Dấu vết « thảm sát » man rợ nhắm vào thường dân tại thị trấn Bucha, ngoại ô thủ đô Ukraina, sau khi quân Nga rút đi, đặt phương Tây trước áp lực trừng phạt Matxcơva mạnh hơn. Tranh cử Pháp : Những động thái mới của các ứng cử viên tổng thống trong giai đoạn nước rút ít ngày trước bầu cử.
Tổ chức liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc về khí hậu (GIEC) khuyến cáo nhiều biện pháp quyết liệt hơn để giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trên đây là một số chủ đề lớn của báo chí Pháp hôm nay, 05/04/2022.
Chủ Nhật 03/04, thế giới bàng hoàng trước những hình ảnh tàn khốc về người chết tại các thị trấn Bucha và Irpin. Đây tiếp tục là chủ đề chính của báo chí Pháp ra hôm nay 05/04. Le Figaro chạy trang nhất hàng tựa « Các tội ác chiến tranh : Putin trên ghế các bị cáo ». Nhan đề trang nhất của Le Monde là « Các tội ác chiến tranh : nước Nga bị cáo buộc » trên nền hình ảnh một xác người trên đường phố, với thông báo : « thi thể nhiều thường dân Ukraina được phát hiện tại các khu vực quân Nga rút khỏi.
Trang nhất La Croix nói đến « Các tội ác chiến tranh : Đến lúc đặt câu hỏi » trên nền hình ảnh một người phụ nữ cao tuổi, quỳ trên mặt đất chắp tay khóc. Chú thích của La Croix: « Ngày 04/04, một phụ nữ khóc chồng chết tại Bucha, ngoại ô Kiev ». Nhật báo kinh tế Les Échos đăng hình trang nhất một đường phố Bucha hoang tàn, cây cối cụt ngọn, xác xe quân sự rải rác, cùng hàng tựa : « Kêu gọi các trừng phạt mới ». « Các vụ thảm sát tại Ukraina : Trừng phạt để đáp trả » cũng là tựa nhỏ trang nhất Libération.
Bộ mặt tội phạm của chính quyền Putin
« Một bước ngoặt trong chiến tranh » là tựa bài xã luận Le Figaro. Tại sao lại là bước ngoặt ? Le Figaro giải thích ý nghĩa nhiều mặt của bước ngoặt này. Bước ngoặt vì cuộc rút chạy của quân Nga ra khỏi vùng ngoại ô Kiev cho thấy bộ mặt tội phạm của chính quyền Putin. Đây là lúc quốc tế điều tra để thu thập đầy đủ « các bằng chứngvà nhân chứng » về tội ác. Bước ngoặt cũng vì, kể từ giờ, người Ukraina có thể « tin tưởng vào khả năng chiến thắng », cho dù chiến tranh còn lâu mới kết thúc tại miền đông và miền nam.
Ukraina có thể « khuất phục gấu Nga »
Giành chiến thắng, điều vốn « tưởng như không thể, nay dường như trở thành có thể » : « quân đội của Zelensky, cùng người dân Ukraina đứng lên cầm vũ khí, có thể làm gấu Nga thất bại ». « Cuộc kháng chiến của quân dân Ukraina cho thấy việc châu Âu và Hoa Kỳ duy trì và gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraina là điều đúng đắn ».
Quân đội Nga đã không tặng cho tư lệnh tối cao của mình « một lễ duyệt binh mừng chiến thắng » tại trung tâm thủ đô Kiev. Ngược lại, sau 5 tuần lễ chiến tranh, sau khi rút chạy, quân Nga đã để lại sau lưng « đầy những tử thi », « những thị trấn bị những kẻ tội phạm bại trận phá phách ». Le Figaro mỉa mai: « cho đến nay, đó là những trái quả cụ thể đầu tiên mà Sa hoàng Nga thu hoạch được trong cuộc phiêu lưu quân sự tại Ukraina. Về mặt nguyên tắc, những điều này có thể đưa ông Putin ra trước một tòa án quốc tế, nếu như phương Tây có thể can thiệp vào pháo đài Kremlin. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần đến một cuộc cách mạng cung đình (tại Nga), mà điều này chắc chắn sẽ không xảy ra ».
Bước ngoặt đòi hỏi « thận trọng »
Tuy nhiên, bước ngoặt chiến tranh này đòi hỏi « sựthận trọng ». Vì sao lại cần thận trọng ? Xã luận Le Figaro cũng cảnh báo: Ukraina là quốc gia trên tuyến đầu của một « cuộc chiến tranh sinh tồn » giữa Nga và phương Tây, như « điều mà ông Putin tuyên bố ». « Ám ảnh về một thất bại, vốn trước đó là điều không thể hình dung nổi với ông chủ điện Kremlin, có thể đẩy Putin đến chỗ leo thang chiến tranh, đến cái không thể lường đoán ».
« Sau Bucha sẽ hoàn toàn khác » là hồ sơ chính của La Croix. Nhật báo Công Giáo ghi nhận : « Những cảnh tượng chết chóc rùng rợn, và những hố chôn chung được phát hiện tại Bucha và Irpin, tại vùng ngoại ô Kiev, dường như đang khiến người Ukraina hăng hái hơn, và đoàn kết hơn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga ».
« Các công dân Nga bình thường »: Thủ phạm của những tội ác man rợ
Phóng sự của La Croix mở đầu với tang lễ tại một nhà thờ Chính Thống Giáo, của nhà nhiếp ảnh Maks Levine, dân Kiev, người đã muốn sớm đến Bucha trước khi quân đội Nga rút hẳn, để kịp thời ghi lại các tội ác man rợ của quân đội Nga, mà ông tin tưởng chắc chắn sẽ diễn ra vào thời điểm quân Nga tháo chạy. Maks Levine đã hy sinh, thi thể găm đầy đạn tại một vùng chiến sự. Vị linh mục chủ trì buổi lễ, vốn thuộc Giáo hội Chính Thống Giáo trung thành với Tòa Thượng Phụ Matxcơva, cho biết ông không thể tưởng tượng được con người lại có thể độc ác đến như vậy. Ông, và những tín đồ cùng giáo xứ, đã cắt đứt quan hệ với Tòa Thượng Phụ Matxcơva kể từ khi Nga gây chiến.
La Croix dẫn lời nhiều nhân chứng tại Ukraina, theo đó các vụ thảm sát tại Bucha và nhiều nơi khác, khiến đông đảo người dân Ukraina quyết định rời khỏi các vùng có nguy cơ bị quân Nga chiếm đóng, bởi nhiều người giờ đây, như đạo diễn Iran Mirsh, hiểu ra rằng không thể tin tưởng ở người Nga, « chính những công dân Nga bình thường » đã phạm các tội ác man rợ, « giết trẻ em », « hãm hiếp phụ nữ », « tra tấn người », « đào hố chôn người »… Không phải Putin trực tiếp thực thi những hành động tội ác này, mà là « những công dân Nga bình thường ». Giờ đây đông đảo người Ukraina, như một cư dân thị trấn Irpin, vùng ngoại ô bị thảm sát đầu tháng Ba, hiểu rằng « cần phải chiến đấu đến cùng. Đến thắng lợi. Mọi thỏa hiệp với những kẻ tội phạm chỉ làm chậm đi một vài năm các hành động tàn ác trong tương lai ».
Cho đến nay, người dân Ukraina tiếp tục di tản khỏi các vùng nguy hiểm, ước tính 10 triệu người đã phải sơ tán, chiếm gần một phần tư dân số. Tuy nhiên, theo La Croix, khoảng nửa triệu người đã trở lại Ukraina kể từ đầu chiến tranh, theo bộ Nội Vụ Ukraina. Nhiều người trở về để cầm súng, để tham gia kháng chiến.
« Nụ cười » của người lính Ukraina
Le Monde dành hai trang của hồ sơ chính cho « Những cảnh bạo lực tàn khốc xung quanh Kiev ». Bên cạnh những nhân chứng về tội ác của quân đội Nga trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tại khu vực này, sự bàng hoàng của những người lính Ukraina khi chứng kiến cảnh thi thể thường dân bị sát hại, nhật báo Pháp cũng ghi nhận tâm trạng « thanh thản », « những nụ cười » của binh sĩ Ukraina, được thấy rõ tại các những điểm kiểm soát, trong hai ngày trở lại đây.
Vì sao Le Monde chú ý đến « những nụ cười » của người lính Ukraina ? 40 ngày kể từ đầu cuộc chiến: cục diện giờ đây đã thay đổi. Chính quyền Putin thoạt tiên đặt mục tiêu xâm chiếm nhanh chóng Ukraina, lật đổ chính quyền Kiev, với danh nghĩa « giải giáp quân đội và phi phát xít hóa Ukraina ». Theo Le Monde, cuộc rút chạy của quân Nga khỏi vùng Kiev đã cho giới quan sát cơ hội chứng kiến lực lượng xâm lăng đã phải đối mặt với « sự kháng cự quyết liệt » như thế nào.
Chính thị trấn Bucha đã chứng kiến đoàn xe Nga bị tấn công dữ dội nhất, trong những ngày đầu chiến tranh. Và trong lúc, thủ đô Kiev – « mỗi khu phố, mỗi con đường, thậm chí từng ngôi nhà » - chuẩn bị sẵn sàng cho trận giáp chiến với quân Nga, thì các đơn vị tinh nhuệ nhất được điều lên mặt trận, những thị trấn giáp thủ đô như Bucha, Irpin, trong nhiều tuần lễ đã là chiến trường đẫm máu, sự hy sinh ở đây đã cứu thủ đô Kiev khỏi cuộc tấn công của quân Nga.
