẫn còn quá sớm để chắc chắn đâu là liệu pháp tốt nhất cho những người bị tấn công bởi cơn bão miễn dịch vì Covid-19.


Nhiều phiên bản trong cách phản ứng quá trớn của hệ miễn dịch này xảy ra trong một loạt các điều kiện, thường là bị kích thích do tình trạng nhiễm trùng, các gene bị lỗi hoặc do tình trạng rối loạn tự miễn dịch, khiến cho cơ thể nghĩ chính các mô của nó là kẻ xâm lăng.

Tất cả đều được gọi chung với cái tên chung là "bão cytokine", được đặt tên như vậy là bởi các chất được gọi là cytokine hoạt động điên rồ trong mạch máu.

Những protein rất nhỏ này - có hàng chục loại như vậy - là người đưa tin cho đội quân tế bào miễn dịch, lưu chuyển giữa các tế bào với hiệu ứng khác nhau. Một số đòi hỏi tăng thêm hoạt động miễn dịch, một số khác yêu cầu giảm hoạt động.

Sau đây là một số điều các nhà khoa học đã biết về bão cytokine và cách chúng vận hành với bệnh Covid-19.

Bão dâng

Khi các cytokine có chức năng tăng cường hoạt động miễn dịch trở nên quá nhiều, hệ miễn dịch sẽ không thể tự ngăn chặn chúng lại.

Các tế bào miễn dịch tỏa ra cả đến các phần cơ thể không bị nhiễm trùng và bắt đầu tấn công các mô mạnh khỏe, ăn ngấu nghiến hồng cầu, bạch cầu và làm tổn hại gan.

Thành mạch máu mở toang cho tế bào miễn dịch đi vào và vây quanh các mô, nhưng mạch máu rò rỉ quá mức đến nỗi khiến phổi tràn đầy dịch, và huyết áp suy giảm.

Máu bị vón cục ở khắp cơ thể, khiến cho dòng chảy của máu bị nghẽn nặng hơn. Khi nội tạng không có đủ máu đến, cơ thể rơi vào tình trạng bị sốc, dẫn đến rủi ro tổn thương nội tạng vĩnh viễn hoặc gây tử vong.

Hầu hết bệnh nhân trải qua tình trạng bị bão cytokine sẽ bị sốt, khoảng một nửa trong số họ bị các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh, như nhức đầu, động kinh hoặc thậm chí rơi vào hôn mê, Randy Cron, bác sĩ thấp khớp nhi khoa, nhà miễn dịch tại Đại học Alabama ở Birmingham và là đồng biên tập cho quyển giáo trình "Hội chứng Bão Cytokine" xuất bản năm 2019, nói.

"Họ có xu hướng bệnh nặng hơn bạn nghĩ," ông chia sẻ.

Ông cho biết thêm là các bác sĩ nay chỉ mới bắt đầu hiểu về bão cytokine và cách điều trị nó mà thôi.

Mặc dù chưa có xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tình nhưng có các chỉ dấu giúp nhận biết cơn bão đang tràn tới. Chẳng hạn, nồng độ protein ferritin trong máu có thể tăng cao, hoặc có tình trạng tăng cao hàm lượng chỉ số viêm nhiễm CRP (C-reactive protein) trong máu, là chất do gan gây ra.

Các bệnh viện ở Trung Quốc gần trung tâm dịch bệnh là nơi ghi nhận những chỉ dấu đầu tiên cho thấy các ca nhiễm Covid-19 bị bão cytokine.

Các bác sĩ ở Vũ Hán, trong một nghiên cứu được thực hiện trên 29 bệnh nhân, tường trình rằng những ca nhiễm Covid-19 ở tình trạng nghiêm trọng hơn thì có nồng độ cytokine IL-2R và IL-6 cao hơn.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Virus corona còn quá mới với hệ miễn dịch của con người đến mức nó có thể gây ra phản ứng quá mức

IL-6 cũng là chỉ dấu sớm cho thấy tình trạng tương tự như bị bão cytokine ở bản phân tích trên 11 bệnh nhân do các bác sĩ ở Quảng Đông tiến hành.

Một nhóm khác, phân tích 150 ca bệnh ở Vũ Hán, nhận thấy một loạt các chỉ dấu trong tế bào cho thấy có bão cytokine - bao gồm IL-6, CRP và ferritin - với hàm lượng cao hơn ở những người tử vong so với những người khỏi bệnh.

