IPEF có giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?
18.06.2022 20:04
Hậu quả của chiến tranh và các vấn đề xã hội, kinh tế và du lịch - đây là những chủ đề chính của các bài báo và phóng sự về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài.
Trang web của Viện Hòa bình Hoa Kỳ viết về các công việc rà tìm và xử lý bom mìn, vật nổ ở Quảng Trị. Đây là tỉnh có tỷ lệ ô nhiễm bom mìn, đặc biệt là bom bi, cao nhất cả nước với 82% trên tổng diện tích đất. Nhờ nỗ lực chung của chính quyền tỉnh và các tổ chức quốc tế, số người chết và bị thương do bom mìn sót lại sau chiến tranh đã giảm từ hàng nghìn người sau khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai kết thúc năm 1975 và khoảng 100 người mỗi năm vào đầu những năm 2000 xuống gần như bằng số 0.Đến trường tốt hơn học ở nhà
The Lancet - một trong những tạp chí khoa học có thẩm quyền nhất trên thế giới - đề cập đến một chủ đề rất thú vị. Tạc giả bài báo viết về tác động tiêu cực của việc Việt Nam đóng cửa trường học thời đại dịch COVID-19. Kết quả là thời gian trẻ em Việt Nam dành cho giáo dục đã giảm 50%, nhiều trẻ em không thể tham gia các lớp học trực tuyến do các vấn đề kỹ thuật, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn lâm vào tình trạng suy giảm dinh dưỡng, các rối loạn tâm lý trong thanh thiếu niên trở nên phổ biến. Tỷ lệ bạo hành gia đình ngày càng gia tăng có liên quan đến mất việc làm, thu nhập thấp hơn, uống nhiều rượu bia và ở nhà lâu hơn, dẫn đến những tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam nhấn mạnh những lợi ích về mặt xã hội và phát triển toàn diện khi trẻ em được trở lại trường học là vượt trội so với những rủi ro đến từ dịch bệnh. Tăng trưởng trong mọi lĩnh vực
Tổng thống Mỹ công bố sáng kiến kinh tế mới - Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). Đương nhiên, sáng kiến này đã gây ra phản ứng từ các ấn phẩm dành cho các vấn đề châu Á. Vietnam Briefing phân tích chi tiết chiến lược này và lưu ý rằng, việc Việt Nam tham gia IPEF phụ thuộc phần lớn vào kết quả của các cuộc thảo luận và triển vọng thực hiện dự án. IPEF chủ yếu tập trung vào 4 trụ cột chính.
Đây là một nền kinh tế công bằng với chính sách thuế hiệu quả và cuộc chiến chống tham nhũng và rửa tiền; nền kinh tế kết nối với các tiêu chuẩn cao của nền kinh tế số, bảo vệ dòng dữ liệu xuyên biên giới, an ninh mạng và an ninh trí tuệ nhân tạo; một nền kinh tế ổn định với các chuỗi cung ứng và các nghĩa vụ hậu cần có khả năng chống chọi với bất kỳ sự gián đoạn và cú sốc nào; một nền kinh tế sạch với các công nghệ xanh để chống lại tác động của biến đổi khí hậu. Ấn phẩm viết rằng, IPEF ở trạng thái hiện tại chưa ổn định, vì nó chưa có những quy định ràng buộc và chưa thiết lập bất kỳ liên kết nào giữa các quốc gia. Tờ The Diplomat phân tích những ưu và nhược điểm của IPEF đối với Việt Nam và nhận xét rằng, sẽ hữu ích cho Hoa Kỳ nếu họ tìm hiểu Việt Nam thực sự muốn gì và nếu họ phát triển hợp tác với nước này, tôn trọng và chấp nhận những khác biệt nhất định, chẳng hạn như các giá trị tư tưởng và chế độ chính trị.