Tội ác Nga: Tòa án quốc tế cần khẩn trương ra phán quyết
Le Monde dành bài xã luận cho « Bucha, bước ngoặt chiến tranh tại Ukraina ». Đối với Le Monde, sau các phát hiện hàng trăm thi thể thường dân Ukraina tại các vùng ngoại ô Kiev, ưu tiên hiện nay là tòa án quốc tế cần phải nhanh chóng đưa ra các phán quyết, không để cho các thủ phạm được bình yên. Theo Le Monde, việc tuyệt đại đa số lãnh đạo các nước phương Tây – trừ thủ tướng Hungary vừa tái đắc cử - lên án hành động tàn ác của quân đội Nga là « không đủ ». Điều chủ yếu giờ đây là các nước, trước hết là các nước châu Âu « tăng cường hỗ trợ phương tiện, đặc biệt về nhân sự, cho các hoạt động điều tra và thu thập bằng chứng ».
Xã luận Le Monde cũng nhắc đến « loạt trừng phạt thứ năm » Liên Âu đang chuẩn bị, đồng thời nhấn mạnh : « Liệu có cần phát hiện thêm những hố chôn người mới ở Mariupol (thành phố miền nam nơi khoảng 130 nghìn dân thường đang bị kẹt trong vòng vây của quân Nga) để (Liêu Âu) quyết định không mua khí đốt của Nga ? ». Vụ thảm sát ở Bucha phải là một bước ngoặt đối với châu Âu : châu Âu phải « từ bỏ lối phản công chống lại cuộc tấn công tàn bạo của Putin, từ từ từng nấc một đáng thương, để thay bằng một cuộc phản công thực sự, trong đoàn kết với Kiev ».
Trừng phạt : Không còn là lúc cho « các biện pháp nửa vời »
Loạt trừng phạt mới đối với Nga là chủ đề chính của Les Echos. Xã luận Les Echos, với tựa đề « Ukraina : Cần hành động dũng cảm » nhấn mạnh là « giờ không còn là thời khắc cho các phản ứng nửa vời. Các vụ hãm hiếp và thảm sát thường dân được đưa tin, tại các vùng ngoại ô Kiev khiến không còn nghi ngờ gì nữa về việc Nga phạm tội ác chiến tranh ». Les Echos ghi nhận một nghịch lý là : « khí đốt châu Âu nhập từ Nga tăng lên kể từ đầu cuộc chiến ». Theo nhật báo kinh tế Pháp, châu Âu không thể tiếp tục nhập khẩu khí đốt Nga, nguồn chi phí chủ yếu cho chiến tranh.
Nhật báo kinh tế hy vọng Liên Âu đoàn kết và kiên quyết. Les Echos đặc biệt lên án thái độ thỏa hiệp đầy tội lỗi tại châu Âu với chính quyền Putin trong nhiều năm, và kể cả bây giờ, cụ thể của ứng cử viên cực hữu tranh cử tổng thống Pháp, Marine Le Pen, sẵn sàng « tìm kiếm một liên minh với Nga, trong nhiều vấn đề căn bản như an ninh châu Âu » (trích cương lĩnh tranh cử của bà Le Pen).
Hungary: « mâu thuẫn không tránh khỏi » giữa khát vọng Liên Âu và thái độ thù nghịch dân chủ
Chiến tranh Ukraina, bầu cử Quốc Hội Hungary và tranh cử tổng thống Pháp là chủ đề xã luận La Croix, với tựa đề « Mắt xích yếu ». Thủ tướng Viktor Orban – lãnh đạo châu Âu gần gũi nhất với chính quyền Putin – đã giành thắng lợi lớn trong cuộc bỏ phiếu hôm Chủ Nhật. « Không ai tại châu Âu có thể thờ ơ với chiến thắng của Viktor Orban ».
Tổng thống Nga đã sớm chúc mừng thắng lợi của ông Orban. Ứng cử viên cực hữu Pháp Marine Le Pen cũng ngay lập tức tuyên bố hoan nghênh, và bày tỏ một lần nữa sự ngưỡng mộ với một lãnh đạo rất ít quan tâm đến các quyền tự do, và quyền của các cộng đồng thiểu số. Sau kết thúc bầu cử, thủ tướng Hungary điểm mặt các « đối thủ » đối với Hungary, mà bản thân ông Orban cho rằng đã phải tranh đấu suốt trong quá trình tranh cử, cụ thể là những người mà thủ tướng Hungary gọi là « giới quan liêu ở Bruxelles », cùng « truyền thông quốc tế và tổng thống Ukraina ».
Lãnh đạo Hungary hoàn toàn không nhắc đến chính quyền Putin, không nói một lời nào về cáo buộc tội ác chiến tranh với Nga, sau khi phát hiện vụ thảm sát tại thị trấn Bucha được công bố ngay hôm trước. Theo La Croix, « chừng ấy biểu hiện đã đủ để cảnh báo các quốc gia châu Âu khác » : Hungary là một mắt xích yếu, cản trở sự đoàn kết của Liên Âu trước các thách thức từ Nga. Ít ngày trước cuộc bỏ phiếu vòng một tổng thống Pháp, trường hợp Hungary là một minh họa rõ nhất cho thấy « các mâu thuẫn không thể tránh khỏi » đối với những ai, vừa muốn tiếp tục vẫn là thành viên của gia đình Liên Âu, cùng lúc lại bảo vệ cho quan điểm « co cụm về bản sắc quốc gia và khinh thường nền dân chủ ».
Ứng cử viên cánh hữu Pháp: « tôi là người duy nhất đủ dũng cảm để cải cách »
Nhật báo thiên hữu Le Figaro dành hình ảnh trang nhất để giới thiệu về quan điểm của ứng viên tổng thống cánh hữu Valérie Pécresse (hiện đứng thứ tư, thứ năm trong số các ứng cử viên hàng đầu, theo mức độ ủng hộ của cử tri trong các thăm dò dư luận), qua bài viết « Valérie Pécresse : Tôi là người duy nhất đủ dũng cảm để cải cách ». Ứng cử viên đảng LR nhấn mạnh đến hai mục tiêu căn bản : « vãn hồi trật tự và tăng sức mua ». Bà Pécresse lên án tổng thống mãn nhiệm không thực hiện lời hứa, và kêu gọi cử tri đừng tin vào những lời hứa hão huyền của hai ứng cử viên cực hữu, Marine Le Pen và Eric Zemmour.
Ứng cử viên cực tả Pháp: « Nếu tôi lọt vào vòng hai… »
Nhật báo thiên tả giới thiệu tiếng nói của ứng cử viên cực tả Jean-Luc Mélenchon, với tựa đề trang nhất « Nếu tôi lọt vào vòng hai… ». Libération cũng dành một cuộc phỏng vấn để ứng cử viên tổng thống Mélenchon. Theo các thăm dò dư luận, ứng viên Mélenchon đứng thứ ba trong số các ứng viên. Dù khoảng cách khá xa so với bà Marine Le Pen, người đứng thứ hai, không loại trừ khả năng ông Mélenchon lọt vào vòng hai. Theo một thăm dò mới nhất của Libération, ứng cử viên có cơ may dù là rất nhỏ, được ví như « lỗ chuột chui » để lọt vào vòng hai. Ứng cử viên cực tả được ví di chuyển với tốc độ « con rùa » có khả năng vượt qua ứng viên cực hữu, nhờ ở số phiếu của các cử tri muốn ngăn chặn bà Le Pen.
Theo Libération, vấn đề đối với ứng viên Mélenchon là khoảng 15% cử tri Pháp hiện còn lưỡng lự, muốn bầu cho « một ứng cử viên cánh tả khác », « ít gây phân hóa » trong dư luận, hơn là ông Mélenchon.
Theo Libération, ứng cử viên đảng Nước Pháp Bất Khuất cần thuyết phục được các cử tri cánh tả, đang còn lưỡng lự, là « lập trường triệt để của ông chính là một giải pháp cho các vấn đề của đất nước », cũng như các cử tri đang chọn không bỏ phiếu hay rắp ranh bầu cho ứng viên cực hữu. Libération nhấn mạnh, để làm được việc này, thách thức với Mélenchon là cùng lúc « phải nêu bật được hiểm họa Marine Le Pen với những cử tri vắng mặt, đồng thời phải tránh đối đầu trực diện với ứng viên cực hữu Le Pen, để không gây phản cảm đối với những người ít nhiều đang ngả sang cực hữu ».
Chiến tranh Ukraina: Nga lần đầu tiên thừa nhận ''tổn thất nặng nề''
Trọng Thành, RFI
Phát ngôn viên điện Kremlin – nhân vật thân cận hàng đầu của tổng thống Nga Putin – có nhiều cuộc trả lời phỏng vấn dài với truyền thông phương Tây, tiếp tục phủ nhận các tội ác chiến tranh ở Ukraina, nhưng lần đầu tiên thừa nhận quân Nga tổn thất nặng nề.
Cộng Hòa Séc trở thành quốc gia đầu tiên của khối NATO giúp Ukraina xe tăng để chống Nga. Thủ tướng Hungary tuyên bố Budapest sẵn sàng làm nơi đối thoại giữa tổng thống Nga và nguyên thủ Ukraina để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn. Quân đội Nga tăng cường bắt cóc người tại các địa phương bị chiếm đóng, để ngăn cản những tiếng nói chống xâm lăng. Truyền thông Pháp, giới bảo vệ nhân quyền bắt đầu chú ý đến nạn binh lính Nga cưỡng hiếp người Ukraina. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây của RFI tuần này.