Các nhà nghiên cứu miễn dịch tại Hợp Phì cũng tường trình kết quả tương tự ở các bệnh nhân thiệt mạng, đồng thời ghi nhận rằng trong máu của các bệnh nhân Covid-19 phải đưa vào điều trị trong khu vực hồi sức cấp cứu (ICU) có tỷ lệ cao các tế bào miễn dịch bị tổn hại nhưng tích cực hoạt động, dẫn tới nguy cơ gây bão cytokine.

Bão cytokine cũng xảy ra ồ ạt với bệnh nhân ở Mỹ.

"Tôi thấy rất nhiều trường hợp," Roberto Caricchio, trưởng khoa thấp khớp tại Đại học Temple ở Philadelphia nói. Dữ liệu chính xác vẫn chưa có, nhưng ông cho biết "một phần đáng kể" - có lẽ khoảng 20-30% bệnh nhân trong các ca nguy kịch và có triệu chứng về phổi có dấu hiệu bị bão cytokine.

Bức tranh vẫn đang dần hình thành. "Covid có lẽ là một cơn bão cytokine độc nhất vô nhị," Cron nhận định. Tỷ lệ máu vón cục có vẻ như cao hơn hẳn so với những trường hợp khác có các triệu chứng bị bão, nhưng tỷ lệ ferritin không dâng cao quá mức như vậy.

Với Covid-19, các bác sĩ thấy rằng tế bào miễn dịch tấn công phổi quá sớm và quá dữ dội, đến mức các vết sẹo trong mô bị xơ hóa đã hình thành. "Có vẻ với loại virus này, bão cytokine diễn ra quá nhanh."

Đây không phải là lần đầu tiên bão cytokine được liên hệ với một đại dịch.

Các nhà khoa học nghi rằng bão cytokine cũng gây ra rất nhiều ca tử vong trong đại dịch cúm năm 1918, và trong đợt bùng phát dịch Sars năm 2003 - vốn do một loại virus có liên quan tới virus Covid-19 gây ra.

Gần đây, Cron và đồng nghiệp phân tích 16 ca tử vong, từ năm 2009 đến 2014 trong đại dịch 'cúm heo' H1N1 - một virus cúm mới xuất hiện năm 2009 và từ đó thường xảy ra trong mùa cúm.

Có đến 4/5 số bệnh nhân trên có các dấu hiệu cơ bản cho thấy họ bị bão cytokine. Thêm vào đó, một số người có những biến thể gene có thể khiến hệ miễn dịch của họ có xu hướng phản ứng quá mức.

Chẳng hạn, hai bệnh nhân có đột biến trong gene PRF1, là gene tạo ra một loại protein có tên là perforin.

Được tạo thành bởi một số tế bào miễn dịch nhất định, perforin chọc thủng các tế bào bị nhiễm trùng khác để hủy hoại chúng.

Đột biến ở gene perforin ngăn cản quá trình này, nhưng những tế bào miễn dịch đó - được biết đến như các tế bào sát thủ tự nhiên - thì không ngừng nỗ lực quá trình phá huỷ.

"Chúng chỉ liên tục đập đầu vào, tiết ra tất cả những cytokine này, và thế là bạn bị bão cytokine," người đồng nghiên cứu Grant Schulert, bác sĩ thấp khớp nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Trung tâm Cincinnati, và là đồng tác giả trong bài viết tổng quan về một kiểu cơn bão và cách điều trị tiềm năng trên "Tạp chí Tổng hợp Y học Hàng năm" (Annual Review of Medicine), nói.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Khi các cytokine gửi báo động quá mức tới hệ miễn dịch, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng không ngừng lại được

Năm trong số các bệnh nhân mà Cron và đồng nghiệp nghiên cứu có biến thể trong gene LYST, là gene gây ra tình trạng khiếm khuyết trong việc vận chuyển chất thải tế bào.

Điều này phá vỡ hoạt động của perforin và ngăn cản tế bào miễn dịch kịp phản ứng với kẻ xâm lược. Một số người khác có các biến thể mà các nhà khoa học nghi ngờ có thể gây ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch.

Cron cho biết có thể những biến thể tương tự giúp giải thích vì sao khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 gặp phải tình trạng nguy kịch, trong khi nhiều người khác chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề có triệu chứng.

Những người có bộ gene có biến thể như trên có lẽ không biết rằng hệ miễn dịch của họ vượt ra ngoài kiểm soát của cơ thể, điều khiến cho họ bị bệnh nặng hơn những người khác.