Fibre2Fashion đưa ra dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR): Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới và lớn thứ hai Đông Nam Á (sau Indonesia) vào năm 2036. Nhưng, để có như vậy, nước này cần phải cải thiện mạnh mẽ hiệu quả của việc thực thi chính sách của mình, đặc biệt là trong các lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tự động hóa và biến đổi khí hậu.
Nikkei Asia đưa tin rằng, Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình nghiên cứu để chuẩn bị phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương sớm nhất là trong tháng này. ASEAN Briefing viết về việc Việt Nam sắp có nhà máy sản xuất hydro xanh đầu tiên có thể được sử dụng cả để dự trữ năng lượng và làm nhiên liệu. Tuy nhiên, bất chấp sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo, Việt Nam vẫn tiếp tục dựa vào nhiên liệu hóa thạch và có kế hoạch tăng nhập khẩu than hàng năm lên 123 triệu tấn vào năm 2045. Vietnam Briefing cho biết về một quyết định đã được chờ đợi từ lâu: mức lương tối thiểu sẽ tăng bình quân 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành từ ngày 1/7/2022, cũng như về những khó khăn kinh doanh liên quan đến điều này. Tờ Vietnam Briefing cũng cho biết về quá trình phục hồi ngành vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh ngành vận tải toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn do hậu quả của đại dịch và xung đột Nga-Ukraina.
Lexology đưa tin về việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ. Tờ The Star cho biết, cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam thảo luận và cho ý kiến về chủ trương đầu tư 5 dự án giao thông quan trọng. Channel News Asia cho biết rằng, đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021 phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Yahoo Finance viết về thị trường dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) tại Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng rất mạnh nhờ áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như hàng không vũ trụ và công nghiệp quốc phòng, chăm sóc sức khỏe, truyền thông và giải trí, cũng như sự hiện diện của nhiều nhà cung cấp công nghệ trên thị trường này và việc mở rộng các trung tâm dữ liệu của “các ông lớn” công nghệ. Prensa Latina ca ngợi litchi fruit - quả vải của Việt Nam không chỉ ngon, ngọt mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao và dự đoán nó sẽ chinh phục cả thế giới.Kênh tiếng Nga Krasnaya Vesna, cũng như nhiều ấn phẩm khác của Nga, thu hút sự chú ý đến cuộc gặp tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg giữa người đứng đầu Yakutia ông Aisen Nikolaev và Đại sứ Việt Nam tại LB Nga ông Đặng Minh Khôi. Hai bên đã trao đổi về hợp tác trong lĩnh vực du lịch, cụ thể là việc tổ chức các chuyến charter bay thẳng trong mùa du lịch cao điểm. Yakutia sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam than đá, kim loại, đá quý và bán quý, các sản phẩm thân thiện với môi trường từ thực vật hoang dã.
Ấn phẩm Nga Konkurent cho biết về triển vọng to lớn của tuyến vận tải container trực tiếp FESCO VIETNAM DIRECT LINE (FVDL), kết nối các cảng Việt Nam với cảng biển thương mại Vladivostok. Thời gian và chi phí giao hàng giảm đáng kể sẽ giúp hàng hóa đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Cuộc họp của chuyên gia FESCO với khách hàng và đối tác tại Vladivostok - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022FESCO mở ra cơ hội mới cho thương mại giữa Việt Nam và Nga
VN sợ mích lòng làm Trung Quốc bị đe dọa mất danh hiệu công xưởng thế giới vào tay Việt Nam
Trung Quốc đang lo sợ mất đi danh hiệu “công xưởng thế giới” vào tay Việt Nam trong bối cảnh áp lực tăng lên từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Covid-19 cho tới xung đột Nga – Ukraina.
Giới học giả Trung Quốc tranh cãi gì về nguy cơ bị Việt Nam đe dọa đoạt mất danh hiệu và vị thế “công xưởng thế giới”?