***
Sau 6 tuần lễ gây chiến tại Ukraina, không lật đổ hay đánh bật được chính quyền của tổng thống Zelensky (mà tổng thống Nga lên án là « phát xít ») khỏi Kiev, chính quyền Matxcơva dường như đang chuyển qua giai đoạn mở chiến dịch ngoại giao để vãn hồi hình ảnh, trong bối cảnh Nga bị cộng đồng quốc tế nhất loạt lên án là kẻ xâm lược. Trong tuần lễ vừa qua, phát ngôn viên điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, đã có hai cuộc trả lời phỏng vấn đáng chú ý với truyền thông phương Tây.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn thứ nhất với kênh truyền hình Anh Sky News dài gần 40 phút, ngày 07/04, phát ngôn viên của tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận « những tổn thất quân sự quan trọng », và đây là « một thảm kịch ghê gớm với chúng tôi ». Phát ngôn viên Peskov không cung cấp con số binh sĩ Nga thiệt mạng.
Truyền thông Pháp ghi nhận : Lần đầu tiên chính quyền Nga thừa nhận tổn thất lớn. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số binh sĩ Nga tử trận ước tính từ 7.000 đến 15.000 người, cộng với con số binh sĩ bị thương khoảng 15.000 người. Số quân nhân bị loại khỏi vòng chiến đấu ước tính từ 20.000 đến 30.000. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài Pháp LCI, về tổn thất với quân Nga, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga cũng thừa nhận « thảm kịch ».
Thừa nhận thiệt hại nặng nề, nhưng chính quyền Nga vẫn khăng khăng khẳng định sẽ tiếp tục cuộc xâm lăng, mà Matxcơva gọi là « chiến dịch quân sự đặc biệt », để đạt được các mục tiêu, buộc chính quyền Ukraina chấp nhận nhiều nhân nhượng, nhất là về lãnh thổ (tại miền đông Ukraina và bán đảo Crimée).
Truyền thông Pháp ghi nhận các thực tế và những áp lực trong nước buộc ông Dmitry Peskov phải đưa ra thừa nhận như trên. Chính quyền tiếp tục kiểm duyệt, nhưng không thể bịt miệng hoàn toàn dân chúng. Báo La Croix cho hay, trong những ngày gần đây, tại nhiều khu vực ở Nga, đã có nhiều tang lễ quân nhân được tổ chức. Trang mạng điều tra iStories, bị bộ Nội Vụ Nga cấm từ đầu tháng 3, hôm 07/04, tiếp tục công bố một video cho thấy đám tang 55 quân nhân thuộc đơn vị lính dù 247, có thể đã bị tiêu diệt trong những ngày đầu tiên của chiến tranh tại Ukraina.
Giới cứng rắn Nga không coi là « tổn thất đáng kể »
Thông tin được phổ biến rộng rãi về số lượng quân nhân thiệt mạng lớn là một cái tát vào mặt chính quyền Nga, nhưng cũng có thể gây thêm thù hận, kích động tham vọng đế quốc Đại Nga. Rút quân khỏi khu vực xung quanh thủ đô Kiev và miền bắc Ukraina, thừa nhận tổn thất nặng nề, không có nghĩa là chính quyền Putin đã thực sự xuống thang. Một bộ phận giới chóp bu Nga rất có thể sẽ nhân tình hình này kích động chủ nghĩa dân tộc, đồ thêm dầu vào lửa chiến tranh ở Ukraina.
Hôm 08/04, tức một ngày sau cuộc trả lời phỏng vấn của phát ngôn viên điện Kremlin, chủ tịch đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất, Andrey Turchak, chất vấn : « Thế nào là tổn thất đáng kể ? Và thế nào là tổn thất không đáng kể ? Liệu các nạn nhân của nạn diệt chủng ở vùng Donbass diễn ra từ 8 năm nay có phải là một thảm kịch đối với chúng ta không ? ». Ông Andrey Turchak nổi tiếng là một thành phần có quan điểm cứng rắn, trung thành với tổng thống Nga. Cáo buộc « diệt chủng » tại Donbass, không hề có bằng cớ, đã được tổng thống Nga đưa ra để biện minh cho cuộc xâm lăng Ukraina.
Theo La Croix, trước đó một hôm, chủ tịch đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất đã đến một ngôi làng thuộc vùng Zaporijjia (hoàn toàn nằm ngoài vùng Donbass), để cắm cờ Nga thay cho quốc kỳ Ukraina, tại một trụ sở chính quyền Ukraina ở địa phương này.
Bắt cóc để buộc phải « cộng tác » với quân xâm lược
Chính quyền Nga dùng nhiều thủ đoạn để áp đặt quyền thống trị tại nhiều địa phương mới xâm chiếm được. Một trong các thủ đoạn khá phổ biến là « bắt cóc » để đe dọa trực tiếp nạn nhân, và gây tâm lý hoảng sợ trong xã hội. Thị trưởng thị xã Melitopol ở miền nam bị quân Nga bắt cóc hồi tháng trước, sau đó đã được trả tự do đổi lại việc Kiev thả tù binh Nga. Một số người tình nguyện gốc Melitopol, hiện phải lánh nạn sang Thành phố Zaporijjia, cách đó khoảng 150 km, đang làm việc thống kê người bị bắt cóc. Tổng cộng khoảng 30 người bị bắt cóc, và hiện còn 13 người mất tích.
Phóng sự của hai đặc phái viên Anastasia Becchio và Boris Vichith từ khu vực gửi về :
« Giờ đây Svitlana Zalizetska đã sống xa Melitopol. Người phụ nữ này từng phụ trách biên tập một trang mạng thông tin của thành phố. Sau khi các lực lượng Nga đến đây, Svitlana đã bị chính quyền mới triệu tập, họ yêu cầu cô phải cộng tác.
Svitlana kể lại : ''tôi đã nói với họ là tôi không cộng tác với lực lượng chiếm đóng, bởi vì tôi yêu Ukraina''. Nửa giờ sau cuộc nói chuyện này, tôi biết rằng họ đã đến tìm người thị trưởng và yêu cầu ông cộng tác. Thị trưởng Melitopol sau đó bị bắt làm con tin. Svitlana quyết định nhanh chóng rời khỏi Melitopol. Vào lúc đó quân Nga cũng đã bắt người bố của Svitlana làm con tin trong ba ngày.
Cô kể tiếp : ''Họ nói với tôi rằng họ sẽ chỉ thả bố tôi ra nếu tôi ngừng viết những điều độc ác về họ. Sau đó vào buổi tối, một người đàn ông tự xưng là Serhii đến nói với tôi rằng tôi phải chịu trách nhiệm về việc binh lính Nga bị giết, do các bài báo trên trang mạng tôi phụ trách''.
Còn cô Uliana Simonenko, thuộc nhóm của tòa thị chính phải rời khỏi thành phố khi quân Nga đến, hiện đang làm công việc thống kê các vụ bắt cóc do quân Nga tiến hành, và các cơ sở chính quyền địa phương chuyển sang theo Nga. Cô nói : ''Tại Melitopol, có một chính quyền tự phong, họ thành lập một bộ máy cảnh sát riêng. Đó là những người Ukraina cộng tác với Nga, phản bội lại đất nước''.
Đây là những người mà chính quyền Ukraina dự kiến sẽ xét xử về tội cộng tác với kẻ thù ».
Quân đội Nga : Dùng cưỡng hiếp như « vũ khí chiến tranh »
Ngoài bắt cóc, quân đội Nga cũng bị cáo buộc dùng cưỡng hiếp như một « vũ khí chiến tranh ». Trả lời đài France 24, luật gia Céline Bardet, nhà điều tra hình sự quốc tế, cho biết Hiệp hội phi chính phủ « We are Not Weapons of War » sẽ triển khai một nhóm các nhà tình nguyện để thu thập nhân chứng, đặc biệt là các nạn nhân, bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân.
Bài « En Ukraine, le viol utilisé comme arme de guerre par l'armée russe, selon Kiev et plusieurs organisations », France Inter, 06/04/2022, dẫn chứng cứ trao đổi qua điện thoại của lính Nga kể chuyện với gia đình, phẫn nộ vì các hành động của đồng đội (mà an ninh Ukraina bắt được). Cũng bài viết này cho biết tổ chức bảo vệ nhân quyền La Strada Ukraine thu thập được 6 trường hợp nạn nhân. Theo La Strada Ukraine, 6 trường hợp này chỉ là « một giọt nước » nhỏ trong biển cả tội ác của quân đội Nga, đang dần dần hiện rõ, đặc biệt tại miền nam và vùng Donbass.
Đề xuất trung gian của thủ tướng Hung: Mừng ít, lo nhiều
Thêm một đề nghị làm trung gian đàm phán Nga – Ukraina, sau Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và một số nước khác. Thủ tướng Hungary Victor Orban, sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội 03/04, trong cuộc điện đàm với tổng thống Nga, đã ngỏ ý sẵn sàng làm trung gian cho cuộc đàm phán tìm giải pháp ngừng bắn. Nhưng sáng kiến của thủ tướng Hung gây mừng ít, lo nhiều.
Ông Orban thể hiện rõ là người gần gũi nhất với tổng thống Nga, trong số các lãnh đạo châu Âu, nhưng cũng là người có thái độ gần như là đối địch với tổng thống Ukraina. Chính quyền Hungary cũng bị nghi ngờ làm nội gián cho Nga. Thông tín viên Florence La Bruyère tường trình từ Budapest:
« Viktor Orban đã mời tổng thống Nga Vladimir Putin đến Budapest để thảo luận về một thỏa thuận ngừng bắn với tổng thống Ukraina. Ông Orban nói : Tổng thống Nga đã nói với tôi là đồng ý, nhưng với một số điều kiện. Lãnh đạo Hungary cũng giảm tầm mức vai trò trung gian của Budapest : ‘‘Tôi không thể thương lượng để giúp cho các điều kiện này được đáp ứng, hai tổng thống Nga và Ukraina phải làm việc này’’.