"Rất khó chống lại nhiễm trùng nếu hệ miễn dịch của bạn bị hủy hoại," Cron nói.

Thuần phục cơn bão

Vậy thì, giải pháp có thể áp dụng là làm giảm nhẹ cuộc tấn công của hệ miễn dịch.

Steroids thường là lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị. Chúng hoạt động mạnh mẽ làm giảm nhẹ hệ miễn dịch - nhưng tất nhiên, hệ thống vẫn cần thiết phải duy trì sức mạnh ở mức thấp để chống lại kẻ xâm lăng. Trong trường hợp với bệnh Covid-19, người ta vẫn chưa rõ liệu steroids có ích hay có hại, Cron nói.

Cũng có những loại thuốc ngăn cản một số loại cytokine nhất định.

Nếu steroids như một quả bom nguyên tử, thì các loại thuốc này như cuộc đánh chặn tên lửa mục tiêu. Ý tưởng là chúng vẫn sẽ để yên cho những phản ứng miễn dịch tốt vận hành.

Chẳng hạn anakinra (Kineret) là phiên bản có sửa đổi của loại protein tự nhiên trong cơ thể người, loại protein chịu trách nhiệm ngăn cản các cơ quan thụ cảm với cytokine IL-1. Đây là thuốc đã được cơ quản lý dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho phép lưu hành, dùng để chữa bệnh viêm khớp và bệnh viêm đa hệ thống ở trẻ sơ sinh.

Emapalumab (Gamifant), một kháng thể ngăn chặn cytokine interferon-gamma, là thuốc đã được cho phép sử dụng với người về mặt di truyền có xu hướng bị bão cytokine tấn công.

Những bằng chứng ban đầu, cũng từ phía Trung Quốc, cho thấy kháng thể tocilizumab (Actemra) có thể có ích trong việc điều trị Covid-19. Kháng thể này cản thụ cảm IL-6, tránh không cho tế bào nhận thông điệp từ IL-6.

Tocilizumab thường được sử dụng trị viêm khớp và để làm giảm nhẹ tác động của bão cytokine ở các bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Vào đầu tháng Hai, các bác sĩ từ hai bệnh viện ở tỉnh An Huy, Trung Quốc thử nghiệm trên 21 bệnh nhân đang trong tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy cấp do bệnh Covid-19.

Tình trạng sốt và các triệu chứng khác về căn bản giảm xuống chỉ trong vài ngày. Hàm lượng CRP cũng giảm xuống ở đa số bệnh nhân. 19 bệnh nhân được xuất viện trong vòng hai tuần.

Các nhà nghiên cứu đang đề xướng nhiều thử nghiệm lâm sàng với các chất ngăn cản cytokine để điều trị bệnh Covid-19; tocilizumab vẫn đang được nghiên cứu sâu hơn ở Ý và Trung Quốc, tocilizumab vàsarilumab (Kevzara), một kháng thể khác chống lại thụ cảm IL-6, vốn được dùng để trị bệnh viêm khớp, đều đang được thử nghiệm tại Đan Mạch, còn emapalumab và anakinra đang được thử nghiệm tại Ý.NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Khi các ca bệnh Covid-19 được đưa vào đầy kín các bệnh viện khắp nơi trên thế giới, những người bị nặng nhất và dễ tử vong nhất là người có cơ thể phản ứng theo cách đặc biệt, gây nguy hiểm tai hại.

Tế bào miễn dịch tràn đầy phổi và thay vì bảo vệ thì chúng lại tấn công phổi. Các mạch máu bị rò rỉ, và bản thân máu bị vón cục. Huyết áp sụt giảm nghiêm trọng và cơ quan nội tạng bắt đầu ngừng hoạt động.

Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?Ở Philadelphia, bệnh viện của Caricchio đang tham gia thử nghiệm với sarilumab. Nếu bệnh nhân không muốn gặp rủi ro vì dùng phải giả dược, thì bác sĩ vẫn kê đơn với tocilizumab, hay thuốc chống cytokine khác, hoặc steroids.

Một bệnh nhân mắc bệnh phổi và bị bão cytokine đã cải thiện khá tốt với tocilizumab, Caricchio nói. Điều quan trọng là bác sĩ phải có phác đồ điều trị để chống lại cả bão cytokine ập đến cuồng nộ, lẫn tình trạng nhiễm virus gây ra cơn bão, ông chia sẻ.