Tranh cãi việc Việt Nam đe dọa vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc
Các cuộc tranh luận bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc có thể bị đe dọa bởi Việt Nam, nền kinh tế mở đang vươn lên mạnh mẽ, chưa bao giờ ngừng lại.
Xung quanh chuyện Việt Nam có thể chiếm vị trí công xưởng thế giới của Trung Quốc, tồn tại rất nhiều luồng ý kiến tranh cãi bên trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đặc biệt là kể từ khi Bộ Công Thương Việt Nam báo cáo giá trị xuất khẩu trong quý đầu tiên của năm 2022 đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Thời báo Bưu điện Nam hoa Buổi sáng (South China Morning Post – SCMP), Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm và xôn xao về mức tăng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.
South China Morning Post ngày 24/6 đăng tải bài viết với tựa đề “Vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc bị Việt Nam đe dọa nhưng không có gì cần phải lo lắng”, trong đó, chỉ rõ cuộc tranh cãi đang dấy lên ở đất nước tỷ dân về những bước tiến đáng kinh ngạc của nền kinh tế Việt Nam cũng như chuyện liệu vị trí công xưởng số 1 thế giới của Trung Quốc có bị đạp đổ hay lung lay.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã quy đổi giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong quý đầu năm nay (mức 88,58 tỷ USD) sang đồng Nhân dân tệ (564,8 tỷ NDT) vượt qua giá trị xuất khẩu từ cảng chính của Trung Quốc ở Thâm Quyến (407,6 tỷ NDT) trong 3 tháng đầu năm 2022.
Bưu điện Nam hoa Buổi sáng cũng cho rằng, hiện nay, ở Trung Quốc đang lo lắng mất đi danh hiệu “công xưởng thế giới” giữa bối cảnh các áp lực từ bên ngoài tăng lên, tất cả tính chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Covid-19 và xung đột ở Ukraina. Giới nghiên cứu Trung Quốc lưu ý, các xung đột địa chính trị này đang buộc các nước đánh giá lại nguy cơ phát sinh từ việc chuỗi sản xuất quá phụ thuộc hay tập trung tại một vài địa điểm nhất định, trong đó, cần tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh.
Cụ thể, theo SCMP, riêng về nỗi lo cũng như nguy cơ Trung Quốc bị mất vị thế “công xưởng thế giới” xuất hiện trong bối cảnh môi trường trong nước ngày càng trở nên phức tạp hơn do các cuộc xung đột địa chính trị, ví dụ như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung dịch bệnh hay xung đột ở Ukraina, đã khiến nhiều quốc gia phải đánh giá lại mức độ rủi ro đến từ sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.
“Chỉ là chuỗi giá trị thấp”?
Như đã đề cập, sự lo lắng tại Trung Quốc đã tăng thêm sau thông tin về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong quý 1/2022.
Tuy thừa nhận rằng, khó mà tránh được việc các ngành công nghiệp, xu hướng chuyển dịch sản xuất của các công ty đa quốc gia đang “rời bỏ” Trung Quốc và đổ về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để tranh thủ tận dụng lợi thế chi phí thấp, nhiều chuyên gia Trung Quốc cũng đánh giá, thực tế, chưa cần lo lắng.
SCMP tham chiếu ý kiến phân tích của giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng, các ngành công nghiệp sản xuất của thế giới “chắc chắn sẽ tụ hội ở Đông Nam Á” tuy nhiên, chuỗi công nghiệp được nâng cấp của Trung Quốc sẽ vẫn duy trì được sức sống trong khu vực và xa hơn nữa.
“Thực tế, không có gì phải lo lắng về ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc, bởi những ngành công nghiệp rời bỏ Đại Lục chỉ có chuỗi giá trị thấp”, - Giáo sư Yao Yang, chuyên gia kinh tế đến từ Viện Phát triển Quốc gia thuộc ĐH Peking, nói thẳng.
