Kết quả cuộc bỏ phiếu về nghị quyết công nhận Nga phải bồi thường thiệt hại cho Ukraine tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 14/11 (Ảnh: Reuters).
Theo hãng tin RT (Nga), nghị quyết được 94 quốc gia ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên hợp quốc gồm 193 thành viên hôm 14/11. 73 quốc gia khác bỏ phiếu trắng, trong khi 14 quốc gia bỏ phiếu chống.
"Một cơ chế quốc tế nhằm bồi thường thiệt hại, mất mát hoặc thương tích phát sinh từ các hành động của Nga ở Ukraine cần phải được thiết lập", nghị quyết nêu rõ.
Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia đã lên tiếng về nghị quyết, gọi đây là một tài liệu không quan trọng về mặt pháp lý.
"Đồng thời, các tác giả của nghị quyết không nhận ra rằng việc thông qua một nghị quyết như vậy sẽ kéo theo những hậu quả có thể tác động ngược lại họ", ông Nebenzia cảnh báo.
Theo nhà ngoại giao Nga, nghị quyết nhằm hợp pháp hóa việc tịch thu tài sản của Nga bị các nước phương Tây đóng băng.
Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới gây sức ép "buộc Nga tham gia các cuộc đàm phán hòa bình thực sự", trước khi đưa ra danh sách các điều kiện gồm "khôi phục toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, bồi thường mọi thiệt hại do chiến tranh gây ra, trừng phạt mọi tội phạm chiến tranh và đảm bảo chiến tranh sẽ không tái diễn".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleh Nikolenko ngày 14/11 cho biết điều kiện hòa bình cho Ukraine vẫn không thay đổi, gồm ngừng chiến tranh ngay lập tức, rút toàn bộ quân đội Nga, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, bồi thường thiệt hại và đưa ra các đảm bảo hiệu quả về việc không lặp lại hành động xâm chiếm.
Hồi tháng 9, Bộ trưởng Tư pháp Ukraine Denis Malyuska cho biết, nước này sẽ yêu cầu Nga bồi thường ít nhất 300 tỷ USD vì Moscow mở chiến dịch quân sự tại nước láng giềng từ ngày 24/2 tới nay.
Theo hãng tin Đức DPA, thiệt hại của Ukraine trong cuộc chiến dường như cao hơn nhiều. Tuy nhiên, con số 300 tỷ USD tương đương với số tài sản quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga hiện bị đóng băng theo lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo hãng tin Đức DPA, thiệt hại của Ukraine trong cuộc chiến dường như cao hơn nhiều. Tuy nhiên, con số 300 tỷ USD tương đương với số tài sản quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga hiện bị đóng băng theo lệnh trừng phạt của phương Tây.
Cuối tháng 6, Giám đốc Ngân hàng Đầu tư Châu Âu Werner Hoyer cho biết, Ukraine có thể cần tới 1 nghìn tỷ EUR (1,1 nghìn tỷ USD) viện trợ từ bên ngoài để khắc phục những thiệt hại của cuộc chiến.
Theo báo cáo hồi tháng 9 của Ngân hàng Thế giới (WB), chiến dịch quân sự của Nga đã gây ra thiệt hại trực tiếp trị giá 97 tỷ USD cho Ukraine. Tuy nhiên, WB ước tính, với số liệu đến ngày 1/6, Ukraine sẽ cần gần 350 tỷ USD để tái thiết lại đất nước, con số gấp 1,6 lần GDP của quốc gia Đông Âu trong năm 2021. WB cho biết, Ukraine đã thiệt hại 252 tỷ USD do gián đoạn dòng chảy kinh tế và sản xuất, cũng như các chi phí liên quan đến chiến sự.
Theo RT
Nga nêu lý do Tổng thống Putin không dự hội nghị G20 Minh Phương Thứ hai, 14/11/2022 - 22:25
(Dân trí) - Tình hình hiện nay đòi hỏi Tổng thống Nga Vladimir Putin phải ở trong nước, do vậy, ông quyết định không đến Indonesia dự thượng đỉnh G20, Điện Kremlin cho hay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AFP).
Tổng thống (Vladimir Putin), tình hình hiện nay cho thấy cần ưu tiên ở lại Nga. Vì lý do đó, Tổng thống quyết định cử Ngoại trưởng tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay", hãng thông tấn TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 14/11.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã dẫn đầu phái đoàn Nga tới Bali để dự thượng đỉnh G20.
Ông Peskov nhấn mạnh, nếu muốn, các lãnh đạo G20 có thể tiến hành các cuộc hội đàm với phía Nga. "Nga vẫn cử quan chức cấp cao đại diện tại sự kiện này. Ngoại trưởng Lavrov cũng đã trao đổi với nhiều quan chức tham gia sự kiện. Số còn lại sẽ có cơ hội liên lạc cấp cao với Nga nếu mong muốn", ông Peskov nói.
Ông cho biết thêm, trước đó, Tổng thống Putin đã có cuộc trao đổi sâu với lãnh đạo Indonesia, quốc gia hiện là chủ tịch G20. "Ngoại trưởng Lavrov đã chuyển đến lãnh đạo Indonesia những lời chúc tốt đẹp nhất và lời cảm ơn của Tổng thống vì cuộc đối thoại mang tính xây dựng trước thềm hội nghị thượng đỉnh", ông Peskov cho hay.
Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra tại Bali từ ngày 15-16/11. Bên lề hội nghị, hôm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi ông Biden trở thành người đứng đầu chính phủ Mỹ. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận hàng loạt vấn đề quan trọng và thể hiện mong muốn kiểm soát bất đồng nhằm tránh leo thang thành xung đột giữa hai nước.