Đóng vai trò trung gian, thủ tướng Hungary cũng từ chối lên án các tội ác ghê rợn tại Bucha, ở Ukraina. Thủ tướng muốn khẳng định quan điểm riêng, khác với làn sóng lên án của phương Tây nhắm vào chính quyền Matxcơva, và tiếp tục tìm cách phát triển quan hệ gần gũi với ông Putin. Hungary đã ký nhiều hợp đồng với Nga, và cũng tại Budapest đã thiết lập một ngân hàng đầu tư Nga đầy bí ẩn. Một ổ gián điệp, theo các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
Một ví dụ khác về sự xích lại gần nhau giữa Hungary và Nga : cách đây ít hôm, một cơ quan truyền thông Hungary chuyên về điều tra (Direckt.36) tiết lộ, với nhiều tài liệu làm bằng chứng, cụ thể là các cơ quan an ninh Nga thông qua giới hacker, đã xâm nhập vào bộ Ngoại Giao Hungary. Như vậy, người Nga có thể đã tiếp cận được nhiều tài liệu mật của NATO.
Theo báo độc lập này, nổi tiếng với các điều tra nghiêm túc, thì chính phủ của ông Orban tuy biết việc này từ lâu, nhưng đã không hề phản đối chính quyền Nga (về phần mình, bộ Ngoại Giao Hungary cho rằng những cáo buộc nói trên là ‘‘dối trá’’) ».
Quốc gia NATO đầu tiên giúp Ukraina xe tăng, Nga chưa phản ứng
Căng thẳng tại Ukraina tập trung vào miền đông, nơi dự kiến sẽ diễn ra đối đầu dữ dội giữa quân Nga, chuẩn bị mở chiến dịch lớn, và lực lượng phòng vệ Ukraina. Chính quyền Kiev kêu gọi phương Tây hỗ trợ thêm nhiều vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạng nặng. Đầu tháng 4/2022 này, Cộng Hòa Séc trở thành quốc gia đầu tiên của khối NATO giúp Ukraina xe tăng để chống Nga.
Hỗ trợ Ukraina các vũ khí tự vệ là điều đã được phương Tây thực thi ít ngày đầu tiên sau khi Nga mở màn cuộc tấn công, nhưng các vũ khí tấn công, như tên lửa tầm xa, máy bay chiến đấu hay xe tăng, là điều cho đến gần đây khối NATO vẫn dè dặt do lo ngại leo thang quân sự với Nga.
Theo báo chí Pháp, Cộng Hòa Séc đã chuyển cho chính quyền Kiev nhiều vũ khí hạng nặng, trong đó có chiến xa T-72, theo mô hình thời Liên Xô. Chính quyền hai nước Cộng Hòa Séc và Slovakia (quốc gia láng giềng với Ukraina) cũng dự định sẽ mở các cơ sở công nghiệp quân sự, cho phép Ukraina sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị quân sự bị hư hại.
Theo đài Pháp TF1, bộ trưởng Quốc Phòng CH Séc, bà Jana Cernochova, đã xác nhận đợt viện trợ này vào ngày 05/04, nhấn mạnh là : vì lý do bí mật quân sự với Nga, sẽ không công bố cụ thể về các vũ khí được cung cấp. Đợt vũ khí viện trợ này của Cộng Hòa Séc đã được bàn thảo với các nước NATO.
Theo thông tín viên của France Info, Julien Gasparutto, tại Bruxelles, Cộng Hòa Séc không chính thức thông báo về việc này, và Matxcơva trong hiện tại cũng chưa có phản ứng. Theo nhà báo France Info, nếu Cộng Hòa Séc tỏ ra dè dặt thì đó là vì đợt viện trợ này có thể là một « bước ngoặt » trong xung đột. Cho đến nay, khối NATO tránh viện trợ vũ khí « hạng nặng » cho Ukraina, để tránh bị Nga coi là một bên tham chiến, với hệ quả là có thể dẫn đến đụng độ trực tiếp NATO - Nga.
Thị trấn Borodyanka vùng Kiev, ngày 05/04/2022, sau khi quân Nga rút.AP - Vadim Ghirda
Trận chiến sống mái sắp tới, Putin cam kết không dùng hạt nhân
Ngày 07/04, trong cuộc họp với khối NATO tại Bruxelles, ngoại trưởng Ukraina kêu gọi NATO hỗ trợ nhiều hơn nữa về vũ khí, để đánh bật quân Nga. Lãnh đạo Ngoại Giao Ukraina nhấn mạnh : « Tôi đến đây chỉ để yêu cầu ba thứ : vũ khí, vũ khí và vũ khí. Vũ khí càng được cung cấp nhanh chóng, thì càng có nhiều sinh mạng được cứu sống, càng tránh được nhiều cuộc phá hủy ».
Theo tình báo Hoa Kỳ, cuộc xâm lược Nga tại Ukraina sẽ kéo dài nhiều tháng, trong lúc nhiều người tin rằng chính quyền Putin muốn nhanh chóng chấm dứt « chiến dịch quân sự đặc biệt », để ăn mừng ngày kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức, 09/05 (« phi phát xít hóa » tại Ukraina là chiêu bài mà chính quyền Nga đưa ra để biện minh cho « chiến dịch quân sự đặc biệt »). Những tuần lễ tới hứa hẹn sẽ « khủng khiếp » tại Donbass và các vùng phụ cận, miền đông Ukraina.
Có nguy cơ là quân đội Nga sẽ không từ phương tiện gì để giành thắng lợi, ngoại trừ bom hạt nhân chiến thuật. Chính quyền Putin để treo lơ lửng nguy cơ sử dụng bom hạt nhân cỡ nhỏ tại Ukraina trong hơn một tháng trời. Ngày 28/03, phát ngôn viên điện Kremlin, trong cuộc trả lời phỏng vấn đài Mỹ PBS, đã khẳng định rõ : không sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraina (khác với lập trường mập mờ trước đó một tuần).
LS Đào Tăng Dực (Danlambao)- Từ ngày 24 tháng 2 vừa qua, toàn thể nhân loại văn minh, trừ một số ít quốc gia trên thế giới trong đó có CSTQ và đàn em là CSVN, không ngừng lo lắng cho số mệnh của nhân dân Ukraine, khi nhà độc tài Vladimir Putin, xua gần 200,000 quân, với sự yểm trợ của hằng ngàn xe tăng, thiết giáp, trọng pháo, hỏa tiễn tầm xa, chiến đấu cơ và chiến hạm, tiến chiếm lãnh thổ của Ukraine trên 3 mặt trận:
1. Miền Bắc tấn công thủ đô Kyiv với mục tiêu lật đổ chính quyền dân chủ thân tây phương của TT Volodymyr Zelenskyy và thành lập một chính quyền bù nhìn thân LB Nga
2. Miền Đông tiến chiếm các trung tâm kỹ nghệ quan trọng
3. Miền Nam hầu tạo ra một hành lang bao gồm các vùng Crimea, Donetsk, Luhansk và cả Odessa hầu ngăng chặn thông lộ ra Biển Hắc Hải của Ukraine.
Mục tiêu của chiến lược trên là chia cắt, hầu sát nhập lãnh thổ của Ukraine và biến nước này thành một chư hầu hoặc một cộng hòa của LB Nga như trong thời Liên Bang Xô Viết.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, những cuộc xâm lăng tương tự từ phương bắc đã thường xuyên xảy ra. Gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới Việt- Trung năm 1979 đẫm máu, khi CSTQ xâm lăng Việt Nam dưới sự điều hướng của Đặng Tiểu Bình.
Sự thật khách quan là cả 2 dân tộc Việt và Ukraine đều bất hạnh.
Câu hỏi là dân tộc nào bất hạnh hơn?
Nhìn bề mặt thì rõ ràng là dân tộc Ukraine bất hạnh hơn vì các lý do sau đây:
Trước hết Ukraine có một nền văn hóa dân tộc lâu đời nhưng luôn bị Nga Sa Hoàng và sau đó bị Liên Bang Xô Viết thống trị. Chính vì thế Ukraine chỉ chính thức trở thành một quốc gia độc lập từ năm 1991 với sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết.
Các quốc gia Baltic nhỏ hơn như Latvia, Estonia và Lithuania, sau năm 1991, đã nhanh chóng tách rời khỏi quỹ đạo của LB Nga, gia nhận khối Liên Hiệp Âu Châu và NATO, trở thành những quốc gia phát triển và được sự bảo đảm quân sự. Ngược lại, giới lãnh đạo thời đó của Ukraine lại chọn lựa gắn liền số phận với LB Nga, giải giới võ khí nguyên tử và dung túng cho tham nhũng tràn lan trong hệ thống chính quyền.
Sự khác biệt vô cùng rõ rệt khi chúng ta so sánh GDP của các quốc gia liên hệ như sau:
Vào năm 2022, ước lượng là Latvia có GDP $21,489, Estonia $29,735 và Lithuania $22,412 mỗi đầu người, vì kinh tế của họ theo mô hình Tây Phương. Trong khi đó vì theo mô hình LB Nga, kinh tế của Ukraine có GDP năm 2021 là $4,380 tức khoảng 1 phần 6 của các quốc gia kia.
LB Nga, dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài Putin, năm 2014 đã một lần xâm chiếm lãnh thổ của Ukraine tại bán đảo Crimea, các vùng Donetsk và Luhansh.
Trong cuộc chiến năm nay, tuy quân đội và nhân dân Ukraine chiến đấu anh dũng, dưới sự lãnh đạo của TT Zelenskyy và được toàn thể nhân loại văn minh ngưỡng mộ, nhưng sự tàn phá trên quê hương của họ vô cùng lớn lao. Ngoài những tổn thất về vật chất, những tổn thất về nhân mạng và tinh thần làm toàn thể nhân loại phải rơi nước mắt.
Như thế tại sao khi so sánh với Ukraine thì dân tộc Việt Nam vẫn bất hạnh hơn nhiều?