Nhưng để điều trị có hiệu quả, thì bác sĩ phải khống chế được cơn bão xảy ra.

"Khó khăn lớn nhất trong cơn bão cytokine là phải nhận ra nó," Schulert nói. Ông, Caricchio và Cron đề xuất rằng bất cứ ai nếu bệnh đến mức phải nhập viện vì Covid-19 có thể được xét nghiệm với giá rẻ để xác định nồng độ ferritin trong máu. Cả ba bệnh viện nêu trên đều có xét nghiệm trên, cũng như rất nhiều trung tâm y tế học thuật khác, họ cho biết.

Hướng dẫn tạm thời từ Trung tâm Phòng tránh và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, cập nhật vào ngày 3/4, cũng đề cập rằng nồng độ CRP và ferritin cao có thể liên quan đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, hướng dẫn từ tổ chức Y tế Thế giới WHO không đề cập gì đến chỉ dấu cho cơn bão cytokine.

Bác sĩ càng sớm điều trị được cơn bão đang dâng lên, thì kết quả càng có thể tốt hơn, Cron cho biết. "Nếu hệ miễn dịch đang giết bạn, thì bạn cần phải làm gì đó."

Bài gốc được đăng trên Tạp chí Knowable Magazine, và được đăng lại theo giấy phép Creative Commons.

Số người tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu thực sự là bao nhiêu?

Theo ước tính mới đây của một số nhà nghiên cứu, số số nạn nhân tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu có thể nhiều hơn hàng triệu người so với báo cáo.


Theo trang Guardian (Anh), trong 18 tháng sống trong căn hộ ở Tel Aviv, Ariel Karlinsky, sinh viên kinh tế 31 tuổi tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, đã lùng sục khắp nơi trên mạng để tìm dữ liệu có thể giúp anh tính toán số người tử vong COVID-19 thực sự trên toàn cầu. Anh nghi ngờ về thông tin cho rằng tỷ lệ tử vong của Israel không cao hơn con số báo cáo và do đó, dịch bệnh này không nghiêm trọng. 

“Tất nhiên, điều này không đúng. Tỷ lệ tử vong cao hơn những gì được báo cáo là điều chắc chắn và rất rõ ràng”, Karlinsky nói và đã đưa ra các con số để chứng minh điều đó, điều này rất dễ thực hiện ở Israel với hệ thống đăng ký nhân khẩu nghiêm ngặt.

Ở một số quốc gia không áp dụng hoặc áp dụng rất ít các biện pháp hạn chế phòng dịch, tỷ lệ tử vong thấp cũng là điều đáng nghi ngờ. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu để chứng minh điều đó khá khó khăn. Karlinsky tin rằng hầu hết quốc gia đều đếm thiếu số ca tử vong trong đại dịch. 

Qua Twitter, Karlinsky gặp nhà khoa học dữ liệu Dmitry Kobak của Đại học Tübingen ở Đức - người đang cố gắng làm điều tương tự và họ đồng ý hợp tác. Trong khi Karlinsky tìm kiếm các con số, Kobak tham gia phân tích. Kết quả là họ đã cho ra Tập dữ liệu về Tử vong Thế giới (World Mortality Dataset). Tập dữ liệu này đã tạo cơ sở cho các ước tính về tỷ lệ tử vong vì COVID-19 được công bố trên tờ Economist, Financial Times và nhiều trang báo hoặc tạp chí khác.

Các con số thực tế được công bố trên các tạp chí này thường cao hơn gấp nhiều lần so với con số được báo cáo chính thức trên toàn cầu, với tren 6 triệu người tử vong. Economist đưa ra con số thực tế là gân 20  triệu người.

World331,362,580+97,813chết 5,563,425+199269,037,707+54,83056,761,44896,55542,511713.7

Chú thích ảnh
Những tín đồ Hồi giáo thực hiện giãn cách khi cầu nguyện tại nhà thờ Hassan II ở Casablanca, Maroc. Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất ở châu Phi. Ảnh: Getty

Tập dữ liệu về tỷ lệ tử vong thế giới chứa thông tin về hơn 100 quốc gia. Hầu hết quốc gia châu Phi và châu Á đều nằm trong danh sách đếm thiếu số ca tử vong. Ấn Độ là một ví dụ, một số nhà nghiên cứu ước tính số người chết do COVID-19 ở nước này có thể lên tới 4 triệu người, thay vì hơn 450.000 người như được công bố.