Ông Yao tin rằng, bất chấp những quan ngại về khả năng sản xuất ngày càng tăng của Việt Nam, Trung Quốc vẫn sẽ giữ được danh hiệu “công xưởng của thế giới” “trong ít nhất là 30 năm nữa”.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, việc chuyển dịch sản xuất sang khu vực Đông Nam Á các sản phẩm thuộc chuỗi giá trị thấp cho phép người tiêu dùng Trung Quốc hưởng lợi từ hàng hóa giá rẻ, trong khi các ngành công nghiệp nội địa (kể cả ngành phụ trợ) đều được giải phóng, tận dụng khả năng để nâng cấp.
Ngoài ra, Giáo sư Yao cho rằng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng là điều không có gì bất ngờ, cũng không đáng lo ngại, đối với các nhà sản xuất ở Quảng Đông bởi hoạt động chuyển sản xuất ra nước ngoài đã diễn ra trong vài năm.
“Công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gắn bó mật thiết với vùng châu thổ Đồng bằng sông Châu Giang và chuỗi cung ứng và sản xuất công nghiệp của chúng ta, do đó, xuất khẩu của Trung Quốc cũng được hưởng lợi”, - ông Peng Peng, Chủ nhiệm Hội Cải cách Quảng Đông (đây là một tổ chức phân tích, tư vấn liên kết chặt với chính quyền địa phương).
Ông Peng cũng nêu quan điểm cho rằng, việc so sánh cả đất nước Việt Nam với Thâm Quyến (một thành phố của Trung Quốc) là có phần khập khiễng và không cân xứng.
Thực tế, GDP của Việt Nam chưa bằng 1/5 so với Quảng Đông, tính vào thời điểm cuối năm 2021, trong khi dân số Việt Nam bằng 78% dân số của Quảng Đông.
Chuyên gia này cho rằng, một khi xuất khẩu của Việt Nam được đóng góp bởi các ngành công nghiệp của Trung Quốc, thì về bản chất, chẳng qua đây cũng chỉ là một cách để tránh tranh chấp trong thương mại.
“Việt Nam là một quốc gia với dân số gần bằng với Quảng Đông, thế nên, nếu đem so sánh với một thành phố như Thâm Quyến với nền xuất khẩu của cả một đất nước thì không hợp lý hay cân xứng”, - ông Peng Peng nói.
Việt Nam là điểm thu hút chuỗi sản xuất tận dụng chi phí nhân công rẻ
Giáo sư kinh tế, đồng thời cũng là cựu Phó Thị trưởng Thâm Quyến Tang Jie cũng cho rằng, các ngành công nghiệp sẽ chuyển dịch tới khu vực Đông Nam Á khi khoảng trống phát triển kinh tế giữa Trung Quốc và các nước láng giềng được mở rộng.
Chuyên gia chỉ rõ, thu nhập trung bình ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/10 của Trung Quốc, bởi vậy sự chuyển dịch này là không tránh khỏi, cũng giống như các ngành công nghiệp khổng lồ vào Trung Quốc trong giai đoạn cải cách kinh tế nhiều năm trước.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ cũng sẽ trở thành những điểm đến thu hút do nhân công giá rẻ sẵn có bên ngoài Trung Quốc.
“Trung Quốc đúng là phải thận trọng về khả năng xuất khẩu Việt Nam vượt qua Thâm Quyến, nhưng vấn đề thực sự mà chúng ta cần phải nghĩ đến và giải quyết là việc nâng cấp ngành công nghiệp sản xuất trong nước”, - ông Tang Jie lưu ý.
Cựu Phó thị trưởng Thâm Quyến, không thể chỉ nài nỉ các công ty nước ngoài “đừng rời đi”, mà thay vào đó cần phải tạo nên một môi trường tốt hơn để thu hút và buộc họ ở lại.
Bên cạnh đó, khi quá trình tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu đang được đẩy mạnh, lợi thế của Trung Quốc giờ chính là tiềm năng từ thị trường lớn, sự đổi mới đang tăng dần và tính hiệu quả chung của nền kinh tế mà nhờ đó thu hút được các công ty đa quốc gia.