Trước hết, tuy thế hệ lãnh đạo hậu Liên Bang Xô Viết của Ukraine, vào các thập niên 90, thiếu sáng suốt, nhưng Ukraine luôn là một quốc gia trên đà chuyển tiếp dân chủ. Từ ngày độc lập cho đến nay, Ukraine trải qua rất nhiều song gió trong tiến trình dân chủ hóa. Họ đã kinh qua những cuộc bầu cử đa đảng nhưng nhiều gian lận, giữa 2 khuynh hướng chính trị thân Nga (như cựu TT Yanukovich) và thân Tây Phương (như cựu TT Yushchenko), cuộc các mạng Da Cam (Orange Revolution) năm 2004, sự tương tranh khốc liệt giữa hai phe thân Nga và thân Tây Phương và vấn đề tham nhũng tràn lan trong xã hội.
Cuối cùng, thì tiến trình dân chủ hóa ngày càng ổn định với sự lật đổ Yanukovich năm 2015 và sự đắc cử của đương kim TT Zelsnsky năm 2019.
Dưới sự lãnh đạo của TT Zelensky, Ukraine quyết tâm chuyển hướng định mệnh dân tộc về phía tây phương, tận diệt tham nhũng, canh tân quân đội và hoàn thiện các định chế dân chủ.
Trong khi đó, tuy bề mặt có vẻ ổn định, nhưng tiến trình dân chủ hóa Việt Nam hoàn toàn đình động. Những tiến bộ về định chế dân chủ phôi thai và xã hội dân sự tại miền Nam hoàn toàn bị CSVN dập tắt sau năm 1975. Mọi đối lập, tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền bị đàn áp và tù đày triệt để.
Có thể nói rằng, nếu tiến trình dân chủ hóa là một tiến trình tiện tiến, thì những hạt giống dân chủ do miền Nam Việt Nam gieo vào tâm thức của dân tộc, đã bị CSVN diệt tận gốc rễ sau biến cố năm 1975.
Dân tộc Ukraine ít bất hạnh hơn dân tộc Việt Nam là vì TT Zelenskyy và những chính trị gia thế hệ của ông và các thế hệ tiền nhiệm, một mặt đã gieo hạt giống dân chủ vào tâm thức của dân tộc Ukraine, mặt khác họ đã tiến hành một sách lược ngoại vận khôn khéo, thu phục nhân tâm không những của giới lãnh đạo thế giới tự do, mà ngay cả quảng đại quần chúng tại các quốc gia này.
Khác biệt giữa Ukraine và Việt Nam là: tuy có những bất ổn bề mặt về chính trị, nhưng những bất ổn đó đưa đến sự ổn định chân chính trong một trật tự dân chủ nghiêm túc tại Ukraine. Chính phủ của TT Zelensky và quốc hội dân cử của họ thực sự là của dân, do dân và vì dân, không phải đảng cử dân bầu như tại Việt Nam.
Đó là chưa kể đường lối ngoại giao của CSVN đi ngược với lòng dân, đi ngược với toàn thể nhân loại văn minh và luôn đứng về phe của các chế độ độc tài từ LB Nga, đến CSTQ, CS Bắc Hàn và Iran, vốn là những chế độ đại diện cho tội ác của nhân loại.
Chính vì thế, khi bị ngoại xâm từ phương Bắc, thì TT Zelensky đã có thể huy động, không những toàn dân Ukraine trong nước từ phe chính phủ đến phe đối lập mà họ được cả thể giới ủng hộ.
Trong hoàn cảnh tương tự TBT Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN sẽ hoàn toàn bị cô lập và khinh bỉ.
Lý do dễ hiểu là vì đảng CSVN là đàn em trung thành của đảng CSTQ, đã vay nợ quá nhiều trong suốt chiều dài lịch sử, từ đàn anh bá đạo này. Đảng CSVN chính là nội thù mà CSTQ gài đặt trong lòng dân tộc.
Dân tộc Việt bất hạnh hơn Ukraine chính vì chưa diệt được nội thù, thì làm sao chống lại được ngoại xâm, một khi CSTQ tấn công?
Chính vì những lý do trên, khi nhìn tổng thể lịch sử của 2 dân tộc, thì Việt Nam, dưới bàn tay sắt và trí tuệ non kém của TBT Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN, còn bất hạnh hơn Ukraine nhiều.
Trận đánh lớn sắp diễn ra ở miền Đông Ukraine sẽ rất khác
Tuấn Anh (Theo NYT, Dan Viet) Thứ tư, ngày 13/04/2022 06:07 AM (GMT+7)
AaAa+
Các lực lượng của Nga và Ukraine đang tập trung ở miền đông Ukraine chuẩn bị cho trận đánh lớn tiếp theo trong bối cảnh hàng nghìn người dân phải sơ tán khẩn cấp, New York Times dẫn phân tích của các chuyên gia.
Một người lính Ukraine đi cùng trẻ em đi ngang qua những chiếc ô tô bị phá hủy do chiến tranh chống lại Nga ở Bucha, ngoại ô Kiev ngày 4/4. Ảnh AP
Theo New York Times, cuộc giao tranh có thể trông khác hẳn so với trận chiến giành quyền kiểm soát thủ đô Kiev của Ukraine, vốn chứng kiến các lực lượng Nga bị đẩy lùi khỏi các khu vực xung quanh Kiev, để lại những chiếc xe tăng đang cháy âm ỉ và những ngôi nhà ở ngoại ô bị đánh bom.
Sau khi rút lui khỏi các khu vực xung quanh Kiev, các lực lượng Nga đang tái bố trí cho một cuộc tấn công mới vào khu vực Donbass, miền đông Ukraine.
Các nhà phân tích cho biết địa bàn ở miền đông Ukraine trở nên quen thuộc hơn với Nga và đường tiếp viện cũng ngắn và dễ dàng hơn so với Kiev. Người Nga cũng sẽ có thể dựa vào một mạng lưới xe lửa rộng lớn để tiếp tế cho quân đội của họ - không có mạng lưới đường sắt nào như vậy tồn tại đối với họ ở phía bắc Kiev.
Các nhà lãnh đạo Ukraine cho biết họ cũng đang chuẩn bị cho một trận đánh lớn, cũng có thể là trận đánh cuối cùng. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, đã hối thúc các nhà lãnh đạo NATO vào tuần trước gửi quân tiếp viện. Các vũ khí phương Tây đã đổ vào Ukraine trong những ngày gần đây, nhưng ông Kuleba nói rằng cần phải nhanh chóng viện trợ thêm nhiều vũ khí. Trận chiến ở miền đông Ukraine "sẽ nhắc nhở bạn về Chiến tranh thế giới thứ hai", ông Kuleba cảnh báo.
Trọng tâm dường như nằm gần thành phố Izyum, miền đông của Nga, nơi mà các đơn vị Nga đã chiếm giữ tuần trước khi họ cố gắng liên kết với các lực lượng khác ở khu vực Donbass, miền đông nam của Ukraine. Người Nga cũng đang cố gắng củng cố một hành lang đất liền giữa Donbass và Bán đảo Crimea trên Biển Đen.
Có những dấu hiệu khác cho thấy hai đội quân đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn. Các hình ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy một đoàn xe hàng trăm phương tiện của Nga đang di chuyển về phía nam qua thị trấn Velykyi Burluk của Ukraine, phía đông Kharkiv và phía bắc Izyum, theo Maxar Technologies.
Franz-Stefan Gady, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London, cho biết: "Đây sẽ là một trận chiến quy mô lớn với hàng trăm xe tăng và phương tiện chiến đấu - nó sẽ vô cùng tàn khốc. "Phạm vi của các hoạt động quân sự về cơ bản sẽ khác với bất cứ điều gì mà khu vực đã thấy trước đây."
Keir Giles thuộc Trung tâm Nghiên cứu Xung đột ở Anh cho biết: "Nga đang hoạt động trên những địa hình rất quen thuộc. Ông nói thêm: Các lực lượng của Moscow "sẽ học được từ những sai lầm của mình trong những ngày đầu của chiến dịch chống lại Ukraine".
Giles nói, cũng có lợi ích bổ sung cho Nga về đường sắt ở phía đông, đồng thời giải thích rằng mạng lưới ở đó dày đặc và xuyên qua các vùng lãnh thổ đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Tuy nhiên, đối với tất cả những lợi thế được cho là của Nga ở phía đông, một số nhà phân tích nghi ngờ rằng quân đội sẽ hoạt động hiệu quả hơn ở phía đông Ukraine so với phía bắc Kiev. Theo các quan chức và nhà phân tích phương Tây, các lực lượng Nga tấn công thủ đô Ukraine đã bị tổn thất đến mức nhiều đơn vị đã quá cạn kiệt để bắt đầu chiến đấu trở lại.
Frederick W. Kagan, giám đốc dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết: "Thông thường, một quân đội nghiêm túc sẽ mất nhiều tháng để xây dựng lại, nhưng người Nga dường như đang làm ngược lại".
Kagan nói rằng, ở phía đông, các lực lượng Nga có thể gặp phải một số vấn đề về cơ động giống như những gì họ gặp phải trong cuộc chiến ở miền bắc Ukraine. Các lực lượng của Nga phần lớn bị giới hạn trong các con đường, vì họ không thể vượt qua địa hình. Điều đó khiến các xe bọc thép và xe tải của Nga dễ bị tấn công từ các lực lượng Ukraine - lực lượng sử dụng tên lửa chống tăng do phương Tây cung cấp - đã phá hủy hàng trăm phương tiện của Nga.
Đối với người Nga, các vấn đề về giao thông có thể trở nên tồi tệ hơn. Mưa xuân sẽ biến phần lớn địa hình thành bùn, gây cản trở hơn nữa cho việc di chuyển.