Bộ dữ liệu mới cũng cho thấy các quốc gia từng hứng chịu làn sóng dịch nghiêm trọng như Italy, Tây Ban Nha và Anh, không thực sự bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, Mexico và Bolivia, và một số quốc gia ở Đông Âu, là những nước có tỷ lệ tử vong cao hơn 50% so với báo cáo. Đây đều là những nước bị tàn phá nặng nề nhất vì đại dịch. Trong đó, Peru được cho là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức tăng 150%.

Các nhà nghiên cứu khác đã hoan nghênh nỗ lực của Karlinsky và Kobak. Hai nhà dịch tễ học Lone Simonsen tại Đại học Roskilde (Đan Mạch), và Cécile Viboud thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho rằng: “Đây là cuộc cách mạng dữ liệu song song với quá trình phát triển vaccine và giải mã trình tự gien của virus”.

Chú thích ảnh

Có nhiều cách khác nhau có thể ước tính số người tử vong vì COVID-19, tất cả đều có ưu điểm và nhược điểm. Con số chính thức được lấy từ báo cáo của các quốc gia về số ca tử vong vì COVID-19, nhưng những báo cáo này phụ thuộc vào tỷ lệ xét nghiệm và hầu như luôn bị đánh giá thấp.

Nhà báo chuyên về dữ liệu Sondre Ulvund Solstad, người dẫn đầu nỗ lực theo dõi đại dịch của Economist, cho biết: “Ở phần lớn các quốc gia, các con số chính thức về số ca tử vong vì COVID-19 không đáng tin cậy”.

Cách tính số ca tử vong dựa trên xét nghiệm, đã được sử dụng để ước tính tỷ lệ tử vong của các đại dịch trong lịch sử, là một cách tính lỗi thời. Ở những nơi mà điều kiện xét nghiệm còn hạn chế, cách tính này đặc biệt không đáng tin cậy. Trong khi đó, số liệu ca tử vong thực tế được ước tính không phụ thuộc vào tỷ lệ xét nghiệm.

Cách tính tổng quát không chỉ ghi nhận những ca tử vong trực tiếp vì COVID-19, mà còn đếm cả người tử vong có liên quan gián tiếp đến đại dịch, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư không được điều trị kịp thời, hoặc nạn nhân bị bạo hành trong gia đình trong thời gian phong tỏa hoặc áp đặt hạn chế.

Karlinsky và Kobak đã thu thập các nguồn dữ liệu địa phương từ những quốc gia nghèo dữ liệu thông qua các nhà báo, học giả, và áp dụng những kỹ thuật ngoại suy khác nhau để đưa ra ước tính.

Họ cũng ước tính dựa trên dữ liệu sẵn có từ một quốc gia láng giềng của mỗi nước, điều chỉnh các yếu tố như mật độ dân số, chiến lược xét nghiệm và tự do thông tin. Dự liệu không chắc chắn là lý do tại sao Karlinsky và Kobak tránh ước tính số người chết trên toàn cầu. Tuy nhiên, họ cho biết trung bình ở mỗi quốc gia, số ca tử vong thực tế có thể cao hơn 1,4 lần so với con số được báo cáo.

Trong khi đó, mô hình của nhà báo chuyên về dữ liệu của Econmist, Solstad, đã đưa ra con số tổng quát từ 9,9 triệu đến 18,5 triệu người tử vong, một phạm vi mà nhà dịch tễ học Simonsen thấy hợp lý.

Để so sánh số người tử vong vì COVID-19 với các đại dịch trước, nhà dịch tễ học Simonsen và Viboud đã đưa ra các ước tính về tỷ lệ tử vong thực tế cho những đại dịch trước đó và điều chỉnh chúng cho phù hợp với dân số thế giới vào năm 2020. Họ ước tính 4 đại dịch cúm vào các năm 1918, 1957, 1968 và 2009, nếu xảy ra ở hiện tại, thì sẽ có số người chết thực tế lần lượt là 75 triệu, 3,1 triệu, 2,2 triệu, và 0,4 triệu.

Từ đó, họ kết luận rằng COVID-19 là đại dịch chết chóc nhất trong vòng một thế kỷ qua, nhưng vẫn chưa bằng số người chết của đại dịch năm 1918.