Tính riêng ba tháng đầu năm 2022, Mỹ là đối tác lớn nhất nhập về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo đó là đến Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Trong tháng 3, xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 45,5% so với tháng trước đó và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên con số kỷ lục 34,06 tỷ USD, hơn 10 tỷ USD nếu so với Thâm Quyến nhưng chỉ bằng 60% xuất khẩu của Quảng Đông (với giá trị đạt 57,7 tỷ USD).
Ngoài ra, giá trị gia tăng trong sản xuất của Trung Quốc tăng từ 16,98 nghìn tỷ NDT (2,5 nghìn tỷ USD) trong năm 2012 lên 31,4 nghìn tỷ trong năm 2021, theo SCMP dẫn thông tin từ Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Tân Quốc Bân (Xin Guobin) đưa ra hồi đầu tháng này.
Bên cạnh đó, xét trên phạm vi toàn cầu, giá trị gia tăng sản xuất của Trung Quốc cũng tăng từ 22,5% lên gần 30%, gần bằng với Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại.
“Lợi thế về chi phí hiệu quả, chuyển đổi số và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ngày càng trở nên lớn hơn,” - báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc nhận định.
TS Jonathan London: 'VN sẽ mạnh hơn nếu có không gian cho mọi người lên tiếng'
Một cuốn sách tổng quan về Việt Nam đương đại bao gồm gần 40 bài viết của các học giả quốc tế sắp được xuất bản bằng tiếng Anh trong tháng Bảy tới.
Là một nguồn tài liệu tổng hợp khám phá các khía cạnh xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa của Việt Nam, cuốn Routledge Handbook of Contemporary Vietnam (Sổ tay Việt Nam đương đại) hứa hẹn mang đến rất nhiều kiến thức và góc nhìn về Việt Nam cho người đọc.
Chủ biên cuốn sách là TS Jonathan London, một nhà nghiên cứu về Việt Nam hiện làm việc tại Đại học Leiden, Hà Lan.
Trong một lần đến thăm BBC hồi đầu tháng Sáu, ông chia sẻ - bằng tiếng Việt thuần thục - một số ý kiến và quan sát về Đảng Cộng sản Việt Nam và tương lai chính trị của Việt Nam sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu để biên tập cuốn sách.
Những bước phát triển 'nâng cao tính chính danh của Đảng CSVN'
TS Jonathan London khẳng định những bước phát triển của Việt Nam trong các thập niên vừa qua đã góp một phần vào việc nâng cao tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
"Dù không đồng ý hay không chấp nhận những con số nói rằng tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam là dưới 5%, hay những ý kiến nói tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 5%, nhưng mọi người đều biết là Việt Nam đã có một quá trình phát triển kinh tế cho phép người dân có mức sống cao hơn, thu nhập cao hơn trước rất nhiều," ông London nói.
"Đấy là điều không thể tranh cãi. Rõ ràng là ĐCSVN đã đóng vai trò trung tâm và quan trọng trong quá trình Việt Nam chuyển từ một nền kinh tế bao cấp sang một nền kinh tế có tính thị trường hơn."
"Dù còn những điều bất bình, chẳng hạn những quyền đã được ghi rõ trong hiến pháp Việt Nam qua nhiều năm chưa được tôn trọng một cách đầy đủ, có những mặt mà ĐCSVN đã làm được và khá là tốt để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam."
Vị giáo sư hiện đang làm việc tại Đại học Leiden Hà Lan cũng nói về sự khác biệt trong lãnh đạo giữa các nước dân chủ và các thể chế độc đảng.
"Tôi có quan điểm hơi lạ một chút, là bất cứ nước nào trên thế giới cũng đều do một nhóm mafia cầm quyền."