Ông Kagan lưu ý rằng các lực lượng Nga đang "có mặt trên đường đáng kể, điều này thực sự có thể khiến phía đông gặp nhiều thách thức hơn vì hệ thống đường sá kém hơn nhiều so với hệ thống giao thông xung quanh Kiev".
Ông Kagan nhận định, cả hai quân đội đều phải đối mặt với những thách thức lớn.
Ông Kagan nói: "Người Nga có rất nhiều ưu thế, nhưng họ cũng có rất nhiều thách thức. Người Ukraine có tinh thần cao, động lực cao và rất nhiều quyết tâm nhưng họ không có cơ sở hạ tầng, không có thế mạnh quân sự.
Soái hạm Moskva - biểu tượng bị đánh mất của hải quân Nga
Soái hạm Moskva bị chìm không chỉ ảnh hưởng đến năng lực tác chiến ở Biển Đen, mà còn là tổn thất lớn về mặt biểu tượng của hải quân Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 14/4 cho biết tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen, bị chìm khi đang được kéo về cảng sau sự cố cháy nổ ngoài khơi Ukraine. Sự kiện này được coi là tổn thất nặng nề với Nga cả về mặt tác chiến và hình ảnh, khi chiến hạm Moskva được coi là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của hải quân Nga hiện nay.
Moskva có tên gốc là Slava (Vinh quang), là chiếc đầu tiên thuộc lớp tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường Đề án 1164 Atlant. Nó được khởi đóng năm 1976 tại Nhà máy đóng tàu 61 Kommunara ở thành phố Mykolaiv, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine thuộc Liên Xô. Chiến hạm được hạ thủy sau đó ba năm và đưa vào biên chế hải quân Liên Xô đầu năm 1983.
Slava từng được sử dụng để đưa phái đoàn Liên Xô do lãnh đạo Mikhail Gorbachev dẫn đầu tới dự hội nghị thượng đỉnh Malta đầu tháng 12/1989. Phái đoàn Mỹ do tổng thống George H.W. Bush dẫn đầu đến sự kiện bằng tuần dương hạm USS Belknap.
Tuần dương hạm Slava trên biển hồi năm 1983. Ảnh: Wikipedia.
Tuần dương hạm Slava, tiền thân của tàu Moskva, trên biển hồi năm 1983. Ảnh: Wikipedia.
Chiến hạm trở về Mykolaiv để đại tu vào tháng 12/1990 và chỉ rời cảng sau đó 8 năm, sau khi Liên Xô tan rã. Nó được tái biên chế cho hải quân Nga vào tháng 4/2000 với tên gọi Moskva, thay thế tàu tuần dương Đô đốc Golovko trong vai trò soái hạm của Hạm đội Biển Đen.
Không chỉ là soái hạm, Moskva còn là tàu mặt nước có dàn vũ khí và cảm biến uy lực nhất của Hạm đội Biển Đen. Con tàu dài 186 m, rộng 21 m và có lượng giãn nước 12.000 tấn này nhiều năm qua đã trở thành một biểu tượng cho sức mạnh của hải quân Nga.
Moskva đã tham gia hàng loạt hoạt động hợp tác hải quân, trong đó có diễn tập và thăm cảng nước ngoài. Nó được triển khai tuần tra Biển Đen khi chiến tranh Nga - Gruzia bùng phát vào tháng 8/2008.
Tháng 8/2013, tàu tuần dương Moskva cập cảng Havana tại Cuba, trước khi triển khai đến Địa Trung Hải để phản ứng với đợt tập kết tàu chiến Mỹ ngoài khơi Syria. Trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, Moskva có nhiệm vụ phong tỏa hải đội Ukraine ở hồ Donuzlav tại bán đảo Crimea.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Syria cuối năm 2015, chiến hạm Moskva được triển khai ở đông Địa Trung Hải để lập ô phòng không bảo vệ cảng Latakia. Con tàu di chuyển đến vùng biển ngoài khơi biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2015 để phản ứng với vụ tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cường kích Su-24 Nga.
Sau chiến dịch ở Syria, Moskva về cảng bảo dưỡng đầu năm 2016, nhưng tình trạng thiếu ngân sách khiến số phận con tàu không được quyết định cho đến giữa năm 2018.
Quá trình bảo dưỡng và nâng cấp hoàn tất đầu tháng 7/2020, cho phép chiến hạm vận hành đến năm 2040. Vũ khí chính của Moskva là 16 tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan với tầm bắn 800 km, mỗi quả đạn có chiều dài tương đương một tiêm kích MiG-17 và nặng khoảng 5 tấn, mang được đầu đạn bán xuyên giáp chứa 950 kg thuốc nổ mạnh hoặc đầu đạn hạt nhân tương đương 350.000 tấn thuốc nổ TNT.
Nó cũng được trang bị 64 tên lửa phòng không tầm xa với tầm bắn 90 km, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn cùng nhiều loại pháo tự động, vũ khí chống ngầm và hệ thống tác chiến điện tử.
Khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, tuần dương hạm Moskva tham chiến ngay từ những ngày đầu, đóng vai trò tàu chỉ huy và ô phòng không tầm xa của lực lượng Nga trên Biển Đen.
Hải quân Ukraine không sở hữu các tàu chiến cỡ lớn tại Biển Đen, khiến dàn tên lửa Vulkan của tuần dương hạm Moskva không có điều kiện thể hiện sức mạnh.
Tuy nhiên, tổ hợp phòng không S-300F Fort với 64 quả đạn có tầm bắn 90 km cho phép Moskva thiết lập mạng lưới phòng không trên Biển Đen, hạn chế hoạt động của không quân Ukraine và bảo vệ lực lượng mặt đất tham chiến tại miền nam nước này. Radar cảnh giới ba tọa độ MR-710 Fregat và MR-800 Voskhod với tầm theo dõi 150-200 km cũng cho phép nó theo dõi nhiều mục tiêu trên không, trên biển trong quá trình tuần tra.
"Tổ hợp phòng không S-300F Fort cho phép chiến hạm Moskva bao phủ phần lớn khu vực phía bắc Biển Đen trong các chuyến tuần tra. Đây dường như là một phần trong lưới phòng thủ đa tầng với sự tham gia của tổ hợp S-400 tại quân cảng Sevastopol và những hệ thống tương tự triển khai khắp bán đảo Crimea", chuyên gia quân sự H. I. Sutton nhận xét.
Tuy nhiên, dàn vũ khí và cảm biến hiện đại đó không giúp tuần dương hạm Moskva tránh được kết cục bi thảm. Một vụ cháy nổ xảy ra trên tàu khi nó đang hoạt động ở ngoài khơi thành phố Odessa, miền nam Ukraine hôm 13/4.
Thị trưởng Odessa tuyên bố lực lượng Ukraine đã sử dụng hai tên lửa chống hạm Neptune để tấn công tàu Moskva. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho hay con tàu bị nổ kho đạn sau một vụ cháy, khiến phần thân bị hư hại nặng nề. Trong quá trình được lai dắt về cảng ở Crimea, tàu Moskva bị chìm trên Biển Đen hôm 14/4.
Tàu Moskva bị chìm khiến hải quân Nga mất chiếc ô phòng không uy lực tại Biển Đen, nhất là khi hai chiếc còn lại thuộc Đề án 1164 là Varyag và Đô đốc Ustinov đều ở Địa Trung Hải, không thể vào Biển Đen do Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa eo biển Bosphorus và Dardanelles.
Sự cố còn khiến Nga hứng chịu thiệt hại không thể bù đắp về kinh tế. "Họ sẽ tốn ít nhất 700 triệu USD để thay thế chiến hạm này, nhưng không có ngân sách làm điều đó trong tình trạng khó khăn hiện nay", Sean Spoonts, tổng biên tập tạp chí Special Operations Forces Report (SOFREP), nhận xét.
Thiệt hại khí tài của Nga khi soái hạm chìm ở Biển Đen. Đồ họa: Naval News.
Các tàu chiến Nga từng hoạt động tự do gần bờ biển Ukraine những tuần qua dường như đã di chuyển ra xa hơn sau sự việc. "Nga đã đánh mất một phần quan trọng trong năng lực hải quân ở Biển Đen, cũng như khả năng tập kích mục tiêu ở Ukraine. Chiến dịch đổ bộ vào Odessa hoặc Mykolaiv giờ đây gần như là bất khả thi nếu thiếu Moskva", nhà phân tích quân sự Nga Pavel Luzhin nêu quan điểm.
"Vụ chìm tàu Moskva là thiệt hại nặng nhất của Nga từ đầu chiến dịch tại Ukraine. Mất tàu chiến khác xa với những khí tài quân sự khác, bởi chúng thường được coi là lãnh thổ mở rộng của một quốc gia. Hiệu ứng tâm lý lại càng nghiêm trọng, khi chiến hạm được đặt tên theo thủ đô của Nga và mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng", Tayfun Ozberk, bình luận viên quân sự kỳ cựu của Naval News, nhận xét.
Tổn thất khi Nga mất chiến hạm mạnh nhất ở Biển Đen
Soái hạm Moskva bị chìm sau vụ cháy nổ kho đạn, khiến lực lượng Nga khó phong tỏa và lập ô phòng không ở Biển Đen. 21
Soái hạm Moskva của Nga đã bị chìm tại biển Đen khi trên đường được kéo về cảng sau vụ cháy nổ kho đạn trên tàu.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 14.4 thông báo tuần dương hạm Moskva, kỳ hạm của hạm đội biển Đen, đã chìm do biển động mạnh.