Hải Vân/Báo Tin 

Số liệu Covid-19 tại Việt Nam

Đợt bùng phát dịch từ ngày 27/4. Cập nhật 18:10, 18/01
Số ca
trong nước

Công bố hôm nay

+16.763

Tổng

2.033.283

Hôm nay, Việt Nam ghi nhận 16.763 ca (↓4.928 ca so với ngày hôm qua), nâng tổng số ca nhiễm trong nước từ ngày 27/4 đến nay lên 2.033.283 tại 63 tỉnh thành.

Trong số này, 12.151 ca đang điều tra dịch tễ (↑973 ca), 4.612 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (↓5.901 ca).

Cùng ngày, Bộ Y tế công bố 8.692 người khỏi bệnh và 184 ca tử vong.

Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 2.039.537 ca nhiễm, 1.756.154 người khỏi bệnh, 247.464 bệnh nhân đang điều trị và 35.975 ca tử vong.

7 ngày qua, tổng nhiễm trên cả nước giảm 907 (↓1%) so với cùng kỳ, tổng bệnh nhân tử vong giảm 360 (↓23%), số người khỏi bệnh giảm 24.374 (↓13%).

Vùng nhiễm cao

Mức độchia theo 5 cấp, dựa vào tỷ lệ nhiễm trên 100.000 dân trong 7 ngày tại từng tỉnh thành. Ví dụ: Cấp 5, tức tỉnh có hơn 100 ca nhiễm trên 100.000 dân trong 7 ngày. (Cách tính của VnExpress)
  • 0-2
    3-19
    20-49
    50-100
    100+
    Tỷ lệ nhiễm
    trên 100.000 dân
    Thay đổi
    so với trước
    Mức độ
  • Cà Mau
    721
    5
  • Đà Nẵng
    495
    5
  • Bình Phước
    445
    5
  • Khánh Hòa
    367
    5
  • Trà Vinh
    306
    5
  • Bình Định
    304
    5
  • Bến Tre
    297
    5
  • Hà Nội
    255
    5
  • Tây Ninh
    249
    5
  • Vĩnh Long
    239
    5
  • Hưng Yên
    223
    5
  • Bắc Ninh
    208
    5
  • Hải Phòng
    203
    5
  • Quảng Ngãi
    195
    5
  • Hòa Bình
    171
    5
  • Thừa Thiên Huế
    167
    5
  • Quảng Ninh
    164
    5
  • Vĩnh Phúc
    153
    5
  • Đăk Nông
    146
    5
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
    145
    5
  • Bạc Liêu
    127
    5
  • Hậu Giang
    119
    5
  • Hà Giang
    116
    5
  • Quảng Nam
    113
    5
  • Tuyên Quang
    109
    5
  • Lâm Đồng
    108
    5
  • Thái Nguyên
    98
    4
  • Hải Dương
    96
    4
  • Bắc Giang
    86
    4
  • Phú Yên
    83
    4
  • Nam Định
    80
    4
  • Lạng Sơn
    78
    4
  • Lào Cai
    76
    4
  • Đăk Lăk
    75
    4
  • Quảng Trị
    73
    4
  • Thanh Hóa
    72
    4
  • Bình Thuận
    71
    4
  • Điện Biên
    68
    4
  • Hà Nam
    68
    4
  • Quảng Bình
    68
    4
  • Lai Châu
    66
    4
  • Cần Thơ
    64
    4
  • Kon Tum
    59
    4
  • Phú Thọ
    54
    4
  • Yên Bái
    54
    4
  • Ninh Bình
    51
    4
  • Thái Bình
    51
    4
  • Đồng Tháp
    50
    3
  • Bắc Kạn
    46
    3
  • Kiên Giang
    46
    3
  • Ninh Thuận
    46
    3
  • Sơn La
    44
    3
  • Gia Lai
    43
    3
  • Sóc Trăng
    40
    3
  • Cao Bằng
    38
    3
  • Nghệ An
    37
    3
  • TP HCM
    32
    3
  • An Giang
    30
    3
  • Hà Tĩnh
    19
    2
  • Long An
    19
    2
  • Tiền Giang
    19
    2
  • Bình Dương
    18
    2
  • Đồng Nai
    17
    2
Nhiễm *
2.039.537Công bố hôm nay +16.763
Khỏi
1.756.154Công bố hôm nay +8.692
Tử vong
35.975Công bố hôm nay +184
Đang điều trị
247.464Công bố hôm nay +7.887



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 701 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 540 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 489 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 182 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 145 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 84 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 83 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 67 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 28 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 14 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.