"Trong các nước dân chủ, nó khác ở chỗ, người dân thường có thể bỏ phiếu để quyết định ai sẽ cầm quyền."
"Các nước có hệ thống chính trị một đảng thì người dân không có sự lựa chọn đó. Và vẫn chỉ một nhóm rất nhỏ có thể kiểm soát và điều tiết nền kinh tế."
"Ở Việt Nam, chúng ta thấy những thế mạnh cũng như điểm yếu của một đảng chính trị luôn quyết liệt khẳng định là mình sẽ luôn luôn cầm quyền ở Việt Nam."
"Cái mà tôi lo không phải là ở Việt Nam có đủ người tài giỏi hay không, vấn đề là những người ở cấp cao nhất của Đảng CS Việt Nam hiện nay có sẵn sàng để nghe, để cởi mở để tìm cách đưa đất nước Việt Nam theo con đường hứa hẹn nhất?" TS London đặt câu hỏi.
Chiến dịch chống tham nhũng thực sự có mục đích gì?
Tham nhũng là một vấn đề lớn ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Nạn tham nhũng rộng rãi dẫn đến sự lãng phí của cải của đất nước, mất minh bạch, điều không tốt cho sự phát triển của Việt Nam, GS Jonathan London bình luận.
"Vì thế nhiều người với các quan điểm khác nhau đều đồng ý là Việt Nam cần chống tham nhũng một cách mạnh nhất và hiệu quả nhất có thể. Trong chính trị nội bộ Việt Nam, chống tham nhũng có một vai trò rất quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tính chính danh của Đảng mà còn ảnh hưởng đến tính hiệu quả của Đảng."
"Một câu hỏi rất hay đó là: chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam có mục đích thực sự là gì? Đó là mục đích chống tham nhũng, hay có mục đích 'đa chức năng'?"
"Một mặt chiến dịch này chống lại tham nhũng, đặc biệt là với một số người, và mặt khác, một nhóm có thể nâng cao vị thế của họ trong sự cạnh tranh chính trị nội bộ trong Đảng."
Việt Nam sẽ 'mạnh hơn nhiều nếu có không gian cho mọi người'
Trả lời câu hỏi khả năng Việt Nam cho phép đa đảng mặc dù Đảng vẫn thống trị là có hay không, TS Jonathan London đáp:
"Cũng như nhiều người, tôi đã nghĩ về tương lai của chính trị Việt Nam từ lâu nay. Điều đầu tiên phải chấp nhận là không ai có thể biết trước được."
"Tôi nghĩ là Việt Nam đã là một xã hội đa nguyên rồi. Tôi biết là nói như vậy thì có thể được xem là gây tranh cãi. Nhiều người có quan điểm là Việt Nam là một xã hội một đảng, một quan điểm. Tôi chưa đồng ý [với quan điểm này]."
"Tôi mời các bạn Việt Nam cùng tìm hiểu xem ngay cả trong ĐCSVN có một sự đa dạng nhất định đối với các quan điểm của đảng viên. Có một vấn đề là trong một tổ chức chính trị như vậy, đảng viên có thể có quan điểm nhưng mà không dám nói ra, vì [nếu nói ra] mình sẽ bị trừng phạt. Đó là một thực tế mình xin khẳng định."
"Câu hỏi trong tương lai Việt Nam nên đi về đâu, đó chính là việc cho người dân Việt Nam. Điều mà tôi hy vọng được thấy ở Việt Nam trong các thập niên tới, là sẽ có một không gian cho các bộ phận, các tầng lớp xã hội đều được tham gia."
"Tôi nghĩ là sức mạnh của một đất nước có nền chính trị đa nguyên hơn so với Việt Nam hiện nay là sẽ có nhiều tiếng nói khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau. Còn việc chỉ có một quan điểm hẹp thì có nhiều nguy cơ."