Tuần dương hạm Moskva
REUTERS
“Trong quá trình được kéo về cảng, tuần dương hạm Moskva mất cân bằng do hư hại trên thân tàu sau vụ cháy nổ kho đạn. Con tàu đã chìm trong cơn bão biển”, Sputnik dẫn thông báo nêu.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng tàu Moskva đã bị cháy làm một phần kho đạn bị nổ. Vụ cháy xảy ra khi tàu ở vùng biển cách Odessa của Ukraine 90 km. Thủy thủ tàu được sơ tán thành công và vụ cháy được kiểm soát vào cuối ngày 13.4. Con tàu sau đó được kéo về cảng Sevastopol để sửa chữa nhưng không đến được nơi dự kiến.
Thiệt hại khí tài của Nga khi soái hạm chìm ở Biển Đen
Tàu tuần dương Moskva của Hạm đội Biển Đen Nga chìm xuống biển, mang theo 16 tên lửa diệt hạm P-1000, 64 tên lửa phòng không S-300F cùng nhiều ngư lôi, rocket chống ngầm.
Vũ Anh (Theo Naval News, Newsweek)
Phân tích chiến sự Ukraine: Cuộc tấn công vội vàng làm đổ bể toàn bộ giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine của Nga Phương Dung (theo Bellingham Herald)Dan Viet
Nga thất bại trong việc giành được quyền kiểm soát Kiev, dẫn đến thất bại trong giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine và phải thay đổi chiến lược, là do cuộc tấn công vội vàng vào sân bay Antonov, theo các chuyên gia và các nhà phân tích.
Các nhà phân tích cho rằng, giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine của Nga thất bại là bởi cuộc tấn công vội vàng vào sân bay Antonov. Ảnh IT
Phân tích chiến sự Ukraine: Cuộc tấn công vội vàng làm đổ bể toàn bộ giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine của Nga - Ảnh 1.Các nhà phân tích cho rằng, giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine của Nga thất bại là bởi cuộc tấn công vội vàng vào sân bay Antonov. Ảnh IT Theo Bellingham Herald, vài ngày sau khi các lực lượng Nga rút khỏi Kiev, vùng ngoại ô phía bắc thủ đô Ukraine ngổn ngang xác của những chiếc xe tăng, xe bọc thép chở quân và các thiết bị khác quân sự bị nổ tung và bị bỏ rơi. Những mảnh vỡ này được cho là một minh chứng rõ ràng cho sự thất bại của Moscow trong giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine, khi các lực lượng Nga không thể giành được chiến thắng chớp nhoáng ở Kiev để giành quyền kiểm soát thủ đô Ukraine. ADVERTISING Các nhà phân tích và các chuyên gia cho rằng, Nga không giành được quyền kiểm soát thủ đô Kiev xuất phát từ một loạt các đánh giá sai lầm và sai sót chiến lược, bao gồm, quá dựa vào các đoàn thiết giáp khổng lồ dễ bị tổn thương; khai thác không đầy đủ sức mạnh không quân; một kế hoạch tấn công kéo dài quá mức; các tuyến tiếp tế yếu kém và - đáng kể nhất - một tính toán sai lầm rõ rằng khả năng và quyết tâm phản kháng của quân đội Ukraine. Nhưng các chuyên gia cho rằng có một điểm, hơn bất cứ điểm nào khác, đã trở thành "gót chân Asin" khiến Nga thất bại cả giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine: Đó là sân bay Antonov.
×Sân bay chở hàng và căn cứ quân sự rộng lớn cách trung tâm thành phố Kiev khoảng 25km về phía tây bắc đã được Nga nhắm làm bãi tập kết chính và trung tâm hậu cần cho một cuộc tấn công quyết định của Nga vào trung tâm thủ đô Kiev. Phân tích chiến sự Ukraine: Cuộc tấn công vội vàng làm đổ bể toàn bộ giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine của Nga - Ảnh 2.Ảnh vệ tinh cho thấy nhà chứa máy bay An-225 ở sân bay Antonov, Hostomel gần Kiev hư hại nặng nề sau giao tranh giữa Nga - Ukraine (Ảnh: Maxar). Theo các nhà phân tích, Nga dường như đã nghĩ rằng, họ sẽ chiếm được sân bay Antonov dễ dàng, rồi tiến thẳng vào trung tâm Kiev, lật đổ chính quyền Ukraine đương nhiệm và thay thế Tổng thống Volodymyr Zelensky bằng một nhà lãnh đạo khác thân Nga. Giới lãnh đạo quân sự Nga được cho là đã nghĩ rằng, sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Kiev sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn sâu sắc trong các đơn vị Ukraine chiến đấu ở miền đông và miền nam, dẫn đến một sự đầu hàng rộng rãi. John Spencer, một thiếu tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, hiện đang chủ trì các nghiên cứu về chiến tranh đô thị tại Diễn đàn Chính sách Madison ở New York bình luận: "Họ (Nga) cần tiến vào trung tâm Kiev càng nhanh càng tốt và giương cao lá cờ Nga trên tòa nhà chính phủ. Tại thời điểm đó, bạn sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến". Ông Spencer nói việc chiếm được sân bay là "tối quan trọng" đối với một chiến lược như vậy của Nga. Antonov có đường băng dài, lý tưởng để bay tiếp liệu và chở quân trên các máy bay vận tải hạng nặng. "Bạn cần các sân bay để chuyển lực lượng, đưa xe tăng, kỹ sư, áo giáp cần thiết vào", ông Spencer nói. Không giống như Mỹ trong cuộc tấn công vào Baghdad năm 2003, Nga đã tiến hành cuộc tấn công mặt đất ngay lập tức mà không cần đợi vô hiệu hóa các căn cứ quân sự, cấu trúc chỉ huy và kiểm soát cũng như các địa điểm chiến lược khác từ trên không. Cuộc tấn công đã "không gây ra sốc và sợ hãi". Quyết định đó đã khiến nhiều chuyên gia bối rối. Dmitry Gorenburg, nhà phân tích của CNA, một tổ chức tư vấn ở Arlington, Virginia, bình luận: "Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng Nga sẽ thực hiện các cuộc không kích, tấn công tên lửa chính xác trong vài ngày kiểu như vậy - Nhưng mọi thứ lại nhẹ nhàng hơn. Sau đó họ đã tiến hành một chiến dịch trên mặt đất chứ không phải đợi vài ngày. Tôi không rõ tại sao họ lại vội vàng như vậy", ông Gorenburg nói. Mỹ đánh giá thấp chỉ huy trưởng chiến dịch Ukraine mới được ông Putin bổ nhiệmMỹ đánh giá thấp chỉ huy trưởng chiến dịch Ukraine mới được ông Putin bổ nhiệmNga đã tiêu tốn tương đối nhiều sức mạnh không quân trong cuộc tấn công vào sân bay Antonov. Vào sáng ngày 24/2 - ngày đầu tiên trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine của Nga - máy bay trực thăng tấn công Mi-8 bay thấp của Nga đã xuất hiện trên sân bay và bắt đầu bắn rocket. Những làn khói bốc lên từ sân bay. Những người lính dù Nga đáp xuống bằng trực thăng đã sớm chuyển hướng giao thông dân sự bên ngoài cổng sân bay. Nhìn chung, nỗ lực giành lấy căn cứ không quân Antonov ngay từ đầu cuộc chiến mang ất nhiều ý nghĩa, giúp củng cố thế gọng kìm tiềm năng ở thủ đô Ukraine với các đoàn xe cơ giới của Nga ở gần đó.
Jonathan Eyal, Phó Giám đốc của Royal United Services Institute, một tổ chức tư vấn ở London, cho biết một khi sân bay Antonov được kiểm soát, Nga "có thể bắt đầu đổ thêm nhiều binh sĩ khác và bắt đầu bố trí các trạm kiểm soát ở giữa Kiev". Một ngày sau cuộc tấn công ban đầu vào sân bay Antonov, Thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng Moscow đã triển khai 200 máy bay trực thăng đến kiểm soát sân bay. NÓNG: Thủ lĩnh đội quân Chechnya tung bản đồ 'mật', hé lộ sốc về mục tiêu tấn công tiếp theo ở UkraineNÓNG: Thủ lĩnh đội quân Chechnya tung bản đồ 'mật', hé lộ sốc về mục tiêu tấn công tiếp theo ở UkraineTrên thực tế, các nhà chức trách ở đây cho biết, giao tranh tại sân bay này vẫn tiếp diễn trong nhiều ngày, và các lực lượng Ukraine đã bắn hạ một số máy bay trực thăng Nga, ngay cả khi Moscow điều chuyển hết đợt này đến đợt khác lính dù đến đây. Theo các quan chức Ukraine, Nga ban đầu giành được sân bay, nhưng vẫn vấp phải sự kháng cự, tranh chấp liên tục từ các lực lượng Ukraine. Nga vì thế đã không bao giờ có thể hạ cánh các máy bay vận tải lớn để tiếp viện cho các lực lượng bị bao vây ở đây và các nơi khác trong khu vực KIev. Thay vì tiến về trung tâm thủ đô, lực lượng Nga tại căn cứ không quân đã phải chiến đấu vì sự sống còn của chính họ. Nhiều tuần chiến đấu ác liệt đã biến sân bay thành một bãi đá vụn, ngổn ngang đạn dược, tên lửa, hộp khẩu phần ăn của quân đội Nga, mặt nạ phòng độc, những bộ quân phục bị cháy và rách nát... "Nếu họ thành công ở sân bay Antonov, tôi nghĩ rằng cuộc chiến có thể đã diễn ra rất khác", ông Eyal tuyên bố. Phân tích chiến sự Ukraine: Cuộc tấn công vội vàng làm đổ bể toàn bộ giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine của Nga - Ảnh 3.Sân bay Antonov tan hoang vì giao tranh giữa Nga và Ukraine. Thất bại ở sân bay Antonov được cho là đã làm đổ bể toàn bộ giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine của Nga. Ảnh Maxar Technologies. Cũng theo ông Eyal, việc ông Zelensky và chính phủ Ukraine vẫn nắm quyền cùng với các đoàn xe quân sự Nga - do thiếu nguồn tiếp tế và sự hỗ trợ đã được lên kế hoạch từ sân bay Antonov - bị sa lầy ở các vùng ngoại ô phía Bắc của Ukraine đã đẩy các lực lượng Nga vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan", vô cùng khó khăn, thậm chí bế tắc. Xung đột với Nga khiến Ukraine nghèo đi đáng kể thế nào?Xung đột với Nga khiến Ukraine nghèo đi đáng kể thế nào?"Đó là một bước ngoặt", ông Eyal nói về việc chính quyền Zelensky không sụp đổ như người Nga kỳ vọng. Sau đó, quân đội Ukraine được cho là đã sử dụng hệ thống chống tăng di động Javelin do phương Tây cung cấp và máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để tấn công làm tiêu hao lực lượng cơ giới và đoàn xe quân sự của Nga đang sa lầy ở ngoại ô Kiev. Trong khi đó, Moscow được cho là không rõ tại sao không lường trước được năng lực của các lực lượng Ukraine vốn đã được phương Tây đào tạo và trang bị vũ khí trong những năm gần đây. Tất cả những tính toán sai lầm này cuối cùng khiến cuộc tấn công đa hướng của Nga trong giai đoạn mở màn chiến dịch Ukraine thất bại. "Họ (các lực lượng Nga) đã cố gắng làm quá nhiều. Nếu họ tập trung vào một mục tiêu, như giành lấy Kiev, họ có thể đã làm tốt hơn", ông Dmitry Gorenburg, nhà phân tích của CNA nói.