"Tôi hy vọng trong một tương lai gần, Việt Nam có những bước tiến tới một xã hội cởi mở hơn, và đa nguyên hơn dù là một đảng hay đa đảng. Tôi chỉ tin rằng Việt Nam sẽ mạnh hơn rất nhiều nếu có một xã hội có không gian cho mọi bộ phận, mọi tầng lớp trong xã hội tham gia, chia sẻ, lên tiếng, và như thế thì Việt Nam mới có thể đạt được tiềm năng của mình," TS Jonathan London bình luận.
*Quý vị đón theo dõi video phỏng vấn GS Jonathan London về cuốn Sổ tay Việt Nam Đương đại, dự kiến phát hành vào tháng 7/2022.
Ngoài ra, vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khu vực ngày càng trở nên quan trọng hơn, bởi đây là đối tác thương mại lớn của phần lớn các nước châu Á.
Đầu tư vào Trung Quốc cũng có nghĩa là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với toàn châu Á, và một không gian lớn hơn để tăng trưởng, theo Bộ Thương mại nước này.
Chiến lược Trung Quốc + 1
Như Sputnik đã thông tin, chiến lược Trung Quốc + 1 và xu hướng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc đã xuất hiện trước đây và gia tăng mạnh mẽ hơn kể từ khi Covid-19 bùng phát.
Trong xu hướng này, Việt Nam đã được hưởng lợi và cơ hội đang ngày càng rộng mở hơn bao giờ hết, khi Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách “Zero Covid” quá hà khắc. Theo chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) Yan Liu, xu hướng “Trung Quốc + 1” và dịch chuyển sản xuất gần hơn với thị trường cuối cùng đang thúc đẩy sự phân bổ lại đầu tư ra khỏi Trung Quốc.
Theo bà Yan, với chiến lược Trung Quốc + 1, các doanh nghiệp sẽ mở rộng hoạt động ở các nước đang phát triển khác như Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Philippines, Việt Nam, Malaysia.
Báo cáo mới nhất từ Ngân hàng UOB của Singapore cho thấy, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đã khởi sắc trở lại, điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đối với quốc gia này không hề sụt giảm. Báo cáo tăng trưởng kinh tế và dự báo quý kế tiếp cho các thị trường của UOB cho thấy, một trong những lạc quan của kinh tế Việt Nam là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào quốc gia này đã phần nào tăng trở lại trong tháng 5/2022.
Ngoài ra, số liệu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong tháng 5, trái ngược với đà sụt giảm của vốn đăng ký mới, vốn điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là trụ đỡ trong thu hút FDI những tháng đầu khi cả hai nguồn vốn này vẫn tăng mạnh Trong đó, vốn đăng ký mới giảm 53,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%, giúp cho vốn FDI đăng ký 5 tháng đầu năm 2022 chỉ giảm 16,3% so với cùng kỳ, xuống 11,71 tỷ USD. Đặc biệt, số vốn FDI đăng ký tăng mạnh vào năm 2021 ở mức 31,15 tỷ USD cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức sụt giảm của năm nay.
Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2022, chiếm 19,4% số dự án mới, 33,9% số lượt điều chỉnh và 36,7% số lượt góp vốn mua cổ phần.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu trong báo cáo gửi Chính phủ cho thấy, dòng vốn đầu tư mới vào Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong quý I/2022, khi Trung Quốc áp dụng chính sách “Zero Covid” và tâm lý kinh doanh của nhà đầu tư thận trọng hơn. Trong quý I/2022, chỉ có 55 dự án FDI vào Trung Quốc được ghi nhận, giảm 50,5% so với cùng kỳ năm trước.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh ấy, nếu biết tận dụng cơ hội, Việt Nam sẽ thu hút được một lượng lớn hơn vốn đầu tư. Ông Peter Kusek, chuyên gia của WB khuyến nghị, Việt Nam có thể tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh đầu tư thông qua các cải cách chính sách đầu tư.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, 4% là mức tăng vốn đầu tư mà Việt Nam có thể nhận được, khi các tập đoàn đa quốc gia tái phân bổ vốn đầu tư trong vài năm tới.
MATXCƠVA (Sputnik) - Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, Lực lượng vũ trang Nga đã triệt hạ 213 máy bay, 1.334 UAV, 3.769 xe bọc thép và 659 tổ hợp tên lửa phóng loạt của Lực lượng vũ trang Ukraina. Đó là tuyên bố do đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng LB Nga, Trung tướng Igor Konashenkov nêu ra hôm thứ Sáu.
Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga tiêu diệt 200 lính đánh thuê và 100 chiến binh dân tộc chủ nghĩa
Trong ngày qua, bằng đòn tấn công chính xác, Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga đã tiêu diệt 200 lính đánh thuê người nước ngoài và 100 chiến binh dân tộc chủ nghĩa, - bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Sáu.
Lực lượng Nga phá huỷ thiết bị quân sự Ukraina ở 367 khu vực
Như Bộ Quốc phòng Nga thông báo hôm thứ Sáu, các chiến sĩ Nga đã tấn công tiêu hao binh lực và thiết bị quân sự của lực lượng vũ trang Ukraina tại 367 khu vực trong một ngày.
Cơ số nhóm công lực Ukraina bị bao vây ở Gorsky và Zolotoy còn chưa đầy 40%
Cơ số quân Ukraina bị Lực lượng vũ trang Nga bao vây ở khu vực Gorsky và Zolotoy đã bị tiêu hao nặng, tổng cộng chỉ còn dưới 40% và nguồn cung ứng đã bị cắt đứt hoàn toàn.
Hơn 620 chiến binh dân tộc chủ nghĩa Ukraina đã bị trừng trị
«Chỉ trong một ngày, hơn 620 chiến binh dân tộc chủ nghĩa, 19 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, cũng như 17 xe đặc chủng, đã bị phá hủy do kết quả các cuộc không kích, pháo kích mà lực lượng hàng không, tên lửa và pháo binh Nga tiến hành», - Trung tướng Konashenkov thông báo.
Ý kiến chuyên gia Trung Quốc về khả năng Nhật Bản và Australia gia nhập NATO
MATXCƠVA (Sputnik) – Việc các nước châu Á gia nhập NATO là khả năng khó xảy ra, bởi có thể khoét sâu thêm sự chia rẽ trong liên minh, các chuyên gia Trung Quốc tuyên bố với The Global Times.
Cuối tháng 6, tại Madrid sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh của khối Bắc Đại Tây Dương, và lần đầu tiên lãnh đạo của các nước châu Á như Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc được mời tham dự sự kiện này.
Như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, tại hội nghị thượng đỉnh sẽ xem xét những vấn đề gắn với tình hình gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong chương trình nghị sự quốc tế. Mục này cũng sẽ được đưa vào khái niệm chiến lược mới của khối liên minh.
Trong tương quan đó, các nhà phân tích Trung Quốc nêu câu hỏi – khả năng các nước được mời gia nhập NATO là hiện thực đến đâu, và họ đi đến kết luận rằng hiện nay đây là dự án khó khả thi.
Thứ nhất, khối không tiếp nhận những nước vướng mắc vấn đề lãnh thổ chưa giải quyết xong. Như vậy, Nhật Bản rớt ra ngoài vòng xét tuyển.
Thứ hai, việc mở rộng NATO sang châu Á có thể khơi lên sự phản kháng từ Chính phủ một số nước thành viên liên minh.
Tình hình ở Ukraina đã buộc người châu Âu và người Mỹ phải nhận lấy những hậu quả tiêu cực từ cuộc chiến kinh tế với Nga, khiến tốn phí sinh hoạt tăng mạnh, - chuyên gia Vương Nghĩa Vĩ, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét.
Ngoài ra, một số thành viên NATO không muốn làm hỏng mối quan hệ của nước họ với Trung Quốc.