Chiến cuộc Nga - Ukraina dưới mắt nhìn của một cựu sĩ quan tác chiến VNCH
Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Với kinh nghiệm của một cựu sĩ quan tác chiến cấp đại đội và sĩ quan thành viên trong Ban Tham mưu hành quân cấp Sư đoàn, cùng với một số hiểu biết cơ bản về kỹ thuật hành quân của quân đội Hoa Kỳ hiện nay, tôi có vài nhận xét về cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn, ra dựa vào những sự kiện cụ thể trên thông tin truyền thông:
I- Ghi nhận về lực lượng hành quân của Nga qua thông tin chính thức.
1- Đó là cuộc hành quân rất lớn, cỡ vài chục ngàn quân - trong tổng số một trăm năm mươi ngàn quân tập trung tại biên giới - mà con số chính thức chưa được Nga thông báo.
2- Sự thiệt hại nhân mạng phía Nga: Hãng tin của nhà nước Nga, Ria Novosti, đưa tin Bộ Quốc phòng Nga cập nhật về thương vong của quân đội nước này cho biết 1.351 binh sĩ của họ thiệt mạng và 3.825 người bị thương. Cùng một nguồn tin của Trung tướng Sergei Rudskoy, Thứ trưởng thứ nhất trong Bộ quốc phòng Nga, nhà nước sẽ trợ giúp gia đình các binh sĩ tử vong, trong đó có trả tiền học, cho vay không tiền lời và trợ cấp nhà ở.
3- Đồng thời Nga đã đưa quân từ Chechnya tham chiến. Sự kiện này cho thấy thương vong của quân Nga là đáng kể.
4- Đó là cuộc hành quân bộ chiến, không có không vận như nhảy dù hay trực thăng vận. Cuộc hành quân hoàn toàn dựa vào thiết giáp.
5- Trong cuộc hành quân, mỗi thiết giáp phải chở trên dưới 10 quân nhân (một tiểu đội).
6- Trong đoàn hành quân phải có pháo binh để sẵn sàng bắn vào những hỏa điểm tiên liệu trên đường tiến quân.
7- Phải có đơn vị phòng không cùng với hệ thống phòng vệ chống hỏa tiễn để bảo vệ đoàn quân.
8- Dĩ nhiên lực lượng hành quân còn được yểm trợ bởi những hỏa tiễn tầm xa như Nga đang sử dụng. Chưa kể sẽ có những vũ khí và khí tài tối tân và hữu hiệu khác mà Nga chưa xử dụng, và chúng ta chưa biết—hoặc mới chỉ nghe nói.
10- Theo một tin trên youtube, dựa trên những thông tin kiểm chứng được (visual confirmation) thì cho tới nay lực lượng thiết giáp Nga đã bị tổn thất 1,971 chiếc trong đó có 939 chiếc bị phá hủy (destroyed), 35 chiếc bị hư hại (damaged), 229 chiếc bị bỏ (abandoned) và 688 chiếc bị quân Ukraine bắt (https://www.youtube.com/watch?v=5HJzNEhS4u8). Như vậy, theo nguyên tắc hành quân cơ bản - một thiết giáp chở 10 bộ binh tùng thiết - Nga đã bị loại khỏi vòng chiến gần 20,000 quân.
II- Khả năng và kỹ thuật tác chiến của quân đội Hoa Kỳ.
Khả năng và kỹ thuật tác chiến của quân lực Mỹ hiện tại có mấy điểm chính sau (Không còn là bí mật quân sự.):
1- Triết lý hành quân hiện tại của quân lực Hoa Kỳ là “Cố gắng để không có một quân nhân nào thiệt mạng!” Đây là điều hoàn toàn khác xa nguyên tắc hành quân truyền thống. Theo hành quân truyền thống, ngay khi hoàn tất kế hoạch hành quân, người chỉ huy (tư lệnh) hành quân đã phải tiên liệu con số thiệt hại nhân mạng của đơn vị; bởi vì không cuộc hành quân nào không có thương vong. Con số thương vong tiên liệu này không được ghi trong kế hoạch hành quân, mà nằm trong đầu người tư lệnh. Con số tiên liệu này có thể cao khủng khiếp. [Trong hai tháng rưỡi năm 1972 (từ 28/6 tới 15/9) tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, hai sư đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, dưới sự điều động của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh chiến trường, đã có 7756 thương vong.] Nếu con số thương vong vượt quá xa con số tiên liệu mà chưa chiếm được mục tiêu thì lẽ tự nhiên người tư lệnh hành quân sẽ phải thay đổi kế hoạch, hoặc chấm dứt hành quân. Đó chính là trường hợp Putin đang gặp. Để đạt mục tiêu hạn chế thương vong của từng binh sĩ, quân lực Hoa Kỳ dựa vào hệ thống tình báo kỹ thuật satellite bao vùng trong tất cả vị trí đóng quân.
2- Hệ thống satellite quân sự có thể chụp ảnh một bao thuốc lá trên mặt đất. Nhờ vậy, lực lượng hành quân luôn luôn biết chính xác số lượng và vị trí đóng quân của đối phương trong vùng.
3- Trong phòng thủ, hệ thống satellite giúp bộ chỉ huy luôn luôn kiểm soát và chỉ huy được đơn vị hành quân (command and control). Nhờ vậy, ngày nay, các sĩ quan cấp trung đội, đại đội hay trưởng toán ngoài mặt trận không cần mang theo bản đồ mà hoàn toàn được hướng dẫn từ bộ chỉ huy. Thậm chí ban đêm đơn vị hành quân cũng được canh gác từ xa bởi bộ chỉ huy mà không cần đặt lính gác.
4- Trong hành quân hiện đại của Hoa Kỳ, không có chiến thuật mặt đối mặt kịch chiến (face to face) như trong chiến tranh truyền thống. Sẽ không bao giờ có những bản tin kịch chiến đẫm máu, bởi vì với lực lượng Hoa Kỳ, “địch và ta chưa thấy nhau” thì địch đã bị tiêu diệt. Một cách tóm tắt, chiến tranh hiện đại của quân đội Hoa Kỳ “không khác trong phim Star War”; đó là lời thuật của một sĩ quan tác chiến kinh nghiệm trong quân lực Hoa Kỳ.
III- Nhận định về cuộc hành quân hiện nay của Nga tại Ukraine.
1- Thật đáng ngạc nhiên khi đoàn chiến xa của Nga không triển khai đội hình khi đã tiến vào vùng hành quân, mà vẫn di chuyển hàng dọc cả mấy chục cây số. Đoàn chiến xa này chưa ở đội hình tác chiến đã bị chặn đứng không làm ngạc nhiên những người đã từng ở mặt trận.
2-Thật ngạc nhiên khi Nga không có hệ thống satellite hành quân như của Hoa Kỳ để bảo vệ đoàn quân khiến cho đoàn chiến xa bị chận đánh liên miên từ xa, cũng như gần.
IV-Putin đã có vẻ bỏ mục tiêu ban đầu là chiếm toàn bộ Ukrain.
Quân đội Nga cho biết hiện nay Nga sẽ tập trung nỗ lực chiến tranh chính vào việc "giải phóng hoàn toàn" khu vực Donbas, miền đông Ukraine. Một khi đã lui về khu vực Donbas tức là thực hành cuộc chiến tranh trong thành phố. Như vậy ưu thế vũ khí và khí tài tối tân đã không còn hữu dụng. Người Việt Nam (cả Nam lẫn Bắc) có kinh nghiệm hơn ai hết về tác chiến trong thành phố để thấy rằng, trong cuộc chiến đó, tinh thần chiến đấu của người cầm vũ khí và sự yểm trợ của người dân là quyết định. Vì không có thông tin chính xác về thành phần dân chúng trong khu vực nên không ai có thể quả quyết Nga có đạt được mục tiêu mong muốn hay không.
Trong trường hợp Putin không đạt được mục tiêu thu hẹp này thì ông ta có có chịu mất mặt lui quân, hay điên cuồng dùng hỏa tiễn tầm xa tàn phá các thành phố của Ukraine là câu hỏi không ai có thể trả lời trừ chính ông.